Luận văn Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường của ngân sách nhà nước

Nhìn chung trong nền kinh tế thị trường thông qua ngân sách nhà nước chính phủ đã điều tiết mọi mặt nền kinh tế xã hội. Định hướng phát triển cho kinh tế trong những năm gần đây, nhà nước cũng đã từng bước sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và ngày càng cho thấy vai trò to lớn của ngân scáh nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nề kinh tế thị trường thông qua các chính sách của mình. Tình trạng bội chi ngân sách lớn dẫn đến lạm phát cao đã được đẩy lùi.

pdf47 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6033 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường của ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửa đường xá, vệ sinh đô thị Bội chi ngân sách được kiềm chế trong tầm kiểm soát và có tác động đối với quá trình kích thích tăng trưởng, chống thiểu phát, nâng cao sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế. bội chi ngân sách nhà nước năm 1999 là 4,9%. bù đắp bội chi bằng cách vay trong và ngoài nước. só vay bù dắp bội chi dành toàn bôi cho phát triển đây là năm thứ 8 chính phủ không phát hành tièen để bù đắp bội chi 22 Đánh giá tình hình điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường của ngân sách nhà nước từ khi bước sang nền kinh tế thị trường Từ khi bước sang nền kinh tế thị trường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước được nang lên một cách rỏ rệt. Nhà nước đã sử dụng công cụ ngân sách của mình và công cụ chính sách tài chính tiền tệ để điều tiết nền kinh tế đưa nền kinh tế của đất nứoc ngày càng phát triển và ổn định. mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, lạm phát trong thập niên qua giảm đi rỏ rệt, xuất khẩu tăng... Mặc dù trong thời gian qua tình hình tài chính trong khu vực bất ổn định khủng hoảng sảy ra triền miên. nhưng do nhà nước ta đã đưa ra các chính sách điều chỉnh như : duy trì chính sách tiền tệ độc lập duy trì khả năng giảm lãi suất để đối phó với khủng hoảng hay tăng lãi suất để đối phó với lạm phát + Gửi tỉ giá hối đoái tương đối ổn định để ổn định môi trường kinh doanh và an toàn cho hệ thốngd ngân hàng nhà nước đã sử dụng ngân sách của mình để điều tiết tỉ giá hối đoái. + Duy trì khả năng chuyển đổi hoàn toàn đảm bảo vốn có thể tự do luân chuyển nhằm tăng hiệu quả đaàu tư, chống tệ nạn tham nhũng, quan liêu hành chính. Không nước nào có thể vừa tăng tự do hoá các luồng vốn vừa ổn định tỉ giá hối đoái và dử được chính sách tiền tệ độc lập. Chính vì vạy mỗi nước phải lựa chọn một trong ba chế độ tiền tệ cơ bản sau: Cách một : cơ chế thả nỗi tỉ giá, tự do hoá các giao dịch tài chính và áp dụng các chính sách Tiền tệ điều tiết thông qua ngân sách nhà nướcđể chống khủng hoảng Cách 2: Cố định tỉ gía và tự do hoá các luồng vốn. Cách 3: Cơ chế kiểm soát vốn có thể đi với một tỉ giá hối đoái tương đối ổn định. Áp dụng với điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam thì nhà nước ta đã sử dụng cách thứ ba bởi vì ngân sách nhà nước ta trong điều kiện hiện nay là rất eo hẹp chúng ta không thể sử dụng được cách thứ nhất bởi vì nó yêu cầu mọt đồng tiền tương đối ổn định với cơ chế thả nổi tỉ giá.Trong khi đồng tiền cửa ta là quá yếu kém,bất ổn định.Một điểm nữa là tự do hoá các giao dịch tài chính đồng nghĩa với việc mở rộng tài khoản vốn.Các tổ 23 chức tài chính tự do hoạt động khinh doanh, tự điều tiết.Trong khi ở Việt Nam chúng ta vai trò của nhà nước là rất lớn. Các tổ chức tài chính chủ yếu tồi tại và phát triển đều dựa vào nhà nước.Nhà nước thường xuyên phải sử dụng một phần ngân sách để bù lỗ cho các ngân hàng(do sự hoạt động kém hiệu quả) nhằm ổn định đồng tiền,chống khủng hoảng tài chính.Cơ chế tài chính của ta lõng lẽo chưa hình thành được các mối qua hệ qua lại tác động chặt chẽ với nhau để trở thành một thể thống nhất mà cơ chế đều phụ thuộc vào nhà nước.Vì vậy cách một chỉ tồn tại vời các nước phát triển. Đối với cách hai độ rủi ro quá cao và khi xẩy ra rủ ro thì cái giá phải trả là quá đắt. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhà nước ta cần kiểm soát vốn để có thể từ đó đIều chỉnh mức cung tiền tệ,điều chỉnh lạm phát,tỉ giá hối đoái.Chính Phủ chủ chương khai thác tối đa nguồn vốn trong nước,chủ yếu là vốn trong dân cư để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.Từ đầu năm 1991 đến nay bộ tài chính đã phát hành liên tục các loại tín phiếu,trái phiếu kho bạc nhà nước.Trước hết nước ta đã thí điểm ở ba thành phố lớn là Hải Phòng,Hà Nội thành phố hồ chí minh,dần đần sẽ mở rộng ra cả nước. Từ giữa năm 1995 bộ tài chính phối hợp với ngân hành nhà nươc thành lập và đưa vào hoạt động thị trườngđấu thầu tín phiếu kho bạc.Tạo thêm một kênh huy động vốn mới cho ngân sách nhà nước đáp ứng tương đối kiệp thời các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển ổn định và số liệu này có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện ngân sách của ta chưa thiếu hụt hằng năm tương đối lớn trên dưới 3,8%GDP Cùng với các kênh huy động vốn của ngân hàng thương mại với khối lượng trái phiếu chính phủ đã mở ra một kênh huy động vốn mới trong nền kinh huy động hàng năm khá lớn thời gian phát hành tương đối liên tục,đối tượng chủ yếu là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đã góp phần tích cực vào việc ổn định tiền tệ. Trong thời kỳ 1990_1999 tráiphiếu kho bạc đã bù đắp 70% tổng số thiếu hụt của ngan sách nhà nước giúp chấm dứt thời kỳ phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được ngân sách nhà nước vẫn chưa thiết lập được môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi,thậm chí còn rất yếu kém, 24 nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng kém phát triển.Thu nhập bình quân đầu người và tỉ trọng nguồn vốn tiết kiệm đẻ đầu tư còn thấp,đồng tiền chưa ổn định vững chắc.Lạm phát đã được kiềm chế nhưng chưa được loạI bỏ Nhà nước bốn lần giảm lãi suất để kích cầu nhưng độ nhạy cảm của thị trường dường như không có phản ứng gì đáng kể.Con số nợ nằm trong khách hàng qúa hạn và con số dư thừa vốn ngắn hạn trong ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục gia tăng.Chính phủ phát hành công trái với số lượng lớn để tài trợ cho các chương trình đầu tư kết quả là trên 80% nguồn vốn huy động bằng công trái là từ khu vực doanh nghiệp nhà nước.Huy động từ tổ chức tín dụng,từ dân cư chỉ được 20%.Như vậy quá trình luân chuyển thực chất là từ túi này sang túi kia của cùng một khu vực kinh tế nhà nước.Điều đó chứng tỏ một nền kinh tế mất cân đối hơn là một nền kinh tế thiếu vốn.ngoài ra mô hình đầu tư theo trương trình của nhà nước đả một mmặt cạnh tranh với đối tượng đầu tư của ngân hàng.một mặt đã kích thích hiện tượng sinh ra những “chiến lược phát triển kinh tế tỉnh thành phố “ một cách rập khuôn giống nhau trong khi các vùng có những thế mạnh,tiềm năng,đặc thù khắc nhau giữa các tỉnh thành phố trong cả nước.tác động làm hiệu quả đầu tư thấp xuất hiện bao cấp háo trở lại ngay ở giai đoạn mà cả nền khinh tế quốc dân đang nổ lưc đổi mới theo cơ chế thị trường đã được hơn 10 năm. Điểm thứ ba là : thị trường kích cầu nhưng giá cả vẫn giảm,giá cả giảm không do năng suất lao động tăng cao mà chủ yếu do cường độ sản suất dư thừa cục bộ.Đó là mâu thuẩn không thể tiếp tục phát triển trong điều kiện một nước nghèo,chậm phát triển như nước ta. Ngoài những tồn tại do quá trình điều tiết của nhà nước còn tồn tại một số vấn đề do quá trình thu chi gây ra trong một số năm qua : + Thu từ hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu,thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu,thuế giá tri gia tă3ng hàng nhập khẩu )gặp khó khăn,chủ yếu do nhân tố khách quan là kim nghạch nhập khẩu chịu thuế đạt thấp hơn dự kiến và nhà nước điều chỉnh giảm thuế xuất nhập khẩu đối với một số mặt hàng do giá quốc tế tăng cao. 25 +Chi cho đầu tư xây dựng cơ bản chưa có chuyển biến rõ rệt,bố chí vốn đầu tư còn phân tán.Có một số mục tiêu được ưu tiên nhưng không bảo đảm đủ nguồn.việc phân bổ chi tiết vốn đến từng công trình và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi công như duyệt dư án đầu tư,phê duyệt tổng dư toán,tổ chức đấu thầu và kết quả xét duyệt đấu thầu,giải phóng mặt bằng ở một số bộ phận địa phương còn chậm,vướng mắc trong các khâu trên đã làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.Dẫn đến tình trạng thường xuyên vốn chờ công trình,làm cho các nguồn vốn bổ xung cho nền kinh tế và một số chương trình quốc gia chậm phát huy tác dụng,bên cạnh đó tình trạng vốn tín dụng của nhà nước và các ngân hàng thương mại thiếu những dự án có hiệu quả và khả thi để cho vay cũng phần nào hạn chế việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. +Thất thoát vốn,lãng phí vốn ngân sách nhà nước vẫn còn lớn trong những năm qua (1996_2000) chính phủ và các nghành các cấp đã đẩy mạnh triển khai pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các chế độ quản lý tài chính mới ban hành như : Quy chế sứ dụng ôtô con, điện thoại, công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị...Các công tác kiểm soát chi tiêu được tăng cường. Đã phát hiện và sử lý nhiều trường hợp vi phạm. Nhưng đổi mới chỉ là kết quả bước đầu. Tại kỳ họp thứ VI Quốc hội khoá X, nhiều đại biểu cũng đã báo động tình trạng chi ngân sách lãng phí tại 21347 đơn vị hành chính sự nghiệp đã phát hiện ra số tiền chưa làm thủ tục hạch toán để ngoài ngân sách tới 1385 tỷ đồng.Vậy những lý do nào đã dẫn đến tình trạng trên ? Nhà nước trong hơn một thập niên qua về cơ bản đã tìm ra con đường đúng đắn cho sự phát triển kinh tế đất nước.Xác dịnh đất nước ta xây dựng kinh tế theo định hướng nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn chịu sư điều tiết của nhà nước. Bước đi này hoàn toàn mới mẽ đối với chúng ta, vì thế chúng ta không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiên bởi thiếu kinh nghiêm thực tế và khả năng quản lý hay khả năng lãnh đạo để đưa ra những chính sách đúng đắn đang còn kếm. Đội ngũ cán bộ của nước ta hầu như là xuất phát từ cơ quan đảng vì thế rất bất cập trong vấn đề điều hành kinh tế dẫn đến những chính sách kinh tế đưa ra kếm hiệu quả, không 26 hợp lý.Những năm gần đây chúng ta đang dần dàn đào tạo cán bộ để đáp ứng nhu cầu đề ra cúa nền kinh tế. Năm 1991 Liên Xô sụp đổ đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế của nước ta. Nền kinh tế mà trước đây hàu như phụ thuộc hoàn toàn vào Liên Xô. Chúng ta bị Mỹ cô lập về kinh tế đIều đó một phần kìm hãm sư phát triển kinh tế của đất nước. Những chính sách kinh tế vĩ mô mà nhà nước đưa ra chưa đem lại hiệu quả cao vì ta chưa kết hơp được các mối liên hệ kinh tế mà chỉ xem xét theo hướng một chiều điều naỳ làm ảnh hưởng xấu đối với các vấn đề khác. Do mối quan hệ kinh tế là mối quan hệ đa phương vấn đề này tác động đến vấn đề kia, có nhiều mối quan hệ theo hướng thuận nhưng cũng có nhiều mối quan hệ theo hướng nghịch. Dẫn đến các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện. Ví dụ: Nhà nước muốn tăng thêm nguồn thu từ thuế để bù đắp cho ngân sách nhà nước.Nhà nước đáp ứng yêu cầu chi tiêu cho phát triển hiện nay và thực hiện công bằng xã hội thông qua việc phân phối lai sản phẩm,phân phối lạI thu nhập nên đả đưa ra thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập.nhưng chính phủ đả không lường hết được những vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện.đối vớithuế giá trị gia tăng hiệu quả thực hiện nó là rất thấp vì trước đây nhân dân đI mua hàng không cần phải có hoá đơn đIều đó đả ăn mòn vào thói quen của người dân vì vậy khi chính sách thuế giá trị gia tăng ra đời là hoàn toàn mới mẽ đối với mọi người.Họ không có ý thức hay kháI niệm ề việc mua bán bằng hao đơn,háo đơn sẽ gây phiền hà hơn cho họ.do không có ai hiểu được chính sách đó của chính phủ đưa ra có lợi gì và nếu họ thực hiện đIều đó sẽ giúp gì cho tăng ngân sách nhà nước của chính phủ.từ đó gián tiếp ảnh hưởng có lợi cho họ.Xuất phát từ nhận thức kém và thói quen tiêu dùng nên những người mua thường không qua thủ tục hoáđơn đIều này gây thất thu cho ngân sách nhà nước nhưng lại làm lợi cho người bán vì họ không phải đóng thuế cho những hàng hoá không ghi hoá đơn thì họ lại bị lợi nhuận chi phối. Tức giữa hai người bán và người mua thoả thuận với nhau về phần trăm hoa hồng hay phần trăm giảm giá khi người mua không cần hoá đơn. Điều này sẽ có lợi cho cả hai, dẫn đến tính hiệu quả chính sách là thấp. Bên cạnh đó đối với các sản phẩm 27 đầu vào, chính phủ lại chịu mức khuyến khích nhất định. Sự ra đời của thuế thu nhập cá nhân cũng có nhiều điều vướng mắc ảnh hưởng đến tính công bằng mà ta sẽ đề cập sau: +Một chính sách nưã của chính phủ đề ra trong những năm qua đó là chính sách “kích cầu”.Mục tiêu đề ra của chính phủ qua chính sách này là tăng tiêu tiêu dùng thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng việc làm.Nhưng khi chính sách được đưa ra thực hiện thì nó lại không đạt được mục tiêu đề ra vì việc huy động vốn không đạt hiệu quả. Vốn được luân chuyển trong một khu vực từ nhà nước đến các tổ chức tín dụng và ngược lạI.Trong khi đó việc giảm lãI xuất đã gây khốn đốn cho các ngân hàng do bị thua lỗ lãi xuất. Một yếu tố khách quan nữa đã tác động mạnh mẽ tới các chính sách của nhà nước đó là cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực.Cuộc khủng hoảng này xảy ra bắt đầu từ TháI Lan do chính phủ TháI Lan quyết định thả nổi tỷ giá, giá trị đồng bạc và ngay lập tức đẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng trong nước, từ đó gây ra phản ứng dây chyền đối với các nước trong khu vực. Việt Nam cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng ra quyết định ổn định tỷ giá hối đoáI đIều này làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu trong nước và một số hàng xuất khẩucó thể mạnh của ta như: cao su, cà phê, hạt đIều...bị giảm giá nghiêm trọng do không có thị thường tiêu thụ. Tình hình bất ôn định trong khu vực làm ảnh hưởng đến sự gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoàI vào trong nước. Đó là những lý do ảnh hưởng trực tiếp tới những chính sách đIều tiết vĩ mô của nhà nước dẫn tới những mặt được và chưa được trong quá trình thực hiện. Để thực hiện được những chính sách vĩ mô bên nhà nước cần phảI có vốn. Như vậy tình hình thu chi của ngân sách nhà nước trong những năm qua như thế nào? từ đó phân tích những mặt được, mặt chưa được và lý do vì saovẫn còn những tồn tạI trong quá trình thực hiện sẽ được phân tích ở phần thực trạng thu và chi ngân sách nhà nước 2. THỰC TRẠNG THU VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC a.Thu -Thuế nhân tố quyết định ngân sách nhà nước. 28 Công cụ ngân sách nhà nước có vai trò định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước.Thuế với các khoản chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước Là ngân sách nhà nước Là những công cụ bộ phận của ngân sách nhà nước có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay và trong tương lai công cụ thuế sẽ được nhà nước sử dụng triệt để, để một mặt tạo nguồn tàI chính cho nhà nước và một mặt thúc đẩy tích luỹ vốn, đIều tiết sản xuất vầ tiêu dùng theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Ơ Việt Nam thuế chiếm 80% - 90% nguồn thu ngân sách nhà nước. Mối quan tâm dai dẵng trong những tranh luận về chính sách thuế vừa qua là liệu hệ thống thuế hiện nay, có kiềm hẵm, cản trở tiết kiệm và việc làm không, và nó có bóp méo hành vi kinh tế bằng những cách khác không? Ví dụ sự đối sử đặc biệt đối với ngành dầu khí có thể dẫn đến khoan hút quá nhiều. Thuế ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân, của các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức tài chính khác. Phần lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của thuế là phức tạp và khó đánh giá. Thuế thu nhập ảnh hưởng đến thời gian mà một cá nhân ở lại trường, vì tác động đối với thu nhập sau thuế đối với giáo dục chọn việc làm. Bởi vì đối với một số công việc phần lớn thu nhập là dưới dạng thu miễn thuế ảnh hưởng của thuế không giới hạn ở những quyết định về việc làm, tiết kiệm, giáo dục và tiêu dùng. Thuế còn ảnh hưởng đên sự mạo hiểm,phân bổ nguồn lực đối với nghiên cứu phát triển, về lâu dài còn ảnh hưởng đến tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Thuế không chỉ ảnh hưởng đến múc đầu tư trong các hãng mà còn ảnh hưởng đến hình thức đầu tư. Thuế ảnh hưởng đến phần tiết kiệm của quốc gia được phân bổ vào nhà ở vào các cơ quan khác và vaò các tài sản cố định như trang thiết bị. Nó còn ảnh hưởng đến mức độ kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Hầu như không có một quyết định phân bổ nguồn lực quan trọng nào trong nền kinh tế của chúng ta mà không bị hệ thống thuế ảnh hưởng. Hiệu quả của cải cách thuế được đánh giá bằng tỉ lệ phát triển nhanh GDP.Cải cách thuế tiến hành tốt góp phần đưa tỉ lệ phát triển GDP tăng cao nếu duy trì 10% năm.Thông thường khi cải cách thuế khoá thành công số 29 thu ngân sáh tăng.Nếu nhà nước áp dụng chính sách giảm các mục thường chi và tăng ngân khoản đầu tư phát triển kinh tế và xã hội.thì tỉ lệ đầu tư toàn quốc sẽ tăng.đầu tư là bỏ tiền xây dựng các nhà máy mới … đầu tư phát triển tất nhiên tốc đội phát triển GDP tăng,nhân công cũng có việc làm nhiều hơn lương bổng tăng. Tương quan giữa cải cách kinh tế và phát triển nhanh được giảI thich qua việc tăng đầu tư theo sơ đồ sau đây : Cải cách thuế -> thu thuế tăng -> chi nhà nước cho đầu tư tăng -> nhịp phát triển tăng. Hiệu quả của việc cải cách thuế khoá được đánh giá bằng sự tăng doanh thu và lợi nhụân cao của các xí nghiệp :làm thế nào để tăng thu thuế nhiều mà các doanh nghiệp vẩn tăng được doanh thu và lợi nhuận ? các vị giám đốc doanh nghiệp sẽ hoan nghên viêc cảI cách thuế khi nào doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng,các doanh nghiệp sẽ đóng được nhiều thuế cho nhà nước hơn,trả được nợ ngân hàng,các doanh nghiệp cũng dùng tiền lãi đầu tư thêm,mở rộng sản xuất và mướn thêm nhân công. Tương quan giữa cải cách kinh tế,doanh thu và lợi nhuận và phát triển nhanh được giải thích qua sơ đồ 2 sau đây : Cải cách thuế -> doanh thu và lợi nhuận các doanh nghiệp tăng -> các doanh nghiệp trả nợ ngân hàng,đóng thuế nhiều,tăng đầu tư,mở rộng sản xuất kinh doanh -> phát triển kinh tế GDP tăng nhanh. Hiệu quả của cải cách thuế khoá được đánh giá bằng sự gia tăng thu nhập của các gia đình.Thu nhận của các gia đình phần lớn là tiền lương do các doanh nghiệp trả cho các công nhân viên, ở Việt Nam do có một khu vực sản xuất cá thể rộng,gồm các tiểu thương tiểu công và kiều bào sống ở nước ngoài, một số hộ có thu nhập khá cao qua việc kiều bào gửi tiền về, nếu tiền được giữi tăng và tỉ giá mua đồng đô la cao thì thu nhập của cá hộ nhận được kiều hối cũng khả quan hơn. Sơ đồ ba đáng giá cải cách thuế thông qua tăng thu lương, tăng thu của giới kinh doanh nhỏ các gia đình nhận được lương nhỉều hơn. Cải cách thuế -> nhà nước các doanh nghiệp chi lương nhiều hơn -> phồn vinh kinh tế, các doanh nghiệp thuê nhân công nhiều hơn -> các gia đình nhận được lương nhiều hơn,công nhân có việc làm nhiều hơn -> các 30 gia đình mua hàng hoá của các doanh nghiệp nhiều hơn -> sản xuất tăng, kinh tế phát triển thịnh vượng. Trong ba cách đánh giá trên, cách thứ nhất đứng trên qua đIúm toàn quốc gia,cách thứ hai tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp, cách thứ ba đứng tren qua đIúm gia đình. Sơ đồ mô hình SNA gồm 4 khu vực kinh tế quốc gia : khu vực sản xuất, khu vực chính quyền,khu vực ngoại quốc,khu vực gia đình. Trong đó có hai khu vực chính là khu vực sản xuất có nhiệm vụ sản xuất và khu vực gia đình có tác dộng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Thuế đánh vào hàng nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng ngoại nhập lên và giúp cho các doanh nghiệp trong nước bán hàng chạy hơn. Trái lại thuế doanh thu vàlợi nhuận đánh trên các doanh nghiệp sẽ làm cho ngánh nặng sản xuất tăng lên. Riêng về thuế đánh trên khu vực gia đình,nên phân biệt các gia đình nghèo và các gia đình giàu. Trên thực tế,các loại thuế phần nhiều đánh trên các gia đình giàu : thuế đánh trên lương công nhân,công nhân càng có lương cao bao nhiêu càng phải chịu thuế cao bấy nhiêu. Thuế thu nhập có tính tái phân ohối thu nhập. Thực hiện công bằng xã hội. Trước đây, theo số liệu thống kê ta thấy Việt Nam rất ít đánh thuế trên hàng nhập khẩu.Qui định về thuế nhập khẩu mới được thiết lập. Năm 1992-1993 có sự gia tăng đáng kể thuế đánh vào hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng tiêu dùng. Cũng từ năm 1992 lạm phát được hạn chế, do đó đánh thuế trên khu vực ngoại quốc thông qua khu vực sản xuất và hàng nhập khẩu như là một trong những biện pháp cải cách thuế và kinh tế có hiệu quả cao. Bên cạnh đó các số tiền trên hàng nhập khẩu lậu còn quá thấp so với yêu cầu. Thu thuế trên khu vực sản xuất quá cao và là một trong những nguyên nhân khiến cho kinh tế phát triển nhanh như ý muốn. Thuế đánh trên khu vực gia đình còn quá nhẹ. Như vậy kinh tế còn có thể phát triển nhanh hơn nếu : Giảm thuế cho khu vực sản xuất. phạt hàng nhập lậu cao hơn, đành thêm thuế trên hàng nhập khẩu và giâ đình. Thuế có ba mục tiêu chính yếu : + Tạo nguồn cho ngân sách nhà nước. 31 + Đòn bẩy đễ điều chỉnh mức sản xuất hàng hoá. + Phân phối lại lợi tức giữa các thành phần dân chúng. _ Mục tiêu tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Chính phủ luôn dòi hỏi phải có tiền để thực hiện những chi tiêu phục vụ công cộng mà những nhu cầu công chi này ngày một tăng. Chính phủ có thể có tiền được băng cách in thêm tiền,ngân hàng trung ương tăng thêm tín dụng cho mình, nhưng cách chi tiêu này sẽ đẩn đến nguy cơ lạp phát vì chi tiêu của chính phủ cộng với chi tiêu của mỗi gia đình, doanh nghiệp và tổng chi tiêu sẽ vượt quá giá trị của sản lượng tính trheo giá cả cố định. Mọi chính phủ đều mong muốn có sự cân đối giữa nguồn thu thuế với những khoản chi của chính phủ. Một ngân sách tốt nhất là một ngân sách có sự chênh lệch không lớn giữa thu và chi. _ Mục tiêu đòn bẩy để điều chỉnh sản xuất : Trong các ngành nghề sản xuất hàng hoá,ngành nào bị đánh thuế cao thì có xu hướng làm nản lòng các nhà sản xuất vì lợi nhuận mang lại sẽ không cao và ngược lại ngành nào bị đánh thuế thấp sẽ tạo động lực cho các nhà sản xuất tăng thêm sản lượng. Do đó vấn đề kết cấu của một hệ thống thuế, phân định tỉ xuất thuế sẽ có một sự tác động quan trọng định hình cho hoạt động kinh tế. thường thường chính phủ định thuế xuất xao cho những mặt hàng xa xỉ phẩm, không thiết yếu cho đời sống đại đa số nhân dân. Cụ thể như đánh thuế cao vào thuốc lá, rượu, dầu thơm cao cấp, xe hơi hiện đại, còn đối với lương thực thực phẩm thì miễn thuế hay có tỉ xuất thuế rất thấp. _ Mục tiêu phân phối lại lợi tức giữa các thành phần dân chúng : Thuế tác động cực kỳ quan trọng, trong bất cứ chế đội chính trị xã hội nào đó là sự phân phối lại thu nhập giữa những người nghèo khó và những ngươì có thu nhập cao, thông qua bàn tay điều tiết của chính quyền. Thuế luỹ tiến ra đời nhầm mục đích đánh thuế xuất cao cho từng trhang bậc lợi nhuận. Hoặc thu ít hay không thu thuế trực thu đối với những hộ gia đình có thu nhập thấp. Mục tiêu phân phối lại lợi tức xuất phát từ trong phạm trù công bằng xã hội trong việc đánh thuế của thuế trực thu. Thông qua sự đIều tiết vĩ mô của chính phủ, mục đích sau cùng của thuế là phục vụ cho công ích, trong phương tiện ngân sách cân đối và thực hiện bình đẳng trong xã hội bằng thuế khoá. Chúng ta cần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước Và nâng cao việc thu hút đầu tư nước ngoàI vào ViệtNam. 32 Chính sách thuế là đòn bẩy quan trọng để đIều chĩnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và có mục đích chính là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong tình hình nền kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng nhanh vì lý do nhân đạo để kiệp thời giảm bới đói nghèo, tạo được nhiều công ăn việc làm, ổn định chính trị,quốc phòng và giảm bớt nguy cơ tụt hậu về kinh tế đối với các nước trong khu vực từ năm 1987 đến nay, Việt Nam đã tiến hành cải cách hoàn thiện một cách toàn diện và dần dần hiện đại hoá hệ thống thuế. Ngày 30-6-1990 Quốc Hội đã họp và thông qua 3 luật thuế :Thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt, sau đó là thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao. Thuế xuất nhập khẩu, thí điểm thu thuế giá trị gia tăng... và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Mặc dù trong thời gian vừa qua các luật thuế đã nhiều lần được sửa đổi bổ xung, hệ thống thuế của ta vẫn còn nhiều nhược điểm. Vấn đề trầm trọng nhất hiện nay là hầu hết các sắc thuế đều quá phức tạp và chưa đồng bộ làm cho việc thu thuế, quán lý thuế rất khó khăn và thất thu thuế với khối lượng rất lớn. Các đối tượng nộp thuế luôn tìm cách trốn thuế. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế là rất cần thiết nếu không sẽ gây trớ ngại cho việc phát triển kinh tế xã hội, gây trở ngại cho quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và chính sách đối ngoại theo xu hướng mở cửa của nhà nước ta. Những chuẩn mực truyền thống của hệ thống thuế hiệu quả là: + Đơn giản, dễ hiểu để quản lý thuế độc lâp chống thất thu thuế. + Linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu của ngân sách. + ổn định để chính phủ không bị rơi vào tình thế phải giảm mức chi hoặc phải đi vay đột xuất những khoản vay lớn. + Tạo điều kiện tiết kiệm và đầu tư nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng và phát triển cho kinh tế. +Công bằng và hợp lýphù hợp với thực tế kinh tế xã hội. ở việt Nam trong những năm vừa qua thuế còn có những đIúm bất hợp lí, số thu còn ít, thất thu thuế còn nhiều dẫn đến việc liên tục bị bội chi ngân sách nhà nước. Năm 1990 tổng thu là 6373 tỷ đồng, tổng chi là 9186 tỷ đồng dãn đến bội chi là 2814 tỷ đồng. Năm 1991 bội chi 1471 tỷ đồng. Năm 1992 bội chi 2688 tỷ đồng... Năm 2000 là 6864 tỷ đồng. 33 Mặc dù tỷ lệ huy động thuế tư GDP ở Việt Nam khá cao 22.8% nhưng chi tiêu của chính phủ quá lớn so với khả năng ngân sách cộng với tình hình thất thu thuế tràn lan. Năm 1989 tỷ lệ chi ngân sách trên thu ngân sách lên đến 171.1% năm 1994 là 108.6%. Chính phủ đã thực hiện các biện pháp vay nợ trong và ngoài nước để khắc phục tình hình bội chi ngân sách nhà nước.Vì vậy trong những năm qua công cụ thuế ở Việt Nam chưa phát huy hết được các vai trò đIều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chưa đảm bảo được công bằng xã hội. Chúng ta cần phải có những giải pháp cấp thiết để nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường của công cụ thuế vĩ mô và nâng cao vai trò đIều tiết vĩ mô nền kinh tế thị thường của ngân sách nhà nước nói chung. 34 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯẤNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC : Ở đây ta chỉ đề cập đến giải pháp tăng thu thuế vì thuế là yếu tố quan trọng quyết định quy mô ngân sách nhà nước Muốn có dược những chính sách thuế đúng đắn thì chúng ta cần phải đưa ra các vấn đề liên quan đến cải cách hệ thống thuế. Một là: Mức độ méo mó liên quan đến mức thuế xuất cận biên. Do đó càn phải thiết kế một hệ thống thuế với thuế xuất cận biên thấp. Hai là: Tránh thuế liên quan đến tính chất luỹ tiến của chế độ thuế và đánh thuế vốn, cụ thể là đánh thuế các loại thu nhập khác nhau từ vốn tới các thuế xuất khác nhau. Việc giảm thuế xuất cận biên sẽ làm giảm động cơ chốn thuế và tránh thuế. Giảm hoặc bỏ ưu đải thuế thu nhập có thể làm giảm động cơ và khả năng trung gian thuế. Ba là tính phức tạp của luật thuế do nhiều nguyên nhân giống nhau gây ra hiện tượng tránh thuế. Ví dụ như khi các loại thu nhập khác nhau bị đánh thuế khác nhau, các cá nhân sẽ cố để thu nhập của họ được ưu đãi nhất. Đây dường như là qui tắc chung. Việc xác định những vấn đề trong lĩnh vực thuế một cách rõ ràng của luật thuế trên thực tế còn khó khăn so với lý thuyết. Ngoài việc làm cho luật thuế ít luỹ tiến hơn và ít công bằng hơn vì một số người có khả năng lợi dụng các mưu mẹo trốn thuế và tránh thuế hơn là nhưng người khác, việc tránh thuế và trốn thuế còn gây ra những phi hiệu quả rất quan trọng. Không chỉ những chi phí liên quan đến việc thiết kế và thực hiện chế độ này như lệ phí nộp cho các kế toán viên, luật sư mà còn có những thiệt hại, mất mát do những méo mó trong phân phối lại các nguồn lực không đúng chỗ cho mưu mẹo tránh thuế gây ra. Ví dụ: che chở thuế cho các ngành dầu khí sẽ làm cho đầu tư đổ dồn vào các ngành này. Một lập luận hoàn toàn khác lại nghiêng về các loại thuế đơn giản, trực tiếp: thuế tốt là thuế có đặc tính cho phép người ta biết được nó rơi vào 35 ai và ai chịu thuế đó. Bởi vì gánh nặng thuế có thể chuyển hoặc cho người tiêu dùng hoặc cho cổ đông, do đó thuế thu nhập công ty là thuế rất tồi. Những nguyên tắc chung mà ta đã nêu thường đối lập với các nguyên tắc hoặc mục tiêu khác của chính sách công cộng. Có những người cho rằng thuế tốt là thuế không gây ra đau đớn tức là: “ Nghệ thuật đánh thuế là ở việc đánh thuế sao cho vừa thu được nhiều thuế nhất song nó lại ít bị kêu nhất” thuế thu nhập công ty có thể là thuế tốt về mặt này. Tương tự chúng ta đã nêu ở phần trước rằng nhờ phân biệt làm cho luật thuế phức tạp, bất công chắc chắn sẽ gây ra méo mó, nhưng ít nhất cũng làm cho công chúng cảm nhận được một phần là hệ thống thuế phản ánh đúng hơn quan điểm về công bằng và một phần là nâng cao hiệu quả về phân bố các nguồn lực như cho vay tín dụng để tiết kiệm năng lượng được đáp ứng vì người ta cho rằng động cơ cá nhân trong việc tiết kiệm năng lượng là chưa đủ. Điều đã trở nên rõ ràng hơn là hệ thống thuế không thể làm được tất cả. Nếu chúng ta yêu cầu nó làm quá nhiều thì có thể nó không đạt được mục tiêu nào hoàn chỉnh. Những vấn đề cơ bản mà cải cách thuế gặp phải là: - Có cách gì để đơn giản hệ thống thuế mà không làm tổn hại đến các mục tiêu phân phối và đạt hiệu quả khinh tế cao không? Điều này quan trọng đối với những cải cách có thể chấp nhận về mặt chính trị. Hệ thống thuế được xem là công cụ khá hữu hiệu để nghiên cứu mục đích phi thu nhập. Ví dụ việc xây dựng chế độ trợ cấp trực tiếp nhằm thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng đáng lẽ là rất khó thực hiện. Nhưng bằng cách khuyến khích tiết kiệm năng lượng thông qua thuế đã tỏ ra rất hữu hiệu và ít tốn kém về mặt hành chính đồng thời mục tiêu quốc gia đã đạt được. Thực vậy đã có truyền thống lâu dài trong kinh tế học về sự sử dụng các loại thuế đúng đắn để giảm bớt những chi phí phi hiệu quả do các yếu tố ngoại lai gây ra. Nếu việc đơn giản hoá hệ thống thuế đòi hỏi phải bỏ việc sử dụng các loại thuế đúng đắn thì có cách nào khác để đạt được mục tiêu này không, để ít nhất cũng giữ được mức độ hiệu quả tương tự đã đạt được hiện nay. 36 Từ các nhận định trên ta thấy, để đạt được hiệu quả trong quá trình thu và sử dụng thuế ta phải có các biện pháp sau: a. Cải cách bộ phận hành thu- chống thất thu thuế: Cần thực hiện thật tốt các nghiệp vụ hành thu, các biện pháp quản lý đối với những loại thuế trong từng khu vực, trong từng dạng đang hoạt động kinh doanh, các biện pháp quản lý đối tượng, quản lý doanh số. Các biện pháp cải tiến hành thu và chống thất thu thuế của ngành thuế đã đề ra là: - Thực hiện bằng được quy trình quản lý các đối tượng nộp thuế. + Bộ phận quản lý các đối tượng nộp thuế. + Bộ phận tính thuế và phát hành thông báo thuế. + Bộ phận kiểm tra giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý thu nộp thuế. - Củng cố và nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ chuyên quản các doanh nghiệp để thu thuế có hiệu quả. - Đồng thời nắm bắt được những khó khăn vướng mắc trong quản lý kinh doanh, trong thực hiện các luật thuế của các đơn vị để có kiến nghị tháo gỡ khó khăn giúp sản xuất phát triển. - Làm tốt công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức kinh tế với các cán bộ thuế, dần dần đưa khoa học công nghệ vào việc quản lý thuế ở các cấp. Đặc biệt chú ý tới những cán bộ chủ chốt, những cán bộ nào không đáp ứng được những yêu cầu trong giai đoạn mới thì phải cương quyết thay thế. Việc lên hoặc xuống hoặc luân chuyển phải trở thành bình thường để không ngừng đổi mới. Tạo ra một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. - Riêng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: + Phối hợp với cơ quan liên quan nắm toàn bộ dự án đầu tư trên địa bàn và một số đã đi vào hoạt động, số đã hết thời hạn ưu đãi miễn thuế, nắm rõ diện tích đất sử dụng, thời hạn sử dụng của từng dự án để tính và thu đủ các khoản thuế phát sinh, các khoản tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển... + Quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu tư, các dạng kinh doanh, các thủ đoạn chốn thuế như là: nâng giá đầu vào, hạ giá bán sản phẩm, chuyển lợi nhuận về nước dưới dạng xuất khẩu, chuyển giá hoặc chuyển đối tác mà 37 thực chất là bán cổ phần để có biện pháp thu thích hợp chống thất thu có hiệu quả. + Thực hiện việc kiểm tra, việc kê khai nộp thuế theo đúng quy định về thuế xuất. Đối tượng chịu thuế, quyết toán thuế và các khoản nộp ngân sách những năm trước để thu dứt điểm số thuế tồn đọng trong khu vực kinh tế này, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm luật thuế. + Tổ chức quản lý cho bằng được các hoạt động kinh tế, nhất là các loại dịch vụ của tổ chức người nước ngoài hoạt động ở Việt Nam phải nộp thuế cho Việt Nam. + Trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện thường phải chi tiền cho các nhân viên của mình thuê nhà ở, phải kiểm tra nắm cho được số chi và thông báo cho cục thuế quản lý người có nhà cho thuê để tính đủ thuế. + Kiên quyết không nhận những chi phí bất hợp lý, thu tiền cho ngân sách nhà nước. b. Vận dụng chính sách thuế để thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế: Qua các kinh nghiệm của một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc....đã vận dụng chính sách thuế linh hoạt để đIều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một khi nền kinh tế suy thoái, chính phủ Nhật lập tức cắt giảm thuế đánh vào công ty và cho phép khấu hao cơ bản nhanh để khuyến khích đầu tư. Khi nền kinh tế phát triển mạnh thì chính phủ áp dụng biện pháp ngược lại để cân bằng nền kinh tế. Trong tình hình kinh tế các nước trong khu vực sửa đổi luật đầu tư nước ngoài cho thoáng hơn, Việt Nam cũng tự điều chỉnh lại các chính sách thuế cùng với các ưu đãi về thuế trong luật đầu tư nước ngoài. Nhất là từ khi Việt Nam tham gia khối các nước Asean và chuẩn bị gia nhập vào WTO… Chính vì phải cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài, các ước thường có ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hơn là các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù có nhiều ý kiến đề nghị thống nhất thuế lợi tức giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, trong giai đoạn hiện nay Việt Nam vẫn còn phải chờ thêm một thời gian nữa cho phép giảm thuế đánh vào lợi nhuận của 38 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong một thời hạn nhất định, cho phép khấu hao nhanh đối với một ngành trọng đIểm cần đổi mới nhanh trang thiết bị công nghệ và kỹ thuật tạo đIều kiện cho tái đầu tư, đầu tư chiều sâu cho quá trình sán xuất nâng cao hiệu qủa kinh doanh, theo thống kê của nghành thuế cho thấy mức thu thuế trong khu vực đầu tư nưốc ngoài phát triến nhanh, đạt và vượt nước kế hoạch hàng năm, mặc dù khâu quản lý thuế ở khu vực này chưa chặt chẽ. Để tăng nguồn vốn cho ngân sách nhà nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngoài việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, chống thất thu thuế, còn phải cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh. Các nhà làm chính sách cần lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư, cần phải thấy rõ nguồn vốn đầu tư trong nước là chủ yếu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng. Nhất thiết phải ưu tiên đầu tư cho cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế trước hết là điện năng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông để nhanh chóng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. 2. CÁC GIẢI PHÁP CHI CÓ HIỆU QUẢ: Để các khoản chi của ngân sách nhà nước đạt được hiệu quả cao nhất thì chúng ta cần phải xác định đúng những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đất nước để đưa ra giải pháp đúng đắn. Mục tiêu định hướng của ta trong giai đoạn tới là tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy chúng ta cần tập trung vào chi cho các hoạt động đầu tư phát triển. + Tăng chi cho khoa học công nghệ. + Tăng chi cho giáo dục đào tạo. + Tăng chi cho sự nghiệp y tế. + Đặc biệt là tăng chi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển. + Do điều kiện ngân sách của nước ta đang còn thấp và do nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải có nhiều vốn để thực hiện nên nước ta cần phải cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước. Theo đánh giá thì hiệu quả chi ngân sách nhà nước cuả ta hiện rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu chi còn dàn trải, phân tán cho nhiều mục tiêu, bao biện và bao cấp quá nhiều. Vì vậy trong thời gian tới cần lành mạnh hoá cơ cấu chi 39 để đảm bảo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu chi có tác dụng kích thích tăng trưởng, tương xứng với những khoản cần chi. Đồng thời kiên quyết cắt giảm những khoản chi phô trương hình thức, lãng phí. + Nhà nước nên cắt giảm những khoản chi quản lý hành chính và chi trả lương hưu, bảo đảm xã hội. + Các khoản chi khác: chi cho hội họp, quà biếu… cần phải giảm xuống nhằm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Hạn chế tiêu cực theo tinh thần pháp lệnh thực hành tiết kiệm. + Nhà nước cần phải chi để phát triển ngành bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng để phục vụ cho chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì chỉ khi có một hệ thống thông tin thông suốt và hoàn hảo, một hệ thống tài chính ngân hàng phát triển với những hệ thống công nghệ hiện đại và khả năng điều hành tốt thì lúc này hoạt động của các ngành đó mới có hiệu quả. Chỉ có như vậy mới có thể thúc đẩy được yêu cầu đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá, khắc phục sự suy giảm sản xuất kéo dài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, trên cơ sở đó đổi mới công nghệ thiết bị, phát huy các năng lực hiện có. Từ đó ngành bưu chính viễn thông, ngành tài chính ngân hàng mới tích cực rà soát các cơ chế chính sách của nhà nước và nhanh chóng đưa nó vào thực hiện. Nhất là chính sách thuế để đảm bảo cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng tích luỹ và tái đầu tư, mở rộng tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi xuất đối với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. Thưởng cho các doanh nghiệp đã xuất khẩu được nhiều hàng hoá hoặc tìm kiếm mở rộng thị trường. + Thực hiện quản lý ngân sách nhà nước theo pháp luật. Luật ngân sách đã được ban hành năm 1996 nhưng việc quản lý ngân sách theo đúng luật chưa được thực hiện một cách triệt để dẫn đến tình trạng còn nhiều đầu mối cấp phát ngân sách,và hiện tượng thương lượng trong việc lập kế hoạch thu chi giữa các ngành cũng như các cấp chính quyền. Trong thời gian tới cần đảm bảo thu ngân sách nhà nước theo đúng luật, chi ngân sách nhà nước phải có trong dự toán được duyệt. Mọi khoản thu phải được nộp trực tiếp vào kho bạc, mọi khoản chi theo nguyên tắc 40 thanh toán trực tiếp từ kho bạc tập trung chấn chỉnh khâu quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, kịp thời xử lý các vi phạm luật ngân sách nhà nước. + Nhà nước cần ban hành các khoản mục không được chi hoặc các khoản phải chi đúng mức độ định mức. + Nhà nước nên khoán quĩ lương, biên chế và khoản chi thường xuyên về hội nghị, công tác phí trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. + Thực hiện qui chế công khai tài chính: Công khai tài chính các đơn vị sử dụng NSNN, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ đóng góp của nhân dân. Quản lý chặt chẽ kiểm tra việc sử dụng điện thoại, ôtô và các tài sản công khác, ban hành các quy định quản lý tài sản nhà nước chặt chẽ, tăng cường kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước. Sau khi chúng ta đã có giải pháp thu chi ngân sách nhà nước có hiệu quả từ đó tạo được tiền đề cho các hoạt động điều tiết nền kinh tế của ngân sách nhà nước. Lúc này chúng ta cần phải đưa ra các biện pháp điều tiết vĩ mô của ngân sách nhà nước trong tình hình hiện nay và tương lai. 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÓ HIỆU QUẢ: Nền kinh tế của một đất nước hoạt động và dịch chuyển do tác động của nhiều nhân tố. Chúng ta muốn điều tiết nền kinh tế thị trường tốt thì chúng ta cần phải đặt nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Vì vậy các chính sách đưa ra cũng phải có sự kết hợp đúng đắn. Muốn cho ngân sách nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế có hiệu quả thì chúng ta cần phải kết hợp nó với các công cụ thuộc chính sách tiền tệ. Chính phủ có thể thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt. Đối với nước ta là nước có nền kinh tế với nhịp độ tăng trưởng thấp, nạn thất nghiệp ngày càng ra tăng thì chúng ta cần phải thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng vì chỉ khi mở rộng tiền tệ thì lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế quốc gia mới tăng nhanh do đó sẽ dẫn tới việc mở rộng tín dụng với lãi xuất thấp. Điều này kích thích các nhà đầu tư và doanh nghiệp mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân. + Khi nhà nước sử dụng ngân sách để tăng lượng tiền cung ứng tức là đã trực tiếp kích thích sản xuất từ đó giảm tỉ lệ thất nghiệp. 41 + Đối với Việt Nam trong điều kiện từng bước thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư vào các ngành then chốt trong điều kiện nền kinh tế có sự tăng trưởng, lạm phát được kìm chế và kiểm soát được một bước. Nó đòi hỏi nhà nước cần phải vận dụng chính sách tiền tệ nới lỏng một cách thận trọng. Trong giai đoạn tiếp theo, khi thực hiện mở rộng cung tiền tệ, nhà nước cần phải căn cứ vào tiềm năng phát triển kinh tế, khả năng tiêu thụ sản phẩm của toàn xã hội, sử dụng lao động dư thừa và đặc biệt là xem xét hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. + Ngân sách nhà nước cần tập trung vào việc phát triển môi trường tài chính để điều tiết tăng nguồn vốn phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nâng cao tiết kiệm, đầu tư, kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ và tỷ giá hối đoái. + Nhà nước cần đưa tiền ra khi cần để ổn định tỷ giá vì tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp tới vấn đề xuất nhập khẩu trong nước. + Trong điều kiện hiện nay ngân sách nhà nước điều tiết vĩ mô thông qua chính sách kích cầu. Tức sử dụng ngân sách nhà nước để tăng đầu tư, khuyến khích chi tiêu của người dân và của các doanh nghiệp nhằm tăng tiêu dùng thực hiện mục tiêu kích cầu. Đây là một chiến lược có tính lâu dàI và cần thiết để kích thích tăng trưởng kinh tế. + Nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước nhằm điều tiết lãi xuất ngân hàng từ đó tác động tới đầu tư và tiêu dùng. Trong những năm qua, nhà nước đã bốn lần giảm lãi xuất nhằm khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp và tiêu dùng của nhân dân thực hiện được một phần của chính sách kích cầu. + Ngân sách nhà nước không được bù đắp bội chi bằng phương pháp phát hành tiền mà bằng việc áp dụng tín dụng nhà nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn, tránh được tỷ lệ lạm phát tăng cao. Muốn vậy nhà nước cần phải đầu tư phát triển thị trường mở ở Việt Nam. + Nhà nước điều tiết phân phối lại thông qua việc phân phối ngân sách nhà nước qua đó thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. 42 Nhìn chung để ngân sách nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường có hiệu quả chúng ta đã đề cập đến vấn đề điều tiết, vấn đề thông qua thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, đồng thời phải có một số biện pháp kết hợp với các công cụ kinh tế khác, đặc biệt là công cụ của chính sách tài chính tiền tệ. Trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra các giải pháp như trên còn việc vận dụng nó như thế nào còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ mà dựa vào đó nhà nước đưa ra những biện pháp phù hợp nhất. Theo ý kiến cá nhân thì nhà nước nên tiếp tục đi theo hướng sử dụng ngân sách nhà nước tập trung vào chính sách kích cầu, mở rộng thị trường tài chính, thị trường mở, các chính sách đầu tư tiêu dùng xã hội để đảm bảo về mặt xã hội. Và dần dần từng bước tăng mức thuế cần thiết để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong dài hạn. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể đưa nền kinh tế phát triển. Tất nhiên để thực hiện được các chính sách này thì chúng ta cần phải có nhiều nguồn vốn đầu tư. Một yêu cầu nữa đặt ra là nhà nước cần phải thay đổi một số chính sách trong huy động nguồn vốn nước ngoài, và nhiều chính sách khác nhưng ở đây ta chỉ đề cập đến một số chính sách thông qua ngân sách nhà nước. 43 KẾT LUẬN Một nền kinh tế phát triển ổn định như chúng ta đã phân tích đó phải là nền kinh tế chịu tác động điều tiết của cả hai phía: Từ thị trường và chính phủ. Thị trường sẽ đưa nền kinh tế phát triển tự nhiên theo đúng quy luật vốn có của nó còn bàn tay điều tiết của chính phủ giúp cho nó không đi lệch hướng và khắc phục được những yếu kém phát sinh trong quá trình phát triển. Nhà nước ở đây đóng vai trò là người quan sát các hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô từ đó điều chỉnh nó khi cần thiết để tránh tình trạng đổ vỡ của thị trường. Đứng trên tầm vĩ mô nên các chính sách can thiệp của chính phủ là rất quan trọng và nó điều chỉnh nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế hoạt động theo quỹ đạo, theo quy luật kinh tế mà kết quả của nó đáp ứng được mục tiêu của chính phủ đề ra. Các mục tiêu này trong từng giai đoạn, từng thời kỳ là khác nhau. Ví dụ: Mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu giảm phát hay là mục tiêu tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Các chương trên chúng ta đã nghiên cứu hoạt động diều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường thông qua ngân sách nhà nước. Do đặc thù của nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại. Vì vậy chúng luôn có các mối quan hệ tác động qua lại với nhau, liên kết với nhau nhưng từ đó cũng dẫn đến sự phát sinh mâu thuẫn. Để giải quyết mâu thuẫn phát sinh một cách hợp lý nhất, giảm được mức tối đa các mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế thì ngân sách nhà nước phải phân bổ làm sao cho hợp lý, đảm bảo được sự công bằng, phát huy được các thế mạnh của các thành phần kinh tế trong nước. Chỉ khi các tế bào kinh tế ổn đinh phát triển thì lúc đó nền kinh tế thị trường mới có thể phát triển vững chắc. Bên cạnh đó ngân sách nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường thông qua các công cụ của nó kết hợp với các công cụ tài chính tiền tệ được xem xét dưới góc độ tổng thể của một hệ thống tác động tới lạm phát, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp. Nghiên cứu những vấn đề về lạm phát, tăng trưởng, việc làm để đưa ra những nguyên nhân cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề đó từ đó thâý được ngân sách nhà 44 nước điều tiết nó như thế nào là hợp lý. Những chính sách được đưa ra qua quá trình hoạt động của ngân sách nhà nước như chính sách thuế, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế chung và từng thành phần kinh tế riêng đã được trình bày ở chương II. Các giải pháp khắc phục những hạn chế đã được đề cập trong chương III. Cụ thể hơn nữa chúng ta đã phân tích các chính sách thuế mới nhất như VAT, sự tăng giảm của thuế thu nhập, thuế doanh thu ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp và của các cá nhân. Điều đó tác động tới sự khuyến khích tăng trưởng kinh tế hay kìm hãm sự phát triển kinh tế. Vấn đề lớn nhất được nêu ra ở phần giải pháp đó là cần chống thất thoát thuế ( cả thuế trực thu và gián thu). Chúng ta đã đề cập tới các vấn đề chi có hiệu quả của ngân sách nhà nước, nhấn mạnh trong đIều kiện Việt Nam hiện nay, đIều đó thực sự rất cần thiết. Một yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, đó là vốn. Vì thế việc chi tiêu của chính phủ phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra thực hiện. Nhà nước thông qua chinh sách chi tiêu của mình để điều tiết nền kinh tế, điều tiết công băng xã hội và khuyến khích phát triển văn hoá giáo dục. Chi ngân sách nhà nước tác động tới việc cung ứng tiền tệ dẫn đến nhứng phản ứng kinh tế dây chuyền. Nhìn chung trong nền kinh tế thị trường thông qua ngân sách nhà nước chính phủ đã điều tiết mọi mặt nền kinh tế xã hội. Định hướng phát triển cho kinh tế trong những năm gần đây, nhà nước cũng đã từng bước sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và ngày càng cho thấy vai trò to lớn của ngân scáh nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nề kinh tế thị trường thông qua các chính sách của mình. Tình trạng bội chi ngân sách lớn dẫn đến lạm phát cao đã được đẩy lùi. Hiện nay tỷ lệ lạm phát đã và đang được đIều chỉnh trong phạm vi cho phép phù hợp với việc khuyến khích phát triển kinh tế.Bội chi ngân sách nhà nước được khắc phục không phải bằng biện pháp phát hành tiền mà thông qua thị trường mở với việc phát hành trái phiếu, tín phiếu. Qua đề tài trên, với những vấn đề đã được nghiên cứu, chúng ta nhận thấy còn có nhiều bất cập xoay quanh việc hoàn thiện và thực hiện thuế. Để giải quyết nó trong thời gian tới yêu cầu cần phải có một đội ngũ cán bộ được trang bị đầy đủ về mặt nghiệp vụ cũng như đạo đức để đứng ra đảm 45 trách vấn đề này. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng. Đó là các chính sách vĩ mô được nhà nước đưa ra, xét về mặt hiệu quả vẫn đang còn rất kém. Chúng ta thường xuyên phải đi sau để rút kinh nghiệm, qua những hậu quả đả xảy ra mà nó gây ra khi được đưa ra thực hiện.Là một sinh viên kinh tế chúnh ta cần có trách nhiệm để giải đáp những câu hỏi trên bằng việc làm của mình ở hiện tại và tương lai để góp phần xây đựng nền khinh tế của đất nước. Do hạn chế về trình độ và phạm vi nghiên cứu của đế tài em chỉ xin được đưa ra một số vấn đề nhận thức về “Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường của ngân sách nhà nước‘ như trên. 46 TÀI LIỆUTHAM KHẢO 1.Lý Thuyết tài chính tiền tệ, Mishkin 2.Kinh tế vĩ mô. 3.Thời báo kinh tế. Số 4,6,7,9 năm 1999 Số 1,2,3,5,7,8,9 năm 4.BáoTàI chính. số 1,2,3,4,8,9 năm 1998. số 4,5,6,,8,9 năm 1999. số 2,3,4,5,7,9 năm 2000. 5.Kinh tế công cộng. 6. Tổng quan về kinh tế Việt Nam năm 1999,2000. 7. Báo kinh tế SàI Gòn số 3,7,8 năm 1998. số 1 năm 1999. số 1,2,4,5,7,8 năm 2000. 47

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường của ngân sách nhà nước.pdf
Luận văn liên quan