Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,
góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho NLĐ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Do đó, công tác tổ chức
thực hiện Luật BHXH là vô cùng quan trọng và thiết để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của NLĐ, đưa Luật BHXH vào đởi sống của người dân.
Tuy nhiên, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH ở các đơn vị, DN, đặc
biệt là DN ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn, số lượng NLĐ tham gia
BHXH bắt buộc chưa tương xứng với số lượng lao động thuộc diện tham gia
BHXH của DN. Điều này đã làm mất đi quyền và lợi ích hợp pháp của một số
lượng khá lớn NLĐ đang làm việc tại các DN ngoài quốc doanh. Chính vì thế, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về “Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020”. Từ
đó, làm tiền đề cho công cuộc đẩy mạnh các hoạt động BHXH trong toàn nền kinh
tế, góp phần rất lớn cho việc ra đời của Luật BHXH sửa đổi năm 2014, với nhiều
điểm mới, nâng cao giá trị của các chính sách BHXH, quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên liên quan, đồng thời giúp cho công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH
trên toàn quốc nói chung, địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng được thuận lợi và hiệu
quả hơn.
Trên cơ sở các chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, cơ quan BHXH tỉnh
Phú Yên đã tổ chức được nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về BHXH, các chính sách BHXH, quyền và lợi ích của NLĐ trong việc tham
gia BHXH; đồng thời, cơ quan BHXH tỉnh cũng đã phối hợp với các sở, ban, ngành
đoàn thể để thực hiện các chương trình tuyên truyền chuyên sâu theo từng đối tượng
NLĐ, người SDLĐ. Nhờ đó, giúp cho NLĐ cũng như người SDLĐ nắm rõ các
quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHXH, góp phần gia tăng đối
tượng tham gia BHXH qua các năm.
Song song với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH là các
hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của cơ quan BHXH và các đợt thanh tra,87
kiểm tra liên ngành với sự phối hợp giữa cơ quan BHXH và các sở, ngành có liên
quan. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp cho cơ quan chỉnh đốn được những sai
phạm của các DN, như không đóng đầy đủ số tiền tham gia BHXH, không tham gia
BHXH đầy đủ cho các lao động trong DN, cũng như trốn đóng BHXH.
Thông qua nhiều hoạt động tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật về
BHXH, ngành BHXH tỉnh Phú Yên đã đạt được những kết quả tích cực, từ công tác
xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật BHXH, cũng như công tác phối hợp thực hiện giữa cơ quan BHXH tỉnh
với các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh. Nhờ đó mà kết quả phát triển đối tượng lao
động tham gia BHXH bắt buộc của tỉnh Phú Yên tăng đều qua các năm, với năm
2013 là 47.152 người, năm 2014 là 48.200 người, năm 2015 là 49.280 người, và
năm 2016 là 53.225 người. Đồng thời, cơ quan BHXH tỉnh cũng thực hiện tốt các
chế độ dành cho người lao động, như năm 2016 giải quyết chế độ BHXH dài hạn
cho 895 lao động, trợ cấp BHTN cho 3.161 lao động, trợ cấp BHXH một lần cho
3.921 lao động, trợ cấp ốm đau cho 7.422 lao động, trợ cấp thai sản cho 4.057 lao
động, và trợ cấp nghỉ dưỡng sức – phục hồi sức khỏe cho 1.795 lao động.
Từ những kết quả đạt được và đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện Luật
BHXH, nghiên cứu này xác định được phương hướng, mục tiêu tổ chức thực hiện
Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên, và đưa ra các giải pháp bảo đảm tổ chức
thực hiện Luật BHXH, cụ thể là (i) giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về
BHXH, (ii) kiện toàn, nâng cao năng lực của các chủ thể bắt buộc trong tổ chức
thực hiện Luật BHXH, (iii) tăng cường phổ biến, giáo dục về Luật BHXH, (iv) tăng
cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật BHXH, (v) cải cách thủ tục
hành chính, và (vi) đổi mới phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ.
102 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức thực hiện luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười và giảm so với kết quả thực hiện
năm 2015 là 206 người, tương ứng với tỳ lệ giảm là 12,51%, so với kết quả thực
hiện năm 2014 thì kết quả thực hiện năm 2016 cũng giảm 96 người, tương ứng với
tỷ lệ giảm là 4.61%. Kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH năm 2016 giảm
so với các năm trước là do các đối tượng hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn được chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc, và việc phát triển đối
tượng mới tham gia BHXH tự nguyện không đủ bù đắp cho số đối tượng chuyển
sang tham gia BHXH bắt buộc.
63
Hình 2.3: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện 2014 – 2016
Nguồn: tổng hợp báo cáo BHXH năm 2014, 2015, 2016 [4] [7] [11]
Loại hình BHTN: so với các năm 2014 và 2015 thì kết quả thực hiện năm
2016 thể hiện sự phát triển rõ rệt, cụ thể là năm 2016 với tổng số đối tượng lao động
tham gia BHTN là 44.691 người, cao hơn so với thực hiện năm 2015 là 2.505
người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,94%, còn so với năm 2014 thì số lượng tăng
của năm 2016 là 5.568 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,23%. Kết quả thực hiện
năm 2015 chỉ bằng 97,1% so với kế hoạch, còn năm 2014 và 2016 thì hoàn thành kế
hoạch đề ra, tương ứng là 101,5% và 100,1%.
64
Hình 2.4: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BH thất nghiệp 2014 – 2016
Nguồn: tổng hợp báo cáo BHXH năm 2014, 2015, 2016 [4] [7] [11]
Hoạt động thu BHXH
Tương tự như công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, công tác thu
BHXH cũng đạt được sự tăng trưởng tốt qua các năm, cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Kết quả thu BHXH 2014 - 2016
Loại hình bảo
hiểm
(ĐVT: Tr đồng)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
BHXH bắt buộc 541,179 559,579 573,319 575,039 630,787 631,418
BHXH tự nguyện 6,381 7,159 8,107 7,734 12,815 8,727
BH thất nghiệp 48,987 50,114 38,217 37,185 40,951 41,442
Nguồn: tổng hợp báo cáo BHXH năm 2014, 2015, 2016 [4] [7] [11]
Loại hình BHXH bắt buộc, tổng thu năm 2016 đạt 631.418 triệu đồng , tăng
so với kế hoạch là 631 triệu đồng, còn so với thực hiện năm 2015 thì năm 2016 tăng
56.379 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,80%, còn so với thực hiện năm
2014 thì năm 2016 tăng hơn 71.389 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,84%.
Điều này cũng phản ánh đúng theo mức tăng của đối tượng tham gia BHXH bắt
65
buộc. Nhìn từ khía cạnh kế hoạch thì cả 03 năm 2014, 2015 và 2016 đều hoàn thành
chỉ tiêu đề ra, tương ứng là 103,4%, 100,3%, và 100,1%.
Hình 2.5: Kết quả thu BHXH bắt buộc 2014 – 2016
Nguồn: tổng hợp báo cáo BHXH năm 2014, 2015, 2016 [4] [7] [11]
Loại hình BHXH tự nguyện: kết quả thực hiện năm 2016 là 8.727 triệu đồng,
giảm so với kế hoạch là 4.088 triệu đồng, tuy nhiên, so với kết quả thực hiện năm
2015 thì năm 2016 tăng hơn 993 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.84%, còn
so với thực hiện năm 2014 thì năm 2016 tăng 1.568 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng là 21,90%. Nếu so sánh tỷ lệ tăng giảm giữa phát triển đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện với số tiền thu BHXH tự nguyện thì cho biết, tuy đối tượng tham
gia có giảm nhưng chất lượng đối tượng tham gia thì tăng. Còn xét theo chỉ tiêu kế
hoạch, thì kết quả thu cho biết chỉ có năm 2014 là hoàn thành chỉ tiêu với kết quả
đạt là 112,2%, còn năm 2015 và 2016 đều không hoàn thành chỉ tiêu, với năm 2015
chỉ đạt ở mức 95,4%, còn năm 2016 chỉ ở mức 68,1%.
66
Hình 2.6: Kết quả thu BHXH tự nguyện 2014 – 2016
Nguồn: tổng hợp báo cáo BHXH năm 2014, 2015, 2016 [4] [7] [11]
Loại hình BHTN: xét trên kế hoạch năm 2016 thì kết quả thực hiện cao hơn
kế hoạch là 491 triệu đồng, so với thực hiện năm 2015 thì năm 2016 tăng hơn 4.257
triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,45%, còn so với thực hiện năm 2014 thì
năm 2016 giảm 8.672 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 17,30%. Nếu so sánh
tương đối giữa số lượng lao động tham gia BHTN với số thu BHTN giữa các năm
thì cho thấy chất lượng phát triển đối tượng tham gia BHTN là không cao, vì số
lượng tham gia BHTN có tăng từ năm 2014 đến năm 2016, nhưng tổng thu BHTN
của năm 2016 lại thấp hơn so với năm 2014. Nhìn từ góc độ hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch thì năm 2014 và 2016 hoàn thành ở mức 102,3% và 101,2%, còn năm 2015
chỉ đạt ở mức 97,3%.
67
Hình 2.7: Kết quả thu BH thất nghiệp 2014 – 2016
Nguồn: tổng hợp báo cáo BHXH năm 2014, 2015, 2016 [4] [7] [11]
Giải quyết chế độ BHXH
Song song với nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia BHXH, thu đúng, thu
đủ số tiền tham gia BHXH của các đơn vị, DN, cơ quan BHXH tỉnh cũng phải chú
trọng đến công tác giải quyết chế độ cho NLĐ, qua đó tạo niềm tin và sự hài lòng
cho NLĐ, kết quả giải quyết chế độ cụ thể qua các năm như sau:
Bảng 2.8: Kết quả giải quyết chế độ BHXH 2014 - 2016
TT Loại hình Chế độ (ĐVT: ngƣời) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Chế độ BHXH dài hạn 777 964 895
2 Trợ cấp BH thất nghiệp 3,112 2,674 3,161
3 Trợ cấp BHXH một lần 5,316 4,096 3,921
4 Trợ cấp ốm đau 5,992 8,476 7,422
5 Trợ cấp thai sản 3,075 3,515 4,057
6 Nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe 1,575 1,440 1,795
Nguồn: tổng hợp báo cáo BHXH năm 2014, 2015, 2016 [4] [7] [11]
Năm 2014, hệ thống BHXH tỉnh đã giải quyết chế độ BHXH dài hạn cho
777 người, trợ cấp BHTN cho 3.112 người, trợ cấp BHXH một lần cho 5.316
68
người, trợ cấp ốm đau cho 5.992 người, trợ cấp thai sản cho 3.075 người, và trợ cấp
nghỉ dưỡng sức – phục hồi sức khỏe cho 1.575 người. Kết quả giải quyết chế độ
năm 2014 cho thấy trợ cấp ốm đau và trợ cấp BHXH một lần chiếm tỷ trọng lớn
nhất, tương ứng là 30,19% và 26,78%, thấp nhất là giải quyết chế độ BHXH dài hạn
với tỷ trọng 3,91%.
Hình 2.8: Kết quả giải quyết chế độ BHXH năm 2014
Nguồn: tổng hợp báo cáo BHXH năm 2014, 2015, 2016 [4] [7] [11]
Năm 2015, hệ thống BHXH tỉnh đã giải quyết chế độ BHXH dài hạn cho
964 người, trợ cấp BHTN cho 2.674 người, trợ cấp BHXH một lần cho 4.096
người. trợ cấp ốm đau cho 8.476 người, trợ cấp thai sản cho 3.515 người, và trợ cấp
nghỉ dưỡng sức – phục hồi sức khỏe cho 1.440 người. Tỷ trọng trợ cấp ốm đau năm
2015 tăng lên đáng kế là 40,05%, còn mức thấp nhất là giải quyết chế độ BHXH dài
hạn với tỷ trọng 4,55%.
69
Hình 2.9: Kết quả giải quyết chế độ BHXH năm 2015
Nguồn: tổng hợp báo cáo BHXH năm 2014, 2015, 2016 [4] [7] [11]
Năm 2016, hệ thống BHXH tỉnh đã giải quyết chế độ BHXH dài hạn cho
895 người, trợ cấp BHTN cho 3.161 người, trợ cấp BHXH một lần cho 3.921
người, trợ cấp ốm đau cho 7.422 người, trợ cấp thai sản cho 4.057 người, và trợ cấp
nghỉ dưỡng sức – phục hồi sức khỏe cho 1.795 người. Nhìn từ kết quả giải quyết
chế độ thì khoản trợ cấp ốm đau chiếm tỷ trọng lớn nhất là 34,93%, thứ hai là trợ
cấp thai sản với tỷ trọng 19,09%, còn thấp nhất là giải quyết chế độ BHXH dài hạn
với tỷ trọng 4,21%.
70
Hình 2.10: Kết quả giải quyết chế độ BHXH năm 2016
Nguồn: tổng hợp báo cáo BHXH năm 2014, 2015, 2016 [4] [7] [11]
Qua kết quả giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ cho thấy tình trạng người lao
động nghỉ việc thanh toán chế độ BHXH một lần giảm qua các năm, và chế độ thai
sản cho lao động nữ tăng qua các năm, đây là tín hiệu tốt của nền kinh tế, cho thấy
chính sách BHXH ngày càng phát huy tác dụng, cũng như việc thực thi pháp luật
BHXH ngày càng hiệu quả trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
2.3.1.2. Nguyên nhân của kết quả
a) Nguyên nhân chủ quan
Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: Bảo hiểm xã hội
(BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột
chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động thực hiện chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn tỉnh; do đó, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng,
chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
71
Sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đối với
chính sách an sinh xã hội nói chung, trong đó có BHXH, BHYT những năm gần
đây đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người sử dụng lao động, người lao
động và toàn dân, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hai
chính sách trụ cột này ở địa phương. Ở tỉnh, HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết
gắn chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT vào nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội hàng năm.
Luật BHXH được Quốc hội thông qua năm 2014 với nhiều qui định mới, phù
hợp với thực tiễn, hướng tới mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội đã tạo cơ chế
thuận lợi cho các nhóm đối tượng tham gia BHXH, BHYT gắn liền với nhiều giải
pháp hỗ trợ, phát triển số người tham gia từ phía cơ quan nhà nước.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật BHXH được các cấp, các
ngành phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện sâu rộng từ Trung ương đến địa
phương, với nhiều hình thức khác nhau, giúp cho người dân nói chung, người lao
động, người sử dụng lao động hiểu được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng
thời tác động tích cực lên người SDLĐ, giúp cho hoạt động tham gia BHXH của
các DN trong tỉnh được tích cực và đẩy mạnh hơn.
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật BHXH ở các cơ quan,
đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục, qua đó thúc
đẩy công tác đăng ký tham gia và đóng BHXH được thực thi hiệu quả hơn.
b) Nguyên nhân khách quan
Từ thực tế cho thấy, đông đảo NLĐ trong DN chưa được đăng ký tham gia
BHXH, hoặc đã tham gia nhưng không được DN đóng đủ tiền BHXH, tuy nhiên,
NLĐ chưa thể đứng ra bảo vệ, yêu cầu người SDLĐ đăng ký tham gia BHXH. Từ
khi các sở, ban, ngành và đoàn thể ở địa phương tích vực vận động, tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục và giám sát, kiểm tra thường xuyên đã giúp cho thành phần NLĐ
này được tham gia BHXH.
Đối với các Doanh nghiệp được thành lập mới và đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng đã chủ động đăng ký tham gia BHXH, đây là một sự chuyển biến tích
72
cực từ quá trình vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH thường xuyên, liên
tục trên địa bàn, kể từ ngày có Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được nhất định, công tác tổ chức triển khai thực
hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn những tồn tại,
hạn chế cần khắc phục để đưa pháp luật BHXH đi vào đời sống của người dân nói
chung, NLĐ và người SDLĐ nói riêng.
Một số địa phương chưa thật sự vào cuộc lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, mạnh
mẽ để triển khai. Việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền định hướng dư
luận để khẳng định mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết 21-NQ/TW
đối với đời sống nhân dân có phần hạn chế.
Lãnh đạo một số xã, phường, thị trấn chưa nhận thức đầy đủ về chính sách, pháp
luật BHXH, BHTN, còn nhầm lẫn chính sách BHXH với loại hình bảo hiểm thương
mại, nên trong quá trình tuyên truyền vận động nhân dân tham gia còn nhiều hạn chế.
Số nợ BHXH, BHTN hàng năm tuy có giảm nhưng chiếm tỷ trọng còn lớn
(bình quân 3 năm: 2013, 2014, 2015 là 4,4% trên tổng số phải thu), số nợ này tập
trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chưa có biện pháp cụ thể để
xử lý các DN còn nợ đọng BHXH, BHTN, dẫn đến việc truy thu nợ BHXH, BHTN
còn gặp nhiều khó khăn.
Tốc độ phát triển mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn thấp.
Trong khi đó, số doanh nghiệp trên địa bàn phát triển chậm, manh mún, quá nhỏ lẻ, DN
thường thỏa thuận không ký kết hợp đồng lao động để trốn đóng BHXH bắt buộc.
Hiện tượng chiếm dụng quỹ, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHTN
vẫn là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, các
chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân chưa có hiệu quả nên làm giảm
quá trình hiện thực hóa Nghị quyết 21-NQ/TW vào thực tiễn cuộc sống.
Các cơ quan tham mưu UBND tỉnh quản lý Nhà nước về BHXH chưa thực
sự chủ động thực hiện đầy đủ chức năng ban hành các văn bản chỉ đạo lĩnh vực
73
quản lý; phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách BHXH còn hạn
chế; phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH,
BHTN để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, nhất là hành vi trốn đóng, nợ
đọng và các hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHTN tuy được chú ý đẩy mạnh
thời gian gần đây nhưng còn ít và thiếu chiều sâu, việc xử các vụ kiện và thu hồi nợ
sau khởi kiện hiệu quả thấp.
Công tác vận động người dân ở một số địa phương thành phố, thị trấn tham
gia BHYT gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nhận thức của người dân còn
chủ quan, chưa có ý thức dự phòng, chỉ đến lúc ốm đau nặng mới tham gia.
Việc thực hiện đầy đủ các nội dung trách nhiệm trong các kế hoạch của Tỉnh ủy
và các Kế hoạch của UBND tỉnh thiếu kiên quyết; việc thông tin về tình hình hoạt động
liên quan đến thực hiện chính sách BHXH, BHTN của các địa phương chưa kịp thời.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
a) Nguyên nhân chủ quan
Nhiều DN sản xuất kinh doanh đăng ký tham gia BHXH những năm gần đây
chủ yếu DN nhỏ, gặp khó khăn để nợ BHXH, BHTN. Cơ quan BHXH tỉnh đã báo
cáo, tham mưu UBND tỉnh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra và chủ động thanh
tra, kiểm tra thực hiện các giải pháp quyết liệt để thu hồi nợ đọng nhưng số nợ vẫn
còn cao. Năm 2016, thực hiện Luật BHXH (sửa đổi) việc khởi kiện ra Tòa án đơn vị
nợ BHXH thuộc trách nhiệm của tổ chức công đoàn; quá trình chuyển tiếp phối hợp
giữa hai ngành diễn ra chậm nên chưa khởi kiện được đơn vị nợ BHXH.
Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển DN ở tỉnh còn hạn chế,
manh mún, số lao động ít, tác động trực tiếp đến việc tăng số người tham gia BHXH.
Tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH là do chế tài xử phạt chưa đủ mạnh,
nhiều trường hợp phát hiện nhưng chưa xử lý kịp thời do số lượng cán bộ thanh tra
ít, việc chấp hành quyết định xử phát chưa nghiêm.
Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về công
tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền chính sách về
BHXH, coi đây là việc của riêng cơ quan BHXH.
74
Mặc dù, người SDLĐ nắm rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình
trong việc tham gia BHXH, tuy nhiên, người SDLĐ vẫn chưa thật sự thực hiện đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHXH, còn rất nhiều DN
vẫn tìm cách để hạn chếm, làm chậm tiến trình tham gia BHXH ở đơn vị của mình,
các DN sử dụng nguồn kinh phí BHXH này để phục vụ cho các khâu khác trong
quá trình sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, NLĐ cũng biết rõ về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi
tham gia BHXH, và thật sự rằng hầu hết NLĐ đều muốn tham gia BHXH, nhưng
vẫn còn rất nhiều NLĐ chưa được tham gia BHXH. Điều này xuất phát từ tâm lý
„sợ mất việc, có việc làm là đã tốt rồi„ của NLĐ.
b) Nguyên nhân khách quan
Thực trạng DN gặp khó khan, thua lỗ, phá sản tác động rất lớn đến nhu cầu
lao động trong tỉnh, dẫn đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH gặp nhiều
khó khăn, đồng thời, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu hồi nợ đọng BHXH,
BHTN, đặc biệt là những DN đã và đang làm thủ tục phá sản DN.
Mức thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh còn thấp, trong khi chính
sách BHXH tự nguyện vẫn chưa được nhiều người quan tâm do công tác tuyên
truyền chưa thật sự sâu sát đến đối tượng.
Sự hiểu biết, kiến thức về BHXH tự nguyện, ý thức về sức khỏe khi về già,
và thái độ hời hợt của người dân về BHXH cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn thấp trên địa bàn
tỉnh Phú Yên.
75
Tiểu kết chương 2
Như vậy, tại chương 2, nghiên cứu này đã nêu lên được những nội dung chủ
yếu về Luật BHXH, giới thiệu các chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện Luật
BHXH, các chủ thể tham gia tổ chức thực hiện Luật BHXH, khái quát được hoạt
động tổ chức thực hiện pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đánh giá kết quả
đạt được, những hạn chế và các nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong
việc tổ chức thực hiện pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tiếp theo
chương 3, nghiên cứu này sẽ đi vào các mục tiêu, phương hướng và giải pháp bảo
đảm tổ chức thực hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
76
Chương 3:
MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BHXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa
bàn tỉnh Phú Yên
3.1.1. Mục tiêu tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm
ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc
đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Do đó, công tác tổ chức thực hiện
Luật BHXH giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình đưa Luật BHXH vào đời
sống của NLĐ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, mang lại
lợi ích cho xã hội và đất nước.
Đẩy mạnh công tác tổ chức, triển khai thực hiện Luật BHXH, các văn bản
hướng dẫn thi hành dưới luật một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật BHXH trong toàn tỉnh. Nâng cao nhận thức của NLĐ,
các cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của pháp luật BHXH, qua đó nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật BHXH của các bên liên quan. Khắc phục các hiện
trạng chưa phù hợp của NLĐ, người SDLĐ, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong
toàn tỉnh Phú Yên, góp phần xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định và phát triển của xã
hội, vì lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.
Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 35% lực lượng lao động trong toàn tỉnh
Phú Yên tham gia BHTN và 50% lực lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc. Để
hoàn thành mục tiêu này, tỉnh Phú Yên xác định mục tiêu cụ thể cho từng năm [57],
cụ thể là:
i) Năm 2016 có ít nhất 23,04% lực lượng lao động (tương đương 116.841
người) tham gia BHXH bắt buộc;
ii) Đến năm 2017 có ít nhất 29,52% lực lượng lao động (tương đương
151.287 người) tham gia BHXH bắt buộc;
77
iii) Đến năm 2018 có ít nhất 36,22% lực lượng lao động (tương đương
187.555 người) tham gia BHXH bắt buộc;
iv) Đến năm 2019 có ít nhất 42,84% lực lượng lao động (tương đương
224.177 người) tham gia BHXH bắt buộc;
v) Đến năm 2020 có ít nhất 50,00% lực lượng lao động (tương đương
264.270 người) tham gia BHXH bắt buộc.
3.1.2. Phương hướng tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh
Phú Yên
Để đảm bảo mục đích tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên,
đưa pháp luật BHXH đi vào cuộc sống của người dân nói chung và của NLĐ nói riêng,
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, đòi hỏi tỉnh Phú Yên phải
có phương hướng rõ ràng trong công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH.
Thứ nhất, tập trung thực hiện một cách đồng bộ các chỉ đạo của Trung ương
như (i) Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng
cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội”, (ii) Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ về
“Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội”, (iii) Chỉ thị
số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”, và (iv) Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
BHXH đến toàn dân, thu hút tất cả các đối lượng lao động thuộc các thành phần
kinh tế tích cực tham gia BHXH.
Thứ ba, liên tục tổ chức các đợt giám sát, kiểm tra việc thực hiện Luật
BHXH tại các DN, các đơn vị BHXH trong toàn tỉnh, nhằm đảm bảo việc thực thi
pháp luật BHXH được đồng bộ, chính xác và kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế
của các đơn vị.
78
Thứ tư, chú trọng công tác tập huấn, huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ
của cán bộ làm công tác tuyên truyền, cán bộ trực tiếp làm việc với người dân,
người lao động và người SDLĐ.
Thứ năm, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để giải quyết kịp thời
các vấn đề của DN, tổ chức, đơn vị trong toàn tỉnh, đồng thời, giải quyết kịp thời
các chính sách, chế độ BHXH cho người dân, người lao động.
3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn
tỉnh Phú Yên
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội
Nhằm đẩy mạnh hoạt động phát triển đối tương tham gia BHXH, thực hiện
có hiệu quả Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã ban
hành Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 08/3/2017 về “Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-
TTg của Thủ tướng Chính phủ tăng cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp
phát triển đối tượng tham gia BHXH”, theo đó các sở, ban, ngành và đoàn thể của
tỉnh phối hợp tổ chức và triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển
đối tượng tham gia BHXH theo Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ
tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Phú Yên [58].
Hàng năm, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên có ban hành Nghị quyết về nhiệm
vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đã đưa chỉ tiêu phát triển phát triển đối
tượng tham gia BHXH vào nghị quyết, cụ thể cho năm 2016 là 16,5% người lao động
đang làm việc trong nền kinh tế tham gia bảo hiểm xã hội [31]. Tuy nhiên, HĐND tỉnh
chưa cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển mục tiêu phát triển BHXH. Do
đó, việc gắng chặt chỉ tiêu cụ thể với các nhiệm vụ, giải pháp là cần thiết, nhờ đó, giúp
cho các sở, ban, ngành và đoàn thể có định hướng xây dựng các văn bản hướng dẫn, và
chỉ đạo thực hiện xác với yêu cầu đặt ra của từng năm.
Trên cơ sở các Nghị quyết của HĐND, Tỉnh ủy, và các văn bản của Trung
ương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực
hiện về phát triển công tác BHXH của tỉnh. Đây là cơ sở vững chắc để các sở, ban,
ngành, đoàn thể trong tỉnh làm cơ sở phối hợp, tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu
79
quả công tác BHXH. Chính yếu tố này đã giúp cho việc thực hiện Luật BHXH trên
địa bàn tỉnh Phú Yên đạt được nhiều kết quả tích cực.
3.2.2. Kiện toàn, nâng cao năng lực của các chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực
hiện Luật bảo hiểm xã hội
Để đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, thực hiện có
hiệu quả chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên, việc kiện toàn, nâng cao
năng lực của các chủ thể bắt buộc trong tổ chức thực hiện Luật BHXH là vô cùng
quan trọng và thiết yếu.
Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh
Chủ động xây dựng chương trình, quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị
chức năng xác định số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN để đôn
đốc, đề nghị đơn vị, DN tham gia BHXH bắt buộc đầy đủ cho NLĐ theo quy định
của pháp luật.
Kết nối thông tin, dữ liệu với các sở, ban, ngành liên quan để quản lý được
đơn vị, DN đang hoạt động, thành lập mới; NLĐ đang làm việc thuộc diện tham gia
BHXH bắt buộc. Xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông từ tỉnh đến huyện và cơ sở, tiến
tới thực hiện giao dịch điện tử đối với tất cả các hoạt động trong lĩnh vực BHXH.
Triển khai đồng bộ có hiệu quả các hình thức thông tin, tuyên truyền về chế
độ, chính sách BHXH, BHTN.
Thực hiện thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, trong đó tập trung
thanh tra các đơn vị, DN đang cố tình trốn đóng, nợ đóng BHXH, chưa tham gia
đầy đủ cho số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.
Đổi mới cơ chế tổ chức thực hiện, chuyển đổi tác phong phục vụ; đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH; cải cách thủ
tục hành chính, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ đảm bảo việc giải quyết các chế
độ BHXH đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật.
Đối với Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
Đẩy mạnh hoạt động quản lý, khai trình lao động của các DN, đề nghị các
DN thực hiện việc khai trình lao động đúng theo quy định của pháp luật, và thông
80
tin kịp thời về tình hình lao động của các DN cho cơ quan BHXH tỉnh và các sở,
ngành có liên quan.
Sử dụng phần mềm quản lý lao động của Bộ LĐ-TB&XH, tạo điều kiện
thuận lợi cho các DN trong việc khai trình, cập nhật tình hình biến động lao động
trong DN và kết nối với cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH để thực hiện giao dịch
điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN.
Phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên
truyền, phổ biến, đối thoại chính sách pháp luật về BHXH, trong đó tập trung vào
các hoạt động đối thoại chính sách với NLĐ, người SDLĐ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH, trong đó tập trung thanh
tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị, DN cố tình trốn đóng, nợ đóng BHXH.
Đối với Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh
Chủ động xây dựng các chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, xây
dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đạt được chỉ tiêu phát triển đối
tượng tham gia BHXH của đơn vị.
Đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các ngành chức năng trong kiểm tra, thanh
tra các DN có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH; chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH và
các phòng liên quan phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện các giải pháp quản lý số
DN đang hoạt động tại địa phương, số lao động đang làm việc và số lao động thuộc
diện phải tham gia BHXH bắt buộc.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng tính tuân thủ trong tham gia
BHXH bắt buộc, yêu cầu các DN đang hoạt động tại địa phương tham gia BHXH
bắt buộc đầy đủ cho NLĐ.
3.2.3. Tăng cường phổ biến, giáo dục về Luật bảo hiểm xã hội
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH đóng vai trò quan trọng
trong quá trình tổ chức thực hiện Luật BHXH, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật càng phong phú và đa dạng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển đối tượng tham gia
BHXH càng cao, góp phần thực hiện có hiệu quả pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh
Phú Yên. Để hoạt động phổ biến, tuyên truyền có hiệu quả thì cần phải có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và đoàn thể của tỉnh, cụ thể:
81
i) Cơ quan BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp với Báo Phú Yên, Đài phát thanh –
truyền hình Phú Yên, Trung tâm truyền hình Việt Nam khu vực Miền trung – Tây
nguyên xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về BHXH để tuyên truyền, phổ
biến chính sách BHXH đến NLĐ, người SDLĐ.
ii) Tiếp tục phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh để tổ chức các buổi giao
lưu, tổ chức các cuộc thi trong lực lượng công nhân lao động nhằm tuyên truyền và
giải đáp vướng mắc của NLĐ; tổ chức các lớp tập huấn về chính sách BHXH cho
đội ngũ cán bộ công đoàn các DN trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
iii) Tiếp tục phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Phú Yên tổ
chức tọa đàm về quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ và người SDLĐ trong việc
tham gia BHXH, qua đó giúp cho NLĐ và người SDLĐ tích cực tham gia BHXH
một cách đầy đủ, khi họ đã nắm rõ các chính sách BHXH.
iv) Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan BHXH huyện phối hợp với Đài phát thanh
các huyện để thực hiện phát thông tin về chính sách BHXH, vận động người dân
tham gia BHXH tự nguyện, vận động các DN trên địa bàn huyện chủ động tham gia
BHXH bắt buộc cho NLĐ.
Ngoài các hoạt động phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan BHXH tỉnh
cũng cần chủ động tổ chức các hoạt động tuyên truyền khác như:
i) Cơ quan BHXH tỉnh cần chủ động hoàn thiện trang tin điện tử của BHXH
Phú Yên để người dân, NLĐ, các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh dễ tra cứu thông tin
và tìm hiểu về các chính sách BHXH, đặc biệt là các trang mục chế độ chính sách,
thủ tục hồ sơ và văn bản pháp quy.
ii) Xây dựng chương trình giới thiệu những DN tiêu biểu trong việc tham gia
đầy đủ các chính BHXH cho NLĐ để khuyến khích các DN khác tham gia BHXH
và khuyến khích NLĐ thuộc diện được tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa được
tham gia mạnh dạn phản hồi thông tin cho cơ quan BHXH biết và can thiệp.
iii) Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến với NLĐ để họ có cơ
hội phản ánh kịp thời các ý kiến của mình trong suốt quá trình làm việc, đấu tranh
để được tham gia BHXH đúng theo các quy định của pháp luật về BHXH.
82
Để đạt được mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH thì hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH phải được chú trọng và đảm bảo cả về nội
dung và hình thức của hoạt động tuyên truyền. Cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên phải
xác định và chia nhỏ mục tiêu cho mỗi đợt, chương trình tuyên truyền, và mỗi
chương trình phổ biến pháp luật BHXH phải hướng người tham gia theo đúng mục
tiêu đó.
3.2.4. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật bảo hiểm xã hội
Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra là vô cùng quan trọng, phải đẩy mạnh
công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục thì việc tổ chức thực hiện pháp
luật về BHXH mới được đảm bảo và Luật BHXH mới đi vào đời sống của người
dân, NLĐ.
Đối với cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên thì tập trung vào các đợt thanh tra chuyên
ngành đối với các DN, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh để các chính
sách BHXH được thực thi hiệu quả và đúng theo các quy định của pháp luật.
Hàng năm, cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên đều ban hành Quyết định về việc
giao kế hoạch kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị, đại lý trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Đây là hoạt động vô cùng thiết thực, mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc đảm
bảo các chính sách BHXH được thực hiện đúng pháp luật tại các cơ quan, đơn vị và
DN. Qua kết quả kiểm tra đã giúp cho cơ quan BHXH tỉnh gia tăng số lượng lao
động tham gia BHXH, giảm nợ đóng BHXH, và phát hiện, sửa chữa những vi phạm
của đơn vị, DN. Do đó, cơ quan BHXH tỉnh cần tiếp tục phát huy công tác thanh
tra, kiểm tra chuyên ngành để việc tổ chức thực hiện Luật BHXH được hiệu quả
ngày càng cao.
Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành, cơ quan BHXH tỉnh cần
chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan để hoạt động thanh tra, kiểm tra
được hiệu quả, cụ thể như:
i) Phối hợp với Sở KH&ĐT để biết rõ số lượng DN mới thành lập trong tháng,
quý, cũng như số lượng DN đã giải thể, để biết được sự biến động của NLĐ tham gia
BHXH tại các DN này.
83
ii) Phối hợp với Sở LĐ-TB&XH để nắm rõ tình hình biến động lao động đang
làm việc tại các đơn vị, DN, biết rõ những đối tượng lao động thuộc diện tham gia
BHXH bắt buộc nhưng đơn vị, DN chưa tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ.
iii) Phối hợp với Cục thuế tỉnh để biết rõ tình hình lao động tại các đơn vị, DN
để có cơ sở đối chiếu với số liệu về lao động của Sở LĐ-TB&XH tỉnh.
iv) Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh để giám sát việc thực hiện Luật
BHXH tại các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Qua công tác phối hợp, cơ quan BHXH tỉnh sẽ có cái nhìn tổng thể và sâu sắc
hơn về số lượng DN trên địa bàn toàn tỉnh, cũng như số lao động đang được kê khai
làm việc trong các DN. Nhờ đó mà công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành sẽ hiệu quả
hơn. Thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, tổ kiểm tra liên ngành sẽ nắm
rõ hơn tình hình biến động lao động thực tế tại các DN, thực trạng DN tham gia
BHXH bắt buộc, BHTN cho NLĐ, số lao động phải được tham gia BHXH, số tiền
BHXH mà DN còn nợ, phải đóng bổ sung. Đối với các DN có hành vi vi phạm pháp
luật BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, cơ quan BHXH
tỉnh có thể phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh để khởi kiện ra vụ việc ra Tòa án.
Như vậy, để chính sách BHXH được thực hiện đầy đủ và chính sách theo các
quy định của pháp luật thì hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của cơ quan
BHXH tỉnh, cũng như hoạt động thanh tra liên ngành phải được thực hiện thường
xuyên, rộng khắp trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
3.2.5. Các giải pháp khác
3.2.5.1. Cải cách thủ tục hành chính
Quán triệt phương châm “chuyển đổi phong cách hành chính sang tác
phong phục vụ”, BHXH cũng tăng cường đào tạo, bố trí cán bộ các phòng
chuyên môn phối hợp giao nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa nhằm nâng cao hiệu
quả làm việc của bộ phận này, tránh gây ùn tắc khi đối tượng đến nộp hồ sơ đông.
Hầu hết các hồ sơ đều được xử lý, giải quyết nhanh chóng chính xác, giao trả đối
tượng đúng hẹn. Đặc biệt, BHXH tỉnh cũng đã chỉ đạo triển khai phòng một cửa,
84
thực hiện cải cách hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền cho BHXH các
huyện, thành phố.
Hiện nay, việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các chế độ,
chính sách BHXH, BHYT, công tác cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHXH, BHYT đều
được thực hiện tại BHXH huyện, thành phố. Cách làm này đã giảm bớt được
thời gian, công sức đi lại của các đơn vị doanh nghiệp, người lao động và nhân
dân, đồng thời tạo sự chủ động trong hoạt động của các đơn vị.
Trong cải cách hành chính, cơ quan BHXH tỉnh quan tâm, chú trọng xây
dựng niềm tin đối với khách hàng, không gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi
đến làm việc. Bên cạnh đó, ngành cũng tăng cường công tác thanh, kiểm tra trong
nội bộ ngành, đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động nhằm phát hiện sớm
và xử lý kịp thời những sai phạm trong thực hiện chính sách BHXH.
3.2.5.2. Đổi mới phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Phú Yên, cùng với việc các
doanh nghiệp FDI đầu tư ngày càng tăng, thì nhiệm vụ đặt ra cho ngành BHXH tỉnh
Phú Yên sức nặng nề, khối lượng công việc ngày càng lớn. Chính vì vậy cơ quan
BHXH tỉnh phải có nhiều giải pháp cơ bản về công tác tổ chức cán bộ, trong đó
công tác nhân sự được đặc biệt quan tâm, vì cán bộ là khâu quyết định.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo và gắn
chặt chẽ với đánh giá, sử dụng cán bộ. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, ý
thức trách nhiệm, tinh thần và tác phong phục vụ đối tượng để mỗi cán bộ, công
chức thực sự yêu ngành, yêu nghề, có thái độ phục vụ đúng đắn. Xây dựng tiêu
chuẩn cụ thể về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực.
85
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH trên
địa bàn tỉnh Phú Yên, tại chương 3, nghiên cứu này đã xác định được mục tiêu và
phương hướng tổ chức thực hiện Luật BHXH, sau đó, nghiên cứu này đưa các giải
pháp bảo đảm tổ chức thực hiện Luật BHXH, cụ thể là (i) giải pháp hoàn thiện pháp
luật về BHXH, (ii) kiện toàn, nâng cao năng lực của các chủ thể bắt buộc trong tổ
chức thực hiện Luật BHXH, (iii) tăng cường phổ biến, giáo dục về Luật BHXH, (iv)
tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh
Phú Yên, (v) cải cách thủ tục hành chính, và (vi) đổi mới phong cách phục vụ của
đội ngũ cán bộ.
86
KẾT LUẬN
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,
góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho NLĐ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Do đó, công tác tổ chức
thực hiện Luật BHXH là vô cùng quan trọng và thiết để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của NLĐ, đưa Luật BHXH vào đởi sống của người dân.
Tuy nhiên, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH ở các đơn vị, DN, đặc
biệt là DN ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn, số lượng NLĐ tham gia
BHXH bắt buộc chưa tương xứng với số lượng lao động thuộc diện tham gia
BHXH của DN. Điều này đã làm mất đi quyền và lợi ích hợp pháp của một số
lượng khá lớn NLĐ đang làm việc tại các DN ngoài quốc doanh. Chính vì thế, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về “Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020”. Từ
đó, làm tiền đề cho công cuộc đẩy mạnh các hoạt động BHXH trong toàn nền kinh
tế, góp phần rất lớn cho việc ra đời của Luật BHXH sửa đổi năm 2014, với nhiều
điểm mới, nâng cao giá trị của các chính sách BHXH, quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên liên quan, đồng thời giúp cho công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH
trên toàn quốc nói chung, địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng được thuận lợi và hiệu
quả hơn.
Trên cơ sở các chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, cơ quan BHXH tỉnh
Phú Yên đã tổ chức được nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về BHXH, các chính sách BHXH, quyền và lợi ích của NLĐ trong việc tham
gia BHXH; đồng thời, cơ quan BHXH tỉnh cũng đã phối hợp với các sở, ban, ngành
đoàn thể để thực hiện các chương trình tuyên truyền chuyên sâu theo từng đối tượng
NLĐ, người SDLĐ. Nhờ đó, giúp cho NLĐ cũng như người SDLĐ nắm rõ các
quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHXH, góp phần gia tăng đối
tượng tham gia BHXH qua các năm.
Song song với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH là các
hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của cơ quan BHXH và các đợt thanh tra,
87
kiểm tra liên ngành với sự phối hợp giữa cơ quan BHXH và các sở, ngành có liên
quan. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp cho cơ quan chỉnh đốn được những sai
phạm của các DN, như không đóng đầy đủ số tiền tham gia BHXH, không tham gia
BHXH đầy đủ cho các lao động trong DN, cũng như trốn đóng BHXH.
Thông qua nhiều hoạt động tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật về
BHXH, ngành BHXH tỉnh Phú Yên đã đạt được những kết quả tích cực, từ công tác
xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật BHXH, cũng như công tác phối hợp thực hiện giữa cơ quan BHXH tỉnh
với các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh. Nhờ đó mà kết quả phát triển đối tượng lao
động tham gia BHXH bắt buộc của tỉnh Phú Yên tăng đều qua các năm, với năm
2013 là 47.152 người, năm 2014 là 48.200 người, năm 2015 là 49.280 người, và
năm 2016 là 53.225 người. Đồng thời, cơ quan BHXH tỉnh cũng thực hiện tốt các
chế độ dành cho người lao động, như năm 2016 giải quyết chế độ BHXH dài hạn
cho 895 lao động, trợ cấp BHTN cho 3.161 lao động, trợ cấp BHXH một lần cho
3.921 lao động, trợ cấp ốm đau cho 7.422 lao động, trợ cấp thai sản cho 4.057 lao
động, và trợ cấp nghỉ dưỡng sức – phục hồi sức khỏe cho 1.795 lao động.
Từ những kết quả đạt được và đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện Luật
BHXH, nghiên cứu này xác định được phương hướng, mục tiêu tổ chức thực hiện
Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên, và đưa ra các giải pháp bảo đảm tổ chức
thực hiện Luật BHXH, cụ thể là (i) giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về
BHXH, (ii) kiện toàn, nâng cao năng lực của các chủ thể bắt buộc trong tổ chức
thực hiện Luật BHXH, (iii) tăng cường phổ biến, giáo dục về Luật BHXH, (iv) tăng
cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật BHXH, (v) cải cách thủ tục
hành chính, và (vi) đổi mới phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban cán sự Đảng BHXH Việt Nam (2013), “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số
21-NQ/TW về tăng cướng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH,
BHYT giai đoạn 2012 – 2020”. Số: 47-KH/BCS, ngày 03/4/2013.
2. Ban Chấp hành Trung ương (2012), “Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lành đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
giai đoạn 2012 – 2020”. Số: 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên (2013), “Quyết định ban hành Chương trình
hành động BHXH tỉnh Phú Yên thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020”. Số: 191/QĐ-BHXH, ngày
22/7/2013.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên (2015), “Báo cáo tình hình thực hiện công tác
năm 2014 và nhiệm vụ công tác năm 2015”. Số: 02/BC-BHXH, ngày
05/01/2015.
5. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên (2015), “Báo cáo kết quả công tác tuyên truyền
03 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính
trị”. Số:94/BC-BHXH, ngày 05/11/2015.
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên (2015), “Báo cáo kết quả công tác tuyên truyền
năm 2015”. Số: 86/BC-BHXH, ngày 09/12/2015.
7. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên (2016), “Báo cáo tình hình thực hiện công tác
năm 2015 và nhiệm vụ công tác năm 2016”. Số: 01/BC-BHXH, ngày
04/01/2016.
8. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên (2016), “Báo cáo kết quả công tác tuyên truyền
năm 2016”. Số: 89/BC-BHXH, ngày 21/12/2016.
9. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên (2016), “Quyết định về việc giao dự toán thu,
chi năm 2016”. Số 166/QĐ-BHXH, ngày 10/5/2016.
10. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên (2017), “Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra,
kiểm tra năm 2016”. Số: 01/BC-BHXH, ngày 04/01/2017.
89
11. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên (2017), “Báo cáo tình hình thực hiện công tác
năm 2016 và nhiệm vụ công tác năm 2017”. Số: 02/BC-BHXH, ngày
06/01/2017.
12. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), “Chương trình triển khai công tác tuyên
truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/01/2012 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020”. Số 373/CTr-BHXH, ngày 17/01/2013.
13. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), “Chương trình công tác tuyên truyền năm
2016”. Số: 4954/CTr-BHXH, ngày 08/12/2015.
14. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), “Quyết định ban hành quy định hoạt động
thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT và hoạt động kiểm tra của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. Số: 1518/QĐ-BHXH, ngày 18/10/2016.
15. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), “Quyết định quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương”. Số:
1414/QĐ-BHXH, ngày 14/10/2016.
16. Bộ Chính trị (1997), “Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ
bảo hiểm xã hội”. Số: 15-CT/TW, Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 1997.
17. Bộ Chính Trị (2005), “Nghị quyết về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Số: 48-
NQ/TW, ngày 24/5/2005.
18. Bộ Tư pháp (2016), “Quyết định ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp
luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016”. Số: 1583/QĐ-
BTP, ngày 27/7/2016.
19. Bùi Sỹ Tuấn và Hoàng Minh Tuấn (2016), “Áp dụng Marketing phát triển BHXH
tự nguyện”. Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 02, tháng 4/2016, trang 15-17.
20. Cao Thị Lan Mây (2014), “Hoàn thiện công tác thu Bảo hiểm xã hội khối
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Gia
Hà Nội.
90
21. Chính phủ (2015), “Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm
xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện”. Số: 134/2015/NĐ-CP, ngày
29/12/2015.
22. Chính phủ (2016), “Nghị định quy định việc thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành về đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế
của cơ quan BHXH”. Số: 21/2016/NĐ-CP, ngày 31/3/2016.
23. Chính phủ (2016), “Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. Số: 01/2016/NĐ-CP, ngày
05/01/2016.
24. Đào Thu Hiền (2013), “Vai trò của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội”.
Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường. Số 43 (12/2013), trang
150-154.
25. Đặng Minh Tuấn (2005), “Một số vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc pháp
luật”, trang 5-16. Trong: Nguyễn Minh Đoan và cộng sự (2005), Các nguyên
tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc
tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
26. Đỗ Tuấn Linh (2014), “Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang”. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh, ĐH Thái Nguyên.
27. Đỗ Thị Hằng (2015), “Pháp luật về hoạt động thu Bảo hiểm xã hội của Tổ
chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, ĐH
Quốc Gia Hà Nội.
28. Đồng Đức Huy (2015), “Thực thi pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, ĐH Quốc
gia Hà Nội.
29. Hoàng Minh Hội (2014), “Thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân
đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số kiến
nghị”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, tập 30, số 02,
trang 42-50.
91
30. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2012), “Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, quốc phòng – an ninh năm 2013”. Số 61/2012/NQ-HĐND, ngày
13/12/2012.
31. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2016), “Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, quốc phòng – an ninh năm 2016”. Số 159/2015/NQ-HĐND, ngày
25/12/2015.
32. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ
(2012), “Chủ đề: Luật phổ biến, giáo dục pháp luật”. Đặc san tuyên truyền
pháp luật, số: 08/2012.
33. Lê Huy Trung (2013), “Tăng cường kiểm soát thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh
Phú Yên”. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Nha Trang.
34. Nguyễn Minh Đoan (2005), “Khái niệm và đặc điểm của nguyên tắc pháp luật
xã hội chủ nghĩa”, trang 16-25. Trong: Nguyễn Minh Đoan và cộng sự (2005),
Các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Thời kỳ đổi mới và hội
nhập quốc tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà
Nội.
35. Nguyễn Thành Trung (2015), “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị
xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường ĐH
Kinh Tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội.
36. Quách Đình Trung (2017), “BHXH tỉnh Phú Yên Đẩy mạnh phong trào thi
đua thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW giai đoạn 2016-2020”. Trang điện tử
BHXH Phú Yên, có thể xem tại
Yen/BHXH-tinh-Phu-Yen---Day-manh-phong-trao-thi-dua-thuc-hien-Nghi-quyet-so-21-NQ-
TW-giai-doan-2016-2020.aspx. Truy xuất ngày 22/01/2017.
37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 28/11/2013.
38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo hiểm
xã hội, số 58/2014/QH13, ngày 20/11/2014.
92
39. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, số 80/2015/QH13, ngày 22/6/2015.
40. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Số: 87/2015/QH13, ngày
20/11/2015.
41. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Phổ biến,
giáo dục pháp luật. Số: 14/2012/QH13, ngày 20/6/2012.
42. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tổ chức
Chính phủ. Số: 76/2015/QH13, ngày 19/6/2015.
43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương. Số: 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015.
44. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thanh tra.
Số: 56/2010/QH12, ngày 15/11/2010.
45. Thái Vĩnh Thắng (2005), “Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế”, trang 25-41. Trong:
Nguyễn Minh Đoan và cộng sự (2005), Các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ
nghĩa Việt Nam – Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
46. Thủ tướng Chính phủ (2015), “Chỉ thị về tăng cường thực hiện chính sách bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế”. Số: 05/CT-TTg, ngày 02 tháng 4 năm 2015.
47. Tỉnh Ủy Phú Yên (2013), “Kế hoạch của Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện
Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020”. Số: 36-
KH/TU, ngày 06/01/2013.
48. Trần Anh Tuấn, Lê Thị Thanh Xuân, và Mai Thị Hoàng Yến (2007), Tài liệu
hướng dẫn học tập môn Quản trị học. Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh.
49. Trần Ngọc Đường (2014), “Về nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong
Hiến pháp 2013”. Tạp chí Tổ Chức Nhà nước, ngày 05/8/2014, có thể xem tại
huc_bo_may_nha_nuoc_trong_Hien_phap_2013. Truy xuất ngày 05/3/2017.
93
50. Trần Nguyên Trung (2015), “Nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”. Luận văn
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Điện Lực.
51. Trần Thị Như Quỳnh (2015), “Những giải pháp tăng cường quản lý thu và
chống thất thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên”. Luận văn Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh. Trường Đại học Điện Lực.
52. Trần Thị Thúy (2015), “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Hà
Nội”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia
Hà Nội.
53. Trương Thị Phượng (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú
Yên”. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Nha Trang.
54. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật.
55. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2013), “Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 36-
KH/TU, ngày 06/01/2013 của Tỉnh Ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020”. Số: 46/KH-UBND, ngày
20/5/2013.
56. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2014), “Quyết định ban hành Quy chế phối
hợp thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo
hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên”. Số: 1672/QĐ-UBND, ngày
15/10/2014.
57. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2015), “Kế hoạch triển khai thực hiện Luật
sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế và Chỉ thị số 05/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên”. Số: 105/KH-UBND, ngày
30/7/2015.
58. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2017), “Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 34/CT-
TTg của Thủ tướng Chính phủ tăng cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải
pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH”. Số: 38/KH-UBND, ngày
08/3/2017.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_to_chuc_thuc_hien_luat_bao_hiem_xa_hoi_tren_dia_ban.pdf