Luận văn Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Thực hiện tốt những phương hướng và giải pháp trên chắc chắn Quảng Bình sẽ có một đội ngũ trí thức đông về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, xứng đáng là lực lượng chủ yếu thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Trước mắt, đội ngũ này sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa Quảng Bình thoát nghèo, trở thành một tỉnh có nền kinh tế trung bình khá và có những yếu tố phát triển bền vững. Từ đó tạo đà để trong tương lai gần, sau khi cơ bản trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, Quảng Bình sẽ trở thành một tỉnh giàu mạnh, văn minh, đời sống chính trị, xã hội ổn định và có nền kinh tế phát triển cao, có thể sánh vai cùng các tỉnh, thành có nền kinh tế phát triển trong cả nước.

pdf119 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3466 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức chủ quan của người lãnh đạo, quản lý quyết định. Đảng và Nhà nước dù rất quý trọng trí thức, nhưng thực tiễn chưa tạo ra nhiều việc làm đòi hỏi phải có trí thức tài giỏi đảm nhiệm thì trí thức vẫn chưa thể được trọng dụng. Bởi vậy, để trọng dụng trí thức, cùng với công tác tư tưởng, tổ chức tác động tốt vào đội ngũ trí thức thì yếu tố quyết định lại là xây dựng các chủ trương, chính sách nhằm phát huy tài năng và sự cống hiến của họ. Từ trên cơ sở đổi mới phương thức lãnh đạo, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình các cấp uỷ Đảng mà trước hết là Tỉnh uỷ phải trên cơ sở những Nghị quyết, đường lối được Trung ương Đảng đề ra và căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương mà quán triệt triển khai đến các chi bộ, đảng viên, từ đó xác định phương hướng, kế hoạch hành động cụ thể của từng đơn vị thành viên. Trong giai đoạn hiện nay, các cấp uỷ Đảng phải tổ chức quán triệt sâu rộng và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, Nghị quyết về xây dựng và phát triển các lĩnh vực, các ngành nghề kinh tế trọng điểm có tính bứt phá của tỉnh. Việc đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và những hoạt động khác của đội ngũ trí thức của tỉnh đều nhằm cụ thể hoá những chủ trương của Đảng, thực hiện những mục tiêu của Đảng đã đề ra. Bên cạnh đó, các cấp uỷ đảng cần nâng cao công tác phát triển Đảng trong đội ngũ trí thức. Thông qua các chi bộ, đảng viên, thực hiện sự lãnh đạo đối với đội ngũ trí thức của tỉnh. Cán bộ, đảng viên, các cơ quan, tổ chức của Đảng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá, uốn nắn kịp thời những sai sót, hạn chế trong việc đề ra và thực hiện các chính sách, chế độ đối với trí thức, đồng thời xây dựng và thực hiện cơ chế bảo đảm quyền và trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong góp ý kiến xây dựng, phản biện các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh. Bảo đảm các điều kiện và phương tiện giúp trí thức hiểu biết đầy đủ về chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, tiếp cận với thực tiễn đất nước nâng cao giác ngộ chính trị và ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Vạch trần và đấu tranh chống âm mưu lôi kéo trí thức, chia rẽ trí thức với Đảng của các thế lực phản động. 2.2.2.3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trí thức ở các cơ sở đào tạo đại học và liên kết đào tạo đại học trên địa bàn tỉnh Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ trí thức Quảng Bình hiện nay là công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức trên địa bàn của tỉnh còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ đội ngũ trí thức là việc làm cấp bách, cần thiết phải được tiến hành ngay. Để thực hiện được giải pháp này tỉnh cần tập trung làm tốt các nội dung sau: + Rà soát chất lượng đào tạo ở trường đại học Quảng Bình và các cơ sở có liên kết đào tạo đại học trên địa bàn tỉnh để bổ sung, điều chỉnh, khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Chúng ta biết rằng, trí thức không tự nhiên mà có mà phải được trải qua một quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện lâu dài trong môi trường giáo dục và đào tạo. Do vậy, để đội ngũ trí thức Quảng Bình ngày càng lớn mạnh, có số lượng và chất lượng đảm bảo tỉnh cần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là đào tạo đại học, vì đây là cơ sở trực tiếp đào tạo và cung cấp đội ngũ trí thức cho tỉnh. Cho nên, việc rà soát chất lượng đào tạo đại học trên địa bàn tỉnh là việc làm hết sức cần thiết, phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Hiện nay toàn tỉnh có 01 trường đại học và một số cơ sở được phép liên kết đào tạo đại học với các trường đại học trong nước như Trường Trung học kinh tế, Trường Trung cấp kỹ thuật công nông nghiệp, các Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề ở 7 huyện và thành phố, trung tâm dịch vụ việc làm của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh. Trong đó chủ yếu là trường đại học còn các cơ sở còn lại liên kết đào tạo đại học còn ít, không thường xuyên và mang tính thời vụ, đào tạo theo nhu cầu tức thời và chủ yếu là tại chức. ở trường đại học Quảng Bình hiện tại có 24 chuyên ngành đào tạo nhưng trong đó chủ yếu là đào tạo nghề sư phạm, bởi vì tiền thân của nó là trường Cao đẳng sư phạm. Lực lượng trí thức cơ bản của tỉnh hiện nay chủ yếu được đào tạo ở các trường đại học ngoài tỉnh như Huế, Đà Nẵng, Vinh, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đối với trường Đại học Quảng Bình và các cơ sở trong tỉnh được phép liên kết đào tạo đại học, ủy ban nhân dân tỉnh cùng Sở Giáo dục và Đào tạo cần thường xuyên tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá thực chất chất lượng đào tạo. Trước hết là rà soát khâu tuyển sinh đầu vào xem đã đảm bảo thực chất và công bằng chưa, sau nữa là khâu quản lý đào tạo để kịp thời chấn chỉnh sự lỏng lẻo, kiên quyết đấu tranh xử lý các hành vi tiêu cực trong quá trình đào tạo. Hiện nay, nhiều cơ sở lợi dụng cơ chế mở các lớp đào tạo đại học không bám sát với nhu cầu thực tiễn của địa phương mà chủ yếu để chuẩn hoá bằng cấp cho các cán bộ, công chức, viên chức chưa được chuẩn hoá đại học trong tỉnh. Việc làm này có những mặt tích cực nhưng cũng phát sinh không ít tiêu cực, cần phải sớm có sự chấn chỉnh và tăng cường kiểm tra, giám sát về mặt nội dung, chất lượng, đặc biệt là các loại hình đào tạo đại học tại chức, từ xa. Song song với việc làm trên cần có kế hoạch theo dõi chặt chẽ thời gian đào tạo trên thực tế của các lớp học. Hiện tại không ít cơ sở giảng viên khi được mời đến giảng dạy đã không hoàn thành nhiệm vụ như bớt xén thời gian lên lớp, giảng dạy không chuyên tâm. Đây là biểu hiện thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Việc rà soát chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh còn thể hiện ở khâu tuyển dụng và bố trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Việc làm này cần phải được thực hiện một cách chặt chẽ, công khai, minh bạch để lựa chọn được người thực sự có năng lực, cũng qua đó mà đánh giá được chính xác hơn chất lượng đào tạo đại học ở các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh để có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo chất lượng ngày một cao. Trong quá trình rà soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo trên địa bàn tỉnh cần chú trọng phát hiện nhân tài để nuôi dưỡng, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng. ủy ban nhân dân tỉnh cần có chính sách hỗ trợ đối với các sinh viên học giỏi, đạo đức tốt; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn tỉnh đầu tư chăm lo, nuôi dưỡng nhân tài ngay từ khi học đại học để về sau sử dụng, tránh để một bộ phận có chất xám quý giá này đi nơi khác. Việc này nhiều địa phương trong cả nước đã làm và làm mạnh, ở Quảng Bình còn hạn chế. Đây là điểm mà tỉnh và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh cần lưu ý học hỏi để làm tốt hơn. + Không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo đại học Nội dung giáo dục từ bậc đại học trở lên ở nước ta nói chung hiện nay còn nặng về lý thuyết, thời gian cho thực hành rất ít, chương trình đào tạo nhìn chung còn lạc hậu, xa rời thực tiễn, không thích ứng kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ thế giới, nên phần lớn những sinh viên sau khi tốt nghiệp rất khó thích ứng với công việc thực tế. Chúng ta đã quen nếp dạy những gì mình có, chưa quen với việc dạy những gì mà xã hội đang cần. Do đó, đổi mới nội dung đào tạo đại học là yêu cầu bức thiết hiện nay. Việc đổi mới nội dung đào tạo đại học cần bám sát những quy định chuẩn và mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung, chương trình phù hợp với từng chuyên ngành; tuy vậy tỉnh cũng cần tạo điều kiện khuyến khích các cơ sở đào tạo đại học trên địa bàn tỉnh xây dựng, bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến tình hình thực tiễn của địa phương. Đặc biệt đối với các chuyên ngành về khoa học - kỹ thuật - công nghệ cần bổ sung thêm một số nội dung cụ thể nhằm hướng sinh viên vào giải quyết những vấn đề bức xúc trong thực tiễn sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phương pháp giáo dục - đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu tri thức của người học. Mỗi cấp bậc, với trình độ nhận thức và đối tượng khác nhau phải có sự lựa chọn phương pháp riêng, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Hiện nay, việc giảng dạy trong các trường đại học và cả sau đại học chủ yếu là truyền thụ tri thức một chiều, giáo viên thuyết trình là chủ yếu, ít có sự trao đổi giữa người dạy và người học. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển tính chủ động, sáng tạo của người học, không kích thích được tư duy, sáng tạo cũng như sự hứng thú tìm hiểu, nghiên cứu khoa học của người học, phần lớn là nghe một cách thụ động rồi học thuộc, ít được học tập bằng thực tiễn. Việc truyền đạt tri thức ở các cơ sở đào tạo còn mang nhiều tính áp đặt. Cho nên, đổi mới phương pháp đào tạo là một trong những khâu quan trọng nhất của việc cải cách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay mà tỉnh cần sớm thực hiện. Đối với đào tạo đại học đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Đối tượng giảng dạy ở bậc này đã có nền tảng kiến thức cơ bản cho nên nhiệm vụ đào tạo chủ yếu nhằm xây dựng phương pháp tiếp cận và tiếp nhận thông tin một cách khoa học và hiệu quả. Hình thành cho người học năng lực nghiên cứu độc lập, tư duy sáng tạo sát với thực tiễn cuộc sống. Đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật - công nghệ cần chú trọng hơn đến phương pháp trực quan và các hoạt động thực hành nhằm giúp người học gắn lý thuyết với thực tiễn. Muốn vậy tỉnh cần phải đầu tư trang thiết bị cho dạy và học. Với một lượng kiến thức lớn và không ngừng gia tăng nhanh chóng như hiện nay, để đạt hiệu quả cao thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn với hiện đại hoá trang thiết bị dạy học. Đối với đào tạo thuộc ngành khoa học - kỹ thuật - công nghệ yếu tố này là rất cần thiết để theo kịp sự phát triển của nhiều địa phương trong nước và của thế giới. Để có phương pháp đào tạo hiệu quả, cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố như nội dung, đối tượng..., không thể có một phương pháp chung cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp đào tạo cần phải theo hướng mở rộng dân chủ cho người học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, lấy người học làm trung tâm, học đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn. + Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học, khẩn trương bổ sung đội ngũ giảng dạy đại học các chuyên ngành về khoa học - kỹ thuật - công nghệ để mở các khoa chuyên ngành đào tạo tại chỗ các kỹ sư, chuyên gia phục vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất Trước hết, người dạy đại học phải là người có trình độ chuyên môn cao hơn đại học. Cho nên, việc tuyển chọn cán bộ giảng dạy đại học là phải tìm được những người xuất sắc, có đạo đức trong sáng, trình độ chuyên môn vững vàng, phương pháp giảng dạy tốt và có năng lực nghiên cứu khoa học. Hiện nay còn nhiều giảng viên ở Trường đại học Quảng Bình chưa qua đào tạo cao học, chuyên môn chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người học, vậy nên ủy ban nhân dân tỉnh cần yêu cầu lãnh đạo trường phải có kế hoạch gấp rút tạo mọi điều kiện để lực lượng này thi tuyển sau đại học ở các cơ sở đào tạo trong nước và kể cả ở nước ngoài. Đối với các cơ sở liên kết đào tạo đại học phải đảm bảo giáo viên đứng lớp có trình độ từ thạc sĩ trở lên, ưu tiên mời gọi các giáo sư, tiến sĩ có tên tuổi về chuyên môn, có tâm huyết với nghề, vì sự phát triển của đội ngũ trí thức của tỉnh. Hàng năm, tỉnh cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung những kiến thức mới để nâng cao trình độ cho giảng viên. Bản thân cán bộ giảng dạy cũng phải tự học, học suốt đời và tự cập nhật những kiến thức mới để đáp ứng kịp sự phát triển của thực tiễn. Mặt khác, ngoài việc nắm vững chuyên môn, giảng viên cần phải bổ sung các kiến thức khoa học khác có liên quan. Do vậy, cần tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên được mở rộng giao lưu, hợp tác với trí thức ở các nơi, trong và ngoài nước, để học tập, trao đổi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, hiện nay trong cơ cấu đội ngũ trí thức toàn tỉnh, đội ngũ trí thức ngành giáo dục - đào tạo chiếm số lượng tương đối lớn, tuy vậy trên thực tế vẫn chưa đủ, số lượng này còn cần phải tăng lên thêm nữa cùng với việc tăng số lượng trí thức ở các ngành nghề khác, đặc biệt các ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy vậy, việc tăng số lượng trí thức ở ngành giáo dục - đào tạo không phải là tăng đồng loạt mà chú trọng tăng lực lượng trí thức có trình độ chuyên môn ở các lĩnh vực mà tỉnh còn thiếu trong đào tạo đại học. Như đã trình bày, hiện tại trường đại học Quảng Bình đang có nhu cầu xây dựng các khoa chuyên ngành về khoa học - kỹ thuật - công nghệ để mở các lớp đào tạo tại chỗ các kỹ sư, chuyên gia phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh nhưng vì không có giảng viên nên chưa thực hiện được. Trong vấn đề này, trường Đại học Quảng Bình cần có sự hỗ trợ đặc biệt của ủy ban nhân dân tỉnh để có cơ chế, chính sách và chế độ thông thoáng hơn nhằm thu hút trí thức có chuyên môn cao về các chuyên ngành nói trên về công tác tại trường để kịp thời mở các khóa đào tạo tại chỗ các kỹ sư, các chuyên gia về khoa học - công nghệ nhằm cung ứng kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, nghề được coi là có lợi của tỉnh. 2.2.2.4. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức có chuyên môn cao về khoa học – công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh hiện nay Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức có mục tiêu rõ ràng là để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế của tỉnh. Vì vậy, cần bám sát những yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đối với đội ngũ trí thức, đồng thời phải dựa vào thực trạng đội ngũ trí thức, xác định rõ tiêu chí của từng ngành, từng vùng để trên cơ sở đó có chương trình đào tạo hợp lý. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh hiện nay không những yêu cầu phải có đội ngũ trí thức đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, mà còn phải có cơ cấu hợp lý. Trong lúc đó, như đã trình bày ở phần thức trạng, hiện nay số lượng và chất lượng cũng như cơ cấu đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh còn có nhiều điểm bất hợp lý, mất cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt là đội ngũ trí thức trong các ngành kinh tế được coi là trong điểm của tỉnh như nông nghiệp nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp chế biến thực phẩm thuỷ, hải sản, chế biến lâm sản, công nghiệp vật liệu, khai khoáng, du lịch, dịch vụ đang thiếu trầm trọng, nhất là các chuyên gia đầu đàn, các trí thức bậc cao. Vậy nên, trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng không thể làm chung chung, đại khái, mà cần phải sát với thực tế, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Phải chỉ ra được một cách cụ thể ngành, nghề nào cần đào tạo, bồi dưỡng, cần số lượng bao nhiêu, ở trình độ nào, đáp ứng cho năm kế hoạch nào, trong đó cần chú trọng đến nhu cầu xã hội đối với trí thức có chuyên môn cao, có trình độ sau đại học, nhất là các trí thức có chuyên môn về khoa học - kỹ thuật - công nghệ để ưu tiên tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này. Để làm được như vậy cần phải tiến hành khảo sát một cách quy mô từ huyện, xã, các sở, ngành kinh tế trên địa bàn. Số liệu được tổng hợp, phân tích có sự tham gia của các chuyên gia về đào tạo nguồn nhân lực, của các ngành chức năng. Đặc biệt, kế hoạch phải dự tính được nguồn kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng cho nhiều năm và dự kiến phân bổ hàng năm, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Một yêu cầu quan trọng của kế hoạch khi đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được ngay. Tuy vậy, việc đào tạo trí thức có chuyên môn cao, có trình độ sau đại học gặp phải khó khăn do trên địa bàn tỉnh không có cơ sở đào tạo. Do đó, để tạo điều kiện cho các trí thức được học tập nâng cao ở các cơ sở đào tạo sau đại học ở ngoài tỉnh, tỉnh cần có định hướng cụ thể về chuyên môn, cơ sở đào tạo và có sự hỗ trợ thêm về kinh phí đào tạo để trí thức được yên tâm học tập nghiên cứu, đồng thời có cơ chế ràng buộc để đảm bảo trí thức khi được đào tạo, bồi dưỡng từ ngân sách của tỉnh phải về tham gia công tác, đóng góp cho địa phương. Khi đã qua đào tạo, bồi dưỡng phải được bố trí, sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, đúng quy định về quản lý, sử dụng cán bộ công chức và lao động có trình độ khoa học - công nghệ cao. Muốn thực hiện được điều này cần bảo đảm tính dự báo về nhu cầu trong việc bổ sung biên chế hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Đối với các doanh nghiệp cần có chính sách hỗ trợ thông qua chính sách về thuế trong doanh nghiệp để tạo điều kiện cho họ có nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Thực chất, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức nói chung, trí thức có trình độ chuyên môn cao nói riêng là một dự án về tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, do vậy cần được tổ chức xây dựng khoa học, tổ chức quản lý thực hiện một cách chặt chẽ, có lộ trình, yêu cầu của từng giai đoạn mới đạt được mục tiêu. Hàng năm tỉnh cần có đánh giá, soát xét để bổ sung quy hoạch, kế hoạch kịp thời cho sát đúng với yêu cầu sự phát triển và thực tế tốc độ phát triển của kinh tế, của khoa học và công nghệ. 2.2.2.5. Xây dựng chế độ khuyến khích, đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức. Chúng ta biết rằng việc xây dựng và thực hiện chế độ đãi ngộ là công việc vô cùng quan trọng mà bất cứ chủ thể lãnh đạo, quản lý nào cũng phải quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích thiết thực của người lao động. Trí thức là người lao động, hơn nữa là người lao động trí tuệ bậc cao, có đóng góp to lớn cho xã hội vì vậy xã hội cần có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ này. Chế độ đãi ngộ thì có nhiều nhưng cơ bản tập trung vào cải thiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp, kinh phí hỗ trợ đào tạo, chế độ khuyến khích để thu hút nhân tài.v.v... Từ trước đến nay, tỉnh Quảng Bình cũng đã có sự quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ trí thức trong tỉnh, tuy vậy do điều kiện kinh tế eo hẹp nên việc thực hiện chưa được thực sự thông thoáng. Mặc dù đa số trí thức không có sự đòi hỏi nhiều về những vấn đề liên quan đến cơm áo, gạo tiền, song không thể không khỏi có những băn khoăn khi chính sách, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng so với trí tuệ bỏ ra, đặc biệt đối với những trí thức đầu đàn. Điều này dẫn tới việc thu hút trí thức trong tỉnh được đào tạo từ các trường đại học ngoài tỉnh hay trí thức ở các nơi khác về công tác ở tỉnh không được mạnh mẽ, chưa nói là còn diễn ra hiện tượng trí thức ở tỉnh rời tỉnh đi tìm việc ở nơi khác... Chính vì vậy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh cần khẩn trương bổ sung và hoàn thiện những chế độ riêng của tỉnh để động viên, khuyến khích các trí thức thực sự có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt các trí thức khoa học - kỹ thuật, các kỹ sư, chuyên gia có trình độ cao ở các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh đang hết sức cần, kể cả những người đã hết tuổi lao động nhưng vẫn đủ năng lực, sức khoẻ và lòng nhiệt tình đối với quê hương. Tỉnh cũng cần tham mưu cho Nhà nước trung ương xây dựng chính sách ưu đãi cụ thể về lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt đối với trí thức làm việc ở các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn như nông nghiệp nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản, lâm sản, công nghiệp vật liệu và khai thác, dịch vụ, du lịch, các vùng kinh tế - xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trí thức tình nguyện.v.v...Đổi mới, nâng cao chất lượng xét chọn và nâng mức thưởng đối với các danh hiệu cao quý và các giải thưởng Nhà nước dành cho trí thức. Cùng với việc cải tiến chế độ tiền lương của Nhà nước, tỉnh cần nâng cao chế độ phụ cấp chuyên môn và phụ cấp khu vực theo đặc thù của địa phương. Quy định mức thưởng hợp lý cho các công trình khoa học, các phát huy sáng kiến có giá trị. Những trí thức gốc Quảng Bình đang học tập và làm việc ở ngoài tỉnh có nguyện vọng về xây dựng quê hương nếu có năng lực và triển vọng thì cần sẵn sàng tiếp nhận, dù không có biên chế cũng tạo điều kiện cho các ngành, các đơn vị tiếp nhận bằng quỹ lương của tỉnh. Tỉnh cũng nên có chủ trương cho phép các ngành, các đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh, thậm chí kể cả lãnh đạo tỉnh thực hiện chế độ thuê chuyên gia có kỳ hạn (6 tháng, 1 năm...) trong các lĩnh vực trí thức của tỉnh chưa đáp ứng được vì còn thiếu đội ngũ trí thức giỏi, chuyên gia đầu ngành như: làm dự án lớn, trình độ pháp lý, kiến trúc, quy hoạch, tin học, ngoại ngữ... Thuê như vậy vừa rẻ, vừa đào tạo bồi dưỡng được cán bộ địa phương vừa tăng chất lượng hiệu quả cho công việc, qua đó trí thức của tỉnh cũng học hỏi được ít nhiều trong thực tiễn công tác để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Đổi mới cơ chế quản lý của các cơ quan khoa học và đào tạo, các cơ quan đơn vị sử dụng và đãi ngộ trí thức theo đúng đức - tài, theo cống hiến thực tế, chống bình quân chủ nghĩa, khuyến khích trí thức tiến thân vào con đường đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn của mình. Thực hiện chế độ thi tuyển vào các vị trí làm việc trong đó quy định rõ yêu cầu về trình độ năng lực, nhiệm kỳ, chế độ đãi ngộ. Cần điều tra, đánh giá lại đội ngũ cán bộ trí thức để có sự điều chỉnh, sắp xếp bố trí lại và quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ trí thức. Thực hiện chế độ đấu thầu công khai các chương trình nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ ở từng cấp, từng ngành và có giám sát một cách chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm mỗi thành viên của các tổ chức đơn vị đều được giao nhiệm vụ cụ thể để từ đó có hướng phấn đấu, cống hiến và được đãi ngộ xứng đáng với hàm lượng trí tuệ bỏ ra. Bố trí lại lực lượng khoa học - công nghệ, chuyển các hoạt động nghiên cứu triển khai ứng dụng, đáp ứng yêu cầu chuyển giao công nghệ mới, nhập các kỹ thuật mới cho các doanh nghiệp. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước để đào tạo trí thức, để tranh thủ chất xám của họ vào phát triển kinh tế xã hội. Tổng kết rút kinh nghiệm về việc thực hiện các chương trình khoa học của tỉnh trong những năm qua để có phương hướng xác định và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn. Việc đãi ngộ xứng đáng đối với trí thức là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần tích cực trong lao động sáng tạo của họ. Một thực tế hiện nay, nhiều nhà khoa học không thể sống bằng khoa học, số những người suốt đời giành hết tâm huyết, công sức cho khoa học phần lớn rất nghèo, số còn lại phải làm thêm công việc khác để đảm bảo cuộc sống. Nhiều công trình khoa học sau khi nghiệm thu bị "bỏ quên" trong "ngăn kéo", điều này không những gây lãng phí chất xám mà nguy hại hơn nó làm giảm bớt sự hứng thú, say mê sáng tạo của các nhà khoa học. Không phải là những công trình này không có tính ứng dụng, mà chủ yếu do không có kinh phí đầu tư, mặc dù xã hội có nhu cầu. Do vậy xuất hiện nhiều bất cập, một mặt kết quả nghiên cứu khoa học cất vào "ngăn kéo", mặt khác lại phải nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài với giá rất cao. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước mà đại diện là ủy ban nhân dân tỉnh cần thực hiện nghiêm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp và cần nhanh chóng xây dựng thị trường khoa học, công nghệ. Thông qua thị trường này, các kết quả nghiên cứu khoa học, những phát minh, sáng chế được thực hiện trao đổi ngang giá, giúp cho các nhà khoa học có thêm thu nhập chính đáng từ lao động của mình. Mặt khác, khuyến khích sự liên kết giữa nhà khoa học với nhà sản xuất cũng là một phương pháp tăng thêm thu nhập cho đội ngũ trí thức. Trên cơ sở những yêu cầu của nhà sản xuất, nhà khoa học thực hiện việc nghiên cứu theo đơn đặt hàng. Thực hiện tốt công tác này tỉnh vừa bớt được gánh nặng về kinh phí, đồng thời nguồn thu nhập của đội ngũ trí thức cũng được đảm bảo, giúp họ yên tâm tập trung cho nghiên cứu khoa học. Song song với những việc làm trên, tỉnh cần xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý, phù hợp với điều kiện hiện nay của tỉnh để trí thức vừa được tôn vinh về mặt tinh thần vừa đảm bảo lợi ích về vật chất, xứng đáng với những gì mà họ đã đóng góp, cống hiến. Đối với trí thức, ngoài những lợi ích vật chất, họ rất cần có những khích lệ về tinh thần. Họ coi trọng sự tôn vinh của xã hội và Nhà nước cho những giá trị khoa học mà họ cống hiến. Chế độ khen thưởng ở đây không nhất thiết là sự bù đắp lượng giá trị ngang với giá trị kinh tế mà công trình đó mang lại, mà chủ yếu nhằm khuyến khích, ghi nhận những công trình có đóng góp lớn cho sự phát triển chung của đất nước. Thưởng (bằng hiện vật hay tiền) còn có ý nghĩa đem lại điều kiện vật chất, kinh tế cho các nhà khoa học. Mặt khác, chế độ khen thưởng, tôn vinh còn có tác dụng khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo trong nhân dân, đối với trí thức càng có thêm động lực để lao động sáng tạo khoa học. Đối với những trí thức tài năng và những nhà khoa học đầu ngành tỉnh cần phải có chế độ ưu đãi, khen thưởng đặc biệt. Sự ưu đãi đó phải căn cứ vào hiệu quả, chất lượng các công trình, những giá trị khoa học mà họ mang lại, tuỳ theo mức độ hiệu quả của công trình nghiên cứu, mà có chế độ thưởng hay ưu đãi thoả đáng. Kết luận Trí thức nói chung và đội ngũ trí thức Quảng Bình nói riêng là nhóm xã hội đặc thù trong cơ cấu xã hội. Việc tìm hiểu nghiên cứu, nhận diện thực trạng số lượng, cơ cấu, chất lượng cũng như chỉ ra vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức của tỉnh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa qua để từ đó đưa các quan điểm và giải pháp nhằm phát huy một cách hiệu quả nhất vai trò của đội ngũ này đối với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Quảng Bình hiện nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều đó, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, khai thác trước hết về mặt lý luận những quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan niệm của Đảng ta về trí thức để làm sáng tỏ quan niệm về trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt làm rõ những vai trò cơ bản của trí thức trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ trên cơ sở những vấn đề lý luận có tính chất nền tảng đó, nghiên cứu, xem xét để rút ra những đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Quảng Bình và những yêu cầu mà sự nghiệp này đặt ra đối với đội ngũ trí thức của tỉnh. Có thể nói, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Quảng Bình được tiến hành trên một điểm xuất phát rất thấp, một nền kinh tế thuần tuý nông nghiệp, nghèo nàn và lạc hậu. Tuy vậy, sau nhiều năm đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bộ mặt kinh tế - xã hội của Quảng Bình đã có những bước khởi sắc. Có được kết quả đó là nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò, những đóng góp của đội ngũ trí thức được tính đến như là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định. Hiện tại Quảng Bình đang tập trung ưu tiên cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hướng mạnh việc sản xuất vào khai thác các tiềm năng được coi là lợi thế của tỉnh như nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm - thủy sản, đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch để vừa thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo điều kiện tích luỹ về vốn để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong điều kiện đó, Quảng Bình cần có sự đóng góp của đội ngũ trí thức hơn bao giờ hết, do vậy yêu cầu đặt ra là phải phát huy một cách mạnh mẽ vai trò của đội ngũ này. Để phát huy một cách có hiệu quả nhất vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình hiện nay, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, căn cứ trực tiếp vào thực trạng tình hình đội ngũ trí thức của tỉnh hiện nay và dựa trên các quan điểm cơ bản có tính chất chỉ đạo, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu như: Đổi mới, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp và xã hội về vị trí, vai trò của trí thức nói chung, của đội ngũ trí thức Quảng Bình nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh hiện nay; Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với đội ngũ trí thức; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trí thức ở các cơ sở đào tạo đại học và liên kết đào tạo đại học trên địa bàn tỉnh; Xây dựng kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức có chuyên môn cao về khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh hiện nay ; Xây dựng chế độ khuyến khích, đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức. Thực hiện tốt những phương hướng và giải pháp trên chắc chắn Quảng Bình sẽ có một đội ngũ trí thức đông về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, xứng đáng là lực lượng chủ yếu thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Trước mắt, đội ngũ này sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa Quảng Bình thoát nghèo, trở thành một tỉnh có nền kinh tế trung bình khá và có những yếu tố phát triển bền vững. Từ đó tạo đà để trong tương lai gần, sau khi cơ bản trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, Quảng Bình sẽ trở thành một tỉnh giàu mạnh, văn minh, đời sống chính trị, xã hội ổn định và có nền kinh tế phát triển cao, có thể sánh vai cùng các tỉnh, thành có nền kinh tế phát triển trong cả nước. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Bình (2003), Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về đề tài khoa học: Nghiên cứu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Quảng Bình đến năm 2010, Quảng Bình. 2. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Bình (2008), Báo cáo về thực trạng đội ngũ trí thức, những giải pháp xây dựng và phát huy đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Quảng Bình. 3. Nguyễn Quốc Bảo - Đoàn Thị Lịch (1998), Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội. 4. Cục Thống kê Quảng Bình (2007), Niên giám thống kê năm 2007, Quảng Bình. 5. Cục Thống kê Quảng Bình (2009), Quảng Bình 20 năm xây dựng và phát triển, Quảng Bình. 6. Chu Hảo (2008), Không có tư duy phản biện không phải là trí thức, 01/92008. 7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng Chủ biên) (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Phạm Tất Dong (Chủ biên) (1995), Trí thức Việt Nam, thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Phạm Tất Dong (Chủ biên) (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Phạm Việt Dũng (1988), Vị trí và vai trò của tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Luận án PTS triết học, Hà Nội. 11. Võ Văn Đức (2007), Quan niệm về công nghiệp hoá của Lênin và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay, 5/11/2007. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Những quan điểm cơ bản của các nhà kinh điển về tầng lớp trí thức và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta đối với đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Đề tài cấp bộ 1999-2000, Hà Nội. 23. ngày 14/2/2007. 24. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Phan Thanh Khôi (1992), Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 26. Phan Thanh Khôi (1996), "Những bài học từ quan điểm của V.I.Lênin về trí thức", Thông tin khoa học xã hội, (4), tr. 3-8. 27. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí thức trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến Bộ, Mátxcva. 29. V.I Lênin (1977), Toàn tập, tập 9, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 30. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 31. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Đặng Thị Mai (2003), Đội ngũ trí thức Hải Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội. 38. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Nguyễn An Ninh (2008): Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Nguyễn Xuân Phương (2004), Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 41. Sở Nội vụ, UBND tỉnh Quảng Bình (2008), Tổng hợp về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh đến tháng 12 năm 2008. 42. Võ Quốc Tín (2008), Đội ngũ trí thức tỉnh Cà Mau trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 43. Tỉnh ủy Quảng Bình (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Khóa XIII, Quảng Bình. 44. Tỉnh ủy Quảng Bình ( 2003), Quy định số 04/QĐ/TU ngày 27/02/2003 của Tỉnh ủy: “ Quy định chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức và sinh viên về công tác tại Quảng Bình”, Quảng Bình. 45. Tỉnh ủy Quảng Bình ( 2004), Chỉ thị số 26 - CT/TU ngày 10/03/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo”, Quảng Bình. 46. Tỉnh ủy Quảng Bình (2004), Nghị Quyết số 11 - NQ/TU ngày 10/8/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Quảng Bình. 47. Tỉnh ủy Quảng Bình (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Khóa XIV, Quảng Bình. 48. Tỉnh ủy Quảng Bình( 2008), Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng(khóa X) về “ Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Quảng Bình. 49. Nguyễn Thanh Tuấn (1998), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Từ điển Bách khoa Liên Xô, ( 1985), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 51. Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, (1986), Nxb Sự thật, Hà Nội. 52. Từ điển tiếng Việt (2000), Nxb Đà Nẵng. 53. Từ điển Triết học, (1986), Nxb Tiến bộ Mátxcơva. 54. Đỗ Thị Thạch (1999), Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - Tiềm năng và phương hướng xây dựng, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 55. Phạm Thị Ngọc Trầm (2003), Khoa học, công nghệ với nhận thức, biến đổi thế giới và con người: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 56. UBND tỉnh Quảng Bình (2000), Quyết định số 25/2000/QĐ-UB, ngày 25/9/2000 của UBND tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2001- 2010, Quảng Bình. 57. UBND tỉnh Quảng Bình (2002), Quyết định số 244/2002/QĐ-UB ngày 4/2/2002 của UBND tỉnh về việc “Quy định chính sách trợ cấp cán bộ theo học các lớp đào tạo sau đại học”. Quảng Bình. 58. UBND tỉnh Quảng Bình (2002), Quyết định số 56/2002/QĐ-UB ngày 13/8/2002 của UBND tỉnh về Quy hoạch tổng thể khoa học, công nghệ tỉnh Quảng Bình đến năm 2010, Quảng Bình. 59. UBND tỉnh Quảng Bình (2003), Quyết định số 08/2003/QĐ-UB ngày 07/3/2003của UBND tỉnh về Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ hội nhập giai đoạn 2006-2010, Quảng Bình. 60. UBND tỉnh Quảng Bình (2005), Quyết định số 37/2005/QĐ-UBND ngày 28/7/2005 của UBND tỉnh về Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2010, Quảng Bình. 61. UBND tỉnh Quảng Bình, (2006), Quyết định số 05/2006/QĐ-UBND ngày 09/3/2006 của UBND tỉnh về việc “ Ban hành chương trình khoa học và công nghệ phục vụ hội nhập giai đoạn 2006-2010, Quảng Bình. 62. UBND tỉnh Quảng Bình (2006), Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục - Đào tạo, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực Quảng Bình giai đoạn 2006-2010, Quảng Bình. 63. UBND tỉnh Quảng Bình (2006), Quyết định số 38/2006/QĐ-UBND ngày 01/9/2006 của UBND tỉnh về Chương trình phát triển Du lịch giai đoạn 2006 - 2010, Quảng Bình. 64. UBND tỉnh Quảng Bình (2006), Quyết định số 51/2006/QĐ-UBND, ngày 26/11/2006 của UBND tỉnh về Chương trình phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh giai đoạn 2000- 2010, Quảng Bình. 65. Viện Xây dựng Đảng - Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với trí thức nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 66. Đàm Đức Vượng (2009), Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam: Để tạo ra nhiều nhân tài, hiền tài cho đất nước, Phụ lục Phụ lục 1: Tổng hợp số lượng và chất lượng đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình năm 2008 TT Tên đơn vị trực tiếp quản lý ( Lĩnh vực, ngành) Tổng số Trình độ chuyên môn Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ 1 VP UBND tỉnh 52 45 6 1 2 VP HĐND và ĐBQH 14 13 1 3 Sở Nội vụ 37 34 3 4 Sở Ngoại vụ 10 9 1 5 Sở Thông tin và TT 21 19 2 6 Sở Văn hóa, TT và DL 82 82 7 Sở Xây dựng 22 21 1 8 Sở Công thương 63 63 9 Sở NN &PTNT 274 260 13 1 10 Sở GD & ĐT 2004 1873 130 1 11 Sở Y tế 324 247 75 2 12 Sở Kế hoạch & Đầu tư 37 32 4 1 13 Sở Tài chính 48 44 4 14 Sở Lao động, TB&XH 54 54 15 Sở Tư pháp 39 38 1 16 Sở Tài nguyên & MT 65 64 1 17 Sở Khoa học & Công nghệ 35 29 5 1 18 Sở Giao thông vận tải 25 25 19 Ban Dân tộc 11 11 20 Thanh tra tỉnh 21 21 21 BQL các khu công nghiệp 18 15 3 22 BQL Khu KT cửa khẩu Cha Lo 7 7 23 BQL vườn QG Phong nha - KB 54 53 1 24 Đài PT& TH 40 40 25 Trường Đại học Quảng Bình 117 51 57 9 26 Hội văn học nghệ thuật 9 9 27 Hội nhà báo 2 2 28 Hội chữ thập đỏ 5 5 29 Hội làm vườn 4 4 30 Hội liên hiệp thanh niên 1 1 31 Hội người cao tuổi 1 1 32 Hội người mù 3 3 33 Hội đông y 1 1 34 Hội hữu nghị nhân dân các nước 2 2 35 Liên minh hợp tác xã 8 8 36 UBND thành phố Đồng Hới 534 533 1 37 UBND huyện Quảng Ninh 406 404 2 38 UBND huyện Lệ Thủy 538 535 3 39 UBND huyện Bố Trạch 574 572 2 40 UBND huyện Quảng Trạch 692 687 5 41 UBND huyện Tuyên Hóa 506 503 3 42 UBND huyện Minh Hóa 185 183 2 TCộng = 6.745 6.403 324 18 Nguồn Sở Nội vụ Quảng Bình (chỉ tính riêng đội ngũ trí thức do UBND tỉnh quản lý). Phụ lục 2: Tổng hợp trình độ LLCT, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình năm 2008 T T Tên đơn vị trực tiếp quản lý Tổn g số trí thức LLCT N.Ngữ Tin học Chuyên viên và tương đương C. cấ p Tr. cấp Đạ i họ c Ch. Chỉ Đại học Ch. Chỉ C C CV C CV 1 VP UBND tỉnh 52 16 1 53 8 46 3 16 33 2 VP HĐND và ĐBQH 14 6 2 21 18 1 7 5 3 Sở Nội vụ 37 11 16 38 2 36 11 26 4 Sở Ngoại vụ 10 4 4 3 7 10 2 8 5 Sở Thông tin và TT 21 1 4 1 21 10 9 4 17 6 Sở Văn hóa, TT và DL 82 7 45 2 64 71 19 62 7 Sở Xây dựng 22 4 1 19 18 3 19 8 Sở Công thương 63 11 22 55 58 11 27 9 Sở NN &PTNT 274 24 35 1 203 219 19 247 10 Sở GD & ĐT 2004 5 80 28 5 791 82 689 1 24 193 8 11 Sở Y tế 324 23 27 4 612 4 720 50 294 12 Sở Kế hoạch & ĐT 37 5 11 2 36 1 36 11 26 13 Sở Tài chính 48 11 35 1 47 1 48 13 15 14 Sở Lao động, TB&XH 54 7 10 2 70 2 75 5 56 15 Sở Tư pháp 39 5 36 1 38 40 5 34 16 Sở Tài nguyên & MT 65 10 4 52 80 10 55 17 Sở Khoa học & CN 35 9 1 1 34 2 34 6 16 18 Sở Giao thông vận tải 25 6 5 51 28 6 21 19 Ban Dân tộc 11 4 2 12 5 6 20 Thanh tra tỉnh 21 6 15 1 21 23 9 12 21 BQL các khu công nghiệp 18 7 8 18 18 5 13 22 BQL Khu KTCK Cha Lo 7 2 4 8 2 4 23 BQL vườn QG PN- KB 54 5 23 3 38 34 4 21 24 Đài PT& TH 40 9 2 40 3 28 7 34 25 Trường ĐH Quảng Bình 117 12 57 13 123 6 101 20 82 26 Hội văn học nghệ thuật 9 2 8 3 1 8 27 Hội nhà báo 2 1 1 1 1 1 1 1 28 Hội chữ thập đỏ 5 3 7 8 2 4 29 Hội làm vườn 4 1 1 3 1 3 30 Hội liên hiệp thanh niên 1 1 2 2 1 31 Hội người cao tuổi 1 2 1 1 32 Hội người mù 3 3 3 5 33 Hội Đông y 1 2 2 1 2 34 Hội hữu nghị ND các nước 2 1 1 2 2 35 Liên minh hợp tác xã 8 2 7 7 1 7 36 UBND TP. Đồng Hới 534 18 111 73 338 19 568 9 915 37 UBND H. Quảng Ninh 406 15 74 26 509 22 905 7 395 38 UBND H. Lệ Thủy 538 25 165 47 532 30 138 4 6 134 6 39 UBND H. Bố Trạch 574 11 93 56 361 45 244 8 598 40 UBND H. Quảng Trạch 692 25 105 95 488 20 109 4 12 164 6 41 UBND H.Tuyên Hóa 506 24 124 61 355 20 582 9 310 42 UBND H. Minh Hóa 185 18 60 7 146 9 275 13 476 TCộng 6.74 5 39 9 118 8 67 7 511 8 287 645 8 5 346 8.8 22 Nguồn Sở Nội vụ Quảng Bình (chỉ tính riêng đội ngũ trí thức do UBND tỉnh quản lý ). Phụ lục 3 Các chỉ tiêu tổng hợp chủ yếu về kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Bình trong tương quan so sánh giữa năm 1990 và năm 2008 Đơn vị tính Năm 1990 Năm 2008 2008 so 1990 (%) I. Dân số và 1. Dân số trung bình Người 675.133 857.818 127,1 - Nam " 331.248 422.583 127,6 - Nữ " 343.885 435.235 126,6 2. Dân số trong độ tuổi lao động " 315.736 463.937 146,9 3. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế " 302.478 425.374 140,6 II. Các chỉ tiêu tổng hợp 1. Tổng sản phẩm trên địa bàn Tr.đ 307.719 8.979.882 2.918,2 (Theo giá hiện hành) - Nông, lâm và thủy sản " 146.794 2.173.125 1.480,4 - Công nghiệp và xây dựng " 51.195 3.286.628 6.419,8 - Dịch vụ " 109.730 3.520.129 3.208,0 3. Tổng thu ngân sách địa phương tr.đ 14.160 853.000 6.042,0 Trong đó: - Kinh tế nhà nước " 5.938 210.400 3.543,3 - Thuế CTN ngoài nhà nước " 3.345 124.800 3.730,9 - Thuế Nông nghiệp " 1.597 1.600 100,2 4. Chi ngân sách trên địa bàn Tr.đ 34.399 2.901.678 8.435,4 Trong đó: - Chi đầu tư XDCB " 12.210 279.330 2.287,8 - Chi sự nghiệp kinh tế " 5.836 100.000 1.713,5 - Chi sự nghiệp giáo dục " 6.266 620.000 9.894,7 - Chi sự nghiệp y tế " 4.117 90.000 2.186,1 - Chi quản lý hành chính " 4.924 250.000 5.077,2 III. Nông, lâm và thủy sản Đơn vị tính Năm 1990 Năm 2008 2008 so 1990 (%) 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp tr.đ 346.222 934.328 269,9 (Theo giá so sánh 1994) - Trồng trọt " 230.986 550.919 238,5 - Chăn nuôi " 115.236 374.139 324,7 - Dịch vụ " - 9.270 - 2. Tổng diện tích gieo trồng ha 80.312 99.038 123,3 - Diện tích cây hàng năm " 76.568 82.877 108,3 + TĐ: Diện tích cây lương thực " 49.052 55.510 113,2 - Diện tích cây lâu năm " 3.744 16.161 431,6 3. Sản lượng lương thực tấn 91.832 261.766 285,1 4. Số lượng gia súc con - Trâu " 23.100 41.263 178,6 - Bò " 96.060 132.728 138,2 - Lợn " 193.307 381.448 197,3 5. Số lượng gia cầm 1000con 898 2.264 252,1 6. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tr.đ 106.443 99.892 93,9 (Theo giá so sánh năm 1994) - Lâm sinh " 12.814 19.952 155,7 - Khai thác " 90.965 74.869 82,3 - Lâm nghiệp khác " 2.664 5.071 190,4 7. Giá trị sản xuất thủy sản Tr.đ 56.418 289.850 513,8 (Theo giá so sánh năm 1994) - Nuôi trồng " 92 93.993 102.166,3 - Khai thác " 56.326 191.919 340,7 - Dịch vụ " - 3.938 - 8. Sản lượng thủy sản tấn 8.648 41.278 477,3 - Sản lượng khai thác " 8.636 33.694 390,2 Đơn vị tính Năm 1990 Năm 2008 2008 so 1990 (%) - Sản lượng thủy sản nuôi trồng " 12 7.584 63.200,0 9. Diện tích nuôi trồng thủy sản ha 170 3.886,5 2.286,2 - Nuôi nước ngọt " 170 2.539,3 1.493,7 - Nuôi nước lợ " - 1.347,2 - IV. Công nghiệp và xây dựng 1. Cơ sở sản xuất công nghiệp cơ sở 17.360 18.180 104,7 2. Lao động sản xuất công nghiệp người 31.978 43.484 136,0 3. Giá trị sản xuất công nghiệp tr.đ 157.447 2.680.356 1.702,4 (Theo giá so sánh 1994) - Nhà nước " 54.654 1.637.614 2.996,3 - Ngoài nhà nước " 102.793 989.242 962,4 - Đầu tư nước ngoài " - 53.500 - 4. Vốn ĐT phát triển trên địa bàn tr.đ 33.070 2.220.631 6.714,9 - Ngân sách TW " 11.678 308.597 2.642,6 - Ngân sách ĐP " 14.100 1.912.034 13.560,5 - Vốn vay tín dụng " 2.243 325.178 14.497,5 - Vốn tự có của dân cư " 3.976 495.368 12.459,0 - Vốn khác " 1.073 18.536 1.727,5 V. Vận tải - Bưu điện 1. Khối lượng hàng hoá vận chuyển 1000tấn 364 7.538 2.070,9 2. Khối lượng hàng hoá luân chuyển 1000tấn/km 30.052 387.496 1.289,4 3. Khối lượng h/khách vận chuyển 1000người 1.198 9.388 783,6 4. Khối lượng h/khách luân chuyển 1000ng/km 10.809 344.537 3.187,5 5. Số máy điện thoại cố định có cái 457 125.633 27.490,8 Đơn vị tính Năm 1990 Năm 2008 2008 so 1990 (%) trên địa bàn 6. Doanh thu bưu điện trên ĐB tr.đ 925 322.310 34.844,3 VI. Thương mại và du lịch 1. Cơ sở KD thương mại và du lịch cơ sở 4.087 28.211 690,3 2. Lao động KD TM và du lịch người 8.545 42.803 500,9 3. Tổng mức bán lẻ HH và dịch vụ tr.đ 114.662 6.024.550 5.254,2 4. Kim ngạch xuất khẩu 1000USD 10.032 62.950 627,5 5. Kim ngạch nhập khẩu " 961 23.020 2.395,4 6. Khách du lịch người 2.820 641.856 22.760,9 7. Dthu khách sạn, nhà hàng, du lịch tr.đ 13.014 585.740 4.500,9 Nguồn Cục Thống kê Quảng Bình, năm 2008. Phụ lục 4 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (GDP) theo giá hiện hành Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng số Chia ra GDP bình quân đầu người (1000đ) Nông, lâm thủy sản Công nghiệp, XDCB Dịch vụ 1990 307.719 146.794 51.195 109.730 456 1991 479.677 248.622 72.745 158.310 696 1992 605.318 311.523 110.624 183.171 859 1993 689.222 290.777 136.704 261.741 958 1994 847.683 350.032 164.781 332.870 1.156 1995 1.222.398 497.135 233.816 491.447 1.639 1996 1.476.227 651.238 261.764 563.225 1.946 1997 1.515.145 588.469 311.284 615.392 1.965 1998 1.647.162 625.073 355.702 666.387 2.101 1999 1.955.601 795.988 449.010 710.603 2.453 2000 2.216.519 819.259 549.894 847.366 2.761 2001 2.452.752 867.900 638.105 946.747 3.030 2002 2.785.388 962.901 764.893 1.057.594 3.418 2003 3.166.718 1.065.932 915.480 1.185.306 3.844 2004 3.810.633 1.237.444 1.139.954 1.433.235 4.582 2005 4.541.235 1.349.891 1.455.617 1.735.727 5.415 2006 5.478.341 1.528.077 1.841.537 2.108.727 6.475 2007 6.659.784 1.720.766 2.350.103 2.588.915 7.790 2008 8.979.882 2.173.125 3.286.628 3.520.129 10.468 Nguồn Cục Thống kê Quảng Bình, năm 2008. Phụ lục 5 Cơ cấu kinh tế ở Quảng Bình qua các năm Đơn vị tính: % Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm Công nghiệp, Dịch vụ thủy sản XDCB 1990 100,0 47,70 16,64 35,66 1991 100,0 51,83 15,17 33,00 1992 100,0 51,46 18,28 30,26 1993 100,0 42,19 19,83 37,98 1994 100,0 41,29 19,44 39,27 1995 100,0 40,67 19,13 40,20 1996 100,0 44,12 17,3 38,15 1997 100,0 38,84 20,54 40,62 1998 100,0 37,95 21,59 40,46 1999 100,0 40,70 22,96 36,34 2000 100,0 36,96 24,81 38,23 2001 100,0 35,38 26,02 38,60 2002 100,0 34,57 27,46 37,97 2003 100,0 33,66 28,91 37,43 2004 100,0 32,52 29,89 37,64 2005 100,0 29,67 32,12 38,19 2006 100,0 27,91 33,63 38,46 2007 100,0 25,84 35,28 38,93 2008 100,0 24,20 36,59 39,21 Nguồn Cục Thống kê Quảng Bình, năm 2008. Mục lục Trang Mở đầu 1 Chương 1: trí thức và vai trò của trí thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh quảng bình 7 1.1. Trí thức và vai trò của trí thức trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá 7 1.2. Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình và yêu cầu đối với đội ngũ trí thức của tỉnh 37 Chương 2: Thực trạng và một số quan điểm, giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 56 2.1. Thực trạng vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình 56 2.2. Một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay 89 Kết luận 112 Danh mục tài liệu tham khảo 114 PHụ LụC 119

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.pdf
Luận văn liên quan