Luận văn Vần đề bùng nổ dân số ở nước ta

I – E – C cung cấp dịch vụ, bảo cân đối giới tính Điều này đặc biệt khi mục tiêu 1 đến 2 con được thực hiện, trong hoàn cảnh vẫn còn tập quán “ưa thích con trai” và điều kiện kỹ thuật cho phép biết trước giới tính của thai nhi. Cần bổ sung ngay điều luật cấm dịch vụ xác định giới tính của thai nhi và nạo phá thai vì lựa chọn giới tính của con. Luật pháp cũng cần góp phần ngăn chặn sự ra đời của quái thai, những đứa trẻ dị dạng. Điều này có nghĩa là kết hôn, mang thai được kiểm soát chặt chẽ đối với một số người mắc bệnh hiểm nghèo và tăng cường trách nhiệm tư vấn cho nhóm đói tượng này.

pdf99 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vần đề bùng nổ dân số ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lương, không đề bạt, không giới thiệu tham gia cơ quan Đảng, cơ quan dân cử, chính quyền và thậm chí có đơn vị còn buộc thôi việc đối với người lao động. Chính sách không khuyên khích của Nhà nước tập trung vào tuyên truyền, vận động và giáo dục để thúc đẩy mạnh mẽ việc chấp nhận mô hình gia đình hai con như là một chuẩn mực xã hội thông qua nhận thức, thái độ và hành vi của các cặp vợ chồng về lợi ích của KHHGĐ đối với mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh giải pháp tuyên truyền vận động, một số địa phương còn ban hành các biện pháp xử phạt hành chính (đặc biệt là những nơi đất chật người đông). Ngoài việc phê bình, cảnh cáo, không cấp đất cho những người vi phạm, còn sử dụng hình thức đóng góp bắt buộc, còn goị là phạt đối với người sinh nhiều con, với lý do đảm bảo công bằng xã hội trong việc nâng cấp, sửa chữa trường học và trạm y tế. I.10.3. Khuyến khích cá nhân thi đua thực hiện chính sách dân số. Hỗ trợ các ngành, các cấp phát động phong trào thi đua rộng rãi: “Thực hiện gia đình ít con” của các tập thể, cá nhân dưới nhiều hình thức phong phú. Động viên những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong các hoạt động DS – KHHGĐ, khuyến khích những tập thể và cá nhân đạt kết quả cao trong quá trình phấn đấu việc tặng bằng khen, huy chương vì sự nghiệp dân số. II. Nhóm chính sách về cung cấp dịch vụ KHHGĐ II.1. Chính sách nhập khẩu phương tiện, dụng cụ KHHGĐ Trừ bao cao su tranh thai, nước ta chưa sản xuất được phương tiện tránh thai và một số trang thiết bị cơ bản cho dịch vụ KHHGĐ, phải nhập khẩu là chủ yếu, do đó Nhà nước đã có chính sách nhập khẩu phương tiện, dụng cụ KHHGĐ. Chiến lược DS- KHHGĐ đến năm 2000 đã qui định: “Khuyến khích và miễn thuế nhập khẩu các phương tiện, dụng cụ tránh thai và nghiêm cấm tái xuất các mặt hàng KHHGĐ”. Với sự hỗ trợ của UNFPA và các tổ chức quốc tế khác, các phương tiện và dụng cụ tránh thai được nhập khẩu vào Việt Nam và được miễn thuế nhập khẩu theo chính sách của Nhà nước. Trên thực tế, bằng nhiều nguồn khác nhau, các phương tiện tránh thai được nhập khẩu và được bán trên thị trường khá phổ biến như dụng cụ như tử cung, bao cao su…. II.2. Khuyến khích sản xuất và cung ứng các phương tiện về dịch vụ KHHGĐ. Để có thể chủ động nguồn phương tiện, dụng cụ tránh thai, chiến lược DS – KHHGĐ đã xác định: “Chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hoặc nhập dây chuyển kĩ thuật để sản xuất trong nước một số phương tiện tránh thai như: Dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai và một số trang thiết bị chuyên ngành có chất lượng cao đáp ứng một phần nhu cầu cho giai đoạn sau, khuyến khích các thành phần trong và ngoài nước kinh doanh sản xuất các phương tiện, trang thiết bị KHHGĐ”. Trên thực tế, chính sách này chưa được triển khai và chưa được thể chế hoá cụ thể và chế độ khuyến khích, nên chưa có cơ sở nào trong nước sản xuất được vòng, thuốc tránh thai. Nhờ những chính sách khuyến khích, cùng với sự hỗ trợ của UNFPA, nên trong thời gian qua nước ta có đủ phương tiện tránh thai cung cấp cho người sử dụng, tuy chủng loại chưa đa dạng. Chiến lược DS – KHHGĐ đến năm 2000 đã xác định chính sách cung ứng biện pháp tránh thai là: “Phát triển mạng lưới cung ứng phương tiện tránh thai ở 3 hệ thống: mạng lưới dịch vụ của ngành y tế; hệ thống chuyên trách DS – KHHGĐ các cấp, các ngành đoàn thể; các cơ sở bán buôn, bán lẻ, dịch vụ tư nhân. Mở rộng hệ thống cung ứng viên tránh thai, bao cao su đến tận hộ gia đình cho từng đối tượng thông qua hệ thống cộng tác viên cơ sở”. Chính sách cung ứng biện pháp tránh thai nêu trên nhằm mở rộng mạng lưới cung ứng cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của đối tượng (cung cấp tại hộ, bảo đảm bí mật, thuận tiện). Tuy nhiên việc triển khai chính sách này có còn có nhiều hạn chế. Vào năm 1994 có tới 88,8% các dịch vụ KHHGĐ được cung ứng bởi hệ thống y tế Nhà nước và chỉ có 11,2% các dịch vụ này được cung ứng từ khu vực tư nhân, đến năm 1996 tỷ lệ số người được cung ứng phương tiện tránh thai qua hệ thống y tế Nhà nước giảm xuống còn 70,6% và qua hệ thống tư nhân tăng lên tới 29,4%. Từ năm 1988 đến năm 1994 và năm 1996 đã có sự thay đổi về nguồn cung cấp phương tiện tránh thai, đặc biệt là phương tiện tránh thai phi lâm sàng. Theo điều tra DHS 1988- điều tra giữa kỳ 1994 và điều tra dân số 1996 cho thấy hệ thống chuyên trách DS – KHHGĐ, các ngành đoàn thể, các cơ sở bán buôn, bán lẻ, dịch vụ tư nhân đã đảm bảo cung ứng từ 31,8% lên 51,9% và 57,5% về viên thuốc uống tránh thai, từ 19,7% lên 50,6% và 67,3% về bao cao su, và về thuốc tiêm tránh thai mặc dù mới triển khai nhưng đã chiếm 67,3% năm 1994 và 41,9% năm 1996. Các biện pháp tránh thai lâm sàng do tư nhân đảm nhận cũng có xu hướng tăng từ 0,1% năm 1988 lên 4,9% năm 1994 và 6,9% năm 1996 đối với dụng cụ tử cung và từ 3,1% lên 13,3% và 9,5% đối với đình sản nam. Có sự khác biết khá rõ về nguồn cung cấp các biện pháp tránh thai giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Tại khu vực thành thị, nguồn cung cấp lớn nhất là bệnh viện các cấp 30,4%, tiếp theo ban bè, người thân chiếm 22.0%, còn trạm y tế phường chỉ đứng thứ ba 13,2%. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, nguồn cung cấp lớn nhất lại là trạm y tế xã 39,4%, tiếp theo là bệnh viện 19,2% còn bạn bè người thân lại đứng vị trí thứ ba là 13,1%. Điều rất dễ giải thích là ở khu vực thành thị do điều kiện dễ giải thích là ở khu vực thành thị do điều kiện giao thông đi lại thuận tiện nên người sử dụng thường đến đơn vị cung ưng có chất lượng cao là bệnh viên, ngược lại ở khu vực nông thôn do đi lại khó khăn nên người sử dụng thường đến nơi gần nhất là trạm y tế xã. Để mở rộng diện các đơn vị cung ứng phương tiện tránh thai, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đã hướng dẫn “Mô hình động” về cung ứng phương tiện tránh thai để bổ sung cho “mô hình tĩnh” nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người sử dung. “mô hình tĩnh” cung ứng phương tiện tránh là các đối tượng phải tìm cơ sở dịch vụ KHHGĐ như các trạm y tế xã, bệnh viện do vậy có những hạn chế nhất định về hàng rào ngắn cách giữa khách hàng và người đảm bảo bí mật, thuận tiện. “Mô hình động” cung ưng phương tiện tránh thai là người cung cấp tìm đến đối tượng tại hộ gia đình như đội KHHGĐ, đội dịch vụ KHHGĐ lưu động và mua bán trên thị trường. Như vậy, với mô hình về cung ứng phương tiện tránh thai sẽ tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích tăng số lượng người sử dụng và tiếp tục biện pháp tránh thai, và nếu sửa đổi chính sách theo hướng là dần dần các đối tượng tự chịu chi phí lâm sàng (gồm bao cao su và viên uống tránh thai) và chuyển giao các phương tiện tránh thai này cho cộng tác viên ở cơ sở cung cấp thì số người sử dụng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng được tiếp tục nhận từ khu vực ngoài y tế Nhà nước sẽ chiếm đại đa số trong cơ cấu về nguồn cung cấp. II.3. Điều kiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ: II.3.1. Pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân năm 1993 đã qui định: “Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo qui định của pháp lệnh này được hành nghề y, dược tư nhân”. Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 cũng qui định : “Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm thủ thuật nạo phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp”. II.3.2. Quyết định 220/BYT – QĐ ngày 22 tháng 2 năm 1993 của Bộ Ytế qui định nhiệm vụ kỹ thuật trong công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình tại các tuyến địa phương. Theo quyết định này mỗi tuyến y tế địa phương bao gồm từ y tế tỉnh, y tế huyện quận, y tế xã, y tế thôn bản được làm những nhiệm vụ kỹ thuật theo qui định cụ thể. Việc phân cấp nhiệm vụ kỹ thuật cho các tuyến là rõ ràng, mặc dù quyết định 200/BYT- QĐ của Bộ Y tế đã qui định cho các trạm y tế xã, phường được đặt dụng cụ tử cung và hút điều hoà kinh nguyệt, song nhiều địa phương vẫn chưa cho phép tuyến xã được làm nhiệm vụ kĩ thuật này. Đồng thời vẫn còn thiếu hướng dẫn đảm bảo cho các tuyến có đủ tư cách hành nghề, thiếu cơ chế cung ứng biện pháp tránh thai linh hoạt. Hiện nay cơ chế quản lý chủ yếu còn tập trung vào một đầu mối là Trung tâm Bảo vệ BMTE- KHHGĐ tỉnh, cơ chế này chưa tạo sự chủ động cho các cơ sở cung ứng như bệnh viện tỉnh, bệnh viện ngành, bệnh viện trung ương, trung tâm y tế huyện quận đóng trên địa bàn có thể tham gia bình đẳng mà còn phụ thuộc vào chi tiểu do sở y tế giao. Trên cơ sở phân cấp nhiệm vụ kĩ thuật cho các tuyến, cần qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ sở dịch vụ KHHGĐ, tạo sự chủ động cho cơ sở và khuyến khích các cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ cảu mình. Mỗi cơ sở dịch vụ KHHGĐ đều có quyền bình đẳng với nhau theo qui định của nhiệm vụ kỹ thuật, từ đó tạo sự gắn bó và có trách nhiệm của mỗi cơ sở dịch vụ với khách hàng thực hiện KHHGĐ. II.4. Trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ KHHGĐ: Nhiệm vụ chủ yếu của các cơ sở dịch vụ KHHGĐ là đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đa đạng các phương tiện tránh thai chất lượng cao, tiến tới thoả mãn nhu cầu của người sử dụng biện pháp tránh thai. Một màng lưới dịch vụ y tế Nhà nước từ Trung ương đến xã phương đã được hình thành và cùng với đội dịch vụ KHHGĐ lưu động, mạng lưới cộng tác viên, các cơ sở bán buôn, bán lẻ tham gia về điều kiện tiếp cận và thời gian đến các cơ sở dịch vụ KHHGĐ. Điều kiện tiếp cận dịch vụ KHHGĐ (sự dễ dàng, thuận tiện khi nhận các biện pháp tránh thai) là nhân tố quan trọng đối với việc chấp nhận KHHGĐ. Có được điều kiện tiếp cận dịch vụ KHHGĐ dễ dàng và thuận lợi nêu trên là do chính sách của Nhà nước về phát triển mạng lưới y tế. Hệ thống dịch vụ MVCSSK được thành lập từ Trung ương, tỉnh, huyện đến tất cả các xã phường trong cả nước nhằm chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đến nay gần 100% số xã có trạm y tế xã, tuy có xã thiếu nhà cửa, có xã thiếu trang thiết bị và có xã thiếu cán bộ y tế. Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân là đã qui định: “Các cơ sở chuyên khoa phụ sản của Nhà nước, tập thể và tư nhân phải thực hiện yêu cầu của mọi người về lựa chọn biện pháp sinh đẻ có kế hoạch theo nguyện vọng”. Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng biện pháp tránh thai, các cán bộ của cơ sở làm dịch vụ KHHGĐ vừa phải giải thích, hướng dẫn về tác dụng, cách sử dụng đối với mỗi biện pháp tránh thai, về ưu, nhược điểm của mỗi biện pháp tránh thai, vừa phải tư vấn kỹ thuật về những thay đổi khi sử dụng biện pháp tránh thai và cách theo dõi diễn biện cụ thể tới từng đối tượng. Yêu cầu cơ bản của công tác vấn kỹ thuật là phải đảm bao trung thực khách quan, khoa học để chỉ dẫn đối tượng tự lựa chọn biện pháp tránh thai thích hợp với điều kiện sức khỏe và cuộc sống của họ. Vì vậy đòi hỏi cán bộ dịch vụ phải có kiến thức kỹ thuật, kỹ năng tư vấn và cách giao tiếp với khách hàng. Khác với trước, mấy năm gần đây Ngân sách Trung ương đã hỗ trợ một phần kinh phí để nâng cấp, cải tạo phòng dịch vụ và truyền thông DS – KHHGĐ tại trạm y tế xã, trung tâm KHHGĐ tại bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện, bệnh viện khu vực và cụm KHHGĐ liên xã. Chính sách hỗ trợ được căn cứ vào hiện trạng cơ sở vật chất của các sở y tế ở tuyến xã (phương), huyện (quận) và khả năng đóng góp của mỗi địa phương để quyết định mức hỗ trợ cụ thể, vừa đảm bảo cho địa phương có cơ sở làm dịch vụ KHHGĐ, vừa giúp địa phương cải tạo lại trạm y tế xã (phường). Trong 3 năm từ 1994 đến 1998, riêng ngân sách trong nước của chương trình DS – KHHGĐ của Trung ương đã đầu tư 141 tỉ đồng để nâng cấp 3.00 trạm y tế phường và 200 cụm KHHGĐ khu vực. II.5.2. Hỗ trợ trang thiết bị cho các cơ sở làm dịch vụ KHHGĐ. Chương trình DS – KHHGĐ đã hỗ trợ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết cho dịch vụ KHHGĐ ở cả 3 tuyến xã (phường) , huyện (quận) và tỉnh (thành phố) nhằm đảm bảo trang thiết bị có chất lượng, góp phần đảm bảo an toàn kĩ thuật cho dịch vụ KHHGĐ. Ngoài ra, chương trình cũng đã dành kinh phí đầu tư trang thiết bị cho mỗi tỉnh một đội dịch vụ KHHGĐ lưu động để tạo điều kiện đi xuống cơ sở làm dịch vụ và truyền thông DS – KHHGĐ, tổ chức các đợt chiến dịch lồng ghép giữa truyền thông và dịch vụ DS- KHHGĐ. Danh mục trang thiết bị đã được Bộ Y tế qui định, Uỷ ban Quốc gia DS – KHHGĐ và Bộ y tế hướng dẫn cụ thể để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chủng loại và chất lượng thiết bị theo qui định. Sự hỗ trợ trang thiết bị cần thiết cho cơ sở làm dịch vụ KHHGĐ sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở này nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn kĩ thuật đối với người sử dụng biện pháp tránh thai. Tuy nhiê, chính sách này vẫn còn những điểm cần phải xem xét. - Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua trang thiết bị là có tính chu kì (tức là đến một niên hạn nhất định mới bổ sung), do đó đã không khuyến khích các cơ sở làm dịch vụ KHHGĐ bảo quản trang thiết bị, dụng cụ và bổ sung ngay những dụng cụ bị hỏng khi cần thiết. - Sự phối hợp không đồng bộ giữa xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị và đào tạo cán bộ kỹ thuật về dịch vụ KHHGĐ đã làm hạn chế tác dụng, hiệu quả của đồng vốn đầu tư. - Trong khi các cơ sở dịch vụ KHHGĐ công cộng được bao cấp toàn diện và được trải rộng trên tất cả các đơn vị hành chính (xã, phường, quận huyện, tỉnh thành phố) thì các cơ sở tư nhân phải lo liệu tất cả, do đó, dù các cơ sở tư nhân có cố gắng cũng khó mà có điều kiện để so sánh với cơ sở công cộng. II.6. Khuyến khích tập thể và cá nhân làm dịch vụ KHHGĐ: Nhằm khuyến khích tập thể và cá nhân làm dịch vụ KHHGĐ, Chiến lược DS – KHHGĐ đến năm 2000 đã xác định: “cơ sở và cá nhân làm dịch vụ kỹ thuật tránh thai đảm bảo an toàn kỹ thuật, có năng suất, có tín nhiệm được động viên, khen thưởng kịp thời. Tổ chức thi tuyển kỹ thuật viên giỏi và khuyến khích bằng nhiều hình thức phong phú. Người làm dịch vụ kỹ thuật tránh thai được hưởng chế độ thù lao và phụ cấp lưu động”. Các tập thể và cá nhân làm dịch vụ KHHGĐ ngoài phần tiền lương và cách chi phí chính theo qui định chung của Nhà nước, còn được hưởng phụ cấp làm thủ thuật, phẫu thuật KHHGĐ. Các cơ sở làm dịch vụ KHHGĐ, ngoài phần kinh phí hành chính và quản lý theo qui định chung của ngành y tế, bao gồm các khoản chi phí tính bình quân theo 1 giường bệnh, các khoản chi đặc thù của ngành y tế, các khoản mua sắm, sửa chữa và chi phí quản lý; Nguồn kinh phí của chương trình DS – KHHGĐ còn bố trí thêm một khoản kinh phí quản lí, công tác kỹ thuật và tổ chức thực hiện. Kinh phí tổ chức thực hiện được phân biệt theo các vùng lãnh thổ khác nhau, tuỳ thuộc vào địa hình phức tạp của từng khu vực. Chính sách khuyến khích tập thể và cá nhân làm dịch vụ KHHGĐ có ưu điểm là khuyến khích, bồi dưỡng những tập thể, cá nhân tích cực làm theo số lượng và chất lượng dịch vụ KHHGĐ, nhưng lại có những điểm không lợi, không hiệu quả nếu các thủ thuật viên không quan tâm đến khách hàng. Cũng đã có những cá nhân chạy theo số lượng mà không đảm bảo chất lượng kỹ thuật. III. nhóm chính sách về tổ chức – bộ máy ds – khhgđ III.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy DS – KHHGĐ Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ tư khoá VII đã xác định: “Kiện toàn Uỷ ban DS – KHHGĐ các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Cơ quan thường trực của Uỷ ban DS – KHHGĐ các cấp được từ Trung ương đến cơ sở. Cơ quan thường trực của uỷ ban DS –KHHGĐ các cấp được bố trí đủ cán bộ chuyên trách có năng lực, gắn chặt với các ngành, các cấp trong việc quản lí và điều phối việc thực hiện chương trình DS – KHHGĐ”. Kể từ khi bắt đầu hoạt động đến năm 1993, hệ thống làm công tác DS – KHHGĐ ở nước ta đã trải qua nhiều thay đổi với các mức tổ chức khác nhau. Từ Ban Vận động sinh để có kế hoạch do Thủ tướng Chính Phủ làm Trưởng ban, cơ quan trường trực được giao là Bộ Y tế, Uỷ ban Bảo vệ và mẹ và trẻ em được thành lập từ Trung ương đến cấp huyện, Uỷ ban là một cơ quan độc lập, trực thuộc chính phủ, với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo đã được hình thành đến các xã phường trong cả nước và quản lý dịch vụ KHHGĐ. Sau đó, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em giải thể, và chương trình DS – KHHGĐ do Bộ Y tế đảm nhận. Do nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động các lực lượng xã hội tham gia chương trình DS – KHHGĐ nên Uỷ ban Dân số và sinh đẻ có kế hoạch được thành lập ở Trung ương thành lập ở Trung ương với sự tham gia của nhiều ngành, cơ quan, đoàn thể và được đổi tên là Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Các địa phương đều không có Uỷ ban như ở Trung ương, công tác này vẫn do các trạm BMTE và SĐKH (cấp tỉnh) và đội SĐKH (cấp huyện) đảm nhiệm với nhiệm vụ chính là cung cấp các dịch vụ KHHGĐ. Có thể nói rằng trong suốt gần 30 năm (1963-1991), tổ chức bộ máy công tác DS – KHHGĐ luôn luôn có sự thay đổi nhằm tìm kiếm một bộ máy có hiệu lực trong việc điều phối và đáp ứng được yêu cầu xã hội hoá công tác DS – KHHGĐ. Song trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện, bộ máy chuyên trách vẫn tỏ ra yếu kém. Mặt khác, do còn nhiều điểm chưa được nhất quán trong việc lãnh đạo và chỉ đạo chương trình DS – KHHGĐ trong cả nước, nên cơ quan dân số không đủ quyền hạn và trách nhiệm để điều hành một chương trình cấp bách, khó khăn và rộng lớn như chương trình DS – KHHGĐ. Do đó, trong Nghị quyết lần thứ 4 BCHTW Đảng (Khoá VII) đã nhấn mạnh: “Hệ thống làm công tác DS – KHHGĐ phải được bố trí đến tận thôn, xóm, bản làng, phố phường để đưa công tác truyền thông DS – KHHGĐ và việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân”. Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/CP ngày 21 tháng 6 năm 1993 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy về lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS – KHHGĐ. Nghị định nêu rõ hai chức năng của Uỷ ban Quốc gia DS – KHHGĐ là quản lý Nhà nước về DS – KHHGĐ và điều phối chương trình DS – KHHGĐ. Nghị định cũng qui định rõ thành phần của Uỷ ban, cơ cấu bộ máy Uỷ ban DS – KHHGĐ ở các cấp, nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của từng ngành, đoàn thể thành viên v.v… Tuy nhiên, trong khuôn khổ Nghị định của Chính phủ, chỉ có cơ quan Trung ương được qui định cụ thể, các cấp còn lại là những qui định khung, có tính nguyên tắc. Việc xây dựng bộ máy từ tỉnh đến cơ sở như thế nào, phân câp chức năng, nhiệm vụ ra sao, cơ cấu thích hợp của bộ máy từng cấp, thành phần cán bộ v.v.. là những vấn đề cần được giải đáp để xây dựng được bộ máy hoàn chỉnh ở các cấp. Nhằm kiệm toàn bộ máy quản lý của uỷ ban dân số các cấp. Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt văn bản như Nghị định 42/CP ngày 21 tháng 6 năm 1993 của chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy về lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS – KHHGĐ, Thông tư 31/TTLB ngày 10 tháng 11 năm 1993 của Liên bộ Uỷ ban Quốc gia DS – KHHGĐ và Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ, Thông tư 37 UB/KHCS ngày 28 tháng 1 năm 1993 của Uỷ ban Quốc gia DS – KHHGĐ đã qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Quốc gia DS – KHHGĐ, Uỷ ban DS – KHHGĐ tỉnh, thành phố và quận, huyện, Ban DS –KHHGĐ xã, phường, cán bộ chuyên trách Dân số và cộng tác viên Dân số. Mô hình tổ chức bộ máy Uỷ ban DS –KHHGĐ các cấp được hình thành theo tầng bao gồm: - Tầng lãnh đạo Uỷ ban DS – KHHGĐ bao gồm lãnh đạo của Uỷ ban Nhân dân các cấp, lãnh đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cùng cấp và một lãnh đạo chuyên trách. - Tầng chuyên viên giúp việc là đội ngũ cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ thường trực của Uỷ ban DS – KHHGĐ các cấp. Mô hình tổ chức kiểu này đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản; + Huy động được toàn xã hội tham gia chương trình DS – KHHGĐ, một công tác có tính xã hội hoá cao và đòi hỏi phối hợp lồng ghép chương trình hành động của các ngành, đoàn thể và trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. + Có cơ quan chuyên trách đảm bảo sự điều hành và phối hợp chặt chẽ các lực lượng xã hội tham gia chương trình DS – KHHGĐ. Tuy chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng, song trên thực tế vẫn còn những bất cập trong mô hình tổ chức như: phạm vi trách nhiệm quyền hạn và sự lồng ghép của các ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội với chương trình DS – KHHGĐ như thế nào, mối quan hệ giữa bộ phận chuyên trách của Uỷ ban DS – KHHGĐ với các ngành, các cấp ra sao? v.v.. III.2. Chính sách đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách DS – KHHGĐ và cộng tác viên dân số: Chiến lược DS – KHHGĐ đến năm 2000 đã xác định: “Bố trí đủ cán bộ có năng lực cho cơ quan thường trực của Uỷ ban DS – KHHGĐ các cấp. Để giảm nhẹ biên chế Nhà nước, đồng thời có đủ cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ và tạo khả năng lựa chọn cán bộ, áp dụng cơ chế hợp đồng trong cơ quan thường trực Uỷ ban DS – KHHGĐ các cấp. Tỉ lệ hợp đồng trong cơ quan thường trực Uỷ ban DS – KHHGĐ là 20% đối với Trung ương, 30% đối với các tỉnh, thành phố, 40% ở cấp huyện và 100% ở cấp xã.” Hiện chưa có sự thống nhất về số lượng cán bộ của cơ quan chuyên trách Uỷ ban DS – KHHGĐ giữa các tỉnh, giữa các huyện cũng như phân công lao động cụ thể trong mỗi bộ máy. Tuy nhiên Nghị định 42/CP đã có tác động thúc đẩy tốt đến sự tăng nhanh số lượng cán bộ chuyên trách trong những năm gần đây. Chính sách cán bộ với Uỷ ban DS –KHHGĐ các cấp còn được vận dụng theo 2 chế độ là biên chế và hợp đồng, tuy nhiên chưa có chế độ cụ thể quy định riêng đối với lĩnh vực dân số, nên còn vận dụng chế độ khung do Nhà nước ban hành. Nhằm tạo điều kiện cho mạng lưới DS – KHHGĐ ở cơ sở hoạt động tốt, các thông tư hướng dẫn của Uỷ ban Quốcgia DS –KHHGĐ đã qui định chính sách như sau: III.2.1. Ban DS –KHHGĐ xã Ban DS – KHHGĐ xã thường xuyên kiểm điểm công việc đã làm được trong tháng và đề ra những nhiệm vụ công việc cho tháng sau. Chi phí cho công việc thường xuyên được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 20.000đ/tháng (240.000đ/năm). Ngoài ra để phục vụ cho công việc thường xuyên cần có các văn phòng phẩm cần thiết với mức chi bình quân 10.000đ/tháng (120.000đ/năm). Tùy theo qui mô dân số và địa hình phức tạp khác nhau của từng xã mà được tính theo hệ số khuyến khích theo qui định. III.2.2. Cán bộ chuyên trách xã: Theo nhiệm vụ đã qui định, cán bộ chuyên trách xã làm việc 100% thời gian và được coi như là Phó ban DS – KHHGĐ xã, nên đáng lẽ phải được hưởng mức thù lao bằng mức của trưởng hoặc phó bộ phận chuyên môn của xã. Song trên thực tế, nhiều cán bộ chuyên trách dân số xã làm việc kiêm nhiệm, nên Uỷ ban nhân dân các cấp đã điều chỉnh mức thù lao từ 50.000 đến 100.000đ/tháng. Hiện nay mức thù lao bình quân hàng tháng cho cán bộ chuyên trách dân số xã tính theo tỉnh, thành phố là 140.000đ/tháng. Trên thực tế, mức này vẫn chưa bằng mức thù lao của trưởng bộ phận chuyên môn, song một số cán bộ chuyên trách làm việc 100% được hưởng mức 160.000đ/tháng, còn một số cán bộ chuyên trách dân số vẫn kiêm nhiệm được hưởng 50.000 – 100.000đ/tháng theo qui định cụ thể của mỗi địa phương. III.2.3. Cộng tác viên: Số lượng cộng tác viên bình quân để tính kinh phí đầu tư cho một xã chuẩn (từ 7.000 đến 8.000 dân và ở vùng đồng bằng) là 12 người và mức thù lao hàng tháng cho 1 cộng tác viên là 20.000 đồng. Số lượng cộng tác viên cụ thể của từng xã được khuyến khích theo hệ số (nếu số dân tăng thêm 1000 người được tính thêm hệ số 0,1và đối với các vùng trung du, ven biển, miền núi thấp cũng được nâng thêm hệ số 0.1 vùng miền núi cao, hải đảo được nâng thêm hệ số 0,1 so với mức chuẩn ) III.3. Xây dựng và phát triển mạng lưới DS – KHHGĐ ở cơ sở. Cấp xã là cấp “tác chiến” của chương trình DS – KHHGĐ. Chiến lược DS – KHHGĐ đến năm 2000 đã xác định: “Mạng lưới DS – KHHGĐ cấp xã, phường được bố trí đến từng thôn, xóm, bản, làng và tổ dân phố”. Uỷ ban Quốc gia DS – KHHGĐ đã ban hành các văn bản qui định chức năng, nhiệm vụ của Ban DS- KHHGĐ xã, cán bộ chuyên trách xã và cộng tác viên DS – KHHGĐ. Đến nay đã có 100% xã, phường có Ban DS – KHHGĐ. Với đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên đông đảo, rộng khắp ở từng thôn, xóm, bản làng, họ đã trở thành lực lượng quyết định thắng lợi. III.4. Đào tạo nâng cao trình độ kĩ thuật, chuyên môn. Quyết định 270/TTg ngày 3/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược DS – KHHGĐ quy định: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống tổ chức DS – KHHGĐ” Hàng năm, ngân sách Nhà nước đã đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo (bao gồm cả đào tạo chính qui, chuyên tu, tại chức) để đào tạo y, bác sĩ, nữ hộ sinh trung học cơ sở học y tế. Tuy nhiên, nội dung đào tạo chưa phải là kĩ thuật chuyên sâu về ngành dịch vụ KHHGĐ. Do đó để đảm bảo cho y, bác sĩ và nữ hộ sinh trung học có đủ khả năng thực hành kỹ thuật về dịch vụ KHHGĐ, Chương trình DS – KHHGĐ đã có chính sách đào tạo tập huấn cho các thủ thuật viên và người giúp việc để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc phương pháp kỹ thuật mới trong dịch vụ KHHGĐ. Số lượng cán bộ được đào tạo và kinh phí đào tạo được giao cho địa phương, căn cứ vào nhu cầu thực tế đảm bảo về số lượng y bác sĩ làm kỹ thuật thực hành dịch vụ KHHGĐ và nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai của từng địa phương theo phân cấp đào tạo được qui định. Tuy nhiên, nhưng qui định cụ thể về chính sách đào tào còn có những điểm bất cập: Những cơ sở được phép đào tạo lại chưa khả năng đào tạo thực hành; những cơ sở dịch vụ KHHGĐ có khả năng đào tạo thực hành lại không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ cho học viên; nhiều địa phương đã đào tạo nhưng không cấp chứng chỉ và do đó, cán bộ được đào tạo lại không đủ cơ sở pháp lý để hành nghề. IV. nhóm chính sách về thông tin – tuyên truyền – giáo dục về ds – khhgđ IV.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể: Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khoá VII đã chỉ rõ: “Công tác DS – KHHGĐ phải là một nội dung trọng tâm trong chương trình hoạt động cụ thể của các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, là trách nhiệm của mỗi gia đình. Khong một tổ chức và cá nhân nào đứng ngoài cuộc vận động này. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở các cấp trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo công tách này, huy động toàn xã hội tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra”. Các vị lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, các vị chức sắc trong tôn giáo, những vị tiêu biểu cho đồng bào dân tộc, những người có uy tín trong cộng đồng và trong gia đình có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tuyên truyền vận động và có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục ý thức DS – KHHGĐ cho mọi công dân. Sự cam kết chính trị của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể được thể hiện trong việc cụ thể hoá chính sách chung thành chính sách, qui định, nội qui riêng của mình, trong việc trực tiếp tham gia vận động tuyên truyền, chỉ đạo trực tiếp các đơn vị thực hiện và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho chương trình. Kết quả triển khai thực hiện chính sách đã xác nhận sự cam kết chính trị khá cao của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương ở tất cả các cấp. Theo điều tra của Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá IX (tháng 8/1995) thì có tới 59,5% các địa phương có ban hành chính sách dân số và trung bình đã ban hành 1,7 văn bản. Trong đó khối Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ban hành 1,9 văn bản và khối các cơ sở, đoàn thể là 1,6 và 1,7 văn bản. Mặc dù kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của chương trình DS – KHHGĐ là thuộc ngân sách Trung ương, song với khả năng hạn hẹp chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nên các cấp chính quyền địa phương đã trích một phần kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình DS – KHHGĐ cam kết đẩy nhanh hơn việc thực hiện mục tiêu dân số ở địa phương mình. Theo đánh giá sơ bộ có khoảng 50% số tỉnh đã hỗ trợ 23 tỷ đồng năm 1996 cho Uỷ ban DS – KHHGĐ cấp tỉnh, thành phố. Cấp huyện quận và đặc biệt cấp xã phường cũng đã thể hiện sự cam kết và ủng hộ mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Uỷ Đảng và chính quyền có nơi, có lúc chưa đầy đủ, chưa đồng đều. Sự cam kết còn lỏng lẻo biểu hiện trên các mặt: chưa kiện toàn bộ máy làm công tác DS – KHHGĐ, chưa có những qui định riêng của địa phương hoặc chưa hỗ trợ thêm kinh phí cho chương trình, cũng như thiếu kiểm tra đôn đốc các hoạt động của chương trình trên địa bàn của mình. IV.2. Trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc thông tin – tuyên truyền – giáo dục về DS – KHHGĐ: Thông tin – tuyên truyền – giáo dục về DS – KHHGĐ là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình DS – KHHGĐ. Trong đó, vai trò của các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội là rất quan trọng. Từ năm 1961 (Quyết định 261/CP ngày 26/12/1961) đến nay, các chính sách về DS – KHHGĐ đều qui định: “Các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền vận động cho các hội viên, đoàn viên, các tầng lớp xã hội, các tầng lớp nhân dân ủng hộ và thực hiện chính sách DS – KHHGĐ. Đồng thời, chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực về bảo vệ sức khoẻ, giáo dục, văn hoá và môi trường”. Thực tế, chính sách này đã được triển khai rộng khắp và đến nay, tuyệt đại bộ phận các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội đã tích cực tham gia và coi đó là một trong những nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức mình. Các ngành y tế, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng, quốc phòng và nội vụ là các ngành có lực lượng cán bộ, công nhân viên đông đảo, các đoàn thể Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Tổng Liên đoàn lao động và các quần chúng, các hội nghề nghiệp như Cựu chiến binh, Kế hoạch hoá gia đình….đều là những lực lượng nòng cốt tham gia tuyên truyền KHHGĐ. Ban chỉ đạo công tác DS – KHHGĐ của các bộ, ngành, đoàn thể cũng lần lượt được thành lập, có bộ phận cán bộ chuyên trách giúp việc. Bên cạnh đó ngành Y tế đã có hệ thống chuyên trách chỉ đạo công tác dịch vụ KHHGĐ lồng ghép với chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em từ Trung ương đến huyện là một hệ thống rộng lớn chỉ đạo công tác tuyên truyền vận động trước hết đối với đối tượng của tổ chức mình và sau đó là tất cả các đối tượng cần vận động. Đồng thời với công tác tuyên truyền vận động, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội đã có những qui định riêng, những hoạt động lồng ghép DS – KHHGĐ với nhiệm vụ của mình. IV.3. Tiến hành đồng bộ các hoạt động truyền thông: Công tác DS – KHHGĐ không phải là công tác nghiệp vụ kỹ thuật đơn thuần, mà là công tác mang tính xã hội cao. Nhiệm vụ cơ bản của công tác này là làm chuyển biến từ nhận thức đến chấp nhận thực hiện KHHGĐ của mỗi người dân. Đây là một quá trình phức tạp, lâu dài bởi vì quá trình này diễn ra ở từng gia đình, từng người sống trong cộng đồng làng xã và chịu ảnh hưởng trực tiếp của cộng đồng ấy về mọi mặt kinh tế, văn hoá, tâm lý truyền thống. Mặt khác, thực hiện KHHGĐ là sự tự nguyện của mỗi người dân và do đó phải tiến hành đồng bộ các hoạt động tuyên truyền ở mọi thời gian, mọi địa điểm và trong mọi hoạt động một cách liên tục, thường xuyên. Chương trình DS – KHHGĐ đã dành một khoản kinh phí hàng năm cho các ngành, đoàn thể ở Trung Ương, ở tỉnh, huyện, xã để chủ động tổ chức các hoạt động truyền thông thích hợp. Mỗi ngành, mỗi cấp căn cứ tình hình cụ thể của mình mà tiến hành các hoạt động truyền thông theo sự điều phối chung. Việc triển khai các hoạt động truyền thông được phân cấp cụ thể đã đảm bảo cho việc tiến hành các hoạt động truyền thông được đồng bộ, tránh sự trùng lặp và mang lại hiệu quả thiết thực. Trên thực tế thời gian qua các hoạt động truyền thông được tiến hành đa dạng, sôi nổi và phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của các nhóm dân cư, dân tộc và điều kiện địa lý của từng vùng lãnh thổ. Kinh phí cho hoạt động truyền thông được phân bổ cho các ban ngành Trung ương và định mức cho các địa phương theo qui mô dân số và đặc điểm địa lý cụ thể của mỗi địa phương. Các hoạt động truyền thông có tác dụng trực tiếp hoặc có tác dụng riêng biệt đối với đông đảo quần chúng nhân dân được bố trí riêng, nhằm đảm bảo sự thống nhất chung của toàn bộ chương trình DS – KHHGĐ trong toàn quốc (như các cơ quan thông tin địa chúng, các chiến dịch truyền thông lồng ghép và thi tuyên truyền viên giỏi ở các cấp). Tổ chức các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ đến tận làng, bản, nơi có mức sinh cao, trình độ dân trí thấp nhằm gây ấn tượng mạnh, tạo sự ủng hộ của cộng đồng với việc chấp nhập áp dụng biện pháp tránh thai và qui mô gia đình nhỏ. Thông qua các hoạt động truyền thông mà sự hiểu biết về DS – KHHGĐ của nhân dân, trước hết là của phụ nữ có chồng đã tăng lên trong những năm qua. IV.4. Mở rộng các hình thức tuyên truyền – vận động – giáo dục về DS – KHHGĐ Chiến lược DS – KHHGĐ đến năm 2000 đã xác định: Chủ đề trọng tâm xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn của chiến lược là: “Kế hoạch hoá gia đình để thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Thông tin, giáo dục, tuyên truyền nhằm vào nâng cao nhận thức, hiểu biết và cam kết hành động ở mọi đối tượng, tầng lớp, tổ chức trong xã hội phù hợp với những vấn đề liên quan đến dân số và phát triển bền vững (bao gồm: các gia đình, các cặp vợ chồng, các cá nhân, những người uy tín, các nhà lãnh đạo cộng đồng, các đoàn thể, tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ, các nhà sáng tác, các nhà lập chính sách….) Các nội dung bao gồm những chủ đề khác nhau như dân số – phát triển và chất lượng cuộc sống; dân số – tăng trưởng kinh tế lâu bền, dân số, nghèo đói – môi trường v.v.. Mỗi nhóm đối tượng có khả năng thích ứng với từng chủ đề và cách tiếp cận tuyên truyền, vận động khác nhau bởi vì mỗi nhóm có đặc điểm riêng về điều kiện sống, về tâm lý. Thứ nhất, khuyến khích mọi người tham gia sáng tác nội dung bằng nhiều thể loại: kịch, phim, truyện, thơ ca, phóng sự, bình luận, quảng cáo, tranh biếm hoạ…Trên thực tế, chính sách này được triển khai thực hiện khá phong phú và đã làm cho công tác tuyên truyền có nhiều nội dung hay, hấp dẫn và thuyết phục lòng người, tiếp cận được với nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Việc xây dựng nội dung tuyên truyền, vận động là vấn đề rất quan trọng để tạo môi trường xã hội thuận lợi cho việc thực hiện gia đình ít con, tạo niềm tin bền vững vào chính sách DS – KHHGĐ của Nhà nước. Tuy nhiên, việc xây dựng nội dung tuyên truyền vận dụng cũng cần được chia theo giai đoạn của chiến lược và theo nhóm đối tượng. Thứ hai, mở rộng các hình thức tuyên truyền vận động, tiến hành nhiều loại hình tuyên truyền là chiến lược của công tác tuyên truyền, vận động. Chiến lược quan tâm đến tuyên truyền vận động trực tiếp, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng và các loại hình truyền thông hỗ trợ khác. Tuyên truyền vận động trực tiếp là hình thức chủ yếu. Sử dụng đội ngũ cán bộ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội làm tuyên truyền viên và đội ngũ cán bộ chuyên trách, các cộng tác viên dân số, đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên nhằm tác động trực tiếp đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ cũng như mọi người dân thuộc các nhóm đối tượng khác nhau. Hỗ trợ các câu lạc bộ dưới nhiều hình thức, tổ chức các buổi nói chuyện, chiếu phim, hội thảo, tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, vận động thông qua một loạt các kênh tuyên truyền bao gồm: hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, văn học, nghệ thuật, văn nghệ quần chúng, panô khẩu hiệu, tranh cổ động, tranh vui, tranh phê bình, văn hoá phẩm, các loại sách báo kỹ thuật và các loại hình truyền thông khác, tạo dư luận xã hội ủng hộ chính sách DS – KHHGĐ và hỗ trợ truyền hình trực tiếp. Việc ưu tiên tuyên truyền vận động trực tiếp đối với các nhóm đối tượng ở vùng miền núi, miền biển và hải đảo. …đã tạo khí thế hoạt động sôi nổi tại cơ sở. Có thể nói rằng với hình thức tuyên truyền vận động trực tiếp mà đội ngũ tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể và đội ngũ cộng tác viên trực tiếp thực hiện làm cho không chỉ phong trào về DS – KHHGĐ mà còn cả phong trào ở xã bấy lâu chìm lắng, nay đã khơi động ở các vùng quê. Xây dựng các mô hình truyền thông DS – KHHGĐ để phát huy thế mạnh của các ban, ngành, đoàn thể đối với từng nhóm đối tượng đặc thù: thanh niên, phụ nữ, nông dân, quân đội, công an, các vị chức sắc tôn giáo, giáo dân, học sinh, cộng đồng người dân tộc ít người. Các mô hình đã huy động được sự tham gia đông đảo của các ban, ngành, đoàn thể: - Mô hình nhóm nhỏ và phụ nữ không sinh con thứ . - Mô hình nam nông dân thực hiện KHHGĐ và Gia đình nông dân 6 chuẩn mực. - Mô hình câu lạc bộ gia đình trẻ và câu lạch bộ tiền hôn nhân. - Mô hình huy động giáo viên tiểu học và trung học cơ sở làm truyền thông DS – KHHGĐ. - Mô hình vận động các chức sắc tôn giáo tham gia công tác truyền thông DS – KHHGĐ. - Mô hình đồn điền biên phòng tham gia công tác DS – KHHGĐ. - Mô hình đội vệ sinh phòng dịch quân khu làm công tác truyền thông DS – KHHGĐ. - Mô hình cấp huyện lồng ghép TGT dân số với dịch vụ KHHGĐ. IV.5. Khuyến khích sản xuất sản phẩm truyền thông: Sản phẩm truyền thông là một công cụ quan trọng, không những có tác dụng tích cực đối với các đối tượng cần tuyên truyền vận động mà còn rất hữu ích đối với các tuyên truyền viên ở các cấp khi sử dụng trong công tác tuyên truyền, vận động của mình. Các chủ trương và chính sách cụ thể cũng đã ưu tiên cho lĩnh vực này, thông qua việc nghiên cứu, thử nghiệm, huy động các nhà sáng tác để sản xuất sản phẩm truyền thông mẫu, nhân bản và sản xuất sản phẩm truyền thông cung cấp cho các đơn vị làm truyền thông và cấp trực tiếp cho các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ. Chính sách khuyến khích các sản phẩm truyền thông trong chương trình DS – KHHGĐ khá rõ ràng và có sự phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương. Ngoài ra, chính sách về sản phẩm truyền thông còn tạo điều kiện cho địa phương và mỗi cộng đồng. Quá trình triển khai chính sách này cho thấy : Các sản phẩm truyền thông được phát hành rất đa dạng và phong phú và được cung cấp trực tiếp cho các đối tượng, các hộ gia đình, đặc biệt là cuốn “Cẩm nang hạnh phúc gia đình”, tờ rơi, tờ bướm về các biện pháp tránh thai, những hình tượng được thể hiện trong các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng thường ngày của nhân dân, cũng như các tờ thông tin, quảng cáo tại các trung tâm khu dân cư. IV.6. Đầu tư trang thiết bị truyền thông Nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền vận động, đảm bảo cho việc tuyên truyền vận động trực tiếp thêm hấp dẫn, có sức thu hút và thuyết phục đông đảo người tham dự, chính sách đã qui định chế độ đầu tư trang thiết bị truyền thông thiết yếu nhất cho các cấp tuyên truyền vận động. Việc bổ sung trang thiết bị truyền thông cho các cấp đã có tác dụng thiết thực nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động và góp phần làm chuyển biến nhận thức về DS – KHHGĐ trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đề ra. Tuy nhiên chính sách đầu tư trang bị truyền thông là trang bị lần đầu, chưa có chính sách khuyến khích các cấp tự bảo quản, duy trì và sửa chữa thường xuyên nên đã có phần hạn chế các cấp chủ động tạo nguồn, tích lũy để đầu tư trang thiết bị bổ sung. IV. 7. Tập huấn nâng cao kỹ năng cho tuyên truyền viên các cấp Kỹ năng tuyên truyền vận động và kỹ năng tiếp cận với từng nhóm đối tượng là một nghệ thuật khá phong phú. Vì vậy công tác tập huấn không chỉ bồi dưỡng kiến thức về DS – KHHGĐ, không chỉ cung cấp nội tuyên truyền vận động mà còn cung cấp kỹ năng tuyên truyền (phương pháp tuyên truyền, cách thể hiện) và kỹ năng tiếp cận với từng nhóm đối tượng, tạo cho các tuyên truyền viên có thể xử lý được mọi tình huống khi gặp các đối tượng có nhiều cách khác nhau. Chính sách tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho tuyên truyền viên không chỉ đại trà cho mọi tuyên truyền viên mà còn tập trung lựa chọn cho một số tuyên truyền viên chính của mỗi cấp, tạo cho các tuyên truyền viên ở các cấp từ Trung ương đến địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện chính sách này là: Đội ngũ tuyên truyền viên ở các cấp không ổn định, thường có sự biến động, do đó trình độ và kiến thức của tuyên truyền viên không đồng đều, nên rất khó lựa chọn nội dung cũng như phân loại tuyên truyền viên để tập huấn bồi dưỡng theo các khoá đào tạo khác nhau. Mặt khác, để việc bồi dưỡng kỹ năng cho tuyên truyền viên đạt hiệu quả cao phải sử dụng các kinh nghiệm, những vấn đề đã từng gặp phải trong thực tế. Song do mới thực hiện việc thi tuyên truyền viên giỏi, nên chưa có tổng kết rút kinh nghiệm. IV. 8. Hỗ trợ các hình thức giáo dục dân số: Nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp cho nhân dân là một trong những nhân tố tác động bền vững và lâu dài nhất đến sự phát triển dân số ổn định. Đồng thời với chương trình giáo dục văn hoá, nghề nghiệp, tiến hành chương trình giáo dục dân số trong nhà trường ở tất cả các cấp học. Để đạt hiệu quả cao nhất, giáo dục dân số phải được bắt đầu ngay từ tiểu học và tiếp tục ở tất cả các cấp của giáo dục chính quy và không chính quy có tính đến các quyền, trách nhiệm của cha mẹ và tính đến các nhu cầu của trẻ em và trẻ tuổi vị thành niên. Tiến hành tổng kết chương trình giáo dục dân số trong nhà trường để hoàn thiện nội dung và phương pháp giáo dục, nâng cao tính hiệu quả của giáo dục dân số, làm cho thế hệ trẻ chấp nhận gia đình ít con như một chuẩn mực xã hội. Xúc tiến xây dựng chương trình giáo dục dân số ngoài nhà trường bằng nhiều hình thức và nội dung thích hợp cho thanh niên, phụ nữ, đoàn viên công đoàn, hội viên Hội nông dân, lực lượng vũ trang và mọi đối tượng khác. Chương trình giáo dục dân số cần được nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm và đánh giá chương trình nhằm đảm bảo nội dung phù hợp với từng lứa tuổi trên cơ sở cung cấp đầy đủ các vấn đề quan trọng liên quan đến dân số và để chống lại lệch lạc, hiểu sai về các vấn đề đó. Để đảm bảo cho chương trình giáo dục dân số ngoài nhà trường có hiệu quả và hữu ích cho cộng đồng, chương trình giáo dục dân số ngoài nhà trường có hiệu quả và hữu ích cho cộng đồng, chương trình giáo dục dân số phải phù hợp với nền văn hoá của dân tộc có sự tham gia tích cực của cha mẹ, gia đình, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, những người già và những nhà lãnh đạo cộng đồng. Tóm lại, trải qua hơn 30 năm, kể từ khi ban hành văn bản pháp quy đầu tiên, Quyết định 216/CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn, cho đến nay công tác DS – KHHGĐ đã trở thành “một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội hàng đầu của nước ta”. Trong hơn 30 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách dân số trực tiếp và những kinh tế – xã hội có liên quan tác động đến dân số. Các chính sách dân số nói trên thể hiện sự tiến bộ và đổi mới trong nhận thức cũng như việc thể chế hoá công tác DS – KHHGĐ, là cơ sở để nhìn nhận khác quan các kết quả đã đạt được cũng như tiếp tục tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, còn có một số hạn chế cần khắc phục: Thứ nhất, chính sách dân số còn thiếu đồng bộ, chưa toàn diện. Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ tập trung vào mục tiêu chủ yếu của công tác dân số là hạn chế mức sinh mà ít quan tâm đến các vấn đề khác của dân số (như chất lượng, cơ cấu và sự phân bố dân số) Thứ hai, các chính sách dân số vẫn còn dừng lại ở những quy định riêng lẻ, rời rạc, các biện pháp mà chính sách dân số đưa ra chủ yếu là tuyên truyền, vận động, giáo dục, thiếu những biện pháp pháp luật. Do đó, việc thực hiện chính sách chưa được triển khai thống nhất, hiệu quả. Vì vậy, một trong những giải pháp cơ bản của công tác dân số – KHHGĐ trong thời gian tới là sửa đổi và ban hành những chính sách dân số trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt là những văn bản quy phạm pháp luật (như Luật hoặc Pháp lệnh) điều chỉnh những vấn đề liên quan đến dân số nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như động lực thúc đẩy phong trào quần chúng, khuyến khích mọi người thực hiện Chương trình DS – KHHGĐ. Đây cũng chính là một trong những giải pháp cơ bản của chiến lược DS – KHHGĐ đến năm 2000 (Quyết định 270/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03 tháng 6 năm 1993) Kết luận và khuyến nghị 1. Mặc dù sự phát triển nhanh chóng dân số làm trầm trọng thêm khó khăn kinh tế – xã hội và môi trường của các nước nghèo nhưng chỉ riêng “sức ép” này chưa đủ để các Chính phủ tác động hoặc tác động tích cực đến quá tình dân số nhằm điều chỉnh toàn bộ tình trạng dân số nói chung và hạ thấp mức sinh nói riêng. Sự giúp đỡ của Quỹ dân số LHQ là yếu tố bên ngoài và hoạt động của các NGO, của các nhà hoạt động chính trị, khoa học và xã hội trong nước là các điều kiện quan trọng thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số quốc gia. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc nắm bắt, phân tích, dự báo tình trạng dân số và tác động của nó đến sự phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế để giúp Nhà nước có được chính sách dân số hợp lý, kịp thời trong từng giai đoạn. 2. Mục tiêu của chính sách dân số ở các nước đang phát triển cho đến nay tập trung vào việc giảm sinh. Quá nhấn mạnh khía cạnh này, mục tiêu của chính sách dân số đã không chú ý đến vấn đề cân bằng giới và ít đề cập vấn đề chất lượng dân cư thông qua việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo, dị dạng cho đời sau. Hiện nay, một số nước đã phải chịu hậu quả này và đã có biện pháp khắc phục, dù muộn. Chính sách dân số ở nước ta trong thời gian tới phải chú ý đến cân bằng giới tính khi sinh cũng như trong phân bố dân cư. Cần đề cập nội dung về chất lượng dân số thông qua quy định điều kiện kết hôn, ly hôn, đình sản, sử dụng các BPTT khác và nạo phá thai… 3. Sự xung đột giữa quyền tự quyết của cá nhân, mục tiêu của Nhà nước và giáo lý trong chính sách dân số là không tránh khỏi. Việc giải quyết xung đột này không thể giống nhau giữa các nước giàu và nước nghèo, giữa các nền văn hoá khác nhau và trong điều kiện tài nguyên khác nhau. Không thể chỉ nhấn mạnh và chỉ biết quyền của cá nhân mà phải cần đối với trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Do vậy, thưởng và phạt mang tính giáo dục để đạt được mục tiêu là hoàn toàn cần thiết. 4. Khi đã đạt được TFR = 2,7 ở mức TFR của nước ta vào năm 1996, nhiều nước trong đó có cả nước lớn như Trung Quốc và đảo nhỏ như Hồng Kông, nước đã phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Canada và nước nghèo đang phát triển như ThaLan, Indonesia, nước nghèo định hướng XHCN và các nước TBCN đều đã đạt được mức sinh thay thế, chỉ sau 5 –6 năm, tối đa là 10 năm. Vì vậy, mục tiêu đạt mức sinh thay thế vào năm 2005 của Việt Nam là có cơ sở thực tiễn và chương trình quốc gia nên nhấn mạnh thời hạn này, thậm chí có thể rút ngắn hơn nữa. 5. Bộ máy tổ chức làm công tác DS – KHHGĐ ở nước ta hiện nay thuộc mô hình của các nước lớn, sức ép dân số lên các vấn đề KT-MT mạnh mẽ và theo chiều hướng tiêu cực như ở Trung Quốc, Paskistan, Indonesia có thể coi là hợp lý. Tuy nhiên, cần hỗ trợ phát triển và có mối liên hệ chặt chẽ hơn nữa với NGOs. Đây là bài học quý của hầu hết các nước Châu á, thể hiện rõ KHHGĐ là “của dân, do dân và vì dân” 6. KHHGĐ nói riêng và toàn bộ vấn đề dân số nói chung liên quan đến sức khoẻ, tính mạng của từng người, hơn nữa ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Do vậy, KHHGĐ phải có cơ sở pháp lý đầy đủ và cụ thể. ở nước ta, cơ sở pháp lý của KHHGĐ mới dừng ở mức chung thấp là Hiến pháp. Luật KHHGĐ chưa có, các văn bản dưới Luật thì còn tình trạng thiếu thống nhất, chưa đủ cụ thể để cơ sở triển khai dễ dàng, nên đã gây ra tình trạng bất công bằng trong thưởng phạt, chất lượng dịch vụ, hiệu quả dịch vụ chưa cao. Vì vậy, cần xây dựng các Luật cụ thể hơn, như các nước có Luật đình sản, Luật nạo phá thai và các văn bản có tính pháp lý cao nhằm xử lý tình trạng vi phạm chính sách dân số, làm cơ sở pháp lý vững chắc cho chương trình. I – E – C cung cấp dịch vụ, bảo cân đối giới tính…Điều này đặc biệt khi mục tiêu 1 đến 2 con được thực hiện, trong hoàn cảnh vẫn còn tập quán “ưa thích con trai” và điều kiện kỹ thuật cho phép biết trước giới tính của thai nhi. Cần bổ sung ngay điều luật cấm dịch vụ xác định giới tính của thai nhi và nạo phá thai vì lựa chọn giới tính của con. Luật pháp cũng cần góp phần ngăn chặn sự ra đời của quái thai, những đứa trẻ dị dạng. Điều này có nghĩa là kết hôn, mang thai được kiểm soát chặt chẽ đối với một số người mắc bệnh hiểm nghèo và tăng cường trách nhiệm tư vấn cho nhóm đói tượng này. 8. Do hoàn cảnh kinh tế – xã hội – môi trường – dân số ở các địa phương rất khác nhau, Nhà nước cần cho phép một số tỉnh/thành phố ban hành các chính sách riêng đề cập những vấn đề mới, nóng bỏng liên quan đến vấn đê giới/chất lượng dân số của địa phương. Những chính sách như vậy được thay đổi một cách linh hoạt. 9. Sự suy giảm mức sinh không phải chỉ diễn ra theo một chiều. Mức sinh có thể bùng lên khi chính sách nới lỏng (kinh nghiệm của Trung Quốc trong những năm 1980 - 1981). Vì vậy, cần duy trì sức mạnh của chính sách cho tới khi mức sinh thay thế đạt được một cách bền vững. Kèm theo đó là mức đầu tư không giảm sút ngay cả khi mức sinh thay thế đã đạt được. 10. Chính sách dân số thành công chỉ trên cơ sở địa vị phụ nữ được cải thiện. Chính sách và Luật pháp phải hỗ trợ phụ nữ có được sự bình đẳng với nam giới trong giáo dục, đào tạo, việc làm, bảo hiểm xã hội…Trong lĩnh vực dân số cần đảm bảo quyền lựa chọn cho phụ nữ trong kết hôn/ly hôn/ tránh đẻ/thụ tinh nhân tạo/hỗ trợ mang thai và sinh đẻ, nhận nuôi con nuôi và điều trị vô sinh… Những kinh nghiệm chính sách và Luật pháp của nước ngoài trong lĩnh vực dân số rất phong phú và khá đầy đủ. Học tập kinh nghiệm nước ngoài một cách chọn lọc chắc chắn sẽ góp phần hoàn thiện luật pháp và chính sách dân số của nước ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgdfgdf_1543.pdf
Luận văn liên quan