Điều hành chính sách tỷ giá sao cho tiền đồng có thể đáp ứng được ngang giá
sức mua so với một rổ tiền tệ là một trong những gợi ý của bản thân đối với chính sách
tỷ giá hiện nay. Neo tỷ giá vào một rổtiền và sử dụng REER như là công cụ để đo
lường mức độ định giá cao hay thấp của tiền đồng, từ đó có các biện pháp thích hợp để
điều chỉnh tỷ giá nhằm đạt được mục tiêu hỗ trợ khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
70 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5176 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác thương mại lớn có mức đầu tư và Việt Nam rất mạnh,
cho nên việc tăng GDP của các đối tác có thể đã làm tăng nguồn vốn đầu tư vào Việt
Nam, kéo theo nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị tăng lên và làm thâm hụt cán
cân thương mại của Việt Nam.
Kết luận chương 2:
Kết quả phân tích cho thấy hoàn toàn có sự tác động của tỷ giá lên xuất nhập
khẩu ở Việt Nam bao gồm cả tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực đa phương.
35
Kết quả trên đã tuy đã chứng minh được vai trò của tỷ giá trong hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa trong nước cũng như cán cân thương mại. Tuy nhiên, không vì thế
mà chúng ta vội vàng ra quyết định phá giá ngay tiền đồng để gia tăng lợi thế hàng hóa
xuất khẩu trong nước. Nhất thiết phải cân nhắc đến điều kiện cho phép hiện tại của nền
kinh tế trong nước, những mục tiêu vĩ mô khác chứ không đơn thuần xây dựng chính
sách tỷ giá chỉ phục vụ duy nhất cho mục tiêu gia tăng xuất khẩu nhằm cải thiện cán
cân thương mại.
Chương tiếp theo sẽ phân tích kỹ hơn tình hình thực tế của quốc gia và đề xuất
có nên sử dụng tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu hay không?
36
CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM
CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM:
3.1. Các điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
3.1.1. Tình hình về xuất nhập khẩu:
Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn cán cân thương mại từ Quý 1/2000 đến Quý 2/2010
-15,000
-10,000
-5,000
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
Q1
20
00
Q3
20
00
Q1
20
01
Q3
20
01
Q1
20
02
Q3
20
02
Q1
20
03
Q3
20
03
Q1
20
04
Q3
20
04
Q1
20
05
Q3
20
05
Q1
20
06
Q3
20
06
Q1
20
07
Q3
20
07
Q1
20
08
Q3
20
08
Q1
20
09
Q3
20
09
Q1
20
10
Q3
20
10
(tri
ệ
u
U
SD
)
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Thâm hụt
37
Nguồn số liệu: trích từ bảng 2 của phụ lục
3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu của một số mặt hàng chủ yếu trong thời gian
qua:
Bảng 3.1: Số liệu hàng xuất khẩu năm 2009:
Xuất khẩu năm 2009 Trị giá (triệu USD) Tỷ trọng
Hạt điều 847.00 1.48%
Cao su 1,230.00 2.15%
Than đá 1,320.00 2.31%
Cà phê 1,730.00 3.03%
Máy móc thiết bị & dụng cụ & phụ tùng 2,060.00 3.61%
Gạo 2,660.00 4.66%
Máy vi tính & linh kiện điện tử 2,760.00 4.83%
Giầy dép 4,070.00 7.13%
Hàng thủy sản 4,251.00 7.44%
Dầu thô 6,190.00 10.84%
Hàng dệt may 9,060.00 15.87%
Khác 20,922.00 36.64%
Tổng 57,100.00 100.00%
Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam
38
Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn hàng xuất khẩu năm 2009
Hạt điều
Cao su
Than đá
Cà phê
Máy móc thiết bị & dụng cụ &
phụ tùng
Gạo
Máy vi tính & linh kiện điện tử
Giầy dép
Hàng thủy sản
Dầu thô
Hàng dệt may
Khác
Bảng 3.2: số liệu hàng nhập khẩu chính năm 2009
Nhập khẩu năm 2009 Trị giá (triệu USD) Tỷ trọng
Phân bón 417.00 0.60%
Sắt thép các loại 1,000.00 1.43%
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 1,030.00 1.47%
Dược phẩm 1,100.00 1.57%
Kim loại thường 1,620.00 2.32%
Ô tô và linh kiện, phụ tùng ô tô 1,800.00 2.57%
Chất dẻo nguyên liệu 2,800.00 4.00%
Máy vi tính & linh kiện điện tử 3,950.00 5.65%
Xăng dầu 6,300.00 9.01%
Nguyên liệu dệt may, da giày 7,360.00 10.52%
Máy móc thiết bị & dụng cụ & phụ tùng 12,670.00 18.11%
Khác 29,903.00 42.75%
Tổng 69,950.00 100.00%
Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam
39
Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn hàng nhập khẩu năm 2009
Phân bón
Sắt thép các loại
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
Dược phẩm
Kim loại thường
Ô tô và linh kiện, phụ tùng ô tô
Chất dẻo nguyên liệu
Máy vi tính & linh kiện điện tử
Xăng dầu
Nguyên liệu dệt may, da giày
Máy móc thiết bị & dụng cụ &
phụ tùng
Khác
Hình 3.4 : Lượng cao su xuất khẩu theo
tháng các năm 2006- 2009
Hình 3.5: Lượng gạo xuất khẩu theo
tháng các năm 2006- 2009
Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam
40
Hình 3.6: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từ năm 1999- 2009
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam
Hình 3.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng đệt may theo tháng từ năm 2005 đến tháng
5/2010
41
Hình 3.8: Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2005-6
tháng/2010
Hình 3.9: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam kể từ năm 2005 (triệu
USD)
Nguồn: GSO
42
Hình 3.10: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam (triệu USD, Số liệu
hàng
tháng)
Nguồn: GSO
Hình 3.11: Lượng nhập khẩu ô tô từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009
Chúng ta thấy rằng sự phụ thuộc vào các hàng hóa nhập khẩu vẫn tăng đều theo
thời gian cho dù tỷ giá có thay đổi theo chiều hướng có lợi cho xuất khẩu. Sự phụ
thuộc này chủ yếu vào các mặt hàng mà trong nước không thể đáp ứng nổi nên bắt buột
43
phải nhập từ bên ngoài như máy móc thiết bị, dụng cụ chế tạo, phụ tùng, xăng dầu,
phân bón, vải nguyên liệu, sắt thép, kim loại, ô tô,…
3.2. Tình hình nợ quốc gia:
Hình 3.12: Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ qua các năm:
Nguồn số liệu:Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội
Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ đang tăng ngày càng nhanh: 33,8% GDP năm 2007,
năm 2008 tăng lên 36,2% và 2009 là 41,9%.
Như cảnh báo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, dự kiến dư nợ Chính phủ năm
nay có thể lên tới 44,6%. Có hai nguyên nhân dẫn đến nguy cơ này, đó là việc tăng
phát hành trái phiếu Chính phủ và điều chỉnh mức tăng bội chi ngân sách đột biến lên
trên 5% GDP. Theo thông tin của Bộ tài chính công bố, tính đến ngày 31/12/2009, tổng
dư nợ nước ngoài quốc gia (bao gồm nợ nước ngoài Chính phủ và nợ nước ngoài được
Chính phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ USD, áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ.
44
Hình 3.13: Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ
Nguồn số liệu:Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội
Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp, trong đó vay ODA
chiếm tỷ trọng 74,67%; vay ưu đãi chiếm 5,41%; vay thương mại 19,92%.
Không kể nợ được Chính phủ bảo lãnh, trong tổng số dư nợ nước ngoài Chính phủ gần
23,943 tỷ USD, có đến 19,325 tỷ USD lãi suất từ 1-2,99%; trên 1,5 tỷ USD lãi suất từ
3-5,99%; 281,7 triệu USD lãi suất 0-99% và 919 triệu USD ở mức lãi suất 6-10%.
Ngoài ra, hơn 1,9 tỷ USD dư nợ còn lại được áp lãi suất thả nổi theo LIBOR 6 tháng và
LIBOR Euro 6 tháng. Cơ cấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ
cũng khá đa dạng, được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ
trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên, chiếm 41,96%; quyền vay đặc
biệt SDR chiếm 27,39%; vay theo đồng USD chiếm 16,61%; vay bằng đồng Euro
chiếm 10,68%; còn lại là các đồng tiền khác chiếm 3,37% tổng dư nợ nước ngoài
Chính phủ.
45
Hình 3.14: Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo loại tiền:
Nguồn số liệu:Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội
Hình 3.15: Cơ cấu dư nợ Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh phân theo điều kiện tín dụng:
Nguồn số liệu:Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính): giới hạn an toàn nợ
quốc gia ở mỗi nước khác nhau, chẳng hạn với Nhật Bản trên 100% GDP vẫn có thể ở
mức an toàn, các nước khác có thể 60% là rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công.
Tại Việt Nam, theo quy định hiện hành, nợ công phải dưới 50 % GDP. Như vậy,
mức dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia tăng sát mức an toàn cho phép. Vay nợ trong
nước và nước ngoài gặp khó khăn, phải vay với lãi suất cao, dẫn đến việc đảm bảo an
46
ninh tài chính quốc gia đứng trước những khó khăn cho nhiều năm sau, Ủy ban Tài
chính - Ngân sách nhận định. Theo đó, việc điều hành ngân sách và đảm bảo an ninh
tài chính trong năm nay sẽ khó khăn. Đây chính là một thách thức cho việc thực hiện
nhiệm vụ thu, chi và giữ vững an ninh tài chính
3.3. Tình hình bội chi ngân sách và dự trữ quốc gia
3.3.1. Tình hình bội chi ngân sách:
Hình 3.16: Bội chi ngân sách 2005-2009
3.3.2. Dự trữ quốc gia:
Hình 3.17: Tình hình dự trữ Quốc gia:
Nguồn số liệu:IMF
47
Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn Thời báo Kinh tế Việt Nam đưa ra con số này
Thực ra, ngay tại Đại hội Đảng XI họp hồi tháng 1/2011, Bộ trưởng Phúc đã đưa ra
cảnh báo về mức dự trữ ngoại hối.
Lúc đó, ông Võ Hồng Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, nói: “Năm 2010, tăng tưởng
của nước ta đạt 6,8%, nhưng lạm phát cao, dự trữ ngoại hối chỉ khoảng 10 tỷ đôla”.
“Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn
thấp, chậm được cải thiện; cân đối vĩ mô chưa thực sự vững chắc.”
Như vậy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã sụt dần trong mấy năm trở lại đây, gây
quan ngại lớn.
Kinh tế gia kỳ cựu Lê Đăng Doanh nhận xét: “Dự trữ ngoại tệ thấp như vậy sẽ vô cùng
nguy hiểm vì chỉ còn tương đương khoảng 5-6 tuần nhập khẩu, trong khi mức tối thiểu
phải có là 12 tuần theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF”.
Dự dữ ngoại tệ của Việt Nam tính đến cuối năm 2009 đạt 15,2 tỷ đôla tương đương với
9 tuần nhập khẩu. Theo đánh giá của IMF thì mức dự dữ của Việt Nam hiện tại chỉ vừa
đủ chứ không cao.
3.4. Cơ chế điều hành tỷ giá:
3.4.1. Diễn biến tỷ giá:
Vai trò của đồng USD trên thị trường ngoại hối của Việt Nam là rất lớn, hầu hết
các giao dịch liên quan đến ngoại tệ tại Việt Nam đều sử dụng đồng USD và được xem
là một loại ngoại tệ có thể đại diện nhằm để theo dõi sự biến động của các ngoại tệ
khác. Bảng theo dõi diễn biến tỷ giá trong giai đoạn 2000 – 2009:
Bảng 3.3: Bảng số liệu tỷ giá bình quân liên Ngân hàng và Tỷ giá Ngân hàng Thương
mại:
TỶ GIÁ BÌNH QUÂN LIÊN NGÂN HÀNG VÀ TỶ GIÁ BÁN CỦA NHTM
Thời kỳ Tỷ giá bình quân LNH Tỷ giá NHTM Chênh lệch
Q1 2000 14,049 14,062 13
Q2 2000 14,071 14,085 14
Q3 2000 14,202 14,215 13
48
Q4 2000 14,501 14,514 13
Q1 2001 14,531 14,545 14
Q2 2001 14,831 14,845 14
Q3 2001 14,990 15,003 13
Q4 2001 15,070 15,084 14
Q1 2002 15,176 15,250 74
Q2 2002 15,260 15,321 61
Q3 2002 15,310 15,347 37
Q4 2002 15,368 15,403 35
Q1 2003 15,418 15,443 25
Q2 2003 15,463 15,499 36
Q3 2003 15,520 15,557 37
Q4 2003 15,608 15,646 38
Q1 2004 15,686 15,724 38
Q2 2004 15,685 15,723 38
Q3 2004 15,717 15,755 38
Q4 2004 15,736 15,777 41
Q1 2005 15,785 15,823 38
Q2 2005 15,816 15,857 41
Q3 2005 15,854 15,895 41
Q4 2005 15,875 15,910 35
Q1 2006 15,910 15,932 22
Q2 2006 15,957 15,997 40
Q3 2006 16,016 16,009 -7
Q4 2006 16,101 16,051 -50
Q1 2007 16,100 16,025 -75
Q2 2007 16,132 16,136 4
Q3 2007 16,163 16,100 -63
Q4 2007 16,114 16,030 -84
Q1 2008 15,960 16,120 160
Q2 2008 16,514 16,844 330
Q3 2008 16,517 16,610 93
Q4 2008 16,977 17,486 509
Q1 2009 16,954 17,802 848
Q2 2009 16,953 17,801 848
Q3 2009 16,991 17,841 850
Q4 2009 17,941 18,479 538
Q1 2010 18,544 19,100 556
Q2 2010 18,544 19,095 551
Q3 2010 18,932 19,500 568
Q4 2010 18,932 19,500 568
Nguồn: NHNN Việt Nam, Ngân hàng VietcomBank
49
Hình 3.18: Đồ thị biểu diễn biến động tỷ giá
Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2000 - 2010
-5,000
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
Q1
20
00
Q4
20
00
Q3
20
01
Q2
20
02
Q1
20
03
Q4
20
03
Q3
20
04
Q2
20
05
Q1
20
06
Q4
20
06
Q3
20
07
Q2
20
08
Q1
20
09
Q4
20
09
Q3
20
10
Tỷ giá bình quân LNH
Tỷ giá NHTM
Chênh lệch
Nguồn: lấy từ bảng 3.3
Từ số liệu trên ta có thể thấy được rằng:
Thứ nhất, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007 tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá
do NHTM niêm yết luôn gần sát nhau và chênh lệch rất ít (chênh lệch lớn nhất là 84đ)
thể hiện dãi băng tỷ giá là quá hẹp, điều này được lý giải là do biên độ tỷ giá trong thời
gian này biên độ tỷ giá do NHNN công bố là rất nhỏ. Giai đoạn 2008 – cuối quý 3 năm
2009 có sự chênh lệch tỷ giá giữa tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá NHTM(chênh lệch
lớn nhất là 850đ) vì trong giai đoạn này biên độ tỷ giá công bố của NHNN đã có sự
điều chỉnh tăng. Đến Quý 4 năm 2009 chênh lệch tỷ giá đã giảm xuống 538đ vì biên độ
tỷ giá đã giảm xuống.
Thứ hai, tỷ giá do NHTM niêm yết luôn có xu hướng tăng lên theo thời
gian(tiền đồng mất giá liên tục) và tốc độ tăng ngày càng nhanh.
Thứ ba, trên thị trường tự do tỷ giá USD/VND luôn cao hơn tỷ giá chính thức, Tỉ giá
thị trường tự do tăng mạnh dẫn đến găm giữ ngoại tệ, làm méo mó tỉ giá và đóng băng
thị trường ngoại tệ tại. Có thời điểm chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do với tỷ giá
50
NHTM niêm yết cả ngàn đồng/USD, khách hàng muốn mua USD trong thời gian năm
2009 rất khó khăn, các ngân hàng chỉ ưu tiên những khách hàng thân thiết, khách hàng
đặc biệt. Đa phần những khách hàng còn lại phải tự tìm nguồn USD riêng cho mình từ
thị trường tự do. Điều đó làm ảnh hưởng xấu đến tình hình nhập khẩu, càng củng cố
tâm lý găm giữ ngoại tệ, tạo ra một áp lực tăng tỷ giá.
3.4.2. Biên độ tỷ giá:
Theo NHNN, cơ chế tỷ giá của Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý vận
hành theo các quy luật thị trường và hướng về tỷ giá mục tiêu tức là mức tỷ giá mà
phản ánh chính xác các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia, là mức tỷ giá mà
tại đó các nguồn lực tài chính được phân bổ một cách hiệu quả nhất.
Bảng 3.4: Biên độ tỷ giá qua từng giai đoạn
giai đoạn Feb-99 Jul-02 Dec-06 Dec-07 Mar-08 Jun-08 Nov-08 Mar-09 Nov-09 Feb-11
biên độ +0.1% ± 0.25% ± 0.5% ± 0.75% ± 1% ± 2% ± 3% ± 5% ± 3% ± 1%
Nguồn: NHNN Việt Nam
Hình 3.19: Biểu đồ diễn biến biên độ dao động của tỷ giá
Biểu đồ biểu diễn biên độ tỷ giá từ 1999 - 2011
-6.00
-4.00
-2.00
0.00
2.00
4.00
6.00
th
án
g
01
/1
99
9
th
án
g
07
/1
99
9
th
án
g
01
/2
00
0
th
án
g
07
/2
00
0
th
án
g
01
/2
00
1
th
án
g
07
/2
00
1
th
án
g
01
/2
00
2
th
án
g
07
/2
00
2
th
án
g
01
/2
00
3
th
án
g
07
/2
00
3
th
án
g
01
/2
00
4
th
án
g
07
/2
00
4
th
án
g
01
/2
00
5
th
án
g
07
/2
00
5
th
án
g
01
/2
00
6
th
án
g
07
/2
00
6
th
án
g
01
/2
00
7
th
án
g
07
/2
00
7
th
án
g
01
/2
00
8
th
án
g
07
/2
00
8
th
án
g
01
/2
00
9
th
án
g
07
/2
00
9
th
án
g
01
/2
01
0
th
án
g
07
/2
01
0
th
án
g
01
/2
01
1
mốc thời gian
bi
ên
đ
ộ
(%
)
51
Nguồn: lấy từ bảng 3.4
Giai đoạn từ tháng 2/1999 trở về trước, cơ chế tỷ giá của Việt Nam là cơ chế can
thiệp trực tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức như là một tỷ giá trung tâm cùng với
việc định ra biên độ tỷ giá. Năm 1997, thời đểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ châu Á5, mặc dù không bị tấn công trực tiếp bởi cơn khủng hoảng này, nhưng tỷ giá
VND/USD diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng nhanh. Tiền đồng ngày càng trở
nên bị định giá cao so với các đồng tiền khác trong vùng, nhất là các nước Đông Nam
Á do đồng tiền của các nước này đã rớt giá quá mạnh. Tình thế buộc NHNN phải nới
rộng biên độ giao dịch và điều chỉnh tỷ giá, tiến hành phá giá tiền đồng. Cụ thể, NHNN
đã nâng biên độ từ ± 5% vào ngày 27/2/1997 lên ± 10% vào ngày 13/10/1997. Tiếp đó,
tháng 8/1998 giảm biên độ còn ± 7%, nhưng lại nâng tỷ giá chính thức từ 11.815
đồng/USD lên 12.980 đồng/USD. Tiền đồng giảm giá nằm trong xu hướng chung của
thời kỳ này là đồng tiền của các nước trong khu vực giảm mạnh, thậm chí các đồng
tiền mạnh như Yen Nhật, DEM Đức, đồng FRF Pháp, bảng Anh,… đều bị mất giá so
với USD. Đến tháng hai năm 1999, NHNN đã đưa ra một cơ chế quản lý tỷ giá hối
đoái mới thay thế cho cơ chế can thiệp trực tiếp vào tỷ giá. Cơ chế tỷ giá mới được
NHNN lựa chọn là cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Đó là lựa chọn hợp lý cho trường
hợp Việt Nam. Theo cơ chế này, hàng ngày NHNN công bố tỷ giá bình quân liên ngân
hàng và các NHTM được niêm yết giá trong một biên độ cũng do NHNN quy định.
Đây có thể xem như là tỷ giá trung tâm và tỷ giá thực tế giao động xung quanh biên độ
khá hẹp là +0,1%. Với dải băng hẹp và quy định biến động một chiều như thế, tỷ giá
VND/USD có biến động rất ít và luôn theo xu hướng đi lên làm cho tiền đồng luôn bị
áp lực giảm giá (nhất là so với USD) trong thời gian khá dài. Với quy định biên độ giao
động một chiều +0,1%, phát ra tín hiệu cho thị trường rằng tỷ giá chỉ có tăng không có
giảm, khuyến khích hoạt động đầu cơ ngoại tệ. Sau đó, để khắc phục các hạn chế này,
ngày 1 tháng 7 năm 2002, NHNN mở rộng biên độ tỷ giá lên ±0,25%, tỷ giá biến động
theo. Biên độ tỷ giá ±0,25%, được NHNN giữ khá lâu và đến ngày 31/12/2006, NHNN
52
đã mở rộng biên độ từ ±0,25% lên ±0,5%. Như vậy, trong vòng năm năm từ sau
1/7/2002 đến 31/12/2006 chỉ có duy nhất một lần điều chỉnh biên độ tỷ giá. Trong vài
năm trở lại đây, theo một số quan chức NHNN thì tỷ giá đang ngày càng linh hoạt hơn.
Động thái cụ thể của NHNN là liên tục mở rộng biên độ giao động của tỷ giá. Ngày
24/12/2007, NHNN đã mở rộng biên độ tỷ giá USD/VND từ ±0,5% lên ± 0,75%. Đến
ngày 10/3/2008, nâng biên độ lên ±1%; tiếp đó, ngày 27/6/2008 NHNN nới biên độ lên
±2%; ngày 7/11/2008, chỉ hơn bốn tháng sau đó, NHNN đã tiếp tục nâng biên độ lên
±3%. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, biên độ giao động của tỷ giá đã có
bốn lần thay đổi theo hướng tăng mạnh. Ngày 24/3/2009 một lần nữa NHNN nâng biên
độ lên ±5%. Đây là lần tăng biên độ lớn nhất từ khi NHNN áp dụng cơ chế công bố tỷ
giá bình quân liên ngân hàng và ấn định biên độ giao dịch tỷ giá. Điều này cho thấy
một mặt, NHNN đã thực hiện mạnh mẽ các cam kết của mình về chính sách tỷ giá linh
hoạt hơn, mặt khác nó cũng phát đi tín hiệu là tiền đồng có thể sẽ còn tiếp tục bị để cho
mất giá, NHNN với chính sách nới rộng biên độ linh hoạt này sẽ cải thiện được cán cân
thương mại và những hạn chế của thị trường ngoại hối vào thời điểm này. Tuy nhiên
chính sách linh hoạt nới rộng biên độ tỷ giá này đã bị lạm dụng quá mức, khoảng cách
giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do quá lớn, làm mất cân bằng cung – cầu ngoại tệ
gây tâm lý găm giữ ngoại tệ làm khan hiếm ngoại tệ gây bất ổn cho nền kinh tế và biên
độ đã được điều chỉnh biên độ từ 5% xuống 3% vào ngày 29 tháng 11 năm 2009, và
đến tháng 02/2011 NHNN lại tiếp tục thu hẹp biên độ từ 3% xuống 1%, đồng thời
NHNN cũng tăng tỷ giá liên ngân hàng nhằm kiểm soát lại tình hình bất ổn của thị
trường.
Tuy nhiên, khi nhìn vào đường đi của tỷ giá thì khoảng cách giữa tỷ giá liên ngân
hàng và tỷ giá ngân hàng thương mại phụ thuộc vào biên độ. Tỷ giá ngân hàng thương
mại luôn đụng trần và luôn sử dụng hết biên độ cho phép, tỷ giá trên thị trường tự do
luôn cao hơn thị trường chính thức đã tạo áp lực giảm giá lên tiền đồng rất lớn.
53
Hiện ngân hàng nhà nước điều hành tỷ giá thông qua tỷ giá bình quân liên ngân
hàng được công bố hằng ngày và biên độ biến động tỷ giá. Khi biên độ càng tăng thì
thực tế thấy được rằng tỷ giá trên thị trường chính thức tăng hết cỡ cho phép, thị trường
không chính thức cũng tăng mạnh hơn dẫn đến tâm lý găm giữ ngoại tệ làm méo mó
thị trường.
Như vậy việc giảm biên độ không phải hướng đến cố định tỷ giá mà là giúp NHNN
chủ động hơn trong điều hành tỷ giá để đảm bảo được các mục tiêu chung của quốc
gia. Thu hẹp biên độ biến động tỷ giá đồng thời NHNN sẽ cho tỷ giá liên ngân hàng
biến động mạnh hơn tùy theo mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Tỷ giá có lên có xuống doanh
nghiệp thôi găm giữ ngoại tệ vì không còn nghĩ đến việc nới biên độ nữa.
3.5. Các mục tiêu cân bằng cụ thể:
Đối với bất kỳ một quốc gia nào chính sách tỷ giá dùng để điều hành một nền
kinh tế đều phải gắn với một nhiệm vụ, mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế gắn với từng
giai đoạn. Với thực trạng nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cuộc
khủng hoảng thế giới liên tục xảy ra, sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các
nước khác trên thế giới còn kém, việc lựa chọn chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát
của chính phủ Việt Nam phải luôn hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế ổn định
và phát triển bền vững. Mục tiêu của chính sách tỷ giá là nâng cao khả năng cạnh tranh
của hàng hóa trong nước và ổn định môi trường vĩ mô trong nước, những mục tiêu này
luôn có mối quan hệ hữu cơ tương tác lẫn nhau trong việc định hướng của một chính
sách tỷ giá:
Sau đây xin giới thiệu một vài mục tiêu cụ thể:
(1) Đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
(2) Ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng bản tệ, ổn định giá cả hàng hóa và
dịch vụ trên thị trường.
54
(3) Thị trường ngoại hối nói riêng và thị trường tài chính nói chung phải tương đối ổn
định không có những biến động lớn để ít có những tác động tiêu cực đến hoạt xuất
khẩu, nhập khẩu cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
(4) Bảo đảm có thể kiểm soát được nợ công.
(5) Ngăn ngừa khủng hoảng tiền tệ.
(6) Hạn chế tác động của những cú sốc từ bên ngoài.
(7) Thúc đẩy tăng trưởng, khuyến khích đầu tư nước ngoài đúng mức, qua đó thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa quốc gia.
(8) Tạo những điều kiện tiền đề để Việt Nam đồng có thể trở thành đồng tiền chuyển
đổi, chống hiện tượng đô la hóa quá mức nền kinh tế.
Trong các mục tiêu nêu trên, hai mục tiêu đầu là các mục tiêu cơ bản. Mục tiêu
thứ ba thực ra là kết quả từ việc thực hiện tốt hai mục tiêu đầu. Các mục tiêu 4, 5, 6:
chính sách tỷ giá được điều hành vì mục tiêu phòng ngừa và tránh để xảy ra khủng
hoảng. Nếu các mục tiêu từ 1 đến 6 được thực hiện tốt sẽ cung cấp một nền tảng cho
tăng trưởng và nâng cao vị thế tiền đồng (mục tiêu 7, 8)
Kết luận chương 3:
Với những điều kiện cụ thể của nền kinh tế như trên thì khả năng phá giá để tạo
lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước trong thời điểm hiện tại thì thật
sự chưa cần thiết vì diễn biến rất phức tạp của nền kinh tế, việc làm cho đồng nội tệ
mất giá liên tục sẽ làm mất lòng tin vào giá trị của đồng nội tệ, tâm lý kỳ vọng, đầu cơ,
găm giữ ngoại tệ,… sẽ làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Thêm vào đó, dự trữ ngoại
tệ của Việt Nam hiện tại chưa đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi có biến cố liên
quan đến đồng nội tệ mất giá, áp lực lạm phát gia tăng, nợ quốc gia đang tiến sát
ngưỡng giới hạn cho phép, sự lệ thuộc vào các hàng hóa nhập khẩu tất yếu vẫn còn
chiếm tỷ trọng cao trong cán cân thương mại.
55
Vì vậy, một giải pháp phá giá tiền đồng trong thời điểm hiện tại không phải là
phương pháp tối ưu và cần phải ưu tiên ổn định kinh tế, và cần phải chuẩn bị kỹ các
phương án phòng ngừa rủi ro trước khi đưa ra quyết định cụ thể.
Bên cạnh đó chính phủ nên có những giải pháp khác hỗ trợ doanh nghiệp như tung
thêm những ưu đãi về tiếp cận vốn vay, hỗ trợ lãi suất, ưu đãi thuế, các gói kích cầu, …
để hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
56
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM CẢI THIỆN
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI:
4.1. Chính sách tỷ giá đảm bảo ngang sức mua của đồng nội tệ:
4.1.1. Neo đồng tiền vào một rổ tiền tệ:
Việt Nam có quan hệ ngoại thương với rất nhiều đối tác trên thế giới nên việc
neo tiền đồng vào một rổ tiền tệ của các nước là những đối tác thương mại truyền
thống, những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam là
cần thiết, điều đó giúp Việt Nam có những lợi ích sau:
Thứ nhất, phép đánh giá chính xác hơn sức mua của tiền đồng và tác động của
của nó đối với sức cạnh tranh xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại chủ yếu.
thứ hai, giảm bớt sự lệ thuộc vào một loại ngoại tệ mạnh như USD, khi neo vào một rổ
tiền có thể hạn chế những rủi ro về tỷ giá tốt hơn là biện pháp neo vào một loại ngoại tệ
duy nhất
thứ ba, việc neo vào rổ tiền tệ này sẽ khuyến khích các nhà xuất nhập khẩu có thể lựa
chọn các loại tiền thanh toán khác trong rổ tiền (như Euro, Yên nhật, Bảng Anh,…)
nhằm tránh những khan hiếm quá mức khi lựa chọn một loại ngoại tệ duy nhất là USD
như hiện nay, từ đó giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong thanh toán quốc tế
4.1.2. Sử dụng REER như là dụng cụ để đo lường mức độ định giá của tỷ giá hiện
tại:
Tỷ giá thực đa phương (REER) là một chỉ số được điều chỉnh theo chênh lệch
lạm phát so với các đối tác thương mại và từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự phụ
thuộc của tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu vào chỉ số này (tuy mức độ giải thích tương
đối thấp R2 =32,4161%). So với tỷ giá thực song phương thì tỷ giá thực đa phương
phản ánh đầy đủ hơn về ngang giá sức mua so với rổ tiền tệ và mang tính chất toàn
diện hơn, có thể làm thước đo múc độ đáp ứng khả năng cạnh canh của hàng hóa Việt
nam và đảm bảo cho tiền đồng có ngang giá sức mua trong mậu dịch quốc tế thay vì
chọn tỷ giá thực song phương.
57
Tỷ giá thực đa phương cũng nên được sử dụng để xem xét mức tỷ giá danh
nghĩa hiện tại có đạt được ngang giá sức mua hay không. REER được coi là thước đo
để đo lường giá trị của đồng nội tệ so với rổ tiền tệ để biết được tiền đồng đang bị định
giá cao hay thấp. Từ đó, NHNN sẽ có những biện pháp can thiệp vào thị trường phù
hợp để hướng đến mức tỷ giá mục tiêu, hướng về vùng ngang bằng sức mua hay mức
tỷ giá cân bằng dài hạn.
Tuy nhiên, với những hạn chế và khó khăn trong việc tính REER chúng ta cần
phải cân nhắc kỹ lưỡng và chính xác hơn trong việc sử dụng chỉ số này. Trong quá
trình tìm mức REER thích hợp cho thị trường thì NHNN nên dò tìm, thử nghiệm nhiều
lần và kết hợp với những nhân tố khác để tìm ra một mức REER hợp lý chứ không phải
hoàn toàn lệ thuộc vào chỉ số REER để ra quyết định mức tỷ giá cho thị trường.
Theo nhận định của PGS. TS Trần Ngọc Thơ và các thành viên (2006) trong “Phương
pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá” thì “ trong thực tế rất khó xác định tỷ giá đã lệch
khỏi cân bằng dài hạn là bao nhiêu để can thiệp. Tiếp cận về phương diện lý thuyết, tỷ
giá cân bằng dài hạn trước hết phải được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và quốc
tế và cùng với chúng là các mối quan hệ khác phù hợp với đặc thù của từng quốc gia.
Nhưng trong thực tế, cho đến này vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng
định tính đúng đắn của tỷ giá cân bằng dài hạn. tỷ giá cân bằng dài hạn dường như chỉ
là một ý niệm của nghệ thuật quản lý hơn là một định lượng cụ thể.”
REER chỉ là một chỉ số tương đối hỗ trợ một phần cho các nhà hoạch định chính
sách tìm ra chính sách điều hành tỷ giá hợp lý với điều kiện vĩ mô của đất nước, REER
chỉ giúp xác định được vùng lân cận của tỷ giá mục tiêu mà thôi, còn để xác định chính
xác 100% thì cần phải có một nghiên cứu khoa học khác.
Theo nhận định chủ quan của bản thân, giữ mức biên độ tỷ giá tại thời điểm
hiện tại 3% và linh hoạt tỷ giá liên ngân hàng (nâng cao tính năng động của thị trường
liên ngân hàng) là hợp lý, vì trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế Việt Nam đang
phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nguy cơ lạm phát, sự méo mó thị trường từ việc găm
58
giữ ngoại tệ làm khan hiếm ngoại tệ gây áp lực giảm giá lên tiền đồng, nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài là rất lớn, nguy cơ về
tăng giá cả hàng hóa và làm phát là rất lớn. Nợ quốc gia tuy vẫn còn trong mức an toàn
nhưng thực tế đang tăng rất nhanh và tiến sát giới hạn an toàn nên việc điều chỉnh tỷ
giá phải được cân nhắc một cách tổng thể phù hợp hơn với nền kinh tế chứ không phải
chỉ nhắm đến một chiều là làm gia tăng sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước.
4.1.3 Bề rộng của dải băng tỷ giá
Về lý thuyết, độ rộng của dải băng tỷ giá càng lớn thì chính sách tiền tệ càng
độc lập hơn. Ví dụ để kích cầu phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, NHNN có thể sử
dụng công cụ chính sách tiền tệ như chính sách hạ lãi suất tiền đồng chẳng hạn. Động
thái này của NHNN sẽ làm tiền đồng mất giá. Để giữ giá tiền đồng NHNN phải can
thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán ra dự trữ bắt buộc hay hạn chế các giao
dịch trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, hiện tại dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ
vừa đủ theo tiêu chuẩn IFM, nếu liên tục can thiệp vào thị trường theo hướng bán ra
ngoại tệ có thể quốc gia sẽ không đảm bảo nhu cầu dự trự ngoại hối. Đối với việc hạn
chế các giao dịch trên thị trường ngoại hối có thể làm cho Việt Nam vi phạm các cam
kết quốc tế.
Nhìn chung, về độ rộng của dải băng tỷ giá hiện nay, theo quan điểm của Tôi,
vẫn tiếp tục điều hành tỷ giá theo biên độ như hiện nay của NHNN, tỷ giá giao động
xung quanh dải băng đã định ra với bề rộng hiện tại (±3%) là thích hợp trong thời điểm
hiện tại. Với độ rộng như hiện tại, đòi hỏi thị trường liên ngân hàng phải hoạt động
mạnh hơn để phản ảnh tốt theo tín hiệu của thị trường và nên xem xét khả năng thả nổi
biên độ khi điều kiện vĩ mô cho phép trong thời gian tới.
4.1.4. Chống hiện tượng đôla hóa:
Hầu hết trong chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc sử dụng đồng USD trong
niêm yết giá, trong giao dịch ngoại thương, trong giao dịch ngoại tệ trong và ngoài
nước rất phổ biến. Nếu nói đến giao dịch mua bán, thanh toán thương mại có liên quan
59
đến ngoại tệ thì USD chiếm tỷ lệ rất lớn, ngân hàng nhà nước khi niêm thông báo tỷ
giá liên ngân hàng cũng sử dụng đồng USD để niêm yết. Chúng ta công nhận đồng
USD là một đồng tiền mạnh và phổ biến, được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng
trong thanh toán. Tuy nhiên, sự lệ thuộc quá nhiều vào một loại ngoại tệ trong thanh
toán không phải là một giải pháp tối ưu. Một khi có bất kỳ biến cố nào liên quan đến
USD thì hậu quả của nó sẽ rất lớn. Việc khan hiếm USD trên thị trường ngoại hối đã
làm méo mó thị trường và gây khó khăn cho các doanh nghiệp ở nước ta trong thời
gian qua là rất lớn, làm tăng áp lực giảm giá lên tiền đồng, làm tăng chi phí cho các
mặt hàng nhập khẩu, ảnh hưởng đến giá cả và gây áp lực lên lạm phát.
Việc khuyến khích các doanh nghiệp đưa các ngoại tệ khác như đồng EURO,
Yên Nhật, Bảng Anh,… tham gia mạnh hơn vào thị trường ngoại hối của Việt Nam là
cần thiết để giảm bớt những áp lực, rủi ro tiềm ẩn từ hiện tượng đôla hóa gây ra ở nước
ta như hiện nay.
4.1.5. Xây dựng một hệ thống giám sát tài chính hiệu quả:
Thường xuyên giám sát các hoạt động trên thị trường tiền tệ để kịp thời ngăn
chặn các hành vi lũng đoạn thị trường, đầu cơ… và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng
hoảng tiền tệ để kịp thời ứng phó. Phải xây dựng một cơ chế quản lý tỷ giá để hoạt
động trong điều kiện bình thường và một cơ chế được sử dụng khi có các cú sốc từ bên
ngoài hay khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra.
4.2. Xây dựng cơ chế quản lý tỷ giá phù hợp với giai đoạn hội nhập:
4.2.1. Lựa chọn cơ chế quản lý tỷ giá và thúc đẩy sự phát triển của thị trường
ngoại hối:
Tỷ giá hối đoái luôn là một yếu tố vô cùng nhạy cảm đối với một nền kinh tế
của đất nước, chỉ cần một sai lầm nhỏ sẽ dẫn đến những hậu quả rất lớn. Vì vậy, việc
lựa chọn cơ chế tỷ giá để đưa vào thực tiễn là điều hết sức quan trọng của mỗi quốc
gia. Lựa chọn cơ chế tỷ giá phải gắn liền với điều kiện cụ thể của từng quốc gia tương
60
ứng với từng giai đoạn. Có ba kiểu điều hành tỷ giá là: cố định, thả nổi hoàn toàn, thả
nổi có kiểm soát.
Cơ chế tỷ giá cố định đòi hỏi NHTW phải có dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can
thiệp vào thị trường khi có sự biến động về tỷ giá, tỷ giá cố định không phản ảnh được
thông tin thị trường, cơ chế này không khuyến khích các doanh nghiệp tự bảo vệ mình
trước những rủi ro có độ nhạy cảm với tỷ giá do không có bất ổn tỷ giá, từ đó làm trì
trệ sự phát triển và hoàn thiện của thị trường các sản phẩm phòng ngừa rủi ro biến
động giá trị tiền tệ, với cơ chế này nguy cơ lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc
gia này sang quốc gia khác là rất lớn.
Cơ chế tỷ giá thả nổi hay còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế trong
đó tỷ giá do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ.
Theo cơ chế này các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do
giao động tỷ giá.
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ,
chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối
đoái tăng thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. Đồng tiền của quốc gia có lạm phát
thấp sẽ tăng giá và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm giá.
Điều này đã làm cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và đảm bảo
có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế.
Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa
thả nổi và cố định. Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình
do quá bất ổn. Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ
công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong
cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối
không chính thức. Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHTW
nhằm phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất
khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát…
61
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo quan
hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnh
hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chính
sách kinh tế khác để can thiệp.
Như vậy, để lựa chọn một chính sách nào là phù hợp thì chúng ta cần phải xem
xét thực tế tình hình kinh tế của Việt Nam:
Hiện tại, thị trường ngoại hối của Việt Nam còn rất thô sơ, thiếu các hoạt động
trao đổi, mua bán, giao dịch liên quan đến tiền tệ chính thức và chuyên nghiệp. Cung
cầu ngoại tệ luôn không gặp nhau, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và
không chính thức luôn lệch pha, hiện tượng khan hiếm ngoại tệ trong thanh toán quốc
tế, khả năng thích nghi của các doanh nghiệp trong nước trước biến động tỷ giá là rất
kém, thị trường phái sinh còn quá thô sơ, những biến động thất thường về tỷ giá trong
thời gian qua làm mất đi lòng tin của người nắm giữ tiền đồng và có xu hướng nắm giữ
ngoại tệ là rất lớn dẫn đến tình trạng bong bóng tỷ giá, đầu cơ, tâm lý bầy đàn làm méo
mó thị trường.
Trong điều kiện thực tế thì Việt Nam không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu về
một cơ chế thả nổi hoàn toàn vì còn rất nhiều bất cập như đã nêu trên nên việc lựa chọn
cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát là hoàn toàn phù hợp với điều kiện nước ta như hiện
nay. Trước tiên là phải định hướng thả nổi theo cơ chế thị trường để đi đúng với những
quy luật khách quan của thị trường cũng như tiến gần hơn một cơ chế hội nhập quốc tế.
Kiểm soát cơ chế là nhằm kiểm soát và đối phó với những bất cập, những rủi ro, yếu
kém khi vận hành một cơ chế để tránh những tác động xấu ở bên trong lẫn bên ngoài
quốc gia. Kiểm soát không chỉ đơn thuần là hạn chế hay bó buột các quy luật của thị
trường mà là kiểm soát theo định hướng ổn định và phát triển nhằm đạt được các mục
tiêu cân bằng vĩ mô dài hạn.
62
4.2.2. Xây dựng kênh thông tin minh bạch về tỷ giá:
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin là một vấn đề rất được quan tâm, thông
tin nhanh và tốt cũng được xem là một lợi thế không nhỏ trong quy luật cạnh tranh.
Nhưng riêng đối với thông tin tỷ giá thì mức độ ảnh hưởng sâu hơn cả về vi mô lẫn vĩ
mô.
Khi người dân và doanh nghiệp không nắm rõ được tình hình tỷ giá như thế nào
thì họ thường rất dễ bị lung lay trước những quan điểm phiến diện vì họ thiếu cơ sở để
kiểm chứng và đặt lòng tin, đó là yếu tố không chắc chắn về niềm tin và dẫn đến tâm lý
ăn theo hay còn gọi là tâm lý bầy đàn, ứng xử của những người này sẽ hành xử theo
tâm lý số đông. Tình trạng tâm lý bầy đàn đã thường xuyên diễn ra rất thường xuyên ở
Việt Nam, có thể nói nó cũng đã trở thành một “bản chất mới” ở Việt Nam, chúng ta đã
chứng kiến rất nhiều tác hại của tâm lý này đã ảnh hưởng như thế nào; bong bóng
chứng khoán năm 2006, 2007, USD, vàng năm 2009, 2010,… đã làm méo mó thị
trường và phải nhờ đến sự can thiệp của nhà nước.
Vì vậy, việc xây dựng một kênh thông tin chính thức về tỷ giá để tạo lòng tin là
rất cần thiết; một mặt phản ánh được mức độ thông tin rõ ràng, minh bạch trong dân
chúng tránh những nguy cơ đầu cơ làm lũng đoạn thị trường, một mặt thể hiện được
lòng tin vào chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ, cũng là nơi cung cấp thông tin
chính xác để các cá nhân, tổ chức căn cứ vào đó mà lập kế hoạch làm ăn, định hướng
chính sách phát triển kinh doanh phù hợp với thực tế, ổn định và chắc chắn hơn.
4.2.3. Không lạm dụng vai trò tỷ giá để tạo lợi lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa:
Chính sách tỷ giá phải được đặt trong một bức tranh tổng thể của nền kinh tế
Việt Nam, vì tỷ giá có liên quan đến tất các các yếu tố vi mô, vĩ mô của nền kinh tế. Tỷ
giá ảnh hưởng lên nợ quốc gia, lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán,
GDP,…Vì vậy, tỷ giá không đơn thuần chỉ sử dụng cho việc làm tăng khả năng cạnh
tranh của hàng hóa trong nước mà phải gắn với sự ổn định và phát triển chung của nền
kinh tế. . Chính phủ cần phối hợp đồng bộ các chính sách giá cả, tiền tệ và tài khóa, tập
63
trung cho dự báo kinh tế, phản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tế.
Thay vì sử dụng công cụ tỷ giá để hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu, cái mà chính phủ cần
làm hiện nay là có các biện pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải
cách cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa, tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước, cải thiện chỉ số hiệu quả sử dụng vốn...
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò của tỷ giá trong việc hỗ
trợ cho hàng hóa xuất khẩu. Việc định giá đồng tiền quá cao sẽ làm giảm đi khả năng
cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, cho nên cần phải xây dựng một mức tỷ giá mục
tiêu mà ở đó có thể hỗ trợ được cho hàng hóa xuất khẩu một mặt nó vẫn có thể đảm
bảo được các mục tiêu vĩ mô khác.
4.3. Giải pháp khác nhằm hỗ trợ cán cân thương mại:
4.3.1. Chính phủ thực hiện các chính sách hố trợ cho các doanh nghiệp trong thời
điểm khó khăn như hiện nay:
Hiện nay việc tiếp cận vốn vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay của các ngân hàng rất cao do lãi suất
huy động của các ngân hàng vốn đã tăng cao từ đầu năm 2009. Hầu hết các doanh
nghiệp khi đi vay với lãi suất cao không đảm bảo khả năng sinh lời cho chi phí tăng
làm giá thành hàng hóa cũng tăng dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, do khả năng sinh
lời thấp và làm ăn khó khăn nên có rất nhiều doanh nghiệp phải co cụm lại, thu hẹp
quy mô để giảm bớt gánh nặng chi phí, hoạt động cầm cự để chờ cơ hội. Năm 2009,
chính phủ đã có nhiều gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp, thì đến năm 2010 vẫn chưa
thấy có tín hiệu nào rõ ràng. Các hoạt động xuất khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng
truyền thống như nông thủy hải sản, cao su, dầu thô còn riêng các lĩnh vực khác thì vẫn
gặp nhiều khó khăn do cơ chế điều hành lãi suất vẫn còn nhiều bất cập, tiếp cận vốn
thực sự rất khó.
Mục tiêu vĩ mô ổn định nền kinh tế là quan trọng, tuy nhiên việc cân nhắc một
chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất là không thể bỏ qua, việc giảm lãi
64
suất huy động VND, bình ổn tỷ giá để đạt ngang bằng sức mua, và các chính sách ưu
đãi kích cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh để phục hồi nền kinh tế cần phải được
cân nhắc trong thời điểm hiện tại.
4.3.2. Thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu:
Theo kết quả phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại cũng như
vay trò của tỷ giá trong việc gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam là có hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không thể trông chờ hoàn toàn
vào chính sách tỷ giá của Chính phủ mà bản thân doanh nghiệp cũng phải biết tự tạo
lợi thế cạnh tranh cho bản thân hàng hóa của mình.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là các mặt hàng thô sơ, nông sản,
thủy hải sản, nguyên nhiên liệu chưa qua chế biến,… có hàm lượng giá trị gia tăng rất
ít nên ít có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng khác trên thế giới. Mức độ đầu tư về
mặt kỹ thuật công nghệ để tạo ra một sản phẩm có giá trị cạnh tranh còn kém nên mặc
dù sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng xét về mặt giá trị thì vẫn còn thấp.
Mức độ đầu tư kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp trong nước còn yếu và chúng
ta sẽ dễ dàng thấy một sản phẩm công nghệ giống nhau giữa Việt Nam và các nước
cạnh tranh khác thường thì ta bị thu thiệt ở hai khoảng; chất lượng kém hơn đối thủ
hoặc chi phí giá thành để một sản phẩm ra đời thường cao hơn đối thủ từ đó làm yếu đi
tính cạnh tranh của hàng hóa, có thể nói xét về cạnh tranh thậm chí ta còn thua ngay
trên sân nhà chứ đừng nói đến trên sân khách.
Nói chung, Chính phủ có mục tiêu vĩ mô của Chính phủ, tỷ giá là một yếu tố vĩ
mô quan trọng, việc cân nhắc chính sách tỷ giá đễ hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu chỉ là
một phần trong chính sách tổng thể, phần còn lại bản thân doanh nghiệp phải biết nổ
lực trong điều hành hoạt động kinh doanh, biết tự tìm phương án để gia tăng khả năng
cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
65
4.3.3. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng các công cụ phòng
ngừa rủi ro tỷ giá:
Khi tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế, việc giao thương quốc tế là điều thường
xuyên xảy ra và những rủi ro về tỷ giá là không thể tránh khỏi. Vì vậy, chính phủ cần
phải tạo điều kiện hoàn thiện thị trường các sản phẩm phái sinh như quyền chọnngoại
tệ, hoán đổi, kỳ hạn, tỷ giá giao sau… Hiện nay các sản phẩm này do các ngân hàng
thương mại cung cấp trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng. Vì dung lượng thị trường
rất nhỏ bé, lại hoạt động phi tập trung không chuyên nghiệp, thiếu các cơ sở pháp lý và
đặc biệt tỷ giá được kiểm soát quá chặt chẽ… nên nó hạn chế nhu cầu của khách hàng.
Chính phủ cần có các hoạt động tuyên truyền phổ biến các sản phẩm phái sinh tiền tệ
cho doanh nghiệp, ngân hàng và các nhà đầu tư khác… Cần làm thay đổi nhận thức
rằng các sản phẩm phái sinh mang tính đầu cơ, cờ bạc. Sản phẩm phái sinh vừa là công
cụ phòng ngừa rủi ro vừa là công cụ để đầu cơ. Nhà đầu cơ chính là nhà đầu tư rủi ro,
họ sử dụng các phân tích đánh giá thị trường và chấp nhận rủi ro để ra quyết định mua
bán những giá trị trong tương lai, nếu những dự đoán của họ đúng thị họ lời, ngược lại
phải gánh chịu thua lỗ.
Tuy nhiên, thị trường các sản phẩm phái sinh là một loại thị trường cao cấp, rất
phức tạp, dễ bị lợi dụng để đầu cơ lũng đoạn thị trường nên rất cần các nhà quản lý tài
giỏi nhiều kinh nghiệm và phải được quản lý chặt chẽ, thường xuyên cập nhập số liệu
để quản lý và phát hiện các biểu hiện không bình thường của thị trường để có chính
sách can thiệp cần thiết, không để nó trở thành sòng bài lớn.
4.3.4. Chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu và đầu tư linh hoạt theo tỷ giá:
Khi nghiên cứu một số chính sách đầu tư của một số quốc gia đặc biệt là Trung
Quốc, chúng ta phát hiện ra được sự linh hoạt trong chính sách đầu tư và sự thích nghi
rất cao trong cạnh tranh quốc tế của họ. Họ thường biết khai thác tối đa cơ hội thị
trường để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa của họ; ngoài lợi thế về cơ chế tỷ giá
hiện tại, bản thân các nhà đầu tư Trung Quốc tăng cường nhập khẩu những hàng hóa
66
thô sơ, hoặc sản phẩm bổ sung (để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm của họ) ở nơi có
giá rẻ (đặc biệt là từ các nước Đông Nam Á) sau đó chế biến thêm (tạo giá trị gia tăng
cho sản phẩm) để xuất lại thị trường mục tiêu là Mỹ và Châu Âu hay bản thân các nước
mà họ đã nhập khẩu. Trừ việc bắt buộc nhập khẩu các loại mặt hàng mà Trung Quốc
đang thiếu hoặc không có như: Nguyên nhiên liệu, các linh kiện điện tử, chất bán dẫn,
ô tô để phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội địa thì hầu hết các sản phẩm khác Trung
Quốc đều có lợi thế cạnh tranh. Mức độ chuyên nghiệp trong đầu tư quốc tế của Trung
Quốc rất cao.
4.3.5. Kêu gọi chính sách tiêu dùng hàng nội địa của người dân:
Sự ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa không phải là một vấn đề mới mẻ gì trên thế
giới. Các nước đã kêu gọi thành công trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc, Thụy sĩ, Hà Lan,…là những bài học về ý thức dân tộc, ý thức về tầm quan trọng
trong cách tiêu dùng của mỗi người dân góp phần ổn định, phát triển nền kinh tế của
đất nước. Một người Hàn Quốc dù đi bất cứ nơi đâu họ vẫn ưu tiên sử dụng hàng hóa
có xuất sứ từ chính quốc gia họ dù giá cả có thể mắc hơn, tính dân tộc rất cao.
Ở Việt Nam, chúng ta thường xuyên thấy tâm lý chuộng giá rẻ của những người
có thu nhập trung bình trở xuống, còn có thu nhập khá hơn thì lại chuộng hàng ngoại
nhập, còn thu nhập cao thì hầu hết ta thấy gần như mọi thứ xung quanh họ đều là hàng
hiệu xuất sứ từ những thương hiệu trên thế giới để thể hiện bản thân. “ Chỉ cần quan sát
thì chúng ta có thể nhận ra điều đó?”
Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi cho bất kỳ một tổ chức hay một cá nhân
nào cả, mà cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước, chính quyền địa
phương, các nhà sản xuất trong nước, và mỗi người dân phải hiểu được vai trò, trách
nhiệm, tầm quan trọng của mình.
Thứ nhất, về phía chính phủ, các tổ chức tuyên truyền từ trung ương đến địa
phương phải thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền, những chính sách kêu
gọi, những ưu đãi, những hành động biểu dương thiết thực hơn cho mỗi người dân, hộ
67
gia đình, tổ chức khi họ sử dụng hàng hóa được sản xuất trong nước, giúp mọi người
nhận thức và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của họ trong việc sử dụng hàng Việt.
Thứ hai, về phía doanh nghiệp sản xuất phải tạo ra những sản phẩm có chất
lượng, đáng tin cậy, giá thành hợp lý, tạo sự sẵn có trên thị trường (mở rộng kênh phân
phối) – tránh tình huống người mua muốn mua nhưng mà hàng hóa thì không thấy đâu.
Các doanh nghiệp phải hiểu rằng Việt Nam có hơn 80 triệu dân và có mức độ tiêu dùng
được các nước trên thế giới đánh giá là có tiềm năm lớn. Nếu ngay trên sân nhà với rất
nhiều lợi thế mà các doanh nghiệp còn không cạnh tranh nổi thì việc thắng bạn trên sân
khách lại là một điều khó khăn.
Về phía mọi người dân, bản thân mọi người cần phải ý thức nhiều hơn nữa trong
hành vi tiêu dùng của mình, ưu tiên sử dụng hàng Việt để cùng nhau “góp gió thành
bão” góp sức mình vào công cuộc phát triển nền kinh tế của đất nước.
Kết luận chương 4:
Điều hành chính sách tỷ giá sao cho tiền đồng có thể đáp ứng được ngang giá
sức mua so với một rổ tiền tệ là một trong những gợi ý của bản thân đối với chính sách
tỷ giá hiện nay. Neo tỷ giá vào một rổ tiền và sử dụng REER như là công cụ để đo
lường mức độ định giá cao hay thấp của tiền đồng, từ đó có các biện pháp thích hợp để
điều chỉnh tỷ giá nhằm đạt được mục tiêu hỗ trợ khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Năm 2008, VND đã định giá cao so với rổ tiền và đến cuối năm 2009 tiền đồng
đã bị phá giá và dư âm của đợt phá giá vẫn đang diễn ra tiếp tục trong năm 2010, bên
cạnh đó kết quả tính REER của năm 2009 đã đạt cân bằng sức mua so với rổ tiền. Mặc
dù, phá giá hay làm giảm giá trị tiền đồng có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của
hàng hóa xuất khẩu trong nước nhưng theo ý kiến chủ quan của Tôi trong thời điểm
này không nên phá giá tiền đồng mà tiến hành ổn định tỷ giá và các mục tiêu vĩ mô
Nhằm hỗ trợ cho việc ổn định tỷ giá, Tôi cũng có gợi ý NHNN nên sử dụng
nhiều hơn công cụ chính sách tiền tệ. Mặc dù tỷ giá có tác động nhất định đến cán cân
thương mại, nhưng mức độ tác động này nhỏ. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh
68
của hàng hóa Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế, cách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ và cả môi trường kinh tế
thế giới... Vì vậy, không nên quá kỳ vọng vào tỷ giá để giải quyết các vấn đề của nền
kinh tế, trong đó có mục tiêu hỗ trợ khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết cùng với gia tăng hoạt động mạnh hơn nữa của
thị trường tỷ giá liên ngân hàng. NHNN cần có các biện pháp tiếp tục bám sát diễn
biến thị trường tài chính trên thế giới và trong nước để có những biện pháp dự báo, dự
phòng thích hợp để dễ dàng ứng phó với những rủi ro khủng hoảng trên thế giới.
KẾT LUẬN
Mục tiêu của nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu tác động của tỷ giá lên
cán cân thương mại, cũng như nghiên cứu khả năng vận dụng chính sách tỷ giá nhằm
gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trong nước. Kết quả tính toán cho
thấy tỷ giá thực có tác động lên cán cân thương mại của Việt Nam.
Theo kết quả tính REER theo năm thì tiền đồng năm 2008 bị định giá cao so với rổ tiền
và đến năm 2009 thì trở lại mức cân bằng sức mua so với rổ tiền tệ thì tiền đồng vào
năm này bị mất giá và đạt lại mức cân bằng sức mua.
Từ kết quả phân tích kết hợp với những kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước
đó của các chuyên gia trên thế giới và tình hình vĩ mô hiện tại của Việt Nam, Theo
nhận định chủ quan của bản thân Tôi xin đề xuất không tiếp tục thực hiện chính sách
phá giá tiền đồng để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu tại thời điểm hiện tại,
cần ưu tiên chính sách bình ổn tỷ giá và đạt được các mục tiêu vĩ mô khác nhằm ổn
định phát triển kinh tế đất nước vì Việt Nam đồng đã được phá giá cuối năm 2009 và
giữa năm 2010 tiếp tục bị dư âm và áp lực giảm giá liên tục do các yếu tố kỳ vọng và
đầu cơ.
Nên tiếp tục sử dụng tỷ giá thực đa phương làm tỷ giá mục tiêu và tỷ giá sẽ
được điều chỉnh để hướng về ngang giá sức mua so với một rổ tiền nhằm đảm bảo khả
69
năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước đồng thời cũng phải đảm bảo các chỉ
tiêu vĩ mô. Tạm giữ biên độ tỷ giá 3% trong thời điểm hiện tại, nâng cao hiệu quả hoạt
động của thị trường tỷ giá liên ngân hàng và tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý tỷ giá thả
nổi có kiểm soát.
Do hạn chế về kiến thức chuyên sâu, thời gian, số liệu, phương pháp nghiên cứu
và cũng do mục tiêu đã chọn ban đầu nên đề tài đã không tính hệ số co giãn xuất nhập
khẩu của Việt Nam cũng như chưa đưa ra được các nhận định về tác động của tỷ giá
thực đối với xuất nhập khẩu với độ trễ thời gian khác nhau. Vì vậy, để có thể đanh giá
toàn diện hơn tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của Việt Nam và cần cân
đưa vào phân tích trong những đề tài nghiên cứu tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp- Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam.pdf