Luận văn Vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở Bà Rịa-Vũng Tàu thực trạng và giải pháp

Bên cạnh mức độ, các giải pháp về bình đẳng giới còn phải được thực hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội: Các giải pháp trong ngành giáo dục: Ngành giáo dục phải là lực lượng tiên phong để thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo được bình đẳng giới trong giáo dục. Ngành giáo dục cần có những biện pháp cụ thể như: khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo cho nữ giới đuợc thụ huởng các quyền lợi về giáo dục nói chung và lao động nữ trong ngành giáo dục nói riêng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. Các giải pháp về mặt kinh tế: các giải pháp phát triển kinh tế trong các lĩnh vực cụ thể sẽ góp phần nâng cao mức sống, trình độ nhận thức của nguời dân; giảm khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực trong tỉnh. Điều này tạo những tiền đề thuận lợi trong thc hiện bình đẳng giới về giáo dục. Các giải pháp về mặt xã hội như: tăng cuờng sự lãnh đạo của các ban ngành; chức thực hiện các chiến luợc, phong trào vì sự tiến bộ của phụ nữ; thực hiện lồng ghép giới vào mọi mặt của đời sống xã hội.

pdf119 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở Bà Rịa-Vũng Tàu thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao gồm rất nhiều hoạt động về chăm sóc, giáo dục cả thể chất lẫn trí tuệ. Nên chăng có sự phân công, phân chia các công việc trong bậc học này để lôi kéo sự tham gia của nam giới nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách của trẻ. Giáo viên nam có thể tham gia trong các phần việc về rèn luyện thể chất, các bài học về tìm hiểu tự nhiên Ở bậc giáo dục tiểu học, tỉ lệ nữ cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ nam. Điều này một phần do ở bậc học này, đòi hỏi trình độ giáo viên chưa cao bằng các cấp học trên, trong khi đó lao động nữ chưa có trình độ chuyên môn cao bằng lao động nam, nên họ tham 80 gia nhiều hơn ở bậc học này. Vì vậy, cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa để lao động nữ nói chung và giáo viên nữ nói riêng có nhiều điều kiện để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Để giảm bớt sự mất cân bằng trong tỉ lệ giáo viên ở bậc học này, cần có những chính sách khuyến khích cụ thể về ưu đãi, điều kiện công tác, về hướng nghiệpngay từ khi tuyển sinh các ngành sư phạm nhằm có được sự cân bằng giới tương đối trong tỉ lệ giáo viên. Điều này sẽ góp phần không nhỏ tạo nên những tác động tích cực cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 81 82 83 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC Ở BÀ RỊA – VŨNG TÀU 3.1. Định hướng: 3.1.1. Định hướng chung Định hướng thứ nhất đó là nâng cao bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước tiên là trong lĩnh vực giáo dục vì giáo dục là một yếu tố chủ yếu đóng góp cho sự phát triển, thực hiện các tiến bộ và công bằng xã hội. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục chính là việc thụ hưởng các quyền như nhau giữa nam và nữ ở các bậc học không chỉ dựa trên một số tiêu chí về phân bổ công bằng trong giáo dục ở các cấp học mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố về gia đình, định kiến giới, một số chính sách phát triển giáo dục Thứ hai, nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục phải tính đến việc giảm sự cách biệt về bất bình đẳng của hai giới ở cùng một khu vực và của cùng một giới giữa hai khu vực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là kìm hãm sự phát triển của giới này hay giới kia. Bởi vì bình đẳng giới có được nâng lên hay không, trước tiên phải dựa vào sự hoàn thiện của sự nghiệp xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Một khi nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đầu tư cho giáo dục sẽ mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao, đây là kinh nghiệm của nhiều nước phát triển trên thế giới. Nền giáo dục chỉ có thể phát triển khi thu hút được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Nguồn lực ở đây chính là vốn và con người. Con người được thụ hưởng các thành quả giáo dục ngang nhau sẽ tạo động lực cho họ trong việc tham gia lao động, sản xuấtđem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Thứ ba, việc đẩy mạnh các chương trình, chính sách xã hội sẽ tạo ra một nguồn lực lớn về vốn góp phần đáng kể vào sự nghiệp nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực 84 giáo dục. Chính là việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho công tác bình đẳng giới; chi ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên kinh phí nguồn lực cho những ngành, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao về bất bình đẳng giới trong lĩnh vực này. Thứ tư, nâng cao bình đẳng giới và giảm khoảng cách về bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục phải bắt đầu từ việc nâng cao sự bình đẳng cho những ngành, địa phương ở vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng sâu còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng đồng bào dân tộc. Việc giảm tình trạng bất bình đẳng có nghĩa sự bình đẳng chung của hai giới sẽ được nâng lên, đồng thời khoảng cách phân hóa được rút ngắn lại. Định hướng này thể hiện việc sử dụng các nguồn lực nhất định để yểm trợ cho giới chịu thiệt thòi trong xã hội để họ có khả năng vươn lên. Định hướng cuối cùng và có ý nghĩa về mặt địa lý là việc thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và nâng cao bình đẳng giới phải được quan niệm một cách tổng thể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước mà trước tiên là đối với lĩnh vực giáo dục. Bà Rịa – Vũng Tàu là một bộ phận của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, sự hoàn thiện của tỉnh sẽ góp phần vào sự phát triển chung của cả vùng cũng như đối với cả nước. Vì vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, các ngành, các địa phương đối với công tác bình đẳng giới. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Thực hiện lồng ghép giới vào chương trình phát triển kinh tế xã hội từ tỉnh đến huyện, xã. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới. Tất cả những điều này, được tiến hành đồng loạt ở các địa phương sẽ ngày càng góp phần nâng cao bình đẳng giới ở các tỉnh, thành trong cả nước. Sự phát triển, hoàn thiện trong công tác này của một số tỉnh sẽ là động 85 lực thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh còn hạn chế và yếu kém để dần hoàn thiện tạo đà đi lên chung của cả đất nước. 3.1.2. Định hướng cụ thể Trong những năm gần đây, tỷ lệ cán bộ nữ ở tỉnh tham gia công tác lãnh đạo, quản lý chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước có tăng lên. Nhiều cán bộ nữ đã nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong tình hình mới, chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực học tập nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Theo số liệu năm 2010, có 12,62% trong tổng số 11.884 nữ cán bộ công chức, viên chức toàn tỉnh, tham gia lãnh đạo, quản lý chính quyền các cấp và các cơ quan nhà nước. Tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội các cấp là 130/905 (14,47%). Nhiều cán bộ nữ đã được tín nhiệm bầu giữ các chức vụ lãnh đạo HĐND, UBND cấp tỉnh, huyện và xã. Tuy nhiên, theo đánh giá, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2010-2015 còn thấp, ở cấp tỉnh chỉ đạt 7,27%, cấp huyện đạt từ 12,7% đến 15%; cấp xã đạt tỷ lệ 21,23%. Tỷ lệ nữ đảng viên mới kết nạp chiếm 41% trong tổng số đảng viên mới kết nạp. Công tác quy hoạch tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ cũng còn nhiều khó khăn; một số chị em còn tư tưởng an phận, chưa chủ động phấn đấu vươn lên để đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cán bộ nữ hiện nay, kế hoạch “Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015” xác định: Trong lĩnh vực quản lí nhà nước: Phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng đến cuối nhiệm kỳ 2015 từ 15% trở lên. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội khóa XIII là 30% trở lên. 25% cơ quan, đơn vị có hơn 30% cán bộ nữ lãnh đạo. 86 - Đến năm 2015 bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ cấp xã, phường, thị trấn. - Đến năm 2015 có 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở các Sở, Ban, Ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa: Tất cả các tổ chức giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và doanh nghiệp với 30% lực lượng lao động nữ trở lên có cán bộ nữ tham gia lãnh đạo. - Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm sự bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. - Nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở tất cả các huyện trong toàn tỉnh. Việc phát triển kinh tế, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thực hiện bình đẳng giới sẽ ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của tỉnh so với các tỉnh trong vùng cũng như với các tỉnh trong cả nước. - Nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng sâu còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng đồng bào dân tộc: Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội chung của toàn tỉnh sự nghiệp nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở các vùng này cũng đạt được những kết quả khả quan. Triển vọng phát triển kinh tế và sự kiện toàn các điều kiện về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật ở các vùng này trong tỉnh đang đặt ra không ít vấn đề và cũng khá nhiều những mục tiêu cần đạt tới. Việc tiếp tục đầu tư có chiều sâu và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch có hiệu 87 quả các nguồn lực, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và nông thôn phát triển, hạn chế sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Để những chỉ tiêu nói trên trở thành hiện thực, các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị phải quan tâm đến công tác cán bộ nữ, kịp thời phát hiện những nhân tố mới, tích cực, để giới thiệu, tạo nguồn cán bộ nữ; tạo điều kiện để cán bộ nữ được tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, lý luận chính trị. Đồng thời, bên cạnh việc tạo điều kiện từ các cấp ủy Đảng, chính quyền và ở mỗi địa phương, đơn vị, thì điều chủ yếu là tự thân mỗi cán bộ nữ phải nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt, tự khẳng định mình qua việc hoàn thành tốt trọng trách được giao, chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu để nâng cao phẩm chất và trình độ, biết kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và công tác xã hội 3.2. Các giải pháp 3.2.1. Các giải pháp trong ngành giáo dục Ngành giáo dục phải là lực lượng tiên phong để thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo được bình đẳng giới trong giáo dục. Đối với giáo dục phổ thông, cần thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích trẻ em tới trường, đặc biệt là trẻ em gái ở khu vực nông thôn, vùng có nhiều dân tộc thiểu số Đây là những nơi có chỉ số về bình đẳng giới trong giáo dục thấp hơn ở những khu vực khác. Cần có những chính sách, hỗ trợ cụ thể cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục ở những khu vực này thực hiện tốt vai trò của mình trong chiến lược phổ cập giáo dục, sao cho việc phổ cập giáo dục không phải là hình thức mà thực sự mang lại lợi ích cho nhân dân. Đối với giáo dục phổ cập dành cho đối tượng lớn tuổi hay quá tuổi đi học, cần xây dựng các điểm lớp phổ cập, bổ túc tại các khu vực xã, phường, đặc biệt là các khu vực xa xôi, hẻo lánh. Để các điểm học này đạt chất lượng cao, cần chú trọng cụ thể việc khuyến khích và có chính sách cụ thể cho giáo viên (đặc biệt tại các lớp dạy ban đêm), 88 để làm sao đảm bảo cho việc dạy học được liên tục, tạo tâm lí hứng thú, tin cậy cho học viên. Đối với đào tạo nghề, cần có đầu tư thích đáng về số lượng và chất lượng của các trường nghề nhằm thu hút các đối tượng tham gia. Hiện nay, tỉ lệ lao động tốt nghiệp các trường nghề không cao so với nhu cầu thực tế công việc, tuy nhiên số học viên đang kí học nghề hàng năm vẫn không cao. Tình trạng này một phần do tâm lí “trọng thầy hơn thợ” của xã hội nói chung, nhưng phần lớn do chất lượng của các trường nghề chưa được đầu tư, chưa thực sự chú trọng đầu ra nên gây tâm lí e ngại đối với người học. Bên cạnh đó, để đảm bảo bình đẳng giới đối với cơ hội tiếp cận đào tạo nghề, cần có những chính sách cụ thể để thu hút nữ giới tham gia học tập. Đối với đối tượng nữ trong độ tuổi lao động, cơ quan sử dụng lao động nên có những hỗ trợ cụ thể để lao động nữ được học tập nâng cao tay nghề. Chẳng hạn như: tạo những thuận lợi về công tác ở cơ quan để giới nữ học thêm nâng cao trình độ, có những chính sách cụ thể về thưởng, ưu đãi hoặc cơ hội thăng tiến nếu nữ giới đi học Việc sắp xếp công việc gia đình và công việc cơ quan ở giới nữ để học tập thường rất khó khăn so với nam giới, vì vậy tỉ lệ học lên cao của họ thấp hơn nhiều so với nam giới. muốn rút ngắn khoảng cách này, các cơ quan sử dụng lao động và các cơ quan giáo dục cần phải có những ưu đãi riêng đối với họ. Cần đẩy mạnh các mô hình vừa học, vừa làm để giới nữ có điều kiện nâng cao trình độ và thu nhập. Về giáo viên và nhân viên ngành giáo dục, có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ giáo viên nữ và giáo viên nam ở các cấp học. Đặc biệt càng ở cấp học dưới, chỉ số cân bằng giới càng cao, nghiêng về giới nữ. Điều này gây những ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Vì vậy, ngành giáo dục cần có những biện pháp cụ thể để khuyến khích nam giới tham gia vào công tác giáo dục. Hiện nay, ngành giáo dục có mức thu nhập tương đối thấp so với các lĩnh vực khác có trình độ tương đương hoặc thấp hơn. Trong khi đó, nam giới vẫn được cho là trụ cột của nền kinh tế gia đình. 89 Vì vậy, không những ngày càng hiếm sinh viên chọn học ngành sư phạm mà sinh viên nam chọn ngành sư phạm sẽ còn ít hơn nữa. Để cân bằng giới trong lĩnh vực này, nhà nước cần có những biện pháp cụ thể về điều kiện làm việc, về tiền lương nhằm thu hút các đối tượng có trình độ nói chung cũng như nam giới nói riêng tham gia. Về cán bộ quản lí trong giáo dục, trái với sự chênh lệch trong tỉ lệ giáo viên, chỉ số cân bằng giới trong lĩnh vực này lại nghiêng về nam giới. Để nữ giới tham gia ngày càng nhiều vào công tác quản lí giáo dục, lĩnh vực mà hiện nay tỉ lệ lao động tham gia vẫn chủ yếu vẫn ở giới của họ, cần có những chính sách cụ thể vừa khuyến khích vừa tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để họ có điều kiện học tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp học về quản lí nhằm giúp họ có cơ hội thăng tiến, nâng cao vị thế của họ trong các cơ quan giáo dục. Để đạt được điều này cần phải có sự cơ cấu lại bộ máy tổ chức từ trên xuống dưới. Trong nội dung giáo dục như: nội dung sách giáo khoa, tài liệu học tập, các cuộc thi, các phong tràocần có dự lồng ghép giới nhằm dần dần hình thành nhận thức của dân cư về giới và bình đẳng giới ngay từ nhỏ, ngay trong mỗi hoạt động dù nhỏ. Từ đó, mỗi giới thấy được vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong gia đình, xã hội và có ý thức tự nguyện thực hiện. Làm được điều này, chúng ta mới có thể ‘bứng’ được gốc rễ sâu xa của những bất bình đẳng giới trong xã hội. 3.2.2. Các giải pháp trong lĩnh vực kinh tế Trình độ phát triển kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Kinh tế càng phát triển, càng tạo những điều kiện thuận lợi để chăm lo, đầu tư cho giáo dục, càng thúc đẩy giáo dục đến gần với mọi người hơn. Chính vì lẽ đó, để phát triển giáo dục nói chung và đạt được bình đẳng giới trong giáo dục, cần phải đầu tư phát triển kinh tế. Theo phần kết quả nghiên cứu ở trên, các chỉ số về bình đẳng giới trong giáo dục có sự chênh lệch khá đáng kể giữa hai khu vực thành thị - nông thôn, theo hướng bất lợi 90 hơn ở khu vực nông thôn. Điều đó chứng tỏ, điều kiện kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ số về bình đẳng giới trong giáo dục. Khi điều kiện sống còn thấp, tất yếu sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển giáo dục nói chung và đến việc tạo điều kiện cho cả hai giới được tiếp cận với giáo dục nói riêng. Về khía cạnh giáo dục cho mọi người (thể hiện chủ yếu ở chỉ số phân bổ công bằng trong giáo dục) thì không có sự chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nông thôn. Có thể nói, ở các bậc học thấp, từ phổ thông trở xuống, toàn tỉnh đã có sự đồng đều tương đối ở các khu vực. Tuy nhiên, lên các cấp học cao hơn để chuẩn bị kiến thức – kĩ năng cho người lao động, thì vẫn có sự chênh lệch về giới ở các trình độ đào tạo, và càng lên bậc học cao, sự chênh lệch này càng rõ. Vì vậy, cần có những đầu tư thích đáng để phát triển kinh tế khu vực nông thôn, đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đặc biệt. Khi kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao thì việc tiếp cận giáo dục nói chung và thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục sẽ dễ dàng hơn. Các giải pháp cụ thể trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 Phát triển công nghiệp: Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của Tỉnh: tiếp tục xúc tiến mạnh công tác thăm dò dầu khí để tăng khối lượng khai thác, phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, hỗ trợ dầu khí và các ngành sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu; các ngành công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dịch vụ cảng, phục vụ cho các hoạt động vận tải biển. Đẩy mạnh chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, chú ý phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ các nguồn nguyên liệu địa phương: 91 - Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 9 khu công nghiệp đã được thành lập để phát huy hiệu quả. Thành lập thêm khu công nghiệp Kim Dinh 100 ha và Khu công nghệ cao của Tỉnh tại thị xã Bà Rịa. Khi các khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy trên 60%, sẽ đầu tư phát triển các khu công nghiệp: Long Hương (400 ha), Long Sơn (500 - 600 ha), khu cảng và dịch vụ dầu khí Bến Đình (100 ha); - Định hướng tại mỗi huyện, thị, thành phố đầu tư phát triển một số cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thủy sản và phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ; - Phát triển và phân bố các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo yêu cầu môi trường; - Huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển hạ tầng trong hàng rào các khu, cụm công nghiệp; đồng thời, nguồn vốn ngân sách phải cân đối bảo đảm phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội. Phát triển các ngành dịch vụ: - Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lượng cao, bảo đảm phát triển toàn diện và bền vững; - Tập trung đầu tư phát triển du lịch với các loại hình du lịch trọng điểm là: du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng và du lịch nghỉ dưỡng. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc tại Vũng Tàu, Côn Đảo nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh để tạo điều kiện tăng trưởng nhanh và bền vững; - Phát triển thương mại theo hướng hình thành các trung tâm thương mại ở đô thị, các cụm thương mại ở nông thôn, hệ thống chợ. Tổ chức xây dựng các loại hình dịch 92 vụ thương mại tiên tiến phù hợp với điều kiện địa phương. Khai thác lợi thế các mặt hàng nông sản, thủy sản để đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời, phát triển các khu công nghiệp kỹ thuật cao nhằm mở rộng các mặt hàng xuất khẩu từ công nghiệp chế tác, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (trừ dầu khí) đạt 12%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và đạt 9 - 10%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020; đến năm 2010 xuất khẩu (trừ dầu khí) đạt 523 triệu USD và đến năm 2020 đạt trên 1 tỷ USD; - Phát huy lợi thế của hệ thống cảng biển, phát triển dịch vụ dầu khí, dịch vụ hàng hải, đẩy mạnh dịch vụ vận tải thủy gồm cả vận tải đường thủy nội địa và đường biển. Phát triển các loại dịch vụ hàng hải quốc tế tại các cảng khu vực Thị Vải, Vũng Tàu và Côn Đảo. Phấn đấu giảm giá thành dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải biển; - Phát triển hoạt động tín dụng gắn với phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Thành lập và quản lý tốt hoạt động của các quỹ như: Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đầu tư mạo hiểm, Quỹ Bảo trợ xã hội. Phát triển các hoạt động kinh doanh, môi giới tài chính, bảo hiểm, hình thành các công ty tài chính. Phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế để sau năm 2010 hình thành trung tâm tài chính tại thành phố Vũng Tàu. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: - Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững gắn liền với xây dựng khu vực nông thôn có kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển toàn diện. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái đô thị, tập trung xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học với mục tiêu gia tăng giá trị sản lượng và thu nhập/đơn vị diện tích đất. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến; 93 - Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng phát triển cây công nghiệp lâu năm phục vụ xuất khẩu, phát triển sản xuất rau quả và chăn nuôi; - Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đặc biệt là hoàn thành hồ sông Ray; kiên cố hóa 100% hệ thống kênh mương, bảo đảm chủ động tưới tiêu, ngăn mặn, kiểm soát ngập úng; - Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên môn hóa; - Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm với chất lượng cao; - Chuyển đổi một phần diện tích đất lâm nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp để tạo quỹ đất phát triển các khu công nghiệp, cảng, dịch vụ du lịch và một số khu đô thị, khu dân cư. Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích khác phải được thực hiện trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp chuyển sang mục tiêu phát triển du lịch, chỉ cho phép đầu tư loại hình du lịch sinh thái, bảo đảm phát huy tiềm năng, thế mạnh, không thay đổi tính chất của rừng; đồng thời, tiếp tục tôn tạo rừng để phát triển du lịch; - Phát triển thủy sản theo hướng khai thác đánh bắt xa bờ có hiệu quả, chú trọng khai thác các loại hải sản giá trị kinh tế cao, tổ chức tốt bảo quản hải sản sau đánh bắt để nâng cao giá trị sản phẩm; bảo vệ các nguồn lợi hải sản, nghiêm cấm các biện pháp khai thác có tính chất hủy diệt. Điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề khai thác cho phù hợp với đặc điểm ngư trường, mùa vụ khai thác. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với đặc điểm và điều kiện mặt nước hiện có. Hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản gắn với bảo vệ rừng ngập mặn, sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi và giữ gìn môi trường sinh thái. Khuyến khích phát triển các loại tàu công suất lớn, hạn chế tiến tới không cho phép đóng mới các loại tàu có công suất nhỏ dưới 90 CV, từng bước thay đổi vỏ tàu bằng vật liệu mới, bền và tiết kiệm gỗ. 94 3.2.3. Các giải pháp trong lĩnh vực xã hội Để thực hiện bình đẳng giới đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau: - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, các ngành, các địa phương đối với công tác bình đẳng giới. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Thực hiện lồng ghép giới vào chương trình phát triển kinh tế xã hội từ tỉnh đến huyện, xã. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới. - Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 nhằm hỗ trợ cho các Sở, Ban, Ngành, huyện, thành phố nhằm giải quyết các vấn đề trọng tâm của công tác bình đẳng giới. - Phát triển các hệ thống dịch vụ có chất lượng nhằm hỗ trợ nữ và nam bình đẳng về cơ hội, tham gia thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường xã hội hóa và phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động bình đẳng giới. - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho công tác bình đẳng giới; chi ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên kinh phí nguồn lực cho những ngành, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao về bất bình đẳng giới, vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng sâu còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng đồng bào dân tộc. 95 - Tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; triển khai thực hiện Chương trình hành động về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lồng ghép các chỉ tiêu bình đẳng giới, tiến bộ phụ nữ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực và địa phương. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, tạo nguồn và đề bạt cán bộ nữ. Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều hình thức khác để giúp mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc hiểu và biết cách tự bảo vệ quyền lợi của mình. - Nâng cao hiểu biết tiến bộ về giới là một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với nhiều chính sách ưu tiên. Bởi các chiến lược để thúc đẩy bình đẳng giới phải giải quyết những ý tưởng và định kiến lâu nay về quan hệ giới và chuẩn mực của giới nam và giới nữ trong xã hội. Những chiến lược nhằm thay đổi thái độ do đó phải đi cùng với những chiến lược thay đổi chính sách và phân bổ nguồn lực. Trong bối cảnh của nước ta nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, sẽ còn cần thời gian để có thể đưa ra những dấu hiệu và sự khích lệ cần thiết để giải quyết một số những thành kiến và định kiến này. - Vấn đề thay đổi nhận thức là một điều rất quan trọng để có thể tiến tới xã hội bình đẳng giới hơn. Và trong quá trình đó, biện pháp khá hiệu quả là đưa luật pháp quốc gia và quốc tế vào thực tiễn cuộc sống. Bởi vì, pháp luật không chỉ bảo đảm quyền bình đẳng cho người dân mà còn là phương tiện tác động tới chuyển biến nhận thức của toàn xã hội. - Giáo dục là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế-xã hội, sự phát triển giáo dục vừa bị chi phối, vừa có tác động qua lại với nhiều nhân tố khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục đào 96 tạo được thực hiện góp phần không nhỏ vào việc nâng cao bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện; thực hiện tốt Chương trình đảm bảo chất lượng trường học và các phong trào thi đua của ngành giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp cho học sinh, sinh viên; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, chú ý đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học trong vùng khó khăn, vùng nông thôn chậm phát triển; nâng chất lượng phổ cập giáo dục; thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Phấn đấu huy động học sinh trong độ tuổi đi học các cấp học đạt các chỉ tiêu đề ra. Thêm vào đó cần phát triển quy mô đào tạo ở các cấp học, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, chú trọng đào tạo nghề; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động, đào tạo theo hợp đồng; điều chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường quản lý chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đối với lĩnh vực giáo dục- đào tạo cần chú trọng thực hiện một số giải pháp mang tính đặc thù riêng: + Đưa nội dung về bình đẳng giới vào tuyên truyền ở cấp phổ thông trung học, trung học cơ sở. Đưa nội dung về giới vào chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo Cao cấp, Trung cấp lý luận chính trị, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ nguồn, cán bộ chủ chốt. + Có chính sách học bổng, hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ. Đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn; chính sách đặc thù cho giáo viên mầm non ở vùng sâu; chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới. 97 + Tham mưu để loại bỏ những thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong hệ thống sách giáo khoa hiện nay. + Thực hiện lồng ghép giới trong các chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, dân tộc ở các cấp học, bậc học. Để phụ nữ có cơ hội tiếp cận với giáo dục, cần có những khuyến khích ngay từ trong gia đình. Họ chỉ có thể học thêm, nâng cao trình độ chuyên môn khi có sự giúp đỡ của các thành viên, đặc biệt là các thành viên nam trong gia đình. Việc sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái vẫn là thiên chức của người phụ nữ mà nam giới không thể thay thế được. Tuy nhiên, nam giới có thể hỗ trợ, giúp đỡ để những người phụ nữ trong gia đình của mình có điều kiện tiếp tục học tập bằng những việc làm cụ thể. Để thực hiện điều này, cần giáo dục ý thức của các thành viên trong gia đình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các phong trào trong khu dân cưnhằm làm cho các thành viên nam thấy được nghĩa vụ cũng như các thành viên nữ thấy được quyền lợi của mình. Ở mức độ cao hơn, cần có những chương trình tuyên truyền, những hoạt động thiết thực giúp phụ nữ tự nhận thức được vai trò, quyền lực của mình trong gia đình, cộng đồng và trong xã hội. Chỉ khi bản thân họ tự ý thức để thực hiện những quyền đó, thì bình đẳng giới mới thực sự sâu rộng, lâu dài chứ không chỉ là hình thức bên ngoài 98 KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu đề tài “Vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở Bà Rịa – Vũng Tàu, thực trạng và giải pháp”, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Theo kết quả tính toán các chỉ số về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, cho thấy: Các chỉ số về người học: Vẫn còn có sự chênh lệch về các chỉ số: tỉ lệ nhập học, tỉ lệ biết chữ, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề nghiệp,giữa giới nam giới và nữ giới. Trong đó, chỉ số cân bằng giới đang chủ yếu nghiêng về nam giới. Vấn đề bất bình đẳng tuy không diễn ra gay gắt những vẫn đang tồn tại trong lĩnh vực giáo dục ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Về mặt thời gian (giai đoạn 1999 – 2009), các chỉ số này đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực: chênh lệch giữa hai giới đang ngày càng được rút ngắn lại. Điều đó chứng tỏ nữ giới ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận với giáo dục hơn cũng như ngày càng bình đẳng hơn với nam giới trong lĩnh vực giáo dục. Về mặt không gian, các chỉ số về bình đẳng giới có sự khác biệt theo khu vực: thành thị và nông thôn. Trong đó, chỉ số cân bằng giới ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn. Điều đó cho thấy trình độ phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo bình đẳng giới trong giáo dục nói riêng và trong các lĩnh vực khác. Các chỉ số về cán bộ, nhân viên ngành giáo dục: Về giáo viên, tỉ lệ giáo viên nữ ở các cấp học luôn cao hơn tỉ lệ giáo viên nam; càng ở cấp học thấp khoảng cách chênh lệch này càng lớn. Trong khi đó, về cán bộ quản lí giáo dục, thì lại có hiện tượng ngược lại, tỉ lệ quản lí nữ luôn thấp hơn nhiều so với tỉ lệ quản lí nam và càng lên các cấp học cao, khoảng cách chênh lệch này càng lớn. Điều đó cho thấy mặc dù nữ là lao động chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục nhưng giới nữ vẫn 99 chưa nắm được các vị trí quan trọng, chưa có được vai trò quyết định trong lĩnh vực này. 2. Trước thực trạng đó, chúng tôi đã đề nghị một số giải pháp cho vấn đề này: Để giải quyết vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, cần có những biện pháp theo mức độ từ thấp tới cao: đầu tiên là những giải pháp nâng cao ý thức của toàn xã hội nhằm hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tốt hơn với giáo dục và những lợi ích mà giáo dục mang lại; tiếp đó là những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của bản thân giới nữ, làm cho họ tự ý thức được quyền lợi của mình trong tiếp cận giáo dục; từ đó tiến tới việc họ nắm được quyền quyết định và kiểm soát trong lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh mức độ, các giải pháp về bình đẳng giới còn phải được thực hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội: Các giải pháp trong ngành giáo dục: Ngành giáo dục phải là lực lượng tiên phong để thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo được bình đẳng giới trong giáo dục. Ngành giáo dục cần có những biện pháp cụ thể như: khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo cho nữ giới đuợc thụ huởng các quyền lợi về giáo dục nói chung và lao động nữ trong ngành giáo dục nói riêng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. Các giải pháp về mặt kinh tế: các giải pháp phát triển kinh tế trong các lĩnh vực cụ thể sẽ góp phần nâng cao mức sống, trình độ nhận thức của nguời dân; giảm khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực trong tỉnh. Điều này tạo những tiền đề thuận lợi trong thc hiện bình đẳng giới về giáo dục. Các giải pháp về mặt xã hội như: tăng cuờng sự lãnh đạo của các ban ngành; chức thực hiện các chiến luợc, phong trào vì sự tiến bộ của phụ nữ; thực hiện lồng ghép giới vào mọi mặt của đời sống xã hội. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Báo cáo phát triển Việt Nam (2007), Hướng đến tầm cao mới, NXB Hà Nội, Hà Nội. 2. TS. Đỗ Thị Bình - TS. Trần Thị Vân Anh (2003), Giới và công tác giảm nghèo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3. Bộ lao động-Thương binh và xã hội (2011), Hội nghị tổng kết Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 4. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2000), Kết quả Tổng điều tra Dân số-Nhà ở 01/4/ 1999 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 5. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2010), Kết quả Tổng điều tra Dân số-Nhà ở 01/4/ 2009 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 6. Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh (2005), Chỉ số phát triển con người (HDI) thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1999-2004, NXB Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 8. Nguyễn Kim Hồng (1999), Dân số học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Đặng Bá Lâm (2001), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XXI – Chiến lược phát triển, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Vũ Tự Lập (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2004), Báo cáo đánh giá thực trạng bình đẳng giới tại Việt Nam, Hà Nội. 12. Lê Ngọc Hùng – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Xã hội học về giới và phát triển, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 101 13. TS. Đỗ Thị Bích Loan (2011), “Bình đẳng giới trong giáo dục ở Việt Nam – Những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 67, tr 20-23. 14. Phan Đào Việt Long dịch (2004), Hệ số Gini trong giáo dục: Một công cụ chưa được khai thác trong phân tích chính sách giáo dục-Trường hợp Việt Nam, Viện nghiên cứu giáo dục, Hà Nội. 15. Trương Văn Minh (2002), Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí minh-Thực trạng và giải pháp, Luận án thạc sỹ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Ngân hàng thế giới (2001), Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới về Quyền, Nguồn lực và Tiếng nói, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 17. Bùi Vũ Thanh Nhật (2006), Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận – Hiện trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ Địa lý học, Trường Đại học sư phạm TP. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh. 18. Trương Trần Hoàng Phúc (2011), “Một số quan điểm về phụ nữ trong lịch sử tư tưởng trước Mác”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, 21(2), tr 23-36. 19. GS. Lê Thi – PTS. Đỗ Thị Bình (1997), Mười năm bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 20. Nguyễn Viết Thịnh – Đỗ Thị Minh Đức (2000), Giáo trình Địa lý kinh tế-xã hội (Tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS Đỗ Thị Minh Đức (2005), Phân kiểu kinh tế- xã hội cấp tỉnh và cấp huyện Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 22. Hồ Sĩ Quý (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. PGS.TS Lê Thị Quý (2009), Giáo trình Xã hội học giới, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 24. GS.TS. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 102 25. UNDP (2001). Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Lê Minh Vĩnh-Văn Ngọc Trúc Phương dịch (2004), Cách làm một khóa luận tốt nghiệp đại học ngành địa lí và các ngành liên quan, Khoa Địa lí trường Đại Học Khoa học Xã hội- Nhân văn TP. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh. 27. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỉ XXI- Kinh nghiệm của các quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Viện nghiên cứu giáo dục-Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (2004), Hệ số GINI trong giáo dục- Một công cụ chưa được khai thác trong phân tích chính sách giáo dục, Trường hợp Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hóa Giáo dục Quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh. 29. Phan Huy Xu (1999), Địa lý các nước Đông Nam Á, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 30. Trang web: - www.baria-vungtau.gov.vn - www.bariavungtau.edu.vn Tài liệu nước ngoài 31. Robin Flowerdew and David Martin, Method in Human Geography. 32. The Work Bank (2008), Work Development Indicators 2008, Washington, DC. 33. The Work Bank (2009), Work Development Indicators 2009. Washington, DC. 34. UNDP (2001), Human Development Report 2001, New York. 35. UNDP (2002), Human Development Report 2002, New York. 36. United Nations (2001), Population, Environment and Development 2001, New York: Population Division, Department of Economic and Social Affairs, United Nations. 103 PHỤ LỤC Bảng 1. Tỉ lệ % dân số tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường Năm Chung Nam Nữ Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) 1999 722646 56743 7,85 354951 23151 6,52 367695 33592 9,14 2009 923172 49460 5,36 460488 26414 5,74 462684 23046 4,98 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-1999, 01-04-2009) Bảng 2. Tỉ lệ trẻ em từ 5-9 tuổi chưa bao giờ đi học Năm Chung Nam Nữ Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) 1999 94717 21514 22,71 48708 11114 22,82 46009 10400 22,60 2009 84022 19678 23,42 43530 10200 23,43 40492 9478 23,41 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-1999, 01-04-2009) 104 Bảng 3. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động chưa bao giờ đến trường Năm Chung Nam Nữ Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) 1999 94717 21514 22,71 48708 11114 22,82 46009 10400 22,60 2009 84022 19678 23,42 43530 10200 23,43 40492 9478 23,41 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-1999, 01-04-2009) Bảng 4. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động chưa bao giờ đến trường, năm 2009: Năm Chung Nam Nữ GPI Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) Tổng (người) Chưa đi học (người) Tỉ lệ (%) Toàn tình 923172 49460 5,36 460488 26414 5,74 462684 23046 4,98 0,8676 Thành thị 459808 22378 4,87 225604 10826 4,80 234204 11552 4,93 1,0279 Nông thôn 463364 27082 5,84 234884 15588 6,64 228480 11494 5,03 0,7580 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) 105 Bảng 5. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động đã thôi học, năm 2009: Năm Chung Nam Nữ GPI Tổng (người) Đã thôi học (người) Tỉ lệ (%) Tổng (người) Đã thôi học (người) Tỉ lệ (%) Tổng (người) Đã thôi học (người) Tỉ lệ (%) 923172 648551 70,25 460488 321188 69,75 462684 327363 70,75 1,0144 Thành thị 459808 334179 72,68 225604 163273 72,37 234204 170906 72,97 1,0083 Nông thôn 463364 314372 67,85 234884 157915 67,23 228480 156457 68,48 1,0185 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) Bảng 6. Tỉ lệ % dân số tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 10 tuổi trở lên biết chữ Năm Chung Nam Nữ GPI 1999 94,36 96,00 92,79 0,9666 2009 95,71 96,36 95,07 0,9866 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-1999, 01-04-2009) 106 Bảng 7. Tỉ lệ % dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ có sự khác biệt theo giới và theo vùng, 2009 Khu vực Chung Nam Nữ GPI Toàn tỉnh 95,71 96,36 95,07 0,9866 Thành thị 96,73 96,91 96,55 0,9963 Nông thôn 94,69 95,83 93,53 0,9760 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) Bảng 8. Tỉ lệ người lớn biết chữ (dân số trên 15 tuổi) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Chung Nam Nữ GPI 1999 93,76 95,75 91,91 0,9599 2009 95,38 96,11 94,66 0,9849 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-1999, 01-04-2009) 107 Bảng 9. Tỉ lệ người lớn biết chữ (dân số trên 15 tuổi) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. Chung Nam Nữ GPI Toàn tỉnh 95,38 96,11 94,66 0,9849 Thành thị 96,56 96,78 96,36 0,9957 Nông thôn 94,15 95,46 92,82 0,9723 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) Bảng 10. trình độ chuyên môn của dân số từ 15 tuổi trở lên tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu (Đơn vị: %) Năm Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng trở lên Tổng Chung Nam Nữ GPI Chung Nam Nữ GPI Chung Nam Nữ GPI 1999 2,92 2,69 3,14 1,1673 2,91 3,84 2,04 0,5313 5,83 6,53 5,18 0,7933 2009 2,26 1,69 2,81 1,6627 8,00 8,39 7,62 0,9082 10,26 10,08 10,43 1,0347 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-1999, 01-04-2009) 108 Bảng 11. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã, đang, và đã từng qua đào tạo nghề nghiệp, 2009. (Đơn vị: %) SƠ CẤP NGHỀ TRUNG CẤP NGHỀ TRUNG CẤP CN CAO ĐẲNG NGHỀ CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC THẠC SĨ TIẾN SĨ CẢ TỈNH 0,46 1,98 2,26 0,41 1,82 5,62 0,13 0,020 NAM 0,66 2,69 1,69 0,53 1,33 6,33 0,19 0,030 NỮ 0,26 1,29 2,81 0,30 2,31 4,93 0,08 0,005 GPI 0,3939 0,4796 1,6627 0,5660 1,7368 0,7788 0,4210 0,1667 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) Bảng 12. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã, đang, và đã từng qua đào tạo nghề nghiệp, 2009. (Đơn vị: %) SƠ CẤP NGHỀ TRUNG CẤP NGHỀ TRUNG CẤP CN CAO ĐẲNG NGHỀ CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC THẠC SĨ TIẾN SĨ THÀNH THỊ 0,60 2,94 3,08 0,57 2,35 8,61 0,22 0,03 109 NAM 0,89 4,13 2,33 0,77 1,73 10,03 0,33 0,05 NỮ 0,33 1,82 3,79 0,38 2,93 7,26 0,12 0,01 GPI 0,3708 0,4407 1,6266 0,4935 1,6936 0,7238 0,3636 0,2000 Bảng 13. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên khu vực nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã, đang, và đã từng qua đào tạo nghề nghiệp, 2009. (Đơn vị: %) SƠ CẤP NGHỀ TRUNG CẤP NGHỀ TRUNG CẤP CN CAO ĐẲNG NGHỀ CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC THẠC SĨ TIẾN SĨ NÔNG THÔN 0,31 0,98 1,40 0,25 1,27 2,52 0,03 0,002 NAM 0,43 1,24 1,05 0,29 0,92 2,62 0,04 0,002 NỮ 0,18 0,71 1,76 0,22 1,63 2,42 0,03 0,001 GPI 0,4186 0,5726 1,6762 0,7586 1,7717 0,9237 0,7500 0,5000 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) 110 Bảng 14. Chỉ số cân bằng giới về trình độ đào tạo giữa các khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. SƠ CẤP NGHỀ TRUNG CẤP NGHỀ TRUNG CẤP CN CAO ĐẲNG NGHỀ CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC THẠC SĨ TIẾN SĨ CẢ TỈNH 0,3939 0,4796 1,6627 0,5660 1,7368 0,7788 0,4210 0,1667 THÀNH THỊ 0,3708 0,4407 1,6266 0,4935 1,6936 0,7238 0,3636 0,2000 NÔNG THÔN 0,4186 0,5726 1,6762 0,7586 1,7717 0,9237 0,7500 0,5000 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) Bảng 15. Số học sinh đi học đúng tuổi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. 5-9 (LỚP 1-3) 10-14 (LỚP 4-8) 15-19 (LỚP 9-12) CHUNG NAM NỮ CHUNG NAM NỮ CHUNG NAM NỮ CẢ TỈNH 48266 24991 23275 77715 39937 37778 71260 36647 34613 THÀNH THỊ 21785 11228 10557 33213 17180 16033 28811 13823 14988 NÔNG THÔN 26481 13763 12718 44502 22757 21745 42449 22824 19625 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) 111 Bảng 16. Tỉ lệ học sinh đi học đúng theo nhóm tuổi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. Đơn vị: % 5-9 (LỚP 1-3) 10-14 (LỚP 4-8) 15-19 (LỚP 9-12) CHUNG NAM NỮ CHUNG NAM NỮ CHUNG NAM NỮ CẢ TỈNH TỔNG 84022 43530 40492 83470 43322 40148 99215 50388 48827 ĐI HỌC 48266 24991 23275 77715 39937 37778 71260 36647 34613 TỈ LỆ 57,44 57,41 57,48 93,11 92,19 94,10 71,82 72,73 70,89 GPI 1,0012 1,0207 0,9747 THÀNH THỊ TỔNG 39046 20246 18800 35908 18700 17208 44489 22247 22242 ĐI HỌC 21785 11228 10557 33213 17180 16033 28811 13823 14988 TỈ LỆ 55,79 55,46 56,15 92,49 91,87 93,17 64,76 62,13 67,39 GPI 1,0124 1,0142 1,0847 NÔNG THÔN TỔNG 44976 23248 21692 47562 24622 22940 54726 28141 26585 ĐI HỌC 26481 13763 12718 44502 22757 21745 42449 22824 19625 TỈ LỆ 58,88 59,20 58,63 93,57 92,43 94,79 77,57 81,11 73,82 GPI 0,9904 1,0255 0,9101 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) 112 Bảng 17. Tỉ lệ nhập học tổng hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. (%) CHUNG NAM NỮ GPI CẢ TỈNH 73,95 74,01 73,89 0,9984 THÀNH THỊ 70,17 69,01 71,38 1,0343 NÔNG THÔN 77,03 78,07 75,95 0,9728 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) Bảng 18. Tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học tổng hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. Tỉ lệ người lớn biết chữ (%) Tỉ lệ nhập học tổng hợp (%) Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Toàn tỉnh 95,38 96,11 94,66 73,95 74,01 73,89 Thành thị 96,56 96,78 96,36 70,17 69,01 71,38 Nông thôn 94,15 95,46 92,82 77,03 78,07 75,95 (Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) 113 Bảng 19. Chỉ số phân bổ công bằng trong giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. Chỉ số giáo dục Tỉ lệ dân số Chỉ số phân bổ công bằng Chung Nam Nữ GPI Nam Nữ Toàn tỉnh 0,8824 0,8874 0,8774 0,9887 0,5006 0,4994 0,8824 Thành thị 0,8776 0,8752 0,8803 1,0058 0,4930 0,5070 0,8778 Nông thôn 0,8844 0,8966 0,8720 0,9725 0,5081 0,4919 0,8843 (Tính toán từ nguồn Tổng điều tra dân số và nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu 01-04-2009) Bảng 20. Tổng hợp các chỉ số về giáo viên, cán bộ công nhân viên bậc mẫu giáo, mầm non tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. Huyện Số giáo viên Quản lí Tổng Nam Nữ GPI Tổng Nam Nữ GPI Bà Rịa 391 17 374 22.0000 24 0 24 Côn Đảo 59 0 59 5 0 5 Châu Đức 475 28 447 15.9643 49 1 48 48.0000 Đất Đỏ 238 16 222 13.8750 21 0 21 Long Điền 231 4 227 56.7500 21 0 21 Tân Thành 268 8 260 32.5000 32 0 32 Vũng Tàu 898 27 871 32.2593 72 0 72 Xuyên Mộc 258 12 246 20.5000 28 0 28 Cả tỉnh 2818 112 2706 24.1607 252 1 251 251.0000 (Tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê cuối năm học 2008-2009, Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu) 114 Bảng 21. Tổng hợp các chỉ số về giáo viên, cán bộ công nhân viên bậc tiểu học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. Huyện Số giáo viên Quản lí Tổng Nam Nữ GPI Tổng Nam Nữ GPI Bà Rịa 444 73 371 5,0822 29 11 18 1,6364 Côn Đảo 29 6 23 3,8333 2 1 1 1,0000 Châu Đức 928 282 646 2,2908 64 43 21 0,4884 Đất Đỏ 372 120 252 2,1000 27 16 11 0,6875 Long Điền 619 180 439 2,4389 37 20 17 0,8500 Tân Thành 574 129 445 3,4496 46 20 26 1,3000 Vũng Tàu 1185 132 1053 7,9773 60 14 46 3,2857 Xuyên Mộc 926 257 669 2,6031 68 37 31 0,8378 Toàn tỉnh 5077 1179 3898 3,3062 333 162 171 1,0556 (Tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê cuối năm học 2008-2009, Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu) 115 Bảng 22. Tổng hợp các chỉ số về giáo viên, cán bộ công nhân viên bậc trung học cơ sở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. Huyện Số giáo viên Quản lí Tổng Nam Nữ GPI Tổng Nam Nữ GPI Bà Rịa 374 88 286 3,2500 15 7 8 1,1429 Côn Đảo 16 3 13 4,3333 2 2 0 0,0000 Châu Đức 812 306 506 1,6536 40 35 5 0,1429 Đất Đỏ 286 91 195 2,1429 13 7 6 0,8571 Long Điền 529 145 384 2,6483 23 16 7 0,4375 Tân Thành 511 197 314 1,5939 26 16 10 0,6250 Vũng Tàu 974 194 780 4,0206 38 16 22 1,3750 Xuyên Mộc 751 289 462 1,5986 31 20 11 0,5500 Toàn tỉnh 4253 1313 2940 2,2391 188 119 69 0,5798 (Tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê cuối năm học 2008-2009, Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu) 116 Bảng 23. Tổng hợp các chỉ số về giáo viên, cán bộ công nhân viên bậc trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2009. Huyện Số giáo viên Quản lí Tổng Nam Nữ GPI Tổng Nam Nữ GPI Bà Rịa 245 94 151 1,6064 9 7 2 0,2857 Côn Đảo 14 6 8 1,3333 2 2 0 0,0000 Châu Đức 336 166 170 1,0241 16 13 3 0,2308 Đất Đỏ 53 23 30 1,3043 3 3 0 0,0000 Long Điền 204 87 117 1,3448 9 6 3 0,5000 Tân Thành 317 136 181 1,3309 10 9 1 0,1111 Vũng Tàu 505 154 351 2,2792 22 15 7 0,4667 Xuyên Mộc 312 166 146 0,8795 13 11 2 0,1818 Toàn tỉnh 1986 832 1154 1,3870 84 66 18 0,2727 (Tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê cuối năm học 2008-2009, Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu) 117 Bảng 24. Chỉ số cân bằng giới về tỉ lệ giáo viên và quản lí giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo các huyện, 2009. Huyện Bà Rịa Côn Đảo Châu Đức Đất Đỏ Long điền Tân thành Vũng tàu Xuyên mộc Toàn tỉnh Giáo viên 4.3456 6.8667 2.2621 2.7960 2.8053 2.5532 6.0256 2.1036 3.1135 Quản lí 2.0800 1.2000 0.8370 1.4615 1.1429 1.5333 3.2667 1.0588 1.4626 (Tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê cuối năm học 2008-2009, Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu) Bảng 25. Chỉ số cân bằng giới về tỉ lệ giáo viên và quản lí giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo các cấp học, 2009. Cả tỉnh Giáo viên Quản lí MN TH THCS THPT MN TH THCS THPT GPI 24,1607 3,3062 2,2391 1,3870 1,0556 0,5798 0,2727 (Tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê cuối năm học 2008-2009, Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_phap_0461.pdf
Luận văn liên quan