Trong thời gian chín năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục với nhiều hình thức hợp tác phong phú. Cùng với đà
phát triển đó, quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển vượt bậc với
tổng kim ngạch thương mại hai chiều ngày càng tăng. Nhưng bên cạnh đó,
còn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết trong quan hệ thương mại:
trốn thuế, lậu thuế, cán cân thương mại không cân bằng.
69 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2361 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bên.
- Tỷ lệ các vụ tranh cấp, khiếu nại trong quan hệ buôn bán hai nước
ngày càng giảm. Cùng với việc hai nước công bố hàng loạt các biện pháp
quản lý và hỗ trợ các loại hình mậu dịch đi vào nề nếp, các đối tác tham
gia trao đổi mậu dịch giữa hai nước cũng thay đổi về thành phần. Tỷ lệ các
tư thương, công ty tư nhân ngày càng giảm, nhường chỗ cho các đơn vị
ngoại thương nhà nước có tiềm lực, có kiến thức kinh nghiệm buôn bán
quốc tế và các xí nghiệp, đơn vị sản xuất lớn trực tiếp tham gia trao đổi
hàng hóa giữa hai nước.
6. Những vấn đề tồn tại
- Vấn đề nhập siêu của phía Việt Nam từ khi mở cửa buôn bán với
Trung Quốc, phía Việt Nam hầu như luôn ở tình trạng nhập siêu. Chẳng
những như vậy, kim ngạch nhập siêu cũng có chiều hướng tăng dần năm
sau cao hơn năm trước; còn nhập khẩu của phía Việt Nam sang Trung
Quốc thì ngược lại, có xu hướng giảm dần hàng năm. Dưới đây là mấy con
số cụ thể chứng minh cho vấn đề này:
1993 1994 1995 1996 1999
Việt Nam xuất sang TQ 43,4% 3,5% 31,4% 25% (5 tháng
đầu năm)
44
22,3%
Trung Quốc sang Việt Nam 56,6% 65% 68,6% 75% 77,7%
Tổng kim ngạch hai chiều 100% 10-0% 100% 100% 100%
Việt Nam nhập siêu 13,2% 30% 37,2% 50% 55,4%
Nguyên nhân dẫn đến tình hình Việt Nam nhập siêu của Trung
Quốc với tỷ lệ khá cao như trên đã nêu ra trong bảng trên chính là ở chỗ:
+ Về mặt số lượng mà nói, nhóm hàng và mặt hàng mà phía Trung
Quốc xuất sang Việt Nam nhiều gấp 2 lần số nhóm hàng và mặt hàng Việt
Nam xuất sang Trung Quốc.
+ Các loại hàng hóa mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc thì đa số
là nguyên vật liệu và sản phẩm dưới dạng thô, số đã gia công chế biến còn
ít, hơn nữa sản phẩm là máy móc hầu như không có, do đó lượng giá trị
càng thấp hơn nhiều so với lương giá trị hàng hóa của Trung Quốc xuất
sang Việt Nam. Việt Nam nhập siêu với tỷ lệ khá cao cũng có nghĩa là
trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc hiện nay, phia Trung Quốc được
lợi nhiều hơn phía v gây ra những khó khăn nhất định trong việc thanh toán
với các bạn hàng Trung Quốc. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải
chủ động thương lượng với phía Trung Quốc sao cho họ hiểu rõ vấn đề,
tăng thêm việc nhập khẩu nhiều hơn nữa hàng hóa của Việt Nam đồng thời
hạn chế mức xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Tất nhiên đây là việc làm
không đơn giản, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích thiết thân của phía
Trung Quốc.
- Tỷ lệ trao đổi mậu dịch chính ngạch giữa hai nước chưa cao lắm.
Từ sau khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, trao đổi mậu dịch giữa
hai nước được thực hiện theo hai phương thức là mậu dịch chính ngạch và
mậu dịch tiểu ngạch. Diễn biến và phát triển của kim ngạch và tiểu ngạch
giữa hai nước trong mấy năm qua như sau:
Năm Kim ngạch
XNK chính
ngạch
Kim ngạch
XNK tiểu
ngạch
Tổng kim
ngạch XNK hai
chiều
Kim ngạch XNK chính
ngạch chiếm trong tổng kim
ngạch XNK hai chiều
199 97 150 247 trên 39%
45
1
199
2
90 222 312 trên 28,8%
199
3
221,35 92,65 314 trên 70%
199
4
436,61 176,39 613 trên 71%
199
5
638,10 314,50 997,6 trên 68%
199
6
810 340 1150 trên 70%
199
7
1240 khoảng 70%
Căn cứ vào số liệu cụ thể nêu ra trong bảng trên, có thể thấy rằng,
trong các năm 1991-1992, kim ngạch xuất nhập khẩu chỉnh ngạch ít hơn
kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch, chỉ chiếm khoảng trên 39% và
28,8% của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều mà thôi. Bắt đầu từ
năm 1993 trở đi cho đến năm 1997, tình hình đã thay đổi so với trước đó,
kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch đã lớn hơn kim ngạch xuất nhập
khẩu tiểu ngạch, nhưng vẫn chỉ chiếm khoảng từ 68% đến 71% trong tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. Trong quan hệ buôn bán với Trung
Quốc từ sau ngày 5-11-1991, phía Việt Nam chủ trương đẩy mạnh phát
triển mậu dịch chính ngạch, tỷ lệ càng lớn càng tốt. Còn phía Trung Quốc
thì ngược lại, mốn đẩy mạnh và phát triển mậu dịch tiểu ngạch ưu tiên ưu
đãi về thuế xuất khẩu thấp (hoặc miễn thuế)... Vì chủ trương chính sách
của hai phía khác nhau, nên nguyên vọng của phía Việt Nam mong muốn
nâng tỷ lệ xuất nhập khẩu chính ngạch cao hơn con số trên dưới 70% gặp
nhiều khó khăn. Vấn đềnày đã được nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười nêu ra
với các đồng chí lãnh đạo cấp caoc ảu Trung Quốc trong chuyến thăm
chính thức Trung Quốc vào giữa tháng 7 năm 1997 là:hai nước cần tăng
cường buôn bán chính ngạch hơn nữa, như thế là có lợi cho cả hai bên.
Phía Trung Quốc đã ghi nhận đề nghị đó của phía Việt Nam. Chúng ta hy
vọng thời gian tới, tỷ lệ buôn bán chính ngạch giữa hai nước có thể tăng cao
hơn con số 70-71%.
46
- Hoạt động buôn lậu hàng hóa qua biên giới hai nước (cả biên giới
trên đất liền lẫn trong vịnh Bắc Bộ), gây nhiều thiệt hại cho phía Nam.
Loại hoạt động buôn lậu bất hợp pháp này xuất hiện ngay từ khi biên giới
hai nước được mở cửa vào cuối năm 1988, kéo dài liên tục cho đến nay.
Hoạt động buôn lậu hàng hóa qua biên giới diễn ra theo hai cheieù, từ
Trung Quốc sang Việt Nam và từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Bọn buôn lậu mua hàng hóa từ Trung Quốc đem qua biên giới hai
nước trốn lậu thuế rồi đưa vào nội địa Việt Nam để tiêu thụ. Hàng hóa
buôn lậu từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam, gồm nhiều thứ như vải các
loại, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, xe đạp và phụ tùng, quạt điện các
loại, đồ dùng nhà bếp, đồ điện dân dụng và hàng điện tử, linh kiện đồng hồ
điện tử, kính dân dụng và đồ dùng bằng thủytinh, đồ sứ, gạch men các loại,
bánh kẹo, rượu ngoại, giầy da, băng video, đĩa C.D, tân dược, đồ chơi trẻ
em (như súng ống, kiếm, xe tăng, máy bay),... Có tài liệu cho biết: có đến
70-80% số hàng hóa nhập lậu tránh được sự kiểm tra ngăn chặn của hải
quan và cơ quan quản lý thị trường của nhà nước lọt vào nội địa tiêu thụ
với giá rẻ hơn giá cả hàng hóa cùng loại sản xuất ở trong nước. Trong số
những mặt hàng nhập lậu nêu trên thì có nhiều thứ Việt Nam đánh thuế
nhập khẩu cao và không khuyến khích nhập khẩu vì ở trong nước đã sản
xuất được, có một số mặt hàng phía Việt Nam cấm nhập khẩu,... Khối
lượng và giá trị của số hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc đưa vào Việt
Nam là khá lớn, bằng 1/3 kim ngạch xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch
của các năm 1990-1993 hoặc lớn hơn, bằng 1/3 kim ngạch xuất khẩu chính
ngạch và tiểu ngạch của các năm 1990-1993 hoặc lớn hơn, như năm 1996
lên đến 500 triệu USD (gần 1/2 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều
năm đó).
Những mặt hàng Việt Nam bị buôn lậu đưa sang bán tại Trung
Quốc (chủ yếu là ở khu tự trị, dân tộc Choang Quảng Tây) gồm có: gạo,
kim loại màu, gỗ quý cấm xuất khẩu (như gỗ Pơmu, gỗ nghiến), vàng,
ngoại tệ mạnh (USD), đặc biệt là nhiều loại thú rừng quý hiếm là tài sản
quốc gia cần được bảo vệ và nuôi dưỡng, cấm săn bắt và xuất khẩu ra nước
47
ngoài. Số lượng của loại "thú rừng quý hiếm" bị bắt đem sang Trung Quốc
trong mấy năm qua là khá lớn không thống kê được. Ở đây xin nêu ra một
vài ví dụ cụ thể:
Vào tháng 3-1997, công an và quản lý thị trường của ta bắt được
một xe ô tô chở động vật quý hiếm xuất lậu sang Trung Quốc, bao gồm:
653 kg rắn các loại, 535 tê tê, 24 con rùa, 11 con kỳ đà, 60 con chim móng
két..., vào tháng 10-1997, hải quan Móng Cái bắt được 1 xe ô tô chờ động
vật hoang dã quý hiếm đang trên đường xuất lậu sang Trung Quốc, bao
gồm: tê tê, kỳ đà, chồn, cào cào, cầy, rùa, rắn,... tổng cộng đến 2.900 kg,
trị giá khoảng 400 triệu đồng Việt Nam. Có đến hàng trăm vụ buôn lậu
như thế này đã trốn tránh được sự kiểm soát và ngăn chặn của phía Việt
Nam ddưa sang Trung Quốc bán kiếm lời.
Trong nhiều năm qua, hoạt động buôn lậu qua biên giới hai nước
đã gây thiệt hại to lớn cho phía Việt Nam:
+ Số lượng thếu xuất nhập khẩu mà Nhà nước thất thu là khá lớn,
nw năm 1996 chẳng hạn, giá trị số hàng xuất nhập lậu qua biên giới
khoảng 500 triệu USD, nhưng số lượng bị các lực lượng quản lý thị trường
và liên ngành của Việt Nam tịch thu và xử lý chỉ vào khoảng 30 tỷ đồng
Việt Nam (chưa đến 3 triệu USD) quả thật là rất ít.
+ Hàng hóa của Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam bán với giá rẻ
đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất ở trong nước, nhất là mấy năm đầu sau
khi quan hệ hai nước bình thường hóa, quy mô sản xuất bị thu hẹp, người
lao động mất việc làm... Có người nước ngoài đã đưa ra nhận xét như sau:
"ở Việt Nam mới vừa bắt đầu chính sách đổi mới và mở cửa, thì các spc ảu
Trung Quốc cũng đã bắt đầu bóp chết nhiều ngành công nghiệp của nước
này".
+ Bọn buôn lậu dùng tiền bạc để mua chuộc đã khiến cho một số
cán bộ trong các ngành hải quan thuế vụ, quản lý thị trường... bị thoái hóa
biến chất cho hàng hóa nhập lậu của chúng ta biên giới lọt vào nội địa.
48
Thời gian gần đây, để chống buôn lậu và gian lận thương mại, phía
Việt Nam đã thi hành một số biện pháp khá kiên quyết như thực hiện việc
dán tem đối với một số hàng mặt hàng nhập của nước ngoài, như xe đạp,
quạt điện, rượu ngoại, ti vi, tủ lạnh, đầu video, động cơ nhỏ, gạch men các
loại... Biện pháp nói trên đã thu được một số kết quả ban đầu. Thiết nghĩ,
cần phải thực hiện một số biện pháp cứng rắn hơn nữa thì mới hy vọng có thể
ngăn chặn được hoạt động buôn lâụ nói chung và qua bên giới Việt - Trung.
- Thời gian qua, trong buôn bán xuất nhập khẩu với Trung Quốc,
nhất là buôn bán xuất nhập khẩu tiểu ngạch do chúng ta quá tin tưởng vào
các bạn hàng Trung Quốc, còn thiếu kinh nghiệm trong buôn bán xuất
nhập khẩu với nước ngoài, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý vĩ mô của
chúng ta chưa được tốt, còn mang tính tự phát và cục bộ, có nhiều đối
tượng thuộc các thành phần kinh tế của các địa phương tham gia vào buôn
bán xuất nhập khẩu qua biên giới với Trung Quốc theo kiểu "mạnh ai
nấylàm" và tranh nhau khách hàng... cho nên phía Việt Nam đã bị thua
thiệt về nhiều mặt, một số doanh nghiệp của chúng ta đã mua phải hàng
hóa chất lượng thấp và thiết bị máy móc cũ và không đồng bộ với giá caó,
mang về nước phải sửa chữa lại mới sử dụng được. Một số doanh nghiệp
Việt Nam khi bán hàng hóa cho phái đối táng Trung Quốc, đã bị họ hạ cấp
và ép giá để mua rẻ, lấy hàng trước trả tiền sau chiếm dụng vốn, nợ
đọngkéo dài thua đơn thiệp kép. Đó là những biểu hiện mua bán qua biên
giới không lành mạnh, không chính đáng và bất bình đẳng, không có lợi
cho việc trao đổi mậu dịch chung giữa hai nước.
Muốn khắc phục tình trạng nói trên, thì cần phải tăng cường sự
quản lý và chỉ đạo thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền đối với mục
hoạt động mua bán xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới thực hiện
nghiêm túc việc thanh toán mua bán xuất nhập khẩu qua biên giới thông
qua ngân hàng của hai nước đặt tại vùng biên giới, tăng cường mậu dịch
chính ngạch, hạn chế mậu dịch tiểu ngạch...
Mức tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung
Quốc vài năm lại đây diễn ra chậm và ở mức thấp như: kim ngạch xuất
49
nhập khẩu hai chiều của năm 1996 chỉ tăng hơn mức của năm 1995 là 100
triệu USD, năm 1997 chỉ tăng hơn mức của năm 1996 là 90 triệu USD. Có
tài liệu nói rằng: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
trong hai tháng đầu năm 1998 đã giảm 20% so với cùng kỳ của năm ngoaí.
Đây có thể là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ diễn ra ở
một số nước Đông Nam Á và Đoong Á. Tin chắc là mức kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối
năm. Về khách quan mà nói, hai nước còn có những tiềm năng để mở rộng
và phát triển xuất nhập khẩu song phương. Hy vọng rằng chuyến thăm
Trung Quốc gần đây của Thủ tướng Phan Văn Khải thành công tốt đẹp và
việc ký kết Hiệp định buônb án hàng hóa ở vùng biên giới, sẽ mở ra một
bước phát triển mới của quan hệ Việt - Trung, nhất là quan hệ kinh tế
thương mại giữa hai nước trong thời gian tới, phấn đấu kim ngạch buôn
bán 2 tỷ USD vào năm 2000 trong đó có sự cân đối giữa xuất và nhập
khẩu.
II. QUAN HỆ ĐẦU TƯ
1. Hạng mục và cơ cấu đầu tư
Từ năm 1991 đến năm 1998 hai bên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các xí nghiệp lớn tích cực tham gia hợp tác kinh tế. Đến cuối năm 1997,
các đơn vị Trung Quốc đã đầu tư 41 hạng mục công trình ở Việt Nam với
tổng kim ngạch ước tính 102 triệu USD, đứng thứ 21 trong số các nước và
lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó dự án đầu tư lớn nhất là xây dựng
khu chế xuất Linh Trung ở thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư cả hai bên
là 14 triệu USD, tiếp đó là nhà máy thép Hải Phòng với vốn đầu tư là 9,7triệu
USD.
Tính đến cuối quý III năm 1999 Trung Quốc đã đầu tư vào 56 công
trình (không tính số dự án đã hủy bỏ) với tôngr số vốn hơn 100 triệu đô la
Mỹ, tập trung vào một số ngành dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng và sản
phẩm nông nghiệp như: xây dựng văn phòng, nhà ở, giáo dục, y tế nhân
dân, thủy tinh, đồ chơi, thuốc lá, kem, thuốc trừ sâu... để tiêu dùng tại thị
trường Việt Nam. Trong các hạng mục đầu tư của Trung Quốc phải kể đến
50
hai công trình lớn là khu chế xuất Linh Trung và chợ Sắt ở Hải Phòng
915,5 triệu USD).
Cơ cấu đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam có những điểm giống
với đầu tư của Trung Quốc trên thế giới và tại các nước ASEAN khác: chủ
yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng do Trung Quốc có kinh nghiệm tích luỹ về
lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng tại otj số nước đang phát triển về kinh tế,
có đội ngũ kỹ sư và công nhân xây dựng tinh thông nghiệp vụ được tôi
luyện trong những năm cải cách kinh tế.
Hiện nay hơn 5.000 doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại
120 nước và khu vực với tổng số vốn đầu tư trực tiếp là hơn 5 tỷ đô la Mỹ,
tập trung vào lĩnh vực xây dựng các cơ sở hạ tầng, một số nhà máy chế
biến nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp. Tại các nước ASEAN có hơn
300 dự án do Trung Quốc đầu tư, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
Hiện nay Trung Quốc đứng thứ 24 trong tổng số các nước vào
vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hình thức phong phú: xí nghiệp
100% vốn nước ngoài xí nghiệp liên doanh và hợp doanh và cá ở 3 miền
Bắc, Trung, Nam. Tuy với số vốn ít và hạng mục hạn chế trong một số
ngành, nhưng các dự án đầu tư của Trung Quốc đã tạo công ăn việc làm
cho trên 1.500 lao động trực tiếp tại Việt Nam.
Về phía mình, do năng lực còn hạn chế nên số lượng đầu tư của
Việt Nam và Trung Quốc không nhiều, chỉ tập trung tại 2 tỉnh Vân Nam và
Quảng Tây. Tại Vân Nam, đầu tư của Việt Nam chỉ là 240.000 đô la Mỹ.
2. Những đặc điểm trong quan hệ đầu tư Việt - Trung
- Quan hệ đầu tư Việt - Trung chủ yếu là quan hệ một chiều từ
Trung Quốc sang Việt Nam do năng lực tài chính của Việt Nam quá nhỏ
bé so với Trung Quốc. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ ở mức khiêm tốn
trong khi Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ hơn 154 tỷ đô la Mỹ đứng thứ hai
thế giới.
- Đầu tư của Trung Quốc chiếm tỷ trọng nhỏ cả về số lượng dự án
và tổng sốvốn đầu tư (khoảng 2% dự án và 3% số vốn đầu tư trong tổng số
51
dự án và tổn số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam). Sở dì có tình trạng
như vậy là do: (a) Các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc chưa thật sự coi
trọng thị trường Việt Nam; (b) Các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc
thường không đủ năng lực cạnh tranh với các công ty khác trong việc đấu
thầu đối với các cộng trình gọi thầu tại Việt Nam; (c) Tác động của khủng
hoảng kinh tế Đông Nam Á, từ năm 1977 Việt Nam giảm bớt xây dựng
các công trình hạ tầng - mặt mạnh trong đầu tư của Trung Quốc; (d) Lĩnh
vực xây dựng mà Trung Quốc mong muốn đầu tư là lĩnh vực mà Việt Nam
có nhiều năng lực; (e) Một số thủ tục hành chính ở Việt Nam còn phiền hà.
- Quy mô đầu tư của một số dự án ở mức thấp nhất, 60% các công
trình có tổng số vốn không quá 1 triệu đô la Mỹ. Bình quân một số dự án
đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam chỉ có mức vốn là 2,3 triệu đô la Mỹ,
thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân 16,6 triệu đô la Mỹ trong các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sở dĩ có tình trạng như vậy
do đầu tư của Trung Quốc chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với
năng lực tài chính hạn chế so với các công ty nước ngoài khác.
- Các xí nghiệp đầu tư của Trung Quốc đều nhằm tiêu thụ sản phẩm
tại thị trường Việt Nam, không xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba. Sở dĩ
như vậy là do: (a) Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước có hàng
hóa xuất khẩu dựa trên lợi thế so sánh và giá nhân công rẻ; (b) Như trên đã
phân tich chủ đầu tư Trung Quốc tại thị trường Việt Nam chủ yếu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ - những người quan tâm đến cung cấp hàng tại
chỗ, thay thế hàng nhập khẩu tại Việt Nam, chưa đủ sức tới việc xuất khẩu
hàng hóa ra bên ngoài.
3. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam
Hạng mục đầu tư liên doah đầu tiên giữa một doanh nghiệp Trung
Quốc với một doanh nghiệp Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động tại
Việt Nam là nhà ăn Trung Quốc mang tên "Hoa Long" tại phố Hàng Trống
Hà Nội (Giấy phép số 274, cấp ngày 25-11-1991, tổng số vốn đầu tư
200.000 USD). Như vậy là, ngay sau khi quan hệ hai được được bình
thường hóa thì doanh nghiệp của Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp vào Việt
52
Nam. Trong những năm tháng tiếp theo, số hạng mục đầu tư trực tiếp của
xí nghiệp và công ty Trung Quốc vào Việt Nam tăng dần. Dưới đây là một
số tình hình và con số cụ thể:
* Tính đến tháng 12 năm 199:
Tổng số dự án: 1 - Tổng vốn đầu tư: 2.000.000 USD.
* Tính đến tháng 12 năm 1992:
Tổng dự án: 10 - Tổng vốn đầu tư: 3.044.143 USD.
* Tính đến tháng 12 năm 1994:
Tổng số dự án: 22 - Tổng vốn đầu tư: 60 triệu USD.
* Tính đến tháng 6 năm 1997:
Tổng số dứan: 42 - Tổng vốn đầu tư 66 triệu USD.
* Tính đến quý III năm 1999:
Tổng số dự án: 56 - Tổng vốn đầu tư: hơn 100 triệu USD.
Tính đến giữa năm 1997, các địa phương sau đâycủa Trung Quốc
đã có xí nghiệp và công ty đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Quảng Tây,
Quảng Đông (Tham Quyến, Chu Hải...) Hải Nam, vùng Đông Bắc Trung
Quốc, Hà Bắc, Vân Nam, Bắc Kinh... Trong số các địa phwong Trung
Quốc nói trên thì khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là nơi có nhiều dự
án đầu tư trực tiếp nhất tại Việt Nam, thí dụ trong tổng số 33 dự án đầu tư
trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam tính đến cuối
năm 1995 thì trong đó có 18 dự án là của Quảng Tây, chiếm trên 54%.
Cũng tính đến giữa năm 1997, các tỉnh, thành phố và thị xã sau đây
của Việt Nam đã tiếp nhận dự án đầu tư trực tiếp của phía Trung Quốc: Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Hà (cũ), Thái Bình, Hòa Bình, Lạng
Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn Tây, Thanh Hóa, Sông Bé, thành phố
Hồ Chí Minh... Trong đó, Hà Nội, Quảng Ninh là hai nơi tiếp nhận nhiều
dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc hơn những nơi khác.
53
Các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời
gian qua, chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực sau đây:
Khách sạn và nhà hàng các món ăn của Trung Quốc, in mác nhãn
bao bì thực phẩm, tráng gương và gia công các loại kính, gia công chế biến
xuất khẩu, vận tải quá cảnh bằng ô tô, sản xuất kinh doanh thuốc trừ sâu,
sản xuất giấy dầu lợp nhà, sản xuất lắp ráp máy đến tiền và các thiết bị có
liên quan đến ngân hàng, sản xuất đầu lọc thuốc lá, sản xuất thức ăn gia
súc, khai thác sản xuất ván sàn và các sản phẩm từ tre nứa, chế biến thực
phẩm, sản xuất nước tinh lọc và nước giải khát từ hoa quả, may mặc quần
áo quy mô nhỏ, sản xuất và bán rượu trắng, khai thác quặng cromít (Cổ
Định, Thanh Hóa), đấu thầu xây dựng nền móng công trình có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, sản xuất gạch men sứ, sản xuất giấy vệ sinh, đầu
tư xây dựng chợ thương mại (chợ Sắt ở Hải Phòng), sản xuất đèn nê-ông
quảng cáo và đèn ánh sáng trắng, sản xuất và bán thuốc bắc của Trung
Quốc, sản xuất tôm cua cá giống,... Tổng cộng trên dưới 25 lĩnh vực sản
xuất và ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Từ tình hình nêu ra trên đây, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét
ban đầu về đặc điểm và tính chất trong hoạt động đầu tư trực tiếp của một
số doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam từ cuối 1991 đầu 1992 đến nay.
+ Tốc độ đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp và công ty Trung Quốc
vào Việt Nam còn chậm, số lượng hạng mục đầu tư ít, tổng số vốn đầu tư
cũng chưa nhiều, khiến cho đến nay Trung Quốc vẫn đứng ở vị trí trong
tổng số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có đầu tư trực tiếp tại Việt
Nam tính đến nay.
+ Quy mô của các dự án đầu tư nhỏ bé, vốn đầu tư trung bình cho
đến 1 dự án chỉ trên dưới 1 triệu USD. Điều đáng lưu ý là, trong đó có một
số dự án có số vốn đầu tư quá nhỏ, chỉ trên dưới 100.000 USD. Xin đơn
cử một số dự án cụ thể:
* Công ty liên doanh khách sạn: "Hưng Giang" tại thị xã Bắc Giang
(giữa doanh nghiệp của Hà Bắc với doanh nghiệp của Quảng Tây, giấy
phép số 329 cấp ngày 26-2-1992, tổng vốn đầu tư là 80.000 USD).
54
* Xí nghiệp liên doanh kính Long Giang tại Hà Nội (giữa nhà máy
của Hà Nội với một công ty của Nam Ninh - Quảng Tây, Trung Quốc, giấy
pép số 342, cấp ngày 26-3-992, tổng vốn đầu tư là 99.463 USD).
* Công ty liên doanh chè Việt - Hoa, tại Quảng Ninh (giữa nhà máy
của Quảng Ninh với công ty xuất nhập khẩu thô súc sản của Khôm Châu -
Quảng Tây, giấy phép số 344, cấp ngày 14-4-1992, tổng số vốn đầu tư là
107.680 USD)...
Số dự án liên doanh có tổng vốn đầu tư từ 1 triệu USD trở lên cũng
không nhiều, trong tổng số 42 (hoặc 46) dự án liên doanh Trung Quốc -
Việt Nam đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cấp giấy phép tính
đến giữa năm 1997, trong đó, số liệu cụ thể về tổng số vốn đầu tư của 33
dự án, thì chỉ có 12 dự án có tổng vốn đầu tư là trên 1 triệu USD chiếm
hơn 36%, trong đó chỉ có 1 dự án đầu tư theo đăng ký là trên 7 triệu USD,
một dự án trên 5 triệu USD, 3 dự án trên 4 triệu USD, 1 dự án trên 3 triệu
USD, 2 dự án trên 2 triệu USD, số còn lại là 1 triệu và dưới 1 triệu USD.
Như thế cũng có nghĩa là các dự án liên doanh nói trên tuy cũng có những
đóng góp nhất định cho xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam tạo ra
một số công ăn việc làm mới cho người lao động Việt Nam trong mấy năm
qua, nhưng phải nói rằng tổng góp đó còn nhỏ bé và bị hạn chế nhiều, chưa
tương xứng với tầm vóc kinh tế của Trung Quốc hiện nay.
* Tuyệt đại đa số các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào
Việt Nam trong thời gian qua là dự án liên doanh với phía doanh nghiệp,
công ty của Việt Nam. Trong số đó có cả thành phần của Hồng Kông như:
- Công ty liên doanh xây dựng Hà Nội - Bắc Kinh; giấy phép số
1362, cấp ngày 29-8-1985, vốn đầu tư 2.000.000 USD, gồm: Công ty xây
dựng thuộc Sở xây dựng Hà Nội, tập đoàn xây dựng thành phố Bắc Kinh
và Công ty du lịch Bắc Kinh, Công ty Ebim Development Ltd. Hồng
Kông.
- Công ty liên doanh vận tải Việt-Quế, vốn đầu tư 500.000 USD,
gồm: Công ty vận tải đường ông I của Việt Nam, Công ty Hợp tác kinh tế
kỹ thuật Nam Định - Trung Quốc và Công ty hữu hạn Hán Hãn của Hồng
55
Kông, thời gian liên doanh nói chung ngắn (từ 5 năm, 8 năm, 10 năm đến
20 năm là cao nhất). Tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh Trung - Việt nhìn
chung xê dịch trong khoảng 40/50, 50/50.
Cho đến nay mới chỉ có một vài dự án là 100% vốn của Trung
Quốc, trong đó có cả liên doanh với phái nước ngoài khác. Ví dụ: Công ty
"Hồng Dương" 100% vốn đầu tư (997.670 USD) là của công ty trách
nhiệm hữu hạn mậu dịch Hoàng Dương - Nam Ninh, Trung Quốc, tiến
hành sản xuất kinh doanh nước giải khát chế biến từ hoa quả, sản xuất
kem, nước uống tinh khiết; xí nhiệp Hằng Tín (ở Hải Phòng) là 100% vốn
của Trung Quốc, liên doanh với Singapore, tiến hành sản xuất lắp ráp máy
đèn tiền và lắp đặt các thiết bị liên quan đến ngân hàng.
- Các Công ty liên doanh Trung Quốc - Việt Nam tiến hành sản
xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như đã nêu ra ở phần trên,
song nhiều nhất vẫn là nhà hàng ăn Trung Quốc và khách sạn (riêng ở
thành phố Hà Nội đã có đến bốn năm nhà hàng và khách sạn Trung Quốc,
như: Hoa Long, Hà Quảng, Hải Yến, Ngọc Khánh, Kinh Đô,..., sản xuất
công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng hàng ngày, vốn đầu tư ít, quy mô sản
xuất kinh doanh nhỏ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thuộc loại thông
thường, không tiên tiến và hiện đại giống như của các nước ASEAN Nhật
Bản và phương Tây khác đầu tư trực tiếp ở Việt Nam. Cho đến nay chưa
thấy có những công ty và tập đoàn kinh tế lớn của phía Trung Quốc đầu tư
những dự án quy mô lớn có vốn đầu tư trên 10 triệu USD vào trong các
lĩnh vực khai thác nông, công nghiệp hoặc tham gia xây dựng công trình hạ
tầng cơ sở mà phía Việt Nam rất cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước từ nay đến năm 2020. Trái lại, như đã nêu ở phần
trên, nhiều công ty xí nghiệp của Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam thời gian qua là của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, mà Quảng
Tây thì lại là một trong những tỉnh, khu tự trị dân tộc và thành phố nghèo
nhất của Trung Quốc thực lực kinh tế có hạn, trình độ kỹ thuật và công
nghệ sản xuất chưa tiên tiến và hiện đại bằng Bắc Kinh, Thượng hải, Thiên
Tân, Quảng Đông...
56
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong mấy năm qua
còn ít về số lượng dự án đầu tư, quy mô của mỗi dự án cũng rất nhỏ như
đã nêu ra ở trên, đây là mộtt ựhc tế phái Trung Quốc có ý kiến cho rằng:
"Trung Quốc - Việt Nam từ sau những năm 70 đến đầu những năm 90,
luôn luôn ở trong tình trạng cách biệt, đến lúc quay lại hợp tác tốt với nhau
thì thế giới đã có những thay đổi sâu sắc, cả hai nước đều cần có một quá
trình tìm hiểu và giải thích trở lại. Việt Nam vốn cho rằng Trung Quốc sẽ
giúp đỡ và đầu tư kinh tế kỹ thuật lớn, nhưng vì Trung Quốc đang xây
dựng hiện đại hóa quy mô lớn, thiếu vốn, không thể đáp ứng yêu cầu của
phía Việt Nam. Trung Quốc lại đang ở trong thời kỳ quá độ từ kinh tế kế
hoạch chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đầu tư không còn là
việc của chính phủ nữa. Trong khi đó, đa số các xí nghiệp lại chưa được
quyền tự chủ về đầu tư. Vì thế, Trung Quốc đến Việt Nam khảo sát thì
nhiều, nhưng thực hiện các dự án thì ít". Giải thích trên của học giả Trung
Quốc chỉ đúng một phần, cần phải xem xét vấn đề từ những khía cạnh
khác nữa với những ý kiến và cách nhìn khách quan.
- Khi phía Trung Quốc tiến hành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì
ở Việt Nam đã có nhiều công ty xí nghiệp của các nước Nhật Bản, Hàn
Quốc, ASEAN, Âu - Mỹ... đã và đang triển khai hoạt động đầu tư của họ.
Những nước này có nhiều tiền vốn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến
hiện đại, lại có tầm nhìn xa và lâu dài hơn, dám bỏ ra hàng chục triệu, hàng
trăm triệu USD hoặc nhiều hơn nữa vào các dự án có quy mô lớn, thời gian
hoạt động dài từ 30 năm đến 50 năm. Trong tình hình đó, các doanh
nghiệp Trung Quốc buộc phải tính toán kỹ lưỡng, đầu tư vào những lĩnh
vựuc sản xuất kinh doanh nào mà hiện nay Việt Nam có nhu cầu nhưng lại
không phải cạnh tranh với các nước tư bản chủ nghĩa nói trên, hơn nữa
phải phù hợp với mục tiêu đầu tư vốn ra nước ngoài của Trung Quốc. Về
vấn đề, một học giả Mỹ đã đưa ra ý kiến như sau: "Mức độ đầu tư và mậu
dịch của Trung Quốc tại Việt Nam là phù hợp với nhau, nói chung đều là
quy mô nhỏ... Mục đích đầu tư chủ yếu của Trung Quốc (tại Việt Nam) là
thúc đẩy mậu dịch...". Có thể lý giải ý kiến nêu ra trên đây với nội dung cụ
thể như sau: Đầu tư trực tiếp của các xí nghiệp và công ty của Trung Quốc
57
tại Việt Nam: một mặt, sản phẩm sản xuất ra phải bán tại thị trường Việt
Nam (có một số thứ mà Trung Quốc cần đến, như quặng crômit ở Thanh
Hóa thì xuất sang Trung Quốc); mặt khác phải tìm cách để mở rộng được
thị trường Việt Nam để cho hàng hóa của Trung Quốc bán sang đó càng
nhiều càng tốt. Nhìn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các liên
doanh Trung -Việt đã triển khai trong mấy năm qua ở Việt Nam mà chúng
tôi đã liệt kê ở phần trên, thấy đúng như ý kiến nhận định của học giả Mỹ
nêu ra. Chẳng hạn, các liên doanh tráng gương và gia công các loại kính,
sản xuất giấy dầu lợp nhà, sản xuất đèn nê-ông trang trí quảng cáo, sản
xuất mua bán đông dược, may mặc, khai thác quặng crômit ở Cổ Định
Thanh Hóa (sản phẩm do phía Trung Quốc bao tiêu), sản xuất gạch men
sứ, sản xuất giấy vệ sinh... đều là những ngành sản xuất kinh doanh mà
phía Trung Quốc có thế mạnh, đại bộ phận những thứ cần cho sản xuất
kinh doanh đều từ Trung Quốc chuyển sang. Như thế đúng là "nhất cử
lưỡng đắc". Có người đã gọi đó là loại "đầu tư mở đường cho xuất khẩu
của phía đầu tư". Phải nói rằng, đây là một trong những đặc điểm nổi bật
trong hoạt động đầu tư trực tiếp của xí nghiệp và công ty của Trung Quốc
tại Việt Nam trong thời gian đã qua.
4. Viện trợ phát triển
Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng
Trung Quốc Lý Bằng vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1992, ngoài
việc hai nước ký kết hai hiệp định "Hiệp định khyến khích và đảm bảo đầu
tư" và "Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật". Thủ tướng Lý Bằng đã thay
mặt Chính phủ Trung Quốc hứa cho Việt Nam vay 80 triệu NDT (tương
đương với 20 triệu USD theo tỷ giá hối đoái của thời điểm đó) không lấy
lãi thời gian sử dụng là 5 năm, từ năm 1993 đến 1997, thời gian trả nợ từ
1-1-2003 đến 31-12-2012. Số tiền vay này dùng để mua thiết bị và phụ
tùng của Trung Quốc phục vụ cho việc đổi mới và trang thiết bị lại nhà
máy Phân đạm Hà Bắc, Nhà máy đệt 8-3 ở Hà Nội, xây dựng một số nhà
máy thủy điện cỡ nhỏ ở 5 tỉnh biên giới phía Bắc (tiếp giáp với Trung
Quốc) và xây dựng một số hạng mục nhằm giải quyết nước sạch cho nhân
58
dân trong các tỉnh nói trên. Sau đó Chính phủ Trung Quốc lại hứa cho Việt
Nam vay tiếp khoản tiền lớn hơn, là 170 triệu USD với lãi suất 6% một
năm, thời hạn trả là 12 năm (để bù vào số tiền lãi phải trả, Chính phủ
Trung Quốc đồng ý viện trợ thêm cho Việt Nam 10 triệu USD không phải
trả lại). Số tiền vay mới sẽ được sử dụng vào việc mua thiết bị và phụ tùng
của Trung Quốc để đổi mới và mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên
(Trung Quốc giúp đỡ xây dựng trong những năm 60), nâng sản lượng của
nhà máy lên tới 348.000 tấn/năm, trong đó có 220.000 tấnn là thép tấm; số
tiền còn lại dự kiến sẽ xây dựng một nhà máy luyện thép mới ở Quảng
Ninh. Ngoài ra, có tài liệu cho biết: trong năm 1996, một công ty của
Trung Quốc đã đồng ý chó "Công ty phát triển khoáng sản 6"
(LIDLSACO) thuộc Tổng công ty khoáng sản Việt Nam (Bộ Công nghiệp)
vay một số vốn bằng thiết bị của Trung Quốc với lãi suất là 6%/năm trong
thời hạn 10 năm, để xây dựng một nhà máy chế biến quặng Ilmênít đặttại
khu công nghiệp Long Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), công suất 4.000 tấn
Pioxit titan/năm (tổng số vốn đầu tư là 20 triệu USD), sản phẩm Dioxit
titan chất lượng cao (99% Ti2O) là phụ gia không thể theieú được trong các
ngành sản xuất sơn, cao su, giấy, men công nghiệp,... mà hiện nay Việt
Nam vẫn phải nhập khẩu của nước ngoài đến 20.000 - 50.000 tấn).
Ngoài ra, có thể còn có một số viện trợ phát triển (ODA) khác nữa
của Trung Quốc đã và sẽ dành cho Việt Nam. Số tiền viện trợ phát triển
(ODA) của Chính phủ Trung Quốc dành cho Việt Nam trong mấy năm qua
như đã nêu ra ở trên tuy chưa phải là nhiều, song vẫn rất quý và có giá trị,
bởi vì Trung Quốc tuy là nước lớn có số dân đông nhất thế giới nhưng vẫn
còn là nước đang phát triển chứ chưa phải là nước phát triển, giàu có.
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
Nhìn chung, quan hệ mậu dịch, hợp tác kinh tế và đầu tư giữa hai
nước kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay có bước phát triển ổn
định và mở rộng trên nhiều lĩnh vực, phản ánh nguyện vọng tăng cường
hợp tác và khai thác tiềm năng bổ sung lẫn nhau của nền kinh tế hai nước.
Những thành tựu và kết quả đạt được trong giai đoạn này là to lớn và cơ
59
bản, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực biên giới
giữa hai nước, bước đầu tạo ra những cửa ngõ quan trọng trong giao lưu
kinh tế - kỹ thuật và hợp tác toàn diện giữa các nước vùng biên giới hai
nước, giữa các tỉnh biên giới hai nước.
Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế và thương mại hợp tác đầu tư giữa
hai nước còn tồn tại một số vấn đề lớn cần khắc phục trong thời gian tới là:
- Phương thức buôn bán giữa hai nước chưa linh hoạt, chưa thích
ứng với điều kiện, hoàn cảnh của hai nước. Các chính sách quản lý xuất
nhập khẩu của hai nước chưa phản ánh và tạo điều kiện thuận lợi để các
doanh nghiệp hai nước tăng cường buôn bán.
- Các hạng mục đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thường
làhạng mục nhỏ, chủ yếu là cải tạo, sửa chữa các công trình viện trợ trước
đây. Trong nông nghiệp, việc đầu tư vào 13 nhà máy đường gặp nhiều khó
khăn, máy móc, thiết bị thiếu đồng bộ, làm chậm thời gian đưa hạng mục
vào sử dụng. Việc cải tạo nhà máy gang thép Thái Nguyên và phân đạm
Hà Bắc, hai bên tuy có tích cực nhưng do nguyên nhân khách quan nên
tiến độ rất chậm.
- Việc hợp tác kinh tế trên một số lĩnh vực mà hai bên có nhiều khả
năng chưa được quan tâm đúng mức như lĩnh vực nông nghiệp, giao thông
vận tải, năng lượng, vật liệu xây dựng.
- Vấn đề thông tin thương mại, tiếp xúc giữa doanh nghiệp hai
nước chưa được quan tâm đúng mức đã hạn chế các doanh nghiệp hai nước
trong việc nghiên cứu, khảo sát xây dựng các quan hệ buôn bán làm ăn giữa
hai bên.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại nêu trên, chủ yếu gồm:
- Hai bên chưa chủ động đánh giá đầy đủ tầm quan trọng và hướng
lâu dài của các mối quan hệ mậu dịch hợp tác kinh tế - đầu tư giữa hai bên,
từ đó chưa đề ra các chiến lược phát triển quan hệ kinh tế toàn diện trong
từng giai đoạn. Các địa phương giáp biên giới mới quan tâm đến lợi ích
trước mắt, chưa có tính toán đến quy hoạch phát triển lâu dài.
60
- Các chính sách, quy chế, biện pháp quản lý và khuyến khích phát
triển kinh tế mậu dịch giữa hai nước chưa đồng bộ, chưa kịp thời; có chính
sách ban hành không sát với tình hình thực tế nên không khuyến khích việc
giao lưu kinh tế giữa hai bên.
- Đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành tham gia thực hiện triển khai
các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế giữa hai bên còn thiếu, yếu
kém về năng lực và kiến thức, kinh nghiệm cũng như phẩm chất dẫn đến
tình trạng buôn lậu, trốn thuế... thường xuyên xảy ra ở các cửa khẩu.
Để có những chủ trương, biện pháp thực hiện tốt việc giao lưu kinh
tế trong giai đoạn tới, về nhận thức chúng ta nên thống nhất một số đặc
điểm sau:
- Hai bên cần xác định Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường
trọng điểm. Trong đó Trung Quốc là một thị trường láng giềng rộng lớn, có
tiềm năng về hàng hóa, năng lưượng, nông nghiệp. Ngược lại Việt Nam là
một thị trường giàu nguồn nguyên, nhiên vật liệu có thể cung cấp cho các
ngành công nghiệp Trung Quốc, đồng thời Việt Nam cũng là thị trường
cửa ngõ để Trung Quốc tăng cường buôn bán với các nước Đông Nam Á.
Do vậy việc đẩy mạnh quan hệ thương mại và hợp tác giữa hai nước không
những có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế thương mại, mà còn tạo ra môi
trường quốc tế ổn định cần thiết để chúng ta thực hiện đường lối mới mở
cửa xây dựng và phát triển kinh tế. Xuất phát từ đó chúng ta cần vận dụng
tốt tính nguyên tắc và linh hoạt, giải quyết thỏa đáng quyền lợi của cả hai
bên một cách có lý có tình.
- Các thỏa thuận cấp cao, các Hiệp định Chính phủ về viện trợ, hợp
tác đầu tư cần được coi trọng và triển khai nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu
và nguyện vọng của lãnh đạo, nhân dân hai nước tránh tình trạng như hiện
nay việc triển khai các hạng mục thuộc viện trợ hai nước quá chậm không
có tính thời gian và hiệu quả kinh tế.
- Để giải quyết một cách tích cực vấn đề thâm hụt cán cân mậu
dịch, một mặt cần tăng cường quản lý nhập khẩu hàng từ Trung Quốc,
nâng cao hiệu quả nhập khẩu, mặt khác tăng cường xuất khẩu các mặt hàng
61
có tiềm năng sang Trung Quốc cũng như từng bước cải tiến cơ cấu hàng
xuât,s nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
62
Chương 3
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ
KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
I. TRIỂN VỌNG
Triển vọng quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Trung là vô cùng to
lớn. Mối quan hệ này sẽ phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, diễn ra
trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và tiến từ hợp tác song phương đến
hợp tác đa phương. Trong thời gian những tháng tới hai nước sẽ cố gắng
làm hết sức mình với những biện pháp cụ thể thỏa thuận trong chuyến đi
thăm Việt Nam của Thủ tướng Chu Dung Cơ mới đây nhằm vượt qua mức
2 tỷ đô la Mỹ giá trị thương mại hai nước trong năm nay, từ đó tạo đà cho
việc phát triển hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước trong những
năm tiếp theo. Hiện nay hai bên đang thúc đẩy buôn bán hàng đổi hàng,
tăng cường hợp tác giữa ngân hàng quốc doanh để thúc đẩy buôn bán qua
biên giới, tăng cường trao đổi các đoàn kinh tế của các tỉnh biên giới. Về
đầu tư, hai bên nhất trí sẽ cổ vũ các doanh nghiệp có thực lực của Trung
Quốc đầu tư tại Việt Nam, thực hiện các dự án hợp tác lớn có hiệu quả
kinh tế cao. Bên cạnh các dự án hợp tác song phương, hai nước có điều
kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương thông qua hợp tác
ASEAN - Trung Quốc, tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
APEC mà hai nước là thành viên chính thức tổ chức thương mại thế giới
WTO khi hai nước trở thành thành viên.
Triển vọng hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung là tươi sáng
bởi vì triển vọng này dựa trên những cơ sở vững chắc về chính trị, pháp lý,
kinh tế và những lợi thế về địa lý. Trong chuyến đi thăm Trung Quốc tháng
3/1999 của đồng chí Lê Khả Phiêu, hai đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của
hai nước đã thỏa thuận về những nguyên tắc chỉ đạo trong quan hệ Việt -
Trung trong thời gian tới là: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn
định lâu dài, hướng tới tương lai. Những nguyên tắc này có ý nghĩa vô
63
cùng (quan trọng) to lớn, tạo khung quan hệ Việt - Trung có tác dụng tích
cực đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa hai nước,
trong đó có quan hệ kinh tế - thương mại. Bên cạnh ý nghĩa chính trị, Hiệp
ước biên giới trên bộ ký kết ngày 30/12/1999 còn có tác dụng tạo điều kiện
thuận lợi cho việc quản lý tốt mậu dịch biên giới theo thỏa thuận giữa hai
đồng chí Thủ tướng tháng 10 năm 1998, từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ
thương mại chính ngạch nhằm đạt mục tiêu phấn đấu 2 tỷ đô la Mỹ trong
năm nay. Trong chuyến đi thăm Việt Nam mới đây, Thủ tướng Trung
Quốc Chu Dung Cơ và Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã đạt được
những thỏa thuận cụ thể thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai
nước. Đây là quyết tâm to lớn của lãnh đạo hai nước, thể hiện ý chí chính
trị cũng như mong muốn của cả hai bên giải quyết những khó khăn, đẩy
mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại song phương.
Về mặt pháp lý, Việt Nam và Trung Quốc đã ký nhiều Hiệp định
hợp tác kinh tế thương mại. Tháng 10/1998 hai nước đã ký hiệp định về
mậu dịch biên giới, nhằm chấn chỉnh những hiện tượng không lành mạnh:
trốn thuế, lậu thuế ở vùng biên giới giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi
cho thương mại chính ngạch phát triển và tháng 12/1999 hai bên đã ký
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác
đầu tư giữa hai nước. Năm 1995, Ủy ban hợp tác kinh tế - thương mại Việt
- Trung được thành lập. Đặc biệt là những thỏa thuận cụ thể giữa hai đồng
chí Thủ tướng trong tháng 12/1999 và những chỉ đạo khẩn trương sát sao
của Chính phủ hai nước nhằm nghiên cứu và đưa những dự án hợp tác đi
vào cuộc sống đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho hợp tác kinh tế - thương
mại Việt - Trung phát triển.
Phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Trung là phù hợp với
nhu cầu khách quan và chiến lược kinh tế đối ngoại của cả hai nước. Ba
vùng tam giác trong phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Trung Quốc
là: tiểu tam giác (chỉ Trung Quốc đại lục, Hồng kông và Đài Loan) trung
tam giác (chỉ các nước láng giềng: ASEAN và Hàn Quốc), và các đại tam
giác (chỉ các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và các nước phát triển về
64
kinh tế). Trung Quốc xác định rõ chiến lược thúc đẩy quan hệ kinh tế với
tiểu tam giác, liên hợp với trung tam giác và quan hệ với đại tam giác. Như
vậy việc phát triển quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, trong đó có
Việt Nam sẽ tạo cơ sở cho Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào những hoạt
động kinh tế quốc tế, thể hiện việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại
với các nước phát triển kinh tế.
Đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với
Trung Quốc chẳng những phù hợp với đường lối đối ngoại "làm bạn với
các nước", mà còn phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước:
Việt Nam chú trọng mối quan hệ với các nước láng giềng nhằm tạo ra môi
trường xung quanh hòa bình ổn định, góp phần giữ vững an ninh của đất
nước và tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới được tiến hành
thuận lợi. Về kinh tế, mục tiêu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là nhằm tăng sức sản xuất của cả xã hội, trong đó có các nhà máy công
nghiệp nhẹ sử dụng một số nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Việc Trung
Quốc và Việt Nam trở thành thành viên của WTO không ảnh hưởng nhiều
đến quan hệ thương mại giữa hai nước do cơ cấu thương mại (loại hàng và
chất lượng hàng) giữa hai nước hoàn toàn khác với cơ cấu thương mại giữa
Trung Quốc và Việt Nam với các thành viên WTO khác. Thêm vào đó,
hàng hóa của Trung Quốc và Việt Nam xuất sang thị trường của nhau có
lợi thế hơn so với hàng hóa các nước khác do có lợi thế về giá vận chuyển
thấp.
Về địa lý, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi
do đó có những thuận lợi về giao thông vận tải, trong quan hệ thương mại
không cần thanh toán bằng ngoại tệ mạnh mà có thể thanh toán bằng đồng
địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh buônb
án hàng hóa.
Tóm lại, dựa trên cơ sở vững chắc về chính trị, pháp lý, kinh tế, và
điều kiện địa lý, với quyết tâm cao của cả hai nước trong thời gian tới quan
hệ kinh tế - thương mại Việt -Trung sẽ phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều
65
sâu, góp phần vào sự phát triển kinh tế của mỗi nước sự thịnh vượng chung
của cả khu vực.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP
Mặc dù các hạot động kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam
và Trung Quốc trong thời gian vừa qua là khá sôi động, nhưng những kết
quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế thương mại chưa tương xứng với tiềm
năng của hai nước. Để có thể phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa
Việt Nam và Trung Quốc là một tầm cao mới, cần phải tiếp tục giải quyết
những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cần xác định về mặt chiến lược Việt Nam và Trung Quốc
là hai thị trường trọng điểm của nhau. Trung Quốc với ưu thế về kỹ thuật
và công nghệ có thể tham gia đấu thầu các công trình sử dụng vốn ODA
của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải,
năng lượng, vật liệu xây dựng, nông nghiệp... Việt Nam là thị trường cửa
ngõ để Trung Quốc tăng cường buôn bán với các nước Đông Nam Á đồng
thời Việt Nam với tiềm năng về các nguồn nguyên nhiên liệu, khoáng sản
có thể cung cấp cho các ngành công nghiệp Trung Quốc. Do đó hai bên
cần đánh giá đầy đủ tầm quan trọng và chiến lược phát triển lâu dài của
mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước để có chính sách phù hợp.
Thứ hai, mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
hai nước tăng nhanh, nhưng tỷ trọng kim ngạch trong tổng số kim ngạch
xuất nhập khẩu của mỗi nước còn thấp (Trung Quốc chưa đạt 1%, Việt
Nam trên 10%). Cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu còn mất cân đối
nghiêm trọng, theo hướng nhập siêu từ phái Việt Nam ngày càng tăng
không có lợi cho việc thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển cân bằng,
đồng đều giữa hai nước. Do đó hai nước cần sớm xây dựng thỏa thuận
khung và danh mục cân đối những mặt hàng chủ lực xuất nhập khẩu, có
các chính sách và biện pháp để khuyến khích xuất khẩu, cân bằng cán cân
thương mại, nâng tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu theo con đường chính
ngạch lên ít nhất từ 70% - 80%.
66
Thứ ba, hoạt động kinh tế thương mại tại các cửa khẩu biên giới
Việt - Trung trong thời gian qua rất sôi động, đóng góp đáng kể vào kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước và phát triển kinh tế địa phương. Tuy
nhiên, chính sách quản lý và phát triển kinh tế biên mậu giữa hai nước
chưa kịp thời, chưa đồng bộ, một số chính sách không sát thực tế, chưa
quan tâm đến lợi ích lâu dài cũng gây ảnh hưởng đến việc giao lưu kinh tế
giữa hai bên. Trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục trao đổi thống nhất
về chính sách mậu dịch biên giới nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp
hai nước trong trao đổi hàng hóa và hợp tác kinh doanh, chống buôn lậu,
hàng giả...
Thứ tư, qua khảo sát thực tế cho thấy, thông tin về thị trường, đối
tác và các mối quan hệ kinh doanh lâu dài, ổn định giữa doanh nghiệp hai
bên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn còn rất hạn chế. Vì vậy, cần tăng
cường công tác xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm giúp doanh nghiệp hai
nước có thêm sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài,
tiếp cận các cơ hội đầu tư, kinh doanh để thực hiện các dự án đầu tư, các hợp
đồng kinh tế mới ở quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn trong lĩnh vực có nhiều
tiềm năng.
Ngoài những vấn đề phải giải quyết ở trên, trong phần giải quyết
này, chúng ta cần phải xét đến ba trở ngại lớn nữa trong quan hệ kinh tế
thương mại Việt - Trung và đưa ra những hướng đi phù hợp đó là:
Thứ nhất, các doanh nghiệp hai nước chưa hiểu biết nhau nhiều
như đã nêu ở trên. Do vậy, thay vì trao đổi hàng hóa theo nghị định thư là
việc mở rộng buôn bán theo cơ chế thị trường, các bên cần tổ chức nhiều
hội chợ triển lãm và tăng cường tiếp xúc để tìm ra phương pháp buôn bán
vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đúng với luật pháp của mỗi quốc
gia.
Thứ hai, một số vấn đề thuộc về nghiệp vụ - kỹ thuật thương mại
và đầu tư quốc tế chưa được giải quyết, trước hết là kỹ thuật thanh toán và
vận tải quốc tế. Các doanh nghiệp ở miền Nam Trung Quốc vẫn chưa quen
67
với phương thức thanh toán L/C giữa các cảng Việt Nam và cảng Trung
Quốc chưa có sự hợp tác theo đúng thông lệ hàng hải quốc tế.
Thứ ba, chưa thực hiện được việc kiểm tra và đánh giá chất lượng
hàng hóa qua biên giới.
Dù sao, đây cũng chỉ là những trở ngại về mặt kỹ thuật, sẽ được
khắc phục dần dần, từng bước. Theo chúng tôi, điều đáng quan tâm hơn là
những trở ngại do đặc thù phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại
của Trung Quốc đối với triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam. Người
ta thấy rõ là hầu hết các chủng loại hàng hóa của Trung Quốc hoàn toàn
giống với Việt Nam, nước ta hoàn toàn có đủ khả năng để sản xuất chúng
và sự có mặt của chúng trên thực tế đã thu hẹp, thậm chí tiêu diệt một số
ngành sản xuất trong nước. Đây còn là vấn đề sẽ có phương hại trực tiếp
đến định hướng xuất khẩu của Việt Nam hàng Trung Quốc vào Việt Nam
như một hồi chuông dóng lên báo hiệu sự hiện diện của một địch thủ cạnh
tranh đáng sợ không chỉ trên thị trường khu vực châu Á - Thái Bình
Dương mà còn ở ngay trên thị trường Việt Nam. Cả Việt Nam và Trung
Quốc đều trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, những yêu
cầu về vốn, thị trường, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý của
Trung Quốc thường trùng hợp với Việt Nam và dĩ nhiên cuộc cạnh tranh
quyết liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ diễn ra cả trong lĩnh vực thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ và hợp tác về khoa học
- kỹ thuật. Tuy nhiên, xu hướng hợp tác cùng phát triển sẽ trở thành hành
động chung cho cả hai nước. Những cuộc viếng thăm của các lãnh tụ cao
nahát hai nước trong những năm gần đây đã khẳng định điều này. Con
đường phát triển quan hệ giữa hai nước chỉ mới bắt đầu. Dù sao những
kinh nghiệm cải cách ở Trung Quốc là rất gần vào có ý nghĩa thiết thực đối
với công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Sự bổ sung của hai nền kinh
tế như vốn một thời gian đã phát huy hiệu quả chắc chắn sẽ khiến cho
ngươì ta dự cảm tới những triển vọng tốt đẹp về sự hợp tác tương lai giữa
hai nước.
68
KẾT LUẬN
Trong thời gian chín năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục với nhiều hình thức hợp tác phong phú. Cùng với đà
phát triển đó, quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển vượt bậc với
tổng kim ngạch thương mại hai chiều ngày càng tăng. Nhưng bên cạnh đó,
còn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết trong quan hệ thương mại:
trốn thuế, lậu thuế, cán cân thương mại không cân bằng... Nhìn chung, tỷ
trọng giá trị thương mại Việt - Trung còn thấp, chưa thể hiện hết tiềm năng
của cả hai bên, chưa tương xứng với quan hệ chính trị giữa Việt Nam và
Trung Quốc.
Cơ sở phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt - Trung là vững
chắc, trong đó có cả những nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Trong
số các nhân tố chủ quan, nhân tố ý chí chính trị của cả hai bên là nhân tố
quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với việc phát triển quan hệ
kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới.
Triển vọng quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Trung là xán lạn,
chứng tỏ mối quan hệ Việt - Trung ngày càng phát triển.
69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. "Tăng cường thúc đẩy sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại
Việt - Trung". Phạm Hoàng Chương - tham luận tại Hội thảo Quan hệ
kinh tế - thương mại Việt - Trung lần thứ 2, Hà Nội, 18-20/1/1999.
[2]. Nghiên cứu Trung Quốc: số 6(22)-1998, số 1(29)-2000, số 5(10)-
1997.
[3]. Nghiên cứu quốc tế: số 31, số 32/2000.
[4]. Nghiên cứu kinh tế: số 230 tháng 7/1997.
[5]. Thương mại, số 5 năm 1999, số 19-1999, số 2-1997.
[6]. Tuần báo Quốc tế, số 29, 16-7-1997, số 11-27/9/1999, số 15, 26-10-
1998.
[7]. Đầu tư ngày 6-2-1997.
[8]. Nguyễn Minh Hằng: Quan hệ kinh tế đối ngoại Trung Quốc thời kỳ
mở cửa. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
[9]. Báo Hà Nội mới: 6-4-1997, 11-3-1997, 31-12-1997, 6-4-1997.
[10]. Firancial Times tại Hà Nội trong tin TKTG, gnày 27-4-1998.
[11]. Tạp chí châu Á - Thái Bình Dương (tháng 3-2000)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc (2).pdf