Luận văn Vận dụng mô hình cạnh tranh của M. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của laptop TOSHIBA trên thị trường Việt Nam
Đây là đối thủ tiềm ẩn nhưng cũng hết sức nguy hiể m. đầu tiên có thể kể đến các
hãng như apple với sản phẩm Ipad đang xâm chiêm thị trường laptop hay gã khổng
lồ google với hệ điều hành Androi cũng đang muốn đặt chân vào thị trường đầy
tiề m nằng này. Đây là những thách thức rất lớn đối với các hãng laptop trên thị
trường hiên nay
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3557 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Vận dụng mô hình cạnh tranh của M. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của laptop TOSHIBA trên thị trường Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Vận dụng mô hình cạnh tranh
của M. Porter để phân tích tình hình
cạnh tranh của laptop TOSHIBA
trên thị trường Việt Nam
PHẦN I .LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bối cảnh kinh doanh toàn cầu đang có nhiều biến động lớn , cuộc đua giành thị
phần và chứng tỏ vị thế giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt .Trong
cuộc đua đó cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi .Dù là ở bất kỳ ngành kinh
doanh nào thì cạnh tranh luôn đồng hành cùng với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.Do đó vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là phải hiểu biết quy luật
cạnh tranh ,hiểu rõ bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động từ đó có
chiến lược phù hợp để duy trì và phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường. Và để làm được điều đó một yêu cầu đặt ra là phải có một mô hình kinh
tế phù hợp nhằm phân tích môi trường cạnh tranh, các tác động đối với doanh
nghiệp. Mô hình M.porter 5 lực lượng cạnh tranh được xuất bản lần đầu trên tạp chí
Harvard Business Review năm 1979 với nội dung phân tích các tác động đối với
một ngành kinh doanh bất kỳ đã đáp ứng được nhu cầu của các nhà hoạch định
chiến lược .Xuất phát từ tính bức thiết của việc nghiên cứu môi trường cạnh tranh
của doanh nghiệp em xin được chon đề tài “Vận dụng mô hình cạnh tranh của M.
Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của laptop TOSHIBA trên thị trường
Việt Nam”
Bài viết nhằm phân tích thực trạng cạnh tranh trên thị trường laptop Việt Nam, các
lực lượng tác động tới sụ phát triển của ngành từ đó có những chiến lược hợp lý
nhằm phát huy lợi thế của Toshiba .
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài viết nhằm phân tích thực trạng cạnh tranh trên thị trường laptop Việt Nam, các
lực lượng tác động tới sụ phát triển của ngành từ đó có những chiến lược hợp lý
nhằm phát huy lợi thế của Toshiba
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Áp dụng mô hình M.porter 5 lực lượng cạnh tranh để phân tích khả năng cạnh
tranh của laptop TOSHIBA trên thị trường Việt Nam.
4. Kết cấu bài .
Gồm 3 phần .
1. Giới thiệu về tập đoàn TOSHIBA và thực trạng thị trường laptop ở Việt Nam .
2. Vận dụng mô hình năm nguồn lực cạnh tranh của Micheal Porter phân tích khả
năng cạnh tranh của laptop TOSHIBA trên thị trường Việt Nam.
3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Toshiba và biện pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh.
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1 Giới thiệu về tập đoàn TOSHIBA và thực trạng thị trường
laptop ở Việt Nam .
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển thương hiệu laptop TOSHIBA.
Được thành lập năm 1875, với gần 135 năm phát triển, cho đến nay tập đoàn
Toshiba đã trở thành một trong những tập đoàn công nghệ lớn của Nhật Bản và thế
giới với nhiều chi nhánh cũng như đại lý phân phối phủ khắp toàn cầu. Kể từ chiếc
notebook PC đầu tiên có tên T1100 ra đời vào năm 1985, đến nay Toshiba đã là
một trong 5 nhà sản xuất notebook, laptop lớn nhất thế giới. Số liệu thống kê vào
tháng 12 năm 2008, Toshiba đã bán được 60 triệu notebook PC trên toàn cầu. Đi
cùng sự phát triển nhanh chóng của thế giới công nghệ, các sản phẩm notebook
Toshiba đang ngày càng được cải tiến, với chất lượng đẳng cấp cùng nhiều tính
năng đáng mơ ước mà ít sản phẩm laptop nào khác có được
Là hãng đứng thứ 3 trong top 20 nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới, Toshiba
còn được biết đến nhiều hơn thế. Cũng như nhiều hãng công nghệ Nhật Bản khác,
Toshiba tập trung mạnh vào việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mang tính
đột phá, vượt trội trong thế giới IT. Các sản phẩm của hãng phần nhiều được sản
xuất để nhắm đến việc quảng bá công nghệ hơn là doanh số, do vậy chất lượng các
sản phẩm laptop Toshiba luôn chiếm được lòng tin cao từ người tiêu dùng. Nhờ
vào uy tín thương hiệu và các sản phẩm với tính năng độc đáo, Toshiba đã chiếm
được vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng các nhà sản xuất laptop lớn nhất thế giới, từ
nhiều năm qua.
Các sản phẩm laptop của Toshiba bao gồm 4 dòng laptop phổ thông và hai dòng
dành cho doanh nhân. Những thành công trong công nghệ cũng như vị thế dẫn đầu
của hãng gắn liền với các mốc “World FIRSTS” sau:
- Năm 1985, Toshiba sản xuất chiếc laptop đạt chuẩn công nghiệp đầu tiên được
bán rộng rãi có tên T1100. Đây cũng là mẫu laptop được Toshiba chọn để trưng
bày nhân dịp 25 năm bước chân vào thị trường sản xuất laptop.
- 1986, Toshiba giới thiệu laptop đầu tiên sử dụng vi xử lý Intel Pentium 286.
- 1987 tiếp nối với laptop đầu tiên trên thế giới dùng Intel Pentium 386.
- Năm 1988, hãng giới thiệu chiếc laptop đầu tiên có ổ cứng trong.
-1989,Toshiba ra mắt laptop đầu tiên sử dụng pin nickel.
- 1991, hãng phát triển thành công màn hình ma trận động (active matrix) đầu
tiên dành cho laptop.
- Đến 1992, Toshiba ra mắt laptop có màn hình màu TFT LCD đầu tiên.
Một năm sau, hãng ra mắt chiếc tablet PC đầu tiên có bút.
- Chiếc laptop đầu tiên có ổ quang CD-ROM được mang nhãn hiệu Toshiba ra
mắt 1995, đây cũng là năm Toshiba có chiếc laptop đầu tiên trên thế giới sử
dụng pin lithium-ion.
- 1997, laptop Toshiba là sản phẩm đầu tiên tích hợp DVD-ROM.
Một năm sau, lại là Toshiba đi đầu trong việc tích hợp chiếc CD-RW vào sản
phẩm laptop của mình.
- 2002, hãng giới thiệu chiếc tablet PC đầu tiên với cấu hình PC hoàn chỉnh.
- Năm 2003, ra mắt laptop 17 inch dòng thay thế desktop đầu tiên trên thế giới.
Toshiba vẫn luôn là người đi đầu trong việc tích hợp các công nghệ ổ đĩa quang
vào laptop, với đầu ghi DVD trên laptop đầu tiên trong cùng năm.
- 2005, laptop Toshiba là sản phẩm đầu tiên đạt chứng chỉ RoHS, đảm bảo
không sử dụng các chất độc hại với sức khỏe con người.
- Đến năm 2006, Toshiba chính thức giới thiệu laptop đầu tiên có ổ đĩa HD-DVD.
- Một năm sau, hãng phát triển thành công ổ đĩa quang mỏng 7mm đầu tiên trên
thế giới, với dòng laptop Portégé siêu mỏng nổi tiếng.
2.1.2. Thực trạng thị trường laptop ở Việt Nam
Doanh số laptop quý I/2010 lập kỷ lục trong 8 năm
Nhờ sức mua netbook tăng mạnh, sản lượng máy tính xách tay bán ra thị trường
trong 3 tháng đầu năm nay tăng 43% - mức tăng cao nhất trong suốt 8 năm qua,
khảo sát của công ty phân tích thị trường Gartner nhận thấy.
Theo Gartner, giá bán trung bình của laptop giảm 16%, xuống còn 732 USD khi
ngày càng nhiều người dùng lựa chọn máy tính xách tay netbook giá rẻ thay vì
laptop nhiều tính năng mạnh mẽ. Toàn bộ doanh số laptop trong quý I năm nay
tăng 21%, đạt 36,1 tỷ USD.
HP vẫn là hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới với thị phần 19,2%. Tuy nhiên,
“á quân” Acer đang dần thu hẹp khoảng cách, sản lượng quý I tăng 48%, nâng mức
thị phần của hãng sản xuất máy tính Đài Loan lên 18,5%.
Trong khi đó, hãng tiên phong sản xuất netbook Asus đã tăng gấp đôi sản lượng
máy tính bán ra thị trường, giúp hãng chiếm giữ 8,8% thị phần laptop trong quý I
và giữ vị trí thứ 5 trên thị trường máy tính. Đứng ở vị trí 3 là Dell và thứ 4 là
Toshiba.
“Netbook là chất xúc tác thúc đẩy doanh số máy tính di động trong quý I năm nay,
với sản lượng tăng 71%”, Mikako Kitagawa, một nhà phân tích của Gartner, nhận
xét.
Tuy vậy, thị phần netbook tăng chậm ở những phân khúc nơi mà người dùng bắt
đầu nhận thấy những hạn chế của máy tính mini, đặc biệt là netbook đang đối diện
với sự cạnh tranh về giá của laptop phổ thông.
Theo Gartner, nhu cầu trên phân khúc máy tính chuyên nghiệp có dấu hiệu tăng và
dự kiến sẽ tăng mạnh vào cuối năm và sang cả năm 2011 khi các công ty bắt đầu
“mở hầu bao” để mua sắm và thay thế các thiết bị cũ kỹ.
Gartner ước tính hiện có khoảng 500 triệu laptop đang được sử dụng trên khắp thế
giới. Hãng cho hay sẽ chờ đợi xem liệu doanh số máy tính bảng do iPad khởi
xướng có “lấn sân” thị trường laptop.
2.2 Vận dụng mô hình năm nguồn lực cạnh tranh của Micheal
Porter phân tích khả năng cạnh tranh của laptop TOSHIBA trên thị
trường Việt Nam.
2.2.1 Cơ sở lý luận mô hình M.PORTER 5 lực lượng cạnh tranh.
Michael Porter nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard trong
cuốn sách " Competitive Strategy :Techniques Analyzing Industries and
Competitors" đã đưa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản
xuất kinh doanh.Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng
ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các
nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô
hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard
Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong
kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được
xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng
hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì
hay tăng lợi nhuận.
Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia
nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không.
Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này
còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải
thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy
ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh, hay Bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư
pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem liệu có công ty nào đang
lợi dụng công chúng hay không.
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất
bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
2.2.2 Vận dụng mô hình M.PORTER trong phân tích khả năng cạnh
tranh của laptop TOSHIBA trên thị trường Việt Nam.
2.2.2.1. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành .
Tốc độ tăng trưởng của ngành
Đây là nghành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, chỉ tính riêng trong năm 2010
sản lượng máy tính xách tay bán ra thị trường trong 3 tháng đầu năm nay tăng 43%
mức tăng cao nhất trong suốt 8 năm qua. Giá bán trung bình của laptop giảm 16%,
xuống còn 732 USD ,toàn bộ doanh số laptop trong quý I năm nay tăng 21%, đạt
36,1 tỷ USD. Có thể nói đây là mảnh đất khá màu mỡ và hấp dẫn đối với các doanh
nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Toshiba hiện là một trong 5 nhà sản xuất laptop hàng đầu trên thế giới. Đối thủ
của Toshiba hiện tại có thể kể đến top 5 nhà sản xuất laptop như HP Dell Lenovo
Acer Asus...Thị phần laptop được phân chia như sau HP vẫn là hãng sản xuất máy
tính lớn nhất thế giới với thị phần 19,2%. “á quân” Acer đang dần thu hẹp khoảng
cách, sản lượng quý I tăng 48%, nâng mức thị phần của hãng sản xuất máy tính Đài
Loan lên 18,5%.Asus đã tăng gấp đôi sản lượng máy tính bán ra thị trường, giúp
hãng chiếm giữ 8,8% thị phần laptop trong quý I và giữ vị trí thứ 5 trên thị trường
máy tính. Đứng ở vị trí 3 là Dell và thứ 4 là Toshiba. Trong quý 2 năm 2010 thị
trường laptop chứng kiến sự soán ngôi của Asus khi hãng đã bán ra 4,3 triệu máy
tính, chiếm 5% thị trường toàn cầu,doanh số bán của công ty Đài Loan tăng trưởng
ấn tượng, đến 84% so với cùng kỳ năm ngoái.Thành tích này giúp Asus lần đầu
tiên vươn lên đứng ngang hàng với công ty điện tử Toshiba của Nhật Bản và lọt
vào nhóm năm hãng có doanh số tiêu thụ cao nhất trong quý 2, sau HP, Dell, Acer,
và Lenovo. Đây là áp lực rất lơn đối với Toshiba,và cũng là hồi chuông cảnh báo
cho sự ngủ quên của Toshiba .
Rào cản ra nhập ngành.
Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và khá hấp dẫn, tuy nhiên rào cản ra nhập
ngành khá lớn do các hãng sản xuất laptop nổi tiếng đã gây dựng được hình
ảnh ,chiếm lĩnh thị trường cũng như chiếm được lòng tin từ khách hàng . Việc ra
nhâp ngành của một doanh nghiệp mới là rất khó và chắc chắn sẽ nhận sự trả đũa
của các đại gia lớn như HP,Dell,Lenovo… và cả Toshiba nếu như doanh nghiệp đó
không có chiến lược thâm nhập thị trường một cách khôn ngoan. Tuy nhiên không
phải là hoàn toàn không có áp lực đối với Toshiba khi có doanh nghiệp tham gia
vào ngành .
2.2.2.2.Áp lực từ nhà cung cấp
Các nhà cung ứng bao gồm nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho hoạt động của
một công ty như nhà cung ứng vốn ,nhà cung ứng nguyên vật liệu . Các nhà cung
ứng có thể gây một áp lực mạnh tới hoạt động của công ty .Và đối với laptop
Toshiba trên thị trường Việt Nam ta có thể tới một số áp lực do nhà cung ứng gây
ra như :
Mức độ tập trung của các nhà cung cấp.
Nói đến máy tính ,laptop chúng ta phải kể tới hai thành phần quan trọng cấu
thành nên nó đó là phần cứng và phần mêm . Trên thế giới hiện nay có 2 nhà cung
cấp phần cứng ,chip(bộ vi sử lý – CPU) lớn nhất là Intel và AMD. Tất cả máy
tính,laptop bán ra trên thế giới đều sử dụng phần cứng,chip của 2 hãng này chính
vì quyền lực đàm phán của Intel và AMD với các doanh nghiệp sản xuất máy tính
là rất lớn. Sức ảnh hưởng của 2 nhà cung ứng này gần như tuyệt đối đối với các
hãng sản xuất laptop .Các nhà cung ứng này có thể vắt kiệt lợi nhuận của các
hãng bằng cách tăng giá các nguyên liệu đầu vào hoặc giảm chất lượng các yếu tố
đầu vào cung ứng. Còn về hệ điều hành,phần mềm ta không thể không kể đến nhà
cung cấp hệ điều hành hàng đầu hiện nay là Mircosoft ,bên cạnh Mircosoft cũng
có nhiều hệ điều hành khác như Mac OS,linux,và mới đây là hệ điều hành
Android do google cung cấp được coi là đổi thủ xứng tầm của Mircosoft . Tuy
nhiên mức thông dụng của chúng chưa phổ biến như các sản phẩm của
Mircosoft ,mặt khác một sức ép mà ngay trong ngành công nghệ thông tin là các
sản phẩm của hệ điều hành Window như Word, Excel. Các nhà sản xuất máy tính
không có sự lựa chọn vì chưa có hệ điều hành, các sản phẩm soạn thảo văn bản
nào đáp ứng được nhu cầu tương đương với các sản phẩm của Mircosoft. Do đó
áp lực ,khả năng đàm phán của Mircosoft đối với các nhà sản xuất máy tính nói
chung và với Toshiba nói riêng là rất cao .
Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp.
Như đã nói mức độ tập trung của nhà cung ứng cho laptop trên thế giới là rất
cao .Tuy cũng có một số nhà cung cấp nhỏ khác nhưng mức độ tin cậy cũng như
phổ biến thấp và tồn tại rải rác .Mặt khác việc hợp tác quốc tế , liên doanh liên
kết toàn cầu đang trở thành xu thế ,các nhà cung cấp lớn hiểu rõ lợi ích của việc
trở thành một nhà phân phối độc quyền cho các hãng sản xuất laptop và máy
tính trên toàn thế giới. Mà để làm được điều đó thì khả năng rất cao các nhà
cung cấp sẽ đi tới việc hợp nhất .Hậu quả của việc này sẽ dẫn tới việc hình
thành một đại gia lớn trong nghành cung câp các thiết bị phần cứng ,phần mêm
cho các hãng sản xuất laptop ,và máy tính bàn,đây là một áp lực rất lớn đối với
các nhà sản xuất laptop,máy tính nói chung cũng như Toshiba nói riêng.
Khả năng thay thế các nguyên liệu đầu vào .
Nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất laptop của các hãng phần lớn do mốt số
ít nhà cung ứng nổi tiếng như Intel,AMD, Microsoft…mặt khác các nguyên liệu
này ít có khả năng thay thế nên các nhà sản xuất máy tính trên thế giới không có
sự lựa chọn nào khác ngoài nguồn nguyên liệu đầu vào từ các hãng này . Điều
này cũng là áp lực lớn của Toshiba trong đàm phán với các nhà cung cấp.
2.2.2.3.Áp lực từ sản phẩm thay thế .
Xu hướng sử dụng hàng hóa thay thế của khách hàng
Sản phẩm thay thế của laptop có thể kể đến các dòng như netbook( sách điện tử ),
máy tính dạng bảng Ipad của Apple hay thậm chí là các dòng smart phone như
iphone ,google phone. Các sản phẩm thay thế laptop ngày càng đa dạng và ngày
càng hoàn thiện,đáp ừng tốt nhu cầu của người dung công nghệ ,hơn nữa các nhà
sản suất cũng rất biêt cách nhằm vào thị hiếu của người tiêu dung những năm gần
đây. Đặc biệt có thể kể đến sự xâm chiếm của hệ máy tính bảng Ipad. Đánh trúng
tâm lý hiếu kỳ của khách hàng Apple đã rất thành công khi tiếp cận thị trường
laptop một cách khôn ngoan .Đây có thế coi là kẻ thù nguy hiểm của laptop khi
“nẫng” 50% doanh số của máy tính xách tay. Theo thông báo mới đây nhất của
Giám đốc điều hành Best Buy cho biết, thương hiệu máy tính bảng iPad của Apple
đã chiếm đến 50% thị phần doanh số mà lẽ ra thuộc về dòng máy tính xách tay.
Điều này đang là một áp lực rất lớn đối với các hãng laptop,một bài toán khó đối
với các hãng nếu như không muốn tương lai của laptop là Ipad.
Giá cả tương quan giữa các mặt hàng thay thế cho laptop.
Các mặt hàng thay thế laptop trên thị trường rất đa dạng, từ 3-5 triệu đối với các
dòng netbook , dưới 10 triệu đối với máy tính bảng tablet hay các dòng mini-
notebook , thậm chí là cao hơn với các mặt hàng cao cấp như máy tính bảng Ipad.
Điều này mang lại cho người tiêu dung nhiều sự lựa chon hơn,và nó cũng đồng
nghĩa với việc các hãng laptop đang phải đối diện với nhiều thách thức lớn trong
việc duy trì thị phần của mình.
2.2.2.4 Áp lực từ khách hàng .
Nhu cầu của khách hàng.
Nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạch định chiến lược kinh
doanh của các hãng laptop.Nhờ có việc nghiên cứu các nhu cầu mà nhà sản xuất có
thể phân loại các nhu cầu nhóm khách hàng và có biện pháp chiến lược hợp lý.Ví
dụ như :ngoài các dòng sản phẩm dành cho thị trường tiêu dung phổ thông ,thị
trường laptop dành cho doanh nhân rất được Toshiba chú tâm phát triển ,cụ thể là
việc cho ra đời dòng sản phẩm laptop Tecra ,chiếc máy được thiết kế nhằm phục vụ
tốt nhất cho công việc .
Quy mô của khách hàng .
Ngày càng có nhiều người sủ dụng laptop thay cho máy tính bàn và các thiết bị
kỹ thuật số khác . Quy mô khách hàng ở Việt Nam khá lớn và tập trung nhiều ở các
đối tượng học sinh sinh viên , nhân viên văn phòng ,doanh nghiệp, và các tổ chức
chính phủ . Ở mỗi nhóm khách hàng đều có áp lực nhất định đối với nhà sản xuất
về chất lượng,giá cả,tính bảo mật của sản phẩm. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất
phải có những chiến lược nhất định để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm.
Tầm quan trọng của khách hàng.
Trọng mọi nghành kinh doanh khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Trong
điều kiện thị trường rất đa dạng các sản phẩm ,thông tin cũng được cập nhật một
cách nhanh nhậy từng ngày . Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc lựa
chon laptop . Và dòng sản phẩm nào không đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng sẽ
nhanh chóng thất bại
2.2.2.5 Đối thủ tiềm ẩn .
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hoàn toàn chưa tham gia ngành ,hoặc các
doanh nghiệp đã và đang làm trong lĩnh vực công nghệ và đang có ý định thâm
nhập thị trường laptop.
Đối thủ là các doanh nghiệp hoàn toàn mới .
Khả năng này rất khó do rào cản thâm nhập ngành rất lớn,một phần ngành đã tồn
tại một thời gian dài,các hãng tên tuổi đã và đang tạo được vị thế của mình trên thị
trương và chiếm giữ phần lớn thị trường ,mặt khác để tham gia ngành đòi hỏi
không chỉ vốn ,kiến thức công nghệ và năng lực thực sự.
Đối thủ là các doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.
Đây là đối thủ tiềm ẩn nhưng cũng hết sức nguy hiểm. đầu tiên có thể kể đến các
hãng như apple với sản phẩm Ipad đang xâm chiêm thị trường laptop hay gã khổng
lồ google với hệ điều hành Androi cũng đang muốn đặt chân vào thị trường đầy
tiềm nằng này. Đây là những thách thức rất lớn đối với các hãng laptop trên thị
trường hiên nay .
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Toshiba và biện pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh.
Là một hãng sản xuất laptop lớn trên thế giới ,sau nhiều năm Toshiba đã tạo được
vị thế của mình trên thị trường laptop. Laptop Toshiba ngày càng chiếm được cảm
tình của người tiêu dùng nhờ kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt, tính năng mạnh mẽ
…Có thể nói Toshiba có nhiều thuận lợi trong nâng cao khả năng cạnh tranh của
minh trên thị trường . Tuy nhiên hãng cũng đang phải đối mặt với nhiều áp lực lơn
từ khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi Toshiba phải
không ngừng cố gắng ,không ngừng đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của
thị trường .
PHẦN III. KẾT BÀI
Thị trường laptop đang ở trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất kể từ khi xuất
hiện. Các hãng sản xuất laptop đang đứng trước sưc ép cạnh tranh rất lớn trong thị
trường tuy đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần nghiệt ngã này. Áp lực từ
nhà cung cấp, khách hàng ,đối thủ cạnh tranh…vv đang đặt các hãng sản xuất
laptop nói chung ,và TOSHIBA nói riêng vào một cuộc đua tranh nhằm tạo lập vị
thế trên thị trường laptop .
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình :Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI 2.
Giáo trình : Quản trị chiến lược
NHẬN XÉT CỦA CÔ GIÁO PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô!
MỤC LỤC
PHẦN I .LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................... 1
PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về tập đoàn TOSHIBA và thực trạng thị trường laptop ở Việt Nam .
............................................................................................................................. 3
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển thương hiệu laptop TOSHIBA. .................. 4
2.1.2. Thực trạng thị trường laptop ở Việt Nam ............................................................. 5
2.2 Vận dụng mô hình năm nguồn lực cạnh tranh của Micheal Porter phân tích
khả năng cạnh tranh của laptop TOSHIBA trên thị trường Việt Nam. .................. 6
2.2.1 Cơ sở lý luận mô hình M.PORTER 5 lực lượng cạnh tranh. ..................... 6
2.2.2 Vận dụng mô hình M.PORTER trong phân tích khả năng cạnh tranh của
laptop TOSHIBA trên thị trường Việt Nam. ...................................................... 8
2.2.2.1. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành . .............................................. 8
2.2.2.2.Áp lực từ nhà cung cấp ....................................................................... 9
2.2.2.3.Áp lực từ sản phẩm thay thế . ........................................................... 10
2.2.2.4 Áp lực từ khách hàng ....................................................................... 11
2.2.2.5 Đối thủ tiềm ẩn . ............................................................................... 11
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Toshiba và biện pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh. .......................................................................................................... 12
PHẦN III. KẾT BÀI ............................................................................................. 13
Tài liệu tham khảo: ................................................................................................ 13
NHẬN XÉT CỦA CÔ GIÁO PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG: ......................... 14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Vận dụng mô hình cạnh tranh của M. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh của laptop TOSHIBA trên thị trường Việt Nam.pdf