Đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến quá trình nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất cây, con giống, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, nhằm
tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Từ đó, làm rõ sự cần thiết phải đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở
tỉnh Bến Tre.
Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông
nghiệp trong nước và nước ngoài như: Trung Quốc, Thái Lan, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí
Minh; để rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc đẩy mạnh quá trình nghiên cứu,
ứng dụng KH, CN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre.
Đánh giá đúng thực trạng ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở
tỉnh Bến Tre trong thời gian qua (2000 - 2008): từ những thành tựu, hạn chế, nguyên
nhân của thực trạng đó bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Từ đó, nêu lên một số vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình ứng dụng tiến bộ
KH, CN vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
124 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4918 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạ tầng khu sản xuất giống tập trung xã Thới Thuận huyện Bình Đại, xã
Vĩnh Thành, Hòa Nghĩa huyện Chợ Lách; dự án cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm cánh đồng
Bé xã Thạnh Phước, Thạnh Phong, Thạnh Hải; dự án đầu tư xây dựng cảng cá Bình Thắng,
An Nhơn; các công trình thủy lợi, cầu, đường phục vụ ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản
xuất nông nghiệp.
3.1.3.3. Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực khoa học, công nghệ theo hướng áp
dụng vào sản xuất nông nghiệp
Nghiên cứu nâng cao chất lượng chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ KH, CN nhằm
nâng cao nguồn nhân lực KH, CN có trình độ chuyên môn phù hợp với điều kiện sản xuất
nông nghiệp của tỉnh.
Xây dựng dự án và chuẩn bị các điều kiện thành lập trường Đại học Bến Tre để
đào tạo nguồn nhân lực KH, CN cho địa phương, nhất là lực lượng trực tiếp phục vụ lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh liên kết, liên thông trong đào tạo, kể cả liên kết đào
tạo đại học chính huy và liên kết đào tạo với các trường quốc tế, nâng số sinh viên đạt
100 sinh viên trên một vạn dân trở lên, ưu tiên cho sinh viên khoa học nông nghiệp. Mục
tiêu đào tạo cán bộ KH, CN gắn với sản xuất nông nghiệp là chính, bên cạnh còn bồi
dưỡng để nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH, CN cho cán bộ hiện có
trong các trung tâm ứng dụng KH, CN của tỉnh. Đảm bảo đủ năng lực làm chủ công
nghệ, nhất là công sinh học, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản hàng hóa nhằm nâng
cao chất lượng từ khâu sản xuất, phân phối, trao đổi đến tiêu dùng.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG
NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở BẾN TRE
3.2.1. Nhóm các giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Bến Tre, cần phải rà soát, nghiên cứu, bổ sung KH, CN hiện có, chưa có, để tiếp
tục chỉ đạo các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng cùng Sở Ban ngành khoa học của tỉnh tập
trung nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KH, CN vào sản xuất cây trồng vật nuôi.
3.2.1.1. Giải pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất cây
trồng
Trước hết, cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tạo
giống cây trồng với kỹ thuật chọn giống cây bằng phương pháp lai hữu tính. Phương
pháp này có thể phân biệt trên hai loài tự thụ phấn (tự phối) và loài tạp giao. Qua đó, ta sẽ
chọn lọc được những kiểu gen đồng hợp tử hay những dòng thuần là nguyên liệu cần
thiết, đã tạo nên nhiều giống lai có năng suất cao. Phương pháp lai hữu tính được áp dụng
trên cây ăn quả, lúa và rau màu, phù hợp với vùng đất nông nghiệp Bến Tre. Tuy nhiên
cũng cần kết hợp với nhiều phương pháp lai tạo hỗ trợ khác như phương pháp gây đột
biến, gây đa bội thể và bặc biệt là sử dụng công nghệ vi nhân giống bằng nuôi cấy mô và
tế bào cũng như công nghệ chuyển gen thực vật.
Thứ hai, cần nghiên cứu, ứng dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trên hai
biến dị: biến dị di truyền và biến dị không di truyền (còn gọi là biến thường). Bằng
phương pháp gây đột biến nhân tạo, ta sẽ tạo ra nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế
cao, do có ưu thế chống bệnh cao, sinh trưởng ngắn, có phẩm chẩt quý như giàu hàm
lượng đạm, chất béo và có hương vị, cây vững chắc không bị lốp, đổ, thuận lợi cho việc
thu hoạch bằng cơ giới. Việc chọn lọc các dạng đột biến có lợi được kết hợp với kỹ thuật
nuôi cây tế bào, mô in vitro nhằm tạo ra các giống cây lương thực có năng suất cao, phẩm
chất tốt một cách bền vững.
Thứ ba, cần tập trung nghiên cứu, ứng dụng phương pháp tạo giống bằng kỹ
thuật gây đa bội thể. Hiện tượng đa bội là hướng tiến hóa của giới thực vật có hoa, rất
thuận lợi cho việc trồng hoa kiểng và cây ăn quả, cây dừa, mía ở Bến Tre. Các thể đa bội
được tạo ra có thể dùng làm đối tượng giống sản xuất bằng phương thức sinh sản sinh
dưỡng hoặc tự phối , hoặc dùng làm nguyên liệu để lai tạo. Kinh nghiệm cho thấy nhiều
giống cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả , cây công nghiệp, cây hoa, cây
cảnh…có giá trị kinh tế cao được trống phổ biến tại nhiều nước trong đó có Việt nam đều
là các dạng đa bội.
Thứ tư, sử dụng các phương pháp cải tạo truyền thống như kết hợp phương pháp
lai, sinh sản sinh dưỡng với phương pháp gây đột biến, các nhà sản xuất đã tạo ra hàng
loạt giống cây trồng có năng suất cao, sản lượng tốt, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực
phẩm cho xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như thời gian từ tạo được giống đến
lúc áp dụng thực tiễn đại trà mất 10 năm, nhu cầu giống tốt rất lớn mà số lượng cung cấp
lại hạn chế và không kịp thời vụ…Vì vậy, Bến Tre cần nghiên cứu, áp dụng biện pháp
cải tạo giống bằng vi nhân giống và nhân bản vô tính hoặc cải tạo giống bằng dung
hợp tế bào trần. Đấy là phương pháp công nghệ sinh học hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật
nuôi cấy tế bào thực vật in vitro, kỹ thuật nhân bản vô tính, kỹ thuật lai tế bào trần, kỹ
thuật chuyển gen.
Việc nuôi cấy mô phân sinh và tái sinh cây trưởng thành được thực hiện thành
công, tạo được giống cây sạch bệnh, rút ngắn thời gian thu hoạch. Cách nhân giống in
vitro đem lại giá trị kinh tế cao vì các giống lai hữu tính thường bị nhiễm bệnh thất thu,
còn giống được nhân vô tính in vitro thường sạch bệnh, hơn nữa có thể cung cấp số lượng
giống lớn trong thời gian ngắn.
Việc sử dụng tế bào trần nuôi cấy để vi nhân giống sẽ làm tăng hiệu quả lên nhiều
lần về phương diện chọn dòng vô tính và tái sinh số lượng giống cây , vì chỉ từ một lá
cây ta có thể tạo ra hàng triệu tế bào trần, từ mồi tế bào ta có thể chọn được hàng chục
nghìn dòng, cho tái sinh hàng chục nghìn cây giống mang các đặc tính tốt.
Các phương pháp trên rất phù hợp với việc chọn nhân giống hoa kiểng ở Bến Tre,
để hướng tới mục tiêu cung cấp số lượng lớn cho thị trường trong và ngoài nước.
Thứ năm, để kết hợp một cách có hiệu quả việc nhân giống bằng các phương pháp
trên, vì vậy cần nghiên cứu sâu kỹ thuật chuyển gen và các giống cây biến đổi gen.
Hiện nay, kỹ thuật chuyển gen ở thực vật để tạo giống cây biến đổi gen được
thực hiện bằng 2 phương thức chủ yếu: một là, chuyển gen qua vi khuẩn đất
Agrobacterium; hai là, chuyển gen bằng AND trực tiếp vào tế bào nhờ các biện pháp vật
lý hoặc hóa học.
Mục tiêu chuyển gen qua vi khuẩn Agrobacterium sẽ tạo được các giống cây trồng
không thuộc họ đậu như lúa, ngô, có khả năng cố định đạm của không khí, bằng phương
pháp chuyển các gen cố định đạm chứa trong plas-mit của vi khuẩn cố định đạm cộng
sinh trong nốt sần của rễ các cây họ đậu vào tế bào cây chủ, từ đó tái sinh vi nhân giống
ra các giống lúa, ngô có khả năng cố định đạm từ N2 không khí.
Phương pháp chuyển AND trực tiếp vào các mô trong cây mà không gây hủy hoại
cho tế bào nhận, như vậy cho phép nghiên cứu sự biểu hiện của gen lạ ngay trong các cây
nhận ở các mô khác nhau, hoặc chuyển AND trực tiếp vào các mô sẹo trong nuôi cấy, từ
đó tái sinh ra cây biến đổi gen.
Với kỹ thuật chuyển gen như trên cho phép tạo ra hàng loạt giống cây biến đổi gen
có năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Phương
pháp này nên ứng dụng đối với các loại cây có lợi thế và giá trị kinh tế cao ở Bến Tre.
Thứ sáu, công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật và công nghệ chuyển gen không chỉ
được áp dụng vào công tác tạo giống cây trồng mới có năng suất cao, sản phẩm tốt mà
còn được áp dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học có gía trị kinh tế. Vì vậy, nên đưa
công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật để sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị vào
nghiên cứu, ứng dụng tại Bến Tre. Vì, hiệu suất sản xuất các chế phẩm bằng công nghệ
nuôi cấy tế bào thường cao hơn từ 2 đến hàng chục lần so với cây toàn vẹn nên có giá trị
kinh tế cao.
3.2.1.2. Giải pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất vật
nuôi
Để cải tạo giống vật nuôi có năng suất cao, cho phẩm chất tốt, thích nghi với điều
kiện sinh thái vùng chăn nuôi của tỉnh, ngoài các phương pháp truyền thống như phương
pháp lai tạo, thụ tinh nhân tạo…thì các phương pháp hiện đại cũng phải được nghiên cứu,
ứng dụng đó là: thụ tinh trong ống nghiệm và phương pháp cấy chuyển phôi; phương pháp
chuyển gen; nhân bản vô tính.
Thứ nhất, cần nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và cấy
chuyển phôi. Thông qua kỹ thuật thụ tinh in vitro và cấy chuyển phôi, ta có thể điều
khiển giới tính của phôi để sản xuất ra các thế hệ con có giới tính mong muốn. Điều này
đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì thông qua kỹ thuật xác định nhiễm sắc thể và AND, ta dễ
dàng xác định được giới tính của phôi và một số tính trạng khác mà con vật thế hệ sau sẽ
có thể chọn lọc phôi, từ đó chọn lọc, cải tạo đàn gia súc trên quy mô lớn theo yêu cầu của
của tỉnh.
Thứ hai, cần nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật nuôi cây tế bào động vật và kỹ thuật
chuyển gen vào tế bào động vật. Để chuyển gen vào tế bào động vật, ta sử dụng nhiều kỹ
thuật: sử dụng các vectơ như virút, hoặc chuyển trực tiếp AND vào tế bào bằng sung điện
để tạo lỗ thẩm thấu qua màng sinh chất, nhưng thông dụng và kết quả hơn cả là kỹ thuật
vi tiêm trực tiếp AND vào tế bào động vật, kể cả vật nuôi. Bằng phương pháp này, ta sẽ
tạo ra được các vật nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu suất đồng hóa thức ăn lớn.
Ngoài ra khi áp dụng phương pháp nuôi cấy các loại tế bào động vật khác nhau, kết hợp
kỹ thuật chuyển gen, lai tế bào soma in vitro sẽ sản xuất được các chế phẩm sinh học
dùng làm thuốc phòng bệnh và chữa bệnh như các vacxin vi rút, kháng vi khuẩn… rất
tiện ích cho công tác tạo giống và chăm sóc vật nuôi ở Bến Tre.
Thứ ba, cần từng bước nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nhân bản vô tính động vật
và cải tạo giống vật nuôi. Để tạo những đàn gia súc có năng suất, chất lượng cao về sản
phẩm có tính đồng nhất về di truyền để dễ chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, ta sử dụng
công nghệ nhân bản vô tính theo phương pháp áp dụng cho cừu Dolly. Ta có thể sử dụng
các tế bào phôi của bò, trâu, dê, lợn, gà, vịt… trưởng thành cho thịt hoặc cho sữa năng
suất cao, chất lượng tốt, đem nuôi cấy in vitro để tạo nên các dòng tế bào ở giai đoạn đầu,
sau đó cho chuyển nhân của chúng vào tế bào trứng bò, trâu. Dê… đã lấy nhân để tạo nên
các phôi mới, cho chúng phát triển và tạo ra các giống mới không chỉ sinh trưởng nhanh,
cho sản phẩm tốt mà còn có khả năng chống chịu bệnh tật.
Mặc dù còn nhiều mới mẻ trong phương pháp nghiên cứu này ở Bến Tre, nhưng
trong xu thế hội nhập như hiện nay, tỉnh cần tập trung nghiên cứu từng bước để ứng dụng
vào sản xuất nông nghiệp một cách có hiệu quả về kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
3.2.2. Nhóm các giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp
3.2.2.1. Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ trong cây trồng
Về sản xuất và cung ứng giống: Để đáp ứng nhu cầu về giống chất lượng xác
nhận, đảm bảo đầu vào cho việc sản xuất nông sản có chất lượng và đồng thời duy trì tính
bền vững của hệ thống canh tác, cần xây dựng hệ thống sản xuất giống từ giống tác giả
đến giống xác nhận các cấp thông qua hệ thống trạm, trại cấp tỉnh (bao gồm 1 trại giống
tổng hợp tại huyện Châu Thành, một trại giống cây ăn quả và hoa kiểng tại huyện Chợ
Lách, 1 trại giống lúa ở Ba Tri), các trại giống cấp huyện (1trại/huyện), kết hợp với các
cơ sở và hộ dân vệ tinh kinh doanh nhân giống tại các xã phường. Phấn đấu đến năm
2020, tỷ lệ sử dụng giống xác nhận trên 90% đối với lúa, rau đậu; trên 80% đối với cây
ăn quả, màu và mía.
Về ứng dụng KH, CN: Tiến hành xây dựng mô hình và nhân rộng các hệ thống
canh tác thích ứng với từng tiểu vùng, thực hiện đồng bộ chương trình khuyến nông,
chuyển giao các biện pháp công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Trong giai đoạn 2006 - 2015, tập
trung vào lúa, 4 loại cây ăn quả chủ lực (sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi da xanh),
dừa, kiểng, sản xuất giống cây ăn quả; giai đoạn sau 2015 chủ yếu là các loại trái cây đặc
sản khác, rau màu, hoa. Đặc biệt là phát triển mạnh các loại hình dịch vụ công nghệ - kỹ
thuật trong địa bàn và các vùng chuyên canh.
Các lĩnh vực cần chú ý là: các biện pháp canh tác tổng hợp nhằm đạt chất lượng cây ăn
quả, rau màu ở mức độ an toàn hoặc sạch, thuận lợi cho việc sơ chế, tồn trữ, vận chuyển, các
biện pháp xử lý ra hoa , rãi vụ và xử lý trước thu hoạch, các biện pháp khai thác tổng hợp kinh
tế vườn, luân canh lúa, chuyên canh rau màu nhằm gia tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích
đất đai sản xuất.
Trong giai đoạn trước 2015, từng bước xây dựng một số xã, hợp tác xã đạt tiêu
chuẩn ASEAN GAP đối với 4 loại cây ăn quả đặc sản, sản xuất giống và một số hoa
kiểng có khả năng xuất khẩu. Sau năm 2015, có thể tiếp cận EUREP GAP và xây dựng
một số trang trại, doanh nghiệp sản xuất trái cây và rau đạt tiêu chuẩn organic, để tiến tới
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn trên lĩnh vực nông sản hàng hóa ở Bến
Tre.
3.2.2.2. Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ trong vật nuôi
Một là, đối với gia súc, gia cầm.
Sản xuất và cung ứng giống: Trước năm 2012, xây dựng và hoàn chỉnh Trung
tâm Giống vật nuôi cấp tỉnh, đảm nhiệm xây dựng đàn giống cơ bản (GP,P), sản xuất tinh
cong rạ đối với heo và bò, tổ chức các vệ tinh nhân giống gia công, chuyển giao, lập phả
hệ cho đàn giống cơ bản, kiểm định, phê chuẩn ngoại hình, gieo tinh nhân tạo, khảo sát
các giống mới xuống các huyện, đặc biệt chú trọng 2 địa bàn:
Huyện Ba Tri, đưa địa bàn thành một trong những vùng có giống bò quan trọng
tiếp cận cấp quốc gia.
Huyện Mỏ Cày, xây dựng vùng giống heo tập trung, kể cả nhân giống gia công
cho các địa phương khác trong tỉnh.
Về ứng dụng KH, CN: Ứng dụng các giải pháp tích cực và đồng bộ để hạ giá
thành thức ăn, sử dụng thức ăn hợp lý, hỗ trợ các hộ dân nuôi công nghiệp trong việc
trang bị các máy phối trộn thức ăn. Cải thiện mạng lưới thú y từ cấp huyện đến cấp xã;
tăng cường năng lực và hệ thống cộng tác viên cho phòng kỹ thuật của Chi Cục thú y và
Trạm Thú y cấp huyện. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển công tác dịch vụ kỹ thuật và
thú y cùng các cơ sở vật chất kèm theo. Nghiên cứu cải thiện quy trình nuôi và công tác
quản lý chung (quy cách chuồng trại, cơ giới hóa phối chế thức ăn gia súc và Premix, vệ
sinh phòng dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật…) và tổ chức tập huấn, xây dựng
mô hình mẫu, tham quan, kỹ thuật ứng dụng.
Hai là: đối với thủy sản.
Về sản xuất và cung ứng giống: Xây dựng một Trung tâm giống cấp tỉnh tại
huyện Bình Đại và các trạm, trại ở các huyện thị, chịu trách nhiệm thử nghiệm những tiến
bộ trong công nghệ sản xuất giống, chuyển giao kỹ thuật và sản xuất một phần Post
Larvae, cá bột, chuyển giao kỹ thuật cho các trại kết hợp với công tác quản lý, kiểm tra,
kiểm định chất lượng giống. Đồng thời xây dựng 1 - 2 điểm tập trung trại giống/huyện
với quy mô 5 - 10ha/điểm, tương đương với 10 - 30 trại/điểm (ba huyện vùng biển như:
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) và quy mô 2 - 5ha/điểm, tương đương 5 - 15 trại/điểm (các
huyện vùng ngọt và ngọt hóa), có chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống trại ương tư nhân
vệ tinh.
Về ứng dụng KH, CN: Tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật
cho người nuôi, xây dựng tổ chức khuyến ngư gắn với cơ sở sản xuất nhằm trực tiếp
truyền đạt, tập huấn kỹ thuật sản xuất nuôi trồng – đánh bắt theo nhiều phương thức: đào
tạo tập trung và đào tạo tại chỗ. Các lĩnh vực kỹ thuật cần chú trọng là: quản lý môi
trường và phòng trừ dịch bệnh, bổ sung thức ăn tổng hợp, rãi vụ thu hoạch, xây dựng quy
trình nuôi cho từng vùng cụ thể, đào tạo đánh bắt có tổ chức phân công theo đoàn và sử
dụng các công cụ hiện đại trong việc định vị, tầm ngư, phổ biến các loại nghề đánh bắt
mới…Đồng thời nhân rộng các mô hình mẫu, tập hợp và tổ chức lực lượng kỹ sư - kỹ
thuật viên hiện hoạt động trên địa bàn, hình thành mạng lưới tư vấn về kỹ thuật nuôi. Xây
dựng chuẩn SQF, COC, GAP cho một số trang trại nuôi công nghiệp, và nhân rộng ra các
hộ dân sau năm 2015.
3.2.2.3. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sau thu hoạch
Để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá nông nghiệp, cần đẩy mạnh ứng dụng tiến
bộ KH, CN vào việc chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản. Vì trong giai đoạn hiện
nay, hàng hoá nông sản nhiều, tiêu thụ chậm, nếu không chú trọng đến công nghệ bảo
quản và chế biến, việc phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững sẽ gặp rất nhiều khó
khăn.
Đầu tư công nghệ chế biến: Cần phải phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, nhất là các mặt hàng từ thủy sản, dừa, đường, trái
cây. Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ các nhà máy
đông lạnh thủy sản: xây dựng 2 nhà máy chế biến thủy sản và nhà máy chế biến nông -
thủy sản; tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc (chủ yếu là thức ăn cho
tôm). Nâng cao năng lực bảo quản, xay xát, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng
trong nước, nhằm tạo động lực phát triển tiềm năng to lớn về sản phẩm nông sản của tỉnh.
Công nghệ bảo quản: Tìm và phổ biến rộng các giải pháp bảo quản nông - thủy
sản, giảm thiểu tối đa sự mất mát, hư hao, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển
các phương tiện bảo quản, các xe, tàu chuyên dùng vận chuyển đảm bảo được chất lượng
nông - thủy sản, đặc biệt là đối với vùng có hàng nông - thủy sản tập trung.
Đẩy mạnh tốc độ cơ giới hóa trong nông nghiệp, nhằm tổ chức tốt mạng lưới cơ
khí phục vụ chế biến, bảo quản trên địa bàn từng huyện theo hướng liên kết, sửa chữa và
trang bị mới các thiết bị hiện đại. Chuyển giao, cải tiến và đổi mới công nghệ ép mía, ép
dừa, sản xuất chỉ xơ dừa nhằm nâng cao chất lượng hàng truyền thống.
3.2.3. Nhóm giải pháp tạo lập tiền đề cho tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ trong nông nghiệp
3.2.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao - kỹ thuật cao và các trạm, trại,
xem như là đầu mối chuyển giao công nghệ, cung ứng sản phẩm tinh, sản phẩm đại trà có
chất lượng xác nhận, giống cây trồng cấp nguyên chủng, đầu dòng, dịch vụ kỹ thuật nông
nghiệp, thử nghiệm các chế phẩm sinh hóa học trong nông nghiệp, thông tin, môi giới
công nghệ… Trước năm 2010 sẽ hoàn chỉnh 2 khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vĩnh Thành
- Cái Mơn (chuyên cây ăn quả, giống, hoa kiểng) và Mỹ Thạnh An (khu nông nghiệp kỹ
thuật cao tổng hợp phục vụ nông nghiệp đô thị).
Đối với các lĩnh vực xây dựng thủy lợi, để vận động nhân dân tham gia xây dựng
hệ thống thủy lợi, cần phát huy đồng bộ các hạng mục đầu tư của nhà nước (công trình
đầu mối, công trình vùng lớn…), với các công trình hạng mục đầu tư của nhân dân (các
công trình nội đồng) nhằm sớm phát huy hiệu quả. Ngoài ra, cần phát huy hình thức nhà
nước và nhân dân cùng làm để xây dựng hệ thống giao thông nội vùng, liên vùng, tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ nông sản; có chính sách ưu đãi về vốn tín
dụng cho nông dân tự trang bị cơ giới và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
Xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh với các loại hình sửa chữa, cải tạo, có hố ủ, hầm
biogas, hệ thống liên hoàn chất thải chăn nuôi - trồng trọt trong các trại liên hợp. Đến
năm 2020, toàn bộ hộ và trang trại chăn nuôi đều phải đảm bảo chuồng trại hợp vệ sinh
và an toàn vệ sinh phòng dịch cho cây trồng, vật nuôi của tỉnh.
3.2.3.2. Giải pháp về chính sách
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ về vốn tín dụng, thuế các loại, hỗ trợ cán bộ kỹ
thuật, thông tin… giai đoạn ban đầu cho các hộ ứng dụng giống, kỹ thuật và mô hình
nuôi trồng mới, kiểm soát môi trường nuôi trồng, tự động hóa, cơ giới hóa một số khâu
kỹ thuật. Các biện pháp ưu đãi này cần được ưu tiên áp dụng đối với các doanh nghiệp
ngoài thành phố vào xây dựng trại hoặc liên doanh nhằm tạo điều kiện thu hút nguồn vốn
đầu tư từ bên ngoài và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Chính sách ưu tiên đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thuộc Sở
Khoa học - Công nghệ và Môi trường, các trung tâm giống và trại giống nông nghiệp,
thủy sản, tạo bước tiến mới về cây, con giống, về quy trình sản xuất tiến bộ, về công nghệ
chế biến, bảo quản nông - thủy sản. Phát huy vai trò của các trung tâm, các trại giống
hiện có và phát triển các trạm, trại giống mới. Thực hiện chính sách kêu gọi hợp tác, liên
kết đối với các viện, trường, trạm, trại giống Trung ương và các địa phương bạn, để hình
thành mạng lưới vệ tinh sản xuất thử nghiệm và nhân giống trong nhân dân.
- Có chính sách khen thưởng thỏa đáng đối với cá nhân, đơn vị có nhiều cống hiến
trong phát triển KH, CN. Khuyến khích cán bộ quản lý, cán bộ KH, CN trực tiếp thực
hiện đổi mới công nghệ hoặc chủ động thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới
vào nông nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, hoặc tạo ra mặt hàng mới có giá trị
kinh tế cao.
- Cơ chế tạo lập lợi ích hài hòa giữa những người làm nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu ứng dụng với nhau và giữa họ với người sản xuất được hưởng thành quả của việc
nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KH, CN. Phải thực hiện nguyên tắc thu nhập của
cán bộ khoa học phải gắn với hiệu quả công việc thực tế được đánh giá chính xác. Chẳng
hạn, đối với cán bộ nghiên cứu thu nhập gắn với các đề tài, công trình được nghiệm thu,
có thể nghiên cứu áp dụng hình thức đấu thầu công khai đối với các đề tài KH, CN phục
vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với các cán bộ khoa học làm nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ
KH, CN thì thu nhập phải gắn với hiệu quả thực tế tăng lên trong sản xuất nhờ ứng dụng
tiến bộ KH, CN đó thông qua các hợp đồng ký kết với người trực tiếp sản xuất hoặc ở địa
phương đó.
3.2.3.3. Giải pháp về vốn
Để tăng cường nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH, CN trong nông nghiệp cần đa
dạng hóa các nguồn vốn đầu tư.
Trước hết, cần đẩy mạnh đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng
chính yếu ở từng vùng nuôi trồng, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của
ngân sách cho từng chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và phòng
dịch, cải tạo môi trường nuôi trồng, chuyển giao KH, CN, tập huấn, xây dựng các Khu
Nông nghiệp Công nghệ - Kỹ thuật cao. Đối với một số chương trình trọng điểm, cần xây
dựng các dự án để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư hợp tác sản xuất, tiêu thụ và tổ chức
dịch vụ nông nghiệp. Do đó, cần phải có các biện pháp hỗ trợ về vốn để khuyến khích
đầu tư xây dựng đàn giống cơ bản, phục vụ cho quy mô trang trại tập trung, hợp quy cách
nuôi trồng công nghệ - kỹ thuật cao.
Thứ hai, ngân hàng cần phải ưu tiên, ưu đãi đặc biệt về vốn cho nghiên cứu ứng
dụng khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất nông nghiệp theo các mô hình tiên tiến
được tổng kết và đề xuất phổ biến, nhân rộng các dự án đổi mới công nghệ. Vì vậy, cần
tổ chức kịp thời cung ứng tín dụng với lãi suất hợp lý và gia tăng thêm tỷ trọng đối với
các hình thức vay dài hạn, trung hạn, nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân, doanh nghiệp kinh
doanh có điều kiện đầu tư vào các vùng chuyên nông nghiệp. Nghiên cứu việc trợ giá
giống ban đầu cho các loại hình nuôi trồng trọng điểm.
Thứ ba, có cơ chế để các doanh nghiệp nông nghiệp, hộ nông dân dành một phần
vốn cho nghiên cứu khoa học chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và
đào tạo nhân lực. Nguồn vốn này được hình thành do miễn, giảm thuế khi áp dụng công
nghệ mới, vốn khấu hao để lại của doanh nghiệp, vốn tiết kiệm tiêu dùng của nông dân.
Thứ tư, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn nhất thiết phải dựa vào KH, CN, kết hợp chặt chẽ với KH, CN, vì vậy
phải dành một phần vốn của chương trình để phát triển KH, CN, nhằm đẩy nhanh việc
ứng dụng các kết quả nghiên cứu triển khai. Các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
cũng phải dành một phần kinh phí cho nghiên cứu khoa học nhằm bảo đảm hiệu quả của
dự án.
3.2.3.4. Giải pháp về cán bộ
Thứ nhất, đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ KH, CN
nông nghiệp.
Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng và tôn vinh nhân tài theo
hướng tạo môi trường làm việc và gắn với lợi ích lâu dài (tiền lương, phụ cấp, tiền
thưởng tương xứng với giá trị chất xám của người lao động), khuyến khích tạo điều kiện
cho cán bộ khoa học được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, nhằm phục vụ
yêu cầu phát triển của tỉnh.
Chấn chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bố trí hợp lý cán bộ
KH, CN, tài năng trẻ, cán bộ đầu đàn của tỉnh. Ưu tiên đào tạo cán bộ KH, CN phục vụ
nông nghiệp, nông thôn trên 3 lĩnh vực: lao động quản lý, nghiệp vụ kỹ thuật và người
trực tiếp sản xuất. Tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật tại chỗ (mỗi xã có ít
nhất 2 - 3 cán bộ kỹ thuật) làm nòng cốt hỗ trợ người dân tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật
mới trong trồng trọt và chăn nuôi. Do đó phải:
- Có kế hoạch và chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ
KH, CN nông nghiệp, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với những thành tựu KH, CN tiên
tiến trong lĩnh vực nông nghiệp của đất nước và của thế giới để nâng cao trình độ, đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KH, CN vào
sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre.
- Kết hợp giữa đào tạo với phân bố và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ KH, CN theo
hướng gắn giữa nghiên cứu khoa học với thực tế sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Thứ hai, cần phải có hình thức thích hợp đào tạo nghề cho nông dân.
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp của
tỉnh, cần phải có kế hoạch và dự án cụ thể đào tạo nghề cho nông dân, thiết lập một hệ
thống dạy nghề tới xã, xuống tận ấp để mọi người lao động được đào tạo nghề, được
trang bị một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật nông nghiệp, để người nông dân chủ động
ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động. Vì vậy, cần liên
kết chặt chẽ với các trường, viện, các trung tâm đào tạo thuộc hệ thống khuyến nông,
nhằm hình thành mạng lưới dạy nghề ngay tại địa phương làng, xã. Chương trình và nội
dung đào tạo nghề cho nông dân phải gắn với thực tế sản xuất từng vùng ở địa phương.
Để đào tạo nghề cho nông dân có hiệu quả, tiết kiệm kinh phí, trước hết cần đào tạo cho
các đối tượng là học sinh trung học cơ sở, cán bộ kỹ thuật hoặc nông dân có trình độ và
uy tín do địa phương cử đi học làm hạt nhân, rồi sau đó về phổ biến lại và nhân rộng mô
hình.
Thứ ba, nâng cao trình độ dân trí trên địa bàn nông thôn tỉnh.
Bến Tre là vùng sâu nghèo khó, trình độ dân trí thấp là nguyên nhân cơ bản gây
khó khăn cho việc đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất. Vì vậy, để phát triển KH, CN và
ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cần phải phát
triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn cho người nông dân trên địa bàn. Trên cơ sở
thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về việc xóa mù chữ và phổ cập tiểu học ở
nông thôn, nhằm nâng cao trình độ dân trí, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát
triển, tỉnh cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho vùng
nông thôn hẻo lánh trên địa bàn.
3.2.3.5. Giải pháp về thị trường
Thứ nhất, tạo lập thị trường cho KH, CN.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển thị
trường KH, CN như cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công
nghệ ngành chế biến dừa; triển khai thực hiện việc đánh giá năng lực ở một số ngành (chế
biến thủy sản, chế biến dừa, cơ khí…); cần triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ
doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tổ chức các câu lạc bộ phổ biến tiến bộ kỹ
thuật và tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp tham gia sinh hoạt, tìm kiếm những thiết
bị, công nghệ mới tiên tiến, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Ngoài ra, cần phải tổ chức hoặc tham gia các hoạt động hội thi trái cây ngon hàng
năm, hội chợ thiết bị công nghệ ở tại tỉnh hay ở các địa phương khác, nhằm truyền bá
thông tin các kết quả nghiên cứu KH, CN, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, quan tâm của
các tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, hộ nông dân, nhà khoa học, nhà quản lý (nhà
nước). Qua đó, tạo ra được sân chơi hấp dẫn đối với các tổ chức cá nhân nghiên cứu, ứng
dụng và chuyển giao tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Thứ hai, hợp tác quốc tế về KH, CN.
Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về KH, CN nói chung, trong lĩnh vực nông
nghiệp nói riêng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả ứng dụng
tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay. Cần hợp tác trên một
số lĩnh vực sau:
Hợp tác đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ KH, CN nông nghiệp.
Trước hết, cần giữ các sinh viên, nghiên cứu sinh trẻ, có năng lực nhiệt tình, được
chuẩn bị tốt về ngoại ngữ để đào tạo một cách cơ bản ở trường đại học, viện nghiên cứu
khoa học có uy tín để đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực nghiên
cứu KH, CN nông nghiệp nhất là lĩnh vực công nghệ sinh học.
Ngoài đào tạo cơ bản ở các trường đại học, cần chú ý hình thức đào tạo bồi dưỡng
cán bộ thông qua việc hợp tác nghiên cứu khoa học ở các viện, các trung tâm nghiên cứu
có trình độ cao, các tổ chức quốc tế, thông qua việc cử cán bộ đi nghiên cứu, khảo sát,
thực tập. Số cán bộ này phải có trình độ ngoại ngữ tốt, nắm chắc nội dung chuyên môn,
nghiệp vụ cần tìm hiểu, tiếp thu để thực sự nâng cao trình độ chuyên môn và có khả năng
vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn ở tỉnh Bến Tre. Do vậy, cần tạo điều kiện cho đội
ngũ cán bộ KH, CN tham gia công tác, nghiên cúu, khảo sát và học tập ở nước ngoài.
Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông
nghiệp.
Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức khoa học, Chính phủ và phi Chính phủ (chính
phủ Việt Nam cho phép) trong khu vực và trên thế giới về việc trao đổi tài liệu, thông tin
KH, CN nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, quỹ gen di truyền, các công nghệ tiên
tiến. Đồng thời tích cực tham gia các hoạt động hợp tác trong nghiên cứu KH, CN tập
trung vào các đề tài gắn với việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới (như ở Bến Tre),
cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng hệ thống canh tác bền vững, bảo vệ môi
trường trong phát triển nông nghiệp…
Bên cạnh, còn phải có chế độ chính sách để thu hút các chuyên gia giỏi, các
cơ quan nông nghiệp có trình độ cao đến Bến Tre, nhất là các chuyên gia người Việt
đang sống ở nước ngoài, tham gia vào việc nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ KH,
CN vào sản xuất nông nghiệp phục vụ mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở
tỉnh Bến Tre hiện nay.
KẾT LUẬN
KH, CN là động lực cơ bản, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng. Ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông
nghiệp ở Bến Tre là vấn đề quan trọng không chỉ nhận thức lý luận mà còn có ý nghĩa
thực tiễn trong sự phát triển nông nghiệp của tỉnh. Do đó, mục đích của việc ứng dụng
rộng rãi các thành tựu KH, CN vào sản xuất nông nghiệp, nhằm chủ động đi tắt, đón đầu,
tranh thủ du nhập các công nghệ hiện đại về sản xuất giống cây trồng, vật nuôi thương
phẩm, để rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế so với các tỉnh trong khu vực và cả
nước.
Dưới góc độ kinh tế chính trị, phương pháp tiếp cận của luận văn là tập trung khái
quát thực trạng ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất cây trồng vật nuôi ở tỉnh Bến Tre,
để từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp phù hợp, nhằm đẩy mạnh nghiên cứu,
ứng dụng KH, CN hiện đại cho phát triển nông nghiệp của tỉnh. Với mục tiêu đó, luận
văn đã tập trrung giải quyết những vấn đề sau:
Đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến quá trình nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất cây, con giống, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, nhằm
tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Từ đó, làm rõ sự cần thiết phải đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở
tỉnh Bến Tre.
Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông
nghiệp trong nước và nước ngoài như: Trung Quốc, Thái Lan, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí
Minh; để rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc đẩy mạnh quá trình nghiên cứu,
ứng dụng KH, CN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre.
Đánh giá đúng thực trạng ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở
tỉnh Bến Tre trong thời gian qua (2000 - 2008): từ những thành tựu, hạn chế, nguyên
nhân của thực trạng đó bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Từ đó, nêu lên một số vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình ứng dụng tiến bộ
KH, CN vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất cây trồng
vật nuôi ở tỉnh Bến Tre thời gian qua, phương hướng và mục tiêu phát triển ngành nông
nghiệp trong những năm tới, triển vọng, tiềm năng thị trường hàng nông sản trong nước, thế
giới; luận văn đã đưa ra những định hướng cơ bản và giải pháp để đẩy mạnh nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp, góp phần đưa nông nghiệp của tỉnh phát
triển nhanh, bền vững, từng bước sánh vai cùng với các tỉnh trong vùng và cả nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000),
Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Bí thư (2005), Chỉ thị (50-CT/TW) về việc Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công
nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà
Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Triển khai chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ đến năm 2010 và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 9 khoá IX, Hội nghị toàn ngành Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Kế hoạch nghiên cứu phát triển khoa
học, công nghệ năm 2007, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Báo cáo hoạt động khoa học, công
nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 1996 – 2000 và kế hoạch
2000 – 2005, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Chiến lược phát triển nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2010, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Một số thành tựu về nghiên cứu khoa
học, công nghệ trong những năm gần đây, Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Nghiên cứu phục vụ sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao, Hà Nội.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thành tựu nông nghiệp và phát triển nông
thôn sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Hà Nội.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Tình hình phát triển nông nghiệp
công nghệ cao ở Việt Nam, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Bộ (2001), Khoa học và công nghệ nông nghiệp Kết quả và định hướng,
Hoạt động khoa học.
12. Cục Thống kê tỉnh Bến Tre (2006), Niên giám thống kê 2005, Bến Tre.
13. Cục Thống kê Bến Tre (2007), Niên giám thống kê năm 2006, Bến Tre.
14. Cục Thống kê Bến Tre (2008), Niên giám thống kê năm 2007, Bến Tre.
15. Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Báo cáo sơ kết sản
xuất trồng trọt năm 2006, kế hoạch vụ Đông xuân 2006 – 2007 các tỉnh phía
nam (đồng bằng sông Cửu Long) , Hà Nội.
16. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, Thực trạng và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng bộ tỉnh Bến Tre (2000), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XII Đảng bộ tỉnh
Bến Tre, Bến Tre.
18. Đảng bộ tỉnh Bến Tre (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh
Bến Tre nhiệm kỳ 2005 – 2010, Bến Tre.
19. Đảng bộ tỉnh Bến Tre (2005), Văn kiện Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Bến Tre khoá XIII, Bến Tre.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Chỉ số 63-CT/TW ngày 28/02/2001 của Bộ Chính
trị, về Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Bùi Huy Hiền (2005), Kết quả nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng, sử dụng có hiệu quả
phân bón trong thời kỳ đổi mới và kế hoạch hoạt động giai đoạn 2006 - 2010,
Hà Nội.
24. Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Như Ất (2001), Công nghệ sinh học và ứng dụng vào
phát triển nông thôn, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
25. Đặng Hữu (2000), “Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (17).
26. “Khái niệm công nghệ” (2000), Công tác khoa giáo, (2).
27. Đặng Trọng Lương (2005), Kết quả nghiên cứu, triển khai cây trồng biến đổi gen
trên toàn cầu và trong nước 10 năm qua, Hà Nội.
28. Luật khoa học và công nghệ (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Phòng Kinh tế Thị Xã Bến Tre (2004), Báo cáo kết quả thực nghiệm Nhân rộng mô
hình thâm canh cây ăn trái, tôm càng xanh ba xã Mỹ Thạnh An, Phú nhuận,
Nhơn Thạnh Thị Xã Bến Tre, Bến Tre.
30. Vũ Đức Quang, Lưu Thị Ngọc Huyền, Trần Duy Quý (2005), “Cây trồng biến đổi
gen và vấn đề an toàn sinh học ở Việt Nam”, Tạp chí Viện Di truyền Nông
nghiệp, Hà Nội.
31. Trần Duy Quý (2006), Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất
nông nghiệp trong 20 năm đổi mới, Hà Nội.
32. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bến Tre (2007), Thông tin khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, (số 01 - 12), Bến Tre.
33. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bến Tre (2008), Thông tin khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, (số 11 – 12), Bến Tre.
34. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre (2002), Báo cáo khoa học Đánh giá hiện
trạng công nghệ ngành chế biến dừa và chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre 2000 –
2001, Bến Tre.
35. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến tre (2004), Tổng kết các mô hình sử dụng chế
phẩm điều khiển mùa vụ cây ăn trái theo yêu cầu của thị trường, Bến Tre.
36. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre (2005), Báo cáo hoạt động khoa học, công
nghệ giai đoạn 2001 – 2005 và phương hướng, kế hoạch năm 2006 – 2010,
Bến Tre.
37. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre (2005), Kế hoạch hoạt động khoa học –
công nghệ năm 2006 – 2010, Bến Tre.
38. Sở Khoa học và Công nghệ (2008), Báo cáo tình hình thực hiện kết luận Hội nghị
Trung ương 6 (khóa IX) về Giáo dục đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Bến
Tre.
39. Sở Khoa học và Công nghệ (2005), Báo cáo kết quả hoạt động quản lý khoa học giai
đoạn 1999 - 2004 và kế hoạch 2006 - 2010, Bến Tre.
40. Sở Khoa học và Công nghệ (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động nghiên cứu
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2000 - 2004, Bến Tre.
41. Sở Khoa học và Công nghệ (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2 (khóa VIII) về Khoa học và Công nghệ, Bến Tre.
42. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Quy hoạch phát triển nông – lâm –
thủy sản đến năm 2020, Bến Tre.
43. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn và triển
vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
44. Phan Thanh Tịnh (2006), Báo cáo tổng kết thành tựu khoa học công nghệ sau 20 năm
đổi mới lĩnh vực cơ điện nông lâm nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Hà Nội.
45. Tỉnh ủy Bến Tre (2007), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Ban
Bí thư TW, khóa IX, về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bến Tre.
46 . Tỉnh ủy Bến Tre (2008), Báo cáo sơ kết thực hiện Chỉ thị 63-CT/TW của Bộ Chính
trị, khóa VIII, về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bến Tre.
47. Tỉnh ủy Bến Tre (2008), Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện kết luận Hội nghị Trung
ương 6, khóa IX, về khoa học và Công nghệ, Bến Tre.
48. Tỉnh ủy Bến Tre (2007), Chương trình hàng động về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế giai
đoạn 2007 - 2010 và đến 2015, Bến Tre.
49. Tỉnh ủy Bến Tre (2001), Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 63-CT/TW của
Bộ Chính trị, về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Bến Tre.
50. Tỉnh ủy Bến Tre (2005), Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của
Ban Bí thư, về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bến Tre.
51. Tỉnh ủy Bến Tre (2008), Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ 2 (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bến Tre.
52. Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty Lương thực Bến Tre (2002), Lắp đặt
thiết bị đấu trộn - làm sạch - sấy - làm mát gạo công suất 20 tấn/giờ, Bến Tre.
53. Trung tâm Thông tin phát triển, nông nghiệp nông thôn (2008), Báo cáo thường niên,
ngành nông nghiệp Việt Nam 2007 và triển vọng 2008. Hà Nội.
54. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Nâng cấp hoàn thiện cơ
sở vật chất và sản xuất thử nghiệm nuôi cấy mô tế bào, Bến Tre.
55. Trung tâm Từ điển học (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
56. Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
57. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (2005), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội giai
đoạn 2001 – 2005, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2006 – 2010, Bến Tre.
58. Lý Kinh Văn (1998), Kinh tế Trung Quốc vào thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
59. Nguyễn Thị Vân (2008), Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển nông
nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội
60. Viện Di truyền Nông nghiệp (2008), Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công
nghệ năm 2007 và dự kiến kế hoạch 2008, Báo Hà Nội.
61. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (2008), Nghiên cứu hoàn thiện
công nghệ chế biến mụn xơ dừa thành giá thẻ và phân bón hữu cơ sinh học
phục vụ sản xuất nông nghiệp, TP. HCM.
62. Nguyễn Kim Vũ (2006), 20 năm phát triển khoa học công nghệ sau thu hoạch nâng
cao giá trị, chất lượng và mở rộng đầu ra cho sản phẩm lương thực nước ta,
Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: SƠ ĐỒ XỬ LÝ ĐIỀU KHIỂN RA HOATRÊN CÂY CHÔM CHÔM
Thời kỳ
sinh trưởng
Điều kiện
cây trồng
Điều kiện
ngoại cảnh
Biện pháp
cơ giới
Biện pháp
hóa học
Biện pháp
khác
Trước khi
ra hoa
Đầy đủ
dinh dưỡng
Ẩm nhiệt
độ thấp
Xiết nước vào giữa cơi lá
3, khoanh vỏ - tỉa lá
Xử lý MKP
Cơi lá 3 bắt đầu già
Xử lý KNO3
(kích mầm hoa)
Phân bón lá, vi lượng, Bo
(trước khi nở hoa). Xử lý
NAA (sau khi ra hoa)
Bón phân (cân đối NPK)
Phân bón lá, vi lượng,
thuốc ĐHST (ít xử lý)
Thuốc BVTV
Hình
thành
trái
Ra hoa
Phụ lục 2
SƠ ĐỒ XỬ LÝ ĐIỀU KHIỂN RA HOA TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Phân bón lá, vi lượng,
thuốc ĐHST (ít xử lý)
Thuốc BVTV
Cắt tỉa cành
Bón phân (chú trọng N) Sau thu
hoạch
Thu
hoạch
Trái to
Thời kỳ
sinh trưởng
Điều kiện
cây trồng
Điều kiện
ngoại cảnh
Biện pháp
cơ giới
Biện pháp
hóa học
Biện pháp
khác
Trước khi
ra hoa
Đầy đủ
dinh dưỡng
Ẩm nhiệt
độ thấp
Bổ sung P
Xiết nước vào giữa cơi lá 3
Xử lý MKP
Cơi lá 3 bắt đầu già
Xử lý paclobutrazole
cơi lá 3 đã già
Phụ lục 3
SƠ ĐỒ XỬ LÝ ĐIỀU KHIỂN RA HOA TRÊN CÂY MĂNG CỤT
Xử lý KNO3
(kích mầm hoa)
Phân bón lá, vi lượng, Bo
(trước khi nở hoa)
Bón phân (cân đối NPK)
Phân bón lá, vi lượng, GA3,
Atomik
Thuốc BVTV
GA3, Atomik, phân bón lá
(ít xử lý)
Thuốc BVTV
Cắt tỉa cành (nếu cần)
Bón phân (chú trọng N)
Sau thu
hoạch
Thu
hoạch
Trái to
Hình
thành
trái
Ra hoa
Thời kỳ
sinh trưởng
Điều kiện
cây trồng
Điều kiện
ngoại cảnh
Biện pháp
cơ giới
Biện pháp
hóa học
Biện pháp
khác
Trước khi
ra hoa
Đầy đủ
dinh dưỡng
Ẩm nhiệt
độ thấp
Xiết nước vào cuối mùa
mưa
Xử lý MKP
Xử lý KNO3
Bón phân (cân đối NPK)
Thuốc BVTV, GA 3
Bón phân (chú trọng N)
Thu
hoạch
Trái to
Hình
thành
trái
Ra hoa
Phụ lục 4
SƠ ĐỒ XỬ LÝ ĐIỀU KHIỂN RA HOA TRÊN CÂY XOÀI
Sau thu
hoạch
Thời kỳ
sinh trưởng
Điều kiện
cây trồng
Điều kiện
ngoại cảnh
Biện pháp
cơ giới
Biện pháp
hóa học
Biện pháp
khác
Trước khi
ra hoa
Đầy đủ
dinh dưỡng
Ít mưa
Bón NPK lúc lá già
Tỉa tán lá đầu mùa mưa
Xử lý KNO3, thiourea
Phân bón lá, vi lượng, Bo
(trước khi nở hoa)
Bón phân (cân đối NPK)
Tưới nước (tăng thể tích
trái)
Ra hoa
Xử lý paclobutrazol
lúc lá sắp già
Xử lý acetylen lúc lá già
Phụ lục 5
SƠ ĐỒ XỬ LÝ ĐIỀU KHIỂN RA HOA TRÊN CÂY NHÃN
Phân bón lá, vi lượng, GA3,
Atomik
Thuốc BVTV
Thuốc BVTV
Tỉa tán lá đầu mùa mưa
Sau thu
hoạch
Thu
hoạch
Trái to
Hình
thành
trái
Bón phân (chú trọng N)-
Tưới nước
Thời kỳ
sinh trưởng
Điều kiện
cây trồng
Điều kiện
ngoại cảnh
Biện pháp
cơ giới
Biện pháp
hóa học
Biện pháp
khác
Trước khi
ra hoa
Đầy đủ
dinh dưỡng
Ẩm nhiệt
độ thấp
Bón phân (chú trọng P)-
Cắt nước lúc đủ 3-4 cơi lá
Khấc cành thời lỳ lá lụa
Chừa 1 cành thở
Phụ lục 6
Xử lý KNO3, Dekamon,
NAA (Kích mầm hoa)
Phân bón lá, vi lượng, Bo
(trước khi nở hoa)
Bón phân (cân đối NPK)
Tưới nước (tăng thể tích
trái)
Phân bón lá, vi lượng, NAA
(chấm dứt đậu trái)
Thuốc BVTV
Thuốc BVTV
Cắt tỉa cành
Sau thu
hoạch
Thu
hoạch
Trái to
Hình
thành
trái
Ra hoa
Xử lý KCLO3
Sau lá lụa (tưới hoặc phun)
Bón phân (chú trọng N)-
Tưới nước
GA3, Dekamon
(kích thước và màu trái)
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẾN TRE
NĂM 2000, 2005, 2007
DANH MỤC
ĐƠN
VỊ
NĂM TỐC ĐỘ PT (%)
2000 2005 2007 2001-
2005
2001-
2007
A B 1 2 3 4 5
I. TRỒNG TRỌT
Tổng diện tích gieo
trồng
Ha 191.56
2
176.01
6
175.182 -1,58% -0,07%
1. Cây lương thực (có
hạt)
Ha 102.38
7
84.374 80.452 -3,80% -0,68%
1.1. Lúa cả năm
- Diện tích Ha 101.61
7
83.504 79.732 -3,85% -0,66%
- Năng suất Tạ/ha 35 41 38,23 3,06% -0,96%
-Sản lượng Tấn 357.26
3
341.39
1
304.783 -0,90% -1,61%
1.1.1. Lúa đông xuân
- Diện tích Ha 23.182 21.844 20.675 -1,18% -0,78%
- Năng suất Tạ/ha 49 44 54,47 -1,87% 3,05%
- Sản lượng Tấn 112.49
0
96.436 112.609 -3,03% 2,24%
1.1.2. Lúa hè thu
- Diện tích Ha 29.486 23.996 24.232 -4,04% 0,14%
- Năng suất Tạ/ha 39 38 40,07 -0,74% 0,90%
- Sản lượng Tấn 115.11
8
90.272 97.089 -4,75% 1,05%
DANH MỤC
ĐƠN
VỊ
NĂM TỐC ĐỘ PT (%)
2000 2005 2007 2001-
2005
2001-
2007
A B 1 2 3 4 5
1.1.3. Lúa mùa
- Diện tích Ha 48.949 37.664 34.825 -5,11% -1,11%
- Năng suất Tạ/ha 26 41 27,30 9,17% -5,67%
- Sản lượng Tấn 129.65
5
154.68
3
95.085 3,59% -6,72%
1.2. Ngô
- Diện tích Ha 765 870 693 2,61% -3,20%
- Năng suất Tạ/ha 29 33 32,45 2,86% -0,33%
- Sản lượng Tấn 2.206 2.889 2.249 5,54% -3,51%
2. Cây dừa
- Tổng diện tích 37.758 37.595 44.423 -0,09% 2,41%
- Diện tích kinh
doanh
Ha 33.019 33.587 34.906 0,34% 0,55%
- Năng suất Trái/h
a
7.016 7.700 8.520 1,88% 1,46%
- Sản lượng 1000tr
ái
231.65
7
258.77
9
297.413 2,24% 2,01%
3. Cây mía
- Diện tích Ha 12.934 8.881 7.719 -7,26% -198%
- Năng suất Tạ/ha 617 702 744 2,61% 0,83%
- Sản lượng Tấn 798.91
2
623.33
4
574.046 -4,84% -1,17%
4. Cây ăn trái
- Tổng diện tích Ha 32.379 39.702 36.637 4,16% -1,14%
DANH MỤC
ĐƠN
VỊ
NĂM TỐC ĐỘ PT (%)
2000 2005 2007 2001-
2005
2001-
2007
A B 1 2 3 4 5
- Diện tích kinh
doanh
Ha 22.938 29.090 28.810 4,87% -0,14%
- Sản lượng Tấn 309.25
4
379.90
2
357.269 4,20% -0,87%
4.1. Cam, quít
- Tổng diện tích Ha 4.118 10.194 7.273 19,88% -4,71%
- Diện tích kinh
doanh
Ha 2.212 6.868 6.062 25,43% -1,77%
- Năng suất Tạ/ha 133 101 98,26 -5,37% -0,41%
- Sản lượng Tấn 29.492 69.468 59.567 18,69% -2,17%
4.2. Chôm chôm
- Tổng diện tích Ha 3.287 3.868 3.950 3,31% 0,31%
- Diện tích kinh
doanh
Ha 2.525 3.354 3.648 5,84% 1.21%
- Năng suất Tạ/ha 160 190 178 3,50% -0,95%
- Sản lượng Tấn 40.398 63,752 64.821 9,55% 0,24%
4.3. Nhãn
- Tổng diện tích Ha 12.917 8.986 7.439 -7,00% -2,66%
- Diện tích kinh
doanh
Ha 9.019 8.543 7.346 -1,08% -2,13%
- Năng suất Tạ/ha 117 128 121 1,76% -0,78%
- Sản lượng Tấn 105.77
9
108.92
6
89.005 0,59% -2,84%
4.4. Bưởi
DANH MỤC
ĐƠN
VỊ
NĂM TỐC ĐỘ PT (%)
2000 2005 2007 2001-
2005
2001-
2007
A B 1 2 3 4 5
- Tổng diện tích Ha 398 3.004 3.996 49,82% 4,16%
- Diện tích kinh
doanh
Ha 179 1.233 2.277 47,10% 9,16%
- Năng suất Tạ/ha 153 128 107 -3,46% -2.55%
- Sản lượng Tấn 2.732 15.827 24.323 42,10% 6,33%
4.5. Sầu riêng
-Tổng diện tích Ha 591 2.206 2.144 30,14% -0,41%
- Diện tích cho SP Ha 444 1.092 1.334 19,72% 2,90%
- Năng suất Tạ/ha 95 120 113 4,72% -0,89%
- Sản lượng Tấn 4.230 13.157 15.037 25,48% 1,93%
4.6. Măng cụt
- Tổng diện tích Ha 585 4.600 4.861 51,05% 0,79%
- Trồng chuyên Ha 1.888 2.244 2,50%
- Diện tích cho SP Ha 167 617 804 29,87% 3,85%
- Năng suất Tạ/ha 96 105 96 1,73% -1,23%
- Sản lượng Tấn 1.609 6.506 7.741 32,24% 2,51%
II. CHĂN NUÔI
2.1. Đàn trâu Con 5.402 2.888 1.939 -
11,77%
-5,53%
2.2. Đàn bò Con 43.736 124.30
6
157.600 23,23% 3,45%
2.3. Đàn heo Con 280.63
9
299.83
0
303.450 1,33% 0,17%
2.4. Đàn gia cầm 1000c 5.045 2.660 2.767 - 0,56%
DANH MỤC
ĐƠN
VỊ
NĂM TỐC ĐỘ PT (%)
2000 2005 2007 2001-
2005
2001-
2007
A B 1 2 3 4 5
on 12,02%
2.5. Sản lượng thịt
XC
Tấn 49.239 74.799 79.679 8,72% 0,91%
2.6. Sản lượng trứng 1000
Q
167 24.743 45.852 9,21%
Nguồn: Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 48_8192.pdf