Tối giản về gam màu, đơn giản về đường nét nhưng lại biểu đạt những
vấn đề nhạy cảm, phức tạp, các bức tranh vẽ về vấn đề đồng tính tạo cho
người xem những ấn tượng đặc biệt. Qua tìm hiểu về nội dung và hình thức
các tác phẩm biểu đạt vấn đề đồng tính trong chương 2, ta có thể thấy được
đặc điểm về bố cục, hình thể, màu sắc, không gian, ánh sáng những biểu
hiện của yếu tố tạo hình trong các tác phẩm vẽ về chủ đề đồng tính của mỹ
thuật Việt Nam hiện đại. Hay nói cách khác, đó là những yếu tố chính để thể
hiện quan niệm, tư duy của họa sỹ thể hiện trên tác phẩm, thông qua tác phẩm
để truyền tải nội dung. Đối với các tác phẩm biểu đạt về vấn đề đồng tính,
việc thể hiện quan niệm của tác giả không chỉ được thể hiện rõ, mà còn biểu
hiện chính là tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, họa sĩ không muốn trói buộc
mình mà muốn tìm tòi cái mới, cách thể hiện mới, đó chính là đưa cảm xúc và
quan điểm của mình vào trong ý tứ tranh
106 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông gian nền mà tạo
không gian ngay trên mặt chủ thể với các góc, cạnh, được thể hiện sắc nét, tạo
bề nổi ấn tượng. Mặc dù độ sáng tối được dùng để thể hiện bố cục, mặt phẳng
và hình thể, nhưng khi nhìn tổng thể thì độ sáng tối. Các tác phẩm biểu đạt
vấn đề đồng tính sử dụng nhiều chất liệu hội họa để tích cực tìm tòi ngôn ngữ
của nghệ thuật tạo hình thông qua bút pháp cá nhân để thể hiện không gian.
Từ tả thực, ấn tượng, cách điệu - biểu hiện dân gian đến trừu tượng... Tất
cả được các họa sĩ thể hiện bằng ngôn ngữ của nghệ thuật, tận dụng được
nhiều ưu điểm của các chất liệu để xử lý kỹ thuật tương quan đường nét,
sáng tối, đậm nhạt của màu sắc, làm toát lên không gian trong hội họa vừa
độc đáo vừa khác lạ. Có nhiều tác phẩm phản ánh phong cách tạo hình độc
đáo nhờ vào kỹ thuật giải quyết không gian trong tranh của các họa sĩ. Đó
chính là quá trình chuyển biến từ không gian theo khuynh hướng hiện thực
sang lối không gian biểu hiện trừu tượng, định hình không gian sáng tạo
mới, ấn tượng và truyền cảm.
Các họa sĩ biểu đạt về vấn đề đồng tính thường thể hiện ở các tác phẩm
là một cách xử lý không gian khác nhau nhưng cùng tạo nên sự đồng hiện của
các nhân vật trong tranh. Trong một số tác phẩm, chủ đề hướng tới tính hiện
55
thực nhưng không gian trong các tác phẩm có sự mô tả cảnh vật cùng con
người khá thống nhất theo phép viễn cận cổ điển. Như tranh Hôm nay trời đẹp
(Hình 2.11) của Nguyễn Minh Thành, tác giả sử dụng không gian cổ điển làm
nền tảng cho sự phát triển thành không gian nghệ thuật được chuyển hóa từ
màu và hình. Cũng bằng kỹ thuật xử lý hình và màu khoáng hoạt, Nguyễn
Minh Thành đưa vào tranh cái không gian mênh mang của mây trời, hơi
sương và nước, dung hòa với những chân dung nhân vật. Không gian tạo hình
như được hòa quyện trong không gian bao la của thiên nhiên. Tác giả lấy gam
màu ghi, nâu, xám, trắng làm chủ đạo khiến cho toàn bộ bức tranh là một màu
ghi, nâu tím nhẹ nhàng, bình yên.
Bên cạnh lối diễn tả hiện thực còn có những tác phẩm diễn tả phương
pháp khai thác môtip trang trí từ vốn cổ dân tộc, như tranh Trước gương
(Hình 2.20), Chúng ta về đâu (Hình 2.24), Thỏa thuận (Hình 2.25) của Phạm
Tuấn Tú. Ở đây tác giả mô tả hình ảnh các khối hình cơ thể nhân vật cùng
những bóng đen tạo không gian có lớp lang trong - ngoài, gần - xa. Kỹ thuật
sử dụng sơn dầu luôn tạo ra ranh giới của các mặt đối lập, mảng, hình, màu
được diễn tả đan cài trong các môtip trang trí làm cho bức tranh có hiệu quả
khác biệt. Những mảng màu tối của bóng đen phía sau làm cho không gian
trong tranh như vừa mang tính truyền thống vừa phá cách trong lối diễn tả.
Những tác phẩm này cơ bản được khai thác lối vẽ truyền thống, là mối
quan hệ màu sắc, hình khối, đường nét cùng không gian hiện thực đa góc
nhìn. Chủ đề phản ánh tạo ra sự khác biệt với các phong cách sáng tác khác,
tạo ra những mức độ và sự chuyển đổi màu sắc tinh tế. Bên cạnh sắc độ là sự
no đầy và chiều sâu của màu. Đặc biệt lối vẽ chuyển sắc đã làm cho màu trở
nên sâu hút, màu pha quyện vào nhau theo tỷ lệ tùy ý để tạo ra các màu khác
nhau, khó lường trước, mỗi họa sĩ có thể tìm ra bảng màu của mình để tạo
thành sự riêng biệt trong sáng tạo.
56
Tranh Chúng ta về đâu (Hình 2.24) của Phạm Tuấn Tú lại mang đến
cho người xem một góc nhìn từ đời sống đô thị hiện đại, các nhân vật đứng
uốn éo trong các điệu nhảy hiện đại trong không gian chật chội. Hình tượng
các cô gái mặc váy áo ngắn, mải mê ngắm cơ thể mình trong các dáng vặn
người không quan tâm đến xung quanh. Tác giả khai thác hình tượng nhân vật
có từ hiện thực cuộc sống, nhưng ẩn sâu trong nội dung tác phẩm là một
thông điệp về sự phát triển của xã hội vừa hiện đại vừa vô tình làm mất đi
những kết nối thân thiết giữa con người với con người, dường như có nhiều
điều khiến con người quan tâm hơn sự nhìn và thấy trong thực tại. Bằng kỹ
thuật xử lý hình và màu tác giả đã có lối nhìn độc đáo trong cách khai thác
chủ đề nhân vật trong tranh. Yếu tố không gian tạo hình như được phân định
trong không gian của hiện thực, tác giả sử dụng màu sắc nhằm tạo ra ranh giới
của các mặt đối lập, mảng, hình, màu được diễn tả đan cài trong các nhân vật
có các thế hệ và phản ánh lối sống của con người hiện đại thông qua cử chỉ,
trang phục trong xã hội hiện đại. Màu sắc kết hợp với trang trí làm cho bức
tranh có hiệu quả biểu đạt cao, hướng tới sự đồng cảm về nhận thức thẩm mỹ
mới trong bối cảnh toàn cầu nhưng vẫn lấy không gian tạo hình hiện thực làm
tiền đề sáng tác. Đây cũng chính là những điểm trong mỹ thuật Việt Nam,
đồng thời đánh dấu những sáng tạo và khả năng diễn tả không gian trong
tranh của các họa sĩ Việt Nam.
Thiên về khuynh hướng biểu hiện, tranh The sadness X (Hình 2.14),
The sadness V (Hình 2.15), của Lý Trần Quỳnh Giang mang đến chân dung
của những con người cô độc trong không gian, hình ảnh nhân vật suy tư, ánh
mắt nhìn về nơi xa hoặc nhìn thẳng trực diện vào người xem. Trên cơ sở phát
huy được thế mạnh của chất liệu sơn dầu, tác giả đã thể hiện chân dung mang
tính hiện thực kết hợp với kỹ thuật sử dụng không gian trong tác phẩm khá
thống nhất, nhấn mạnh cá tính của nhân vật trong tranh cũng là nhờ vào ưu
điểm biểu cảm gợi hình, gợi khối trong tranh. Tác giả vận dụng những ưu
57
điểm của chất liệu sơn dầu là tính ngẫu nhiên của màu được pha trộn cùng ý
tưởng sáng tạo của nghệ sĩ đã giúp cho bức tranh đạt được những tiêu chí của
một tác phẩm chân dung mang cá tính nhân vật cũng như đạt giá trị nghệ
thuật cao.
Không gian huyền ảo, trừu tượng được Trương Tân lựa chọn để kể câu
chuyện của mình, bộc lộ suy nghĩ cá nhân. Qua tác phẩm, ta thấy như các họa
sĩ không chỉ có sự đồng điệu với thế giới thực tại mà còn trăn trở, cố gắng
diễn tả cái bên trong bản chất của nghệ thuật. Chính vì vậy, không gian nghệ
thuật trong mỗi tác phẩm lúc như bay bổng lúc lại ngưng đọng bởi khả năng
tạo mảng, màu của chất liệu sơn mài.
Tác phẩm Spread The Love (Hình 2.2), How to be an Angel (Hình 2.3),
The groom (Hình 2.4) của Trương Tân là lối kể chuyện mang tính hiện đại
gắn liền với đời sống thực, được các tác giả thể hiện bằng những vẻ đẹp của
thời đại, những khát vọng và tình yêu cuộc sống con người. Bằng ngôn ngữ
của hội họa, mỗi bức tranh như toát lên một không gian đồng hiện, ảo vọng
cùng nhiều suy tư, trăn trở được ẩn giấu trong chiều sâu tác phẩm. Tác phẩm
đặt một bố cục phức hợp với nhiều mảng hình, màu đan xen, chồng chất lên
nhau. Tác giả sử dụng những ưu điểm của sơn mài để sắp đặt những gam màu
tương đồng, làm tăng sức biểu cảm của không gian. The groom (Hình 2.4)
như biểu hiện của sự chật chội, chen chúc, tạo ra thứ không gian ba chiều vừa
lập thể vừa trừu tượng cùng tính chất động, tác giả đã gợi ý cho các tuyến,
đường tạo thành những lớp lang của không gian. Vì vậy, người xem như đọc
được không gian bên trong và không gian bên ngoài, chúng luôn tương hỗ
cho nhau tạo thành khối thống nhất liên kết trong tổng thể bức tranh. các nhân
vật được tạo hình bằng những chu vi của nét và mảng màu bẹt. Một kỹ năng
thể hiện không gian đồng hiện, lan tỏa khắp bề mặt tranh, thứ không gian như
được lạ hóa dàn trải trên bề mặt bức tranh.
58
Hầu hết các tác giả đi theo phong cách mình đã chọn một cách ổn định,
có chăng là sự thay đổi về chủ đề, những biến động trong trải nghiệm và cảm
xúc sáng tạo. Chính vì vậy, cái đẹp ngày càng trở nên khó nắm bắt, không
gian tạo hình trở thành một khái niệm hay một phạm trù vô cùng phong phú,
tạo sự hấp dẫn cho nhiều nghệ sĩ. Ánh sáng trong tranh vẽ chủ đề đồng tính,
có lẽ nổi bật nhất là trong các tác phẩm của Phạm Tuấn Tú. Bởi mỗi một vật
chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn sáng khác nhau nên cực khó. Để làm được
điều này, đòi hỏi người họa sĩ phải có một kiến thức uyên bác về vật lý quang
học, toán học, hóa học... và sự dày công trong quan sát, tìm tòi học hỏi ở
nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên. Cách diễn đạt không gian, ánh sáng,
màu sắc trong tranh kiểu tự nhiên chủ nghĩa. Sắc độ đậm nhạt hợp lý, xử lý và
sử dụng ánh sáng, bóng tối như một phương tiện kỹ thuật để thể hiện tư
tưởng, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Bằng sự quan sát tinh tế, kỹ
và trong lúc làm việt lại hết sức tỉ mỉ, chậm rãi, Tuấn Tú luôn đặt nhân vật
vào tình huống điển hình, chọn động tác khó để đặc tả. Xem tranh của Tuấn
Tú không đơn thuần xét về góc độ giới tính. Sự nhập nhằng của vẻ bên ngoài,
nội tâm, tâm linh là một phần trong quá trình sáng tác nhưng không hẳn là
nhân tố quyết định... với bút pháp trộn lẫn sự giễu cợt, vẻ cao ngạo pha lẫn cô
độc để kể về những câu chuyện giữa người với người, có thể rất nhân bản,
hoặc rất lạnh lẽo bi ai.
Với những tranh Sự thật méo mó 6, 7, 8 (Hình 2.31-2.33) của Trương
Tiến Trà, ánh sáng không được diễn tả theo quy luật thường thấy của hội họa.
Bắt đầu từ những người đồng tính chơi với Trà, qua cuộc sống, số phận, và
những yêu buồn giận hờn trong tình yêu của họ, Trà đã chọn đề tài để thể
hiện, đó là tình yêu. Những bóng hình quyện chặt vào nhau, quyết liệt, dữ dội.
Nó không có những nét tinh tế tỉ mỉ mô tả ánh sáng trong không gian như
trong mỹ thuật cổ điển nhưng toát lên ở những nét quấn quýt thô mộc đó là độ
nóng bỏng, rừng rực sức sống của những người yêu nhau. Ánh sáng trong
59
tranh được thể hiện hàm chứa ngay trong những màu đỏ, cam, lam nóng rực,
lấp lánh sáng trong ánh sáng tình yêu của những người đồng tính.
Tiểu kết chương 2
Tối giản về gam màu, đơn giản về đường nét nhưng lại biểu đạt những
vấn đề nhạy cảm, phức tạp, các bức tranh vẽ về vấn đề đồng tính tạo cho
người xem những ấn tượng đặc biệt. Qua tìm hiểu về nội dung và hình thức
các tác phẩm biểu đạt vấn đề đồng tính trong chương 2, ta có thể thấy được
đặc điểm về bố cục, hình thể, màu sắc, không gian, ánh sáng những biểu
hiện của yếu tố tạo hình trong các tác phẩm vẽ về chủ đề đồng tính của mỹ
thuật Việt Nam hiện đại. Hay nói cách khác, đó là những yếu tố chính để thể
hiện quan niệm, tư duy của họa sỹ thể hiện trên tác phẩm, thông qua tác phẩm
để truyền tải nội dung. Đối với các tác phẩm biểu đạt về vấn đề đồng tính,
việc thể hiện quan niệm của tác giả không chỉ được thể hiện rõ, mà còn biểu
hiện chính là tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, họa sĩ không muốn trói buộc
mình mà muốn tìm tòi cái mới, cách thể hiện mới, đó chính là đưa cảm xúc và
quan điểm của mình vào trong ý tứ tranh.
Hội họa Việt Nam hiện đại vẽ về chủ đề đồng tính đã chiếm một vị trí
đáng kể trong sáng tác của các họa sĩ. Vì vậy mỗi tác phẩm chứa đựng rất
nhiều cảm xúc không chỉ của tác giả mà cả của nhân vật được vẽ trong tranh,
có nhiều sự khám phá, thể nghiệm mới mẻ góp phần vào thành công chung
của nền hội họa Việt Nam hiện đại. Song song với sự đa phong cách, những
sáng tác đã đạt được chiều sâu nhất định. Sức sống bền chặt của nghệ thuật và
năng lượng sáng tạo của nghệ sĩ như gắn kết các tác phẩm để trở thành tiếng
nói mạnh mẽ. Điều đó được thể hiện trong nghệ thuật của mỗi tác phẩm. Cái
đẹp dường như chất chứa cái cá tính luôn đồng hành đi trên con đường khám
phá.
60
Chương 3
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. Những thành công của việc biểu đạt vấn đề đồng tính trong hội họa
Việt Nam hiện đại
Thành công đầu tiên trong việc biểu đạt vấn đề đồng tính trong hội họa
Việt Nam hiện đại có lẽ là vấn đề ý tưởng và cách diễn đạt ý tưởng một cách
nhẹ nhàng, tinh tế với một chủ đề mang tính chất nhạy cảm như vấn đề đồng
tính. Ý tưởng thực chất là nội dung của một vấn đề được nêu ra cho một công
việc cần thực hiện, nghiên cứu, thiết kế, sáng tác. Các thi sỹ sáng tác thơ phải
có ý thơ, có tính tư tưởng, nhân văn... Những nội dung đó chính là ý tưởng, là
linh hồn của bài thơ. Có như vậy, bài thơ mới có giá trị văn học sâu sắc. Các
nhà văn cũng vậy, muốn viết truyện ngắn, tiểu thuyết,... đầu tiên phải có ý
tưởng, ý tưởng được chứa đựng ngay ở cái tên và xuyên suốt toàn bộ nội dung
của tác phẩm. Đến các nhạc sĩ, kiến trúc sư trình tự thực hiện để có được một
tác phẩm hay, một công trình đẹp cũng đều phải có ý tưởng từ lúc sơ khai. Có
như vậy, sản phẩm mới có chỗ đứng và sống mãi được trong xã hội.
Trong nghệ thuật hội họa, ý tưởng cũng có vai trò rất quan trọng. Tài
năng của một họa sĩ chính là chắt lọc ý tưởng từ những trải nghiệm trong thực
tế cộng với tư duy sáng tạo. Cuối cùng là thể hiện ý tưởng của mình lên tác
phẩm bằng cảm xúc và theo một hoặc nhiều phong cách nghệ thuật khác
nhau. Vì vậy, trong lĩnh vực nghệ thuật, ý tưởng là sự khởi đầu, đồng thời
cũng là cốt lõi thẩm mỹ của sự sáng tạo. Với vấn đề đồng tính đầy nhạy cảm,
nếu người nghệ sĩ không có ý tưởng cho một bức tranh, tất cả những kỹ năng
vẽ tranh sẽ trở nên vô dụng. Ý tưởng và nghệ thuật thể hiện tạo nên phong
cách của tác phẩm. Một bức tranh thường được bắt đầu từ một ý tưởng hay
cảm hứng nảy sinh. Đối với những hoạ sĩ đã thành thục về kỹ thuật, có thể vẽ
những gì mình muốn, thì tìm ý tưởng là phần khó nhất trong quá trình sáng
61
tạo một bức tranh bởi ý tưởng phải độc đáo, phải là của riêng mình. Hơn nữa,
chỉ độc đáo thôi chưa đủ. Cái mới sẽ chóng chán nếu thiếu sự nhất quán giữa
ý tưởng và hình thức.
Các nghệ sĩ theo đuổi đề tài này trong những năm qua đã có nhiều ý
tưởng hay để biểu đạt cho vấn đề nhạy cảm đối với bản thân (nếu họ thuộc
cộng đồng LGBT) và đối với xã hội. Mỗi người có con đường tiếp cận riêng
với vấn đề này. Có người thể hiện chân dung tự họa mình dưới một giới tính
khác, có người thể hiện giới tính thực của họ khi soi gương, có người thể hiện
sự khao khát yêu đương với người cùng giới tính, có người thể hiện bản ngã
của mình một cách trực diện, mặc cho xã hội đánh giá sao thì đánh giá.
Một thành công khác trong việc biểu đạt về vấn đề đồng tính của hội
họa Việt Nam hiện đại là đã tạo nên một hệ thống các tác phẩm mỹ thuật cất
lên tiếng nói phản biện trước sự kỳ thị của xã hội đối với cộng đồng này, đòi
công lý cho người đồng tính. Lời kêu gọi này chủ yếu xuất phát từ nhận thức
là người ta sinh ra không có quyền chọn giới tính. Khi không có lỗi thì không
thể bị khép vào luật hình sự. Tuy nhiên, nhận thức này không xóa bỏ được
hình dung đó là khiếm khuyết, giống như tàn tật bẩm sinh, vì thế khó tránh
khỏi kỳ thị tâm lý. Và điều mà mà nghệ thuật biểu đạt về vấn đề đồng tính của
hội họa có thể và cần làm lại là giải quyết kỳ thị tâm lý. Những lý do thường
được viện dẫn là: Những giá trị cơ bản mà loài người coi trọng như tình yêu,
dũng cảm, thật thà, tài năng, tài sản, sự sáng tạo đều không phụ thuộc vào
việc người đó đồng tính hay dị tính. Thay vì việc giải quyết kỳ thị giới tính,
các nghệ sĩ đi bàn về tình yêu, khả năng sáng tạo là những chủ đề không
trực tiếp liên quan nhưng qua đó để nói lên tiếng nói phản biện sự kỳ thị của
xã hội, bảo vệ người đồng tính.
Một thành công khác trong việc biểu đạt vấn đề đồng tính trong hội họa
Việt Nam hiện đại là khiến cho người xem thấy được phần nào vẻ đẹp của
tình yêu đồng tính. Các bức tranh dường như thuyết phục là tình dục đồng
62
tính là một điều bình thường trong cuộc sống, nó đẹp như tình yêu của những
người không thuộc thế giới LGBT. Trong các bức tranh, người xem đều cảm
nhận được sự hân hoan tưng bừng. Đó là muốn nói tới sự hân hoan, sung
sướng của những cá thể cộng hưởng khi gặp nhau được thể hiện trực tiếp,
hoàn hảo, đẹp và bền vững như tình dục khác giới. Đồng tính là sự ngưỡng
mộ vẻ đẹp nội tại, niềm sung sướng tràn trề của từng cá thể và khi gặp nhau
thì chia sẻ với nhau, cộng hưởng với nhau. Kể cả khi không gặp nhau, không
quấn vào nhau, chỉ một mình hoặc đứng cách nhau thì niềm hân hoan này vẫn
cứ linh đình. Các bức tranh thể hiện một niềm say mê điên cuồng chính là
định nghĩa về cái đẹp.
3.2. Những hạn chế của việc biểu đạt về vấn đề đồng tính trong hội họa
Việt Nam hiện đại
Trong đời sống nghệ thuật, nhiều tác phẩm thể hiện về vấn đề đồng tính
liên tục xuất hiện tại các triển lãm mỹ thuật gần đây và được nhìn nhận bình
đẳng với mọi nội dung, chủ đề khác. Không những thế, nhiều tác phẩm nghệ
thuật để lại dấu ấn tốt đẹp trong giới chuyên môn cũng như công chúng yêu
nghệ thuật. Tuy nhiên, một thực tế rằng nghệ thuật thể hiện vấn đề đồng tính
trong hội họa Việt Nam hiện đại đang phát triển manh nha, tự phát theo xu
hướng cá nhân mà chưa có tính phổ quát rộng rãi, cũng như chưa xác lập
được vị thế trên trường nghệ thuật quốc tế. Về vấn đề này có nhiều nguyên
nhân nhưng tựu chung xuất phát từ mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, đó là vấn đề còn nghèo nàn về ý tưởng sáng tác. Họa sĩ không
thể tìm ra ý tưởng cho một bức tranh nếu không có định hình sẵn về phong
cách hay thể loại, chủ đề của bức tranh mà tác giả hướng tới. Ngoài ra, để trở
thành một họa sĩ có nhiều ý tưởng, bên cạnh yếu tố về sức tưởng tượng phong
phú và trực giác nhạy cảm đối với những hiện tượng trong cuộc sống thông
qua việc quan sát thực tế, thì người họa sĩ cũng cần biết học hỏi từ những bậc
thầy đi trước, từ những tác phẩm đã có. Đó không phải là sao chép, mà từ việc
63
học hỏi ấy, các họa sĩ tự rút ra bài học và vận dụng vào phong cách hội họa
riêng của bản thân để tạo nên những tác phẩm của chính mình. Cái mới sẽ
xuất phát từ chính nền tảng kiến thức hội họa được tích lũy cộng với trực giác
cá nhân.
Nghệ thuật không đơn thuần là sự thể hiện cảm xúc mà phải được định
hình bởi ý tưởng và trí tuệ. Đó là các yếu tố đưa đến bố cục, sự hài hoà...
trong hội họa. Và cũng là những điều khiến một người cần thời gian rèn
luyện, học tập để có thể trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp. Mặc dù có nhiều
tác phẩm được đánh giá là thành công trong việc biểu đạt vấn đề đồng tính,
nhưng một số họa sĩ theo đuổi đề tài này vẫn vướng vào một sự lặp lại về ý
tưởng trong biểu đạt, đó là sự thể hiện về tình dục đồng tính. Điều này được
lặp đi lặp lại quá nhiều trong các tác phẩm tạo nên sự nhàm chán khi xem liên
tục các tác phẩm của một hay vài tác giả. Một trong số đó là các tác phẩm của
họa sĩ Trương Tiến Trà. Trong triển lãm“Sự thật méo mó”, anh trưng bày
hàng chục tác phẩm biểu đạt vấn đề đồng tính qua các tư thế làm tình của các
cặp đôi đồng tính. Điều này tạo nên một sự nhàm chán cho người thưởng thức
bởi mới đầu, người xem có thể thấy hấp dẫn bởi cảm giác bị va đập về thị
giác trước cách thể hiện trực diện và táo bạo này. Song, sau đó, đi cả phòng
tranh, các tác phẩm chỉ toàn màu xanh lam và đỏ với tư thế hai cơ thể quặp
chặt nhau khiến người xem không thấy thực sự thoả mãn bởi ý tưởng và hình
thức để biểu đạt về vấn đề này bởi đồng tính không nghèo đến mức chỉ có
vậy. Hay với tác giả khác như Nguyễn Minh Thành, các tác phẩm anh vẽ chân
dung tự họa mình trong hình ảnh một cô gái cứ lặp đi lặp lại trong các bức
tranh cũng khiến một số công chúng thưởng thức cảm thấy khó chịu với cảm
giác cứ bị nhìn mãi một thứ.
Thứ hai, hội họa về vấn đề đồng tính đôi khi còn chưa được nhìn nhận
một cách chính thống trong các triển lãm mang tầm vóc quốc gia, đôi khi ở
quy mô triển lãm cá nhân cũng không được duyệt về nội dung cũng như hình
64
thức biểu đạt, cho nên những tác phẩm này dường như chưa được xem trọng.
Điều này đã dẫn đến hội họa với chủ đề đồng tính không được hiểu theo đúng
những giá trị của nó, cả từ phía nghệ sĩ sáng tác cũng như công chúng thưởng
thức. Điển hình cho hạn chế này là việc các tác phẩm hội họa biểu đạt vấn đề
đồng tính của nghệ sĩ Trương Tân không được triển lãm trong suốt những thời
gian đầu tiên mới xuất hiện. Và sau này, khi anh quay trở lại triển lãm trong
Triển lãm nhóm“Mình nói gì khi mình nói chuyện tình” thì một số tác phẩm
của anh vẫn bị yêu cầu gỡ xuống sau khai mạc với lý do quá nhạy cảm. Hay
tác phẩm Bà ta của nghệ sĩ Lý Trần Quỳnh Giang bị gỡ xuống trước giờ khai
mạc của triển lãm “Festival nghệ sĩ trẻ toàn quốc năm 2007” ở Hà Nội với lý
do: vi phạm thuần phong mỹ tục.
Thứ ba, một số chủ đề của nghệ thuật hội họa biểu đạt vấn đề đồng tính
còn mang tính chất tự sự, cô độc, có cảm giác như nghệ sĩ cố tình xa rời, xa
lánh cuộc sống đời thường, gây cảm giác khó hiểu với một số người xem như
những tác phẩm của Lý Trần Quỳnh Giang. Một số tác phẩm khác lại một
phần nào đó gây phản cảm đối với một số người xem như tranh của Phạm
Tuấn Tú. Nhiều tác phẩm của Tuấn Tú biểu đạt vấn đề đồng tính chưa phù
hợp với mỹ cảm của cộng đồng nên gây nhiều phản ứng trái chiều đối người
thưởng ngoạn như những tác phẩm Ô môi, Bóng... tạo sự kỳ thị ngay từ cách
đặt tên cũng như cách biểu đạt một cách thái quá những nhân vật trong tác
phẩm của tác giả này.
Thứ tư, những nghệ sĩ hội họa biểu đạt vấn đề đồng tính chủ yếu làm
việc đơn lẻ, chưa có sự cộng tác, cộng hưởng để tạo nên sự lan tỏa, sự phát
triển chưa mang tính hệ thống. Những vấn đề của nghệ thuật hội họa biểu đạt
vấn đề đồng tính đang phải đối diện với sự kỳ thị trên cả phương diện tác
phẩm và tác giả, chúng cần thời gian thích nghi và tiếp biến cho phù hợp với
văn hóa Việt Nam tôn sùng những yếu tố truyền thống, những quan niệm dân
gian xưa cũ mà chúng tồn tại.
65
3.3. Những bài học rút ra từ việc biểu đạt vấn đề nội tâm, giới tính trong
sáng tác hội họa
Một vài năm trở lại đây, nghệ thuật hội họa nói chung và hội họa biểu
đạt vấn đề đồng tính nói riêng xuất hiện một số gương mặt nghệ sĩ trẻ với
những tìm tòi, thử nghiệm đa dạng và mới mẻ. Họ tiếp cận các vấn đề nhạy
cảm một cách trực diện hơn, thể hiện sức trẻ một cách hồ hởi hơn. Những bài
học về sự thành công và cả sự thất bại của các đàn anh đã được các họa sĩ sau
này đem ra đúc rút. Nghệ sĩ hội họa biểu đạt vấn đề đồng tính với những
thành công ban đầu, đã đem lại nhiều hy vọng cho tương lai của nghệ thuật
tạo hình Việt Nam. Tuy nhiên, đánh giá về sự thành công đối với hướng đề tài
này, nhiều nhà phê bình lại đánh giá cao về việc biểu đạt nội tâm trong sáng
tác hội họa của các nghệ sĩ nữ, và trên quan điểm của tôi, tôi cũng cho rằng,
những tác phẩm thành công, đánh động đến tâm thức người xem hướng về
cộng đồng này nghiêng về các nghệ sĩ nữ với lối thể hiện riêng, rất nữ tính
của họ.
Nếu như những nghệ sĩ nam của thế hệ đầu của nghệ thuật hội họa biểu
đạt vấn đề đồng tính là những người đầu tiên mang thế giới nội tâm mình vào
tác phẩm, một hành động mới mẻ trong môi trường nghệ thuật mòn mỏi và
sáo rỗng của những thập kỷ trước, thì dường như các nghệ sĩ nữ là những
người bây giờ tiếp tục hành trình mổ xẻ và tự vấn bản thân. Họ làm việc đó
một cách quyết liệt, tới mức ta có cảm giác nó liên quan tới việc sống còn của
họ. Lý Trần Quỳnh Giang và Gabby Quỳnh Anh Miller là những ví dụ điển
hình cho xu hướng này. Trong “Ốm à?” triển lãm mang tính tự sự của Lý
Trần Quỳnh Giang tại Vietart Center, sự cô đơn lặng lẽ toát ra từ các chân
dung chỉ toàn là mắt và những ngón tay khẳng khiu. Ở một nhóm tranh khác,
những hình khỏa thân nữ của chị cũng có những cái nhìn ám ảnh, không
buông tha như vậy. Cái đau được thể hiện một cách không cầu kỳ, không phô
trương hay nổi loạn. Nó đã được chấp nhận, đã trở thành một phần của thế
66
giới nội tâm của tác giả, và do vậy, nó thậm chí cũng không đi tìm sự an ủi từ
người khác. Gabby Quỳnh Anh Miller cũng vậy, chị không cố gắng lên gân
hay cường điệu, chiến đấu cho cộng đồng LGBT một cách mạnh mẽ, gào thét
về khao khát như các tác giả nam theo đuổi hướng đề tài này mà chỉ miêu tả
chân dung chị trong hình ảnh của một người đàn ông lặng lẽ, đơn giản vậy
thôi nhưng lại vô cùng hiệu quả, đánh động vào tâm trí người xem bởi tinh
thần nhân văn của tác phẩm.
Bằng những thủ pháp về hình thể, màu sắc. nghệ thuật hội họa của
Gabby Quỳnh Anh Miller đưa người xem dường như đang bước vào thế giới
nội tâm của nhân vật trong tranh. Một thế giới nội tâm lẻ loi, giằng xé giữa
hình hài vốn có của người phụ nữ và bên còn lại là khát khao trở thành một
người đàn ông. Cô gái đã rời bỏ hình ảnh người phụ nữ đầy quyến rũ để thực
hiện khát khao cháy bỏng trở thành một người đàn ông. Cô gái đồng tính ấy
muốn được sống là chính mình, tranh truyền tải đến người xem sự giằng xé
trong tâm hồn của cô gái
Với chủ đề về tình yêu đồng giới, các họa sĩ Việt Nam hiện đại đã mang
đến cho người yêu tranh những giây phút lắng đọng, cũng như cảm xúc mới
lạ về những góc nhìn thật khác trong tình yêu. Từ xưa tới nay, tình yêu là đề
tài muôn thủa, được các nghệ sĩ thể hiện chân thực, cũng có phút ảo diệu bằng
nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Cũng chính từ đó, những người yêu
nghệ thuật được trải qua hết cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc
khác: có yêu thương, có giận hờn, có dằn vặt, có day dứt... Với hội họa biểu
đạt vấn đề đồng tính, tình yêu luôn mang đến những cảm xúc “khó tả”, có thể
vỡ òa bằng tiếng khóc nức nở, có lúc bay bổng như đôi chim nghiêng cánh
cao vút tận trời xanh, lúc thì im ắng như một vùng tĩnh mịch chỉ nghe được
như tiếng thở dài.
Nếu như trước đây, cuộc sống của người đồng tính thường chỉ được đề
cập mờ nhạt qua sách báo và phim ảnh, thì hiện nay “thế giới thứ ba” lại hiển
67
hiện sắc nét trong nhiều tác phẩm sân khấu, âm nhạc, hội họa và nhiếp ảnh.
Với hội họa, hầu như các tác phẩm, dù thể hiện các khía cạnh khác nhau, hình
thức thể hiện khác nhau nhưng đều mang một thông điệp chia sẻ, cảm thông.
Với thông điệp ấy, người xem như bước chân vào thế giới thứ ba - thế giới
của những người bị tạo hóa trêu ngươi khi trao cho thân thể không đúng. Và
đương nhiên, dưới sự khắc họa chân thực của các nghệ sĩ, thế giới ấy không
hề đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ. Suy cho cùng thì mang giới tính gì, tất cả
cũng đều là con người, đều biết yêu thương và có quyền sống đúng với tình
cảm của mình.
Nếu trong giai đoạn đầu, các họa sĩ đồng tính của Việt Nam sáng tác
tranh là để nói về chính mình và những mối tình của mình. Thì hiện tại, nhiều
họa sĩ sử dụng đồng tính như một yếu tố để phục vụ mục đích nghệ thuật.
Trương Tân, Phạm Tuấn Tú lồng tình yêu đồng giới vào nhiều bối cảnh,
không gian khác nhau để tăng kịch tính và khai thác nội tâm nhân vật. Còn
với Lý Trần Quỳnh Giang, Nguyễn Minh Thành là lý giải sự cô đơn của một
thế hệ. Hiện nay, họa sĩ vẽ về đề tài đồng tính không nhất thiết phải là người
đồng tính, đó là thay đổi cho thấy đồng tính đã trở thành một đề tài hội họa
phổ biến chứ không quá riêng biệt nữa.
Như thế, trong sáng tác hội họa về vấn đề đồng tính với hệ thống các tác
phẩm những năm qua cũng cho thấy rằng, các tác phẩm chỉ đơn thuần mang
tính mô tả động tác, cử chỉ, hình dáng của người đồng tính sẽ có sức ảnh
hưởng ngắn ngủi, nếu so với tác phẩm hội họa có dụng ý nghệ thuật, hàm ý
sâu xa, bộc lộ nội tâm sâu sắc. Bởi, trong tương lai không xa, xã hội sẽ cởi mở
hơn với người đồng tính và những hình ảnh đơn thuần mang tính mô tả hình
ảnh người đồng tính trong cuộc sống ngoài đời sẽ không còn quá lạ lẫm và
độc đáo.
Mặt khác, một thứ yêu cầu cao không chỉ ở cái tâm, sự nhân văn của
người sáng tác mà mặt khác còn là bản lĩnh và sự công tâm của công chúng
68
khi xem tác phẩm. Một nghệ sĩ đưa ra sản phẩm theo cách nhìn của họ, dựa
trên vốn sống của họ, đó chỉ là một góc nhỏ, nếu người thưởng thức nghĩ phải
có những góc nhìn khác nữa thì họ nên mong đợi ở tác phẩm khác. Tuy nhiên,
đến cuối cùng, trong mỗi tác phẩm, đã có những con người có giới tính bình
thường chợt nhận ra rằng: Dù bạn là ai, bạn cũng có quyền được là chính
mình, được ở bên cạnh người mình yêu thương. Tất cả mọi người, không
phân biệt xu hướng tính dục đều cần được đối xử công bằng và tôn trọng
như nhau. Ðể xã hội không kỳ thị với người đồng tính cần cung cấp cho
mọi người kiến thức đầy đủ về người đồng tính. Ðó là xu hướng tình dục
không phải là lựa chọn của mỗi người mà là điều sẵn có, đồng tính không
phải là bệnh. Nó cũng không lây như nhiều người nghĩ. Khi có được những
hiểu biết đúng đắn sẽ dẫn đến thay đổi tích cực về hành vi, thái độ với
người đồng tính.
Lâu nay, công chúng Việt Nam quen tiếp cận vấn đề đồng tính một cách
gián tiếp. Gần thì cũng chỉ là những tác phẩm hội họa ý tứ thể hiện vấn đề
đồng tính, còn xa hơn nữa là những biểu đạt mang tính tế nhị hay những lời
đồn đoán về giới tính thật của nghệ sĩ. Trong vài năm trở lại đây, cùng với
trào lưu công khai giới tính cũng như đòi quyền kết hôn cho người đồng tính
ở nước ngoài, các họa sĩ trong nước mới bắt đầu "mon men" đến những mảng
sáng của đề tài này. Những nhân vật hiện diện trong tranh, tác phẩm hội họa
về đề tài đồng tính bỗng nhiên trở thành một món đặc sản mới lạ.
Tuy nhiên, không phải món đặc sản nào cũng vừa miệng tất cả mọi
người, thậm chí nó chỉ đáp ứng khẩu vị của số ít. Ngoài một số tác giả, tác
phẩm gây được mối quan tâm và đồng cảm sâu sắc, nhiều tranh còn phản ánh
sai lệch, cường điệu gây nhàm chán cho khán giả và đã nhận được cái lắc đầu
của cả những người đồng tính.
Ngay cả các tác phẩm của Trương Tân, Phạm Tuấn Tú, Trương Tiến Trà
khi mới ra mắt công chúng, giống như một cú sốc vào nhận thức, điểm nhìn.
69
Một điều chắc chắn là kể cả những người làm nghệ thuật, cũng rất lạ lẫm với
cách khai thác đề tài trực diện này. Tuy nhiên, dũng cảm đối mặt của các nhân
vật, về cơ bản, giống như một thứ vũ khí im lặng nhưng mạnh mẽ, đánh tan
những định kiến của công chúng về người đồng tính, tình đồng tính. Những
tác phẩm này như một bước "xé rào" ngoạn mục, làm tới số những gì công
chúng vẫn mong đợi nhưng vì e dè, những người làm nghệ thuật vẫn làm ngơ
hoặc làm quá tay đến mức không còn nhận ra nhân dạng vấn đề.
Rõ ràng công chúng rất khoan dung và đồng cảm trước vấn đề giới tính
này, miễn là mọi sự rõ ràng và không dung tục. Ðó là bàn đạp để kích thích sự
sáng tạo của người họa sĩ cũng như khuyến khích những người đồng tính
dũng cảm công khai giới tính thật. Một mặt, lợi dụng vấn đề đồng tính để gây
chú ý, hòng tìm kiếm sự nổi tiếng sẽ không qua nổi con mắt tinh tường của
công chúng hiện đại. Những trường hợp các họa sĩ với các "chiến dịch" lên
báo mập mờ về giới tính, quá trình chuyển giới hoặc lợi dụng mạng xã hội để
PR giới tính thứ ba một cách lố bịch là sự "khai tử" chính danh tiếng và sự
nghiệp hoặc đã có hoặc chưa thể hình thành.
Tất cả các tác phẩm, dù thể hiện các khía cạnh khác nhau, hình thức thể
hiện khác nhau nhưng đều mang một thông điệp chia sẻ, cảm thông. Với
thông điệp ấy, người xem như bước chân vào thế giới thứ ba - thế giới của
những người bị tạo hóa trêu ngươi khi trao cho thân thể không đúng. Và
đương nhiên, dưới sự khắc họa chân thực của các nghệ sĩ, thế giới ấy không
hề đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ. Suy cho cùng thì mang giới tính gì, tất cả
cũng đều là con người, đều biết yêu thương và có quyền sống đúng với tình
cảm của mình.
Ðồng tính là một đề tài hấp dẫn, nhưng nếu không thận trọng, khéo léo
khai thác sẽ trở thành một trào lưu dễ dãi, dung tục hóa. Vấn đề của những
người làm nghệ thuật cũng như giới truyền thông là cần cân nhắc giữa hai
70
phạm trù lạm dụng hay giới hạn mỹ cảm mà thôi. Muốn thế, lao động nghệ
thuật phải thật sự nghiêm túc và khoa học.
Tiểu kết chương 3
Những tác phẩm của các họa sĩ về chủ đề đồng tính như những tuyên
bố mạnh mẽ về tình yêu vốn còn gặp phải nhiều áp lực từ dư luận. Không chỉ
đưa đến những cung bậc cảm xúc khác nhau về tình yêu đồng giới, có “hỉ, nộ,
ái, ố” mà họa sĩ còn mang đến những góc nhìn mới mẻ về tình yêu, đơn
giản nhưng cũng đầy tinh tế. Trên thế giới, đồng tính đã được công nhận và
được mọi người đón nhận. Nhưng ở Việt Nam, đây vẫn là vấn đề nhạy cảm.
Nhiều người vẫn còn kỳ thị và cái nhìn “khắt khe” về người đồng tính. Vì thế,
những tác phẩm của các họa sĩ về vấn đề nhạy cảm này đã đóng góp một
tiếng nói ủng hộ tâm tư, tình cảm, nội tâm của người đồng tính qua những tác
phẩm hội họa. Qua những bức tranh, người xem sẽ hiểu và nhìn nhận sâu
rộng hơn, cảm thông cho những người đồng tính, đọng lại trong lòng người
xem những cảm xúc mới lạ, sự cảm mến và trân trọng tình yêu đồng tính.
71
KẾT LUẬN
Đồng tính hay còn gọi là đồng tính luyến ái là một bộ phận tất yếu của
xã hội loài người. Song do sự trái tự nhiên của nó, theo quan niệm chung phổ
biến cổ kim đông tây, kiểu tình yêu không bình thường ấy đã và đang bị dè
bỉu, kỳ thị và đối xử bất công thiên hình vạn trạng, xuyên suốt lịch sử loài
người, cho tới tận hôm nay. Đáng ngạc nhiên, mặc dù khoa học đã cho thấy rõ
ràng rằng đồng tính đã tồn tại trong thế giới loài vật từ khi sự sống ra đời,
nhìn nhận đối với nó vẫn rất ít thay đổi hay thay đổi rất chậm. Vẫn bị xem là
thứ yếu hay kỳ cục, cuộc đấu tranh cho bình đẳng và tự do của đồng tính vẫn
không ngừng được tiến hành đầy quyết tâm và bền bỉ. Trong cuộc đấu tranh
không cân sức đó, văn học nghệ thuật đóng vai trò chủ đạo, ngày một nổi bật
và có tính quyết định.
Nghệ thuật hội họa biểu đạt về vấn đề đồng tính xuất hiện và phát triển
tại Việt Nam trong khoảng thời gian hơn ba thập kỷ nhưng đã tác động không
nhỏ đến đời sống nghệ thuật nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây,
nhiều tác phẩm hội họa Việt Nam đã nói lên được những trăn trở, suy tư của
nghệ sĩ với thời cuộc theo đúng ngôn ngữ đặc trưng riêng của vấn đề nhạy
cảm này. Tuy nhiên, cần thêm thời gian để một số phương thức biểu đạt của
nghệ thuật hội họa về đồng tính được công chúng biết đến, đón nhận nhiều
hơn, cũng như những giá trị của nghệ thuật hội họa chủ đề đồng tính đóng
góp cho sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật Việt Nam được ghi nhận
một cách đúng nghĩa.
Nghệ thuật hội họa biểu đạt vấn đề đồng tính xuất hiện tại Việt Nam từ
khoảng nửa đầu thập kỷ 90, sau những năm đầu thành công của Mỹ thuật hiện
đại sau Đổi mới (cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX). Từ những tác phẩm hội họa
vào đầu thập kỷ 90 cho tới nay, các tác phẩm hội họa biểu đạt vấn đề đồng tính
đã phát triển trên một chặng đường hơn ba thập kỷ và đã xuất hiện nhiều nghệ
72
sĩ chuyên sáng tác với các chất liệu hội họa khác nhau. Với một chặng đường
chưa dài, song nghệ thuật hội họa biểu đạt vấn đề đồng tính đã để lại dấu ấn
đậm nét trong đời sống nghệ thuật Việt Nam hiện nay ở nhiều bình diện.
Thật ra, tư duy đổi mới là một yếu tố không thể tách rời trong sáng tạo
nghệ thuật và sự chuyển biến qua các thời kì của nền mĩ thuật hiện đại Việt
Nam đã nói lên điều đó. Tuy nhiên, chúng ta nói đến thời điểm năm 1986 để
nói đến sự thừa nhận trong đường lối của Đảng về lĩnh vực sáng tạo văn hóa
nghệ thuật.Vào giai đoạn đó, có thể nói mỹ thuật chính là lĩnh vực đi đầu
trong số các ngành nghệ thuật về sự đổi mới. Những triển lãm quan trọng, gây
ảnh hưởng tới tư duy sáng tác của các họa sĩ trẻ. Từ những tác phẩm hội họa
về đồng tính của Trương Tân năm 1993-1994 tại Trường Đại học Mỹ thuật
Hà Nội đến những tác phẩm hội họa của Lý Trần Quỳnh Giang, Phạm Tuấn
Tú, Trương Tiến Trà... và cả những tác phẩm đồ họa, sắp đặt, video của Minh
Thành, Hoàng Kimiko, Nguyễn Tân Hoàng, Nguyễn Quốc Thành Tính cho
tới thời điểm hiện tại, đã xuất hiện khá nhiều nghệ sĩ trẻ đầy triển vọng sáng
tác chuyên sâu với nghệ thuật biểu đạt vấn đề đồng tính.
Như vậy, nghệ thuật hội họa biểu đạt vấn đề đồng tính với nhiều hình
thức thể hiện đa dạng, hấp dẫn đã tạo ra sự thay đổi từ nhiều phía và là một
phần không thể thiếu trong nền nghệ thuật Việt Nam, góp phần không nhỏ
vào tiến trình giao lưu, hội nhập với môi trường nghệ thuật quốc tế. Để nghệ
thuật hội họa biểu đạt vấn đề đồng tính phát triển lành mạnh, vận hành theo
đúng quy luật thì những nguyên nhân của hạn chế đã nêu cần sớm được khắc
phục, đó là: Chỉ có đào tạo một cách chính quy, bài bản thì những nghệ sĩ
sáng tác mới có nhận thức đầy đủ và hệ thống về chủ đề nhạy cảm này, cũng
như những tác phẩm nghệ thuật hội họa biểu đạt vấn đề đồng tính mới thực sự
gắn liền với cuộc sống trên tinh thần nhân văn mà không đánh mất bản sắc
văn hóa dân tộc, đào thải những tác phẩm vô giá trị, hoặc lệch lạc về mặt
thẩm mỹ.
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2005),
Từ điển bách khoa Việt Nam 1, 2, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
2. Hội mỹ thuật Việt Nam (2004), Giải thưởng hội mỹ thuật Việt Nam 1993
– 2003, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
3. Hội mỹ thuật Việt Nam (2005), Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2000 -
2005, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
4. Hội mỹ thuật Việt Nam (2009), Những vấn đề Mỹ thuật Việt Nam hiện
đại, (Kỷ yếu hội thảo), Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
5. Hội mỹ thuật Việt Nam (2010), Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2006 –
2010, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
6. Hội mỹ thuật Việt Nam (2015), Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2015, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
7. Bùi Như Hương, Trần Hậu Tuấn (2001), Hội họa mới Việt Nam thập kỷ
90, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
8. Bùi Như Hương, Phạm Trung (2012), Nghệ thuật đương đại Việt Nam
1990 – 2010, Nxb Tri thức, Hà Nội.
9. Đinh Gia Lê (2016), Tìm hiểu nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
10. Lê Thanh Lộc (1998), Từ điển mỹ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
11. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) (2012), Từ điển Mĩ thuật phổ thông, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
12. Phan Ngọc (2001), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
13. Phan Ngọc (2005), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb VHTT,
Hà Nội.
14. Nguyễn Anh Nguyên (2012), Nhân tố hiện thực trong khuynh hướng
Pop art ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật
Việt Nam, Hà Nội.
74
15. Nhiều tác giả (2005), Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam 1925 – 2005,
Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
16. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
17. Quang Phòng (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà
Nội.
18. Nguyễn Quân (2004), Ngôn ngữ của hình và màu sắc, Nxb Văn hóa-
Thông tin, Hà Nội.
19. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Tri thức, Hà
Nội.
20. Lê Văn Sửu (chủ biên) (2013), Kết nối nghệ thuật và di sản, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
21. Phan Cẩm Thượng (2008), Nghệ thuật ngày thường, Nxb Phụ nữ, Hà
Nội.
22. Đào Mai Trang (chủ biên) (2010), 12 nghệ sĩ đương đại Việt Nam, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
23. Đào Mai Trang (2014), Nghệ thuật và tài năng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
24. Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai (1998), Lịch sử mỹ
thuật và mỹ thuật học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Chu Quang Trứ, (2002), Văn hóa việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Viện mỹ
thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
26. Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội (2005), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Viện
Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
27. Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội (2007), Kỷ yếu 20 năm Mỹ thuật thời kỳ
Đổi mới 1986-2006, Viện Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
28. Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội (2007), Giới có phải là một vấn đề, Nxb
Mỹ thuật, Hà Nội.
29. Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam (2008), Kỷ yếu Nghệ thuật Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa, Viện Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
30. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
75
31. Viện Mỹ thuật (2000), Kỷ yếu hội thảo mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX,
Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
32. Viện Ngôn ngữ học (2012), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức.
33. Phan Như Ý (2007), Từ điển tiếng Việt Nxb ĐH Quốc gia TP. HCM.
76
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
NÔNG THỊ THU TRANG
VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH
TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Mỹ thuật Tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60 21 01 02
Khóa: 18 (2015 - 2017)
PHẦN PHỤ LỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Văn Sửu
Hà Nội - 2017
77
MỤC LỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Vấn đề đồng tính trong mỹ thuật hiện đại Việt Nam........ 78
Phụ lục 2: Vấn đề đồng tính trong hội họa Việt Nam hiện đại .......... 82
Phụ lục 3: Vấn đề đồng tính trong một số tác phẩm hội họa thế giới........ 98
78
PHỤ LỤC 1
VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH TRONG MỸ THUẬT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Hình 1.4: Tác phẩm Tôi mong điều kì diệu, tác giả: Trương Tân,
chất liệu: màu nước, mực trên giấy dó và bìa, năm 1993-1994
Trích nguồn ảnh: Bài “Bùi Gallery lần này có treo đầu dê?” 01.10.11
Hình 1.5: Tác phẩm Khóc tác giả: Trương Tân,
chất liệu: màu nước, mực trên giấy dó và bìa, năm 1993-1994
Trích nguồn ảnh: Bài “Bùi Gallery lần này có treo đầu dê?”
79
Hình 1.6: Tác phẩm Đẹp, tác giả: Trương Tân,
chất liệu: màu nước, mực trên giấy dó và bìa, năm 1993-1994
Trích nguồn ảnh: Bài “Bùi Gallery lần này có treo đầu dê?” 01.10.11
Hình 1.7: Tác phẩm: Bà ta, tác giả: Lý Trần Quỳnh Giang,
chất liệu: khắc gỗ, năm: 2007
Trích nguồn ảnh: Bài “Lý Trần Quỳnh Giang cùng bản mộc nude”
09.04.10
80
Hình 1.8: Tác phẩm sắp đặt: Những cành mệt mỏi,
tác giả: Lý Trần Quỳnh Giang, chất liệu: khắc gỗ, năm: 2007
Trích nguồn ảnh: Bài “Lý Trần Quỳnh Giang cùng bản mộc nude”
09.04.10
Hình 1.9: Tác phẩm sắp đặt: Thế giới đa nguyên, tác giả: Himiko Nguyễn,
Trích nguồn ảnh: Bài “Thế giới thứ 3 qua góc nhìn dân art”, Tạp chí Đẹp số tháng 3/2008
81
Hình 1.10: Tác phẩm trình diễn Áo bạn thành áo tôi, áo tôi thành áo bạn,
nghệ sĩ: Nguyễn Quốc Thành.
Trích nguồn ảnh: Bài “Mỹ thuật và nhiếp ảnh về LGBT”, 20/12/2013
82
PHỤ LỤC 2
VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Hình 2.1: Họa sĩ Trương Tân vẽ tranh về đề tài đồng tính
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Trương Tân - Trước kia tôi thấy rất cô đơn trong nghệ thuật”
soi.com.vn, 27/04/2010
Hình 2.2: Tác phẩm Spread The Love, Tác giả: Trương Tân
Trích nguồn ảnh: Art exhibitions and Events in Thailand,
19/11/2010
83
Hình 2.3: Tác phẩm “How to be an Angel”, tác giả: Trương Tân
Trích nguồn ảnh: Art exhibitions and Events in Thailand,
19/11/2010
Hình 2.4: Tác phẩm “The groom”, chất liệu: sơn mài, tác giả: Trương Tân
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Nghệ thuật đương đại có (còn) gì để nói”, soi.com.vn,
12/02/2012
84
Hình 2.5: Tác phẩm “Mây xám”, chất liệu: sơn mài và tổng hợp,
tác giả: Trương Tân
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Họa sĩ Trương Tân: Biện minh và bênh vực cho những người
"gay”, thethaovanhoa.vn, 05/07/2010
Hình 2.6: Tác phẩm “Giấc mơ đỏ”, chất liệu: sơn mài, tác giả: Trương Tân
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Họa sĩ Trương Tân: Biện minh và bênh vực cho những người
"gay”, thethaovanhoa.vn, 05/07/2010
85
Hình 2.7: Chân dung họa sĩ Nguyễn Minh Thành
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Nguyễn Minh Thành tìm áng mây xưa”,
02/05/2011
Hình 2.8: Tác phẩm “Dấu ấn đầu tiên”, màu nước trên giấy,
tác giả: Nguyễn Minh Thành
Nguồn ảnh: https://hanoigrapevine.com
86
Hình 2.9: Tác phẩm "Gần như không tự nhiên",
chất liệu: màu nước trên giấy dó, tác giả: Nguyễn Minh Thành
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Tác phẩm hội họa tại workshop Bảo tàng Mường”, soi.com.vn,
01/11/2011
Hình 2.10: Tác phẩm "Lòng còn chưa yên", chất liệu: màu nước trên giấy dó,
tác giả: Nguyễn Minh Thành
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Nói chuyện gì khi nói chuyện tình”, soi.com.vn, 15/10/2011
87
Hình 2.11: Tác phẩm “Hôm nay trời đẹp”, chất liệu: màu nước trên giấy dó,
tác giả: Nguyễn Minh Thành
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Nói chuyện gì khi nói chuyện tình”, soi.com.vn, 15/10/2011
Hình 2.12: Tác phẩm “Cô gái mù”, chất liệu: màu nước trên giấy dó,
tác giả: Nguyễn Minh Thành
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Nói chuyện gì khi nói chuyện tình”, soi.com.vn, 15/10/2011
88
Hình 2.13: Chân dung họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Lý Trần Quỳnh Giang & Trần Nhật Thăng – Nghệ thuật và cái
đẹp”, 25/04/2013
Hình 2.14: Tác phẩm The sadness X 2008, chất liệu: sơn dầu,
tác giả: Lý Trần Quỳnh Giang
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Lý Trần Quỳnh Giang cùng bản mộc nude”, soi.com.vn,
09/04/2010
89
Hình 2.15: Tác phẩm “The sadness V”, chất liệu: sơn dầu,
tác giả: Lý Trần Quỳnh Giang
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Lý Trần Quỳnh Giang: Sự mạnh mẽ của đàn bà”, soi.com.vn,
16/03/2010
Hình 2.16: Tác phẩm Người người ngợm ngợm, chất liệu: sơn dầu,
tác giả: Lý Trần Quỳnh Giang
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Ốm à – cô đơn không có nghĩa là ốm”, soi.com.vn, 28/12/2010
90
Hình 2.17: Tác phẩm Ốm, chất liệu: sơn dầu,
tác giả: Lý Trần Quỳnh Giang
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Ốm à – cô đơn không có nghĩa là ốm”, soi.com.vn, 28/12/2010
Hình 2.18: Tác phẩm Bản tin, chất liệu: sơn dầu,
Tác giả: Lý Trần Quỳnh Giang
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Nghệ thuật đương đại 2011: giữa quyết liệt và bảo thủ”,
11/7/2012
91
Hình 2.19: Hoạ sĩ Phạm Tuấn Tú bên tác phẩm trong triển lãm “Nhập nhằng”
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Lạc vào thế giới “nhập nhằng” của Phạm Tuấn Tú”,
20/10/2014
Hình 2. 20: Tác phẩm “Trước gương”, chất liệu Acrylic,
tác giả: Phạm Tuấn Tú
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Những bức tranh gây sốc về giới tính”,
23/10/2010
92
Hình 2.21: Tác phẩm “Nội soi sự thật”, chất liệu acrylic,
tác giả: Phạm Tuấn Tú
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Nhập nhằng” của Phạm Tuấn Tú, tại Nguyên Gallery”,
soi.com.vn, 20/10/2014
Hình 2.22, 2.23: Tác phẩm“Ô môi”, “Gay”, chất liệu Acrylic,
tác giả: Phạm Tuấn Tú
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Những bức tranh gây sốc về giới tính”,
23/10/2010
93
Hình 1.24: Tác phẩm “Chúng ta về đâu”, chất liệu Acrylic,
tác giả: Phạm Tuấn Tú
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Phạm Tuấn Tú thể hiện sự nhập nhằng giới tính trong tác
phẩm”, Express.net, 22/10/2014
Hình 2.25: Tác phẩm “Thoả thuận”, chất liệu Acrylic, tác giả: Phạm Tuấn Tú
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Nhập nhằng” của Phạm Tuấn Tú, tại Nguyên Gallery”,
soi.com.vn, 20/10/2014
94
Hình 2.26: Chân dung họa sĩ Trương Tiến Trà
Nguồn ảnh: Trương Tiến Trà
The Distorted
Truth 1
The Distorted
Truth 2
The Distorted
Truth 3
The Distorted
Truth 4
The Distorted
Truth 5
Hình 2.27-2.30: Tác phẩm “Sự thật méo mó 1-5”, tác giả: Trương Tiến Trà
Nguồn ảnh: Trương Tiến Trà
95
Hình 2.31: The Distorted Truth 6, tác giả: Trương Tiến Trà
Nguồn ảnh: Trương Tiến Trà
Hình 2.32: The Distorted Truth 7, tác giả: Trương Tiến Trà
Nguồn ảnh: Trương Tiến Trà
Hình 2.33: The Distorted Truth 8, tác giả: Trương Tiến Trà
Nguồn ảnh: Trương Tiến Trà
96
Hình 2.34: Tác phẩm Kelly Lovemonster, xê-ri Significant Others,
chất liệu: lụa, Tác giả: Gabby Quỳnh Anh Miller
Trích nguồn ảnh: Bài viết “Mỹ thuật và nhiếp ảnh về LGBT”, ngày
20/12/2013
Hình 2.35: Họa sĩ Dương Xuân Quyền với các tác phẩm vẽ về đồng tính
Trích nguồn ảnh: Bài viết: “Họa sỹ Dương Xuân Quyền: Từng bị gỡ tranh vì vẽ tình yêu
đồng giới”, 29/03/2017
97
Hình 2.36: Tác phẩm khắc gỗ về đề tài đồng tính
của họa sĩ Dương Xuân Quyền
Trích nguồn ảnh: Bài viết: “Lắng đọng trong triển lãm tranh “yêu người cùng giới” của họa
sỹ trẻ Dương Xuân Quyền”, 22/5/2017
Hình 2.37-2.38: Tác phẩm khắc gỗ về đề tài đồng tính
của họa sĩ Dương Xuân Quyền
Trích nguồn ảnh: Bài viết: “Lắng đọng trong triển lãm tranh “yêu người cùng giới” của họa
sỹ trẻ Dương Xuân Quyền”, 22/5/2017
98
PHỤ LỤC 3
VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA
THẾ GIỚI
Hình 3.1: Tác phẩm Don’t be shy, tác giả Sothea – Campuchia
Hình 3.2: Tác phẩm Don’t be shy, tác giả Sothea – Campuchia
99
Hình 3.3: Tác phẩm Ngược chiều gió – tranh cắt giấy về đề tài đồng tính của
họa sĩ Xiyadie – Trung Quốc
Hình 3.4: Tác phẩm Disco – tranh cắt giấy về đề tài đồng tính của họa sĩ
Xiyadie – Trung Quốc
100
Hình 3.5: Tác phẩm Khoái cảm tự nhiên – tranh cắt giấy về đề tài đồng tính
của họa sĩ Xiyadie – Trung Quốc
Hình 3.6: Tác phẩm Làm vườn - tranh cắt giấy về đề tài đồng tính của họa sĩ
Xiyadie
101
Hình 3.7: Tác phẩm Lesbian – tác giả: Donka Nucheva Ellectra – Anh quốc
Hình 3.8: Tác phẩm The Kiss – tác giả: Kenne Gregoire – Hà Lan
102
Hình 3.9: Tác phẩm Gay – tác giả: Michael Vicin - Mỹ
Hình 3.10: Tác phẩm Homosexual – tác giả: Michael Vicin - Mỹ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- va_n_de_do_ng_ti_nh_2854_2075350.pdf