Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương “Cơ học chất lưu” Vật lý 10 nâng cao

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo và chọn lọc các ý tưởng để áp dụng phương pháp này trong điều kiện học tập của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy rằng vẫn còn khá nhiều rào cản cho việc áp dụng rộng rãi phương pháp này, như:• Lớp học hiện nay có quá đông HS. PPDHDA nếu được áp dụng cho một số lượng ít (4 hoặc 5) các nhóm nhỏ (từ 4 tới 6 HS) thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Do GV dễ kiểm soát hơn, có nhiều thời gian để theo sát, hướng dẫn các nhóm hơn, HS trong các nhóm cũng có nhiều cơ hội hơn để thể hiện bản thân. • PPDHDA đòi hỏi sự đầu tư rất lớn của GV, không chỉ về thời gian, công sức mà cả kiến thức của bản thân. Trước khi dự án bắt đầu, GV phải thiết kế dự án, càng gắn liền với nội dung bài học và càng gần thực tế càng tốt, xây dựng được cho mình kế hoạch thật chi tiết, chuẩn bị các hồ sơ học tập, các tiêu chí đánh giá,. Khi dự án bắt đầu, GV phải theo dõi, quan sát, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm, hướng dẫn, giúp đỡ các em khi cần thiết. Kết thúc dự án, GV cùng với HS, đánh giá dự án và tổng kết kết quả học tập. So với cách dạy truyền thống, PPDHDA không chỉ đòi hỏi GV phải thay đổi nhiều mà còn đòi hỏi nhiều hơn nữa sự tận tụy của giáo viên GV.

pdf164 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương “Cơ học chất lưu” Vật lý 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của tàu:  Dài: 270 m.  Rộng: 28 m.  Nặng: 53.000 tấn.  Chiều cao từ mặt nước đến boong tàu là 18 m. • Phương án trục vớt tàu của nhóm: chủ yếu là dùng lực đẩy Archimedes.  Các bước tiến hành BƯỚC 1: Sử dụng các loại phao lớn bằng nhôm hình hộp chữ nhật. BƯỚC 2: Bơm nước vào phao để đưa phao đến vị trí cần trục vớt. BƯỚC 3: Dùng các thiết bị máy bơm và các thiết bị cần thiết để tháo nước ra khỏi phao. Nhờ đó, lực đẩy Archimedes sau khi lắp ráp các phao vào vị trí sẽ đưa phao và thuyền lên mặt nước.  Thiết kế phao Hình dáng: hình hộp chữ nhật (Vì sự chính xác trong việc chế tạo và dễ dàng cho các robot cố định phao khi ở dưới nước) Vật liệu: hợp kim nhôm (Khả năng chịu áp lực cao (từ 200-300 MPa), nhẹ, dễ vận chuyển, khi va chạm sẽ không gây hư hỏng nặng) • Một số tính toán: Để trục vớt được tàu thì Mà Nếu thì Mà  V = 104 (m3) Mặc khác, 80.107 N  Vphao = 80.103 (m3) Ta có thể thiết kế 8 phao với kích thước mỗi phao 50x20x20 (m) và bố trí như hình. Nhóm Red devils trình bày các nội dung: • Vài nét về nhà bác học Archimedes và sơ lược kiến thức về lực đẩy Archimedes • Một vài thông số của tàu Titanic • Các tính toán sơ bộ • Thiết kế phương án trục vớt tàu của nhóm Cụ thể • Các tính toán sơ bộ ( m3; m3)  Khối lượng tàu: 523,1.105 kg  = 523,1.106 (N)  ∑ F↑ cần > 523,1.106 (N)  Áp suất ở vị trí con tàu: = dgh = 10.1030. 3800=3914.104 (Pa) = 391,4 (atm)  Độ dày của phao phải chịu được áp suất lớn hơn 391,4 atm. Phao được làm bằng sắt, độ dày = 2 m để chịu được áp suất của nước.  Diện tích hình vành khăn tròn : )  Thể tích phao rỗng :   Lực đẩy Archimedes tác dụng lên phao : Kích thước phao: = 16 m; = 14 m; h = 25 m; Vậy, mỗi phao rỗng có thể tạo được một lực nâng: F↑ = – ≈ 206722734 (N)  5F↑ > Vậy, cần tối thiểu 5 phao như vậy để nâng tàu. • Thiết kế phương án trục vớt tàu của nhóm  Dùng phao là những khối trụ rỗng, được bịt kín => P nhỏ, lớn. Phao có 1 van để bơm khí vào trong và 1 van để bơm nước ra ngoài.  Đổ đầy nước vào phao để phao chìm xuống, sau đó cột phao vào tàu.  Dùng lực đẩy lớn đẩy hết nước trong phao => lớn sẽ kéo tàu lên trên. Dự án số 3 Tất cả các nhóm còn lại ở hai lớp thực nghiệm đều chọn dự án này, bao gồm: Blouse xanh, Cỏ 4 lá, Noname và Power ở 10A5; WTF, KPF và Nhóm 5 ở 10C12. Nội dung • Huyết áp là gì? Có liên quan gì đến các định luật (nguyên lý) trong chương Cơ học chất lưu? • Bệnh cao huyết áp là gì? Tác hại. • Nguyên nhân và cách phòng bệnh Cụ thể Huyết áp là số đo lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Các số đo huyết áp thường được tính bằng milimet thủy ngân (mmHg). Huyết áp bao gồm 2 thông số:  Số trên (huyết áp tâm thu): là trị số huyết áp cao nhất khi tim co bóp.  Số dưới (huyết áp tâm trương): là trị số huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ ngơi. Ở người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg là bình thường. Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chẩn đoán là cao huyết áp. Khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường thì chẩn đoán là huyết áp thấp. Trong quá trình ăn uống, cholesterol bám vào thành mạch máu, làm thành hẹp lại. Áp suất máu trước chỗ hẹp tăng lên có thể gây ra vỡ mạch máu, dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm. • Cách phòng bệnh  Điều chỉnh chế độ ăn uống.  Không uống quá nhiều bia rượu (chừng 15 ml rượu ethanol, 360 ml bia/ngày).  Tập thể dục đều đặn.  Không dùng chất kích thích.  Giữ tinh thần thoải mái.  Kiểm tra huyết áp định kì. Bảng điểm sau khi tổng hợp. (Thang điểm 20) Lớp 10A5 Tên nhóm Bài thuyết trình Sản phẩm Trang Wiki Tổng Blouse xanh 15,57 14,23 9,17 38,97 Cỏ bốn lá 16,91 16,02 7,17 40,10 Ma cà bông 17,53 15,89 10,83 44,25 Noname 17,28 15,43 5 37,71 Những người còn lại 14,96 13,83 5 33,52 Power 16,26 14,94 5 36,2 Red devils 16,87 15,66 10,83 43,36 Lớp 10C12 Tên nhóm Bài thuyết trình Sản phẩm Trang Wiki Tổng Halo 15,07 12,50 12 39,57 Hội làm giàu 18,27 15,56 15 48,83 KPF 14,08 12,35 13 39,43 WTF 14,50 13,24 11 38,74 Nhóm 5 14,13 13,5 13 40,63 Phần đánh giá hoạt động nhóm Đây là phần điểm cá nhân cho bới các thành viên khác trong nhóm. Điểm hoạt động nhóm của mỗi cá nhân là trung bình cộng điểm của các thành viên khác đánh giá. Bảng điểm Lớp Tổng số HS Số HS đạt điểm xi 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 10A5 47 1 1 0 1 3 4 13 10 8 3 3 10C12 45 0 0 0 1 0 2 16 12 9 5 0 Lớp Tổng số HS Số % HS đạt điểm xi 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 10A5 47 2,1 2,1 0 2,1 6,4 8,5 27,7 21,3 17,0 6,4 6,4 10C12 45 0 0 0 2,2 0 4,4 35,6 26,7 20,0 11,1 0 Các đánh giá trên chỉ mang tính tương đối và mang tính chủ quan của chúng tôi (GV dạy và học sinh) IV. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM • Một số nhóm thực hiện rất tốt dự án của mình (Hội làm giàu, Halo ở 10C12, Noname, Red devils, Cỏ bốn lá, Power ở 10A5). Các em đã có phần trình bày rất lôi cuốn. Đặc biệt, nhóm Hội làm giàu nhập vai rất tốt, các em không chỉ đổi nhân xưng mà trong cung cách báo cáo cũng rất “ra dáng”. • Bên cạnh đó, một số nhóm (KPF, WTF, nhóm 5 ở lớp 10C12 và Những người còn lại, Blouse xanh ở 10A5) thiếu đầu tư vào dự án. Tại buổi báo cáo, các em trình bày không rõ nội dung, chủ yếu là đọc các bài báo cáo các em chuẩn bị. • Dự án về y học, dù dự án đã ghi rõ: đóng vai làm bác sĩ để thực hiện buổi tuyên truyền, GV cũng đã gợi mở, hướng dẫn nhưng các nhóm thực hiện dự án này trình bày không hấp dẫn, thiếu lôi cuốn và chưa thực sự nhập vai. • Do thời gian không nhiều, lại bị chi phối bởi nhiều thứ, các nhóm thực hiện dự án nhìn chung, vẫn chưa được như mong muốn của người dạy. 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.5.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm Qua quan sát và qua kết quả thực nghiệm về tổ chức dạy học dự án chương Cơ học chất lưu, chúng tôi nhận thấy: • PPDHDA là một hình thức học tập hoàn toàn mới đối với HS, đòi hỏi HS phải thay đổi phương pháp học, vận dụng nhiều kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ. • Trong quá trình tìm kiếm thông tin, HS khai thác, xử lí khá tốt các thông tin thu thập được từ sách báo, từ Internet và các phương tiện truyền thông khác. Khả năng sử dụng máy vi tính của HS tăng lên đáng kể. • Việc học tập theo nhóm giúp HS có cơ hội trao đổi, tranh luận để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập. Cách học này giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện cho HS những kỹ năng cần thiết như giao tiếp và hợp tác. • Qua các tiết học, đa số HS đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập. Đặc biệt, trong buổi trình bày sản phẩm, các nhóm trao đổi, chất vấn khá sôi nổi, thể hiện sự hiểu biết về các nội dung, tư duy phê phán và tiếp thu một cách sáng tạo. Bước đầu làm quen với phương pháp học mới, các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng thu thập, khai thác tài liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích, tổng hợp, sắp xếp thông tin; vận dụng tổng hợp các kỹ năng, rèn luyện tính tự tin, khả năng trình bày và bảo vệ ý kiến trước tập thể; rèn luyện năng lực làm việc hợp tác theo nhóm... Những kỹ năng này sẽ là hành trang hữu ích cho các em bước vào cuộc sống. • Về sản phẩm dự án, do thời gian hạn hẹp, sản phẩm của hầu hết các nhóm không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, cũng có một số nhóm thể hiện được sự sáng tạo, khả năng tìm tòi cũng như sự hiểu biết khá sâu về các kiến thức mà các em tiến hành nghiên cứu. • Kết quả bài kiểm tra ở nhóm lớp thực nghiệm tốt hơn nhóm lớp đối chứng chứng tỏ HS học tập theo phương pháp này có khả năng phân tích vấn đề và nhớ kiến thức lâu hơn. Tóm lại, dựa vào kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, nếu người GV đầu tư công sức chuẩn bị chu đáo để các hoạt động trên lớp diễn ra một cách hợp lí thì HS sẽ học tập rất thoải mái, hứng thú, có cơ hội được thể hiện năng lực của bản thân. Với cách dạy học này, HS hoàn toàn có khả năng tự tìm hiểu nội dung, xử lí thông tin để thực hiện các nhiệm vụ học tập và hầu hết có thể trình bày quan điểm của mình trước lớp. Đó chính là kết quả rõ nét nhất có thể nhận thấy ở phương pháp dạy học này. 3.5.2. Xử lý kết quả học tập Tuy thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở hai lớp (10A5 và 10C12) nhưng vì điều kiện khách quan, quá trình thực nghiệm ở lớp 10A5 không có lớp đối chứng. Do đó, kết quả thực nghiệm ở lớp này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong phần này, chúng tôi chỉ xét nhóm thực nghiệm là lớp 10C12 và nhóm đối chứng là 10C4. Qua bài kiểm tra của hai nhóm ĐC và TN, chúng tôi tiến hành thống kê điểm số, tính toán và thu được kết quả sau. Bảng 3.2: Bảng thống kê điểm số (xi) các bài kiểm tra Nhóm Tổng số HS Số HS đạt điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 45 0 0 0 1 4 13 11 10 6 0 ĐC 44 0 1 7 9 11 6 5 5 0 0 Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất Nhóm Tổng số HS Số % HS đạt điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 45 0 0 0 0 2,2 8,9 28,9 24,4 22,2 13,4 0 ĐC 44 0 0 2,3 15,9 20,4 25,0 13,6 11,4 11,4 0 0 Hình 3.2: Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm Hình 3.3: Đồ thị phân phối tần suất tích lũy của hai nhóm • Điểm trung bình cộng của nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm: Công thức tính điểm trung bình: là tần số ứng với điểm số , n là số HS tham gia các bài kiểm tra. Qua thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau: Nhóm Thực nghiệm: Nhóm Đối chứng: Như vậy, điểm số trung bình cộng của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Tuy nhiên, để đánh giá độ tin cậy của số liệu thực nghiệm, chúng ta sẽ tính độ lệch chuẩn. Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất tích lũy kết quả học tập Nhóm Tổng số HS Số % HS đạt điểm xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 45 0 0 0 0 2,2 11,1 40,0 64,4 86,6 100 100 ĐC 44 0 0 2,3 18,2 38,6 63,6 77,2 88,6 100 100 100 • Phương sai: • Độ lệch chuẩn: Kết quả: Nhóm Thực nghiệm: : Nhóm Đối chứng: Các độ lệch chuẩn có giá trị khá nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó giá trị trung bình cộng của điểm số có độ tin cậy cao. • Hệ số biến thiên: 100% so sánh mức độ phân tán của các số liệu Nhóm thực nghiệm: Nhóm đối chứng: Bảng 3.5: Các tham số đặc trưng và đánh giá Nhóm ni x s 2 s ν (%) Đánh giá TN 45 6,96 1,64 1,28 18,4 Dao động trung bình ĐC 44 5,11 2,72 1,65 32,3 Dao động trung bình Từ các tham số thống kê thu được, chúng tôi rút ra kết luận: điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng và các giá trị đó có độ phân tán thấp, do đó độ tin cậy cao. Tuy nhiên để khẳng định tính đúng đắn của kết luận trên, cần phải tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê. 3.5.3 Kiểm định giả thuyết thống kê Các giả thuyết thống kê: Giả thuyết không (H0): sự khác nhau giữa giá trị trung bình cộng của nhóm đối chứng và thực nghiệm là không có ý nghĩa. Giả thuyết H1: Điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Đại lượng kiểm định t được tính theo công thức: Với được xác định theo công thức: Trong đó, , là độ lệch chuẩn; , là kích thước của nhóm nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Với các số liệu thực nghiệm thu được, kết quả tính và t như sau: Theo bảng Student [1], với mức ý nghĩa giá trị tới hạn là . Đối chiếu với kết quả tính toán cho thấy . Như vậy, giả thuyết bị bác bỏ, giả thuyết được chấp nhận. Từ đó, có thể khẳng định điểm trung bình của nhóm TN cao hơn điểm trung bình của nhóm ĐC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa . Kết quả trên cho thấy sử dụng hình thức dạy học dự án đạt kết quả cao hơn hình thức dạy học thông thường. 3.5.4 Kết quả thực nghiệm lớp 10A5 Qua bài kiểm tra của lớp 10A5, chúng tôi tiến hành thống kê điểm số, tính toán và thu được kết quả sau. Bảng 3.6: Bảng thống kê điểm số (xi) các bài kiểm tra của lớp 10A5 Tổng số HS Số HS đạt điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 47 0 0 1 3 9 12 11 8 3 0 Bảng 3.7: Bảng phân phối tần suất của lớp 10A5 Tổng số HS Số % HS đạt điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 47 0 0 0 2,1 6,4 19,2 25,5 23,4 17 6,4 0 Hình 3.4: Đồ thị phân phối tần suất của lớp 10A5 Bảng 3.8: Bảng phân phối tần suất tích lũy kết quả học tập lớp 10A5 Tổng Số % HS đạt điểm xi trở xuống Hình 3.5: Đồ thị phân phối tần suất tích lũy lớp 10A5 • Điểm trung bình cộng của lớp 10A5 • Phương sai: • Độ lệch chuẩn: Các độ lệch chuẩn có giá trị khá nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó giá trị trung bình cộng của điểm số có độ tin cậy cao. Hệ số biến thiên: so sánh mức độ phân tán của các số liệu. số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 47 0 0 0 2,1 8,5 27,7 53,2 76,6 93,6 100 100 Bảng 3.9: Các tham số đặc trưng và đánh giá lớp 10A5 Lớp N x s 2 s ν (%) Đánh giá 10A5 47 6,38 2,02 1,42 22,3 Dao động trung bình Tuy không thể so sánh kết quả của lớp 10A5 với lớp đối chứng nhưng các số liệu trên cũng khá khả quan. Hơn nữa, trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy HS đã có khả năng tự tìm hiểu nội dung, xử lí thông tin để thực hiện các nhiệm vụ học tập và hầu hết có thể trình bày quan điểm của mình trước lớp. Những kết quả này tuy chỉ mang tính tham khảo nhưng cũng phần nào cho chúng ta thấy sử dụng hình thức dạy học dự án mang lại kết quả cao. 3.6. Đánh giá quá trình thực nghiệm 3.6.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm 3.6.1.1. Thuận lợi • Sự giúp đỡ nhiệt tình của GVCN và HS các lớp thực nghiệm. • HS lớp 10A5 đã có cơ hội tiếp cận với PPDHDA, lại thường xuyên được học tập theo dạng làm việc nhóm, thuyết trình nên các em khá tự tin và làm việc khá hiệu quả. • Trình độ CNTT của HS các lớp thực nghiệm tương đối tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS trong việc học tập theo PPDHDA. • Thời gian thực nghiệm sau khi thi HKII nên các em có thể tập trung nhiều thời gian hơn vào dự án mà không phải chịu nhiều áp lực cũng như sự chi phối của các môn học khác. 3.6.1.2. Khó khăn • Những sai sót kiến thức mà học sinh tự tìm hiểu dễ khiến các em gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, đòi hỏi GV thoải mái, cởi mở hơn để HS thể hiện mình, phát hiện để có sự chỉnh sửa, giúp đỡ kịp thời. • Do không trực tiếp giảng dạy lớp thực nghiệm (10A5), GV chưa nắm được sâu xát tình hình lớp học, chưa biết được mặt mạnh, mặt yếu cũng như đặc điểm của HS lớp thực nghiệm nên chưa phát huy được hết năng lực của các học sinh, chưa thu hút được mọi thành viên trong lớp tham gia vào dự án. • GV còn thiếu kinh nghiệm, chưa lường hết được những khó khăn, những “sự cố” trong quá trình dạy học nên quá trình thực nghiệm diễn ra không thật đúng với kế hoạch. • Lớp thực nghiệm có quá đông HS (45, 47 HS) gây không ít khó khăn cho việc kiểm soát, quản lí nhóm của GV. • Số HS ở mỗi nhóm khá nhiều (7 tới 9 HS) nên vẫn còn một số HS thụ động chưa có cơ hội thể hiện bản thân. • Thời gian thực nghiệm sau khi thi HKII nên các em ít chịu áp lực của điểm số, giáo viên phải không ngừng động viên, khuyến khích các em. • Thời gian thực nghiệm quá ngắn (hơn 2 tuần), thời khóa biểu lại không ổn định (HS nghỉ học một số buổi theo kế hoạch cuối năm của nhà trường) nên GV không có nhiều thời gian để hướng dẫn thật tận tình các em, HS cũng không có đủ thời gian để thực hiện dự án dẫn đến nhiều dự án chưa thật hoàn chỉnh, chưa thật sự thuyết phục. 3.6.2. Những nhận xét rút ra từ quá trình thực nghiệm Với sự phân tích và xử lí các kết quả của quá trình TNSP, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra về tính hiệu quả của đề tài. Cụ thể: • Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của nhóm đối chứng. Sau khi kiểm định giả thuyết thống kê, có thể kết luận được HS ở nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn so với HS ở nhóm đối chứng. • HS bắt đầu quen với việc làm việc theo nhóm, tích cực học tập, chủ động trong việc tương tác với bạn học cũng như với các nguồn tài liệu. HS có cơ hội thể hiện năng lực bản thân, đồng thời rèn luyện cho các em kỹ năng tư duy bậc cao và phát triển một số kỹ năng sống. • Dự án có tính liên môn (sinh học, công nghệ, tin học...) giúp HS có sự liên kết giữa các môn học và liên kết giữa môn học và thực tiễn. Tuy nhiên, do được tiến hành trên quy mô nhỏ nên kết quả thực nghiệm chưa mang tính khái quát cao, cần phải tiến hành thêm với nhiều đối tượng HS hơn nữa. Mặc khác, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy một số khó khăn trong quá trình dạy học theo PPDHDA, đó là: • Thực hiện một dự án tốn rất nhiều thời gian và công sức của HS. Do đó, không thể thực hiện hai dự án một lúc với hai môn khác nhau. (Tuy nhiên, do có tính liên môn cao, nếu có sự phối hợp giữa các GV ở các bộ môn khác nhau, HS có thể thực hiện một dự án cho cả hai hoặc nhiều môn học.) • Kiến thức mà học sinh tự tìm hiểu rất dễ có sai sót. Nếu không kịp thời sửa chữa, rất dễ gây nhầm lẫn cho các em. • GV phải thành thạo trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Tóm lại, tuy còn có một số khó khăn, nhưng những số liệu thực nghiệm bước đầu đã khẳng định những giả thuyết nghiên cứu của đề tài là khả thi. DHDA là phương pháp dạy học hướng HS tới tư duy bậc cao. Học sinh biết tự lực tìm kiếm, suy luận, phân tích, và tiếp nhận kiến thức, GV chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ, gợi ý cho các em. Dạy học không chỉ dừng lại ở việc dạy kiến thức mà dạy các kỹ năng sống và vận dụng các kiến thức học được vào thực tiễn cuộc sống. KẾT LUẬN Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra ban đầu, đề tài đã đạt được một số kết quả: • Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về dạy học dự án. • Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm chương Cơ học chất lưu, chúng tôi đã xây dựng được nội dung và kế hoạch dạy học theo phương pháp dạy học dự án cho chương này. • Tiến hành TNSP nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc dạy học theo phương pháp DHDA. Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng: Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học mà ở đó người học phải tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Phương pháp này đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người mới cho xã hội. Kết quả nổi bật nhất và cũng đáng mừng nhất mà nó mang lại là tinh thần, thái độ học tập của HS được thay đổi rõ rệt. Các em luôn hăng hái tổ chức và tham gia các hoạt động học tập, biết cách làm việc theo nhóm đồng thời học cách ứng xử với bạn bè Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với hai lớp 10A5 và 10C12 đạt kết quả tốt. Tuy chỉ được tiến hành thực nghiệm trong một thời gian ngắn (3 tuần) nhưng kết quả thu được từ dự án đã khẳng định tính ưu việt của hình thức dạy học này cũng như tính khả thi khi áp dụng phương pháp này vào trường phổ thông Việt Nam. Bên cạnh những thành quả của HS khi áp dụng phương pháp dạy học này, bản thân tôi cũng thu được những bài học đáng kể. Khả năng phân tích vấn đề và xử lí tình huống được cải thiện. Kiến thức của bản thân cũng được trau dồi hơn trong quá trình tìm tòi để hướng dẫn cho HS. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo và chọn lọc các ý tưởng để áp dụng phương pháp này trong điều kiện học tập của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy rằng vẫn còn khá nhiều rào cản cho việc áp dụng rộng rãi phương pháp này, như: • Lớp học hiện nay có quá đông HS. PPDHDA nếu được áp dụng cho một số lượng ít (4 hoặc 5) các nhóm nhỏ (từ 4 tới 6 HS) thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Do GV dễ kiểm soát hơn, có nhiều thời gian để theo sát, hướng dẫn các nhóm hơn, HS trong các nhóm cũng có nhiều cơ hội hơn để thể hiện bản thân. • PPDHDA đòi hỏi sự đầu tư rất lớn của GV, không chỉ về thời gian, công sức mà cả kiến thức của bản thân. Trước khi dự án bắt đầu, GV phải thiết kế dự án, càng gắn liền với nội dung bài học và càng gần thực tế càng tốt, xây dựng được cho mình kế hoạch thật chi tiết, chuẩn bị các hồ sơ học tập, các tiêu chí đánh giá,... Khi dự án bắt đầu, GV phải theo dõi, quan sát, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm, hướng dẫn, giúp đỡ các em khi cần thiết. Kết thúc dự án, GV cùng với HS, đánh giá dự án và tổng kết kết quả học tập. So với cách dạy truyền thống, PPDHDA không chỉ đòi hỏi GV phải thay đổi nhiều mà còn đòi hỏi nhiều hơn nữa sự tận tụy của giáo viên GV. • Thực hiện một dự án tốn rất nhiều thời gian và công sức không chỉ của GV mà của cả HS. Hơn nữa, yêu cầu về thi cử, hạn chế về thời gian, kết cấu chương trình... không cho phép chúng ta áp dụng phương pháp học này cho toàn bộ chương trình vật lý. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn những bài học, những chương phù hợp. Dựa vào kết quả thu được, chúng tôi có những kiến nghị sau: • PPDHDA tuy tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng nếu được áp dụng, lợi ích mà nó mang lại sẽ rất to lớn. • Không ép buộc GV phải lên lớp theo đúng tuần tự kiến thức được sắp xếp trong SGK mà chỉ yêu cầu phải làm sao để HS lĩnh hội những nội dung kiến thức cơ bản theo yêu cầu của khung chương trình do Bộ Giáo dục - đào tạo quy định; • Tăng cường các trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở vật chất dạy học ở các trường THPT để tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động dạy học theo các PPDH mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 2. David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker, Cơ sở Vật lý (tập hai – Cơ học); 3. Phó đức Hòa, Ngô quang sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Trần Ngọc Hợi, Phạm Văn Thiều (2008), Vật lý đại cương – các nguyên lý và ứng dụng – tập 1, NXB Giáo dục 5. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, TP Hồ Chí Minh; 6. Tạ Thị Thu Hương, Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với chương “nhóm oxi” lớp 10 nâng cao, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP TP Hồ Chí minh, TP Hồ Chí Minh; 7. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2007), Sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2007), Sách giáo viên Vật lí 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Hồ Thanh Liêm, Project-Based learning (PBL) và việc ứng dụng của nó vào dạy học vật lý ở trường phổ thông Việt Nam trong tương lai, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP TP Hồ Chí minh, TP Hồ Chí Minh; 10. Nguyễn Thanh Nga (2009), Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức thuộc phần từ trường và cảm ứng điện từ - học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành kỹ thuật trường đại học giao thông, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP TP Hồ Chí minh, TP Hồ Chí Minh; 11. Lại Thùy Phương (2009), Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khóa kiến thức chương động lực học chất điểm SGK lớp 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP TP Hồ Chí minh, TP Hồ Chí Minh; 12. Lê Thị Thanh Thảo (2007), Project – based learning (PBL), Bài giảng tập huấn chương trình “Teach to the future” của Intel, Trường ĐHSP, TP Hồ Chí Minh. 13. Lê Thị Thanh Thảo (2010), Bài giảng môn đo lường và kiểm tra đánh giá, Trường ĐHSP, TP Hồ Chí Minh. 14. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông; 15. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 16. Tập đoàn Intel (2008), Chương trình dạy học của Intel, NXB Thống kê, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Thu Thủy (2009), Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL - Problem based learning) và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy chương VII “Mắt và các dụng cụ quang học“ Vật lý 11 nâng cao – luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP TP Hồ Chí minh, TP Hồ Chí Minh; 18. Phạm Hữu Tòng (2006), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 19. Vũ Anh Tuấn, Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên cốt cán thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn hóa học cấp THPT; 20. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Huế. Tiếng Anh 21. Jones, Childers (2001), Contemporary college Physics; 22. Wendy Brown, Terry Emery, Martin Gregore (1995), Advanced Physics; Các trang web 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH Nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình thực nghiệm sư phạm luận văn “vận dụng phương pháp dạy học dự án vào day học chương “Cơ học chất lưu” - chương trình vật lý lớp 10 nâng cao”, chúng tôi đã thực hiện phiếu điều tra này. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các em thông qua việc trả lời các câu hỏi sau: I. Thông tin cá nhân 1. Họ và tên: 2. Học sinh lớp:Trường:. II. Phong cách học tập 1. Khi làm việc nhóm, hiệu quả làm việc của em so với khi em làm việc cá nhân Giảm Không khác gì nhau Tăng 2. Khi tham gia học tập theo nhóm, em thích là Trưởng nhóm Người ghi chép Người thu thập thông tin Em không xác định được 3. Em có sẵn sàng tham gia một phương pháp học tập mới không? Có Không 4. Em có đánh giá thế nào về • Khối lượng kiến thức trong chương trình Vật lý Ít Vừa phải Nhiều • Độ khó của kiến thức trong chương trình Vật lý đối với em Dễ Vừa phải Khó • Tính thực tiễn của kiến thức trong chương Gắn liền với thực tiễn Chỉ một vài kiến thức gắn liền với thực tiễn Hoàn toàn xa rời thực tiễn • Tính hiện đại, cập nhật của kiến thức trong chương Kiến thức hiện đại, được cập nhật theo kịp thời đại Chỉ một vài kiến thức được cập nhật theo kịp thời đại Kiến thức lạc hậu, không được cập nhật. 5. Em có thường vận dụng kiến thức học đã học vào đời sống không? Chưa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 6. Em thích những bài học có nội dung như thế nào? Các bài học chỉ toàn lý thuyết Các bài học với nhiều bài tập Các bài học về các ứng dụng trong thực tế hoặc kiến thức có tính ứng dụng cao Khác: .... III. Trình độ công nghệ thông tin (CNTT) 1. Em có thường xuyên lên internet không? Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 2. Em hãy tự đánh giá khả năng sử dụng vi tính của mình Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo 3. Em hãy tự đánh giá khả năng sử dụng chương trình Microsoft Word của mình Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo 4. Em hãy tự đánh giá khả năng sử dụng chương trình Microsoft PowerPoint của mình Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo 5. Em hãy tự đánh giá khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet của mình Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo 6. Ngoài chương trình Microsoft Word và Microsoft PowerPoint, em có thể sử dụng được chương trình vi tính nào khác? ................................................................................. . 7. Em có khả năng chỉnh sửa âm thanh/hình ảnh/đoạn phim không? Không có khả năng Thành thạo Biết nhưng không thành thạo Rất thành thạo Xin cám ơn sự hợp tác của em. Những ý kiến đóng góp của em sẽ giúp ích chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC CŨ CỦA HỌC SINH Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các em thông qua việc trả lời các câu hỏi sau: Họ và tên:... Học sinh lớp: Trường:.. 1. Các chất lỏng dưới đây đều ở trạng thái tĩnh (không chảy). Theo em, hình nào sau đây là đúng? 2. Trong các máy sau, máy nào vận dụng nguyên lí Pascal? A. Máy đó huyết áp C. Máy nén thủy lực B. Động cơ hơi nước D. Máy lạnh 3. Bằng kinh nghiệm của mình, em thử nhận xét xem, chất lỏng chảy đến các chỗ hẹp thì A. Chảy xiết hơn (nhanh hơn) C. Chảy chậm hơn B. Không thay đổi D. Tùy thuộc vào loại chất lỏng 4. Điều nào sau đây không đúng khi nói về áp suất A. Áp suất có giá trị bằng áp lực trên một đơn vị diện tích. B. Áp suất có nhiều đơn vị đo như: Pascal (Pa), N/m2, mmHg, atm, at, C. Áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau thì như nhau. D. Trái đất và mọi vật trên Trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. 5. Theo nguyên lý Pascal, A. Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó. B. Chất lỏng có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó. C. Chất lỏng chứa đầy một bình kín truyền không nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó. D. Áp suất của chất lỏng chứa trong một bình kín tại mọi điểm là như nhau. 6. Lực đẩy ArchimedesAc – si – met có đặc điểm A. Phương thẳng đứng, hướng xuống. B. Chỉ tác dụng lên vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng. C. Có độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Lớn hơn trọng lượng của vật nếu vật chìm tới đáy của chất lỏng. 7. Ở bậc THCS, chất lưu (chất lỏng và chất khí) em học chủ yếu là chất lỏng. Các chất lỏng này đều ở trạng thái tĩnh (đứng yên không chảy). Theo em, khi chất lưu chuyển động (chảy) thì áp suất trong lòng nó có thay đổi không? A. Có B. Không C. Tùy loại lưu chất 8. Em thử đưa ra phương án để trục vớt những con tàu rất lớn bị đắm chìm dưới nước. .. ...... ...... 9. Như em đã biết, áp suất có giá trị bằng áp lực trên một đơn vị diện tích S Fp = , em thử thiết kế một phương án để đo áp suất của chất lưu. . .... .... 10. Theo em, chất lưu trong cơ thể người (máu, huyết tương, dịch, khí trong hệ hô hấp) có tuân theo các định luật của chất lưu không? Nếu có, em có thể cho ví dụ để chứng minh không? .... .... .... PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN GIÁO VIÊN Nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình thực nghiệm sư phạm luận văn “vận dụng phương pháp dạy học dự án vào day học chương “Cơ học chất lưu” - chương trình vật lý lớp 10 nâng cao”, chúng tôi đã thực hiện phiếu điều tra này. Kính mong Thầy (Cô) giúp đỡ bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. I. Thông tin cá nhân 1. Họ và tên (có thể không trả lời):.. 2. Nơi công tác:............ 3. Số năm kinh nghiệm: Số năm dạy phần kiến thức này: .. II. Nội dung kiến thức và quá trình dạy chương “Cơ học chất lưu” 1. Theo Thầy (Cô), chương “Cơ học chất lưu” có cần thiết trong chương trình Vật lý 10 không? Có Không 2. Thầy (Cô) có đánh giá thế nào về • Sự phân phối kiến thức của chương theo SGK Các kiến thức trong chương được phân bổ hợp lý, khoa học Chỉ một số kiến thức được phân bổ hợp lý, khoa học Các kiến thức trong chương phân bổ không hợp lý và thiếu khoa học • Khối lượng kiến thức trong chương Ít Vừa phải Nhiều • Độ khó của kiến thức trong chương đối với học sinh Dễ Vừa phải Khó 3. Thầy (Cô) có đánh giá thế nào về • Tính thực tiễn của kiến thức trong chương Gắn liền với thực tiễn Chỉ một vài kiến thức gắn liền với thực tiễn Hoàn toàn xa rời thực tiễn • Tính hiện đại, cập nhật của kiến thức trong chương Kiến thức hiện đại, được cập nhật theo kịp thời đại Chỉ một vài kiến thức được cập nhật theo kịp thời đại Kiến thức lạc hậu, không được cập nhật. 4. Khi dạy chương này, Thầy (Cô) thường sử dụng phương pháp dạy học nào? Phương pháp diễn giải Phương pháp đàm thoại Phương pháp nêu vấn đề Cho học sinh tự nghiên cứu bằng cách đọc SGK Thực hiện các buổi thảo luận, thuyết trình giữa các nhóm học sinh Phương pháp khác:......... III. Các ý kiến đóng góp 1. Nếu được đề xuất, Thầy (Cô) sẽ bổ sung kiến thức nào thêm vào chương? ................................................................................................................................................................................................................. . 2. Thầy (Cô) thường gặp những khó khăn nào trong quá trình giảng dạy chương này? ................................................................................................................................................................................................................. . 3. Trong quá trình giảng dạy chương này, Thầy (Cô) thấy học sinh thường gặp những khó khăn nào? ...................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................. 4. Thầy (Cô) có những biện pháp nào để khắc phục những khó khăn kể trên không? ....................................................................................................................................................................................................................... ..... 5. Theo Thầy (Cô), để dạy tốt chương này, chúng ta cần phải làm gì? ................................................................................................................................................................................................................. .. Xin cám ơn sự hợp tác của quý Thầy (Cô). Những ý kiến đóng góp của Thầy (Cô) sẽ giúp ích chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Kính chúc Thầy (Cô) sức khỏe! PHỤ LỤC 4: CÁC KỸ NĂNG THẾ KỶ 21 (Theo tài liệu Partnership for 21st Century Skills1 ) Các kỹ năng học tập và đổi mới • Sáng tạo và đổi mới  Thể hiện sự sáng tạo trong công việc  Phát triển, ứng dụng, và truyền đạt các ý tưởng mới cho người khác  Cởi mở và sẵn sàng đón nhận những quan điểm mới  Có những đóng góp hữu dụng trong lĩnh vực mà cái mới xuất hiện. • Tư duy độc lập và giải quyết vấn đề  Sử dụng lý luận sắc bén khi tư duy.  Đưa ra các lựa chọn và quyết định phức tạp  Hiểu các mối quan hệ hỗ tương giữa các hệ thống  Xác định và hỏi các câu hỏi có ý nghĩa nhằm làm rõ các quan điểm khác nhau và đưa đến các giải pháp tốt hơn.  Hoạch định, phân tích và tổng hợp thông tin nhằm giải quyết vấn đề và trả lời các câu hỏi. • Giao tiếp và Cộng tác  Diễn đạt các suy nghĩ và ý tưởng rõ ràng và hiệu quả thông qua nói và viết.  Cho thấy khả năng làm việc hiệu quả với các nhóm đa dạng.  Linh hoạt và sẵn sàng có thiện chí thỏa hiệp khi cần thiết nhằm đạt một mục tiêu chung.  Chia sẻ trách nhiệm về công việc chung. Các kỹ năng thông tin, truyền thông và công nghệ • Kỹ năng thông tin  Truy cập thông tin hiệu quả, đánh giá thông tin độc lập và hữu hiệu, và sử dụng thông tin chính xác và sáng tạo cho vấn đề hay khó khăn hiện có.  Có sự hiểu biết cơ bản về các vấn đề đạo đức/luật pháp xung quanh việc truy cập và sử dụng thông tin. • Kỹ năng truyền thông  Hiểu được cấu tạo của các thông điệp truyền thông, cho mục đích gì, và sử dụng các công cụ, các đặc điểm và các quy ước nào.  Hiểu được mức độ cảm nhận khác nhau từ các cá nhân khác nhau đối với các thông điệp, các giá trị và quan điểm được đưa vào hay loại trừ ra sao, và truyền thông có thể ảnh hưởng đến niềm tin và hành vi như thế nào.  Có hiểu biết cơ bản về các vấn đề đạo đức/luật pháp xung quanh việc truy cập và sử dụng thông tin. • Có hiểu biết về ICT (Thông tin, truyền thông và công nghệ)  Sử dụng công nghệ kỹ thuật số, các công cụ truyền thông và/hoặc các mạng lưới một cách phù hợp nhằm truy cập, quản lý, tích hợp, đánh giá và sáng tạo thông tin để hoạt động trong một nền kinh tế tri thức.  Sử dụng công nghệ như là một công cụ để nghiên cứu, tổ chức, đánh giá và truyền đạt thông tin, và có sự hiểu biết cơ bản về các vấn đề đạo đức/luật pháp xung quanh việc truy cập và sử dụng thông tin. Các kỹ năng đời sống và nghề nghiệp • Linh hoạt và thích ứng  Thích ứng với các vai trò và trách nhiệm khác nhau.  Làm việc hiệu quả trong một môi trường có thể không được xác định rõ ràng cùng với những thứ tự ưu tiên của công việc luôn biến đổi. • Chủ động và tự định hướng  Tự kiểm soát nhu cầu học tập và hiểu biết của chính mình.  Vượt lên trên việc nắm vững các kỹ năng cơ bản và/hoặc chương trình giảng dạy để khám phá và mở rộng việc học và cơ hội lĩnh hội kiến thức chuyên môn của mình.  Cho thấy sự chủ động nâng cao trình độ kỹ năng hướng đến một trình độ chuyên nghiệp.  Xác định, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và hoàn thành công việc mà không có mắc phải những sai lầm cơ bản.  Tận dụng thời gian một cách hiệu quả và quản lý tốt khối lượng công việc phải làm.  Cho thấy ý hướng học tập suốt đời. • Các kỹ năng xã hội và xuyên văn hóa  Làm việc một cách thích hợp và có hiệu quả cùng với những người khác.  Tận dụng trí thông minh tập thể khi thích hợp.  Có thể vượt qua các khác biệt về văn hóa và sử dụng các góc nhìn khác nhau để tăng cường sự đổi mới và chất lượng công việc. • Năng suất và sự tự giải trình  Đưa ra và đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu cao nhằm tạo nên sản phẩm có chất lượng đúng hạn.  Thể hiện sự siêng năng và tuân thủ đạo đức chuyên môn (như đúng giờ và đáng tin cậy). • Kỹ năng lãnh đạo và trách nhiệm  Sử dụng các kỹ năng liên cá nhân và giải quyết vấn đề để tạo ảnh hưởng và hướng dẫn những người khác hướng đến một mục tiêu.  Tận dụng điểm mạnh của những người khác để đạt được một mục tiêu.  Thể hiện các hành vi đạo đức.  Hành động có trách nhiệm, luôn nghĩ đến lợi ích của cộng đồng lớn hơn. PHỤ LỤC 5: PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP THEO DỰ ÁN Bước 1: thực hiện các phiếu điều tra và chia nhóm. Tham quan trang web https://dhdacohochatluu.wikispaces.com/ để biết thêm chi tiết. Bước 2: chọn 1 trong các dự án sau (từ 22/4 tới 3/5) 1. Đóng vai trò là một kỹ sư nông nghiệp, em hãy thiết kế mô hình (sử dụng được) hoặc đề xuất phương án thiết kế cụ thể một máy nghiền đậu dùng chất lỏng. 2. Một nhà buôn đồ cổ muốn sở hữu các đồ cổ quý giá trên con tàu Titanic huyền thoại. Muốn vậy, nhà buôn này phải đề xuất được phương án trục vớt con tàu này thật khả thi cho chính phủ. Em hãy giúp nhà buôn đó thực hiện kế hoạch này. 3. Em là một bác sĩ. Bệnh viện nơi em làm việc chuẩn bị có đợt tuyên truyền về bệnh cao huyết áp. Em hãy giúp bệnh viện thực hiện công tác này. 4. Dự án của riêng nhóm em nghĩ ra, sử dụng kiến thức trong chương để tạo ra một sản phẩm cụ thể có mục đích sử dụng. Bước 3: thống nhất dự án + các tiêu chí đánh giá (lên trang web https://dhdacohochatluu.wikispaces.com/ để biết, có ý kiến về các tiêu chí này) và lên kế hoạch thực hiện dự án (thống nhất dự án của các nhóm trên lớp ngày 3/5 và nộp kế hoạch cho GV ngày 4/5) Bước 4: thực hiện dự án (hoàn tất sản phẩm trước ngày 15/5/2011) – nghĩa là thực hiện các công việc: • Thực hiện sản phẩm theo đúng kế hoạch đã đặt ra, dùng kế hoạch như bản kiểm mục. • Thực hiện hồ sơ học tập (gồm kế hoạch dự án, các phiếu đánh giá, các ghi chép, biên bản kèm theo nếu có) • Liên tục theo dõi, cập nhật và phản hồi thông tin của nhóm và của các nhóm khác trên trang Wiki. • Chuẩn bị báo cáo tiến độ thực hiện dự án trên lớp ngày 10 hoặc 11/5. • Xin hỗ trợ, giúp đỡ ở các bạn và GV khi cần thiết (0918765187 – cô Thảo). Bước 5: công bố sản phẩm (ngày 17 hoặc 18/5/2011), nhóm cần chuẩn bị: • Hoàn tất hồ sơ học tập (các bản đánh giá cá nhân) • Hoàn chỉnh sản phẩm • Chuẩn bị để có buổi “giới thiệu sản phẩm” ấn tượng và tốt nhất (Nội dung, hình thức, người trình bày) Bước 6: Cùng nhau đánh giá sản phẩm của các nhóm theo tiêu chí đánh giá đã thống nhất. Mẫu kế hoạch KẾ HOẠCH DỰ ÁN NHÓM (Tên nhóm) (TÊN DỰ ÁN – nhóm tự đặt) I. Mục đích (dựa vào mục đích dự án ở trên) II. Thành viên trong nhóm Nhóm trưởng: Thư kí: Các thành viên khác: III. Thời gian thực hiện dự án: IV. Phân công nhiệm vụ (các thành viên trong nhóm tự phân công nhau các công việc: thủ quỹ, quản lý chung, ghi chép các ý kiến trong các cuộc họp của nhóm, ghi chép hồ sơ học tập tìm kiếm thông tin, tổng hợp thông tin, quản lí trang wiki của nhóm, tham gia đóng góp ý kiến cho các nhóm khác, tham gia chế tạo, Bạn nào được ghi tên sẽ chịu trách nhiệm chính, các thành viên khác tham gia) V. Kế hoạch thực hiện dự án Thời gian Công việc Phân công Ghi chú Từ ngày đến ngày 1. 2. PHỤ LỤC 6: ĐỀ KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP Thời gian: 30 phút Họ và tên:... Học sinh lớp: Trường:.. Dữ kiện dùng cho 3 câu 1,2,3: Ba bình hình dạng khác nhau nhưng có diện tích đáy bằng nhau (hình). Đổ nước vào các bình sao cho mực nước cao bằng nhau. 1. So sánh áp suất ở đáy của các bình A. Áp suất ở đáy bình 1 là lớn nhất B. Áp suất ở đáy bình 2 là lớn nhất C. Áp suất ở đáy bình 3 là lớn nhất D. Bằng nhau vì áp suất chất lỏng trên cùng một mặt nằm ngang là như nhau tại tất cả các điểm. 2. So sánh áp lực (lực ép) của nước lên đáy các bình A. Bằng nhau vì chiều cao cột chất lỏng và diện tích đáy bằng nhau. B. Áp lực ở đáy bình 1 là lớn nhất C. Áp lực ở đáy bình 2 là lớn nhất D. Áp lực ở đáy bình 3 là lớn nhất 3. So sánh trọng lượng của khối nước trong các bình A. Bằng nhau vì chiều cao cột chất lỏng và diện tích đáy bằng nhau. B. Trọng lượng của khối nước ở bình 1 là lớn nhất C. Trọng lượng của khối nước ở bình 2 là lớn nhất D. Trọng lượng của khối nước ở bình 3 là lớn nhất 4. Áp suất thủy tĩnh p ở độ sâu 500 m dưới mực nước biển là bao nhiêu? Cho biết khối lượng riêng của nước biển là 1.103 kg/m3 và áp suất khí quyển ở bề mặt biển là 1,01.105 N/m2. A. 51,01.105 Pa B. 501,01.105 Pa C. 5,101.105 Pa D. 510,1.105 Pa 5. Định luật (hay nguyên lý) nào được vận dụng trong việc trục vớt các tàu thuyền bị đắm? A. Định luật Archimedes C. Nguyên lý Pascal B. Định luật Bernoulli D. Nguyên lí Venturi 6. Trong các thiết bị sau, thiết bị nào hoạt động dựa trên nguyên lí Pascal? 1 2 A. Ồng Venturi C. Phanh thủy lực B. Động cơ hơi nước D. Máy lạnh 7. Phổi của người có thể hoạt động chống lại một độ chênh lệch áp suất khoảng 1/20 atm. Nếu một người thợ lặn dùng ống thở thì người đó có thể lặn sâu dưới mặt nước bao nhiêu? A. 0,5 m B. 5 m C. 2 m D. 20 m 8. Lực đẩy Archmedes có đặc điểm A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên hướng xuống. B. Có độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. Chỉ tác dụng lên vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng. D. Có độ lớn bằng khối lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 9. Ống chữ U hoạt động dựa trên nguyên lý (định luật) nào sau đây? A. Định luật Bernoulli C. Nguyên lí Venturi B. Định luật Archimedes D. Nguyên lý Pascal 10. Lưu lượng chất lỏng là A. Lượng chất lỏng chảy qua một tiết diện trong một đơn vị thời gian. B. Khối lượng chất lỏng chảy qua một tiết diện trong một khoảng thời gian. C. Vận tốc chất lỏng chảy qua một tiết diện nào đó. D. Tiết diện mà chất lỏng chảy qua. 11. Em hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi em thổi liên tục vào cuống phễu? A. Tờ giấy trong phễu bị văng ra B. Tờ giấy bị dính vào phễu C. Ban đầu tờ giấy bị văng ra, sau đó bị hít ngược trở lại D. Ban đầu tờ giấy dính vào phễu, sau đó bị văng ra 12. Hình nào sau đây miêu tả cấu tạo của ống Pi - tô A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 13. Ngoài công dụng đo vận tốc chất lỏng, ống Venturi còn được sử dụng để: A. Đo lưu lượng chất lỏng C. Đo vận tốc của máy bay B. Đo lực nâng của cánh máy bay D. Đo áp suất tĩnh 14. Trong dụng cụ đo áp suất sau (hình), chiều cao chất lỏng trong ống cho biết: A. hA đo áp suất động, hB đo áp suất tĩnh B. hA đo áp suất tĩnh, hB đo áp suất động C. hA đo áp suất tĩnh, hB đo áp suất toàn phần D. hA đo áp suất toàn phần, hB đo áp suất động 15. Cho khối lượng riêng của máu là 1,06.103 kg/m3. So sánh huyết áp giữa não và bàn chân của một người cao 1,70 m A. Huyết áp ở não cao hơn ở bàn chân 18020 Pa B. Huyết áp ở bàn chân cao hơn ở não 18020 Pa C. Huyết áp ở não cao hơn ở bàn chân 1802 Pa D. Huyết áp ở bàn chân cao hơn ở não 1802 Pa 16. Bình xịt nước hoa có nguyên tắc hoạt động tương tự với A. Ống Venturi C. Bình thông nhau B. Ống Pitô D. Bộ chế hòa khí 17. Biểu thức của định luật Becnuli A. 2 1p v 2 ρ+ = hằng số C. 2 2 1p v 2 ρ+ = hằng số B. 2 1p v 2 ρ+ = hằng số D. 1p v 2 ρ+ = hằng số 18. Huyết áp của người A. Là số đo về lực tác động của máu lên tim. B. Có một giá trị không đổi đối với mỗi người. C. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. D. Các số đo huyết áp thường được tính bằng Pa. Dữ kiện dùng cho câu 19, 20: cho sơ đồ nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực như hình 19. Trong máy ép thủy lực, để tăng lực ép F2, ta phải A. Tăng diện tích S2 B. Giảm điện tích S2 C. Tăng lực F1 hoặc tăng S2 hoặc cả hai. D. Tăng lực F1 hoặc giảm S2 hoặc cả hai. 20. Tính lực nén F2 của máy thủy lực biết S2/S1 = 4 và lực tác dụng ở S1 là 100N. A. 400 N B. 200 N C. 50 N D. 25 N ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 D 6 C 11 B 16 D 2 A 7 A 12 C 17 A 3 B 8 B 13 A 18 C 4 A 9 D 14 C 19 C 5 A 10 A 15 B 20 A PHỤ LỤC 7: SẢN PHẨM MỘT SỐ NHÓM TIÊU BIỂU Dự án số 1 Nhóm Halo Dự án số 2 Nhóm Hội Làm giàu Nhóm Red Devils Dự án số 3 Nhóm Noname Nhóm Cỏ Bốn lá PHỤ LỤC 8: BÀI THU HOẠCH Một số bài thu hoạch của HS sau quá trình học theo PPDHDA 1. Lại Phạm Duy Phong – nhóm Halo lớp 10C12 trường THPT Gò Vấp DHDA là một cách học mới mẻ, chú trọng vào tính thực hành, tư duy sáng tạo của học sinh, đề cao việc tự học. DHDA tăng thêm khả năng hiểu và tiếp thu các môn học. Theo em, DHDA giúp học sinh siêng năng hơn, tiếp thu và lưu giữ lâu những kiến thức mới, tăng khả năng sáng tạo, quan trọng nhất là rèn luyện khả năng tự học. Nhưng, DHDA không thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống vì nó tốn thời gian, những dự án không bao hàm hết nội dung học, khó có thể thể hiện tính trừu tượng của nội dung. 2. Huỳnh Nhật Minh – nhóm Hội làm giàu lớp 10C12 trường THPT Gò Vấp DHDA không áp dụng hình thức dạy học thông thường, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức mà đặt ra những vấn đề cần giải quyết buộc học sinh phải tìm tòi suy nghĩ chủ động hơn trong việc học. Chính những dự án đưa ra trong buổi học không chỉ khiến không chỉ bản thân em mà cả những thành viên trong nhóm cũng cảm thấy thú vị, thích thú. Tự tìm tòi, nghiên cứu, sử dụng kiến thức giới hạn trong phạm vi bài học để áp dụng vào các dự án liên quan đến đời sống rồi thuyết phục người khác về tính khả thi của dự án là điều không dễ nhưng lại tạo ra niềm hứng khởi, động lực cho những người thực hiện. Sau khi hoàn tất buổi dạy học dự án, ngoài số kiến thức thu thập được trong quá trình thực hiện dự án, em còn bổ sung thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác có liên quan do nhóm bạn trình bày. Qua đó, có thể thấy hiệu quả học tập được nâng cao hơn, hiểu sâu về một vấn đề, dễ tiếp thu lượng kiến thức mới. Vì lẽ đó, các thầy cô nên tiếp tục tổ chức thêm nhiều buổi dạy học dự án nữa. 3. Khuất Duy Quang – nhóm Hội làm giàu lớp 10C12 trường THPT Gò Vấp DHDA là một hình thức dạy học trong đó, người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA. Ngay từ những ngày đầu, khi được phổ biến về phương pháp học này, tôi nghĩ nó rất mông lung, nhưng với sự hướng dẫn cụ thể của cô giáo, tìm tòi nguồn tài liệu trên Internet về những kiến thức liên quan đến đề tài rồi cùng nhau trao đổi để thực hiện nhiệm vụ thì cả nhóm đã hoàn thành xong. Tuy nhiên, do cả nhóm tự nghiên cứu nên khó nhận được sự tương tác. Vì vậy, lúc mới đầu không có sự định hướng cụ thể, chỉ hình dung ra tinh thần của chương trình và rất khó để làm ra một sản phẩm. Bên cạnh đó, nhóm cũng có những thuận lợi vì hình thức trình bày dễ hiểu, dễ tiếp thu. Nhìn chung, phương pháp này rất hữu ích đối với những ai chưa có điều kiện để được hướng dẫn cụ thể. Đối với cách học dự án, nội dung có tính tư duy cao, mang tính trừu tượng hơn và cần khả năng tự định hướng. Tính thực tiễn: cần thời gian lâu hơn để có thể tiếp thu những vấn đề cụ thể và làm một dự án. Trong DHDA, hạn chế về phương pháp học là phải học nhóm mới có hiệu quả và nhất thiết phải có giáo viên hướng dẫn. Về phần tài liệu thì phải có giáo trình và CD tài nguyên nhưng hai phần này vẫn khó tiếp cận. DHDA là hình thức dạy và học đặc biệt thú vị nhất là với các môn khoa học có ứng dụng như Vật lý. Sau hai tuần, về cơ bản, nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ và tập trung trên phòng thính thị của trường để tổng kết và chuẩn bị báo cáo cho buổi trình bày kết quả và sản phẩm. Buổi trình bày được cô giáo và các nhóm tham dự, đặt câu hỏi. Mình là một học viên được tham gia DHDA nên rất vui. Qua cách học này, mình thấy tự tin hơn vào bản thân va thấy môn Vật lý gần gũi hơn với cuộc sống. Vật lý là một môn học có nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực khoa học và đời sống. Những hiện tượng vật lý trong tự nhiên diễn ra vô cùng phong phú và thú vị. tuy nhiên, việc dạy học Vật lý hiện nay ở trường phổ thông mới chỉ dừng ở mức độ dạy những kiến thức khô cứng và tập trung vào việc luyện giải bài tập. Điều đó phần nào khiến cho học sinh giảm hứng thú với môn học, khiến cho kiến thức học được ở trường trở nên xa lạ với thực tiễn. hình thức DHDA giúp gắn liền tri thức được học ở trường với những ứng dụng trong cuộc sống như thế này rất đáng được nhân rộng. PHỤ LỤC 9: MỘT SỐ HÌNH ẢNH Em Bảo Quỳnh, nhóm Noname đang trình bày dự án của nhóm GV đang hướng dẫn cho nhóm Red devils trong một buổi ngoài giờ trên lớp Em Phi Hùng, nhóm Ma cà bông đang trình bày dự án của nhóm GV đang giới thiệu về DHDA cho học sinh lớp 10C12 Em Thanh Thủy, nhóm Cỏ 4 lá đóng vai bác sĩ, đo huyết áp cho một HS trong lớp Em Nhật Minh, nhóm Hội làm giàu đang trình bày dự án của nhóm PHỤ LỤC 10: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRANG WIKI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_vao_day_hoc_chuong_co_hoc_chat_luu_vat_ly_10_nang_cao_1398.pdf
Luận văn liên quan