Các doanh nghiệp cần có chính sách chiêu mộ, đào tạo, sử dụng và khoản đãi
hiền tài hợp lý. Dù đang thiếu nhân viên nhưng tuyển dụng không thể ồ ạt vô căn cứ
mà phải dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể của ngành nghề. Việc bố trí sử dụng lao động
phải đảm bảo thời gian tái sản xuất sức lao động, đảm bảo sức khỏe cho kiểm toán
viên. Bên cạnh đó cần có chính sách hoạch định nguồn nhân lực hợp lý, trong các vấn
đề chiêu mộ lựa chọn, phân tích thiết kế công việc, đánh giá thành tích, thù lao, an
toàn và sức khoẻ, tương quan lao động nhằm giữ chân được những lao động có
trình độ cao.
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng trong việc xây dựng và phát huy nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn:
“Vận dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng trong việc xây dựng và phát huy nguồn
nhân lực cho ngành kiểm toán độc lập tại Việt
Nam”
2
PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, tháng 12 năm 2006, nước ta chính thức gia nhập WTO.
Sau sự kiện này, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán,
bảo hiểm… cho các đối tác nước ngoài. Điều này dẫn đến một yêu cầu thực tế bức
thiết là thông tin về thị trường tài chính Việt Nam phải được minh bạch và có độ tin
cậy cao. Do đó, sự bùng nổ về cầu đối với lĩnh vực kiểm toán sẽ là điều tất yếu. Công
tác kiểm toán sẽ là một trong những chìa khóa tăng cường sự minh bạch cũng như
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong hoạt động kiểm toán, nguồn
lực con người được coi như là yếu tố quyết định đối với chất lượng dịch vụ cung cấp.
Tuy nhiên điều kiện thực tế Việt Nam cho thấy: nguồn nhân lực phục vụ cho ngành
kiểm toán còn đang rất thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó mà chất lượng
dịch vụ kiểm toán cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc xây dựng và phát huy đầy đủ
sức mạnh nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán trở thành một vấn đề bức thiết của
nền kinh tế hiện nay.
Với những kiến thức về phương pháp luận triết học đã lĩnh hội được từ các bài
giảng triết học, em xin mạn phép chọn đề tài “Vận dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng trong việc xây dựng và phát huy nguồn nhân lực cho ngành kiểm
toán độc lập tại Việt Nam” để trình bày một số quan điểm của mình về phương
pháp luận triết học trong việc định hướng giải quyết vấn đề này. Em rất mong sẽ nhận
được ý kiến đánh giá của các giảng viên để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn!
I. LUẬN CHỨNG LÝ DO NÊU VẤN ĐỀ
Căn cứ vào đâu mà lại coi vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho
ngành kiểm toán là một trong những vấn đề bức thiết của yêu cầu phát triển kinh tế
hiện nay? Điều này xuất phát từ đòi hỏi khách quan của nền kinh tế đối với hoạt động
kiểm toán cũng như trong chính khả năng thực tế về nhân lực của ngành kiểm toán
trong việc đáp ứng yêu cầu thị trường.
3
1. Đòi hỏi khách quan của nền kinh tế
Những năm gần đây, thích ứng với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế
thị trường và hội nhập với thế giới, hoạt động kiểm toán ở nước ta đã hình thành và
phát triển một cách nhanh chóng. Dịch vụ kiểm toán được coi là một trong những
dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao và có ý nghĩa rất to lớn trong việc tạo lập môi
trường kinh doanh minh bạch và có hiệu quả. Sau yêu cầu cổ phần hóa các doanh
nghiệp và sự kiện mở cửa gia nhập WTO, thị trường Việt Nam sẽ vận hành sôi động
với sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các lĩnh vực ngân
hàng, tài chính, bảo hiểm, sản xuất, khai thác… Điều này chỉ có thể thực hiện được
khi thông tin về tình hình tài chính là minh bạch và đáng tin cậy. Sự phát triển như vũ
bão của số lượng các doanh nghiệp và sự đột biến của thị trường chứng khoán như
vừa qua làm cho nhu cầu về dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng mạnh.
Vấn đề cơ bản đặt ra cho nền kinh tế hiện nay là phải cung cấp được dịch vụ
kiểm toán với chất lượng đảm bảo trong điều kiện cung thấp mà cầu về dịch vụ kiểm
toán lại rất cao. Chất lượng dịch vụ trở thành vấn đề cơ bản có tính chất sống còn đối
với các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam, đặc biệt khi các công ty kiểm toán
nước ngoài ngày càng có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường. Muốn vậy, các công ty
kiểm toán độc lập Việt Nam phải phát huy mọi nguồn lực của mình, trong đó nguồn
lực con người là then chốt và quyết định. Kiểm toán vốn là ngành lao động phức tạp
đòi hỏi hàm lượng chất xám và tư duy cao nên để xây dựng kỹ thuật, phương pháp,
quy trình kiểm toán hiệu quả, yêu cầu quan trọng hơn hết là phải nuôi dưỡng được
nguồn nhân lực hùng hậu có trình độ cao nhằm đảm bảo yêu cầu cung cấp dịch vụ,
tránh tình trạng “tự thua trên sân nhà”. Nền kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan đối với
nguồn nhân lực kiểm toán là phải đủ về số lượng, cao về chất lượng và trình độ
chuyên môn cũng như giàu về kinh nghiệm thực hành.
2. Thực trạng nguồn nhân lực kiểm toán
Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động của ngành kiểm toán cho thấy nguồn nhân
lực của ngành vẫn còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng
4
Về số lượng, nhân lực ngành kiểm toán đang ở tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Hiện nay, cả nước chỉ có gần 1.000 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề. Con số
này quá ít ỏi trước sự bùng nổ của nhu cầu kiểm toán. Hơn nữa, tiêu chuẩn để được
cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán là rất cao như phải có bằng đại học chuyên
ngành, rồi 5 năm kinh nghiệm và phải trải qua 8 môn thi rất khó khăn... Do vậy tính
đến nay số lượng kiểm toán viên chuyên nghiệp ở Việt Nam còn rất thấp so với yêu
cầu của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, số lượng nhân lực của ngành luôn biến động xáo trộn vì đây là
một trong những nghề luôn phải đối mặt với những thách thức pháp lý. Áp lực công
việc, đặc biệt trong mùa kiểm toán, làm cho các kiểm toán viên căng thẳng quá mức
thường xuyên, khiến họ dễ dàng bỏ nghề hoặc chuyển sang các lĩnh vực khác. Một số
kiểm toán viên sau khi đã có chứng chỉ kiểm toán quốc tế lại chuyển công tác hay
định cư ở nước ngoài. Tình trạng chảy máu chất xám thường xuyên diễn ra trong
ngành làm cho nguồn nhân lực về kiểm toán lại càng trở nên thiếu hụt hơn so với yêu
cầu của nền kinh tế.
Về chất lượng, số lượng kiểm toán viên đạt trình độ chuẩn Việt Nam và quốc tế
còn rất thấp. Theo Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA), hiện Việt Nam chỉ có gần
1.000 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, trong khi nhu cầu kiểm toán ngày càng
tăng. Trong khi đó, chứng chỉ kiểm toán viên của Việt Nam còn chưa được công nhận
rộng rãi và con số trên 200 kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế trong tổng số gần 1.000
kiểm toán viên Việt Nam là một con số quá ít để có thể có được sự an tâm của các nhà
đầu tư nước ngoài. Đa số kiểm toán viên Việt Namnắm rất vững lý thuyết, thành thục về
chuyên môn, nhưng khả năng tư vấn cho doanh nghiệp chưa cao. Ngoài ra, khả năng
ngoại ngữ cũng là trở ngại khá lớn với kiểm toán viên Việt Nam.
Công tác giáo dục mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ về số lượng và chất
lượng kiểm toán viên. Các trường đại học của Việt Nam chưa đủ tiêu chuẩn quốc tế.
Nghề kiểm toán, kế toán cũng là một nghề mới nên chất lượng chưa được cao, số lượng
thì chưa nhiều. Trong khi đo, tỷ lệ kiểm toán viên học các chứng chỉ quốc tế còn chưa
5
cao do chi phí học tập khá cao trong điều kiện Việt Nam. Dự đoán trong tương lai số
lượng kiểm toán viên có trình độ quốc tế cũng chưa thể tăng lên nhanh được.
Một vấn đề nữa là tính độc lập của kiểm toán viên còn thấp. Độc lập là nguyên
tắc hành nghề và cũng là tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không thể thiếu được trong
nghề kiểm toán. Nhưng đây lại là điểm yếu của ngành kiểm toán Việt Nam.
Một hạn chế lớn nữa của nguồn nhân lực kiểm toán trong nước thuộc về vấn
đề nhận thức về chuẩn mực. Cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới khi nỗ
lực đưa chuẩn mực quốc tế vào áp dụng trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của
từng nước, Việt Nam chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện và thực sự đưa
bộ chuẩn mực của Việt Nam vào áp dụng. Hiện nay chúng ta còn gặp vướng mắc
trong vấn đề này.
Ngoài ra, do nhân lực của ngành thường xuyên có sự xáo trộn, các kiểm toán
viên dễ dàng bỏ nghề hoặc chuyển công tác nước ngoài, đội ngũ cán bộ kiểm toán có
trình độ và kinh nghiệm thường không hoạt động lâu trong ngành. Cơ cấu lao động
trong ngành kiểm toán thường là nhiều nhân viên trẻ mới ra trường, kinh nghiệm còn
chưa nhiều. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực
ngành kiểm toán…
3. Một số nguyên nhân của tình hình trên
Như đã trình bày, yêu cầu khách quan của nền kinh tế đặt ra cho lao động
ngành kiểm toán càng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Song với tình hình
thực tế hiện nay thì nhân lực của ngành mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ
những yêu cầu đó. Thực trạng này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Kiểm toán độc lập tại Việt Nam mới ra đời trong kinh tế thị trường còn rất
non trẻ và chưa hề có một cơ sở gì làm nền tảng mà hoàn toàn phải tự thân vận động.
Do đó mà vấn đề đầu tư vào nguồn nhân lực cũng còn nhiều hạn chế
- Thời kỳ mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại những quan
điểm chưa đúng về vai trò của kiểm toán độc lập. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn
6
còn tư tưởng “chuộng” kiểm toán và thanh tra Nhà nước. Vì thế lao động trong ngành
kiểm toán độc lập vẫn chưa được đánh giá đúng mức
- Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh. Mặc dù trong thời gian gần đây, hệ thống
các văn bản pháp luật về kiểm toán, kế toán đã được đổi mới và ban hành khá đầy đủ,
bao gồm Luật Kế toán, các nghị định, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán dần phù hợp
với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn một khoảng cách khá xa so với thế
giới. Các văn bản vẫn mang nặng tính chất hành chính và chưa tạo ra được sự đồng
bộ, thống nhất cũng như chưa xây dựng được chính sách bồi dưỡng đào tạo và đãi
ngộ thỏa đáng cho kiểm toán viên để giữ chân họ lại trước yêu cầu và áp lực công
việc quá cao.
- Một điểm cần lưu ý là các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn chưa nhận
thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của công việc kiểm toán. Một số chắc phải đến
khi vấp ngã mới thấy tầm quan trọng của kiểm toán, kế toán. Đơn cử như việc thị
trường chứng khoán vừa qua đã nóng lên. Một sốdoanh nghiệp đổ xô đầu tư vào
nhưng cũng chẳng mấy ai quan tâm các số liệu, báo cáo sổ sách kiểm toán ra sao...
Nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và nhân lực ngành kinh tế nói riêng, vốn
được đánh giá là dồi dào, cần cù, thông minh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định
về điều kiện khách quan chủ quan của đất nước trong thời kỳ đổi mới nên việc huy
động và phát huynguồn lực to lớn này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của
nó. Như Đại hội VIII đã đề ra, “vấn đề lớn nhất đặt ra là làm thế nào để khai thác tối
đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Việt Nam để đạt được các mục tiêu
Công nghiệp hóa hiện đại hóa trong phát triển kinh tế”, vấn đề quan trọng hàng đầu
đối với nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán là phải có giải pháp xây dựng và phát
huy hữu hiệu đối với nguồn lực then chốt này. Muốn vậy cần phải có nhận thức và
phương pháp luận đúng đắn để đưa ra định hướng giải quyết sao cho đạt hiệu quả cao
nhất.
7
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SAI LẦM TRONG ĐỊNH
HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trước đây, nhận thức về vấn đề nàycủa Việt Namcòn nhiều hạn chế, phương
pháp luận đưa ra để giải quyết vấn đề này chưa thực sự khoa học và hiệu quả. Chính
từ những định hướng giải quyết sai lầm này đã dẫn đến những phương pháp tổ chức
hành động cụ thể chưa phù hợp và để lại kết quả như hiện nay là nguồn nhân lực cho
ngành kiểm toán của nước ta hiện đang thiếu hụt trầm trọng.
Trước yêu cầu cấp thiết là phải đưa ra được giải pháp hữu hiệu để giải bài toán
nhân lực cho ngành kiểm toán, chúng ta cần tránh những phương pháp luận sai lầm
sau đây
1. Nhìn nhận và giải quyết vấn đề chưa toàn diện
Trước đây, cách nhận thức và giải quyết vấn đề này còn phiến diện một chiều,
đôi khi rơi vào chủ nghĩa chiết trung, cào bằng. Do vậy, nhiều giải pháp đưa ra mới
chỉ là giải pháp nhỏ lẻ, tình thế, hoặc đôi khi là giải pháp rất chung chung và không
mấy hiệu quả. Việc xem xét đánh giá về nguồn nhân lực và yêu cầu tình hình mới chỉ
xem xét ở hiện tượng mà chưa rút ra được bản chất và các mối liên hệ cơ bản; mới
chỉ dừng lại ở các hình thức thể hiện mà chưa đi sâu tìm hiểu nội dung yêu cầu; chưa
nhận thức được đâu là cái chung đặc thù của ngành, đâu là cái riêng của từng loại
hình hoạt động; mới chỉ nhìn nhận thực tế mà chưa truy tìm tận gốc nguyên nhân tạo
ra kết quả đó; mới chỉ nhìn thấy hiện thực mà chưa đánh giá được đúng đắn khả năng
và tiềm lực trong tương lai…Đôi khi xem xét theo kiểu bình quân, cào bằng vai trò
của nguồn nhân lực với các yếu tố khác. Kết quả là các giải pháp đề ra không thực sự
hữu hiệu đối với việc phát huy sức mạnh nguồn nhân lực.
Khi đánh giá vai trò kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói riêng, đặc biệt
là nguồn nhân lực kiểm toán còn phiến diện, cục bộ, mới chỉ nhìn đến một mặt một
góc độ nhất định chứ chưa xét đến tất cả các mối liên hệ tác động qua lại giữa kiểm
toán độc lập với các doanh nghiệp và quan hệ giữa hỗ trợ giữa kiểm toán nhà nước và
kiểm toán độc lập. Vẫn còn coi trọng kiểm toán nhà nước và chưa có đánh giá đúng
8
đắn về vai trò to lớn của kiểm toán độc lập với sự an ninh và lành mạnh của nền tài
chính quốc gia. Do đó nguồn nhân lực mới chỉ được ưu tiên cho khu vực kiểm toán
nhà nước còn kiểm toán độc lập thì vẫn rất yếu ớt vì chưa được đầu tư nhiều. Điều
này làm hạn chế số lượng và chất lượng nhân lực ngành kiểm toán độc lập.
Trong giai đoạn trước đây có những lúc chưa nhìn nhận đầy đủ về vai tò nguồn
lực con người, chưa coi đó là một nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, mà chỉ coi
trọng các nguồn lực vật chất, nên chưa phát huy được sức mạnh và vai trò to lớn của
nguồn lực con người. Từ sau quá trình đổi mới, nhận thức đã có sự biến chuyển theo
chiều hướng tích cực, đã nhận ra được con người là một nguồn lực quý báu của quốc
gia để xây dựng và phát triển đất nước vốn đi lên từ một điểm khởi đầu thấp kém.
Tuy vậy vẫn có những nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về nguồn lực con người,
cho rằng con người là nguồn lực sẵn có nên chỉ nhấn mạnh đến việc sử dụng và khai
thác mà không chú trọng đúng mức đến việc bồi dưỡng và phát triển lâu dài, do vậy
mà công tác giáo dục đào tạo chuyên môn cho ngành này còn nhiều hạn chế. Giáo
viên chuyên ngành còn thiếu nhiều và tài liệu vẫn còn hạn chế.
Vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán vẫn
chưa coi trọng coi sự phát triển nhiều mặt và phát triển toàn diện nguồn lực con
người, không coi chất lượng cuộc sống hay hạnh phúc của của con người là mục tiêu
cao nhất cần hướng đến. Do đó trong công tác điều hành nguồn lao động, điều kiện
làm việc đôi khi còn quá khắc nghiệt, công tác dài ngày, áp lực triền miên, thời gian
nghỉ ngơi không kịp để tái tạo sức lao động…Điều này làm cho người lao động trong
lĩnh vực này có cảm giác bị khai thác quá công suất, cộng thêm đó áp lực công việc
khiến cho nhiều người dễ dàng bỏ nghề để tìm kiếm những công việc có chế độ đãi
ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn.
Các biện pháp tổ chức giải quyết thực tế còn cục bộ và thiếu tính đồng bộ: hệ
thống chính sách pháp luật chưa rõ ràng cụ thể, công tác đầu tư cho ngành kiểm toán
vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, mới chỉ đào tạo được cho số lượng rất
9
nhỏ, chương trình đào tạo cũng chưa cập nhật những thay đổi mới nhất của thế giới,
đào tạo mới chỉ chú trọng đến lý thuyết mà chưa đi sâu vào vận dụng…
2. Phương pháp giải quyết chưa xuất phát từ thực tế khách quan
Định hướng giải quyết vấn đề nhân lực ít nhiều còn dựa trên kinh nghiệm chủ
quan mà chưa căn cứ vào thực tế khách quan của chính ngành kiểm toán độc lập. Có
thể nói, việc giải quyết vấn đề chưa xuất phát từ hai thực tế khách quan đối lập nhau:
một bên là đòi hỏi ngày càng cao của thị trường đối với chất lượng và số lượng nhân
lực, một bên là năng lực thực tế nguồn nhân lực còn hạn chế của ngành. Do vậy các
biện pháp đưa ra chưa thực sự có tác động lớn tới việc bồi dững nguồn nhân lực. Các
doanh nghiệp còn chưa linh động trước những biến đổi phức tạp của thực tế để đề ra
chính sách chiêu mộ, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ hợp lý nên vẫn chưa giữ
chân được đội ngũ kiểm toán viên có trình độ cao.
3. Nhận thức và xây dựng phương pháp giải quyết chưa đảm bảo
nguyên tắc phát triển
Khi đánh giá thực tế mà xa rời nguyên tắc phát triển tức là đã nhìn nhận sự vật
hiện tượng trong trạng thái cô lập và đứng yên. Như thế giải pháp đưa ra sẽ không
tính đến các tình huống có thể xảy ra nên không thể đưa ra được các điều chỉnh thích
hợp phù hợp với tình hình mới. Thực tiễn công tác đào tạo và phát triển nhân lực
ngành kiểm toán cho thấy, do không dự đoán trước được xu hướng phát triển và vai
trò ngày càng to lớn của hoạt động kiểm toán trong tiến trình hội nhập nên nước ta đã
bị chậm hẳn so với thế giới, chất lượng và số lượng kiểm toán viên cũng còn khoảng
cách rất xa mới đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. Hơn nữa các biện pháp để huy động
và phát triển nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự có hiệu quả do chưa dự đoán được xu
hướng phát triển, chưa thấy được những mâu thuẫn và động lực cũng như cách thức
phát triển của các loại hình doanh nghiệp kiểm toán. Do đó một số biện pháp đưa ra
mới chỉ mang tính tình thế chứ chưa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Ví dụ như việc các
công ty giữ chân nhân viên bằng cách tăng lương hiện nay và chính sách ràng buộc
nhân viên. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như lương tăng lên vùn vụt mỗi năm, song thực tế
10
thì đi đôi với tỷ lệ 20%-30% tăng lương là tỷ lệ 200%-300% áp lực công việc và yêu
cầu về trình độ. Việc quy định các ràng buộc khắt khe trong hợp đồng lao động và
trong quản lý càng làm cho nhân viên thấy bị “kiểm soát quá chặt”. Do vậy mà vẫn
chưa thể giữ chân được kiểm toán viên, nhất là khi các ngành nghề khác lại nở rộ sôi
động như hiện nay
4. Bỏ ngoài nhận thức nguyên tắc lịch sử cụ thể, xa rời thực tiễn trong
chỉ đạo hoạt động
Đánh giá về nguồn nhân lực mà không căn cứ vào các yếu tố lịch sử không
gian thời gian cụ thể thì sẽ không thu được nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, tác
dụng, ưu nhược điểm của từng giai đoạn phát triển nguồn nhân lực ngành kiểm toán
trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế. Không căn cứ vào điều kiện cụ thể
của nước ta (xuất phát điểm trong ngành kiểm toán dường như từ con số không, thực
trạng nền kinh tế còn rất thấp kém) thì có thể sẽ không thấy khả năng và tiềm lực to
lớn của nguồn nhân lực, và có thể sẽ đưa ra các giải pháp không phù hợp với điều
kiện thực tế và không khả thi, hoặc đưa ra các giải pháp chung chung không trọng
điểm không cơ bản, không đưa ra được giải pháp “đột phá”. Không căn cứ vào hoàn
chản thực tế sẽ không thể đưa ra chiến lược đào tạo hợp lý, sẽ không thể xây dựng
được chính sách phù hợp, việc truyền đạt học tập kỹ thuật và quy trình của nước
ngoài không được điều chỉnh theo tình hình thực tế của Việt Nam cũng sẽ trở nên
máy móc rập khuôn, không khả thi. Mặt khác nếu xa rời hoạt động thực tiễn thì các
giải pháp đề ra cũng chỉ là lý thuyết, vai trò và tác dụng không cao, hơn nữa lại không
được thực tiễn kiểm chứng thì không thể đánh giá được giá trị thực tế của phương pháp
đó đối với yêu cầu thực tiễn để có thể đưa ra những điều chỉnh thích hợp.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Một số nguyên tắc phương pháp luận mới
Giải pháp cho vấn đề nguồn nhân lực kiểm toán hiện nay là phải xây dựng và
phát triển nguồn lực này một cách bền vững cả chất lượng lẫn số lượng. Theo cách
11
hiểu như vậy thì cần có cách tiếp cận đúng đắn, đó là tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
của phương pháp luận duy vật biện chứng, bao gồm nguyên tắckhách quan, nguyên
tắctoàn diện,nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử-cụ thể và nguyên tắc thống nhất
giữa nhận thức và thực tiễn
1.1. Nguyên tắc khách quan trong nhận thức
Nguyên tắc này yêu cầu khi nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng phải xuất
phát từ thực tế khách quan của chính bản thân sự vật hiện tượng đó để rút ra kết luận
về bản chất, nội dung bên trong, các mối liên hệ phổ biến… của sự vật hiện tượng đó
nhằm có giải pháp cải tạo phù hợp. Khi xem xét vấn đề nguồn nhân lực ngành kiểm
toán độc lập cần xuất phát từ chính thực trạng nhân lực còn rất thiếu hụt hiện nay của
các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam, nhận thức được những ưu điểm, hạn chế
của nguồn nhân lực cũng như những yêu cầu bức thiết mà thực tế khách quan đang
đặt ra đối với nguồn lao động trình độ cao này. Cần tránh việc nhận thức theo ý kiến
chủ quan sẽ phạm phải sai lầm duy ý chí trong nhận thức và đưa ra giải pháp cụ thể
cho vấn đề này.
1.2. Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn
Nguyên tắc toàn diện yêu cầu việc nhận thức bản chất sự vật hiện tượng phải
đặt trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố, các mặt, các thuộc tính khác
nhau trong chỉnh thể sự vật và với các sự vật khác. Qua đó phải nắm được các mặt,
các mối liên hệ chủ yếu, bản chất của sự vật hiện tượng, tránh nhận thức sai lệch
xuyên tạc bản chất sự vật hiện tượng. Như vậy, nguyên tắc này cho phép chúng ta
tính đến mọi khả năng phát triển của ngành kiểm toán và mọi yêu cầu đối với nguồn
nhân lực. Nguyên tắc này còn yêu cầu phải xem xét vấn đề nhân lực kiểm toán trong
mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế để tìm ra hướng đi đúng. Quá trình
xem xét toàn diện này không phải là bình quân dàn đều mà có trọng tâm trọng điểm
nhằm rút ra những vấn đề cơ bản trọng điểm nhất chi phối nguồn nhân lực hiện nay là
vấn đề về chất lượng. Từ quan điểm toàn diện trong nhận thức, chúng ta rút ra cách
12
nhìn đồng bộ trong hoạt động thực tiễn và từ đó đề ra hệ thống các giải pháp đồng bộ
và có trọng điểm để giải quyết những yêu cầu đặt ra.
1.3. Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn
Phát triển là sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Trong nhận thức, nguyên tắc phát triển yêu cầu
phải đặt hiện tượng cần nghiên cứu trong trạng thái vận động biến đổi để vừa thấy
được trạng thái hiện tại vừa thấy được khuynh hướng tương lai của nó, nhằm làm rõ
khuynh hướng biến đổi và các hình thức biểu hiện cụ thể cũng như chỉ rõ nguồn gốc
động lực sự phát triển đó là những mâu thuẫn nào. Nghiên cứu thực trạng nguồn lực
ngành kiểm toán độc lập Việt Nam, chúng ta cần đặt trong quá trình vận động liên tục
của nó để dự đoán xu hướng và yêu cầu phát triển của nó trong tình hình mới khi đã
gia nhập WTO. Đồng thời chúng ta cũng cần phát hiện các nhân tố, các quy luật chi
phối sự phát triển đó và nguồn gốc động lực của sự phát triển biến đổi đó là gì, từ đó
có biện pháp giải quyết hữu hiệu vấn đề nhân lực kiểm toán trong từng giai đoạn cụ
thể.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn phải biết nhạy cảm với cái
mới, ủng hộ tạo điều kiện cho cái mới cái tiến bộ ra đời trên cơ sở kế thừa và phát
huy những nội lực vốn có trong nguồn nhân lực
1.4. Nguyên tắc lịch sử cụ thể trong nhận thức và thực tiễn
Đặc trưng cơ bản của nguyên tắc này là xem xét quá trình hình thành, tồn tại
và phát triển của sự vật hiện tượng trong điều kiện, môi trường cụ thể, hoàn cảnh lịch
sử cụ thể. Theo đó, nguyên tắc này yêu cầu việc đánh giá về quy mô, tính chất nguồn
nhân lực kiểm toán độc lập phải được cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử nhất định
với những điều kiện về không gian thời gian xác định. Trong mỗi giai đoạn cần biết
phân tích tình hình cụ thể để thấy điểm mạnh, điểm yếu, những đặc trưng cơ bản của
nguồn lực lao động so với yêu cầu phát triển của tình hình mới và trình độ chung trên
thế giới. Từ đó mới có thể đánh giá được việc phát huy nguồn lực lao động đã tương
xứng với tiềm năng, trình độ phát triển của nền kinh tế hay chưa, đã đáp ứng yêu cầu
13
khách quan hay chưa… Trên cơ sở đó mà có các chính sách bồi dưỡng đào tạo nhân
lực hiệu quả hơn
1.5. Nguyên tắc thông nhất giữa nhận thức và thực tiễn
Nguyên tắc này dựa trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực
tiễn. Thực tiễn là cơ sở xây dựng nhận thức lý luận đồng thời là cơ sở để kiểm tra và
bổ sung cho tính đúng đắn của nhận thức lý luận, còn lý luận đúng đắn đã được kiểm
chứng qua thực tiễn sẽ quay trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn để đạt được hiệu quả
cao. Trong quá trình đề ra giải pháp cho vấn đề nhân lực kiểm toán độc lập tại nước
ta cần chú trọng áp dụng nguyên tắc này đề nhận thức lý luận không trở thành lý
thuyết suông mà là người dẫn đường thông minh cho mọi vấn đề.
2. Một số giải pháp cụ thể cho tình hình nhân lực kiểm toán độc lập
nước ta
Với những nguyên tắc phương pháp luận nêu trên, em xin đề xuất một số giải
pháp cụ thể như sau:
Chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo chuyên môn
Việc đầu tiên là phải chú trọng đến công tác giáo dục đào tạo đại học và
chuyên sâu, hoàn thiện cải cách nội dung giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển
trong tình hình mới, phát huy tính sáng tạo của sinh viên học viên, nâng cao khả năng
thực hành trước khi đi làm. Phải tạo lập được môi trường giáo dục đào tạo lành mạnh,
trong sạch, tránh tình trạng chạy đua theo thành tích mà bỏ quên mất chât lượng thực
tế của sản phẩm đào tạo. Bên cạnh đó cần có những kế hoạch liên kết với các tổ chức
nghề nghiệp trong nước và quốc tế tổ chức các chương trình học chuyên sâu, các buổi
cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, giúp cho kiểm toán viên nắm bắt kịp thời các
quy định mới liên quan đến hoạt động của ngành tại Việt Nam.
Sửa đổi quy chế thi chứng chỉ kiểm toán viên trong tình hình mới nhằm thực
hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên. Đây là yêu cầu hết sức
cần thiết do đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang phát triển
Hoàn thiện khung chính sách pháp lý
14
Có thể thấy rằng khung hành lang pháp lý cho kiểm toán độc lập tại Việt Nam
vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Chúng ta chưa có Luật kiểm toán độc lập làm cơ sở cho
các hoạt động kiểm toán. Hơn nữa hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện
nay vẫn chưa đồng bộ, chúng ta còn phải dựa nhiều vào hệ thống Chuẩn mực kiểm
toán Quốc tế, vốn còn rất khác biệt so với Việt Nam. Do vậy, để tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động của kiểm toán độc lập, Nhà nước nên thực hiện:
- Xây dựng và ban hành khung pháp lý hoàn chỉnh cho sự hoạt động của kiểm
toán độc lập, đặc biệt là Luật kiểm toán độc lập và hệ thống Chuẩn mực kiểm toán,
trên cơ sở dựa vào cả Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và điều kiện cụ thể tại Việt Nam
- Tăng cường tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm toán viên.
- Cần thắt chặt điều kiện thành lập công ty kiểm toán nếu không có thể làm
giảm sút chất lượng kiểm toán và thậm chí có thể gây những hiện tượng cạnh tranh
không lành mạnh trong ngành nghề.
Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực
Tăng cường công tác quản lý kiểm toán viên, chấm dứt tình trạng cho thuê
chứng chỉ kiểm toán viên, hoặc một kiểm toán viên đăng ký hành nghề cho nhiều
công ty kiểm toán cùng một lúc.
Nâng cao vai trò hướng dẫn của các hội nghề nghiệp
Tại các nước phát triển, hội nghề nghiệp là cơ quan ban hành hệ thống Chuẩn
mực Kiểm toán, cấp chứng chỉ hành nghề của KTV. Đồng thời hội nghề nghiệp cũng
là cơ quan bảo vệ quyền lợi và cơ hội phát triển cho kiểm toán viên độc lập. Tuy
nhiên tại Việt nam, hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán vẫn chưa thực sự có vai trò
quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của thị trường kiểm toán. Để hội
nghề nghiệp thực sự giữ vai trò chủ yếu trong sự phát triển của kiểm toán độc lập cần
thực hiện:
- Hoạch định chiến lược xây dựng phát triển hội trở thành một tổ chức nghề
nghiệp theo một lộ trình phù hợp với chiến lược hội nhập, nhấn mạnh trên các mặt:
thành lập các uỷ ban chuyên môn (uỷ ban chuẩn mực kiểm toán, uỷ ban kiểm tra chất
15
lượng kiển toán, uỷ ban kỷ luật… ) để giúp hội trong quản lý nghề nghiệp về kế toán
kiểm toán; thành lập các trung tâm đào tạo, chuyên gia kế toán kiểm toán.
- Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hội nghề nghiệp kế toán
kiểm toán. Cần tổ chức bộ máy chuyên trách, mở rộng các mối quan hệ quốc tế, xây
dựng chương trình làm việc thường xuyên, chủ động với Chính phủ và Bộ Tài chính
trong việc phát triển nghề nghiệp và các dịch vụ kế toán kiểm toán như: Xây dựng
chiến lược phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên đảm bảo uy tín,
tính độc lập cao…
Chính sách của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần có chính sách chiêu mộ, đào tạo, sử dụng và khoản đãi
hiền tài hợp lý. Dù đang thiếu nhân viên nhưng tuyển dụng không thể ồ ạt vô căn cứ
mà phải dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể của ngành nghề. Việc bố trí sử dụng lao động
phải đảm bảo thời gian tái sản xuất sức lao động, đảm bảo sức khỏe cho kiểm toán
viên. Bên cạnh đó cần có chính sách hoạch định nguồn nhân lực hợp lý, trong các vấn
đề chiêu mộ lựa chọn, phân tích thiết kế công việc, đánh giá thành tích, thù lao, an
toàn và sức khoẻ, tương quan lao động… nhằm giữ chân được những lao động có
trình độ cao.
Công tác tuyên truyền, định hướng
Cần tuyên truyền cho học sinh, sinh viên thấy được tầm quan trọng cũng như
cơ hội của nghề kiểm toán, kế toán. Từ đó, chúng ta sẽ có thể đào tạo ra những kiểm
toán viên, kế toán viên hành nghề đủ đáp ứng cho như cầu phát triển kinh tế đất nước
Tóm lại, để giải quyết bài toán nguồn nhân lực khan hiếm trong lĩnh vực kiểm
toán độc lập cần phải căn cứ vào các nguyên tắc phương pháp luận khoa học vàđưa ra
được giải pháp đồng bộ. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tăng cường hoàn
thiện các văn bản pháp luật. Cần nâng cao chất lượng đào tạo trong nước bằng cách
tìm những người giỏi về chuyên môn nhưng cũng giàu kinh nghiệm thực tế để giảng
dạy. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các tổ chức nước ngoài vào đầu tư hoặc phối hợp
đào tạo, truyền đạt những trình độ, kinh nghiệm quốc tế cho nguồn nhân lực.
16
MỤC LỤC
I. PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
II. LUẬN CHỨNG LÝ DO NÊU VẤN ĐỀ ...................................................................... 2
1. Đòi hỏi khách quan của nền kinh tế ............................................................................ 3
2. Thực trạng nguồn nhân lực kiểm toán ........................................................................ 3
3. Một số nguyên nhân của tình hình trên ...................................................................... 5
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SAI LẦM TRONG ĐỊNH HƯỚNG GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 7
1. Nhìn nhận và giải quyết vấn đề chưa toàn diện .......................................................... 7
2. Phương pháp giải quyết chưa xuất phát từ thực tế khách quan ................................ 9
3. Nhận thức và xây dựng phương pháp giải quyết chưa đảm bảo nguyên tắc phát
triển ...................................................................................................................................... 9
4. Bỏ ngoài nhận thức nguyên tắc lịch sử cụ thể, xa rời thực tiễn trong chỉ đạo hoạt
động .................................................................................................................................... 10
IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ ................................................................................................................................. 10
1. Một số nguyên tắc phương pháp luận mới................................................................ 10
1.1. Nguyên tắc khách quan trong nhận thức............................................................ 11
1.2. Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn ............................................ 11
1.3. Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn ........................................... 12
1.4. Nguyên tắc lịch sử cụ thể trong nhận thức và thực tiễn ..................................... 12
1.5. Nguyên tắc thông nhất giữa nhận thức và thực tiễn ........................................... 13
2. Một số giải pháp cụ thể cho tình hình nhân lực kiểm toán độc lập nước ta ........ 13
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tr_44_6542.pdf