Luận văn Vấn đề phát triển vốn từ ngữ cho học sinh phổ thông trung học cơ sở

Từ những cơ sở nêu ra ở trên, chúng tôi xác định nội dung và phương pháp phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc Trung học cơ sở cần tập trung vào việc : Cung cấp vốn Từ ngữ cho học sinh. Để thực hiện được công việc này phải lựa chọn và phân bố vốn Từ ngữ cần cung cấp. Phương pháp lựa chọn là dựa vào chủ đề, chủ điểm, dựa vào gốc từ; dựa vào các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa; dựa vào trường nghĩa. Giúp học sinh nắm ý nghĩa và giá trị của Từ ngữ trong giao tiếp bởi vì có vốn từ là cần thiết nhưng nắm được ý nghĩa và giá trị của từng từ để giao tiếp có hiệu quả mới là quyết định. Để giúp học sinh nắm được ý nghĩa, giá trị của Từ ngữ, giáo viên có thể vận dụng một số phương pháp giải nghĩa từ phổ biến như lô gích học, ngôn ngữ học, xã hội học . Rèn luyện kỹ năng sử dụng Từ ngữ trong việc tiếp nhận và sản sinh văn bản. Đây chính là mục đích đồng thời cũng là phương tiện của việc dạy-học Từ ngữ nói riêng, Tiếng Việt nói chung. Làm thế nào để rèn luyện cho học sinh biết dùng từ đúng tiến tới dùng từ hay để học tốt môn Văn và các môn khác.

pdf81 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề phát triển vốn từ ngữ cho học sinh phổ thông trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần chú ý là phong cách ngôn ngữ khoa học giáo khoa hướng các em dùng Từ ngữ để diễn đạt, vận dụng tri thức đã học vào thực hành. Việc dùng Từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ khoa học phải được thực hiện ở tất cả các môn học và ở tất cả các lớp ở cấp học. Lớp trên đặt 53 ra yêu cầu cao hơn lớp dưới.  Dùng từ trong phong cách ngôn ngữ hành chính. Đối với học sinh bậc trung học cơ sở, phạm vi giao tiếp của các em đã được mở rộng. Ngoài việc giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, các em còn phải quan hệ, giao tiếp giữa cá nhân với tổ chức xã hội, đoàn thể hoặc đại diện tổ chức xã hội, đoàn thể với nhau. Để giúp các em thực hành tốt quan hệ, giao tiếp, chương trình môn tập làm văn ở bậc trung học cơ sở đưa vào các kiểu bài: Đơn từ, Báo cáo, Biên bản. Với các kiểu bài tập khác nhau, các kiểu bài này cũng đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng Từ ngữ phù hợp với đặc điểm phong cách: chính xác, minh bạch, ng hiêm túc khách quan; khuôn mẫu nghiêm nhặt.  Dùng từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính luận Chương trình môn tập làm văn bậc trung học cơ sở đã chú ý đúng mức các kiểu bài nghị luận: phát biểu cảm nghĩ, phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận ... tức là những kiểu bài khá tiêu biểu cho phong cách ngôn ngữ chính luận. Để giúp học sinh học tốt các kiểu bài này và vận dụng có hiệu quả trong đời sống cần chú ý đúng mức cần rèn luyện kỹ năng sử dụng Từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính luận. Tuy nhiên đây là một việc làm lâu dài và khó khăn. Ở bậc Trung học cơ sở nên chỉ dừng lại ở mức độ giúp các em ý thức được vấn đề, còn trọng tâm vẫn là nhiệm vụ cùa bậc Trung học phổ thông.  Dùng từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ở bậc trung học cơ sở, chúng ta đã cung cấp cho học sinh được một khối lượng khá lớn lớp từ vựng văn hóa trong đó phần lớn là Từ ngữ Hán-Việt. Nhiều người cho rằng lớp Từ ngữ này chính là Từ ngữ văn học (hoặc Từ ngữ nghệ thuật). Từ ngữ văn học cũng được phân bố khá rộng. Việc rèn luyện cho học sinh sử dụng Từ ngữ văn học trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật phải làm thế nào để góp phần thể hiện được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thu ật: tín h h ìn h tượng , tín h tru yền cảm, tín h cá thể, tín h hàm súc ... Hiện nay, trong chương trình tập làm văn bậc trung học cơ sở các kiểu bài thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật chiếm một vị trí đáng kể : trần thuật, tường thuật, miêu tả, kể chuyện ... cần có sự kết hợp giữa Văn-Tiếng Việt-Tập làm văn để rèn luyện kỹ năng sử dụng những Từ ngữ thuộc phong cách này đạt hiệu quả cao hơn. Nói tóm lại : việc dạy học tiếng Việt nói chung, Từ ngữ và vấn đề phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc Trung học cơ sở nói riêng đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Cùng với việc nhận thức đúng đắn về vấn đề này, chương trình, nội dung , sách giáo khoa và phương pháp thực hiện đã có những thay đổi đáng kể, thu được những thành tựu nhất định 54 không thể phủ nhận. Tuy nhiên thực trạng của vấn đề giảng dạy Từ ngữ và phát triển vốn Từ- ngữ cho học sinh bậc Trung học cơ sở vẫn bộc lộ những lúng túng và kết quả chưa được như mong muốn. Học sinh vẫn nói sai, viết sai khá phổ biến do vốn Từ ngữ nghèo nàn, hiểu nghĩa của từ không chính xác, kỹ năng sử dụng Từ ngữ chưa thành thạo. Vì vậy, vấn đề phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc trung học cơ sở vẫn được đặt ra cấp bách. Để công việc này có hiệu quả hơn, khi thực hiện phải tuân thủ các nguyên tắc giảng dạy tiếng Việt, các nguyên tắc giảng dạy Từ ngữ và đặc biệt tuân thủ nghiêm nhặt các nguyên tắc : bảo đảm tính hệ thống, và hướng vào hoạt động giao tiếp. Nội dung của vấn đề phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc trung học cơ sở tập trung vào hai điều cơ bản : cung cấp vốn Từ ngữ cần đủ và rèn luyện kỹ năng dùng từ cho các em. Mỗi nội dung cần vận dụng phương pháp, biện pháp phù hợp mới mang lại hiệu quả. Toàn bộ chương II, chúng tôi đã trình bày về những vấn đề này. 55 CHƯƠNG 3: VÀI Ý KIẾN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TỪ NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ 3.1. Vài nhận xét về chương trình, nội dung, sách giáo khoa Từ ngữ: 3.1.1. Điểm qua nội dung chương trình nội dung, sách giáo khoa Từ ngữ Cải cách giáo dục: Từ năm học 1986-1987,môn Tiếng Việt ở bậc phổ thông Trung học cơ sở có môn Từ ngữ,việc đưa môn học này vào thể hiện một bước chuyển biến trong nhận thức của những người có trách nhiệm được đông đảo giáo viên đồng tình và ủng hộ góp phần giải quyết thực trạng về vốn từ ngữ của học sinh. Đánh giá về chương trình, nội dung sách giáo khoa Từ ngữ cải cách giáo dục ,các tác giả biên soạn chương trình ,nội dung sách giáo khoa chỉnh lý nhận xét: " Sách nhìn chung là tốt: đủ các đối tượng cần dạy - học, khá chính xác về nội dung, trình bày giản dị, dễ hiểu " (10 - tr 3) Sau gần mười năm thực hiện, năm học 1994 -1995, Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương chỉnh lý do nhiều nguyên nhân : - Trước hết là việc định số lớp ở bậc phổ thông từ 1 năm lên 12 năm . - Một vài tiến bộ quan trọng về khoa học ngôn ngữ đòi hỏi được đưa vào nhà trường . - Một số hạn chế cụ thể của nội dung sách thu thập được qua các kỳ khảo sát trước chỉnh lý. - Việc phân định lại nhiệm vụ mới của các lớp trong bậc học phổ thông ,hướng dẩn chuyên ban ở trung học phổ thông. Hướng chỉnh lý về nội dung được đặt ra . - Điều chỉnh phân bố nội dung giữa các lớp. - Sửa lại và uốn nắn những chỗ cần thiết. - Bớt những chỗ ít cần thiết. - Bổ sung thêm những vấn đề cần thiết. - Tăng cường học các yếu tố Hán Việt. Như vậy, từ năm học 1994-1995, việc dạy học Tiếng Việt nói chung, Từ ngữ nói riêng được thực hiện theo chương trình nội dung sách giáo khoa mới. 56 3.1.2. Vài nhận xét về chương trình, nội dung sách giáo khoa Từ ngữ chỉnh lý : Qua việc nghiên cứu, theo dõi việc dạy - học Từ ngữ ở trường phổ thông trung học cơ sở theo chương trình, nội dung sách giáo khoa chỉnh lý mấy năm vừa qua, kết hợp vốn bài tập khảo sát về vốn Từ ngữ và lỗi dùng từ của học sinh một số trường phổ thông Trung học cơ sở của Tỉnh Tây Ninh chúng tôi nêu một số nhận xét về chương trình, nội dung sách giáo khoa đối với vấn dề phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh như sau : 3.1.2.1. Về phân lượng thời gian : So sánh trong mối tương quan với môn Văn học, Ngữ pháp và Tập làm văn, việc dành 66 tiết Từ ngữ cho bậc học là cần thiết nhưng chưa thỏa đáng. Không nên xem việc đưa môn Từ ngữ vào các lớp đầu cấp trung học cơ sở là một giải pháp tình thế. Phải xen Từ ngữ là một bộ phận không thể thiếu được của môn Tiếng Việt và có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt văn hóa cho học sinh . 3.1.2.2. Về cơ cấu chương trình : Với thời gian 66 tiết ở hai lớp 6, 7, chương trình bao gồm các nội dung : - Những tri thức về cấu tạo từ . - Những tri thức về nghĩa của từ . - Những tri thức về các lớp từ trong Tiếng Việt. - Các biện pháp tu từ về Từ ngữ . Mở rộng và rèn luyện kỹ năng sử dụng Từ ngữ là quá nặng, quá tải đối với học sinh bậc Trung học cơ sở. Có những nội dung chưa thật cần thiết đối với học sinh như : các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh, tương phản, chơi chữ ... hoặc thành ngữ Hán - Việt ...bởi vì đây là những tri thức, những hiện tượng chưa phải phổ biến trong giao tiếp hằng ngày của học sinh bậc học này . 3.1.2.3. Về phân lượng chương trình : Theo như cách bố trí hiện nay, Từ ngữ chỉ học 66 tiết ở hai lớp đầu cấp là chưa hợp lý. Bởi vì không phải chỉ dạy trong 66 tiết là hoàn thành việc cung cấp Từ ngữ và rèn luyện kỹ năng dùng từ cho học sinh. Việc này cần phải thực hiện trong cả cấp học. Nên sắp xếp, bố trí lại để tránh hiện tượng quá tải và có tác dụng thiết thực hơn . 57 3.1.2.4. Về việc phát huy tính sáng tạo và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh : Những việc này cũng chưa được chú trọng đung mức bởi vì việc phát huy tính sáng tạo được thể hiện tập trung ở các kiểu bài Mở rộng vốn yếu tố Hán -Việt và Mở rộng vốn từ theo chủ đề nhưng hai kiểu bài này chưa tạo nên được hứng thú học tập cho học sinh. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy lúng túng ,dè dặt khi dạy-học các kiểu bài này. Trong mực tế nội dung sách giáo khoa cũng chưa lựa chọn được một hệ thống bài tập hay có tác dụng giáo dục thẩm mỹ qua dạy học Từ ngữ . 3.1.2.5. Về mối quan hê giữa Văn và Tiếng Việt trong quá trình dạy học : Với cách bố trí như hiện nay, việc dạy-học Từ ngữ chưa có tác dụng thiết thực, chưa giúp ích nhiều cho việc dạy học Văn. Thí dụ theo phân phối chương trình phần văn học cổ (trung đại) được bố trí dạy học ở các lớp cuối cấp (8, 9) trong lúc đó việc mở rộng vốn Từ ngữ Hán - Việt lại được thực hiện ở các lớp đầu cấp (6, 7) Nên chăng việc dạy học Từ ngữ Hán-Việt phải tiến hành song song với chương trình văn học để hai môn này có tác dụng hỗ trợ cho nhau một cách thiết thực hơn. Trên đây là một số nhận xét của chúng tôi về chương trình, nội dung sách giáo khoa Từ ngữ chỉnh lý. Dựa trên những nhận xét này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến cụ thể liên quan đến nội dung của luận văn . Cần phải có sự chỉnh lý, bổ sung chương trình, nội dung sách giáo khoa Từ ngữ hiện hành để thực hiện có hiệu quả hơn việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh: Khi chúng tôi đặt ra vấn đề này sẽ có người phê phán : nội dung sách giáo khoa Từ ngữ bậc trung học cơ sở vừa chỉnh lý, bổ sung nay lại yêu cầu chỉnh lý, bổ sung là không thực tế là đòi hỏi quá cao. Tuy vậy, chúng tôi cũng dành một phần của luận văn này để bàn về vấn đề này vì những lý do sau : - Thước đo chất lượng của chương trình ,nội dung , sách giáo khoa một môn học là tính hiệu quả đối với người học. Nhưng thực tế việc học tập Từ ngữ vốn Từ ngữ của học sinh bậc phổ thông trung học cơ sở hiện nay vẩn là điều đáng băn khoăn, lo ngại. Thực trạng yếu kém của học sinh hiện nay do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó cần phải xem xét một cách đầy đủ và nghiêm túc chương trình nội dung sách giáo khoa Từ ngữ hiện hành để tìm ra điểm hạn chế từ đó có biện pháp khắc phục, xử lý thích hợp . - Có một số kiểu bài, một số nội dung trong sách giáo khoa Từ ngữ như kiểu bài Mở rộng vốn yếu tố Hán -Việt, một số b iện pháp tu từ chưa thật hợp lý v à th iết thực đ ối v ới người dạy, người học . 58 - So sán h đối chiếu, chương trình, sách giáo khoa Từ ngữ bậc trung học cơ sở với Trung học phổ thông chuyên ban, chúng tôi thấy có một số nội dung lặp lại như các biện pháp tu từ về Từ ngữ : so sánh , ẩn dụ , hoán dụ ... . vấn đề nghĩa của từ : tính đồng nghĩa , nhiều nghĩa , trái nghĩa ... . Cách dạy học về Từ ngữ Hán-Việt cũng khác nhau .... Những điểm này tạo ra những khó khăn nhất định đối với học sinh , những kiến thức được tiếp thu ở cấp dưới không tạo thành một hệ thống và không được thực hành có hiệu quả ở cấp trên. 3.2. Một số đề xuất về việc bổ sung chỉnh lý : 3.2.1. Một số đề xuất chung: Căn cứ vào mục 1.2 ở trên chúng tôi đề xuất một số ý kiến về vấn đề về chương trình, nội dung , sách giáo khoa Từ ngữ bậc Trung học cơ sở hiện hành như sau: 3.2.1.1. Về phân lượng thời gian : Nên tăng thêm thời gian cho việc dạy - học Từ ngữ . Thực tế 66 tiết hiện nay là quá ít không đủ để giải quyết được thực trạng vốn Từ ngữ của học sinh và chuyển tải được một số khối lượng kiến thức quá nhiều về Từ ngữ Tiếng Việt. 3.2.1.2. Về cơ cấu nội dung chương trình : Ở bậc trung học cơ sở nên lựa chọn để dạy học một số nội dung về Từ ngữ như: - Những tri thức về cấu tạo từ . - Những tri thức về ý nghĩa của từ . - Một số lớp từ vựng cơ bản . - Một số biện pháp tu từ về Từ ngữ thường gặp : so sánh , ẩn dụ , hoán dụ , nhân hóa. - Mở rộng và rèn luyện kỹ năng dùng Từ ngữ đặc biệt chú trọng từ Hán - Việt. Còn các nội dung khác bố trí ở các lớp cấp Trung học phổ thông . 3.2.1.3. Về phân lượng chương trình : Rải đều ở các lớp 6,7,8,9, học song song với ngữ pháp để tránh quá tải . 3.2.1.4. Về việc phát huy tính sáng tạo và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh : Phải thay đổi một số kiểu bài cơ bản như : Mở rộng vốn yếu tố Hán-Việt, Mở rộng vốn từ theo chủ đề ,tăng cường bài tập dùng từ để góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh 59 3.2.1.5. Về mối quan hệ giữa Văn và Tiếng : Sắp xếp lại thế nào để học sinh học tiếng xong được thực hành , áp dụng trong văn và ngược lại . Việc dạy học Từ ngữ Hán-Việt phải phục vụ thiết thực cho học bộ phận văn học cổ điển . Cho nên ở lớp 8,9 học sinh vẫn được học Từ ngữ Hán-Việt. Những vấn đề này, khi có điều kiện cụ thể, chúng tôi sẽ trình bày và phân tích kỹ hơn. Sau đây chúng tôi chỉ tập trung đề xuất vấn đề dạy học Từ ngữ Hán-Việt: 3.2.2. Về việc dạy-học Từ ngữ Hán-Việt ở bậc phổ thông THCS : Trong tiếng Việt, từ Hán -Việt ch iếm một số lượng kh á lớn, có vai trò hết sức q u an trọng trong hoạt động giao tiếp hằng ngày của người Việt nam. Điều này là một thực tế không ai có thể phủ nhận . Đối với nhà trường, việc cung cấp, trau dồi vốn Từ ngữ vốn Từ ngữ Hán-Việt cho học sinh có ý nghĩa : - Giúp học sinh vận dụng tiếng Việt một cách chính xác có hiệu quả . - Nắm và hiểu được các thuật ngữ khoa học, xác danh từ chuyên môn . - Tiếp nhận và bảo vệ được những di sản văn học của dân tộc trong quá khứ - Có điều kiện để tiếp cận với nền văn hóa Trung Quốc. Thực trạng về việc hiểu và sử dụng Từ ngữ Hán-Việt của học sinh ngày càng trở nên trầm trọng ở tất cả các cấp học . Vì vậy, chương trình môn Tiếng Việt cải cách giáo dục cũng như chỉnh lý xác định : tăng cường dạy học Từ ngữ Hán-Việt là một quan điểm cần thiết và đúng đắn. Trong hội thảo khoa học "Ngành đào tạo Hán -Nôm, thực trạng và giải pháp" do Khoa Ngữ văn báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 8/11/1996, nhiều nhà khoa học và nhà giáo đã có những đề nghị tích cực, mạnh mẽ hơn như cần phải dạy Từ ngữ Hán-Việt ở tất cả các cấp của bậc học phổ thông, hoặc nên đưa việc dạy chữ Hán vào trường phổ thông như một ngoại ngữ bắt buộc . Thiết nghĩ các cơ quan có trách nhiệm cũng cần suy nghĩ nghiêm túc về những kiến nghị này. Trong khuôn khổ của tổng quỹ thời gian và nội dung chương trình dành cho phân môn Từ ngữ ở bậc phổ thông trung học cơ sở, các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa Từ ngữ chỉnh lý đã xây dựng các kiểu bài và những nội dung liên quan đến từ ngữ Hán-Việt sau: Lớp 6 : 60 Cấu tạo từ ghép Hán-Việt 1 tiết. Nghĩa của các yếu tố Hán-Việt 1 tiết. Luyện tập (về nghĩa của các yếu tố Hán-Việt) 1 tiết. Mở rộng vốn yếu tố Hán-Việt 8 tiết. Lớp 7 : Mở rộng vốn từ theo chủ đề : học tập, lao động, đạo đức, biển, nông thôn, thành thị, rừng núi. 14 tiết. Thành ngữ Hán -Việt . 1 tiết. Sử dụng Từ ngữ Hán-Việt 1 tiết. Luyện tập (về thành ngữ và Sử dụng Từ ngữ Hán-Việt.) 2 tiết. Tổng cộng 29/66 tiết như vậy là khá ưu ái. Tuy nhiên tính thiết thực và hiệu quả của các kiểu bài và những nội dung này như thế nào là điều đáng bàn. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến của mình về vấn đề này. Căn cứ vào nội dung và cách cấu tạo trên chương trình và SGK Từ ngữ bậc THCS hiện hành tập trung vào hai vấn đề : - Cung cấp những tri thức lý thuyết về Từ ngữ Hán-Việt cho học sinh bằng kiểu bài lý thuyết - Cung cấp vốn Từ ngữ Hán-Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ bằng kiểu bài. Mở rộng vốn yếu tố Hán-Việt, luyện tập và mở rộng vốn yếu tố Hán-Việt, luyện tập và mở rộng vốn từ theo chủ đề Định hướng như vậy là phù hợp với việc dạy học Tiếng Việt ở trường phổ thông nhưng nội dung cụ thể và kiểu bài cụ thể nên như thế nào + Về những tri thức lý thuyết về Từ ngữ Hán-Việt: Theo ý kiến chúng tôi, đối với học sinh bậc trung học cơ sở chỉ nên tập trung vào các nội dung : Nghĩa của yếu tô Hán-Việt . Cấu tạo của từ ghép Hán-Việt. Cách sử dụng Từ ngữ Hán-Việt. Tức là chỉ cung cấp những kiến thức sơ giản và cần thiết nhất về Từ ngữ Hán-Việt, còn 61 những vấn đề khác như thành ngữ Hán-Việt, lịch sử hình thành từ Hán-Việt, phương thức tiếp nhận từ Hán-Việt, yêu cầu học tập từ Hán-Việt, cách nhận diện từ Hán-Việt... sẽ bố trí ở bậc trung học phổ thông. Riêng bài thành ngữ Hán-Việt chúng tôi đề nghị không sắp xếp ở bậc trung học cơ sở vì: So với từ Hán-Việt thì thành ngữ Hán-Việt chiếm tỉ lệ rất thấp. Hơn nữa, trong giao tiếp hiện nay, tần số xuất hiện của thành ngữ Hán-Việt trong các loại văn bản rất ít. Hầu như nó tồn tại trong phong cách ngôn ngữ, khẩu ngữ của những người lớn tuổi biết ít nhiều chữ Hán. So với thành ngữ Tiếng Việt, thành ngữ Hán-Việt cũng ít hơn và không thông dụng. Nên dành thời gian học thành ngữ để học và rèn luyện cách sử dụng thành ngữ Tiếng Việt. + Về việc cung cấp vốn Từ ngữ và rèn luyện kỹ năng dùng Từ ngữ Hán-Việt Sách giáo khoa hiện hành thực hiện công việc này với hai kiểu bài chính : * Mở rộng với yếu tố Hán-Việt ở lớp 6 . * Mở rộng vốn từ theo chủ đề ở lớp 7 . Cần phải có thời gian và những cuộc điều tra khảo sát khoa học, nghiêm túc trên phạm vi rộng mới đánh giá được ưu điểm, hạn chế của các kiểu bài này và tính hiệu quả của nó . Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung kiểu bài này trong sách giáo khoa quan sát việc dạy học và trao đổi của một số giáo viên trực tiếp giảng dạy ở Tây Ninh, chúng tôi nêu ra một số điều hạn chế về từng kiểu bài như sau : + Về kiểu bài Mở rộng vốn yếu tố Hán-Việt ở lớp 6 : Việc giảng dạy yếu tố Hán Việt cho học sinh là hết sức cần thiết nhưng dạy những yếu tố nào và dạy như thế nào là điều cần phải quan tâm. Sách giáo khoa Từ ngữ lớp 6 hiện hành có 8 bài (8 tiết) . Mở rộng vốn yếu tố với hơn 200 yếu tố khác nha u . Theo ý kiến chúng tôi ,cần xem xét lại mấy điểm sau : * Số lượng các yếu tố sắp xếp cho từng bài là quá nhiều ,có bài như bài 31 lên tới 47 yếu tố. Trong lúc đó, một tiết học chỉ có 45 phút với bao nhiêu việc phải làm. Nhiều giáo viên phải dạy theo kiểu chạy đua với thời gian dẫn đến tình trạng "cưỡi ngựa xem hoa " hiệu quả rất kém . * Nhiều yếu tố đưa vào ,tần số xuất hiện thấp, khả năng sản sinh hạn chế. Thí dụ bài 28 có 38 yếu tố, trong đó có nhiều yếu tố như : tẩu, vãng, ngộ, tòng, tùng, đả, trở, khuếch, trợ ... rất ít gặp, sức sản sinh không phong phú . 62 * Việc lựa chọn các yếu tố được thực hiện theo chủ điểm, mức độ rộng, hẹp của chủ điểm nhưng việc sắp xếp, lựa chọn chủ điểm chưa bảo đảm tính khoa học. Ví dụ : Bài 21 : Các yếu tố chỉ số, chỉ màu sắc, chỉ bộ phận cây cối rất cụ thể, rất hẹp. Bài 27 ,28 : Các yếu tố chỉ hoạt động trạng thái, rất chung chung, rất rộng . * Việc dạy học vốn yếu tố Hán -Việt được thực hiện theo từng yếu tố rời không gắn với văn cảnh cho nên học sinh rất khó nắm và khó vận dụng. * Chưa chú ý đúng mức hiện tượng đồng âm của các yếu tố Hán -Việt dẫn đến học sinh rất khó phân biệt dễ nhầm lẫn . + Về kiểu bài Mở rộng vốn từ theo chủ đề ở lớp 7 : Đây là kiểu bài được xây dựng trên cơ sở lý luận việc tiếp nhận và sử dụng Từ ngữ thường dựa trên cơ sở chủ đề chủ điểm. Khi sách giáo khoa cải cách đưa kiểu bài này vào, nhiều giáo viên cảm thấy việc dạy học có hứng thú và có kết quả nhất định. Tuy nhiên, kiểu bài này cũng bộc lộ một số nhược điểm : * Do chưa được chuẩn bị kỹ về kiến thứ c và phương pháp giáo v iên gặp nhiều lúng túng. Nhiều tình huống Sư phạm bất ngờ diễn ra, giáo viên đối phó và xử lý sai. * Nội dung kiến thức quá tải. * Các chủ đề có những biểu hiện trùng lặp. Ví dụ : chủ đề nông nghiệp và chủ đề ruộng đồng thực ra chỉ là một. Đến SGK chỉnh lý ,kiểu bài vẫn giữ nhưng có sự điều chỉnh và thay đổi một số điểm : + Hệ thống và cách sắp xếp chủ đề, thời gian 63 CCGD Đạo đức 2 tiết Học lập 2 tiết Lao động 2 tiết Biển 2 tiết Rừng núi 2 tiết Ruộng đồng 2 tiết Nông nghiệp2 tiết 16 tiết Chỉnh lý Học tập 2 tiết Lao động 2 tiết Đạo đức 2 tiết Rừng núi 2 tiết Biển 2 tiết Nông thôn 2 tiết Thành thị 2 tiết 14 tiết + Cấu trúc kiểu bài CCGDChỉnh lý Không chia thành phần, A Các chủ điểm. Không có bảng từ cần nhổ B Luyện tổng hợp, Bảng từ cần nhớ. + Bớt một số nội dung của các chủ đề : học tập, lao dộng, đạo đức, rừng núi, biển, để tránh trình trạng quá tải . Dù đã có sự điều chỉnh, thay đổi nhưng trong thực tế việ c dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ theo chủ đề vẫn gặp khó khăn và chưa mang lại hiệu quả cao. Theo ý kiến chúng tôi cần thay thế kiểu bài này bằng kiểu bài khác (chúng tôi sẽ đề xuất ở phần sau ) với các lý do như sau : - Việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc THCS dựa vào chủ đề là có cơ sở khoa học và cần thiết . Nhưng trong vô vàn các chủ đề mà các em phải sử dụng trong học tập và giao tiếp hằng ngày thì bảy chủ đề là quá ít mà ít nhiều mang tính ngẫu nhiên . - Nội dung các chủ điểm còn đơn điệu Ví dụ : Bài mở rộng vốn từ chủ đề : Nông thôn (tiết 25 , 26) . A. Các chủ điểm : 1. Làng xã : a. Đọc : 64 Làng ta phong cảnh hữu tình . ....................... Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi. b. Luyện : Làng là gì? Làng khác phố (trong thành phố) ở đểm n ào? - Kể những từ đồng nghĩa với làng? Như vậy chủ điểm là "Làng xã" những chẳng thấy xã ở đâu. Còn làng thì cũng hết sức sơ sài. - Không có tác dụng giúp học sinh nhận biết từ thuần Việt và từ Hán -Việt. Việc phát triển Từ ngữ trong kiểu bài này mang tính ngẫu nhiên phụ thuộc vào cách đặt vấn đề của người soạn sách. Có những bài tập rất khó đối với học sinh lớp 7 Ví dụ : Bài mở rộng vốn lừ chủ dề : Thành thị (tiết 30, 31) , Sách giáo khoa dưa ra bài tập : b) Luyện - Kiến thiết là gì? Kiến ỏ đây là gì? Tim những từ ghép có yếu lố kiến Kiến như thế? Có yếu tố Hán Việt kiến nào khác nghĩa? Kể những từ ghép thường gặp cấu tạo bằng yếu tố đó? - Giải nghĩa (bằng cách phân lích yếu lồ Hán-Việt) r Thành trì, cung dinh, lăng tẩm, dinh thự Qua khảo sát, chúng lôi thấy 100% số học sinh (ở các trường được khảo sát) không làm được bài tập này. Nhiều giáo viên cũng cảm thấy rất lúng túng. Từ sự phân lích dặc điểm và những hạn chế của các kiểu bài liên quan đến việc cung cấp và trau dồi năng lực sử dụng Từ ngữ cho học sinh bậc Trung học cơ sở, chúng tôi đề xuất một số ý kiến liên quan đến vấn đề này như sau : + Về vấn đề lựa chọn và bố trí dạy-học từ ngữ Hán Việt: Chúng tôi đồng tình và ủng hộ ý kiến của giáo sư Nguyễn Ngọc San, x in được trích dẫn: "Cần phải soạn giảng một số yếu tố Hán-Việt cần thiết có tần số xuất hiện cao và có khả năng sinh sản lớn. Những yếu tố này ghép lại với nhau sẽ tạo ra vô số từ Hán -Việt... có thể lọc ra những yếu tố Hán-Việt thường gặp nhất và tùy vào tần số xuất hiện của chúng mà xếp thứ tự ưu liên, giảng n h ững chữ tần số xu ất h iện cao trước ở lớp d ưới rồi n âng d ần lên ở 65 những lớp cao hơn. Thực tế sẽ cho thấy là những từ Hán-Việt mới có tần số xuất hiện cao hơn, sẽ được đưa giảng dạy trước ở các lớp cấp tiểu học. Những từ Hán -Việt gắn với thiết chế và ý thức hệ phong kiến tất có tần số xuất hiện thấp hơn sẽ được giảng sau ở các lớp lớn hơn, có trình độ văn hóa cao hơn cho nên cũng tiếp thu dể dàng hơn. Khi giảng yếu tố Hán - Việt cần tập trung chú ý vào các từ đồng âm vì đây là mấu chốt của sự lầm lẫn. Đến một độ tuổi nào đó học sinh cần học một chương khái quát, có tính lý luận về từ Hán-Việt trong đó nói về nguồn gốc các dạng tồn tại (Hán, Quốc ngữ) các giá trị (từ vựng, nghĩa, phong cách) của từ Hán-Việt để các em có ý thức tìm hiểu, tra cứu về lớp từ văn hóa phức tạp này trong Tiếng Việt." ( 42, tr 18, 19) Vấn đề đặt ra đã có sự định hướng cần thiết nhưng để thực hiện được những điều này thì lại không đơn giản : cần có thời gian, cần có sự quan tâm giúp sức của nhiều cơ quan, nhiều người . + Về thiết kế kiểu bài dạy học từ Hán-Việt cho học sinh bậc THCS : Như trên chúng tôi đã phân tích những vấn đề liên quan đến hai kiểu bài trong SGK Từ ngữ hiện hành, trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa có một chiến lược, một kế hoạch, chương trình cụ thể về d ạy-học từ Hán-Việt cho học sinh các cấp học thì trong thời gian tới, khi chỉnh lý , sách giáo khoa Từ ngữ có thể thay thế kiểu bài mở rộng vốn yếu tố Hán Việt và mở rộng vốn từ theo chủ đề bằng một kiểu bài khác như, Sách giáo khoa thí điểm chuyên ban Khoa học xã hội - Tiếng Việt lớp 10 : Bài học về từ Hán Việt. Dựa trên cơ sở cấu trú c củ a bài kiểu b ài này trong , sách giáo k hoa Tiếng Việt 1 0 , chúng tôi đề xuất mô hình cấu trúc kiểu bài phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ học sinh bậc trung học cơ sở như sau : BÀI HỌC VỀ TỪ HÁN-VIỆT I. Trích đoạn văn bản II. Chú giải Từ ngữ Hán-Việt III. Một số yếu tố Hán-Việt cần chú ý. IV. Bài tập. Ví dụ : Một bài 2 tiết dành cho lớp 7 bậc trung học cơ sở BÀI HỌC VỀ TỪ HÁN-VIỆT I. Trích đoạn truyện Kiều 66 Thừa cơ trúc chẻ ngói tan1 Binh uy từ ấysấm ran trong ngoài Triều đình riêng một góc trời Gốm hai văn võ rạch đôi sơn hà2 Đòi cơn gió quét mưa sa Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam Phong trần 3 mài một lưỡi gươm Những loài giá áo túi cơm sá gì Nghênh ngang một cõi biên thùy 4 Kém gì cô quả 5, kém gì bá vương6 Trước cờ ai dám tranh cường 7 Năm năm hùng cứ 8 một phương hải tần.9 II. Chú giải Từ ngữ Hán Việt 1. Trúc chẻ ngói tan : Dịch từ trúc phá ngỏa giải , ý muốn nói : dễ dàng như chẻ tre, trúc, lưỡi dao đã lọt qua mấu (tre, trúc) thì cứ thế mà chẻ xuôi xuống, không có gì ngăn cản được nữa; mái ngói đã sụt lở thì sẽ dễ dàng sạt lở tiếp. 2. Sơn hà : núi lớn, sông to 3. Biên thùy : nơi biên giới tiếp giáp với nước khác 4. Cô quả : là từ xưng có ý khiêm nhường của vua các nước chư hầu thuở xưa. Cô : có nghĩa là mồ côi, ý nói trẻ dại, đơn độc; quả : có nghĩa là ít phúc đức. 5. Phong trần : gió bụi. 6. Bá vương : vua các nước chư hầu lớn mạnh, có khả năng áp chế và cầm đầu điều khiển các nước chư hầu bé nhỏ. 7. Tranh cường : ganh đua về sức mạnh. 8. Hùng cứ: chiếm giữ vững chắc dựa trên thế mạnh mẽ, hùng cường 9. Hải tần : vùng đất ven biển. III. Một số yếu tố Hán-Việt cần chú ý 67 1. Biên : có mấy nghĩa chủ yếu. - Bên lề, bên mép, cạnh : hữu biên, tả biên, giám biên, trọng tài biên... - Giới hạn : biên độ, vô biên ... - Nơi giáp ranh giữa hai nước : biên cương, biên ải, biên giới, biên phòng, vượt biên... Yếu tố đồng âm thường gặp: Biên: Ghi chép, sọan thảo, sắp đặt, tổ chức theo một trật tự hệ thống nhất định: biên tập, biên soạn, biên lai, biên dịch, biên bản, biên nhận, biên chế, cải biên, biến đổi... 2. Sơn:Nghĩa phổ biến nhất là núi: sơn cước, sơn dương, sơn dã, sơn động, sơn hệ, sơn hào hải vi, sơn lâm, sơn khê... 3. Hà: Có nhiều nghĩa nhưng nghĩa thông dụng nhất trong tiếng Việt là sông ; hà bá, hà châu, Hoàng hà, Hồng hà ... 4.Hùng :Có các nghĩa: -Nghĩa gốc: Chỉ giống đực, con đực. - Nghĩa nảy sinh thường được dùng phổ biến: Mạnh mẽ, lớn lao, có khí thế trùm lấp, áp đảo, hon hẳn mọi người, mọi vật khác: hùng biện, hùng cứ, hùng ca, hùng cường, hùng dũng, hùng tráng, anh hùng, kiêu hùng, hào hùng, trầm hùng ... Yếu tố đồng âm thông dụng, tên gọi một dã thú: con gấu. Và từ đây có một nét nghĩa phát triển: dữ dằn, hung hãn: hùng hổ, hùng hùng hổ hổ. IV. Bài tập 1.Diễn ra văn xuôi ý nghĩa đọan thơ trên. 2.Đặt câu với những từ Hán-Việt sau: Biên phòng, biên cương, biên nhận, biên sọan, anh hùng, oai hùng, hào hùng. 3.Đọc kỹ đọan thơ sau, tìm các từ Hán-Việt và gỉải nghĩa các lí do : Đường lúc hoàng hôn xuống Là giờ viễn khách đi Nước đượm màu ly biệt Trời vương hương biệt ly. (Xuân Diệu) 68 (Phần này có sử dụng một số tài liệu trong , Sách giáo khoa Tiếng Việt 10 -Tài liệu giáo khoa thí điểm - Ban Khoa hoc xã học) Trên đây, chúng tôi vừa nêu một số ý kiến nhận xét, đánh giá về chương tr ình, nội dung, , Sách giáo khoa Từ ngữ bậc trung học cơ sở hiện hành đối với việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh. Trên cơ sở đó, chúng tôi nêu một số ý kiến đề xuất về chương trình, nội dung và cách sắp xếp bố trí ở bậc trung học cơ sở và chủ yếu đi sâ u trình bày ý kiến về việc dạy-học từ Hán-Việt ở trong nhà trường nói chung, bậc Trung học cơ sở nói riêng. Vì chưa có điều kiện để thực nghiệm, các ý kiến nêu ra sẽ không tránh khỏi chủ quan mong được sự quan tâm góp ý. 69 KẾT LUẬN Trong phần kết luận, chúng tôi xin được tóm tắt những nội dung mà luận văn đã tập trung giải quyết: vấn đề phát triển vốn từ ngữ cho học sinh bậc phổ thông Trung học cơ sở. I. Trong dạy-học Tiếng Việt ở trường phổ thông Trung học cơ sở, việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Làm tốt việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh sẽ tích cực góp phần nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt để giúp học tập tốt môn Văn và các môn học khác. 1. Vấn đề phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh phải dựa trên những cơ sở khoa học nhất định. Cơ sở lý luận của vấn đề được đặt ra là phải dựa vào cơ sở ngôn ngữ học. Trước hết là vai trò của Từ ngữ trong hoạt động ngôn ngữ và mối quan hệ của nó với các đơn vị nhỏ hơn và lớn hơn. Với tư cách là một tín hiệu của ngôn ngữ , từ vừa có mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt. Từ ngữ nói riêng và ngôn ngữ nói chung được lập thành những hệ thống. Phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh cần chú ý đến tính hệ thống, có như vậy mới bảo đảm được khối lượng Từ ngữ cần cung cấp và hiệu quả sử dụng Từ ngữ trong giao tiếp. Bên cạnh cơ sở ngôn ngữ học cũng cần phải chú ý đến cơ sở phi ngôn ngữ. Đó là đặc điểm tâm lý và trình độ của học sinh. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và Văn học trong khuôn khổ của chương trình môn Văn học - Tiếng Việt trong nhà trường. Và môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội mà học sinh sinh sống, hoạt động. 2. Căn cứ vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi, trình độ học sinh cũng như đặc điểm của việc dạy học tiếng mẹ đẻ cho học sinh bản ngữ, việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bản ngữ có sự khác biệt so với học sinh học ngoại ngữ. Khối lượng Từ ngữ được cung cấp cho học sinh bản ngữ sẽ lớn hơn và chú ý nhiều đến sắc thái biểu cảm sắc thái phong cách trong giao tiếp. Mặc khác, việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc Trung học cơ sở cũng có sự khác biệt so với bậc Tiểu học và Trung học phổ thông, ở bậc học này, chủ yếu tập trung vào lớp từ vựng cơ bản và một phần Từ ngữ văn hóa. 3. Sau Cách mạng tháng tám 1945, Tiếng Việl đã có một vị trí trân trọng. Việc dạy-học Tiếng Việt trong nhà trường cũng đã dược quan tâm. Tuy nhiên, phải sau hơn 40 năm, môn Tiếng Việt nói chung và Từ ngữ nói riêng mới có được địa vị xứng đáng như hiện nay. Kể từ năm học 1986-1987, Môn Tiếng Việt ở bậc phổ thông Trung học cơ sở có môn Từ ngữ. Điều này thể hiện sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của chúng ta về vai trò, ý nghĩa của bộ phận từ vựng-ngữ nghĩa đối với việc rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng dùng Tiếng Việt của học sinh. Việc dạy-học Từ ngữ đã được tiến hành theo một chương trình, nội dung và Sách giáo khoa mới. Thế nhưng kết quả còn chưa được như mong muốn. Vốn Từ ngữ và kỹ năng 70 sử dụng Từ ngữ của học sinh bậc Trung học cơ sở vẫn còn là điều băn khoăn lo lắng của nhà trường và xã hội, vẫn là vấn đề mang tính thời sự cấp bách hiện nay. 4. Việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc phổ thông Trung học cơ sở được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận nhất định và phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong nhiều nguyên tắc mà một số giáo trình nêu ra, chúng tôi nhấn mạnh nguyên tắc hệ thống và nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp. Vốn tri thức về Từ ngữ, vốn từ cần cung cấp, việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Từ ngữ phải đảm bảo tính hệ thống. Muốn hình thành những kỹ năng, kỹ xảo ngôn ngữ cho học sinh phải tạo điều kiện cho các em tham gia trực tiếp vào hoạt động giao tiếp. Làm thế nào để các em sử dụng thành thạo các thao tác lựa chọn và kết hợp biết đặt Từ ngữ trong mối quan hệ liên tưởng, ngữ đoạn phù hợp với những phong cách ngôn ngữ khác nhau. 5. Từ những cơ sở nêu ra ở trên, chúng tôi xác định nội dung và phương pháp phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc Trung học cơ sở cần tập trung vào việc : Cung cấp vốn Từ ngữ cho học sinh. Để thực hiện được công việc này phải lựa chọn và phân bố vốn Từ ngữ cần cung cấp. Phương pháp lựa chọn là dựa vào chủ đề, chủ điểm, dựa vào gốc từ; dựa vào các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa; dựa vào trường nghĩa. Giúp học sinh nắm ý nghĩa và giá trị của Từ ngữ trong giao tiếp bởi vì có vốn từ là cần thiết nhưng nắm được ý nghĩa và giá trị của từng từ để giao tiếp có hiệu quả mới là quyết định. Để giúp học sinh nắm được ý nghĩa, giá trị của Từ ngữ, giáo viên có thể vận dụng một số phương pháp giải nghĩa từ phổ biến như lô gích học, ngôn ngữ học, xã hội học ... Rèn luyện kỹ năng sử dụng Từ ngữ trong việc tiếp nhận và sản sinh văn bản. Đây chính là mục đích đồng thời cũng là phương tiện của việc dạy-học Từ ngữ nói riêng, Tiếng Việt nói chung. Làm thế nào để rèn luyện cho học sinh biết dùng từ đúng tiến tới dùng từ hay để học tốt môn Văn và các môn khác. 6. Như ở trên đã nêu, việc đưa môn Từ ngữ vào chương trình môn Tiếng Việt, chương trình, nội dung, Sách giáo khoa Từ ngữ cải cách giáo dục đã thể hiện được tính hiệu quả nhất định nhưng đồng thời cũng bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Kết hợp với một số yêu cầu của thực tiễn giáo dục Việt Nam và thành tựu nghiên cứu về Ngôn ngữ học và Việt ngữ học, từ năm học 1994-1995, Bộ Giáo Dục-Đào Tạo tiến hành chỉnh lý, chương trình, nội dung, sách giáo khoa Từ ngữ bậc phổ thông cơ sở. Một số nội dung được thay đổi và điều chỉnh, thay thế kiểu bài này bằng kiểu bài khác. Hiện nay chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở khoa học để đánh giá ưu điểm, hiệu quả cũng như hạn chế những chương trình, nội dung, sách giáo khoa chỉnh lý nhưng qua thực tế dạy-học ở một số trường phổ thông cơ sở ở Tây Ninh, chúng 71 tôi nêu một số nhận xét ban đầu về thời lượng, nội dung, phân bố nội dung ... của môn Từ ngữ bậc Trung học cơ sở. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một vấn đề cụ thể, đó là việc dạy- học Từ ngữ Hán-Việt cho học sinh phổ thông Trung học cơ sở. Đề xuất tập trung vào hai điểm : Về việc cung cấp những tri thức lý thuyết về Từ ngữ Hán-Việt chỉ nên tập trung vào các nội dung: nghĩa của các yếu tố Hán-Việt, cấu tạo của từ ghép Hán-Việt, cách sử dụng Từ ngữ Hán-Việt. Bỏ bớt nội dung thành ngữ Hán-Việt... Về việc cung cấp vốn từ và rèn luyện kỹ năng dùng Từ ngữ Hán-Việt. Trước hết, về vấn đề lựa chọn và bố trí dạy-học Từ ngữ Hán-Việt, cần lựa chọn một số yếu tố có tần số xuất hiện cao và khả năng sản sinh lớn. Có thể bố trí dạy ở tất cả các lớp của bậc Trung học cơ sở. Nên thiết kế lại kiểu bài dạy-học Hán-Việt cho học sinh bậc Trung học cơ sở. Có thể thay thế hai kiểu bài Mở rộng vốn yếu tố Hán-Việt và Mở rộng vốn từ theo chủ đề bằng một kiểu bài Bài học về từ Hán-Việt như ở lớp 10-Ban Khoa học xã hội ở bậc Trung học phổ thông. II. Những luận điểm chính trên đây được chúng tôi nêu ở phần nội dung của luận văn. Nhưng do khả năng, nguồn tư liệu hạn chế, những vấn đề được nêu ra và giải quyết vẫn chưa thỏa đáng, chưa khiến chúng tôi hài lòng. Vì vậy ở phần kết luận, chúng xin nhấn mạnh một số điểm chúng tôi biết mình chưa làm được. 1. Chưa có sự điều tra đầy đủ và khoa học về vốn Từ ngữ của học sinh khi học xong bậc Tiểu học để dựa trên cơ sở đó xác định, lựa chọn vốn Từ ngữ cần cung cấp cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ của học sinh các lớp bậc Trung học cơ sở. 2. Phần khảo sát, điều tra việc giảng dạy Từ ngữ của giáo viên và dùng từ của học sinh còn ít, phạm vi hẹp. Đối tượng điều tra chưa được phân loại cụ thể chưa được quán triệt đầy đủ. Cho nên số liệu thu được chưa đảm bảo tính chính xác, khoa học. 3. Những nội dung liên quan đến nội dung và phương pháp phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc phổ thông trung học cơ sở mới chỉ mang tính lý thuyết chưa có tính thực tiễn. 4. Phần đề xuất thiết kế kiểu bài dạy-học từ Hán-Việt cho học sinh bậc Trung học cơ sở chưa có điều kiện thí điểm. Vì vậy sự đánh giá hiệu quả dạy-học kiểu bài này vẫn còn bỏ ngỏ. III. Biết được những việc mình quan tâm, mong muốn mà chưa thực hiện được, trong thời gian tới có điều kiện, hướng phát triển tiếp tục của luận văn này của chúng tôi là : 1. Phải tiến hành điều tra một cách khoa học với quy mô và phạm vi rộng vốn Từ ngữ của học sinh lớp cuối cấp bậc Tiểu học để nắm được vốn từ, các lớp từ đã có trên cơ sở đó xác định và lựa chọn vốn Từ ngữ cần cung cấp cho các lớp bậc Trung học cơ sở hợp lý, thiết 72 thực. 2. Phải khảo sát một cách toàn diện, đ ầy đ ủ v iệc d ạy-học Từ ng ữ củ a giáo v iên các trường phổ thông thuộc các địa bàn khác nhau. Khảo sát năng lực sử dụng Từ ngữ của học sinh bậc phổ thông cơ sở theo từng khối, lớp để có đánh giá chính xác về thực trạng dạy-học Từ ngữ và việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc Trung học cơ sở 3. Thực hành nội dung và phương pháp phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc phổ thông Trung học cơ sở theo lý thuyết đã nêu để rút ra những kết luận khoa học, tính khả thi của các phương pháp, biện pháp. 4. Tiếp tục xây dựng nội dung một số bài theo mô hình đã thiết kế, tiến hình thực nghiệm khoa học để có những đánh giá, kết luận về đề xuất của mình. 5. Phổ biến, triển khai kết quả của phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc Trung học cơ sở để đông đảo giáo viên thực hiện góp phần nâng cao chất lượng dạy-học Tiếng Việt ở trường Phổ thông. Biết rằng luận văn còn nhiều thiếu sót nhưng dẫu sao cũng là kết quả của một quá trình cố gắng của bản thân. Nếu luận văn có được điều gì đóng góp cho việc dạy-học Tiếng Việt trong tình hình hiện nay thì đó cũng là sự khích lệ đối với tác giả. Chúng tôi mong nhận được những góp ý chân thành của những ai quan tâm đến vấn đề luận văn nêu ra. 75 PHỤ LỤC I. THIẾU PHỎNG VẤN VÀ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN Nội dung phiếu gồm : - Phần tự khai của giáo viên - Phần trả lời các câu hỏi cụ thể - Phần tự phát biểu ý kiến của mình Cụ thể : - Họ và tên tuổi - Hệ đào tạo Năm tốt nghiệp - Đã dạy chương trình CCGD........... năm, chương trình chỉnh lý................ năm - Hiện nay dạy lớp.................. trường Phổ thông Trung học cơ sở............................. Xin anh (chị) vui lòng trả lời các câu hỏi sau : 1.Theo anh (chị) v iệc đưa môn Từ ngữ vào chương trình phổ thông trung học cơ sở có hợp lý hay không? 2.Anh (chị) có nhận xét như thế nào về vốn từ ngữ của học sinh hiện nay? Lỗi về cách dùng từ ở những lớp anh (chị) dạy khoản bao nhiêu phần trăm? 3.Để làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh, trong quá trình giảng dạy, anh (chị) thường thực hiện phát triển vốn từ ngữ cho học sinh qua môn học nào? bằng những biện pháp nào? 4.Những thuận lợi và khó khăn của anh (chị) trong việc dạy-học từ ngữ hiện nay? 5.Theo anh (chị) các lớp từ cần phát triển cho học sinh bậc trung học cơ sở bao gồm lớp từ chủ yếu nào? Phát triển vốn từ ngữ cho học sinh trực tiếp phục vụ cho việc gì? 6.Hiện nay, anh (chị) có những loại từ điển nào? (Từ điển Hán Việt, Tiếng Việt, Học sinh, Tiếng Việt Tiểu học ...) 76 Xin anh (chị) vui lòng phát biểu ý kiến của mình về những vấn đề sau đây. Nếu đồng ý đánh dấu vào cột đồng ý, nếu không đồng ý đánh dấu vào cột không đồng ý, nếu không trả lời đánh dấu vào cột không trả lời (cho biết lý do càng tốt) Nội dung nhận định Đúng Không Không trả lời 1.Về mục tiêu dạy-học từ ngữ ở trung học cơ sở - Cung cấp kiến thức cơ bản về từ ngữ tiếng Việt, trau dồi, phát triển vốn từ ngữ cho học sinh -Tiếp tục thực hiện bốn nhiệm vụ đã nêu ở bậc tiểu học: phong phú hóa vốn từ, chính xác hóa vốn từ, tích cực hóa vốn từ và chuẩn mực hóa vốn từ -Nhiệm vụ phong phú hóa vốn từ là quan trọng nhất 2. Về chương trình, nội dung -Từ ng ữ ở cấp 2 có sự tiếp nối và nâng cao ch ương trình cấp 1 -Phần cung cấp những tri thức lý thuyết vừa đủ -Phần mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh có ý nghĩa thiết thực. -Kiểu bài ôn tập từ Hán-Việt ở lớp 6 kém hiệu quả. -Kiểu bài mở rộng vốn từ theo chủ đề hấp dẫn, hiệu quả nhưng khó dạy. -Kiểu bài mở rộng vốn yếu tố Hán-Việt lớp 6 chỉnh lý hiệu quả hơn. -Các kiểu bài tập của kiểu bài lý thuyết là đa dạng, phong phú và có tác dụng. -Các kiểu bài tập ở phần luyện tập của kiểu bài mở rộng vốn yếu tố Hán-Việt sơ lược, kém hiệu quả. -Các kiểu bài tập của kiểu bài mở rộng vốn từ 77 theo chủ đề phong phú, đa dạng, hấp dẫn. 3.Về phương pháp dạy học biện pháp phát triểnvốn từ ngữ cho học sinh. -Anh (chị) còn lúng túng trong việc vận dụng Phương pháp và biện pháp. -Giữa Phương pháp và nội dung dạy-học có mối quan hệ nhưng do anh (chị) chưa nắm được nội dung dẫn đến lúng túng. -Anh (chị) chưa được trang bị đầy đủ về phương pháp -Khi dạy, anh (chị) chỉ trung thành với kiến thức trong , sách giáo khoa mà chưa sáng tạo. -Anh (chị) ít tham khảo tài liệu -Giải nghĩa từ cho học sinh, anh (chị) thường dùng các Phương pháp Lô gích học, ngôn ngữ học, xã hội học. 4.Kết quả học tập của học sinh. -Học sinh đã nắm được tri thức lý thuyết về từ ngữ. -Việc vận dụng những tri thức lý thuyết vào thực hành còn yếu. -Vốn từ ngữ của học sinh còn nghèo. Việc vận dụng để học tập, giao tiếp còn kém hiệu quả. -Kết quả học tập từ ngữ của học sinh vẫn chưa đạt được như mong muốn. 78 II. BÀI TẬP ĐIỀU TRA CỦA SINH VIÊN Chọn lựa bài tập làm văn ở lớp anh (chị) thực tập, chấm và ghi rõ các nội dung theo yêu cầu sau 1. Đề bài 2.Lớp Tổng số học sinh 3.Kết quả Giỏi (9, 10) Khá (7, 8) Trung bình (5, 6) Yếu (3, 4) Kém ( dưới 3) 4.Thống kê lỗi về từ ngữ Tổng số lỗi -Viết sai chính tả dẫn đến sai nghĩa -Nhớ từ không chính xác -Không hiểu nghĩa cử từ -Dùng từ sai, đặt câu sai 5.Nêu một số dẫn chứng tìm hiểu của các loại lỗi 6.Nêu nhận xét cá nhân (sinh viên) -Vốn từ ngữ của học sinh -Kỹ năng dùng từ của học sinh -Những biện pháp mà giáo viên phổ thông (hoặc sinh viên) đã thực hiện để giúp học sinh sửa chữa lỗi dùng từ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo Dục - Cục Đào Tạo bồi dưỡng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo Dục - Hà Nội - 1997. 2. Bộ Giáo Dục - Cục các trường sư phạm - Về dạy học Văn và tiếng Việt trong cải cách giáo dục ở nhà trường cấp 2 PTCS - Lưu hành nội bộ - 1985 3. Bộ Giáo Dục - Cục các trường sư phạm - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thay sách cải cách giáo dục lớp 8 Môn Văn - Tiếng Việt - Lưu hành nội bộ -1988. 4. Bộ Giáo Dục - Cục các trường sư phạm - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thay sách cải cách giáo dục lớp 9 Môn Văn - Tiếng Việt - Lưu hành nội bộ -1989 5. Bùi Khánh Thế - Tiếng Việt, nguồn tư liệu phong phú (Việt nam : những vấn đề ngôn ngữ văn hóa - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1993) 6. Bùi Minh Toán - Về quan điểm giao tiếp trong giảng dạy Tiếng Việt - Tạp chí Nghiên cứu Giáo Dục - Số 11 - Hà Nội - 1991. 7. Cao Xuân Hạo và Trần Thị Tuyết Mai - Sổ tay sửa lỗi hành văn - Tập 1 -Nhà xuất bản Trẻ- Thành phố Hồ Chí Minh - 1986 8. Cù Đình Tú - Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội 1983 9. Cục Đào Tạo -Bồi dưỡng - Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt và Văn học (Tài liệu dùng trong các trường sư phạm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cấp 2) Nhà xuất bản Giáo Dục - Hà Nội - 1985. 10. Diệp Quang Ban - Nguyễn Ngọc Hóa - Dạy sách giáo khoa chỉnh lý môn Tiếng Việt ở trường trung học cơ sở - tài liệu bồi dưỡng giáo viên - 1995 11. Diệp Quang Ban - Về đối tượng và mục đích giảng dạy-học Tiếng Việt ở trường phổ thông - Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 1 - Hà Nội - 1990 12. Đái Xuân Ninh - Nguyễn Đức Dân ... Ngôn ngữ học - Khuynh hướng -Lĩnh vực - khái niệm - Tập 1 - Nhà xuất bản KHXH-1984. 80 13. Đặng Ngọc Lệ - Trần Minh Tân - Phan Minh Thúy (Biên soạn) - Phương pháp dạy Tiếng - Tài liệu tham khảo - Tập 1, 2 - Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh - 1989 14. Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hòa - Phong cách học Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội - 1993 15. Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Quang Ninh - Phương pháp giảng dạy phong cách học - Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 3 - Hà Nội - 1994. 16. Đào Duy Anh - Hán Việt Tự Điển - Tái bản có sửa chữa - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội - 1992 17. Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh - Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt - giáo trình dùng trong các trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học (In lần thứ 2, có chỉnh lý, bổ sung) Nhà xuất bản Giáo dục - 1995 18. Đỗ Hữu Châu - Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục -Hà Nội - 1981. 19. Đỗ Hữu Châu - Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội - 1986 20. Đỗ Hữu Châu - Đinh Trọng Lạc - Đặng Đức Siêu _ Tiếng Việt 10 - ban Khoa học xã hội - Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội - 1997 21. Đỗ Hữu Châu - Diệp Quang Ban - Cù Đình Tú - Tiếng Việt 11 - Ban Khoa học xã hội - Nhà xuất bản Giáo dục 1995 22. Đỗ Hữu Châu - Cao Xuân Hạo - Tiếng Việt 12 - Ban Khoa học xã hội -Nhà xuất bản Giáo dục - 1996 23. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán - Đại cương ngôn ngữ học - Tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội - 1982 24. Hoàng Tuệ - Lê Cận - Cù Đình Tú - Giáo trình Việt ngữ - Tập 1 - Đại học sư phạm Hà Nội - 1982 25. Hồ Lê - Cú pháp Tiếng Việt - Quyển 1 - Phương pháp nghiên cứu cú pháp - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội 1991 26. Hồ Lê - Trần Thị Ngọc lang - Sửa lỗi ngữ pháp (lỗi về kết từ) - Nhà xuất bản Giáo dục - 1990 81 27. Hội Ngôn ngữ học Việt nam - Ngữ học trẻ 96 - Diễn đàn học tập và nghiên cứu - Hà Nội - 1996 28. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục : , Sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học hiện hành và chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học sau năm 2000 - Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc - Hà Nội - 9-11.1.97 - Nhà xuất bản Giáo dục - 1997 29. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục : Dự thảo chương trình Tiếng Việt Tiểu học sau năm 2000 - tài liệu lưu hành nội bộ - 1996 30. Hội Ngôn ngữ học Thành Phố Hồ Chí Minh - Hội thảo quốc gia : Giáo dục ngôn ngữ và phát triển - 18,19.12.92 31. Hồng Dân - Cù Đình Tú - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Tiếng Việt 10 - Nhà xuất bản Giáo dục - 1990 32. Hồng Dân - Nguyễn Nguyên Trứ - Cù Đình Tú - Tiếng Việt 11 - Nhà xuất bản Giáo dục - 1991 33. Hồng Dân - Cù Đình Tú ... Tiếng Việt 10,11 (Sách giáo viên) - Nhà xuất bản Giáo dục - 1990, 1991 34. Hữu Huỳnh - Tiếng Việt hiện đại - Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam - Hà Nội - 1994 35. Khoa Ngữ văn -báo chí - Đại học khoa học xã hội và nhân văn : Báo cáo đề dẫn hội thảo khoa học :"Ngành đào tạo hán-Nôm - thực trạng và giải pháp" - Thành Phố Hồ Chí Minh - 10.96 36. Lê A - Nguyễn Quang Ninh - Bùi Minh Toán - Phương pháp dạy-học Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục - 1996 37. Lê A - Mấy vấn đề cơ bản của việc dạy-học tiếng Việt ở phổ thông - Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 12 - Hà Nội - 1971. 38. Nguyễn Đắc Dân - Lô gích - Ngữ nghĩa - Cú pháp - Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội - 1987 39. Nguyễn Đức Dân - Trần Thị Ngọc lang - Câu sai và câu mơ hồ - Nhà xuất bản Giáo dục - hà Nội - 1982 40. Nguyễn Quang Ninh - Tiếng Việt 9 - Nhà xuất bản Giáo dục - 1989 82 41. Nguyễn Quang Ninh - Tiếng Việt 6 - Nhà xuất bản Giáo dục - 1995 42. Nguyễn Ngọc San - Việc hiểu sai từ Hán Việt ở trường phổ thông và hứng khắc phục - Tạp chí Giáo viên và Nhà trường - Vụ Giáo viên - số 4-1997 43. Nguyễn Quế Sơn - Về tiêu chuẩn và phương pháp đanh giá , sách giáo khoa cải cách giáo dục - Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 8 - Hà Nội -1989 44. Nguyễn Văn Tu - Nguyễn Thanh Tùng - Hoàng Văn Thung - Tiếng Việt 6 - tập 1, 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - 1986 45. Nguyễn Văn Tu ... Diệp Quang ban - Lê Xuân Thai - Tiếng Việt 6, Tập 1, 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - 1995 46. Nguyễn Kim Thản - Tiếng Việt trên đường phái triển - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội - 1982 47. Nguyễn Kim Thản - Hồ Lê - Lê Xuân Thai - Nói và viết đúng Tiếng Việt- Hà Nội- 1967 48. Phan Ngọc - Mẹo giải nghĩa từ Hán-Việt - Nhà xuất bản Đà Nắng - 1991 49. Nguyễn Kỳ Thục - Tiếng Việt 8 - Nhà xuất bản Giáo dục - 1988 50. Nguyễn Kỳ Thục - Diệp Quang ban - Lê Xuân - Tiếng Việt 8 - Nhà xuất bản Giáo dục - 1995 51. Nhiều tác giả - Một số kinh nghiệm giảng dạy ngữ văn cấp 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội - 1968 52. Phan Thiều - Về phương hướng xây dựng bộ môn phương pháp dạy Tiếng Việt (Trong cuốn: Một số vấn đ ề về Ng ôn ng ữ học Việt Nam - Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp - 1981) 53. Phan Thiều - Nguyễn Quốc Túy - Nguyễn Thanh Tùng - Giảng dạy từ ngữ ở trường phổ thông - Nhà xuất bản Giáo dục - 1983 54. Phan Thiều - Nguyễn Kỳ Thục - Tiếng Việt 7 - tập 1,2- Nhà xuất bản Giáo dục - 1987 55. Phan Thiều - Nguyễn Kỳ thục - Diệp Quang Ban - Lê Xuân Thai - Tiếng Việt 7 - tập 1, 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - 1995 83 56. Trần Hồng Quân - Cách mạnh về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho Giáo dục ở thời đại mới - tạp Chí Nghiên cứu Giáo dục, số 9 - hà Nội - 1995 57. Trần Ngọc Thêm - Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1985 58. Trương Dĩnh - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cấp II - Tập 1,2- Nhà xuất bản Giáo dục- Hà Nội- 1975 59. Trương Dĩnh -Giao tiếp ngôn ngữ và vấn đề dạy bản ngữ - tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 5 - Hà Nội - 1992 60. UBKH Xã hội Việt nam - Ngữ pháp Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội-Hà Nội-1983 61. Viện Khoa học Giáo dục - Dự thảo chương trình môn Tiếng Việt và Văn học trường PTTH - Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội - 1989 62. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam : Dự thảo chương trình môn Tiếng Việt và văn học trường PTTH chuyên ban - Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội - 1989 63. Vụ Giáo viên và Khoa Ngữ văn trường ĐHSP - Đại học quốc gia Hà Nội -Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc - Tập 1 : "Đổi mới phương pháp dạy-học Văn-Tiếng Việt ở trường trung học cơ sở - 20-21.12.1996 - Hà Nội 64. Và một số tạp chí Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ và đời sống văn học, Nghiên cứu Giáo dục và các chuyên san trong ngành giáo dục chuyên nghiệp và phổ thông có bài liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_van_de_phat_trien_von_tu_ngu_cho_hoc_sinh_pho_thong_trung_hoc_co_so_696.pdf
Luận văn liên quan