Luận văn Tốt nghiệp- Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam

NH cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là đa dạng hóa loại nghiệp vụ kinh doanh. Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chủ yếu mới thực hiện nghiệp vụ giao ngay và một số ít nghiệp vụ kỳ hạn còn các nghiệp vụ khác như mua bán quyền chọn, hoán đổi thì hầu như rất ít thực hiện. Vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH mang tính đơn giản. Đa dạng hóa các loại hình giao dịch trên thị trường tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước những biến động của tỷ giá trên thị trường trong tương lai.

pdf70 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tốt nghiệp- Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong ngày hôm đó giá GBP/USD đã tăng lên 1,8960 nhưng NH không bán vì theo dự tính của NH thì giá sẽ tiếp tục tăng lên nữa. Nhưng đến ngày hôm sau tỷ giá đã giảm xuống còn 1,8910. NH đã đóng trạng thái của mình ở mức giá 1,8910 và chịu lỗ 20 điểm. Đây là một trường hợp cho ta thấy được phản ứng của NH trước sự biến động của tỷ giá. Trong trường hợp này NH đã bỏ lỡ cơ hội thu lãi từ sự biến động của tỷ giá trên thị trường. Tiếp theo ta sẽ xem xét trường hợp NH đã tận dụng được sự biến động tỷ giá để kiếm lãi từ việc sử dụng phân tích kỹ thuật trong khoảng thời gian từ 2/2005 đến 3/2005. Đồ thị trên mạng Reuters như sau: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 34 1,8930 1,8960 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Hình 4.5: Diễn biến tỷ giá USD/CHF Nguồn: www.dailyfx.com Qua quan sát đồ thị nhà kinh doanh NH nhận ra đây là mô hình cạnh giảm giá. Khi mức giá USD/CHF là 1,1640, theo phân tích của NH tỷ giá này sẽ tiếp tục tăng lên nên NH đã tiến hành mua USD/CHF tại mức giá này. Ngay tại ngày hôm đó NH đã tiến hành đóng vị thế của mình tại mức giá 1,1680, lãi 40 điểm. Như vậy, trong trường hợp này NH đã thể hiện khả năng ứng phó của mình trước sự biến động của tỷ giá và tận dụng được sự biến động này để kiếm lãi bằng công cụ phân tích kỹ thuật. Qua hai tình huống trên ta thấy công cụ phân tích kỹ thuật là một công cụ hổ trợ đắc lực cho NH trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Dựa trên các phân tích của mình, nhà kinh doanh ngoại tệ NH đã đưa ra các quyết định mua bán đối với từng loại ngoại tệ, đôi khi những quyết này có thể dẫn đến một khoản lỗ cho NH. Điều đó tùy thuộc vào khả năng phân tích của nhà kinh doanh. Để đưa ra các quyết định chính xác đòi hỏi nhà kinh doanh phải liên tục phân tích các thông tin thời sự kinh tế, chính trị về các tác động của nó đến sự biến động tỷ giá. Một thực tế nữa là NH thường hay kết thúc vị thế của mình hơi sớm. Điều này thể hiện rõ trong khoảng thời gian cuối tháng 3/2005. Đồ thị trên mạng Reuters như sau: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 35 1,1640 1,1680 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Hình 4.6: Diễn biến tỷ giá USD/JPY Nguồn: www.dailyfx.com Qua quan sát đồ thị NH nhận thấy đây là mô hình cờ, NH đã tiến hành mua USD/JPY ở tỷ giá 104,80 và NH dự đoán tỷ giá sẽ tăng tới mức 109,00, nhưng NH đã kết thúc vị thế của mình ở mức giá 105,40, NH lãi 60 điểm. Như vậy, là NH đã kết thúc vị thế của mình hơi sớm hơn so với dự kiến. Và tỷ giá trên thị trường hai tuần sau đã tăng lên là 108,90 gần với đúng như dự đoán của NH. Sự kết thúc vị thế sớm là tùy thuộc khả năng chấp nhận rủi ro của NH.  Kết quả kinh doanh ngoại tệ: Bảng 4.11: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của NHPN ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền % đóng góp vào tổng lãi Số tiền % đóng góp vào tổng lãi Số tiền % đóng góp vào tổng lãi Lãi/lỗ (+/-) 1,455 4% -1,334 -1.85% 0,327 0,34% SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 36 104,80 105,40 109,00 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH diễn biến bất thường không theo một chiều hướng nào. Năm 2003 thì lãi 1,455 tỷ đồng và đóng góp 4% trong tổng thu nhập trước thuế cho NH. Nhưng sang năm 2004, kết quả kinh doanh ngoại tệ không như theo mong muốn của NH là lỗ 1,334 tỷ đồng chiếm 1,85 % trong tổng lợi nhuận trước thuế. Khoản lỗ này xuất phát từ nguyên nhân chính là NH đã không lường trước được những biến động của tỷ giá và đã mua vào với tỷ giá cao đến khi bán ra tỷ giá đã giảm xuống. Đến năm 2005 tình hình đã được cải thiện một bước là NH đã thu được lãi 0,327 tỷ đồng chính là vì NH đã có những bước đi thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 4.4 Rủi ro tỷ giá và các biện pháp quản lý rủi ro của NH: 4.4.1 Thực trạng rủi ro tỷ giá: - Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tỷ giá của NH. Bảng 4.12: Mức biến động của tỷ giá VND/USD ĐVT: VND Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Biến động tuyệt đối +240 +125 +140 Biến động tương đối 1,56% 0,8% 0,89% Nguồn : www.vietcombank.com.vn Hình 4.7: Diến biến tỷ giá USD/VND ĐVT: đồng 15.380 15.430 15.475 15.530 15.620 15.710 15.700 15.730 15.745 15.790 15.835 15.865 15.885 15.100 15.200 15.300 15.400 15.500 15.600 15.700 15.800 15.900 16.000 1/1 /20 03 1/4 /20 03 1/7 /20 03 1/1 0/2 00 3 1/1 /20 04 1/4 /20 04 1/7 /20 04 1/1 0/2 00 4 1/1 /20 05 1/4 /20 05 1/7 /20 05 1/1 0/2 00 5 1/1 /20 06 Năm VND/USD SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 37 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Nguồn: www.vietcombank.com.vn Ta thấy mức dao động năm 2003 biến động +240, năm 2004 biến động +125 (0,8%), năm 2005 biến động +140 (0,89% ). Như vậy, tỷ giá VND/USD biến động không nhiều trong giai đoạn 2003 - 2005 và mức biến động cao nhất đạt ở mức 1,56% năm 2003. Nguyên nhân chủ yếu do cán cân vốn thặng dư, lượng kiều hối khá dồi dào hơn nữa do đồng USD mất giá so với đồng EUR và một số đồng tiền khác, lãi suất USD duy trì ở mức thấp đáng kể so với lãi suất VND dẫn đến nhu cầu USD không tăng . Ta có thể thấy điều này qua đồ thị biến động của tỷ giá trong 3 năm gần đây năm 2003, 2004 và 2005 (hình 4.7). Chính những diễn biến tỷ giá trên thị trường trong thời gian qua đã gây ra rủi ro cho NH trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Rủi ro ở đây phụ thuộc vào trạng thái ngoại hối mà NH đang duy trì. Bảng số liệu trên đây chỉ là trạng thái ngoại hối của các loại ngoại tệ tại 3 thời điểm ngày 31/12/2003, 31/12/2004 và 31/12/2005. Ta sẽ tuần tự phân tích trạng thái ngoại hối mà NH duy trì theo từng năm. Trong năm 2003, trạng thái ngoại hối mà NH nắm giữ tại thời điểm 31/12/2003 sẽ có lợi hay bất lợi cho NH phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá trong năm 2004. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, NH đã duy trì trạng thái trường đối với tất cả các loại ngoại tệ. Điều đó cũng có nghĩa là NH phải đối mặt với rủi ro khi các đồng tiền này giảm giá. Gắn với diễn biến tỷ giá trên thị trường ngoại hối. Một thực tế là các đồng này đều tăng giá so VND. Cụ thể là USD tăng 0,8%, EUR tăng 9,42%, JPP tăng 4,89%, AUD tăng 4,97%, GBP tăng 9,07%. Do đó, việc duy trì trạng thái ngoại hối này là có lợi cho NH. Bảng 4.13: Trạng thái ngoại hối năm 2003, 2004 và 2005 ĐVT: Nguyên tệ Loại ngoại tệ 2003 2004 2005 USD 1.260.060 1.046.182 2.159.979 EUR 81.820 168.138 346.362 JPY 203.029 452.709 17.599.220 AUD 52.385 47.596 178.220 GBP 7.947 53.634 45.260 SGP 4.312 3.355 147.807 CHF 3.228 4.453 - Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Còn trạng thái ngoại hối mà NH duy trì trong năm 2004 thì sao? Vẫn giống như năm 2003, NH tiếp tục duy trì trạng thái trường đối với các đồng USD, EUR, JPY, AUD, GBP và SGP. Và trạng thái ngoại hối này lại phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá trong năm 2005. Nhưng diễn biến tỷ giá trong năm 2005 đã khác với diễn biến trong SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 38 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam năm 2004. Đó là đồng VND giảm giá so với đồng USD giảm 0,89% và tăng giá so với đồng EUR, JPY, GBP và AUD. Cụ thể là tăng 12,23% so với EUR, 12% so với JPY, 5,29% so với AUD và 9,58% so với GBP. Như vậy, đối với đồng USD do NH duy trì trạng thái trường với số lượng lớn nhất trong tất cả các loại ngoại tệ có trạng thái trường đồng thời đồng USD lên giá nên NH đã có lợi trong việc duy trì trạng thái ngoại hối này. Tuy nhiên, bên cạnh điều có lợi này NH cũng gặp bất lợi khi các đồng EUR, JPY, GBP, AUD và SGP giảm giá nhưng do số lượng các loại ngoại tệ này không lớn nên khoản lỗ của NH không đáng kể. Trong năm 2005, trạng thái ngoại hối của các loại ngoại tệ vẫn trường nhưng với số lượng lớn hơn so với 2 năm trước đặc biệt là đối với đồng JPY có trạng thái trường khá lớn 17,6 triệu JPY, do trong tháng 12 NH đã tiến hành mua một số lượng lớn 62,7 triệu JPY nhưng chỉ bán ra có 44,5 triệu JPY. Còn trạng thái ngoại hối của các loại ngoại tệ khác vẫn là trạng thái trường nhưng với số lượng không lớn. Và diễn biến tỷ giá trên thị trường từ đầu năm đến nay đồng VND tiếp tục giảm giá so vì hầu hết các loại ngoại tệ mạnh. Cụ thể là VND giảm giá : 0,6% so với USD; 2,78% so với EUR; 1,13% so với GBP; 0,6% so với JPY; 0,57% so với CAD và 1,18% so với CHF. Riêng chỉ đối với đồng AUD là VND tăng giá. Chính những diễn biến này đã tạo nên lợi thế cho trạng thái ngoại hối mà NH đang duy trì. Nhất là đối với hai đồng USD và JPY vì với số lượng khá lớn, tỷ giá của chúng lại tăng nên giúp cho NH thu được lãi. Bảng 4.14: Biến động tỷ giá từ 1/1/2006 đến 31/3/2006 ĐVT: VND Loại ngoại tệ 1/1/2006 31/3/2006 Biến động AUD 11.585 11.348 -2,05% CAD 13.601 13.678 0,57% CHF 12.029 12.171 1,18% EUR 18.738 19.258 2,78% GBP 27.269 27.578 1,13% HKD 2.037 2.039 0,10% JPY 134,11 134,92 0,60% SGD 9.511 9.807 3,11% THB 370 391 5,68% USD 15.910 15.935 0,16% Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 39 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam - Thu nhập và rủi ro từ tỷ giá: Hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi (lỗ) hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH là: trạng thái ngoại hối và mức độ biến động của tỷ giá. Mối quan hệ đó được thể hiện như sau: Lãi/lỗ đối với ngoại tệ (i) = Trạng thái ngoại hối ròng ngoại tệ (i) x Mức độ biến động tỷ giá của ngoại tệ (i) Sau đây ta sẽ xét trạng thái ngoại hối ròng mà NH duy trì và mức độ biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến lãi( lỗ) của NH như thế nào trong khoảng thời gian từ 15/3/2006 đến 31/3/2006. đối với từng loại ngoại tệ. Bảng 4.15: Thu nhập và rủi ro từ tỷ giá trong khoảng thời gian từ 15/3 đến 31/3/2006 ĐVT: VND Loại ngoại tệ TTNH 15/3/2006 (Nguyên tệ) 15/3/2006 31/3/2006 Mức biến động Tuyệt đối Tương đối(%) Lãi / lỗ ( VND) USD 1.258.150 15.901 15.935 34 0,21% 42.777.100 EUR 263.660 19.004 19.258 254 1,34% 66.969.640 JPY 881.217 133,66 134,92 1,26 0,94% 1.110.333 AUD 126.493 11.656 11.348 -308 -2,64% -38.959.844 GBP 53.634 27.478 27.578 100 0,36% 5.363.400 SGP 133.254 9.776 9.807 31 0,32% 4.130.874 CAD 1.205 13.718 13.678 -40 -0,29% -48.200 CHF 14.453 12.087 12.171 84 0,69% 1.214.052 82.557.355 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Qua kết quả tính toán ta thấy đối với đồng EUR là NH thu được lãi nhiều nhất 66,97 triệu là do mức biến động của đồng tiền này lớn 1,34% còn trạng thái ngoại hối ròng của nó thì không lớn lắm 263.660 EUR. Đồng AUD là chịu khoản lỗ nhiều nhất 38,96 triệu, khoản lỗ này không xuất phát từ nguyên nhân nào khác ngoài nguyên nhân là do đồng AUD giảm giá 308 điểm, với tỷ lệ mất giá là 2,64%. Đối với đồng CAD thì khoản lỗ không đáng kể chỉ có 48.200 đồng do trạng thái duy trì và mức biến động thấp. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 40 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Như thế, nếu NH duy trì trạng thái ròng đối với bất cứ loại ngoại tệ nào thì khi đồng tiền này biến động càng lớn thì khả năng thu được lợi nhuận (hay lỗ) cũng càng lớn. 4.4.2 Biện pháp quản lí rủi ro tỷ giá của NH: Một thực tế, để kinh doanh ngoại tệ có lãi thì nhà kinh doanh phải tạo trạng thái ngoại hối mở và tỷ giá phải biến động. Muốn tránh được hoàn toàn rủi ro tỷ giá thì nhà kinh doanh chỉ việc không tiến hành bất cứ giao dịch ngoại hối nào thì tiến hành đóng trạng thái ngoại hối bằng các giao dịch đối ứng (offsetting transanctions) để làm cân bằng trạng thái. Tuy nhiên, là Dealer thì việc tạo trạng thái ngoại hối và hy vọng tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi là công việc hàng ngày của anh ta. Vấn đề đặt ra là: tỷ giá biến động thất thường và không giới hạn làm cho cơ hội kiếm lãi trở nên thường xuyên và vô cùng hấp dẫn. Điều này cũng nói lên rằng, trong kinh doanh ngoại hối nếu anh ta thu được lãi thì phải có một ai đó chịu thua lỗ trong kinh doanh ngoại hối là đồng hành với nhau. Một điều cần chú ý là lãi lỗ trong kinh doanh ngoại hối có thể phát sinh cùng với quy mô biến động tỷ giá, trong khi đó tỷ giá biến động là không giới hạn nên có thể làm cho lãi lỗ phát sinh là rất lớn. Điều này buộc NH phải có một cơ chế quản lí và giám sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ (chủ yếu là hoạt động đầu cơ) một cách chặt chẽ. Sau đây là biện pháp quản lí rủi ro tỷ giá tại NH.  Quản lí bằng công cụ hạn mức: Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoại tệ được phép thực hiện. Hạn mức là do hội đồng quản trị quyết định và phòng kế toán kiểm soát có trách nhiệm cập nhật hệ thống hạn mức này. Việc quy định hạn mức tùy theo kinh nghiệm, trình độ năng lực tài chính, trang thiết bị và khả năng chấp nhận rủi ro của NH. Trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ, NH xây dựng và duy trì các nhóm hạn mức chính sau đây: - Hạn mức trạng thái ngoại hối: Hạn mức này quy định lượng ngoại tệ tối đa mà NH được giữ. Có 3 loại hạn mức trạng thái: • Hạn mức qua đêm: Hạn mức này quy định lượng ngoại tệ tối đa mà NH được giữ tới ngày làm việc tiếp theo. Được quy định là 300.000 đối với các đồng tiền yết giá. Trong việc tính toán hạn mức qua đêm này, trạng thái cuối ngày được tính bằng USD, tỷ giá được sử dụng để quy đổi là NH sử dụng tỷ giá trên Reuters lúc 4 giờ chiều, còn trạng thái của mỗi đồng tiền được tính bằng cấn trừ số lượng mua và bán. Các con số hạn mức là do NH đặt ra dựa trên khối lượng giao dịch của các đồng tiền nhiều hay ít, tính thanh khoản cao hay thấp, sự biến động tỷ giá ít hay nhiều và quy định của NHNN. • Hạn mức giao dịch trong ngày: Là số lượng tối đa của một đồng tiền mà nhân viên kinh doanh ngoại tệ giữ khi giao dịch trong ngày. Được quy định là 1.000.000 đối với các đồng yết giá. Hạn mức này nhằm hạn chế rủi ro cho NH khi thị trường biến động quá nhanh khiến nhân viên kinh doanh ngoại tệ không phản ứng kịp. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 41 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam • Hạn mức lệnh ngày đáo hạn: Hạn mức này dùng trong các nghiệp vụ kỳ hạn, khi các nghiệp vụ này có ngày đáo hạn khác nhau. Hạn mức này quy định cho từng loại đồng tiền trên cơ sở hàng tháng. Theo kinh nghiệm của các NH trên thế giới, hạn mức này không quá 4 lần hạn mức qua đêm tương ứng. Do đó nếu hạn mức qua đêm của mỗi loại ngoại tệ là 300.000 đối với các đồng yết giá thì hạn mức lệnh ngày đáo hạn của chúng không nên vượt quá 1,2 triệu đối với các đồng yết giá. - Hạn mức lỗ khi giao dịch: Là mức lỗ tối đa khi giao dịch. Có hai loại: • Mức lỗ tối đa của một giao dịch : Được quy định là 3.000 USD. Cơ sở để quy định các hạn mức lỗ tối đa của một giao dịch là dựa trên quy mô hoạt động của NH, tính thanh khoản của đồng tiền giao dịch, sự biến động tỷ giá của đồng tiền đó và kiến thức của nhân viên kinh doanh tiền tệ về đồng tiền giao dịch. • Mức lỗ tối đa trong ngày: Được quy định là 7.000 USD. Hạn mức này phải được NH tuân thủ nghiêm ngặt, trưởng phòng phải báo cáo khi hạn mức bị vượt. Cơ sở để quy định hạn mức tối đa trong ngày giao dịch là dựa vào quy mô hoạt động của NH. Mục đích của hạn mức này nằm khống chế mức lỗ của NH trong một giới hạn có thể chấp nhận được. Các hạn mức này do NH quy định và hoàn toàn mang tính chủ quan. - Hạn mức khách hàng: Đối với mỗi khách hàng, NH sẽ quy định một hạn mức giao dịch cụ thể, tùy theo tình hình tài chính của khách hàng đó. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 42 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 43 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ Rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro thị trường chính trong hoạt động NH. Tùy thuộc vào tính chất và quy mô hoạt động, mỗi NH có mức độ rủi ro tỷ giá khác nhau và do đó có phương pháp quản lí rủi ro khác nhau. Một số NH thực hiện kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều này có nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu mua, bán ngoại tệ NH mới thực hiện giao dịch đối ứng để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng. Trong trường hợp này rủi ro tỷ giá của NH là nhỏ. Ngược lại, do NHPN có quy mô tương đối lớn với tổng tài sản của NH là 6.496 tỷ đồng (năm 2005), hoạt động đa năng, năng động trên thị trường, không chỉ kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tự kinh doanh cho bản thân NH để thu lợi nhuận (được gọi là hoạt động tự doanh hay còn gọi là “đầu cơ”). Trong trường hợp này rủi ro tỷ giá của NH rất lớn. Các NH có hoạt động tự doanh như vậy đòi hỏi phải có một cơ chế quản lí rủi ro rõ ràng đầy đủ và phù hợp với mức rủi ro của NH. Lịch sử hoạt động NH đã chứng kiến những tổn thất hoặc thậm chí dẫn đến sụp đổ vì rủi ro tỷ giá NH Barring là một ví dụ. Ở Việt Nam, những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các NHTM Việt Nam bắt đầu kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế như Singapore, Hồng Kông… Tiên phong trong lĩnh vực này là NH Ngoại Thương Việt Nam, NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NH Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam… Mặc dù, phần lớn hoạt động kinh doanh ngoại tệ là để đáp ứng nhu cầu khách hàng, NHPN thực hiện giao dịch tự doanh là chủ yếu, chủ yếu tập trung vào các đồng tiền mạnh, chuyển đổi như USD, GBP, EUR, CHF… Sự có mặt của nghiệp vụ tự doanh đặt ra yêu cầu NHPN phải xây dựng và áp dụng phương pháp quản lí rủi ro phù hợp với mức độ với mức độ rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của NH mình. Nếu NH không có phương pháp quản lí rủi ro phù hợp với hoạt động kinh doanh ngoại tệ sẽ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về rủi ro tỷ giá là rất lớn. “Tiềm ẩn” là đặc điểm cần lưu ý trong rủi ro về tỷ giá. Điều này có nghĩa là với trình độ và phương pháp quản lí rủi ro không phù hợp với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NH vẫn có thể hoạt động bình thường và thậm chí có lãi trong điều kiện thị trường bất lợi. Khi thị trường có nhiều biến động, lúc đó mức độ rủi ro tiềm ẩn mới được hiện thực hóa bằng những khoản lỗ thực sự ngoài dự kiến. Do đó, rủi ro tỷ giá cần phải được NH quản lí bởi nhiều biện pháp và công cụ. Ngoài các biện pháp quản lí rủi ro hiện đang áp dụng tại NH. Sau đây xin giới thiệu một số biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá mà NH có thể tham khảo để từ đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 44 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá  Nhận định về việc ban hành Pháp lệnh ngoại hối tác động đến rủi ro tỷ giá của NH trong tương lai: Việc ban hành Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội vào ngày ngày 13/12/2005 vừa qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2006. Pháp lệnh này gần hơn với yêu cầu của chuẩn mực quốc tế về quản lý ngoại hối nhằm đảm bảo điều kiện để gia nhập được WTO. Đó là việc thực hiện tự do hóa các giao dịch vãng lai về ngoại tệ, xây dựng cơ chế tỷ giá linh hoạt, phát triển thị trường ngoại hối theo hướng mở. Tự do hóa các giao dịch vãng lai có ý nghĩa là người cư trú và người không cư trú có quyền tự do đổi ngoại tệ trong giao dịch kinh doanh thông thường. Chẳng hạn xuất khẩu để thu ngoại tệ thì quyền thu ngoại tệ là quyền tự do của người xuất khẩu hay người cho con đi học nước ngoài, đi chữa bệnh ở nước ngoài cần mua ngoại tệ để trang trải thì quyền mua ngoại tệ là quyền tự do. Chính việc tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng biên độ giao dịch trong thời gian tới sẽ làm cho tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp hơn và không theo chiều hướng nào, khó có thể dự đoán được. NHNN sẽ để cho tỷ giá được thả nổi hơn và được quyết định bởi lượng cung cầu thực sự trên thị trường. Đây là một thách thức đối với các NHTM nói chung và NHPN nói riêng trong thời gian tới. Do đó rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH trong tương lai sẽ rất lớn. Chính vì thế, NH cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là điều cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để NH tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong việc đương đầu với rủi ro và tận dụng được sự biến động của tỷ giá để kinh doanh kiếm lãi. Điều đó còn tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của NH. 5.1 Quản lí rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức chịu rủi ro: Bên cạnh việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ hạn mức mà NH đang áp dụng hiện nay. Sau đây xin đề xuất một biện pháp quản lí rủi ro tỷ giá nhằm hổ trợ thêm biện pháp quản lí của NH đó là quản lí hạn mức chịu rủi ro. Tổn thất dự kiến của NH phụ thuộc vào hai yếu tố trạng thái ngoại hối và sự biến động tỷ giá. Việc quy định về hạn mức trạng thái ngoại hối chưa phải là công cụ quản lí rủi ro hữu hiệu bởi vì trạng thái ngoại hối chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro. Như vậy, yếu tố thứ hai là sự biến động về tỷ giá. Sau đây chúng ta xét đến giá trị chịu rủi ro và hạn mức chịu rủi ro. Giá trị chịu rủi ro (value at risk) là tổn thất dự kiến của NH đối với những biến động về tỷ giá. Hạn mức chịu rủi ro là mức tổn thất dự kiến tối đa mà NH có thể chịu đựng được. Phương pháp tính: Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối x Độ biến động dự tính của tỷ giá x tỷ giá đóng cửa Trong đó: - Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tiền. - Mức độ biến động tỷ giá dự tính với mức độ tin cậy là 99% là: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 45 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá ( ) n xx i i∑ = − 90 1 2 x 2,5     = − 1 E ln i i i E x Ln : Hàm lô-ga-rit tự nhiên Ei : Tỷ giá vào thời điểm i Ei-1: Tỷ giá vào thời điểm i-1 Khi tính xi, cần lấy tỷ giá trong 90 ngày làm việc liên tiếp vì theo thống kê, 90 là mẫu đủ lớn để ước tính sự biến động của tỷ giá. x = Số trung bình của xi n = 90 (90 tỷ giá đóng cửa trong 90 ngày làm việc liên tục) 2,5 là số độ lệch chuẩn mà tại đó có 99% trường hợp tỷ giá sẽ biến động theo dự tính. Nói cách khác 99% là mức độ tin cậy. Ví dụ tỷ giá USD/JPY là 100 giá trị tại 2,5 độ lệch chuẩn là +10 và -10. Điều này có nghĩa là tỷ giá của 99% các trường hợp có thể nằm trong khoản 90 – 110. Có 0,5% trường hợp tỷ giá có thể thấp hơn 90. Qua khảo sát biến động của các đồng USD, EUR, JPY, GBP, AUD, CAD, CHF, SGP và THB trên cơ sở quan sát tỷ giá của chúng từ ngày 1/1/2006 đến 31/3/2006 theo nguồn tin trang web của NHPN cho thấy: Bảng 5.1: Tổn thất dự kiến tại thời điểm 31/3/2006 ĐVT: Nguyên tệ Loại ngoại tệ Trạng thái ngoại hối (31/3/2006) Mức độ biến động tỷ giá dự kiến với độ tin cậy (99%) Tỷ giá đóng cửa (31/3/2006, VND) Tổn thất dự kiến (VND) USD 1.577.915 0,07% 15.931 17.355.391 EUR 298.380 1,15% 19.183 65.740.460 JPY 2.676.893 1,51% 134,34 5.418.591 AUD 178.513 1,41% 11.330 28.608.599 GBP 45.260 1,05% 27.426 13.008.595 SGP 139.188 0,55% 9.832 7.560.249 CHF 11.991 1,32% 12.106 1.913.775 CAD 1.207 0,79% 13.585 130.006 THB 3.450 1,01% 390 13.560 Tổng 139.749.226 Nguồn : Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ và tổng hợp từ tác giả SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 46 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá Ta thấy đối với đồng EUR có trạng thái ngoại hối là 298.380 EUR mà mức độ tổn thất dự kiến của NH là 65,74 triệu đồng. Điều này cho thấy khi kinh doanh trên thị trường ngoại hối 298.380 EUR là mức không đáng kể nhưng mức tổn thất dự kiến như vậy là con số không nhỏ đối với NH. Trạng thái ngoại hối đối với từng loại ngoại tệ mà NH duy trì là không lớn lắm nhưng tổng mức tổn thất dự kiến của NH là 139,75 triệu đồng. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiềm ẩn rủi ro tỷ giá rất cao. Bảng tổn thất dự kiến là một công cụ giúp cho nhà kinh doanh nhận biết được loại ngoại tệ nào chứa đựng rủi ro cao bằng cách nhìn vào mức biến động tỷ giá dự kiến và mức độ tổn thất của từng loại ngoại tệ. Từ đó giúp cho NH xác định được các hạn mức hợp lý hơn. Qua tính bảng tổn thất dự kiến này nhà kinh doanh có thể điều chỉnh trạng thái ngoại hối của từng loại ngoại tệ sao cho tổng tổn thất dự kiến nằm trong giới hạn cho phép. Hiện nay NH cho phép phòng kinh doanh tiền tệ được lỗ trong giới hạn là 7.000 USD/ ngày quy đổi ra VND là 112 triệu đồng (nếu tính theo tỷ giá tại thời điểm 31/12/2006). Nhìn vào tổng mức tổn thất dự kiến mà ta tính được thì nó đã vượt quá giới hạn cho phép là 28 triệu đồng (140 triệu – 112 triệu). Từ đó, nhà kinh doanh có thể điều chỉnh lại mức tổn thất này cho phù hợp với mức đã đề ra. Nhà kinh doanh phải giảm trạng thái ngoại hối của một trong các ngoại tệ mà họ đang nắm giữ bằng cách bán bớt đi. Chẳng hạn, nhân viên kinh doanh bán đồng EUR (vì đồng EUR có mức tổn thất dự kiến lớn nhất 65,7 triệu đồng). Lượng EUR nên duy trì là: 65,7 - 28 19.183 x 1,15 % Vì thế là nhà kinh doanh phải bán bớt đi 127.485 EUR ( 298.380 – 170.895 ) thì lúc đó NH mới khống chế được tổn thất dự kiến nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, giá trị chịu rủi ro phản ảnh được mức độ rủi ro về tỷ giá trên cơ sở xem xét hai yếu tố trạng thái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng tiền. Ngoài ra giá trị chịu rủi ro đo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức là mức độ tổn thất dự kiến đối với NH khi tỷ giá biến động. Hạn mức về giá trị chịu rủi ro cho phép NH giới hạn được mức độ tổn thất. Trong khi đó hạn mức về trạng thái ngoại hối mặc dù có thể hạn chế được rủi ro về tỷ giá nhưng chưa tính được sự biến động của tỷ giá, nên chưa đo lường được mức độ tổn thất của NH. Hạn mức giá trị chịu rủi ro hữu hiệu đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tự doanh của NH. Có thể xác định được hạn mức giá trị chịu rủi ro cho từng nhân viên giao dịch bằng việc xây dựng những hạn mức như vậy, NH có thể xác định rõ thẩm quyền và phạm vi giao dịch hay “ sân chơi” cho từng nhân viên giao dịch. Qua đó nhân viên giao dịch được tự chủ trong giao dịch và đồng thời tổn thất của NH cũng được giới hạn ở mức độ nhất định. Hạn mức giá trị chịu rủi ro là công cụ quản lí rủi ro tỷ giá có hiệu quả hơn. 5.2 Chương trình quản trị rủi ro: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chứa đựng nhiều rủi ro. Kinh nghiệm cho thấy không phải việc tránh né rủi ro mà chính là việc kiểm soát, kềm chế, thậm chí chấp nhận rủi ro mới là điều kiện cần thiết để đạt được kết quả hoạt động tốt dựa trên cơ sở quản lí rủi ro hiệu quả. Nhà kinh doanh NH không thể không tập trung về vấn đề SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 47 = 170.895 EUR Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá quản trị rủi ro khi muốn tối đa hóa lợi nhuận và đưa ra các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho NH. Vì thế NH cần xây dựng một chương trình quản lí rủi ro.  Nội dung chương trình: Một chương trình quản lí rủi ro gồm hai yếu tố: 5.2.1 Xác định hạn mức rủi ro: Hiện nay NH đã xác định các hạn mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Cụ thể là đối với hạn mức qua đêm thì NH quy định là 300.000 đối với đồng yết giá. Hạn mức giao dịch trong ngày là 1.000.000 đối với đồng yết giá. Trong 3 năm trở lại đây, vốn điều lệ của NH liên tục tăng với tốc độ cao đặc biệt là tăng hàng năm. Từ năm 2003 trở về trước đó thì cách 2 hoặc 3 năm NH mới tăng vốn điều lệ. Sắp tới NHPN có kế hoạch sẽ tăng vốn điều lệ lên 1200 tỷ đồng vào cuối năm 2006. Hình 5.1: Tốc độ tăng của vốn điều lệ qua các năm 0,00% 209,00% 61,81% 40,46% 0,00% 13,95% 0,00% 0,00% 42,77% 24,72% 125,74% 80,38% 0% 50% 100% 150% 200% 250% T ố c đ ộ tă ng Năm 1995 1997 1999 2001 2003 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Vốn điều lệ của NH liên tục tăng cũng có nghĩa là quy mô hoạt động của NH ngày càng mở rộng. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày một phát triển cùng nhịp độ phát triển của toàn NH thì định kỳ hàng năm hội đồng quản trị nên xem xét và thông qua các hạn mức, thay đổi các hạn mức cho phù hơp với mục tiêu đề ra của từng năm. Cụ thể, mục tiêu đề ra trong năm 2006 là tổng doanh số mua bán ngoại tệ phải đạt 1.012,2 triệu USD trong khi đó tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt được trong năm 2005 là 463,66 triệu USD có nghĩa là trong năm 2006 phòng kinh doanh tiền tệ phải phấn đấu sao cho doanh số mua bán ngoại tệ có tốc độ tăng 118,3% so với năm trước. Để đạt được tốc độ tăng đúng như kế hoạch đã đề ra cần phải có sự nổ lực rất nhiều của nhân viên phòng kinh doanh tiền tệ và nhân viên phòng thanh toán quốc tế. Bên cạnh sự nổ lực trên NH có thể linh hoạt thay đổi các hạn mức, hạn mức nên thay đổi là hạn mức giao dịch trong ngày vì rủi ro ít hơn. NH nên thay đổi các hạn mức giao dịch trong ngày như trong bảng 5.2 còn việc lí giải tại sao các hạn mức lại thay đổi như thế sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong phần định lượng rủi ro. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 48 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá Bảng 5.2: Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị ĐVT: đồng Cặp ngoại tệ Hạn mức cũ Hạn mức đề nghị GBP/USD 1.000.000 1.200.000 EUR/USD 1.000.000 1.200.000 JPY/USD 1.000.000 2.000.000 AUD/USD 1.000.000 800.000 CAD/USD 1.000.000 800.000 CHF/USD 1.000.000 800.000 SGB/USD 1.000.000 800.000 THB/USD 1.000.000 800.000 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN và mức đề nghị từ tác giả 5.2.2 Đánh giá rủi ro: Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NH định kỳ nên đánh giá lại rủi ro. Quy trình đánh giá rủi ro có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro. - Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết rủi ro và xác định đối với loại ngoại tệ nào có nhiều rủi ro, rủi ro ở đây có nghĩa là đồng tiền nào sẽ gây tổn thất đáng kể đối với NH trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Sự nhận biết này có được thông qua sự phân tích các tổn thất dự kiến của NH. Qua phân tích bảng tổn thất dự kiến, ta thấy đồng EUR, USD, AUD, GBP là những đồng tiền có mức tổn thất dự kiến cao, điều đó cũng có nghĩa là kinh doanh đối với các loại ngoại tệ này thì rủi ro cao hơn so với các loại ngoại tệ khác. Đi kèm với rủi ro cao thì tiềm năng thu lãi từ các đồng tiền này cũng rất lớn. - Định lượng rủi ro: Bước tiếp theo là định lượng rủi ro. Dựa trên sự phân tích mức biến động tỷ giá dự kiến và hạn mức lỗ của một giao dịch mà NH đã đề ra. Hạn mức giao dịch trong ngày nên thay đổi như sau: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 49 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá Bảng 5.2 : Cách xác định hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị ĐVT: đồng yết giá Cặp ngoại tệ Hạn mức giao dịch trong ngày cũ Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá đóng cửa (31/3/2006) Lỗ dự kiến cũ (USD) Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị Lỗ dự kiến mới (USD) GBP/USD 1.000.000 0,1500 1,7215 2.582 1.200.000 3.099 EUR/USD 1.000.000 0,1640 1,2041 1.975 1.200.000 2.370 JPY/USD 1.000.000 0,2157 0,0083 18 2.000.000 36 AUD/USD 1.000.000 0,2014 0,7111 1.432 800.000 1.146 CAD/USD 1.000.000 0,1128 0,8527 962 800.000 769 CHF/USD 1.000.000 0,1885 0,7599 1.432 800.000 1.146 SGB/USD 1.000.000 0,0785 0,6172 485 800.000 388 THB/USD 1.000.000 0,1430 0,0245 35 800.000 28 Tổng 8.921 8.981 Nguồn : Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ và tổng hợp từ tác giả GBP/USD, EUR/USD, JPY/USD là những cặp đồng tiền được mua bán nhiều trên thị trường nên việc nới lỏng hạn mức giao dịch của chúng lên từ 1.000.000 đến 1.200.000 đối với đồng yết giá là cần thiết. Qua đó nhằm giúp cho NH đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh số mua bán ngoại tệ và đạt được mục tiêu đề ra. Việc nới lỏng hạn mức này sẽ làm cho lỗ dự kiến cho mỗi giao dịch sẽ tăng lên : GBP/USD tăng từ 2.582 USD lên 3.099 USD, EUR/ USD tăng từ 1.975 USD lên 2.370 USD và JPY/ USD tăng từ 18 USD lên 36 USD. Nhưng các khoản lỗ dự kiến mới này vẫn nằm trong giới hạn cho một giao dịch mà NH cho phép là 3.000 USD. Để bù đắp cho khoản lỗ dự kiến tăng lên này NH nên giảm khoản lỗ dự kiến của các cặp đồng tiền AUD/USD, CAD/USD, CHF/USD, SGP/USD và THB/USD bằng cách giảm hạn mức giao dịch trong ngày từ 1.000.000 xuống còn 800.000 đối với các đồng yết giá. Việc thay đổi hạn mức giao dịch trong ngày đối với các cặp đồng tiền có điểm lợi là tổng lỗ dự kiến trước ( 8.921 USD) và sau ( 8.981 USD) khi thay đổi vẫn không có sự khác biệt đáng kể. Điều đó cũng có nghĩa là rủi ro tỷ giá mà NH phải đối mặt không tăng lên khi ta thay đổi các hạn mức. Nhưng quan trọng một điều là qua sự thay đổi hạn mức này NH có thể giao dịch đối với cặp ngoại tệ GBP/USD, EUR/USD và JPY/USD với khối lượng nhiều hơn và nhân viên kinh doanh ngoại tệ sẽ chủ động hơn SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 50 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá trong nhiều giao dịch lớn với khách hàng từ đó sẽ giúp NH tăng doanh số mua bán và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Theo dõi rủi ro: Sau khi đã đề ra các hạn mức rủi ro, trong quá trình hoạt động để đảm bảo rủi ro tỷ giá nằm trong giới hạn đã xác định, tránh trường hợp nó tăng lên quá mức khi đó sẽ khó kiểm soát. Vì vậy, NH nên theo dõi sát bảng lỗ dự kiến của từng cặp đồng tiền nhằm quản quản lí tốt trạng thái mở của chúng. Giả sử NH đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD là 1.200.000 bằng với hạn mức đã đề ra, rủi ro mà NH phải đối mặt là khoản dự kiến 3.100 USD. Mà mức lỗ tối đa trong một ngày mà NH cho phép là 7.000 USD. Như vậy nhân viên kinh doanh chỉ còn được mở trạng thái đối với bất kỳ cặp ngoại tệ nào cũng được sao cho lỗ dự kiến là 3.900 USD ( 7.000 – 3.100). Chẳng hạn nhân viên kinh doanh tạo trạng thái mở đối với các cặp ngoại tệ EUR/USD, AUD/USD và CAD/USD. Để tính được số tiền mà nhà kinh doanh tạo trạng thái mở đối với cặp đồng tiền này là bao nhiêu sao cho đảm bảo tổng rủi ro tỷ giá trong một ngày không tăng lên, ta tính toán như sau: Bảng 5.3: Bảng theo dõi tổn thất dự kiến của từng cặp ngoại tệ ĐVT: đồng yết giá Cặp ngoại tệ Trạng thái mở Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá đóng cửa (31/3/2006, USD) Lỗ dự kiến (USD) GBP/USD 1.200.000 0,1500 1,7215 3.100 EUR/USD 1.200.000 0,1640 1,2041 2.370 AUD/USD 800.000 0,2014 0,7111 1.146 CAD/USD ? 0,1128 0,8527 ? Nguồn : tổng hợp từ tác giả Vì để tổng lỗ dự kiến nằm trong giới hạn cho phép, từ đó ta suy ra được lỗ dự kiến của ngoại tệ CAD/USD là 386 USD ( 3.900 – 2.370 -1.146 ). Sau khi biết được lỗ dự kiến thì ta sẽ tính được trạng thái mở : 386 0,1128 x 0,8527 Như vậy, sau khi nhà kinh doanh ngoại tệ đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD thì chỉ có thể tạo trạng thái mở đối với cặp đồng tiền EUR/USD là 1.200.000, AUD/USD là 800.000 và CAD/USD là 401.215. Nếu NH không tạo trạng thái mở đối với các cặp ngoại tệ trên thì có thể chọn cặp ngoại tệ khác nhưng phải đảm bảo sao cho tổng lỗ dự kiến nằm trong giới hạn cho phép. Việc tính toán này khá đơn giản, chỉ cần sử dụng bảng excel là nhà kinh doanh có thể theo dõi, kiểm soát được rủi ro tỷ giá của NH. - Kiểm soát rủi ro: Theo yêu cầu của NHPN, thì hiện nay bộ phận kinh doanh ngoại tệ phải lập báo cáo trạng thái ngoại hối cuối mỗi ngày nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá. Điều này có nghĩa SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 51 = 401.215 USD Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá là các giao dịch mua bán trong ngày do nhà kinh doanh tự quản lí và không được kiểm soát từ phía NH. Để kiểm soát rủi ro của NH đạt được hiệu quả hơn thì NH nên kiểm tra đột xuất tại bất kỳ thời điểm nào về việc chấp hành đúng hạn mức mà NH đã đề ra. 5.2 Dự báo tỷ giá bằng phân tích cơ bản: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá. Vì vậy các kỹ thuật dự báo tỷ giá là rất cần thiết đối với NH và qua đó có thể giúp cho NH phòng ngừa được rủi ro tỷ giá.  Phân tích cơ bản: Công cụ chủ yếu được sử dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện nay là phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật giúp cho nhà kinh doanh dự đoán được xu hướng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn và trả lời cho hai câu hỏi giá hiện nay như thế nào và biến động trong quá khứ ra sao. Giá là kết quả cuối cùng của trận chiến giữa cung và cầu. Còn để biết được xu hướng biến động của tỷ giá trong dài hạn và trả lời cho câu hỏi tại sao giá lại biến động như thế thì NH nên sử dụng phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản là dựa trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế với tỷ giá hối đoái. Dựa trên giá trị hiện tại của các biến số này cùng với tác động lịch sử của chúng đối với tỷ giá. Phân tích cơ bản có thể hổ trợ cho phân tích kỹ thuật mà NH đang áp dụng hiện nay, giúp cho NH cái nhìn tổng quát hơn về xu hướng biến động của tỷ giá để từ đó NH có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn. 5.3 Một số giải pháp khác: 5.3.1 Giải pháp về tổ chức và nhân sự: Theo cơ cấu tổ chức của NHPN hiện nay thì phòng kinh doanh tiền tệ có 3 bộ phận: - Bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối. - Bộ phận kinh doanh trên thị trường tiền tệ. - Bộ phận quản lí nguồn vốn. Trong bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối gồm có một nhà kinh doanh ngoại hối (Dealer) trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá các loại ngoại tệ, kinh doanh đầu cơ mua thấp bán cao. Sau khi giao dịch này được xác nhận, Dealer sẽ ghi lại các giao dịch và chuyển cho Back Office đảm nhận các thủ tục còn lại. Sau khi đã soạn thảo xong hợp đồng và trình ban giám đốc ký duyệt thì Back Office sẽ chuyển một bản cho phòng kế toán. Phòng kế toán là bộ phận có trách nhiệm về thanh toán cho NH đối tác cho mỗi giao dịch đã thực hiện tại bộ phận kinh doanh tiền tệ. Họ cũng trách nhiệm về việc theo dõi hạn mức, hạch toán các bút toán cần thiết. Còn bộ phận quản lí nguồn vốn là bộ phận có trách nhiệm theo dõi trạng thái ngoại hối, lãi lỗ trong kinh doanh ngoại tệ. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực. Việt Nam cũng đang cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng theo lộ trình nới lỏng dần và tiến tới xóa bỏ các hạn chế đối với hoạt động NH. Giai đoạn từ 2001 đến 2010, các NH Mỹ sẽ được thành lập các NH liên doanh với số vốn từ 30-49%, tới năm 2010 được thành lập với số vốn 100% của Mỹ. Để nâng cao năng lực cạnh tranh với các NH đối tác, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ và qua đó cũng phòng ngừa được rủi ro tỷ giá NH nên tổ chức bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối theo mô hình chuẩn quốc tế như sau: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 52 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá Bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối bao gồm: Các nhà kinh doanh tiền tệ là những người ra các quyết định mua bán một đồng tiền nào đó. Thông thường trong bộ phận này gồm hai nhân viên kinh doanh chính: + Nhà kinh doanh phụ trách khách hàng (Dealer) có nhiệm vụ sau: • Trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá cần thiết. • Marketing cho bộ phận kinh doanh tiền tệ của NH, tức là hổ trợ cho khách hàng những thông tin cần thiết về khả năng đồng tiền đó sẽ tăng hay mất giá. • Tư vấn trong giao dịch mua bán tiền tệ cho khách hàng của mình. + Nhà kinh doanh ngoại hối chịu hoàn toàn về một vị thế của NH (Trader) sẽ có nhiệm vụ: • Trả lời các câu hỏi về yết giá của các Dealer. • Kinh doanh đầu cơ bằng cách mua thấp bán cao. • Theo dõi các lệnh mua bán của khách hàng. 5.5.2 Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh: - NH cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là đa dạng hóa loại nghiệp vụ kinh doanh. Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chủ yếu mới thực hiện nghiệp vụ giao ngay và một số ít nghiệp vụ kỳ hạn còn các nghiệp vụ khác như mua bán quyền chọn, hoán đổi thì hầu như rất ít thực hiện. Vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH mang tính đơn giản. Đa dạng hóa các loại hình giao dịch trên thị trường tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước những biến động của tỷ giá trên thị trường trong tương lai. Giúp cho NH chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại hối thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái Việt Nam. - Phải có định hướng kế hoạch để tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động của NH ra thị trường nước ngoài. Đối với hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế cần nhanh chóng nghiên cứu các thị trường khu vực, đồng thời nghiên cứu triển khai việc thành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, … Mở rộng thị trường sẽ giúp cho NH đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, có điều kiện học hỏi thêm để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, mặc khác sẽ góp phần tăng thêm doanh số và lợi nhuận từng bước phát triển và hội nhập với NH quốc tế. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 53 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 54 Kiến nghị và kết luận KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kiến nghị: 1.1 Đối với NHNN: Để giám sát và kiểm tra việc thực hiện trạng thái ngoại tệ NHNN đã yêu cầu các tổ chức được phép phải báo cáo cho NHNN về trạng thái ngoại tệ cuối ngày. Việc NHNN chỉ quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày đã trở thành khe hở để những nhà kinh doanh thực hiện các phi vụ mua bán mạo hiểm quá mức có thể diễn ra trong ngày. Nghĩa là trong ngày, nhà kinh doanh có thể mua bán bao nhiêu cũng được, miễn sao đến cuối ngày cân bằng được trạng thái theo quy định của NHNN. Nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh ngoại tệ trong thời gian tới kiến nghị NHNN nên chuyển từ quy định quản lý trạng thái tại thời điểm cuối ngày sang quản lí ngoại hối thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào. 1.2 Đối với NHPN: Chú trọng việc thường xuyên mời chuyên gia cấp chiến lược của ngành để tranh thủ ý kiến, bài nói hoặc lời khuyên cho cán bộ chủ chốt của NH theo từng chuyên đề, từng thời kỳ và bối cảnh của nền kinh tế thị trường. Mọi sự thành công của một NH hay bất kỳ doanh nghiệp nào đều xuất phát từ yếu tố con người. Do đó NH cần có một chế độ đãi ngộ thích hợp cho các nhân viên nhất là nhân viên kinh doanh ngoại tệ do công việc kinh doanh của họ rất căng thẳng và chịu áp lực rất cao, từ đó mới động viên được tinh thần làm việc của họ. 2. Kết luận: Thị trường ngoại hối diễn biến rất phức tạp, tỷ giá biến động không theo chiều hướng nào và khó có thể dự đoán được. Chính những sự biến động tỷ giá này đã tạo ra không ít cơ hội và rủi ro cho nhà kinh doanh ngoại tệ của NH. Nhìn chung, trong thời gian qua NH đã tận dụng được không ít cơ hội từ những biến động của tỷ giá trên thị trường để kinh doanh kiếm lãi đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của NH. Đồng thời bên cạnh những khoản đóng góp đó, nhà kinh doanh cũng gặp khá nhiều rủi ro từ sự biến động của tỷ giá gây ra. Kinh doanh ngoại hối bao giờ cũng đi kèm với rủi ro. Do vậy bên cạnh việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì NH cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận được. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 55 Phụ lục    1. Hình 1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD 2. Hình 2: Diễn biến tỷ giá AUD/USD 3. Hình 3: Diễn biến tỷ giá USD/CAD 4. Hình 4: Diễn biến tỷ giá NZD/USD 5. Hình 5: Diễn biến tỷ giá GBP/USD 6. Hình 6: Diễn biến tỷ giá USD/CHF 7. Hình 7: Diễn biến tỷ giá USD/JPY 8. Bảng 1: Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi USD năm 2003 9. Bảng 2: : Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi USD năm 2004 10. Bảng 3: : Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi USD năm 2005 Hình 1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD Hình 2: Diễn biến tỷ giá AUD/USD Hình 3: Diễn biến tỷ giá USD/CAD Hình 4 : Diễn biến tỷ giá NZD/USD Hình 5: Diễn biến tỷ giá GBP/USD Hình 6: Diễn biến tỷ giá USD/CHF Hình 7: Diễn biến tỷ giá USD/JPY T ổn g D số m ua b án 2 13 .3 34 .6 23 4 1. 45 2. 43 8 1 1. 76 8. 34 0 2 18 .1 16 5 5. 66 3. 63 4 4 35 .2 41 2 .3 12 .7 31 4 18 .7 47 74 .7 24 3 25 .6 78 .5 92 Q uy đ ổi U SD 1 06 .8 17 .7 16 2 0. 46 1. 57 0 5. 88 8. 95 6 1 09 .0 58 2 7. 84 0. 17 7 2 25 .2 69 1 .1 54 .7 08 2 09 .3 73 37 .3 62 1 62 .7 44 .1 90 B án 10 6. 81 7. 71 6 1 6. 43 2. 33 4 6 40 .4 33 .7 03 1 47 .0 93 1 5. 85 3. 29 2 3 88 .6 46 1 .4 52 .9 58 2 99 .6 61 48 .9 90 Q uy đ ổi U SD 1 06 .5 16 .9 07 2 0. 99 0. 86 8 5. 87 9. 38 4 1 09 .0 58 2 7. 82 3. 45 7 2 09 .9 72 1 .1 58 .0 22 2 09 .3 73 37 .3 62 1 62 .9 34 .4 03 T ỷ gi á m ua 1, 00 00 1, 24 52 0, 00 92 0 ,7 41 4 1, 75 61 0 ,5 79 6 0 ,7 94 7 0 ,6 98 7 0, 76 26 M ua 1 06 .5 16 .9 07 1 6. 85 7. 40 4 6 39 .3 92 .7 51 1 47 .0 93 1 5. 84 3. 77 1 3 62 .2 54 1 .4 57 .1 28 2 99 .6 61 48 .9 90 1 06 .5 16 .9 07 L oạ i n go ại tệ U SD EU R JP Y A U D G B P SG P C H F N ZD C A D T ổn g T ổn g D số m ua b án 34 1. 28 5. 31 8 7 2. 21 4. 82 0 1 9. 85 9. 99 2 3 65 .2 56 9 7. 12 5. 83 4 73 1. 69 0 4 .0 90 .2 83 66 9. 89 6 1 29 .6 28 5 36 .4 72 .7 17 Q uy đ ổi U SD 17 0. 88 3. 27 1 3 5. 64 6. 36 2 9. 93 8. 07 3 1 82 .6 28 4 8. 57 7. 50 4 37 8. 70 3 2 .0 42 .2 11 33 4. 94 8 6 4. 81 4 2 68 .0 48 .5 14 B án 17 0. 88 3. 27 1 2 6. 28 7. 87 8 1 .0 24 .5 43 .5 88 2 35 .3 15 2 5. 36 1. 54 5 62 1. 74 2 2 .3 24 .3 92 47 9. 38 8 7 8. 37 3 Q uy đ ổi U SD 17 0. 40 2. 04 7 3 6. 56 8. 45 8 9. 92 1. 92 0 1 82 .6 28 4 8. 54 8. 33 0 35 2. 98 7 2 .0 48 .0 72 33 4. 94 8 6 4. 81 4 2 68 .4 24 .2 03 T ỷ gi á m ua 1, 00 00 1, 35 60 0, 00 97 0, 77 61 1, 91 54 0, 60 91 0, 87 86 0, 69 87 0, 82 70 M ua 17 0. 40 2. 04 7 2 6. 96 7. 88 9 1 .0 22 .8 78 .3 09 2 35 .3 15 2 5. 34 6. 31 4 57 9. 52 2 2 .3 31 .0 63 47 9. 38 8 7 8. 37 3 L oạ i n go ại tệ U SD EU R JP Y A U D G B P SG P C H F N ZD C A D T ổn g T ổn g D số m ua bá n 4 14 .8 31 .7 25 1 8. 94 3. 45 8 1 2. 46 8. 20 5 2 58 .2 20 1 2. 79 7. 79 3 4 .0 73 .5 09 1 67 .1 60 12 2. 75 8 4 63 .6 62 .8 29 Q uy đ ổi U SD 2 02 .7 35 .7 14 8. 33 2. 03 2 5. 14 3. 28 0 1 53 .8 99 6. 42 7. 80 4 1. 52 4. 04 4 83 .5 80 6 1. 37 9 2 24 .4 61 .7 33 T ỷ gi á bá n 1, 00 1, 19 0, 01 0, 74 1, 73 0, 60 0, 02 0, 68 B án 20 2. 73 5. 71 4 7 .0 01 .7 08 51 4. 32 7. 98 9 2 07 .9 72 3 .7 15 .4 93 2 .5 40 .0 74 4 .1 79 .0 11 9 0. 26 3 Q uy đ ổi U SD 2 12 .0 96 .0 11 1 0. 61 1. 42 6 7 .3 24 .9 25 1 04 .3 21 6 .3 69 .9 89 2 .5 49 .4 64 83 .5 80 6 1. 37 9 2 39 .2 01 .0 96 T ỷ gi á m ua 1, 00 1, 18 0, 01 0, 73 1, 72 0, 60 0, 02 0, 68 M ua 2 12 .0 96 .0 11 8 .9 92 .7 34 73 2. 49 2. 51 2 1 42 .9 06 3 .7 03 .4 82 4 .2 49 .1 07 4 .1 79 .0 11 9 0. 26 3 L oạ i n go ại tệ U SD EU R JP Y A U D G B P SG P TH B N ZD T ổn g B ản g 1: D oa nh số m ua b án n go ại tệ q uy đ ổi U SD n ăm 2 00 3 N gu ồn : P hò ng K in h D oa nh ti ền T ệ B ản g 2: D oa nh số m ua b án n go ại tệ q uy đ ổi U SD n ăm 2 00 4 N gu ồn : P hò ng K in h D oa nh ti ền T ệ B ản g 3: D oa nh số m ua b án n go ại tệ q uy đ ổi U SD n ăm 2 00 5 N gu ồn : P hò ng K in h D oa nh ti ền T ệ Tài liệu tham khảo    Hà Thị Kim Nga. 2005. “Các loại rủi ro và quản lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng”. Tạp chí ngân hàng số chuyên đề. Lê Thị Huyền Diệu. 2005. “Rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại Việt Nam – Một số giải pháp và kinh nghiệm phòng ngừa”. Tạp chí ngân hàng số chuyên đề. TS. Nguyễn Đại Lai. 2005. “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tạp chí ngân hàng số 9. Nguyễn Văn Tiến. 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong kinh doanh Ngân hàng. TPHCM: Nhà xuất bản Thống Kê. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến. 2005. “Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối và những nguyên tắc phòng ngừa”. Tạp chí ngân hàng số 7. Phạm Bảo Khánh. 2006. “Hạn mức giá trị chịu rủi ro trong quản lí rủi ro tỷ giá”. Tạp chí ngân hàng số 3. Phan Tiến Nam. 2005. “USD mất giá, đợi chờ và đối phó”. Tạp chí tài chính số 5. TS. Phí Trọng Hiền. 2005. “Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lí thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tạp chí ngân hàng số chuyên đề. Thi Huy Thanh. 2005. Nghiên cứu thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh chênh lệch tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam. Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa Ngân Hàng. Đại học Kinh Tế TPHCM. Trần Ngọc Minh. 2005. “Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Từ thực tiễn hoạt động của các NHTM trên địa bàn TPHCM”. Tạp chí ngân hàng số chuyên đề. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ – TS. Nguyễn Ngọc Định. 2005. Tài chính quốc tế. TPHCM: Nhà xuất bản Thống Kê. Th.s.Vũ Thị Ngọc Dung. 2006. “Thực trạng diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối năm 2005”. Tạp chí ngân hàng số 1+2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn tốt nghiệp- Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam.pdf
Luận văn liên quan