Hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance) ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả
đáng khích lệ. Từ những hình thức sơ khai nhƣ ngân hàng thực hiện khuyến
mãi các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng, hay cho công ty bảo
hiểm mƣợn chỗ để bán hàng, đến nay nhiều ngân hàng đã trở thành đại lý,
ngƣời đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho công ty bảo hiểm.
Những sản phẩm bán qua kênh bancassurance cũng đã gắn với những sản
phẩm của ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức phân phối này tại Việt Nam cũng
còn nhiều tồn tại. Sau khi nghiên cứu đề tài “Vận dụng mô hình
Bancassurance vào thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
phát triển”, có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, môi trƣờng kinh doanh tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam còn
hạn chế, chƣa có pháp luật quy định riêng về Bancassurance, công nghệ, cơ
sở hạ tầng chƣa đáp ứng đủ yêu cầu; các doanh nghiệp và ngân hàng chƣa có
nhiều kinh nghiệm về hoạt động Bancassurance, tiềm lực tài chính còn hạn
chế . Trong bối cảnh đó, mô hình thỏa thuận phân phối (ngân hàng ký hợp
đồng thỏa thuận phân phối sản phẩm bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm)
bộc lộ nhiều ƣu điểm hơn so với các mô hình khác. Trên cơ sở đó, đề tài đề
xuất trong ngắn hạn 3 – 5 năm tới đây Bancassurance tại Việt Nam cần phát
triển lấy trọng tâm là vận dụng mô hình thỏa thuận phân phối. Việc vận dụng
hiệu quả mô hình thỏa thuận phân phối sẽ là nền tảng để thị trƣờng bảo hiểm
Việt Nam thực hiện mục tiêu dài hạn là phát triển Bancassurance chính quy,
chuyên nghiệp bằng việc vận dụng mô hình liên doanh, mô hình ngân hàng và
doanh nghiệp bảo hiểm sở hữu lẫn nhau để tiến tới phát triển mô hình tập
đoàn dịch vụ tài chính.
Thứ hai, để thúc đẩy và vận dụng hiệu quả mô hình Bancassurance tại
Việt Nam, Nhà nƣớc, các nhà làm luật, các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân
hàng và các tổ chức liên quan cần phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp
về sản phẩm Bancassurance, về kênh phân phối Bancassurance, về nguồn lực
cho hoạt động Bancassurance, về hệ thống pháp luật, công nghệ cơ sở hạ
tầng, về yếu tố văn hóa, nhận thức.
Vận dụng mô hình Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam
một cách chính quy, chuyên nghiệp, có hiệu quả là mục tiêu cũng nhƣ nhiệm
vụ to lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm, các ngân hàng và các cơ quan liên
quan. Do vậy, để đƣa ra những giải pháp tối ƣu nhất nhằm thúc đẩy và vận
dụng hiệu quả mô hình Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam cần
có sự nghiên cứu tiếp cả về lý luận và thực tiễn của mọi tổ chức, cá nhân liên
quan.
Hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu bổ ích,
góp phần nhỏ cho thúc đẩy và vận dụng hiệu quả mô hình Bancassurance tại
thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam./.
97 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3912 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách
hàng chắc chắn và tin tƣởng rằng lời hứa đó sẽ đƣợc tôn trọng và thực hiện
bởi một doanh nghiệp bảo hiểm có uy tín là một điều hết sức ý nghĩa. Bên
cạnh đó, việc thông tin tƣ vấn không đầy đủ về sản phẩm bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm có thể dẫn đến tình trạng khách hàng nhận quà rồi cũng quên
luôn mà không nghĩ họ đang đƣợc “bảo vệ”. Có thể nói, đây là một trong
những hình thức bán hàng xa rời nhu cầu.
Thứ hai, ngay cả khi khách hàng đƣợc tƣ vấn mua bảo hiểm tại ngân
hàng lúc làm thủ tục vay vốn kinh doanh, vay mua xe hay vay mua nhà…, thì
hiện tƣợng bán hàng rời xa nhu cầu vẫn phổ biến. Khách hàng cần mua bảo
hiểm cho tài sản đảm bảo (tài sản thế chấp vay vốn), nhƣng do đội ngũ cán bộ
ngân hàng thiếu kiến thức về sản phẩm và kỹ năng bán hàng nên thƣờng khá
đại khái trong cung cấp thông tin về quyền lợi bảo hiểm. Nhiều trƣờng hợp,
thậm chí ngân hàng chỉ giới thiệu cho khách hàng tự liên hệ doanh nghiệp bảo
hiểm mà ngân hàng đó liên kết để tìm hiểu.
Tình trạng này dẫn đến hậu quả là khách hàng mua bảo hiểm nhằm đối
phó với ngân hàng nhằm nhanh chóng đƣợc giải ngân, chứ chƣa thực sự tin
tƣởng vào khả năng và uy tín của nhà phân phối (ngân hàng) hay chất lƣợng
sản phẩm dịch vụ bảo hiểm do ngân hàng cung cấp, thậm chí còn cảm thấy
58
phiền toái và trong hầu hết các trƣờng hợp nhƣ vậy, khách hàng đều có chung
suy nghĩ: lần sau sẽ trực tiếp đến các doanh nghiệp bảo hiểm để mua bảo
hiểm thì tốt hơn.
Hệ quả của cả hai hiện tƣợng trên là về lâu dài tại ngân hàng không
hình thành đƣợc một văn hóa bán chéo hàng hóa (cross-sell), đội ngũ bán bảo
hiểm không chuyên nghiệp và thiếu kỹ năng cần thiết và do đó không theo kịp
yêu cầu của một mô hình Bancassurance chuyên nghiệp, thuận tiện, uy tín và
hiện đại.
Tiềm năng phát triển của Bancassurance tại Việt Nam là rất lớn. Tuy
nhiên, từ các mô hình Bancassurance thành công trên thế giới, có thể thấy
Bancassurance sẽ chỉ phát triển mạnh và lâu bền khi đƣợc kiên trì hình thành
và hoạt động trên nền tảng “Bán hàng hƣớng đến nhu cầu” một cách đồng bộ.
Nghĩa là đồng bộ từ chính sách phân phối và quảng bá Bancassurance, cho
đến đến chính sách phát triển sản phẩm, xây dựng và đào tạo, quản lý và
khuyến khích đội ngũ bán hàng…
2.3.3. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế nêu trên, nhƣng có thể
nói chủ yếu là do các nguyên nhân về phía các ngân hàng, các doanh nghiệp
bảo hiểm cũng nhƣ bản thân sự hợp tác, liên kết giữa ngân hàng và doanh
nghiệp bảo hiểm; những nguyên nhân về môi trƣờng kinh doanh nhƣ yếu tố
văn hóa, sự phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống văn bản pháp lý
chƣa hoàn thiện…
2.3.3.1. Về bản thân liên kết, hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp
bảo hiểm
Ở nƣớc ta, do hoạt động Bancassurance mới ở giai đoạn đầu nên các
ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm chƣa nhận thức đầy đủ lợi ích từ
Bancassurance, chƣa có cam kết song phƣơng mạnh mẽ. Ngƣợc lại, ngân
59
hàng chƣa thật sự xem trọng mối quan hệ hợp tác chiến lƣợc với doanh
nghiệp bảo hiểm. Việc liên kết, phối hợp chỉ mang tính chất tạm thời, phục vụ
cho một mục tiêu trƣớc mắt mà chƣa phải là những chiến lƣợc có sự đầu tƣ kỹ
lƣỡng. Quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng chƣa thật
sự vững chắc. Ngân hàng có quyền chấm dứt hợp đồng hợp tác với doanh
nghiệp bảo hiểm này để chuyển sang hợp tác với một doanh nghiệp bảo hiểm
khác. Trong chiến lƣợc kinh doanh của nhiều ngân hàng thƣơng mại hiện nay
vẫn còn nhiều chỗ trống cho các sản phẩm bảo hiểm, nhƣng nhiều ngân hàng
chƣa thực sự chú ý để khai thác. Ngƣợc lại, trong chiến lƣợc của nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm, sự kết hợp giữa bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng chƣa rõ nét.
Thực tế này một phần là bởi vì đối với những doanh nghiệp bảo hiểm có “sân
sau” là ngân hàng mẹ thì hiệu quả của kênh Bancassurance là không thể phủ
nhận, nhƣng đối với những doanh nghiệp bảo hiểm khác thì vẫn còn nhiều
băn khoăn về hiệu quả của kênh bán bảo hiểm này bởi vì không phải nhân
viên ngân hàng nào cũng nhiệt tình tƣ vấn cho bảo hiểm. Thỏa thuận bán hàng
qua kênh này đã đƣợc lãnh đạo ngân hàng thông qua, nhƣng thực tế không có
một chế tài nào ràng buộc những nhân viên ngân hàng phải tƣ vấn đƣợc bao
nhiêu sản phẩm bảo hiểm, nhân viên ngân hàng cũng chƣa có nhiều động lực
để thực hiện công việc này. Ngân hàng không có chế tài, doanh nghiệp bảo
hiểm thì không có quyền can thiệp nên dễ dẫn đến tình trạng "cha chung
không ai khóc".
Bên cạnh đó, còn thiếu sự nhất quán từ trên xuống dƣới của các ngân
hàng trong việc thực hiện thỏa thuận. Trên thực tế, doanh nghiệp bảo hiểm kí
thỏa thuận chung với Trụ sở chính ngân hàng nhƣng khi triển khai tại các chi
nhánh ngân hàng thƣờng gặp khó khăn, chẳng hạn, các chi nhánh không áp
dụng đúng mức phí, mức thù lao đã thỏa thuận, không cung cấp không gian,
dữ liệu khách hàng.
60
2.3.3.2. Về phía ngân hàng
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc triển khai hoạt động
Bancassurance còn nhiều hạn chế là nguyên nhân về nhận thức của phía ngân
hàng. Một số ngân hàng chƣa tin tƣởng vào sự thành công của kênh bán bảo
hiểm qua ngân hàng nên cho rằng việc bán bảo hiểm qua ngân hàng không
phải là công việc của ngân hàng mà chỉ là công việc của riêng doanh nghiệp
bảo hiểm. Một số ngân hàng “kiên quyết” bảo mật cơ sở dữ liệu khách hàng
của mình khiến doanh nghiệp bảo hiểm không thể sử dụng khi bán bảo hiểm
qua ngân hàng.
Sự thiếu kinh nghiệm của ngân hàng cũng là một nguyên nhân chính
gây cản trở trong hoạt động Bancassurance. Cụ thể là:
- Ngân hàng còn thiếu sự chuyên nghiệp trong các thoả thuận hợp
đồng, thấu hiểu khách hàng, marketing phát triển sản phẩm; thiếu sự thống
nhất, đồng hợp tác phát triển thƣơng hiệu với các sản phẩm ngân hàng,…
- Cán bộ ngân hàng không có đủ thời gian và nghiệp vụ để giải thích
những tiện ích của sản phẩm cho ngƣời mua bảo hiểm. Kiến thức chung về
bảo hiểm và các kỹ năng bán sản phẩm bảo hiểm của cán bộ ngân hàng còn
nhiều hạn chế. Kỹ năng bán chéo sản phẩm (kết hợp giữa sản phẩm ngân
hàng và sản phẩm bảo hiểm) của đội ngũ cán bộ ngân hàng còn yếu và thiếu.
Nhân viên ngân hàng không đƣợc đào tạo đầy đủ để chào bán sản phẩm bảo
hiểm.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng chƣa kịp thay đổi phƣơng thức quản lý,
kinh doanh, do vậy có thể chƣa phù hợp với việc cung cấp sản phẩm bảo
hiểm.
2.3.3.3. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm
Trong khi triển khai kênh bán hàng này, doanh nghiệp bảo hiểm chƣa
giải quyết đƣợc các mâu thuẫn giữa kênh bán hàng này với những kênh bán
hàng cũ, chẳng hạn nhƣ kênh bán hàng qua đại lý. Doanh nghiệp bảo hiểm
61
cũng chƣa thiết kế đƣợc những sản phẩm đơn giản mang lại hiệu quả cao,
chƣa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn cách làm phù hợp. Tỷ lệ hoa hồng
cho ngân hàng chƣa thật sự hấp dẫn, dẫn đến sự hợp tác chƣa thật chặt chẽ.
Ngoài ra, cả phía ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm đều chƣa giải
quyết tốt các vấn đề cần thiết của hoạt động Bancassurance nhƣ: đào tạo đội
ngũ bán hàng, cách thức giao tiếp với khách hàng. Trên thực tế, việc đào tạo
về bảo hiểm cho nhân viên ngân hàng mới đƣợc thực hiện ở mức sơ sài và nội
dung đào tạo cho nhân viên ngân hàng không có khác biệt nhiều so với đào
tạo đại lý nên dễ gây nhàm chán đối với ngƣời học. Việc đào tạo đội ngũ tiếp
thị các sản phẩm bảo hiểm gặp nhiều khó khăn. Bản thân các nhân viên ngoài
chuyên môn về ngân hàng nay lại phải tập huấn thêm kiến thức về bảo hiểm
sẽ rất khó. Việc đào tạo không đƣợc thực hiện tốt nên dẫn tới vấn đề nhân
viên tƣ vấn bảo hiểm tại ngân hàng (từ phía ngân hàng và cả doanh nghiệp
bảo hiểm) còn thiếu tính chuyên nghiệp.
2.3.3.4. Về yếu tố văn hóa, nhận thức
Ngƣời Việt hầu nhƣ chƣa quen với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng
và hầu nhƣ chƣa biết tới kênh bán hàng Bancassurance. Đa số khách hàng là
ngƣời dân Việt Nam đều chƣa sử dụng các dịch vụ ngân hàng không liên
quan đến tiền mặt nhƣ rút tiền hoặc thanh toán bằng thẻ tín dụng cá nhân, mở
tài khoản cá nhân. Mặc dù số lƣợng khách hàng gửi tiết kiệm ở các ngân hàng
Việt Nam rất lớn, nhƣng phần lớn dân chúng chƣa có tài khoản ngân hàng,
những ngƣời có tài khoản thì đa phần chƣa có thói quen sử dụng các dịch vụ
ngân hàng. Hầu hết ngƣời dân đều chƣa có thói quen mua bán trao đổi hàng
hoá, nhất là hàng hoá, dịch vụ vô hình (chẳng hạn sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ) qua điện thoại và qua mạng internet. Trong các tầng lớp dân cƣ cũng
chƣa hình thành nên thông lệ vay tiền ngân hàng để mua trả góp nhà hoặc ôtô.
62
Khách hàng còn ít hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, ngân
hàng. Đến nay, phần đông khách hàng chƣa quen hoặc không biết việc sản
phẩm bảo hiểm có thể đƣợc bán tại ngân hàng. Khách hàng đến ngân hàng
thƣờng suy nghĩ đến việc vay hoặc gửi tiền, ít ai quan tâm đến bảo hiểm.
Bên cạnh đó, phần đông dân chúng vẫn chƣa quen tập quán bảo hiểm,
chƣa có ý thức mua bảo hiểm, còn các doanh nghiệp bảo hiểm chƣa tạo lập
đƣợc uy tín, hình ảnh mạnh mẽ trong dân chúng.
2.3.3.5. Về công nghệ, cơ sở hạ tầng
Hệ thống ngân hàng Việt Nam chƣa có cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt
động Bancassurance.
Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ
cao, nhƣng cơ bản vẫn còn thua xa so với các ngân hàng trong khu vực và
trên thế giới, do vậy chƣa tạo đƣợc cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động
Bancassurance. Nhiều chi nhánh ngân hàng chƣa đủ nguồn lực (công nghệ,
nhân lực), đặc biệt còn thiếu không gian dành cho việc giới thiệu và bán sản
phẩm bảo hiểm. Để mô hình kinh doanh Bancassurance thành công cần phải
có một nền tảng IT vững mạnh và công cụ quản lý rất tốt. Nền tảng IT đƣợc
đặt tại các Cy bảo hiểm còn ngân hàng quản lý quan hệ khách hàng. Tuy
nhiên, tại các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, nền tảng IT
này còn chƣa hoàn chỉnh.
2.3.3.6. Về hệ thống pháp luật
Hiện nay, hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm chƣa có quy định
riêng đối với kênh phân phối Bancassurance, vì vậy hoạt động Bancassurance
vẫn chỉ là những hoạt động đơn lẻ và tồn tại dƣới dạng "đại lý tổ chức" của
doanh nghiệp bảo hiểm, dẫn đến khó khăn cho hai bên trong quá trình hợp tác
kinh doanh. Các luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance lại chƣa rõ ràng,
gây khó khăn cho ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm khi áp dụng.
63
Hiện tại, đa số khách hàng cá nhân, khi tham gia bảo hiểm (đặc biệt là
bảo hiểm nhân thọ) chƣa quan tâm đến yếu tố rủi ro, mà tập trung vào yếu tố
tiết kiệm (lãi suất) trong bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, Nhà nƣớc Việt Nam
chƣa có nhiều chính sách ƣu đãi cho các doanh nghiệp bảo hiểm nên các
doanh nghiệp bảo hiểm khó cạnh tranh với ngân hàng về lãi suất. Điều này có
nghĩa là, cùng một số tiền đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc gửi ngân
hàng thì lãi suất tiền gửi của ngân hàng bao giờ cũng cao hơn lãi suất đầu tƣ
của doanh nghiệp bảo hiểm.
Quy định pháp lý hiện tại chƣa có cơ chế chi trả hoa hồng riêng đối với
kênh phân phối Bancassurance. Vì vậy, các ngân hàng thƣờng xuyên yêu cầu
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải điều chỉnh hoa hồng bảo hiểm. Tỷ lệ
hoa hồng giữa các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ rất khác
nhau.
Ngoài ra, môi trƣờng kinh doanh của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam
còn tồn tại những vấn đề nhƣ: Hành chính rƣờm rà quan liêu, tham nhũng,
thiếu sự minh bạch về luật pháp và giao kết hợp đồng, các vấn đề hóc búa về
cơ sở hạ tầng,…
Từ những phân tích trên có thể thấy, cả 3 mô hình (thỏa thuận phân
phối (liên kết chiến lƣợc), liên doanh, tập đoàn dịch tài chính) đều đã đƣợc
vận dụng tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam theo mức độ khác nhau, trong đó,
mô hình chiến lƣợc liên kết là mô hình chủ đạo, mô hình liên doanh phát triển
theo hình thức liên doanh với đối tác nƣớc ngoài giàu kinh nghiệm, mô hình
tập đoàn dịch vụ tài chính phát triển theo hình thức ngân hàng thành lập công
ty bảo hiểm. Hoạt động Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam còn
hạn chế về nhiều mặt nhƣ:
- Sản phẩm bảo hiểm phân phối qua hệ thống ngân hàng hiện nay phần
lớn vẫn là các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, danh mục sản phẩm chƣa đa
64
dạng, chƣa phù hợp với việc bán qua ngân hàng.
- Kênh phân phối chủ yếu sử dụng là nhân viên ngân hàng nhƣng cán
bộ ngân hàng thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ, thiếu thời gian và không có nhiều
động lực để thực hiện bán, tƣ vấn sản phẩm bảo hiểm, xảy ra tình trạng bán
hàng xa rời nhu cầu.
- Môi trƣờng kinh doanh còn hạn chế (chƣa có luật quy định về
Bancassurance, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hạn chế, phần đông ngƣời
dân chƣa có tập quán tham gia bảo hiểm, chƣa sử dụng nhiều các dịch vụ
ngân hàng).
- Quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng chƣa thật
sự vững chắc, ngân hàng e dè trong chia sẻ thông tin, công ty bảo hiểm băn
khoăn về sự nhiệt tình làm việc của nhân viên ngân hàng.
- Bản thân các bên liên kết (ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm) cũng
chƣa giải quyết tốt các vấn đề cần thiết cho hoạt động Bancassurance nhƣ đào
tạo nguồn nhân lực, vấn đề về chia sẻ thông tin, về chiến lƣợc kinh doanh….
Để khắc phục đƣợc những khó khăn, hạn chế này, đòi hỏi phải có sự nỗ
lực và phối hợp thực hiện giữa Nhà nƣớc, các công ty bảo hiểm, ngân hàng
cũng nhƣ các tổ chức có liên quan.
65
CHƢƠNG 3 - NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VÀ VẬN
DỤNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI THỊ TRƢỜNG
BẢO HIỂM VIỆT NAM
3.1. Xu hƣớng phát triển Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt
Nam
Tại Việt Nam, Bancassurance còn khá mới mẻ, nhƣng nó lại hứa hẹn
nhiều tiềm năng phát triển ở tầm trung và dài hạn.
Theo khảo sát của tập đoàn tài chính Bảo Việt, số lƣợng ngân hàng bán các
sản phẩm bảo hiểm trên thế giới đạt ở mức rất cao nhƣ ở Mỹ 50%; châu Âu từ
70% đến 90% [9]. Trong khi đó, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam là một thị
trƣờng còn nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trƣởng khá cao do nhu cầu chƣa
đƣợc khai thác hiệu quả, tiền nhàn rỗi trong dân cƣ còn rất lớn. Thêm vào đó,
ngƣời Việt Nam có truyền thống lo xa, tiết kiệm, hy sinh vì con cháu… nên
khả năng phát triển Bancassurance là rất lớn.
Một khảo sát mới đây do công ty Nghiên cứu thị trƣờng FTA thực hiện
theo yêu cầu của VCLI cho thấy: 86% ngƣời Việt Nam rất lo lắng trƣớc
những bất trắc trong cuộc sống do họ chỉ duy trì đƣợc ngân sách sinh hoạt
hàng tháng không quá 6 tháng khi có sự kiện rủi ro xảy ra; 84% trong số đó
rất muốn đƣợc vay tín dụng tiêu dùng và đánh giá dịch vụ này rất thuận lợi
khi giúp ngƣời dân có thể trả dần số tiền mua sắm trong khi có thể hƣởng
dụng tiện nghi ngay; 91% tin rằng Bảo hiểm tín dụng là cần thiết để bảo vệ tài
chính cho họ.
Mặt khác, hiện nay chỉ có 10% dân số Việt Nam có tài khoản trong
ngân hàng, nhƣng mỗi năm con số này tăng trƣởng từ 15-30% [4]. Tại Việt
Nam, với mức thu nhập của ngƣời dân ngày càng cao cùng với sự phát triển
của thị trƣờng tài chính cá nhân, việc giao dịch kết hợp mua bảo hiểm qua
66
ngân hàng sẽ là xu hƣớng tất yếu của thị trƣờng tài chính. Theo một số
chuyên gia tài chính, sự phối hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam có
thể khai thác dƣới một số hình thức cơ bản nhƣ bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm
đầu tƣ...
3.2. Một số giải pháp, kiến nghị cụ thể
3.2.1. Về mô hình Bancassurance
Nhƣ đã nói, không có mô hình Bancassurance nào thống nhất cho tất cả
các thị trƣờng, cũng không có mô hình nào đƣợc xem là hiệu quả nhất mà sự
lựa chọn kiểu mô hình phải phụ thuộc vào yếu tố văn hoá, điều kiện môi
trƣờng kinh doanh cũng nhƣ các quy định pháp lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh
thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế về các yếu tố nêu
trên, việc vận dụng mô hình thỏa thuận phân phối bộc lộ nhiều ƣu điểm, thuận lợi
hơn so với các mô hình Bancassurance khác nhƣ:
- Không đòi hỏi nhiều về vốn, công nghệ cũng nhƣ kinh nghiệm, quy trình
nghiệp vụ, quy trình quản lý không phức tạp
- Yêu cầu về luật pháp điều chỉnh không phức tạp. Hiện tại, hệ thống pháp
luật về kinh doanh bảo hiểm chƣa có quy định riêng đối với kênh phân phối
Bancassurance, nhƣng mô hình thỏa thuận phân phối vẫn có cơ sở để thực
hiện do Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004 có quy định ngân hàng
đƣợc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm. Các quy định của Luật Kinh doanh
bảo hiểm và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, vẫn cho phép ngân hàng làm đại
lý tổ chức cho doanh nghiệp bảo hiểm
Do đó, có thể nói rằng việc phát triển tập trung trƣớc hết vào mô hình
thỏa thuận phân phối, với hình thức cơ bản là ngân hàng làm đại lý, ngƣời
môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm, là mô hình phù hợp. Hình thức hợp tác
cơ bản này sẽ là nền tảng giúp vận dụng hiệu quả hơn, sâu hơn, rộng hơn nữa
các mô hình Bancassurance khác vào thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
67
Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất với các nhà hoạch định chiến lƣợc, các công ty
bảo hiểm và ngân hàng trong giai đoạn ngắn hạn khoảng 5 năm tới đây hoạt động
Bancassurance tại Việt Nam cần tập trung vận dụng chủ yếu mô hình thỏa thuận
phân phối, tức là mô hình trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng ký
kết các hợp đồng thỏa thuận việc ngân hàng sẽ phân phối các sản phẩm bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm; thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy và vận dụng hiệu quả
mô hình Bancassurance lấy trọng tâm là mô hình này.
Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của mô hình này khi vận dụng tại Việt
Nam là nhiều sản phẩm bảo hiểm chƣa phù hợp với việc bán qua ngân hàng, quan
hệ hợp tác giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng chƣa thật sự vững chắc,
ngân hàng e dè trong chia sẻ thông tin, công ty bảo hiểm băn khoăn về sự
nhiệt tình làm việc của nhân viên ngân hàng. Bởi vậy, để vận dụng hiệu quả
mô hình thỏa thuận phân phối, ngoài các giải pháp sẽ nêu ở các mục trong
chƣơng 3, đề tài kiến nghị với các nhà làm luật, các công ty bảo hiểm, ngân
hàng cũng nhƣ các tổ chức liên quan những điểm sau:
Một là, nhanh chóng bổ sung các quy định về việc bảo vệ dữ liệu đặc
biệt là dữ liệu về khách hàng, về bảo mật thông tin; các quy định về quyền và
nghĩa vụ của nhân viên ngân hàng trong hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm.
Hai là, trong khi chờ bổ sung các quy định nói trên, các công ty bảo
hiểm và ngân hàng cần khắc phục khó khăn bằng cách thỏa thuận chi tiết, rõ
ràng về việc bảo vệ dữ liệu, bảo mật thông tin, về các chế tài ràng buộc nhân
viên ngân hàng trong bán, tƣ vấn sản phẩm bảo hiểm tại hợp đồng thỏa thuận
hợp tác.
Ba là, cần hạn chế số lƣợng doanh nghiệp bảo hiểm mà một ngân hàng
đƣợc liên kết.
Để đảm bảo tính bảo mật thông tin, cũng nhƣ đảm bảo để ngân hàng
quan tâm, thực hiện hiệu quả hoạt động Bancassurance hơn, đề tài đề xuất
68
trong khoảng 2 – 3 năm tới đây ngân hàng chỉ đƣợc phép làm đại lý cho một
doanh nghiệp bảo hiểm, không cho phép trƣờng hợp ngân hàng cùng một lúc
làm đại lý cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhƣ hiện nay. Do ngân hàng là
đại lý tổ chức (chứ không phải là đại lý cá nhân) nên theo quy định hiện hành
về kinh doanh bảo hiểm thì đại lý tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm không
đƣợc đồng thời làm đại lý tại hai doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, trừ
trƣờng hợp đƣợc sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm nơi đại lý đang làm
việc. Vì vậy, về mặt pháp lý, doanh nghiệp bảo hiểm có thể khống chế việc
ngân hàng có đƣợc đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác hay
không bằng cách ghi rõ tại hợp đồng thỏa thuận phân phối. Nhƣng trên thực tế
các doanh nghiệp bảo hiểm đều buộc phải đồng ý việc cho phép ngân hàng
đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác bởi vì trong quan hệ
hợp tác ngân hàng luôn đƣợc coi mặc định là bên có ít quyền lợi hơn nên nếu
doanh nghiệp bảo hiểm không đồng ý điều này thì sẽ khó đi đến ký kết hợp
đồng hợp tác. Chính vì thế, các nhà làm luật cần phải can thiệp, ban hành quy
định cụ thể về việc một ngân hàng chỉ đƣợc liên kết với một doanh nghiệp
bảo hiểm. Sau thời hạn 2 – 3 năm khi hoạt động Bancassurance phát triển
vững chắc hơn sẽ có thể cho phép ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc
tự do liên kết trong hoạt động này [20].
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có chiến lƣợc cụ thể về
những yếu tố quyết định trong mô hình thỏa thuận phân phối: lựa chọn ngân
hàng đối tác nào, lựa chọn kênh phân phối nào, phân công đội ngũ nhân viên
ra sao, kinh doanh sản phẩm nào cho phù hợp….căn cứ vào vào điều kiện tài
chính, công nghệ, kinh nghiệm của mình. Phát triển hơn nữa mô hình hợp tác
với các đối tác nƣớc ngoài có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động
Bancassurance.
69
3.2.2. Về sản phẩm Bancassurance
Sản phẩm bảo hiểm phân phối qua hệ thống ngân hàng hiện nay phần
lớn vẫn là các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, danh mục sản phẩm chƣa đa
dạng, chƣa phù hợp với việc bán qua ngân hàng. Bởi vậy, để vận dụng hiệu
quả mô hình Bancassurance, các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng cần
phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp dƣới đây:
Một là, bên cạnh việc củng cố, cải tiến các sản phẩm hiện có, các
doanh nghiệp bảo hiểm cần đa dạng hóa, mở rộng danh mục sản phẩm.
Việc đa dạng hóa, mở rộng danh mục sản phẩm cần thực hiện theo các
hƣớng sau:
Thứ nhất, phát triển các sản phẩm đã đƣợc kiểm nghiệm thành công tại
các thị trƣờng trên thế giới nhƣ: sản phẩm bảo hiểm niên kim, sản phẩm bảo
hiểm gắn với dƣ nợ tín dụng, sản phẩm bảo hiểm ngƣời gửi tiền, bảo hiểm
thƣơng tật, bảo hiểm xe máy, ô tô, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm nhà tƣ nhân,
các sản phẩm Bancassurance gắn với các khoản vay thế chấp…
Thứ hai, nhanh chóng nghiên cứu triển khai các sản phẩm đầu tƣ, sản
phẩm liên kết để cùng cung cấp sản phẩm “bảo hiểm - ngân hàng” trọn gói
cho khách hàng [9].
Thứ ba, mở rộng các đoạn thị trƣờng vẫn chƣa đƣợc khai thác nhiều bởi
các kênh truyền thống, đồng thời không ngừng mở rộng phạm vi phục vụ từ
công nghiệp tới nông nghiệp, triển khai sản phẩm Bancassurance dành cho
sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm này hứa hẹn có nhiều tiềm năng phát triển
cùng với việc phát triển và công nghiệp hóa hoạt động sản xuất nông lâm ngƣ
nghiệp ở nƣớc ta.
Hai là, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chú trọng tới việc thiết kế các
sản phẩm phù hợp với việc bán qua hệ thống ngân hàng, phù hợp với nhu cầu
khách hàng.
70
Đề tài đề xuất việc thiết kế các sản phẩm Bancassurance cần phải theo
hƣớng sau:
- Thiết kế sản phẩm hƣớng tới các khách hàng có hiểu biết và có tầm
ảnh hƣởng. Tập trung nghiên cứu nhu cầu của một lƣợng lớn các khách hàng
này, trên cơ sở đó, thiết kế một số dòng sản phẩm chính và phát triển thƣơng
hiệu của những sản phẩm này [14]. Trên cơ sở các sản phẩm chính, thiết kế
các sản phẩm bổ sung đi kèm. Các ngân hàng chỉ trọng tâm vào các sản phẩm
có tiếng, có thƣơng hiệu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Điều này giúp cho
việc bán sản phẩm qua ngân hàng và bán sản phẩm qua kênh phân phối khác
không bị chồng chéo.
- Trên cơ sở tìm hiểu sản phẩm điển hình của ngân hàng đối tác liên
kết, lựa chọn một số sản phẩm mục tiêu để thiết kế sản phẩm bảo hiểm.
Không thiết kế các sản phẩm đại trà cho tất cả các ngân hàng đối tác mà nên
đƣa ra sản phẩm đặc thù phù hợp riêng với từng ngân hàng, và mô hình
Bancassurance.
- Đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phát triển sản phẩm theo
hƣớng thiết kế sản phẩm tùy chọn (tức là thiết kế sản phẩm theo yêu cầu cụ
thể của khách hàng) trên cơ sở các sản phẩm chính đã thiết kế.
Ba là, ngân hàng cần có chiến lược cụ thể trong việc khuyến mãi các
sản phẩm Bancassurance cho khách hàng.
Ngay cả với các sản phẩm khuyến mãi cũng cần phải sử dụng bộ phận
đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp của mình, hoặc của doanh nghiệp bảo hiểm
đối tác để giải thích về các tiện ích sản phẩm cho khách hàng, để bán hàng
“hƣớng tới nhu cầu” nhằm tạo niềm tin cho khách hàng.
3.2.3. Về kênh phân phối sản phẩm Bancassurance
Nhƣ đã nói, tại Việt Nam Bancassurance sử dụng kênh phân phối chủ
yếu là nhân viên ngân hàng nhƣng cán bộ ngân hàng thiếu kinh nghiệm,
71
nghiệp vụ, thiếu thời gian và không có nhiều động lực để thực hiện bán, tƣ
vấn sản phẩm bảo hiểm, xảy ra tình trạng bán hàng xa rời nhu cầu. Bởi vậy,
đề tài kiến nghị tới các nhà làm luật, các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng
một số giải pháp sau:
Một là, bổ sung quy định về cách thức bán và giới thiệu sản phẩm bảo
hiểm của kênh Bancassurance.
Quy định này nhằm phân định rõ cách thức bán và giới thiệu sản phẩm
của kênh Bancassurance, phân biệt với các kênh bán hàng qua đại lý, môi
giới, hay kênh bán hàng trực tiếp (direct marketing)... vì đặc điểm và trình độ
lực lƣợng bán hàng của kênh Bancassurance khác so với các kênh bán hàng
khác. Đồng thời, quy định này cũng nhằm đảm bảo sự không phân tán về lực
lƣợng bán hàng của kênh phân phối Bancassurance; thuận tiện trong công tác
quản lý; đơn giản trong cơ chế chi trả hoa hồng... Dần dần, sau khoảng 3-5
năm, khi kênh phân phối Bancassurance ở Việt Nam trở nên quen thuộc và
phát triển hơn thì việc bổ sung quy định về lực lƣợng bán hàng (các chuyên
gia tài chính, các đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, cộng tác viên của ngân
hàng...) là cần thiết nhằm tăng cƣờng lực lƣợng bán hàng, từ đó nâng cao kết
quả kinh doanh của Bancassurance [20].
Hai là, các doanh nghiệp bảo hiểm cần lựa chọn cách làm phù hợp để
kênh bán hàng qua ngân hàng không mâu thuẫn với kênh bán hàng truyền
thống.
Tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều sử dụng phối hợp nhiều kênh
phân phối để tăng hiệu quả phân phối sản phẩm nhằm tăng doanh thu, giảm
rủi ro lệ thuộc vào một kênh phân phối duy nhất. Tuy nhiên, trong phân phối
đa kênh đó, Bancassurance lại có nhiều điểm xung đột với các kênh phân phối
truyền thống. Để tránh sự xung đột này các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải
thực hiện những điểm sau:
72
- Xác định rõ các sản phẩm sẽ đƣợc bán ở mỗi kênh phân phối
- Những nhân viên trong cùng một kênh phân phối cần cộng tác tốt với nhau
- Đảm bảo thông tin thông suốt trong mỗi mắt xích trong quy trình phân phối
- Mục tiêu của mỗi ngƣời trong quy trình phân phối cần đƣợc thực hiện đầy đủ
- Xác định rõ vai trò và dự tính hiệu suất làm việc của mỗi thành viên
trong kênh phân phối
- Khuyến khích trao đổi thông tin giữa các kênh
- Ngƣời đứng đầu của mỗi kênh phải tận tâm và quyết đoán….
Ba là, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như ngân hàng cần sử dụng
linh hoạt đội ngũ bán bảo hiểm, kết hợp linh hoạt các kênh phân phối.
Các nhân viên của ngân hàng không có đủ kiến thức về các sản phẩm
bảo hiểm, không có đủ thời gian và nguồn động lực tài chính; các nhân viên
thuộc ngành bảo hiểm lại không có kinh nghiệm trong việc giao tiếp với đối
tƣợng khách hàng đa dạng của ngân hàng. Chính bởi vậy, cần phải sử dụng
linh hoạt đội ngũ nhân viên bán bảo hiểm. Với các sản phẩm thiết kế đơn
giản, triệt để sử dụng đội ngũ bán hàng là nhân viên ngân hàng, với sản phẩm
phức tạp và có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động Bancassurance thì cần
phải sử dụng các nhà tƣ vấn tài chính, các nhà môi giới….
Bốn là, tích cực triển khai kênh bán hàng qua thư điện tử hoặc Website.
Trong xu thế thƣơng mại điện tử đang ngày càng phát triển nhƣ hiện
nay, việc bán bảo hiểm qua mạng đang ngày càng phổ biến. Hầu hết các
doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng trên thị trƣờng Việt Nam đều đã có
website riêng [Phụ lục 2], song mới chỉ có một vài công ty cho phép khách
hàng đăng ký mua bảo hiểm, cũng nhƣ thanh toán trực tuyến. Việc triển khai
hình thức này còn nhiều khó khăn, do hạ tầng thông tin nƣớc ta còn yếu kém,
73
thanh toán bằng tiền mặt vẫn rất phổ biến…. Tuy nhiên, đó cũng là một
phƣơng thức hiệu quả mà các doanh nghiệp bảo hiểm cũng nhƣ các ngân hàng
cần quan tâm triển khai nhằm đón trƣớc thời cơ trong tƣơng lai.
3.2.4. Về nguồn lực cho hoạt động Bancassurance
Có hai yếu tố về nguồn lực cần đƣợc chú trọng để thúc đẩy và vận dụng
hiệu quả mô hình Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam là nguồn
lực con ngƣời và nguồn lực thông tin. Đề tài đề xuất tới Nhà nƣớc, các doanh
nghiệp bảo hiểm, ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức có liên quan một số giải
pháp sau:
Một là, Nhà nƣớc cần hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng
cao phù hợp với yêu cầu phát triển của các ngân hàng và doanh nghiệp bảo
hiểm trong đó có việc gửi các chuyên gia trong nƣớc sang học tập và công tác
ở nƣớc ngoài. Và trong tƣơng lai, cần phát triển Bancassuarance thành một
ngành học chính quy đƣợc đào tạo bài bản tại các trƣờng Đại học. Đồng thời,
xây dựng các chính sách thu hút “chất xám” trong lĩnh vực tài chính từ các
nƣớc phát triển thông qua việc thuê tƣ vấn hoặc thuê các chuyên gia điều
hành quản lý….
Hai là, Hiệp hội bảo hiểm cần phát huy vai trò cầu nối giữa doanh
nghiệp và thị trƣờng, giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý cũng nhƣ vai trò
định hƣớng cho thị trƣờng, thƣờng xuyên tổ chức các cuộc họp trao đổi, chia
sẻ kinh nghiệm trong hoạt động Bancassurance, lắng nghe các ý kiến từ các
doanh nghiệp để có những kiến nghị phù hợp lên các cơ quan quản lý.
Trên thực tế, Hiệp hội bảo hiểm đã triển khai một hoạt động rất hữu
ích, đó là chính thức phát hành bản tin Bảo hiểm và Đời sống hàng tháng từ
tháng 1/2009 và nâng cao chất lƣợng trang web avi.org.vn phục vụ công tác
tuyên truyền rộng rãi, kịp thời về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, sản phẩm
74
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và kiến thức về bảo hiểm, trong đó có hoạt
động Bancassurance.
Ba là, các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng cần chú ý đào tạo
nguồn nhân lực, tích lũy kinh nghiệm cho hoạt động Bancassurance.
Doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng cần phối hợp thực hiện tổ chức
các khóa đào tạo về Bancassurance. Để thực hiện đào tạo có hiệu quả, các
doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhanh
chóng tạo lập, củng cố mối quan hệ với các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo
hiểm có kinh nghiệm, uy tín trong khu vực và quốc tế nhằm hợp tác trong các
lĩnh vực đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, trợ giúp về kỹ
thuật, công nghệ, trao đổi thông tin… liên quan tới hoạt động Bancassurance.
Việc các nhân viên ngân hàng vừa làm các nghiệp vụ ngân hàng, vừa
làm nghiệp vụ bán bảo hiểm là rất khó. Bởi vậy, các ngân hàng chỉ nên đào
tạo một bộ phận đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, trang bị cho đội ngũ này
kiến thức nền tảng về bảo hiểm, kỹ năng marketing và kỹ năng đàm phán ký
kết hợp đồng.
Bốn là, một trong những lợi ích cơ bản của Bancassurance là doanh
nghiệp bảo hiểm có thể tận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng của ngân hàng, bởi
vậy, để phát huy lợi ích này, ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm cần phối
hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng.
Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của các nhân viên
ngân hàng cũng nhƣ của các nhân viên bảo hiểm, ngân hàng và doanh nghiệp
bảo hiểm có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu tƣơng đối đầy đủ và hoàn chỉnh
về khách hàng. Từ đó, hai bên dễ dàng khai thác cơ sở dữ liệu một cách lâu
dài và hiệu quả góp phần tạo điều kiện thuận lợi để có thể đáp ứng đƣợc ngày
càng cao các nhu cầu hợp lý của khách hàng, gần gũi và gắn bó hơn với khách
hàng, đồng hành cùng khách hàng.
75
Ngân hàng có thể phát triển các mối quan hệ với khách hàng thông qua
việc giới thiệu các sản phẩm mới của ngân hàng liên quan đến các sản phẩm
bảo hiểm với những lợi ích thuyết phục, thỏa mãn nhu cầu đa dạng và phong
phú của khách hàng, thu hút và khởi xƣớng các mối quan hệ với khách hàng
thông qua việc gửi thƣ quảng cáo, trao đổi trực tiếp về các sản phẩm bảo
hiểm.
3.2.5. Về hệ thống pháp luật
Hiện nay, Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, từng bƣớc
phải mở cửa thị trƣờng theo các hiệp định và cam kết quốc tế, ngành bảo hiểm
đang đứng trƣớc thách thức và vận hội mới, đòi hỏi công tác quản lý Nhà
nƣớc phải có những cải cách phù hợp. Bên cạnh đó, Bancassurance đang ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với thị trƣờng bảo hiểm của
các quốc gia. Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp
luật, cơ chế, chính sách, bộ máy quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh
doanh bảo hiểm nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại ngân hàng
nói riêng, việc bổ sung quy định về kênh phân phối Bancassurance là rất cần
thiết.
Hiện nay kênh phân phối đƣợc điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo
hiểm và các văn bản hƣớng dẫn thi hành chỉ là kênh phân phối qua đại lý và
môi giới bảo hiểm. Các quy định liên quan tới kênh phân phối qua ngân hàng
chƣa có nhiều, hiện mới chỉ có các quy định chung nhƣ: quy định cho phép
ngân hàng đƣợc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm (Luật Các tổ chức tín dụng
sửa đổi năm 2004); quy định cho phép ngân hàng làm đại lý tổ chức cho
doanh nghiệp bảo hiểm (Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hƣớng dẫn
thi hành). Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm cũng nhƣ
76
các ngân hàng trong việc phát triển hoạt động Bancassurance một cách chính
quy, chuyên nghiệp.
Về các quy định cần bổ sung, ngoài các quy định đề cập tới tại các mục
khác ở chƣơng 3 nhƣ quy định về số lƣợng doanh nghiệp bảo hiểm mà một
ngân hàng đƣợc liên kết, quy định về việc bảo vệ dữ liệu đặc biệt là dữ liệu về
khách hàng, về bảo mật thông tin, đề tài đề xuất tới các nhà làm luật những
điểm dƣới đây.
Một là, bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho đại lý bảo
hiểm tổ chức.
Cần phải bổ sung quy định cơ chế chi trả hoa hồng riêng cho hoạt động
Bancassurance, chi tiết đối với từng loại hình sản phẩm bảo hiểm cá nhân và
bảo hiểm nhóm mà quy định pháp luật cho phép triển khai của kênh phân
phối này. Tỷ lệ hoa hồng của kênh phân phối này cần hấp dẫn hơn so với tỷ lệ
hoa hồng bảo hiểm hiện tại quy định đối với đội ngũ đại lý và môi giới bảo
hiểm.
Hai là, bổ sung quy định về chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào
tạo đại lý bảo hiểm đối với đội ngũ bán hàng của kênh Bancassurance.
Quy định hiện hành chỉ đƣa ra chƣơng trình đào tạo đối với các đại lý
cá nhân. Còn đối với đại lý tổ chức chỉ quy định "các nhân viên tham gia trực
tiếp vào hoạt động bán bảo hiểm của đại lý tổ chức phải đƣợc đào tạo và cấp
chứng chỉ" nhƣng lại không có quy định về chƣơng trình đào tạo đối với lực
lƣợng bán hàng này. Vì vậy, cần phải có quy định riêng về chƣơng trình đào
tạo đối với các nhân viên ngân hàng - là nhân viên của đại lý tổ chức.
Ngoài ra, các nhà làm luật cũng cần ban hành quy định về cơ chế chia
sẻ thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp, chế độ báo cáo... nhằm bảo vệ
77
thông tin của khách hàng tham gia bảo hiểm và kịp thời có biện pháp quản lý
giám sát hiệu quả đối với hoạt động này.
3.2.6. Về yếu tố văn hóa, nhận thức
Tại Việt Nam, phần đông ngƣời dân chƣa có tập quán tham gia bảo
hiểm, chƣa sử dụng nhiều các dịch vụ ngân hàng và cũng chƣa biết nhiều tới
Bancassurance. Bởi vậy, các cấp lãnh đạo của ngân hàng và các doanh nghiệp
bảo hiểm cần phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cƣờng thực hiện
tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ nhận thức của ngƣời dân về bảo hiểm,
ngân hàng, giới thiệu về Bancassurance, lợi ích của hoạt động Bancassurance.
Phạm vi tuyên truyền rộng khắp trên cả nƣớc, không chỉ ở thành thị mà ở cả
vùng nông thôn. Mục tiêu của tuyên truyền là: Giúp ngƣời dân hiểu đƣợc lợi
ích của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng cũng nhƣ dịch vụ bảo hiểm, có ý
thức chủ động tham gia bảo hiểm để bảo vệ bản thân; từ đó gia tăng tỷ lệ
ngƣời dân có tài khoản ngân hàng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tham gia
bảo hiểm thông qua hệ thống ngân hàng. Hình thức tuyên truyền có thể là
phát tờ rơi, quảng cáo qua báo chí, đài phát thanh truyền hình, qua Internet….
3.2.7. Về công nghệ, cơ sở hạ tầng
Hoạt động Bancassurance đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm cũng nhƣ
ngân hàng phải áp dụng các công nghệ hiện đại, đảm bảo liên thông dữ liệu
về cơ sở khách hàng, về cơ chế thu chi hộ, thanh toán định kỳ … và xử lý các
vấn đề kỹ thuật nhằm nâng cao tiện ích sản phẩm khi khách hàng sử dụng
cùng một lúc nhiều sản phẩm do ngân hàng cung cấp, đồng thời cần phải có
phần mềm quản lý tập trung để hai bên có thể giám sát đƣợc kết quả hợp tác
một cách thƣờng xuyên.
Yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng phải
nâng cao trình độ về công nghệ thông tin, đầu tƣ và áp dụng công nghệ hiện
đại, đồng bộ, đổi mới ứng dụng tin học quản lý tài chính kế toán, tin học quản
78
lý các lĩnh vực kinh doanh mới nhƣ bảo hiểm nhân thọ, ngân hàng, quản lý
quỹ….
Để thực hiện đƣợc điều này, doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng phải
đƣợc sự hỗ trợ về tài chính cũng nhƣ nhân lực của Nhà nƣớc và các hiệp hội,
các tổ chức có liên quan. Các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu có
tiềm lực tài chính mạnh cần tiên phong trong đổi mới công nghệ, đầu tƣ công
nghệ đồng bộ. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng nên tích cực
hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài để học hỏi, tận dụng công nghệ hiện đại
của đối tác.
79
KẾT LUẬN
Hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance) ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả
đáng khích lệ. Từ những hình thức sơ khai nhƣ ngân hàng thực hiện khuyến
mãi các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng, hay cho công ty bảo
hiểm mƣợn chỗ để bán hàng, đến nay nhiều ngân hàng đã trở thành đại lý,
ngƣời đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho công ty bảo hiểm.
Những sản phẩm bán qua kênh bancassurance cũng đã gắn với những sản
phẩm của ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức phân phối này tại Việt Nam cũng
còn nhiều tồn tại. Sau khi nghiên cứu đề tài “Vận dụng mô hình
Bancassurance vào thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
phát triển”, có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, môi trƣờng kinh doanh tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam còn
hạn chế, chƣa có pháp luật quy định riêng về Bancassurance, công nghệ, cơ
sở hạ tầng chƣa đáp ứng đủ yêu cầu; các doanh nghiệp và ngân hàng chƣa có
nhiều kinh nghiệm về hoạt động Bancassurance, tiềm lực tài chính còn hạn
chế…. Trong bối cảnh đó, mô hình thỏa thuận phân phối (ngân hàng ký hợp
đồng thỏa thuận phân phối sản phẩm bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm)
bộc lộ nhiều ƣu điểm hơn so với các mô hình khác. Trên cơ sở đó, đề tài đề
xuất trong ngắn hạn 3 – 5 năm tới đây Bancassurance tại Việt Nam cần phát
triển lấy trọng tâm là vận dụng mô hình thỏa thuận phân phối. Việc vận dụng
hiệu quả mô hình thỏa thuận phân phối sẽ là nền tảng để thị trƣờng bảo hiểm
Việt Nam thực hiện mục tiêu dài hạn là phát triển Bancassurance chính quy,
chuyên nghiệp bằng việc vận dụng mô hình liên doanh, mô hình ngân hàng và
doanh nghiệp bảo hiểm sở hữu lẫn nhau để tiến tới phát triển mô hình tập
đoàn dịch vụ tài chính.
Thứ hai, để thúc đẩy và vận dụng hiệu quả mô hình Bancassurance tại
80
Việt Nam, Nhà nƣớc, các nhà làm luật, các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân
hàng và các tổ chức liên quan cần phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp
về sản phẩm Bancassurance, về kênh phân phối Bancassurance, về nguồn lực
cho hoạt động Bancassurance, về hệ thống pháp luật, công nghệ cơ sở hạ
tầng, về yếu tố văn hóa, nhận thức.
Vận dụng mô hình Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam
một cách chính quy, chuyên nghiệp, có hiệu quả là mục tiêu cũng nhƣ nhiệm
vụ to lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm, các ngân hàng và các cơ quan liên
quan. Do vậy, để đƣa ra những giải pháp tối ƣu nhất nhằm thúc đẩy và vận
dụng hiệu quả mô hình Bancassurance tại thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam cần
có sự nghiên cứu tiếp cả về lý luận và thực tiễn của mọi tổ chức, cá nhân liên
quan.
Hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu bổ ích,
góp phần nhỏ cho thúc đẩy và vận dụng hiệu quả mô hình Bancassurance tại
thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam./.
81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Biểu cam
kết cụ thể về dịch vụ, Mục 7. Dịch vụ tài chính.
2. Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam (2005), “Tại sao
Bancassurance ở Việt Nam chƣa thành công?”,
3. Báo điện tử - Tin nhanh Việt Nam (2006), “Bảo hiểm liên kết với ngân
hàng”,
4. Báo điện tử - Kinh tế Việt Nam (2009), “Bancassurance – Sản phẩm
tiềm năng”,
5. Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam (2010), “Bancassurance 2010: Đẩy
mạnh!”,
6. Trần Hùng Dũng (2009), “Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam trƣớc cơn
bão khủng hoảng tài chính hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (5(173)).
7. TS. Nguyễn Hữu Hiểu (2009), “Tìm hiểu Bancassurance dƣới góc độ ngân
hàng”,
8. TS. Hoàng Văn Hoan (2009), “Kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp”,
9. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2008), “Vận dụng mô hình Bancassurance
vào thị trƣờng bảo hiểm ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (213).
10. Lan Hƣơng (2009), “8 sự kiện nổi bật của ngành bảo hiểm 2009”,
11. Nguyễn Thị Phong Lan (2006), Mô hình liên kết ngân hàng - bảo hiểm
(Bancassurace) trên thế giới và thực tiễn, triển vọng phát triển tại Việt
Nam, Khóa luận chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Trƣờng Đại học
Ngoại thƣơng Hà Nội.
82
12. Quỳnh Loan (2009), “Bancassurance - bảo hiểm kép”,
13. Quách Thành Nam (2009), “Ai cần Bancassurance?”,
14. Nguyễn Thu Phƣơng (2008), “Bancassurance ở châu Á – Thái Bình
Dƣơng, chờ sự đón nhận tại thị trƣờng Việt Nam”, Bản dịch và biên
soạn từ bài viết của Douglas.A.Jaffe – Giám đốc phát triển khu vực
Châu Á – Thái Bình Dƣơng của Financial Insights.
15. Nguyệt Quế (2009), “Bảo hiểm qua ngân hàng – Còn nhiều khó khăn, thách thức”,
&catId=33&lang=VN
16. Đỗ Thị Xuân Quỳnh (2006), Dịch vụ bảo hiểm và phát triển dịch vụ
bảo hiểm Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập, Luận văn thạc sỹ
Thƣơng mại, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội.
17. ThS. Huỳnh Thị Hƣơng Thảo (2008), “Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng,
(số tháng 6).
18. Diệu Trang (2009), “Bancassurance: Xung đột và hợp tác”,
19. Trang thông tin điện tử Tập đoàn Bảo Việt (2005), “Báo cáo của Moody’s – 8/2005”,
d=28&lang=VN.
20. ThS. Nguyễn Thùy Trang (2007), “Đi tìm cơ chế quản lý cho hoạt động
Bancassurance ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà quản lý, (69).
21. Vũ Thị Thu Trang (2009), Giải pháp phát triển kênh phân phối bán
bảo hiểm qua ngân hàng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tại Việt
83
Nam, Khóa luận chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Trƣờng Đại học
Ngoại thƣơng Hà Nội.
22. Ngô Vi Trọng, Lê Hồ An Châu (2007), “Bancassurance – Bán các sản phẩm
bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại”,
.
23. Lƣu Thị Mỹ Vân (2005), Ngân hàng-bảo hiểm xu hướng phát triển trên
thị trường thế giới và ứng dụng tại Việt Nam, Khóa luận chuyên ngành
Kinh tế đối ngoại, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội.
Tiếng Anh
24. Munich Re Group (2001), Bancassurance in Practice, pp. 4-20.
84
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số ví dụ về liên kết Bancassurance và sản phẩm
Bancassurance
Doanh
nghiệp bảo
hiểm
Ngân hàng liên
kết
Sản phẩm liên kết
Công ty
TNHH bảo
hiểm
Manulife
Việt Nam
Ngân hàng Đông
Á (EAB)
Thẻ Liên Kết Manulife - EAB (Đông Á)
(dịch vụ tiện ích khi đóng phí bảo hiểm)
Ngân hàng Á
Châu (ACB)
An Phúc Gia (dành riêng cho khách hàng
là chủ thẻ của ACB), phân phối qua kênh
bán hàng qua điện thoại.
Bảo Việt
nhân thọ
Techcombank 1. Hoa tháng 4 (tiết kiệm giáo dục)
2. An nghiệp thành công (Bảo hiểm tín
dụng dành cho chủ thẻ tín dụng
Techcombank Visa Credit)
3. Bảo hiểm Tín dụng cho nhà mới và ô tô xịn
Công ty
TNHH bảo
hiểm nhân
thọ Prevoir
Việt Nam
ACB Bank 1. “Bảo hiểm Lộc bảo an” (dành cho khách
hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm “ Lộc Bảo
An” tại ACB)
2. “Bảo hiểm Lộc Bảo Toàn” (dành cho
khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn
và/ hoặc khách hàng mở tài khoản thanh toán
kỳ hạn 13 tháng tại ACB)
3. “Bảo hiểm cho khách hàng vay thế chấp tiêu
dùng” (dành cho khách hàng vay thế chấp tại ACB)
Sacombank 1. “Bảo hiểm Bảo An Bảo Phúc” (dành cho
85
khách hàng trong độ tuổi từ 18 – 60 tuổi sử
dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn
lĩnh lãi cuối kỳ tại Sacombank)
2. Sản phẩm “Tiết kiệm Bảo An – Vẹn
Toàn” (bảo hiểm cho trƣờng hợp khách
hàng gặp rủi ro và bảo hiểm nằm viện cho
khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Ngân
hàng Sacombank)
3. Sản phẩm “Tiết kiệm Bảo An – Tích
Lũy Định Kỳ” (là sản phẩm tiền gửi gắn
kết bảo hiểm cho khách hàng tiết kiệm tích
lũy “Vì Tƣơng lai” tại Sacombank)
4. Sản phẩm “ Bảo hiểm Ngƣời vay Cá
nhân” (là sản phẩm bảo hiểm nhóm đƣợc
thiết kế dành cho khách hàng vay tại
Sacombank)
5. Sản phẩm “ Bảo hiểm Tử kỳ Dƣ nợ Tín
dụng Cá nhân” (là sản phẩm dành cho
khách hàng vay tín chấp tiêu dùng của
Sacombank)
ABBank 1. “Bảo hiểm rủi ro toàn diện cho khách
hàng tham gia sản phẩm YOU LIFE” (là
gói sản phẩm bảo hiểm nhóm đƣợc thiết kế
cho đối tƣợng khách hàng tham gia sản
phẩm You Life của ABBANK)
2. “Bảo hiểm Hỗ trợ nằm viện” (là sản
86
phẩm bảo hiểm bổ trợ đƣợc thiết kế cho
đối tƣợng khách hàng tham gia sản phẩm
You Life của ABBANK và sản phẩm bảo
hiểm tử kỳ nhóm)
3. YOU MONEY (Bảo hiểm tử kỳ dƣ nợ
tín dụng cá nhân dành cho khách hàng vay
tín chấp tiêu dùng)
4. “Bảo hiểm tử kỳ nhóm cho khách hàng
tham gia sản phẩm YOUSHOP và
YOUSHOP PLUS” (là sản phẩm bảo hiểm
nhóm đƣợc thiết kế cho các khách hàng
tham gia sản phẩm YouShop và YouShop
Plus tại ABBANK)
5. “Bảo hiểm Tích lũy cho tƣơng lai”
6. “Bảo hiểm cho cán bộ chủ chốt của
khách hàng doanh nghiệp gửi tiền” (là gói
sản phẩm bảo hiểm nhóm, đƣợc thiết kế
cho các thành viên chủ chốt (kế toán
trƣởng, thành viên ban giám đốc…) của
khách hàng doanh nghiệp tham gia sản
phẩm tiền gửi của ABBANK)
GPBank “Bảo hiểm tử kỳ dƣ nợ tín dụng cá nhân”
(dành cho khách hàng vay tín chấp tiêu
dùng của GP Bank)
Habubank 1. “Bảo hiểm Tử kỳ Dƣ nợ Tín dụng Cá nhân”
(là sản phẩm dành cho khách hàng vay cá
87
nhân của hai dịch vụ “An Tín Tiêu Dùng” và
“An Cƣ Nhà Mới” của Habubank )
2. “Bảo hiểm Nhân thọ Tử kỳ Tiết kiệm Tích
lũy” (áp dụng cho các sản phẩm tiết kiệm gửi
góp có thời hạn từ 1 (một) năm trở lên)
3. “Bảo hiểm Tử kỳ Nhóm cho Khách hàng
Tiết kiệm – Tiết kiệm Gia tăng” (là sản
phẩm bảo hiểm tử kỳ nhóm đƣợc thiết kế
cho đối tƣợng khách hàng tham gia gửi tiền
tiết kiệm tại Habubank)
Eximbank “Bảo hiểm tử kỳ dƣ nợ tín dụng cá nhân”
(dành cho đối tƣợng khách hàng vay tại
Eximbank đối với các sản phẩm: vay sản xuất
kinh doanh, vay mua phƣơng tiện vận tải, vay
tiêu dùng cá nhân và Vay bất động sản)
TienPhongBank Sản phẩm “Bảo hiểm Tử kỳ nhóm cho khách
hàng tiết kiệm” (đƣợc thiết kế cho đối tƣợng
khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm “Tiết
kiệm An Khang” tại Ngân hàng Tiên Phong)
Công ty bảo
hiểm Ngân
hàng Đầu tƣ
và Phát triển
Việt Nam
(BIC)
Ngân hàng liên
doanh Việt - Nga
BIC - Bình an (liên kết với sản phẩm tín
dụng tiêu dùng).
Nguồn: Người viết tổng hợp từ Website
88
Phụ lục 2: Danh sách các doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc cấp phép hoạt
động tại Việt Nam tính đến năm 2009
STT Tên doanh nghiệp bảo hiểm Website
I. Bảo hiểm phi nhân thọ
1 Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt
2 Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh
3
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
(PJICO)
4
Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng
(Bảo Long)
5
Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí
Việt Nam (PVIC)
6
Công ty Liên doanh Bảo hiểm Quốc tế
Việt Nam (VIA)
7
Công ty Liên doanh Bảo hiểm Liên hiệp
(UIC)
8 Công ty cổ phần bảo hiểm Bƣu điện (PIT)
9
Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp
Groupama Việt Nam
10
Công ty TNHH một thành viên Bảo hiểm
ngân hàng NH TMCP Công thƣơng Việt
Nam (Vietinsco)
-
11
Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm
Samsung Vina (SVI)
12
Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông
(VASS)
89
13 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA
14
Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam (BIC)
15 Công ty bảo hiểm QBE Việt Nam
16
Công ty TNHH bảo hiểm Phi nhân thọ
AIG Việt Nam
17
Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu
(GIC)
18 Công ty TNHH bảo hiểm ACE
19
Công ty TNHH bảo hiểm Liberty
20
Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt
Nam (ABIC)
21
Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín
(BAC)
22
Công ty cổ phần bảo hiểm Quân Đội
(MIC)
23
Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vƣơng
(HKI)
-
24
Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không
(VNI)
insurance.com
25
Công ty cổ phần bảo hiếm SHB –
Vinacomin (SVIC)
-
26
Công ty TNHH bảo hiểm Fubon Việt
Nam
-
90
27
Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ
MSIG Việt Nam
-
II. Bảo hiểm nhân thọ
28
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ
Prudential Việt Nam
29
Công ty TNHH bảo hiểm Manulife Việt
Nam (Manulife)
30
Công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ Việt
Nam (AIA)
31 Bảo Việt Nhân thọ
32
Công ty THHH Bảo Hiểm Nhân Thọ
ACE (ACElife)
33
Công ty TNHH bảo hiểm Nhân thọ
Prevoir Việt Nam (Prevoir)
34
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-
ichi Việt Nam (Dai-ichiLife)
35
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay
Việt Nam (cathaylife)
36
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Great
Eastern Việt Nam
37
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Hàn
Quốc (korealife)
38
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ
Vietcombank-Cardif (VCLI)
-
III. Môi giới bảo hiểm
39 Công ty TNHH môi giới bảo hiểm AON
91
Việt Nam
40
Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt
Quốc
41 Công ty môi giới bảo hiểm Gras Savoye -
42
Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Á
Đông
-
43 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt -
44
Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Marsh
Việt Nam
-
45
Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Jardine
Lloyd Thompson
-
46 Công ty môi giới bảo hiểm CIMEICO
47 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Sao Việt -
48
Công ty môi giới bảo hiểm Thái Bình
Dƣơng
-
IV. Tái bảo hiểm
49
Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc
gia Việt Nam (VINARE)
Nguồn:Bộ Tài chính 2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3305_1536.pdf