MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, đồ thị
Phần Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục đích cụ thể 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài 4
5. Bố cục luận văn 4
Chương 1. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 5
1.1. Cơ sở khoa học 5
1.1.1. Giới tính và Giới 5
1.1.2. Phát triển kinh tế nông thôn 8
1.1.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 10
1.1.4. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam 14
1.1.5. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn 21
1.2. Phương pháp nghiên cứu 28
1.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 28
1.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 29
1.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 30
1.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 31
1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 31
Chương 2. Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát
triển kinh tế huyện Phú Lương 32
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 32
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 37
2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế
huyện Phú Lương 45
2.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn
huyện 45
2.2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ trong các hộ nghiên cứu 54
2.2.3. Một số yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò
phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế 69
Chương 3. Quan điểm, phương hướng và những giải pháp nhằm
nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế
hộ huyện Phú Lương 74
3.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ 74
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ
nông thôn trong phát triển kinh tế 75
Phần Kết luận và kiến nghị 82
Tài liệu tham khảo 86
Phụ lục 90
105 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5024 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách để hỗ trợ phát triển kinh tế của vùng nông thôn
miền núi khá toàn diện, tác động vào nhiều mặt của ngƣời dân địa phƣơng.
Một số chính sách theo lĩnh vực nhƣ sau:
- Kinh tế: xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, chính
sách trợ giá trợ cƣớc, khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ nhà ở và nƣớc sinh
hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (chƣơng trình
134). Trong những năm qua, hiệu quả của các chƣơng trình phát triển này đã
đƣợc thể hiện thông qua: sự ổn định sản xuất của ngƣời dân, ngƣời dân
chuyển hƣớng thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thu
nhập của hộ gia đình đƣợc nâng cao, chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện. Tỷ
lệ nữ đƣợc đi học phổ thông không ngừng tăng, hoạt động sản xuất của phụ
nữ giảm sự vất vả và có nhiều thời gian giành cho bản thân hơn.
-Văn hoá: nâng cao mức hƣởng thụ văn hoá của nhân dân (xây dựng
nhà văn hoá và đặt cụm loa tới các xóm, thƣờng xuyên tổ chức hoạt động văn
hoá lƣu động); bảo tồn văn hoá truyền thống; thực hiện các chƣơng trình mục
tiêu quốc gia về văn hoá. Với chính sách này đã giúp cho phụ nữ đặc biệt là
phụ nữ dân tộc thiểu số nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật, bình đẳng
giới, chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
- Y tế: cải thiện trang bị cơ sở vật chất cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc thiểu số, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ về thôn bản; khám chữa bệnh miễn
phí; thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; chăm sóc sức khoẻ sinh
sản, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
- Giáo dục: Cải thiện trang bị, cơ sở vật chất chotrƣờng, lớp..., tăng
cƣờng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên; có chính sách cử tuyển,
miễn học phí, cấp phát giấy vở cho học sinh, thực hiện các chƣơng trình mục
tiêu quốc gia về giáo dục. Kết quả là số học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu
số đƣợc đi học ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh nữ bị bỏ học đã giảm rõ rệt.
- Khoa học, công nghệ: chuyển giao khoa học, công nghệ cho ngƣời
dân làm thay đổi tập quán canh tác và năng lực sản xuất. Hàng năm đã mở các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
lớp dạy nghề, đào tạo nghề cho nông dân tới tận xóm bản nhằm cuốn hút
đông đảo phụ nữ tham gia.
- Quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ nữ: đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ trong
quy hoạch các chức danh lãnh đạo thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc; cử và quan tâm tạo điều kiện để cán bộ nữ đƣợc học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, chính trị, quản lý. Điều này đƣợc thể hiện trong các chức
danh chính quyền, đoàn thể nhƣ: Ban dân vận, Phòng dân tộc của huyện.
2.2.3.2. Yếu tố cản trở
* Điểm yếu:
- Trình độ học vấn, sự tiếp cận và tiếp thu các biện pháp kỹ thuật vào
sản xuất nông lâm nghiệp của đại bộ phận phụ nữ vùng nghiên cứu còn chậm
và hạn chế. Điều này ảnh hƣởng tới sự ra quyết định trong sản xuất, quản lý
hộ và tham gia công tác quản lý cộng đồng.
- Do ảnh hƣởng của tƣ tƣởng từ ngàn đời xƣa để lại, chính bản thân
ngƣời phụ nữ vẫn còn tƣ tƣởng tự ti, an phận và thu động. Điều này đã hạn
chế sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo, khả năng cống hiến của phụ nữ, đó chính là
lực cản bên trong kìm hãm họ. Nhiều phụ nữ ngại phát biểu ý kiến, không bộc
bạch chính kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là
chính xác. Nhiều phụ nữ không muốn học tập để nâng cao trình độ, từ chối
tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật… Tâm lý tự ti, mặc cảm,
không vận động để tự mình thoát mình đã hạn chế vai trò của chính họ.
* Thách thức:
- Mức độ kinh tế: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-
2010 của huyện là 23,55% (năm 2008).Qua nghiên cứu thấy rằng khi thu
nhập của gia đình thấp, ngƣời phụ nữ phải vất vả hơn đề kiếm sống nuôi gia
đình, với các hộ khó khăn nam giới có xu hƣớng ít chia sẻ công việc nội trợ
với phụ nữ. Bên cạnh đó, do nghèo nên không có điều kiện để đầu tƣ cho sản
xuất, hiệu quả sản xuất thấp. Dẫn tới chênh lệch về thu nhập bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
quân/ngƣời/năm giữa các nhóm hộ nghèo, trung bình còn khá cao. Nhƣ phân
tích tại mục 2.2.1.6 thì có sự bất bình đẳng trong thu nhập cũng nhƣ trong tiêu
dùng của các nhóm hộ, giữa các vùng trong huyện.
- Gánh nặng công việc của phụ nữ: Hoạt động sản xuất ở vùng nông
thôn chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp. Công việc chủ do
phụ nữ thực hiện, nhất là đối với các hộ nghèo. Bên cạnh đó, phụ nữ còn đảm
nhiệm hầu hết công việc nội trợ, chăm sóc con cái và chăm sóc các thành viên
khác trong gia đình. Để thực hiện hết các công việc đó, chị em phải dậy rất
sớm từ 5h để chuẩn bị cơm nƣớc cho cả nhà, chăn lợn, chăn gà, làm việc đồng
áng… tới tận 21h mới đƣợc đi ngủ.
- Cơ hội tiếp cận các nguồn lực: Vẫn còn hiện tƣợng khi đi lấy chồng,
phụ nữ không đƣợc bố mẹ chia đất cũng nhƣ thừa kế các tài sản. Nguồn vốn
thế chấp tại ngân hàng nông nghiệp ít có cơ hội cho phụ nữ đứng tên vay vốn.
Ngân hàng chính sách và tín dụng của hội phụ nữ cho vay với mức rất thấp,
không đủ để sản xuất.
- Các định kiến xã hội về vai trò của phụ nữ:
Bảng 2.20. Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng
giới và công cuộc phát triển
Một số định kiến phổ
biến về vai trò, đặc điểm
giới trong xã hội
Tình trạng bất bình
đẳng giới phổ biến
Những hậu quả đối với chất
lƣợng cuộc sống và công
cuộc phát triển
Thích con trai
- Trẻ em gái ít đƣợc
tiếp cận giáo dục.
- Trẻ em gái và phụ
nữ có trình độ học
vấn thấp.
- Thu nhập của hộ gia đình
thấp hơn.
- Giáo dục giành cho trẻ em
giảm.
-Giảm khả năng tiếp cận
của phụ nữ đối với những
công việc đƣợc trả công và
những việc làm có thu nhập
cao hơn.
“Thiên chức”- về mặt
sinh học, chỉ có phụ nữ
- Sự phân công lao
động không bình
- Tình trạng mệt mỏi triền
miên của phụ nữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
mới có khả năng mang
thai, sinh con và cho con
bú bằng chính bầu sữa
của mình. Tuy nhiên, xã
hội lại gán cho phụ nữ
toàn bộ vai trò chăm sóc
con cái, chăm sóc các
thành viên trong gia
đình. Cuối cùng công
việc nội trợ cũng đƣợc
gán cho phụ nữ và trẻ
em gái.
đẳng giữa nam và
nữ:
+ Gánh nặng công
việc
+Ít thời gian nghỉ
ngơi, giải trí
+ Ít tham gia vào
quá trình ra quyết
định trong cộng
đồng.
+ Ít đƣợc tiếp tục
học hành.
- Chi phí chăm sóc sức
khoẻ cao hơn đối với phụ
nữ
- Năng suất lao động thấp.
Phụ nữ thƣờng đƣợc
xem là thiếu quyết đoán,
hành động thiên về tình
cảm nên khó để trở
thành ngƣời lãnh đạo tốt
- Xã hội thƣờng ủng
hộ nam giới vào các
vị trí lãnh đạo hơn
nữ giới. Vì thế tỷ lệ
nữ tham gia lãnh
đạo thấp hơn.
- Những ngƣời ở vị
trí ra quyết định chủ
yếu là nam giới.
- Các chính sách không đáp
ứng hiệu quả nhu cầu của
mọi thành viên trong xã
hội, cụ thể đối với phụ nữ.
- Hiệu quả của tăng trƣởng
kinh tế chƣa cao.
-Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng để tiến tới bình đẳng chưa
cao: Thực tế tại địa bàn nghiên cứu, các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về
giới chủ yếu là phụ nữ tham dự. Nam giới ít tham gia nội dung này, nhất là
nam giới giữ vai trò chủ chốt tại cơ sở. Dẫn tới hiệu quả công tác truyền thông
về giới chƣa cao, chậm quá trình thay đổi nhận thức xã hội về giới.
- Việc cụ thể hoá và thực thi các chính sách về bình đẳng giới còn hạn
chế: Nhà nƣớc đã ban hành Luật bình đẳng giới, có nghị định hƣớng dẫn thực
hiện Luật bình đẳng giới. Nhƣng cấp uỷ địa phƣơng chƣa có nghị quyết
chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật bình đẳng giới và bàn về vấn
đề phụ nữ. Hoạt động của ban vì sự tiến bộ của phụ nữ chủ yếu do cơ quan
thƣờng trực của ban (Hội phụ nữ) thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ HUYỆN PHÚ LƢƠNG
3.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ
Sự khác biệt về giới hiện nay có thể hiểu là sự bất bình đẳng về quyền
lực giữa nam và nữ mà ngƣời chịu thiệt thòi nhất là phụ nữ. Cuộc đấu tranh
giành sự bình đẳng này nhằm tạo sự cân bằng về quyền lực chứ không phải
giành quyền thống trị. Sự bình đẳng này cho phép phụ nữ tiếp cận cao hơn
các nguồn lực và từ đây họ có điều kiện phát huy tốt vai trò của mình. Mục
tiêu của chúng ta là xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, đây là mục
tiêu phấn đấu của nữ giới. Sự công bằng, văn minh trong xã hội cũng nhƣ
trong gia đình trƣớc tiên phải là sự đối xử công bằng và văn minh với phụ nữ.
Sự cống hiến của phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử của đất nƣớc thật
lớn lao, đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ. Những cống hiến của phụ nữ đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta ghi nhận. Kể
từ lúc xác định đƣờng lối đấu tranh giải phóng dân tộc cho đến nay, Đảng ta
luôn luôn coi trọng giải phóng phụ nữ là một bộ phận quan trọng trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đã giúp họ tăng cƣờng khả
năng phấn đấu để giải quyết những vấn đề của chính họ. Một xã hội nếu
không có sự bình đẳng giữa nam và nữ sẽ tạo nên những hẫng hụt mà theo đó
là những căn bệnh của xã hội, nếu ngƣời phụ nữ bị đối xử không công bằng,
vai trò của họ mờ nhạt sẽ dẫn đến hậu quả có những đứa con đƣợc nuôi dạy
không tốt, ý thức và khả năng tiếp thu những tƣ tƣởng tiến bộ kém. Mâu
thuẫn nội tại sẽ phát sinh và ngấm ngầm phá hoại hạnh phúc gia đình.
Vai trò lãnh đạo cộng đồng, xã hội của phụ nữ không xứng với công
lao và năng lực của họ sẽ dẫn đến nhìn phiến diện về thực tế và không huy
động đƣợc đầy đủ tiềm năng trong mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
Việc xây dựng hệ thống giải pháp phải dựa trên cơ sở nắm vững đƣờng
lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là:
+ Chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội (2001-2010) của Nhà nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
+ Các nghị quyết và văn kiện của Đại hội phụ nữ toàn quốc. Đặc biệt là
phải xuất phát từ thực trạng, nguyên nhân và khả năng thực tế của địa phƣơng
để đƣa ra những giải pháp thiết thực và khả thi. Nhƣ vậy, việc tìm ra những
giải pháp để nâng cao vai trò của ngƣời phụ nữ trong phát triển kinh tế nông
thôn là một tất yếu khách quan cho việc phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ
nông thôn trong phát triển kinh tế
3.2.1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ các cấp trong thực
hiện bình đẳng giới
Cấp uỷ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của tổ chức đảng các
cấp, là cơ qua lãnh đạo thực hiện nghị quyết của cấp trên và cấp mình. Để
thực hiện tốt hơn nữa bình đẳng giới, công tác cán bộ nữ cần chú trọng tới các
giải pháp sau:
- Cấp uỷ đảng nâng cao chất lƣợng việc ra nghị quyết, tiếp tục lãnh đạo,
chỉ đạo nâng cáo nhận thức, quan điểm về bình đẳng giới, công tác phụ nữ,
cán bộ nữ.
- Nâng cao chất lƣợng việc tổ chức, thực hiện nghị quyết và kiểm tra
việc thực hiện nghị quyết về thực hiện bình đẳng giới.
- Tăng cƣờng vai trò của ngƣời đứng đầu: Bí thƣ cấp uỷ các cấp phải tự
mình nâng cao trách nhiệm, tạo sự thống nhất trong cấp uỷ đảng, cơ quan, ban
ngành đoàn thể về bình đẳng giới, công tác phụ nữ.
- Xây dựng cơ chế đảm bảo thực hiện có hiệu quả bình đẳng giới, công
tác phụ nữ.
3.2.2. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
của xã hội về giới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn.
Tăng cƣờng đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về bình đẳng
giới, không chỉ cho phụ nữ mà cả nam giới, đặc biệt là cho cán bộ lãnh đạo
chủ chốt của địa phƣơng, đơn vị, nhằm tạo sự thay đổi nhận thức từ gốc về vị
trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày nay, đảm bảo các điều kiện để chị em
có cơ hội và điều kiện thuận lợi thực hiện quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực
chính trị- kinh tế- xã hội- an ninh quốc phòng…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Cấp uỷ đảng các cấp phải xây dựng nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo,
chỉ đạo hoạt động truyền thông về bình đẳng giới, về giới trong cộng đồng.
Cơ quan truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên phƣơng tiện thông
tin đại chúng theo từng thời gian cụ thể. Hội phụ nữ, ban vì sự tiến bộ xây
dựng chƣơng trình hành động để thực hiện luật bình đẳng giới, chú trọng tới
công tác phối hợp với các hội đoàn thể khác trong thực hiện tuyên truyền các
nội dung của Luật bình đẳng giới, các nghị định, hƣớng dẫn thực hiện. Trong
quá trình truyền thông, trƣớc tiên cần quan tâm hƣớng tới đối tƣợng là lãnh
đạo chủ chốt của địa phƣơng đơn vị, nâng cao và thay đổi tƣ duy về giới cho
họ là cách tốt nhất, sớm nhất có đƣợc những cơ hội cho phụ nữ phát huy khả
năng, năng lực của mình trong mọi lĩnh vực.
3.2.3. Nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ kết hợp với giáo dục
truyền thống, phẩm chất đạo đức trong đông đảo phụ nữ
Nâng cao kiến thức về mọi mặt là nâng cao nội lực cho phụ nữ. Đây là
biện pháp đầu tiên, cơ bản và quyết định nhằm tạo ra năng lực thực để họ có
thể tiếp cận với thực tế mà không ngần ngại, lo lắng đồng thời có cơ sở để ra
quyết định cũng nhƣ thực hiện quyết định của mình.
Vì vậy, phải khuyến khích và tạo điều kiện cho chị em tham gia học tập
để không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề.
Có chính sách thoả đáng cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số
khi tham gia học tập tại các trƣờng lớp, nhằm nâng cao chất lƣợng nhân lực
nữ trên các địa bàn này, tiến tới xoá bỏ dần khoảng cách và sự chênh lệch
kiến thức, trình độ giữa phụ nữ các vùng và giữa phụ nữ và nam giới.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ, nuôi
dạy con, dân số và kế hoạch hoá gia đình, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống
gia đình. Xây dựng ngƣời phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nƣớc “có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng
tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, tích cực lao động sáng tạo, xây
dựng gia đình hạnh phúc”.
Nâng cao trình độ học vấn, kiến thức kinh tế, kỹ thuật, quản lý và pháp
luật nhằm tạo nội lực cho phụ nữ. Hƣớng tới gia tăng đóng góp của họ cho gia
đình, xã hội và tự khẳng định vai trò của mình. Trong thực tế, các trƣờng hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
phụ nữ không tham gia quyết định cũng nhƣ thực hiện quyết định là vì họ
thiếu yếu tố nội lực. Hay nói cách khác là họ không biết nên không thể tham
gia ý kiến. Có kiến thức sẽ giúp họ quyết định mạnh dạn hơn, tự tin hơn.
Đối với đội ngũ cán bộ nữ, cần đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính
trị, trình độ quản lý... để cán bộ nữ có đủ điều kiện quy hoạch vào các chức
danh lãnh đạo, quản lý, nâng cao vị trí, sự tham gia của họ trong quá trình ra
quyết định, lập kế hoạch và lãnh đạo, chỉ đạo tại địa phƣơng, đơn vị.
3.2.4. Lồng ghép giới vào các chính sách, chƣơng trình hành động quốc
gia, các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các cấp, các ngành. Tăng
cƣờng vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phƣơng trong nâng cao
nhận thức về Bình đẳng giới và thực hiện các mục tiêu về tiến bộ phụ nữ.
Phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng trong giới thiệu triển khai thực hiện
các mô hình tốt về bình đẳng giới. Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo cán
bộ nữ, tạo nguồn cán bộ kế cận và đề bạt cán bộ nữ, đáp ứng yêu cầu mới.
3.2.5. Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực
* Đất đai: Thực hiện tốt quy định của Luật đất đai năm 2003 và các
nghị định sửa đổi bổ sung, tất cả các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều
phải ghi tên cả vợ và chồng.
* Tín dụng: Ngân hàng cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện vay và chấp
nhận các mục tiêu sử dụng vốn vay đa dạng hơn. Các thủ tục và quy trình
hoạt động cần có tính nhạy cảm về giới để đảm bảo cho phụ nữ và nam giới
đƣợc tiếp cận nhƣ nhau với vốn vay của các tổ chức tín dụng, sao cho các
chƣơng trình vay đến đƣợc với phụ nữ và nam giới một cách bình đẳng nhƣ
đến với với những khách hàng đi vay và những ngƣời đƣợc hƣởng lợi ích.
Các cán bộ và đại diện ngân hàng cần đƣợc tập huấn về giới có đƣợc nhận
thức về vai trò giới và các đặc thù về văn hoá và gia đình. Đặc biệt cần phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ ngân hàng với cán bộ khuyến nông,
khuyến lâm để hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật và thông tin về thị trƣờng cũng nhƣ
kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho tất cả các hộ vay vốn. Các hộ
gia đình, nhất là phụ nữ, cần đƣợc thông tin một cách cụ thể về các hình thức
tín dụng mà họ có thể nhận đƣợc. Dữ liệu về các khoản cho vay của ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
hàng và việc thực hiện các khoản cho vay này cần đƣợc phân chia theo giới
của ngƣời vay.
3.2.6. Đưa các chỉ tiêu về giới, các công cụ giám sát và đánh giá có
phân tích giới vào chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển của
đất nước.
Có sự cam kết của các cấp lãnh đạo địa phƣơng. Năng lực lồng ghép
giới trong các khối cơ quan nhà nƣớc, bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, các
quy chế hoạt động và các thủ tục hành chính. Những hoạt động có đƣợc sự
bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức và kiến thức giới của các cấp lãnh đạo
cao nhất.
Đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn, đặc biệt là những ngƣời chịu trách
nhiệm xây dựng chính sách, kế hoạch, ngân sách và hoạch định việc cung cấp
dịch vụ công trên toàn bộ hệ thống ngành cần đƣợc trang bị kiến thức, kỹ
năng và đƣợc giao trách nhiệm báo cáo để đảm bảo các kế hoạch, ngân sách,
các dịch vụ công có tính nhạy cảm giới và các nhu cầu của nam giới và phụ
nữ sẽ đƣợc xem xét một cách bình đẳng. Thêm vào đó, cần lồng ghép các chỉ
tiêu về giới, các số liệu có phân tích nam nữ vào hệ thống báo cáo.
Song song với chiến lƣợc truyền thông có trọng điểm trong hệ thống
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thiết kế và triển khai từng bƣớc
chƣơng trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ có lồng ghép giới trong đó bao
gồm đào tạo ban đầu tập huấn nâng cao nghiệp vụ hàng năm có phối hợp các
dự án tại các trƣờng trên địa bàn. Các chứng chỉ đào tạo về giới cần đƣợc ghi
nhận trong hồ sơ cán bộ và hàng năm báo cáo về đơn vị phụ trách công tác tổ
chức cán bộ, trong đó có số liệu phân tách nam, nữ.
Nhu cầu lao động nữ và nam phải đƣợc xem xét trong quá trình lựa
chọn, khảo sát, thiết kế, thẩm định và triển khai các dự án, các chƣơng trình
phát triển nông thôn. Tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của các dự án
xây dựng mới cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm dự án cấp nƣớc sinh hoạt,
thủy lợi, cầu đƣờng, trạm y tế, thông tin liên lạc, trƣờng học và chợ... nhƣ một
bộ phận của công tác thiết kế. Tiến hành các cuộc đánh giá nhanh nông thôn
có sự tham gia của ngƣời dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
3.2.7. Thực hiện cách thức làm việc mang tính nhạy cảm giới và đạt
được bình đẳng giới trong các hoạt động nghiên cứu, cung cấp dịch vụ công
tác đào tạo
Các hoạt động nghiên cứu về công nghệ mới và các cơ hội phát triển
sản xuất kinh doanh cần nhằm vào những lĩnh vực trong đó cả nam và nữ đều
có tiềm năng khai thác và hƣởng lợi. Các nghiên cứu phân tích rủi ro và mạng
lƣới an sinh xã hội cần tính đến nhu cầu của cả nam và nữ cũng nhƣ vai trò
giới ở hộ gia đình và cộng đồng.
Tăng cƣờng phát triển các dịch vụ công trong nông nghiệp nông thôn
nhất là các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm để đƣa các công nghệ mới về
trồng trọt, chăn nuôi, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.
Để đảm bảo các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm đƣợc thiết kế nhằm
đáp ứng nhu cầu của cả nam và nữ trong ngành thì các cán bộ khuyến nông,
khuyến lâm cần tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động nói trên
nhƣ địa điểm, thời gian... đều cần đƣợc cân nhắc khi thiết kế và tiến hành các
dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm đồng thời các số liệu về nhu cầu, tính hữu
ích và sự tham gia của nam và nữ cần đƣợc thƣờng xuyên thu nhập, phân tích
và sử dụng nhƣ một công cụ quản lý để giám sát các hoạt động này.
Cùng với các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm các khóa đào tạo nghề
cần đặc biệt chú trọng tới đối tƣợng là phụ nữ, một mặt là để tăng kiến thức
chuyên môn, mặt khác để củng cố lòng tự tin cho họ. Tại cấp cộng đồng, cần
hình thành đƣợc những nhóm hạt nhân bao gồm nông dân cả nam và nữ sản
xuất giỏi, hiểu biết tốt về công nghệ mới và có những mối liên hệ chặt chẽ với
chính quyền và các tổ chức hội đoàn thể.
3.2.8. Tăng cường tạo quyền và khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với
quá trình ra quyết định ở các cơ quan, đơn vị
Bình đẳng giới cần đƣợc coi nhƣ một nguyên tắc xuyên suốt trong quá
trình cải cách hành chính nhà nƣớc ta, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và
phát triển nguồn nhân lực. Tất cả các hoạt động của công tác quản lý nguồn
nhân lực bao gồm xây dựng các bản mô tả công việc cho các chức danh, các
chính sách tuyển dụng, phân công cán bộ, quy hoạch, đào tạo và đề bạt cán bộ
đều thể hiện sự cam kết đảm bảo bình đẳng giới. Kết quả thực hiện mục tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
bình đẳng giới đã đƣa ra trong kế hoạch hành động cần đƣợc đƣa vào các
cuộc đánh giá công các thƣờng kỳ.
Cần nâng cao chất lƣợng hoạt động ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp cơ
sở, có cán bộ chuyên trách về giới nhƣ một mục tiêu cơ bản trong các mục
tiêu phát triển kinh tế, xã hội của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Phụ nữ và nam giới cần có cơ hội tiếp cận nhƣ nhau về giáo dục đào
tạo, đối với các cộng đồng nông thôn, cần tính đến yếu tố giới trong việc nhập
trƣờng ở cấp giáo dục tiểu học, trung học và trên trung học. Các địa phƣơng
nên có chính sách cử cán bộ nữ đi đào tạo nâng cao trình độ nhằm mục tiêu
phát triển họ thành các lãnh đạo cộng đồng.
Giải pháp chính để đạt đƣợc bình đẳng giới trong quản lý cộng đồng và
ra quyết định, đó chính là nâng cao năng lực nhận thức cho phụ nữ, đặc biệt là
phụ nữ ở nông thôn để họ có thể tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế.
Tại cấp huyện, xã cần tăng cƣờng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của
ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và các ban ngành liên quan về việc thực hiện luật
pháp và chính sách bình đẳng giới. Cần đảm bảo các cơ chế thông tin xã hội,
tham vấn, tham dự và đóng góp ý kiến của cả nam và nữ trong quá trình xây
dựng các kế hoạch và chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với các
yêu cầu nội dung và thành phần các nhóm mục tiêu ở cấp xã, thôn.
3.2.9. Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đối
với phụ nữ nông thôn
* Nâng cao năng lực và hiệu quả bộ máy khuyến nông cấp cơ sở: Cần
đẩy mạnh công tác lồng ghép các chƣơng trình giáo dục phụ nữ về sức khoẻ
bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hoá gia đình với chƣơng trình tập huấn kỹ thuật
nông lâm nghiệp cho phụ nữ (phối hợp với Hội phụ nữ).
Nhà nƣớc cần hỗ trợ chi phí cho các chƣơng trình khuyến nông trên ti
vi, đài về các kỹ thuật canh tác.
Gắn chặt sự tham gia của phụ nữ trong những khoá tập huấn, xây dựng
ô mẫu, hội thảo. Đây là cách thức đạt hiệu quả nhất, bền vững nhất, có
khuyến khích sự tham gia cùng xây dựng kế hoạch, cùng nhau giám sát, bàn
bạc, nhận xét, đánh giá các kết quả đạt đƣợc thì mới:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Nâng cao năng lực truyền thông về thông tin nông nghiệp ở cấp cơ sở:
Trƣớc mắt, nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần nâng cao trình độ học
vấn cho nhóm nữ nông dân tƣơng lai, phổ cập văn hoá cho nhóm nữ sản xuất
hiện tại để họ có khả năng đọc và tìm hiểu tài liệu kỹ thuật có liên quan đến
đồng áng của họ.
- Phụ nữ tự bản thân chủ động tiếp cận thông tin từ hệ thống thông tin
đại chúng, gặp gỡ cán bộ kỹ thuật. Ban tổ chức các lớp khuyến nông và chính
quyền địa phƣơng khi mời nông dân dự tập huấn, dự họp phải bố trí thời gian
phù hợp để nữ có thể tham dự.
Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần mở rộng hệ thống thông tin
nông nghiệp, ở mỗi xóm nên có điện để đặt loa phát thanh các chƣơng trình
khuyến nông.
Các thông tin khác về chất lƣợng giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón... nông dân cần mua giống tại các trạm cung cấp giống, trạm, cửa hàng
dịch vụ vật tƣ nông nghiệp có đủ tin cậy. Trung tâm giống cần phân phối
nguồn giống đạt tiêu chuẩn, có sự cam kết với ngƣời dân về kết quả đạt đƣợc.
Nâng cao dân trí thông qua các hoạt động thông tin tuyên truyền, nhƣ
tăng số giờ phát thanh lên, số bản quy trình sản xuất phát cho nông dân đƣợc
phát nhiều hơn, thực hiện việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp.
Tăng cƣờng khuyến nông giảm nghèo, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa,
giữ vững an ninh lƣơng thực trên địa bàn huyện và mở rộng khuyến nông
vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông
thôn tại huyện Phú Lƣơng, tác giả có những kết luận sau:
(1) Cơ cấu dân số nữ và nam tƣơng đối cân bằng. Nữ trong độ tuổi lao
động phần lớn tập trung trong nhóm tuổi từ 15- 35. Lao động nữ nông thôn có
số lƣợng rất lớn, chiếm 44 % tổng số lao động và chiếm 93% tổng số lao động
nữ. Tình hình lao động nữ trong độ tuổi ở khu vực thành thị và nông thôn của
huyện Phú Lƣơng có xu hƣớng ổn định.
(2) Trình độ văn hoá, chuyên môn, lý luận chính trị của phụ nữ còn
thấp, nhất là nữ nông thôn: Chỉ có 6,4% cán từ cấp chi hội đến cấp xã có trình
độ chuyên môn, 4,3% có trình độ lý luận chính trị sơ cấp, trung cấp. Lao động
nữ chƣa tốt nghiệp tiểu học chiếm 9,56%, chƣa qua một lớp đào tạo nghề
chiếm tới 88,69 %. Nữ công nhân viên chức có trình độ chuyên môn cao
đẳng, đại học cũng chỉ chiếm 72%.
(3) Số phụ nữ trong độ tuổi không tham gia sinh hoạt hội đoàn thể
chiếm tỷ lệ lớn (21,81%) và lại thuộc các xã khó khăn. Phụ nữ tham gia các
hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội ít hơn nam giới.
(4) Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, hội đồng nhân dân
các cấp cao so với các huyện trong tỉnh và cao hơn mức bình quân chung của
toàn quốc nhƣng vẫn thấp so với nam.
(5) Nữ trong độ tuổi lao động tham gia chủ yếu vào các hoạt động sản
xuất nông, lâm nghiệp (trên 70,3%). Cả nữ và nam đều đóng góp vào hoạt
động tạo ra thu nhập của gia đình. Nữ đảm nhiệm chính vai trò nội trợ và
chăm sóc các thành viên trong gia đình, số đông cả nữ và nam đều bằng, lòng
với vai trò đó.
(6) Có sự không công bằng giữa nam và nữ trong công tác quản lý và
kiểm soát các nguồn lực nhƣ đất đai, vốn, nguồn thông tin kỹ thuật…
(7) Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình thuộc về
nam giới, phụ nữ thƣờng quyết định những việc liên quan đến nội trợ và chăm
sóc các thành viên trong gia đình.
(8) Còn rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế nông thôn.
(9) Cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
2. Kiến nghị
Tạo điều kiện để phụ nữ phát triển cùng với nam giới không những
đem lại lợi ích cho mỗi phụ nữ, mỗi gia đình mà cho toàn xã hội. Đó không
phải là vấn đề công bằng xã hội, mà là lợi ích kinh tế.
Từ những phân tích trên, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề nhằm tạo
sự hài hoà cân đối trong gia đình, tạo điều kiện phụ nữ có hội học tập, nâng
cao trình độ mọi mặt, tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
(1) Đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Huyện uỷ tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chƣơng trình hành
động thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về "Công tác phụ nữ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", thực hiện Luật
bình đẳng giới, có hội nghị ban chấp hành đảng bộ bàn và xây dựng nghị
quyết chuyên đề về lãnh đạo thực hiện Luật bình đẳng giới trong nửa cuối của
nhiệm kỳ, tổng kết việc thực tiễn thực hiện nghị quyết hàng năm.
- Mở hội nghị quán triệt, triển khai Luật bình đẳng giới cho cán bộ chủ
chốt của huyện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục Luật bình đẳng
giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân gia đình… sâu rộng
trong quần chúng nhân dân, cán bộ công nhân viên chức cả nam và nữ.
- Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện hiện Nghị quyết 11-
NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật bình đẳng giới, các chế độ chính sách đối với
phụ nữ. Kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉnh sửa, bổ sung những nội
dung trong các quy định phù hợp với thực tế công tác nữ tại địa phƣơng.
(2) Công tác tổ chức quy hoạch cán bộ
- Kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện, có thành viên của ban
là cán bộ chuyên trách hƣởng lƣơng từ ngân sách, nâng cao chất lƣợng hoạt
động của ban, tránh tình trạng nhiệm vụ của ban là nhiệm vụ của Hội phụ nữ
huyện.
- Xây dựng tổ chức Hội phụ nữ huyện vững mạnh, phát huy hơn nữa
vai trò là nơi tập hợp, tổ chức, đoàn kết phụ nữ trong khối thống nhất. Xây
dựng những nội dung hoạt động thiết thực để thu hút phụ nữ trong độ tuổi vào
sinh hoạt hội đạt tỷ lệ Đề án 01 của Tỉnh uỷ quy định. Huy động sức mạnh
nội lực trong chị em giúp nhau bằng cây, con giống... kết hợp các chƣơng
trình hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài nƣớc về vốn, kiến thức cho phụ nữ
phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Trong công tác hoạch, bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh lãnh đạo
huyện thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc cần quan tâm tới số
lƣợng, chất lƣợng cán bộ nữ. Tạo cơ hội để cán bộ nữ đƣợc tham gia xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
dựng, lãnh đạo thực hiện các chƣơng trình, đề án phát triển kinh tế- văn hoá-
xã hội của địa phƣơng.
(3) Công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức
- Nghiên cứu đƣa một số tiết học về thực hiện bình đẳng giới, kiến thức
giới vào các nội dung chƣơng trình học tập tại các trƣờng phổ thông, trung
tâm bồi dƣỡng chính trị của huyện.
- Tạo điều kiện cho chị em phụ nữ nông thôn học tập nâng cao trình độ
văn hoá, cử các chị em là cán bộ, công nhân viên chức theo học các lớp đào
tạo bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và có chính sách hỗ trợ
kinh phí để chị em yên tâm học tập.
- Trung tâm dạy nghề phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể thực hiện
tốt chƣơng trình đào tạo nghề cho nông dân hàng năm. Mở các lớp học dài
ngày về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý kinh tế gia đình có lồng ghép nội dung
về bình đẳng giới, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình… cho phụ nữ nông
thôn ở các cụm xã. Để có chất lƣợng đào tạo nghề cho phụ nữ, cần nâng cao
trình độ cho giáo viên giảng dạy tại trung tâm.
- Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện bên cạnh các chủ đề
khuyến nông dƣới hình thức thuần tuý kỹ thuật, cần phát triển các chƣơng
trình khuyến nông dƣới nhiều khía cạnh nhƣ kinh tế, marketing, quản lý tài
chính, quản lý nhân lực…chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất điểm để
nhân rộng trong cộng đồng, phát huy trách nhiệm của cán bộ hợp đồng 248,
hợp đồng 17 trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
(4) Hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập
- Ngân hàng nông nghiệp huyện, ngân hàng chính sách xã hội huyện
tăng thêm nguồn vốn vay bằng tín chấp qua các tổ chức hội đoàn thể để phụ
nữ có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng. Hƣớng các dự án vay vốn 120
tới đối tƣợng hộ có phụ nữ làm chủ, tăng lƣợng vốn vay trên hộ để chị em có
điều kiện mở rộng sản xuất.
- Đánh giá việc thực hiện 10 đề án phát triển kinh tế- xã hội của huyện,
có giải pháp khắc phục một số thực trạng chăn nuôi bấp bênh, đƣợc mùa mất
giá, nuôi trồng sản xuất theo phong trào và sự phân biệt do dãn khoảng cách
giữa thành thị và nông thôn, làm cho phụ nữ nông thôn ngày càng vất vả.
- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành,
trong nội ngành nông lâm nghiệp gắn với phát triển thị trƣờng, tạo điều kiện
cho phụ nữ và nam giới vùng nông thôn có việc làm tại chỗ, có điều kiện phát
triển kinh tế gia đình không phải đi làm ăn xa, có điều kiện chia sẻ lẫn nhau
trong thực hiện vai trò sản xuất, sinh sản nuôi dƣỡng, cộng đồng, chính trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
- Đẩy mạnh hoạt động của các làng nghề mây tre đan, mành cọ, các
ngành nghề thủ công truyền thống, tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn tách
khỏi công việc gia đình, tạo thu nhập bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, qua sinh
hoạt tại các câu lạc bộ, tổ sản xuất, ngƣời phụ nữ nông thôn có thể mở rộng
giao tiếp, nâng cao nhận thức của họ về vấn đề xã hội và kiến thức chăm sóc
gia đình.
(5) Hỗ trợ phụ nữ xây dựng, tổ chức cuộc sống gia đình
- Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình, chú trọng đến
phụ nữ về kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy chăm sóc con cái,
khuyến khích sự quan tâm của các thành viên trong gia đình chia sẻ các hoạt
động lao động cũng nhƣ cuộc sống gia đình, tình cảm.
- Mở rộng mạng lƣới nhà trẻ, mẫu giáo tới các cụm xóm nhằm giảm
nhẹ công việc gia đình cho các bà mẹ.
- Chăm sóc, cải thiện sức khoẻ của phụ nữ, khuyến khích chị em đến
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện cho chị em nâng cao kiến thức
về chăm sóc sức khoẻ sinh sản./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Vân Anh, Giới và phát triển nông thôn- Tài liệu cho lớp tập
huấn phát triển bền vững nông thôn của Chƣơng trình VNRP.
2. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khoá VII, Chỉ thị số 37- CT/TW, ngày
16/5/1994 về một số vấn đề công tác các bộ nữ trong tình hình mới.
3. Ban Dân vận Huyện uỷ Phú Lƣơng, Thống kê phụ trong độ tuổi tham
gia sinh hoạt hội đoàn thể năm 2008.
4. Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện Phú Lƣơng, Báo cáo tổng kết
hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện Phú Lương, năm 2006,
2007, 2008.
5. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh, Giới và công tác giảm nghèo, NXB
khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
6. Bộ Chính trị khoá VII, Nghị quyết số 04- NQ/TW, ngày 12/4/1993
về đổi mới và tăng cƣờng vận động phụ nữ trong tình hình mới.
7. Báo cáo Bridge số 56 (năm 2000), Thực trạng và phát triển.
8. Borje Ljunggren, Những thách thức trên con đường cải cách Đông
Dương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Vân Chi (2007), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao vai trò lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế nông
thôn huyện Võ Nhai, Thái Nguyên.
10.Trƣơng Ngọc Chi, Ảnh hưởng của đặc tính nông hộ tiếp cận khuyến
nông và thông tin nông nghiệp đến hoạt động sản xuất lúa của các hộ do nữ
quản lý, tài liệu hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn tiếp cận vĩ mô,
2002.
11. Vũ Thị Kim Dung, “sự khác biệt về giới trong thu nhập”, bước đầu
nghiên cứu về tổ chức lao động ở Việt Nam, kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ
15-17/7/1998, tập III, NXB Thế giới, Hà Nội, 2001.
12. Đại học kinh tế quốc dân, kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà
Nội, năm 1997.
13. Đảng bộ xã Cổ Lũng, báo cáo tổng kết kinh tế- xã hội xã Cổ Lũng
năm 2008.
14. Đảng bộ xã Ôn Lƣơng, báo cáo tổng kết kinh tế- xã hội xã Ôn
Lương năm 2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
15. Đảng bộ xã Yên Trạch, báo cáo tổng kết kinh tế- xã hội xã Yên
Trạch năm 2008.
16.Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo Chính trị tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đoàn Thanh niên huyện Phú Lƣơng (2007), Thống kê cán bộ đoàn
cấp huyện, xã nhiệm kỳ 2007-2012.
19. Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin dùng cho khối ngành kinh
tế- quản trị kinh doanh trong các trƣờng cao đẳng, đại học, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 2006.
20. Nguyễn Hải Hà- Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Phụ nữ trong việc
tham gia lãnh đạo quản lý.
21. Nguyễn Kim Hà, phân công lao động nam nữ như một công cụ
phân tích giới, NXB khoa học xã hội, năm 1999.
22. Bùi Đình Hoà, Điều tra đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cáo
đời sống kinh tế- xã hội của phụ nữ các dân tộc ít người vùng cao tỉnh Bắc
Cạn, báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp Bộ, mã số B96- 02-14
ĐT.
23. Hội nông dân huyện Phú Lƣơng (2007), Thống kê cán bộ nông dân
cấp huyện, xã nhiệm kỳ 2007-2012.
24. Hội liên hiệp phụ nữ Phú Lƣơng (2004), Thống kê nữ đại biểu hội
đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã nhiệm kỳ 2004- 2009.
25. Hội liên hiệp phụ nữ Phú Lƣơng (2004), Thống kê cán bộ, hội viên
phụ nữ nhiệm kỳ 2001- 2006.
26. Hội liên hiệp phụ nữ Phú Lƣơng (2006), Thống kê cán bộ, hội viên
phụ nữ nhiệm kỳ 2006-2011.
27. Hội liên hiệp phụ nữ Phú Lƣơng (2006), Thống kê cán bộ, hội viên
phụ nữ nhiệm kỳ 2006-2011.
28. Hội liên hiệp phụ nữ Phú Lƣơng (2006), Thống kê nữ cán bộ tham
gia cấp uỷ huyện, xã, xóm bản nhiệm kỳ 2005-2010.
29. Http:/www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn.
30.Http:/www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungtaSuyNgan/Connguoi/
Vi_tri_cua_phu_nu.
31.
12344708/ Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá
32. trò của
phụ nữ và nam giới trong tổ chức cuộc sống gia đình ở Bình Định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
33.ảo sát
vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và nông thôn xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ,
Hưng Yên.
34.ấn đề bình đẳng giới
trong lao động việc làm của phụ nữ.
35.Nguyễn Thị Tuyết Lan (2000), nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong
nông hộ ở xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh.
36.Nguyễn Thị Lân (2004), Vai trò của phụ nữ dân tộc dao huyện Bạch
Thông tỉnh Bắc Cạn trong hoạt động xoá đói giảm nghèo- Báo cáo khoa học.
37. Liên đoàn lao động huyện Phú Lƣơng, báo cáo tổng kết công tác
năm 2008.
38. Liên hiệp quốc tại Việt Nam (2002), Tóm tắt tình hình thế giới tại
Việt Nam.
39. Paul Read, Harry Minas &Steven Klimidis (1999), Việt Nam một
thăm dò sơ bộ về tuổi thọ, của cải và phát triển kinh tế”, báo cáo hội thảo
quốc tế chăm sóc sức khoẻ, Hạ Long 7-10/4/1999.
40. Phòng Lao động- TBXH huyện Phú Lƣơng, số liệu thống kê các
năm 2006, 2007, 2008
41. Phòng Thống kê huyện Phú Lƣơng, báo cáo thường niên năm 2006,
2007, 2008
42. Pranklin, Barbara A.K. (1999), mở rộng chân trời: Thay đổi các vai
trò giới ở Việt Nam, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hà Nội.
43. Lê Thi (1998), Phụ nữ nông thôn và phát triển ngành nghề phi
nông nghiệp, NXB Khoa học- xã hội, Hà Nội.
44. Tổ chức Lao động quốc tế, Thúc đẩy bình đẳng giới, năm 2002.
45. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày
08/7/2005 ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010.
46. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg, ngày
21/01/2002 về phê duyệt chiến lƣợc và kế hoạch hành động quốc gia vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2001- 2010.
47. Đàm Thị Minh Thu (2005), Lao động nữ trong phát triển kinh tế
nông thôn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên thực trạng và giải pháp.
48. Trung tâm dạy nghề huyện Phú Lƣơng, thống kê số liệu dạy nghề
cho nông dân năm 2006, 2007, 2008.
49. Uỷ ban dân số- Kế hoạch hoá gia đình- GTZ (1996), Điều tra sức
khoẻ sinh sản, Hà Nội, năm 1996.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
50. Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lƣơng, báo cáo tổng kết thực hiện dự
án 661 các năm 2006,2007,2008.
51. Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lƣơng, báo cáo kết quả 3 năm thực
hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp giai
đoạn 2006- 2008.
52. Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lƣơng, báo cáo tình hình tăng giảm hộ
nghèo các năm 2006, 2007, 2008.
53. Uỷ ban quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ, phân tích tình hình và đề
xuất chính sách nhằm tăng cƣờng tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt
Nam, Hà Nội, năm 2000.
54. Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lƣơng, báo cáo tổng kết tình hình phát
triển kinh tế xã hội năm 2006, 2007, 2008.
55. Đỗ Văn Viện - Đỗ Văn Tiến, giáo trình kinh tế hộ nông dân, Đại
học nông nghiệp I Hà Nội.
56. Viện nghiên cứu chính sách lƣơng thực Quốc tế, Chƣơng trình hỗ
trợ ngành nông nghiệp, Trung tâm thông tin Nông nghiệp & phát triển nông
thôn (2001), lựa chọn chính sách sử dụng chăn nuôi nhằm thúc đẩy tằn trƣởng
và đa dạng nguồn thu nhập vùng nông thôn Việt Nam, tập I,II, Hà Nội.
57. World Bank, báo cáo ngân hàng Thế giới, năm 2000.
58. UNDP (1996), Gender & development briefing Kit, Hanoi,
Vietnam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ HỘ
Huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên
Xóm:…………….…….....................Xã:……………………………………..………
Họ và tên chủ hộ: .................................................................................................... .
Họ tên điều tra viên:…. ............................................................................................ .
Ngày phỏng vấn: ...................................................................................................... .
I- MỘT SỐ THÔNG TIN CHỦ YẾU VỀ HỘ.
1.1- Danh sánh những người trong gia đình (gồm cả chủ hộ):
T
T
Họ và tên
Tuổi Quan hệ
với chủ hộ
(vợ, con…)
Văn hoá Đƣợc đào tạo Nghề nghiệp hiện tại
Nữ Nam
( ko biết chữ,
cấp1, 2,3)
(nghề, sơ cấp, trung
cấp, khác…)
(sản xuất N2, dịch vụ, nghề
phụ, cán bộ, khác…)
1
2
3
4
5
6
7
8
1.2- Nguồn gốc của hộ: + Bản địa + Từ nơi khác đến
1.3- Theo chuẩn nghèo mới: + Là hộ nghèo + Là hộ TB + Là hộ khá
II- ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỘ
2.1- Ai trong gia đình ông bà đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Ông Bà
Chồng Vợ
Con trai Con gái
2.2- Tình hình sử dụng đất đai của hộ ông ( bà):
Loại đất Diện tích (m2)
1- Đất đang sử dụng:
- Đất thổ cƣ:
- Đất nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp
2- Đất chƣa sử dụng
- Đất bằng
- Đất đồi núi
- Mặt nƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
2.3- Nguồn gốc đất của hộ ông (bà)
Loại đất Diện tích (m2)
- Có từ trƣớc
- Nhà nƣớc giao
- Mua
- Cha mẹ cho
2.4.Những tài sản chủ yếu của gia đình ông (bà):
Loại tài sản Đơn vị Số lƣợng Giá trị (1000đ)
1. Tài sản cho sinh hoạt
1-Nhà ở:
- Nhà xây m
2
- Nhà sàn, gỗ, ván m2
- Nhà tranh tre, nứa lá m2
2-Phƣơng tiện đi lại:
- Xe đạp Chiếc
- Xe máy Chiếc
3. Phƣơng tiện nghe nhìn:
- Tivi Chiếc
- Đài Chiếc
4.Trang bị nội thất:
- Giƣờng Chiếc
- Tủ Chiếc
- Bàn ghế Chiếc
5. Quạt điện Chiếc
6. Tủ lạnh Chiếc
7. Điện thoại Chiếc
8.Bếp ga cái
9. Giếng nƣớc, bể nƣớc cái
10. Nhà vệ sinh cái
2. Tài sản là công cụ sản
xuất:
1. ôtô tải Chiếc
2. Máy bơm Chiếc
3. Máy cày bừa Chiếc
4. Máy tuốt lúa Chiếc
5. Máy xay xát Chiếc
6. Máy cƣa Chiếc
7.Máy quay, vò chè Chiếc
8.Trâu, bò (cày, kéo) con
9.Chuồng trại, chăn nuôi 1000đ
10.Tài sản khác 1000đ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
2.5.Tình hình vốn dùng cho sản xuất kinh doanh trong năm
Nguồn gốc vốn vay Số tiền
Thời
hạn vay
lãi
xuất
điều kiện để
đƣợc vay
1.Vay từ ngân hàng Nông nghiệp
2.Vay từ ngân hàng Chính sách
3.Vay từ dự án, quỹ..qua Hội đoàn thể.
4.Vay từ các cá nhân, ngƣời thân quen
5. Vốn tự tích luỹ đƣợc
Cộng tổng vốn hiện có của gia đình ………triệu
- Ông hay bà là ngƣời quản lý vốn? Vợ chồng cả vợ và chồng
- Ông hay bà là ngƣời đứng tên vay vốn Vợ chồng ngƣời khác
- Ông hay bà là ngƣời đi trả tiền lãi Vợ chồng ngƣời khác
- Ông hay bà là ngƣời quyết định sử dụng Vợ chồng cả vợ và chồng
III. THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH
Số
TT
Các nguồn thu
Số tiền/năm
(đồng)
So mức độ đóng góp của chồng với vợ
Cao hơn Thấp hơn Ngang bằng
1 Trồng trọt
2 Chăn nuôi
3 Thuỷ sản
4 Lâm nghiệp
5 Tiểu thủ CN
6 Dịch vụ
7 Từ làm thuê
IV- THÔNG TIN VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG
Ai trong gia đình ông (bà) là ngƣời phân công lao động, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
trong gia đình: Chồng vợ
3.1-Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp
Các công việc sản xuất
Ai làm chính
Vợ Chồng Vợ và chồng Đi thuê
1.Trồng lúa:
-Làm đất ( cày, bừa)
- Gieo mạ
- Cấy
- Bón phân
- Làm cỏ, Phun thuốc
- Gặt
- Tuốt
- Phơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
2. Trồng màu:
- Làm đất
- Geo hạt, trồng cây
- Bón phân
- Phun thuốc
- Thu hoạch
3. Trồng chè
- Bón phân
- Phun thuốc
- Tƣới nƣớc
- Hái chè
- Sao, vò chè
- Đi bán
4.Chăn nuôi:
- Lấy ( mua) thức ăn
- Chăm sóc: cho ăn, thuốc…
- Đi bán
3.2. Phân công lao động trong hoạt động dịch vụ
Ông bà bán hàng: +Tại nhà mình + Thuê cửa hàng để bán + Bán ở chợ
Các loại công việc
Ai làm chính
Vợ Chồng Vợ và chồng Đi thuê
- Chon mặt hàng để bán
- Đi mua, chở hàng về
- Bán hàng
- Ghi sổ, quản lý
-Trả nợ, đòi nợ khách hàng
3.3. Phân công lao động trong hoạt động Lâm nghiệp
Các loại công việc
Ai làm chính
Vợ Chồng Vợ và chồng Đi thuê
- Phát cây, dọn đồi, đốt
- Cuốc hố, trồng cây
-Chăm sóc rừng
-Lấy măng, sản phẩm phụ
- Khai thác gỗ, bán
3.4. Phân công lao động trong nghề tiểu thủ công nghiệp mây, tre, mành cọ
Các loại công việc
Ai làm chính
Vợ Chồng Vợ và chồng Đi thuê
- Lấy, mua nguyên liệu
- Chẻ, vuốt nan
- Đan, dệt
- Sấy
- Chở đi bán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
3.5. Phân công lao động trong các hoạt động khác
Các hoạt động
Ai làm chính
Vợ Chồng Vợ và chồng
1.Hoạt động tái sản xuất:
- Nội trợ: Nấu cơm, giặt…
- Chăm sóc sức khoẻ gia đình
- Kèm dạy học cho con
- Lấy củi đun
- Mua sắm, xây dựng, sửa chữa
2.Hoạt động cộng đồng
-Tham gia các cuộc xóm
- Dự tuyên truyền CS, PLuật…
- Dự đám ma, đám cƣới, lễ…
- Là hội viên hội đoàn thể
- Lao động công ích, ZT
- Tham gia bộ máy lãnh đạo xóm
V- TIẾP CẬN THÔN TIN
Các nguồn thông tin
Ngƣời đƣợc tiếp cận
Chồng
(con trai)
Vợ
( con gái)
- Từ chồng
- Hội phụ nữ, hội nông dân
- Họ hàng, ngƣời thân quen
- Từ chợ
- Cán bộ khuyến nông
- Cửa hàng vật tƣ nông nghiệp
- Xem ti vi, đài, sách báo, tạp chí, bản tin
- Kinh nghiệp của bản thân
Ông bà có đƣợc tham dự các lớp tập huấn không: có không
Ông bà đƣợc tham dự các nội dung gì sau đây :
- Quản lý kinh tế hộ: Vợ Chồng
- Kiến thức về Giới: Vợ Chồng
- Kỹ thuật trồng trọt: Vợ Chồng
- Kỹ thuật chăm nuôi: Vợ Chồng
- Kỹ thuật trồng rừng : Vợ Chồng
- Kỹ thuật trồng chè: Vợ Chồng
- Phòng trừ dịch hại: Vợ Chồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
VI-TRONG GIA ĐÌNH ÔNG BÀ AI LÀ NGƢỜI RA QUYẾT ĐỊNH.
TT Nội dung
Ngƣời quyết định chính
Vợ Chồng cả vợ và chồng
1 Phân công công việc sản xuất, kinh doanh
2 Lựa chọn cây con giống, mặt hàng bán
3 Áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX
4 Mua sắm, xây dựng, sửa chữa lớn trong nhà
5 Sử dụng thu nhập của gia đình
6 Cho con cái học hành
7 Định hƣớng nghề nghiệp cho con cái
VII- SỬ DỤNG QUỸ THỜI GIAN CỦA PHỤ NỮ
Trong một ngày, bà sử dụng quỹ thời gian cho từng việc nhƣ thế nào?
Loại công việc Số giờ thực hiện (giờ)
Công việc tạo thu nhập
Công việc nội trợ
Lấy củi đun
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Dạy con học hành
Tham gia công tác xã hội
Vui chơi, thăm bạn bè
Ngủ, nghỉ
VIII- CÁC NỘI DUNG KHÁC
6.1. Lúc kết hôn bà (vợ ông) bao nhiêu tuổi? ………tuổi
6.2. Bà ( vợ ông) sinh con lần đầu vào khi nào?
Dƣới 20 tuổi Từ 21-30 tuổi Từ 31- 40 tuổi
6.3. Lần sinh gần đây bà ( vợ ông) có đi khám thai không? Có không
Nếu có trả lời tiếp: 01 lần 02 lần 03 lần Trên 03 lần
6.4. Ông bà có sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình không? có không
Nếu có, ông bà thƣờng sử dụng biện pháp nào sau đây?
Đặt vòng Bao cao su
Uống thuốc Biện pháp khác
6.5. Ông (bà) có đưa con đi tiêm chủng theo hướng dẫn của y tế thôn bản không?
Có không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
6.6. Khi có người trong gia đình ốm (đặc biệt là cháu nhỏ) ông (bà ) thường:
Tự mua thuốc về điều trị: ( vợ làm chồng làm )
Đƣa đến trạm xá khám
Mời bác sỹ đến nhà
6.7. Ông (bà) hãy cho ý kiến của mình về các nội dung sau:
+ Việc nội trợ nấu cơm, giặt quần áo, chăm sóc con… là việc của phụ nữ : đúng sai
+ Đi họp, tập huấn, nghe tuyên truyền là việc của đàn ông: đúng sai
+ Làm nhà, mua bán tài sản lớn việc của đàn ông: đúng sai
+ Mua bán đồ dùng hàng ngày là việc của phụ nữ : đúng sai
+ Quyền quyết định cuối cùng là của đàn ông: đúng sai
+ Vợ phải nghe chồng: đúng sai
CHỦ HỘ (ký tên) CÁN BỘ ĐIỀU TRA (ký tên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
PHIẾU ĐIỀU TRA NHANH
Huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên
Họ và tên ngƣời đƣợc điều tra: ................................................................................ .
Xóm:…………….…….....................Xã:……………………………………..………
Họ tên điều tra viên:…. ............................................................................................ .
Ngày phỏng vấn: ...................................................................................................... .
1- Ai trong gia đình ông (bà) là ngƣời phân công lao động, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh trong gia đình: Chồng vợ
2- Ông bà có đƣợc tham dự các lớp tập huấn không: có không
Nếu có, ông bà đã đƣợc tham dự các nội dung gì sau đây :
- Quản lý kinh tế hộ: Vợ Chồng
- Kiến thức về Giới: Vợ Chồng
- Kỹ thuật trồng trọt: Vợ Chồng
- Kỹ thuật chăm nuôi: Vợ Chồng
- Kỹ thuật trồng rừng : Vợ Chồng
- Kỹ thuật trồng chè: Vợ Chồng
- Phòng trừ dịch hại: Vợ Chồng
NGƢỜI ĐƢỢC ĐIỀU TRA CÁN BỘ ĐIỀU TRA
(ký tên) (ký tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.pdf