Luận văn Tư tưởng Hiếu trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau

Dưới sự tác động của kinh tế thị trường, gia đình Việt Nam nói chung và gia đình Cà Mau nói riêng đã có nhiều biến đổi hơn so với trước kia. Bên cạnh những mặt tích cực đó là sự tự do, bình đẳng, dân chủ, tôn trọng lợi ích cá nhân giữa các thành viên trong gia đình, đồng thời lại là biểu hiện sự xuống cấp về đạo đức xã hội, nhất là gia đình. Trước thực trạng đó, việc cải tạo, kế thừa tư tưởng Hiếu của Nho giáo nhằm xây dựng đạo đức trong gia đình có một ý nghĩa quan trọng. Chúng ta có thể học tập Chủ Tịch Hồ Chí Minh về việc khai thác những nhân tố hợp lý của Nho giáo và loại bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu của nó trong việc xây dựng gia đình văn hoá mới.

pdf110 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng Hiếu trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một ý nghĩa xã hội rất to lớn. Việc xây dựng các nhà dưỡng lão rất cần thiết vì còn có nhiều người già cho do những hoàn cảnh khác nhau không nơi nương tựa. Tuy nhiên các nhà dưỡng lão có thể bảo đảm xã hội về kinh tế hay y tế nhưng không thể sánh với gia đình trong việc tạo ra bầu không khí tình cảm sự yên ổn về tâm lý, giúp cho người gia tiếp thu họat động làm những công việc thích hợp có ích đối với con cháu và xã hội, giúp họ tìm thấy lý do và ý nghĩa để tiếp tục sống. Lối sống chạy theo đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân cực đoan vị kỷ, đặt cá nhân lên trên xã hội, trên cộng đồng, sản phẩm phụ của xã hội công nghiệp và đô thị đang làm tổn hại đến tính bền vững của thiết chế gia đình, phá vỡ những giá trị nhân bản mà con người đạt được. Trong tình hình như vậy, việc giáo dục lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà chẳng những giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống, ngăn chặn sự sa sút về đạo đức nhân cách, mà còn là cứu cách của xã hội trong việc phát huy vai trò của gia đình trong chức năng bảo đảm, chăm sóc cho người cao tuổi. Truyền thống của gia đình Việt Nam là các thành viên trong gia đình sống với nhau hòa thuận nhưng có trật tự trên dưới, rõ ràng phân minh, mọi người đối xử với nhau theo đúng lễ nghi. Cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng, không có tình trạng “cá đối bằng đầu”. Cha mẹ rất có ý thức và trách nhiệm trong việc giáo dục con cái sống có trật tự kỷ cương và theo đúng lễ, từ cách xưng hô, thưa gửi, đứng ngồi, thăm hỏi, tang lễ, cúng tế đến việc tuân thủ luật lệ của làng xã và luật pháp của nhà nước. Việc giáo dục lễ đã đạt tới mức sâu sắc, trở thành niềm tin chi phối nhận thức và hành động của con người. Giáo sư Vũ Khiêu đã đúng khi nhận xét rằng: Sự giáo dục của ông (Khổng Tử) về lễ đạt tới mức sâu sắc ở chỗ nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. Ông đã huy động được dư luận của toàn xã hội, trọng người có lễ và khinh ghét người vô lễ. Mức độ sâu sắc còn ở chỗ nó đi vào lương tâm con người, vi phạm lễ là điều sỉ nhục, thậm chí đến mức thà chết không bỏ lễ [30, tr.193] Chúng ta đang tiến hành xây dựng một nền kinh tế thị trường cùng với sự mở cửa hội nhập với thế giới thì gia đình văn hóa mới càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Mô hình gia đình vợ chồng hòa thuận, cha từ con hiếu, anh em thương yêu đùm bọc nhau chính là thành trì để ngăn cản sự xâm hại những tư tưởng thực dụng, vị kỷ, lối sống gấp chỉ biết hôm nay mà không cần biết đến ngày mai. Thiết nghĩ, nếu lọai bỏ những tư tưởng bảo thủ, hà khắc thì việc kế thừa những giá trị luân lý tích cực của Nho giáo về gia đình để xây dựng gia đình mới nhằm đáp ứng được sự phát triển đất nước là điều nên làm. Gia đình văn hóa mới chính là nơi kế thừa những tinh hoa của gia đình cũ kết hợp với những chuẩn mực đạo đức mới của xã hội mới, trước hết là tư tưởng vợ chồng hòa thuận, cha từ tử hiếu, anh em thương yêu đùm bọc nhau… của Nho giáo. Nói đúng hơn, mọi người trong gia đình theo Nho giáo phải sống theo cái tình và Tình phải chuyển thành nghĩa và nghĩa được quy định thành lễ tiết, nghi thức. Lễ tiết, nghi thức đã vừa phải, lại cụ thể, dễ làm theo, lại mang cả dáng dấp của cái đẹp. Tình, nghĩa, lễ theo Nho giáo hay kinh nghiệm của nhân dân ta đều nhằm đưa lại trật tự, nền nếp và sự hòa thuận trong gia đình [27, tr.353 - 354] 2.2.2.3. Cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy mặt tích cực của tư tưởng “Hiếu” trong xây dựng đạo đức gia đình ở Cà Mau Phong tục là “Thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội được mọi người công nhận và làm theo” [82, tr.772]. Còn tập quán là “Thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh họat thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo” [79, tr.886]. Phong tục, tập quán là những phạm trù lịch sử, nó có thể là những giá trị tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, có tác dụng hướng dẫn và điều chỉnh hành vi của con người, góp phần vào sự ổn định đời sống xã hội, nhưng cũng có thể là những yếu tố tiêu cực lạc hậu làm cản trở sự phát triển xã hội. Những tàn dư của tư tưởng Nho giáo không chỉ có cơ sở kinh tế - xã hội. Là những yếu tố của nền sản xuất nhỏ, những khiếm khuyết trong cơ chế quản lý kinh tế - xã hội mà những phong tục, tập quán cũ, lạc hậu của nhân dân cũng là nơi để những tàn dư tư tưởng ấy có thể trú ngụ. Vì thế việc duy trì, củng cố các phong tục, tập quán tốt đẹp, phát huy những “thuần phong, mỹ tục” và cải tạo những phong tục tập quán lạc hậu, từ đó hình thành nên những phong tục tập quán mới trong cuộc sống cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng của việc khai thác Nho giáo, góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta ngày nay. Những phong tục, tập quán chủ yếu chứa đựng những tàn dư tiêu cực của tư tưởng phong kiến còn ảnh hưởng trong xã hội ta ngày nay đang đòi hỏi phải được cải tạo theo yêu cầu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới như: “cha mẹ đặt đâu, con phải ngồi đấy”, “sống lâu lên lão làng”, “trọng nam khinh nữ”, “xem thường lớp trẻ”… cũng là một thói quen lâu đời cản trở sự phát triển xã hội ta hôm nay đang đòi hỏi phải được cải tạo. Nho giáo quá đề cao tinh thần phục cổ, nó dạy người ta tôn thờ, sùng bái quá khứ làm cho người ta chỉ biết suy nghĩ và hành động theo những kinh nghệm cũ, theo những bài học của cổ nhân, đạo lý của thánh hiền. Nó biến những bài học xa xưa, những kinh nghiệm cũ kỹ thành tiêu chuẩn của chân lý, thành thước đo mọi giá trị. Chính điều đó là một trong những nguyên nhân đẻ ra căn bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường lý luận, đề cao người già, coi thường tuổi trẻ, đề cao quyền uy của cha mẹ, coi thường ý kiến của con cái… Rõ ràng, kính trọng người già là đạo lý tự nhiên đáng trân trọng, cần phải giáo dục tinh thần tôn kính ông bà, cha mẹ trong toàn xã hội, coi đó là một chuẩn mực đạo đức quan trọng nhưng không vì thế mà tuyệt đối hóa quyền lực, uy tín, kinh nghiệm của người cao tuổi, xem nhẹ lý luận, khinh thường tuổi trẻ. Tôn trọng qúa khứ là điều đáng quý nhưng không phải là phục cổ, mà từ đó phải rút ra bài học lịch sử để giải đáp yêu cầu của hiện tại và tương lai. Quan niệm của Nho giáo về Hiếu chứa đựng nhiều nội dung duy tâm, lạc hậu không còn phù hợp với xã hội hiện đại nhưng nó cũng có những yếu tố hợp lý nhất định nên mới có sức sống trong mấy ngàn năm lịch sử. Hồ Chí Minh đã khai thác, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cách mạng. Bác đã nhắc lời của Lênin: “Chỉ những người cách mạng chân chính mới thu hút được những điều hiểu biết quí báu của các đời trước để lại” [49, tr.46]. khái niệm Hiếu đã từng quen thuộc với người dân Việt Nam từ lâu đời, Hồ Chí Minh đã không vứt bỏ chúng một cách cực đoan mà người sử dụng và cải tạo chúng, bổ sung cho chúng bằng những nội dung mới. Trong Nho giáo, Hiếu chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, nghĩa là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ mình thì với Hồ Chí Minh, “Hiếu” không tách khỏi “dân” thành “Hiếu với dân”. Bên cạnh những tư tưởng lạc hậu không phù hợp với xã hội hiện đại, tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo còn có nhiều điểm phù hợp cho việc xây dựng đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay, vì theo PGS. Hà Thúc Minh “Đạo Nho dẫu sao cũng đã trở thành một phần truyền thống văn hóa Việt Nam, làm sao có thể bỏ nó lại sau lưng khi bước sang thế kỷ XX” [53, tr.164]. Nho giáo với những quan niệm về vai trò, vị trí của gia đình, cách đối xử đến những quy tắc đạo đức trong quan hệ gia đình, cách đối xử con cái đối với cha mẹ và trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái… cũng để lại những kinh nghiệm đáng suy nghĩ cho chúng ta. Mặt khác, Nho giáo là một học thuyết chuộng gốc nhớ nguồn, đề cao quan hệ huyết thống nên nó đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa những thành viên trong một gia đình, một dòng họ. Những người trong gia đình, họ hàng thì phải cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình và dòng họ. Họ hàng, làng xã được tổ chức theo tinh thần Nho giáo sẽ tạo dựng được những cộng đồng ổn định, hòa mục nhờ vào lòng hiếu đễ, kính nhường. Trong quan hệ cha mẹ - con cái cũng phải xây dựng theo tinh thần mới, cha mẹ thương yêu, không phân biệt đối xử với con cái, tôn trọng và định hướng những nhu cầu chính đáng của con cái, nuôi dạy chúng thành những người tốt trong gia đình, có ích cho xã hội. Ngược lại, con cái phải biết kính trọng cha mẹ và tự tu dưỡng, rèn luyện, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình. Bên cạnh đó, các quan hệ anh chị em, quan hệ ông bà và cháu chắt… cũng cần được xây dựng trên tinh thần bình đẳng, tình thương, quan tâm, có trách nhiệm… để gia đình hòa thuận, êm ấm, là tế bào lành mạnh của xã hội. Tóm lại, việc khai thác những yếu tố hợp lý và khắc phục những cái không còn phù hợp trong quan niệm của Nho giáo về Hiếu vì sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta là việc làm thiết thực, mang ý nghĩa to lớn nhưng điều quan trọng là cần phải có những giải pháp hữu hiện cả về mặt nhận thức cũng như về phương diện tổ chức thực hiện cả về mặt nhận thức cũng như về phương diện tổ chức thực hiện nhằm thực hiện triệt để việc cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy mặt tích cực của tư tưởng Hiếu trong xây dựng đạo đức gia đình ở Cà Mau. 2.2.2.4. Thông qua sự “nêu gương” của cha mẹ, ông bà để giáo dục lòng hiếu thảo của con cái Về giáo dục gia đình, Nho giáo cho rằng, nhà nhà lễ nhượng, cả nước dấy lên lễ nhượng. Trong Nho giáo lễ là một phạm trù đạo đức, mỗi người cư xử, giao tiếp theo đúng phận vị, theo trật tự trên dưới, ấy là giữ đúng lễ, cũng là thực hiện đúng hành vi chính trị. Ngày nay, tất nhiên chúng ta không duy trì trật tự lễ giáo theo kiểu phong kiến, con cái lúc nào cũng khúm núm, sợ sệt, nhưng ở các trường học chúng ta thường thấy câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, vậy thì trong gia đình đóng góp được gì trong việc học lễ ấy. Như chúng ta đã biết, do tính đặc thù của gia đình là mỗi đơn vị sản sinh và nuôi dưỡng, dạy dỗ nên những con người, trong quan hệ không phải là bình đẳng dân chủ mà là quyền uy. Các thành viên trong gia đình không phải là mỗi người tự ý tự do cá nhân, mà là một cộng đồng có trật tự trên dưới, tức là tạo ra lễ đã tự mang sẵn trong giáo dục gia đình. Đồng thời, trong cái môi trường trật tự trên dưới chặt chẽ này, quyền uy được biểu đạt ra không phải bằng pháp chế, mà bằng tình nghĩa, bằng nêu gương. Trong mỗi gia đình, cha mẹ chẳng ra cha mẹ, anh chị không ra anh chị, thì đừng mong giáo dục để được dưới ra dưới. Đứa trẻ sống trong một gia đình trên không ra trên, dưới không thành dưới, thì ra nhà trường, dù có dạy nó bài học về lễ, là phải kính trọng cha mẹ, ông bà dù có hay đến đâu cũng chỉ là “nước đổ đầu vịt”… Bởi thế giáo dục lễ trước hết phải từ trong gia đình. Đó là những tấm gương của người xưa về đạo hiếu, về đức hi sinh của con cái đối với cha mẹ. Những tấm gương đó thường được ghi chép trong các sách sơ học (“tam tự kinh”), dưới hình thức các câu chuyện kể ngắn gọn, hấp dẫn hay được rút qua những câu châm ngôn của thánh hiền hay được tổng kết thành ca dao, tục ngữ và thường được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ kia. Thông qua nêu gương điển hình (tốt và chưa tốt) để hướng mọi người vào làm việc thiện, việc tốt. Chẳng hạn, xung quanh nơi ở có những tấm gương con cái hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ già hoặc có trường hợp do đua đòi ăn chơi, bỏ học, bị lôi kéo vào con đường tiêm chích ma túy, có trường hợp gia đình, hàng xóm, vợ chồng hay cãi nhau, thậm chí chồng đánh vợ, không ai quan tâm đến con cái, dẫn đến các cháu bỏ học… các bậc cha mẹ có thể lấy đó để giáo dục, dạy dỗ con và cũng là nhắc nhở các thành viên trong gia đình. Khen thưởng, động viên kịp thời khi các thành viên có việc làm tốt dù rất nhỏ và cũng nhắc nhở ngay khi có những biểu hiện không đúng. Chẳng hạn, khi con trai hoặc người chồng tham gia vào công việc gia đình thì người mẹ, người vợ, chị em gái cần có lời động viên, khuyến khích kịp thời. Khi con cái đạt kết quả tốt trong học tập, các bậc cha mẹ có thể có phần thưởng tặng con (tránh thưởng bằng tiền). Kết hợp giữa giáo dục bằng lời nói và việc làm. Trong việc giáo dục con, các bậc cha mẹ cần gương mẫu. Chẳng hạn, người cha thường dạy con phải biết yêu thương, tôn trọng mọi người nhưng thỉnh thoảng lại chửi mắng mẹ, hoặc người cha dạy các con phải biết giúp đỡ cha mẹ nhưng khi đi làm về cha chỉ ngồi đọc báo, xem ti vi, còn mẹ tất bậc với cơm nước, giặt giũ; hoặc mẹ dạy con phải trung thực nhưng khi trồng rau để bán, mẹ lại phun nhiều thuốc trừ sâu cho rau… những hành động trái ngược với lời nói của các bậc cha mẹ sẽ phản tác dụng giáo dục, làm cho con cái nghi ngờ, mất phương hướng… Trong mỗi gia đình, cha mẹ tự nêu gương và luôn nhắc nhở con cái chấp hành đúng pháp luật, thực hiện đầy đủ những quy ước của xóm làng đường phố. Trong gia đình kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, đi thưa về chào, giao tiếp khách, bạn bè, xóm làng chân thành lịch sự… tất cả luôn được diễn ra ở mọi người, mọi lúc. Từ lúc còn nhỏ, trẻ em cần được giáo dục thông qua những châm ngôn, những câu ca thấm đượm công đức cha mẹ và suốt cuộc đời con luôn luôn tâm niệm về việc đền đáp công ơn cha mẹ, phải sống và hành động sao cho xứng đáng với công ơn trời biển của cha mẹ. Những câu ca dao: Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Những lời hát ru: Con ơi muốn nên thân người Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha Những lời khuyên bảo: Mẹ già ở tấm lều tranh Sớm thăm, tối viếng, mới là đạo con Hay: Cá không ăn muối cá ươn Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư Tóm lại, để con “Hiếu” thì cha mẹ phải “từ”. Trách nhiệm làm cha, làm mẹ không những chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa con khỏe mạnh mà còn phải dạy con nên người. Nếu trẻ em chưa ngoan thì trách nhiệm trước hết thuộc về cha mẹ “con dại cái mang”, “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”… kinh nghiệm cho các bậc cha mẹ là phải “dạy con từ thuở còn thơ” và bằng chính tấm gương của mình. Gương mẫu trong lao động, trong đạo đức ứng xử trong gia đình, gương mẫu trong cách nói năng, trong cách ăn mặc, trong việc tôn trọng những quy tắc của đời sống cộng đồng, trong việc đoàn kết giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, trong phép xã giao có văn hóa v.v… và phải nhận thức cho hết nghĩa câu “bất hiếu tất tử bất hiếu” (mình không hiếu với cha mẹ, tất con sẽ không hiếu với mình) [9, tr.163]. Đây không phải là nhân quả duy tâm siêu hình mà là một nét văn hóa truyền thống. Mình có đối xử tốt với cha mẹ, là tạo nên môi trường văn hóa tốt đẹp, giáo dục con cái sau này đối xử tốt với mình. Ông Nguyễn Đình Chiểu, một danh nho nặng lòng hiếu mẹ ơn cha đã viết: “Chuyện khôn xiết kể trong nhà, Hễ làm con thảo sinh ra cháu lành” Bên cạnh việc phát huy, nêu gương những tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ thì chúng ta cũng cần phải lên án và phê phán các hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ. Muốn thực hiện được điều đó, chúng ta phải nâng cao hơn nữa vai trò của giáo dục chữ hiếu trong giai đoạn hiện nay. Ngay từ xa xưa, cha ông ta đã rất coi trọng và rèn giũa chữ hiếu thì ngày nay, chúng ta phải ra sức nâng niu, trân trọng và gìn giữ nó. Thực hiện đạo hiếu trong gia đình, chúng ta sẽ nối được nghiệp nhà, làm rạng rỡ tổ tông và góp phần cho sự ổn định, phát triển của xã hội. Chữ hiếu không trực tiếp tạo nên mức tăng trưởng GDP mỗi năm của Cà Mau nhưng lại có một ý nghĩa hết sức lớn lao là tạo ra những con người Cà Mau nghĩa tình, hiếu thảo. 2.2.2.5. Nâng cao vai trò của pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật và đạo đức trong việc giáo dục đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay Đạo đức là giá trị tinh thần được hình thành qua thời gian, được nhiều người thừa nhận và tự nguyện thực hiện. Pháp luật là những quy định của Nhà nước của một giai cấp thống trị nhằm bắt buộc quần chúng thực hiện để đảm bảo quyền lợi của giai cấp nắm chính quyền. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau. Trước hết, đạo đức và pháp luật đều là hình thái ý thức xã hội, đều là sản phẩm của một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Để điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của con người theo một trật tự nhất định và vì tính cưỡng chế, bắt buộc của pháp luật mà mọi công dân muốn hay không muốn cũng phải thực hiện. Pháp luật luôn quy định những điều được làm, không được làm, còn đạo đức là những chuẩn mực khuyên con người nên và không nên làm, chỉ có lương tâm là toà án tối cao tự xử những cá nhân vi phạm giá trị đạo đức và sau đó là dư luận xã hội. Coi trọng và kết hợp chuẩn mực đạo đức với tri thức pháp luật, giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật. Việc trang bị kiến thức pháp luật, hình thành thái độ, hành vi tự giác tuân thủ pháp luật là đòi hỏi bức xúc đối với việc giáo dục đạo đức gia đình hiện nay. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải giáo dục tinh thần công dân. Song, cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, phải thấy đạo đức là cái gốc, nhất là những giá trị đạo đức nhân bản, có tác dụng điều chỉnh hành vi pháp luật của mỗi cá nhân. Hành vi đạo đức được điều chỉnh bằng lương tâm và dư luận xã hội, bằng truyền thống. Còn hành vi pháp luật được điều tiết bằng cơ chế quản lí và giám sát của các cơ quan chức năng. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một nền kinh tế hoàn toàn mới. Sự vận hành cơ chế kinh tế này đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đặc biệt là pháp luật điều chỉnh các quan hệ đạo đức. Do chúng ta mới bắt đầu làm quen với cơ chế thị trường, nên sự thiếu hụt về mặt luật pháp là không thể tránh khỏi. “Luật pháp và đạo đức là những hình thái ý thức xã hội cụ thể, nhưng giữa chúng tác động biện chứng và thống nhất với nhau. Luật pháp nhiều “khe hở” sẽ tạo ra những khe hở đạo đức; ngược lại đạo đức có nhiều “khe hở” thì pháp luật dù kín đến mấy cũng bị chọc thủng” [55, tr.219]. Do vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường vai trò của pháp luật trong việc giáo dục đạo đức gia đình là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xây dựng đạo đức lành mạnh, góp phần khắc phục những hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận dân cư trong xã hội hiện nay. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay muốn thành công cần phải có con người xã hội chủ nghĩa - con người có đức lẫn tài. Từ mặt trái của cơ chế thị trường và những bất cập về chữ Hiếu hiện nay, để khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực đó thì Đảng và Nhà nước ta phải có sự quy định về nghĩa vụ của cha mẹ và con cái thành những văn bản pháp quy cụ thể. Trước hết cha mẹ phải có trách nhiệm cao với gia đình và con cái, phải hiểu giáo dục con chính là nghĩa vụ đối với Tổ quốc, không thể nói yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội khi không giáo dục con cái trở thành những nhân tố góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Người con dưới sự giáo dục đó, tự bản thân sẽ biết vươn lên phát huy trí tuệ và phẩm chất của mình. Giáo dục con cái phải biết thương yêu cha mẹ, kính trọng ông bà giúp đỡ họ hàng, bạn bè, làng xóm… việc giáo dục không chỉ trong gia đình mà cả nhà trường và xã hội. Ngoài ra Đảng và Nhà nước ta phải có chính sách phát động phong trào đưa gương sáng trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách đều đặn như: báo, đài, tivi… về những gương hiếu thảo, có khuyến khích khen thưởng cho những con người trở thành tấm gương điển hình về hiếu. Kịp thời xử phạt những người có hành vi bạc đãi với cha mẹ, ông bà. Đảng và Nhà nước phải có trách nhiệm vạch rõ cho mọi người thấy được bổn phận của mình đối với cha mẹ, không chỉ quan tâm về vật chất mà còn phải quan tâm đến tinh thần của cha mẹ, tránh tình trạng người già cô quạnh, tách biệt khỏi quan hệ tình cảm gia đình như các nước phương Tây. Ngoài ra, cần vận động phong trào “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở mọi người nhớ về tổ tiên, nhớ ơn đến những người có công với nước, giúp đỡ gia đình thương bình và các gia đình liệt sĩ, duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên, xây dựng lại các khu di tích lịch sử. Đảng và nhà nước ta phải quan tâm khuyến khích xây dựng gia đình có nhân nghĩa - mọi người chung sống với nhau, với một tình cảm thân thương chăm sóc lẫn nhau. Ngày nay, xã hội ta đặt lên hàng đầu tình cảm đối với Tổ quốc và nhân dân, những tình cảm ấy cũng trước hết phải được xây dựng và vun trồng từ những tình cảm đầu tiên giữa người với người trong hoàn cảnh gia đình. Chúng ta cũng thừa nhận rằng: Một con người trung với nước, hiếu với dân, những người đó có đạo đức ngoài xã hội, không thể là những người mất đạo đức trong gia đình, những người tệ bạc với cha mẹ, anh em mình. Vì vậy, muốn đào tạo con người có đạo đức ngoài xã hội trước hết phải giáo dục con người có Hiếu trong gia đình. KếT LUậN Qua nghiên cứu “Tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay”, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau: 1. Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức, xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (55 - 479TrCN) và được bổ sung, hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử Trung đại: Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới triều đại nhà Hán và Tống. Nó đáp ứng được yêu cầu của trật tự xã hội và các tập đoàn phong kiến thống trị, nên đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của bao triều đại phong kiến Trung quốc, cũng như nhiều nước phương Đông trong hàng ngàn năm lịch sử. Hiếu là một trong những phạm trù rất cơ bản của Nho giáo, nội dung của nó có sự thay đổi theo sự vận động của xã hội. Điều này dễ nhận thấy là quan niệm về hiếu thời kỳ Khổng - Mạnh còn mang nhiều giá trị hợp lý nhất định, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo thì đến các triều đại Hán, Tống…về sau, những phần tiêu cực, lạc hậu trong nội dung phạm trù Hiếu lại được khuếch trương nhằm phục vụ trực tiếp cho chế độ phong kiến tập quyền đương đại. 2. Nho giáo là một học thuyết chuộng gốc, nhớ nguồn nên rất coi trọng vấn đề gia đình và giáo dục trong gia đình nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng “Đại đồng”. Từ mục đích đó, Nho giáo đã nêu cao vai trò của việc đào tạo giáo dục con người tuân theo những chuẩn mực xã hội. Mà gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Phạm trù “Hiếu” của Nho giáo có những yếu tố hợp lý: Nho giáo đã nêu được vai trò tích cực của “Đạo Hiếu” trong gia đình nhằm góp phần ổn định xã hội. Đây cũng là một đặc điểm đặc thù của triết lý phương Đông so với các học thuyết triết học phương Tây. Tuy nhiên, ra đời và tồn tại trong bối cảnh lịch sử đó, Nho giáo không tránh khỏi những hạn chế nhất định, đó là đề cao thái quá vấn đề đạo đức và tiêu chí hàng đầu để xem xét con người là ở phẩm chất đạo đức mà không quan tâm đến lĩnh vực lao động sản xuất và các lĩnh vực khác. Do vậy nội dung giáo dục chữ Hiếu của Nho giáo là hạn hẹp “Hiếu với cha mẹ”, nặng về giáo dục nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận mà ít chú ý tới tự do cá nhân, tới phát triển khả năng sáng tạo cũng như tự do cá nhân con người. 3. Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ đầu Công nguyên, suốt hơn hai ngàn năm tồn tại trong đó trên năm trăm năm giữ vai trò là hệ tư tưởng thống trị, Nho giáo đã có đủ thời gian và có điều kiện thấm sâu, bám rễ vào mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần dân tộc và ảnh hưởng của nó đặc biệt sâu sắc trong gia đình làng- xã Việt Nam. Tuy nhiên, Nho giáo đã được “Việt hoá” cho phù hợp với bản sắc văn hoá Việt Nam. Nho giáo nói chung, quan niệm về Hiếu nói riêng, một mặt, cũng có những nhân tố tích cực nhất định, góp phần làm phong phú thêm truyền thống dân tộc như: tình cha con, trong lão, thờ cúng tổ tiên,…nhưng mặt khác, những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của nó cũng gây ra những tác hại xấu đến nhiều mặt của đời sống đạo đức gia đình, mà ngày nay những tàn dư tư tưởng ấy chưa phải đã bị xoá bỏ, nó còn để lại nhiều hậu quả nặng nề, gây trở ngại cho việc xây dựng gia đình văn hoá mới, đang cản trở công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. 4. Dưới sự tác động của kinh tế thị trường, gia đình Việt Nam nói chung và gia đình Cà Mau nói riêng đã có nhiều biến đổi hơn so với trước kia. Bên cạnh những mặt tích cực đó là sự tự do, bình đẳng, dân chủ, tôn trọng lợi ích cá nhân giữa các thành viên trong gia đình, đồng thời lại là biểu hiện sự xuống cấp về đạo đức xã hội, nhất là gia đình. Trước thực trạng đó, việc cải tạo, kế thừa tư tưởng Hiếu của Nho giáo nhằm xây dựng đạo đức trong gia đình có một ý nghĩa quan trọng. Chúng ta có thể học tập Chủ Tịch Hồ Chí Minh về việc khai thác những nhân tố hợp lý của Nho giáo và loại bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu của nó trong việc xây dựng gia đình văn hoá mới. Theo chúng tôi những giải pháp cơ bản nhằm kế thừa những nhân tố tích cực, hợp lí của tư tưởng Hiếu trong Nho giáo để xây dựng đạo đức gia đình ở Cà Mau là: Một là, kế thừa những nét đẹp của gia đình truyền thống và tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình. Hai là, xây dựng gia đình văn hoá mới đảm bảo cho các thành viên trong gia đình có quan hệ bình đẳng, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau, có trách nhiệm nuôi dạy con, cháu; hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Ba là, cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy mặt tích cực của tư tưởng “Hiếu” trong xây dựng đạo đức gia đình ở Cà Mau. Bốn là, thông qua sự “nêu gương” của cha mẹ, ông bà để giáo dục lòng hiếu thảo của con cái. Năm là, nâng cao vai trò của pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật và đạo đức trong việc giáo dục đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay. danh mục tài liệu tham khảo 1. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau (2008), Kế hoạch công tác gia đình - xã hội năm 2008. 2. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (chủ biên) (1992), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 3. Doãn Chính (chủ biên) (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), “Khai thác các giá trị của truyền thống Nho học phục vụ phát triển của đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, (4), tr.28 - 31. 5. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (1950), Luận ngữ, Tứ thơ, Nxb Thuận Hoá, Huế. 6. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (1996), Mạnh Tử - Tập hạ, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế. 7. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (1996), Đại học, Trung Dung, Tứ thơ, Nxb Thuận hóa, Huế. 8. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1998), Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội. 10. Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 - 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 19. Lý Trường Hải (2002), Khổng Tử, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 20. Nguyễn Hùng Hậu (1998), “Một số suy nghĩ về đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (5). 21. Nguyễn Hùng Hậu (2002), "Từ “Cái thiện”truyền thống đến “cái thiện” trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, (8), tr. 29 - 32. 22. Nguyễn Hùng Hậu (2003), “Đặc điểm của Nho Việt”, Tạp chí Triết học (3), tr.41 - 43. 23. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa Phương Đông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 24. Nguyễn Minh Hòa (2000), Hôn nhân - Gia đình trong xã hội hiện đại, Nxb Trẻ, Hà Nội. 25. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Hồng (dịch) (2001), “Tư tưởng Nho giáo và luân lý gia đình", Thông tin khoa học xã hội, (12), tr. 29 - 35. 27. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 28. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 29. Vũ Khiêu (chủ biên) (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Vũ Khiêu (1996), Bàn về văn hiến Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Vũ Khiêu (1991), Đại học Trung dung Nho giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Vũ Khiêu và Thành Duy (2000), Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. La Quốc Kiệt (chủ biên) (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Nguyễn Thế Kiệt (1999), “Tìm hiểu tư tưởng đức trị trong Nho giáo", Nghiên cứu lý luận, (10), tr.46 - 49. 36. Nguyễn Thế Kiệt (2007), Tìm hiểu vai trò của Nho giáo trong đạo đức Việt Nam, "Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Trần Trọng Kim (1990), Nho giáo, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 38. N.KONRAT (Viện sĩ, nhà Phương Đông học) (1997), Phương Đông và Phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39. Lê Thị Lan (2002), “Quan hệ giữa các giá trị truyền tthống và hiện đại trong xây dựng đạo đức", Tạp chí Triết học, (7), tr. 25 -27. 40. Làm thế nào để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc (2005), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 41. Nguyễn Đức Lân (chú dịch) (1998), Tứ thư tập chú, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 42. Nguyễn Hiến Lê (1991), Khổng Tử, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 43. Nguyễn Hiến Lê (chú dịch và giới thiệu) (1994), Lão Tử đạo đức kinh, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 44. Thanh Lê (2002), Xã hội học gia đình, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM. 45. Nguyễn Thế Long (1995), Nho học ở Việt Nam - giáo dục và thi cử, Nxb giáo dục, Hà Nội. 46. Nguyễn Thế Long (1999), gia đình và dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Lê Minh (chủ biên) (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội. 53. Hà Thúc Minh (2001), Đạo Nho và văn hóa Phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 54. Hà Thúc Minh (1995), “Khổng giáo và vấn đề gia đình”, Tạp chí Giáo dục sáng tạo xuân ất Hợi. 55. Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Quách Cư Nghiệp (1996), Nhị thập tứ hiếu, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 58. Huyền Mặc Đạo Nhơn và Đoàn Trung Còn ( ), Hiếu kinh, Nxb Đồng Nai. 59. Quang Phong - Lâm Duật Thời (1963), Bàn về Khổng Tử, Nxb Sự thật, Hà Nội. 60. Trương Hữu Quỳnh (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Trần Trọng Sâm (biên dịch) (2002), Luận ngữ viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa phương Đông, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 62. Phạm Côn Sơn (1998), Đạo nghĩa trong gia đình, Nxb Thanh Hóa. 63. Phạm Côn Sơn (2000), Nề nếp gia phong, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 64. Phạm Côn Sơn (2005), Gia lễ xưa và nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 65. Tạp chí Gia đình và trẻ em (2006) tháng 5. 66. Trần Thị Đăng Thanh - Vũ Thanh (Tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 67. Hà Nhật Thăng (2007), Giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 68. Võ Văn Thắng (2007), “Nhân ái - Một giá trị văn hóa truyền thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (7). 69. Theo danh nhân Hà Nội (1976), Nxb Hội Văn nghệ, Hà Nội. 70. Trần Ngọc Thêm (chủ biên) (2003), Văn hóa học và văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 71. Nguyễn Thị Thọ (2007), “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay”, Tạp chí Triết học, (6), tr.13 - 16. 72. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (1971), Nxb Văn học, Hà Nội. 73. Vi Chính Thông (1996), Nho gia với Trung Quốc ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Lê Thi (1997), Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 75. Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 76. Nguyễn Tài Thư (2002), “Nho giáo và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (5), tr.29-35. 77. Nguyễn Đình Tường (2002), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Triết học, (6), tr.19 - 22. 78. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Triết học (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 79. ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 80. Lê Ngọc Văn (1998), Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 81. Nguyễn Khắc Viện (1993), Bàn về Đạo Nho, Nxb Trẻ, Hà Nội. 82. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội. 83. Tân Việt (1997), Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 84. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85. La Trấn Vũ (1964), Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội. Phụ lục Phụ lục 1: Phiếu điều tra Chúng tôi đang tiến hành đề tài khoa học về “Tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay”. Giúp chúng tôi hoàn thành đề tài, xin ông (bà) vui lòng cung cấp một số thông tin và cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu x vào ô  phù hợp nhất. Thông tin và ý kiến của ông (bà) cung cấp, chúng tôi chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Trước hết xin ông (bà) cung cấp một số thông tin cá nhân: - Giới tính: Nam ; Nữ  - Nghề nghiệp: Cán bộ, viên chức: ; người dân  - Địa chỉ thường trú: Thành thị ; nông thôn  - Số lần kết hôn: 1 lần ; 2 lần  - Số con: 1 con ; 2 con ; trên 2 con  - Tứ thân phụ mẫu: Còn đủ ; mất 1 , mất 2 -> 3  Tiếp theo xin ông (bà) cho biết ý kiến cá nhân: 1) Ông (bà) cho rằng, nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến đạo đức gia đình hiện nay là: a. ảnh hưởng tiêu cực là chủ yếu  b. ảnh hưởng tích cực là chủ yếu  c. ảnh hưởng tích cực và tiêu cực cân bằng  d. Không có ảnh hưởng đáng kể nào  2) Ông (bà) thấy quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay là: a. Có thứ bậc, trật tự trên dưới rõ ràng  b. Có thứ bậc, trật tự nhưng bình đẳng, dân chủ hơn  c. Chỉ có thứ bậc, trật tự giữa những người khác vai  d. Không có thứ bậc, trật tự gì cả  3) Theo ông (bà), điều kiện hàng đầu để có gia đình hạnh phúc là: a. Kinh tế vững vàng  b. Vợ chồng hoà thuận, con cái chăm ngoan  c. Con cái được học hành đến nơi đến chốn  d. Ông bà, cha mẹ già được chăm sóc tốt  4) Ông (bà) quan niệm, những gia đình “Tam, tứ đại đồng đường” là: a. Gia đình giàu phúc đức  b. Gia đình giàu tình cảm  c. Gia đình nghèo, kinh tế khó khăn  d. Gia đình phong kiến, lạc hậu  5) Theo ông (bà), mẫu người được kính trọng hiện nay là: a. Biết làm ăn kinh tế và giàu có  b. Học cao, hiểu biết rộng và có địa vị  c. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và nuôi dạy con tốt  d. Vợ chồng hoà thuận, chung thuỷ và hạnh phúc  6) Theo ông (bà), giáo dục con cái trong gia đình hiện nay là: a. Không thể thực hiện được  b. Gặp nhiều khó khăn  c. Bình thường  d. Dễ dàng  7) Ông (bà) cho rằng giáo dục con cái trong gia đình là trách nhiệm của: a. Những người phụ nữ (bà, mẹ, chị)  b. Những người đàn ông (ông, cha, anh)  c. Cả hai vợ chồng  d. Của những người lớn trong gia đình  8) Theo ông (bà), hiện tượng trẻ có biểu hiện hư hỏng và lang thang là do: a. Cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống  b. Cha mẹ ly hôn, trẻ thiếu sự chăm sóc, giáo dục  c. Cha mẹ lo làm ăn, không có thời gian quan tâm con cái.  d. Cha mẹ quá quan tâm, nuông chiều con mọi thứ quá mức  9) Ông (bà) đánh giá yếu tố quan trọng nhất để giáo dục con cái là: a. Kiến thức chăm sóc, nuôi dạy con cái của cha mẹ  b. Sự hiểu biết, đồng cảm giữa cha mẹ với con cái  c. Tấm gương đạo đức, lối sống của cha mẹ trước con cái  d. Con cái chăm ngoan và hiếu thảo với cha mẹ  10) Ông (bà) thấy, trách nhiệm giáo dục trẻ nhỏ là của: a. Gia đình và nhà trường  b. Nhà trường và các tổ chức xã hội  c. Hoàn toàn do gia đình  d. Cả gia đình, nhà trường và xã hội nhưng gia đình là tiền đề  11) Theo ông (bà) để thể hiện chữ hiếu với cha mẹ còn sống cần: a. Luôn ở bên cạnh cha mẹ để chăm sóc nuôi dưỡng  b. Kiếm nhiều tiền để cung cấp cho cha mẹ  c. Học tập để thành người có ích cho xã hội  d. Phấn đấu sống tốt theo khả năng và lo lắng cho cha mẹ khi cần  12) Theo ông (bà) để thể hiện chữ hiếu khi cha mẹ mất cần: a. Xây lăng mộ to đẹp và qua đó thể hiện uy danh  b. Làm mâm cỗ cao sang và qua đó chiêu đãi nhiều người  c. Làm từ thiện thật nhiều và qua đó tạo phúc đức  d. Thành kính nhớ tới cha mẹ nhưng không làm gì nhiều  13) Ông (bà) quan niệm, nếu ở xa cha mẹ, để chăm sóc người ta cần: a. Thuê người khác thay mặt chăm sóc  b. Bỏ việc hoặc chuyển việc để gần cha mẹ  c. Đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão  d. Đưa cha mẹ đến ở với mình khi cha mẹ quá già  14) Theo ông (bà) thái độ của con cái đối với cha mẹ phải: a. Vui vẻ nghe lời cho dù cha mẹ đúng hay sai  b. Vui vẻ nghe lời khi cha mẹ đúng và buồn khi cha mẹ sai  c. Nói rõ những chỗ cha mẹ sai và từ chối nghe lời  d. Giả vờ nghe lời khi cha mẹ sai nhưng không thực hiện  15) Ông (bà) đánh giá, người ta có hiếu với cha mẹ vì: a. Đạo đức và pháp luật quy định như vậy  b. Của cải, tiền bạc cha mẹ để lại rất nhiều  c. Để làm gương cho con cái, sau này con cái có hiếu với mình  d. Người ta có khả năng tài chính và thời gian  16) Ông (bà) thấy con mình cần có phẩm chất quan trọng nhất là: a. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ  b. Ngoan ngoãn, chăm làm và chịu khó học tập  c. Chịu khó học tập, không cần ngoan lắm và không cần làm gì  d. Biết xoay xở để có cuộc sống khá giả, sung túc  17) Theo ông (bà), cha mẹ thể hiện trách nhiệm với con cái là: a. Thoả mãn đầy đủ tài chính và tiện nghi vật chất  b. Tìm hiểu con để có biện pháp chăm sóc, giáo dục đúng  c. Quan hệ tốt để giao con cái cho nhà trường và xã hội  d. Cố gắng làm gương cho con cái về đạo đức, lối sống  18) Theo ông (bà), khi con cái ở xa mà cha mẹ già yếu thì cha mẹ cần: a. Yêu cầu con cái cung cấp tài chính để thuê người chăm sóc  b. Vào viện dưỡng lão để con cái yên tâm làm ăn, công tác  c. Cố gắng tự chăm sóc và không yêu cầu con cái điều gì  d. Chọn đứa con nào hiếu thảo hơn cả để sống  19) Ông (bà) mong muốn con cái mình chọn một nghề: a. Kiếm được nhiều tiền để giàu có và giúp mình  b. Có cơ hội thăng tiến để làm vẻ vang cho gia đình và dòng họ  c. Tạo ra đời sống ổn định, nhàn nhã  d. Tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại  20) Theo ông (bà), khi con cái chọn nghề thì cha mẹ cần: a. Để con tự quyết định  b. Do con chọn lựa nhưng có sự tham khảo ý kiến của cha mẹ  c. Do cha mẹ quyết định  d. Chọn một số nghề rồi buộc con chọn trong số đó  21) Ông (bà) đánh giá, bây giờ và về sau ở lớp trẻ sẽ: a. Có hiếu hơn với ông bà, cha mẹ so với lớp trước  b. Chữ Hiếu vẫn còn nguyên vẹn như trước đây  c. Chữ Hiếu có thay đổi cho phù hợp nhưng vẫn rất tốt  d. Đạo “Hiếu” bị mai một dần và có nguy cơ mất hẳn  22) Theo ông (bà), hiện nay và tương lai, mô hình gia phù hợp là: a. Hai thế hệ  b. Ba thế hệ  c. Bốn thế hệ  d. Tuỳ nơi, tuỳ người  23) Ông (bà) cho rằng: Trong tương lai ảnh hưởng của pháp luật đối với đạo đức gia đình sẽ: a. Ngày càng ít ảnh hưởng  b. ảnh hưởng ngày càng tăng  c. Tuỳ từng yếu tố trong đạo đức mà tăng, giảm  d. Không ảnh hưởng vì không liên quan với nhau  24) Ông (bà) cho rằng, khi về già ông bà nên: a. Vào viện dưỡng lão để khỏi ảnh hưởng đến con cái  b. Tự lo cho bản thân bằng tiền dành dụm  c. Con cái có trách nhiệm phải nuôi mình  d. Chung sống với đứa con được coi là hiếu thảo nhất  25) Nếu sống với con khi về già, ông (bà) thấy: a. Vừa được chăm sóc, nuôi dưỡng, vừa giúp được con cái  b. Sẽ làm con cháu vướng níu, khó làm ăn, học tập  c. Sẽ động viên được con cháu công tác, học tập tốt  d. Là sự việc bình thường, không cần suy nghĩ lợi hại  Xin chân thành cảm ơn! Phụ lục 2: BảNG TổNG HợP KếT QUả Xử Lý PHIếU ĐIềU TRA Câu 1: Sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến đạo đức gia đình STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 26 52.0 25 50.0 28 56.0 25 50.0 b 15 30.0 14 28.0 13 26.0 10 20.0 c 8 16.0 8 16.0 8 16.0 12 24.0 d 1 2.0 3 6.0 1 2.0 3 6.0 Câu 2: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 2 4.0 5 10.0 7 14.0 13 26.0 b 41 82.0 36 72.0 28 56.0 14 28.0 c 1 2.0 4 8.0 11 22.0 20 40.0 d 6 12.0 5 10.0 4 8.0 3 6.0 Câu 3: Điều kiện hàng đầu để có gia đình hạnh phúc STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 2 4.0 8 16.0 8 16.0 20 40.0 b 5 10.0 8 16.0 7 44.0 9 18.0 c 32 64.0 28 56.0 25 50.0 16 32.0 d 11 22.0 6 12.0 10 20.0 5 40.0 Câu 4: Quan niệm về gia đình "Tam, tứ đại đồng đường" STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 10 20.0 18 36.0 8 16.0 22 44.0 b 22 44.0 19 38.0 22 44.0 21 42.0 c 10 20.0 4 8.0 5 10.0 2 4.0 d 8 16.0 9 18.0 15 30.0 5 10.0 Câu 5: Mẫu người được kính trọng hiện nay STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 2 4.0 4 8.0 2 4.0 1 2.0 b 3 6.0 7 14.0 6 12.0 3 6.0 c 35 70.0 31 62.0 27 54.0 26 52.0 d 10 20.0 8 16.0 15 30.0 20 40.0 Câu 6: Điều kiện giáo dục con cái trong gia đình STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công Người dân Cán bộ, công Người dân chức chức S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 4 8.0 6 12.0 4 8.0 3 6.0 b 31 62.0 30 60.0 30 60.0 10 20.0 c 13 26.0 24 48.0 10 20.0 25 50.0 d 2 4.0 6 12.0 2 4.0 Câu 7: Trách nhiệm giáo dục con cái STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 2 4.0 4 8.0 3 6.0 10 20.0 b 5 10.0 2 4.0 9 18.0 3 6.0 c 9 18.0 23 46 9 18.0 17 34.0 d 34 68.0 21 42 29 58 20 40.0 Câu 8: Hiện tượng trẻ có biểu hiện hư hỏng và lang thang STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 8 16.0 7 14.0 8 16.0 9 18.0 b 9 18.0 10 20.0 7 14.0 8 16.0 c 13 26.0 19 38.0 16 32.0 19 36.0 d 20 40.0 14 28.0 19 38.0 15 30.0 Câu 9: Yếu tố quan trọng giáo dục con cái STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 11 22.0 3 6.0 1 2.0 6 12.0 b 3 6.0 20 40.0 3 6.0 7 14.0 c 20 40.0 14 28.0 15 30.0 11 22.0 d 16 32.0 13 26.0 31 62.0 26 52.0 Câu 10: Môi trường giáo dục trẻ STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 1 2.0 1 2.0 2 4.0 16 32.0 b 3 6.0 5 10.0 2 4.0 7 14.0 c 2 4.0 2 4.0 6 12.0 2 4.0 d 44 88.0 42 84.0 40 80.0 25 50.0 Câu 11: Hành vi thể hiện chữ "Hiếu" với cha mẹ khi còn sống STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 2 4.0 17 34.0 3 6.0 3 6.0 b 2 4.0 9 18.0 6 12.0 23 46.0 c 3 6.0 3 6.0 7 14.0 5 10.0 d 13 86.0 21 42.0 34 68.0 19 38.0 Câu 12: Hành vi thể hiện chữ "Hiếu" với cha mẹ khi đã mất STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 4 8.0 5 10.0 4 8.0 6 12.0 b 2 4.0 4 8.0 8 16.0 3 6.0 c 1 2.0 14 28.0 10 20.0 15 30.0 d 43 86.0 27 54.0 28 56.0 26 52.0 Câu 13: Khi ở xa, để chăm sóc cha mẹ cần làm gì? STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 7 14.0 6 12.0 5 10.0 4 8.0 b 1 2.0 12 24.0 6 12.0 15 30.0 c 2 4.0 1 2.0 2 4.0 1 2.0 d 40 80.0 31 62.0 37 72.0 30 60.0 Câu 14:Thái độ của con cái đối với cha mẹ STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 3 6.0 18 36.0 20 40.0 25 50.0 b 26 52.0 7 14.0 11 22.0 6 12.0 c 20 40.0 14 28.0 9 18.0 7 14.0 d 1 2.0 11 22.0 10 20.0 12 24.0 Câu 15: Điều kiện phải thể hiện chữ "Hiếu" với cha mẹ STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 4 8.0 6 12.0 8 16.0 7 14.0 b 15 30.0 14 28.0 13 26.0 11 22.0 c 30 60.0 27 54.0 25 50.0 25 50.0 d 1 2.0 3 6.0 4 8.0 7 14.0 Câu 16: Phẩm chất cần có ở con cái STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 25 50.0 31 62.0 20 40.0 33 66.0 b 15 30.0 14 28.0 10 20.0 8 16.0 c 6 12.0 0 0.0 14 28.0 2 4.0 d 4 8.0 5 10.0 6 12.0 7 14.0 Câu 17: Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 0 0.0 8 16.0 5 10.0 13 26.0 b 30 60.0 13 26.0 26 52.0 6 12.0 c 8 16.0 9 18.0 7 14.0 6 12.0 d 12 24.0 20 40.0 12 24.0 25 50.0 Câu 18: Phải làm gì để chăm sóc cha mẹ già yếu, khi ở xa? STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 4 8.0 2 4.0 1 2.0 5 10.0 b 13 26.0 12 24.0 9 18.0 4 8.0 c 24 48.0 28 56.0 26 52.0 10 20.0 d 9 18.0 8 16.0 13 26.0 31 62.0 Câu 19: Mong muốn của cha mẹ về chọn nghề cho con STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 4 8.0 7 14.0 5 10.0 19 38.0 b 9 18.0 8 16.0 9 18.0 7 14.0 c 27 54.0 18 36.0 26 52.0 15 30.0 d 10 20.0 17 34.0 10 20.0 9 18.0 Câu 20: Quyền của cha mẹ đối với việc chọn nghề cho con STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 3 6.0 7 14.0 6 12.0 8 16.0 b 40 80.0 18 36.0 29 58.0 14 28.0 c 5 10.0 13 26.0 15 30.0 23 46.0 d 2 4.0 12 24.0 0 0.0 5 10.0 Câu 21: Thể hiện chữ "Hiếu" của lớp trẻ hiện nay STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 8 16.0 4 8.0 1 2.0 0 0.0 b 3 6.0 4 8.0 16 32.0 22 44.0 c 30 60.0 24 48.0 18 36.0 14 28.0 d 9 18.0 18 36.0 15 30.0 14 28.0 Câu 22: Mô hình gia đình phù hợp hiện nay STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 16 32.0 14 28.0 9 18.0 4 8.0 b 8 16.0 11 22.0 14 28.0 28 56.0 c 1 2.0 4 8.0 0 0.0 4 8.0 d 25 50.0 21 42.0 27 54.0 14 28.0 Câu 23: ảnh hưởng của pháp luật đối với đạo đức của gia đình STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 5 10.0 7 14.0 8 16.0 11 22.0 b 15 30.0 20 40.0 25 50.0 16 32.0 c 25 50.0 17 34.0 13 26.0 12 14.0 d 5 10.0 6 12.0 4 8.0 11 22.0 Câu 24: Sự lựa chọn an dưỡng của cha mẹ khi về già STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 5 10.0 3 6.0 4 8.0 2 4.0 b 25 50.0 24 48.0 19 38.0 15 30.0 c 4 8.0 14 28.0 12 24.0 13 26.0 d 16 32.0 9 18.0 15 30.0 20 40.0 Câu 25: Quan niệm của cha mẹ già khi chung sống với con STT Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ S.Lượng Tỷ lệ a 27 54.0 25 50.0 9 18.0 13 26.0 b 5 10.0 9 18.0 8 16.0 4 8.0 c 15 30.0 14 28.0 25 50.0 24 48.0 d 3 6.0 2 2.0 8 16.0 9 18.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tư tưởng Hiếu trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau.pdf
Luận văn liên quan