Luận văn Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong bối cảnh đất nước hiện nay, trước hết cần chăm lo xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng bộ và bền vững. Khi chúng ta chưa thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu thì trước tiên phải chăm lo phát triển kinh tế. Xong sẽ là sai lầm nếu không quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội, không tạo ra sự cân đối, hài hoà giữa kinh tế và xã hội.

pdf20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước đặt vấn đề Nhân loại sắp rời xa thế kỷ XX - thiên niên kỷ mà ở đó nhân loại đã chứng kiến những sự tích tích kỳ diệu trong lịch sử của chính mình. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật khởi đầu từ thế kỷ XVII đã và đang từng ngày tạo ra ra những biến đổi lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Con người ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn, mà đã có quan điểm cho rằng con người đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu trong lực lượng sản xuất. Tiến sang thế kỷ XXI nơi mà như Alvin Toffler gọi là làn sóng thứ 3 - con người bước vào nền văn minh trí tuệ thì vai trò của nó sẽ ở vị trí nào ? Việt Nam đang từng bước trên con đường Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau hơn chục năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều vấn đề gay go cần được giải quyết sớm. Nguồn lức con người chưa được đánh giá và phát huy một cách đầy đủ, để thúc đẩy nhanh hơn ữa tiến trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Trong phạm vi bài tiểu luận này em xin được phân tích về: "Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước". Do năng lực có hạn nên em chỉ đề cập được một số điểm cơ bản sau: I. Vai trò của con người trong sự vận động và phát triển đời sống xã hội. II. Tính tất yếu của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. III. Nguồn lực con người trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. IV. Thực trạng và yêu cầu về con người trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. V. Suy nghĩ về giải pháp của bản thân. I. con người trong sự vận động và phát triển đời sống xã hội 1. Con người - Tổng hoà của những mối quan hệ xã hội. Xã hội không phải là phép cộng giản đơn các cá nhân mà là một hệ thống các hoạt động và các hoạt động của con người trên một lãnh thổ ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Như vậy con người là phần tử cơ bản để tạo nên xã hội - là một trong những “cái riêng” hợp thành “cái chung”. Hệ thống ở đây được hiểu là sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn giữa các yếu tố, các phương diện, các quan hệ tạo thành xã hội xét trong thời gian, không gian và phải xem điều đó như là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống cũng như của từng yếu tố tạo nên hệ thống. Các hoạt động của con người là các hoạt động lao động - hoạt động đặc trưng và các hoạt động bảo đảm an ninh trong môi trường đối ngoại. Quan hệ xã hội là những quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội và các cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội - cái thực thể xã hội tạo ra hoạt động xã hội. Những quan hệ xã hội đó ngày càng trở nên phong phúvà không ngừng biến đổi trong tiến trình lịch sử từ tổng thể các quan hệ. “Quy” các quan hệ tinh thần về các quan hệ vật chất, từ các quan hệ vật chất rút ra quan hệ sản xuất - đó là những quan hệ cơ bản, đầu tiên và quy định các quan hệ xã hội. Quan hệ sản xuất hình thành một cách tất yếu độc lập với ý chí của con người, thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự biến đổi của quan hệ sản xuất là do lực lượng sản xuất quy định. Phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vạch ra quy luật khách quan của sự phát triển xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên. Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế - xã hội - tức là các cơ sở hiện thực - trên đó xác định một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị. Tương ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái và ý thức xã hội nhất định. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội. Chính sự thống nhất của các mâu thuẫn giữa các yếu tố của phương thức sản xuất trong quá trình vận động đã thúc đẩy sự phát triển xã hội. Con người làm ra lịch sử của mình. Các quan hệ xã hội nhất định là sản phẩm của hoạt động của con người. Lịch sử phát triển của con người là lịch sử phát triển tổng thể của những quan hệ xã hội. 2. Con người và phát triển xã hội Xã hội là một cộng đồng người với những quan hệ xã hội xác định. Sự phát triển xã hội chính là sự phát triển con người cũng như những quan hệ xã hội đó. Từ hoạt động thực tiễn ý thức của con người hình thành nên những quan hệ xã hội nhưng sự tác động trở lại của quy luật xã hội lại không phụ thuộc vào ý thức của con người. Quy luật xã hội thường biểu hiện ra như một xu hướng chứ không thể hiện trực tiếp ở từng cá nhân. Tính chất tự vách đường cho nó thông qua hàng loạt những ngẫu nhiên qua sự va chạm với những xu hướng đối lập mà các lực lượng thù nghịch bảo vệ. Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, cũng là cơ sở của quy luật xã hội. Chính những quan hệ kinh tế khách quan tất yếu hình thành trong quá trình sản xuất dựa trên trình độ nhất định của lực lượng sản xuất là cơ sở nảy sinh các quan hệ khác của đời sống xã hội và chi phối moị hoạt động xã hội của con người. Những quan hệ kinh tế đó trong xã hội có đối kháng trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Lịch sử đã và đang được con người sáng tạo ra và chỉ do con người sáng tạo ra mà thôi. Khi chưa nhận thức được quy luật xã hội thì con người là “ nô lệ” của quá trình tất yếu. Nhưng khi đã nhận thức đầy đủ thí con người có thể điều khiển hoạt động của mình theo quy luật một cách tự giác... hướng sự vận động của xã hội theo sự phát triển của mình. II. Thực chất của công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 1. Bối cảnh và cách nhìn cũ Như ta đã biết hoạt động lao động là hoạt động đặc trưng, cơ bản của con người. Sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử được biểu hiện ở một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất - đó là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất, là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu cũng như sự vận động, phát triển của xã hội. Mác đã viết rằng “ cái chìa khoá để nghiên cứu những quy luật của lịch sử xã hội không phải ở trong óc người, trong tư tưởng và ý niệm của xã hội mà ở trong phương thức sản xuất do xã hội thực hành trong mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử dưới chế độ kinh tế - xã hội”. Khái niệm Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp Anh( 18) - cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển nhân loại. Đó là bước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Từ kinh nghiệm của nước Anh các nước theo sau đã rút ngắn được thời gian mò mẫm. ở vào giai đoạn đầu đó người ta xem Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá xã hội như quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật, quy Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá về phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Các nước tư bản châu Âu, châu Mỹ... đã rộ lên những chiến lược về khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Nói chung thì các nước này đã thành công đáng kể. Tuy nhiên việc nhận thức không đầy đủ về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đã tạo ra những phát triển không đồng đều; tạo nên những mâu thuẫn trong nhiều lĩnh vức của đời sống xã hội. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực lịch sử đã xảy ra. ở Việt Nam nền kinh tế - xã hội phát triển rất muộn so với trình độ thế giới. Do đó từ thực tiễn đến lý luận Việt Nam đã xác định cho mình đường lối, kế hoạch đúng đắn. Sau hơn chục năm đổi mới trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước - bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Đó là những thành tựu to lớn. Cần tiếp tục phát huy hơn nữa. 2. Khoa học kỹ thuật - lực lượng sản xuất trực tiếp Khi nền sản xuất còn ở trình độ thấp, con người không thể tiến hành sản xuất có kết quả nếu không dựa vào những điều kiện tự nhiên. Quá trình sản xuất ngày càng phát triển, con người ngày càng giảm sự lệ thuộc vào tự nhiên hơn. Ngày nay hầu như mọi người đều thừa nhận các phương tiện, công cụ sản xuất có vai trò rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Xong với khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại tình hình lại không đơn giản như vậy. Khoa học - kỹ thuật vốn là hai lĩnh vực tương đối độc lập. Cùng với sự phát triển của sản xuất. Khoa học - kỹ thuật càng phát triển lại càng có mối quan hệ, tác động qua lại khăng khít lẫn nhau cùng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra những công cụ chủ yếu trong sản xuất và chính khoa học - kỹ thuật và công nghệ lại là cơ sở cho sự phát triển của bản thân nó. 3. Vai trò con người trong khoa học - kỹ thuật Phải nói rằng khoa học - kỹ thuật và công nghệ trước tiên là sản phẩm của quá trình hoạt động nhận thức của con người, là sản phẩm của sự phát triển trí tuệ con người, gắn liền với con người. Con người sáng tạo ra và quyết định xu hướng tốc độ phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Chính con người quyết định việc sử dụng những loại tri thức khoa học - kỹ thuật và công nghệ nào vào sản xuất và sử dụng như thế nào để sản xuất có hiệu quả. Con người sử dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ - sản phẩm lao động trí tuệ của mình để cải tạo đối tượng lao động, biến đổi giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, cải tiến và sử dụng công cụ lao động, tư liệu lao động. Đồng thời con người sử dụng các tri thức khoa học - kỹ thuật và công nghệ để phát triển, hoàn thiện bản thân mình với tư cách là một lực lượng sản xuất. Trí tuệ nhân tạo dẫn được mệnh danh là thông minh đến mấy cũng chỉ là sản xuất của con người và hoạt động của nó luôn luôn phù hợp với những chương trình mà con người tạo lập và điều khiển. 4. Con người là động lực, là mục đích, điều kiện đủ, là đối tượng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Ai cũng biết Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là xu hướng của thế giới là con đường tất yếu của Việt Nam. Đó là điều kiện đẻ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Nhưng xã hội trước hết phải là của con người. Mọi lĩnh vực trong xã hội đều do con người tạo ra và vì con người. Mác đã từng viết rằng: trong yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất - người lao động là yếu tố quan trọng nhất, là lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại. Sự thành công trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đòi hỏi phải có các nguồn lực cần thiết: con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, vị trí địa lý, và nguồn lực nước ngoài. Nhưng các nguồn lực khác chỉ trở thành nguồn lực quan trọng, cần thiết của sự phát triển khi nó được con người sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Với xu hướng Quốc tế hoá đời sống kinh tế - xã hội, sự hợp tác và đầu tư của nước ngoài cũng là một nguồn lực quan trọng nhưng tác động của nó như thế nào còn tuỳ thuộc vào yếu tố con người khi tiếp nhận nguồn lực đó. Nói tóm lại thiếu sự hiện diện của con người thì mọi tiềm năng sẽ không được khai thác, mọi nguồn lực sẽ trở nên vô nghĩa. Trong khi các nguồn lực khác đều có giới hạn, có những nguồn lực có thể bị khai thác cạn kiệt thì nguồn lực con người có thể xem là vô tận. Nó không chỉ tự sản sinh về mặt số lượng, sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất. Nếu được chăm lo và bồi dưỡng một cách hợp lý - đó là cơ sở làm cho năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển tiến bộ trong quá trình tiến hoá nhân loại. Thứ ba, như ta đã đề cập, khoa học - kỹ thuật và công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp, cơ bản trong quá trình sản xuất. Nhưng khoa học - kỹ thuật và công nghệ lại là sản phẩm của con người. Con người tạo ra nó, sử dụng nó. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ chính là sự phát triển trí tuệ con người thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tư, quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá xã hội do con người tổ chức, thực hiện do đó phải có sự hiện diện của con người trong công tác quản lý nghĩa là phải dựa vào năng lực của con người. Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá sẽ không đạt được kết quả nếu năng lực của con người không đáp ứng đúng mức. 5. Tính tất yếu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. a. Tất yếu khách quan Lịch sử nhân hơn 3 tỷ năm đã chứng tỏ xã hội phát triển từ thấp lên cao. Con người chỉ nhận biết chính xác lịch sử của mình khoảng 5 nghìn năm sau này nhưng hoạt động sản xuất hàng hoá chỉ xuất hiện cách đây khoảng 8 trăm năm. Tuy nhiên những cuộc biến đổi trong xã hội được coi là cách mạng thì chỉ diễn ra cách đây 2 trăm năm, được xác định bằng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất đó là quy luật của phát triển , tiến hoá. Do đó Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là tất yếu, là một bước phát triển tiếp theo của lịch sử. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mở ra một thời đại mới - thời đại của văn minh trí tuệ. Khoa học kỹ thuật đã đi vào mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Đấi sống kinh tế đang đi vào Quốc tế hoá toàn cầu đòi hỏi phân công lại lao động theo chiều sâu. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là con đường tất yếu để phát triển kinh tế xã hội, hội nhập cùng thế giới. Hơn nữa, cùng với sự phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghệ, của trí tuệ con người quan hệ sản xuất cũng có những thay đổi lớn, Nó không chỉ thể hiện trên tầm Quốc tế cùng với sự thâm nhập của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đi vào trong phạm vi quốc gia. Quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với quyết định, tính chất của lực lượng sản xuất đã tác trở lại lực lượng sản xuất thúc đẩy cả hai cùng phát triển. b. Tất yếu chủ quan. Trong bối cảnh Quốc tế hiện thời Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đang được coi là xu hướng phát triển chung của các nước đang phát triển. Đối với nước ta - một nước vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu và “nguy cơ tụt hậu” xa hơn so với các nước trong khu vực. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đang giảm bớt gánh nặng cho thế hệ mai sau và đền đáp công ơn những người đã hy sinh xương máu cho công cuộc giải phóng và bảo vệ tổ quốc. III. Nguồn lực con người trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Việt Nam 1. Mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đề ra. Trong cương lĩnh xây dựng đát nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - Đảng ta đã chỉ rõ: Phương hướng lớn của chình sách xã hội là: “Phát huy yếu tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi công dân. Kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng xã hội”. Định hướng có ý nghĩa chiến lược đó là sự thể hiện tư tưởng vì con người có mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn diện trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo quy định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất nước trải qua hơn 10 năm đổi mới, phát triển trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đã đạt được một số thành tựu lớn. Nền kinh tế đã và đang đạt mức tăng trưởng cao sánh cùng các nước trong khu vực. Đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể cả về phương tiện vật chất lẫn tinh thần. Nói chung xã hội đã từng bước đi vào ổn định. Tuy nhiên cùng với những biến đổi, những thành tựu khả quan đó, sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá với những yêu cầu mới cùng đặt ra trước chúng ta nhiều vấn đề bức xúc trong lĩnh vức xã hội. Đại hội VIII của Đảng đã đánh giá lại và đề ra những yêu cầu mới “Xây dựng nước ta thành một nước Công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đời sống vật chất và tinh thần cao. Quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh...” đó là “cuộc cách mạng” toàn diện và sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 2. Con người-nguồn lực hàng đầu của Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá Như ta đã đề cập: sự thành công của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định phải có các nguồn lực cần thiết: nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý và nguồn lực nước ngoài. Các nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tham gia vào quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nhưng mức độ tác động và vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình đó không giống nhau. Trong đó nguồn lực con người là yếu tố quyết định. Để xem xét vai trò của nguồn lực con người cần đặt nó trong mối quan hệ so sánh với các nguồn lực khác và ở mức độ chi phôí của nó đến sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Đồng thời phải đặt chúng trong bối cảnh hiện tại - khi cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ, lao động trí tuệ ngày một tăng và đang trở thành xu thế của nhân loại. Công nghiệp hoá gắn liền với Hiện đại hoá mà thực chất là hiện đại hoá lực lượng sản xuất. Trong phạm vi phần này ta chit tiếp cận vai trò nguồn lực con người chung quy với tư cách là một lực lượng sản xuất. Vậy lực lượng sản xuất là gì ? Mác và Enghen cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể - tuy nhiên đều thống nhất rằng đó là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Nó bao gồm con người và tư liệu sản xuất. Lực lượng sản xuất trước hết phải là con người với khả năng lao động, có trí tuệ, kỹ năng. Kỹ sảo để sản xuất. Thứ hai đó là tư liệu sản xuất gồm công cụ sản xuất và đối tượng sản xuất. Thứ ba, trong thời đại hiện nay, sự tác động mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất đã làm giảm cường độ lao động, tăng năng suất cao. Khoa học - kỹ thuật cũng được coi là một lực lượng sản xuất trực tiếp. Khi phân tích về lực lượng sản xuất, Mác đã viết: “ Trong tất cả các lực lượng sản xuất - lực lượng sản xuất lớn nhất là bản thân giai cấp cách mạng” và Lênin cũng viết: “ lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động”. Còn Bác Hồ thì nhắc nhở: “ Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa...” Rõ ràng các quan điểm đó đều khẳng định vai trò của con người trong lực lượng sản xuất. Bởi lẽ con người là lực lượng duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết lợi dụng các nguồn lực khác, gắn chúng lại với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Các nguồn lực khác là những khách thể, chịu sự cải tạo, khai thác của con người và hết thảy chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người nếu con người biết tác động và chi phối. Vì vậy trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất - con người là yếu tố quan trọng nhất, là lực lượng sản xuất hàng đầu của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Thứ hai, nguồn lực con người với trí tuệ ngày càng phát triển, đổi mới đang từng bước làm chủ tự nhiên, ngày càng khám phá ra những tài nguyên thiên nhiên hoặc tạo ra những nguồn lực khác vốn không có sẵn trong thiên nhiên. Với bản chất hoạt động có mục đích và sáng tạo của mình, con người bằng trí tuệ của mình đã tạo ra các thế hệ công cụ sản xuất ngày càng hiện đại đưa xã hội loài người qua các nền văn minh từ thấp lên cao trong quá trình phát triển. Thứ ba, trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo vĩ đại này của C.Mác đã và đang trở thành hiện thực. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế của trí tuệ. Bằng những kỹ thuật hiện đại do chính con người làm ra mà ngày nay nhân loại đang chứng kiến những biến đổi thần kỳ trong lịch sử. Vì thế mà Alvin Toffler đã xếp quyền lực trí tuệ lên hàng đầu trong những quyền lực đã có trong lịch sử. Thứ tư, kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn nước ta cho thấy sự thành công của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối chính sách cũng như là tổ chức thực hiện - nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức vàhd thực tiễn của con người. Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá sẽ không đạt được kết quả tốt nếu năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người không đáp ứng đâỳ đủ với điều kiện cụ thể của đất nước và bối cảnh quốc tế. Nói tóm lại con người vừa là xuất phát điểm vừa là chủ đạo của quá trình sản xuất. Con người là yếu tố nhất định của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá với tư cách là lực lượng sản xuất. Tuy nhiên sự phát triển của lực lượng sản xuất, của yếu tố con người phải đi đôi với sự phát triển của quan hệ sản xuất. Một lực lượng sản xuất chỉ có thể vận động, phát triển trong một phương thức sản xuất nhất định. Lực lượng sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất - còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó. Quy luật về sự phù hợp của của quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất - là tiền đề tất yếu của cuộc cách mạng xã hội, của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. 3. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá vì con người. Mục tiêu của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đề ra qua những kỳ họp của Đảng cho thấy rõ sự nghiệp đó trước hết vì mục đích con người. Bởi khi chúng ta nói đến “những ưu việt của Chủ nghĩa xã hội” thì những ưu việt đó không thể do ai đưa đến mà đó phải là kết quả của những nỗ lực của toàn dân ta vì cuộc sống văn minh của đất nước. Con người sống tồn tại và lao động không thể vì cái gì hơn những mục đích của chính mình. Trước hết đó là những nhu cầu tối thiểu mà như ta đã nói đến bằng sự phát hiện của C.Mác : từ ăn, ở, mặc...rồi mới đến hoạt động xã hội. Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước, Đảng, Nhà nước đã luôn khẳng định “con người là vốn quí nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”. Và thực tiễn đổi mới đất nước đã chứng tỏ điều đó, dẫu chưa có nhiều thành công như mong muốn. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề này đã được khẳng định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” và “muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Lời dạy đó đã trở thành tư tưởng quán xuyến toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Với tư cách là Đảng cầm quyền, ngay từ đầu mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Liên tục trong những năm qua Đảng đã ban hành hàng loại Nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến con người, phát triển con người Việt Nam toàn diện. Nói tóm lại - Phát triển con người Việt Nam toàn diện - đó chính là động lực, là mục tiêu nhân đạo của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá mà chúng ta đang từng bước tiến hành. Chúng ta phải coi nguồn lực về con người là giá trị tối cao và mục đích tự của sự nghiệp đầy khó khăn, phức tạp nhưng là tất yếu đó. IV. Thực trạng và yêu cầu về nguồn lực con người trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. 1. Con người Việt Nam trước và sau 10 năm đổi mới. Thập niên mà chúng ta vừa trải qua là một trong những thập niên đầy biến động của thế kỷ XX. Đó là mộ thập niên mà thế giới từ đối đầu chuyển sang đối thoại, từ hai cực chuyển sang đa cực, từ một xã hội công nghiệp chuyển sang một xã hội thông tin, từ các nền kinh tế quốc gia sang một nền kinh tế toàn cầu. Với Việt Nam, thập niên vừa qua cũng là một thập niên nhiều chuyển biến sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội do kết quả của sự đổi mới. Tất cả những biến đổi đó xuất phát từ con người và tác động mạnh mẽ trở lại con người Việt Nam. Theo số lượng thống kê ở Việt Nam lao động hoạt động chiếm 45% dân số, trong đó lao động Nông nghiệp chiếm 75% dân số, Công nghiệp chiếm 11% còn lại là ở trong các hoạt động dịch vụ khác trong 40 triệu lao động trên 80 triệu dân. Đó là nguồn lực lượng sản xuất dồi dào, đã tiếp nhận và phát huy truyền thống lao động cần cù, bền bỉ và khéo léo, có khả năng nắm bắt kỹ thuật và nâng cao tay nghề nhanh. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế: tình trạng dư thừa lao động do sản xuất chưa phát triển; nền sản xuất của chúng ta còn chưa thoát ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tất cả những thói quen, tập quán và tâm lý của người sản xuất nhỏ đã ảnh hưởng đến người lao động, thậm chí tạo nên “sức ỳ” ghê gớm. Thiếu sự năng động sáng tạo, làm việc theo kinh nghiệm... Xét về con người trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ - có thể xem là lao động trí tuệ. Nguồn tài nguyên “ chất xám” của con người Việt Nam cũng dồi dào không thua kém nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên cho đến nay nước ta vẫn đang thuộc diện nước nghèo, chậm phát triển. Có lẽ một trong những nguyên nhân là do ta chưa biết khai thác và sử dụng tốt tiềm năng trí tuệ này. 2. Nguyên nhân. Ngoài những nguyên nhân: tình trạng sản xuất chưa phát triển thói quen, tập quán và tâm lý sản xuất nhỏ, làm việc theo kinh nghiệm. Cơ sở vật chất kỹ thuật và chính sách phát triển tiềm năng trí tuệ chưa đáp ứng đầy đủ... Chúng ta cũng phải nói đến: Công tác đào tạo nghề nghiệp - chất lượng lao động, sự bất hợp lý về phân bố dân cư, phân công lao động... và cuối cùng là sự thiếu đồng bộ trong chính sách, đường lối về phát triển con người. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và con người không thể tách rời nhau, con người thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá vì mục tiêu con người toàn diện. Chúng ta phải xem xét con người trên tất cả những lĩnh vực liên quan để có một kế hoạch phát triển phù hợp. 3. Yêu cầu "con người" trong Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá. Từ thực trạng con người sau 10 năm đổi mới váut ra những nguyên nhân trên, kết hợp với thực tiễn, xu hướng thế giới cũng như hiện tại của đất nước, chúng ta cần phát huy hơn nữa yếu tố con người trong lĩnh vức kinh tế - xã hội. Chúng ta phải từng bước khắc phục tìng trạng sản xuất theo thói quen, tập quán và kinh nghiệm. Đi đôi với việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cần đầu tư mạnh vào lĩnh vức khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Một đất nước được gọi là công nghiệp không thể có tình trạng sản xuất nhỏ và rời rạc kém hiệu quả được. Thêm vào đó thế giới đang bước vào công cuộc quốc tế hoá, khu vực hoá đời sống kinh tế trong nền văn minh trí tuệ. Cần phải phân bố lại lực lượng sản xuất, phân công lại lao động, và khoa học - kỹ thuật hoá lao động của con người. Với điều kiện đất nước hiện tại, phát triển con người - nguồn lực hàng đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá cần từng bước phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đi đôi với công tác giáo dục,đào tạo năng cao chất lượng con người Đảng và Nhà nước cũng cần có chính sách, đường lối phát triển con người một cách hợp lý đồng bộ. V. Những giải pháp phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp Công nghiệp hoá Hiện đại hoá đất nước 1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới và khu vực. Suy cho cùng, tiềm năng sức lao động, con người với trí tuệ và lao động đã và đang là tài sản quý giá nhất của mỗi quốc gia, là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì thế mà trong chiến lược phát triển của mình nhiều nước đã đặt con người vào vị trí trung tâm, quan tâm đặc biệt đến yếu tố con người và chuyển đối tượng khai thác vào chính bản thân con người. Hiện tượng các nước công nghiệp mới Đông á là những cứ liệu lịch sử xác thực cho nhận thức về vấn đề này. Sự thành công của những nước đó do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một nguyên nhân mang tính đặc trưng chung, đó là là họ đã nhận thức đúng vai trò quyết định của nguồn lực con người và đầu tư thoả đáng cho chiến lược con người, đặt lên hàng đầu chất lượng nguồn lao động - đặc biệt là các yếu tố văn hoá, kỹ thuật và kỷ luật, đi trước một bước về giáo dục và đào tạo, coi đó là chìa khoá của sự tăng trưởng, là điều kiện đảm bảo cho sự thắng lợi của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Chẳng hạn, để chuẩn bị cho Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Hàn Quốc đã có kế hoạch “Trí tuệ hoá toàn dân”. Còn Nhật Bản trong kế hoạch phát triển của mình đã đặt giáo dục vào hệ thống 3 chiến lược: “Giáo dục - Khoa học và mở cửa”. Hay ở Đài Loan trong 30 năm từ 1952 đến 1981 tổng giá trị sản phẩm quốc dân tăng 26,43 lần nhưng chi phí cho giáo dục tăng hơn 90 lần... Có thể nói rằng nền kinh tế xã hội của các nước này có sự phát triển nhanh phần lớn nhờ vào sự phát triển nguồn lực con người. Kinh nghiệm của các nước này là bài học bổ ích cho đất nước Viêt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đang trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. 2. Những giải pháp cho phát triển nguồn lực con người của Việt Nam Từ cơ sở lý luận đã nêu trong bài viết, từ bài học kinh nghiệm của thế giới cũng như các nước trong khu vực vag Việt Nam chúng ta đã thâý rõ vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển xã hội của mỗi đất nước cũng như trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của Việt Nam hiện nay. Trong phạm vi bài viết này em chỉ xin trình bầy suy nghĩ của mình về phát triển nguồn lực con người trước yêu cầu cuả sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước ta trên cơ sở thực tiễn và lý luận của vấn đề đã nêu. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong bối cảnh đất nước hiện nay, trước hết cần chăm lo xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng bộ và bền vững. Khi chúng ta chưa thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu thì trước tiên phải chăm lo phát triển kinh tế. Xong sẽ là sai lầm nếu không quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội, không tạo ra sự cân đối, hài hoà giữa kinh tế và xã hội. Chúng ta cần quán triệt chủ trương của Đảng đã đề ra: “Trong khi quan tâm đến ngày mai, cần phải nhấn mạnh rằng, mọi kế hoạch xây dựng và phát triển phải gắn liền với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển của nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui vag hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình ngày hôm nay. Việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người - chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá tinh thần. Phải có sự thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động của con người và coi việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện đại như một cuộc cách mạng - cách mạng con người. Hơn nữa với tinhd chất tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và cách mạng con người phải được nhận thức là hai mặt thống nhất không thể tách rời của sự nghiệp phát triển và xây dựng đó. Con người trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá không chỉ được hiểu với tư cách là người lao động sản xuất mà còn với tư cách là một công dân trong xã hội... Một con người có trí tuệ có trách nhiệm trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Đó là cơ sở để chúng ta có chính sách về phát triển con người đúng đắn, thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nước nhà tiến nhanh, hội nhập cùng thế giới và khu vực. Kết luận Qua việc phân tích, tìm hiểu về vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước giúp chúng ta hiểu rõ hơn, sâu hơn về yếu tố con người - cái thực thể của xã hội trong sự nghiệp đó. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước là một quá trình lâu dài,có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt mà Việt Nam ta mới chỉ ở vào giai đoạn đầu của sự nghiệp. Tuy nhiên chính trong cái khó khăn thách thức đó chúng ta lại có cơ hội, những thuận lợi và thời cơ lớn. Chúng ta - với tư cách là thế hệ của tương lai - việc phân tích, tìm hiểu vấn đề này là cơ sở lý luận để mai kia hoạt động thực tiễn có hiệu qủa góp phần vào sự nghiệp của đất nước. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này vấn đề chỉ được đề cập đến ở một số diểm cơ bản, cốt lõi. Thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần có mối quan tâm đầy đủ, sâu sắc hơn. tài liệu tham khảo 1. Văn kiện đại hội đảng VII. Văn kiện đại hội đảng VIII. 2. Tạp chí triết học 1996,1997,1998. 3. Tạp chí đảng cộng sản 1996,1997,1998. 4. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 1997,1998. 5. Alvin toffler - làn sóng thứ ba. 6. Kinh tế khối nic - kinh nghiệm cho việt nam. 7. Suy nghĩ về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.pdf
Luận văn liên quan