Luận văn Truyện cổ dân gian Châu Ro

Những nhân vật trong truyện cổ Châu Ro không phải là các vị thánh thần, những người khai sơn phá thạch, đội đá vá trời. mà là những nhân vật hết sức bình thường, quen thuộc trong đời sống của bà con nông dân như các dũng sĩ, người mồ côi, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. Cũng vì thế mà truyện cổ Châu Ro nói riêng và truyện cổ của các dân tộc Việt nói chung được coi là một trong những thể loại văn học dân gian phản ánh rõ nét phong tục tập quán, lối sống, suy nghĩ, ước vọng của người dân Việt, đặc biệt là người nông dân qua từng thời kì khác nhau.

pdf197 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện cổ dân gian Châu Ro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột nàng tiên xinh đẹp nói với chàng: “Em đã từ chiếc ngà voi hiện ra để làm vợ chàng và bây giờ chúng ta chung sống trong lâu đài này”. Cuộc sống vợ chồng người em trôi qua trong hạnh phúc, yên lành. Phân trâu, bò, gà, heo của nhà người em nhiều đến mức từ đầu nguồn trôi tấp vào nhà người anh ở cuối nguồn. Mùi hôi thối xông lên nồng nặc, khiến người anh không chịu nổi. Anh ta tức giận, cho người đi ngược dòng suối tới đầu nguồn để tìm hiểu nguyên nhân. Khi biết được do em trai mình ở đó, người anh nghĩ kế giết em. Anh ta thách đố người em có chịu được lửa cháy hay không. Người em bàn với vợ, vợ chàng bện một hình người bằng cỏ giống hệt chồng mình, chung quanh chất đầy củi khô. Người anh châm lửa đốt, hình cỏ cháy tiêu, tưởng rằng người em đã ra ma. Ngay sau đó, người em xuất hiện ở cạnh. Người anh tức tối, tìm một kế khác, thách người em chui vào đường hầm và cùng chịu đốt với mình. Người anh không thể từ chối nhận lời. Vợ của người em bày cho chồng đào đường hầm vòng vèo. Khi đốt lửa, người em trốn ở đoạn vòng vèo, nên lửa tàn, chàng vẫn còn sống trở về. Người anh đào đường thẳng nên đã bị chết ngạt bởi khói xông. Người em thắng cuộc, được lấy cả gia tài và cô vợ xinh đẹp của người anh đúng như đã giao ước. 29. CỌP CÓ NGHĨA Có vợ chồng người Châu Ro ở một làng nọ làm nghề nương rẫy, sống với nhau rất đầm ấm. Một hôm người chồng mang gạo đi đổi muối, trước khi đi ông dặn dò vợ: - Tôi đi, em ở nhà nhớ giữ lúa đừng để hỉ vào phá. Sau khi người chồng mang gùi ra đi, người vợ ra rẫy để canh chừng lúa. Lúa đã chín vàng, nặng hạt, trải rộng trên rẫy mênh mông, trông rất thích mắt. Người vợ mải mê nhìn rẫy lúa của mình, chợt thấy thấp thoáng từ xa một con vật chuyền thoăn thoắt trên cây, khi nó đến gần thì ra đó là một con Khỉ. Khỉ nhảy xuống đất, đi đến gần người đàn bà, nó nói: - Chồng em đi xa, ba ngày nữa mới về, tôi đói quá mà lúa của em thì nhiều. Hãy cho tôi ăn, tôi sẽ an ủi em những ngày chồng xa vắng. - Không đợi người đàn bà trả lời, Khỉ nhanh nhẩu hái mấy bông lúa bỏ vào mồm nhai ngấu nghiến. Ăn xong, nó nhảy đến ôm người đàn bà lôi xuống đám lúa. Người đàn bà không nói lời nào. Xong việc, Khỉ nói: Tôi phải về rừng, ngày mai em đợi tôi nhé. Hôm sau, ba ngày liên tiếp, Khỉ đến rẫy ăn lúa và tiếp tục ăn nằm với người đàn bà. Đến ngày thứ sáu, người chồng đi đổi muối đã về. Lên thăm rẫy, thấy lúa bị phá, ông ta hỏi và trách vợ: - Em ở nhà sao không trông coi lúa, để Khỉ phá nhiều quá vậy? Người vợ trả lời: - Em có trông mà không thấy Khỉ phá. - Ngày mai, đám Khỉ này sẽ biết tay tôi. Hôm sau, người chồng mang ná ra rẫy rình bắn Khỉ. Khỉ vẫn như mọi ngày, nó nhảy nhót hú làm hiệu gọi người đàn bà. Lập tức, nó bị người chồng bắn chết. Ông mang xác Khỉ về cho vợ làm thịt. Khi làm thịt Khỉ, người vợ lấy dương vật của Khỉ giấu lại. Lúc bỏ thịt vào cối giã, dương vật của Khỉ bị rơi xuống đất bị con gà mổ tha đi. Người vợ bỏ cối thịt đuổi theo con gà nhưng không giật lại được. Thấy vợ đuổi gà, chồng hỏi: - sao em không giã thịt mà lại đuổi gà? - Nó ăn thịt Khỉ em phải đuổi theo. - Nấu nương, dọn cho chồng xong, người đàn bà không thể nào ăn được, bỏ đi xuống suối ngồi khóc. Không thấy vợ ở nhà, người chồng đi tìm, thấy vợ ngồi khóc bên bờ suối, ông hỏi: - Tại sao lại khóc? Tiếc cái của con Khỉ phải không? Nói xong người chồng lôi vợ đánh một trận rồi đuổi đi. Người vợ đau buồn đi vào tận rừng sâu, sống giữa thiên nhiên, ăn trái rừng, uống nước suối, lây lất qua ngày. Bụng bà mỗi ngày một lớn, đến ngày chuyển bụng sanh hai đứa trẻ: một là khỉ một là người. Sinh xong bà chết, để lại hai đứa con, đứa ngồi trên bụng là người, đứa leo cây là Khỉ. Tiếng khóc thảm thương của hai đứa trẻ không cha, không mẹ làm động lòng đến hai vợ chồng cọp. Theo tiếng trẻ khóc, Cọp lần bước đến thấy người đàn bà năm chết và hai đứa trẻ, Cọp hỏi: - Hai cháu làm gì ở đây? - Mẹ cháu chết rồi, không biết cha là ai? - Vậy thì theo ông bà về nhà, ông bà sẽ nuôi hai cháu. Cọp mang hai đứa nhỏ về hang nuôi dưỡng. Nhưng tính tình Khỉ nghịch ngợm, hay phá phách khiến một lần răn dạy không xong, Cọp lập tức xé xác và ăn thịt. Còn lại thằng bé, Cọp thương yêu như ruột thịt. Sau khi đuổi vợ đi, mãi chẳng thấy chồng trở về, người chồng hối hận đi tìm. Đến khu rừng ấy, người chồng thấy một đứa bé giống hệt vợ mình ngồi dưới gốc cây to, ông hỏi: - Cha mẹ con đâu mà con ngồi trong rừng vắng thế này? Đứa trẻ kể lại việc mẹ bị giết giữa rừng, nó được Cọp mang về nuôi nấng. Bay giờ ông bà Cọp của nó đi săn thịt chưa về. Gười đàn ông nhận ra con mình: - Thôi, bây giờ con theo cha về, đừng ở đây nữa. - Không được đâu, ông bà trở về mà không thấy con sẽ đi tìm, sẽ giết chết cả cha và con đó. Nếu muốn con về, cha phải làm sáu lớp rào, sáu lớp chông mới không sợ Cọp vồ. Người cha trở về nhà làm hàng rào, đào hầm chông rồi xông vào rừng rước con. Vợ chồng trở về nhà không thấy cháu, kêu gào lên: - Cháu ơi! Cháu tôi đi đâu mất rồi. Hai vợ chồng Cọp theo hơi cháu đi tìm. Cọp vợ đến trước bị sụp hầm chông chết. Cọp chồng cũng bị chông đâm nhưng ráng sức lết đến gần nhà đứa trẻ nhắn gọi: - Ai bắt cháu tôi đừng để cháu tôi đói. Nói xong, Cọp lăn ra chết. Đứa con và cha ra nhặt xác Cọp đem chôn cất tử tế. Từ đó, đứa trẻ ở lại với cha, tập làm rẫy, bắn ná nhưng không bao giờ giương ná bắn Khỉ, bắn Cọp. 30. CÔ GÁI LẤY CỌP Thời xưa, ở vùng rừng núi, có một gia đình Tư Dữ làm nghề nương . Hai vợ chồng trẩy được một rẫy lúa, bắp ở một nơi khá xa, cách nhà một quãng đường, phải đi qua một con sông. Đến mùa sắp thu hoạch, gia đình phải chia người thay nhau ra chòi, để giữ rẫy, không cho thú rừng, chim muông phá hoại. Gia đình có một cô con gái đến tuổi lấy chồng. Nàng rất xinh đẹp. mắt nàng như mắt nai rừng, vú cao đẹp như sừng con min (bò rừng), vóc nàng thon thả tươi trẻ như con ong giữa mùa hoa. Nàng cười lên thì chim công cũng phải ngưng múa, nàng hát lên thì chim biêng (sáo) phải thôi hót. Nhiều trai tráng ở buôn làng đem lòng yêu nàng, say mê như nhớ rượu cần trong ché, nhớ tiếng cồng, tiếng chiêng trong các đêm hội của buôn làng, như nhớ khi phóng lao trong buổi săn thú rừng. Sắc đẹp của nàng bay xa, khiến cho một con Cọp ở vùng gần đó đem lòng mơ ước. Cọp quyết bắt nàng làm vợ. Nhiều lần Cọp rình rập ở gần chòi nhưng lần nào nàng cũng đi cùng cha, mẹ hoặc anh, nên Cọp sợ không dám xông ra. Một hôm, nàng theo anh ra chòi giữ rẫy. Nhưng anh nàng phải theo dấu một con heo rừng vừa bị bắn, nên người anh dặn nàng ở lại giữ chòi, một lát sau anh trở lại. Lúc đó trời chạng vạng tối, cô gái ở yên trong chòi. Con Cọp rình ở bên ngoài, chờ cho người anh đi khuất, Cọp phóng lên bắt cô gái cõng chạy biến về hang mình ở rừng sâu làm cho cô gái hoảng sợ ngất đi. Khi tỉnh dây cô gái thấy mình nằm trên một tấm nệm bằng cỏ khô ở trong hang, chung quanh có trái cây rừng, chuối, bắp nướng và có cả trứng gà rừng. Con Cọp ngồi cạnh cô và nói bằng tiếng người: “Nàng đừng sợ hãi, ta đã thương yêu nàng từ lâu rồi, ta bắt nàng về đây làm vợ; ở đây nàng sẽ sung sướng và hoàn toàn tự do. Ta là chúa các muông thú vùng này. Nàng sẽ được ta bảo vệ, nhưng nàng không được đi đâu xa, ra khỏi khu rừng này”. Dần dần, cô gái quen thuộc với cuộc sống hang động của Cọp. Nhiều mùa hoa bằng lăng nở và đàn ong bay hút nhuỵ. Cô nhớ nhà, nhất là mỗi mùa nắng, đứng trên núi nhìn xuống, thấy ở xa xa, thật xa về phía bên kia con sông làn khói đốt rẫy bốc lên cao. Nơi đó chắc là buôn làng của cô; ở đó cha mẹ, anh chị em đang thương nhớ cô, chờ mong cô về. Mặc dù khuyên nhủ và chiều chuộng cô và cô đã sinh cho Cọp hai con cọp con, nhưng lòng cô vẫn canh cánh chờ đợi có dịp là trốn về với gia đình cha mẹ. Một hôm, lấy cớ đi hái trái cây rừng, cô đặt hai chú cọp vào một cái hang nhỏ và bê một tảng đá chắn miệng hang lại, rồi cô lần theo đường ra phía dòng sông. Đi được một đoạn khá xa, cô gặp một nhóm thợ săn. Cô gọi họ, lúc đầu họ rất ngạc nhiên khi nhìn cô, họ tưởng là ma quỉ, vì đầu tóc quần áo khác người thường. Còn dân làng trong buôn coi như cô đã mất tích từ lâu. May mà có người quen, cô kể hết sự tình, đầu đuôi câu chuyện. Họ mừng rỡ và đưa cô ra bờ sông. Họ tìm được một trái bầu khô lớn cho cô bơi qua sông. Họ tìm một trái bầu khác cũng lớn như vậy và đục lỗ để trên bờ. Cô gái và các thợ săn qua sông về nhà. Cả nhà cha mẹ, anh em làm tiệc mừng. Mọi người nhóm lại đánh cồng chiêng, uống rượu ịch và múa hát vui vẻ. Con Cọp trở về hang không thấy vợ, biết cô đã chạy trốn. Cọp tức giận gầm thét vang cả núi rừng. Cọp chạy ra bờ sông tìm cô. Đến bờ sông thấy có vết chân cô trên cát, nó cũng thấy trái bầu khô trên bờ. Cọp ôm lấy trái bầu bơi qua sông. Đến giữa bờ sông, nước ngấm vào trong theo lỗ thủng ở trái bầu, nên trái bầu chìm dần xuống. sông rộng, Cọp đuối sức, chìm theo quả bầu và bị dòng nước cuốn đi. 31. CON ĐƯỜI ƯƠI Ngày xưa, ở một buôn làng nọ có hai vợ chồng già sống với sáu đứa con còn nhỏ. Một hôm, hai vợ chồng có việc phải đi hơi xa nhà, họ kêu các con lại dặn: - Cha mẹ có việc phải đi, một tí sẽ về. Các con giữ nhà nhớ là không được đi đâu nhé. Sau khi hai vợ chồng đi khỏi, một lát sau, một con đười ươi mang gùi đến nhà của hai vợ chồng, nó nói với lũ trẻ: - Cha mẹ của tụi bay đi uống rượu cần rồi, họ say không về được. Ông bà ấy dặn tao bỏ tụi bay vào gùi mang đến chỗ ông bà. Nó vừa dứt, đười ươi vội vã bắt sáu anh em bỏ vào gùi và mang đi. Nó đi, đi mãi đến chỗ rừng già mới đứng lại, bỏ gùi ở đó định sẽ trở lại ăn thịt máy đứa trẻ. Chờ cho đười ươi đi xong, đứa anh bồng các em ra khỏi gùi, bỏ đá vào gùi, dắt các em chạy trở về nhà. Đười ươi trở lại chỗ để gùi, hắn lấy đá ra cạp. - Người sao mà cứng quá, cắn không đứt. Vậy ra mình bị lũ trẻ gạt rồi. Ngày mai ta sẽ bắt được chúng. Những đứa trẻ chạy về nhà, kể lại sự việc cho cha mẹ nghe. Hai người không nói gì. Sáng hôm sau, hai vợ chồng nói với các con: - Hôm nay, cha mẹ đi qua nhà bác uống rượu cần. Các con ở nhà giữ nhà, đừng đi đâu, nhớ kỹ lờ cha dặn nhé. Nói xong, hai vợ chồng ra khỏi nhà đi tìm một tảng đá mài gươm thật bén, rồi đến núp cạnh cánh cửa vào nhà. Một lát sau, đười ươi dắt họ hàng đến định ăn thịt lũ trẻ vì chúng đã nghe tin sáng nay cha mẹ chúng đi uống rượu cần. Nhưng khi con đầu đàn vừa đến cửa thì bị chặt một nhát rớt xuống cầu thang. Các con đười ươi ở dưới tranh nhau ăn vì chúng cho là thịt người. Ăn xong, chúng kéo nhau đi vào rừng. 32. SỰ TÍCH NÚI NHANG Vợ Kung có mang, nên nàng rất thèm đồ chua. Nàng bảo chồng vào rừng lấy trái chua về ăn. Vì thương vợ nên Krung chẳng nề hà gì, anh đi vào rừng hái tất cả trái chua về cho vợ. nàng ăn no kềnh cả bụng mà vẫn không đã thèm. Một hôm, nhân đi chơi với chồng, nàng nhìn thấy lá bằng lăng tím chín vàng đang lắc lư trước gió, cứ ngỡ là trái xoài đang chín trên cây, bắt krung hái cho kỳ được. Krung từ chối, và giải thích rằng đó là cây tổ tiên, ông bà. Nêu Krung leo lên ngọn bằng lăng sẽ nhận ra đường về quê hương xứ sở, bỏ vợ và con không ai nuôi. Nhưng người vợ không nghe lời giải thích của krung, mà còn tỏ ra vẻ giận dỗi, khăng khăng bắt krung leo hái cho được. Nể vợ, Krung leo lên ngọn cây bằng lăng. Vừa đưa tay định hái lá chín vàng cho vợ, thì tự dưng hai cánh tay chàng biến thành hai cánh chim lớn vỗ mạnh rồi bay cao chín tầng mây hướng về xứ sở cũ. Người vợ ngó lên ngọn bằng lăng chờ trông mỏi mòn. Chín tháng mười ngày, vợ Krung sinh hạ được một đứa con trai rất kháu khỉnh. Từ con mắt, cái tai giống Krung như hệt. người vợ tần tảo nuôi con. Khi đứa bé lên bảy tuổi, một hôm nó hỏi mẹ: - Sao con chỉ có mẹ mà không có cha? Người mẹ lặng người trả lời: - Con đẻ từ đất, từ đá, con không có ông bà cha mẹ. Đứa bé nghe qua buồn vô hạn. Người ta có cha, có mẹ có ông bà còn nó chẳng có ai. Một hôm vào buổi trưa, nhân mẹ ngủ say, đứa bé bắt con ve bỏ vào lỗ tai người mẹ. Con ve chui vào tai người mẹ cắn. Người mẹ vừa bị đau, vừa bị nhột, buồn bã, tủi thân, gọi chồng: - Mình ơi mình! Sao thân tôi khổ thế này mình? Có chồng có con mà không ai bắt hộ ve, rận thế này? Đứa bé từ chỗ núp, nghe mẹ than thở, trách móc, nó hỏi: - Tại sao mẹ nói con đẻ ra từ đất, đá, không có ch mà bữa nay mẹ trách con và cha không bắt ve cho mẹ? Người mẹ đành nói hết sự thật cho con nghe. Nghe xong đứa bé quả quyết với mẹ: - để con đi tìm cha. - Nói rồi đứa bé lên đường. ngày đi, đêm nghỉ. Hết mùa trăng tròn đến mùa trăng khuyết, đứa bé đã lớn thành một chàng trai. Cuối cùng chàng tìm đến quê hương của cha, nhìn thấy cha đang đứng trên sàn nhà cao lớn, xung quanh mọi người đang làm lễ tẩy uế cho ông để ông nhập thế giới thần linh. Thấy cha ma không đến gần được ch, chàng buồn lắm. chàng nghĩ ngợi lung tung. Cuối cùng, quyết định biến thành chim ưng bay đậu trên nóc nhà cha. Nghe tiếng chim hót điều lạ, người cha ra điều kiện: - Ơ chim! Nếu ngươi là con chim thánh thần hãy đáp xuống tay áo ta. Con chim sà xuống đáp vào tay áo người cha. Người cha vẫn không tin, lại ra điều kiện: - Nếu chim thật sự là thánh thần, chim hãy biến thành người cho ta coi. Con chim liền biến thành chàng trai khôi ngô tuấn tú và nói: - Cha là cha của con và con là con của cha. Người cha vẫn không tin, lại ra điều kiện: - Bây giờ ngươi hãy mài con dao cho thật bén, bén đến nỗi, con ruồi xà xuống là đứt chân ngay. Rồi sau đó ngươi hãy trượt chân lên lưỡi dao mà không hề gì thì ta sẽ nhận ngươi là con ta. Người con làm theo yeu cầu của ngườ cha, nhưng người cha vẫn hoài nghi ra điều kiện: - Người hãy chặt một tầu lá chuối trải đều lên các nhánh tay tre gai, rồi kéo mạnh mà lá chuối không bị rách thì ta sẽ nhận người là con trai ta. Chàng trai làm theo, nhưng người cha vẫn không tin, vẫn tiếp tục ra điều kiện: - Ngươi hãy chém dòng nước chảy kia sao cho nguồn chảy đằng nguồn, ngọn chảy đằng ngọn thì ta sẽ nhận người là con trai ta. Người con đáp ứng yêu cầu của cha. Chàng vung gươm chém đứt đôi dòng nước đang chảy, ngọn chảy đằng ngọn, nguồn chảy đằng nguồn. Trước sức mạnh của tình phụ tử, người cha ôm người con vào lòng, ngậm ngùi trong thương nhớ. Để ghi lại nơi người con chém đứt đôi dòng nước, người và chim muông xứ Châu Ro đã đào đắp cáo dần lên thành núi. Đó là núi Nhang. Phần con suối chảy xuôi, được đặt tên là con suối Đưa Em. Còn phần chảy ngược mang tên suối Gai. Hai con suối này chảy bao quanh chân núi Ngang rồi cùng hợp lưu nới suối Lúc như để nối lại dòng chảy xưa đã chia lìa. 33. SỰ TÍCH CHIM NĂM TRÂU SÁU CỘT Ngày xưa, có một chàng trai Châu Ro nghèo khổ, phải đi chăn trâu cho một nhà giàu nọ. Đến hạn, ông chủ không muốn trả tiền công, mà muốn người con trai đó chăn trau cho mình một thời nữa. Thông thường, ban đêm khi lùa trâu về, mỗi con được cột riêng một cái cột. Ngày nọ, khi người con trai đi chăn trâu, lão ở nhà chôn thêm một cái cột nữa. Chiều tối, người con trai lùa trâu về, lão chủ hỏi: - Sao mày để mất của tao một con trâu? Người con trai cãi lại: - Nhà ông chỉ có năm con trâu thôi, tôi có làm mất đâu! - Mày nói láo, nhà tao có sáu con trâu, mày thử đếm cột mà xem. Người con trai đếm cột. Càng đếm đi đếm lại là đúng sáu cột. Đuối lý, anh đành đi vào rừng tìm trâu. Hết ngày nọ sang ngày kia, từ khu rừng này sang khu rừng khác nhưng chàng Châu Ro hiền lành thật thà kia chẳng thấy một con trâu nào. Đói, khát đã làm cho người con trai gục xuống bên một lùm cây. Sau này, xác của chàng biến thành một loài chim. Từ đó, đêm đêm người ta nghe thấy tiếng một loài chim cất tiếng kêu oan ức não nề: “năm trâu sáu cột”. 34. CÔ GÁI VÀ HOÀNG TỬ Ngày xưa, có hai ông bà già người Châu Ro sinh được một người con gái vô cùng xinh đẹp. Khi bà qua đời, người chồng liền lấy người vợ kế. bà ta cũng có một cô con gái. Một hôm bà vợ kế đi xem thầy. Người thầy nói: - Sau này con của bà sẽ lấy một vị quan to, còn con gái của chồng thì chỉ báo đời ăn hại thôi. Bà vợ về than khóc với chồng và xui chồng đuổi đứa con của người vợ trước. Người bố thương con đành đem con ra cạnh một cái bàu lớn làm cho một chiếc chòi nhỏ, đan một chiếc rổ nhỏ để xúc cá sinh sống qua ngày. Một hôm có một đoàn quân lính của nhà vua đi cưa củi qua bàu nọ. Khi quân lính ra về người con gái gửi hai lọ mắm cho nhà vua. Mấy người lính cầm về nhưng giữa đường bảo: - Mắm gì mà hôi quá. Họ thả hai chiếc lọ xuống, nhưng lạ thay chiếc thuyền chạy thì hai chiếc lọ cũng chạy theo. Mọi người ngạc nhiên đành dừng lại vớt hai lọ mắm lên về đưa cho nhà vua. Hoàng tử nhận được liền đưa ra ăn cơm. Hoàng tử cũng gửi lại cho cô gái hai khúc củi để cảm ơn. Đêm cô gái ngủ, một khúc gối đầu, một khúc để dưới chân. Lạ thay ở cung vua hoàng tử ăn món gì thì tại chòi cô gái cũng hiện ra món đó. Một thời gian sau hoàng tử tìm đến chiếc chòi nhỏ trong rừng sâu và xin cưới nàng làm vợ. Người con gái của bà dì ghẻ hay tin người chị của mình còn sống và lấy được vị hoàng tử. Người con của dì ghẻ tò mò tới hỏi thăm. Nó nổi máu ghen tức và muốn cướp hoàng tử, nên xúi giục người chị: - Chị thử nấu cơm bỏ tóc vào nồi xem hoàng tử có thương không? Người chị thật thà làm theo người em độc ác. Nhưng hoàng tử vợ nên cố ăn không nói gì. Người em thấy thế liền xúi giục: - Chị nấu cơm bỏ cát vào xem sao. Nhưng hoàng tử vẫn ăn không chê. Người em con dì ghẻ lại lên hỏi và lại xúi bỏ thóc vào cơm nhưng hoàng tử vẫn ăn vui vẻ. Người em lại xúi người chị để cái gươm ngay trước cửa phòng. Một hôm hoàng tử đi xem đá gà về không để ý bước vô phòng và bị gươm chém đứt cổ. Nhưng trước lúc chết hoàng tử còn nói được: - Sao nàng lại hại ta! Và nói lời từ biệt. Người vợ khóc lóc thảm thiết nhưng nghĩ đến hành động dại dột làm chết chồng nên sợ hãi bỏ trốn khỏi cung vua. Nàng chạy một mạch về nhà, không dám nghĩ nàng băng qua cánh rừng sâu không sợ con cọp, con heo. Bàn chân rớm máu không còn thấy đau khi đạp phải gai, phải đá. Tối mịt nàng đến một con sông rộng, không có một con đò. Nàng đành phải đợi đến sáng mai để đi tiếp. Bỗng nàng nghe hai con cò đậu trên cành cây đang kháo nhau. Một con nói: - Đôi cánh tôi có bộ lông non đứt tay, đứt chân xoa vào là lành. Con cò khác nói: - Phân tôi ai lấy xoa lên bàn chân là đi được trên mặt nước. Người vợ mừng quá để hai còn cò ngủ rồi bắt chúng nhổ lông và lấy phân. Tờ mờ sáng hôm sau, người vợ đóng giả thành trai vội trở lại cung. Trước khi vào cung vua cô ghé vào nhà ông thợ rèn hỏi cung vua có chuyện gì không. Người thợ rèn kể: - Hoàng tử lấy một cô gái đó, bị cô ta hại làm đứt cổ. Người vợ liền nói: - Không biết tôi vào chữa cho hoàng tử được không? Người thợ rèn nói: - Nếu anh chữa được thì nhà vua sẽ thưởng rất nhiều vàng bạc châu báu. Người vợ vào lấy lông cò xoa lên cổ và cổ Hoàng tử tự nhiên gắn lại, rồi dần dần tỉnh lại. Nhà vua vui mừng khôn xiết và ban thưởng. Người vợ xin phép được cùng hoàng tử ra suối tắm giặt. Đến bờ suối người vợ nói: - Tôi tắm trên đầu ngọn suối, hoàng tử tắm ở phía dưới, nếu thấy máu chảy xuống thì hoàng tử chạy lên với tôi. Khi Hoàng tử thấy nước suối có máu bèn chạy lên. Chàng vô cùng ngạc nhiên thấy người cứu sống mình lại là người vợ yêu dấu. Hai người ôm nhau mừng vui. Người vợ bảo: - Chàng hãy ở lại chốn cung đình còn thiếp xin về sứ xở rừng núi của mình. - Không ngăn cản được ý định của cô gái, Hoàng tử và nhà vua đành đồng ý cho nàng trở về. Nhà vua ban tặng cho cô gái nhiều của cải, châu báu nhưng nàng từ chối. Nhà vua liền lấy một hũ dầu dừa tặng cho mẹ con bà dì ghẻ và một cặp trâu cho người cha của nàng. - Về tới nhà mẹ con bà dì ghẻ mở nắp hũ, một con rắn bò ra cắn chết tươi mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. 35. CHÀNG KATIÊNG VÀ CON QUỈ Ngày xửa, ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia sống bằng nghề nương rẫy và săn bắn thú rừng, cuộc sống êm đềm trôi qua như dòng suối chảy qua cánh đồng, như mây bay qua rặng núi. Một hôm, người vợ có mang thèm ăn quit, nhưng trong vườn nhà không có. Bên cạnh nhà họ có vườn cây trái sum suê, trong đó có những cây quit chin đỏ thơm phức trên cành. Chủ của vườn cây là một con quỉ hung dữ, tàn ác. Người vợ đòi quít mãi người chồng thương vợ quá nên sang vườn quỉ hái trộm. Anh ta rất cẩn thận, nhờ vậy đã hái được vài lần mà quỉ không hay biết. Rồi một hôm quỉ thăm vườn, thấy mất nhiều quít chín, nó bèn rình quyết bắt cho được kẻ trộm quit. Bữa nọ, quỉ bắt người chồng đang hái quit bỏ vào gùi. Nó giết chết anh ta rồi bỏ xác vào nhà người vợ. Người vợ thấy xác chồng, biết là bị quỉ giết, nàng hối hận than khóc thảm thiết nhưng không biết làm sao. Thời gian trôi qua, người vợ góa siêng năng, chịu khó nuôi con, đứa con chưa được biết mặt bố. Chị đặt tên cho là Katiêng. Katiêng lớn lên vạm vỡ, lanh lẹ và cần cù như cha. Katiêng thường hay hỏi mẹ về cha nhưng chị cứ giấu quanh, nói với con là chi đi làm xa chưa về. Khi Katiêng trở thành một chàng trai khỏe mạnh, biết đi săn thú một mình, anh rất buồn về mẹ vì biết rằng mẹ nói dối mình. Một hôm, Katiêng bắt một con ve bỏ vào tai mẹ. Bị con ve làm khó chịu trong lỗ tai, người mẹ đành nói thật cho con trai biết là cha đã bị quỉ giết chết vì hái trộm quít cho mẹ ăn đỡ them khi có mang Katiêng. Nghe mẹ nói, Katiêng nổi giận, chàng lập tức vác chà gạc sang đánh nhau với quỉ. Hai bên đánh nhau cả buổi sáng, chà gạc bị gãy, Katiêng thua phải chạy trốn. Về nhà, Katiêng xin mẹ cho chạy vào bụng mẹ để lấy them sức mạnh. Nếu thấy nóng nực, khó chịu thì mẹ ra suối ngâm mình dưới nước. Bà mẹ đồng ý và làm theo lời con. Katiêng ở trong bụng mẹ được 6 mùa trăng thì phải chui qua đầu mẹ ra ngoài. Bởi vì, con chó của nhà Katiêng chạy sang vườn của nhà quỉ và bị quỉ bắt ăn thịt. Katiêng tức lắm, quyết sống chết với quỉ một phen nữa. Chàng hóa thành ông già chống gậy sang nhà quỉ hỏi xem có thấy con chó chạy sang vườn không.Quỉ nói với “ông già” là có, tưởng là chó của Katiêng nên đã bắt ăn thịt rồi. Katiêng hiện nguyên hình, giận dữ vung chà gạc đánh nhau với quỉ. Lần này Katiêng đã thắng, giết được quỉ dữ trả thù cho cha. 36. CHÀNG TRAI VÀ CON QUỶ Thuở trước có hai anh em Châu ro nhà nọ vào rừng phát rẫy. Thường ngày vào buổi trưa có người em gái đem cơm. Bỗng một hôm khi mặt trời khi đứng bóng, người anh phát rẫy đã mệt, cái bụng đã đói cồn cào nhưng chờ mãi không thấy người em đem cơm tới. Chờ đến chiều mà không thấy, người anh bèn đi về nhà. Dọc đường người anh thấy cơm đổ có kèm vết máu. Người anh theo dấu máu mà đi. Đến khu rừng nọ, người anh nghe xì xào. Nhìn vào một cái hang thấy bầy quỉ đội lốt người đang làm thịt người em gái mình. Người anh mạnh dạn đi vào, xin làm thịt. Chúng đồng ý nhưng dặn anh: Không được lấy chỗ kín của người em, chỗ đó ăn vào sẽ chét. Nhưng người anh lấy tất cả không trừ miếng nào cả. Khi chúng ăn xong thì cả bầy lăn đùng ra chết. Trong hang có một con quỷ đội lốt Cọp phóng ra. Người anh vội chạy tới cây quéo trèo lên. Cây quéo bỗng há miệng ngậm người lại. Con Cọp tức mình cắn hết trái quéo, nhưng còn sót một trái. Ở đâu có một con quạ bay tới tha trái quéo. Giữa đường con quạ thả trái quéo xuống một cái bàu lớn. Con Cọp không xuống được nước, nó liền biến thành một thiếu nữ xinh đẹp. Nhân đấy có đàon người đi qua, con quỷ đội lốt cô gái nói: - Ai tát cạn cái bàu nước này tôi sẽ lấy làm chồng. Mấy người dân đưa truyện trình báo cho nhà vua hay. Nhà vua đến thây cô gái đẹp tuyệt trần liền sai lính ngày đêm tát cạn bàu. Khi nước cạn, con quỷ đội lốt cô gái mới nói với nhà vua cho bắt hết cá trong bàu, con nào cũng phải mổ bụng. Theo lời con quỷ nhà vua cho mổ hết hết con cá này đến con cá khác, nhưng đều không thấy trái quéo đâu. Quỷ theo vua về làm hoàng hậu. Mọi người ra về, có hai ông bà già nghèo khổ đến mò lại cá. Họ bắt được cá lóc to. Ông bà đem về nhà. Khi mổ, thấy trong bụng nó có một trái quéo. Ông định lấy trái nấu canh chua, nhưng bà bảo chỉ lấy cá ăn thôi. Hằng ngày vợ chồng ông già lân nương rẫy. Ở nhà từ trong trái quéo chui ra một thanh niên tuấn tú. Chàng quét dọn nhà cửa, nấu cơm xong rồi lại chui vào trái quéo. Ông bà lấy làm ngạc nhiên lắm.. Một hôm bà vợ vẫn đi làm, nhưng nửa buổi bà quay về gặp chàng trai, liền hỏi: - Con ở đâu đến đây nấu cơm, dọn dẹp cho ông bà hoài vậy? Người con trai luôn kể sự tình câu chuyện và ở cùng ông bà nghèo khổ. Một ngày nọ hoàng hậu quỷ đi qua nhà ông già, và thấy người đã giết dòng họ mình từ trước. Hoàng hậu quỷ liền ngon ngọt nhận chàng trai làm em nuôi, và dụ dỗ chàng về cung vua xung vào đội cận vệ của vua. Người thanh niên đồng ý. Tối đến, quân lính đều nằm ngủ trên sàn. Hoàng hậu dặn anh ta nằm ngoài cửa. Nửa đêm khi mọi người đều say ngủ, Hoàng hậu lại biến thành Cọp đến trại lính bắt chàng trai ăn thịt. Nhưng chàng trai biết ý đồ đổi chổ nằm vào trong. Quỷ mò vào bắt người nằm ngoài ăn hết thịt chỉ chừa lại cái sọ. Sáng hôm sau con quỷ vẫn thấy chàng trai còn sống. Đêm khác, bà hoàng hậu quỷ lại mò đến. Chàng trai lại biết nên chạy qua chỗ khác ngủ. Ăn hết nhiều người, nhưng quỷ không giết được chàng trai nọ. Quỷ tức lắm nên lập mưu khác.. Hoàng hậu liền xin phép nhà vua được cho lính cáng đi dạo. Hắn bắt chàng trai khe6ng đi trước, chàng trai đoán được dã tâm của hoàng hậu quỷ bèn mài một cái dao thật bén, dắt sẵn trong người. Đi giữa đường Hoàng hậu quỷ lại biến thành con cọp vồ chàng. Nhanh như cắt, chàng trai quay lại chém đầu giết chết con quỷ Cọp đó. 37. HOÀNG HẬU BA BA Ngày xưa có đôi vợ chồng Châu ro sống với nhau rất hạnh phúc, đi đâu họ cũng có nhau. Họ có với nhau hai đứa con. Một hôm có việc hệ trọng, người chồng đi một mình. Anh đang bước gấp thì trong bụi rậm bước ra một cô gái đẹp như tiên sa ngăn đường, tự tình rồi lập mưu xúi giục người chồng giết vợ để lấy cô ta. Lúc đầu anh ta từ chối và phản ứng quyết liệt. Anh nghĩ: Không thể làm điều ác như thế được, vì vợ anh là người đàn bà tốt bụng, chịu thương chịu khó, thương chồng, thương con. Nhưng rồi “mưa dầm thấm đất”, nghe cổ tỉ tê những lời đường mật, cộng với những cử chỉ lả lơi, cuối cùng anh siêu lòng, nhận lời hãm hãi người vợ “má ấp tay kề”. Để thực hiện âm mưu độc ác, người chồng tâm địa đen tối rủ vợ đi tắm. Như thường lệ, chị dội nước kỳ lưng cho chồng. đến lượt người chồng, bên ngoài giả vờ dội nước kỳ cọ cho vợ rồi đẩy vợ ngã xuống giếng. Khi cha về, hai đứa con không thấy mẹ chúng hỏi: - Mẹ đâu cha? - Mẹ đang về sau – Người cha bạc ác trả lời lấp liếm. Chờ mãi không thấy mẹ về, hai đứa con càng hỏi dồn. Bí thế cộng với sự quyến rũ của người tình xinh đẹp, người cha trở về và dắt theo một người đàn bà trẻ đẹp. Cuộc sống của hai đứa bé thiếu mẹ đã khốn khổ, bây giờ thêm cảnh dì ghẻ con chồng càng khốn khổ hơn. Hằng ngày các em phải làm việc quần quật từ sớm đến tối mịt mà vẫn bị dì ghẻ mắng nhiếc, đánh đập tàn nhẫn. Nhất là từ khi mụ sinh con. Đói ăn khát uống, hai anh em đành bẻ tre gai làm ghim xâm hạt cơm vãi của đứa bé kia đánh rơi ăn cho đỡ đói lòng. Quá đau khổ trước cảnh ngộ của mình, nhớ mẹ hai anh em dắt nhau vào rừng nơi có giếng nước trong mà ngày nào mẹ vẫn thường đưa hai em tắm. Làm lụng cộng với đói, hai anh em mệt lả, tựa vào gốc cây thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc mơ hai em gặp lại mẹ thân yêu của mình. Hai em kể hết sự tình cho mẹ nghe. Ba em mẹ con ôm nhau khóc nức nở. Nhìn hai con da bọc xương, lòng bà quặn đau. Bà bày cơm cho hai con ăn. Bà chăm sóc các con từng miếng ăn, giấc ngủ. Khi nghe tiếng gà rừng gáy dồn báo sáng, hai em tỉnh giấc, thì than ôi! Mẹ đâu rồi? Cứ như vậy, ba hôm liền, tối nào hai em em cũng ra giếng nước trong đoàn tụ với mẹ. Không thấy hai đứa con chồng nhặt cơm vãi như mọi hôm, tối lại bỏ nhà đi vắng, mụ dì ghẻ sinh nghi. Hai vợ chồng lập mưu rình rập theo dõi. Núp trong bụi rậm, người chồng bội ước thấy người vợ cả không bị chết mà con xinh đẹp hơn xưa, đang chăm sóc hai đứa con rất hạnh phúc. Người chồng thuật lại với người vợ bé, mụ giận dữ, lập mưu xúi giục chồng: - Bây giờ anh hãy ra chỗ giếng nước núp kín chờ khi nào bà ta hiện lên thì lấy rựa quéo bén chém ngay lập tức. Nghe theo lời xúi giục ma quỷ của mụ vợ nhỏ, người chồng sách rựa ra giếng nước phục đợi. Như thường lệ người vợ lớn xuất hiện trong lốt con ba ba. Vừa ngoi lên miệng giếng, người đàn bà xấu số kia lập tức bị sát hại ngay và rơi xuống giếng. Như lần trước, hai em đưa nhau ra giếng đoàn tụ với mẹ. Lần này không những không gặp được mẹ, hai em còn thấy nơi thành giếng máu me nhuộm đỏ. Các em đoán định âm mưu của mụ dì ghẻ xúi giục cha giết chết mẹ lần nữa rồi. hai em ôm nhau khóc than thảm thiết. Bỗng nhiên từ dưới đáy giếng nước sôi sùng sục, rồi vọng lên tiếng người: - hãy gom nhặt hết xương ba ba mang ra chỗ đông người qua lại. Trở về nhà, chờ lúc cha và mụ dì ghẻ ngủ say, các em nhặt hết xương ba ba rồi đem chôn nơi đông người qua lại. Kỳ diệu thay, ít lâu sau tại nơi chôn xương mọc lên một cây đa um tùm, mát rượi. Khách thập phương qua lại đều dừng chân nghỉ ngơi. Một ngày kia, có một Hoàng tử đi du ngoạn qua thấy bóng cây đa to lớn, toả bóng râm mát. Ngài ra lệnh cho hầu cận dừng chân giải lao. Trong gió vi vu, hoàng tử nhận ra có tiếng đàn ai oán than réo rắt. Từ hôm đó, ngày nào Hoàng tử cũng du ngoạn gốc đa. Khác các lần trước, hôm nay, Ngài xin phép vua cho Ngài đi du ngoạn ban đêm. Khi đoàn người đến chỗ cây đa râm mát hôm nào, thì. ..Than ôi! Cây đa không thấy mà thấy một toà lâu đài nguy nga, tráng lệ và có một cô gái đẹp như tiên sa. Ngài thật sự mềm lòng trước vẻ đẹp của nàng. Từ hôm đó,không hôm nào Ngài không ra chỗ cây đa để ngắm nhìn dung nhan tuyệt mỹ của nàng, tâm sự cùng nàng. Sự việc lọt đến tai vua, nhà vua cấm cung không cho Hoàng tử ra ngoài. Hoàng tử lâm bện tương tư, bỏ ăn, bỏ uống, thể trạng suy sụp nghiêm trọng. Để cứu vãn tấm bi kịch tình ái, nhà vua nhượng bước cho phép Hoàng tử cầu hôn với cô gái dân dã đó. Tại lễ dạm hỏi, nàng nhận lời cầu hôn của Hoàng tử với điều kiện cho phép nàng đưa hai đứa con vào cung để chăm sóc. Vua cha và hoàng tộc chấp thuận. Đêm đêm, bên hơi ấm gối chăn, nàng hay thường sâu bi, ủ dột. Động lòng, hoàng tử dỗ dành tìm hiểu. Không dấu được nỗi oan khuất, bất hạnh nàng kể hết sự tình cho chồng nghe. Hoàng tử nổi cơn giận, tâu lại vua cha. Nhà vua cho đòi hai vợ chồng kẻ ác đến. sau khi nghe ngóng và biết rõ sự thật, nhà vua ra lệnh tống giam hai vợ chồng tên độc ác chờ ngày xử tội. Nhưng chưa kịp xử tội thì hai con rắn từ đâu phóng tới mổ ngay trán hai vợ chồng kẻ ác khiến chúng chết tươi. Năm sau nhà vua ngã bệnh già. Biết bện nặng khó qua, ngài cho triệu tập quần thần rồi truyền ngôi báu cho Hoàng tử. Từ đó người vợ trở thành Hoàng hậu – người ta thường gọi là Hoàng hậu Ba Ba. 38. CÔ SÁU – CÔ BẢY Ngày xưa, có một gia đình Châu ro nọ hạ sinh được hai cô con gái: Cô Sáu và cô bảy. Nếu cô Sáu có đôi mắt liếc dọc, liếc ngang, mồm miệng tía lia, thì cô bảy hiền như cục đất. Như mọi ngày, sáng nay cô Bảy đi rẫy làm cỏ bắp. Cô làm từ sáng sớm đến xế trưa, dãy được năm hàng rồi sáu hàng, mệt lả, cô mới dừng tay, ngả lưng dưới gốc cây cày, gió lộng thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ cô thấy có một chàng trai tóc quăn, mắt nâu màu đất ngồi tâm tình với cô, hẹn ước chuyện ngày mai. Giật mình tỉnh giấc cô chẳng thấy ai ngoài ngọn gió đi lang thang nô đùa trên những tàu lá chuốn non. Chuyện tình cô chôn kín trong tim. Bẵng mấy hôm không thấy người tình lên rẫy, chàng trai si tình đêm nhớ ngày mong. Một hôm, biết cha cô Bảy đang làm thum trên ngọn cây da để săn chim xanh thì chàng trai mới biết thành con trăn (Klăn) trèo lên cây da quấn tròn và nói vọng lên: - Ơông làm thum săn chim xanh, ông hãy gọi cô bảy ra đây gả cho tôi, nếu không tôi sẽ xiết cây Da này gãy làm ông ngã chết đó. Nghe vậy, người cha sợ quá, gọi nói dối cô Bảy: - ƠBảy bông lau, bông cỏ của cha, hột gà rừng, trứng le le của mẹ! con hãy ra lượm chim xanh đem về nướng cho cha uống rượu. Nghe cha gọi ra lượm chim xanh cô sáu tranh chạy trước. Klăn đang ở trên ngọn cây da ngó xuống thấy cô Sáu, nó liền xiết cây D kêu răng rắc làm cho người ta run cầm cập như người mắc mưa, nói vọng xuống: - Không phải con Sáu ra lượm chim xanh, con bảy cơ. - Nghe cha nói vậy, cô bảy mang gùi ra gốc cây Da lượm chim xanh. Trăn nhìn xuống gốc cây Da thấy cô Bảy đang cặm cụi lượm chim liền bò xuống gốc cây. Biết người tình hoá trăn, cô Bảy ngả gùi cho Trăn bò vào, đưa về nhà, dựng buồng kín. Cô Sáu thấy điều kỳ khôi mắng em: - Sao lại đem trăn về nhà, không sợ nó cắn chết sao? Cô Bảy làm thinh. Đêm xuống khi hai người vào buồng the, cô sáu đốt đèn, vạch ngó trộm. lạ thay con trăn không thấy mà thấy một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Cô sáu ghen tuông, bực tức. Hôm sau đi rẫy gặp con rắn hổ mang, cô Sáu cũng bắt chước ngả gùi ra hứng. hứng đằng này, rắn hổ mang đi đằng kia, tức mình cô sau lấy cây đập vào đầu rắn mấy cái thật đau. Đau quá rắn dãy dụa một hồi rồi chui vào gùi cô Sáu. Bắt chước cô Bảy, cô sáu gùi rắn về nhà, quây phòng kín, chung sống. Nhưng về khuy, khi cô sáu ngủ thiếp đi, rắn hổ mang nuốt cô vào bụng rồi bò xuống sân trốn mất. Rắn hổ mang bò qua hai nhà ông già: một mù nhưng thính tai, một ông điếc nhưng sáng mắt. Ông thính tai mà mù nghe thấy tiếng rắn bò qua liền lấy tro bếp rắc xuống, rắn bò qua nên để lại dấu vết. Sáng dậy, không thấy cô sáu, người chạy ngược chạy xuôi đi tìm. Khi qua nhà ông mù thính tai hỏi thăm và nghe kể lại mọi người mới lần theo vết tro, ráo riết đuổi tìm. Đến con suối nước trong veo mất dấu vết. Nhìn vào dòng suối trong vắt, thấy từng đàn cá lội xuôi dòng nước về hạ lưu mọi người phán đoán: chắc phía thượng nguồn có sự cố gì đây nên cá mới hốt hoảng bỏ chạy về miền hạ. Đoàn người lội ngược dòng. Đi được chừng nửa điếu thuốc thì thấy con rắn hổ mang đang nằm khoanh tròn ngủ, ngáy khò khò. Mọi người đi chặt dây rừng làm thòng lọng, gọi rắn thức: - Ơrắn hổ mang, mày có thích đeo kiềng song mây không? - Không thèm – Rắn hổ mang trả lời. Mọi người chặt đòn xeo kéo rắn lên rồi đập chết. Người thì dùng dao, kẻ thì dùng mác, rựa bén,.. mổ bụng rắn, cứu cô Sáu. Nhưng con rắn hổ mang này thuộc loại rắn thần nên da nó rất cứng, không dao rựa nào có thể mổ xẻ được. Thấy vậy đang đậu trên ngọn cây cao, chim ưng thần liền mách nước: - Xạch, xạch, xạch Nhận tín hiệu từ chim ưng thần, mọi người đi tìm lá xách (cỏ ba dao), rạch đứt bụng rắn thần, cứu cô Sáu ra. Bị rắn nuốt lâu, nên cô Sáu yếu ớt. Ông bà, cha mẹ, họ hàngai nấy đều ra sức cứu chữa cho cô nhưng vô phương. Xác cô Sáu được đặt ở trong nhà trước sự khóc thương thảm thiết của mọi người. Thương chị, cô Bảy đến cầm tay lắc qua lắc lại mấy cái, nước mắt cô rơi xuống ngực chịlập tức cô Sáu mở mắt hỏi mọi người: - Tôi ngủ lâu chưa? Mọi người mừng rỡ kể lại đầu đuôi sự việc cho cô nghe, rồi tắm rửa, thay quần áo đưa cô về nhà. Nhưng sự đời trớ trêu. Thói nào tật ấy. Về nhà phải chứng kiên cuộc sống ấm êm, hạnh phúc của em gái, cô Sáu sinh lòng ganh tỵ, ghen tuông. Thực hiện âm mưu chiếm đoạt hạnh phúc của em. Cô Sáu lập mưu rủ em vào rừng sâu chơi đu dây. Lúc đầu cố Sáu ngồi, cô Bảy đưa. Tiếp đó đến cô Bảy ngôi, cô Sáu đưa, cô đưa rất mạnh, chiếc đu đánh võng từ đầu sông bên này qua bờ sông bên kia, cao chót vót. Trong lúc cô Bảy đang mải mê nhún đu, cô Sáu dùng dao chém đứt dây đau làm cô Bảy rơi xuống dòng sông đang chảy xiết. Nước cuốn cô đi biệt tăm. Cuối cùng tấp vào một chỗ có nhiều cây cối, dây leo um tùm. Mất vợ ngày đêm Klăn lo âu, buồn phiền ra sức tìm vợ. Khi qua nhà ông mù thính tai, Klăn hỏi: - Ơông Mù thính tai!ông có thấy vợ tôi đi qua đây không? Ông Mù thính tai nói: - Ông đui làm sao thấy được. Nhưng khi mặt trời đứng bóng, thì ông nghe có tiếng gà gáy ở phía tây. Nó gáy như thế này: - Anh ơi! Anh ơi! Anh à!Anh hãy ra rước vợ, con trai anh về. Klăn mừng rỡ, anh chạy đến hướng gà gáy. Anh đi ba ngày hai đêm, đến ngày thứ ba thì đến chỗ gà gáy. Đến nơi anh chẳng thấy gì ngoài núi non, sông nước mênh mông. Klăn buồn, ngồi khóc một mình, miệng lẩm bẩm cầu trời khẩn phật cho gặp vợ con. Vừa lau khô nước mắt anh thấy trước mặt mình một cây tre có phơi quần áo trẻ con. Vừa mừng vừa lo, anh cầu khẩn: - Nếu cây tre này linh thiêng thì tre hãy ngã về phía bờ sông bên này, nơi tôi đang đứng. Lời niệm chú chưa dứt, lập tực có một luồng gió mạnh đưa ngọn tre ngã về phía Klăn đang ngồi. Anh liền vin chắc ngọn tre và cây tre đưa anh đến chỗ cợ con đang ở. Vợ chồng cha con lâu không gặp nhau, học ôm hôn mừng rỡ. Cuối cùng Klăn bàn kế đưa vợ về đất liền. bàn đi tính lại, cuối cùng vợ anh gợi ý: chị và con thu mình nhỏ lại và chui vào trong ống tre, còn anh thì đu ngọn tre vào bờ. Khi đã lên đất liền, lóng tre có vợ và con anh náu, anh giấu hai ống tre trên mái nhà, kín đáo. Trong khi đó vẫn giữ quan hệ hoà thuận, hạnh phúc với cô sáu. Một hôm nhân rảnh rỗi việc nhà, Klăn mới bảo cô Sáu: - Đầu anh ngứa chắc nhiều chấy đực, chấy cái lắm. Cô Sáu chăm chỉ vạch tóc bắt chấy cho Klăn. Cô bảy ẩn trong ống tre nghe thấy vậy buồn tủi thân khóc và nước mắt cô nhỏ xuống nền nhà. Cô sáu ngó lên mái nhà thấy nước từ ống tre nhỏ xuống, hỏi Klăn: - Ơ anh Klăn, nước gì nước gì từ trong ống tre chảy vậy? Klăn trả lời: - Anh không biết. Đâu em đổ ra thử coi. Cô Sáu lấy ống tre gõ ra mấy cái. Gõ lần thứ nhất ra mấy đôi đũa, cô giành của cô, gõ lần thứ hai ra muỗng, ra vá, cô cũng nhận của cô, gõ lần thứ tư ra đứa bé trai xinh xắn, cô cũng giành là của cô, gõ lần thứ năm ra cô Bảy. Thấy cô Bảy không những còn sống, mà còn xinh đẹp hơn xưa, cô Sáu chết đứng như trời trồng. Lúc đó, tự dưng trời sập tối thui. Một luồng gió mạnh thỏi tới, sấm chớp, mây mưa rồi một cây sét đánh xuống dữ dội, thân thể cô Sáu cháy thành tha. Từ đó vợ chồng cô Bảy sống hạnh phúc bên nhau trọn đời. 39. NGƯỜI EM ÚT Ngày xưa có một chàng Châu Ro sống bằng nghề săn bắn. Một hôm anh đi săn qua gốc cây cổ thụ thì nghe có tiếng heo rừng nhai hạt cày khô cốpcốp anh rình thấy một con heo rừng độc chiếc có hai cái răng nanh trắng muốt. Anh lên ná, đặt mũi tên tẩm thuốc độc, ngắm vào nách heo, lẫy cò. Con heo rừng né qua một bên và chụp mũi tên, chạy mất. Lần theo vết chân,anh tìm đến chỗ heo rừng ở. Đến nơi anh không thấy con heo rừng nào cả mà chỉ thấy một ngôi nhà tranh và một cô gái Châu Ro xinh đẹp. Nàng dịu dàng mời anh vào nhà hút thuốc nói chuyện. trong lúc đang trò chuyện vui vẻ, anh nhìn lên nóc nhà và nhận ra mũi tên độc của mình, anh hỏi: - Không biết mũi tên độc này của ai? - Mũi tên của người thợ săn bắn heo rừng, tôi nhặt được – Cô gái trả lời tỉnh bơ. Anh ra về đầu óc nghĩ ngợi mung lung. Hôm sau, và hôm sau nữa, 3 ngày liền anh ra chỗ gốc cây rừng và ngày nào anh cũng gặp con heo rừng có nanh trắng muốt đang nhai hạt cây khô. Anh lặp lại hành động của người thợ săn: lên ná, đặt mũi tên, chạy mất. Anh lại lần mò tìm kiếm, lại gặp cô gái Châu Ro hôm nào. Đi lại nhiều lần, từ chỗ khách khứa, dần dà họ thành đôi bạn tri âm, rồi cô gái Châu Ro trở thành người “nâng khăn sửa áo” cho anh. Họ ăn ở với nhau có 6 mặt con rất hạnh phúc. Như mọi ngày sáng nay anh xách ná đi săn. Với thói quen nghề nghiệp anh vừa đi vừa nghe ngóng động tĩnh thú rừng. Nghe có tiếng sột soạt trong bụi rậm, anh lên ná, rút tên, quan sát.. từ trong bụi cây xuất hiện một cô gái Châu Ro da nâu, mắt đen nói dõng dạc: “Tôi thương anh, muốn cưới anh làm chồng”. Lưỡng lự hồi lâu anh cũng muốn có vợ hai. Về nhà anh kể lại cho vợ nghe và yêu cầu chị cưới cô gái đó cho anh. Chị không đồng ý. Từ đó gia đình “chén bát va nhau”. Mượn rượu anh chửi bới đánh đập thậm tệ. “Tức nước vỡ bờ”, chị giao 6 đứa con cho người chồng vũ phu, bỏ đi biệt xứ. Rồi họ thành vợ chồng của nhau. Khác bản tính người vợ lớn hay lam hay làm, cô vợ bé là người lêu lổng lười biếng. Còn anh từ khi có vợ hai, làm ăn sa sút hẳn đi, săn bữa được bữa không. Nhiều miệng ăn làm không ra tiền, gia đình lâm vào cảnh túng quẫn, nhất là từ hôm vợ bé sinh con. Người vợ bé lập mưu xúi giục chồng giết chết các con riêng: - Tụi nó lớn rồi, ăn tốn lắm, nuôi không nổi đâu. Bây giờ anh đem nó vào rừng sâu rồi đứng chờ, đi một đoạn xa anh lẩn trốn về, cọp beo bắt ăn thịt chúng. Đợi lâu không thấy cha trở lại, trời thì lại gần tối, các em dắt nhau về nhà. Người cha độc ác về chưa kịp thở đã thấy 6 người con theo thứ tự lớn nhỏ lục tục kéo nhau về. Mặt mày mụ dì ghẻ nặng như trời chuyển mưa. Lần thứ hai mụ xúi: - Anh đem chúng nó vào rừng và bảo chúng nó leo lên ngọn cây dầu “ăn nong”. Khi 6 đứa bé leo lên ngọn cây cao chót vót thì anh lấy rìu bổ hốc cây dầu để gió thổi mạnh, cây ngả đè chết. Làm theo lời vợ dặn, rồi bỏ về. sáu anh em đang ở trên ngọn cây dầu đều sợ hãi khóc than. Cả năm anh em đều kêu mẹ, riêng người em út mặt tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra, cậu bảo cởi hết khố nối lại thành dây thừng rồi nắm dây tụt xuống đất. Khi xuống dưới đất người em nhìn chiều gió bảo các anh xếp hàng. Gió thổi mạnh cây đổ, các em đứng sau lưng gió nên bình yên. Rồi 6 anh em chặt ngọn cây, 6 anh em khiêng cây dầu về nộp cha. Người cha hết sức ngạc nhiên, riêng mụ dì ghẻ thì lồng lộn lên. Thời gian sau vào mùa khô ráo, mụ dì ghẻ xúi dục chồng giết con: - Bây giờ anh đem mấy đứa nhỏ ra ngoài bãi tranh khô, bảo tụi nó ngồi chờ, đợi khi gió mạnh anh châm lửa đốt cho mấy đứa chết thiêu. Làm theo lời xúi giục của người vợ độc ác. Người cha dụ 6 đứa con đi cắt tranh về nhà lợp. Tình thật, các em cầm lưỡi hái, đứa vác đòn sóc đi cắt tranh. Ra đến nơi người cha bảo các con ngồi chờ. Ông giả vờ đi qua đi lại nhìn lên, ngó xuống như tìm kiếm điều gì, thì một luồng gió mạnh thổi tới và người ta thấy ngọn lửa bốc cao ngút trời, khói lửa mù mịt. Đoán được dã tâm của mụ dì ghẻ xúi giục cha hãm hại 6 anh em. Người em út quát to bảo các anh mau chóng chui xuống hang nhím lánh. Bấy nhím bị động chạy ra ngoài lửa thiêu cháy, chết nằm ngổn ngang. Tàn lửa các em bò ra ngoài. Ngăn chặn âm mưu giết hại người lương thiện của mụ dì ghẻ, theo sự hướng dẫn của người em út, 6 anh em chỉ giẫm lên dấu chân của người đi đầu, hướng vào rừng sâu. Trưa người cha ra thăm dò, đứng tận đằng xa thấy xác nhím chết nằm ngổn ngang tưởng các con đã chết nên quay về thuật lại với vợ, cả nhà vui vẻ hả hê. Khi đi vào rừng sâu, người em út bảo các anh mỗi người xách theo một con nhím làm lương thực. mệt đói các anh nghỉ chân làm thịt nhím, nhưng không có lửa để nướng thịt, nghe đồn gần đây có một con quỉ đội lốt ông già có lửa. Người em út phân công anh cả đi xin lửa. Người anh lớn vừa đến nơi thì thấy một cụ già đầu tóc bạc phơ, tướng mạo dũng mãnh , hỏi: - Con đi đâu vậy? Ông anh cả lễ phép trả lời: - Con xin đi xin lửa nướng thịt. Cụ già ra điều kiện: - Ta sẽ cho con lửa và toàn bộ tài sản của ta nếu con đánh thắng ta và ngược lại, ta sẽ trói nhốt con vào hầm tối làm thức ăn dự trữ. Vì sự sống của mình và các em,người anh cả nhận lời. Cuộc đọ sức diễn ra căng thẳng, quyết liệt, cát bụi mù trời, chim muông tan tác Cuối cùng người anh cả bị trói nhốt vào kho dự trữ. Trong rừng già các em sốt ruột chờ đợi. Chỉ có được người em út là đáon được tình hình, giữ được bình tĩnh. Cứ như thế, lần lượt các anh đi xin lửa, đánh nhau với quỷ thua trận, rồi bị nhốt. Đến lượt người em út, anh cũng đến nơi mà các anh đã đến và cũng gặp một ông già râu tóc bạc phơ, cũng ra điều kiện như vậy. Anh nhận lời và cuộc đo tài lại diễn ra ác liệt gấp nhiều lần so với các anh. Cuối cùng quỷ dữ đội lốt cụ già bị trói, người em giải thoát cho các anh. Thực hiện lời cam kết tịch thu toàn bộ lương thực, thực phẩm và của cải quý của quỷ dữ. Anh em đưa nhau vô rừng. Với bản chất của người lao động, 6 anh em ra sức phát rừng, làm rẫy, họ trồng đủ thứ: lúa, bắp, khoai, đậu làm nhiều ăn ít, dành dụm, chẳng bao lâu 6 anh em làm được nhà, tậu được trâu bò, cưới vợ trở nên giàu nhất vùng. Tiếng lành đồn xa, nghe tin các con còn sống, giàu có, cha, dì ghe và đứa em khác mẹ đến thăm. Các anh đưa vợ, con ra mắt cha mẹ, ông bà. Xấu hổ với hành vi độc ác do mình gây ra, họ lặng lẽ cúi đầu đi ra. Từ đó các thế hệ con cháu của 6 anh em xâu số sống bình yên, giàu sang và hùng mạnh. 40. KẦN DÂNG – KẦN DOI Kần Dâng và Kần Doi là hai anh em mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với bà. Một hôm, Kần Dâng và Kần Doi đi xúc cá, xúc được một con nòng nọc bé tí, rất dễ thương. Sợ bà mần tịt cá, Kần Dâng và Kần Doi lấy trái traa62m khô tách hạt ra rồi cho nòng nọc vào trong để nuôi. Mải chơi với con cá, Kần Dâng và Kần Doi bỏ bê nương rẫy, bị bà la mắng. Buổi sáng hôm đó, hai anh em Kần Dâng và Kần Doi lén bà dấu trái trám có con cá Klủn nơi mái tranh rồi đi làm. Không ngờ bà để ý. Để Kần Dâng và Kần Doi không mải mê với cá Klủn, siêng năng rẫy hái, ở nhà, bà lấy trái trám mở và bắt Klủn giã nấu canh bồi. Nồi canh bồi đỏ au màu máu. Hai anh em Kần Dâng và Kần Doi đi làm về ngồi vào mâm cơm, thấy bát canh có màu máu, biết chuyện không lành, hai anh em chạy ra nơi dấu trái trám thì tức giận bà, vừa thương tiếc con cá, Kần Dâng và Kần Doi bỏ nhà đi biệt xứ. Ngày tháng trôi qua không biết bao lâu, bà ở nhà thương nhớ hai cháu mmòn mỏi ngã bệnh rồi chết. Cóc thần khuyên nhủ Kần Dâng và Kần Doi về lo đám cho bà và hứa sẽ tìm con Klủn khác. Nghe lời khuyên của cóc thần, hai anh em về lo đám và chịu tang bà. Giữ lời hứa, Cóc thần lập phép cắt hết các mạch nước, trần gian khô hạn, muôn loài điêu linh, la hét cầu cứu Ngọc hoàng. Ngọc hoàng từ trên cao nghe người, muông thú dưới trần gian kêu la om sòm, liền cắt cử người con gái đức hạnh của mình xuống xem xét lo liệu. Con gái Ngọc hoàng vừa xuống đến nơi thì chứng kiến cảnh đất đai nứt nẻ, khô cằn, tôm cá chết la liệtnàng dùng phép lạ nối các mạch nước lại, nước chảy lênh láng tràn đồng, người, muông thú vui mừng, hả hê. Tất cả cá việc làm của con gái Ngọc hoàng đều được thần Cóc bí mật theo dõi. Xong việc nàng định bay về trời thì bị Cóc thần giữ lại và bắt phải lấy hai anh em Kần Dâng và Kần Doi. Con gái Ngọc hoàng bằng lòng, nhưng với điều kiện phải cho nàng về báo cáo với Ngọc Hoàng và đưa em gái cùng xuống trần gian, vì một mình nàng không thể làm vợ hai người được. Cóc thần đồng ý nhưng yêu cầu nàng để áo lại làm tin. Giữ lời hứa sau khi báo cáo công việc với Ngọc hoàng, nàng xin em gái cùng đi với mình xuống trần gian thay cha chăn dắt muôn dân. Ngọc hoàng đồng ý. Như đã đính ước, xuống trần gian nàng kết hôn cùng Kần Dâng và còn Kần Doi thì lấy em gái. Từ ngày lấy vợ Kần Dâng và Kần Doi siêng năng phát rẫy, làm nương. Chẳng bao lâu họ trở thành người giàu có: “trâu bò nhiều như đá, thịt cá treo tối nhà”, con cháu đông như bầy mối, đàn kiến. HÌNH ẢNH TƯ LIỆU Nghệ nhân Nguyễn Văn Nổi Nghệ nhân Hồng Thị Lịch Nhà Dài của đồng bào Châu Ro ở xã Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai Lễ vật cúng thần Lúa Men làm rượu ịch Bánh Piêng pú Nghệ nhân đánh chiêng Tục treo tổ ong trước nhà DANH SÁCH NGƯỜI CHÂU RO THAM GIA PHỎNG VẤN STT Họ và tên Tuổi Nghề nghiệp Địa chỉ 1 Nguyễn Văn Nổi 84 Nghệ nhân Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai 2 Hồng Thị Lịch 76 Nghệ nhân Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai 3 Hồng Thị Nhớ 61 Làm rẫy Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai 4 Nguyễn Đình Biên 59 Cán bộ xã Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai 5 Nguyễn Thị Sự 56 Làm rẫy Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai 6 Nguyễn Thị Kim Cúc 49 Làm rẫy Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai 7 Nguyễn Thị Đông 59 Làm rẫy Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai 8 Mai văn Nguỵ 82 Làm rẫy Trà Tân – Đức linh 9 Mọi Thị Lan 49 Làm rẫy Xuân Trường - Xuân lộc 10 Lý Thị Kiểng 68 Làm rẫy Xuân Hoà - Xuân lộc 11 Nguyễn Văn Sáu 57 Làm rẫy xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 12 Lý Thị Nhiễn 69 Nghệ nhân xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 13 Lý Minh Chi 45 Làm rẫy Long Tân thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 14 Đào Thị Hoa 46 Làm rẫy xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 15 Dương Thị Củng 34 Nghệ nhân múa xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 16 Dương Thị Hiền 37 Nghệ nhân múa xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 17 Lý Thị Gái 46 Nghệ nhân múa xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 18 Lý Thị Kiềm 61 Làm rẫy xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 19 Nguyễn Văn Phôm 76 Làm rẫy Bình Châu – Vũng Tàu 20 Võ Thị Đốp 59 Làm rẫy Thôn 4, xã Trà Tân – Xuân Lộc 21 Nguyễn Thị Gái 70 Làm rẫy Thôn 4, xã Trà Tân – Xuân Lộc 22 Võ Văn Đường 38 Nghệ nhân múa Thôn 4, xã Trà Tân – Xuân Lộc 23 Trần Thị Phol 58 Làm rẫy Thôn 4, xã Trà Tân – Xuân Lộc 24 Thổ Minh Lập 47 Làm rẫy Thôn 4, xã Trà Tân – Xuân Lộc 25 Võ văn Út 49 Nghệ nhân múa Thôn 4, xã Trà Tân – Xuân Lộc 26 Điểu Thị Nương 70 Làm rẫy Túc Trưng – Định Quán 27 Điểu Liệt 69 Làm rẫy Túc Trưng – Định Quán 28 Điểu Sạp 58 Làm rẫy Túc Trưng – Định Quán 29 Mọi Thị Lên 47 Làm rẫy Thôn 4, xã Trà Tân – Xuân Lộc 30 Mọi Thị Gái 53 Làm rẫy Thôn 4, xã Trà Tân – Xuân Lộc 31 Võ Kim Hiền 16 Học sinh xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 32 Đào Thị Hoa 16 Học sinh xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 33 Võ Văn Phương 29 Nghệ nhân múa Thôn 4, xã Trà Tân – Xuân Lộc 34 Võ Hồng Thiện 16 Học sinh xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 35 Võ Thu Thảo 16 Học sinh xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 36 Đào Văn Ui 16 Học sinh xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 37 Điểu Thị Quách 16 Học sinh xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 38 Đào Thị Nương 16 Học sinh xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 39 Nguyễn Văn Hịên 16 Học sinh xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 40 Võ Hồng Phượng 16 Học sinh xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_17_0790639493_3819.pdf
Luận văn liên quan