ADC 0809 là thiết bị biến đổi tương tự số dùng kỹ thuật CMOS. Tổng cộng
người sử dụng có 8 kênh làm việc hoàn toàn độc lập với nhau để lựa chọn. Ở đây còn
chú ý là các điện áp được đo so với điện thế 0V. Còn một đặc điểm đáng quan tâm hơn
là sự tiêu thụ dòng điện của vi mạch hầu như không đáng kể (chỉ cỡ 300uA). Thời gian
biến đổi khoảng 100 us. Các thông số kỹ thuật của bộ biến đổi ADC 0809 được kể ra
như sau:
Không cần đòi hỏi điều chỉnh điểm 0.
Quét động 8 kênh bằng các logic địa chỉ.
Giải tín hiệu lối vào Analog khi điện áp nguồn là +5V.
Tất cả các tín hiệu tương thích TTL.
Độ phân giải 8 bit.
Thời gian biến đổi 100us.
76 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3327 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng kit 8051 dùng để chuyển đổi A/D & D/A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trạng thái chương trình có địa chỉ 0Dh, chứa các bit trạng thái
chương trình.
Các bit trạng thái được mô tả như sau:
* Cờ Carry:
Cờ carry có hai chức năng:
+ Được dùng trong các phép toán số học thông thường. Nó là cờ nhớ của
phép tính cộng và cờ mượn của phép tính trừ. Ví dụ các thanh ghi ACC có nội dugn
FFH thì lệnh “ADD A, #1” làm cho ACC bằng 00H và cờ nhớ được set.
+ Cờ carry còn được dùng như “thanh ghi tích luỹ 1 bit” cho các phép
toán luận lý trên bit. Ví dụ lệnh sau AND bit 25H với cờ carry và đặc kết quả vào cờ
carry: “ANL C,25H ;”.
* Cờ nhớ phụ (auxiliary carry – AC) :
Khi cộng các giá trị BCD, cờ AC được set nếu bit thứ ba tràn hay 4 bit
thấp có giá trị từ 0AH đến 0FH. Khi cộng số BCD, sau phép cộng phải dùng lệnh DA
A (decimal adjust accumulator) để chỉnh kết quả cộng về dạng BCD.
* Cờ 0:
Cờ này dành cho người sử dụng trong các ứng dụng lập trình.
* Bit chọn ngăn thanh ghi:
Hai bit RS0 và RS1 dùng để cho ngăn thanh ghi, chúng được xóa khi
reset hệ thống và có thể thay đổi bằng phần mềm. Ví dụ các lệnh sau sẽ chọn nhăn
thanh ghi thứ ba và ghi nội dung R7 (địa chỉ 1FH) vào ACC.
SETB RS0 ;
SETB RS1 ;
MOV A, R7 ;
* Cờ tràn (Overflow – OV):
Cờ tràn được set kết quả bị tràn (số học) sau phép tính cộng hoặc trừ.
Đối với phép toán cộng và trừ số có dấu, phần mềm có thể xét bit này để kiểm tra kết
quả có vượt quá giới hạn hay không. Khi cộng số không dấu ta không quan tâm đến bit
này. Như vậy kết quả của phép tính cộng hay trừ lớn hơn 127 hoặc nhỏ hơn –128 sẽ
set cờ tràn. Ví dụ OV sẽ set sau phép tính cộng sau:
Hex: 0F Decimal : 15
+7F +127
8E 142
8E tương đương với –116. Rõ ràng kết quả 142 không chính xác. Vì vậy
bit OV được set.
B
it
K
ý hiệu
Đ
ịa chỉ
Chức năng
P
SW .7
P
SW .6
P
SW .5
P
SW .4
P
C
Y
A
C
F
0
R
S1
R
D
7h
D
6h
D
5h
D
4h
D
Cờ nhớ
Cờ nhớ phụ
Cờ Zero
Chọn thanh ghi dự trữ 1
Chọn thanh ghi dự trữ 2
00=bank0, địa chỉ 00h-07h
01=bank1, địa chỉ 08h-0Fh
10=bank2, địa chỉ 10h-17h
11=bank3, địa chỉ 18h-1Fh
SW .3
P
SW .2
P
SW .1
P
SW .0
S0
O
V
P
3h
D
2h
D
1h
D
0h
Cờ tràn
Dự trữ
Cờ chẵn lẽ
Bảng 4.3 Thanh ghi PSW
* Bit parity:
Bit Parity được tự động set hoặc xóa trong mỗi chu kỳ máy để tạo nên
parity chẵn đối với thanh ghi tích luỹ. Số bit 1 trong thanh ghi ACC cộng với P luôn
luôn là một chẵn. Ví dụ nếu ACC chứa 10101101B, P sẽ là 1. Bit Parity thường được
liên kết với chương trình truyền nối tiếp có sử dụng parity.
Thanh ghi B
Thanh ghi B có địa chỉ F0h, chủ yếu dùng với thanh ghi ACC trong các phép
toán nhân và chia. Lệnh MUL AB nhân các số 8 bit không dấu trong thanh ghi A và B.
Kết quả là một số 16 bit chứa trong thanh ghi ACC (byte thấp) và B (byte cao). Lệnh
DIV B chia thanh ghi ACC cho B. Kết quả thương số được lưu trong thanh ghi ACC
số dư được lưu trong thanh ghi B. Thanh ghi B cũng được dùng như những thanh ghi
khác và có thể truy xuất bit (địa chỉ F0h đến F7h)
Con trỏ ngăn chồng (stack pointer – SP)
Stack – pointer là một thanh ghi 8 bit có địa chỉ 81H. Nó chứa địa chỉ hiện thời
của đỉnh stack. Khi đẩy dữ liệu vào stack, SP tăng lên một giá trị, tiếp theo dữ liệu
được ghi vào stack. Khi lấy dữ liệu ra khỏi stack, dữ liệu được đọc ra trước sau đó SP
được giảm. Stack của 8051 nằm trong vùng RAM nội và có thể truy xuất bằng địa chỉ
trực tiếp. 128 bytes đầu tiên đối với 8051/8031 và 256 bytes đối với 8052/8032 trong
vùng RAM nội có thể dùng làm stack. Để tạo ra stack bắt đầu tại 60H, ta khởi động
thanh ghi SP:
MOV SP, #5FH ;
Như vậy stack được giới hạn trong 32 bytes. Ta dùng giá trị 5FH vì SP sẽ tăng
lên 60H trước khi đẩy dữ liệu đầu tiên vào stack.
Khi lập trình ta không cần phải khởi động lại thanh ghi SP vì nó đã được khởi
động với giá trị khi reset. Thanh ghi SP chứa giá trị mặc định là 07H. Do đó stack mặc
định bắt đầu tại 08H. Nếu trình không khởi động lại stack thì các thanh ghi 1, 2, 3
không thể sử dụng vì nó được dùng làm stack.
Stack được truy xuất một cách rõ ràng bằng các lệnh PUSH, POP để lưu trữ tạm
thời hay truy xuất dữ liệu. Nó cũng có thể được truy xuất ngầm khi có các lệnh gọi đến
chương trình con. Các lệnh ACALL, LCALL hay ngắt sẽ đẩy thanh ghi đếm chương
trình (PC) vào stack. Lệnh RET, RETI trả giá trị trong stack lại cho PC.
Con trỏ dữ liệu (DPTR)
Con trỏ dữ liệu dùng để truy xuất mã hay dữ liệu từ bộ nhớ ngoài và thanh ghi
16 bit. Thanh ghi này gồm hai thanh ghi DPL (byte thấp, địa chỉ 82H) và DPH (byte
cao, địa chỉ 83H). Ba lệnh sau đây sẽ ghi giá trị 55H vào RAM ngoài tại địa chỉ
1000H.
MOV A, #55H;
MOV DPTR, #1000H;
MOV @DPTR, A;
Các thanh ghi Port:
Các port của 8051 gồm có port 0 địa chỉ 80H, port 1 địa chỉ 90H, port 2 địa chỉ
A0H, port 3 địa chỉ B0H. Các port 0, 2 và 3 không được dùng để xuất nhập nếu đang
sử dụng bộ nhớ ngoài. Còn lại port 1 có thể dùng để xuất nhập (I/O).
Tất cả các port đều có thể dùng truy xuất bit. Điều này cung cấp cho vi điều
khiển khả năng giao tiếp rất mạnh. Ta có thể dùng chân P1.7 để đóng mở động cơ.
Chân P1.7 nối với transitor để lái một relay đóng mở động cơ. Lệnh SETB P1.7 mở
động cơ. Lệnh CLR P1.7 tắt động cơ.
Hai lệnh trên dùng toán tử dấu chấm để xác định địa chỉ bit trong một byte.
Các thanh ghi bộ định thời:
8051 có hai bộ định thời 16 bit. Timer 0 có địa chỉ 8AH (TL0 byte thấp) và
8DH (TH1 byte cao). Ngoài bộ định thời còn có hai thanh ghi: thanh ghi điều khiển
TCON địa chỉ 88H và thanh ghi xác định mode cho timer TMOD địa chỉ 89H. Trong
đó chỉ có thanh ghi TCON truy xuất được từng bit.
Các thanh ghi cổng nối tiếp:
8051 chứa cổng nối tiếp bên trong MCU để giao tiếp với các thiết bị nối tiếp
như thiết bị đầu cuối, modem v.v… Cổng nối tiếp gồm có hai thanh ghi: một thanh ghi
đệm SBUF là nạp dữ liệu để truyền đi. Đọc SBUF là nhận dữ liệu đã thu được vào.
Các mode truyền có thể được lập trình thông qua thanh ghi điều khiển cổng kế tiếp.
Thanh ghi này có thể truy xuất bit và có địa chỉ 98H.
Các thanh ghi ngắt:
8051 có 5 nguồn ngắt và hai mức ưu tiên. Các ngắt bị cấm khi reset hệ thống.
Các ngắt được cho phép thông qua thanh ghi IE có địa chỉ 0AH. Các mức ưu tiên cũng
được set bởi thanh ghi IP tại địa chỉ B8H. Cả hai thanh ghi này đều có thể truy xuất
bit.
IE có địa chỉ A8H. Ngắt chỉ được chấp nhận khi thanh ghi này đã được lập
trình.
Thanh ghi PCON (Power Control Register)
Thanh ghi PCON có địa chỉ 87H, chứa các bits điều khiển linh tinh, được tóm tắt
trong bảng 4.4.
Bit SMOD nhân đôi tốc độ truyền nối tiếp ở các mode 1, 2 và 3. Các bit 4, 5, 6
không được định nghĩa. Bit 3 và 2 là hai cờ được tùy ý trong lập trình ứng dụng.
Các bit PD (power down) và IDL (idle) đều có trong các họ IC MCS-51 nhưng chỉ
với IC dùng CMOS mà thôi.
Lệnh set bit IDL là lệnh được thi hành cuối cùng trước khi CPU vào chế độ idle. Ở
tín hiệu này chế độ xung clock được ngắt ra khỏi CPU, nhưng không ngắt ra khỏi ngắt
quãng, timer và cổng nối tiếp. Trạng thái CPU và nội dung các thanh ghi được bảo
toàn. Các chân của cổng song song được giữ ở mức trạng thái của chúng. ALE và
PSEN ở mức cao.
Các chế độ idle kết thúc khi có bất kỳ một ngắt nào hoặc reset hệ thống, đồng thời
bit IDL bị xóa.
+ Power down Mode
it
K
ý hiệu
Mô tả
S
OMD
G
F1
G
F0
P
D
I
DL
Tốc độ kép; khi được set, tốc độ truyền nối tiếp được
nhân đôi các chế độ 1,2,3.
Không được định nghĩa
“nt”
“nt”
Cờ dùng cho mục đích tổng quát 1
Cờ dùng cho mục đích tổng quát 2
Power down, set mode power down. Chỉ thoát khi
reset
Idle mode, set mode idle. Thoát khi có ngắt hoặc
reset
Bảng 4.4 Tóm tắt thanh ghi PCON
Lệnh set bit PD là lệnh cuối cùng trước khi CPU chuyển sang mode
power down.
Ở chế độ này: (1) bộ dao động nội ngưng hoạt động, (2) các chức năng bị dừng,
(3) nội dung RAM nội được giữ ở mức logic của chún, (5) ALE và PSEN ở mức thấp.
Chỉ có thể thoát khỏi chế độ này khi reset hệ thống.
Khi ở chế độ power down, Vcc có thể giảm đến 2V. Lưu ý cần phải trả lại mức
áp 5V cho Vcc khi thoát khỏi chế độ power down.
VI – BỘ NHỚ NGOÀI
Mở rộng bộ nhớ là một khả năng quan trọng đối với vi điều khiển nhằm tránh
gặp bế tắc trong vấn đề thiết kế. Họ MCs-51 có thể mở rộng 64Kbs và bộ nhớ mã lệnh
64Kbs dữ liệu. Các IC giao tiếp ngoại vi cũng có thể thêm vào để tăng năng xuất nhập.
Nó trở thành một phần của bộ dữ liệu ngoại và được giải mã I/O như bộ nhớ.
Khi bộ nhớ ngoài được sử dụng, port 0 không được dùng làm cổng xuất nhập.
Nó trở thành bus dùng để phân kênh địa chỉ và dữ liệu, ALE chốt nó như là bytes thấp
của bus địa chỉ khi bắt đầu mỗi chu kỳ truy xuất bộ nhớ ngoài. Port 2 thường dùng làm
byte cao của bus địa chỉ.
Chu kỳ bộ nhớ
A0 A15 Địa chỉ
D0 D7 Dữ liệu
(a) Không phân kênh (24 chân)
Chu kỳ bộ nhớ
AD8 AD15 Địa chỉ
AD0 AD7 Địa chỉ Dữ liệu
(b) Phân kênh (16 chân)
Hình 4.5 Phân kênh bus địa chỉ và bus dữ liệu
Hình trên mô tả việc phân kênh và không phân kênh bus địa chỉ và bus dữ liệu.
Nếu không phân kênh, với 16 chân địa chỉ và 8 chân dữ liệu ta có 24 chân cho bus địa
chỉ và bus dữ liệu. Trong khi đó nếu phân kênh, 8 chân dữ liệu được dùng chung với 8
chân thuộc byte thấp của bus địa chỉ nên chỉ có 16 chân cho bus địa chỉ và bus dữ liệu.
Điều này có ý nghĩa lớn trong việc chế tạo IC.
Thứ tự phân kênh như sau : ở nữa chu kỳ đầu, byte thấp của địa chỉ xuất ra port
0 và được chốt bằng ALE. Byte này được chốt ở bộ chốt trong suốt chu kỳ bộ nhớ.
Trong nữa chu kỳ tiếp theo port 0 là bus dữ liệu, có thể xuất nhập tùy ý.
Truy xuất bộ nhớ mã lệnh ngoài (External Code memory):
Bộ nhớ mã ngoài được đọc bằng tín hiệu PSEN (hình 4.6). Trong một chu kỳ
máy ALE tác động 2 lần và 2 bytes được đọc từ bộ nhớ chương trình. Giản đồ thời
gian của hoạt động này được gọi là chu kỳ lấy lệnh (hình 4.7).
Truy xuất bộ nhớ dữ liệu ngoài (External Code memory):
Đây là bộ nhớ chứa dữ liệu, thường là RAM và được truy xuất bởi tín hiệu RD
và WR. Dữ liệu này chỉ được truy xuất bằng lệnh MOVX thông qua thanh ghi con trỏ
dữ liệu DPTR, hoặc R0, R1.
RAM giao tiếp với 8051 giống như EPROM. Ngoại trừ chân RD được nối với
chân OE và chân WR được nối với chân W. Còn lại các bus dữ liệu và địa chỉ nối như
EPROM. Với 16 đường địa chỉ ta có thể có đến 64Kbs cho vùng nhớ dữ liệu.
Giản đồ thời gian của viêc đọc vùng nhó dữ liệu ngoài khi thi hành lệnh “MOV
A,@DPRT” được cho ở hình 4.8. Lưu ý chỉ có chân RD được dùng cho phép RAM.
Giản đồ thời gian của việc ghi cũng tương tự từ đường WR xuống mức thấp và
dữ liệu xuất ra port 0.
Port 2 có thể không dùng làm byte cao của bus địa chỉ trong hệ thống không sử
dụng vùng nhớ mã ngoài mà sử dụng vùng nhớ dữ liệu ngoài nhỏ. Tám bit địa chỉ có
thể truy xuất được một vùng nhớ 256 bytes, được gọi là một trang bộ nhớ. Nếu vùng
nhớ này lớn hơn 256 bytes ta có thể dùng thêm một vài chân của port 2 để chọn trang.
Khi truy xuất một trang (256 bytes) của vùng dữ liệu ngoài ta có thể dùng R0
hoặc R1 để làm con trỏ địa chỉ trỏ đến byte dữ liệu cần truy xuất. Ví dụ những lệnh
đọc nội dung của RAM ngoài có địa chỉ 0050H vào thanh tích lũy.
MOV R0, #50H ;
MOV A, @R0 ;
Giải mã địa chỉ:
Nếu 8051 sử dụng cả EPROM và RAM ngoài đòi hỏi phải giải mã địa chỉ. Việc
giải mã địa chỉ rất quen thuộc đối với hầu hết vi xử lý. Ví dụ nếu dùng EPROM 8K và
RAM 8K, bus địa chỉ giải mã để chọn IC giới hạn trong 8Kbytes: 0000H đến 1FFFH,
và 2000H đến 3FFFH, v.v…
Thông thường ta dùng IC giải mã 74138 với ngõ vào là 3 bits cao nhất của bus
địa chỉ. Do đó mỗi ngõ tương ứng với 8Kbs. Các ngõ ra này đưa vào các chân CS của
các IC nhớ. Lưu ý sự phân chia tín hiệu cho phép xuất của EPROM và RAM khác
nhau (RD cho RAM và PSEN cho EPROM). 8051 có thể có đến 64Kbytes cho mỗi
vùng ROM và RAM.
Hình 4.8: Giản đồ thời gian khi đọc dữ liệu từ bộ nhớ ngoài
RAM
W
OE
Sự chồng lắp của vùng mã lệnh và dữ liệu ngoài:
Vì bộ nhớ mã lệnh chỉ được đọc nên sẽ bất tiện trong việc phát triển phần mềm.
Làm thế nào để sửa lỗi của chương trình nằm trong kit khi bộ nhớ mã lệnh chỉ có thể
đọc. Biện pháp thường được sử dụng ở đây là chồng lắp hai vùng mã lệnh và dữ liệu
lên nhau. Tín hiệu PSEN dùng để đọc mã lệnh và tín hiệu RD dùng để đọc dữ liệu
trong cùng một bộ nhớ. RAM chứa cả chương trình và dữ liệu. Hai tín hiệu RD và
PSEN được đưa vào cổng AND. Ngõ ra của cổng AND nối với chân OE của RAM.
Mạch ở hình 4.9 cho phép ghi dữ liệu vào RAM. Vì vậy chương trình có thể được load
vào RAM (bằng cách ghi dữ liệu vào RAM) và thi hành (bằng cách truy xuất như bộ
nhớ mã lệnh).
WR
RD
PSEN
Hình 4.9 Mạch tạo nên sự chồng lắp hai vùng nhớ
VII – HOẠT ĐỘNG RESET
8051 được reset khi giữ chân RST ở mức cao ít nhất trong hai chu kỳ máy và
sau đó trả về mức thấp. RST có thể được nối với switch hoặc mạng tụ, trở để tạo tính
reset.
Trạng thái của tất cả thanh ghi sau khi reset hệ thống tóm tắt trong bảng 4.5.
Thanh ghi đếm chương trình được nạp giá trị 0000H sau khi reset. Khi RST xuống
mức thấp chương trình luôn bắt đầu tại điểm 0000H. Nội dung các thanh ghi trong
RAM nội không bị ảnh hưởng bởi hoạt động reset.
Thanh ghi Nội dung
PC
ACC
B
PSW
SP
DPTR
PORT 0..3
IP
IE
Timer registers
SCON
SBUF
PCON (HMOS)
PCON (CMOS)
0000H
00H
00H
00H
07H
0000H
FFH
XXX00000B
0XX00000B
00H
00H
00H
0XXXXXXXB
0XXX0000B
Bảng 4.5 Giá trị các thanh sau khi reset hệ thống
Chương IV
TÓM TẮT TẬP LỆNH
I – GIỚI THIỆU:
Chương trình được xây dựng nên từ tập lệnh, tuân theo cú pháp và cấu trúc
logic. Một họ vi xử lý luôn đi kèm theo tập lệnh của nó. Chương này gới thiệu tập lệnh
của họ MCs-51, việc định vị và một vài ví dụ về các tình huống gặp phải khi lập trình.
Chương này không bàn về kỹ thuật lập trình cũng như về trình biên dịch.
Tập lệnh họ vi điều khiển MCx-51 tối ưu cho các điều khiển ứng dụng 8 bit. Nó
cung cấp các cách định vị nhanh, gọn thuận tiện cho việc truy xuất dữ liệu 8 bit trong
vùng RAM nội. Tập lệnh cũng đưa ra một số lệnh thao tác trên bit thuận tiện cho việc
điều khiển và các hệ thống logic có yêu cầu xử lý luận lý.
Là một xử lý 8 bit, các lệnh của 8051 là mã 8 bit. Do đó tập lệnh có tối đa 256
lệnh. Trong đó 255 lệnh được định nghĩa. Trong một lệnh, ngoài mã lệnh (1 byte) ra
còn có thể có dữ liệu và địa chỉ. Trong tập lệnh 8051 có 139 lệnh 1 byte, 92 lệnh 2
byte và 24 lệnh 3 byte. Phần phụ lục sẽ mô tả đầy đủ về mỗi mã, về mã gợi nhớ, số
byte lệnh, số chu kỳ hành lệnh.
II – CÁC MODE ĐỊNH VỊ (ADDRESSING MODE)
Khi lệnh thao tác trên dữ liệu, một câu hỏi được đặt ra là “dữ liệu ở đâu?”. Để
trả lời câu hỏi này ta xem xét qua các mode định vị của 8051.
Định vị dữ liệu là một phần quan trọng trong tập lệnh. Chúng xác định dữ liệu
nguồn và đích theo những cách khác nhau tùy theo cách lập trình. Trong phần này ta
sẽ lhảo sát kỹ từng mode định vị và cho mỗi loại một ví dụ. Có 8 mode định vị:
Thanh ghi
Trực tiếp
Gián tiếp
Tức thời (Immediate)
Tương đối
Xa
Chỉ số
Định vị bằng thanh ghi:
Người lâp trình truy xuất dữ liệu chứa trong các thanh ghi từ R0 đến R7 thông
qua tên gọi của chúng. Địa chỉ của 8 thanh ghi này được giải mã thông qua bit thấp
nhất của chúng. Do đó mã lệnh và toán hạng địa chỉ được gom chung vào 1 byte.
Opcode 5-bit n n n
Ví dụ lệnh sau cộng nội dung R7 vào thanh ghi tích luỹ:
ADD A, R7;
Mã lệnh là 001011111B. Trong đó 5 bit cao 00101 chỉ mã lệnh 3 bit thấp 111
chỉ thanh ghi R7.
Một vài lệnh xác định trực tiếp trên thanh ghi như thanh ghi tích luỹ, con trỏ dữ
liệu …do đó không cần đến các bit địa chỉ. Bản thân mã lệnh đã mô tả thanh ghi.
Định vị trực tiếp :
Định vị trực tiếp có thể truy xuất bất kỳ byte nào trong vùng nhớ nội hoặc các
thanh ghi chức năng. Một byte được thêm vào mã lệnh để xác định vị trí thanh ghi
được dùng.
Opcode 8-bit Direct Adress 8-bit
Tùy thuộc vào bit cao nhất của byte địa chỉ trực tiếp, một trong hai vùng nhớ sẽ
được chọn. Khi bit 7 của địa chỉ trực tiếp bằng 0: địa chỉ trực tiếp có giá trị từ 0 đến
127 (00H – 0FH) và 128 bytes thấp của on chip RAM được tham khảo đến, Tất cả các
I/O port, thanh ghi chức năng. Thanh ghi điều khiển, thanh ghi trạng thái có địa chỉ từ
128 đến 255 (80H-FFh). Khi bit 7=1 byte địa chỉ trực tiếp nằm trong giới hạn này,
tương ứng với thanh ghi chức năng sẽ được truy xuất. Ví dụ port 0 và port 1 có địa chỉ
tương ứng là 80H và 90H. Ta không cần phải biết địa chỉ của những thanh ghi này,
trình biên dịch luôn hiểu các mã gợi nhớ ngắn gọn của nó như P0, P1, TMOD…
Định vị gián tiếp:
Làm thế nào để nhận dạng một biến, nếu địa chỉ của nó được xác định, tính
toán, thay đổi khi chương trình đang chạy. Vấn đề này được đặt ra khi thao tác các vị
trí nhớ liên tục, chuỗi số, hay xâu ký tự. Thanh ghi và địa chỉ trực tiếp không thể dùng
vì toán hạng địa chỉ phải được nhân biết trong thời gian biên dịch.
Để giải quyết vấn đề trên 8051 sử dụng địa chỉ gián tiếp. R1 và R0 được coi
như những con trỏ. Nội dung của chúng chỉ đến một địa chỉ nào đó trong RAM khi
đọc hoặc ghi dữ liệu. Bit thấp nhất trong byte mã lệnh xác định thanh ghi nào (R0 hay
R1) được dùng làm con trỏ.
Ngôn ngữ assembly của 8051 dùng ký hiệu @ đặt trước R0 hay R1 để mô tả
định vị gián tiếp. Ví dụ, nếu R1 chứa 40H và tại vị trí 40H trong bộ nhớ nội chứa giá
trị 55H, lệnh:
MOV A, @R1;
Chuyển giá trị 55H vào thanh ghi tích luỹ.
Opcode 7-bit i
Định vị gián tiếp trở nên quan trọng khi phải thao tác từng byte bộ nhớ nội một
cách liên tục. Ví dụ những lệnh sau sẽ xóa vùng RAM từ địa chỉ 60H đến 70H:
MOV R0, #60H;
MOV @R0, #0;
LOOP: INC R0;
CJNE R0, #80H, LOOP;
Lệnh đầu tiên khởi động thanh ghi với địa chỉ đầu tiên của khối bộ nhớ. Lệnh
thứ hai dùng lệnh gián tiếp để chuyển giá trị 00H vào vị trí được trỏ bởi R0. Lệnh thứ
3 tăng giá trị con trỏ đến địa chỉ tiếp theo. Và lệnh cuối kiểm tra xem con trỏ đến cuối
khối chưa. Lệnh kiểm tra dùng giá trị 80H chứ không phải giá trị 7FH vì việc xảy ra
sau việc dịch chuyển gián tiếp. Như vậy chắc chắn cuối cùng sẽ được ghi trước khi kết
thúc.
Định vị tức thời :
Khi một toán hạng nguồn là một hằng số không phải là một biến. Hằng số có
thể được gom vào trong lệnh như một dữ liệu tức thời. Byte được thêm vào sẽ chứa giá
trị.
Trong ngôn ngữ assembly toán hạng tức thời được đặt trước bằng ký hiệu số
(#). Toán hạng có thể là một hằng số, ký hiệu hoặc toán tử. Trình biên dịch sẽ tính toán
giá trị và gán dữ liệu tức thời vào lệnh.
Tất cả các lệnh dùng định vị tức thời đều sử dụng hằng dữ liệu 8 bit. Ngoại trừ
khi khởi động thanh ghi con trỏ dữ liệu (DPTR)
MOV DPTR, #40000H;
Là một lệnh 3 bytes nạp số 16 bit vào thanh ghi con trỏ.
Định vị tương đối:
Định vị tương đối chỉ dùng trong các lệnh jump. Địa chỉ tương đối (offset) là
một số 8 bit có dấu được cộng vào thanh ghi đếm chương trình để chỉ ra địa chỉ của
lệnh tiếp theo phải thi hành. Vì offset là một số 8 bit có dấu nên tầm nhảy chỉ giới hạn
trong khoảng cách +127 và –128 vị trí.
Trước khi cộng, thanh ghi đếm chương trình tăng lên đến địa chỉ sau lệnh jump.
Vì vậy, địa chỉ mới là tương đối so với địa chỉ lệnh kế tiếp chứ không phải địa chỉ lệnh
jump.
Thông thường chi tiết này không liên quan đến người lập trình, khi mà đích
nhảy đến được mô tả bằng một nhãn. Trình biên dịch sẽ định giá trị offset tương đối
tương ứng.
Ví dụ nếu nhãn THERE được đặt tại lệnh có địa chỉ 1040H và lệnh
SJMP THERE
Ở tại vị trí 1000H và 1001H. Trình biên dịch sẽ gán giá trị offset tương đối là 3EH tại
byte thứ hai của lệnh.
Định vị tuyệt đối:
Định vị tuyệt đối chỉ dùng đối với các lệnh ACALL, AJMP. Lệnh 2 byte này
cho phép rẽ nhánh trong phạm vi 2Kbytes bộ nhớ. 5bit cao của địa chỉ đích là 5 bit cao
hiện thời trong thanh ghi đếm chương trìng. Vì vậy lệnh theo sau lệnh rẽ nhánh và lệnh
kết thúc rẽ nhánh kết thuác nằm trong phạm vi 2Kbytes.
Addr 10 – Addr8 Opcode 5-bit
Định vị xa:
Định vị xa chỉ sử dụng cho các lệnh LCALL và LMP. Các lệnh 3-byte này có
địa chỉ đích là số 16-bit đặt trong byte 2 và byte 3. Điều thuận tiện là toàn bộ vùng mã
Opcode Immediate data
Relative offset Opcode
Addr7 - Addr0
lệnh đều có thể được sử dụng. Nhưng một điều bất tiện là lệnh 3-byte quá dài và phụ
thuộc vị trí (position-dependent). Phụ thuộc vị trí là một điệu bất tiện bởi vì chương
trình không thể thi hành tại một địa chỉ khác.
Opcode Addr15 – Addr8 Addr7 – Addr0
Định vị chỉ số :
Định vị chỉ số dùng một thanh ghi cơ sở (PC hoặc DPTR) và một thanh ghi làm
offset (ACC) tạo ra một địa chỉ sẽ bị tác động bởi các lệnh JMP hoặc MOVC.
Thanh ghi nền offset địa chỉ tác động
PC or DPTR + ACC =
Các ví dụ được cung cấp trong phụ lục cho các lệnh:
MOVC A, @A+
JMP @A+DPTR
III – PHÂN LOẠI LỆNH:
Các lệnh 8051 được chia thành 5 nhóm như sau:
Số học
Logic
Trao đổi dữ liệu
Luận lý
Rẽ nhánh chương trình
Các lệnh số học
Các lệnh số học thường sử dụng 4 mode định vị. Lệnh ADD A có thể được viết
bằng nhiều cách khác nhau:
ADD A, 7FH (Định vị trực tiếp)
ADD A, @R0 (---------gián tiếp)
ADD A, R7 (---------thanh ghi)
ADD A, #35H (--------- tức thời)
Tất cả các lệnh số học thi hành trong một chu kỳ máy, ngoại trừ lệnh INC
DPTR (2 chu kỳ máy), MUL AB và DIV AB (4 chu kỳ máy).
8051 cung cấp cách định vị rất mạnh cho vùng RAM nội của nó. Bất kỳ byte
nhớ nào cũng đều có tể tăng, giảm bằng định vị trực tiếp mà không cần thông qua
thanh ghi tích luỹ.
Lệnh INC có thể thao tác trên con trỏ dữ liệu (16 bit). Nhưng lệnh DEC không
được định nghĩa trên con trỏ. Do đó để thực hiện được điều này ta có các lệnh sau:
DEC DPL ; giảm byte thấp DPTR
MOV R7, DPL ; chuyển vào DPL
CJNE R7, #0FFH, SKIP ; nếu vượt quá FF
DEC DPH ; giảm luôn byte cao
SKIP : (tiếp tục)
Các lênh MUL AB và DIV AB chỉ thao tác trên các thanh ghi A và B.
Lệnh Logic :
Các lệnh logic biểu diễn các toán tử luận lý như AND, OR, EA-OR và NOT …
Các lệnh này trên từng bit của byte dữ liệu. Ví dụ thanh ghi ACC chứa số 10101101B
thì lệnh:
ANL A, #10110010B
Chứa kết quả 10100000 vào thanh ghi ACC. Các mode định vị trong lệnh logic cũng
giống như trong lệnh số học. Tất cả các lệnh logic dùng đến thanh ghi ACC như một
toán hạng đều là những lệnh một chu kỳ. Các lệnh khác đều chiếm 2 chu kỳ máy.
Lệnh logic có thể thao tác trực tiếp bất cứ byte nào trong vùng nhớ nội. Lệnh
XRL , #data đảo nhanh và dễ dàng các bit của port.
XRL P1, #0FFH;
Lệnh này mô tả hoạt động read-modify-write. 8 bit của port 1 được đọc, sau đó
mỗi bit của XOR với bit tương ứng trong byte dữ liệu tức thời đều là 1, XOR sẽ đảo
mỗi bit được đọc. Kết quả được viết trở lại port 1.
Các lệnh chuyển dịch dữ liệu:
RAM nội
Các lệnh chuyển dịch dữ liệu trong vùng RAM nội chỉ chiếm 1 hoặc 2 chu kỳ
máy. Lệnh có dạng:
MOV ,
Một nét đặc trưng của họ MSC-51 là stack nằm trong vùng RAM nội và lớn dần
lên phía tên của bộ nhớ. Lệnh PUSH trước tiên tăng con trỏ stack, sau đó mới sao chép
byte vào stack. PUSH và POP chỉ dùng định vị trực tiếp. Thế nhưng bản thân stack lại
dùng định vị trực tiếp thông qua con trỏ stack (SP).
8031/8051 không dùng 128 byte cao trong vùng nhớ nội làm stack. Nếu SP
vượt quá 127 bytes được push bị mất và byte được pop không xác định.
Lệnh dịch chuyển dữ liệu 16-bit (MOV dùng để khởi động con trỏ dữ liệu.
Lệnh
XCV A,
Chuyển đổi dữ liệu giữa A và byte được định vị.
Lệnh
XCHD A, @R1
chuyển đổi 4 bit thấp của thanh ghi ACC với byte được R1 chỉ đến.
RAM ngoài
Dịch chuyển dữ liệu giữa bộ nhớ trong và ngoài sử dụng mode định vị gián tiếp.
Địa chỉ gián tiếp có thể là một byte hay 2 byte (DPTR). Các lệnh dịch chuyển dữ liệu
thao tác trên bộ nhớ ngoài đều chiếm hai chu kỳ máy và dùng thanh ghi tích luỹ làm
toán hạng nguồn hoặc đích.
Look-Up Tables
Hai lệnh được cho sẵn để đọc một bảng dữ liệu trong bộ nhớ chương trình. Khi
truy xuất đến vùng nhớ chương trình thì nội dung của bảng chỉ được đọc mà không
được ghi. Từ gợi nhớ MOVC tức là “move constant”. MOVC dùng thanh ghi đếm
chương trình cũng như con trỏ dữ liệu kàm thanh ghi nền và thanh ghi tích luỹ làm
offset.
MOVC A,@A+DPTR ;
Có thể đọc được một số trong bảng 256 phần tử vào thanh ghi tích luỹ. Trong đó thanh
ghi tích luỹ chỉ đến một vị trí trong còn con trỏ DPTR chỉ đến vị trí đầu bảng.
MOVC A,@A+PC ;
Cũng tương tự như trên, chỉ khác là thanh ghi PC được dùng làm thanh ghi nền
và bảng được truy xuất thông qua chương trình con. Trước tiên chỉ số yêu cầu được
nạp cho thanh ghi tích luỹ sau đó chương trình con được gọi. Việc khởi động và gọi
cụ thể như sau:
MOV A,ENTRY_NUMBER
CALL LOOK_UP
.
.
.
LOOK_UP : INC A
MOVC A, @A+PC
Ret
TAB: DB data, data, data …
Bảng được đặt ngay sau lệnh RET của chương trình con. Lệnh INC cần thiết vì
PC sẽ chỉ đến lệnh RET sau khi thi hành MOVC. Việc tăng thanh ghi A cho phép nhảy
qua khỏi lệnh RET.
Các lệnh luận lý
Các lệnh luận lý của 8051 thao tác trên bit đơn. RAM nội cung cấp 128 bit và
các thanh ghi chức năng cung cấp 128 bit khác. Lệnh truy xuất đến các bit thông
thường như set, xóa, đảo, AND, OR …
Tất cả các bit đều truy xuất bằng định vị trực tiếp với các bit có địa chỉ từ 00H –
7Fh trong 128 địa chỉ thấp và 80H-FFH trong SFRs. Các bit trong vùng địa chỉ thấp
đạt tại 20F đến 2FH, được đánh số lần lượt từ bit 0 của địa chỉ 200H (bit 00H) đến bit
7 của địa chỉ 2FH (bit 7Fh).
Ví dụ
SETB P.1.7 set bit 7 port 1
Bit carry trong PSW được sử dụng như single-bit accumulator.
Ví dụ
CLR C
CLR CY ; xóa carry
Test bit
Các lệnh test bit thường là các lệnh rẽ nhánh chương trình. Chúng kiểm tra
trạng thái các bit để nhảy đến chương trình tương ứng nếu thỏa điều kiện.
Lệnh rẽ nhánh chương trình
Có một số lệnh điều khiển dòng chương trình, chúng gồm các lệnh gọi chương
trình con và trả về từ một chương trình con hoặc rẽ nhánh có điều kiện và không có
điều kiện. Những khả năng này có thể được cải tiến hơn nữa khi sử dụng 3 mode định
vị trong các lệnh rẽ nhánh chương trình.
Có 3 kệnh JMP khác nhau:SJMP, LJMP và AJMP (tương ứng là định vị tương
đối, định vị xa và định vị tuyệt đối). Trình biên dịch Intel chấp nhận lệnh chung chung
JMP nếu người lập trình không quan tâm đến sự thay đổi biên dịch. Trong khi trình
biên dịch của những hãng khác không có đặc tính này. JMP được biên dịch thành
AJMP nếu đích nằm ở trước và khoảng nhảy nằm trong phạm vi 2Kbytes. Trong các
trường hợp khác có thể dịch thành LJMP. Lệnh CALL cũng tương tự như vậy.
Lệnh SJMP định địa chỉ đích như một offset tương đối. Vì vậy lệnh này dài 2
bytes. Khoảng cách nhảy bị giới hạn từ –128 đến +127 bytes tương đối so lệnh sau
lệnh SJMP.
Lệnh LJMP xác định một địa chỉ đích là một số 16 bit. Vì vậy lệnh này dài 3
bytes. Địa chỉ đích có thể ở bất kỳ trong vùng nhớ chương trình 63KB.
Lệnh AJMP xác định địa chỉ đích là một số 11 bit. Giống như SJMP, lệnh này
dài 2 bytes, nhưng được biên dịch khác. Mã lệnh chứa 3 bit trong vòng 11 bit địa chủ
và byte thứ hai chứa 8 bit còn lại của địa chỉ đích. Khi lệnh được thi hành 11 bit này
được đặt vào 11 bit thấp trong thanh ghi PC và 5 bit cao trong thanh ghi PC không đổi.
Vì vậy đích phải nằm trong phạm vi 2 Kbytes.
Trong tất cả các trường hợp, người lập trình xác định địa chỉ bit bằng một nhãn
hoặc như một số 16 bit. Trình biên dịch sẽ đặt địa chỉ đích vào vị trí đúng trong lệnh
được biên dịch.
Jump Tables
Lệnh “JMP @ A+DPTR” cung cấp lệnh nhảy phụ thuộc điều kiện theo một
bảng nhảy (jump tables). Địa chỉ đích sẽ được tính trong khi thi hành chương trình như
tổng của DPTR và thanh ghi tích luỹ. Đầu tiên DPTR được nạp địa chỉ của bảng và
thanh ghi tích luỹ được dùng làm chỉ số. Ví dụ nếu có 5 trường hợp nhảy, giá trị từ 0
đến 4 được nạp cho thanh ghi tích luỹ và lệnh nhảy tương ứng với từng trường hợp
được mô tả như sau:
MOV DPTR, #JUMP_TABLE ;
MOV A, INDEX_NUMBER ;
RL A
JMP @A+DPTR
Lệnh RL ở trên đổi chỉ số (từ 0 đến 4) thành các số chẵn từ 0 đến 8, vì mỗi
điểm xâm nhập trong bảng là một địa chỉ 2-byte.
JNP_TABLE : AJMP CASE0
AJMP CASE1
AJMP CASE2
AJMP CASE3
Chương trình và con ngắt
Có hai lệnh CALL khác nhau: ACALL và LCALL dùng định vị tuyệt đối và xa.
Giống như lệnh JMP, lệnh CALL đưôc trình biên dịch của Intel dùng khi người lập
trình không quan tâm đến địa chỉ được biên dịch. Lệnh này đẩy thanh ghi PC vào stack
và nạp PC với giá trị được chỉ ra trong lệnh. Lưu ý PC sẽ được trả lại giá trị địa chỉ sau
lệnh CALL khi nó chấm dứt chương trình con.
Các lệnh LJMP và ACALL đều có những hạn chế giống như LJMP và AJMP
được mô tả ở trên.
Chương trình con kết thúc bằng lệnh RET, nó sẽ trả điều khiển lại cho chương
trình chính. Không có gì bí ẩn khi RET trả điều khiển lại cho chương trình chính, nó
chỉ đơn giản lấy 2 bytes cuối cùng của stack và đặt chúng vào thanh ghi PC.
Lệnh RETI dùng để quay trở về chương trình chính từ trong chương trình phục
vụ ngắt. Sự khác nhau giữa RET và RETI chỉ là RETI ký hiệu cho ngắt điều khiển hệ
thống.
Lệnh nhảy có điều kiện
8051 cung cấp một số lệnh nhảy có điều kiện. Tất cả những lệnh này đều xác
định địa chỉ đích bằng định vị tương đối. Giới hạn khoảng cách nhảy từ –128 đến +127
bytes kể từ sau lệnh nhảy có điều kiện. Tuy nhiên người lập trình cũng có thể định một
địa chỉ bằng nhhãn hoặc một số 16 bit.
Không có bit zero trong thanh ghi PSW. JZ và JNZ test nội dung thanh ghi
ACC cho điều khiển nhảy.
Lệnh DJNZ (nhảy nếu khác 0) được dùng để điều khiển vòng lặp. Để vòng lập
thi hành N lần, nạp biến đếm với N và đặt DJNZ ở cuối vòng lặp để bắt đầu vòng lặp.
Ví dụ vòng lặp sau thi hành 10 lần:
MOV R0,#10 ;
LOOPP: (bắt đầu vòng lặp)
.
.
.
(kết thúc vòng lặp)
DJNZ R7, LOOP ;
(tiếp tục)
Lệnh CJNZ (so sánh và nhảy nếu không bằng) cũng dùng để điều khiển vòng
lặp. Hai bytes được xác định trong vùng toán hạng của lệnh và lệnh nhảy sẽ thi hành
nếu hai bytes này khác nhau. Ví dụ, nếu một ký tự được đọc vào thanh ghi ACC từ
cổng nối tiếp và nhảy đến nhãn TERMINAL nếu ký tự đọc vào là CONTROL-C (03H)
.
CJNE A, #03, SKIP ;
SJMP TERMINAL ;
SKIP: (tiếp tục)
Lệnh jump chỉ xảy ra khi A=03H.
Một ứng dụng khác của lệnh này là so sánh lớn hơn và bé hơn. Hai byte trong
miền toán hạng là những số không dấu. Nếu toán hạng đầu nhỏ hơn toán hạng thứ hai
thì cờ carry được set. Nếu toán hạng đầu lớn hơn hoặc bằng toán hạng thứ hai thì cờ
carry được xóa. Ví dụ nếu muốn nhảy đến BIG nếu ACC lớn hơn hoặc bằng 20H, ta có
các lệnh sau:
CJNE A,#20H,$+3
JNC BIG
Ký hiệu dollars “$” là một ký hiệu đặt biệt của trình biên dịch thay thế cho địa
chỉ của lệnh hiện thời. Vì CJNE là một lệnh 3-bytes, “$+3” là địa chỉ của lệnh tiếp
theo.
Chương V
GIỚI THIỆU VỀ KIT VI ĐIỀU KHIỂN 8051
I –CHỨC NĂNG CÁC PHÍM:
1 – Bàn phím:
Kít vi điều khiển có tất cả là 26 phím nhấn như hình 1 được chia thành các
nhóm như sau:
16 phím nhập dữ liệu của chương trình dạng số thập lục phân từ 0 đến F.
Các phím chức năng
Hình 1 Q
G T P K I
C D E F R
8 9 A B S
4 5 6 7
0 1 2 3
2 – Chức năng của phím:
Khi mới cấp điện cho máy 4 Led bên trái sẽ hiển thị 4 số 0000, bốn
led bên phải tắt
Nếu không hiển thị đúng hãy nhấn phím “Q”. Phím “Q” có chức
năng Reset mạch khi khởi động hoặc khi muốn thoát khỏi chương
trình vi điều khiển đang thực hiện (chức năng như phím RESET của
máy vi tính)
3 – Chức năng của phím:
Muốn nhập dữ liệu mới vào ô nhớ có địa chỉ ví dụ 4000, hãy dùng
các phím nhập dữ liệu đánh số 4000, địa chỉ này sẽ xuất hiện ở 4 led
bên phải.
Nhấn phím “S” thì địa chỉ 4000 sẽ thay thế cho địa chỉ trước đó ở 4
led bên trái.
4 led còn lại chỉ có 2 led sáng đó chính là nội dung của ô nhớ tương
ứng với địa chỉ 4 led bên trái
4 – Chức năng của phím:
Dùng để lưu trữ dữ liệu vào ô nhớ có địa chỉ ở 4 led bên trái, ví dụ
muốn lưu trữ dữ liệu là “3F” vào ô nhớ có địa chỉ là 4000, hãy đánh
“3F” từ các phím dữ liệu, dữ liệu mới “3F” sẽ thay thế dữ liệu cũ
trước đó.
Sau đó nhấn phím “” để lưu trữ dữ liệu này vào ô nhớ 4000. Địa chỉ
sẽ tăng lên 1 là 4001 để sẵn sàng nhận dữ liệu tiếp theo và 2 led bên
trái hiển thị nội dung của ô nhớ 4001.
Chức năng của phím này lưu trữ dữ liệu đồng thời tăng địa chỉ của ô
nhớ.
S
Q
5 – Chức năng của phím:
Có chức năng giảm địa chỉ của ô nhớ xuống 1 đơn vị tương ứng với mỗi lần
nhấn. Ví dụ muốn kiểm tra lại ô nhớ vừa nhập là 4000 xem có đúng là dữ
liệu “3F” không, hãy nhấn phím “”. Nếu sai thì nhập lại, nếu đúng thì nhấn
phím tăng địa chỉ để nạp các dữ liệu tiếp theo.
6 – Chức năng của phím:
Sau khi nhập dữ liệu của một chương trình tại địa chỉ 4000, để vi điều khiển
thực hiện chương trình này hãy nhấn ohím “P”. Khi đó trên màn hình 8 Led
sẽ xuất hiện “PC 4000”. Nếu muốn thực hiện chương trình tại địa chỉ 4000
hãy nhấn phím tăng địa chỉ, khi đó trên màn hình sẽ xuất hiện thêm dấu “=”
như sau: “PC =4000”. Sau đó nhấn phím “G”. Chương trình sẽ được thi
hành.
Nếu chương trình lưu tại địa chỉ khác với địa chỉ 4000 thì trước khi nhấn
phím tăng địa chỉ hãy đánh địa chỉ của chương trình đó vào bằng các phím
nhập dữ liệu. Sau đó nhấn phím tăng địa chỉ, ví dụ muốn thực hiện chương
trình tại địa chỉ 5000 thì trên màn hình 8 led sẽ hiển thị “PC =5000”. Nhấn
tiếp phím “G” chương trình sẽ được thi hàn htại địa chỉ 5000.
7 - Chức năng của phím:
Dùng để xem nội dung các thanh ghi, trước tiên nhấn phím “R” và sau
đó nhấn phím thập phân tương ứng từ “6” cho đến “F”
Nhấn phím thập phân “A”: xem nội dung thanh ghi A
Nhấn phím thập phân “B”: xem nội dung thanh ghi B
Nhấn phím thập phân “C”: xem nội dung thanh ghi C
Nhấn phím thập phân “D”: xem nội dung thanh ghi D
Nhấn phím thập phân “E”: xem nội dung thanh ghi E
Nhấn phím thập phân “F”: xem nội dung thanh ghi F
Nhấn phím thập phân “8”: xem nội dung thanh ghi H
Nhấn phím thập phân “9”: xem nội dung thanh ghi L
Nhấn phím thập phân “7”: xem nội dung cặp thanh ghi SP
Nhấn phím thập phân “6”: xem nội dung cặp thanh ghi PC
P
R
I
8 – Chức năng của phím:
Phím này tác động đến ngắt cứng của hệ thống vi xử lý. Chương trình sẽ bị
ngừng sau khi nhấn phím “I”, nếu nhấn “I” thêm lần nữa hệ thống sẽ được
đặt lại trạng thái mặc định ban đầu tương đương với reset máy bằng phím
“Q”
9 – Chức năng của phím:
Chức năng của phím này là thực hiện chương trình từng bước. Trình tự nhấn
phím giống như phím “G”. Nếu nhấn phím “G” để thực hiện cả chương
trình tại địa chỉ chứa trong cặp thanh ghi PC, ta nhấn phím “T” chương trình
sẽ được thực hiện từng lệnh tại địa chỉ chứa trong PC.
* Chú ý: nếu nhấn phím “G” không thông qua phím “P” và các phím khác thì
chương trình mặc nhiên sẽ thực hiện tại địa chỉ 4000.
Có 1 số chương trình chức năng chưa nạp vào EPROM
II – GIỚI THIỆU CẤU TRÚC PHẦN CỨNG KIT VI XỬ LÝ:
1 – Tần số làm việc:
Kit vi điều khiển sử dụng vi điều khiển 8051 hoặc 8951 của Intel với tần số
hoạt động 12MHz.
Các chương trình về thời gian được viết tương ứng với địa chỉ này.
2 – Tổ chức bộ nhớ:
a . Bộ nhớ EPROM:
Có dung lượng 16KB sử dụng 2 EPROM 2764, chương trình hệ thống
chứa ở EPROM thứ nhất, EPROM thứ 2 chưa sử dụng được thiết kế ở dạng
socket.
EPROM 1 có địa chỉ từ 0000H – 1FFFH
EPROM 2 có địa chỉ từ 2000H – 3FFFH
b . Bộ nhớ RAM:
Bộ nhớ RAM có dung lượng 16KB sử dụng 2 IC 6264:
RAM 1 có địa chỉ từ 4000H – 5FFFH
RAM 2 có địa chỉ từ 6000H – 7FFFH
Chương trình có thể sử dụng toàn bộ các vùng nhớ RAM
3 – Các IC ngoại vi: trong hệ thống có sử dụng 2 IC 8255A dùng để giao tiếp
với thiết bị ngoại vi.
T
Địa chỉ của các port 8255-1 8255-2
Port A 8000H A000H
Port B 8001H A001H
Port C 8002H A002H
Thanh ghi điều khiển 8003H A003H
Bảng đồ nhớ của 2 IC 8255
Các ngõ ra của IC 8255A –1, 8255 – 2, đưa ra bên ngoài bằng
connector 64 chân có sơ đồ chân ở bảng tra. Mỗi IC 8255A có 3 port,
mỗi port có 8 chân điều khiển nên số chân đưa ra bên ngoài để điều
khiển là 48.
4 – Khối giải mã hiển thị – quét phím sử dụng IC 8279:
Vùng địa chỉ sử dụng của IC 8279 là C000H – C001H , trong đó:
Địa chỉ C000H là địa chỉ dùng để gởi dữ liệu cần hiển thị và đọc mã
phím.
Địa chỉ C001H là địa chỉ dùng để gởi từ điều khiển ra 8279 – đọc
thanh ghi trạng thái.
a . Phần giải mã hiển thị:
Gồm có 8 led với thứ tự Led1 đến Led8 theo hướng từ phải sang trái
như hình 2.
Cấu trúc byte dữ liệu của led
p g f e d c b A
Hệ thống sử dụng Led loại Anode chung nên muốn đoạn nào sáng thì bit dữ
liệu tương ứng với đoạn đó bằng 1. Đoạn nào tắt thì bit tương ứng với đoạn đó bằng 0.
Ví dụ muốn sáng số “9” thì byte dữ liệu sẽ gởi ra led là:
0 1 1 0 1 1 1 1
Tương ứng với số hex là 6FH. Sau đây là mã 7 đoạn của 1 chữ số và chữ cái:
a
b
c
d
e
f g
p
LED8
LED
7
LED6
LED5
LED4
LED
3
LED
2
LED
1
p G f e d c b a Hex
Số 0 0 0 1 1 1 1 1 1 3F
Số 1 0 0 0 0 0 1 1 0 06
Số 2 0 1 0 1 1 0 1 1 5B
Số 3 0 1 0 0 1 1 1 1 4F
Số 4 0 1 1 0 0 1 1 0 66
Số 5 0 1 1 0 1 1 0 1 6D
Số 6 0 1 1 1 1 1 0 1 7D
Số 7 0 0 0 0 0 1 1 1 07
Số 8 0 1 1 1 1 1 1 1 7F
Số 9 0 1 1 0 1 1 1 1 6F
Chữ A 0 1 1 1 0 1 1 1 77
Chữ b 0 1 1 1 1 1 0 0 7C
Chữ C 0 0 1 1 1 0 0 1 39
Chữ d 0 1 0 1 1 1 1 0 5E
Chữ E 0 1 1 1 1 0 0 1 79
Chữ F 0 1 1 1 0 0 0 1 71
Chữ P 0 1 1 1 0 0 1 1 73
Chữ H 0 1 1 1 0 1 1 0 76
Chữ U 0 0 1 1 1 1 1 0 3E
Có thể tìm các mã tương ứng còn lại
Có 2 cách hiển thị dữ liệu trên các Led:
Cách 1: khi gởi các dữ liệu mới ra địa chỉ C000H thì dữ liệu này sẽ hiển thị ở Led
1, dữ liệu trước đó của các led sẽ dịch sang trái theo chiều mũi tên trong hình 3.
Riêng byte dữ liệu trước đó của led 8 sẽ dịch và mất đi.
LED8 LED7 LED6 LED5 LED4 LED3 LED2 LED1
Mũi tên nằm ngang chỉ chiều nhận dữ liệu từ vi điều khiển đưa đến led 1. Các
mũi tên vòng cung chỉ chiều dịch chuyển dữ liệu.
* Chú ý: nếu muốn xóa hết màn hình 8 led thì gởi 8 byte 00h liên tiếp ra
A000h.
Cách 2: kiểu gởi dữ liệu ở cách 1 còn được gọi là kiểu dịch chuyển dữ liệu tuần tự.
Bên cạnh đó 8279 còn cho phép gởi dữ liệu trực tiếp đến bất kỳ led nào trong 8 led
– tổ chức của led không có gì thay đổi địa chỉ gởi dữ liệu vẫn là C000H nhưng mỗi
led còn có thêm 1 địa chỉ điều khiển như trong hình 4. Địa chỉ điều khiển của led
phải gởi ra địa chỉ C001H trước khi gởi dữ liệu ra địa chỉ C000H.
80H 81H 82H 83H 84H 85H 86H 87H
b. Phần giải mã bàn phím:
Chương trình con giải mã bàn phím được viết tại địa chỉ 0223H sử dụng các
thanh ghi R2, A, DPTR, R6, R7, ô nhớ 41h. Khi gọi chương trình con 0223H:
Nếu không ấn phím thì sau khi thực hiện xong chương trình sẽ trở về
chương trình chính với nội dung thanh ghi A =FFH
Nếu có ấn phím thì mã của phím ấn chứa trong A.
Chương trình này nếu có ấn phím hoặc không ấn phím đều trở về chương trình
sau khi thực hiện xong và phải chú ý cất dữ liệu trong các thanh ghi khi gọi chương
trình con này
Bảng mã các phím số:
Phím Mã Phím Mã Phím Mã Phím Mã
LED8
LED
7
LED6
LED5
LED4
LED
3
LED
2
LED
1
0 00 4 04 8 08 C 0C
1 01 5 05 9 09 D 0D
2 02 6 06 A 0A E 0E
3 03 7 07 B 0B F 0F
Bảng mã các phím chức năng:
Phím Mã Phím Mã
T 10 S 14
G 11 15
R 12 P 16
13 K 17
PHẦN II
THIẾT KẾ
Chương I
THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
I – MẠCH CHUYỂN ĐỔI AD:
1 – Giới thiệu ADC 0809
ADC 0809 là thiết bị biến đổi tương tự số dùng kỹ thuật CMOS. Tổng cộng
người sử dụng có 8 kênh làm việc hoàn toàn độc lập với nhau để lựa chọn. Ở đây còn
chú ý là các điện áp được đo so với điện thế 0V. Còn một đặc điểm đáng quan tâm hơn
là sự tiêu thụ dòng điện của vi mạch hầu như không đáng kể (chỉ cỡ 300uA). Thời gian
biến đổi khoảng 100 us. Các thông số kỹ thuật của bộ biến đổi ADC 0809 được kể ra
như sau:
Không cần đòi hỏi điều chỉnh điểm 0.
Quét động 8 kênh bằng các logic địa chỉ.
Giải tín hiệu lối vào Analog khi điện áp nguồn là +5V.
Tất cả các tín hiệu tương thích TTL.
Độ phân giải 8 bit.
Thời gian biến đổi 100us.
Dòng tiêu thụ (bình thường): 0.3 mA.
Tần số cung cấp cho chân clock: 10KHz ÷ 1280KHz. Thông thường vào
khoảng 640KHz.
Tín hiệu giữ nhịp dùng cho bộ biến đổi AD cần phải tạo được ở bên ngoài và
được dẫn đến chân clock. Điện áp so sánh được đưa qua tầng lặp lại điện áp để làm
chân REF+.
Chân này có điệntrở lối vào cỡ 2.5K. Mẫu bit ở các lối vào địa chỉ A, B, C sẽ
xác định xem kênh nào phải được lựa chọn.
2 – Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc làm việc của bộ biến đổi ADC 0809 cũng không có gì phức tạp.
Một xung dương ở chân start kích hoạt sự biến đổi. Qua đó mẫu bit ở lối vào địa chỉ A,
B, C cũng đồng thời được chốt và xác định kênh cấn biến đổi. Trong quá trình biến
đổi, chân ra EOC (End of Conversion) đứng ở mức Low. Sau cả 100us mức này sẽ
chuyển sang high và báo hiệu kết thúc quá trình chuyển đổi. Sau đó kết quả của quá
trình chuyển đổi sẽ xếp hàng ở đường dẫn dữ liệu D0 ÷ D7. Khi OE (Output Enable) =
1, các đường dẫn có thể đọc tiếp.
3 – Mạch tạo dao động cho ADC 0809:
0,7
V0 (f= )
RC
Do tần số làm việc tương đối cao, ta sử dụng bộ đa hài tạo sóng xuống dùng
Trigger Schmitt theo công nghệ TTL. Với mạch điện như trên ta có tần số dao động:
F 0,7 700 KHz
RC
4 – Mạch so sánh lặp lại điện áp:
Ta sử dụng OP-AMP LM 358 để lập lại điện áp nhằm phối hợp tổng trở với ngõ
vào REF+ của ADC 0809: đồng thời cung cấp mức áp chuẩn để đưa vào REF+ để tạo
các mức logic ở ngõ ra tương ứng.
Các điện trở 1K, 2K. 10K và VR 10K nhằm tạo cầu phân áp và chọn mức áp
chuẩn đưa vào REF+
VZ = 5,6V ổn áp, giữ điện áp cố định
Ngõ ra bộ so sánh là 5V. Với giá trị này ta có sự thay đổi AV ở ngõ vào để
thay đổi 1 mức logic ở ngõ ra là:
AV = 5/256 20mV
5 – Mạch tạo giao tiếp với KIT 8051:
8 bit ra của 0809 được nối với PortA của 8255 –1
1K
C2
C
10K
2.2K
10K
VR1
3
2
5.6V +
-
LM358
3
2
1
8
4
3 chân chọn kênh A0, A1, A2 của 0809 được nối PB0 PB2. Vì vậy khi ghi
một dữ liệu vào vùng nhớ của 0809 tức chọn kênh của nó.
Chân Start nối PC4, ALE nối PC5
Chân OE được nối lên Vcc. Luôn ở trạng thái cho phép đọc dữ liệu.
Chân EOC được nối với PCC. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi vi điều
khiển sẽ đọc giá trị EOC tại PCO. Nếu EOC = 1: hoàn thành quá trình
chuyển đổi, vi điều khiển sẽ đọc dữ liệu lưu trữ vào RAM để xử lý.
PC1 được nối qua R1K đưa lên +5V (PC1 = 1). Khi có ấn phím PC1 = 0,
được đưa vào vi điều khiển để báo chọn kênh.
II – MẠCH CHUYỂN ĐỔI DA 0808
DAC 0808 có nhiệm vụ biến đổi mã nhị phân thành dòng (tín hiệu analog).
Dòng này có chiều chạy vào Iout của DAC 0808 và có cường độ thay đổi theo tỉ lệ với
data ở ngã vào. Khi data thay đổi từ 0 255 Iref, ở mạch dòng mã nhị phân được đưa
từ KIT 8051 qua Port A của 8255-2 để đưa vào DAC 0808.
Tín hiệu DAC 0808 tạo ra dòng nên còn phải có mạch chuyển dòng thành áp
dùng LM324. Ta cần điện áp thay đổi từ 0-5V mà dòng thay đổi từ 0 2mA nên ta cần
điều chỉnh VR 5K cho phù hợp.
Sơ đồ nguyên lý card chuyển đổi A/D – D/A
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LINH KIỆN
SƠ ĐỒ MẠCH IN MẶT TRÊN
Chương II
THIẾT KẾ PHẦN MỀM
I – LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT
1 – Lưu đồ chương trình chính:
START
Khởi động 8255-1
MODE0
Nạp địa chỉ cho kênh
đầu tiên vào r7
Chương trình xóa 8LED
Chương trình hiển thị thứ tự
kênh chọn tại LED 8
Chương trình chuyển đổi data
Chương trình xuất data ra D/A
Chương trình đổi HEX-BCD
Chương trình giải mã LED 7 đoạn
Chương trình hiển thị
Chương trình delay
Khởi động Port C
Kiểm tra nhấn phím N
PC4 = 0
Y
Tăng R7 để dò kênh kế
N
R7= 08
Y
Khởi động Port B
8255 -1
Ghi A vào 0809
Chọn kênh
Khởi động 0809
ALE = 1, ST =
Lưu kết quả
2 – Lưu đồ chương trình con chuyển đổi:
START
Nhập kênh cần quét
r7 a
Chuyển đổi N
kết thúc
Y
END
II- CHƯƠNG TRÌNH:
Chương trình chính chuyển đổi A/D – D/A:
ORG 4000H
MOV A, #91H ; Khởi tạo 8255-1 port A
MOV DPTR, #8003H
MOV @DPTR, A
X1 : MOV R7, #00H ; Nạp địa chỉ để chọn kênh quét
X2: LCALL CLEAR ; Gọi chương trình xóa
LCALL DISPLAY – 1 ; Hiển thị số kênh chọn ở LED
LCALL CHUYENDOI ; Gọi chương trình chuyển đổi
LCALL OUT ; Gọi chương trình xuất ra D/A
LCALL HEX – BCD ; Gọi chương trình chuyển số hex sang
BCD
LCALL DECODE ; Gọi chương trình giải mã 7 đoạn
LCALL DISPLAY – 2 ; Gọi chương trình hiển thị dữ liệu vừa
chuyển đổi
LCALL DELAY ; Gọi chương trình delay
MOV DPTR, #8002 ; Kiểm tra nhấn phím
MOV A, @DPTR
ANL A, 02H
JNZ X2
INC R7 ; Tăng lên để dò kênh kế
CJMP 08, X2 ; Kiểm tra đã dò hết kênh chưa
LJMP X1 ; quay trở lại
***********************************************************
Các chương trình con phục vụ cho chương trình chính
***********************************************************
Chương trình con xóa vùng data hiển thị cho 8 kênh từ 5000h – 507Fh
ORG 4880H
MOV DPTR, #5000H ; Dùng ram ngoài để lưu trữ
MOV A, #00H
MOV R0, #80H ; Xóa từ 5000h đến 507Fh
CLE1: MOVX @DPTR, A
INC DPTR
DJNZ R0, CLE1
RET
***********************************************************
Chương trình con thực hiện quá trình chuyển đổi kênh thứ n trong R7
***********************************************************
ORG 4500H
MOV A, R7 ;Chọn kênh thứ n, ALE =0
MOV DPTR, A ; Điều khiển quá trình chuyển đổi cho kênh
thứ n
ORL A, #10H ; Cho ALE =1
MOVX @DPTR, A
ORL A, #20H ; Cho ALE =1, ST =1
MOVX @DPTR, A
NOP
NOP
NOP
CLR A ; Cho ALE =0, ST =0
MOVX @DPTR, A
; Kiểm tra quá trình chuyển đổi kết thúc hay chưa
CTC1: MOV DPTR, #PORTC
MOVX A, @DPTR
ANL A, #01H
JZ CTC1 ; Nếu chưa xong thì quay lại
; Xong quá trình biến đổi bắt đầu nhận dữ liệu
MOV DPTR, #PORTA
MOVX A,@DPTR
RET
***********************************************************
Chương trình hiển thị thứ tự số kênh chọn
***********************************************************
ORG 4100H
MOV A, #80H ; Chọn vị trí led để hiển thị
MOV DPTR, C001
MOVX @DPTR, A
MOV A, R7
MOV 83, 43 ; Nạp byte cao địa chỉ chứa mã hiển thị
MOV 82, A ; Nạp byte thấp địa chỉ chứa mã hiển thị
MOV A, @DPTR ; Hiển thị ra Led
MOV DPTR, C000
MOVX @DPTR, A
LCALL DELAY
RET
***********************************************************
Chương trình xuất ra D/A
***********************************************************
ORG 4200H
MOV R0, A ; Cất dữ liệu vào thanh ghi R0
MOV A, #80 ; Khởi tạo 8255 – 2 Mode 0
MOV DPTR, A003
MOV @DPTR, A
MOV A, R0 ; Nạp trở lại dữ liệu vào thanh ghi A
MOV DPTR, A000 ; Xuất dữ liệu ra Port A
MOV @DPTR, A
RET
***********************************************************
Chương trình chuyển số HEX sang số BCD
***********************************************************
ORG 4600H
MOV DPTR, #5008H
MOV B, #10 ; Nạp 10 vào thanh ghi B
DIV AB
MOV R0, A ; Cất tạm A sang R0
MOV A, B
MOVX @DPTR, A ; Cất data đơn vị vào 5008H
INC DPTR ; Tăng lên để lưu hàng chục
MOV A, R0 ; Lấy lại data hàng chục, hàng trăm
MOV B, #10 ; Nạp 10 vào thanh ghi B
DIV AB
MOV R0, A ; Cất tạm A sang R0
MOV A, B
MOVX @DPTR, A ;Cất data hàng chục vào 5009H
INC DPTR ;Tăng lên để lưu hàng trăm
MOV A, R0 ;Lấy lại data hàng trăm
MOVX @DPTR, A ;Cất data hàng trăm vào 500AH
RET
***********************************************************
Chương trình giải mã 7 đoạn
***********************************************************
ORG 4700H
MOV R0, #08H ;Quản lý byte địa chỉ thấp
MOV DPTR, #5000H
DECO1:PUSH 82 ; Cất DPTR
PUSH 83 ;Cất DPTR
MOV DPTR, #5000H
MOV A, R0
MOVC A, @A+DPTR
MOV DPTR, #0200H
MOVC A, @A+DPTR
POP 83H
POP 82H
MOVX @DPTR, A
INC DPTR
INC R0
CJNE R0, #0BH, DECO1
RET
********************************************************
Chương trình hiển thị
********************************************************
ORG 4800H
MOV R0, #87H ; Từ điều khiển 8279
MOV R1, #00 ; Địa chỉ tương đối vùng data
DISP: MOV DPTR, #CW79 ; Địa chỉ điều khiển 8279
MOV A, R0
MOV @DPTR, A
MOV DPTR, #5000H
MOV A, R1 ;Chuyển địa chỉ tương đối từ R1 sang A
MOVC A, @A+DPTR ;Lấy byte dữ liệu
MOV DPTR, #DT79 ;Địa chỉ hiển thị 8279
MOVX @DPTR, A
DEC R0
INC R1
CJNE R1, #08, DISP
RET
***********************************************************
Vùng chứa mã hiển thị kênh chọn tại LED 8
***********************************************************
ORG 4300H
4300 3F
4301 06
4302 5B
4303 4F
4304 66
4305 6D
4306 7D
4307 07
***********************************************************
Chương trình con delay
***********************************************************
ORG 488CH
MOV 7DH, #05H
DEL3: MOV 7FH, #0A0H
DEL2: MOV 7EH, #0FFH
DEL1: DJNZ 7EH, DEL1
DJNZ 7FH, DEL2
DJNZ 7DH, DEL3
RET
KẾT LUẬN
Sau 6 tuần thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Thanh Đạo em
nhận thấy kiến thức của mình đã được củng cố và mở rộng hơn. Tuy vậy đề tài
vẫn còn rất nhiều thiếu sót, vì thế em rất mong được sự đóng góp chân thành của
quý thầy cô để đề tài ngày càng trở nên phong phú và hoàn thiện.
Ngày 25 Tháng 02 Năm 2000
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Vũ Anh Duy
PHẦN III
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 –Vi điều khiển trong đo lường và điều khiển
- Ngô Diên Tập
2 – Đo lường và điều khiển bằng máy tính
- Ngô Diên Tập
3 – Digital system principles and applications
- Ronald J.Tocci
4 – Electronic divices and circuits
- Theodore F.Bogart
5 – The 8051 Microcontroller
- I.Scott Mackenzie
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_kit_8051_dung_de_chuyen_doi_ad_da_0621.pdf