Luận văn Ứng dụng hoạt động marketing trong hoạt động thông tin – thư viện tại trường đại học ngân hàng tp. Hồ Chí Minh

Để hoạt động marketing đƣợc triển khai và mang lại hiệu quả tích cực, trung tâm Thông tin - Thƣ viện ngoài vấn đề xây dựng đƣợc quy trình marketing tốt, đồng thời phải kết hợp với việc xây dựng đƣợc một chính sách tài chính ổn định, đảm bảo tính khả thi để thuyết phục đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng đầu tƣ kinh phí ổn định dành riêng cho hoạt động này, cũng nhƣ có khả năng thu hút sự đầu tƣ của các cơ quan/tổ chức, cá nhân khác

pdf33 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng hoạt động marketing trong hoạt động thông tin – thư viện tại trường đại học ngân hàng tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng dụng hoạt động marketing trong hoạt động thông tin – thư viện tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh Dương Thị Chính Lâm Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 20 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Quý Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Trình bày được các khái niệm và các thuật ngữ liên quan đến marketing trong hoạt động thông tin – thư viện; nêu vai trò, mục tiêu và nội dung của hoạt động marketing trong trong hoạt động thông tin – thư viện. Trình bày thực trạng hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin - thư viện trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ cở đánh giá phân tích tình hình hoạt động chung của trung tâm Thông tin - thư viện đưa ra một số ý kiến đề xuất về việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Thông tin - thư viện trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh Keywords: Marketing; Hoạt động thông tin; Thư viện; Quảng bá thông tin Content: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................... 9 1.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 9 1.1.1.Khái niệm marketing ......................................................................... 9 1.1.2 Khái niệm marketing thông tin-thƣ viện ......................................... 12 1.2 Sự hình thành, phát triển và chức năng của marketing trong hoạt động thông tin-thƣ viện .............................................................................................. 19 1.2.1 Sự hình thành, phát triển của marketing.......................................... 19 1.2.2 Chức năng của marketing trong hoạt động thông tin-thƣ viện ....... 23 1.3. Vai trò và mục tiêu của marketing trong hoạt động thông tin-thƣ viện .. 26 1.3.1 Vai trò của marketing trong hoạt động thông tin-thƣ viện .............. 26 1.3.2 Mục tiêu của marketing trong hoạt động thông tin-thƣ viện .......... 27 1.4. Nội dung của marketing trong hoạt động thông tin- thƣ viện .............. 29 1.4.1 Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin ........................................ 29 1.4.2 Giả cá của sản phẩm và dịch vụ thông tin ....................................... 29 1.4.3 Phân phối sản phẩm và dịch vụ thông tin ........................................ 30 1.4.4 Truyền thông quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông tin .................. 30 1.4.5 Con ngƣời/nhân lực Marketing ....................................................... 30 1.4.6 Quy trình tổ chức marketing............................................................ 31 1.4.7 Yếu tố cơ sở vật chất sử dụng cho marketing ................................. 32 1.5. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của marketing thông tin thƣ viện ... 33 1.5.1. Sự nhận thức về vai trò của marketing ........................................... 33 1.5.2. Yếu tố chính trị, văn hóa, giáo dục ................................................ 34 1.5.3. Kinh phí đầu tƣ cho marketing ....................................................... 34 1.5.4. Yếu tố Công nghệ đƣợc ứng dụng marketing ................................ 35 1.5.5. Cơ cấu tổ chức của Thƣ viện .......................................................... 35 1.5.6. Yếu tố cạnh tranh............................................................................ 36 1.5.7. Ngƣời dùng tin ................................................................................ 36 1.6. Sơ lƣợc về lịch sử của trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh ... 37 1.6.1. Lịch sử ra đời và phát triển ............................................................. 37 1.6.2. Chức năng và nhiệm vụ của trƣờng ............................................... 37 1.6.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của trƣờng ................................ 39 1.6.4. Định hƣớng phát triển của trƣờng .................................................. 40 1.7. Khái quát về trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh ............................................................................................... 41 1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm ............................................... 41 1.7.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của trung tâm .......................... 42 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................... 44 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM ......................................................................................... 45 2.1 Điều kiện về môi trƣờng marketing thông tin – thƣ viện tại trung tâm .... 45 2.1.1. Môi trƣờng bên ngoài ..................................................................... 45 2.1.2. Môi trƣờng bên trong ..................................................................... 49 2.2. Nội dung và các yếu tố trong hoạt động marketing tại trung tâm ....... 61 2.2.1 Nội dung của marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện ......... 61 2.2.1.1 Sản phẩm và dịch vụ thông tin .......................................... 61 2.2.1.2 Giả cả của sản phẩm và dịch vụ thông tin ........................ 63 2.2.1.3 Phân phối các sản phẩm và dịch vụ thông tin ................... 64 2.2.1.4 Truyền thông/quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin .. 65 2.2.1.5 Con ngƣời/nguồn nhân lực cho hoạt động marketing ....... 66 2.2.1.6 Quy trình tổ chức marketing ............................................. 70 2.2.1.7 Yếu tố vật chất sử dụng cho hoạt động marketing ............ 71 2.2.2 Các yếu tố trong hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện ........................................................................................................... 72 2.2.2.1 Nhân lực hoạt động marketing ........................................... 72 2.2.2.2 Tài chính đầu tƣ cho hoạt động marketing ........................ 73 2.2.2.3 Nguồn lực thông tin ........................................................... 74 2.2.2.4 Cơ sở vật chất trang thiết bị ............................................... 76 2.2.2.5. Thị trƣờng marketing của trung tâm ................................. 77 2.3. Chiến lƣợc marketing tại trung tâm Thông tin – Thƣ viện ................... 81 2.3.1 Chiến lƣợc phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện ....... 81 2.3.2 Chiến lƣợc giá cả sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện ............. 82 2.3.3 Chiến lƣợc phân phối sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện ...... 83 2.3.4 Chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp ........................................................... 84 2.4. Hoạch định chƣơng trình, tổ chức thực hiện và kiểm tra kế hoạch marketing ........................................................................................................... 85 2.4.1. Hoạch định chƣơng trình ................................................................ 85 2.4.2. Tổ chức thực hiện và kiểm tra kế hoạch marketing ....................... 86 2.5 Phân tích hiện trạng hoạt động marketing bằng ma trận SWOT ......... 87 2.6 Đánh giá hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện ..... 89 2.6.1 Những thuận lợi trong hoạt động marketing ................................... 89 2.6.2 Những hạn chế trong hoạt động marketing ..................................... 92 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................................... 96 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN–THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM ........................................................ 97 3.1 Nhóm giải pháp tổ chức và con ngƣời ...................................................... 97 3.1.1. Thành lập bộ phận marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện .... 97 3.1.2. Nâng cao trình độ cán bộ marketing chuyên trách ........................ 98 3.1.3. Đào tạo ngƣời dùng tin/khách hàng ............................................. 102 3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến nội dung của marketing ..................... 104 3.2.1 Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin đang có ...... 104 3.2.2 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin ............ 107 3.2.3 Xây dựng chiến lƣợc giá cả cho sản phẩm và dịch vụ thông tin ... 109 3.2.4. Xây dựng chiến lƣợc phân phối sản phẩm và dịch vụ thông tin ...... 110 3.2.5. Tổ chức truyền thông sản phẩm và dịch vụ thông tin .................. 111 3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ ............................................................................ 113 3.3.1. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, công nghệ hỗ trợ cho hoạt động marketing ................................................................................................................ 113 3.3.2. Xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ cho hoạt động marketing ..... 114 3.3.3. Một số đề xuất đối với trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.. . 115 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................... 118 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... i-iv PHỤ LỤC ..................................................................................................... v-xxix 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong xã hội ngày nay, tiền bạc, kim cƣơng không còn là tài nguyên hiếm nhất, mà sự chú ý mới chính là nguồn tài nguyên quý hiếm nhất. Với bất kỳ phƣơng tiện đo lƣờng nào, thì sự huyên náo của truyền thông cũng có những tác động rất lớn đến sự chú ý của số đông công chúng gây ảnh hƣởng đến hành vi và nhận thức của khách hàng. Mặc dù trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã cố gắng để nâng cao chất lƣợng phục vụ, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, nhƣng hiện nay hoạt động thông tin - thƣ viện vẫn còn một số bất cập làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động, đặc biệt là vấn đề marketing. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ỨNG DỤNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hiện nay, có một số tác giả đã và đang nghiên cứu những phƣơng diện liên quan hoạt động marketing trong thƣ viện điển hình là các luận án, luận văn thạc sỹ thƣ viện, một số ít các bài báo đƣợc công bố. Và có một khóa luận nghiên cứu về công tác Biên mục chủ đề tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh Nhƣ vậy, đề tài: “Ứng dụng hoạt động marketing trong hoạt động thông tin – thƣ viện tại trƣờng Đại học ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh” hoàn toàn mới không trùng với các đề tài đã nghiên cứu trƣớc đó. 2 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu kỹ kết quả nghiên cứu lý luận về hoạt động marketing và marketing trong hoạt động thông tin – thƣ viện và căn cứ vào thực trạng hoạt động tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, luận văn có mục đích là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. HCM. 3.2 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra công trình nghiên cứu này cần hoàn thiện các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận về marketing trong hoạt động thƣ viện và khả năng ứng dụng vào Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp.HCM. Nhiệm vụ 2: Làm rõ thực trạng ứng dụng hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn tại thƣ viện, nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Sau khi phân tích, so sánh giữa lý luận và thực trạng thì luận văn sẽ đƣa ra một số giải pháp cụ thể nhƣ: Nâng cao nhận thức về marketing cho cán bộ thƣ viện, Xây dựng những kế hoạch phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm thu hút ngƣời dùng tin đến khai thác nguồn tin, đồng thời làm cho hoạt động của trung tâm Thông tin - Thƣ viện ngày càng hiệu quả. 3 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động marketing trong lĩnh vực thông tin – thƣ viện tại trƣờng đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh 5.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin – Thƣ viện trƣờng đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2007 đến năm 2012. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN Dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác sách, báo và thông tin tại thƣ viện. 6.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu; Phƣơng pháp khảo sát thực tế; Phƣơng pháp trao đổi, mạn đàm với cán bộ thƣ viện và ngƣời dùng tin; Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi cho cán bộ thƣ viện và ngƣời dùng tin 7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 7.1 Ý NGHĨA VỀ MẶT LÝ LUẬN Thông qua đề tài nghiên cứu này bản thân tôi muốn đóng góp một phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận về marketing trong hoạt động thông tin - thƣ viện. 4 7.2 Ý NGHĨA VỀ MẶT THỰC TIỄN Nội dung nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu có thể vận dụng để xây dựng kế hoạch, tạo lập và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin đến ngƣời dùng tin nhằm hiện thực hóa mục tiêu hoạt động của mình. 8. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trên cơ cở những đánh giá trên, tác giả sẽ đƣa ra những giải pháp mang tính thực tiễn phù hợp với thực trạng hoạt động tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài lời giới thiệu, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn nghiên cứu gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH Do thời gian nghiên cứu không nhiều hơn nữa với những hiểu biết về Marketing còn hạn chế nên bài viết của tôi còn nhiều thiếu sót, rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và những ngƣời quan tâm đến đề tài này. Xin chân thành cảm ơn. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1.Khái niệm marketing Theo giáo sƣ môn tiếp thị quốc tế Philip Kotler thì marketing đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Như vậy chúng ta quay trở lại định nghĩa marketing của chúng ta là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi” Gắn bó mật thiết với khái niệm marketing là khái niệm quản trị marketing “Quản trị marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, cũng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những nhiệm vụ xác định của doanh nghiệp như thu lợi nhuận, tăng khối lượng hàng tiêu thụ, mở rộng thị trường ” 1.1.2 Khái niệm marketing thông tin - thư viện Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này tôi xin đƣợc tiếp cận hoạt động marketing trong hoạt động thông tin – thƣ viện nhƣ sau: Marketing trong hoạt động thư viện là một tiến trình mà trong có cơ quan thông tin - thư viện hướng mọi nỗ lực vào việc thỏa mãn mong muốn và nhu cầu tin của người dùng tin một cách chủ động, từ đó đáp ứng được mục tiêu phát triển của cơ quan thông tin – thư viện 6 1.2 Sự hình thành, phát triển và chức năng của Marketing thông tin- thƣ viện 1.2.1 Sự hình thành, phát triển của Marketing Trong các ngành khoa học hành vi thì marketing đƣợc xem là non trẻ nhất. Cho đến nay, marketing trải qua 5 quá trình phát triển cụ thể nhƣ sau: Giai đoạn theo hƣớng sản xuất (Production orientation state) Giai đoạn theo hƣớng sản phẩm (Product orientation state) Giai đoạn theo hƣớng bán hàng (Sale orientation state) Giai đoạn hƣớng theo marketing (Marketing orientation state) hay còn gọi là theo hƣớng khách hàng Giai đoạn marketing xã hội (The Societal marketing concept) 1.2.2 Chức năng của marketing trong hoạt động thông tin - thư viện Nhận diện rõ nhu cầu và ƣớc muốn của ngƣời dùng tin, xác định thị trƣờng phục vụ, thiết kế các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp để phục vụ cho thị trƣờng đó. Chức năng thích ứng Chức năng phân phối Chức năng tiêu thụ Chức năng yểm trợ 1.3. Vai trò và mục tiêu của marketing trong hoạt động thông tin- thƣ viện 1.3.1. Vai trò của marketing trong hoạt động thông tin - thư viện Marketing sẽ làm thỏa mãn nhu cầu tin cho ngƣời dùng tin một cách tốt nhất ; Marketing sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các cơ quan 7 thông tin – thƣ viện; Thúc đẩy ngƣời dùng tin khai thác, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin; Cơ quan thông tin - thƣ viện sẽ giúp cho họ nắm bắt tốt nhu cầu tin để từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp với từng nhóm ngƣời dùng tin. 1.3.2. Mục tiêu của marketing trong hoạt động thông tin - thư viện Mục tiêu chung của marketing trong hoạt động thông tin - thƣ viện đều hƣớng đến là: Thu hút đƣợc ngƣời dùng tin đến khai thác, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhiều nhất; Làm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của ngƣời dùng tin đây là vấn đề cốt lõi của hoạt động thông tin - thƣ viện; Giới thiệu đến ngƣời dùng tin nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin để họ lựa chọn, mục tiêu; Nâng cao chất lƣợng hoạt động cũng nhƣ tạo lợi nhuận lâu dài để giúp cho cơ quan thông tin - thƣ viện phát triển ổn định và bền vững. 1.4. Nội dung của marketing trong hoạt động thông tin- thƣ viện 1.4.1 Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin 1.4.2 Giả cả của sản phẩm và dịch vụ thông tin 1.4.3 Phân phối sản phẩm và dịch vụ thông tin 1.4.4 Truyền thông quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông tin 1.4.5. Con ngƣời/nhân lực marketing 1.4.6. Quy trình tổ chức Marketing 1.4.7. Yếu tố cơ sở vật chất sử dụng cho Marketing 1.5. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của Marketing thông tin thƣ viện 1.5.1. Sự nhận thức về vai trò của Marketing 1.5.2. Yếu tố chính trị, văn hóa, giáo dục 8 1.5.3. Kinh phí đầu tƣ cho marketing 1.5.4. Yếu tố công nghệ đƣợc ứng dụng marketing 1.5.5. Cơ cấu tổ chức của Thƣ viện 1.5.6. Yếu tố cạnh tranh 1.5.7. Ngƣời dùng tin 1.6. Sơ lƣợc về lịch sử của trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh 1.6.1. Lịch sử ra đời và phát triển Tiền thân của Trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh là trƣờng Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng cơ sở II đƣợc thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1976. Ngày 09 tháng 02 năm 1998 Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định số 30/1998/QĐ – TTg về việc thành lập Học viện Ngân hàng phân viện Tp. HCM. Đến ngày 20 tháng 8 năm 2003 Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định số 174/2003/QĐ-TTg về việc thành lập trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. 1.6.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường Trƣờng có nhiệm vụ thu nhận, truyền bá, nghiên cứu, phát triển các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh hiện đại cho ngành và cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. 1.6.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của trường Trƣờng gồm có 7 khoa chuyên ngành, 2 khoa quản lý môn học, 5 trung tâm và 13 phòng, ban chức năng. Tổng số cán bộ, giảng viên, viên chức của trƣờng là 530 ngƣời, trong đó cán bộ lãnh đạo quản lý 60 ngƣời; Giảng viên: 360 giảng viên; Quản lý và phục vụ: 170 cán bộ quản lý và phục vụ 9 1.6.4. Định hướng phát triển của trường Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng là chiến lƣợc trọng tâm của trƣờng, nhằm khẳng định và giữ vững vị thế là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học kinh tế hàng đầu Việt Nam. 1.7. Khái quát về trung tâm TT – TV Trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. HCM 1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trƣờng 1.7.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của trung tâm Thông tin - Thƣ viện Bộ phận Hành chính – Tổng hợp; Bộ phận biên mục; Bộ phận quản trị mạng; Bộ phận lƣu hành, các bộ phận đƣợc điều hành bởi các tổ trƣởng chuyên môn và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc trung tâm Thông tin - Thƣ viện 10 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH 2.1 Điều kiện về môi trƣờng marketing thông tin – thƣ viện tại Thƣ viện 2.1.1. Môi trường bên ngoài Chính trị - pháp luật: Quan điểm chính trị của nhà nƣớc sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến tƣ tƣởng và hành vi của các cá nhân cũng nhƣ tổ chức; Các văn bản pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, xuất bản, giáo dục, công nghệ thông tin, luật thƣ viện sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của cơ quan thông tin - thƣ viện. Yếu tố về văn hóa – giáo dục: Văn hóa đọc là việc ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân; Chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến nhu cầu, khả năng khai thác sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Kinh tế cũng tác động rất mạnh mẽ đến nhu cầu tin của ngƣời dùng tin Yếu tố về khoa học – công nghệ cũng là một nhân tố có sự ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của cơ quan thông tin - thƣ viện làm thay đổi hoàn toàn quy trình tổ chức hoạt động. 2.1.2. Môi trường bên trong Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh là một đơn vị trực thuộc trƣờng không có tài khoản và con dấu riêng, mọi hoạt động đều nằm dƣới sự quản lý chung của trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. 11 Mặc dù trung tâm Thông tin - Thƣ viện đã tiến hành thực hiện vấn đề khảo sát nhu cầu tin của ngƣời dùng tin nhƣng hoạt động này vẫn chƣa thực sự mang lại hiệu quả tốt nhất. Sự cạnh tranh giữa các cơ quan thông tin - thƣ viện với nhau và sự cạnh tranh giữa cơ quan thông tin - thƣ viện và các cơ quan/tổ chức khác nhƣ nhà xuất bản, cơ quan phát hành và quan trọng là phƣơng tiện internet. Một đối thủ cạnh tranh khác mà các cơ quan thông tin - thƣ viện thƣờng chƣa chú ý tới đó chính là ở ngay trong cộng đồng ngƣời dùng tin. Ngƣời dùng tin: Hoạt động marketing trong thƣ viện cần phải quan tâm đến đặc điểm ngƣời dùng tin và đặc điểm về nhu cầu tin của họ để có thể hoạch định đƣợc những sản phẩm và dịch vụ thông tin, đồng thời chiến lƣợc cung cấp thông tin phải phù hợp với từng đối tƣợng ngƣời dùng tin. Có thể chia ngƣời dùng tin tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện thành 5 nhóm sau: Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý, nhóm giảng viên và cán bộ nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sinh-học viên cao học, nhóm sinh viên và nhóm cán bộ ngân hàng. Hoạt động marketing phải nắm bắt đƣợc đặc thù công việc, thời gian, trình độ và nhu cầu để xây dựng chiến lƣợc phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin cùng với phƣơng thức cung cấp hữu hiệu nhất. 2.2. Nội dung và các yếu tố trong hoạt động marketing tại thƣ viện 2.2.1 Nội dung của marketing tại trung tâm Thông tin - Thư viện 2.2.1.1 Sản phẩm và dịch vụ thông tin 2.2.1.2 Giá cả của sản phẩm và dịch vụ thông tin 12 2.2.1.3 Phân phối các sản phẩm và dịch vụ thông tin 2.2.1.4 Truyền thông quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin 2.2.1.5 Con ngƣời/nguồn nhân lực cho hoạt động marketing Bao gồm cả cán bộ thƣ viện và ngƣời dùng tin 2.2.1.6 Quy trình tổ chức marketing 2.2.1.7 Yếu tố cơ sở vật chất sử dụng cho hoạt động marketing 2.2.2 Các yếu tố trong hoạt động marketing tại TT Thông tin - Thư viện 2.2.2.1 Nhân lực hoạt động marketing 2.2.2.2 Tài chính đầu tƣ cho hoạt động marketing 2.2.2.3 Nguồn lực thông tin Nguồn lực thông tin truyền thống Nguồn lực thông tin hiện đại: Hai CSDL truy cập thông tin trực tiếp là CSDL Proquest và CSDL học tiếng Anh trực tuyến, các bộ sƣu tập tài liệu điện tử do trung tâm Thông tin - Thƣ viện thực hiện, triển khai trên phần mềm Greenstone 13 Đặc điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay, trung tâm Thông tin - Thƣ viện có hai cơ sở phục vụ tại hai cơ sở đào tạo của trƣờng rất thuận tiện cho ngƣời dùng tin đến khai thác và sử dụng thông tin với diện tích tổng thể là 1,750 m 2 với 500 chỗ ngồi, phục vụ khoảng 1,000 lƣợt ngƣời dùng tin mỗi ngày. Các trang thiết bị hỗ trợ cho quy trình hoạt động của trung tâm Thông tin - Thƣ viện cũng đƣợc trang bị tƣơng đối đồng bộ nhƣ: hệ thống máy tính cấu hình mạnh nối mạng internet, đƣờng truyền internet độc lập với tốc độ cao, hệ thống wifi phủ sóng 24/24 h , máy quét mã vạch hỗ trợ cho công tác phục vụ nhanh chóng. 2.2.2.4. Thị trƣờng marketing của trung tâm Thông tin - Thƣ viện Ngƣời dùng tin và nhu cầu thông tin Qua số liệu thống kê của bộ phận lƣu hành thì con số ngƣời dùng tin đến khai thác sử dụng thƣ viện chỉ chiếm khoảng 30% tổng số ngƣời dùng tin mục tiêu. Mặc dù không thƣờng xuyên, nhƣng trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát và phân tích nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, đối tƣợng thƣờng xuyên đƣợc phát phiếu, khảo sát phần lớn là nhóm ngƣời dùng tin là sinh viên các lớp chính quy, chứ chƣa quan tâm đến các nhóm ngƣời dùng tin khác tại trƣờng. Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện Hiện nay, trung tâm Thông tin - Thƣ viện có các sản phẩm thông tin nhƣ: 14 Hệ thống tra cứu trực tuyến; CSDL toàn văn; bộ sƣu tập số gồm: Bộ sƣu tập về “Tiền tệ Việt Nam qua các thời kỳ”; Bộ sƣu tập tài liệu hội thảo khoa học chủ về nâng cao chất lƣợng đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy; “Lịch sử tiền tệ Việt Nam”; Các hình ảnh hoạt động của trƣờng Đại học Ngân hàng Tp.HCM; Văn bản nội bộ của trƣờng đại học Ngân hàng. Các dịch vụ trong thƣ viện gồm: Dịch vụ cung cấp thông tin; Dịch vụ tƣ vấn thông tin; Dịch vụ tham khảo; Dịch vụ đa phƣơng tiện; Dịch vụ photocopy; Dịch vụ in ấn và Scan chuyển dạng tài liệu và xuất đĩa CD. 2.3. Chiến lƣợc marketing tại trung tâm Thông tin – Thƣ viện 2.3.1 Chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 2.3.2 Chiến lược giá cả của sản phẩm và dịch vụ thông tin 2.3.3 Chiến lược phân phối sản phẩm và dịch vụ thông tin 2.3.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 2.4. Hoạch định chƣơng trình, tổ chức thực hiện và kiểm tra kế hoạch marketing 2.4.1. Hoạch định chƣơng trình 2.4.2. Tổ chức thực hiện và kiểm tra kế hoạch marketing 2.5 Phân tích hiện trạng hoạt động marketing bằng ma trận SWOT S (Strengths) (điểm mạnh); W (Weaknesses) (điểm yếu); O (Opportunities) (thời cơ); (Threats) (Thách thức) 2.6 Đánh giá hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện 2.6.1 Những thuận lợi trong hoạt động marketing Về các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động thông tin - thƣ viện nói chung và hoạt động marketing nói riêng khi phân tích, thấy 15 đƣợc thuận lợi cho hoạt động và phát triển của trung tâm Thông tin - Thƣ viện nhƣ sau: Về môi trƣờng chính trị-luật pháp; Về môi trƣờng văn hóa - giáo dục; Về yếu tố kinh tế; Về môi trƣờng tự nhiên-công nghệ; Nguồn nhân lực của trung tâm Thông tin - Thƣ viện ngày càng đƣợc cũng cố và đảm bảo cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng; Việc liên kết với các thƣ viện khác cũng là một cơ sở để đa dạng hóa nguồn lực thông tin cũng nhƣ các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thƣ viện; Về giá cả, hiện nay phần lớn các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện là khai thác miễn phí, một số có thu phí nhƣng số lƣợng không nhiều và mức giá cũng tƣơng đối phù hợp với ngƣời dùng tin của thƣ viện. Vấn đề cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin thông qua các phƣơng thức phân phối trực tiếp tại trung tâm hoặc qua kênh công nghệ thông tin cơ bản cũng đã đạt đƣợc hiệu quả nhất định. Xúc tiến hỗn hợp đƣợc trung tâm Thông tin - Thƣ viện tiến hành theo nhiều phƣơng pháp nhƣ: thống kê CDSL lƣu hành, khảo sát ý kiến của ngƣời dùng tin thông qua phiếu điều tra, qua phiếu yêu cầu bổ sung thông tin/tài liệu đƣợc để công khai ở quầy tra cứu, qua email yêu cầu của ngƣời dùng tin gửi trực tiếp đến email của thƣ viện. Ngoài ra, trung tâm Thông tin - Thƣ viện cũng đã tổ chức một số cuộc thi nhƣ: “cảm nhận sách” nhằm mục đích hình thành thói quen đọc sách và nhu cầu đọc cho ngƣời dùng tin, tổ chức hƣớng dẫn cách thức sử dụng thƣ viện 16 hiệu quả, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề và mời các chuyên gia trong các lĩnh vực đó về giao lƣu với ngƣời dùng tin. Trung tâm Thông tin - Thƣ viện cũng đã thƣờng xuyên giới thiệu các thông tin/tài liệu mới nhập về thƣ viện trên website của thƣ viện cũng nhƣ trên bảng tin thƣ viện, cùng với bảng tin chung của trƣờng. Về quy trình marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện hiện nay mặc dù chƣa đƣợc triển khai chính thức và có chiến lƣợc cụ thể nhƣng nhìn chung cũng đã thấy đƣợc một vài hoạt động có dáng dấp của nội dung này. 2.6.2 Những hạn chế trong hoạt động marketing Tuy có những thuận lợi để phát triển nhƣ đã nêu trên, nhƣng thực tế thì hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện cũng còn có những hạn chế nhất định.Trong đó, vấn đề vận dụng một số nội dung của marketing vào hoạt động thông tin - thƣ viện tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của thƣ viện một cách tốt nhất. Về môi trƣờng chính trị-luật pháp; Về môi trƣờng văn hóa – giáo dục; Về môi trƣờng tự nhiên-công nghệ; Về môi trƣờng kinh tế ; Chƣa đảm bảo về mặt diện tích sử dụng và cơ sở vật chất chƣa khang trang, hiện đại nhằm tạo không gian thoải mái cho ngƣời dùng tin tiếp cận thông tin. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện nay của trung tâm Thông tin - Thƣ viện chƣa đa dạng, phong phú. 17 Phần lớn các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện đƣợc cung cấp miễn phí, hoặc có thu phí nhƣng nó vẫn mang tính tƣợng. Tình hình phân phối sản phẩm và dịch vụ thì chƣa tạo lập các kênh phân phối một cách chủ động. Xúc tiến hỗn hợp đƣợc trung tâm Thông tin - Thƣ viện triển khai bằng phƣơng pháp đơn giản theo khía cạnh của hoạt động thƣ viện đơn thuần chứ chƣa triển khai hoạt động xúc tiến hỗn hợp theo hƣớng marketing. Trung tâm Thông tin - Thƣ viện chƣa quan tâm đến hoạt động marketing nên không xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác marketing chuyên trách. Về môi trƣờng cạnh tranh hiện nay, các cơ quan thông tin - thƣ viện khác, đặc biệt là các thƣ viện khoa học tổng hợp tỉnh, thành phố và các trung tâm thông tin khác đang phát triển mạnh mẽ. Ngƣời dùng tin cũng có sự cạnh tranh mặc dù không lớn, nhƣng cũng ảnh hƣởng tới việc ngƣời dùng tin tới trung tâm Thông tin - Thƣ viện để sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Về quy trình marketing, những hoạt động có dáng dấp của marketing vẫn chƣa có sự kết nối với nhau để tạo thành một quy trình. Nói tóm lại, bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện còn tồn tại một số hạn chế nhất định vì thế chƣa đem lại hiệu quả cao trong việc đáp ứng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, cũng nhƣ chƣa hoàn thành đƣợc mục tiêu đề ra một cách tốt nhất. 18 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM 3.1 Nhóm giải pháp tổ chức và con ngƣời 3.1.1. Thành lập bộ phận marketing tại trung tâm Thông tin - Thư viện Để hoạt động marketing thực sự đƣợc triển khai, ứng dụng vào hoạt động tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh theo hƣớng chuyên nghiệp, thì trung tâm Thông tin - Thƣ viện cần phải thành lập bộ phận chuyên trách về marketing; Bộ phận marketing phải luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong trung tâm Thông tin - Thƣ viện để tiến hành tổ chức thực hiện các quy trình hoạt động của marketing gồm thu thập, phân tích, đánh giá nhu cầu tin của từng nhóm ngƣời dùng tin cụ thể. 3.1.2. Nâng cao trình độ cho cán bộ tại trung tâm Thông tin - Thư viện Trung tâm Thông tin - Thƣ viện cũng cần đề ra chiến lƣợc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ một cách thƣờng xuyên, phù hợp với năng lực và chức năng công việc của mỗi ngƣời; vấn đề đào tạo phải luôn đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên và liên tục. Đối với cán bộ làm công tác marketing chuyên trách Đối với cán bộ làm công tác khác trong bộ phận marketing Đối với cán bộ làm công tác khác tại trung tâm Thông tin - Thư viện 19 3.1.3. Đào tạo người dùng tin/khách hàng Trung tâm Thông tin - Thƣ viện cần phải có kế hoạch huấn luyện, đào tạo kiến thức thông tin cho ngƣời dùng tin nhằm nâng cao nhận thức cho họ về tầm quan trọng của thông tin trong đời sống hằng ngày; Bên cạnh đó, trung tâm Thông tin - Thƣ viện cần phải làm thế nào để cho ngƣời dùng tin thấy rằng giá trị và sản phẩm và dịch vụ thông tin mang lại, giúp họ làm quen với phƣơng thức phục vụ mới: trả tiền khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng. 3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến các nội dung của marketing 3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin đang có Trung tâm Thông tin - Thƣ viện cần phải có chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện có bằng nhiều cách nhƣ: Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin hợp lý phù hợp có chức năng và nhiệm vụ của trung tâm Thông tin - Thƣ viện; Chia sẻ, hợp tác với các cơ quan thông tin - thƣ viện khác theo chiều sâu chứ không theo hình thức nhƣ hiện nay, để phối hợp trong hoạt động bổ sung, cũng nhƣ phục vụ ngƣời dùng tin đƣợc hiệu quả hơn; Quan tâm tìm kiếm, thu thập đầy đủ để xây dựng nguồn lực thông tin nội sinh của trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh; Xác định nhà cung cấp chính theo những thế mạnh của họ, nhƣng đồng thời cũng phải thƣờng xuyên tìm kiếm những nhà cung cấp mới để thu thập một cách đầy đủ nhất các xuất bản phẩm phù hợp với chức năng nhiệm vụ của thƣ viện.; Thƣờng xuyên đánh giá tính hiệu quả của nguồn lực thông tin sau một thời gian sử dụng để nắm bắt tần suất sử dụng của các tài liệu; 20 Bên cạnh vấn đề xây dựng chính sách bổ sung trung tâm Thông tin - Thƣ viện cần quan tâm đến công tác chuẩn hóa quy trình xử lý tài liệu vì chất lƣợng sản phẩm của hoạt động xử lý tài liệu sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến các công tác khác trong thƣ viện nhƣ: công tác bổ sung, công tác phục vụ ngƣời dùng tin; Sửa chữa, nâng cấp trang web hiện nay; Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ thông tin hiện có bằng nhiều hình thức; 3.2.2 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin Trung tâm Thông tin - Thƣ viện cần quan tâm phát triển các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin mới hƣớng đến nhu cầu tin, nhằm tạo sự tiện lợi nhất, cũng nhƣ sẽ mang lại giá trị gia tăng cao cho ngƣời dùng tin khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thƣ viện. Phát triển thêm sản phẩm và dịch vụ thông tin; cần đa dạng hóa các dịch vụ thông tin làm tăng sự hài lòng của ngƣời dùng tin khi đến sử dụng thƣ viện. 3.2.3 Xây dựng chiến lược giá cả cho sản phẩm và dịch vụ thông tin Hoạt động chung của lĩnh vực thông tin - thƣ viện thƣờng là tổ chức phi lợi nhuận, vì thế các sản phẩm và dịch vụ thông tin chủ yếu đƣợc cung cấp miễn phí. Tuy nhiên, cũng có thu phí một số sản phẩm và dịch vụ thông tin. Vì thế, cần xây dựng mức phí ở mức độ phù hợp nhất đối ngƣời dùng tin để họ có khả năng chi trả để sử dụng, nhƣng vẫn đảm bảo nguồn thu ổn định, có lợi nhuận. 3.2.4. Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm và dịch vụ thông tin Trung tâm Thông tin - Thƣ viện cần phải tiến hành cải tạo phƣơng thức phân phối để có thế đƣa sản phẩm và dịch vụ của thƣ viện đến với ngƣời dùng tin. 21 Hỗ trợ tra cứu, hƣớng dẫn sử dụng, cung cấp tài liệu đến tận tay cán bộ, giảng viên của trƣờng và một số đối tƣờng ngƣời dùng tin là cán bộ ngân hàng;. Đối với sinh viên nên hình thành phòng đọc sách di động đến từng khu nhà ở, tài liệu phải luôn cập nhật và phải đƣợc luân chuyển thƣờng xuyên. Mở rộng thêm tiện ích đặt trƣớc tài liệu qua mạng trong trƣờng hợp tài liệu trong kho đã hết để phục vụ theo thứ tự ƣu tiên cho những ngƣời dùng tin có nhu cầu trƣớc. Hợp tác với một số cơ quan thông tin - thƣ viện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh để mở rộng các địa điểm phục vụ tạo điều kiện cho ngƣời dùng tin tiếp cận thông tin thuận lợi tại địa điểm gần nhất. 3.2.5. Tổ chức truyền thông/quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông tin Có nhiều hình thức quảng bá/truyền thông để thu hút ngƣời dùng tin đến trung tâm Thông tin - Thƣ viện để khai thác và sử dụng thông tin nhƣ: Marketing trực tiếp Marketing gián tiếp 3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ 3.3.1. Tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ hỗ trợ cho hoạt động marketing Xây dựng đƣợc một trụ sở khang trang, đảm bảo đủ diện tích tối thiểu nhằm tạo sự thoải mái và tiện ích cho ngƣời dùng tin và cán bộ thƣ viện; Cơ sở vật chất phải trang bị đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo chất lƣợng và độ an toàn khi sử dụng; Hạ tầng công nghệ phải luôn đƣợc kiểm tra và vận hành thông suốt, đảm bảo an toàn cho việc lƣu trữ CSDL để truy cập thƣờng xuyên. 22 3.3.2. Xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ cho hoạt động marketing Để hoạt động marketing đƣợc triển khai và mang lại hiệu quả tích cực, trung tâm Thông tin - Thƣ viện ngoài vấn đề xây dựng đƣợc quy trình marketing tốt, đồng thời phải kết hợp với việc xây dựng đƣợc một chính sách tài chính ổn định, đảm bảo tính khả thi để thuyết phục đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng đầu tƣ kinh phí ổn định dành riêng cho hoạt động này, cũng nhƣ có khả năng thu hút sự đầu tƣ của các cơ quan/tổ chức, cá nhân khác 3.3.3. Một số đề xuất đối với trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh Giảng viên cần tích cực hơn nữa trong vấn đề thay đổi phƣơng pháp giảng dạy để sinh viên thực sự chủ động học tập, nghiên cứu và hình thành thói quen tham khảo nhiều tài liệu để phục vụ cho mọi hoạt động nghiên cứu, học tập; Ngoài ra, giảng viên cũng cần phối hợp với trung tâm Thông tin - Thƣ viện trong việc hỗ trợ cung cấp các thông tin/tài liệu về môn học đến học viên/sinh viên giúp họ tiếp cận thông tin theo hƣớng chủ động và tích cực hơn phục vụ tốt cho việc hiểu sâu sắc và đa chiều hơn các góc độ tiếp cận vấn đề của các tác giả. Bên cạnh việc thay đổi phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên thì bản thân học viên/sinh viên cũng phải tự thay đổi phƣơng pháp học tập, nghiên cứu của mình theo hƣớng chủ động; Sinh viên cần chủ động trong việc tham gia nghiên cứu khoa học trong thời gian học tập tại trƣờng để rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trƣờng để giúp cho mình có khả năng nghiên cứu lâu dài, phục vụ cho mọi hoạt động học tâp, nghiên cứu và công tác sau này. 23 KẾT LUẬN Đề tài “Ứng dụng hoạt động marketing trong hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh” đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu những lý luận cơ bản của khoa học marketing, khả năng ứng dụng vào ngành thông tin - thƣ viện, cách thức vận dụng cụ thể marketing vào hoạt động thông tin - thƣ viện nhằm góp phần đƣa hoạt động thông tin - thƣ viện bƣớc đầu tham gia cơ chế thị trƣờng với một phƣơng thức hoạt động cạnh tranh, hiệu quả làm cho thị trƣờng thông tin - thƣ viện ngày càng phát triển bền vững. Qua đó đề tài nghiên cứu này, tác giả đã góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa thực tiễn của việc vận dụng marketing trong hoạt động các cơ quan thông tin - thƣ viện hiện nay. Tóm lại, Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh nên nghiên cứu, vận dụng marketing vào hoạt động của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm Thông tin - Thƣ viện làm thỏa mãn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tối đa, từ đó thu hút họ đến trung tâm Thông tin - Thƣ viện thƣờng xuyên hơn và số lƣợng ngƣời dùng tin tiềm năng chắc chắn sẽ tăng lên. i References: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. ALA (1996). Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh – Việt 2. Nguyễn Hồng Anh (2005), Nghiên cứu ứng dụng marketing trong một số cơ quan thư viện thông tin lớn ở Hà Nội hiện nay, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội .- 123 tr. 3. Barry Callen (2010), Tiếp thị và quảng bá sản phẩm, Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh 4. Charles D. Schewe, Alexander Watson Hiam (2009), MBA trong tầm tay - Chủ đề Marketing, Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh .- 600tr. 5. Cục xuất bản (2002). Từ điển thuật ngữ xuất bản, in, phát hành sách, thư viện, bản quyền, Từ điển bách khoa, Hà Nội 6. Trần Minh Đạo (2008), Giáo trình marketing căn bản, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội .- 407tr. 7. Trần Lê Thu Hà (2012), Xây dựng chiến lược marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 8. Dương Hữu Hạnh (2005), Nghiên cứu Marketing khảo hướng ứng dụng, Thống kê, Hà Nội .- 514tr. 9. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Quản lý thư viện và trung tâm Thông tin, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội .- 237 tr. 10. Ian Chaston. (1999), Marketing định hướng vào khách hàng, Đồng Nai, Đồng Nai .- 344tr. ii 11. Phùng Minh Lai (1996), Chiến lược marketing kinh doanh các sản phẩm thông tin trong cơ chế thị trường ở nước ta 12. Âu Thị Cẩm Linh (2009), Tổ chức và quản lý công tác thư viện, Giáo dục, Hà Nội .- 180 tr. 13. Đinh Tiên Minh (2012), Giáo trình marketing căn bản, Lao động, Hà Nội.- 282tr. 14. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội .- 414tr. 15. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2011), “Thực trạng và một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến trung tâm thông tin - thư viện trường Đại học Khoa học Huế trong những năm tới”, Tạp chí thư viện, (1) 16. Nguồn nhân lực thông tin - thư viện ở Việt Nam trước yêu cầu sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước : Kỷ yếu hội thảo khoa học, [Knxb], Hà Nội, 2009.- 173 tr 17. Vũ Quỳnh Nhung (2010), Hoạt động marketing của thư viện trường đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội.- 113 tr. 18. Philip Kotler (2005), Marketing căn bản, Thống kê, Hà Nội .- 584tr. 19. Philip Kotler; Huỳnh Văn Thanh d. (2004). Những nguyên lý tiếp thị, Thống kê, Hà Nội. 20. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học: Giáo trình dành cho sinh viên ngành thông tin – thư viện và quản trị thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.- 388tr. 21. Nguyễn Thị Lan Thanh (2010). Bài giảng marketing trong hoạt động thông tin – thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội iii 22. Nguyễn Thị Lan Thanh (2013), “Xây dựng chiến lược marketing trong thư viện và cơ quan thông tin”, Tạp chí thư viện, (1) 23. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2003), Nguyên lý marketing, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh .- 277tr. 24. Bùi Thanh Thủy (2011), “Marketing hỗn hợp trong hoạt động thư viện”, Tạp chí Thư viện, (2) 25. Bùi Thanh Thủy (2012), “Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hoạt động marketing của thư viện các trường đại học”, Tạp chí Thư viện, (4) 26. Bùi Thanh Thủy (2012), Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động thông tin - thư viện ở các trường Đại học Việt Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội .-216tr. 27. Phùng Ngọc Tú (2012), Nghiên cứu hoạt động marketing tại Trung tâm học liệu – Đại học Huế, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội . 28. Anh Tuấn (2010), Từ điển kinh doanh & tiếp thị hiện đại, Tài chính, Hà Nội .- 673tr. 29. Trần Mạnh Tuấn (1998), Giáo trình sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện, Hà Nội, Hà Nội.- 324 tr. 30. Trần Mạnh Tuấn (2006), Marketing trong hoạt động Thông tin – Thư viện, Tập bài giảng ., 141tr. 31. Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương (2007), Nghiên cứu và triển khai thử nghiệm chiến lược marketing trung tâm học liệu đại học Cần Thơ, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội .- 127 tr. Tiếng Anh 31. Anne T. Coughlan (2006), Marketing channels, Pearson/Prentice Hall, America .- 555tr. iv 32. Bharat Ramani (2010), The importance of marketing in college library services, www.abhinavjournal.com 33. De Sáez , Eileen Elliott (2002). Marketing concepts for libraries and information services, second edition, Facet Publishing, Lon don 34. Dilys Parkinson (2005). Oxford business English dictionary for learners of English, Oxford University Press, Oxford. 35. Judi Strauss, Adel El-Ansary, Raymond Frost (2006), E-marketing Pearson/Prentice Hall, America .- 456tr. 36. Michael Agnes (2008). Webster’s New World college dictionary, Wiley Publishing, Inc., New York. 37. Ramneek Kapoor, Justin Paul, Biplab Halder (2011), Services marketing, Tata McGraw Hill Education Private Limited, India .- 432tr. 38. William D. Perreault, E. Jerome McCarthy, Joseph P. Cannon (2008), Basic marketing, McGraw-Hill/Irwin, America .- 873tr. Các trang web ket.cfm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_hoat_dong_marketing_dai_hoc_ngan_hang_7442_2079295.pdf
Luận văn liên quan