Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn, lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta và dân tộc ta. Người đã trải qua một cuộc đời hoạt động, lãnh đạo cách mạng đầy sóng gió phi thường và đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Người đã giữ những cương vị cao nhất trong bộ máy Đảng, Nhà nước ta. Cho đến nay Hồ Chí Minh là người duy nhất đồng thời giữ cương vị Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, làm Chủ tịch Đảng 18 năm, Sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, làm Chủ tịch nước đầu tiên trong 24 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tưởng vô giá và một phong cách làm việc mẫu mực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta học tập và làm theo.

pdf103 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động với tinh thần tự giác và sáng tạo. Thực hành dân chủ trong lãnh đạo, quản lý là biện pháp để phát huy tiềm năng sáng tạo và lòng hăng hái của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ xã hội. Từ sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy một tình trạng: trong cán bộ và đảng viên chúng ta chắc không thiếu những người có năng lực và sáng kiến, nhưng có những người như thể bị "dìm xuống, không được cất nhắc"; chúng ta thường nêu vấn đề phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái, nhưng cán bộ, đảng viên vẫn ít sáng kiến, ít hăng hái. Theo Người, nguyên nhân của tình trạng trên thì có nhiều, nhưng trước hết là vì: "Cách lãnh đạo của ta còn kém, thói quan liêu còn nồng"1, "cách lãnh đạo của ta không được dân chủ...Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế"2. Kết luận rút ra ở đây là, nếu lãnh đạo, quản lý mất dân chủ thì rất nguy hiểm, đáng sợ, sẽ làm thui chột tài năng, triệt tiêu mọi sự sáng tạo và hăng hái làm việc của cấp dưới và nhân dân. Yêu cầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra đối với sự lãnh đạo của Đảng nói chung cũng như đối với những cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng là phải: Nâng cao mở rộng dân chủ ra, khuyên cán bộ đảng viên, bày cho họ suy nghĩ, bày cho họ học hỏi quần chúng, cổ động họ tìm tòi, đề nghị, làm những việc ích lợi cho quần chúng. Dân chủ đòi hỏi "người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu". Muốn hiểu thấu phải biết lắng nghe. Đây là yêu cầu đầu tiên có tính chất quyết định đến thành bại của người lãnh đạo, quản lý. Vì nếu quan liêu tự mãn, kiêu ngạo mà không nghe, không thấy, không hiểu lòng người và tình hình thì nhất định sẽ sai lầm, thất bại. Người lãnh đạo, quản lý dù có thông minh, tài giỏi, trình độ học vấn cao, có người kinh nghiệm nhưng vẫn chưa đủ. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr 241. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr 243. 81 Bởi vì như Người thường nói, không ai có thể hiểu được mọi thứ, làm hết mọi việc. Ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy. Để bù đắp sự thiếu hụt đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh đạo, quản lý chỉ có một cách duy nhất là biết cách lắng nghe, biết thực hành dân chủ. Điều thông minh của người phụ trách, sức mạnh của lãnh đạo không phải chỉ là những điều mình tự nghĩ ra, hay tự mình làm lấy, mà quan trọng hơn chính là ở chỗ biết tập hợp và phát huy trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của nhiều người, của tập thể. Sự tổng hợp đó được nâng cao, được biến đổi về chất bởi sự thông minh của người phụ trách, người lãnh đạo. Nói cách khác là nói người lãnh đạo, quản lý không thể lấy hiểu biết, ý muốn chủ quan của mình thay thế cho việc tiếp nhận thông tin nhiều chiều, đa dạng, mà phải "lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những "người không quan trọng", để làm giàu trí tuệ của mình, vươn tới chân lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, không quen nghe, hoặc không chịu nghe những lời nói thẳng. "Có nhiều đồng chí có bệnh tự tôn, tự đại, khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học ưu điểm của những người khác. Biết vài câu lý luận đã cho mình là giỏi, không xem ai ra gì tưởng mình là hơn hết. Đó là bệnh hẹp hòi hạng nặng"1; vì hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài, việc gì cũng ôm lấy hết. Ôm lấy hết thì cố nhiên làm không nổi. Do kiêu ngạo, tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết cũng muốn làm thầy người khác, nên cán bộ, đảng viên bình thường và quần chúng dù có ý kiến cũng không dám nói, muốn phê bình không dám phê bình, làm cho cấp trên và cấp dưới cách biệt nhau; cán bộ đảng viên và quần chúng uất ức, chán nản, không còn hứng thú, tin tưởng và say mê làm việc. Để cho người dưới quyền của mình say mê mạnh dạn đề ra ý kiến, mạnh dạn phê bình, yên tâm làm việc, vui thú làm việc, cấp trên để cho mọi người có gì nói hết, cái đúng thì nghe, cái không đúng thì giải thích, sữa chữa; người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế, chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng. "Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tăng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nóì, nhưng vì họ không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản"2. Khi cán bộ đã có những 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr. 238 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr. 280. 82 uất ức, bất mãn với lãnh đạo, thì những lời hay lẽ phải khó lọt vào bộ óc của họ, hiệu quả của lãnh đạo, quản lý bị giảm sút hoặc bị vô hiệu hoá. Mất dân chủ trong Đảng và xã hội thì cũng có nghĩa là mất "khả năng miễn dịch" trước sự tấn công của kẻ thù. Như vậy có thể thấy, dân chủ gắn bó chặt chẽ với phê bình và đoàn kết nội bộ. có thực hành dân chủ thực sự thì mới tiến hành phê bình và tự phê bình đúng mục đích, yêu cầu, đảm bảo sự tôn trọng và gắn bó giữa cấp trên và cấp dưới. ở đây, dân chủ không phải là một thứ tặng vật của Đảng hay cấp trên ban phát cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, mà nó là một yêu cầu nội tại trong lãnh đạo, quản lý. Cấp trên gương mẫu và cấp dưới hưởng ứng một cách chân thành và xây dựng. Nói một cách khác, dân chủ phải trở thành văn hoá chính trị tồn tại một cách tự nhiên, ngấm sâu vào trong công việc cũng như cung cách ứng xử hằng ngày. Chỉ khi đó dân chủ mới đáp ứng được vai trò như một thiết kế đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của chế độ. Trong tình hình hiện nay, mở rộng dân chủ là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để khai thác được sức mạnh vô tận của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới. Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó có vấn đề thực hiện dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chưa thật nghiêm túc, nên kết quả thu được chưa cao. Thực tế hơn 20 năm đổi mới cho thấy nơi nào thực hiện được dân chủ, phát huy được trí tuệ của đông đảo cán bộ và nhân dân, thì nhất định thành công. Ngược lại, nơi nào để mất dân chủ, phát huy được trí tuệ đông đảo cán bộ và nhân dân thì nơi đó không tránh khỏi những khó khăn và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: "Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm"1; "Một số cấp uỷ, tổ chức Đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ lãnh đạo ở một số nơi gia trưởng, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức".2 Vấn đề đặt ra hiện nay là phải thực hiện cho được điều căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đaị biểu toàn quốc lần thứ X, S.đ.d, tr.262. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đaị biểu toàn quốc lần thứ X, S.đ.d, tr.270. 83 kết và thống nhất của Đảng"3. Có dân chủ trong Đảng mới có dân chủ ngoài xã hội. Thực hành dân chủ trong Đảng chủ yếu là nhằm vào các cấp uỷ Đảng và những người tham gia cấp uỷ. Trong Đảng có thực hiện được dân chủ, mở rộng và phát huy được dân chủ hay không, các cấp uỷ Đảng và người đứng đầu cấp uỷ có trách nhiệm rất lớn, cũng có thể nói là có vai trò quyết định. Vì vậy, học tập và làm theo tư tưởng và phong cách dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là điều cần thiết cho cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. 2.3.3.3. Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh khẳng định, dân chủ cho nhân dân lao động được thực hiện bằng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời mặc dù còn bộn bề công việc chống giặc đói, giặc dốt, Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử thành lập ra Quốc hội để quản lý mọi hoạt động xã hội. Việc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ngày 6- 1- 1946 đã thể hiện tinh thần dân chủ nhằm "lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác việc nhà. Trong việc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái" 1. Nhân dân có quyền lựa chọn những người có đức có tài để lo việc nước, song cũng "có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân". Như vậy, sau cách mạng Tháng Tám 1945, những quyền dân chủ cơ bản của người công dân Việt Nam đã được thực hiện trong thực tế. Điều này ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản, một bộ phận khá lớn quần chúng nhân dân lao động vẫn không được hưởng mà phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh hy sinh đổ máu tiếp theo nữa mới giành được. Quyền tự do dân chủ của nhân dân lao động nước ta còn được thực hiện qua các Đoàn thể quần chúng. Hồ Chí Minh viết: "Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.12, S.đ.d, tr.510. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T4, Sđd, tr.133. 84 đều vị lợi ích của dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, Mặt trận công đoàn, Hội Nông dân cứu quốc v.v. Những đoàn thể ấy đã tổ chức của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ" 1. Quan hệ giữa nhà nước với nhân dân là quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau. Nhân dân thông qua đoàn thể của mình giới thiệu đại biểu tham gia các cơ quan nhà nước, qua lá phiếu của mình bầu ra cơ quan nhà nước. Đồng thời nhân dân cũng là người kiểm tra hoạt động nhà nước thông qua cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương, qua hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ bằng cách thông qua các tổ chức quần chúng phản ánh những nguyện vọng chính đáng cho Đảng, Nhà nước. Trên cơ sở đó mà Đảng, Nhà nước sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân. Hồ Chí Minh vạch rõ: Đại đa số đảng viên vào Đảng với mong muốn phấn đấu hi sinh cho dân cho nước. Song không ít đảng viên vào Đảng vì họ tưởng rằng "vào Đảng thì dễ tìm công ăn việc làm, mong làm chức này chức nọ"2. Những người vào Đảng với mục đích như vậy dễ sinh ra bệnh rất nguy hiểm như: "bệnh tham lam", "bệnh lười biếng", "bệnh kiêu ngạo", "bệnh hiếu danh", "thiếu kỷ luật", óc hẹp hòi" v.v.3. Một khi những người này có quyền có chức, hay làm một công việc nào đó dễ ức hiếp nhân dân, vi phạm quyền dân chủ của người dân, vi phạm kỷ cương, phép nước. Chúng ta cần đấu tranh cương quyết với họ để bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn gian khổ vì không ít kẻ ham danh, ham lợi không từ một hành động nào để làm giàu bất chính, bất chấp lợi ích của nhân dân. Song một điều nguy hiểm hơn, không ít kẻ lại nhân danh "Đảng", "Nhà nước" để lừa dối, uy hiếp dân. Đảng, Nhà nước và nhân dân cần phải kiên quyết đấu tranh với những kẻ thoái hoá biến chất đó, vạch trần bản chất xấu xa của họ để bảo vệ uy tín của Đảng, bảo vệ tính nghiêm minh của Nhà nước. Vì vậy, phải đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh . Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay cho thấy những thắng lợi của cách mạng đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng thông qua việc tập hợp, tổ chức và phát huy sức mạnh của quần chúng, trong đó yếu tố quan trọng là đường lối và phong cách công tác, làm việc của các cán bộ lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T6, Sđd, tr.66. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập. T5, Sđd, tr. 254 - 255. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, Sđd, tr. 254-255. 85 dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó Người đặc biệt chú ý hình thành phong cách làm việc khoa học hiệu quả của người lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gương trong việc hoạch định đường lối, chính sách vừa có tính nguyên tắc, vừa có tính linh hoạt trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Người xác định công tác cán bộ như việc đào tạo nhân tài là trọng yếu, rất cần thiết cho đất nước. Trong quan niệm của Người, cán bộ luôn gắn với tổ chức, chất lượng của cán bộ là kết quả tổng hợp của tất cả các khâu đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, đề bạt, cân nhắc, kiểm tra giám sát, phê bình và sự nỗ lực phấn đấu của từng người. Muốn có cán bộ tốt thì phải có tổ chức vững mạnh, phù hợp với khoa học. Thông qua quan hệ với tập thể và xã hội sẽ thấy rõ tính cách của một người có tính tập thể hay tính cá nhân chủ nghĩa, thể hiện năng lực lãnh đạo trong các tình huống cụ thể của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phẩm chất quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo là: Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với mình phải luôn cầu tiến bộ, luôn tự phê bình, sữa chữa khuyết điểm của mình, đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình. Người nhấn mạnh "Tự mình phải chính, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý"1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý không có phong cách làm việc vì chính nghĩa của Đảng của cách mạng và vì lới ích chính đáng của nhân dân thì có ảnh hưởng tai hại cho Đảng, cho nhân dân. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: "Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản, chính quy, có hệ thống, đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọ cán bộ"2. Phát triển quan điểm này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ mục tiêu của công tác cán bộ trong thời kỳ mới là: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, Sđd, tr. 644. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 77. 86 trong sạch về lối sống, có trí tuệ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân"1. Tại Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo "Cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, không giao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; có nhân cách và lối sống mẫu mực trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân"2. 2.3.3.4. Xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình đấu tranh phòng chống quan liêu, lãng phí để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Từ trước tới nay còn khá nhiều người cứ nghĩ rằng bệnh quan liêu là bệnh của các quan lại, cường hào và các công chức dưới chế độ phong kiến, thực dân đế quốc; hoặc cho rằng, quan liêu là bệnh của các cán bộ có chức quyền cao, của những cơ quan đảng, nhà nước ở cấp cao, ở Trung ương, còn ở địa phương, cơ sở và đảng viên - thường thì không có. Trong nhiều tác phẩm của mình, đặc biệt là cuốn Sửa đổi lối làm việc viết năm 1947, Hồ Chí Minh đã xác định rõ: quan liêu là bệnh của "một số người trong Đảng ta", của một số "cơ quan từ Chính phủ đến địa phương". Bệnh quan liêu thường xuất hiện ở hai đối tượng: Một là: Những đảng viên, cán bộ không giữ, hoặc giữ chức vụ thấp trong bộ máy Nhà nước. Hai là: Những đảng viên, cán bộ nắm giữ chức quyền quan trọng, có quyền hành lớn trong Đảng và Nhà nước. Đối tượng thứ hai này khi mắc phải bệnh quan liêu thì gây nguy hại cho chế độ, cho nhân dân hơn nhiều lần so với đối tượng thứ nhất. Ngoài việc chỉ ra đối tượng của bệnh quan liêu, Hồ Chí Minh còn xác định rõ biểu hiện của nó. Theo Người, những cán bộ, đảng viên, những cơ quan của Đảng và Nhà nước mắc phải bệnh này không đi sâu, đi sát phong trào, không nắm được tình hình cụ 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.141. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, S.đ.d, tr. 136. 87 thể của địa phương, của ngành mình, không chịu gần gũi và học hỏi nhân dân; thích ngồi bàn giấy, "chỉ tay năm ngón", "đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình". Do không nắm được tình hình chính xác, nên khi lãnh đạo, chỉ đạo cái gì cũng chung chung, đại khái, không có biện pháp cụ thể để giải quyết công việc; những người này rất sợ tự phê bình và phê bình, không giữ đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, ngại tiếp xúc, đối thoại với quần chúng, với cấp dưới nhưng lại hay áp đặt ý kiến cá nhân hoặc chuyển sang thái cực khác là buông lỏng lãnh đạo, hay vi phạm kỷ luật, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều biểu hiện của bệnh quan liêu. Theo Người, hai biểu hiện cơ bản trong số nhiều người này là xa rời quần chúng và xa rời thực tế. Hồ Chí Minh cho rằng quan liêu cùng với tham ô, lãng phí là "giặc nội xâm", là tội ác, "làm suy yếu Đảng". Bệnh quan liêu hết sức nguy hiểm, những cán bộ và những cơ quan lãnh đạo mắc phải bệnh này thì "có mắt mà không thấu suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật là không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí” 1. Có tham ô lãng phí là vì có bệnh quan liêu. ở đâu có bệnh quan liêu nặng thì tất ở đó có tham ô, lãng phí nhiều. Quan liêu tiếp tay cho cán bộ yếu kém, thoả hiệp với những kẻ xấu tha hồ đục khoét ngân khố, tài sản quốc gia, tiền bạc của nhân dân. Nó làm băng hoại đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Quan liêu, mệnh lệnh làm thành một bức tường ngăn cách, tách rời Đảng và Chính phủ với nhân dân, tách rời lợi ích của nhân dân với chính sách của Đảng và Nhà nước. Quan liêu làm biến dạng các tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước, làm cho những tổ chức này vốn là một tổ chức lãnh đạo đại diện cho quyền lực, quyền lợi và là đầy tớ của nhân dân, trở thành những tổ chức xa dân, đứng trên nhân dân và có đương lối, chủ trương chính sách không sát, không hợp lòng dân, thậm chí đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, bệnh quan liêu do cả các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan tạo nên. Trong đó các nguyên nhân chủ quan là chính, do bản thân cán bộ, đảng viên, công chức của Nhà nước; "khinh nhân dân", "sợ nhân dân", "không hiểu biết nhân dân", "không tin cậy nhân dân", "không yêu thương nhân dân" và không biết liên hợp với nhân dân. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T6, S.đ.d, tr.490. 88 Hồ Chí Minh không dừng lại ở việc chỉ ra bệnh quan liêu là của ai, biểu hiện, tác hại và nguyên nhân phát sinh của nó, mà người còn chỉ ra nhiều biện pháp đấu tranh chống căn bệnh đó. Người nói: Chúng ta muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do, bình đẳng, cần kiệm, liêm, chính thì phải tẩy rửa sạch thói hư tật xấu của xã hội cũ, "những người mắc phải bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy không làm được việc đánh giặc trên măth trận và đây là "mặt trận tư tưởng và chính trị", là "việc rất cần thiết và phải làm thường xuyên". Chống quan liêu, tham ô, lãng phí là chống kẻ thù không mang gươm, súng, nằm ngay trong từng cơ quan Đảng, nhà nước và trong từng con người, nên hết sức khó khăn, phức tạp. Đây là một cuộc cách mạng, cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái mới và cái cũ, giữa cái chung và cái riêng, giữa đạo đức và phản đạo đức. Muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này phải có tư tưởng chỉ đạo đúng, hành động quyết tâm cao và phải có biện pháp đồng bộ, tiến trình hợp lý và phải biết dựa vào nhân dân. Để tạo ra bước chuyển rõ nét trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần gắn chặt với việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí với đấu tranh chống quan liêu. Các cấp uỷ đảng cần làm cho mọi cán bộ, đảng viên, nhất là các cán bộ đảng viên giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước, nhận thức đúng đắn mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và tác hại của các tệ quan liêu, tham nhũng và lãng phí. Nghị quyết của tổ chức Đảng các cấp cần đề cập đúng mức vấn đề chống quan liêu trong cơ quan Đảng, Nhà nước trên mọi mặt công tác. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể cho từng đảng viên, cán bộ, cấp uỷ tự phê bình và phê bình, rút kinh nghiệm, đánh giá và kết luận rõ mức độ phạm phải bệnh quan liêu. Những đảng viên cấp uỷ nào chưa kiểm thảo hoặc kiểm thảo chưa đến nơi, đến chốn cần được chỉ đạo, uốn nắn làm đúng nội dung, yêu cầu, mục đích mà cuộc vận động đã đề ra. Cũng cần chống việc lãnh đạo, chỉ đạo, hô hào chung chung mà không có biện pháp cụ thể, chỉ biết phê phán các cơ quan, các cán bộ lãnh đạo, quản lý mà bản thân từng cán bộ, đảng viên không tự kiểm điểm, tự sửa chữa các tư tưởng, hành vi quan liêu của mình. Động viên toàn dân tham gia tích cực hơn nữa chống quan liêu trong hoạt động của các cơ quan và nhân viên nhà nước, cải cách bộ máy nhà nước và các thủ tục hành chính theo hướng tinh, gọn, đồng bộ, hiệu quả. 89 Chấn chỉnh lại công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan Đảng và nhà nước. Khi phát hiện có biểu hiện quan liêu phải nhắc nhở, nếu vì quan liêu mà có quyết định sai trái, gây hậu quả nghiêm trọng thì phải kịp thời, kiên quyết xử lý nghiêm minh theo kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 2.3.4. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với việc xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý 2.3.4.1. Cần thiết phải tiến hành kết hợp công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân đối với phong cách người lãnh đạo, quản lý Cán bộ đảng viên ta nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng hoạt động trên mọi lĩnh vực, ở mọi cấp, mọi ngành. Trong bản thân họ luôn mang trách nhiệm của một người đảng viên trước Đảng, một công dân, một cán bộ trước nhà nước và trước nhân dân. Phong cách lãnh đạo quản lý của họ được thể hiện thông qua quan hệ của họ đối với công việc, với tổ chức và với nhân dân. Cán bộ lãnh đạo quản lý, bản thân họ là đảng viên, dù hoạt động trên bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải chấp hành cương lĩnh chính trị, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, có nghĩa là họ luôn bị chi phối bởi 2 bộ luật, đó là “Luật của Đảng” và “Luật của Nhà nước”. Bản thân họ luôn bị điều chỉnh bởi ý thức đạo đức, ý thức chính trị và ý thức pháp quyền, các hình thái ý thức đó tuy có phạm vi, cách thức điều chỉnh khác nhau nhưng hoàn toàn thống nhất với nhau, cùng đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử của cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Công tác kiểm tra, thanh tra ngoài những điểm giống nhau còn nhiều điểm khác nhau; kiểm tra đảng thuộc chức năng lãnh đạo của Đảng, thanh tra lại thuộc lĩnh vực quản lý của Nhà nước. Hoạt động kiểm tra và thanh tra đều phải tuân thủ chức năng, nhiệm vụ riêng, mang tính độc lập nhưng cũng cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ nhằm xây dựng, bảo vệ hệ thống chính trị XHCN với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân lao động làm chủ; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thực sự là công bộc của nhân dân. Tuy công tác kiểm tra đảng, thanh tra nhà nước có nội dung, phạm vi, đối tượng riêng nhưng một cán bộ lãnh đạo, quản lý lại là đối tượng của cả kiểm tra đảng và thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân, hành vi của họ có thể được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ, điều này không hề mâu thuẫn mà hoàn toàn thống nhất. 90 Khi nói về sự cần thiết phải kết hợp kiểm tra Đảng, thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân, Hồ Chí Minh đã nhận định: Những người lãnh đạo trông từ trên xuống chỉ thấy một mặt của công việc. Trái lại quần chúng trông thấy công việc, sự thay đổi của mọi người. Nhưng sự trông thấy từ dưới lên ấy cũng có hạn. Do đó muốn giải quyết vấn đề có hiệu quả, ắt phải kết hợp kinh nghiệm của hai bên lại, nghĩa là phải kết hợp cả kiểm tra, thanh tra từ trên xuống và kiểm tra, thanh tra từ dưới lên. 2.3.4.2. Yêu cầu cụ thể nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với việc xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý * Thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của từng tổ chức. Thứ nhất, ủy ban Kiểm tra phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng đối với việc xây dựng, thực hiện phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao công tác kiểm tra, giám sát. Người đã thường xuyên nhắc nhở: Đảng phải luôn luôn xem lại những Nghị quyết và Chị thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không như vậy, thì những Nghị quyết và Chỉ thị đó không chỉ là lời nói suông mà còn hại đến lòng tin của Nhân dân đối với Đảng. Các cấp, các ngành nếu tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát cũng như “Ngọn đèn pha”, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm chúng ta đều biết rõ. Có thể nói chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra, giám sát. Nếu tổ chức kiểm tra, giám sát chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm. Kiểm tra, giám sát không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, giúp đỡ sửa chữa mà còn khơi dậy được tính tích cực, sức mạnh to lớn của nhân dân, củng cố uy tín của Đảng trước quần chúng. Đối với một Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội thì công tác kiểm tra, giám sát càng có tác dụng và tầm quan trọng đặc biệt. Đối tượng kiểm tra là “người” và “việc”, trong đó phong cách của người lãnh đạo quản lý lại thể hiện qua cả việc và người, vì vậy không thể bóc tách thành đối tượng riêng để xem xét, đánh giá. Việc kiểm tra kết quả công tác đạt được đơn giản hơn; còn việc kiểm tra, giám sát lề lối làm việc khó khăn hơn vì phải kiểm tra sự đúng đắn của công việc, kiểm tra, giám sát hệ thống tổ chức lao động, nghĩa là phải kiểm tra, giám sát quy trình làm việc và tác phong công tác. Kết quả công tác và lề lối, tác phong công tác có mối quan hệ biện chứng, trong đó hiệu quả công tác về cơ bản là hệ quả của lề lối, 91 tác phong công tác. Kết quả công tác dễ nhận thấy, tác phong và lề lối làm việc phải thông quan kiểm tra, giám sát rất cụ thể, tỷ mỉ. Nếu chỉ đơn thuần thông qua việc mà đánh giá người thì có thể dẫn đến những sai lầm chủ quan nếu không tìm hiểu căn nguyên của thành công hay thất bại. Về vai trò của kiểm tra đối với phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý, Hồ Chí Minh coi kiểm tra, giám sát như một phương tiện, một liều thuốc đặc hiệu chống lại căn bệnh “Nghị quyết một đằng, thi hành một nẻo” và bệnh quan liêu bàn giấy, bệnh tham nhũng, lãng phí v.v. Muốn vậy, khi kiểm tra, giám sát không nên chỉ căn cứ vào giấy tờ, báo cáo, ngồi trong phòng chờ người ta báo cáo mà phải đi đến tận nơi, xem tại chỗ; Kiểm tra phải dùng cách thức tự phê bình và phê bình để làm rõ mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa mọi khuyết điểm ấy. Kết hợp tốt kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ. Kết hợp tốt các hình thức kiểm tra, giám sát trực tiếp và kiểm tra, giám sát gián tiếp; không nên và tuyệt đối không nên chỉ tiến hành độc nhất một hình thức nào đó. Cần có sự kiểm tra, giám sát trên thực tế, chứ không chỉ kiểm tra, giám sát trên giấy tờ, sổ sách, lời nói chung chung mà phải trực tiếp thông qua công việc, thông qua tiếp xúc với con người. Như vậy, kiểm tra, giám sát phải kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức kiểm tra, giám sát; kiểm tra, giám sát từ dưới lên, từ trên xuống; giám sát thường xuyên, liên tục; kiểm tra, giám sát trực tiếp, gián tiếp; Kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ, bất thường. Kiểm tra giám sát từ trên xuống - tức là người lãnh đạo kiểm tra, giám sát kết quả những công việc của cán bộ mình. Kiểm tra, giám sát từ dưới lên - tức là quần chúng và cán bộ kiểm tra sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cách sửa chữa đó. Công tác kiểm tra, giám sát là một bộ phận không thể tách rời trong công tác tư tưởng và công tác tổ chức nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, nhiệm vụ chính trị của Đảng, đồng thời còn nhằm quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Hoạt động kiểm tra có ý nghĩa thiết thực không chỉ trong việc uốn nắn, sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh các chỉ thị, nghị quyết và góp phần “hoàn chỉnh” ngay bản thân người cán bộ lãnh đaọ, quản lý. Công tác kiểm tra là công cụ rất hiệu nghiệm để đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng kiến, lột mặt nạ, đuổi ra khỏi Đảng những kẻ cơ hội, thoái hoá, biến chất, làm trong sạch Đảng. 92 Muốn làm tốt công tác kiểm tra đảng, phải kết hợp tốt các hoạt động kiểm tra của cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra, đặc biệt tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp. Thứ hai, làm tốt công tác thanh tra Nhà nước và thanh tra nhân dân. Về thanh tra nhà nước: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Nhà nước, có thể thấy đó là một công việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước, theo các quy định của pháp luật. Để bao quát mọi cấp, mọi lĩnh vực, hệ thống thanh tra của chúng ta được lập theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực. Về thanh tra nhân dân: Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Sự tham gia tích cực, có hiệu quả của quần chúng nhân dân trong xây dựng Đảng, trong quá trình kiểm tra, thanh tra sẽ càng làm tăng thêm mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là một nhiệm vụ vừa khó khăn vừa phức tạp phải được quần chúng nhân dân ủng hộ, vì những khuyết điểm, sai lầm của cán bộ, đảng viên, do nhiều nguyên nhân, có thể tổ chức và cán bộ kiểm tra, thanh tra không phát hiện được, hoặc không phát hiện kịp thời nhưng không thể che giấu được trăm ngàn "tai mắt" của nhân dân. Mọi quyết định của người lãnh đạo, quản lý đều trực tiếp tác động đến nhân dân. Việc đóng góp về phong cách làm việc đối với cán bộ lãnh đạo quản lý vừa là quyền và nghĩa vụ của nhân dân, nó đảm bảo cho công tác xem xét, đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý được đúng đắn và toàn diện hơn. Thực tế những năm qua, quần chúng nhân dân đã phát hiện nhiều trường hợp đảng viên vi phạm ở nhiều lĩnh vực như: phẩm chất lối sống, vi phạm Luật đất đai, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm v.v... Vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân thông qua quy chế dân chủ ở cơ sở với cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Dân kiểm tra là vấn đề quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất trong thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng 93 định rõ: “Kiểm soát có hai cách: một là từ trên xuống, tức là người lãnh đạo kiểm soát những kết quả công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên, tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ các cách sửa chữa sự sai lầm đó”1. Dân kiểm tra phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý theo Hồ Chí Minh là kiểm tra từ dưới lên. Có điều cán bộ tự bản thân không nhìn thấy được mà dân lại nhìn thấy. Dân là người cảm nhận sâu sắc nhất về phong cách làm việc của cán bộ thông qua mối quan hệ của cán bộ với công việc, với tổ chức và quan hệ của họ với dân. Mọi chủ trương chính sách, công việc đều đi đến dân, phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng thể hiện trong mối quan hệ với dân, hay nói cách khác dân là người phản ánh chính xác nhất về phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý. Dân được quyền trực tiếp tham gia bỏ lá phiếu bầu chọn người thay mình vào cơ quan đại diện để gánh vác công việc chung mà dân trao cho. Như vậy là dân đã xem xét, lựa chọn về phong cách lãnh đạo của cán bộ mà mình bầu chọn. Dân đến gặp trực tiếp hoặc có đơn thư gửi đến các cá nhân và yêu cầu được trả lời những vấn đề có liên quan đến họ. Khi phát hiện những sai lầm của người lãnh đạo quản lý người dân phải kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý. Thực hiện chế độ công khai và tổ chức tốt việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ dân kiểm tra Dân có quyền trực tiếp chất vấn cơ quan, cán bộ, quyền góp ý, phê bình và đề nghị cấp có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi chức những cán bộ làm việc vi phạm đến lợi ích của dân, vi phạm pháp luật. Mặt trận và các đoàn thể là của dân để bênh vực quyền lợi cho dân. Dân thông qua các tổ chức của mình mà thực hiện kiểm tra, giám sát cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mặt trận và các Đoàn thể phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình để làm tốt chức năng phản biện xã hội, thể hiện đầy đủ, đúng đắn nhất quyền của dân trong giám sát phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trồng thời gian qua, chúng ta đã thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Thực tế cho thấy, nhân dân ở nhiều nơi đã thể hiện tinh thần trách nhiệm rất 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr.288. 94 cao khi nhận xét, đánh giá về cán bộ lãnh đạo quản lý, họ tham gia chất vấn với mục đích để cho cán bộ tự nhìn nhận đánh giá đúng về mình, biết chăm lo tới lợi ích của dân hơn, biết tôn trọng ý chí nguyện vọng của dân hơn. Một mặt, cần xây dựng và thực hiện đúng quy chế kiểm tra, giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Yêu cầu thực hành dân chủ triệt để ở mọi khâu: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Mặt khác, cần phát huy tinh thần thái độ cầu thị của cán bộ lãnh đạo, quản lý khi tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của dân như tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “Thường xuyên tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Động viên quần chúng giám sát, nhận xét, góp ý kiến với đảng viên.”1 2.3.4.3. Xây dựng quy chế phối hợp công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và thanh tra Nhà nước đối với phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đặt vấn đề cần “Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát của Nhà nước và giám sát của nhân dân”2 và yêu cầu “Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa ủy ban Kiểm tra của Đảng với Thanh tra của Chính phủ”3. Kết hợp kiểm tra Đảng với thanh tra Nhà nước, đó là yêu cầu tất yếu đối với Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh cho rằng, trong công tác cán bộ, nếu giao việc mà không kiểm tra, giám sát đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ. Khi Đảng giữ vai trò lãnh đạo xã hội, đảng viên của Đảng hoạt động trên khắp mọi lĩnh vực đời sống xã hội và ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Do vậy, vi phạm phong cách lãnh đạo của đảng viên có liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng khác nhau. Mặt khác, có những đảng viên tham gia nhiều cấp lãnh đạo, tham gia nhiều cấp uỷ. Có thực hiện tốt sự phối hợp giữa các lực lượng trong kiểm tra, thanh tra mới hỗ trợ bổ sung cho nhau về mặt chuyên môn nghiệp vụ, mới phát huy được sức mạnh tổng hợp. Nhất là khi kiểm tra các đối tượng là đảng viên giữ những cương vị lãnh đạo ở những cấp, những ngành ở những cơ quan quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, S.đ.d, tr.133. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, S.đ.d, tr.134. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, S.đ.d, tr.135. 95 Phải xây dựng mối quan hệ thường xuyên, nề nếp giữa uỷ ban kiểm tra với thanh tra Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Đảng ta là Đảng cầm quyền do vậy, mọi chủ trương chính sách, nghị quyết của Đảng được thể chế hoá bằng chính sách pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, mọi đảng viên vừa phải chấp hành Điều lệ Đảng vừa phải chấp hành đầy đủ và nghiêm minh các chính sách pháp luật của nhà nước, mọi quy định của các tổ chức chính trị - xã hội mà mình tham gia. Khi đảng viên vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của các tổ chức chính trị - xã hội cũng là vi phạm kỷ luật của Đảng. Một số đảng viên, cấp uỷ viên vừa tham gia công tác lãnh đạo của cấp uỷ đảng vừa làm công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tham gia lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân. Nên một đảng viên, cấp uỷ viên vi phạm liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều tổ chức khác nhau. Trong mối quan hệ đó, uỷ ban kiểm tra sẽ đảm đương về mặt nghiệp vụ kiểm tra công tác xây dựng Đảng, thanh tra nhà nước sẽ hỗ trợ nghiệp vụ kiểm tra về quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ hỗ trợ về kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật và chủ trì kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các lực lượng kiểm tra sẽ có tác dụng tạo ra sự hỗ trợ về mặt lực lượng và cả về mặt nghiệp vụ kiểm tra, vừa tránh được sự thiếu tập trung thống nhất, tránh được sự chồng chéo lẫn nhau. Định kỳ thời gian tổ chức giao ban để rút kinh nghiệm về thực hiện quy chế phối hợp tạo ra sự phối hợp các lực lượng kiểm tra được chặt chẽ và thường xuyên. Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa kiểm tra Đảng, thanh tra Nhà nước. Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Quá trình phối hợp được thực hiện trên cơ sở hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi có yêu cầu phối hợp hoặc tham gia ý kiến, cả cơ quan đề nghị và cơ quan được đề nghị có văn bản yêu cầu và trả lời chính thức. Những văn bản, tài liệu trao đổi về nội dung phối hợp giữ hai cơ quan phải được quản lý theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. ủy ban Kiểm tra thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến công tác thanh tra thì có văn bản đề nghị phối hợp thực hiện. 96 Cơ quan Thanh tra thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến kiểm tra Đảng thì chuyển đến ủy ban Kiểm tra để giải quyết theo quy định của Điều lệ Đảng. Phối hợp với ủy ban Kiểm tra trong việc kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng vi phạm để thống nhất trong xử lý kỷ luật về Đảng, chính quyền, đoàn thể. Có như vậy, việc xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta mới có thể đi tới thành công, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. 97 Kết luận chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn, lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta và dân tộc ta. Người đã trải qua một cuộc đời hoạt động, lãnh đạo cách mạng đầy sóng gió phi thường và đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Người đã giữ những cương vị cao nhất trong bộ máy Đảng, Nhà nước ta. Cho đến nay Hồ Chí Minh là người duy nhất đồng thời giữ cương vị Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, làm Chủ tịch Đảng 18 năm, Sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, làm Chủ tịch nước đầu tiên trong 24 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tưởng vô giá và một phong cách làm việc mẫu mực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta học tập và làm theo. Nghiên cứu tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về phong cách làm việc, bước đầu, đề tài khoa học này đề xuất việc xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta với sáu nội dung cơ bản: Một là: Thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái mới. Hai là: Thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan khoa học và trí tuệ. Ba là: Kết hợp cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao. Bốn là: Thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm. Năm là: Rèn luyện phong cách làm việc có tính quần chúng, sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân. Sáu là: Xây dựng phong cách làm việc cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của cán bộ lãnh đạo quản lý Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nhiều lời bàn, căn dặn cụ thể quý báu về cách lãnh đạo cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nhưng có thể nói, thực hiện được 6 nội dung cơ bản trong phong cách làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh như đã trình bày trong đề tài này, thì các mặt khác trong công tác lãnh đạo, quản lý cũng sẽ tốt theo, chắc chắn các 98 cán bộ lãnh đạo, quản lý và quần chúng nhân dân sẽ đạt được những thành công xứng đáng, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay. Trên cơ sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta, đề tài khoa học này trình bày mục tiêu, phương hướng cơ bản và một số giải pháp mà Đảng, Nhà nước ta thực hiện trong quá trình xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta từ nay cho đến năm 2020. Chắc chắn rằng đó mới chỉ là những phương hướng, và một số giải pháp cơ bản mà thôi. 99 Danh mục Tài liệu tham khảo 1- Bác Hồ với đồng bào các dân tộc (2007), Nxb Thông tấn, HN. 2- Hoàng Chí Bảo (2005), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị, HN. 3- Phạm Văn Bính (2007), Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN. 4- C.Mác, Ph.Ăngghen (1978), Toàn tập, Nxb ST, HN, T1. 5- C.Mác, Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T12. 6- C.Mác, Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T13. 7- C.Mác, Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T20. 8- C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T22. 9- Danh nhân Hồ Chí Minh (2000), Nxb Lao động, HN. 10- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một văn kiện lịch sử (2009), Nxb CTQG, HN. 11- Nguyễn Đăng Dung (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HN. 12- Thành Duy (1996) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb CTQG, HN. 13- Đoàn Nam Đàn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb CTQG, HN. 14- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, HN. 15- Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội IV, tập III, Nxb Sự Thật, HN. 16- Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ V, Tập III, Nxb Sự Thật, HN. 17- Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb sự thật, Hà Nội. 18- Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ VII, Nxb Sự thật, HN. 19- Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, HN. 20- Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ VIII, Nxb CTQG, HN. 100 21- Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành TW lần 3 (Khoá VIII), Nxb CTQG, HN. 22- Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội. 23- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, Hà Nội 2001. 24- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X, Nxb CTQG, Hà Nội. 25- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. 26- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khóa X, Nxb CTQG, H.2008. 27- Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội. 28- Phạm Văn Đồng (1970), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, HN. 29- Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh một con người một dân tộc một thời đại một sự nghiệp, Nxb ST, HN. 30- Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN. 31- Trần Đương (2007), Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức, Nxb Thông tấn, HN. 32- Trần Văn Giàu – Trần Bạch Đằng(1990), vĩ đại một con người, NXB Long An. 33- Võ Nguyên Giáp (2006), Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, HN. 34- Võ Nguyên Giáp (1977), Những chặng đường lịch sử, Nxb Văn học, HN. 35- Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, HN. 36- Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo đạo đức cách mạng, phong cách tư duy khoa học Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, HN, 2005. 37- Tô Tử Hạ, (2002), Đạo đức trong nền công vụ, Nxb Lao động - xã hội, HN. 38- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Phân viện Hà Nội (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HN. 101 39- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, HN. 40- Học viện Chính trị – Hành chính Khu vực 1(2007), Hướng dẫn học và ôn tập bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN. 41- Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN. 42- Nguyễn Thế Kiệt (2001), ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, HN. 43- Đặng Xuân Kỳ (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị, HN. 44- Phan Ngọc Liên (2000), Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế, NXB Quân đội nhân dân, HN. 45- Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử (1996), Nxb CTQG, HN, T. 10. 46- Hồ Chí Minh Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 1. 47- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 2. 48- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 3. 49- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 4. 50- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 5. 51- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 6. 52- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 7. 53- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 8. 54- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 9. 55- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 10. 56- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 11. 57- Hồ Chí Minh: Toàn tập (2009), Nxb CTQG, HN, T. 12. 58- Hồ Chí Minh: Về công tác cán bộ, Nxb Thanh niên, HN, 2007. 59- Hồ Chí Minh: Về Đảng cộng sản Việt Nam, tập1, tập2, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1993 60- Hồ Chí Minh (2006), Chuyện kể dọc đường cách mạng, Nxb Thanh niên, HN. 61- Hồ Chí Minh với cách mạng giải phóng dân tộc (2005), Nxb Lý luận chính trị, HN. 62- Hồ Chí Minh cuộc đời huyền thoại (2001), Nxb Hải Phòng, Hải Phòng. 102 63- Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản- Học viện Chính trị Khu vực I: Học tập, tu dưỡng theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005. 64- Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi các thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, HN. 65- Đỗ Hoài Nam (2008), Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới, Nxb CTQG, HN. 66- Trần Quy Nhơn (2004) Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam, HN. 67- Nguyễn Dy Niên (2008), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN. 68- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2008), Bác Hồ với doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, Nxb CTQG, HN. 69- Đào Duy Quát (2004), Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ đảng viên hiện nay thực trạng và giải pháp, Nxb CTQG, HN. 70- Nguyễn Duy Quý (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp, Nxb CTQG, HN 71- Song Thành (2005), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, HN. 72- Nguyễn Thế Thắng (2002), Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, HN. 73- Nguyễn Thế Thắng (2004), Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, cán bộ công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Nxb Lao động, HN. 74- Nguyễn Thế Thắng (2008) Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý, đề tài khoa học cấp cơ sở của Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực 1. 75- Trần Dân Tiên (2000), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Văn hóa - Dân tộc, HN. 76- Hoàng Trang - Phạm ngọc Anh (2008), Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, Nxb CTQG, HN. 103 77- Nguyễn Phú Trọng; Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb CTQG, HN. 78- Tư tưởng Hồ Chí Minh - di sản văn hóa dân tộc (2002), Nxb Quân đội nhân dân, HN. 79- Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb CTQG, HN. 80- V.I.Lênin: Toàn tập (1997), Nxb Tiến bộ, M, T36. 81- V.I.Lênin: Toàn tập (1977), Nxb Tiến bộ, M, T37. 82- V.I.Lênin: Toàn tập (1979), Nxb Tiến bộ, M, T39. 83- V.I.Lênin: Toàn tập (1977), Nxb Tiến bộ, M, T41. 84- V.I.Lênin: Toàn tập (1978), Nxb Tiến bộ, M, T53. 85- Lê Văn Yên (2008), Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb CTQG, HN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf79_8783.pdf
Luận văn liên quan