Để theo kịp tốc độ phát triển kinh tế hiện nay, Nhà nước cần phải có
nhiều chủ trương đường lối mới phù hợp và kịp thời. Thực tế trong những
năm qua cho thấy, để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt
Nam, thì việc nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước là yêu
cầu tất yếu, khách quan. Pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là hết sức cần thiết khi mà các nguồn tài nguyên
này đang bị đe doạ suy thoái nghiêm trọng.
122 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của pháp luật trong Quẩn lý Nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trách nhiệm liên quan đến rừng và thiết lập mối
quan hệ cơ bản giữa chủ rừng với nhà nước trong việc bảo vệ rừng. Bên cạnh
đó, hệ thống pháp luật bảo vệ rừng còn bao gồm các quy định nằm rải rác
trong Luật Dân sự, Bộ luật hình sự, Luật phòng cháy, chữa cháy, Luật môi
trường, Luật thương mại, các đạo luật về thuế... cùng hàng loạt các văn bản
dưới luật có liên quan.
Như vậy, hình thức của các văn bản pháp luật là cái thể hiện bên ngoài
của văn bản đó. Hình thức văn bản pháp luật còn thể hiện theo trình tự, tính
hiệu lực của các văn băn nói trên, xác định thứ bậc của chính các văn bản theo
trình tự từ cao tới thấp: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, các văn bản dưới luật. Sự
phân biệt thứ bậc của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc tạo ra sự thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật, đồng thời tạo điều kiện quan trọng bảo đảm tính thống về cơ
cấu của pháp luật.
Tuy nhiên tính hệ thống của văn bản pháp luật không cơ cấu theo thức
bậc từ cao xuống thấp, từ Trung ương tới địa phương, mà còn là sự thống nhất
giữa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các ngành khác nhau trong việc
điều chỉnh các mối quan hệ cùng loại, ví dụ trong chế định giao đất, giao rừng
phải thống nhất đồng bộ về các quy định thẩm quyền giao, cho thuê và thẩm
quyền xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm hại của các đạo luật: Luật
BV&PTR, Luật Đất đai, Luật Môi trường, đồng thời các quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ rừng mang tính ổn định và phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể sẽ tạo động lực cho
công tác bảo vệ rừng có hiệu quả.
Để xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cần phải
tiến hành rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực
bảo vệ rừng bằng cách: Loại bỏ các văn bản ban hành không đúng hình thức,
không đúng thẩm quyền; giảm thiểu các văn bản soạn thảo kèm theo dễ làm
biến dạng nội dung của luật, gây ách tắc khó khăn cho việc thực thi; quản lý,
giám sát các hoạt động xây dựng pháp luật để tránh tình trạng như Luật
BV&PTR ban hành phải chờ các văn bản hướng dẫn thi hành, làm cho Luật
khó đi vào cuộc sống; cần rà soát, sắp xếp theo nội dung của các văn bản quy
phạm pháp luật, vì mỗi năm có hàng trăm văn bản mới được ban hành, nếu
không tiến hành nghiêm túc sẽ dẫn tới tình trạng cơ quan QLNN không năm
rõ được tất cả các văn bản pháp luật hiện hành sẽ gây hậu quản xấu trong
QLBVR; phân công cụ thể công việc rà soát các văn bản pháp luật cho các cơ
quan QLNN các cấp, tự tiến hành rà soát ngay trong tổ chức cơ quan đó và
phối hợp với các cơ quan liên ngành.
Hai là, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nội dung pháp luật bảo vệ
rừng:
Phương hướng tổng thể trước hết là hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng là
một mặt cần tập trung vào rà soát, bổ sung sửa đổi các quy định trong Luật
BV&PTR và các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể hoá luật cho đầy đủ, cụ
thể, trong đó chú trọng tới công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan
QLNN các Bộ, ngành, UBND các cấp; công tác Kiểm lâm; quyền và nghĩa vụ
của các tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất để trồng rừng và bảo vệ
rừng; kinh doanh lâm nghiệp, vấn đề cho thuê rừng, đất lâm nghiệp. Mặt khác
cần phải tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các văn bản
pháp luật hiện hành của các ngành luật có liên quan đến pháp luật bảo vệ rừng
như: Pháp luật Đất đai, pháp luật về Môi trường, Tài nguyên nước, pháp luật
hình sự, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính... loại bỏ những quy
định không còn phù hợp để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản
này với Luật BV&PTR.
Hoàn thiện các quy định về tổ chức của các cơ quan QLNN trong lĩnh
vực bảo vệ rừng. Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo hướng xây
dựng và hoàn thiện bộ máy QLNN hiện nay, trước hết và chủ yếu là cải cách
hành chính nhà nước, xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất,
thông suốt có hiệu lực và hiệu quả, đủ năng lực thực thi nhiệm vụ. Tiến hành
xắp xếp tổ chức, phân định rõ chức năng quản lý này; tăng cường công tác tổ
chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiện toàn tổ chức chính quyền địa
phương; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực
hoàn thành công việc được giao.
Khẩn trương ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế Nghị định
39/CP ngày 18 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ về hệ thống tổ chức và
nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm đã bị huỷ bỏ từ năm 2004 và nên đổi mới
ngành kiểm lâm thành cảnh sát lâm nghiệp để nâng cao địa vị pháp lý của lực
lượng này trong việc thừa hành pháp luật và bảo vệ rừng. Đây không phải là
vấn đề mới mẻ xong rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay tình trạng
cháy rừng, vi phạm pháp luật bảo vệ rừng ngày càng nghiêm trọng. PGS.TS
Nguyễn Lân Dũng một lần nữa nhắc lại ý kiến mà ông đã từng đề xuất về dự
thảo về dự thảo Luật BV&PTR năm ngoái: “Nếu kiểm lâm không là cảnh sát,
rừng sẽ vẫn cháy” và rất nhiều ý kiến khác ở các bài báo, tạp chí chuyên
ngành đã đề cập đến vẫn đề này. Đổi lực lượng kiểm lâm thành cảnh sát lâm
nghiệp không đơn thuần là động tác đổi tên mà đó là sự thay đổi về chất,
nhằm chuyển mạnh hơn chức năng thừa hành pháp luật của lực lượng Kiểm
lâm. Giải pháp đó có tầm quan trọng cho công tác bảo vệ rừng - nhiệm vụ này
cần phải có một tổ chức chuyên trách, có vị thế cao hơn, được huấn luyện,
trang bị, đào tạo tốt hơn và được hưởng chế độ đãi ngộ thích hợp.
Vấn đề này đã được một số quốc gia thực hiện thành công như, Trung
Quốc có tổ chức công an rừng, có chức năng tổ chức điều hoà, chỉ đạo, giám
sát công tác phòng cháy chữa cháy rừng toàn quốc, công bố thông tin cháy
rừng, chỉ đạo công tác công an rừng, quản lý đội ngũ công an rừng, hỗ trợ đôn
đốc kiểm tra những vụ án rất về rừng; chỉ đạo công tác của trạm kiểm tra
rừng; liên hệ với viện kiểm sát, toà án Lâm nghiệp, làm công tác văn phòng
cảnh sát rừng vũ trang.
Hoặc luật của nước Cộng hoà Inđônêxia về lâm nghiệp số 41/1999 có
quy định ở Điều 51: Để bảo đảm thực hiện bảo vệ rừng sẽ giao cho quyền lực
cảnh sát nhất định cho các quan chức lâm nghiệp theo trách nhiệm của bộ.
Các quan chức có quyền lực cảnh sát đặc biệt có quyền tiến hành tuần tra
trong khu vực chịu trách nhiện, xác nhận các giấy tờ vận chuyển lâm sản,
nhận thông tin về tội phạm liên quan đến rừng, các khu rừng và lâm sản, trong
trường hợp cần bắt giữ, nhiệm vụ giữ kẻ tình nghi phạm pháp và đưa về các
nhà chức trách giải quyết, chuẩn bị báo cáo và kỳ báo cáo về các phạm pháp
liên quan đến rừng, các khu rừng và lâm sản.
Nếu làm như vậy sẽ nâng cao vị thế của ngành kiểm lâm trong việc
thừa hành pháp luật bảo vệ rừng, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của
chủ rừng trong việc QLBVR, thực hiện xã hội hoá một cách mạnh mẽ công
tác bảo vệ rừng.
- Thể chế hoá mạnh mẽ chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ rừng,
bằng các quy định pháp luật về định canh, định cư, đẩy mạnh việc xoá đói
giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội các xã nghèo vùng cao. Nhà nước
ban hành các chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, công nghệ, khuyến khích cộng
đồng, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, tạo cơ chế
thông thoáng để khuyến khích đầu tư bảo vệ rừng và kinh doanh rừng hợp lý.
Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, cho thuê rừng và đất lâm
nghiệp, làm cho rừng thực sự “có chủ”; quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ
thể của chủ rừng. Chủ rừng phải có trách nhiệm hoàn toàn về kết quả diện tích
rừng được nhà nước giao, cho thuê. Hoàn thiện cơ sở pháp luật về rừng cộng
đồng, cộng đồng được coi là chủ rừng đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ rừng,
bằng cách quy định chi tiết quyền và nghĩ vụ của cộng đồng trong bảo vệ
rừng như các chủ thể khác, đông thời quy định cơ chế chính sách rõ ràng đối
với việc QLNN, đảm bảo ổn định nông thôn, phát huy truyền thống tốt đẹp và
nền văn hoá các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó cần hoàn thiện các quy định
quản lý rừng của các cơ quan QLNN có thẩm quyền để phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội hiện nay “chuyển ngành lâm nghiệp nhà nước sang ngành lâm
nghiệp xã hội”. Tạo cơ sở pháp lý để nhà nước tham gia quản lý với tư cách là
người lập quy hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và bảo vệ quyền
và lợi ích hợp phá của chủ rừng. Nhà nước chỉ trực tiếp tổ chức các hoạt động
bảo vệ rừng đối với một số công việc vượt quá khả năng của chủ rừng và trên
diện tích rừng chưa được giao hoặc chưa được cho thuê.
- Sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giao
đất, giao rừng, cho thuê rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và
đất rừng.
Các văn bản pháp luật hiện hành khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Tuy nhiên nhà nước chỉ trực tiếp quản
lý thông qua các tổ chức của nhà nước một bộ phận rừng và đất rừng quy
hoạch gây trồng rừng nhất định có liên quan đến môi trường hoặc phát triển
kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia như: các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn
thiên nhiên, các khu rừng phòng hộ quan trọng, các khu rừng sản xuất gỗ đặc
trưng phục vụ cho nguyên liệu công nghiệp và chế biến xuất khẩu, phần diện
tích rừng và đất quy hoạch trồng rừng còn lại giao cho các hộ gia đình, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế sử dụng ổn định, lâu dài vào mục lâm
nghiệp nhắm từng bước chuyển trên 20 triệu dân cư sống trong rừng và gần
các khu rừng hiện nay từ tác nhân có thể gây ra tàn phá rừng thành nhân tố
trung tâm bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Có thể nói các quy định pháp luật về
giao đất, giao rừng, cho thuê rừng là chức năng quản lý rừng quan trọng và có
hiệu quả, làm cho rừng có chủ thực sự. Đó cũng là biện pháp hàng đầu trong
công cuộc thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ rừng. Giao đất giao rừng, cho
thuê rừng là chủ trương nhất quán và đã được thể chế hoá bằng quy định pháp
luật nhưng đó là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp trong QLNN hiện nay.
Các quy định về giao đất, giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp;
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất rừng hiện đang có nhiều bất
cập đã được phân tích và đánh giá ở chương 2 cần sớm được sửa đổi, bổ sung
và hoàn thiện để thống nhất quản lý về trình tự, thủ tục, đối tượng giao, cho
thuê đối với từng loại rừng. Đồng thời cần tổ chức điều tra, đánh giá cụ thể
phương thức QLBVR của cộng đồng, thôn,bản, buôn, làng, ấp, phum, sóc để
bổ sung các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động bảo vệ rừng của đối
tượng này bằng cách chi tiết hoá chế định rừng cộng đồng quy định tại Luật
BV&PTR năm 2004.
Xây dựng các quy định liên ngành về điều chỉnh đất đai của các lâm
trường, nông trường để bàn giao cho chính quyền huyện, xã để giao cho dân
trên nguyên tắc tất cả diện tích rừng và trồng rừng thôn, bản kể cả rừng phòng
hộ ít xung yếu sẽ giao cho dân quản lý và sử dụng.
Ban hành các văn bản pháp luật chi tiết hoá Luật BV&PTR về chế định
giao đất, giao rừng, cho thuê rừng để trách tình trạng vận dụng sai các quy
định đó. Không đảm bảo việc quản lý về thủ tục, trình tự, nội dung quản lý
dẫn đến cơ quan nhà nước khó có thể giám sát trách nhiệm bảo vệ rừng của
chủ rừng. Tình trạng phổ biến hiện nay là rừng vẫn bị chặt phá, thậm chí
chính chủ rừng phá rừng, nhưng họ không phải chịu trách nhiệm trước nhà
nước về hậu quả xảy ra làm thiệt hại đến tài nguyên rừng, không bị cơ quan
nhà nước phát hiện, bắt giữ vì thiếu quy định về trách nhiệm của chủ rừng. Vì
vậy, vai trò của pháp luật trong QLNN là rất cần thiết, cần tiếp tục sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống thì công tác giao đất,
giao rừng, cho thuê rừng mới thực sự có hiệu quả.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về thanh tra, xác
định ranh giới rừng, đất trồng rừng; thống kê, theo dõi diễn biết rừng, đất
trồng rừng.
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung, pháp điển hoá pháp luật hiện hành thành
một văn bản thống nhất về việc phân loại và phân hạng rừng, thống kê, theo
dõi diễn biến tài nguyên rừng, tạo điều kiện cho việc xác định được lâm phận
ổn định của quốc gia.
+ Ban hành các quy định pháp luật về tiêu chí phân loại, chia hạng từng
loại rừng trong 3 loại rừng để phù hợp với mục tiêu quản lý.
+ Ban hành các quy định rõ ràng cụ thể trách nhiệm của các cơ quan
quản lý trong việc tổ chức điều tra rừng đảm bảo các cơ quan trung ương phải
kiểm soát được việc điều tra tài nguyên rừng trên địa bàn quản lý, tránh
trường hợp như hiện nay có quá nhiều cơ quan có chức năng điều tra, thống
kê, kiểm kê rừng nhưng không hiệu quả trong việc thống nhất diện tích rừng
trên thực địa và trên bản đồ.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy phạm pháp luật về quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ rừng trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương
+ Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật phân định cụ
thể chức năng, trách nhiệm quản lý quy hoạch và kế hoạch bảo vệ rừng của
từng cơ quan QLNN trong từng nội dung quy hoạch kế hoạch.
+ Quy định cơ chế phối hợp chặt chẽ trong công tác lập quy hoạch kế
hoạch bảo vệ rừng giữa các cơ quan QLNN có thẩm quyền như: Cục
Kiểm lâm với Cục Lâm nghiệp; giữa Sở NN&PTNT với Chi cục Kiểm
lâm ở địa phương; giữa cơ quan Địa chính với cơ quan quản lý chuyên
ngành Lâm nghiệp các cấp. Đồng thời phải thống nhất được giữa quy
hoạch, kế hoạch phát triển Lâm nghiệp với quy hoạch kế hoạch phát triển
tổng thể kinh tế - xã hội, đặc biệt là quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng với
quy hoạch sử dụng đất.
+ Các quy định cuả pháp luật phải đảm bảo theo xu hưóng thể hiện sự
tập trung dân chủ cơ sở, phát huy quyền chủ động của địa phương. Nhưng cần
quy định rõ ràng nguyên tắc định hướng trong QLBVR của cơ quan cấp trên
với trách nhiệm quy hoạch, kế hoạch QLBVR của cơ quan nhà nước cấp
dưới.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật phải chú ý tới
việc sử dụng luật tục, hương uớc, quy uớc bảo vệ rừng như là công cụ hỗ trợ
pháp luật.
+ Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong
QLBVR phải biết kế thừa những quy định của luật tục. Đó chính là nét văn
hoá, mà văn hoá là “nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” [27, tr. 110].
+ Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về “xây dựng và phát triển
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, vì thế “hết sức coi trọng
bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống”. Truyền thống
nói chung và văn hoá pháp luật nói riêng, sẽ là một tiền đề hết sức quan trọng
để nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với QLBVR. Trước hết, đó
là việc kế thừa kinh nghiệm của cha ông về xây dựng pháp luật thông qua
những di sản luật pháp trong lịch sử, những bộ luật còn được giữ nguyên vẹn
cho đến đời nay “Quốc triều hình luật” (Luật Hồng Đức - 1483), “Hoàng Việt
luật lệ ” (Luật Gia Long - 1812) và cho chúng ta bài học quý giá về bài học áp
dụng pháp luật nước ngoài (mà chủ yếu là Trung Hoa) để phù hợp với hoàn
cảnh Việt Nam, về việc “xen cài những yếu tố từ luật tục vào trong pháp luật
hướng nho” [39, tr. 16]. Chính vì vậy việc nghiên cứu các luật tục của đồng
bào ít người sống gắn bó với rừng, qua đó kế thừa những quy định phù hợp,
tiến bộ có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật bảo vệ rừng, còn loại bỏ quy
định mang tính hủ tục, phản tiến bộ.
Tuyên truyền giáo dục pháp luật trong các buổi sinh hoạt cộng đồng,
đồng thời cho đồng bào thấy được giá trị truyền thống tốt đẹp của luật tục và
sử dụng cả luật tục và pháp luật nhà nước để điều hoà hoạt động bảo vệ rừng
và các mối quan hệ ở nông thôn miền núi.
+ Năm 1999 Cục Kiểm lâm đã ra thông tư số 06/1999/TT/BNN-KL
ngày 30 tháng 03 năm 1999 về việc hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và
phát triển rừng trong cộng đồng dân cư, thôn, làng, buôn, bản, ấp. Trong thực
tế các cơ quan kiểm lâm đã tổ chức hướng dẫn cộng đồng dân cư, thôn, bản
miền núi xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng tại địa phương, tuỳ theo
tình hình của từng cộng đồng dân cư mà lựa chọn hình thức hương ước và
quy ước; lựa chọn các quy định của pháp luật cho phù hợp để đảm bảo
nguyên tắc tự nguyện và đồng thuận khi xây dựng hương ước, quy ước không
áp đặt từ bên ngoài bởi cơ quan nhà nước. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát việc
xây dựng và thực hiện, đồng thời đánh giá, rà soát các hương ước, quy ước
trên địa bàn để phù hợp với tình hình của địa phương.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong QLBVR phù hợp với
quan hệ hợp tác quốc tế.
Trong tình hình mới Đảng ta khẳng định:
Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước
và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức
quốc tế và các khu vực theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vện
lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau [28, tr. 120].
Hợp tác và hội nhập là xu hướng tất yếu trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như kinh tế
đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, đời sống của con người trên khắp toàn
cầu đã được cải thiện đáng kể, loài người đang đứng trước hiểm hoạ khó
lường của thiên tai, môi trường bị suy thoái. Bảo vệ rừng trở thành vấn đề
toàn cầu và không tách rời khỏi nguyên tắc chung của thế giới. Vì vậy, việc
hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng cần chú ý những điểm sau:
+ Tăng cường hợp tác với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong
việc bảo vệ rừng, ký hiệp định hợp tác bảo vệ rừng với các nước láng riềng
như Trung Quốc, Lào, Thái Lan... để cùng giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm, áp
dụng khoa học kỹ thuật vào việc bảo vệ rừng.
+ Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế, công ước quốc
tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng mà tác giả đã đề cập ở chương 2, để thực đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ quốc tế, đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật toàn
diện, nhằm thiết lập trật tự QLBVR trong mối quan hệ quốc tế đa dạng. Hài
hoà hoá các hoạt động bảo vệ rừng trong nước phù hợp với thông lệ và pháp
luật quốc tế trong quá trình hợp tác và hội nhập.
+ Tiếp tục tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế trong việc bảo vệ
rừng. Việc tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam là sự thể
hiện trách nhiệm của quốc gia đối với cộng đồng quốc tế, đồng thời phục vụ
lợi ích chính mình. Vì vậy, nhà nước có trách nhiệm “nội luật hoá” các quy
định quản lý của quốc tế vào pháp luật quốc gia giúp cho mối quan hệ hợp tác
cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
+ Cần có quy định pháp luật phân biệt giữa “thanh tra hành chính” và
“thanh tra chuyên ngành” để tránh các hoạt động thanh tra, kiểm tra của các
cơ quan có thẩm quyền trùng lặp, chồng chéo lẫn nhau. Trên thực tế có rất
nhiều cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm ttra, giám sát nhưng lại không có
văn bản quy định rõ về đối tượng, phạm vị, thẩm quyền, thủ tục thanh tra,
kiểm tra; phân biệt loại hình kiểm tra (kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên
ngành, kiểm tra chức năng) và các loại hình giám sát (giám sát nhà nước,
giám sát xã hội). Do vậy, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phải căn cứ vào nhiệm vụ
chức năng và yêu cầu thực tiễn để quy định tổ chức và hoạt động thanh tra
của bộ được phù hợp, xác định mối quan hệ chỉ đao, phối hợp giữa thanh tra
hành chính và thanh tra chuyên ngành trực thuộc bộ. Vì vậy, việc thanh tra,
kiểm tra trong hoạt động QLBVR cần được nghiên cứu và ban hành các quy
định về trình tự, thủ tục một cách khoa học để đảm bảo mục đích và yêu cầu
quản lý. Tránh tình trạng những cuộc kiểm tra, thanh tra dàn trải về nội dung,
tuỳ tiện gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Giám
sát hoạt động thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa hiện tượng thanh tra, kiểm tra
thông thường, toàn cục để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật và trật
tự QLBVR của đối tượng thanh tra kiểm tra. Cần quy định chi tiết nội dung
thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và thanh tra chuyên đề, theo đơn khiếu nại,
tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ rừng; những công việc công chức có thẩm quyền
thanh tra, kiểm tra được làm, quyền và nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra, giữa
hoạt động của đoàn thanh tra với hoạt động nghiệp vụ, giữa thanh tra theo yêu
cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo với thanh tra chủ động theo chương trình kế
hoạch giữa đoàn thanh tra chuyên ngành với thanh tra viên tiến hành thanh tra
độc lập.
+ Pháp luật hiện hành có nhiều văn bản quy định xử lý vi phạm có liên
quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng, nhưng các văn bản đó có điểm chưa thống
nhất như quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm
tra, kiểm sát, truy tố, xét xử. Nên nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
rừng được một số các cơ quan có chức năng làm ngơ, làm cho những người
có vi phạm pháp luật trở nên “ khinh nhờn” pháp luật, pháp luật không được
vận dụng xử lý nghiêm minh. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của từng cơ quan có
chức năng trong từng giai đoạn xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng nói riêng
và vi phạm pháp luật nói chung một cách thống nhất, đồng bộ, cụ thể.
Các Nghị định hướng dẫn thi hành luật cần được ban hành theo các
hướng dẫn cụ thể, không trùng lặp lại nội dung của luật, đồng thời hoàn thiện
quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan QLBVR, đặc biệt là lực lượng
kiểm lâm trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống
cơ quan này đảm bảo hiệu quả trong QLBVR.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính, vì trong thực tế có rất nhiều quyết định xử lý vi phạm
hành chính không được thi hành. Theo số liệu thống kê của Cục kiểm lâm thì
bình quân hàng năm từ năm 1997 đến năm 2004, chỉ có 68,12% quyết định xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền được thi hành đầy đủ, kịp thời. Vì nhiều lý do khác nhau trong đó
do cuộc sống vật chất khó khăn của các đối tượng bị thi hành quyết định, mặt
khác do các quy định hiện hành của pháp luật chưa có chế tài và hình phạt sát
với thực tế; quyết định xử lý không theo dõi chặt chẽ tạo kẽ hở để một số đối
tượng lợi dụng cố tình không thi hành quyết định, nhưng họ vẫn không bị
cưỡng chế. Cần phải bổ sung các quy định về thi hành quyết định xử phạt vi
phạm pháp luật để hệ thống pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ
rừng ngày một hoàn thiện.
+ Hoàn thiện các quy định của pháp luật để nâng cao vị thế của lực
lượng kiểm lâm trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
bảo vệ rừng. đồng thời xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan kiểm lâm với
cơ quan điều tra trong quá trình tổ chức điều tra các vụ án hình sự trong lĩnh vực
bảo vệ rừng; giữa cơ quan Kiểm lâm với Viện Kiểm sát nhân dân trong giai đoạn
truy tố án hình sự trong lĩnh vực bảo vệ rừng, giảm thiểu các án hình sự trong
lĩnh vực bảo vệ rừng phải tạm đình chỉ để điều tra bổ sung, điều tra lại.
3.2.2. Tổ chức thực hiện đúng và xử lý nghiêm minh đối với những
hành vi phạm pháp luật quản lý bảo vệ rừng
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thực hiện đúng pháp
luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng cũng là một giải pháp quan
trọng để nâng cao vai trò của pháp luật trong QLBVR. Những vấn đề đó có
mối quan hệ mật thiết, gắn bó, hỗ trợ cho nhau, hệ thống pháp luật bảo vệ
rừng hoàn thiện giúp cho hoạt động thực hiện nó được đúng và đầy đủ, thực
hiện đúng pháp luật bảo vệ rừng sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ
rừng, vì quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ rừng, chúng ta có thể phát hiện
ra những ưu điểm và hạn chế, những nội dung phù hợp và không phù hợp với
thực tiễn hoạt động QLBVR để kịp thời huỷ bỏ, sửa đổi những nội dung chưa
phù hợp, bổ sung những nội dung chưa được quy định nhằm hoàn thiện pháp
luật. Như vậy, thực hiện pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng
được thể hiện và thực hiện đúng pháp luật trong QLBVR sẽ góp phần nâng
cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
Thực hiện pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng là hoạt
động đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho các quy định của pháp luật được
thực hiện trong đời sống xã hội, trở thành quy tắc xử sự chung, thực hiện
đúng pháp luật bảo vệ rừng góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của chủ rừng, cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư tham
gia quan hệ bảo vệ rừng, đồng thời góp phần củng cố lòng tin của nhân dân
đối với đường lối của đảng nói chung, đường lối về QLBVR nói riêng, qua đó
góp phần nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ
rừng. Để thực hiện đúng các quy phạm pháp luật bảo vệ rừng, chúng ta cần
thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quản QLNN
trong lĩnh vực bảo vệ rừng có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên
môn và có kiến thức về QLNN
Theo đánh giá chung của Bộ NN&PTNT tại số 186/BNN-VP ngày
10/07/2001 về tình hình thực hiện cải cách hành chính thời kỳ 1996 - 2001 và
trương trình hành động giai đoạn 2001 - 2010 thì trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và kiến thức về quản lý hành chính nhà nước còn có nhiều hạn chế nhất
định, một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất chính trị và đạo đức, nhiều
cán bộ, công chức thuộc Bộ còn lúng túng trong việc soạn thảo các văn bản
pháp luật; hiện tượng một số cán bộ trong ngành tiếp tay, dung túng cho bọn
“lâm tặc”. Trong khi đó, hoạt động QLBVR mang tính đặc thù riêng, đặc biệt
là những nơi vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh đi lại khó khăn, lực lượng kiểm lâm
lại quá mỏng, diện tích rừng cần được bảo vệ thì lớn (hiện nay cứ 5.000 đến
7.000 ha mới có 1 kiểm lâm bảo vệ), cơ sở vật chất thì nghèo nàn lạc hậu. Do
vậy, việc có thực hiện đúng pháp luật trong QLBVR hay không phụ thuộc rất
nhiều vào năng lực chuyên nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức và kiến
thức QLNN của đội ngũ cán bộ QLBVR.
Để thực hiện được công tác QLBVR, trong thời gian tới Bộ NN&PTNT
cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức,
biết kiến thức cơ bản về lâm sinh, bên cạnh đó cần đào tạo để họ nắm được
kiến thức luật, kiến thức QLNN, kỹ năng hoạch định chính sách, xây dựng kế
hoạch, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, có khả năng tổng hợp thực hiện
pháp luật ở từng cấp quản lý; nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; kỹ
năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ phát triển rừng cho
quần chúng nhân dân. Đổi mới thông qua các hình thức, nội dung, chương
trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho từng cán bộ cụ thể.
Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan QLBVR bằng cách
công khai mọi hoạt động quản lý, để người dân có thể tham gia tích cực hơn
nữa vào công tác bảo vệ rừng, chống lại, đẩy lùi hiện tượng tham nhũng, tiêu
cực của cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ. Đồng thời tiến hành rà soát,
đánh giá lại cán bộ, công chức quản lý và công tác đào tạo nghiệp vụ cho
công chức quản lý, phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ,
công chức mọt cách thường xuyên về chính trị, tư tưởng, đạo đức, chuyên
môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho công tác bảo
vệ rừng:
Để bảo đảm cho pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu nhất trong
QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng thì việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí
trong việc xây dựng pháp luật là điều không thể thiếu. Mặc dù đã được Đảng
và Nhà nước quan tâm nhưng do ngành mang tính đặc thù và sự quan tâm
chưa thoả đáng nên việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho các
hoạt động QLBVR rất cần thiết như: nhà nước cần đầu tư kinh phí và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt xây dựng các văn bản dưới luật để hướng
dẫn chi tiết Luật BV&PTR năm 2004, việc rà soát hệ thống văn bản nhằm
hoàn thiện pháp luật, việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế; trong
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng trong xã
hội và các cơ quan QLNN; đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí cho
hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
rừng (xây nhà tạm giữ theo thủ tục hành chính của cơ quan kiểm lâm đố với
người có hành vi vi phạm hành chính); đầu tư trang thiết bị, nghiệp vụ chuyên
ngành cho các cơ quan trong lĩnh vực bảo vệ rừng như thông tin liên lạc,
phương tiện công cộng cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và ngăn chặn
hành vi phá rừng, chống người thi hành công vụ để những người thay mặt cho
cơ quan nhà nước thực thi nhiệm vụ yên tâm công tác, tránh được sự tác động
đến hoạt động chuyên môn, ảnh hưởng tới việc thực hiện không đúng pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ
rừng:
Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực, được coi như là đột phá
khẩu để chuyển tải thông tin pháp luật, các chế độ, chính sách của nhà nước,
đường lối chủ trương của đảng về công tác bảo vệ rừng, để dưa pháp luật vào
cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Nhận thức đầy đủ pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng
giúp cho các chủ thể có niềm tin và sử xự theo pháp luật một cách tích cực và
bảo đảm cho hoạt động thực hiện pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo
vệ rừng được đúng và được đủ. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò của pháp luật
trong QLBVR. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng là
việc nâng cao ý thức pháp luật cho chính các chủ thể tham gia quan hệ bảo vệ
rừng và cộng đồng dân cư. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải
được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong việc tổ chức thực hiên
pháp luật bảo vệ rừng, chủ yêu trên các khẩu hiệu, biển báo, trên các phương
tiện thông tin đại chúng như: báo hình, báo viết, báo nói; in ấn các ấn chỉ về
toàn văn hoặc trích dẫn các quy định của pháp luật, câu hỏi - trả lời về pháp
luật bảo vệ rừng, để mọi người trong cộng đồng có điều kiện tiếp xúc rông rãi
với các quy định của pháp luật, trên cơ sở đó, từng bước hình thành ý thức
pháp luật, tạo tiền đề cho sống và làm việc theo pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo các chương trình ngắn
hạn, dài hạn, qua các chuyên để nói chuyện, sinh hoạt học thuật cho các đối
tượng cụ thể, để đạt được mục tiêu: cán bộ, công chức nhà nước có thẩm
quyền QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng để hiểu biết đúng, đầy đủ nội dung
các quy định về QLBVR; có thể lồng ghép giảng dạy trong các trường đại
học, cao đẳng, dạy nghề hoặc các buổi dã ngoại thực địa cho học sinh, sinh
viên; đặc biệt là những đối tượng ở vùng sâu vừng xa, dân trí thấp thì vai trò
của cán bộ quản lý, đặc biệt là vai trò của cán bộ kiểm lâm hết sức quan trọng,
bằng những việc làm thiết thực ngoài công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ tạo
được lòng tin cho họ để gắn bó với rừng, đẩy nhanh tiến trình xã hội hoá công
tác bảo vệ rừng.
Ngoài các biện pháp kể trên, để thực hiện đúng pháp luật bảo vệ rừng
cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ
rừng một cách nghiêm minh, đúng pháp luật, công khai bảo vệ pháp luật, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng, của nhà nước, của người thi hành
công vụ cũng có tác dụng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật bảo vệ rừng.
Thứ tư, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật QLBVR:
cần phải khắc phục ngay tình trạng các quyết định thanh tra, kiểm tra
không được thực hiện nghiêm chỉnh (bình quân hàng năm từ 1997 đến 2004
chỉ có 68,42% Quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
rừng của cơ quan có thẩm quyền được thi hành đầy đủ, kịp thời). Nguyên
nhân của tình trạng nay là do đối tượng vi phạm chủ yếu là dân nghèo không
có đủ điều kiện để chấp hành hình phạt; quản lý nhà nước chưa chặt chẽ; đặc
biệt là các quy định hiện hành về chế tài chưa sát với thực tế đặc thù của quản
lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Có những Quyết định xử lý, do
không được theo dõi chặt chẽ việc chấp hành của đương sự, tạo kẽ hở để một
số đối tượng lợi dụng cố tình không chấp hành, nhưng họ cũng không bị
cưỡng chế thi hành. Tình trạng này, không chỉ làm cho việc chấp hành các
Quyết định xử phạt nói riêng và việc thực hiện pháp luật không nghiêm trong
xã hội.
Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp
luật trong việc thi hành Quyết định xử lý vi phạm, hoàn thiện pháp luật về
khiếu nại và tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đồng
thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo vệ rừng khi ra
các Quyết định xử lý vi phạm pháp luật cần phải theo dõi quá trình thi hành
Quyết định xử lý đó và quy định trách nhiệm của những cá nhân, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền không hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ năm, tổng kết công tác thực hiện pháp luật:
Cần tổng kết, đánh giá, phân tích những thành tựu và yếu kém trong hoạt
động quản lý và tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong quá trình thực hiện pháp
luật bảo vệ rừng, thông qua đó hoàn thiện hệ thông pháp luật bảo vệ rừng.
3.2.3. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng
Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội,
đường lối của Đảng là tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng các văn bản pháp
luật. Đường lối chính trị của Đảng với phương châm là linh hồn của pháp luật
và nó phải “hoá thân” vào pháp luật. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng
không có nghã là Đảng bao biện, làm thay Nhà nước, làm phai mờ chức năng
quản lý điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, mà chính là tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng thông qua đường lối chung về mọi mặt của đời
sống xã hội nói chung và lĩnh vực bảo vệ rừng nói riêng; Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng không phải bằng cách đưa ra nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của
đảng mà cần định hướng chung và các cấp uỷ của từng địa phương cần định
hướng các chuyên đề cụ thể cho UBND các cấp xây dựng các chương trình,
chuyên đề cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương. Đồng
thời, sự lãnh đạo của Đảng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hành
chính nhà nước, cơ quan thừa hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng thực
hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc thanh tra, kiểm tra
và xử lý vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ rừng. Có như vây, mới bảo đảm được nguyên tắc pháp chế xã
hội chủ nghĩa, tránh được tình trạng can thiệp của Đảng vào công tác xử lý vi
phạm pháp luật, bảo đảm được phương châm : “Mọi người sống, làm việc
theo hiến pháp và pháp luật”.
Thường xuyên kiểm tra, làm rõ và xử lý kịp thời, thoả đáng những vụ
việc của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên có hành vi tiêu cực, tham
nhũng, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, làm cho cơ sở Đảng và
đảng viên thật sự trong sạch, vững mạnh, gương mẫu chấp hành kỷ cương,
pháp luật của nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ rừng.
3.2.4. Biện pháp kinh tế - xã hội
- Chấm dứt tình trạng di dân tự do.
Tình trạng di dân tự do và phá rừng hiện nay đang là vấn để bức xúc
và trở thành một thứ “nạn” cản trở việc thực hiện pháp luật, mặc dù được
chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương hết sức quan tâm nhưng những
cuộc “di dân tự do” của đồng bào các dân tộc ít người ở phía Bắc thiếu đất
canh tác, vào Tây Nguyên để tìm một cuộc sống dễ chịu hơn, như đại biểu
quốc hội Nguyễn Lân Dũng phát biểu họ “đi thẳng vào sống trong rừng sâu,
và... lặng lẽ đốt rừng để trồng cà phê, để làm rẫy, trồng cao su, tiêu, điều, nuôi
tôm...” đã gây ra khó khăn trong công tác bảo vệ rừng và quản lý trật tự trị an
xã hội, an ninh vùng rừng.
Việc pháp luật có được thực hiện hiệu quả hay không thì cần phải có
một chính sách phù hợp cả ngắn hạn và dài hạn để củng cố đời sống của đồng
bào dân tộc phía Bắc, chấm dứt nạn di dân tự do.
- Bảo đảm việc làm để những người dân sống gần rừng và trong rừng
có cuộc sống ổn định.
Rừng và đất lâm nghiệp gắn chặt chẽ với đời sống của đồng bào các
dân tộc miền núi, hiện nay đời sống còn rất khó khăn. Người dân vừa là lực
lượng to lớn bảo vệ rừng, đồng thưòi cũng đang là lực lượng trực tiếp vi phạm
các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng nhằm giải quyết những nhu cầu tối
thiểu của đời sống trước mắt. Do vậy, quản lý bảo vệ rừng phải đi đôi với việc
bảo đảm và nâng cao đời sống của đồng bào miền núi. Để thực hiện được
nhiệm vụ này, đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế, chính sách phù hợp như:
Cần tiến hành tích cực hơn nữa công tác giao, cho thuê đất, rừng,
khoán bảo vệ rừng mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, nhà nước đã giao
cho các doanh nghiệp nhà nước gần 3,6 triệu ha, ban quản lý rừng đặc dụng
và phòng hộ quản lý trên 2,8 triệu ha; hộ gia đình, tập thể quản lý 2,7 triệu ha
rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, đã cấp 630 ngàn giấy chứng nhân quyền sử
dụng đất cho trên 515 ngàn hộ gia đình, cá nhân và trên 7 ngàn tổ chức với
gần 3.284 ngàn ha rừng và đất lâm nghiệp, đạt 38%. Như vậy, còn trên 3,2
triệu ha rừng chưa có chủ thực sự, hiện đang do UBND cấp xã quản lý. Đến
nay, chủ rừng đã khoán bảo vệ được gần 2,45 triệu ha rừng, trong đó: rừng
đặc dụng 285 nghìn ha, rừng phòng hộ 2 triệu ha, rừng sản xuất 215 nghìn ha
[13, tr. 9].
Tổ chức thực hiện cơ chế hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán
rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ - TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng
Chính phủ, đồng thời phải tổng kết thực tiễn sớm sửa đổi, bổ sung chính sách
về quyền hưởng lợi cho phù hợp với thực tiễn, để những người làm nghề rừng
phải sống được bằng nghề rừng.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân và việc phân tích đánh giá thực trạng đã rút ra được các hạn chế
và nguyên nhân, tác giả đã đưa ra các phương hướng nâng cao vai trò của
pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải căn cứ vào đường
lối, chủ trương của Đảng về QLBVR; nâng cao vai trò của pháp luật trong
QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nâng cao vai trò của pháp luật
trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải đảm bảo chủ trương xã hội
hoá công tác bảo vệ rừng.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò của
pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay như
sau: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng để tạo
cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ rừng; tổ chức thực hiện đúng và xử lý
nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
rừng; Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và các biện pháp kinh tế xã hội,
để pháp luật trong QLBVR dễ đi vào thực tiễn cuộc sống và phát huy hiệu lực
trên thực tế.
KẾT LUẬN
Để theo kịp tốc độ phát triển kinh tế hiện nay, Nhà nước cần phải có
nhiều chủ trương đường lối mới phù hợp và kịp thời. Thực tế trong những
năm qua cho thấy, để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt
Nam, thì việc nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước là yêu
cầu tất yếu, khách quan. Pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là hết sức cần thiết khi mà các nguồn tài nguyên
này đang bị đe doạ suy thoái nghiêm trọng.
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đang trong tình trạng bị
khai thác và sử dụng quá mức. Bảo vệ và phát triển rừng được xem là chiến
lược quốc gia hiện nay nhằm duy trì sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
Do vậy, vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ
rừng không thể xem nhẹ.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vai trò của pháp luật trong QLNN đối
với lĩnh vực bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay, quán triệt các chủ trương, chính
sách của Đảng, nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân; các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tác giả đã
đưa ra các phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của pháp luật trong
QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng. Theo đó, việc nâng cao vai trò của pháp
luật trong trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng phải căn cứ vào đường
lối, chủ trương của đảng về QLBVR, phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, và phải đảm bảo chủ trương
công tác xã hội hoá bảo vệ rừng.
Tác giả cũng đề xuất các phải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của
pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay, đó
là: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ
rừng để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động bảo vệ rừng; tổ chức thực
hiện đúng và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật
trong QLBVR để đưa pháp luật dễ đi vào thực tiễn cuộc sống và phát huy
hiệu lực thực tế; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và các biện pháp kinh
tế xã hội trong lĩnh vực bảo vệ rừng tạo cơ sở cho việc xây dựng, ban hành
các quy định về bảo vệ rừng có chất lượng, có tính khoa học và phù hợp với
thực tiễn hoạt động QLBVR ở Việt Nam hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Âu (2001), Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam
thực trạng và phương hướng hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học,
Hà Nội.
2. Ban Chỉ đạo Kiểm kê rừng Trung ương (1999), Báo cáo kết quả tổng
Kiểm kê rừng toàn quốc.
3. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
5. Bộ Luật hình sự (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), Tài liệu về rừng của
nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Luật về rừng của Myanmar, Dự
án "Hỗ trợ xây dựng chính sách và thể chế lâm nghiệp".
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), Luật về rừng của Mông Cổ,
Dự án "Hỗ trợ xây dựng chính sách và thể chế lâm nghiệp".
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), Dự thảo Luật Lâm
nghiệp cộng đồng của Thái Lan, Dự án "Hỗ trợ xây dựng chính sách
và thể chế lâm nghiệp".
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Báo cáo tóm tắt kết quả
Kiểm kê rừng theo chỉ thị 268 TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Chiến lược phát triển
Lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010.
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Những sửa đổi cơ bản
của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Chương trình hỗ trợ
ngành Lâm nghiệp và đối tác, cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương
hành chính và thể chế ngành Lâm nghiệp, tổ chức hợp tác kỹ thuật
Đức.
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Chương trình hành
động bảo vệ rừng đến 2010.
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Khoa học công nghệ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, 20 năm đổi mới, Tập 5, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Dự thảo lần thứ 5, chiến
lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020.
16. Bộ Tư pháp và chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (1998), Báo cáo
kiến nghị xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế, Dự án
VIE/94/003 (Tăng cường năng lực pháp luật Việt Nam từ năm 1994
đến 1998).
17. Bộ Tư pháp (2002), Chiến lược phát triển hệ thông pháp luật đến năm 2010.
18. Chính phủ (2004), Nghị định số 139/2004 NĐ - CP về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
19. Chính phủ (2006), Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật BV$PTR.
20. Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1994), Văn
bản pháp quy về quản lý rừng bảo vệ rừng quản lý lâm sản, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996), Giao
đất lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Văn
bản pháp quy về lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Cục Kiểm lâm (2001), Tài liệu Kiểm tra chất lượng Hạt Kiểm lâm.
24. Vũ Văn Dũng (2002), Báo cáo đề xuất hệ thống phân hạng các khu bảo
tồn thiên nhiên của Việt Nam, Dự án "Tăng cường năng lực quản lý
các khu bảo tộn Việt nam", Cục Lâm nghiệp, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý (1999), Giáo trình
khoa học quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
30. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công An
nhân dân, Hà Nội.
31. Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
32. Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
33. PGS.TS Trần Ngọc Đường (1992), "Pháp luật trong cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước", Nghiên cứu lý luận, (4).
34. Lê Văn Hà (2002), Trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm các quy định
về khai thác và bảo vệ rừng và vấn đề đấu tranh và phòng ngừa tội
phạm này trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
35. PGS.TS Lê Hồng Hạnh (2001), Báo cáo xem xét năng lực thừa hành
pháp luật và xác định nhu cầu đào tạo của các chủ thể quản lý và
bảo vệ các khu rừng đặc dụng, D án "Tăng cường năng lực quản lý
các khu bảo tồn Việt Nam", Cục Kiểm lâm, Hà Nội.
36. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tài liệu học tập và
nghiên cứu môn lý luận chính trị, Hà Nội.
37. Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (1995), Các vườn quốc
gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
38. Nguyễn Thanh Huyền (2005), Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ
rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
39. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
40. ITTO (1991), Report of working group on ITTO guidelines for the
establishment and sustainable management of planted tropical
forests, Yokohama, Japan.
41. Nguyễn Đình Long (2000), Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng,
Hải quan, Kiểm lâm trong tố tụng hình sự, Luật văn thạc sĩ Luật
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
42. Trần Đức Lương (2002), “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân, ngày càng trong sạch, vững mạnh là
nhiệm vụ thường xuyên của Đảng, nhà nước và nhân dân ta”, Tạp
chí Cộng sản, (1), tr.6-11.
43. Trần Đức Lương (2002), “ Đẩy mạnh cải cách Tư pháp đáp ứng yêu cầu
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng
sản, (10), tr.3-9, 15.
44. Tô Đình Mai (1999), "Cải cách và phát triển Lâm nghiệp ở Trung
Quốc", Tạp chí Lâm nghiệp, (12), tr.45-46.
45. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 9, Nxb Sự thật, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 10, Nxb Sự thật, Hà Nội.
49. Một số kết quả hành động năm 2004, Bản tin Kiểm lâm số 1-2, năm 2005.
50. Phạm Duy Nghĩa (25/6/2001), "Đưa pháp luật vào cuộc sống", Báo Lao
động điện tử.
51. Nguyễn Như Phương và Vũ Văn Dũng (2001), Đánh giá các văn bản
pháp luật và chính sách liên quan đến công tác quản lý các khu
rừng đặc dụng tại Việt Nam, Dự án "Tăng cường năng lực quản lý
các khu bảo tồn Việt Nam", Cục Kiểm lâm, Hà Nội.
52. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật Môi
trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2002), Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của luật ban hành quy phạm pháp luật.
54. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi), Luật Tổ chức Quốc hội 2001, Luật Tổ chức
Chính phủ 2001, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, Luật Tổ
chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Thủ tướng Chính phủ (2000), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chỉ thị 286
TTg và 287 TTg.
56. Hà Công Tuấn (2001), "Xã hội hoá công tác bảo vệ rừng – Một chiến
lước lâu dài", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10).
57. Hà Công Tuấn (2001), "Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt
Nam", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (12).
58. Hà Công Tuấn (2001), "Những vấn đề cấp bách sớm phải điều chỉnh về
thẩm quyền tố tụng hình sự của Kiểm lâm", Báo Nông nghiệp Việt
Nam, (174).
59. Hà Công Tuấn (2002), Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
60. Hà Công Tuấn (2006), Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
61. Nguyễn Đình Tư (2004), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Tổng kết,
xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở thôn bản
vùng lòng hồ thuỷ điện sông Đà Tỉnh Hoà Bình”, Dự án 661 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay.pdf