Bên cạnh những điển hình tiên tiến gương “người tốt, việc tốt” Trong ngành y tế,
còn có những biểu hiện thiếu ý thức trách nhiệm đối với sức khoẻ bệnh nhân. Một hiện
tượng suy thoái về y đức của người thầy thuốc và nguy hiểm hơn đó là “kinh doanh trên
người bệnh”; có một số thầy thuốc đã không đề kháng được trước sự quyến rũ của đồng
tiền, coi đồng tiền hơn tính mạng, sức khoẻ của người bệnh. Tình trạng thầy thuốc móc
ngoặc với nhà thuốc để kê đơn thuốc bắt bí bệnh nhân để kiếm hoa hồng, hoặc lôi kéo
bệnh nhân về nhà tư chữa.đây là những hành vi đang bị dư luận xã hội kịch liệt lên án.
72 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiên nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu hàng đầu của y tế nước ta.
Việc chăm sóc sức khoẻ và giải quyết các vấn đề bệnh tật cần theo quan điểm dự
phòng tích cực chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, đi
đôi với hiệu quả điều trị. Quan điểm này thể hiện sự coi trọng công tác y tế công cộng,
các giải pháp cộng đồng, và chú ý tới chất lượng dịch vụ y tế. Sự nghiệp chăm sóc sức
khoẻ là trách nhiệm của cộng đồng và của mỗi người dân, là trách nhiệm của cấp uỷ
Đảng và chính quyền, của các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Thực hiện
phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, đa dạng hoá các hình thức chăm sóc sức
khoẻ. Trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong
nước và mở rộng hợp tác quốc tế, ngày nay trong khí thế toàn dân đang sôi động tiến
quân vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dùng đòn bẩy là khoa học công nghệ, nội dung y
đức đòi hỏi phải chặt chẽ hơn, người cán bộ y tế đứng trước những thử thách ghê gớm, sẽ
phải đấu tranh để giữ vững bản chất, bảo vệ trong sáng cho y đức trước những cám dỗ
của đồng tiền. Luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “thầy thuốc như mẹ hiền”, được
Đảng giáo dục, nhiều thế hệ thầy thuốc Việt Nam đã nêu gương sáng về y đức, hi sinh
thân mình góp phần xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc qua hai cuộc kháng
chiến, cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Quán triệt quan điẻm của Đảng là phải xây dựng người cán bộ y tế vừa có y đức cao
vừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong thái độ, hành vi, lương tâm trách nhiệm,
thông minh nhân hậu, hết lòng vì người bệnh. Nâng cao y đức là bổ phận của của mỗi
người làm ngành y, là trách nhiệm của tập thể và là sự quan tâm của toàn xã hội. Y đức
được hình thành trong quá trình hoạt động, giáo dục, quá trình giao tiếp. Nó là một trong
những bộ phận hợp thành nhân cách của người cán bộ y tế. Nhân cách của người cán bộ y
tế chỉ phát triển hoàn thiện khi có mặt y đức và năng lực chuyên môn được thể hiện đáp
ứng yêu cầu xã hội đặt ra. Để làm được điều đó cần phát huy vai trò của cấp uỷ Đảng,
cũng như toàn đảng viên là nhân tố quan trọng, quyết định đối với việc nâng cao y đức
cho đội ngũ cán bộ công chức. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống chính quyền , công
đoàn cơ sở vững mạnh và phát huy tối đa vai trò của đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhất là giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác
phong của người cán bộ y tế.
- Gắn việc nâng cao y đức với yêu cầu phát triển đất nước:
Trong tất cả các nguồn lực của sản xuất như: lao động, vốn, tài nguyên, khoa học,
công nghệ, trình độ phân công lao động, trình độ quản lý, quan hệ xã hội…vv..thì nguồn
lực con người - nguồn lực lao động - là nguồn lực có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển của đất nước. Với ý nghĩa đó, Đảng ta coi con người vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Để phát huy nguồn lực con người, chúng ta cần phải tạo ra môi trường kinh tế -
chính trị - xã hội lành mạnh, trong đó việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là yêu cầu
quan trọng. Đánh giá về “Tình hình công tác bảo vệ sức khoẻ” của ngành y tế phục vụ sự
nghiệp phát triển đất nước. Hội nghị Trung ương bốn, Khoá VIII (năm 1993) Khảng định
“Trong sự nghiệp chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ngành y tế đã có những
đóng góp to lớn, đã đạt được nhiều thành tựu….cong tác chăm sóc sức khoae nhân dân đã
góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội ta”. Nghị quyết còn khảng
định “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng phát triển, đòi hỏi phải phát huy cao
độ nhân tố con người. Chăm lo cho hạnh phúc của con người, phát triển con người Việt
Nam một cách toàn diện về trí tuệ, về thể chất, về tinh thần, về đạo đức,….là mục tiêu
phấn đấu cao nhất của chế độ ta.
Để đạt được mục tiêu ấy, đòi hỏi mọi ngành, mọi người phải nâng cao tinh thần
trách nhiệm công dân, phải nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa, trong đó cán bộ ngành y
tế là một bộ phận vô cùng quan trọng, lực lượng có ý nghĩa “quyết định” đến công tác
bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần to lớn trong việc nâng cao tuổi thọ bình
quân của dân số nước ta từ 67,8 tuổi vào năm 2000 lên 71,5 tuổi vào năm 2005. Có được
thành tích to lớn đó, một mặt là do những tiến bộ trong khoa học, kỹ thuật mà ngành y tế
đạt được, nhưng cái quan trọng hơn là thái độ, tinh thần, ý thức nghề nghiệp của đội ngũ
cán bộ, nhân viên ngành y tế nước ta trong thời gian qua.
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng y đức cách mạng là một đòi hỏi khách quan, là
yêu cầu cấp bách của xã hội, những chuẩn mực đạo đức cơ bản không thay đổi, nhưng
duy trì, phát triển thực hiện trong kinh tế thị trường hiện nay là một việc làm hết sức khó
khăn. Có nơi, có lúc đã xảy ra sự đấu tranh quyết liệt để bảo vệ trong sáng y đức. Người
cán bộ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, phải tiếp xúc và phục vụ nhiều thành
phần, tầng lớp xã hội. Trước sự cám dỗ của uy lực đồng tiền...người thầy thuốc phải thực
hiện nghề nghiệp của mình sao cho phù hợp với xã hội đang hướng tới, mà trước hết hết
là phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Việc giao lưu, mở cửa hội
nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực đã giúp cho cán bộ y tế ngày càng được
tiếp cận với nhiều kiến thức y học, đồng thời cũng tiếp thu được với những giá trị văn
hoá mới từ nhiều nền văn hoá khác nhau, trong đó có cả cái tiến bộ và những cái phản
tiến bộ. Do đó, đấu tranh ngăn chặn yếu tố “phản đạo đức” trở thành đòi hỏi bức thiết.
Trong công cuộc đổi mới đất nước các nguồn lực được khơi dậy, phát huy, nó tác
động vào quá trình xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá trị mới, nên phải tăng
cường nâng cao y đức, giáo dục y đức cho cán bộ y tế. Sự tác động của cơ chế thị trường
, hội nhập và hợp tác quốc tế và sự bùng nổ thông tin, việc liên doanh các nhà máy, văn
phòng đại diện nước ngoài... đã đem lại sự hiểu biết và những mối lợi nhất định, nhất là
tác động tới mức sống người dân. Nhưng mặt trái của nó là có thể biến dạng nhân cách
con người, tính cách và diện mạo của dân tộc, làm lu mờ bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là
tác độngcủa âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Các khía cạnh tiêu
cực này nếu không được nhìn nhận và điều chỉnh nó sẽ phá vỡ các thuần phong mỹ tục
của dân tộc Việt Nam và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức nói chung của dân tộc và
y đức nói riêng.
Những vấn đề đặt ra ở trên cho thấy trong giai đoạn hiện nay, trong mỗi bước
phát triển của đất nước cần phải quan triệt quan điểm mỗi bước phát triển kinh tế phải
gắn với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội: Đến lượt mình tiến bộ xã hội và công
bằng xã hội sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong lĩnh vực y tế cần phải thấy mỗi giai
đoạn phát triển về mặt khoa học, trong lĩnh vực y tế cần phải gắn với sự tiến bộ về y
đức có, như vậy ngành y tế mới đáp ứng được những nhu cầu của nhân dân trong lĩnh
vực bảo về sức khoẻ phục vụ sự phát triển của xã hội sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
- Kết hợp giáo dục, học tập y đức truyền thống với những giá trị y đức phổ quát
toàn nhân loại:
Một trong những giá trị y đức mang tính phổ quát toàn nhân loại đó là chủ nghĩa
nhân đạo - tình yêu đối với con người. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù cổ đại
hay hiện đại, “chữa bệnh cứu người” đó là giá trị, là chuẩn mực là y đức cao nhất.
Từ lời thề của Axêlôpiát, của Hyppôcrát thời cổ đại, đến tình thương yêu đặc biệt
đối với con người của nhà y khoa người Italia Xalécnô (Thế kỷ IX). Từ quan niệm thầy
thuốc là “lòng từ thiện thiêng liêng” của T.Videlham thời khai sáng cho đến lời khuyên
bảo sinh viên y khoa của M.Drốp đầu thế kỷ XIX ở Nga rằng: Người thầy thuốc phải
khiêm tốn và thận trọng; đối với bệnh nhân phải thân yêu...
Ở Việt Nam, các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông về sau này có
Nguyễn Đình Chiểu... là những tấm gương sáng về y đức với những lời chỉ bảo hết sức
ân cần, luôn luôn toát lên tinh thần nhân đạo cao cả. Chính vì vậy, việc kết hợp những giá
trị y đức truyền thống với những giá trị y đức phổ quát của nhân loại là việc cần thiết.
Tuy sắc thái đậm nhạt khác nhau, phạm vi rộng, không giống nhau, nhưng “thương
yêu con người”, coi “sức khoẻ con người là vốn quý nhất”..v..v...từ lâu đã trở thành giá
trị y đức phổ quát, giá trị ấy cần được kế thừa và phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, hình thái ý thức đạo đức luôn luôn mang
tính kế thừa. Kế thừa đạo đức trở thành cái cầu nối trong việc giữ gìn, phát huy những
yếu tố tiến bộ, tích cực trong cái cũ để tạo nên cái mới tiến bộ hơn, ưu việt hơn.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và giao lưu văn hoá quốc tế hiện nay;
trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta có thể tiếp thu, kế thừa những giá trị đạo đức
tiến bộ của nhân loại để làm phong nhú cho giá trị đạo đức của dân tộc mình. Việt Nam
không là một ngoại lệ.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những thay đổi
to lớn trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực y học, công nghệ chăm
sóc, bảo vệ sức khoẻ của con người cũng theo đó mà tăng lên. Tạo ra bước chuyển biến
quan trọng trong việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Cách mạng khoa học công nghệ tạo điều kiện đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng
sản xuất theo hướng phát triển kinh tế tri thức, đồng thời nó cũng buộc con người đổi mới
tư duy cho ngang tầm với trình độ kinh tế tri thức và tư duy công nghệ của thời đại mới.
Sự tác động của khoa học và công nghệ theo hướng hình thành kinh tế trí thức trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vừa tạo điều kiện để khoa học,
công nghệ và cán bộ nói chung và cán bộ y tế nói riêng phát triển nhanh toàn diện đủ sức
tiếp cận với những thành tựu khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại trên thế giới. Tuy
nhiên, xu hướng này cũng dễ nảy sinh hiện tượng chạy theo bằng cấp, tâm lý coi trọng
khoa học công nghệ, xem nhẹ tiêu chuẩn tư tưởng đạo đức, lối sống văn hoá, nhất là quá
trình thực hiện phương châm “lương y như từ mẫu”.
Trong xu thế ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, việc định hướng giá trị
(trong đó có y đức) cho cán bộ y tế giữ một vai trò hết sức quan trọng. Điều này giúp cho
cán bộ y tế biết kế thừa phát huy những giá trị y đức tốt đẹp của dân tộc trong hoàn cảnh
lịch sử mới, đồng thời tiếp thu (có chọn lọc) tinh hoa văn hoá nhân loại để làm phong phú
thêm giá trị truyền thống dân tộc. Thực tế đó đòi hỏi phải kết hợp y đức truyền thống với
những giá trị y đức hiện đại cho cán bộ ngành y tế.
Để đáp ứng với yêu cầu của cuộc sống hiện đại đòi hỏi người cán bộ y tế phải
thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, chẩn đoán nhanh hơn, đúng hơn,
điều trị chính xác hơn, đỡ tốn kém cho bệnh nhân và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Những năm gần đây thế giới đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực y học như:
giải mã gen người để phát hiện những gen gây bệnh, sử dụng nhiều nghiên cứu sinh học
để áp dụng điều trị trong y học, phát minh ra nhiều loại thuốc mới để điều trị các bệnh
nan y. Nếu cán bộ y tế không tích cực học tâp, nghiên cứu thì sự tụt hậu là điều khó tránh
khỏi. Ngành y tế nước ta đã và đang áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế
giới trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, áp dụng nhiều kĩ thuật chẩn đoán cận lâm
sàng như: CT, scane - cộng hưởng từ, siêu âm.... Đã có rất nhiều thầy thuốc tích cực học
tập chiếm lĩnh đỉnh cao của y học. Nền y học Việt Nam tự hào có những giáo sư đầu
ngành như cố giáo sư Tôn Thất Tùng, giáo sư Nguyễn Tài Thu... nhưng đó chưa phải là
tất cả. Nếu nhìn một cách tổng quát, nền y học của nước nhà còn nhiều việc phải làm mới
có thể giao lưu bình đẳng với các đồng nghiệp trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay hội nhập khu vực và thế giới là một xu thế tất yếu, đứng
trước những thành tựu của y học hiện đại, ngành y tế nước ta phải đối mặt với những vấn
đề về y đức mang tính thời đại như vấn đề áp dụng sinh sản vô tính trong việc điều trị cho
các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính hiểm nghèo; vấn đề hiến tặng phủ tạng cho bệnh viện;
vấn đề thực hiện “cái chết nhân đạo” đối với những bệnh nhân mà việc kéo dài sự sống
chỉ gây thêm đau khổ cho bệnh nhân và gia đình của họ...
Như vậy, điều kiện mở cửa hội nhập hiện nay các giá trị truyền thống của dân tộc,
truyền thống y đức phải được giữ gìn, phải được trân trọng và phát huy, nhưng cũng cần
được bổ sung những nội dung mới. Phải kết hợp giáo dục y đức truyền thống với những
giá trị y đức phổ quát của toàn nhân loại như lời của Bác Hồ: làm cho nền y học nước ta
thấm đậm tinh thần “khoa học, dân tộc và đại chúng”. Có thể khái quát hệ giá trị đó trong
giai đoạn hiện nay như sau:
Có tinh thần yêu quê hương đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng dân chủ văn minh. Có tinh thần xây dựng tập thể, yêu quý bệnh viện nơi
công tác. Có tinh thần phục vụ tốt, có kỹ năng cao góp phần xây dựng bệnh viện thành
đơn vị bệnh viện xuất sắc toàn diện.
Chống tư tưởng giao động, suy thoái chính trị, nói và làm trái với cẩu trương chính
sách của Đảng và nhà nước. Chống vi phạm các quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ,
nội bộ.
Có ý thức trách nhiệm với nhân dân, tôn trọng người bệnh, thực hiện lời dạy của Hồ
Chí Minh “Lương y nhưn từ mẫu”. Tích cực học tập, hội nhập quốc tế để nâng cao trình
độ kiến thức và khoa học kỹ thuật tiên tiến đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng
cao của nhân dân.
Chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền gây phiền hà cho nhân dân và người bệnh.
Có tinh thần tạp thể, yêu thương đoàn kết, hợp tác đồng chí, động nghiệp. Chống chia
rẽ bè phái mất đoàn kết nội bộ, chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi.
Có tinh thần cầu thị, dám nghĩ, dám làm, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Coi
trong năng xuất, chất lượng, hiệu quả công việc.
Chống ý thức vô tổ chức kỷ luật, lãng phí, lười biếng, làm tuỳ tiện, vô nguyên tắc,
thiếu trung thực, thiếu khoa học, hiệu quả công việc.
Có lối sống đạo đức văn minh, chấp hành mọi chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà nước, cơ quan đơn vị công tác và nơi cư trú.
Chống tham nhũng tiêu cực, nói không đi đôi với làm, chạy theo lợi ích cá nhân.
2.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng y
đức mới cho cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay
- Tăng cường công tác giáo dục y đức, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng
tiêu cực trong quá trình khám và điều trị của cán bộ y tế:
Một số người cho rằng, đã là cán bộ đảng viên thì vấn đề quan trọng là phải nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Còn vấn đề giáo dục đạo đức là việc làm không cần
thiết. Trên thực tế thì không phải như vậy. Giáo dục và tự giáo dục là công việc thường
xuyên, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại có những bước tiến vượt bậc, tình hình kinh tế - xã hội có những biến chuyển
mạnh mẽ và sâu sắc, điều đó sẽ tác động rất lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó có đời sống đạo đức.
C.Mác quan niệm: ...bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Điều đó
muốn nói rằng, không có bất cứ một ai có thể tự mình là một nhân cách đầy đủ, hoàn
chỉnh cả. Hơn nữa, như chủ nghĩa duy vật lịch sử từng khẳng định, mỗi khi hoàn cảnh
sống của con người thay đổi thì ý thức của họ cũng thay đổi ít nhiều nhanh chóng. Chỉ
đạo việc xuất bản loại sách “người tốt việc tốt” (tháng 6-1968) Hồ Chủ tịch nói rằng:
“một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,
không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng
dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [47, tr.666]. Lời căn dặn này
đúng cho mọi đối tượng và trong mọi trường hợp.
Để nâng cao y đức, chúng ta cần đặt công tác giáo dục y đức vào đúng vai trò vị trí
của nó. Y đức chỉ là một phần đạo đức của con người, do vậy để nâng cao y đức, đầu tiên
phải giáo dục nâng cao đạo đức cho con người, đạo đức cách mạng, đạo đức của người
công dân xã hội chủ nghĩa
Việc giáo dục đạo đức cần gợi lại truyền thống đạo đức tốt đẹp nhân loại, của dân
tộc Việt Nam. Đồng thời hướng cho người thầy thuốc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo
đức, phẩm chất chính trị. Chỉ những thầy thuốc biết yêu thương con người, có quan hệ tốt
với bạn bè, làng xóm, đoàn kết tương thân tương ái mới có thể là người thầy thuốc có đạo
đức nghề nghiệp trong sáng. Cần giúp cho cán bộ y tế học tập và thấm nhuần lời răn day
của các bậc danh y trên thế giới và dân tộc ta. Thấm nhuần và làm theo lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Việc tổ chức giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về y đức phải
được lồng ghép trong hoạt động nghề nghiệp của người thầy thuốc. Hình thức giáo dục
được nghiên cứu và tổ chức sao cho đa dạng, phong phú. Cần kết hợp học tập y đức với
phong trào làm theo tấm gương điển hình. Nội dung của giáo dục y đức phải tỉ mỉ, sát với
thực tế công việc hàng ngày của người thầy thuốc, cụ thể theo từng lĩnh vực.
Trước hết mỗi thầy thuốc phải luôn tự đọc và nghiền ngẫm lời dạy của các bậc
tiền bối như lời thề của Hyppocrate, y huấn của Hải Thượng Lãn Ông, lời dạy của Bác
Hồ, để tự suy ngẫm cách tu dưỡng cho bản thân. Tiếp tục học tập và thực hiện quy định
12 điều y đức do Bộ Y tế ban hành. đây chính là việc đầu tiên trong công tác giáo dục y
cho cán bộ y tế
Y đức là một bộ phận của đạo đức vì vậy có chức năng vô cùng to lớn, nó điều
chỉnh hành vi của người cán bộ y tế một cách tự giác. Sự điều chỉnh của nó thông qua các
chuẩn mực, các quy chế trong ngành y và được hình thành một cách tự nguyện ở sự tự ý
thức của mỗi người cán bộ y tế. Y đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người,
xác định những giới hạn cho các hành động và mức độ trừng phạt của lương tâm. Thông
qua các quy định về y đức của Nhà nước của ngành y để điều chỉnh hành vi của mỗi cán
bộ y tế, để đảm bảo cho hoạt động y tế được thực hiện một cách hiệu quả. Chính vì tầm
quan trọng của nó mà y đức là một trong những biện pháp để khẳng định chuẩn mực của
người cán bộ y tế để biến nó thành thói quen, biến nó trở thành một nhu cầu đối với mỗi
người hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Sự phát triển của đạo đức nói chung và y đức nói riêng là sản phẩm của quá trình
phát triển xã hội, gắn với việc hình thành phát triển về văn hoá. Bản thân nó không chỉ là
công cụ răn đe, ngăn ngừa những vi phạm, mà nó còn có tác dụng tác động đến việc xây
dưng lối sống và nhân cách cho người cán bộ công tác y tế. Mỗi khi y đức lơi lỏng thì các
hiện tượng vi phạm pháp luật, vi phạm y đức phát triển nhanh chóng trong ngành y.
Về bản chất giáo dục y đức là một hoạt có tính định hướng có tổ chức, có chủ thể
giáo dục. Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân gây ra biểu hiện tiêu cực,
xuống cấp về y đức của một bộ phận cán bộ y tế hiện nay đó chính là trong thời gian vừa
qua, việc giáo dục đạo đức, lối sống có phần coi nhẹ, chưa được quan tâm một cách đúng
mức. Chính vì vậy dể nâng cao y đức cho cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay, đồng thời
với tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, cần phải giáo dục đạo đức cách mạng, đạo
đức nghề y, nêu gương người tốt việc tốt để học tập.
Việc giáo dục y đức, phải thực hiện một cách nghiêm túc ngay từ khi các thầy thuốc
còn là học sinh sinh viên trong các trường y. Tại đây cần xây dựng giáo án cho việc giáo
dục y đức, những thầy thuốc là giảng viên y đức cũng cần thể hiện tấm gương y đức của
mình đối với học sinh sinh viên.
Các cơ sở y tế dù công lập hay dân lập cần xây dựng phòng truyền thống để cán bộ
y tế luôn luôn được ôn lại những lời răn dạy về y đức của các vị tiền bối, của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Có kế hoạch và chương trình cụ thể để tuyên truyền, giáo dục về y đức,
nhắc nhở các thầy thuốc về lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của mình. Tất cả các
thầy thuốc và cả những nhân viên và làm việc trong các cơ sở y tế phải học tập và làm
theo đúng 12 điều y đức.
- Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh tạo điều kiện, tiền đề
cho việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế trong giai đoạn hiện nay:
Xuất phát từ quan điểm cho rằng: “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì
hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” [37, tr.55] và “trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” [38, tr.376], chúng ta có thể coi
việc xây dựng môi trường kinh tế - xã hội trong sạch lành mạnh là giải pháp cơ bản, quan
trọng hàng đầu trong việc xây dựng y đức cho cán bộ ngành y tế trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng mội trường kinh tế trong sạch lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để ở đó, phẩm
chất y đức của người cán bộ y tế có điều kiện phát triển và hoàn thiện. Môi trường kinh tế
- xã hội có ảnh hưởng đến đời sống văn hoá đạo đức, môi trường kinh tế - xã hội là nền
tảng nảy sinh và phát triển đạo đức văn hoá chung và y đức nói riêng
Thực hiện nghị quyết của Đảng, cùng với cả nước Nam Định đã chuyển nền kinh tế
kế hoạch hoá, tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra sự
phát triển mạnh về lực lượng sản xuất, nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao. Cơ sở
hạ tầng, bộ mặt đô thị, nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải thiện. Nhiều vấn
đề về văn hoá xã hội được giải quyết, trong đó có lĩnh vực y tế.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, kinh tế xã hội của tỉnh còn bộc lộ nhiều yếu
kém, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tệ nạn xã hội còn nhiều nhức nhối,
do đó, việc xây dựng đạo đức cho cán bộ nói chung và cán bộ ngành y tế nó riêng còn
gặp nhiều khó khăn. Đòi hỏi phải có một quá trình với sự nỗ lực của của toàn đảng bộ và
nhân dân trong tỉnh. Để xây dựng môi trường kinh tế trong sạch, tạo điều kiện cho sự
phát triển đạo đức của cán bộ công chức trong tỉnh nói chung và cán bộ y tế nói riêng ở
Nam Định cần làm tốt nhưng vấn đề sau.
Thứ nhất, phát triển kinh tế bằng cách đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, tập
trung khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả hơn nữa tiềm năng đất đai, biển, công
nghiệp dịch vụ, du lịch, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế
của tỉnh, đẩy mạnh việc ứng dung khoa học công nghệ gắn sản xuất với thị trường, hình
thành liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và thị trường; khuyến khích tạo mọi
điều kiện để mọi thành phần kinh tế, các bộ phận nhân dân làm giàu chính đáng, xoá đói
giảm nghèo và phát triển đa dạng các hình thức sở hữu kinh tế, mở rộng các hình thức
liên doanh, cổ phần, liên kết giữa các thành phần kinh tế; tăng cường công tác đầu tư,
thực hiện có hiệu quả chương trình mực tiêu quốc gia, phát triển kinh tế nhà nước, củng
có sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước đã có để nâng cao hiệu qủa kinh tế; đẩy mạnh
công tác cổ phần hoá doanh nghiệp.
Thứ hai: Phát triển kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết các
vấn đề xã hội, phát triển văn hoá tinh thần, tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng
đạo đức cách mạng cho cán bộ công chức nói chung và cán bộ y tế nói riêng
Đây là yêu cầu phản ánh rõ tính mục đích của phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế
gắn với công bằng xã hội, gắn với phát triển văn hoá, tinh thần mới, tạo ra, môi trường
tổng hợp, cho sự phát triển những giá trị đạo đức mới, xây dựng đạo đức cách mạng có
cán bộ y tế
Cần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của hệ thống chính trị của tỉnh đối với
việc xây dựng tinh thần đạo đức cách mạng trong đời sống xã hội nói chung và của cán
bộ y tế nói riêng. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu,
bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nước ta chưa có được những yếu tố của nền kinh tế
thị trường văn minh, dư luận xã hội trong thực tế chưa đủ sức mạnh góp phần điều chỉnh
hành vi của con người theo các giá trị chân, thiện, mỹ, thì việc nâng cao năng lực chỉ đạo,
điều hành của hệ thống chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng đạo
đức của cán bộ công chức nói chung và cán bộ ngành y tế nói riêng.
Sử dụng đồng bộ các công cụ như: kế hoạch, quyết định, chính sách, biện pháp kinh
tế hành chính, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác tạo nền
tảng vật chất của đạo đức mới, đạo đức cách mạng trong đó có y đức. Uỷ ban nhân dân
có vai trò to lớn trong quản lý và phát triển kinh tế, với quyền lực công, uỷ ban nhân dân
dùng sức mạnh cưỡng chế, các chính sách kinh tế để điều tiết phương tiện kinh tế vĩ mô
các lợi ích, các hoạt động kinh tế, khắc phục tình trạng hỗn loạn, bất bình đẳng, phân cực
xã hội, tạo dựng và bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cục. Với ý nghĩa này, việc giải
quyết tốt vấn đề lợi ích giúp chúng ta giải quyết tốt vấn đề y đức.
Đẩy mạnh chống tham nhũng. Các cơ quan y tế trên cơ sở văn bản của nhà nước
xây dựng các cơ chế tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong
bộ máy nhà nước nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng.
Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buông lỏng quản lý, đặc biệt
là chống những hành vi lợi dụng chức quyền, làm giàu bất chính. Thực hiên tốt chính
sách các quy định của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực y tế; đồng thời trong thẩm quyền
quy định, Uỷ bân nhân dân tỉnh cần cụ thể hoá, hoàn thiện, bổ sung chính sách về quản
trong lĩnh vực y tế, điều chỉnh các quan hệ quyết không để cho kẻ xấu lợi dụng. Tiếp tục
cải cách hành chính, nhất là việc xoá bỏ thủ tục hành chính phiền hà dễ gây tham nhũng
sách nhiễu. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo dân chủ, minh bạch trong
các hoạt động y tế của các tổ chức và cá nhân. Bệnh viên các cấp quản lý chặt chẽ tài
chính, công quỹ, đảm bảo tài chính chi đúng mục đích, đúng nguyên tắc, có hiệu quả.
Thực hiện tốt các chính sách y tế, phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại
hoá phải được quản lý một cách chặt chẽ, tạo ra một xã hội văn minh gắn liền với công
bằng xã hội, đồng thời thực hiện tốt các chính sách y tế, quan tâm đế đời sống vật chất
của những người cán bộ công tác trong lĩnh vực y tế, nhất là những cán bộ làm việc ở cấp
cơ sở vùng sâu, vùng xa, cán bộ làm công tác y tế cộng đồng, cán bộ làm công tác dân số
và kế hoạch hoá gia đình. Đó là trách nhiệm của uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định nói
chung, của sở y tế tỉnh Nam định nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng đạo đức cách mạng - y đức cho cán bộ y tế , từ thực
tế đời sống của tỉnh Nam Định, có thể xác định nội dung xây dựng môi trường kinh tế,
tạo điều kiện vật chất và tinh thần, bao gồm cả quan hệ kinh tế xã hội, các thiết chế xã
hội, các giá trị vật chất và tinh thần tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển đạo đức nói
chung và y đức nói riêng đồng thời ngăn ngừa các phản giá trị làm xói mòn đạo đức, lối
sống của người cán bộ y tế. Theo đó phải bảo tồn và khơi dậy những đạo đức truyền
thống của dân tộc, của Nam Định từng bước xây dựng đạo đức mới của mọi tầng lớp
nhân dân; duy trì phát huy những giá trị đạo đức truyền thống
- Luôn nêu cao tinh thần tự giác rèn luyện của bản thân cán bộ ngành y tế, kết hợp
với sự kiểm tra, giám sát của bệnh nhân, nhân dân, của các cơ quan chức năng...
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc sự phát triển nằm
trong chính bản thân sự vật. Nói cách khác đó là quá trình giải quyết các mâu thuẫn trong
bản thân sự vật, đó là quá trình tự thân phát triển. Cho nên, đây là giải pháp đặc biệt quan
trọng nói lên vai trò quyết định của cán bộ y tế với tư cách vừa là đối tượng vừa là chủ
thể của xây dựng đạo đức mới - y đức cho chính họ.
Y đức của người thầy thuốc không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình
phấn đấu, rèn luyện vô cùng khó khăn và gian khổ, tu dưỡng đạo đức, rèn luyên y đức
cũng giống như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Cán bộ y tế là
một bộ phận dân cư của xã hội, tuy y đức của họ bị sự chi phối của đạo đức xã hội, nhưng
những người cán bộ y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có cử chỉ đạo đức cao
đẹp có khả năng định hướng cho sự phát triển y đức của cán bộ y tế nói riêng, đạo đức
cho xã hội nói chung.
Y đức là sự tự nguyện, tự giác lựa chọn giá trị, không vụ lợi, là thực hiện các nghĩa
vụ đạo đức của mình theo yêu cầu của cuộc sống, theo lý tưởng cao đẹp của người cán bộ
y tế. Việc tự ý thức, tự giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện có ý nghĩa quan trọng để luôn hoàn
thiện mình trở thành người cán bộ y tế có đủ trình độ chuyên môn và y đức hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Tự giác rèn luyện y đức là một quá trình đấu tranh gay go, phức tạp
trong mỗi bản thân cán bộ y tế.
Đó là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tích cực với cái tiêu cực, giữa lợi
ích cá nhân và lợi ích tập thể. Do đó, đòi hỏi người cán bộ y tế phải có tri thức, có ý chí
để luôn luôn chiến thắng với cái vị kỷ trong con người mình. Trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện nay, tư tưởng thực dụng, tâm lý thu vén , chủ nghĩa cá nhân dễ trỗi dậy trong
cán bộ làm công tác y tế, cán bộ y tế ở tỉnh Nam Định cũng trong tình hình như vậy.
Trước sự tác động của các yếu tố đó người cán bộ y tế phải thường xuyên ý thức về
nhiệm vụ và yêu cầu y đức của mình thông qua cách xử sự, đặc biệt là trong quá trình
công tác, trong mối quan hệ với bệnh nhân, với cơ quan công tác và với nhân dân.
Thực chất của giải pháp này thể hiện ở chỗ: có quyết tâm tu dưỡng. rèn luyện, luôn
nêu cao y đức và mối quan hệ xã hội thì bất cứ hoàn cảnh nào, thì người cán bộ y tế
không những không bị sa ngã, suy thoái; mà trái lại thể hiện được phẩm chất cao đẹp của
mình trong y đức. Điều đó không những phát triển được y đức trong lĩnh vực y tế mà còn
góp phần to lớn làm lành mạnh đạo đức xã hội, xây dựng đạo đức xã hội tốt đẹp
Sự xuống cấp về y đức của một bộ phận cán bộ y tế trong thời gian vừa qua một
phần là do sự buông lỏng kiểm tra, giám sát của các cấp, của ngành y tế, và các đoàn thể
nhân dân. Tăng cường đầu tư cho y tế đồng thời phải tăng cường kiểm tra giám sát của
các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là trong ngành y tế. Để làm tốt vấn đề
này đối với cán bộ y tế ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới cần chu ý các điểm sau:
Một là, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước. Yêu cầu của vấn đề này, trước hết
là phải đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có đủ đức và đủ tài để hoàn thành nhiệm vụ y tế của
tỉnh, đặc biệt chú trọng đến cán bộ điều trị và cán bộ y tế làm công tác quản lý. Trên cơ
sở các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, cần phải cụ thể hoá đối với từng cơ
quan đơn vị để có thể kiểm tra giám sát các hoạt động khám chữa bệnh nói chung và
quản lý giám sát được cán bộ y tế, nhằm phát hiện các dấu hiệu vi phạm, qua đó giải
quyết kịp thời. Hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp lý, đảm bảo hệ thống văn bản quản
lý điều chỉnh một cách phù hợp, đồng bộ không chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác quản lý ngành y, quản lý cán bộ y tế, kịp thời uốn nắn, ngăn chặn những biểu
hiện vi phạm y đức, vi phạm luật trong công tác y tế.
Hai là, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện, ngăn chặn,
khắc phục khuyết điểm của cán bộ y tế. Sự giám sát tích cực của quần chúng nhân dân
trong lĩnh vực y tế sẽ làm cho y tế trong sạch lành mạnh về mọi mặt, làm tăng thêm mối
quan hệ giữa quần chúng nhân dân với ngành y tế. Những tiêu cực của ngành y do nhiều
nguyên nhân, có thể tổ chức cơ quan chủ quản không phát hiện ra được, hoặc không phát
hiện kịp thời nhưng sẽ không che mắt được tai mắt nhân dân. Vì thế muốn làm cho ngành
y tế phát triển theo chiều hướng ngày càng tích cực thì nhất thiết phải phát huy vai trò của
quần chúng nhân dân. Thực trạng này cũng nằm chung với tình hình tham phòng chống
tham nhũng hiện nay ở nước ta. Theo báo Pháp luật Việt Nam, số ra ngày 7-7-2008, tại
Hội nghị phòng chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2008 giữa Văn phòng Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam diễn ra
ngày 5-7-2008 ở Hà Nội, đánh giá “tự phát hiện tham nhũng còn yếu”. Không phát huy
vai trò của quần chúng nhân dân thì việc xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ y tế
không thể đạt được kết quả như mong muốn,
Như vậy, đạo đức của cán bộ y tế ở Nam Định trong giai đoạn hiện nay là cuộc đấu
tranh giữa hai xu hướng tiến bộ và lạc hậu, tích cực và tiêu cực trong vấn đề y đức, lối
sống. Mặt tích cực là chủ đạo ngày càng khẳng định trong thực tiễn, trong tư tưởng và
trong hành động của mỗi cán bộ y tế. Tuy nhiên, mặt tiêu cực cũng sẽ làm giảm sút niềm
tin của nhân dân đối với ngành, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Tóm lại, y đức là nội dung nhân văn rất lớn của người hành nghề y, là truyền thống
cao đẹp, là trách nhiệm và danh dự của cán bộ y tế, là niềm tin yêu của Đảng và Nhà
nước, là tình cảm của nhân dân đối với người thầy thuốc. Con người là cái vốn quý nhất
của xã hội, và cái vốn quý nhất của con người là sức khoẻ. Ngành y có vinh dự trực tiếp
chăm sóc sức khoẻ cho con người, do vậy người hành nghề y đòi hỏi phải có phẩm chất
đặc biệt được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, phục vụ tận tình thương yêu hết lòng
chăm sóc người bệnh. Y đức phải được thể hiện thông qua các nguyên tắc chuẩn đạo đức
và được xã hội thừa nhận. Y đức cũng thể chế hoá bằng những quy định pháp lý cụ thể để
người hành nghề y thực hiện. Y đức cũng đã và đang bị sa sút ở một bộ phận nhỏ cán bộ
y tế. Đó là vấn đề nhức nhối của toàn ngành y tế. Đã đến lúc ngành y phải có những biện
pháp kiên quyết loại trừ bộ phận xấu đó. Và phát huy những y đức cao đẹp mà phần lớn
cán bộ ngành y tế đã và đang cống hiến hết sức mình để thực hiện nguyên tắc về đạo đức
của người thầy thuốc.
- Học tập gương người tốt, việc tốt của cán bộ ngành y tế nói riêng và của toàn xã
hội nói chung:
Một trong những nguyên nhân của biểu hiện tiêu cực, xuống cấp về y đức của một
bộ phận cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay đó chính là việc giáo dục đạo đức lối sống
có phần bị coi nhẹ, chưa được quan tâm một cách đúng mức. Để nâng cao hơn nữa y đức
cho cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay đồng thời với việc tăng cường giáo dục chính trị
tư tưởng cần phải tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề y, nêu
gương “ người tốt, việc tốt”.
Năm 1959 Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào “người tốt, việc tốt” để xây
dựng, nhân rộng điển hình và mười năm sau loại sách “người tốt, việc tốt” được xuất bản.
Năm 1968 Người đã cho xuất bản loại sách “người tốt việc tốt” và cho rằng “lấy gương
người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một cách tốt nhất để xây dựng Đảng,
xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Đây chính là
quan điểm, tư tưởng có tính nhất quán của Hồ Chí Minh. Người chỉ rõ: “nói chung thì các
dân tộc phương đông giàu tình cảm, đối với họ, một tấm gương sống còn giá trị hơn một
bài diễn văn tuyên truyền” [44, tr.89]. Điều đó cho thấy trong đạo đức nói chung và y đức
nói riêng - việc nêu gương tốt có tác dụng, có sức thuyết phục vô cùng to lớn.
Hiện nay phong trào “Người tốt, việc tốt” vẫn được Đảng và nhà nước quan tâm
thực hiện. Thiết nghĩ, ngành y cần tăng cường hưởng ứng phong trào đó, kịp thời phát
hiện biểu dương những cán bộ ngành y có hành vi dù nhỏ nhưng nói lên y đức cao cả của
người cán bộ y tế. Báo Pháp luật Việt Nam ngày 13/7/2007 đưa tin Thủ tướng Chính phủ
ký quyết định khen thưởng bác sỹ Ngô Đức Đễ, trưởng khoa ngoại tổng hợp bệnh viện
Đồng Nai đã vượt qua khó khăn vất vả, thiếu thốn, phẫu thuật thành công một ca vỡ tim
do tai nạn lao động. Với thành tích xuất sắc trong khám chữa bệnh, bác sĩ Đễ đã nêu cao
tấm gương sáng về y đức, xứng đáng với lời dạy của Hồ Chí Minh: “Lương y như từ
mẫu”.
Đối lập với “người tốt, việc tốt” là “người xấu, việc xấu”. Cho nên, cùng với việc
nêu gương người tốt việc tốt, chúng ta cần phê phán những tấm gương phản diện về
đời sống đạo đức nói chung, y đức nói riêng. Bên cạnh những tấm gương sáng về y
đức, dám hi sinh cả tính mạng của mình để làm thí nghiệm hay sẵn sàng chiến đấu, hi
sinh vì bệnh nhân, vì sự độc lập, tự do của Tổ quốc. Cũng còn không ít cán bộ, nhân
viên ngành y tế đã có biểu hiện tha hoá về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là ảnh
hướng xấu đến y đức của cán bộ ngành y. Những năm gần đây, hiện tượng thuốc chữa
bệnh giả hoặc không có xuất xứ xâm nhập vào một số bệnh viện, đe doạ tính mạng
của người bệnh, làm băng hoại y đức, Báo Công an nhân dân số ra ngày 1- 11 - 2006
đã đưa chỉ tính riêng địa bàn Hà Nội, từ năm 2004 đến cuối năm 2006 đã khám phá 10
vụ, bắt giữ 21 đối tượng, tiêu huỷ hàng triệu cơ số tân dược giả.
Việc “vòi tiền của bệnh nhân nghèo” của bác sĩ, Trưởng khoa thần kinh, bệnh viện
đa khoa Thái Bình (Báo lao động số ra ngày 17-6-2008 đã phản ánh) đã gây bức xúc
trong dư luận xã hội, đi trái với truyền thống đạo đức dân tộc nói chung, y đức nói riêng.
Kết luận chương 2
Chất lượng khám chữa bệnh không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào chuyên môn kỹ thuật
một cách đơn thuần mà phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp. Y đức là nội dung nhân văn
quan trọng của người làm nghề y, là truyền thống cao đẹp, là trách nhiệm danh dự của cán bộ
y tế, là niềm tin của Đảng và Nhà nước, là tình cảm của nhân dân với người thầy thuốc. Con
người là vốn quý nhất của xã hội và cái vốn quý nhất của con người sức khoẻ. Ngành y có
vinh dự trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho con người, do vậy người hành nghề y cần phải có
những phẩm chất đặc biệt được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ hết
mình chăm sóc sức khoẻ người bệnh. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn nguyên tắc
đạo đức và được xã hội thừa nhận. y đức cũng có thể được thể chế hoá bằng những quy
định pháp lý cụ thể để cán bộ y tế thực hiện.
Trong những năm qua, bên cạnh những cán bộ y tế, những thầy thuốc giữ vững bản
lĩnh nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, đạo đức trong sáng tận tâm với công việc, hết lòng vì
người bệnh, thực hiện nghiêm chỉnh 12 điều y đức do Bộ Y tế ban hành... cũng còn
không nhân viên cán bộ y tế có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, có biểu hiện của
lối sống thực dụng. Đó là một thực tế mà ngành y tế tỉnh Nam Định đang phải đối mặt.
Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong
đời sống y đức, đòi hỏi ngành y tế tỉnh Nam Định phải không ngừng nâng cao đạo đức
cách mạng, học tập những tấm gương sáng về y đức, tổ chức động viên mọi thành viên
hưởng ứng một cách tích cực cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”. Biến ý thức đạo đức thành thực tiễn đạo đức nghề nghiệp.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trước những vận hội mới đòi hỏi toàn Đảng toàn
dân ta phải đồng tâm hiệp lực, phải đoàn kết, tập trung trí tuệ sáng tạo, nhân tài vật lực để
phát triển kinh tế xã hội. Muốn đủ sức mạnh và trí tuệ lãnh đạo thì Đảng ta phải thực sự
trong sạch vững mạnh. Người cán bộ đảng viên phải là người đầu tàu gương mẫu, có đủ
đức và đủ tài để nhân dân tin tưởng và noi theo.
Là một ngành khoa học, ngành chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đòi hỏi mỗi
cán bộ công chức ngành y tế, đặc biệt là đội ngũ có trình độ chuyên môn để phục vụ sức
khoẻ nhân dân phải có một phẩm chất đạo dức tốt đẹp, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ
“thầy thuốc như mẹ hiền”.
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh sự phát
triển về kinh tế thì những mặt trái của nó đã và đang len lỏi gặm nhấm những bản chất tốt
đẹp trong lĩnh vực đạo đức cũng như huỷ hoại dần một bộ phận đội ngũ thầy thuốc trong
ngành y tế xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, là thước đo lương tâm,
trách nhiệm, bổn phận cùng hạnh phúc của người thầy thuốc, việc nâng cao y đức là
nhiệm vụ thường xuyên của ngành y là nhiệm vụ cấp bách của các cơ sở y tế công lập và
dân lập hiện nay.
Đại bộ phận các các bộ y tế ở tỉnh Nam Định luôn nếu cao tinh thần rèn luyện tu
dưỡng phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu trong công việc
trong giai đoạn hiện nay góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới.
Bên cạnh những điển hình tiên tiến gương “người tốt, việc tốt” Trong ngành y tế,
còn có những biểu hiện thiếu ý thức trách nhiệm đối với sức khoẻ bệnh nhân. Một hiện
tượng suy thoái về y đức của người thầy thuốc và nguy hiểm hơn đó là “kinh doanh trên
người bệnh”; có một số thầy thuốc đã không đề kháng được trước sự quyến rũ của đồng
tiền, coi đồng tiền hơn tính mạng, sức khoẻ của người bệnh. Tình trạng thầy thuốc móc
ngoặc với nhà thuốc để kê đơn thuốc bắt bí bệnh nhân để kiếm hoa hồng, hoặc lôi kéo
bệnh nhân về nhà tư chữa...đây là những hành vi đang bị dư luận xã hội kịch liệt lên án.
Thực trạng phổ biến đó hiện nay đã và đang diễn ra không thể phủ nhận được. Y
đức của cán bộ y tế nói chung, đội ngũ thầy thuốc nói riêng đang bị đánh mất dần. Họ từ
bỏ lối sống lành mạnh, trung thực trong sạch, đang lún sâu vào lối sống thực dụng dối trá
ích kỷ. Những hiện tượng đó đã làm giảm lòng tin trong nhân dân và xa hơn là làm giảm
lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, lòng tin vào bản chất tốt đẹp của chế độ
xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng
Luận văn có một mục đích là xây dựng một nền y đức mang đúng bản chất chế độ
xã hội chủ nghĩa xây dựng y đức của người cán bộ y tế tỉnh Nam Định. Đồng thời góp
phần giúp cho các cấp lãnh đạo của tỉnh Nam Định nhìn nhận một cách duy vật biện
chứng, nhìn nhận một cách thấu đáo thực trạng vấn đề đạo đức của người cán bộ y tế nói
chung, người cán bộ y tế tỉnh Nam Định nói riêng. Thức tỉnh các thầy thuốc có lương tâm
cũng phải chạnh lòng với những biểu hiện suy thoái về đạo đức của bộ phận đồng nghiệp
của mình, đấu tranh thẳng thắn với các hiện tượng tiêu cực đó. Với các cơ quan, các nhà
lãnh đạo quản lý phải tìm ra các biện pháp và giải pháp một cách kịp thời có hiệu quả để
góp phần uốn nắn những biểu hiện lệch lạc đó, để ngành y tế một ngành hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ có thể phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Tỉnh Nam Định nước cũng
đã bỏ rất nhiều công sức và tiền của để xây dựng y tế của tỉnh ngày một hiện đại để phục
vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày một tốt hơn.
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
1. Ph¹m Ngäc Anh ( ), Quan niÖm cña Hå ChÝ Minh vÒ mèi quan hÖ gi÷a y ®øc vµ
tµi cña ng-êi c¸n bé y tÕ. http//www.cpv.org.VN/
nghiencuu/Hochiminh/Yte/docs/p2-1.htm.
2. G.Ban®zelaze (1985), §¹o ®øc häc, tËp 1, Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi.
3. G.Ban®zelaze (1985), §¹o ®øc häc, tËp 2, Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi.
4. B¸o Ng-êi lao ®éng ( ), N©ng cao y ®øc vµ chÊt l-îng CSSHND,
http//www.nld.com.VN/Thoisu/view.php pld.
5. NguyÔn ThÞ Hßa B×nh (2006), Ph¸t huy vai trß trÝ thøc ngµnh y tÕ ViÖt Nam
trong c«ng cuéc ®æi míi, LuËn ¸n tiÕn sÜ chuyªn ngµnh Chñ nghÜa x· héi
khoa häc, Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh, Hµ Néi.
6. Bé Y tÕ (1995), S¬ l-îc lÞch sö y tÕ ViÖt Nam, tËp 1, Nxb Y häc, Hµ Néi.
7. Bé Y tÕ (1996), S¬ l-îc lÞch sö y tÕ ViÖt Nam, tËp 2, Nxb Y häc, Hµ Néi.
8. Bé Y tÕ (1997), Chñ tÞch Hå ChÝ Minh víi c«ng t¸c b¶o vÖ søc kháe, Nxb ChÝnh
trÞ quèc gia, Hµ Néi.
9. Bé Y tÕ (1998), Quy chÕ bÖnh viÖn.
10. Bé Y tÕ (1999), Quy ®Þnh vÒ y ®øc tiªu chuÈn phÊn ®Êu, Nxb Y häc, Hµ Néi.
11. Bé Y tÕ (2001), Gi¸o dôc ®µo t¹o nh©n lùc y tÕ - Dù ¸n WHO/HRH-001, Nxb Y
häc, Hµ Néi.
12. Bé Y tÕ (2002), Ngµnh y tÕ ViÖt Nam v÷ng b-íc vµo thÕ kû XXI, Nxb Y häc, Hµ
Néi.
13. Bé Y tÕ (2002), 55 n¨m ph¸t triÓn sù nghiÖp y tÕ c¸ch m¹ng, Nxb Y häc, Hµ Néi.
14. TrÇn ThÞ Trung ChiÕn (2007), Ph¸t ®éng thùc hiÖn cuéc vËn ®éng “Häc tËp vµ
lµm theo tÊm g-¬ng ®¹o ®øc Hå ChÝ Minh”, S¬ kÕt mét n¨m phong trµo häa
tËp vµ lµm theo tÊm g-¬ng anh hïng, liÖt sÜ, b¸c sÜ §Æng Thïy Tr©m, Bµi
ph¸t biÓu nh©n ngµy thÇy thuèc ViÖt Nam 27/7/2007.
15. NguyÔn Trinh C¬ (1983), Nh÷ng vÊn ®Ò triÕt häc cña y häc, Nxb Khoa häc x·
héi, Hµ Néi, (Sách dịch).
16. NguyÔn ThÞ Ngäc Dung ( ), §¹o ®øc cña ng-êi lµm c«ng t¸c y tÕ trong ®iÒu kiÖn
nÒn kinh tÕ thÞ tr-êng, Thµnh phè Hå ChÝ Minh.
17. NguyÔn TÊn Dòng (2007), Cæ phÇn ho¸ viÖn trî, trî gi¸ thuèc cho ng-êi nghÌo, Bµi
nãi chuyÖn víi c¸c gi¸o s-, b¸c sÜ l·nh ®¹o ngµnh y tÕ Hµ néi nh©n ngµy
thÇy thuèc ViÖt Nam 27-2-2007.
18. NguyÔn TÊn Dòng (2007), Cæ phÇn hãa bÖnh viÖn, trî gi¸ thuèc cho ng-êi nghÌo,
Bµi nãi chuyÖn víi c¸c gi¸o s-, b¸c sÜ, l·nh ®¹o ngµnh y tÕ Hµ Néi nh©n
ngµy thÇy thuèc ViÖt Nam 27/2/2007.
19. Bïi §¹i ( ), Y ®øc trong x· héi ®æi míi, http//www.cpv.org.VN/
nghiencuu/Hochiminh/Yte/docs/p2-7.htm.
20. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (1986), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø VI,
Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
21. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (1991), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø VII,
Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
22. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (1991), C-¬ng lÜnh x©y dùng ®Êt n-íc trong thêi kú qu¸
®é lªn chñ nghÜa x· héi ë ViÖt Nam, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
23. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (1996), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø VIII,
Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
24. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2001), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø XI,
Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
25. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2006), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X,
Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
26. NguyÔn V¨n HiÒn (1987), §¹o ®øc häc vµ y đức häc x· héi chñ nghÜa, Nxb Y häc,
Hµ Néi.
27. Ph¹m M¹nh Hïng (2001), “Y ®øc vµ mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao y ®øc”, T¹p chÝ
B¶o hiÓm y tÕ ViÖt Nam, (8), tr.6-7.
28. Ph¹m M¹nh Hïng (2002), “Y ®øc vµ vÊn ®Ò n©ng cao y ®øc”, T¹p chÝ Céng s¶n,
(7), tr.33-34.
29. Ph¹m M¹nh Hïng (2007), "Y ®øc vµ vÊn ®Ò n©ng cao y ®øc", T¹p chÝ Céng s¶n,
(7).
30. Ng« Gia Hy (1998), Nguån gèc cña y ®øc, sù ®ãng gãp cña nÒn y häc vµ v¨n hãa
ViÖt Nam, Hµ Néi.
31. Ng« Gia Hy (1999), Y ®øc vµ ®øc sinh häc - Nguån gèc vµ sù ph¸t triÓn, Nxb Y
häc, Hµ Néi.
32. Ph¹m V¨n Kh¸nh ( ), N¨m ®iÒu B¸c Hå d¹y sinh tr-êng viªn qu©n y vÊn ®Ò x©y
dùng y ®øc hiÖn nay, http//www.cpv.org.vn.
33. V.I.Lªnin (1981), Toµn tËp, tËp 29, Nxb TiÕn bé, M¸txc¬va.
34. V.I.Lªnin (1980), Toµn tËp, tËp 35, Nxb TiÕn bé, M¸txc¬va.
35. V.I.Lªnin (1997), Toµn tËp, tËp 36, Nxb TiÕn bé, M¸txc¬va.
36. V.I.Lªnin (1977), Toµn tËp, tËp 39, Nxb TiÕn bé, M¸txc¬va.
37. C.M¸c vµ Ph.¡ngghen (1995), Toµn TËp, tËp 3, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
38. C.M¸c vµ Ph.¡ngghen (1994), Toµn TËp, tËp 20, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
39. C.M¸c vµ Ph.¡ngghen (1994), Toµn TËp, tËp 21, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
40. C.M¸c vµ Ph.¡ngghen (1994), Toµn TËp, tËp 53, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
41. C.M¸c vµ Ph.¡ngghen (1994), Toµn TËp, tËp 57, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
42. Hå ChÝ Minh (1955), Th- cña Chñ tÞch Hå ChÝ Minh göi ngµnh y tÕ ngµy
27/2/1955.
43. Hå ChÝ Minh (1996), Toµn tËp, tËp 4, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
44. Hå ChÝ Minh (1996), Toµn tËp, tËp 5, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
45. Hå ChÝ Minh (1996), Toµn tËp, tËp 7, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
46. Hå ChÝ Minh (1996), Toµn tËp, tËp 9, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
47. Hå ChÝ Minh (1996), Toµn tËp, tËp 10, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
48. §ç M-êi (1994), Ch¨m sãc, b¶o vÖ søc khoÎ cña nh©n d©n lµ nhiÖm vô rÊt cao quý
vµ nÆng nÒ cña ng-êi thÇy thuèc ViÖt Nam, Bµi ph¸t biÓu t¹i cuéc häp nh©n
ngµy thÇy thuèc ViÖt Nam 27-2-1994.
49. §ç M-êi (1995), Th- cña ®ång chÝ §ç M-êi -Tæng BÝ th- ban chÊp hµnh TW §¶ng
Céng s¶n ViÖt Nam göi c¸c thÇy c« gi¸o, sinh viªn vµ c¸n bé, c«ng nh©n
tr-êng §¹i häc Y Hµ Néi, kØ niÖm 50 n¨m phôc vô c¸ch m¹ng cña tr-êng §¹i
häc Y Hµ Néi.
50. NguyÔn ChÝ Mú (1999), Sù biÕn ®æi cña thang gi¸ trÞ ®¹o ®øc trong nÒn kinh
tÕ thÞ tr-êng víi viÖc x©y dùng ®¹o ®øc míi cho c¸n bé qu¶n lý ë n-íc ta, Nxb
ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi.
51. Ph¹m C«ng NhÊt (2001), T- t-ëng triÕt häc vÒ con ng-êi qua c¸c t¸c phÈm cña H¶i
Th-¬ng L·n ¤ng, LuËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc, Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå
ChÝ Minh, Hµ Néi.
52. Lª Quang Ninh ( ), Lêi thÒ Hy ppocrate trong c¬ chÕ thÞ t-êng,
http//hue.vnn.ViÖt Nam/y khoa/nam1999/thang2/bµi17.
53. TrÇn Sü Ph¸n (1999), "Gi¸o dôc ®¹o ®øc ®èi víi sù h×nh thµnh vµ ph t¸ triÓn nh©n c¸ch
trong giai ®o¹n hiÖn nay", T¹p chÝ Gi¸o dôc lý luËn, (1).
54. TrÇn Sü Ph¸n (2004), "T- t-ëng Hå ChÝ Minh vÒ nh÷ng yªu cÇu ®¹o ®øc ®èi víi
ng-êi c¸n bé l·nh ®¹o qu¶n lý", T¹p chÝ Gi¸o dôc lý luËn, (6).
55. §ç Nguyªn Ph-¬ng (1997), Ph¸t triÓn sù nghiÖp y tÕ ë n-íc ta trong giai ®o¹n hiÖn
nay, Nxb Y häc, Hµ Néi.
56. §ç Nguyªn Ph-¬ng (1999), Y tÕ ViÖt Nam trong quá tr×nh ®æi míi, Nxb Y häc, Hµ
Néi.
57. D.I. Pi-xa-rep (1970), Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n cña ®¹o ®øc y häc, Nxb Y häc, Hµ
Néi.
58. B.M.P«tulèp (1970), V.I.Lªnin vµ c«ng t¸c BVSK, Nxb Y häc vµ TDTT, Hµ Néi.
59. M.E. Teleshevskaia - N.I.Pogiko (1986), §¹o ®øc y häc, Nxb Y häc, Hµ Néi.
60. Song Thµnh ( ), Y ®øc ViÖt Nam - TruyÒn thèng vµ hiÖn tr¹ng,
http//www.cpv.org.VN/nghiencuu/Hochiminh/Yte/docs/p2-16htm.
61. Thñ t-íng ChÝnh phñ (2001) QuyÕt ®Þnh sè 35/2001/Q§-TTg vÒ phª duyÖt ChiÕn
l-îc ch¨m sãc vµ b¶o vÖ søc khoÎ nh©n d©n giai ®o¹n 2001-2010.
62. Lª H÷u Tr¸c (1997), H¶i Th-îng y t«ng t©m lÜnh, tËp 1, (T¸c phÈm gåm 6 tËp), Héi
Y häc d©n téc TP Hå ChÝ Minh kÕt hîp t¸i b¶n.
63. Lª H÷u Tr¸c (1997), H¶i Th-îng y t«ng t©m lÜnh, tËp 2, (T¸c phÈm gåm 6 tËp), Héi
Y häc d©n téc TP Hå ChÝ Minh kÕt hîp t¸i b¶n.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiên nay.pdf