Nổi bật lên trong mớ bề bộn đó là hình ảnh của một ông vua hết lòng vì
dân, chăm lo việc nước : ". trầm chăm chắm run sợ, mỗi ngày một việc lo
toan". Tình hình ấy rất cần những "người kiệt xuất hơn đời, để giúp rập chính
sự buổi đầu cho trầm rồi bằng lối nói hình ảnh: "sức một cầy gỗ không chống
nổi toà nhà to, mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình.", tác giả
làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được ngay điều muốn nói :
làm một việc quá sức mình thì thường thất bại!. Đó. cũng là mối quan hệ giữa
vai trò của cá nhân và quần chúng trong lịch sử từ xưa đến nay. Một cá nhân,
dù là anh hùng nhưng nếu không có quần chúng làm hậu thuẫn thì cũng khó
thành công. Chẳng những thế, cách nói của tác giả còn có vẻ khiêu khích chí
lập thân, phò đời giúp nước của kẻ sĩ : "Hỏi rằng trong nước, mội ấp mươi nhà
hẳn còn có người trung tín, huống chi trong cõi đất rộng lớn đến thế này, há lại
không có người kiệt xuất hơn đời, để giúp rập chính sự buổi đầu cho trầm ư ?".
Lối nói đối ngẫu, lối lập luận xác đáng có tác dụng làm cho họ tức khí, muốn
mau chóng chứng minh tài năng, phẩm chát của mình bằng việc làm thiết thực
là ra phò vua giúp nước, không e ngại đem tài giúp ích cho đời. Lúc ấy nhà vua
nói tiếp : "Vậy ban chiếu xuống, quan liêu lớn nhỏ và dân chứng trăm họ, ai có
tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng thư tỏ
bày công việc. Lời có thể dùng được thì đặc cách bổ dụng, lời không dùng
được thì để đấy, chứ không bắt tội vu khoát. ". Lời văn thiết tha, đầy thuyết
phục, thể hiện tấm lòng lượng cả bao dung, thế hiện một đường lối yêu mến
nhân tài, mong được trọng dụng nhân tài bằng nhiều hình thức : "Những người
có tài nghệ gì có thể dùng cho đời, cho các quan vãn quan vũ đều được tiến cử;
lại cho dẫn đến yết kiến, tùy tài bổ dụng.
86 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn chính luận của Ngô Thì Nhậm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g người chán ghét loạn lạc, mong có vị mình chúa để cứu
đời, yên dân. Cho nên tập hợp nghĩa quân, xông pha chông gai, phá núi mở
rừng, giúp đỡ Hoàng đại huynh dong ruổi binh mã, gây dựng nước ở cõi Tây,
dẹp tiêm La, cao Miên ở phía Nam, rồi hạ thành Phú Xuân, lấy thành Thăng
Long. Bản ý chỉ muốn quế trừ loạn lạc, cứu dân trong chốn nước lửa, rồi trả
nước lại cho họ Lê, trả đất cho đại huynh, ung dung áo gấm hài thêu, ngắm
cảnh yên vui ở hai cõi đất mà thôi. Nhưng việc đời dời đổi, rốt cuộc trầm
không được như chí nguyện ..." ("Hàn các anh hoa ").
Bài "Chiếu phát phối hàng binh người nội địa " đã tỏ rõ lòng nhân đạo
của Quang Trung, của dân tộc ta đối với các tù binh, chứa đựng lòng tự hào
dân tộc sâu xa như lòng tự hào chính đáng mà các đời Lý, Trần, Lê đà từng nói
lên qua các áng hùng văn của mình :
"... Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời thế làm việc cách
mệnh, dùng binh bình định thiên hạ. Viên Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị các ngươi, tàu
đong đấu rá, nghề mọn thêu may, không biết nhưng điều chủ yếu trong việc
dùng binh, vô cớ đem 29 vạn quân ra khỏi cửa quan, vượt núi trèo đèo, vào sâu
hiểm địa, xua lũ quân vô tội các ngươi vào vòng mũi tên ngọn giáo. Đó đều là
tôi của viên Tổng đốc nhà các ngươi".
" Trẫm một phen vẫy cờ lệnh, quét sạch lủ các ngươi như quét đàn kiến.
Lũ ngươi một thua tan vỡ, chết hại kể hàng vạn tên. Những kẻ hiện bị bắt tại
trận tiền, và thế bách phải đầu hàng, lẽ ra phải chiếu theo quân luật, đem chém
sạch đi để răn đe những kẻ bạo ngược. Chỉ vì thể đức hiếu sình của Thượng đế,
nên ta bao dưng che chở, tha chết cho các ngươi.
Vậy ta ban chiếu này, phát phối các ngươi vào các cơ đội, sung vào quân
ngũ, cấp cho lương hướng, để các ngươi khỏi bị cái khổ gông cùm, được ra trận
tòng quân, dùng làm nanh vuốt". ("Hàn các anh hoa " ).
"Đấng vương giả coi bốn bể như một nhà; trầm đặt lòng mình trong bụng
người, các ngươi phải nên hiểu rõ điều ấy, chớ nên ngờ sợ. Hãy nguôi lòng nhớ
quê để đền ơn tái tạo ..." ("Hàn cấc anh hoa ").
Phong độ, tấm ỉòng, lòng tự hào chính đáng về chính nghĩa, về dân tộc ...
là cảm hứng chủ đạo trong tất cả các bài chiếu biểu do Ngô Thì Nhậm soạn
thảo cho Quang Trung. Hình tượng Quang Trung là khí phách, là nhân đức của
toàn dân tộc. Các bài " Chiếu cầu hiền". " Chiếu dụ Tàu Ó", " Chiếu khuyến
nông", " Chiếu lập nhà học"... cùng cùng một cảm hứng, một tinh thần như vậy.
Phải là người thấm nhuần sâu sắc những tình cảm cao quý do thời đại tạo nên,
phải là người được "tắm mình trong ánh sáng của Quang Trung" (Maiakovskỉ),
thì mới viết được những dòng tràn trề cảm hứng như thế.
Quả như vậy, Ngô Thì Nhậm là một trong số ít ỏi những nhà văn của thời
đại đã hiểu, đã yêu, và đã đánh giá đúng tầm vĩ đại của Quang Trung trong lịch
sử. Ca ngợi Quang Trung, Ngô Thì Nhậm viết trong "Tờ biểu của hai ban văn
võ mừng hoa hảo đã thành " ("Hảo thành văn vũ tạ biểu ") :
...Văn quẻ cách, hổ biến hợp điềm, dẹp loạn cao hơn công dựng Hạ,
Nội quẻ Khôn, long tranh dứt việc, trừ hung vượt quá nghiệp cầm Hồ.
Đánh dẹp sáng ngời thánh vũ
Sửa trị thấu suốt thời nghi
Dùng mưu sâu thu quân, hoa chúng, dáo gươm bọc da hổ chở về, Mở đạo
lớn chuộng nhượng,bỏ tranh, chén ngọc giữ tai trâu mời mọc, Bởi chiến hoa
quyền ở tay mình. Mà hoa mục thực ai cũng muốn.("Hàn các anh hoa ") Đó
cũng là lời ý trong "Tờ biểu của đình thẩn văn võ xỉn Quang Trung ngự&à ra
Thăng Long" '."Đem đội quân vô địch một đánh mười, nhà nhà ngóng đợi; nổi
cơn giận ba bước an định, phụ lão xin lưu". Trong " Tam tấn tôn biểu " ("Hàn
các anh hoa "), ông ca ngợi Quang Trung "Một mảnh nhung y gây dựng sơn
hà", "ba thước kiếm quét trừ loạn lạc"..., trong "Thưcủa thị thần vua Quang
Trung trình bày, biện bạch về việc cầu hôn " ( "Bang giao hảo thoại"), Ngô Thì
Nhậm còn biểu dương một nét tính cách của Quang Trung "Quốc vương là
người thiên tư hiếu học, tuy trong chinh chiến gấp gấp vần không quên bàn bạc
đạo lý. Trong nghị luận thường ngày (quốc vương) diễn đạt một cách có thứ tự
những cái mà sách vở đời trước chưa từng nói, tôi thực nhờ được gần gũi, bơi
lội trong kiến thức của quốc vương tôi mà lĩnh hội được".
Có thể nói, trong cuộc đời cầm bút của mình, ngoài văn chính luận, Ngô
Thì Nhậm còn là một nhà thơ. Nhưng trong một thời gian dài, Ngô Thì Nhậm
đã không sáng tác được bài thơ nào về chiến thắng, về dân tộc, về người anh
hùng dân tộc, sảng khoái, hào hùng như những tình ý đã viết trong văn chính
luận. Cũng qua những bài văn chính luận, ta thấy Ngô Thì Nhậm được Quang
Trung yêu mến, tín nhiệm và ông cảm rất sâu ân đức của Quang Trung.
Chúng ta cũng có thể tìm thấy những tình cảm sâu sắc, nồng hậu dường
như đước xuất phát từ "một cái tôi khác" của Ngô Thì Nhậm về người anh
hùng Nguyễn Huệ và về Tây Sơn trong "Hoàng Lê nhất thống chí", ở đó, tác
giả đã đưa ra cho chúng ta một bức tranh rộng lớn về thời đại, trong đó nổi bật
lên chủ đề và nhân vật Quang Trung.
Trong "Hoàng Lê nhất thống chí", mặc dù còn bị hạn chế bởi tư tưởng
"phù Lê", tác giả đã mô tả Nguyễn Huệ bằng những nét như là người tượng
trưng cho truyền thống chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, như là nhà chiến lược
nhìn thấu suốt địch và ta, thấu suốt hiện tại và tương lai, văn-võ song toàn,
quân sự và chính trị kết hợp, và là người anh hùng tự thân xông trận, quyết
chiến và quyết thắng. Đức độ của Quang Trung, tài tổ chức, tài dùng người, thu
phục và thuyết phục người... của Quang Trung, cũng là những nét làm cho
nhân vật ngang tầm lịch sử. Đối với sự mô tả Tôn Sĩ Nghị, mô tả Lê Chiêu
Thống, Lê Quýnh..., hình tượng Quang Trung càng nổi bật hơn lên. Quang
Trung không chỉ vĩ đại trong tư thế lịch sử, Quang Trung càng sinh động trong
"con người bình thường", trong sự "phi thần thoại hoa" nhân vật, là một bước
tiến quan trọng của văn học thế kỷ XVIII về phía nhận thức chân xác thực tại.
3.2.3. Văn chính luận về ngoại giao
Nhưng không phải chỉ có những công việc đối nội, cống hiến tài năng của
Ngô Thì Nhậm còn thể hiện trong cuộc đấu tranh kiên trì, mềm dẻo nhưng kiên
quyết trên mặt trận đối ngoại. Quang Trung là người sớm phát hiện tài ngoại
giao của Ngô Thì Nhậm. Trước khi ra Thăng Long tiêu diệt quân Mãn Thanh,
Quang Trung đã tính trước '."Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược
tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mười ngày có thể đuổi được quân Thanh,
nhiùĩg nghĩ, chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận,
ắt lấy làm thẹn mà báo thù. Đến lúc ấy chỉ người khéo lời lẽ mới dẹp nổi binh
đao. Không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được".
Với nhận xét sắc sảo đó, Nguyễn Huệ đã ân cần trao cho Ngô Thì Nhậm
phụ trách công việc bang giao, một công việc cực kỳ tế nhị, khó khăn, một
công việc có liên quan đến sự an nguy của đất nước. Nó có tác dụng củng cố và
phát huy thắng lợi quân sự vĩ đại vừa giành được, nâng cao uy tín của triều đại
mới, của quốc gia, ngăn chặn một cuộc chiến tranh xâm lược mới của triều
đình Mãn Thanh. Và tác phẩm văn chương của Ngô Thì Nhậm trong trường
hợp này lại chính là những văn kiện ngoại giao do ông khởi thảo. Đó là việc
"dùng ngòi bút thay giáp binh", "dùng văn chính luận để đấu tranh về ngoại
giao", củng cố độc lập dân tộc.
Những tác phẩm gắn với cuộc đấu tranh bang giao này được bắt đầu từ rất
sớm. Thực ra từ trước đó, Ngô Thì Nhậm đã thảo những thư từ bang giao : thảo
thư đề nghị Tôn Sĩ Nghị ''hoãn binh" khi hắn mới đến biên ải, nhằm cảnh cáo
ngầm ông ta về sức mạnh của quân dân ta ... "Những nay bỗng nghe quần thiên
triều qua cửa quan, đem việc tiến đánh bá cáo trong tờ hịch, lòng người lo sợ,
ngờ vực. Kẻ làm quân sợ bị mắc vào vòng bội nghịch, họ bảo nhau rằng :
không đánh thì bị giết; kẻ làm dân sợ không tiếp tế được quân lương, họ bảo
nhau rằng : không trốn thì chết. Vì thế, các cánh quân tranh nhau đến nơi đồn
trại, dân các nơi trốn bừa vào chốn núi rừng, việc đồn đại đến trước trướng đại
nhân, nên ngờ là có việc "châu chấu đá xe", thực ra, chỉ do người trong nước lo
sợ hoảng hốt, không thể ngăn cấm được đó thôi" ("Bang giao hảo thoại").
Đó là bài mở đầu cho gần 100 bài văn bang giao mà Ngô Thì Nhậm sẽ
viết trong những ngày tiếp đó. Ngay trong bức thư đầu đó, đã thể hiện được
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học này dưới ngòi bút
Ngô Thì Nhậm. Đó là sự mềm dẻo, "nhẫn nhục" về sách lược nhưng cứng rắn,
kiên quyêt trong nguyên tắc ; "nên kinh thì kinh, nên quyền thì quyền, làm sao
cho xong việc nước". Đó là trí tuệ Việt Nam trong những biên ảo của từ
chương cổ điển. Đó là mưu lược quân sự, kết hợp với đấu tranh chính trị và
ngoại giao.
Chưa đầy nửa tháng sau chiến thắng Đống Đa, Ngô Thì Nhậm lại thảo thư
"Trần tình" gửi Càn Long, một văn kiện bang giao và cũng là một tác phẩm văn
học độc đáo.
Lúc bấy giờ nước ta đang đứng trước một tinh hình căng thẳng như ngàn
cân treo sợi tóc : bị thua nhục nhã, vì sĩ diện , Càn Long và triều Thanh có thể
huy động đại binh đánh trả thù. Để tránh sự tái diễn của binh đao, Ngô Thì
Nhậm phải thảo "Biểu trần tình", nhằm biểu dương sức mạnh của nước ta, ngăn
chặn dã tâm trả thù của nhà Thanh, bắt Càn Long và triều thần phải chấp nhận
việc "chuyển binh giáp thành hội xiêm áo".
"Ôi, đường đường thiên triều mà tranh nhau thua được với nước nhỏ, cố
muốn theo đuổi mãi việc chinh chiến, để cho binh đao lại diễn, dân chúng bị
khổ hại, thì đó là điều mà của tấm lòng của bậc thánh nhân không nỡ làm.
Nhiùĩg nếu muôn một xảy ra binh đao kéo dài, tình thế vỡ lở, thần khống được
đem nước nhỏ thờ nước lớn, thì thần cùng đành phải nghe theo mệnh trời mà
thôi chứ còn dám biết nói sao!" ("Bang giao hảo thoại").
Đó là lời cảnh cáo nghiêm khắc trên thế đứng của kẻ chiến thắng, là vũ
khí "hoả hổ" được bọc dưới từ chương!
Gửi thư cho Thang Hùng Nghiệp, nhờ Thang Hùng Nghiệp chuyển "Biểu
trần tình" lên Càn Long, sau khi trình bày nguyên nhân đánh dẹp Tôn Sĩ Nghị,
Ngô Thì Nhậm cũng không quên nhắc nhở "thiên triều" nhà Thanh bài học về
quân sự đi liền với chính trị trong chiến tranh. Và nhân đó, cảnh cáo Càn Long
với lời lẽ rất kiên quyết:
"Phàm quân đội, cốt ở chỗ đoàn kết một lòng, không cốt ở chỗ đông, binh
lính quý ở chỗ tinh nhuệ, không quý ở chỗ nhiều. Kẻ khéo thắng là thắng ở chỗ
vô cùng mềm dẻo, chứ có phải ỷ mạnh lấn yếu, lấy đông hiếp ít đâu! Nếu như
sự tình trước đây chưa được giải tỏa mà thiên triều không chút khoan dung, cố
gây việc chinh chiến, làm cho nước nhỏ này không được hết lòng cung kính thờ
nước lớn, thì lúc ấy tôi cũng đành nghe theo mệnh trời mà thôi!("Bang giao
hảo thoại").
Sau cuộc đấu tranh dùng từ mệnh để chặn đứng ý đồ động binh trả thù rửa
nhục của "thiên triều", Ngô Thì Nhậm đấu tranh để nhà Thanh thừa nhận
Quang Trung, phong vương cho Quang Trung và an trí bọn Lê Chiêu Thống.
Đây cũng là một cuộc đấu trí về ngoại giao cực kỳ căng thẳng mà ngọn bút của
Ngô Thì Nhậm lại được dịp tung hoành, phát huy tác dụng. Nhà Thanh đặt điều
kiện cho Quang Trung phải "thân hành đến kinh đô" chúc thọ Càn Long 80 tuổi
và thụ phong. Quang Trung , vì "sợ ngượng" với các phiền thần khác khi đến
kinh đô, nên đòi nhà Thanh sắc phong trước, nhưng Phúc An Khang, tổng trấn
Lưỡng Quảng của nhà Thanh, người đứng ra giao thiệp trực tiếp với Quang
Trung, lại quỉ quyệt đề nghị Quang Trung chỉ cần qua khỏi Nam Quan trong
dịp đi chúc thọ vua Thanh là sẽ được phong ngay, và như vậy, "khi Quốc
trưởng đến kinh đô đã ngang hàng với các nước phiên thuộc thời vinh dự biết
chừng nào". ("Bang giao hảo thoại").
Rất sáng suốt trước những lời ngon ngọt đó của Phúc An Khang, trong
thư trả lời, vua Quang Trung vịn cớ làm thế là "phân biệt đối xử", nên đòi nhà
Thanh sớm định ngày tuyên phong, và cử sứ thần sang Thăng Long tuyên
phong.
Nhưng rồi việc ra Thăng Long nhận sắc phong có thể gây thương hại đến
uy tín quốc gia và uy tín của nhà vua, nên Quang Trung đòi sứ bộ nhà Thanh
phải vào tận Phú Xuân để tuyên phong. Các sứ thần nhà Thanh, tuy rất bực tức
trước thái độ của Quang Trung, nhưng cuối cùng, họ phải nhượng bộ trước ý
chí cương quyết và kiên trì của Quang Trung, thể hiện qua bao lý lẽ trong hàng
chục bức thư của Ngô Thì Nhậm.
Tiếp theo là việc Quang Trung giả sang chúc thọ nhà Thanh, sau đó là
việc đòi đất bảy châu Hưng Hóa đã mất vào tay nhà Thanh từ thời Lê, đòi bỏ lệ
cống người vàng, việc xin ngựa tốt nhà Thanh, xin nhân sâm cho mẹ Quang
Trung, làm thư cầu hôn đòi lấy công chúa nhà Thanh để thêm " giao tình thân
mật" giữa "thiên triều" và "lân quốc" ... Thực chất, tất cả chỉ là những việc "nắn
gân", thử sức "thiên triều" để thăm dò ý tứ, chuẩn bị cho việc đối phó lâu dài ...
Thấm đượm trong vòng 100 bức thư ấy của "Bang giao hảo thoại" là tinh thần
yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau
chiến thắng Đống Đa. Bằng những tác phẩm văn chương bang giao có tầm
quan trọng quốc gia ấy, Ngô Thì Nhậm đã đóng góp vào dòng văn học từ mệnh
vốn có truyền thống lâu đời của ông cha ta những kiệt tác mới. Và văn chính
luận từ đời Trần, đời Lê, đến Ngô Thì Nhậm, đã có một tác dụng thực tế lớn
lao.
Trong năm Kỷ Dậu, chỉ riêng công việc đứng đầu nền ngoại giao của
triều Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm đà đê vào đấy biết bao sức lực và tâm huyết.
Công cuộc bang giao thời Tây Sơn đã đạt những thắng lợi chưa từng có,
đã viết nên những trang sử ngoại giao đẹp nhất bên cạnh những trang sử chiến
thắng huy hoàng, và trong chiến công này, có phần đóng góp xứng đáng của
Ngô Thì Nhậm.
3.3. Nghệ thuật văn chính luận của Ngô Thì Nhậm.
3.3.1. Khái quát.
Bên cạnh việc tim hiểu nhưng đóng góp về nội dung tư tưởng, là việc tìm
hiểu những đặc trưng nghệ thuật văn chính luận của Ngô Thi Nhậm. Ở lĩnh vực
này, văn chính luận của Ngô Thi Nhậm cùng có những đóng góp đáng kể.
Mặc dù sống trong một thời đại mà nền văn học Việt Nam đã có những
kiệt tác cho ngôn ngữ dân tộc, và trước đó, văn học Việt Nam cũng đã có
những tác gia lừng danh với hàng trăm bài thơ bằng tiếng Việt, nhưng Ngô Thì
Nhậm vẫn dùng chữ Hán, "một văn tự chính thống", "một thứ ngôn ngữ văn
học có tính chất quốc tế" (Kôn - rát), để sáng tác. Đó là một nhược điểm đáng
kể trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của Ngô Thì Nhậm. Nhược điểm này
đã nói lên đặc trưng trung cổ trong tác phẩm của Ngô Thì Nhậm.
Đặt Ngô Thì Nhậm vào giai đoạn quá độ đầy mâu thuẫn, phân hai giữa
tính chất trung cổ và tính chất Phục hưng, ta thấy thi pháp nghệ thuật văn chính
luận Ngô Thì Nhậm có phần mang đặc trưng trung cổ và cũng có phần đóng
góp vào sự chuyển động mạnh mẽ của thời đại.
Trong nền văn học Việt Nam cổ, các thể loại có tính chất cung đình
chiếm vị trí hàng đầu. Không có một nhà văn đáng gọi là nhà văn theo hàm
nghĩa của thời đại đó mà lại không biết "viết thư thảo hịch", viết chiếu, biểu,
châm, minh, bi, ký..., những thể loại tiêu biểu của loại hình văn học trung đại.
Thế nhưng, không phải ai cũng có được cái nghệ thuật trác việt khám phá ra cái
gọi là "thiên tài của thể loại", trở thành một danh gia trong từ chương thiên cổ.
Kể về thể loại này, đời Lý phải kể đến "Thiên đô chiếu", "Lâm cung di chiếu"
và "Lộ bố văn"; đời Trần thì có " Hịch tướng sĩ", đời Lê Sơ thì "thiên cổ hùng
văn" của Nguyễn Trãi ...
Sau Nguyễn Trãi, trong mấy trăm năm dưới triều Lê, không có người nào
xứng đáng nối gót ức Trai tiến sinh về thể loại này.
Phải đợi đến thời đại Quang Trung, một thời đại hào hùng đồng điệu với
thời bình Ngô - tài năng của cây bút Ngô Thì Nhậm được Quang Trung phát
hiện, lịch sử văn học mới lại ghi nhận một hiện tượng lớn về thể loại này.
Văn chính luận của Ngô Thì Nhậm là sản phẩm của một thời đại lịch sử,
sản phẩm của trí tuệ, tâm huyết và nghệ thuật từ chương của tài năng Ngô Thì
Nhậm.
Thời đại Quang Trung là thời đại anh hùng. Văn chính luận của Ngô Thì
Nhậm phản ánh trực tiếp âm huởng đó của thời đại, có phong cách hoành tráng
-cao cả. "Phối thuộc nội địa hàng binh chiếu", " Tức vị chiếu", " Hảo thành văn
vũ tạ biểu", "Tấn tôn biểu", " Dụ cựu triều văn vũ chiếu" ... có thể xem là
những bài tiêu biểu.
3.3.2. Nghệ thuật văn chính luận về nội trị.
Văn chính luận nội trị của Ngô Thì Nhậm đề cập đến nhiều vấn đề, viết
cho nhiều loại đối tượng, từ quan văn', quan võ, các bậc đại nho cho đến người
bình dân ... Ở mỗi loại đối tượng, ông đều có giọng văn thích hợp, biến ứng kỳ
tài, sắc sảo.
Khi nói về chiến thắng, về dân tộc, là giọng văn đầy tình ý, sảng khoái,
hào hùng : "Đem đội quân vô địch một đánh mười, nhà nhà ngóng đợi; Nổi cơn
giận ba thước an định, phụ lão xin lưa" ("Vũ Văn Thỉnh giá tiến hạnh Bắc
thành tiêu biểu ").
Ông ca ngợi Quang Trung với niềm sủng ái."một mảnh nhung y gây dựng
Sơn hà", "ba thước kiếm quét trừ loạn lạc ..." ("Tam tấn tôn biểu"); ông biểu
dương một nét tính cách của Quang Trung với lòng tự hào, tôn kính ."Quốc
vương là người thiên tư hiếu học, tuy trong chinh chiến gấp gấp vẫn không
quên bàn bạc đạo lý. Trong nghị luận thường ngày, quốc vương diễn đạt một
cách có thứ tự những cái mà sách vở đời trước chưa từng nói, tôi thực nhờ
được gần gũi, bơi lội trong kiến thức của quốc vương mà tôi lĩnh hội được".
Ông viết cho các quan văn vũ triều cũ khi thì với một "lượng cả bao
dung", lúc thì nghiêm nghị, khẩn thiết, chí tình với giọng bề trên để chỉ ra một
con đường sống cho đám cựu thần nhà Lê :
"... Các ngươi không vào núi Thú Dương mà muốn làm Di Tề, không ra
hải đảo mà muốn làm Điền Hoành, không những cái cơ thành bại hơn thua đã
không hiểu rõ, cái lẽ phải trái được mất lại cũng tối tâm. Người trung nghĩa,
sáng suốt có thể làm như thế đâu!".
"... Ôi.' đem một thân mình chống với cả thiên hạ, thì chẳng thà quy
thuận, thê mới gọi là người biết thời cơ, thông quyền biến. Các ngươi nên kịp
thời lập nên công nghiệp, bắt chước kẻ sĩ nhà An, tỏ ra nhanh nhẹn, ngỏ hầu có
thể giữ được thân danh, hưởng được phú quý, há chẳng hay sao? Nhược bằng
mê muội, cuối cùng chuốc lấy tai vạ, hối sao cho kịp? cố lên, gắng lên! Phải
kính tuân tờ đặc chiếu này". ("Hàn các anh hoa " ).
Trên cơ sở chính sách cầu hiền của Quang Trung, giọng văn của Ngô Thì
Nhậm khi thì thuyết phục, lúc luận chiến để thảo ra "Chiếu cầu hiền " nhằm
thiết tha kêu gọi các nhân sĩ ra phục vụ cho vận hội mới. Câu văn rất giàu hình
ảnh, có tác dụng đập mạnh vào đối tượng sức một cây gỗ không chống nổi tòa
nhà to.
Viết cho nông dân thi lời lẽ rất mộc mạc, chân tình để hướng dân chăm
nghề gốc ."Từ trải qua loạn lạc đến nay, binh hoa liên miên, lại thêm đói kém,
nhân dân lưu tán, ruộng đất bỏ hoang ... Hỡi các thần dân, các ngươi phải trông
lên để theo đức ý của trầm, về nơi quê quán, chăm sóc ruộng vườn" (" Chiếu
khuyến nông ").
3.3.3. Nghệ thuật văn chính luận về ngoại giao.
Các bài văn từ mệnh bang giao lại có một phong cách khác. Người nhận,
người đọc các bức "thông điệp" đó là Càn Long và triều đình nhà Thanh,
"thánh thiên tử", "đại hoàng đế", "thiên triều" ... Người gửi là Quang Trung,
ông vua dây nghiệp "trừ hung vượt quá nghiệp cầm Hồ", nhưng về phương
diện lịch sử thì là "phiên quốc" của "đại hoàng đế". Mục đích của các bài văn là
"dùng ngòi bút thay giáp binh", làm tiêu tan ý chí phục thù của Càn Long và
triều đinh nhà Thanh. Để đạt mục đích này, thì lời lẽ, thái độ các bức thư rất
quan trọng. Nó cần có cả "cương" lẫn "nhu". Nhưng "nhu" không có nghĩa là tự
hạ mình mà là ở chỗ "biết điều", biết "lẽ phải" của lịch sư*; và "cương" là ở
chỗ không bao giờ rời xa nguyên tắc, và một đôi khi, vẫn dưới dạng từ chương
hoa lệ, đưa ra những lời cảnh cáo nghiêm khắc. Và cái tài của Ngô Thì Nhậm ở
"trò chơi từ chương" này là làm cho Càn Long thua mà không mất thể diện,
không cảm thấy bị hạ nhục, trái lại, vẫn có một cái gì đó làm nhà vua hài lòng.
Bởi vì, lúc "thiên triều" cần giữ "thể diện" thì ông đã dùng những lời hết sức
nhũn nhặn để giữ "thể diện" cho "thiên triều". Nhưng khi cần cứng rắn, thì ông
cũng rất cứng rắn. Ví dụ trong một bức thư gửi cho nhà Thanh, có đoan viết:
"... Còn như quân lính thì cốt hòa thuận, không cốt đông, cốt tinh nhuệ,
không cốt nhiều. Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không
phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít. Nếu như chút tình trước đây chưa được
bày tỏ, thiên triều không khoan dung cho phần nào, cứ muốn tranh chiến, thế là
nước nhỏ không được hết lẽ thờ nước lớn, thì chúng tôi cũng đành phải theo
mệnh trời mà thôi". ("Bang giao hảo thoại" ).
Rồi bao nhiêu việc khác nữa: nào là bắt sứ Thanh phải vàoThuận Hóa mà
phong vương, chứ không phải ở Thăng Long; nào là bắt nhà Thanh bỏ lệ cống
người vàng từ đời Lê Thái Tổ; nào là cảm hóa những người gọi là "giặc Tàu Ô"
bị quân nhà Thanh đánh đuổi chạy xuống Nam Hải, dung nạp họ để họ về sau
tận tình phục vụ Tây Sơn ...
Có thể khái quát là phong cách văn chính luận bang giao của Ngô Thì
Nhậm là "cứng trong mềm", "mềm trong cứng", đáng "kinh thì kinh, đáng
quyền thì quyền, khéo ở từ mệnh". Nói thế cũng có nghĩa là rất linh hoạt, biến
ảo, cũng như những nhận định của Trần Lê Sáng và Phạm Thị Tú về văn bang
giao của Ngô Thì Nhậm : " ... trong văn của ông như có chất thép, vừa mềm
mại, dẻo dai, lại vừa rất sắc bén, lời lẽ khiêm tốn, nhún nhường, giữ được thể
diện cho nước lớn, làm cho đối phương tuy tức mà vẫn phải kiên nể và chấp
nhận yêu cầu do bài biểu nêu ra ... Ngô Thì Nhậm đã tung hoành ngọn bút
trong những bức thư bang giao với bút pháp hết sức linh lợi, uyển chuyển
nhưng không kém phần cứng cỏi, mạnh mẽ. Có thể nói, chưa bao giờ Ngô Thì
Nhậm lại có giọng văn sảng khoái đến như thế, khiên cho văn khống uốn lời
mà lời tự đẹp, lý lẽ không gò ép mà tự nhiên có sức thuyết phục". Đó là những
bài được tập hợp trong "Bang giao hảo thoại" -những lời hay trong bang giao -
Có lẽ vì thế mà "Bang giao hảo thoại" là những trang đẹp nhất trong lịch sử
văn chương ngoại giao Việt Nam cổ xưa. Đó cũng là những áng văn hoa lệ và
thâm trầm của từ chương cổ điển, thể hiện tài năng nhiều mặt của Ngô Thi
Nhậm.
Ngày nay, đọc " Biểu trần tình", " Biểu cầu hôn", " Biểu-đòi bỏ lệ cống
người vàng", " Biểu đòi đất bảy châu Hưng Hoa", " Biểu đòi sứ bộ nhà Thanh
vào Phú Xuân tuyên phong"... thì thấy ngọn bút của Ngô Thì Nhậm tung
hoành, khinh khoái, nhuần nhuyễn, uyên bác, phép tắc ... thật xứng đáng với lời
khen của Quang Trung : "Không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được".
Đặc biệt, khi viết "Biểu trần tình" đề nghị nhà Thanh công nhận chính quyền
Quang Trung có cái khó là viết ngay sau khi hơn hai mươi vạn quân Tôn Sĩ
Nghị vừa bị đánh cho tan tác, không khí giưã hai nước còn đang căng thẳng;
nhưng Ngô Thì Nhậm vẫn tìm được lời văn thoa đáng, kết cấu chặt chẽ : "Được
thây đại hoàng đế chịu mệnh trời sáng tỏ, làm vua vạn quốc. Từ khi lên ngôi
đến nay đã hơn 50 năm,ơn đức bao la, trong nước ngoài phiên, đâu đâu cũng
một chiều hướng phục ... thần đâu có dám đem càng châu chấu đá với bánh xe
... Thiên triều là một nước đường đường rộng lớn mà còn tranh nhau hem thua
với một nước rợ nhỏ, lại muốn theo đuổi vũ lực cho đến cùng, xua dân chúng
ra ngoài trận địa để chịu sự thảm độc thì chắc thánh nhân cũng không nỡ lòng
nào làm như thế. Nếu vạn nhất còn phải đánh nhau liên miên không dứt, thì lúc
ấy thần không còn được lấy nước nhỏ thờ nước lớn nữa, buộc phải nghe theo
mệnh trời, không thể biết trước được rồi sẽ ra sao !" ("Bang giao hảo thoại" ).
Trong bài "Vọng ân biểu", ông viết .-"Thần từ áo vải mà được ban quốc
sắc, mỗi tấc đất, mỗi người dân đều là do hoàng đế cho, đâu dám lấy cương
này, giới nọ mà nói với bậc chí tôn. Nhưg có điều, ranh giới của đất Nam giao
xưa nay vẫn rõ, bia lập chắc chắn, sách trời còn ghi ... Nay xét bảy châu này
thuộc vùng Hưng Hóa, Tuyên Quang, vậy xin điều tra rõ để đất bảy châu này
được quy về lãnh thổ bản quốc". ("Bang giao hảo thoại") .
3.3.4. Sơ kết về nghệ thuật văn chính luận của Ngô Thì nhậm.
Qua các bài văn nghị luận về nội trị và ngoai giao, ta thấy văn chính luận
của Ngô Thì Nhậm nói chung là loại văn xuôi có nhịp điệu, có đối ngẫu, mang
tính ước lệ, qui phạm và dùng nhiều điển cố. Câu văn bóng bẩy giàu hình ảnh.
Lời văn hoa mỹ. Giọng văn lúc cương, lúc nhu, cứng trong mềm, mềm trong
cứng ... Đó là đặc trưng của lối văn chương cung đình mà người viết lẫn người
nhận đều có địa vị xã hội cao, gồm các bài biểu, bài chiếu của nhà vua viết cho
các quan văn võ hoặc những thư từ ngoại giao vua Quang Trung viết gửi cho
vua Càn Long.
Cũng trong nhiều bài biểu khác, chúng ta có thể bắt gặp lối văn mộc mạc,
chân thật, cứng cỏi, không tâng bốc dài dòng, đi thẳng vào sự việc và không
kém phần cương quyết : "Thần nghe nói : quan nhiều thì lại nhiễu, lưới thưa thì
dân giàu ... phàm những việc có quan hệ đến gốc của nền chính trị và tính
mạng của dân, sai một ly, đi một dặm ... Nay dân ở ngoài chốn làng xóm sống
gian nan, được nới rộng một phần là được thêm một phần ơn. Mà đạo khoan
dân thì thần trộm nghĩ trước hết phải bỏ hết nhãng tạp, bớt phiền nhiễu ("Hàn
các anh hoa ") Những lúc cần phải trình bày lý lẽ một cách chặt chẽ để thuyết
phục người đọc, Ngô Thì Nhậm hay dùng lối văn có tính luận lý, nêu lên quan
hệ mật thiết giữa nguyên nhân và kết quả: "Sở dĩ giáo hoa không thi hành được
là do kẻ sĩ không học, kẻ sĩ không học là vì thầy giảng không tinh. Luật pháp
không lập ra được vì người ta không chấp hành; người ta không chấp hành là
do thưởng phạt không công bằng. Nền chính trị tốt không dựng lên được là do
quan lại không liêm khiết; quan lại không liêm khiết là do bổng lộc khống được
cung cấp đủ". ("Hàn các anh hoa " ).
Tất nhiên, lập luận nhân quả của ông không phải đều đã khoa học, có khi
nhân không trúng quả và có bài ông dùng quá nhiều cách suy lý này. Song, ông
đã biết vận dụng nhiều cách trình bày, nhiều lối nói khác nhau trong thể văn tấu
nghị, rõ rệt hơn cả là trong những bài ông viết thay cho người khác. Viết hộ
ông quan đã có tuổi, ông dùng lối văn trang nhã, thành thật, sự việc kể tỉ mỉ, lợi
hại tính rò ràng; viết hộ ông quan trẻ, ông dùng lời văn mạnh, khí văn thẳng, sự
việc trình bày tổng quát nhưng có những đề nghị khá mạnh dạn.
Nhìn chung,văn xuôi chữ Hán của Ngô Thì Nhậm đã đánh dấu một bước
phát triển của văn xuôi cách đây gần hai thế kỷ. Mặc dù có khó khăn về mặt
văn tự, ông đã tìm mọi cách khắc phục để trình bày rất đạt nhiều vấn đề hóc
búa, nhiều tình cảm phức tạp với nghệ thuật cổ kín nhưng vẫn có tính sáng tạo.
Văn chính luận của ông trong sáng, lưu loát, hùng biện, nghệ thuật già dặn.
Đương thời, chỉ có ông là sánh kịp Nguyễn Trãi về mặt này. Ông quen sử dụng
lối văn xuôi cổ, sáng sủa, đúng mực, nghiêm túc. Văn ông ít vui, nhiều lý trí
hơn tình cảm, nhưng tự tin, thành thực, không có giọng tự đắc, ngông nghênh.
III. Phần kết luận.
Có thể nói, thời đại lịch sử hào hùng mà bi thương của dân tộc tuy đã lùi
vào quá khứ, nhưng sừng sững ở chân trời lịch sử ấy là những con người bình
thường mà vĩ đại. Dân tộc Việt Nam luôn luôn ghi nhớ những cống hiến quý
báu của những người con xứng đáng của mình. Thời đại của thế kỷ XVIII, thế
kỷ của khởi nghĩa Tây Sơn là con người "áo vải cờ đào" Quang Trung. Bên
cạnh Quang Trung là Ngô Thì Nhậm, một người con bất hủ của văn học và văn
hóa Việt Nam. Tên tuổi của Ngô Thì Nhậm luôn luôn gắn bó trong lòng nhân
dân ta, đi đôi với tên tuổi rạng rỡ của Quang Trung - Nguyễn Huệ, người lãnh
tụ vĩ đại của ông, cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam tiến bộ thời ông.
Thật vậy, Ngô Thì Nhậm là một nhân vật có tầm cỡ trong lịch sử văn hóa
và văn học Việt Nam. Ông là một con người văn võ song toàn. Và nếu nói như
có lần thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về Nguyễn Trãi rằng: "Văn là chính
trị: là cứu nước, cứu dân, là nội trị, ngoại giao .... võ là quân sự: là chiến lược
và chiến thuật văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao thì
Ngô Thì Nhậm đã dùng văn và võ của mình như một vũ khí để góp vào công
cuộc giữ nước và dựng nước một cách đắc lực dưới thời Tây Sơn. Rồi cùng
giống như Nguyễn Trãi và kế tục truyền thống yêu nước của Nguyễn Trãi ,
Ngô Thì Nhậm vừa là một nhà văn hoa, vừa là một nhà văn. Với cương vị một
nhà văn, Ngô Thì Nhậm đã công hiến nhiều thể loại văn học đặc trưng cho thời
đại mình. Ông vừa là người thư ký, vừa là một nhân chứng trung thành của thời
đại Quang Trung chiến thắng. Ông đã có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn
học Việt Nam, trước hết là trong văn học giai đoạn thế kỷ XVIII, thế kỷ mà "sự
phát triển nhảy vọt" của nó "là một bộ phận của sự phục hưng văn hóa vĩ đại
lúc bây giờ" ( Đinh Gia Khánh ). "Ngô Thì Nhậm là một trí thức mới của thời
đại, người mà trên một số diện nào đó giống như người trí thức thời Phục hưng
mà Ăng - ghen xác định:
"Thời đại cần đến những người khổng lồ, và đã đẻ ra được những người
khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình và về tính cách, khổng lồ về tài
năng mọi mặt và về sự hiểu biết sâu rộng của họ ... Những điểm nổi bật nhất ở
họ là hầu hết các nhân vật ấy đều lao mình vào phong trào của thời đại họ, đều
luôn luôn tham gia những cuộc đấu tranh thực tiễn, có lập trường rõ rệt, và tiến
hành cuộc chiến đấu, kẻ thì bằng lời nói văn tự, người thì bằng đao kiếm và
thường thường là đồng thời bằng cả hai thứ".
Nhìn chung, sự phát triển nhảy vọt của văn học nửa cuối thế kỷ XVIII là
một bộ phận của sự phục hưng văn hóa lúc bấy giờ... Tiêu biểu nhất cho giai
đoạn văn học này là Ngô Thì Nhậm. Sáng tác văn học cùng như trước tác học
thuật của ông phản ánh những nguyện vọng cơ bản của dân tộc, của nhân dân
và thể hiện niềm tin tưởng sâu sắc ở vận mệnh của tổ quốc. Mặc dù còn bị hạn
chế bởi "ý thức hệ phong kiến", chúng ta vẫn có thể xem Ngô Thì Nhậm là
"con người khổng lổ" của thời đại. Thật vậy, Ngô Thi Nhậm là người có tài
năng lớn về nhiều mặt. Hẳn là tài và đức của ông phải nổi tiếng đến một mức
cao như thế nào đó, mới khiến được cho Quang Trung, một lãnh tụ thiên tài,
lẫn đầu tiên gặp ông, đã phát biểu: "Có lẽ đó là ý trời muốn để dành ngươi cho
ta dùng
Bên cạnh các khả năng lớn về chính trị và quân sự, Ngô Thì Nhậm còn là
một cây bút trước tác nhiều nhất trong thời đại của ông. Ông sáng tác từ nhỏ
cho đến chết, không lúc nào ngừng. Và sáng tác rất nhiều thể loại: thơ, phú,
văn tế... Văn xuôi của Ngô Thì Nhậm, với các. loại nghiên cứu địa lý, lịch sử,
phê bình, bình luận chính trị, xã hội, văn từ hành chính, thư từ bang giao,... hết
sức phong phú và uyên bác, đến nay còn giúp ích cho chúng ta nhiều tài liệu rất
quý đê tìm hiểu và đánh giá các mặt kinh tế, văn hóa, triết học, ngoại giao của
thời Lê mạt và Tây Sơn.
Về văn chính luận, Ngô Thì Nhậm thật xứng đáng là một người thừa kế
thiên tài của Nguyễn Trãi. Trong công cuộc bang giao với nhà Thanh dưới triều
Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm tỏ ra là người hiểu rất rõ tâm lý đối phương và có
những cách đối ứng rất phù hợp, sáng suốt: khiêm nhường đánh lui lòng tự ái
của Càn Long, xóa bỏ tận gốc ý muốn trả thù rửa hận của ông ta, tiến tới làm
cho ông ta ngày càng thêm khâm phục và yêu quý vua Quang Trung, trên cơ sở
đó, củng cố chủ quyền dân tộc của ta, giữ vững hoa hiếu hai nước.
Thành công lớn của Ngô Thì Nhậm trong giai đoạn bang giao rực rỡ nhất
của nước ta từ thời Tây Sơn trở về trước này không phải là của riêng ông,
nhưng trong đó, con người "từng trải việc đời", "hiểu thông kinh truyện";và
văn chương già dặn của ông, đã đóng góp một phân không nhỏ. Ong đã được
vua Quang Trung tin dùng và giao cho trọng trách là "dùng ngòi bút thay giáp
binh" để lo việc hoa hiếu với nhà Thanh sau này, nhằm tránh hoa binh đao cho
nhân dân. Và với "dòng dõi văn học Bắc hà, thông thạo việc đời", với "tài học
không ở dưới người", Ngô Thì Nhậm xứng đáng là một nhà chính luận thiên
tài. Văn chính luận của Ngô Thì Nhậm đã góp một phần rất lớn vào công cuộc
nội trị, ngoáo giao dưới thời Tây Sơn. Nhất là trong lĩnh vực ngoại giao, nó đã
ghi vào lịch sử ngoại giao Việt Nam những trang đẹp nhất, hào hùng nhất,
xứng đáng là những văn kiện ngoại giao vô cùng quý báu trong kho tàng văn
học nước nhà.
Trong bối cảnh lịch sử nước ta cuối thế kỷ thứ XVIII, một bối cảnh vô
cùng rối ren, phức tạp, lòng người chao đảo, không dễ gì tìm được cho mình
một hướng đi, người trí thức yêu nước chân chính Ngô Thì Nhậm đã vượt qua
tất cả mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến cổ hủ, thực hiện lý tưởng phục vụ
cho dân, cho nước. Sự nghiệp chính trị, quân sự và những cống hiến văn học
quý báu của ông thật xứng đáng để con cháu muôn đời ghi nhớ và tự hào. Ông
xứng đáng là một trong những "ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, làm vẻ
vang cho giống nòi", như lời tổng bí thư Trường Chinh đã nói.
IV. Phần phụ lục :
Phân tích một bài chính luận cụ thể
1. Bài " Chiếu cầu hiền ".
" Từng nghe : người hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất
phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải do thiên tử sử dụng. Nhược bằng
giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng, thì đó không phải là ý
trời sinh ra người hiền tài.
Trước đây, thời gặp vận cùng, trung châu lắm việc, người hiền ở ẩn, cô"
giữ tiết tháo như da bò bền, người ở triều đường, không dám nói năng như
hàng trượng mã. Cũng có người đánh mõ giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối
trên cạn mà không tự biết, chỉ lo trốn tránh, hầu đến trọn đời.
Trẫm đương để ý lắng nghe, sớm hôm mong mỏi. Thế mà những người
tài cao học rộng, chưa có ai đến. Hay trầm là người ít đức, không xứng để
những người ấy phò tá chăng? Hay là đương thời loạn lạc, họ chưa thể phụng
sự vương hầu?
Đương khi trời còn thảo muội, là lúc quân tử thi thố kinh luân, nay buổi
đầu đại định, mọi việc còn đương mới.mẻ. Mối giềng triều đình còn nhiều thiếu
sót, công việc biên ải chính lúc lo toan. Dân khổ chưa hồi sức, đức hoa chưa
thấm nhuần, trầm chăm chắm run sợ, mỗi ngày một việc lo toan. Nghĩ rằng:
sức một cây gỗ không chống nổi toa nhà to, mưu lược một kẻ sĩ không dựng
được cuộc thái bình. Hỏi rằng trong nước, một ấp mươi nhà hẳn còn có người
trung tín, huống chi trong cõi đất rộng lớn đến thế này, há lại không có người
kiệt xuất hơn đời, để giúp rập chính sự buổi đầu cho tràm ư ?
Vậy ban chiếu xuống, quan liêu lớn nhỏ và dân chúng trăm họ, ai có tài
năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng thư tỏ bày
công việc. Lời có thể dùng được thì để đấy, chứ không bắt tội vu khoát. Những
người có tài nghệ gì cổ thể dùng cho đời, cho các quan văn quan vũ đều được
tiến cử; lại cho dẫn đến yết kiến, tuy tài bể dụng. Hoặc có người từ trước đến
nay giấu tài ẩn tiếng, không ai biết đến, cùng cho phép được dâng thư tự cử,
chớ ngại thế là "đem ngọc bán rao".
Ôi, " trời đất bế tắc thì hiền tài ẩn náu" ! Xưa thì đúng vậy, còn nay trời
đát thanh bình, chính lúc người hiền gặp gỡ gió mây. Những ai tài đức, nên đều
gắng lên, để được rỡ ràng chốn vương đình, một lòng cung kính để cùng hưởng
phúc tôn vinh.
Bố cáo xa gần, để cùng nghe biết !"
Mai Quốc Liên dịch .
2. Giới thiệu về thể văn.
Chiếu, cáo, sách, dụ, hịch ... thuộc nhóm các thể loại văn kiện hành chính
quan phương, mà người viết, người nhận đều có cương vị xã hội rõ rệt. Chủ thể
văn bản là nhà vua. Dù bài văn thực tế do ai viết ra thì lời và địa vị chủ thể văn
bản ấy vẫn không thay đổi.
"Chiếu" còn gọi là "chiếu thư", "chiếu chỉ", "chiếu bản". Đó là văn cáo
mà Thiên tử hạ đạt mệnh lệnh xuống cho thần thuộc. Có các loại chiếu như tức
vị chiếu, di chiếu, ai chiếu, phục chiếu, mật chiếu, thủ chiếu, khẩu chiếu. Thái
Ung đời Đông Hán nói : thiên tử nhà Hán đặt hiệu là Hoàng đế, lời của Hoàng
đế thì gọi là chế, chiếu. Nhiệm Phường thời nhà Lương, Nam triều cho biết
chiếu bắt đầu có từ thời nhà Tần. Trước đó, lời của vua gọi là cáo, thệ, mệnh,
đến đời nhà Tần mới đổi thành chiếu. Vương Triệu Phương đời nhà Thanh giải
thích; Chiếu chính là cáo, cáo về việc nào đó. Vua dùng chiếu để cáo với thiên
hạ, ý cũng như mệnh lệnh. Chỉ có đời Đường do Vũ Hậu có tên là chiếu, cho
nến kỵ huy mà đổi chiếu ra chế. Từ đời Trung Đường mới gọi là chiếu trở lại.
Nói chung, trong các sách thể loại văn học, chiếu với tư cách là văn thư
quan phương không thấy bàn sâu. Tuy vậy, sách "Văn tuyển" và sách "Cở văn
quan chỉ" tuyển một số bài chiếu thể hiện tư tưởng lớn trong việc trị nước đáng
làm mẫu mực cho các hoàng đê đời sau. Đó là "Cao đế cầu hiền chiếu", "Văn
đế nghị tá bách tinh chiếu", "Cảnh đế lệnh nhị thiên thạch tư chức chiếu", " Vũ
đê cầu mậu tài dị đẳng chiếu". Bức thứ nhát Hán Cao Tô Lưu Bang cầu hiền tài
để giữ nghiệp đế lâu dài, bức thứ hai của Văn đế Lưu Hằng đề nghị các quan
đại thần nghĩ cách giúp đỡ trăm họ, bức thứ ba của cảnh đế Lưu Khải lệnh cho
các trưởng lại hai nghìn thạch phải thực hành đúng chức trách và trị tội những
tham quan ô lại. Bức thứ tư Vũ đế Lưu Triệt cầu những người tài xuất chúng để
lập những chiên công lừng lẫy. Các bài chiếu trên lý lẽ xác đáng, lời văn sáng
sủa, gẫy gọn, mạnh mẽ, được coi là mẫu mực.
Với tính chất là những văn kiện-tương tự như thế mà các bài chiếu đời
Lý, đời Lê được trân trọng lưu truyền. Lý Thái Tổ dời đô, tìm nơi gây dựng đế
đô muôn đời. Lý Nhân Tông truyền di chiếu tỏ lòng khiêm nhường, thương
dân, bình thản nhìn cái chết một cách sáng suốt, cao thượng. Lê Thái Tổ hiểu
dụ hào kiệt dốc lòng cứu nước, kêu gọi tiến cử hiền tài. Mỗi bài chiếu phải thể
hiện một tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng lâu dài đến vận mệnh đất
nước.
Với tư cách là những văn kiện chính trị, chiếu trước hết là thể văn nghị
luận, trong đó không phải chỉ có lý lẽ, mà phải thể hiện hình ảnh vị thiên tử có
tầm nhìn xa rộng, tâm hồn cao cả.
Chúng ta sẽ tìm hiểu sự kế thừa truyền thống đó ở Ngô Thì Nhậm qua bài
"Chiếu cầu hiền".
3. Phân tích bài " Chiếu cầu hiền " của Ngô Thì Nhậm.
Với đặc trưng truyền thống thể loại, với tinh thần của chính sách "cầu
hiền", dùng người không phân biệt cũ mới và tấm lòng yêu tiếc nhân tài không
lúc nào nguôi của Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã thay vua Quang Trung viết
"Chiếu cầu hiền" thiết tha kêu gọi những trí thức Bắc hà ra phục vụ cho Tây
Sơn, phục vụ cho vương triều của những người áo vải. Đây là việc làm có ý
nghĩa quan trọng đối với tình hình chính trị đương thời. Bởi vì, kéo được một
trí thức, một nhân sĩ về phía chính nghĩa trong lúc tình hình Bắc hà còn rối ren,
phức tạp là thêm bạn bớt thù cho phong trào Tây Sơn trong những ngày đầu
dấy nghiệp.
Mở đầu bài chiếu, tác giả nêu lên một quy luật có tính tất yếu từ ngàn
xưa, người hiền tài không thể nào đi trái quy luật ấy :
"Từng nghe : người hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất
phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải do thiên tử sử dụng. Nhược bằng
giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng, thì đó không phải là ý
trời sinh ra người hiền tài".
Lời suy luận thật mạch lạc, rõ ràng, vừa thấy được giá trị rực rỡ của nhân
tài "như sao sáng trên trời", vừa thấy được mảnh "đất dụng vỡ" của họ là "phải
do thiên tử sử dụng". Có tài phải đem tài đức mà phục vụ cho đời, cho người,
bằng không là không thuận theo ý trời vậy... Lập luận rất chặt chẽ, xứng đáng
là lời thiên tử hết lòng yêu quý nhân tài và thiết tha mong được người tài cộng
tác với mình. Đó cũng là thể theo lòng trời.
Tiếp sau, tác giả nêu ra những điển tích để phê phán những kẻ từng vào
sông ra bể mà không hay mình bị chết đuối trên cạn, cũng giống như những
con trượng mã! Từ đó, tác giả có ý chế trách những kẻ hiền tài mà không thấy
được vận hội mới đã đến với mình, không thấy được "đất dụng Vớ" của mình
mà nuôi chí lập thân. Và đó cũng là lý do nhà vua cầu hiền. Vì thời đại mới
cũng là vận hội mới cho các bậc hiền tài, chớ nên khư khư lẫn tránh.
Sau ý phê phán người là ý thức'tự kiểm điểm bản thân mình :" Hay trầm
là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng?", kiểm điểm lại
thời thê : "Hay là đương thời loạn lạc, họ chưa thể phụng sự vương hầu?". Đó
cũng là cách đưa ra những lý do để tìm cách khắc phục, nhằm giải quyết vấn
đề. Với cách tự kiểm điểm lại bản thân mình là một "người ít đức, không xứng
đáng", vua Quang Trung đã tỏ ra là một ông vua biết mình, biết ta một cách
nhún nhường, khiêm tốn. Đó cũng là cách mà nhà vua thường tự nói về mình
như ta có lần gặp trong bài "Chiếu lên ngôi" : "Trẫm là kẻ áo vải đất Tây Sơn,
không có một tấc đất, vốn không có chí làm vua Thật là tấm lòng của một đấng
vương giả luôn coi "bốn bể như một nhà, luôn đặt lòng mình trong bụng
người...".
Tiếp theo, bài chiếu đi vào phân tích tình hình chính sự buổi đầu của một
triều đại mới '."Đương khi trời còn thảo muội, là lúc quân tử thi thố kinh luân,
nay buổi đầu đại định, mọi việc còn đương mới mẻ. Mối giềng triều đình còn
nhiều thiếu sót, công việc biên ải chính lúc lo toan. Dân khổ chưa hồi sức, đức
hoa chưa thấm nhuần, trầm chăm chắm run sợ, mỗi ngày một việc lo toan ...".
Lời văn ngắn, gọn, súc tích đã khái quát được những vấn đề bức xúc của một
vương triều trong buổi đần còn mới mẻ. Câu văn đối ngẫu, nhịp điệu trầm bỗng
đã tạo được không khí căng thẳng, dồn dập, gấp gấp, khi co, khi duỗi như tái
hiện lại tình hình chính sự khấn trương, bề bộn của một vương triều còn đương
mới mẻ.
Nổi bật lên trong mớ bề bộn đó là hình ảnh của một ông vua hết lòng vì
dân, chăm lo việc nước : "... trầm chăm chắm run sợ, mỗi ngày một việc lo
toan". Tình hình ấy rất cần những "người kiệt xuất hơn đời, để giúp rập chính
sự buổi đầu cho trầm rồi bằng lối nói hình ảnh: "sức một cầy gỗ không chống
nổi toà nhà to, mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình...", tác giả
làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được ngay điều muốn nói :
làm một việc quá sức mình thì thường thất bại!. Đó. cũng là mối quan hệ giữa
vai trò của cá nhân và quần chúng trong lịch sử từ xưa đến nay. Một cá nhân,
dù là anh hùng nhưng nếu không có quần chúng làm hậu thuẫn thì cũng khó
thành công. Chẳng những thế, cách nói của tác giả còn có vẻ khiêu khích chí
lập thân, phò đời giúp nước của kẻ sĩ : "Hỏi rằng trong nước, mội ấp mươi nhà
hẳn còn có người trung tín, huống chi trong cõi đất rộng lớn đến thế này, há lại
không có người kiệt xuất hơn đời, để giúp rập chính sự buổi đầu cho trầm ư ?".
Lối nói đối ngẫu, lối lập luận xác đáng có tác dụng làm cho họ tức khí, muốn
mau chóng chứng minh tài năng, phẩm chát của mình bằng việc làm thiết thực
là ra phò vua giúp nước, không e ngại đem tài giúp ích cho đời. Lúc ấy nhà vua
nói tiếp : "Vậy ban chiếu xuống, quan liêu lớn nhỏ và dân chứng trăm họ, ai có
tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng thư tỏ
bày công việc. Lời có thể dùng được thì đặc cách bổ dụng, lời không dùng
được thì để đấy, chứ không bắt tội vu khoát... ". Lời văn thiết tha, đầy thuyết
phục, thể hiện tấm lòng lượng cả bao dung, thế hiện một đường lối yêu mến
nhân tài, mong được trọng dụng nhân tài bằng nhiều hình thức : "Những người
có tài nghệ gì có thể dùng cho đời, cho các quan vãn quan vũ đều được tiến cử;
lại cho dẫn đến yết kiến, tùy tài bổ dụng. Hoặc có người từ trước đến nay giấu
tài ẩn tiếng, không ai biết đến, cũng cho phép được dâng thư tự cử, chớ ngại thế
là "đem ngọc bán rao!" ". Ngoài ra, tác giả còn chú ý đánh tan tâm lý tự ti, mặc
cảm: " đem ngọc bán rao" đối với những người dâng thư tự cử.
Sau cùng, tác giả nêu lên một chân lý có tính cách quy luật từ xưa đến
nay: "trời đất bế tắc thì hiền tài ẩn náu!", đồng thời, cũng chỉ cho mọi người
thấy rằng, thời đại Tây Sơn không phải là thời để hiền tài ẩn náu, mà chính là
lúc "trời đất thanh bình, chính lúc người hiền gặp gỡ gió mây". Những ai tài
đức, nến đều gắng lên, để được rỡ ràng chốn vương đình, một lòng tôn kính. để
cùng hưởng phúc tôn vinh. Lời văn thấu lý, đạt tình, phân tích cặn kẽ thời thế,
lợi hại, cái gì nên làm và cái gì không nên làm, để kêu gọi kẻ sĩ ra phò đời giúp
nước.
Tóm lại, bài chiếu có tính chất vừa kích động tình cảm, nghĩa khí, vừa
kích động ý thức danh dự lập thân, vừa phân tích thiệt hơn về thời thế, giọng
văn khi thuyết phục, lúc bao dung, nó là sự kết hợp tài tình nghệ thuật phân tích
lô gíc, nghệ thuật kích động tâm lý, tạo thành áng văn bất hủ chứa chan tinh
thần yêu nước, tấm lòng yêu mến, trân trọng hiền tài của một vì vua hết lòng lo
việc nước. Giọng văn tha thiết, thấu lý đạt tình, lập luận chặt chẽ, xác đáng, lối
nói giàu hình ảnh khiến người đọc, người nghe dễ hiểu, dễ làm theo.
Bài văn đã kế thừa được những đặc trưng truyền thống của thể văn nghị
luận từ thời Lý-Trần và góp phần xứng đáng vào việc chiêu hiền đãi sĩ trong
cồng cuộc dựng nước của thời Tây Sơn.
Tài liệu tham khảo
1. Các Mác và F. Ăng - ghen : Về văn học và nghệ thuật - Hà Nội -
1958.
2. V. I. Lênin : Bàn về văn học và nghệ thuật - Hà Nội-1960 -
Moscovv -1957.
3. Hồ Chí Minh : Văn hoa - nghệ thuật cũng là một mặt trận - Hà
Nội- 1981.
4. Trường Chinh : Chủ nghĩa Mác và văn hoa Việt Nam - Hà Nội-
1974.
5. Phạm Văn Đồng : TỔ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ-TP.
HCM -1975.
6. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, hai tập, Hà Nội, 1979. Chủ
biên : Cao Xuân Huy, Thạch Can.
Người dịch : Mai Quốc Liên, Thạch Can, Khương Hữu Dụng, Ngô Linh
Ngọc.
7. Thơ văn Ngô Thì Nhậm, tập Ị, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh,
'Cao Xuân Huy dịch.
8. Ngô Thì Nhậm : Văn trần tình cáo Tĩnh Vương - Bản dịch của
Trần Lê Sáng - Tạp chí Văn học, số 5/ 1973.
9. Một số tác giả và tác phẩm trong Ngô gia văn phái : Trần Lê Văn,
Ngọc Liễn, Chương Thâu, Nguyễn Tài Thư biên soạn - Hà Sơn Bình, 1980.
10. Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô Tất Tố dịch, Sài Gòn, 1969.
11. Thơ Ngô Thì Nhậm, NXB Văn học, 1986.
12. Thơ Ngô Thì Nhậm - NXB Kim Đồng, 2001.
13. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Tập III, thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ
XIX, Hà Nội, 1963 (lần 1), 1978 (tái bản).
14. Phạm Tú Châu : Cuộc kháng chiến thần tốc chống Mãn Thanh và
văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XVIII.
15. Trương Chính : Ngoại giao thời Quang Trung - Nguyễn Huệ.
16. Phan Cự Đệ : Tiều thuyết Việt Nam hiện đại, tập I, II. Hà Nội,
1974 - 1975.
17. Tế Hanh : Con đường và dòng sông. Hà Nội, 1980.
18. Đỗ Đức Hiểu : Văn học thời đại Phục hiừig - Tạp chí Văn học số
2/ 1963.
19. Nguyễn Văn Hoàn : Phong trào khởi nghĩa nông dân và văn học
Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Tạp chí Văn học số 4 / 1973.
20. Nhị Hoàng : Kỷ niệm 170 năm ngày mất Ngô Thì nhậm. Tạp chí
Văn học Số 4/1973.
21. Cao Xuân Huy : Ngô Thì Nhậm, một người trí thức chân chính,
trong: Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm - quyển 1 - Hà Nội, 1978.
22. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương - Văn học Việt
Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIU, Tập I - II - Hà Nội 1978 - 1979.
23. Vũ Khiêu : Bàn về văn hiến Việt Nam - 2002 - NXB. TP. Hồ Chí
Minh.
24. Vũ Khiêu : Thơ văn Ngô Thì Nhậm trong cuộc đấu tranh chống
xâm lược. trong : Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong
kiến Trung Quốc xâm lược. Hà Nội, 1981.
25. Vũ Khiêu : vấn đề đánh giá Ngô Thì Nhậm. Tạp chí Vãn học số 4
/ 1973.
26. Mai Quốc Liên : Ngô Thì Nhậm tác phẩm, tập ỉ, Trung tâm
nghiên cứu Quốc học TP.HCM, NXB Văn học.
Người dịch : Đỗ Thị Hảo, Kiểu Thu Hoạch, Trần Huy Hân, Mai Quốc
Liên.
27. Mai Quốc Liên, Kiều Thu Hoạch : Tim hiểu giá trị hiện thực của
Hoàng Lê nhất thống chí. Tạp chí Văn học số ì Ì /1966.
28. Mai Quốc Liên : Tưởng niệm Ngô Thì Nhậm, nọt gương mặt đẹp
của lịch sử Việt Nam. Trong : Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa. TP. HCM,
1979.
29. Nguyễn Lộc : Lịch sử văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII -
hết thế kỷ XIX, NXB Giáo dục, 1999.
30. Nguyễn Lộc : Văn chính luận và cuộc đấu tranh ngoại giao thời
Tây Sơn. Tạp chí Văn học số 1 / 1975.
31. Nguyễn Lộc : Văn học Tây Sơn, Sở Văn hoa và thông tin Nghĩa
Bình, 1986.
32. Nguyễn Lộc : Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIIỈ - nửa
đầu thế kỷ XIX, Tập ì, li. Hà Nội, 1976- 1978.
33. Đặng Thai Mai : Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa và áng văn
xuôi tự sự tiêu biểu Hoàng Lê nhất thống chí. Trong: Văn học Việt Nam trên
những chặng phong kiến Trung Quốc xâm lược - Hà Nội, 1981.
34. Hoàng Xuân Nhị : Tim hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự
phát triển của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại ( giai đoạn
CMDTDCND). Hà Nội, 1975.
35. Trần Nghĩa : Tim hiểu thái độ chính trị của Ngô Thì Nhậm. Tạp
chí Văn học Số 4/ 1973.
36. Vũ Đức Phúc : Từ Ngô Thì Nhậm đến trào lưu văn học Tây Sơn.
Tạp chí Văn học số 4/ 1973.
37. Trần Lê Sáng, Minh Hạnh, Trần Nghĩa, Đỗ Văn Hỷ, Hồ Tuấn
Niêm, Nguyễn Minh Trân ( chủ biên): Từ trong di sản, Hà Nội, 1981.
38. Trần Lê Sáng, Phạm Thị Tú : về một số tập văn của Ngô Thì
Nhậm. Tạp chí Văn học số 4/ 1972.
39. Trần Đình Sử : Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam,
NXB Giáo dục, 1999.
40. Bùi Duy Tâm : Nguyễn Trãi, nhà văn chính luận kiệt xuất. Tạp
chí Văn học Số 4/ 1980.
41. Văn Tân ( chủ biên), Văn Lang, Lê Sĩ Thắng, Chương Thâu,
Ngọc Liễn : Ngô Thì Nhậm, con người và sự nghiệp. Hà Tây, 1974.
42. Văn Tân : Mấy vấn đề về Ngô Thì Nhậm, một mưu sĩ lỗi lạc của
Quang Trưng. Nghiên cứu lịch sư, số 154 / 1974.
43. Văn Tân. Ngô Thì Nhậm, một nhà trí thức sáng suốt và dùng cảm
đã đi theo nống dân khởi nghĩa Tây Sơn. Nghiên cứu lịch sử, số 148 / 1973.
44. Lê Thước - Trương Chính : Tìm hiểu dòng văn học tiên bộ thời
Tây Sơn -Tạp chí Văn học số 6 / 1971.
45. Tảo Trang : Bước đầu tìm hiểu về một số nhà văn trong Ngô gia
văn phái. Tạp chí Văn học số 5 / 1973.
46. Lương Duy Trung,Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính : Lịch
sử văn học phương Tây, (tập ỉ), NXB Giáo dục, 1990.
47. Nguyễn Minh Tường : Ngô Thì Nhậm, một trí thức lỗi lạc vào
nửa cuối thế kỷ XVIII. " Xưa nay" số 82 / 2000.
48. Trần Lê Văn : Cảm nghĩ về một dòng văn. Hà Sơn Bình, 1980.
49. Lê Trí Viễn : Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao càng nhìn càng sáng -
TP. HCM,1982.
50. Lê Trí Viễn : Văn học Việt Nam thời Lê Mạt - Nguyễn Sơ, miền
nam trung bộ, 1951.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_chinh_luan_cua_ngo_thi_nham_7616.pdf