Luận văn Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quan tại Thung lũng tình yêu

Môi trường chúng ta đang sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, các nguồn tài nguyên thì ngày càng cạn kiệt, một phần nguyên nhân do chúng ta chưa định giá được tổng giá trị của nó. Vì vậy lượng hóa được giá trị của chất lượng môi trường đem lại là việc rất cần thiết. Nó giúp nâng cao nhạn thức của tất cả mọi người, hướng sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho môi trường, cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên.

pdf76 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quan tại Thung lũng tình yêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh niên Đà Lạt Trong năm 2005 số lượng khách giảm ( chỉ có 392.356 người) do Hồ Đa Thiện được sửa chữa, nạo vét nên có sự xáo trộn cảnh quan, nhiều đoàn khách biết thông tin và họ đã không lui tới. Nói chung, số lượng du khách đều tăng qua các năm mặc dù trong những năm qua công tác xúc tiến thị trường thu hút du khách của doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó càng khẳng định danh tiếng của khu di tích. Chính thương hiệu Thung lũng tình yêu được xác lập từ lâu đã tạo ra lợi thế kinh doanh thu hút du khách đến với khu du lịch. 2.2.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch. Doanh thu từ hoạt động du lịch ở đây chủ yếu là tiền bán vé vào cửa còn các loại khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ Bảng 2.3: Doanh thu từ hoạt động du lịch của Thung lũng tình yêu Năm 2007 2008 Lượt khách 2006 Hạng mục Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Trung bình Tiền bán vé vào cửa Đồng/ năm 2.196.244.218 2.400.983.305 2.463.218.783 2.353.482.102 Thu khác Đồng/ năm 732.516.697 731.886.337 766.218.000 743.540.344 Tổng doanh thu Đồng/ năm 2.928.760.915 3.132.869.642 3.229.436.783 3.097.022.447 Nguồn: Công ty cổ phần du lịch thanh niên Đà Lạt. Nếu so với số lượng khách du lịch tới Thung lũng tình yêu hàng năm thì doanh thu của khu du lịch không xứng với tiềm năng của nó. Vì thế ban quản lý khu du lịch này nên tìm các biện pháp tăng doanh thu từ các dịch vụ khác như dịch vụ phục vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống... 2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Về hệ thống lưu trú, hiện thành phố Đà Lạt có 725 nhà nghỉ, khách sạn với tổng số hơn 10.000 phòng, trong đó 52 khách sạn từ 1 đến 5 sao. Điều quan trọng ở đây không phải là số lượng buồng, phòng tăng mà là chất lượng và thái độ phục vụ. Để giảm tình trạng nâng, ép giá vô tội vạ như vẫn xảy ra trong những mùa cao điểm trước đây, ngành chức năng của Đà Lạt đã thành lập các đội kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh; đồng thời vận động doanh nghiệp giữ chữ tín với khách. Tuy nhiên khu vực thung lũng tình yêu thì lại không có cơ sở phục vụ lưu trú và không có khách lưu trú qua đêm, gây khó khăn cho du khách. - Về phương tiện phục vụ cho việc đi lại của khách du lịch thì chỉ có cano để dạo hồ và ngựa để ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên 2.3. Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường. 2.3.1. Nghiên cứu khoa học. Thung lũng tình yêu là nơi lý tưởng cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Hàng năm sinh viên trường Đại học Đà Lạt và cả sinh viên một số trường ở Thành phố Hồ Chí Minh…cũng về đây tiến hành nghiên cứu về môi trường, rừng, định giá rừng…đặc biệt Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng đã tiến hành dự án thí điểm phương pháp quản lý rừng đa mục đích. Trong dự án này có định giá rừng trình diễn tại Lâm Đồng ( định giá về ba loại rừng : rừng bảo hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất). Và ở đây lại có định giá giá trị cảnh quan khu du lịch sinh thái Thung lũng tình yêu bằng phương pháp chi phí du lịch. Dự án này được sự tài trợ của Quỹ Ủy thác ngành Lâm nghiệp và các nhà tài trợ ( Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ). Dự án này đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các ngành chức năng và nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra cũng có nhiều đề tài nghiên cứu của cán bộ giáo viên, các nhà khoa học trong và ngoài nước, thậm chí là của sinh viên, chủ yếu là các đề tài về bảo tồn và khai thác rừng thông, cải tạo hồ Đa Thiện, sinh kế bền vững cho khai thác thiếc trái phép đã diễn ra rất sôi động tại khu du lịch thung lũng tình các hộ dân trong vùng,… 2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng. Năm 2006 tình trạng yêu. Hàng trăm người tổ chức đào, đãi thiếc một cách công khai tại đây suốt 24/24 giờ bất chấp luật pháp, thậm chí chúng còn đe doạ cả chính quyền sở tại. Con đường vào cổng phụ thung lũng luôn tấp nập những kẻ mang quốc, xẻng...đi đào bới. Nhiều cây thông đã bị đốn hạ, thay vào đó là những ụn đất đỏ được đào lên từ các hầm ngầm trong lòng đất. Bọn khai thác thiếc trái phép còn chặt những cây thông to để làm cột chống hầm. Chính vì vậy một diện tích lớn rừng thông đã bị tàn phá. Thiếc đào xong lại được các đối tượng đưa xuống thượng nguồn hồ Đa Thiện để đãi, gây ô nhiễm nguồn nước hồ nghiêm trọng, thắng cảnh quốc gia bị xẻ thịt. Đứng trước tình hình nguy kịch đó đơn vị chủ quản KDL Thung lũng Tình yêu – công ty du lịch thanh niên đã có nhiều biện pháp,họ cho biết: Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng đến nay vẫn lực bất tòng tâm. Cụ thể là công ty đã tiến hành san lấp các hố thiếc, trồng cây, lập chòi bảo vệ 24/24 nhưng vẫn không hiệu quả. Lực lượng đào thiếc rất đông, liều lĩnh và có trang bị vũ khí, gậy gộc để sẵn sàng chống lại nhân viên bảo vệ. Một khó khăn nữa trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác thiếc trái phép là con đường vào KDL Thung lũng Tình yêu đồng thời cũng là đường dân sinh của hơn 50 hộ dân sống ở khu vực phía bên trong hàng ngày, các đối tượng khai thác thiếc trà trộn với người dân để ra vào, rất khó quản lý. Ngoài con đường này, chúng còn mở thêm nhiều đường mòn băng rừng để vận chuyển thiếc, đồng thời để chạy trốn khi bị truy đuổi. Trước tình hình phức tạp đó, ngày 06-02-2006, Công ty Du lịch Thanh Niên đã có công văn gửi UBND thành phố Đà Lạt đề nghị can thiệp. Ngày 14-02-2006, UBND thành phố Đà Lạt đã ra công văn số 472/UBND đề nghị các cơ quan ban ngành liên quan xử lý tình trạng coi thường pháp luật này. Theo đó, các ngành công an, kiểm lâm, ban quản lý rừng của thành phố Đà Lạt sẽ vào cuộc tích cực hơn để trấn áp các đối tượng khai thác thiếc trái phép và coi thường pháp luật; điều tra và xử lý các đầu nậu thu mua quặng thiếc trái phép trên địa bàn. Về lâu dài, thành phố sẽ cho nổ mìn và san lấp các hầm thiếc… 2.3.3. Công tác tôn tạo cảnh quan. Khu du lịch đã có nhiều công trình mới nhằm tôn tạo cảnh quan nơi đây. Vẫn giữ nền tảng là du lịch sinh thái nhưng dịp này Thung lũng Tình yêu đã có những đột phá trong đầu tư cải tạo cảnh quan. Hệ thống đường đi nội bộ đã được bê tông hóa sạch đẹp. Nhiều nhà nghỉ chân, tiểu công viên hoa, cây cảnh, đá cảnh được tạo dựng. Đặc biệt, khu du lịch đã dành hơn 1,5ha để xây dựng điểm vui chơi dưới tán rừng, gồm: các công trình hoa cảnh, đá cảnh gắn với biểu tượng tình yêu; suối, thác nhân tạo và các trò chơi dưới tán rừng… Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Thanh niên Đà Lạt (đơn vị chủ quản khu du lịch) cho biết thêm rằng cùng với việc đầu tư mới và tôn tạo cảnh quan khu du lịch, họ cũng đã sắp xếp, quy hoạch lại các hoạt động kinh doanh như: nhiếp ảnh, dịch vụ cưỡi ngựa và bán hàng lưu niệm. Phương châm của họ là nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp cảnh quan phải gắn với thái độ phục vụ văn minh, lịch sự…. 2.3.4. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm. Phần lớn dân cư sống trong vùng đệm Thung lũng tình yêu có đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm thu được từ rừng và thói quen sử dụng các sản phẩm của rừng tự nhiên hiện vẫn còn là một vấn đề lớn, đặc biệt ở đây tình trạng khai thác thiếc trái phép vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu du lịch. Nguyên nhân chính của tình trạng này là thiếu việc làm để tạo thu nhập do đó phải tìm nguồn thu từ rừng, phải khai thác thiếc để bán… Nhiệm vụ của khu du lịch là phải tìm ra sự hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên hiện có đặc biệt là giá trị cảnh quan khu du lịch. Để làm được điều đó Thung lũng tình yêu đã có nhiều dự án phát triển kinh tế vùng đệm. Năm 2008 đã nhận được sự hỗ trợ của quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp và các nhà tài trợ Phần Lan, Hà Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, dự án nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng dân cư vùng đệm và chính quyền địa phương nhằm tăng khả năng sử dụng và quản lý một cách thân thiện với nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng. 2.4. Tiểu kết chương II. Tóm lại trong chương II đề tài đã trình bày những đặc điểm chung của thung lũng tình yêu, thực trạng du lịch và những hoạt động bảo tồn thiên nhiên…qua đó chúng ta có một cái nhìn tổng quan về thung lũng tình yêu, đặc biệt là giá trị cảnh quan ( giá trị giải trí) của nó. Đồng thời chúng ta có nhiều thông tin về tiềm năng du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, lượng khách du lịch. Đây chính là cơ sở giúp chúng ta xây dựng hàm cầu giải trí và xác định giá trị cảnh quan của thung lũng tình yêu. Tuy nhiên, đề tài vẫn găp phải những khó khăn nhất định như số liệu chính xác về lượng khách du lịch, lượng khách đến từ các vùng…. Nếu những thông tin đó đầy đủ thì chắc chắn chuyên đề sẽ hoàn thiện hơn và sẽ phục vụ tốt cho hoạt động nghiên cứu. CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TCM ĐỂ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI THUNG LŨNG TÌNH YÊU. 3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho khu du lịch Thung lũng tình yêu. Như trong chương I đã phân tích thì cả hai cách tiếp cận ITCM va ZTCM đều có những hạn chế riêng nhưng ZTCM vẫn được coi là khả thi hơn trong việc định giá giá trị cảnh quan tại thung lũng tình yêu. Vì một số lí do sau đây: - Theo bảng phỏng vấn khách du lịch thì phần lớn họ đến đây lần đầu tiên hoặc lần thứ hai. Thung lũng tình yêu chỉ cách thành phố Đà Lạt 6 km, tuy nhiên đường đi tới đây khá khó khăn do địa hình đồi núi, muốn đến được nơi phải đi bằng ô tô, thậm chí cả đi bộ. Vì vậy việc lui tới đây thường xuyên không phải là chuyện đơn giản, ngay cả đối với người dân ở Lâm Đồng. Hơn nữa mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam còn thấp ( hiện nay là hơn 1000$/ người/năm) mà nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay nên họ không có điều kiện và thói quen đi du lịch thường xuyên. Thông thường, người dân nước ta chỉ đi nghỉ 1 hoặc 2 lần trong năm, thậm chí ở nhiều vùng nông thôn nhiều người cả đời chưa từng một lần đi du lịch. Do số lần đến thăm Thung lũng tình yêu của mỗi du khách là rất ít nên trường hợp này ta không thể áp dụng ITCM. - ZTCM là phương pháp được áp dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới trong việc định giá giá trị cảnh quan bởi phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém. Do vậy, trong đề tài này tôi đã sử dụng cách tiếp cận ZTCM để xác định giá trị cảnh quan của thung lũng tình yêu. 3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Việc thu thập thông tin cho đề tài được thực hiện vào tháng 1/2009, bao gồm cả thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. 3.2.1. Đối với thông tin sơ cấp. Thông tin sơ cấp được thu thập băng việc thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp khách du lịch đến Thung lũng tình yêu trong khoảng thời gian 1/2009. 3.2.1.1. Thiết kế bảng hỏi. Về lý thuyết phương pháp chi phí du lịch theo vùng có thể sử dụng số liệu thứ cấp thu được tư các công ty lữ hành hoặc ban quản lý khu du lịch. Song để có thông tin xác thực về chi phí của du khách thời điểm hiện tại nên TCM sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về chi phí du lịch của khách du lịch và có thể thu thập được lượng mà du khách sẵn lòng chi trả ( WTP) cho việc bảo tồn. Có 4 phần trong bảng hỏi: - Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội của du khách: Trong bảng hỏi cần phải có những thông tin cá nhân của khách du lịch như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn. những đặc điểm này ảnh hưởng đến chi phí cho chuyến đi và theo đó tác động đến thặng dư tiêu dùng mà du khách nhận được. Những thông tin này không chỉ hữu ích trong việc nắm bắt tâm lý của du khách mà con giúp cho việc xây dựng đường cầu du lịch và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nó. - Các thông tin về chi phí du lịch bao gồm chi phí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí mua vé tham quan….để thu thập được các số liệu này, đầu tiên phải xác định phương tiện di chuyển tới khu du lịch của du khách, thời gian lưu trú của du khách và những địa điểm du khách đã và sẽ đến trong chuyến đi. Nói chung du khách đều sẵn lòng bộc lộ những thông tin này khi được phỏng vấn. Chúng ta cần phải quan tâm đến câu hỏi phương tiện mà du khách sử dụng khi tới đây để ước lượng chi phí đi lại, chi phí thời gian hay chi phí cơ hội. Ngoài ra câu hỏi về mục đích tới Thung lũng tình yêu cũng cần thiết bởi nếu chúng ta không chú ý tới giá trị của thời gian thì rất khó có thể tính toán được chính xác chi phí du lịch. Chi phí cơ hội của những khách nhàn rỗi và những người ở gần sẽ thấp hơn chi phí du lịch của những người phải nghỉ việc và những người ở nơi xa tới. - Thông tin về chuyến đi của du khách, các địa điểm du khách viếng thăm trong chuyến đi. Du khách có thể đến nhiều địa điểm trong chuyến đi đồng thời du khách có thể đến khu du lịch này với mục đích giải trí, công tác hay nghiên cứu khoa học. Do đó các câu hỏi được thiết kế nhằm ước lượng và phân bổ chi phí cho từng địa điểm. ngoài ra bảng hỏi cũng thu thập thông tin về cảm nhận của du khách về chuyến viếng thăm Thung lũng tình yêu vì trên thực tế mức độ hài lòng sẽ ảnh hưởng đến chi phí của du khách cho chuyến đi. - Câu hỏi về mức sẵn lòng chi trả nhằm thu thập các thông tin về mức bằng lòng chi trả để bảo tồn cảnh quan và môi trường khu du lịch. Du khách sẽ được hỏi họ có sẵn lòng chi trả cho việc duy trì, cải tạo, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thung lũng tình yêu không? Nếu có họ muốn trả bao nhiêu? 3.2.1.2. Tiến hành điều tra lấy mẫu. Công việc điều tra lấy mẫu được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên số lượng du khách đến Đà Lạt nói chung và Thung lũng tình yêu nói riêng trong năm là tương đối đều nên không ảnh hưởng đến mẫu điều tra. Việc thu thập thông tin được tiến hành theo hình thức phỏng vấn trực tiếp. Để đảm bảo được độ tin cậy của thông tin thu thập, dung lượng mẫu điều tra phải đủ lớn. dung lượng mẫu điều tra được xác định như sau: σ2 n ≥  ( uα/2 )2 ε 02 Trong đó: n : Dung lượng mẫu σ : Độ lệch chuẩn ε : Độ sai số ( thường từ 3- 6 %) α : Độ tin cậy ( thương lấy các giá trị là 0.9 hoặc 0.95) Với số lượng tổng thể là lượng khách trung bình tới Thung lũng tình yêu khoảng 400000 người, cùng sai số ε =5,2 % và độ tin cậy α = 0.95 thì số phiếu cần có là 716 phiếu. Tuy nhiên do thời gian không cho phép nên chỉ tiến hành điều tra phỏng vấn được 300 khách du lịch. Ngoài ra, mô hình hàm cầu được xây dựng ở Thung lũng tình yêu sẽ không bao gồm khách nước ngoài bởi việc đưa khách nước ngoài vào mô hình là khá phức tạp trong việc tính tỷ lệ du khách đến trên 1000 dân. Hơn nữa, khách nước ngoài thường đi du lịch tại nhiều địa điểm, không phải họ chỉ đến Việt Nam để thăm Thung lũng tình yêu, bởi vậy việc phân bổ chi phí du lịch của họ là khá khó khăn. Do đó trong đề tài này chỉ đưa khách nội địa vào mô hình. Chú ý: Số liệu dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài: Định giá rừng trình diễn tại Lâm Đồng do Trung tâm nghiên cứu môi trường và sinh thái thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện. 3.2.2. Đối với thông tin thứ cấp - Những thông tin chung như dân số, thu nhập bình quân đầu người một năm… được cung cấp bởi tổng cục thống kê tại trang web : http//: www.gso.gov.vn và cục thống kê Lâm Đồng tại trang web: http//: www.dalat.gov.vn. - Thông tin về lượng du khách du lịch hàng năm tới Thung lũng tình yêu được cung cấp bởi công ty du lịch thanh niên Đà Lạt. - Ngoài ra một số thông tin về hoạt động của du khách và chi phí ăn ở của du khách được cung cấp bởi một số nhà nghỉ và công ty du lịch thanh niên Đà Lạt. 3.3. Tổng quan về đặc điểm mẫu nghiên cứu 3.3.1. Đặc điểm của du khách tham gia phỏng vấn Do điều kiện thời gian eo hẹp nên nhóm nghiên cứu phỏng vấn được 300 người tại Khu du lịch sinh thái Thung lũng tình yêu. Tuy nhiên, hầu hết du khách đều đi theo đoàn với địa điểm xuất phát và mức chi phí tương đồng nên có thể sử dụng phương pháp nội suy để có được mẫu lớn hơn. Cũng theo kết quả phỏng vấn, tổng số khách theo đi trong đoàn của các du khách được phỏng vấn là 716 người. Trong số đó phần lớn du khách đến từ các tỉnh Miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh chiếm 45% tổng số du khách; các tỉnh miền Bắc và miền trung chiếm 16% , các tỉnh giáp ranh với Lâm Đồng chiếm 13,6%, còn lại là các tỉnh miền Tây và một số tỉnh thành khác. Có thể thấy tỷ lệ du khách điều tra tương đương với tỷ lệ du khách xuất phát từ các địa điểm khác nhau theo thống kê của Công ty du lịch thanh niên. Trong tổng số 300 phiếu hợp lệ phỏng vấn tại Thung lũng tình yêu có 270 khách nội địa ( chiếm 90%) và 30 khách quốc tế ( chiếm 10 %). Bảng 3.1: Phân loại khách du lịch. Tần số Tỷ lệ % Khách nội địa 270 90 Khách quốc tế 30 10 Tổng 300 100 Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu. Trong tổng số 30 khách quốc tế trả lời phỏng vấn thì số khách nam giới và nữ giới chên lệch nhau không nhiều vì thường họ đi theo đôi. Độ tuổi của họ nằm trong khoảng từ 20 đến 60, trong đó tập trung nhiều nhất là những người trong độ tuổi từ 20 đến 40. Nhìn chung mức thu nhập trung bình của du khách quốc tế cũng cao hơn nhiều so với mức thu nhập trung bình của du khách Việt Nam, thu nhập của họ thường từ 20.000 đến 40.000 $/ năm.phần lớn du khách quốc tế có trình độ đại học ( 70 %). Bảng 3.2: Tổng hợp một số đặc điểm về kinh tế xã hội của du khách quốc tế tham gia trả lời phỏng vấn. Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Giới tính Nam 18 60 Nữ 12 40 Tổng 30 100 Độ tuổi Dưới 20 2 6.67 21- 30 12 40 31- 40 9 30 41- 50 5 16.67 51- 60 1 3.33 Trên 60 1 3.33 Tổng 30 100 Trình độ học vấn Tiến sĩ 3 10 Thạc sĩ 5 16.67 Đại học 12 40 Cao đẳng 8 26.67 Trung học phổ thông 2 6.66 Khác 0 0 Tổng 30 100 Mức thu nhập ($/người/năm) Dưới 10.000 2 6.67 11.000 – 20.000 5 16.67 21.000 – 30.000 7 23.33 31.000 – 50.000 10 33.33 Trên 50.000 6 20 Tổng 30 100 Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu. Một số đặc điểm chính của các du khách được phỏng vấn được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.3: Một số đặc điểm chính của du khách Thu nhập trung bình (đồng/tháng) 3.763.415 Chi phí trung bình cho toàn chuyến đi (đồng) 1.941.316 Thời gian lưu trú trung bình (ngày) 3 Độ tuổi trung bình 34,1 Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả. Theo kết quả phỏng vấn, du khách có mức thu nhập trung bình tương đối cao so với thu nhập trung bình của khu vực. Trên thực tế mức thu nhập này cũng không phân bố đều, một số du khách có thu nhập khá cao (trên 10 triệu đồng/tháng), nhưng cũng có nhiều du khách là người lao động bình thường hoặc sinh viên mới ra trường với mức thu nhập gần 2 triệu đồng/tháng. Trong số du khách được phỏng vấn, có những người đi cùng gia đình với độ tuổi các thành viên trong đoàn có sự cách biệt đáng kể; một số đoàn là các cán bộ trong cùng cơ quan hoặc bạn bè đi cùng mức chênh lệch tuổi tác không lớn. Độ tuổi trung bình của du khách theo kết quả phỏng vấn là 34,1 tuổi tương đối thấp song quan sát thấy độ tuổi của du khách cũng phân bố tương đối đều. Du khách thường đến Đà lạt nghỉ dưỡng trong khoảng 2-3 ngày, một số khách xuất phát từ các tỉnh phía Bắc có thời gian lưu trú lâu hơn. Thời gian đi lại và lưu trú trung bình tại Đà lạt của du khách khoảng 3 ngày. Bảng 3.4: Đặc điểm kinh tế - xã hội của khách du lịch nội địa Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Giới tính Nam 123 45.56 Nữ 147 54.44 Tổng 270 100 Độ tuổi Dưới 20 12 4.44 21 - 30 106 39.26 31 - 40 79 29.26 41 - 50 43 15.93 51 - 60 19 7.04 Trên 60 11 4.07 Tổng 270 100 Trình độ học vấn Tiến sĩ 5 1.85 Thạc sĩ 40 14.81 Đại học 102 37.78 Cao đẳng 83 30.74 Trung học phổ thông 18 6.67 Khác 22 8.15 Tổng 270 100 Mức thu nhập (đồng/người/năm) Dưới 5.000.000 7 2.59 5.000.000 – 10.000.000 19 7.04 10.000.000 – 20.000.000 56 20.74 20.000.000 – 40.000.000 86 31.85 Trên 40.000.000 102 37.78 Tổng 270 100 Nguồn: số liệu tính từ điều tra mẫu. 3.3.2. Các hoạt động tại Thung lũng tình yêu của du khách tham gia phỏng vấn. Du khách tham quan thường xuất phát từ thành phố Đà lạt buổi sáng tới Thung lũng tình yêu tham gia các hoạt động giải trí và kết thúc chuyến đi khoảng 11 giờ. Hiện tại khu vực không có cơ sở phục vụ lưu trú và không có khách lưu trú qua đêm.. Hoạt động chính của du khách là đi dạo, ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên, đi cano trên hồ hoặc cưỡi ngựa dạo chơi, đặc biệt du khách rất ưa thích thuê các trang phục dân tộc chụp ảnh. Ngoài ra, hoạt động cắm trại, du lịch dã ngoại cũng thu hút được thanh niên địa phương. Tuy nhiên, các dịch vụ du lịch tại đây còn đơn điệu, các điểm nhấn của khu tham quan chưa tạo được ấn tượng mạnh, chưa hấp dẫn du khách. Sức hấp dẫn của Thung lũng tình yêu chủ yếu là cảnh quan đẹp và sự nổi tiếng của tên địa danh. Du khách đến đây mặc dù rất thích thú cảnh quan thiên nhiên nhưng cũng than phiền về chất lượng dịch vụ. Đặc biệt du khách mong muốn được bố trí phương tiện đi lại để tránh mệt nhọc nhất là những ngày trời nắng. Bảng 3.5: Mục đích của du khách tới Thung lũng tình yêu Mục đích Tần số Tỷ lệ % Khách quốc tế Vui chơi giải trí 22 73.33 Công việc 2 6.06 Nghiên cứu khoa học 3 10 Hoạt động khác 3 10 Tổng 30 100 Khách nội địa Vui chơi giải trí 243 90 Công việc 14 5.19 Nghiên cứu khoa học 4 1.48 Hoạt động khác 9 3.33 Tổng 270 100 Nguồn: số liệu tính toán từ điều tra mẫu Bảng 3.6: Các hoạt động ưa thích của du khách Các hoạt động ưa thích Tần số Tỷ lệ % Khách quốc tế Đi dạo, ngắm cảnh 5 16.67 Đi ca nô, cưỡi ngựa dạo chơi 6 20 Thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh 9 30 Cắm trại, du lịch dã ngoại 7 23.33 Hoạt động khác 3 10 Tổng 30 100 Khách nội địa Đi dạo, ngắm cảnh 58 21.48 Đi ca nô, cưỡi ngựa dạo chơi 45 16.67 Thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh 34 12.59 Cắm trại, du lịch dã ngoại 101 37.41 Hoạt động khác 32 11.85 Tổng 270 100 Nguồn: Số liệu tính từ điều tra mẫu. Mặc dù có nhiều du khách tỏ ra thích thú với các hoạt động du lịch tại đây nhưng cũng có nhiều du khách than phiền về chất lượng dịch vụ tại đây. Bảng 3.7: Những điểm làm du khách chưa hài lòng Những điểm chưa hài lòng Tần số Tỷ lệ % Khách quốc tế Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ du lịch. 16 53,33 Dịch vụ du lịch 8 26,6 Cảnh quan tự nhiên 0 0 Chất lượng môi trường du lịch 1 3,3 Những điểm khác Hài lòng 4 13,33 Không hài lòng 1 3,3 Tổng 30 100 Khách nội địa Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ du lịch. 169 62,59 Dịch vụ du lịch 78 28,89 Cảnh quan tự nhiên 2 0,74 Chất lượng môi trường du lịch 5 1,85 Những điểm khác Hài lòng 12 4,45 Không hài lòng 4 1,48 Tổng 270 100 Nguồn: Số liệu tính từ điều tra mẫu. Khách du lịch chủ yếu than phiền về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ du lịch do ở khu du lịch Thung lũng tình yêu chưa có cơ sở lưu trú qua đêm. Còn về dịch vụ du lịch ở đây còn khá đơn điệu, theo một vài du khách thường xuyên lui tới thì dịch vụ du lịch không có sự thay đổi nhiều, thêm vào đó còn xuất hiện tình trạng những người bán hàng chèo kéo khách du lịch mua hàng dọc đường. Còn về phần chất lượng môi trường du lịch bị du khách than phiền là do từ năm 2006 đến nay hoạt động khai thác thiếc trái phép vẫn tiếp diễn, nó đã phá đi hàng chục hecta rừng thông, nước thải trong hoạt động đãi thiếc làm ô nhiễm nước hồ Đa Thiện. 3.3.3. Số ngày lưu trú và các chi phí du lịch của khách du lịch. Thường thì khách du lịch đến thăm Thung lũng tình yêu kết hợp với thăm quan một số nơi khác hoặc đến Đà Lạt với mục đích nghỉ dưỡng nên thời gian lưu trú trong khoảng 2 – 3 ngày, một số khách xuất phát từ các tỉnh phía Bắc có thời gian lưu trú lâu hơn. Thời gian đi lại và lưu trú trung bình tại Đà Lạt của du khách khoảng 3 ngày. 3.4. Xác định mô hình hàm cầu du lịch cho Thung lũng tình yêu. 3.4.1. Phân vùng khách du lịch Du khách đến Đà lạt nói chung và Thung lũng tình yêu nói riêng xuất phát từ nhiều địa điểm khác nhau trong nước. Mặc dù du khách rất thích đến Đà Lạt nhưng ít du khách có thể thường xuyên đến nơi này, do đó tiếp cận chi phí du lịch theo vùng là phương pháp tốt nhất để xác định giá trị cảnh quan của khu di tích Thung lũng tình yêu. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn du khách và thu thập số liệu thứ cấp về địa điểm xuất phát của du khách, có thể phân chia địa điểm xuất phát của du khách thành 04 vùng theo khoảng cách đến Đà Lạt như sau: Bảng 3.8: Phân vùng du khách Vùng Khoảng cách (km) Nơi xuất phát Dân số (1000 người) 1 Đến 200 Lâm Đồng, Đắc Nông, Khánh Hòa, Phú Yên, Đồng Nai 7.660,5 2 200-300 Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận. 11.939,9 3 600-700 Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định 10.198,5 4 1000 Các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 27.436,7 Nguồn: Theo ước tính của tác giả Do du khách xuất phát từ nhiều địa điểm khác nhau trong nước nên nhóm nghiên cứu chỉ chọn lựa các địa danh nào có nhiều du khách đến Thung lũng Tình yêu nhất, một số địa phương có số lượng du khách quá ít thì không được tính trong nghiên cứu này. Việc phân vùng du khách có thể có sự chênh lệch nhất định về khoảng cách giữa các địa phương trong cùng một vùng nhưng trên thực tế phỏng vấn cho thấy chi phí đi lại cũng không thay đổi lớn với khoảng cách chênh lệch từ 0 - 50km. 3.4.2. Xác định chi phí cho một chuyến đến Thung lũng tình yêu Với mỗi du khách đến Đà lạt nói chung và khu danh thắng Thung lũng tình yêu nói riêng, chi phí của họ bao gồm: chi phí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí thời gian và một số khoản chi khác. Việc xác định trực tiếp các khoản chi phí du khách đã bỏ ra để đến thắng cảnh Thung lũng tình yêu không dễ vì du khách chỉ tính được tổng chi phí cho chuyến đi, rất khó tách các khoản chi phí cho từng địa điểm. Để tính toán chi phí cho để đến địa danh này, nhóm nghiên cứu xác định chi phí cho toàn chuyến đi sau đó phân bổ đều cho các địa điểm đến trong toàn chuyến đi. Theo kết quả khảo sát, trung bình một du khách đến Đà lạt thường tới 5 địa điểm giải trí. Do đó mức chi phí cho một địa điểm được tính bằng tổng chi phí cho cả chuyến đi chia đều cho năm địa điểm 3.4.2.1. Chi phí đi lại của du khách Chi phí đi lại của du khách bao gồm chi phí mua vé tàu xe hoặc chi phí mua nhiên liệu cho phương tiện nếu du khách sử dụng xe riêng. Do vậy, chi phí đi lại của du khách phụ thuộc vào khoảng cách và phương tiện sử dụng. Với du khách đến Đà Lạt từ tỉnh khác, do khoảng cách khá xa nên du khách thường thuê xe buýt hoặc đặt xe tour. Kết quả điều tra cho thấy, du khách đi theo đoàn lớn lựa chọn thuê xe buýt từ 15 đến 45 chỗ ngồi, khách đi lẻ thường đặt tour. Một phần nhỏ du khách xuất phát từ vùng 1 gần đó lựa chọn phương tiện xe máy. Với du khách sử dụng xe máy, chi phí đi lại của họ là chi phí xăng xe, lệ phí cầu đường và một số chi phí khác để đến được địa điểm. Theo họ, với khoảng cách trung bình từ vùng 1 đến Đà Lạt 110km, họ phải bỏ ra 80.000 đồng cho chuyến đi khứ hồi. Nếu sử dụng xe buýt, du khách cũng phải trả từ 80 – 90 ngàn đồng một vé khứ hồi cho khoảng cách này. Với du khách sử dụng xe buýt, chi phí đi lại là tiền vé xe buýt họ đã chi trả. Căn cứ vào kết quả khảo sát một số công ty lữ hành, chi phí đi lại khứ hồi cho một du khách dao động từ 1500 – 1700đồng/km tùy từng chất lượng phương tiện và chất lượng đường xá. Mức chi phí này cũng tương đương với kết quả phỏng vấn về chi phí đi lại của du khách thuê xe theo đoàn hoặc mua vé xe tour. Tác giả sử dụng mức giá 1500đồng/km/du khách để tính chi phí đi lại cho du khách sử dụng xe buýt Với du khách sử dụng kết hợp cả hai phương tiện (máy bay và xe ô tô) thường là du khách đến từ rất xa (vùng 4). Họ kết hợp chuyến đi đến nhiều địa điểm trong đó Đà lạt là một điểm dừng. Vì vậy, chi phí đi lại của du khách cần có sự điều chỉnh. Tác giả đã điều chỉnh bằng cách sử dụng vé tàu xe một chiều làm chi phí đi lại của du khách thuộc vùng này. Chi phí đi lại = 1500 x khoảng cách. Kết quả tính toán chi phí đi lại của du khách từng vùng dựa trên khoảng cách từ địa điểm xuất phát đến Đà Lạt được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.9: Chi phí đi lại của du khách Vùng Khoảng cách (km) Chi phí đi lại (đồng) Chi phí đi lại một địa điểm (đồng) 1 Đến 200 225.000 45.000 2 200-300 375.000 75.000 3 600-700 1.050.000 210.000 4 1000 1500.000 300.000 Nguồn: Theo ước tính của tác giả Chi phí đi lại tỷ lệ thuận với khoảng cách, vùng 4 là vùng xa nhất nên có chi phí đi lại lớn nhất( gấp 6,67 lần vùng 1 – vùng gần nhất và gấp 4 lần vùng 2). Điều này sẽ cho thấy lượng khách đến từ vùng 1 và vùng 2 sẽ lớn hơn vùng 4. 3.4.2.2. Chi phí thời gian. Du khách sử dụng thời gian cho chuyến đi đến Đà lạt dù dài hay ngắn đều phải từ bỏ các công việc khác. Vì vậy, chi phí về thời gian là chi phí cơ hội (sử dụng thời gian cho mục đích du lịch du khách đã mất cơ hội sử dụng thời gian để làm việc, tạo thu nhập) và cần phải xác định chi phí thời gian trong chi phí của du khách. Deaton và Muellbauer (1980) sau này cả Hanley và Spash (1993) cho rằng khi một cá nhân từ bỏ công việc để đến địa điểm giải trí thì mức lương chính là chi phí cơ hội của thời gian, nên sử dụng mức lương như “giá bóng” của chi phí thời gian. Song theo một nghiên cứu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 1994) các cá nhân có thể thấy hài lòng hoặc không cảm thấy hài lòng khi đến địa điểm giải trí; họ cũng có thể sử dụng những ngày nghỉ cuối tuần cho mục đích du lịch và do đó nên sử dụng chi phí thời gian điều chỉnh để xác định chi phí thời gian cho chuyến đi. Cesario trước đó (1976) cũng đã đề xuất cách điều chỉnh chi phí thời gian bằng ½ hay ¼ mức lương. Hanley và Spash (1993), trước đó có McConnel và Strand (1981) lại đề xuất rằng chúng ta nên lựa chọn mức chi phí thời gian nào mà khi xây dựng hàm hồi quy sẽ cho hệ số tương quan R2 lớn nhất. Từ kinh nghiệm xác định chi phí cơ hội của thời gian của các nghiên cứu nêu trên và kết quả phỏng vấn du khách, tác giả tính chi phí thời gian dựa trên giả định sau: 1. Thời gian du khách sử dụng để đến Đà Lạt bao gồm thời gian đi lại, thời gian lưu trú của du khách. Do đó, chi phí thời gian được tính cho thời gian du khách đã từ bỏ công việc để đến địa điểm giải trí. Việc xác định thời gian du khách sử dụng để tới Đà lạt căn cứ vào thời gian lưu trú trung bình và thời gian đi lại của từng vùng. Với du khách có chuyến đi đến nhiều địa điểm (vùng 4) thời gian đi lại của du khách được điều chỉnh bằng cách tính ½ tổng thời gian đi lại. 2. Số liệu điều tra cho thấy, hầu hết du khách đều xuất phát từ các thành phố, thị xã hoặc thị trấn (>90%). Họ đều là những cư dân đô thị có mức thu nhập khá và có khả năng chi trả cho chuyến đi vì trên thực tế du lịch vẫn là thứ hàng hóa xa xỉ ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mức thu nhập bình quân của số du khách được phỏng vấn làm cơ sở xác định chi phí thời gian cho chuyến đi của du khách từ các địa điểm khác nhau. Chi phí thời gian = thời gian lưu trú trung bình (ngày) x thu nhập bình quân (ngày) Theo kết quả điều tra có thu nhập bình quân = 3.763.415/30 = 125.447 đồng/ngày. Do đó ta có: Bảng 3.10 : Chi phí thời gian của du khách Vùng Thời gian lưu trú trung bình (ngày) Chi phí thời gian (đồng) Chi phí thời gian tính cho một địa điểm (đồng) 1 2,2 ngày 275.900 55.100 2 3 ngày 376.300 75.200 3 3,3 ngày 413.900 82.780 4 3.5 ngày 439.000 87.800 Nguồn: Theo tính toán của tác giả. Thời gian lưu trú trung bình tỷ lệ thuận với khoảng cách đi lại do đó chi phí thời gian cũng tăng theo thời gian lưu trú và khoảng cách đi lại. Những người xuất phát từ vùng 4 có thời gian lưu trú trung bình cao nhất( 3,5 ngày) chính vì vậy họ có chi phí thời gian và chi phí tính cho một địa điểm là cao nhất. 3.4.2.3. Chi phí sinh hoạt: bao gồm chi phí ăn ở, vé vào cửa, mua sắm đô lưu niệm… - Chi phí ăn ở: Là khoản chi lớn khi du khách lưu trú tại Đà Lạt. Chi phí ăn ở phụ thuộc vào thu nhập của du khách, thời gian lưu trú của du khách. Trên thực tế, do dịch vụ phục vụ khách tại Đà lạt rất phát triển nên các khoản chi tiêu của du khách có sự chênh lệch quá lớn giữa những nhóm người có thu nhập cao và người nhóm có thu nhập thấp hơn. Nói chung du khách đến đây được hưởng chất lượng dịch vụ tuỳ theo khả năng chi trả của mình. Mức chi trả chi phí ăn ở thường cao ở nhóm có thu nhập cao vùng 2, các nhóm còn lại có chi phí ở mức ngang nhau. Chi phí thuê phòng trung bình 200 ngàn đồng/phòng/2 người, chi phí ăn uống trung bình 110ngàn/người/ngày. Do đó với một người chi phí ăn ở một ngày là 210 ngàn. - Vé vào cửa: Du khách đến các điểm tham quan đều phải mua vé vào cửa với mức giá tuỳ thuộc từng địa điểm. Với Thung lũng tình yêu, giá vé vào cửa là 10.000 đồng/người. Khách đi theo đoàn lớn có thể được giảm giá song mức giảm không đáng kể. - Chi phí tham quan, mua đồ lưu niệm: Một số chi phí khác như chi phí thuê hướng dẫn viên, chi phí mua sắm đồ lưu niệm thường rất nhỏ và ít được du khách chi tiêu nên không đề cập đến trong đề tài. Tổng hợp chi phí ăn ở của du khách khi giả sử chi phí ăn ở hàng ngày của du khách trong cả quá trình đi lại và lưu trú tại Đà Lạt không đổi. Chi phí ăn ở = 210.000 x Thời gian lưu trú trung bình Bảng 3.11: Tổng hợp chi phí ăn ở của du khách. Vùng Thời gian lưu trú (ngày) Chi phí ăn ở, tham quan (đồng) Chi phí tính cho một địa điểm (đồng) 1 2,2 ngày 462.000 92.400 2 3 ngày 630.000 126.000 3 3,3 ngày 693.000 138.600 4 3.5 ngày 735.000 147.000 Nguồn: Tác giả tính toán trên số liệu điều tra Kết quả phỏng vấn du khách về mức chi phí đã bỏ ra cho chuyến tham quan, có thể xác định chi phí ăn ở, mua vé tham quan tại các địa điểm như trên. Các chi phí này được du khách ước tính vì trên thực tế thời điểm phỏng vấn du khách chưa kết thúc chuyến đi. Mặt khác, đây chỉ là các chi phí có thể tính toán được, còn một số chi phí khác như mua sắm đồ lưu niệm du khách rất khó ước tính. Tuy nhiên các chi phí này cũng không lớn. 3.4.2.4. Tổng hợp chi phí Chi phí tổng = Chi phí đi lại + Chi phí thời gian + chi phí ăn ở. Dựa vào các loại chi phí đã tính toán ở trên ta tính được chi phí tổng theo bảng như sau: Bảng 3.12: Tổng hợp chi phí tham quan theo vùng Vùng Thời gian lưu trú trung bình (ngày) Chi phí đi lại ( đồng) Chi phí thời gian (đồng) Chi phí ăn ở (đồng) Tổng (đồng) 1 2,2 ngày 45.000 55.100 92.400 192.500 2 3 ngày 75.000 75.200 126.000 276.200 3 3,3 ngày 210.000 82.780 138.600 429.380 4 3,5 ngày 300.000 87.800 147.000 534.800 Nguồn: Tác giả tính toán trên số liệu điều tra. 3.5. Xây dựng đường cầu giải trí 3.51. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát được tính theo công thức: Lượng khách vùng i VRi =  Dân số vùng i Dựa trên số liệu về tổng số du khách/năm, địa điểm xuất phát và số liệu điều tra dân số 2008 ( tổng cục thống kê, 2008), tỷ lệ du khách theo vùng xuất phát được xác định như sau: Bảng 3.13: Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát. vùng Dân số (1.000 người) Mẫu Lượng khách theo vùng ( người) Tỷ lệ khách du lịch/1000 người Người % 1 7.660,5 41 13,8 64.822 8,46 2 11.939,9 133 44,3 207.166 17,35 3 10.198,5 77 25,6 119.653 11,73 4 27.436,7 49 16,2 75.944 2,77 Tổng 57.235,6 300 100,0 467.585 Nguồn: tính toán từ điều tra mẫu. Kết quả tính toán cho thấy có sự chênh lệch khá lớn tỷ lệ du khách đến từ các vùng. Du khách đến nhiều từ vùng lân cận và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Du khách từ các tỉnh miền Tây cũng có số lượng lớn và phần lớn đi theo đoàn. Du khách từ các tỉnh phía Bắc chiếm tỷ lệ nhỏ vì khoảng cách từ Đà lạt đến địa điểm xuất phát càng xa. Vùng 2 có số lượng du khách đến Đà lạt nói chung và thung lũng tình yêu nói riêng đông nhất (207.166 người) và chủ yếu xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh (60%) – địa phương có thu nhập bình quân cao so với cả nước. Điều này chứng tỏ du lịch là một hàng hóa xa xỉ và thường những người có thu nhập cao mới có khả năng chi trả cho tiêu dùng hàng hóa này. Mặt khác, qua phỏng vấn cho thấy nhiều người ở thành phố Hồ chí Minh thực sự muốn có được không khí mát mẻ thanh bình của Đà lạt nên họ muốn đến nơi này. 3.5.2. Xác định hàm cầu và đường cầu giải trí Giả định mối quan hệ giữa tỷ lệ du khách mỗi vùng và chi phí du hành của mỗi vùng có quan hệ tuyến tính; tỷ lệ du khách mỗi vùng (Visitation Rate – VR) là biến phụ thuộc, chi phí du lịch của mỗi vùng (Travel cost – TC) là biến độc lập. Mô hình kinh tế lượng mô tả mối quan hệ này là: VRi = α + βTCi trong đó α và β là các hệ số cần ước lượng. Sử dụng phần mềm kinh tế lượng SPSS để ước lượng bằng công cụ Regression Analyze cho kết quả ước lượng hệ số α và β như sau: Bảng 3.14: Kết quả hồi quy hàm cầu giải trí Coefficients Unstandardiz ed Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Model B Std. Error Beta 1 (Constant) 17.712 9.083 1.950 .190 TC -2.13E-02 .025 -.535 -.896 .465 a Dependent Variable: VR Phương trình hàm cầu giải trí VR = 17,712 – 0,0213TC β = - 0,0213 < 0 có ý nghĩa : khi chi phí cho một chuyến đi du lịch Thung lũng tình yêu tăng lên 1000 đồng thì tỷ lệ số lần tham quan/1000 dân/năm giảm đi 0,0213 đơn vị. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. α = 17,712 đại diện cho các yếu tố còn lại chưa được nêu vào trong mô hình như: thu nhập, trình độ học vấn của khách du lịch… Từ phương trình hàm cầu giải trí có thể xây dựng đường cầu giải trí như sau: - Xác định mức chi phí mà tại đó tỷ lệ du khách xuất phát từ một vùng nào đó bằng 0. Mức chi phí này cũng là chi phí để có ít hơn một du khách từ vùng 4 đến địa điểm giải trí. Chi phí đó được xác định bằng: TCmax = 17,712/0,0213 = 831,5 ngàn đồng. - Xác định lượng khách từ mỗi vùng khi chi phí của du khách tăng thêm: Bảng 3.15: Lượng khách mỗi vùng khi chi phí tăng thêm 100.000 đồng. Vùng Chi phí khi tăng thêm 100.000 đồng Tỷ lệ du khách/1000dân Dân số (Nghìn người) Lượng khách (lượt) 1 292.500 11,48175 7.660,50 87.956 2 376.200 9,69894 11.939,9 115.804 3 529.380 6,436206 10.198,5 65.639 4 634.800 4,2078 27.436,7 115.448 Tổng 384.847 Nguồn: Tác giả tính toán trên số liệu điều tra Tương tự cho chi phí tăng thêm 200.000 đồng và 3000.000 đồng để xác định lượng khách đến từ mỗi vùng và tổng lượng khách Bảng 3.16: Lượng khách mỗi vùng khi chi phí tăng thêm 200.000 đồng và 300.000 đồng. Vùng Chi phí tăng thêm 200.000 đồng Chi phí tăng thêm 300.000 đồng Tỷ lệ du khách Lượng khách (lượt) Tỷ lệ du khách Lượng khách (lượt) 1 9,35175 71.639 7,22175 55322 2 7,5732 90.423 5,43894 64.940 3 4,3143 43.999 2,176206 22.194 4 2,0778 57.008 -0,06924 0 Tổng 263.069 Tổng 142.456 Nguồn : theo tính toán của tác giả. 3.5.3. Xác định thặng dư và giá trị giải trí - Xác định đường cầu trên cơ sở số liệu về chi phí du lịch và số lượng du khách. Hình 3.1:Đường cầu giải trí của Thung lũng tình yêu 0 17,712 Nguồn: Theo tính toán của tác giả - Xác định thặng dư và giá trị giải trí Giá trị thặng dự của được xác định trên cơ sở đường cầu vừa được xây dựng như sau: CS = ∫ f(TC)dTC 831,5 CS = ∫ ( 17,712 – 0,0213TC ) dTC VR TC(nghìn đồng) 831,5 831,5 0 Miền giá trị lợi ích thu được 0 CS = 17,712 x 831,5 – 0,0213 x 831,52 hay CS = ½ x 17,712 x 831,5 = 7.363.764 (nghìn đồng) = 7,363.764 (tỷ đồng) Giá trị thặng dư của du khách cũng chính là giá trị giải trí do địa điểm giải trí mang lại cho du khách. Như vậy, tổng giá trị giải trí của khu du lịch khoảng 7,3 tỷ đồng/năm. Giá trị thặng dư trung bình địa điểm giải trí mang lại cho một du khách là 7.363.764/467.585 = 15,748 (nghìn đồng) Giá trị thặng dư hay giá trị giải trí mang lại cho du khách mỗi vùng là: Bảng 3.17: Thặng dư của du khách tính theo vùng Vùng Số lượng khách (người) Thặng dư trung bình Tổng (đồng) 1 64.822 15.748 1.020.816.856 2 207.166 15.748 3.262.450.168 3 119.653 15.748 1.884.295.444 4 75.944 15.748 1.195.966.112 Nguồn: Tác giả tự tính toán Với số lượng du khách lớn nhất, du khách vùng 2 – các tỉnh Đông Nam Bộ nhận được thặng dư tiêu dùng lớn nhất, tiếp theo là vùng 3 (các tỉnh Miền tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Các tỉnh Đông Nam Bộ trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có lượng khách đến Đà Lạt nói chung và Thung lũng tình yêu nói riêng nhiều nhất cả hiện tại và tương lai. Điều này đòi hỏi Khu du lịch Thung lũng tình yêu cần có biện pháp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhóm đối tượng này bên cạnh việc thu hút thêm du khách từ các vùng còn lại. 3.5.4. Nhận xét, đánh giá Qua kết quả xác định giá trị giải trí cho thấy: - Giá trị giải trí của khu du lịch thung lũng tình yêu được xác định bằng phương pháp chi phí du lịch theo vùng với số liệu du khách năm 2008 là 7,3 tỷ đồng. Giá trị giải trí chỉ tính cho khách du lịch trong nước, không bao gồm lợi ích mang lại cho khách quốc tế - Giá trị giải trí tính được cao hơn nhiều so với doanh thu từ hoạt động giải trí của Khu du lịch. Điều này được giải thích là doanh thu từ hoạt động giải trí chỉ bao gồm tiền vé vào cổng và một số khoản thu khác trong khi đó giá trị giải trí là phần chênh lệch giữa chi phí của du khách bỏ ra cho chuyến đi và lợi ích mà du khách nhận được từ địa điểm giải trí. - So sánh với doanh thu từ hoạt động du lịch mà Khu du lịch thu được hàng năm là 3,2 tỷ đồng thì lợi ích khu du lịch mang lại cho du khách lớn hơn nhiều và điều đó cũng chứng tỏ giá trị cảnh quan của Thung lũng tình yêu là rất lớn. Kết hợp với thông tin du khách đánh giá mức giá vé vào cửa là trung bình thấp và có thể sẵn sàng chi trả nhiều hơn trả cho vé vào cửa, cho thấy sự cần thiết nâng mức phí tham quan. Điều này vừa tạo thêm nguồn thu cho bảo tồn vừa nâng cao giá trị của khu du lịch. - Để tăng mức phí tham quan, Công ty du lịch thanh niên có thể sử dụng cách thức đưa phí tôn tạo cảnh quan môi trường vào trong giá vé và đảm bảo khoản thu này được sử dụng đúng mục đích. Mức phí hiện nay là 10000đồng/ du khách có thể tăng lên đến 20.000 đồng/ khách mà không ảnh hưởng nhiều đến lượng khách tham quan. 3.6. Những hạn chế trong quá trình thực hiện ZTCM tại Thung lũng tình yêu. Trong quá trình điều tra khách du lịch do thiếu kinh nghiệm cũng như khoảng thời gian điều tra ngắn nên không thu thập được thông tin cần thiết. Số lượng thông tin thu thập được cũng như số khách phỏng vấn còn chưa nhiều và chưa bao quát được hết số khách đến từ các tỉnh thành phố khác trên đất nước. Do vậy kết quả có thể vẫn chưa hoàn toàn được phản ánh một cách khách quan. Ví dụ: Trong bước phân vùng xuất phát, thực chất phải chia thành các vùng cách Thung lũng tình yêu một khoảng cách nhất định và mỗi vùng phải gồm những địa phương có khoảng cách tương tự nhau. Tuy nhiên vùng xuất phát ở đây được chia khá lớn nên thông tin chưa hoàn toàn đúng, độ chính xác của các giá trị tính ra bị giảm đi nhiều. Mô hình chi phí du lịch ở đây là mô hình đơn giản và chưa phản ánh được ảnh hưởng của chất lượng môi trường hay thu nhập tới hàm cầu ( mặc dù ta đã đưa thêm một số biến như độ tuổi, giới tính…vào trong mô hình). Hơn nữa chưa đưa được mẫu khách quốc tế vào trong mô hình do có nhiều thông tin khó xác định và quan trọng là do khách quốc tế thường đi kết hợp du lịch nhiều địa điểm trong đó Thung lũng tình yêu là một điểm đến nên việc phân bổ chi phí cho Thung lũng tình yêu rất khó xác định. Nếu có thể đưa khách quốc tế vào mô hình thì chắc chắn tổng lợi ích thu được sẽ lớn hơn nhiều. Tuy nhiên kết quả thu được là định hướng cho việc phát triển đề tài sau này. Để khắc phục những khó khăn trên tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Mở rộng thời gian điều tra, phỏng vấn khách du lịch tại nhiều điểm trong năm. Từ đó sẽ có những số liệu tương đối chính xác về lượng khách đến Thung lũng tình yêu hàng năm, tăng độ tin cậy của kết quả tính ra. - Phân thành nhiều vùng xuất phát hơn, mỗi vùng gồm một số tỉnh thành gần nhau. Từ đó tính được giá trị cảnh quan của Thung lũng tình yêu lớn hơn. - Bóc tách chi phí của khách quốc tế dành cho Thung lũng tình yêu để nhằm đưa mẫu khách quốc tế vào mô hình. 3.7. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại Thung lũng tình yêu Mặc dù hàng năm Thung lũng tình yêu đón một lượng khách du lịch rất lớn tuy nhiên du khách vẫn than phiền về khá nhiều mặt như: cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, dịch vụ du lịch…do đó để nâng cao chất lượng môi trường tại đây và giúp nơi này ngày càng thu hút thêm nhiều du khách đến tham quan, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Công ty chủ quản nên đầu tư xây dựng một số nhà nghỉ làm nơi lưu trú qua đêm cho du khách, như thế sẽ kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại nơi này và cũng sẽ làm tăng doanh thu cho khu du lịch. - Tăng cường công tác giáo dục môi trường cho những người dân trong khu vực và cả dân vùng lân cận, để họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan… - Để tăng mức phí tham quan, công ty du lịch Thanh niên có thể sử dụng cách thức đưa phí tôn tạo cảnh quan môi trường vào trong giá vé và đảm bảo khoản thu này là sử dụng đúng mục đích. Hiện nay, mức phí là 10.000 đồng/người có thể tăng lên thành 20.000 đồng/ người mà không ảnh hưởng nhiều đến lượng khách tham quan. Như vậy với những đề xuất trên cần có sự phối hợp đồng bộ giữa ban quản lý Thung lũng tình yêu mà trực tiếp là cơ quan chủ quản – công ty du lịch thanh niên Đà Lạt với các ban ngành, cơ quan chức năng và sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương để sử dụng và khai thác có hiệu quả các tài nguyên của Thung lũng tình yêu. Đồng thời vẫn đảm bảo, duy trì và bảo tồn các giá trị của Thung lũng tình yêu theo hướng phát triển bền vững. 3.8. Tiểu kết chương III. Như vậy trong chương III đã trình bày về việc sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho Thung lũng tình yêu, các phương pháp thu thập xử lý thông tin, tổng quan về đặc điểm mẫu nghiên cứu, cách thức xác định mô hình hàm cầu du lịch cho Thung lũng tình yêu và qua đó đã xây dựng được hàm cầu giải trí cho khu du lịch nổi tiếng này. Từ những kết quả thu được như tính được chi phí tổng cho một chuyến đi, tỷ lệ thăm quan của vùng xuất phát và giá trị thặng dư chúng ta càng hiểu rõ hơn về tiềm năng du lịch vô cùng lớn của khu du lịch này. Và chúng ta cũng nên biết rằng những gì thu được của khu du lịch chưa xứng với tiềm năng của nó. Do đó ban quản lý khu du lịch nên có các biện pháp tôn tạo, giữ gìn vẻ đẹp riêng có của Thung lũng tình yêu và đặc biệt là cần nâng cao chất lượng phục vụ du lịch để thu hút thêm nhiều khách từ mọi miền của Tổ quốc. KẾT LUẬN Môi trường chúng ta đang sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, các nguồn tài nguyên thì ngày càng cạn kiệt, một phần nguyên nhân do chúng ta chưa định giá được tổng giá trị của nó. Vì vậy lượng hóa được giá trị của chất lượng môi trường đem lại là việc rất cần thiết. Nó giúp nâng cao nhạn thức của tất cả mọi người, hướng sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho môi trường, cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên. Đề tài: Đánh giá giá trị chất lượng môi trường tại Thung lũng tình yêu tại Đà Lạt nhằm mục đích tìm hiểu tầm quan trọng của việc định giá chính xác môi trường, đồng thời xây dựng mô hình hợp lý về nhu cầu cho Thung lũng tình yêu theo phương pháp chi phí du lịch theo vùng để ước tính giá trị kinh tế về mặt cảnh quan, giúp cho việc bảo tồn, khai thác hợp lý giá trị cảnh quan phục vụ cho du lịch. Đề tài đã đạt được một số kết quả như sau: - Tổng quan cơ sở lý luận về chất lượng môi trường, giá trị kinh tế của chất lượng môi trường và phương pháp TCM cũng như tầm quan trọng của nó trong việc định giá môi trường. - Tổng quan về Thung lũng tình yêu, tiềm năng, thực trạng du lịch…Hiện nay tiềm năng của Thung lũng tình yêu rất lớn tuy nhiên chưa được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng địa phương, các nhà quản lý. - Sử dụng phương pháp ZTCM để xác định mô hình hàm cầu du lịch cho Thung lũng tình yêu là VR = 17,712 – 0,0213TC và giá trị giải trí của vùng năm 2008 là 7,3 tỷ đồng .Giá trị cảnh quan và tổng thặng dư tiêu dùng ước lượng ở đây không bao gồm giá trị mang lại cho khách quốc tế. Đây là cơ sở để xác định tổng giá trị kinh tế cho Thung lũng tình yêu. Theo đó giúp tính ra mức giá vào cửa phù hợp hơn, đồng thời nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cảnh quan của khách du lịch, dân địa phương, ban quản lý. Đề tài còn những hạn chế: chưa phản ánh được ảnh hưởng của chất lượng môi trường hay thu nhập tới hàm cầu, chưa đưa được mẫu khách quốc tế vào mô hình nên mô hình chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên các kết quả thu được sẽ rất hữu ích cho công tác học tập, nghiên cứu sau này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barry Field và Nancy Olewiler , Kinh tế môi trường. 2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Các vườn quốc gia Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2001. 3. Khoa kinh tế - quản lý tài nguyên môi trường và đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bài giảng Kinh tế môi trường, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 1998. 4. Khoa kinh tế - quản lý tài nguyên môi trường và đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình quản lý môi trường, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2003. 5. R.Kerry Turner, David Pearce và Ian Bateman, Giới thiệu cơ bản về kinh tế môi trường 6. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2008, NXB Thống kê Hà Nội, 2009. 7. Bann, C. 1998. The Economic Valuation of Tropical Forest Land Use Options: A Manual for Researchers. EEPSEA Research Report, Singapore. 8. Dixon, J.A. and M. Hufschmidt ed. 1986. Economic Valuation Techniques for the Environment. The Johns Hopkins University Press, London, UK. 9. Trang web:.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_moi_truong_18__8929.pdf
Luận văn liên quan