Luận văn Tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An

Do số lượng lò giết mổ gia cầm trên địa bàn huyện rất ít, toàn huyện chỉ có 1 lò giết mổ nên phần lớn các hộ đều bán cho thương lái. Tình hình giá cả của sản phẩm gia cầm bị biến động nhiều do ảnh hưởng của dịch cúm, và sự nhập khẩu của sản phẩm giá cầm giá rẻ của Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm từ gà. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh về giá làm cho thu nhập của hộ chăn nuôi không cao.

pdf102 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm ra thị trường, nếu không bị thương lái bán ép giá, buộc bán với giá thấp hơn giá thị trường hoặc không bán được. Phương trình được viết lại như sau: TN =  0 +  1*AHC + 2*HTNuôi +  3*Qui mô +  4*TĐHV +  5*KN +  6* KT.Mới +  7* T.Lượng +  8* K.Dịch Do tổng số mẫu phục vụ cho quá trình phân tích hồi qui tương quan các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ chăn nuôi gà thịt, không đủ để đưa tất cả các biến vào nên em thực hiện loại biến dần qua các bước, mỗi biến thực hiện với 5 biến độc lập khác nhau. Mỗi bước thực hiện đều có biến cố định là biến ảnh hưởng của dịch cúm, với mục đích xem xét dịch cúm xảy ra có làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ chăn nuôi hay không. Sau khi thực hiện các bước loại biến dần (xem phụ lục 2-1), em có được mô hình với 5 biến sau: TN =  0 +  1*AHC + 2*HTNuôi +  3*Qui mô +  4*TĐHV +  5*T.Lượng Bảng 30. KẾT QUẢ HỒI QUI TƯƠNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GÀ THỊT. Biến  Sig.(P_value) Trọng lượng xuất chuồng 1.348,4NS 0,661 Trình độ văn hoá -49,3NS 0,542 Ảnh hưởng cúm -83,2* 0,087 Qui mô đàn 0,3** 0,019 Hình thức nuôi 1.032,3*** 0,001 Hằng số -.1.809,98 Hệ số hồi qui R 0,600 Hệ số xác định R2 0,536 R2 điều chỉnh 0,506 Sig.F 0,013 * Biến có ý nghĩa đến 10% NS Biến không có ý nghĩa ** Biến có ý nghĩa ở mức 5% *** Biến có ý nghĩa ở mức 1% Hệ số xác định R2 = 0,536 để xác định sự biến động của biến phụ thuộc, có nghĩa là 53,6% sự thay đổi trong thu nhập ở các hộ chăn nuôi do ảnh hưởng Luận văn tốt nghiệp Trang 64 bởi ảnh hưởng của dịch cúm, qui mô đàn và hình thức nuôi, còn lại là do sự ảnh hưởng của các yếu tố khác. Dựa vào bảng phân tích ta thấy, hệ số tương quan bội (R) là 60 %. Đây là hệ số nói lên tính chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc (thu nhập) và các biến độc lập trên. Như vậy, mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập được đưa ra trong mô hình là khá chặt chẽ. Giá trị Sig.F dùng để đo mức ý nghĩa  = 5% nhằm kiểm định giả thuyết của mô hình hồi qui tổng thể. Giả thuyết trong trường hợp này là: H0:  i = 0, các yếu tố đưa ra trong phương trình tổng quát không ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi H1:  i  0, các yếu tố đưa ra trong phương trình tổng quát thay đổi làm thu nhập của người chăn nuôi thay đổi. Ở đây, Sig.F = 0,013 nhỏ hơn nhiều so với mức  = 5%. Như vậy, với tất cả những yếu tố đưa ra ở trên, có những yếu tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, tức thu nhập của nông hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố trên. Từ kết quả xử lí trên, ta thấy, với các biến độc lập được đưa ra thì có các biến có ý nghĩa (tức các biến này thực sự ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ chăn nuôi). Ta có phương trình hồi qui cụ thể như sau: TN = -1.809,98 – 83,2*AHC + 0,3*Qui mô + 1.032,3*HTNuôi + Với  = 10%, (Sig = 0,087), nếu xảy ra dịch cúm ở tại địa phương hoặc nơi khác cũng làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Khi dịch cúm xảy ra, mức độ ảnh hưởng của dịch cúm càng tăng thì thu nhập của hộ giảm 83,2 đồng (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). + Với  = 5% (Sig = 0,019), khi cố định các yếu tố ảnh hưởng khác trong phương trình hồi qui, nếu qui mô đàn của hộ tăng lên, thì thu nhập của hộ tăng một khoảng là 0,3 đồng. + Với  = 1%(Sig = 0,001), khi cố định các yếu tố ảnh hưởng khác trong phương trình hồi qui, nếu hộ thực hiện hình thức nuôi bán chăn thả tăng lên một hộ thì thu nhập trên nhân khẩu bình quân của hộ tăng lên 1.032,3 đồng. Ngoài các yếu tố nói trên, thì các yếu tố khác có thể làm giảm thu nhập của hộ là 1.809,98 đồng/ kg/tháng. Các yếu tố này bao gồm: các nguồn chi phí, trình độ học vấn của chủ hộ... Luận văn tốt nghiệp Trang 65 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ chăn nuôi của nông hộ Trong trường hợp này biến phụ thuộc Y là lợi nhuận thu từ gà thịt của nông hộ. Các biến độc lập, ngoài những biến giống như trên thì lợi nhuận của nông hộ còn chịu ảnh hưởng của số ngày công lao động gia đình (LĐN, đơn vị tính: ngày công). Như vậy, phương trình hồi qui tổng quát của hàm lợi nhuận cụ thể như sau: LN =  0 +  1*AHC + 2*HTNuôi +  3*Qui mô +  4*TĐHV +  5*KN +  6* KT.Mới +  7* T.Lượng +  8* K.Dịch +  9* LĐN Tương tự trong trường hợp thu nhập của nông hộ, thì tổng số mẫu gà thịt dùng thực hiện phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ, không đủ để đưa tất cả các biến vào mô hình cùng lúc. Nên em thực hiện phương pháp loại biến dần qua từng bước (xem phụ lục 2-2). Với biến cố định vẫn là biến ảnh hưởng của dịch cúm. Sau khi thực hiện các bước loại biến, mô hình cụ thể với 5 biến như sau: LN =  0 +  1*AHC + 2*HTNuôi +  3*Qui mô +  7* T.Lượng +  10* LĐN Bảng 31. KẾT QUẢ HỒI QUI TƯƠNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HỘ CHĂN NUÔI GÀ THỊT. Biến  Sig.(P_value) Qui mô đàn 0,293NS 0,360 Trọng lượng xuất chuồng -788,688NS 0,804 Ảnh hưởng cúm -41,6* 0,056 Hình thức nuôi 981,654** 0,038 Ngày công lao động nhà -9,968*** 0,001 Hằng số -1.974,559 Hệ số hồi qui R 0,652 Hệ số xác định R2 0,643 R2 điều chỉnh 0,533 Sig.F 0,003 *, **, *** biến có ý nghĩa ở các mức 10%, 5% và 1%. NS, biến không có ý nghĩa. Hệ số xác định R2 = 0,643 để xác định sự biến động của biến phụ thuộc, có nghĩa là 64,3% sự thay đổi trong lợi nhuận ở các hộ chăn nuôi do ảnh hưởng Luận văn tốt nghiệp Trang 66 bởi ảnh hưởng của dịch cúm, qui mô đàn và hình thức nuôi, còn lại là do sự ảnh hưởng của các yếu tố khác. Dựa vào bảng phân tích ta thấy, hệ số tương quan bội (R) là 0,652 %. Đây là hệ số nói lên tính chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc (lợi nhuận) và các biến độc lập trên. Như vậy, mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập được đưa ra trong mô hình là khá chặt chẽ. Giá trị Sig.F dùng để đo mức ý nghĩa  = 5% nhằm kiểm định giả thuyết của mô hình hồi qui tổng thể. Giả thuyết trong trường hợp này là: H0:  i = 0, các yếu tố đưa ra trong phương trình tổng quát không ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi H1:  i  0, các yếu tố đưa ra trong phương trình tổng quát thay đổi làm lợi nhuận của người chăn nuôi thay đổi. Ở đây, Sig.F = 0,013 nhỏ hơn nhiều so với mức  = 5%. Như vậy, với tất cả những yếu tố đưa ra ở trên, có những yếu tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, tức lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố trên. Từ kết quả xử lí trên, ta thấy, với các biến độc lập được đưa ra thì có các biến có ý nghĩa (tức các biến này thực sự ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi. Ta có phương trình hồi qui cụ thể như sau: TN = -1.974,56 – 41,641*AHC – 9,968*LĐN + 981,654*HTNuôi + Với  = 10%, (Sig = 0,056), nếu xảy ra dịch cúm ở tại địa phương hoặc nơi khác cũng làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Khi dịch cúm xảy ra, mức độ ảnh hưởng của cịch cúm càng tăng thì lợi nhuận của hộ giảm 41,641 đồng (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). + Với  = 1% (Sig = 0,001), khi cố định các yếu tố ảnh hưởng khác trong phương trình hồi qui, nếu lao động nhà của hộ tăng thêm 1 ngày công lao động thì lúc này lợi nhuận của hộ giảm 9,968 đồng. + Với  = 1%(Sig = 0,037), khi cố định các yếu tố ảnh hưởng khác trong phương trình hồi qui, nếu hộ thực hiện hình thức nuôi bán chăn thả tăng lên một hộ thì lợi nhuận trên nhân khẩu bình quân của hộ tăng lên 981,654 đồng Ngoài các yếu tố nói trên, thì các yếu tố khác có thể làm giảm lợi nhuận của hộ là 1.974,559 đồng/ kg/tháng. Các yếu tố này bao gồm: các nguồn chi phí, trình độ học vấn của chủ hộ... Luận văn tốt nghiệp Trang 67 Nhận xét: Theo kết quả chạy hồi qui tương quan giữa biến phụ thuộc là thu nhập và lợi nhuận với các biến độc lập ta thấy: Thu nhập và lợi nhuận của hộ đều bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Khi dịch cúm xảy ra đều làm giảm nguồn thu nhập và lợi nhuận của hộ, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí người tiêu dùng, từ đó, đầu ra, đặc biệt là giá bán bị giảm rất lớn. Bên cạnh đó, hình thức nuôi cũng ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của hộ. Các hộ chăn nuôi gà thịt đều có hình thức nuôi bán chăn thả, hình thức này, giúp hộ tiết kiệm một phần chi phí thức ăn nên có khả năng làm giảm tổng chi phí chăn nuôi. Tuy nhiên, khi người nông dân thực hiện sản xuất kinh doanh, thường không tính đến công lao động gia đình. Mặc dù không ảnh hưởng đến thu nhập nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận thực tế mà hộ nhận được. Khi ngày công lao động gia đình càng tăng lên thì lợi nhuận của hộ càng giảm. IV. TÌNH HÌNH ĐA DẠNG NGÀNH NGHỀ VÀ THU NHẬP CỦA HỘ 1. Tình hình cơ cấu thu nhập của hộ: Số liệu điều tra cho thấy rằng hầu hết các hộ chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu đều có cuộc sống ổn định. Nguồn thu nhập trong gia đình có từ nhiều nguồn khác nhau, thông thường hộ dựa vào những hoạt động nông nghiệp theo phương thức lầu đời tức vừa trồng trọt, kết hợp chăn nuôi… Bảng 32. TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA HỘ NĂM 2008 Số tiền Số mẫu Tỷ lệ (%) Trung bình(đồng) Dưới 50 triệu 19 32,8 29.756.190,63 Từ 50 triệu đến 100 triệu 17 29,3 72.264.771,24 Từ 100 triệu đến 200 triệu 14 24,1 134.400.525,14 Trên 200 triệu 8 13,8 325.369.989,63 Trung bình hộ 108.248.896,59 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Dựa vào số liệu thực tế thu thập trên địa bàn huyện, ta thấy thu nhập trung bình của 1 hộ trên địa bàn huyện là 108.248.896,59 đồng/năm, con số này rất cao Tuy nhiên khi xét về từng khoản thu nhập đối với những hộ có mức thu nhập Luận văn tốt nghiệp Trang 68 khác nhau, ta sẽ thấy được khoản chênh lệch rất lớn. Thu nhập của hộ dưới 50 triệu/năm chiếm đến 31,8%, đối với những hộ này trung bình thu nhập của hộ trong một năm là 29.756.190,63 đồng. Trong khi đó những hộ có thu nhập cao một năm, tổng thu nhập của hộ lên đến 325.369.989,63 đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch như trên là do có sự đa dạng hoá khác nhau ở những hộ và hiệu quả sản xuất của hộ. Nhỏ hơn 50 triệu, 33% Trên 200triệu, 14% Từ 100 triệu đến 200 triệu, 24% Từ 50 triệu đến 100 triệu, 29% Thu nhập của hộ chăn nuôi chủ yếu thu từ các nguồn sau: thu nhập từ chăn nuôi, thu nhập từ trồng trọt, thu nhập làm thuê, thu nhập từ buôn bán và thu nhập khác (thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ thuỷ sản, cho thuê đất nông nghiệp, thu nhập từ lương, từ cho thuê công cụ dụng cụ, thuê đất nông nghiệp). Mức độ phát triển đa dạng ngành nghề tại đây diễn ra khá phổ biến, trong tổng số 58 hộ điều tra, có đến 52 hộ thực hiện đa dạng ngành nghề, có thu nhập từ 2 đến 3 nghề trở lên. Dựa vào biểu đồ sau ta có thể thấy rõ đa số các hộ trong vùng nghiên cứu đều thực hiện đa dạng ngành nghề với tỷ lệ đến 90%. Thu nhập của nông dân có xu hướng tăng dần cùng với số ngành nghề mà nông hộ tham gia. khong da dang 10% co da dang 90% Hình 8. Tỷ lệ thu nhập của hộ năm 2008 Hình 9. Tỷ lệ hộ thực hiện đa dạng hoá Không đa dạng, 10% Có đa dạng, 90% Luận văn tốt nghiệp Trang 69 Nguồn thu nhập của nông hộ có khoảng 91,2% là thu từ các hoạt động nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi chiếm 77% trong tổng số thu nhập của nông hộ. Bên cạnh đó, nông hộ có nguồn thu nhập thứ hai là từ trồng trọt, tuy nhiên tỷ lệ thu nhập của hộ từ hoạt động này không cao, chỉ chiếm 14% trong tổng số thu nhập hộ. Tỷ lệ nông hộ tham gia vào các ngành nghề khác và phí nông nghiệp như buôn bán, làm công chiếm rất thấp, chỉ 9% cho tất cả các hoạt động. Phần lớn nông hộ trên địa bàn huyện đều có đất sản xuất, và việc chăn nuôi, nguồn thu nhập chính hầu hết mang lại hiệu quả, người chăn nuôi có khả năng ổn định đời sống. Chăn nuôi, 77% Trồng trọt, 14% Buôn bán 2% Thuỷ sản 2% Làm thuê 1% Khác, 4% Trong tổng số 52 hộ thực hiện đa dạng ngành nghề thì có đến 26 hộ hoạt động hai ngành nghề và 26 hộ còn lại hoạt động từ 3 ngành nghề trở lên. Hoạt động thu nhập của hộ tại địa bàn nghiên cứu khá phong phú, không có mô hình cụ thể cho tất cả các hộ. Phần lớn thu nhập chính cả tất cả các hộ là thu nhập từ chăn nuôi gia cầm. Mặc dù thực hiện đa dạng nhưng hộ chủ yếu đa dạng trong lĩnh vực nông nghiệp, còn lĩnh vực phi nông nghiệp và hỗ trợ nông nghiệp chiếm rất thấp. Đối với những hộ thực hiện đa dạng với hai ngành nghề đều đa dạng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 67,3%. Việc thực hiện đa dạng trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài nguồn thu nhập chính từ chăn nuôi gia cầm hộ còn thực hoạt động khác bao gồm: chăn nuôi khác (trâu, bò, heo), trồng trọt (lúa, màu, cây ăn trái,…). Những hộ đa dạng trong nông nghiệp hầu hết thực hiện theo phương thức truyền thống, mô hình trồng trọt và chăn nuôi là điển hình nhất. Trong số 35 hộ hoạt động đa dạng trong nông nghiệp thì có đến 18 hộ đa dạng theo mô hình vừa chăn nuôi vừa trồng lúa. Đây là mô hình cơ bản và phổ biến nhất trên địa bàn, vì phần lớn họ đều có đất đai sản xuất. Hình 10. Cơ cấu thu nhập của hộ năm 2008 Luận văn tốt nghiệp Trang 70 Trong lĩnh vực phi nông nghiệp thì gồm có: sử dụng lao động nhàn rỗi đi làm thuê chẳng hạn như đào đất, cắt lúa…hoặc đối với những hộ không đủ nguồn lực sản xuất như đất và vốn, cũng lựa chọn hình thức này để có thêm thu nhập. Bên cạnh đó, một số hộ sử dụng đất đai hoặc các loại dụng cụ phục vụ trong nông nghiệp như máy cày, máy gặt, máy bơm… cho những hộ khác thuê. Tuy nhiên, số hộ hoạt động hỗ trợ nông nghiệp không nhiều chỉ 7 trong số 52 hộ thực hiện đa dạng ngành nghề, chiếm tỷ lệ 13,5%. Hoạt động buôn bán và tiền lương là hai nguồn chủ yếu của những nhóm hộ thực hiện đa dạng trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Tỷ lệ số hộ tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là 19,2%. Bảng dưới đây, thể hiện những lĩnh vực trên địa bàn phỏng vấn thực hiện hoạt động đa dạng hoá: Bảng 31. HOẠT ĐỘNG THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Lĩnh vực hoạt động Ngành nghề Số hộ Tỷ lệ(%) 1. Nông nghiệp -Chăn nuôi gia cầm, trâu, bò, heo. - Trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái - Thuỷ sản 35 67,3 2. Hỗ trợ nông nghiệp - Làm thuê. - Cho thuê đất nông nghiệp - Cho thuê công cụ dụng cụ 7 13,5 3. Phi nông nghiệp - Buôn bán- Tiền lương 10 19,2 Tổng 52 100 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Theo ý kiến của những hộ được phỏng vấn, có 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến ý định thực hiện hoạt động nhiều ngành nghề của hộ (hình 7). Trong 52 hộ thực hiện đa dạng nghề thì có đến 26 hộ đa dạng hoạt động là do nguyên nhân để tăng thu nhập trong gia đình, chiếm 44,8%. Bên cạnh đó, do cơ sở vốn sẵn có nên người nông dân sử dụng đầu tư thêm ngành nghề khác có 9 hộ. Chiếm tỷ lệ 15,5% là 9 hộ thực hiện hoạt động nhiều ngành nghề là do biết tận dụng ưu thế của địa phương, thực hiện những hoạt động phù hợp với ưu thế trên. Chỉ có số ít hộ thực hiện mô hình chăn nuôi khép kín. Luận văn tốt nghiệp Trang 71 9 6 2 9 26 0 5 10 15 20 25 30 co von lam theo hang xom m o hinh khep k inh phu hop dieu k ien dia phuong them thu nhap Hình 11. Nguyên nhân thúc đẩy nông hộ thực hiện đa dạng hoá Việc thực hiện và không thực hiện đa dạng hoá dẫn đến sự khác biệt về thu nhập cũng như những yếu tố giữa các hộ. Dựa vào bảng dưới đây ta có thể thấy được sự chênh lệch của những hộ không thực hiện đa dạng ngành nghề và hộ thực hiện đa dạng với 2, 3 ngành nghề trở lên. Nhìn chung, thu nhập của nhóm hộ đa dạng hoá ngành nghề cao hơn nhóm chưa đa dạng hoá. Cụ thể, thu nhập hộ đa dạng với hai ngành nghề cao hơn trung bình 14.125.092 đồng/năm, với hộ đa dạng từ 3 ngành ghề trở lên cao hơn rất nhiều ở mức 68.938.581 đồng/năm. Điều này cho ta thấy hiệu quả của việc đa dạng hoá thu nhập của nông hộ. Bảng 34. THU NHẬP VÀ NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ TẠI CHÂU THÀNH NĂM 2008 Số quan sát Nhân khẩu Tỷ lệ lao động Diện tích Thu nhập Số hoạt động ngành nghề Hộ % (người) (%) (1.000m2) TN/hộ(đồng/hộ) TN/lao động) (đồng/lao động) 1 6 10,4 3,33 72,2 4,7 73.029.092 33.919.010 2 28 48,3 4,36 68,4 7,67 87.154.188 37.951.392 3 24 41,3 4,58 72,22 8,6 141.967.673 51.460.290 Trung bình 58 - 4,34 70,39 8,24 108.248.896 42.759.491 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Thêm thu nhập Phù hợp điều kiện địa phương Mô hình khép kín Làm theo hàng xóm Có vốn Luận văn tốt nghiệp Trang 72 Mặc dù số hộ da dạng hoá ngành nghề trong tổng số 58 hộ được điều tra, có khá đông hộ thực hiện đa dạng thu nhập, nhưng chỉ số SID bình quân của 58 hộ khảo sát cho thấy mức độ đa dạng rất thấp, chỉ số này chỉ đạt 0,35. Hoạt động trồng trọt của hộ đóng vai trò quan trọng trong phát triển đa dạng ngành nghề và tăng thu nhập của hộ. Ngoài chăn nuôi hầu hết các hộ đếu trồng trọ, trunh bình một hộ trên địa bàn huyện có 8.240m2. Nhóm nông hộ có thu nhập thấp, phần lớn thu nhập từ phi nông nghiệp như: tiền lương, tiền công làm thuê, cho thuê công cụ dụng cụ nông nghiệp. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp không mang đến thu nhập cao cho nông hộ, vì vậy phần lớn các hộ tham gia hoạt động nông nghiệp. Bảng 35. MỨC ĐỘ ĐA DẠNG HOÁ VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở CHÂU THÀNH, 2008 Thu nhập Thu nhập từ hai nguồn đadạng chính Số hoạt động ngành nghề SID TN/hộ (đồng/hộ) TN/lao động (đồng/lao động) TN trồng trọt/hộ (đồng/hộ) TN phi nông nghiệp/hộ (đồng/ hộ) 1 0 73.029.092 33.919.010 0 0 2 0,33 87.154.188 37.951.392 14.065.535 178.571 3 0,47 141.967.673 51.460.290 20.998291 9.827.083 Trung bình 0,35 108.248.896 42.759.491 15.479.206 4.152.586 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hoá thu nhập của hộ Đối với những hộ thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, họ đều dựa trên một số yếu tố sẵn có trong gia đình, đó là nền tảng cơ bản đối với những hộ thực hiện đa dạng hoá. Sau điều tra thực tế, trong tổng 58 hộ được phỏng vấn thì số hộ thực hiện đa dạng hoá và không thực hiện đa dạng hoá được mô tả trong bảng trên. Cụ thể tỷ lệ xảy ra đa dạng hoá trong từng trường hợp của hộ khi hộ thực hiện đa Luận văn tốt nghiệp Trang 73 dạng là khác nhau. Với xác suất là 48 % cho những hộ thực hiện đa dạng hoá hai ngành nghề. Hộ đa dạng với 3 ngành nghề có tỷ lệ là 32%. Trong 58 hộ, xác suất xảy ra cho hộ không thực hiện đa dạng ngành nghề là 10%. Xác suất thực hiện đa dạng hoá của hộ được thể hiện ở bảng sau: Bảng 36. XÁC SUẤT THỰC HIỆN ĐA DẠNG HOÁ CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH Số ngành nghề hộ đa dạng Số hộ Pi = ^Y 1 - ^Y 1 6 0,1 0,9 2 28 0,48 0,52 3 18 0,32 0,68 4 6 0,1 0,9 Tổng 58 1 - Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hoá của nông hộ ta đi vào thực hiện ước lượng hàm Logit. Các yếu tố trong mô hình được thể hiện trong phương trình sau: Trong đó, ^Y là có thực hiện đa dạng. 1- ^Y là không thực hiện đa dạng NK: nhân khẩu. Số người sống chung trong hộ. V.V. vay vốn. Đây là biến độc lập chỉ khả năng tiếp cận vốn của nông hộ. Khả năng tiếp cận vốn sẽ ảnh hưởng đến quyết định của hộ có đa dạng hay không. Vì vốn là một trong những cơ sở cho hộ thực hiện đầu tư sản xuất. DT Đ: diện tích đất canh tác của hộ. Yếu tố đất đai cũng rất quan trọng đối với quyết định có thực hiện đa dạng ngành nghề hay không của nông hộ. Vì phần lớn những hộ điều tra đều thực hiện đa dạng ngành nghề theo hướng nông nghiệp.  0 +  1*NK + 2*V.V+  3* DTĐ+  4TUOI +  5TĐHV + 6 NAM KN+ 7GT +  8LD + 9 T.H + 10 HĐD+ 9 AHC ln      ^ ^ 1 Y Y = Luận văn tốt nghiệp Trang 74 TUOI. Độ tuổi của chủ hộ. Biến này nhằm đánh giá khả năng đưa ra quyết định thực hiện đa dạng nghề dựa trên độ tuổi của chủ hộ. TĐHV. Trình độ học vấn của chủ hộ. Dựa trên trình độ học vấn, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật để từ đó hộ đưa ra quyết định thực hiện đa dạng. NAM KN: kinh nghiệm chăn nuôi của chủ hộ. Thời gian mà người chăn nuôi tham gia hoạt động tính cho tới thời điểm hiện tại. GT: giới tính của chủ hộ TLLD: tỷ lệ lao động trong một hộ T.H: Tập huấn. Đối với nông hộ trên địa bàn nghiên cứu, chăn nuôi là nguồn thu nhập chính. Việc người nông dân có được tập huấn kĩ thuật chăn nuôi hay không rất quan trọng đối với hiệu quả chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập cho hộ. Từ đó, người chăn nuôi có thêm cơ sở để quyết định thực hiện đa dạng nghề AHC: ảnh hưởng bởi cúm. Tình hình cúm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập của hộ chăn nuôi. Khi dịch cúm xảy ra, người chăn nuôi thường có quyết định thay đổi, chuyển hẳn hoặc chọn hoạt động thêm ngành nghề khác để có thu nhập. HĐD: hướng đa dạng. Ở đây, hướng đa dạng của hộ là hộ thực hiện đa dạng ngành nghề theo hướng phi nông nghiệp hay đơn thuần theo hướng nông nghiệp. Với 11 biến trong mô hình tổng quát trên, sau khi sử dụng phần mềm SPSS, thực hiện các bước tuần tự thay biến vào bỏ biến ra. Mỗi lần thực hiện với 6 biến, để có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhất với các biến sau: ảnh hưởng của dịch cúm (AHC), số nhân khẩu (NK), tỷ lệ lao động trong gia đình (TLLĐ), hướng đa dạng (HĐD), khả năng vay vốn của hộ (V.V) và tổng diện tích canh tác của hộ (DTĐ) (xem phụ lục 3-1). Kết quả mô hình được tóm tắt ở bảng sau: Luận văn tốt nghiệp Trang 75 Bảng 37. KẾT QUẢ TÓM TẮT MÔ HÌNH LOGIT VỀ QUYẾT ĐỊNH ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP Biến giải thích Hệ số tương quan P-Value Số thành viên trong hộ 1,230NS 0,131 Hướng đa dạng 19,458NS 0,998 Ảnh hưởng của dịch cúm 0,202* 0,059 Tỷ lệ lao động 0,028** 0,037 Diện tích đất canh tác của hộ 0,076** 0,054 Vay vốn của hộ 1,558*** 0,018 Constant -5,597 Sig. 0,047 -2 log likilihood 25,831 Cox& Snell R2 0,197 Nagelkerke R square 0,406 Với ***, **, *, NS thể hiện các biến trong mô hình về quyết định thục hiện đa dạng hoá thu nhập của hộ ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%, không có ý nghĩa. Dựa vào bảng kết quả trên cho ta thấy một số biến đưa ra trong mô hình là ảnh hưởng của dịch cúm, khả năng vay vốn của hộ, tỷ lệ lao động và diện tích cach tác có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, 5% và 1%. Mối tương quan giữa giữa biến phụ thuộc và biến phụ thuộc có mối liên quan chặt chẽ, phù hợp khá tốt với giá trị -2LL = 25,831 không cao lắm. Tuy nhiên đối với biến hướng đa dạng và biến nhân khẩu của hộ lại không có ý nghĩa. Trong 52 trường hợp được dự đoán là thực hiện đa dạng hoá thu nhập thì mô hình đã dự đoán chính xác 51 trường hợp, vậy tỷ lệ trúng là 98,1%. Còn với 6 trường hợp không thực hiện đa dạng hoá thì mô hình lại dự đoán sai 4 trường hợp, tỷ lệ trúng giờ đạt 33,3%. Từ đó ta có tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 91,4%. Hệ số tương quan của các biến như số thành viên trong hộ, độ tuổi chủ hộ và diện tích canh tác giải thích sự ảnh hưởng của chúng đến quyết định đa dạng hoá thu nhập của nông hộ cụ thể như sau: Dịch cúm xảy ra và những ảnh hưởng của nó có tác động tích cực đến quyết Luận văn tốt nghiệp Trang 76 định thực hiện đa dạng hoá của hộ. Điều này đúng với kì vọng ban đầu đặt ra. Khi dịch cúm có xảy ra thì khả năng quyết định đa dạng hoá của hộ tăng 0,202 lần - Diện tích đất canh tác có tác động tích cực đến quyết định đa dạng hoá của nông hộ. Nếu hộ có diện tích đất nhiều thì khả năng đa dạng hoá cao hơn so với những hộ có diện tích đất ít là 0,076 lần. Vì hầu hết các hộ thực hiện đa dạng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp - Khả năng tiếp cận vốn của hộ tỷ lệ thuận với quyết định đa dạng nghề. Vì vốn là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất. Nếu khả năng vay vôn của hộ tăng 1 lần thì cơ hội hộ thực hiện đa dạng tăng 1,558 lần. - Tỷ lệ lao động trong gia đình cũng tác động tích cực đến hành vi đa dạng hoá thu nhập của hộ. Cho thấy nếu tỷ lệ lao động trong hộ tăng 1% thì khả năng đưa ra quyết định đa dạng hoá thu nhập tăng lên 0,028 lần. Nhìn chung, kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hoá thu nhập của nông hộ thông qua mô hình hàm Logit nhị phân (Binary logistics) cho thấy, các biến ảnh hưởng của dịch cúm, khả năng vay vốn của hộ, tỷ lệ lao động và diện tích cach tác là những yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến khả năng đa dạng của hộ, và phù hợp với giả thuyết mong đợi 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ từ hoạt động đa dạng hoá Thu nhập của nông hộ có được từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là từ gia cầm và chăn nuôi. Với mục đích tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số yếu tố khác đến thu nhập của nông hộ khi hộ thực hiện đa dạng hoá, ta phân tích biến thu nhập và các yếu tố độc lập gây ra sự ảnh hưởng trên. Ta có phương trình tổng quát về sự tương quan trên như sau: TN =  0 +  1*DTCT +  2*TLLĐ +  3*TNCN +  4* HĐD+ 5*KT MOI +  6*AHC +  7*KD + 6*SID Trong đó, biến phụ thuộc là TN là thu nhập của nông hộ DTCT: diện tích đất canh tác của hộ (1.000m2). Đất đai là cơ sở chủ yếu để người nông dân hoạt động sản xuất. Theo như phân tích tình hình đa dạng thu nhập của hộ ở trên ta thấy, các hộ chủ yếu đa dạng nghề trong nông nghiệp. Do đó, kì vọng đặt ra cho biến diện tích đất là tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ. Tức Luận văn tốt nghiệp Trang 77 khi diện tích của hộ tăng lên 1.000 m2 thì thu nhập của hộ cũng tăng. TLLĐ: tỷ lệ lao động trong gia đình ( %). Số người đến độ tuổi lao động trong gia đình được kì vọng, khi tăng lên một % thì thu nhập của hộ tăng. Vì họ có khả năng tạo ra thu nhập. TNCN: thu nhập từ chăn nuôi của hộ ( đồng). Khoảng thu nhập quan trọng nhất đối với hộ nông dân. Vì phần lớn chăn nuôi là nghề chính của hộ trong địa bàn huyện. Vì vậy, khi thu nhập từ chăn nuôi của hộ giảm cùng làm cho thu nhập của hộ giảm. HĐD: hướng đa dạng của hộ, đa dạng nông nghiệp hay phi nông nghiệp. Thu nhập của nông hộ sẽ tăng nếu hộ thực hiện đa dạng theo hướng phi nông nghiệp. KT MOI: kĩ thuật mới mà hộ áp dụng vào chăn nuôi. Dựa vào kĩ thuật mới người chăn nuôi có thể tăng năng suất chăn nuôi mang lại thu nhập cao hơn. AHC: ảnh hưởng của dịch cúm. Khi dịch cúm xảy ra làm tổng thu nhập trên nhân khẩu của hộ bị ảnh hưởng như thế nào. KD: kiểm dịch. Tình hình kiểm dịch đối với đàn gia cầm của hộ. Nếu được kiểm dịch tốt, có thể hộ sẽ ít bị thiệt hại hơn khi xảy ra dịch bênh. SID: chỉ số đa dạng thu nhập của hộ. Với tất cả những biến được nêu ở trên, sau khi thực hiện loại biến lần lượt cho phù hợp. Ta có mô hình mới (xem phụ lục 3-2) với những biến sau: nguồn thu nhập từ chăn nuôi của hộ, hướng đa dạng, tình hình kiểm dịch, ảnh hưởng của dịch cúm, tỷ lệ lao động của hộ và chỉ số SID (mức độ đa dạng ngành nghề của hộ). Kết quả mô hình hồi qui được thể hiện ở bảng sau: Luận văn tốt nghiệp Trang 78 Bảng 38. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP TRÊN NHÂN KHẨU CỦA HỘ Biến giải thích Hệ số tương quan P- Value Tình hình kiểm dịch -1.561.337NS 0,716 Ảnh hưởng của dịch cúm -7.110.922* 0,060 Hướng đa dạng 4.279.312** 0,026 Tỷ lệ lao động 161.581,9** 0,031 Thu nhập chăn nuôi 0,268*** 0,000 Mức độ đa dạng ngành nghề 18.634.073,9** 0,026 Constant -11.557.414,4 Sig 0,000 R2 0,821 Adjusted R2 0,800 *, **, *** biến có ý nghĩa với mức  lần lượt là 10%, 5% và 1% NS. Biến không có ý nghĩa Từ bảng kết quả trên cho ta thấy, với hệ số xác định R2 = 82,1% đo lường sự ảnh hưởng của các biến độc lập trong mô hình ảnh hưởng đến biến thu nhập của hộ. Tức là, 82,1% sự thay đổi trong thu nhập của hộ là bị ảnh hưởng bởi thu nhập từ chăn nuôi, diện tích canh tác của hộ và mức độ đa dạng ngành nghề của hộ, còn 17,9% còn lại là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Giá trị Sig.F = 0,000 cho ta biết kiểm định giả thuyết của mô hình hồi qui tổng quát. Với mức Sig = 0,000<  =1% nên ta thấy mô hình trên là có ý nghĩa, tức thu nhập của hộ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố trên. Ta có phương trình: TN = -11.557.414,4 - 7.110.922*AHC + 4.279.312*HĐD + 161.581,9*TLLĐ +0,268*TNCN + 18.634.073,9*SID - Dịch cúm có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của hộ, nghĩa là dịch cúm xảy ra sẽ làm giảm thu nhập của hộ. Nếu các giá trị khác không thay đổi, khi xảy ra dịch cúm thì thu nhập của nông hộ sẽ giảm 7.110.922 đồng/ nhân khẩu với mức ý nghĩa thống kê 10%. - Đối với thu nhập từ chăn nuôi lại có tỷ lệ thuận với thu nhập/nhân khẩu của hộ. Khi nông hộ đa dạng hoá dựa vào tham gia chăn nuôi sẽ góp phần làm Luận văn tốt nghiệp Trang 79 tăng thu nhập của hộ.Vì vậy khi thu nhập từ hoạt động chăn nuôi tăng 1 đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì thu nhập của nông hộ sẽ tăng lần lượt là 0,268 đồng. - Hướng đa dạng của nông hộ có tác động tích cực đến thu nhập. Phần lớn các hộ đều đa dạng trong nông nghiệp, nên khi hộ thực hiện đa dạng theo hướng trong nông nghiệp thì thu nhập/nhân khẩu trong hộ sẽ tăng 4.279.312 đồng (trong điều kiện các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi. - Tỷ lệ lao động trong hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập/ nhân khẩu của hộ. vì khi có người đến độ tuổi lao động trong gia đình thì họ bắt đầu tham gia sản xuất tạo ra thu nhập. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi tỷ lệ lao động trong hộ tăng 1% thì thu nhập của hộ tăng 161.581,9 đồng/người - Bên cạnh đó, mức độ đa dạng ngành nghề của hộ cũng góp phần làm tăng thu nhập của hộ. Cụ thể là nếu các thành viên trong hộ có 1 cơ hội tìm thêm việc làm thì sẽ góp phần tăng thêm tổng thu nhập cho nông hộ là 18.634.073,9 Luận văn tốt nghiệp Trang 80 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH QUAN TRỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT I. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI Qua những điểm phân tích trên, ta có thể rút ra một số điểm mạnh và điểm yếu của hộ chăn nuôi, đồng thời tìm ra những cơ hội, thách thức. Tù đó, đề ra những giải pháp cụ thể giúp hộ nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tăng thu nhập Về điểm mạnh - Hầu hết các hộ chăn nuôi đều có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi gia cầm nên họ có nhiều cách chăn nuôi để đạt hiệu quả cao như có thể nắm bắt tình hình giá cả, thời điểm nuôi đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nhờ vào kinh nghiệm lâu năm, người chăn nuôi sẽ chủ động hơn trong công tác phòng bệnh, nhằm giảm thiểu rủi ro bị mất mát. - Có nhiều nguồn lực để phát triển chăn nuôi như đất đai, lao động… Về điểm yếu - Thiếu đầu tư hoàn chỉnh về chuồng trại. - Chưa có thói quen xây dựng sổ sách quản lí và theo dõi chăn nuôi. - Do nông hộ dựa vào kinh nghiệm là chính nên chưa có ý thức cao đối với phòng chống dịch bệnh. Đồng thời chưa có khả năng ứng phó với những diễn biến bất thường xảy ra trong chăn nuôi. - Lệ thuộc lớn về nguồn thức ăn được cung cấp từ bên ngoài. Về cơ hội - Điều kiện tự nhiên của địa phương thuận lợi cho việc chăn nuôi gia cầm, cả gà và vịt. - Trong thời gian gần đây, giá bán của các loại sản phẩm từ gia cầm có xu hướng tăng trở lại. - Đuợc sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan ban ngành trong công tác chăn nuôi như mở các lớp tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, thường xuyên kiểm tra đàn gia cầm của các hộ nuôi Về những mối đe doạ - Dịch bệnh luôn diễn ra thất thường gây khó khăn cho người chăn nuôi. Luận văn tốt nghiệp Trang 81 - Giá cả đầu vào, đặc biệt là giá cả thức ăn luôn biến động tăng cao. Điều này làm tăng tổng chi phí của nông hộ. - Phần lớn các hộ nuôi gia cầm đều sử dụng vốn tự có của gia đình để chăn nuôi, nếu có vay hộ thường vay từ nguồn không chính thức. Hiện nay, tại địa phương chưa có chính sách cụ thể cho vay vốn đối với hộ chăn nuôi gia cầm. Từ những điểm trên, ta có thể kết hợp tạo ma trận SWOT như sau: Luận văn tốt nghiệp Trang 82 Bảng 39. Ma trận SWOT Cơ hội: O1- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương thuận lợi cho việc chăn nuôi gia cầm, cả gà và vịt. O2- Giá bán của các loại sản phẩm từ gia cầm có xu hướng tăng trở lại. O3- Đuợc tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật chăn nuôi và sự giúp đỡ của thú y Đe doạ: T1- Dịch bệnh luôn diễn ra thất thường gây khó khăn cho người chăn nuôi. T2- Gía cả đầu vào, đặc biệt là giá cả thức ăn luôn biến động tăng cao. Điều này làm tăng tổng chi phí của nông hộ. Điểm mạnh: S1- Có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi. S2- Có nhiều nguồn lực để phát triển Kết hợp điểm mạnh và cơ hội. S1+O1+O2- Kết hợp kinh nghiệm và điều kiện tự nhiên để tăng hiệu quả chăn nuôi. S2+O3- Mở rộng qui mô chăn nuôi phù hợp với nguồn lực của nông hộ S1+O2- Chủ động tìm đầu ra tốt nhất. Kết hợp điểm yếu và cơ hội S2+T1- Kết hợp với thú y tiêm văcxin đầy đủ, đề phòng các loại bệnh. S1+T2- Thường xuyên tìm hiểu kĩ thuật chăn nuôi,thông tin thị trường, đồng thời thay đổi phương thức chăn nuôi phù hợp vớiộư thay đổi Điểm yếu: W1- Thiếu đầu tư hoàn chỉnh về chuồng trại. W2- Chưa có thói quen xây dựng sổ sách quản lí và theo dõi chăn nuôi. W3- Chưa có khả năng ứng phó với những diễn biến bất thường xảy ra trong chăn nuôi. W4- Thiếu vốn W5- Lệ thuộc lớn về nguồn thức ăn được cung cấp từ bên ngoài. Kết hợp điểm mạnh và các mối đe doạ W3+W5+O1+O3- Theo dõi thông tin thị trường và tình hình dịch bệnh thường xuyên để có thể đối phó kịp thời W1+W2+W4+O1+O3- Tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi Kết hợp điểm yếu và đe doạ - Chủ động tìm những nguồn thức ăn có khả năng thay thế thức ăn công nghiệp. - Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ người chăn nuôi trong quá trình chăn nuôi, đặc biệt là về vốn. Luận văn tốt nghiệp Trang 83 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NGƯỜI CHĂN NUÔI NÂNG CAO HIẸU QUẢ CHĂN NUÔI VÀ TĂNG THU NHẬP 1. Về con giống Con giống là khâu có tính quyết định đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi trong ngành chăn nuôi nói chung và nuôi gà công nghiệp nói riêng. Do vậy, các trung tâm nghiên cứu lai tạo và sản xuất con giống phải tăng cường hoạt động nghiên cứu lai tạo giống mới có năng suất chất lượng cao, thời gian nuôi ngắn, tỉ lệ hao hụt ít. Đa số người tiêu dùng hiện nay vẫn ưa chuộng các sản phẩm gia cầm truyền thống. Đặc biệt là sản phẩm từ gà, thông thường giá cả của loại gà thịt thả vườn và trứng gà ta cao hơn sản phẩm gà công nghiệp. Lí do một phần do thói quen của người tiêu dùng, một phần do chất lượng từ sản phẩm này. Đối với những hộ chăn nuôi vịt, nhất là với vịt trứng, họ cần những loại giống có năng suất cao như đẻ đạt, đều, ít bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương. Do vậy, công tác lai tạo giống mới phải hướng tới thị hiếu người tiêu dùng, có như thế thì mới có khả năng cạnh tranh với hàng thịt gà nhập khẩu. Các công ty sản xuất và phân phối con giống nên mở rộng kênh phân phối con giống xuống tận các địa phương như: các trại, trạm, đại lí thức ăn hay đại lí thuốc thú y, nhằm khắc phục tình trạng thiếu giống cho người chăn nuôi, đảm bảo khi cần là có, giúp người chăn nuôi thuận tiện, dễ dàng hơn trong công tác chọn giống tốt, giống khỏe. Với tình hình cúm gia cầm như hiện nay, để người chăn nuôi an tâm hơn thì con giống do các công ty cung cấp phải đảm bảo có tiêm ngừa vacxin chống cúm H5N1. Con giống phải được cung cấp với giá cả hợp lí hơn để giúp người chăn nuôi hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2. Về thức ăn Chi phí thức ăn là loại chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi cao nhất. Bên cạnh đó, thức ăn không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Do vậy các công ty chế biến thức ăn cần thực hiện đúng các tiêu chuẩn về chất lượng đã được cơ quan quản lí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng lưu hành. Đẩy mạnh phát triển hệ thống công nghiệp chế biến thức ăn phục vụ cho Luận văn tốt nghiệp Trang 84 ngành chăn nuôi. Mặt khác người chăn nuôi cần đẩy mạnh hoạt động trồng ngô, đỗ tương,… lấy nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia cầm, đặc biệt là trong chăn nuôi vịt. Người nuôi có thể tận dụng hoặc mua các loại thức ăn như: ốc bưu vàng, hến. Vì các loại thức này rẻ hơn rất nhiều so với các loại thức ăn công nghiệp, nhờ đó có thể giảm chi phí và đạt lợi nhuận nhiều hơn. Tận dụng các loại phế phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn cho gia cầm nhằm giảm chi phí thức ăn. Giá thành là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao tính canh tranh của sản phẩm. Chi phí thức ăn lại ảnh hưởng rất lớn đến giá thành. Vì vậy, cần tập trung giải quyết những trở ngại về chi phí thức ăn do hiện nay chi phí thức ăn tăng quá cao. Sau dịch cúm, các loại thức ăn dành cho gia cầm đều tăng đột biến và không có xu hướng giảm. Để thực hiện được điều đó thì ngoài việc chủ động tạo nguồn nguyên liệu cho thức ăn, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ khâu sản xuất đến lưu thông và phân phối, định hướng vươn tới là hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghệp cung ứng thức ăn cho ngành chăn nuôi với giá cả hợp lí hơn. 3. Giá cả Hiện nay, giá cả của các sản phẩm từ chăn nuôi gia cầm còn biến động rất lớn. Giá cả phụ thuộc nhiều vào sự thất thường của dịch bệnh, chính vì vậy, khi có dịch bệnh xảy ra, mặc dù không tại địa phương, nhưng vẫn làm giá của sản phầm từ gia cầm bị hạ thấp. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ chăn nuôi. Chính vì vậy, cần phải quản lí nghiêm ngặt tình hình thị trường tiêu thụ gia cầm trong toàn huyện. Theo dõi để kịp thời thông tin cho nông dân về tình hình biến động của giá thịt cũng như giá con giống nhằm tránh tình trạng bán “hố” gây thua lỗ nghiêm trọng cho nông hộ (vì giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người chăn nuôi) 4. Giải pháp nâng cao trình độ kĩ thuật của người chăn nuôi - Những người sản xuất, kinh doanh phải nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật để có điều kiện thay đổi tư duy. - Ngoài hệ thống đào tạo tại các trường, có thể đào tạo bồi dưỡng các khoá học ngắn ngày, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lí khoa học kĩ thuật cho những Luận văn tốt nghiệp Trang 85 người sản xuất kinh doanh gia cầm. - Có kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh, kí hợp đồng kinh doanh nông nghiệp về sản phẩm gia cầm. 5. Về thú y Hoàn thiện hệ thống tổ chức thú y đến toàn bộ các xã trong huyện. Tiêm phòng đúng, đủ các loại vacxin: đặc biệt là vacxin cúm gia cầm cho tất cả đàn gia cầm nuôi tập trung, nuôi phân tán với tỉ lệ 100%. Quản lí tốt chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến: chăn nuôi gà bản địa hộ gia đình quy mô nhỏ quy định phải có chuồng trại, hàng rào ngăn cách, chăn nuôi gà công nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn, chăn nuôi vịt phải đăng ký với chính quyền và không được di chuyển quá 2 km. Việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm bắt buộc phải có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y nơi xuất phát và nơi nhận hàng: khi giao hàng xong, phía nhận hàng phải báo lại cho cơ quan thú y nơi xuất phát mới là hoàn thành. Làm tốt công tác tuyên truyền: mọi người dân đều được hiểu sâu sắc tác hại kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng của dịch cúm, như vậy phải tăng cường các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Như gia cầm ốm bệnh không được bán chạy và như thế không làm lây lan phát tán mầm bệnh. Các trại nuôi phải được quy định sau mỗi lứa nuôi phải để trống chuồng 3 tuần. Mục đích là giảm mật độ, giãn cách các lứa nuôi kế tiếp để tránh dịch. Các chủ trang trại phải được tập huấn về các biện pháp an toàn sinh học từ nguồn tài trợ của ngân sách nhà nước. Nếu chuồng bị dịch thì phải sau 2 tháng đến 3 tháng được cán bộ thú y kiểm tra đủ điều kiện an toàn sinh học mới được nuôi lứa tiếp theo. Khi có dịch quan điểm là “phát hiện nhanh, khống chế nhanh, tiêu huỷ nhanh”: tiêu hủy ngay đàn gia cầm bị dịch, theo dõi, kiểm tra mẫu ổ dịch, huyết thanh và phân lập virus trong bán kính 5km, cấm vận chuyển ra vào trong 1 tháng. Việc phối hợp các cấp chính quyền và các ngành phải tốt: Chính quyền cấp tỉnh, huyện và cơ quan y tế, hải quan cùng với lực lượng thú y phối hợp rất chặt chẽ, hiệu quả. Cơ quan y tế và thú y là hai cơ quan thường trực phối hợp kiểm tra Luận văn tốt nghiệp Trang 86 chia sẽ thông tin, vật tư, tổ chức phòng chống dịch. Chính sách đền bù và hỗ trợ: đền bù và hỗ trợ ở mức thấp cũng làm cho dịch bùng phát mạnh, phải có mức đền bù thoả đáng, giải ngân nhanh nên có tác dụng khuyến khích người dân khai báo bệnh dịch và kịp thời tiêu huỷ góp phần khống chế dịch bệnh, mức đền bù phải bằng 50% hoặc trở lên giá trị thị trường của gia cầm tiêu huỷ. Chăn nuôi phải chịu sự kiểm soát của thú y. Đầu tư cơ sở vật chất thoả đáng cho ngành thú y để có điều kiện chủ chương phòng chống địch cúm nói chung và dịch cúm gia cầm nói riêng. Khuyến khích phát triển các tổ chức thú y tư nhân để tăng cường biện pháp phòng chống dịch của địa phương. 6. Giải pháp tạo nguồn vốn: Hiện nay, đa số các hộ đều sử dụng vốn tự có trong gia đình để chăn nuôi gia cầm, nên họ chỉ chăn nuôi theo định mức mà họ có, không thể mở rộng qui mô chăn nuôi lớn với một số hộ theo vốn. Vì hiện nay, các ngân hàng chưa có chính sách cho các hộ sử dụng vốn vay trong chăn nuôi. Nếu có đi vay họ thường vay từ nguồn của nguồn của tư nhân, nếu vay từ ngân hàng, người chăn nuôi phải thế chấp bằng bằng khoán. Từ đó, tôi nêu ra một số giải phải cụ thể về vốn đối cho những hộ chăn nuôi như sau: - Đối với vốn ngân sách: + Cấp kinh phí lai tạo ra giống gia cầm mới cho hiệu quả kinh tế cao, kháng bệnh tốt. + Hỗ trợ làm chuồng trại. + Hỗ trợ kinh phí tiêm phòng dịch, tẩy uế chuồng trại. + Hỗ trợ kinh phí cho các lớp đào tạo kĩ thuật chăn nuôi, và công tác khuyến nông. - Đối với vốn vay: Có những chính sách ưu đãi về tín dụng, cải tiến thủ tục cho vay thuận lợi, mở rộng cho vay trung và dài hạn. + Vay để mua giống. + Vay để xây dựng, mở rộng chuồng trại. + Vay để mua thức ăn. + Nhà nước nên cho vay để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp, Luận văn tốt nghiệp Trang 87 với lãi suất ưu đãi cao nhất, cũng như đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, điện, nước đến tận trang trại, và xử lý nước thải. - Đối với vốn tự có: tạo lòng tin cho các thành phần kinh tế, nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư, sản xuất bằng cách Nhà nước tạo ra thị trường đầu tư thuận lợi và hệ thống pháp luật đầy đủ. + Tự bỏ vốn ra đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gia cầm. + Bỏ vốn ra thành lập các lò ấp nở đảm bảo tiêu chuẩn. - Ngoài ra thì phải có các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn vốn và công nghệ hiện đại. 7. Thị trường tiêu thụ Các hộ chăn nuôi phải hợp tác với các cơ sở giết mổ tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bán gà sạch. Tuyên truyền để người tiêu dùng yên tâm hơn khi có sản phẩm gà sạch, đảm bảo sạch bệnh thông qua các thông tin đại chúng. Khuyến khích chuyển đổi phương thức chăn nuôi, giết mổ, chế biến theo hướng tập trung nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và ổn định giá bán, khắc phục tình trạng người chăn nuôi bị ép giá. Nhà nước và chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để hướng sản phẩm gà thịt ra thị trường nước ngoài khi đã ổn định thị trường nội địa. Địa phương cần quan tâm thực hiện dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm gi cầm để người chăn nuôi có thể tăng hay giảm số lượng đàn theo từng thời điểm. Tìm kiếm các đối tác liên kết, liên doanh hoặc phối hợp tổ chức kinh doanh từng khâu. Tăng cường công tác tiếp thị đầu ra, đầu vào. Thông qua liện kết 4 nhà (nông dân, doanh nghiệp, quản lí, khoa học) để gắn bó thống nhất. 8. Giải pháp tăng thu nhập. - Chủ động tham gia các lớp đào tạo nghề phổ thông. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống tín dụng, chợ,… nhằm tạo thêm cơ hôi tìm việc cho nông hộ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Luận văn tốt nghiệp Trang 88 - Tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và các dịch vụ công như y tế, giáo dục… - Thực hiện tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng chăn nuôi, trồng trọt, các ngành nghề thủ công khác làm tăng thu nhập của hộ. - Hỗ trợ nguồn vốn vay cần thiết cho hộ. - Thực hiện chính sách dạy nghề gắn liền với chương trình tín dụng cho hộ nông dân trong vùng đã được quy hoạch theo từng nhóm đối tượng cụ thể: học nghề để phục vụ cho yêu cầu chuyển dịch tại chỗ, học nghề để tìm việc làm ở các tỉnh khác, học nghề xuất khẩu lao động, học nghề mở rộng sản xuất trên quy mô lớn ở các hợp tác xã - tức theo nhu cầu của nông dân và thực tế nâng cao chất lượng hàng hóa, yêu cầu hợp tác, nâng cao chất lượng hàng hóa trong hội nhập (hiện nay chúng ta còn dạy nghề theo chỉ tiêu và khả năng cung ứng của đơn vị dạy nghề, chứ chưa xuất phát từ nhu cầu nông dân, còn mang dáng dấp khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đòi hỏi phải có trình độ kha khá mới tiếp thu được, có đất để ứng dụng, khi học xong không đi liền với vốn vay để ứng dụng nghề đã học). - Tổ chức thực hiện cơ chế bảo hiểm vật nuôi cây trồng cả về phòng dịch bệnh cũng như khi rớt giá. - Tận dụng thời gian nông nhàn và nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương phát triển các ngành nghề truyền thống như: đan lợp, đan lưới, đóng xuồng, gớm, dệt thổ cẩm, chiếu… và nghề mới như: đan lục bình. Với trình độ hội nhập hiện nay thì những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đó sẽ đem lại một lợi nhuận rất cao. Luận văn tốt nghiệp Trang 89 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Nhìn chung tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện đạt hiệu quả, mang lại thu nhập cố định cho nông hộ. Phần lớn nông hộ chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu nuôi qui mô lớn đối với gà, hộ có qui mô đàn từ 500 đến 1500 con chiếm 1.500 con, số con bình quân cho mỗi lứa gà là 1.684,76 con. Trong khi đó những hộ chăn nuôi vịt chỉ nuôi ở qui mô nhỏ, 58,8% hộ nuôi với qui mô đàn từ 100 đến 500 con, trung bình 773 con/lứa nuôi. Đa số các hộ chăn nuôi đều có nhiều kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi cũng tham gia tập huấn nhằm tích luỹ thêm kĩ thuật chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Nguồn thức ăn cho gia cầm của hộ trong huyện chủ yếu là thức ăn công nghiệp được mua ở đại lý, nó là yếu tố đầu vào quan trọng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, chiếm đến 68,36% tổng chi phí nuôi gà và 79,4% tổng chi phí nuôi vịt. Do số lượng lò giết mổ gia cầm trên địa bàn huyện rất ít, toàn huyện chỉ có 1 lò giết mổ nên phần lớn các hộ đều bán cho thương lái. Tình hình giá cả của sản phẩm gia cầm bị biến động nhiều do ảnh hưởng của dịch cúm, và sự nhập khẩu của sản phẩm giá cầm giá rẻ của Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm từ gà. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh về giá làm cho thu nhập của hộ chăn nuôi không cao. Đối với hộ nông dân ở huyện, phần lớn đều thực hiện đa dạng hoá thu nhập nhằm ổn định đời sống, nhưng chỉ số về mức độ đa dạng hoá lại không cao, trung bình 0,35. Thu nhập của hộ chủ yếu từ hoạt động chăn nuôi gia cầm nhưng bên cạnh đó, hộ có thêm thu nhập từ nguồn khác như: trồng trọt, chăn nuôi khác, làm thuê và các hoạt động phi nông nghiệp, tỷ trọng thu nhập từ các nguồn khác của hộ không cao, không ảnh hưởng đáng kể đến tổng thu nhập của hộ. Mặc dù vậy , kết quả phân tích cho ta thấy được sự chênh lệch về một số chỉ tiêu giữa 3 nhóm hộ chưa thực hiện đa dạng, nhóm thực hiện đa dạng với 2 ngành nghề và nhóm thực hiện đa dạng từ 3 ngành nghề trở lên. Hầu hết những hộ không thực hiện đa dạng là những hộ có diện tích đất ít, thiếu lao động… Tóm lại, để hoạt động chăn nuôi gia cầm ở địa phương mang diện mạo mới hơn nữa đòi hỏi người chăn nuôi phải tâm huyết với nghề, các cơ quan ban ngành Luận văn tốt nghiệp Trang 90 có liên quan tại địa phương quan tâm hơn nữa về vốn, công tác thú y cũng như kĩ thuật nuôi. Có như vậy thì mới góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống của nông hộ, nâng cao hơn nữa tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp. II. KIẾN NGHỊ Để giải quyết một số vấn đề cần thiết trước mắt, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi tiếp tục hoạt động, đồng thời tạo điều kiện chuẩn bị lâu dài và phát triển thì có em một số kiến nghị sau: 1. Đối với nông hộ Yêu cầu của chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn hiện nay là chọn giống sinh trưởng nhanh, ít bị hao hụt do bệnh, và chi phí cho một đơn vị sản phẩm ở mức hợp lí. Do đó, người nuôi nên chú ý đến việc lựa chọn các nguồn lực đầu vào hợp lí nhất là ưu tiên lựa chọn những con giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu bệnh tốt để đạt được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất. Dù nuôi với qui mô nào thì các hộ cũng nên tạo cho mình một thói quen tốt là lập một kế hoạch chăn nuôi: + Thời điểm nào nuôi là thích hợp nhất + Nuôi loại gì, theo loại hình nào (gà thịt, gà trứng, vịt thịt, vịt trứng, nuôi theo kiểu chăn thả, bán chăn thả hay nuôi theo hình thức công nghiệp có chuồng khép kín) + Con giống, thức ăn mua ở đâu, thanh toán như thế nào, sản phẩm đi tiêu thụ ở đâu, bán cho người nào. + Áp dụng hệ thống nào: VACB, VAC,… + Chủ động phòng ngừa dịch bệnh trên gia cầm, bảo vệ môi trường, dự đoán những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp đối phó kịp thời.. + Đặc biệt, có sổ ghi chép đầy đủ các khoản chi phí để sau khi bán có thể hạch toán kết quả chăn nuôi lãi hay lỗ để phân tích tìm nguyên nhân và rút kinh nghiệm cho những lần nuôi sau. Chẳng hạn như: Hàng ngày, hay mỗi khi mua, bán vật tư hay sản phẩm chăn nuôi phải ghi chép sổ sách các khoản thu, chi; để sau khi thu hoạch sản phẩm hạch toán hiệu quả chăn nuôi cho chính xác. Cần tính đúng, tính đủ đầu vào và đầu ra, nhất là sản phẩm phụ, sản phẩm dở dang, lãi suất vốn vay, chi phí lao động. Nếu thấy khâu nào bất hợp lý so với qui định phải Luận văn tốt nghiệp Trang 91 tìm rõ nguyên nhân để khắc phục. Trong chăn nuôi, lợi nhuận trên một đầu vật nuôi thường không lớn, vì vậy cần phải nuôi với qui mô vừa phải, hạn chế vay vốn khi chưa cần thiết, nuôi nhiều lứa trong năm, tận dụng triệt thức ăn tại nhà làm nguồn thức ăn cho gia cầm. + Chủ động thực hiện đa dạng hoạt động ngành nghề. 2. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương Mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm cho bà con sao cho họ có thể hiểu và áp dụng vào thực tiễn. Cung cấp thông tin, các tài liệu, sách báo có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hàng hoá cho các nông hộ. Xây dựng thêm các lò giết mổ gia cầm tập trung. Tổ chức các hình thức tín dụng, giúp hộ nông dân được vay vốn sử dụng cho chăn nuôi với lãi suất ưu đãi hơn. Tổ chức thú y trên địa bàn cần theo dõi sát sao hơn danh sách các hộ chăn nuôi để đảm bảo công tác thú y kịp thời và hiệu quả Các nhà nghiên cứu lai tạo thêm giống mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Cần có sự liện kết của bốn nhà: nhà nông – nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, có như vậy mới bảo đảm điều kiện sản phẩm gia cầm đạt chất lượng. Xây dựng các hợp tác xã bao tiêu sản phẩm. Nhà nước có biến pháp hữu hiệu để bình ổn giá cả đầu ra sản phẩm nhằm ổn định thu nhập cho ngưòi chăn nuôi để họ yên tâm chăn nuôi. Tạo thêm việc làm, giúp lao động nhàn rỗi có thêm cơ hội tìm việc làm, tăng thu nhập cho gia đình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN.pdf
Luận văn liên quan