Luận văn Tốt nghiệp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp tư nhân Toàn Thịnh 2006 - 2008

Năm 2005, Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp mới áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp, với hy vọng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cố vấn cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Chỉ với Luật Doanh nghiệp thì không thể bảo đảm có môi trường cạnh tranh bình đẳng theo đúng nghĩa. Vì vẫn còn nhiều luật, quy định khác, kể cả những luật bất thành văn, mà khối doanh nghiệp nhà nước có thể dựa vào để giành lấy ưu thế cho mình”.

pdf86 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 13376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp tư nhân Toàn Thịnh 2006 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 nghìn đồng, tương đương với 117,94%. Năm 2008 chi phí tiền điện là 4.085 nghìn đồng, tăng 910 nghìn đồng tương đương với 128,66%. Nguyên nhân là vì giá tiền điện tăng lên dẫn đến chi phí cũng tăng theo. Chi phí điện thoại: năm 2006 tiền điện thoại là 25.751 nghìn đồng, năm 2007 tăng 5.344 nghìn đồng, tương đương với 120,77%. Năm 2008 chi phí cho điện thoại là 33.841 nghìn đồng tăng 2.766 nghìn đồng tương đương với 108,90% so với năm 2007. Nguyên nhân là do hoạt động mua bán diễn ra nhiều nên chi phí điện thoại cũng tăng theo. Chi phí tiếp khách: năm 2006 chi phí tiếp khách chỉ có 4.515 nghìn đồng, năm 2007 tăng lên 2.218 nghìn đồng, tương đương với 150,52%. Năm 2008 chi Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 39 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan phí tiếp khách là 8.936 nghìn đồng, tăng 2.281 nghìn đồng, tương đương với 133,56%. Năm 2008 doanh nghiệp có phát sinh thêm chi phí thuê mặt bằng để làm kho chứa thêm hàng hoá. Cho nên chi phí thuê mặt bằng của cả năm 2008 là 56.000 nghìn đồng. Cũng chính vì nguyên nhân này mà chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 306,44% so với năm 2007. 4.2.3 Chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền tiền mặt. - Chi phí nguyên vật liệu: năm 2006 chi phí nguyên vật liệu là 8.725.171 nghìn đồng đến năm 2007 là 8.417.937 nghìn đồng giảm 307.234 nghìn đồng tương đương với 96,48%, sang năm 2008 chi phí nguyên vật liệu là 10.285.217 nghìn đồng tăng 1.867.280 nghìn đồng tương ứng với 122,18% tăng 15,70%. Nguyên nhân là do doanh số bán ra của năm 2008 cao hơn năm 2007. - Chi phí nhân công: do số lượng nhân viên không thay đổi nên chi phí nhân công là 60.000.000 qua 3 năm vẫn không thay đổi, lương mỗi tháng là 500.000 đồng/tháng - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bảng 5: Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp qua 3 năm (ĐVT:1000Đ) Năm 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tỉ trọng % Tuyệt đối Tỉ trọng % 560.667 713.605 1.019.898 152.939 127,28 306.292 142,92 Do tài sản cố định của doanh nghiệp mỗi năm từ năm 2006 – 2008 tăng dần qua mỗi năm cụ thể như ở bảng 3, nên chi phí khấu hao tài sản cố điịnh cũng tăng dân theo mỗi năm, cụ thể ở bảng 4, năm 2006 chi phí khấu hao tài sản cố định là 26.667 nghìn đồng đến năm 2007 là 61.307 nghìn đồng tăng 34.640 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 40 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan nghìn đồng, tương đương với 229,90%. Sang năm 2008 so với năm 2007 thì cũng tăng một lượng là 24.943 nghìn đồng, tương đương với 140,69%. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: năm 2006 là 40.029 nghìn đồng, năm 2007 tăng 2.580 nghìn đồng so với năm 2006 tương đương với 106,45%. Sang năm 2008 chi phí dịch vụ mua ngoài là 65.954 nghìn đồng tăng 23.344 nghìn đồng tương đương với 154,79%, nguyên nhân do trong giai đoạn nay tình trạng lạm phát vẫn còn diễn ra nên các mặt hàng giá cả hầu như đều tăng dẫn đến các chi phí cũng tăng theo. Các chi phí khác bằng tiền mặt: năm 2006 không phát sinh các chi phí bằng tiền nhưng năm 2007 và năm 2008 chi phí bằng tiền là 2.500 nghìn đồng, không tăng cũng không giảm Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 41 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan T ỷ l ệ (% ) 122 ,18 - 140 ,69 154 ,79 - 122 ,31 200 8/2 007 Tu y ệt đố i 1.8 67. 280 0 24. 943 23. 344 0 1.9 15. 567 T ỷ l ệ (% ) 96, 48 - 229 ,90 106 ,45 - 96, 95Ch ênh l ệch 200 7/2 006 Tu y ệtđ ố i -30 7.2 34 0 34. 640 2.5 80 2.5 00 -26 9.5 13 200 8 10. 285 .21 7 60. 000 86. 250 65. 954 2.5 00 10. 499 .92 1 200 7 8.4 17. 937 60. 000 5.6 14. 398 61. 307 42. 610 2.5 00 8.5 84. 354 Nă m 200 6 8.7 25. 171 60. 000 26. 667 40. 029 8.8 53. 867 Ch ỉ ti êu 1. C hi phí ng uyê n v ật l iệu 2. C hi phí nh ân côn g 3. C hi phí kh ấu hao tài sả n cố đ ịnh 4. C hi phí d ịch vụ m ua ngo ài 5. C hi phí kh ác b ằng t iền C ộn g B ản g 6 : C HI PH Í S ẢN XU ẤT K IN H DO AN H TH EO TH ÀN H PH ẦN CỦ A D OA NH NG HI ỆP Q UA 3 NĂ M 20 04 – 2 006 ĐV T:1 000 Đ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 42 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận có thể hữu hình như: tiền, tài sản… và vô hình như uy tín, của công ty đối với khách hàng và phần trăm thị trường mà công ty chiếm được. 4.3.1 Phân tích chung lợi nhuận của Doanh nghiệp:(ĐVT:1000Đ) 2006 327.427 2007 421.745 2008 350.871 0 100000 200000 300000 400000 500000 Số tiền Hình 3: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Tổng lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế và đuợc hình thành từ khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Qua bảng 1, dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy tổng lợi nhuận năm 2006 là 327.427 nghìn đồng. Năm 2007 so với năm 2006, lợi nhuận tăng 94.318 nghìn đồng, tương đương 128,8% và năm 2008 tổng lợi nhuận tăng 70.873 nghìn đồng, tương đương 83,20% so với năm 2007, từ kết quả trên cho thấy nổ lực của doanh nghiệp trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình thông Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 43 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan qua việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4.3.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Qua bảng phân tích ta thấy, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 113,41% với mức tuyệt đối là 1.240.296 nghìn đồng. Năm 2008 doanh thu thuần tăng 486.964 nghìn đồng tương đương 104,04%. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được gia tăng để đáp ứng mức độ tiêu thụ ngày càng tăng của lượng hàng hoá bán ra. Năm 2007 tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán (năm 2007 so với năm 2006 là 113,41% so với 111,50%). Đây không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận của công ty vì nó còn góp phần làm cho lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này tăng lên khoảng 28,8% năm 2007 so với năm 2006. Đến năm 2008 so với năm 2007, tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại chậm hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (104,04% so với 105,72%). Nguyên nhân do trong giai đoạn này tình trạng lạm phát của năm 2007 tăng cao đã làm ảnh hưởng đến năm 2008, tất cả các loại giá cả hàng hoá đều đồng loạt tăng cao, nhiều nhà cung cấp đã tích trừ hàng hoá trong kho chờ giá tăng cao hơn nữa nhằm sinh lợi nhuận cao, đều này khiến cho nguyên vật liệu khan hiếm trên thị trường càng đẩy giá vốn tăng vọt, đến cuối năm 2008 giá bình ổn trở lại và hạ bớt cơn sốt tăng vọt nhưng nhwngx nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất vẫn ôm khư khư giá cao, bởi lẽ hàng hoá trong kho tồn đọng nếu hạ giá thì sẽ bị lỗ. Chính vì thế cả năm 2008 làm cho tốc độ gia tăng của giá vốn tăng cao hơn tốc độ của doanh thu. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lãi gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Xét về chi phí ta thấy năm 2007 so với năm 2006 tăng 72.9167 nghìn đồng tương đương 251,91% và chi phí quản lý doanh nghiệp 27.586 nghìn đồng tương đương 64,95%, trong đó lãi gộp tăng 236.782 nghìn đồng tương đương với 145,45% nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 94.318 nghìn đồng Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 44 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan tương đương với 128,80%. Đến năm 2008 chi phí bán hàng giảm 69.569 nghìn đồng tương đương với 90,82% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 156.621 nghìn đồng tương đương với 306,44%, trong đó lãi gộp giảm 69.569 nghìn tương đương với 90,82% so với năm 2007 làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm chỉ còn 83,20% tương đương với 70.873 nghìn đồng. Tóm lại lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các doanh thu hoạt động tài chính không phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung Doanh Nghiệp Tư Nhân Toàn Thịnh là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả qua 3 năm liền 2006 – 2008 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có lợi nhuận, tuy không tăng đều qua các năm nhưng con số về lọi nhuận cũng rất đáng kể. Năm 2007 lợi nhuận tăng cao đến 128,80% nguyên nhân là do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và nhờ sự tín nhiệm của khách hàng đã mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Năm 2008 lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ đạt 83,20% là do chi phí và giá vốn hàng bán tăng làm cho doanh thu tuy có cao nhưng lọi nhuận đem về không bằng năm 2007. 4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH: 4.4.1 Phân tích về các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Bảng 7: Phân tích các chỉ tiêu tình hình thanh toán (ĐVT:1000Đ) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng tài sản 3.046.413 3.862.191 4.099.957 Tài sản lưu động & đầu tư NH 2.867.931 3.289.893 3.307.615 Nợ ngắn hạn 44.794 118.979 5.873 Nợ dài hạn - - - Hàng tồn kho 744.263 1.929.744 1.264.100 HS khả năng thanh toán tổng quát (Lần) 68,01 32,46 698,07 HS thanh toán ngắn hạn (Lần) 64,02 27,65 563,16 HS thanh toán nhanh (Lần) 47,41 11,43 563,16 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 45 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan a. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Bảng 8: Phân tích hệ số khả năng thanh toán tổng quát (ĐVT:1000Đ) Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tổng tài sản 3.046.413 3.862.191 4.099.957 1,27 lần 1,06 lần Nợ ngắn hạn 44.794 118.979 5.873 2,66 lần 0,05 lần Nợ dài hạn - - - - - HS khả năng thanh toán tổng quát (Lần) 68,01 32,46 698,07 -27,55lần 665,61lần Hệ số thanh toán tổng quát là tỉ số giữa tổng tài sản trên nợ ngắn hạn và nợ dài hạn năm 2006 tỉ số ngày là 60,01 lần, năm 2007 tỉ số này là 32,46 lần giảm 27,55 lần, năm 2007 tổng tài sản tăng 1,27 lần, nhưng nợ ngắn hạn tăng đến 2,66 lần, cho nên hệ số thanh toán tổng quát bị giảm. Vì doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu tự có nên không có khoản nợ vay dài hạn, vì thế khi chia các hệ số thì nợ vay dài hạn là con số 0. Năm 2008 hệ số này lên đến 698,07 lần so với năm 2007 một con số khá lớn là vì nợ ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2008 chỉ còn 5.873 nghìn đồng, nguyên nhân tại sao nợ ngắn hạn lại giảm đến như vậy là vì nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này chỉ bao gồm thuế và các khoản phải nộp nhà nước nhưng năm 2007 sau khi nộp thuế xong thì doanh nghiệp còn dư lai một khoản khá lớn, vì thế năm 2008 đã được khấu trừ dẫn đến con số còn lại là 5.873 nghìn đồng. Nếu hệ số này lớn hơn 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, nhưng từ năm 2006 – 2008 thì hệ số này quá lớn so với 1, điều này chứng tỏ một điều là tiềm năng của doanh nghiệp là khá lớn và nợ ngắn hạn là quá nhỏ so với tài sản của doanh nghiệp. Cho nên khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất cao. b. Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là tỉ số của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Năm 2006 tỉ số này là 60,02 lần, năm 2007 tỉ số này là Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 46 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan 27,65 lần, năm 2007 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 1,15 lần trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng đến 2,66 lần. Chính vì thế hệ số này bị giảm xuống 36,37 lần. Năm 2008 hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là 563,16 lần chỉ số này tương đối rất cao tăng 535,51 lấn so với năm 2007. Nguyên nhân là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2008 tăng 1,005 lần trong khi đo nợ ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 0,05 lần. Chính vì thế làm cho hệ số thanh toán ngắn hạn tăng cao đến như vậy. Hệ số này là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng lên thể hiện tình hình tài chính cải thiện tốt hơn hoặc có thể do hàng tồn kho ứ động.Nhưng với hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp Tư Nhân Toàn Thịnh chỉ có thể là do tình hình tài chính được cải thiện vì nợ ngắn hạn năm 2008 giảm xuống 0,05 lần so với năm 2007. Bảng 9: Phân tích hệ số thanh toán ngắn hạn (ĐVT:1000Đ) Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tài sản lưu động & đầu tư NH 2.867.931 3.289.893 3.307.615 1,15 lần 1,005 lần Nợ ngắn hạn 44.794 118.979 5.873 2,66 lần 0,05 lần HS thanh toán ngắn hạn (Lần) 64,02 27,65 563,16 -36,37lần 535,51lần c. Hệ số thanh toán nhanh: Bảng 10: Phân tích hệ số thanh toán nhanh (ĐVT:1000Đ) Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tài sản lưu động & đầu tư NH 2.867.931 3.289.893 3307615 1,15 lần 1,005 lần Hàng tồn kho 744.263 1.929.744 1.264.100 2,59 lần 0,66 lần Nợ ngắn hạn 44.794 118.979 5.873 2,66 lần 0,05 lần HS thanh toán nhanh (Lần) 47,41 11,43 563,16 -35,98lần 551,73lần Hệ số thanh toán nhanh là tỉ số lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ cho hàng tồn kho trên nợ ngắn hạn. Năm 2006 hệ số này là 47,41 lần, năm 2007 hệ số này Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 47 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan chỉ còn 11,43 lần, giảm đi 35,98 lần, nguyên nhân cũng tương tự như các hệ số trên. Đến năm 2008 thì chỉ số này cũng tăng vọt lên 563,16 lần. Nguyên nhân chính cũng do nợ ngắn hạn bị giảm xuống quá nhiều so với năm 2007. Hệ số này cũng là tiêu chẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên hệ số này quá lớn lại dẫn đến tình trạng mất cân đối của nguồn vốn lưu động, vì phần lớn nguồn vốn lại tập trung về tài sản lưu động. 4.4.2 Nhóm tỉ số về quản trị tài sản: Nhóm chỉ tiêu này cho biết hiệu quả đem lại của những khoản mục mà công ty đã đầu tư vào đó, nó đã được đầu tư đúng đắn hay chưa và hiệu quả như thế nào? b. Vòng quay hàng tồn kho: Bảng 11: Phân tích vòng quay hàng tồn kho (ĐVT:1000Đ) Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 (1) Giá vốn hàng bán 8.725.171 9.728.685 10.285.217 - - (2) Hàng tồn kho 744.263 1.929.744 1.264.100 - - Vòng quay hàng tồn kho(1)/(2) 11,72 5,04 8,14 -6,68 vòng 3,1 vòng Là chỉ tiêu phản ánh hàng hóa luân chuyển bao nhiêu vòng trong kỳ. Hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng vì xác định được mức tồn kho hợp lý để đạt được mục đích doanh số, chi phí và lợi nhuận là điều hết sức khó khăn, do đó tồn kho thấp hay cao còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và qui mô của doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp trong những năm qua giảm rồi lại tăng theo một chiều hướng nhất định. Năm 2006, vòng quay hàng tồn kho là 11,72 vòng đến năm 2005 là 5,04 vòng giảm 6,68 vòng so với 2006 và sang năm 2008 số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 8,14 vòng tăng 3,10 vòng so với 2007. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp nhanh chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tốt hàng tồn kho của mình. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 48 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan Tuy nhiên, nó cũng thể hiện mức tồn kho thấp, có nguy cơ dẫn đến thiếu hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng khi cần thiết mà nhất là hàng hóa trong giai đoạn mùa xây dựng. Hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng vì vậy duy trì mức tồn kho hợp lý luôn là chính sách hàng đầu mà doanh nghiệp hướng tới. b.Kỳ thu tiền bình quân (DSO): Bảng 12: Phân tích các trị số kỳ thu tiền bình quân (ĐVT:1000Đ) Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 (1) Khoản phải thu 2.171 44.880 22.440 - - (2) Doanh thu bình quân/ngày 25.332 28.730 30.064 - - Kỳ thu tiền bình quân (1)/(2) (ngày) 0,09 1,56 0,75 1,47 -0,81 Tỷ số này đo lường khả năng thu hồi các khoản phài thu của công ty là nhanh hay chậm. Nhìn từ bảng 10 phân tích, ta thấy tỷ số này tăng rùi lại giảm qua các năm, năm 2006 là 0,09 ngày, năm 2007 là 1,56 ngày tăng 1,47 và năm 2008 là 0,75 ngày giảm 0,81 ngày. Căn cứ vào phương thức thanh toán của doanh nghiệp là thanh toán ngay bằng tiền mặt là hợp lý. c. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Bảng 13: Phân tích các trị số hiệu quả sử dụng vốn lưu động (ĐVT:1000Đ) Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 (1) Doanh thu thuần 9.246.172 10.486.468 10.973.432 - - (2) Vốn lưu động 911.944 1.295.229 1.977.294 - - Vòng quay vốn lưu động ((1)/(2) (lần) 10,14 8,1 0,55 -2,04 -7,55 Tỉ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn có Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 49 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác sản xuất kinh doanh. Qua bảng phân tích, ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghệp giảm qua các năm. Năm 2007, vòng quay vốn lưu động giảm 2,04 vòng so với năm 2006. Đến năm 2008, vòng quay vốn lưu động giảm 2,45 vòng so với năm 2007. Qua đó cho chúng ta thấy doanh sử dụng vốn lưu động có chưa có hiệu quả cao. Năm 2006, cứ 1 đồng vốn lưu động đem lại được 10,14 đồng doanh thu thì năm 2007, 1đồng vốn lưu động chỉ đem lại được 8,10 đồng doanh thu, 2,04 so với năm 2006 và năm 2008, 1đồng vốn lưu động đem lại 5,55 đồng doanh thu, lại giảm 2,45 đồng so với năm 2007. Đó là do công tác quản lý vốn của doanh nghiệp chưa thực sự hoàn chỉnh. d. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Bảng 14: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định(ĐVT:1000Đ) Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 (1) Doanh thu thuần 9.246.172 10.486.468 10.973.432 - - (3) Tài sản cố định 480.667 572.299 792.341 - - Vòng quay vốn cố định (1)/(3) (lần) 19,24 18,32 13,85 -0,92 -4,47 Qua bảng phân tích, ta nhận thấy vòng quay tài sản cố định năm 2007 giảm 0,92 lần so với 2006, đến năm 2008, vòng quay tài sản tăng lại giảm 4.47 lần so với năm 2007. Cụ thể là năm 2006, 1 đồng vốn tài sản cố định đem lại được 19,24 đồng doanh thu, năm 2007, 1 đồng vốn tài sản cố định đem lại 18,32 đồng doanh thu, giảm 0,92 lần so với năm 2006, năm 2008, 1 đồng vốn tài sản cố định chỉ đem lại 13,85 đồng doanh thu.. Ta thấy rằng doanh nghiệp có chính sách vốn đầu tư cho tài sản cố định tốt. Năm 2008, tài sản cố định có tăng nhưng do tình trạng lạm phát và tình hình suy thoái của nên kinh tế nói chung đã làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không còn được như trước. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 50 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan e. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Bảng 15: Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn (ĐVT:1000Đ) Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 (1) Doanh thu thuần 9.246.172 10.486.468 10.973.432 - - (4) Tổng tài sản 3.348.598 3.862.191 4.099.957 - - Vòng quay tổng tài sản (1)/(4) (lần) 2,76 2,72 2,68 -0,04 -0,04 Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh gia tăng qua các năm. Năm 2006, 1 đồng vốn tổng tài sản tạo ra được 2,76 đồng doanh thu, năm 2007, 1 đồng vốn tạo ra được 2,72 đồng doanh thu, đến năm 2008, 1 đồng vốn tổng tài sản đem lại được 2,68 đồng doanh thu, giảm 0,04 đồng so với năm 2008. Điều này thể hiện doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Tuy có chiều hướng giảm qua các năm, nhưng chỉ giảm nhẹ. Cho nên, cũng chứng minh được rằng trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh của mình. 4.4.3 Nhóm các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi: a. Lợi nhuận/tài sản (ROA): Bảng 16: Phân tích chỉ tiêu ROA Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Lợi nhuận 327.427 421.745 350.871 - - Tổng tài sản 3.046.413 3.862.191 4.099.957 - - ROA (%) 10,75 10,92 8,56 0,17 -2,36 Năm 2006 chỉ số ROA của doanh nghiệp là 10,75%, con số này phản ánh 100 đồng tài sản tạo ra được 10,75 đồng lợi nhuận. Năm 2007 con số này là 10,92% cao hơn so với năm 2006, điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2007 cao hơn so với năm 2006 là 0,15%. Sự t ăng lên của chỉ số ROA này chứng tỏ lương hàng hoá của doanh nghiệp bán ra thị trường của doanh nghiệp nhiều hơn .Sang năm 2008, chỉ số ROA của doanh nghiệp là 8,56%, giảm Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 51 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan đi mất 2,36%.Hay nói cách khác năm 2008, 100 đồng tài sản chỉ tạo ra được 8,56 đồng lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là năm 2008 hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bằng năm 2007 và thua cả năm 2006. Nguyên nhân là tuy tốc độ tăng doanh thu cao, nhưng do chi phí chiếm tỷ trọng khá cao do đó dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống. b. Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE): Bảng 17: Phân tích chỉ tiêu ROE Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Lợi nhuận 327.427 421.745 350.871 - - Vốn chủ sở hữu 3.303.804 3.743.212 4.094.083 - - ROE (%) 9,91 11,27 8,57 1,36 -2,7 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vài hình 3 biểu đồ, ta thấy ROE chênh lệch không lớn lắm so với ROA điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tự có của mình. Vốn tự có này hoạt động có hiệu quả tăng dần qua các năm, tuy tốc độ nhiều ít khác nhau nhưng nhin chung doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhờ vào vốn tự có của mình. Năm 2006 chỉ số ROE của doanh nghiệp là 9,91%, điều này có nghĩa là 100 đồng vốn tự có của doanh nghiệp tạo ra được 9,91 đồng lợi nhuận. Năm 2007 thì 100 đồng vốn tự có tạo ra được 11,27 đồng lợi nhuận, tăng 1,36 đồng lợi nhuận so với năm 2006. Năm 2008 chỉ số này chỉ còn 8,87% thấp hơn so với năm 2007 lẫn 2006, giảm mất 2,7 đồng lợi nhuận so với năm 2007. Tuy lợi nhuận có giảm do nhiều nguyên nhân khách quan nhưng nhìn chung doanh nghiệp hoạt động vẫn có hiệu quả Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 52 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan c. Lợi nhuận /doanh thu (ROS): Bảng 18: Phân tích chỉ tiêu ROS Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Lợi nhuận 327.427 421.745 350.871 - - Doanh thu 9.246.172 10.486.468 10.973.432 - - ROS (%) 3,54 4,02 3,20 0,48 -0,82 Tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu trong năm 2006 là 3,54%, tăng lên 4,02% trong năm 2007, tức năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,48%. Tỉ số này cho thấy doanh nghiệp đã có biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ, tình hình doanh nghiệp có dấu hiệu khả quan. Trong năm 2006 cứ 100 đồng doanh thu thi được 3,54 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2007 thì 100 đồng doanh thu tăng lên 4,02 đồng lợi nhuận. Sự gia tăng này chứng tỏ số lượng hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thụ nhiều hơn, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có triển vọng tốt. Tuy nhiên, sang năm 2008 chỉ số này giảm xuống chỉ còn 3,20%. Cho nên 100 đồng doanh thu chỉ nhận được 3,20 đồng lợi nhuận, tức là so với năm 2007 lợi nhuận bị giảm 0,82 đồng. Nguyên nhân lầ tốc độ doanh thu cao nhưng chi phí chiếm tỉ trọng khá cao, do đó dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống so với giai đoạn 2006 – 2007. Nhưng nhìn chung thì doanh nghiệp vẫn hoạt động có hiệu quả. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 53 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan 10,75 9,91 3,54 10,92 11,27 4,02 8,56 8,75 3,20 0 2 4 6 8 10 12 2006 2007 2008 ROA ROE ROS Hình 4: Biểu đồ thể hiện các nhóm chỉ tiêu sinh lời qua 3 năm 4.4.4 Hệ số nợ: Bảng 18:Phân tích hệ số nợ (ĐVT:1000Đ) Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tổng nợ 44.794 118.979 5.873 - - Tổng tài sản 3.348.598 3.862.191 4.099.957 - - Vốn chủ sở hữu 3.303.804 3.743.212 4.094.083 - - Hệ số nợ so với tài sản 1,3 % 3% 0,14% 1,7% -2,86% Hệ số nợ so với vốn 1,4% 3% 0,14% 1,6% -2,86% a. Hệ số nợ so với tài sản: Năm 2006 hệ sô nợ so với tài sản là 1,3% điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì co 1,3 đồng nợ, năm 2007 hệ số này là 3% , tăng 1,7 đồng nợ trên 100 đồng tài sản. Đến năm 2008 hệ số này chỉ còn 1,14% giảm đến 2,86% so với năm 2007. Hệ số nợ của doanh nghiệp này nhìn chung khá nhỏ nên ta có thể nói rằng % Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 54 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan doanh nghiệp này kinh doanh bằng nguồn vốn tự có và hình thức thanh toán là bằng tiền mặt. Hệ số nợ càng cao thì hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi. Hệ số càng thấp mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên trong trư ờng hợp của doanh nghiệp này là hệ số nợ thấp và ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có l ãi. V ì doanh nghiệp hoạt động bằng vốn tự có của mình không phải vốn vay nên ta chỉ khẳng định là đây là doanh nghiệp hoạt động tương đối ổn định. b. Hệ số nợ so nguồn vốn: Năm 2006 hệ số nợ so với vốn là 1,4% tức là cứ 100 đồng vốn có 1,4 đồng nợ. năm 2007 hệ số nay lên đến 3%, tăng 1,6 đồng nợ so với năm 2006. Đến năm 2008 hệ số này chỉ còn 0,14%, một con số khá bé, giảm đến 2,86 đồng nợ so với năm 2007. Nguyên nhân là vì vốn chủ sở hữu tăng 109,37% trong khi đó nợ lại giảm chỉ còn 4,9% so với năm 2007. Chính vì thế làm cho hệ sô này chỉ còn 0,14% Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 55 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 5.1 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ: 5.1.1 Nguyên nhân chủ quan: 5.1.1.1 Nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp: Trong giai đoạn 2006 – 2007 nhìn chung doanh nghiệp hoạt động rất có hiệu quả mỗi năm đều mang về lợi nhuận, tuy phát triển không đồng đều qua mỗi năm nhưng về mặt hiệu quả hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp được được coi là một trong những doanh nghiệp có thể tồn tại và trụ lại vững chắc trong cơn lốc khủng hoảng tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung. Với phương châm kinh doanh, sản xuất và bán hàng đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chính vì thế đã tạo nên sự uy tín chung đối với khách hàng quen thuộc và sự tín nhiệm đối với khách hàng mới, một điểm thuận lợi giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và quy mô sản xuất kinh doanh bằng chứng là doanh nghiệp đã mở thêm một xưởng chi nhánh trong thị trấn Phong Điền. Phân xưởng này hoạt động không kém hiệu quả so với phân xưởng chính. Vì thế không khác gì giúp cho doanh nghiệp mở rộng tăng doanh thu. Ngoài ra, cũng phải kế đến sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên mà doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả và doanh số ngày càng tăng. 5.1.1.2 Giá bán: Năm 2006 giá bán các mặt hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất tương đối ổn định, nhưng từ năm 2007 đến đầu năm 2008 giá cả tăng đột biến nhảy vọt làm cho hàng hóa tăng không ngừng và trở nên khan hiếm. Nguyên nhân là do khi giá tăng lên một số nhà đầu tư bắt đầu tích trữ hàng hóa chờ cho giá tăng lên nữa thì hưởng phần giá chênh lệch, nhằm ôm một số lợi nhuận, nhưng đến cuối sáu tháng cuối năm 2008 thì cơn sốt về giá một số mặt hàng bắt đầu hạ nhiệt, chính vì thế một số nhà đầu tư bị khủng hoảng về tài chính vì hàng còn đang tích trữ mà giá thì hạ xuống, nếu bán ra thì lỗ mà không bán cũng không được, cho nên Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 56 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan trong giai đoạn này không ít doanh nghiệp phải trắng tay và thua lỗ. Nhưng đối với DNTN Toàn Thịnh vì biết nắm bắt thời cơ nên khi giá tăng nhảy vọt thì doanh nghiệp không vội tích trữ hàng hóa, chỉ khi nào hết hàng mới nhập hàng, cho nên khi giá hạ thì doanh nghiệp cũng vội hạ theo và bán hết số hàng tồn kho ra thị trường, sao đó nhập lại những mặt hàng giá hạ và hoạt động vẫn bình thường. Đây chính là một cách khôn khéo và sự lãnh đạo tài tình của bộ phận quản lý doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp kinh doanh sản xuất cùng loại mặt hàng đã thua lỗ và phá sản trong cơn khủng hoảng nói trên. 5.1.2 Nguyên nhân khách quan: Nhờ các chính sách ưu đãi về thuế đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong những năm đầu hoạt động. Nhưng tình trạng lạm phát trong giai đoạn 2006 đến 2007 đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình tiêu thụ. Khi lạm phát xảy ra để khác phục nó Thống Đốc Ngân Hàng TW đã đưa quyết định tăng lãi suất lên cao để hạn chế lạm phát. Chính điều này làm cho các doanh nghiệp trong cả nước, những người phải vay vốn Ngân hàng nói chung phải chịu một lài suất tương đối cao, làm cho lợi nhuận kinh doanh giảm, kéo theo lương và phúc lợi của công nhân viên bị giảm sút, đời sống người dân tương đối khó khăn. Vì giá cả cứ tăng không ngừng chính vì thế cái ăn lo còn chưa đủ làm sao có dư để xây cất nhà cửa, đây cũng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2008 bị giảm so với năm 2007 và năm 2006 bên cạnh việc giá vốn hàng bán tăng cao. Về mặt tích cực thì nhà nước luôn tạo cơ hội và cũng cố cho doanh nghiệp hoạt động như cuối năm 2008 Nhà Nước hạ thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 25% so với năm 28% trước đây, nhưng chính sách này sẽ được thực hiện vào đầu năm 2009. Và các Ngân Hàng đầu năm 2009 không ngừng tuyên bố hạ lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất hay cải thiện tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong giai đoạn khungr hoảng. Đối với DNTN Toàn Thinh tuy kinh doanh dựa vào vốn tự có không vay mượn nhưng đây thực sự cũng là một cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 57 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan 5.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Lợi nhuận của Doanh Nghiệp Tư Nhân Toàn Thịnh nhìn chung đều tăng qua các năm, nhưng không đồng đều được thể hiện ở bảng 1 (trang 25) cụ thể như sau: Năm 2007 so với năm 2006: Năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp Tư Nhân Toàn Thịnh là 327.427 nghìn đồng, đến năm 2007 là 421.745 nghìn đồng tăng 94.318 nghìn đồng, tương đương với 128,80%. Vì lợi nhuận năm 2007 tăng nên ta cần xem xét xem yếu tố nào làm tăng lợi nhuận. Tổng các yếu tố ảnh hưởng: Các yếu tố làm tăng lợi nhuận: Doanh thu thuần 1.240.296 Chi phí quản lý doanh nghiệp - -27.586 1.267.882 . Các yếu tố làm giảm lợi nhuận: Giá vốn hàng bán 1.003.514 Chi phí bán hàng 72.917 Thuế thu nhập doanh nghiệp + 97.134 1.173.565 Lợi nhuận còn lại = 1.267.883 – 1.173.565 = 94.318 nghìn đồng Vậy qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy rằng lợi nhuận tăng 94.318 nghìn đồng là do năm 2007 giá bán tăng, sản lượng tiêu thụ tăng dẫn đến doanh thu tăng và tiết kiệm được một khoản chi phí quản lý so với năm 2006, mặt khác, yếu tố chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán và kết cấu mặt hàng tác động làm cho lợi nhuận năm 2007 tăng so với năm 2006. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 58 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan Năm 2008 so với năm 2007: Năm 2008 lợi nhuận là 350.871 đồng giảm 70.873 nghìn đồng so với năm 2007, tương đương với 83,20% hay giảm 16,80% lợi nhuận so với năm 2007. Các yếu tố làm tăng lợi nhuận: Doanh thu thuần 486.964 Chi phí bán hàng -62.834 Thuế thu nhập doanh nghiệp - -41.373 590.171 Các yếu tố làm giảm lợi nhuận: Giá vốn hàng bán 556533 Chi phí quản lý doanh nghiệp + 105511 662,044 Lợi nhuận còn lại = 590.171 - 662,044 = -62,873 Vậy qua phân tích các yếu tố tác động đến tăng giảm lợi nhuận, ta thấy giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh thu tăng, chi phí bán hàng giảm, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận doanh nghiệp nên đã làm cho lợi nhuận doanh nghiệp vẫn thu được là 350.871 nghìn đồng giảm 62.873 nghìn đồng so với năm 2007, hay giảm 16,80% lợi nhuận so với năm 2007. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 59 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan CHƯƠNG 6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 6.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ NGHUYÊN NHÂN: Tuy Doanh Nghiệp Tư Nhân Toàn Thịnh là một doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập không lâu lắm nhưng nhìn vào bảng báo cáo hoạt động kinh doanh qua 3 năm và việc phân tích nói trên thì ta có thể thấy quy mô hoạt động trên thị trường tương đối khá là ổn định. Văn phòng quản lý của doanh nghiệp tương đối ít người nhưng tất cả đều có tinh thần làm việc có hiệu quả, hỗ trợ giám đốc hết mình trong quá trình hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận. Doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật kí sổ cái với ưu điểm dễ hiểu, dễ ghi chép, dễ áp dụng và phát hiện sai sót, phù hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng phù hợp với biểu mẫu của nhà nước quy định, trình tự luân chuyển hợp lý. Mặc dù còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như trong công tác quản lý và chi phí. Đồng thời với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Song, bằng chính lĩnh vực kinh doanh của mình, doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 6.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP: Với kết quả phân tích hoạt động kinh doanh như trên ta thấy năm 2008 doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do sự biến động về giá cả lẫn lãi suất. Tình hình khủng hoảng kinh tế và sự trì trệ của tốc độ phát triển kinh tế nhưng doanh nghiệp vẫn khắc phục được những nhược điểm khách quan và chủ quan, kết quả là doanh nghiệp hoạt động vẫn có hiệu quả và có lợi nhuận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề tồn tại và cần xem xét. Do đó, để góp phần cải thiện tình hình kinh doanh và hoạt động tài chính, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn nữa thì em xin đưa ra một số giải pháp như sau: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 60 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan 6.2.1 Biện pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Việc tăng lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp và nhà nước. Vì vậy các doanh nghiệp thường xuyên luôn tìm cách khai thác hết mọi khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp nhằm đạt được mức lợi nhuận hợp lý và cao nhất.Các phương pháp chủ yếu là: Tăng doanh thu tiêu thụ: nếu doanh nghiệp lựa chọn biện pháp hạ giá thành sản phẩm kích cầu thu hút người tiêu dùng thì đồng nghĩa với việc giảm chi phí nguyên vật liệu. Việc tăng doanh thu sẽ góp phần làm tăng số vốn lưu động, phục vụ cho các khâu nhập các mặt hàng khác mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, cập nhật thông tin nhằm tìm kiếm được nguồn nguyên liệu chất lượng hơn tạo thêm uy tín cho doanh nghiệp. Sản phẩm có chất lượng cao, bán đúng hàng, đúng chất lượng, đúng giá mới nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường và thu hút được nhều khách hàng, tăng khối lượng sản phẩm bán ra thị trường nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ở lĩnh vực này doanh nghiệp cần quan tâm và đầu tư thiết bị máy móc công nghệ hiện đại như máy cán tole, máy cưa … Hạ giá thành sản phẩm: biện pháp cụ thể để doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm là nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tận dụng công suất máy móc thiết bị, giảm các chi phí ngoài, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp. 6.2.2 Biện pháp làm cải thiện tình hình tài chính: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Một chức năng chủ yếu của tài sản lưu động là tạo cho doanh nghiệp khả năng thanh toán cần thiết để duy trì khả năng thanh toán ngay cả trong giai đoạn lạm phát kinh tế. Do đó, mức độ và thành phần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chịu sự chi phối khó khăn. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 61 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đến hạ thấp chi phí, nâng cao doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Do đó không những giúp doanh nghiệp có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mà còn có thể hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như đối với người lao động. Phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh Hạ thấp chi phí sản xuất cũng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu chất lượng, kiểm tra và quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Trước hết, hạ thấp chi phí sẽ có thêm được nguồn vốn để mở rộng tái sản xuất xã hội. Trong điều kiện giá cả ổn định, nếu chi phí sản xuất của doanh nghiệp thấp thì lãi càng tăng và vốn tái hoạt động kinh doanh càng lớn. Hạ thấp chi phí sản xuất còn là điều kiện để doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc định giá giá bán, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Phương hướng hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanhh bao gồm các mặt sau: Nâng cao năng suất lao động: Nâng cao năng suất lao động có thể làm cho giờ công tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản phẩm được giảm bớt hoặc làm cho đơn vị sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm. Kết quả của việc tăng năng suất lao động sẽ làm cho chi phí tiền lương trực tiếp và một số khoản chi phí cố định khác trên một đơn vị sản phẩm hạ xuống so với trước đó. Tuy nhiên, mức độ tiền lương giảm nhiều hay ít tùy thuộc vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Nguyên tắc cơ bản xây dựng và quản lý quỹ tiền lương là: tốc độ tăng cao năng suất lao động lúc nào cũng phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương. Kết quả của việc tăng năng suất lao động đưa lại một phần là tiền lương của công nhân tăng lên, một phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, có như vậy mới vừa bảo đảm sản xuất kinh doanh phát triển vừa nâng cao mức sống cho nhân viên. Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 62 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan Nguyên vật liệu chiếm một tỉ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất của các ngành sản xuất, thông thường tỉ lệ này chiếm khoảng 60% - 70%. Bởi vậy, việc tích cực ttieets kiệm tiêu hao nguyên vật liệu có ý nghĩa lớn trong việc giảm chi phí sản xuất. + Tận dung công suất thiết bị; + Giảm bớt chi phí thiệt hại; Trong quá trình thi công công viêc, nếu để xảy ra nhiều sản phẩm hỏng sẽ dẫn đến sự lãng phí về nhân lực, nguyên liệu … Làm cho chi phí kinh doanh tăng lên. Bởi vậy, doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong công tác quản lý để giảm bớt những tổn thất về mặt này. + Tiết kiệm chi phí quản lý: Chi phí quản lysbao gồm nhiều loại chi phí như: tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí văn phòng, chi phí tiếp tân …Tiết kiệm chi phí này cần chú ý đến vấn đề bố trí hợp lý bộ máy quản lý, và chỉ chi những khoảng cân thiết. Kịp thời phát hiện và giải quyết hàng hóa tồn và ứ đọng Trong quá trình mua bán thì không tránh khỏi các mặt hàng tồn kho và ứ đọng cho nên phải kịp thời phát hiện và giải quyết những hàng tồn kho cho ra thị trường trước, cũng như đặc biệt là các mặt hàng sơn dầu, la phong nhựa thì nên áp dụng biện pháp nhập trước, xuất trước tránh tình trạng hàng quá hạn sử dụng bị tồn kho và doanh nghiệp phải chịu lỗ. Vì nếu bán ra thị trường thì xem như bán hàng kém chất lượng ảnh hưởng uy tín xưa nay doanh nghiệp cố gắng xây dựng. Vì thế cần có sự kiểm tra giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng hàng hóa bị ứ đọng, nhằm tránh ứ đọng vốn, tăng tốc độ luân chuyển vốn. 6.3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP KHÁC: 6.3.1 Công tác dự báo tài chính: Ngoài các giải pháp quản lý tài chính như đã nêu trên, doanh nghiệp cần xem xét thêm về công tác dự báo tài chính như sau: Trong công tác dự báo tài chính, doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến việc dự đoán các khoản phải nộp và các quỹ được trích nhằm tạo điều kiện sử Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 63 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan dụng vốn tốt hơn trong tình hình nếu doanh nghiệp có mở rộng thêm quy mô sản xuất hoặc trong tình hình nếu doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh. Cố gắng đề ra kế hoạch sử dụng vốn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, thích ứng với từng thời điểm và nội dung sử dụng vốn nhằm khắc phục tình trạng dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn khác. 6.3.2 Chính sách kinh tế nhà nước: Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp được thể hiện trong các chủ trương chính sách và pháp luật của nhà nước. Bởi vậy mỗi khi dự định đầu tư dài hạn doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ chính sách kinh tế nhà nước để có quyết định đúng hướng phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp cũng như lợi ích kinh tế. Thị trường và sự cạnh tranh: thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng có ảnh hưởng quyết định đến việc đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Nếu như đầu tư dài hạn nhằm sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa nào đó xét ra còn rất cần thiết cho xã hội, nói cách khác còn có thị trường tiêu thụ thì nên đầu tư, ngược lại thì không nên đầu tư. Trong trường hợp đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại hàng hóa đó thì cần xem xét thêm các yếu tố giúp cho doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh như trang bị kỹ thuật, chất lượng, mẫu mã. Lợi tức tín dụng và số thuế phải nộp: đây là hai nhân tố ảnh hưởng đến tới lợi tức của số vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Bởi vậy, khi đầu tư dài hạn không thể bỏ qua và cần xêm xét thận trọng. Sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật: đây là yếu tố hết sức quan trọng. Trong thời đại khoa học tiến bộ nhanh chóng, khi đầu tư dài hạn, nếu không cân nhắc kỹ, không tiếp cận được với khoa học công nghệ hiện đại, doanh nghiệp sẽ trở nên tụt hậu. Độ vững chắc tin cậy của sự đầu tư: trong điều kiện kinh tế thị trường, nếu việc đầu tư dài hạn có khả năng đảm bảo vững chắc thì sẽ kích thích các doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư. Ngược lại, nếu tình hình bắp bênh không ổn định sẽ làm cho các doanh nghiệp hạn chế đầu tư. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 64 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan Khả năng tài chính của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp khi quyết định đầu tư không thể vượt qua giới hạn khả năng tài chính của mình, trong đó bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn có thể huy động được. Bởi vậy, có thể coi đây là nhân tố nội tại chi phối quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 65 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc rất quan trọng của các nhà quản trị bởi một kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dù có khoa học và chặt chẽ đến đâu chăng nữa thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa. Qua sự phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp Tư Nhân Toàn Thịnh từ năm 2006 – 2008 thì ta thấy được doanh nghiệp là một trong những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mỗi năm đều mang về lợi nhuận, tuy mức biến động có khác nhau không tăng đều qua mỗi năm, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp đã đạt được lợi nhuận mong muốn. Trong cơn lốc biến động của lạm phát, ảnh hưởng suy thoái của tình hình kinh tế thế giới, bên cạnh nạn thất nghiệp tràn lan đã gây không ít gian nan và khó khăn cho doanh nghiệp. Làm cho doanh thu doanh nghiệp trên con số doanh thu vẫn tăng nhưng chi phí còn tăng cao hơn nữa đã làm cho lợi nhuậndoanh nghiệp giảm so với cả năm 2007 và năm 2006. Và kéo theo là giá cả tăng vùng vụt, thu nhập của người tiêu dùng không mấy khả quan nên làm cho doanh số bán ra cũng giảm. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, cạnh tranh chủ yếu là giá cả và mẫu mã mặt hàng. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng cho đến cùng thì Doanh Nghiệp Tư Nhân Toàn Thịnh vẫn là một trong những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và đóng góp không nhỏ trong sự phát triển kinh tế Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 66 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan 7.2 KIẾN NGHỊ: Đối với doanh nghiệp: Vì doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức tư nhân nên còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, vấn đề then chốt ở đây cũng là vấn đề chung cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nói chung đó chính là các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức tư nhân truyền thống, khi mở các loại hình kinh doanh chủ doanh nghiệp vừa làm giám đốc và quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh của mình. Vợ và con của chủ doanh nghiệp lần lượt lầ thư ký và phó giám đốc có khi kiêm luôn bán hàng, đây cũng là một điểm thuận lợi trong cơ chế quản ly và tiết kiệm được chi phí quản lý và chi phí bán hàng rất nhiều. Chính vì thế đây cũng là điểm hạn chế của các doanh nghiệp tư nhân nói chung, bởi sự gò bó và kinh doanh theo lối truyền thống, họ chỉ tin vào kinh nghiệm tích lũy được để kinh doanh chứ không cần phân tích kết quả kinh doanh của mình để lựa chọn phương pháp kinh doanh thích hợp. Chính vì thế, vốn chủ sở hữu và vốn tự có rất nhiều nhưng hiệu quả sử dụng vốn không cao. Tức là vẫn có lợi nhuận nhưng không cao so với mức nó có đạt được. Vì thế doanh nghiệp cần xem xét lại để đồng vốn cố thể sử dụng có hiệu quả nhất và đạt lợi nhuận cao nhất. Doanh Nghiệp Tư Nhân Toàn Thịnh vốn đã được sự tín nhiệm của khách hàng bởi sự uy tín và phương châm bán hàng đúng giá, đúng chất lượng. Cho nên doanh nên doanh nghiệp cần duy trì phong cách đảm bảo chất lượng lên hàng đầu cho khách hàng nhằm tăng thêm uy tín của mình. Doanh nghiệp nên tìm nguồn cung ứng nguyên liệu chất lượng và uy tín để luôn đảm bảo có đủ hàng hóa cho khách hàng. Năm 2009 doanh nghiệp có dự định mua sắm thêm một chiếc xe tải để đáp ứng dịch vụ cho khách hàng bởi vì những tháng đầu năm 2009 doanh số bán hàng tăng lên làm cho doanh nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng, chính vì thế chiếc xe là phương tiện giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu nhanh chóng cho khách hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 67 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan Đối với nhà nước: Các chuyên gia tham dự hội thảo về giải pháp giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh, do Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tổ chức mới đây tại TP.HCM, đều cho rằng hệ thống luật pháp còn nhiều bất cập là một trong những yếu tố quan trọng hạn chế sự trưởng thành của doanh nghiệp. Chỉ sau hơn sáu năm kể từ khi Luật Doanh nghiệp ban hành năm 1999 có hiệu lực, gần 160.000 doanh nghiệp mới đã ra đời, nhiều gấp bốn lần so với tổng số đơn vị phát triển được suốt trong 10 năm trước đó. Tuy nhiên, sự phát triển trong thời gian vừa qua chủ yếu là về số lượng, trong khi quy mô của hầu hết doanh nghiệp còn rất nhỏ, với trên 95% thuộc loại nhỏ và vừa theo tiêu chuẩn Việt Nam (vốn đăng ký không quá 10 tỉ đồng và có số nhân viên không nhiều hơn 300 người). Một trong những yếu tố quan trọng kìm hãm sức phát triển của khu vực tư nhân là những quy định đối xử chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Năm 2005, Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp mới áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp, với hy vọng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cố vấn cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Chỉ với Luật Doanh nghiệp thì không thể bảo đảm có môi trường cạnh tranh bình đẳng theo đúng nghĩa. Vì vẫn còn nhiều luật, quy định khác, kể cả những luật bất thành văn, mà khối doanh nghiệp nhà nước có thể dựa vào để giành lấy ưu thế cho mình”. Theo ông Doanh, lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp nhà nước là có cơ quan chủ quản, do mối quan hệ giữa hai chủ thể này khá gần gũi. Hơn nữa, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường dựa vào mối quan hệ nhiều hơn là hệ thống luật pháp. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp nhà nước và một số đơn vị có vỏ bọc tư nhân nhưng thực chất là “sân sau” của một số cán bộ có chức, có quyền. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Toàn Thịnh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 68 SVTH: Bùi Thị Thanh Lan Thế mạnh thứ hai của các doanh nghiệp nhà nước là quy hoạch ngành. Về hình thức, quy hoạch do các bộ ban hành, nhưng nó lại được soạn thảo bởi các tổng công ty nhà nước. “Họ đã đưa vào quy hoạch những quy định để hạn chế người khác nhằm tạo thuận lợi cho mình. Chẳng hạn bản quy hoạch phát triển ngành xi măng quy định không cho nước ngoài đầu tư vào dự án xi măng mới trước cuối năm 2008”, ông Lê Đăng Doanh nói. Ngoài ra, quốc doanh còn được nhiều ưu ái về đất đai, tín dụng, quyền khai thác tài nguyên. Theo ông Doanh, các nông trường quốc doanh hiện đang kiểm soát đến 25% diện tích đất nông nghiệp của quốc gia, nhưng chỉ tạo ra khoảng 1% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Để tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước phát triển về quy mô, đặc biệt là khu vực tư nhân, cần phải xét lại từ luật pháp, yếu tố nền tảng. Các chuyên gia cho rằng, luật pháp phải được thiết kế sao cho thực sự trở thành công cụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Chính vì thế có thể nói vai trò cả nhà nước khá là quan trọng trong sự phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước phải hết sức hỗ trợ cho doanh nghiệp để đảm bảo duy trì cho doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DNTN TOÀN THỊNH 2006 - 2008.pdf
Luận văn liên quan