Luận văn Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ

Văn hóa công sở là yếu tố quan trọng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của tổ chức. Văn hóa công sở chịu tác động trực tiếp của truyền thống văn hóa, việc du nhập văn hóa nƣớc ngoài, nền kinh tế thị trƣờng và nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, để xây dựng và phát triển văn hóa công sở theo hƣớng hiện đại, chuyên nghiệp, lãnh đạo các trƣờng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa dành cho văn hóa công sở, đồng thời cần ban hành quy chế văn hóa với nội dung cụ thể, rõ ràng mang tính khả thi cao; có kiểm tra, tổng kết, đánh giá định kỳ. Với đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là văn hóa công sở trong các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ. Nội dung nghiên cứu của đề tài đƣợc trình bày thành 3 nội dung chính sau: Qua nghiên cứu các khái niệm: văn hóa, văn hóa công sở trong trƣờng ĐTBD CBCC; tiếp cận các góc độ tìm hiểu những yếu tố tạo nên văn hóa công sở; các văn bản pháp luật liên quan đến văn hóa công sở; các nội dung chính trong các quy định về văn hóa công sở; những yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa công sở. Có thể nói cơ sở lý luận chung của chƣơng 1 là nền tảng về lý thuyết, là cơ sở pháp lý để tiến hành việc thực hiện và kiểm soát quy chế văn hóa công sở trƣờng ĐTBD CBCC. Từ đó, tác giả đã đúc kết, tổng hợp thực trạng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ.Việc đánh giá thực trạng có thể phân tích thông qua các nội dung: Về ban hành quy chế văn hóa công sở, quy chế nội bộ;về thiết kế và bài trí trụ sở làm việc; về giao tiếp, ứng xử của cán bộ, giảng viên; về trang phục và đeo thẻ; về trang bị phƣơng tiện97 làm việc cho giảng viên. Để phát hiện những ƣu điểm, nhƣợc điểm của việc ban hành và thực hiện quy chế văn hóa công sở và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại các trƣờng ĐTBD CBCC. Trên cơ sở thực trạng văn hóa công sở đã phân tích,nội dung cuối tác giả tập trung phân tích quan điểm, căn cứ xây dựng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ. Đồng thời đƣa ra một số giải pháp cơ bản hoàn thiện văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ ./.

pdf128 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. 82 - Biên soạn tài liệu và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về văn hóa công vụ cho cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính và trong xã hội. - Các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng phải xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định về văn hóa công sở chocán bộ, giảng viên. - Đƣa nội dung văn hóa công sở trong trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng vào nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, giảng viên, học viên của trƣờng. - Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về văn hóa công sở trong các cơ quan, đơn vị. 3.2.2. Xây dựng hệ thống giá trị trong công sở Các nhà trƣờng cần định hình những giá trị cốt lõi để xây dựng và phát triển văn hoá nhà trƣờng gồm: - Giá trị là điều mà nhà trƣờng cam kết thực hiện cho các bên có liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trƣờng. - Giá trị chính là một vài các nguyên tắc và niềm tin cơ bản và lâu dài, để định hƣớng làm việc, hành vi, các quan hệ và ra quyết định. Đó là cái mà nhà trƣờng cố gắng theo đuổi, thậm chí ngay cả khi môi trƣờng bên ngoài thay đổi. - Giá trị hƣớng dẫn các thành viên của nhà trƣờng thực hiện công việc của họ. - Giá trị cốt lõi của một nhà trƣờng là cơ sở của văn hóa nhà trƣờng, nó tạo ra bản sắc riêng của nhà trƣờng. Các giá trị, định hƣớng hành vi của viên chức, giảng viên trong công sở cần đƣợc thể hiện ở việc xây dựng và thực hiện theo đúng các khẩu hiệu, phƣơng châm hành động, mục tiêu của tổ chức. Mỗi trƣờng có thể đề ra và công khai các khẩu hiệu có tính chất định hƣớng, kim chỉ nam khi thực thi nhiệm vụ chuyên môn nói chung và giải quyết các thủ tục hành chính cho học viên nói riêng, đƣợc xem nhƣ là một triết lý chính thức và cụ thể, gói ghém 83 trong câu văn xúc tích, ấn tƣợng, dễ nhớ, là lời cam kết phục vụ, tạo sự tin tƣởng của ngƣời dân mỗi khi đến công sở hành chính. Ví dụ, khẩu hiệu “KHÔNG NGỪNG CẢI TIẾN, KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN”; Phong trào “HAI KHÔNG” HAY CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖI THẦY CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƢƠNG ĐẠO ĐỨC TỰ HỌC TẬP TỰ SÁNG TẠO”; Khẩu hiệu “4 THI ĐUA, 5 PHẤN ĐẤU”; Kế hoạch “BA CÔNG KHAI” bao gồm Công khai chất lƣợng giáo dục và công khai chất lƣợng giáo dục thực tế, Công khai điều kiện đảm bảo giáo dục và công khai thu chi tài chính... Có thể xem đây là công cụ rất tốt cho việc thể hiện sự thống nhất ý chí và hành động trong công sở, đặc biệt là thông qua sự tự ý thức của mỗi thành viên, đồng thời có thể tạo nét văn hoá riêng của mỗi nhà trƣờng. Ví dụ, một số khẩu hiệu nên đƣợc sử dụng ở các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tài chính: “Phát huy truyền thống, tăng cường kỷ cương, đoàn kết sáng tạo đẩy mạnh nhiệm vụ giảng dạy Tài chính - Ngân sách”; ở các trƣờng ĐTBD có thể phát động khẩu hiệu: “5 thi đua - 5 rèn luyện”. 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng Cần xây dựng quy định riêng về văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng. Quy định này bao gồm những nội dung của văn hóa công sở nói chung và đặc thù riêng của các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng. 3.2.3.1. Về trang phục, lễ phục, đeo thẻ của cán bộ, giảng viên - Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, giảng viên phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, nếu có trang phục riêng thì phải thực hiện theo quy định. - Trang phục, trang sức khi giảng dạy trên lớp phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của ngƣời học. - Lễ phục của cán bộ, giảng viên là trang phục chính thức đƣợc sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nƣớc ngoài. Lễ 84 phục của nam là bộ comple, áo sơ mi, cravat. Lễ phục của nữ là áo dài truyền thống, bộ comple nữ. - Cán bộ, giảng viên phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ và khi giảng dạy trên lớp nhằm nhận biết và xác định vị trí, chức danh của từng ngƣời trong cơ quan, đơn vị. Thẻ cán bộ, giảng viên phải có tên cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng; ảnh, họ và tên, chức vụ hoặc chức danh công việc của cán bộ, giảng viên; mã số thẻ. 3.2.3.2.Về tác phong, tinh thần, thái độ làm việc - Cán bộ, giảng viên phải có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ. - Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trƣơng, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với ngƣời học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. - Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với cơ quan, tổ chức đến giao dịch, với đồng nghiệp và ngƣời học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật. - Xây dựng gia đình văn hoá, thƣơng yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những ngƣời xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng. - Cán bộ, giảng viên phải có lòng yêu nghề; phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; có ý thức bảo vệ danh dự cá nhân và uy tín của cơ quan. - Mỗi cán bộ, giảng viên phải nắm vững vị trí, chức năng, nhiệm vụ, định hƣớng phát triển của nhà trƣờng; chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí làm việc của bản thân; các quy tắc xử sự (với lãnh đạo, đồng nghiệp, nhân dân); các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; thành thạo kỹ năng hành chính. 85 - Cán bộ, giảng viên phải tuân thủ nghiêm và tự giác các quy chế, quy định về nguyên tắc, lề lối làm việc của nhà trƣờng, hoàn thành tốt công việc đƣợc phân công. - Cán bộ, giảng viên phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tƣ, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. 3.2.3.3. Về văn hóa giao tiếp, ứng xử Cán bộ, giảng viên nhà trƣờng còn cần tuân thủ các quy định về giao tiếp, ứng xử theo quy định chung tƣơng tự nhƣ trong Quy chế Văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nƣớc. Cán bộ, giảng viên có quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với đồng nghiệp và ngƣời học. Trong giao tiếp, ứng xử, cán bộ, giảng viên không đƣợc có các hành vi sau: - Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với ngƣời học và nhân dân. - Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục. - Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến ngƣời học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của ngƣời học và đồng nghiệp. - Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ngƣời học, đồng nghiệp, ngƣời khác. Không làm ảnh hƣởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và ngƣời khác. - Không hút thuốc lá, uống rƣợu, bia trong công sở, trong trƣờng học và hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. - Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi. 86 - Không gây bè phái, cục bộ địa phƣơng, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng. - Không đƣợc sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. - Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chƣơng trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hƣởng đến kỷ cƣơng, nề nếp của nhà trƣờng. Trong Luận văn này, tác giả tổng hợp và đề xuất về xây dựng mô hình văn hóa giao tiếp cho cán bộ, giảng viên tại Phụ lục 1. 3.2.3.4. Về bài trí công sở - Công sở các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức phải treo Quốc kỳ nhƣng không treo Quốc huy, cờ Đảng. Quốc kỳ cần treo ngay ngắn ở vị trí trang trọng ở vị trí lối vào cổng chính. Cờ cũ, rách hay nhàu nát cần đƣợc thay kịp thời. - Bên ngoài cổng chính của công sở phải gắn biển tên và địa chỉ của cơ quan; ngoài ra, trƣờng có thể có thêm logo (biểu tƣợng cơ quan). - Quy chế, nội quy làm việc của cơ quan phải đƣợc niêm yết công khai tại cổng chính của cơ quan hoặc bộ phận thƣờng trực cơ quan để cán bộ, giảng viênvà khách đến liên hệ công tác biết và chấp hành. - Công sở các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức phải có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng làm việc, các giảng đƣờng, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và đƣợc đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách, học viện, các cơ quan, tổ chức đến liên hệ công tác. Các giảng đƣờng cần đƣợc bài trí thống nhất về vị trí bảng, máy chiếu, bục giảng, tƣợng Bác Hồ...; thống nhất về khánh tiết cho các buổi khai giảng, bế giảng, bảo vệ luận văn, luận án. 87 - Công sở phải có phòng tiếp khách bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an; phải có đủ diện tích và bàn ghế để phục vụ khách, học viện, các cơ quan, tổ chức trong thời gian chờ đợi. - Các phòng làm việc phải đảm bảo đủ diện tích theo quy định, có biển ghi rõ họ tên, chức vụ; bố trí sắp xếp hợp lý, đảm bảo thuận tiện trong việc điều hành, phối hợp công tác. Nghiêm cấm các hành vi sử dụng các thiết bị đun, nấu của cá nhân trong phòng làm việc; thắp hƣơng, hút thuốc lá trong phòng làm việc và trong công sở; sử dụng đồ uống có cồn tại công sở; quảng cáo thƣơng mại tại công sở. - Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phƣơng tiện giao thông của cán bộ, giảng viên và của ngƣời đến giao dịch, làm việc. Công sở các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức có thể thu phí trông ô tô, xe đạp, xe máy nhƣng phải bảo đảm đúng quy định. Công tác vệ sinh công sở, giảng đƣờng phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên bảo đảm sạch sẽ, vệ sinh môi trƣờng làm việc. - Xây dựng mẫu hình về văn hoá công sở. Một mô hình công sở nên triển khai áp dụng là mô hình “5 S” trong công sở. Mô hình 5S đƣợc bắt nguồn từ Nhật bản vào đầu những năm 80 và đó đƣợc áp dụng rộng rãi tại các cơ quan, tổ chức, trong đó có Việt Nam nhằm nâng cao điều kiện và môi trƣờng làm việc trong một tổ chức và quan trọng hơn là làm thay đổi cách suy nghĩ, thói quen làm việc, tăng cƣờng khả năng sáng tạo trong công việc và phát huy vai trò của hoạt động nhóm. Mô hình này đặt ra 5 yêu cầu về tạo môi trƣờng làm việc trong cơ quan bao gồm: (i) Seiri (Sàng lọc): biết cách phân loại và lựa chọn hồ sơ, giấy tờ, công việc phù hợp nhất; (ii) Seiton (Sắp xếp): biết bố trí, sắp xếp hồ sơ, giấy tờ, công việc hợp lý, có kế hoạch và thời gian biểu rõ ràng; (iii) Seiso (Sạch sẽ): dành thời gian cho việc sắp xếp lại đồ đạc, thiết bị trong phòng làm việc và lau chùi quét dọn phòng, tạo một môi trƣờng sạch sẽ và an toàn; (iv) Seiketsu (Săn sóc): dành thời gian cần thiết để nghỉ ngơi và bảo dƣỡng định kỳ máy móc 88 và (v) Shisuke (Sẵn sàng): giảng viên thể hiện thái độ sẵn sàng phục vụ, sẵn sàng hoàn thành công việc đƣợc giao. 3.2.3.5. Về việc sử dụng các trang thiết bị làm việc ở công sở Sử dụng diện tích và trang thiết bị làm việc của cán bộ, giảng viên bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức của từng chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực công tác; sử dụng tiết kiệm, không lãng phí các trang thiết bị. 3.2.3.6. Tăng cƣờng hiện đại hóa công sở - Sắp xếp, xử lý công sở, trụ sở làm việc,giảng đƣờng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. - Thiết kế, xây dựng mới công sở phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch liên quan và phải bảo đảm hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Các thiết bị làm việc, thiết bị văn phòng phải đƣợc trang bị đồng bộ, phù hợp, hiệu quả, thống nhất cung cấp các dịch vụ công sở. 3.2.3.7. Tăng cƣờng công tác quản lý sử dụng, điều chuyển, thu hồi, cải tạo và xây dựng mới công sở của các cơ quan hành chính nhà nƣớc Cơ quan đƣợc giao trực tiếp quản lý sử dụng công sở có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế nội bộ về quản lý sử dụng công sở của cơ quan mình; chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng, bảo trì công sở. 3.2.4. Xây dựng, triển khai có hiệu quả các quy định, thủ tục, quy trình, cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc - Các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cần xây dựng và triển khai có hiệu quả quy chế làm việc, quy định về chế độ làm việc của giảng viên, quy chế dân chủ, các quy chế về quản lý đào tạo; quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý tài chính, công sản và các quy chế, quy định khác phù hợp với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. 89 - Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lƣợng, đặc biệt là chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng trong nhà trƣờng; tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức về chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng của các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc trong nội bộ nhà trƣờng và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, học viên. - Trên cơ sở quy định chung, mỗi trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xây dựng Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan của mình. - Ngoài ra, các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cần tuân thủ nghiêm các quy chế, quy định của bộ chủ quản. 3.2.5. Đề cao vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu nhà trƣờng trong việc xây dựng và thực hiện văn hóa công sở Ngƣời đứng đầu nhà trƣờng có vai trò quyết định, chi phối sự phát triển văn hóa nhà trƣờng. Để xây dựng và thực hiện thể hiện văn hóa công sở, Ngƣời đứng đầu các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cần thể hiện vai trò của mình ở các điểm sau: - Có quan điểm, tƣ tƣởng rõ ràng về đào tạo, bồi dƣỡng, về chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức vì điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến văn hóa nhà trƣờng; - Hiệu trƣởng (Giám đốc) có vai trò quyết định trong việc hình thành các chuẩn mực, niềm tin; - Hiệu trƣởng (Giám đốc) xác định, tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trƣờng; - Phong cách lãnh đạo dân chủ, trọng ngƣời hiền tài, thái độ, cử chỉ, hành vi đúng mực, thân thiện, trách nhiệm đối với cán bộ, giảng viên và học viên; - Hiệu trƣởng phải gƣơng mẫu, là tấm gƣơng cho cán bộ, giảng viên và học viên; 90 - Thể hiện rõ thái độ, suy nghĩ của về cảnh quan, cách bài trí, trang phục, các chuẩn mực, giá trị, niềm tin - Quan tâm đến nhu cầu của cán bộ, giảng viên và học viên; - Có khả năng lắng nghe, tăng cƣờng đối thoại; - Phản ứng linh hoạt và nhân văn đối với những thay đổi trong nhà trƣờng; - Đánh giá công tâm, khách quan, đúng ngƣời, đúng việc. 3.2.6. Xây dựng môi trƣờng văn hóa công sở Văn hóa công sở không chỉ thể hiện hình thức bên ngoài của công sở, ở bộ mặt khuôn viên, trụ sở làm việc, bố trí sắp xếp trong công sở... mà văn hóa công sở còn là thể hiện ở việc giải quyết quan hệ giữa cán bộ, giảng viên với nhau, với học viên với nhau. Xây dựng môi trƣờng văn hóa công sở tại các trƣờng ĐTBD CBCC thuộc các bộ là xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, thể hiện trình độ phát triển của con ngƣời về chân, thiện, mỹ. Xây dựng môi trƣờng văn hóa chính là giáo dục cho cán bộ, giảng viên những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc, những tƣ tƣởng, tình cảm tốt đẹp, phát huy những năng lực trí tuệ của mỗi ngƣời, tạo điều kiện để họ phát triển toàn diện cả về vật chất và tinh thần. Xây dựng môi trƣờng văn hóa chính là giáo dục những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc cho cán bộ, giảng viên những tƣ tƣởng, tình cảm tốt đẹp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì việc xây dựng văn hóa công sở là một yêu cầu cấp thiết và lâu dài đối với công sở hiện nay, đặc biệt là đối với các trƣờng ĐTBD CBCC. Xây dựng môi trƣờng văn hóa công sở phải đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, cần tạo ra môi trƣờng làm việc lành mạnh, mọi thành viên trong tổ chức phải thực sự đoàn kết, gắn bó với nhau, cùng hƣớng tới việc đạt 91 đƣợc mục tiêu của tổ chức. Tạo bầu không khí hòa hợp đảm bảo hiệu quả công việc, đó chính là mối quan hệ qua lại giữa mọi ngƣời cũng nhƣ mức độ thỏa mãn của từng cán bộ, giảng viên. Thứ hai, cán bộ, giảng viên với tƣ cách là ngƣời thầy vì vậy mọi hành vi của họ phải thể hiện nhân cách, phẩm chất của nhà giáo mẫu mực. Ngƣời giảng viên lên lớp không chỉ để giảng kiến thức mà còn phải truyền thụ cho học viên cách ứng xử thanh lịch qua lời giảng truyền cảm của mình vì vậy trong giờ giảng phải luôn thể hiện đƣợc sự thân thiện, hòa nhã, nhiệt tình, giao tiếp một cách thoải mái tự nhiên, không có tâm lý gò bó, áp đặt sẽ giúp học viên hợp tác hơn, trao đổi với giảng viên một cách chân thành, cởi mở hơn, đồng thời tạo điều kiện cho sự giao tiếp càng trở nên thân thiện, dân chủ. Thứ ba, cán bộ, giảng viên là đối tƣợng cần phải đƣợc quan tâm chăm sóc về đời sống vật chất và tinh thần bởi vì họ chính là lực lƣợng chủ đạo để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo của cơ sở đào tạo, vì vậy mà mỗi cơ quan đơn vị phải là nơi tạo ra và gắn bó các lợi ích của cán bộ, giảng viên để họ đƣợc yên tâm công tác. Thực trạng hiện nay là thu nhập của cán bộ, giảng viên quá thấp so với nhu cầu trang trải cuộc sống hàng ngày. Một số cán bộ, giảng viên ít quan tâm tới hậu quả của những hành vi giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa của mình. Để cải thiện tình trạng này, cần thực hiện chƣơng trình cải cách chế độ tiền lƣơng cho cán bộ giảng viên; Có chế độ thích đáng đối với cán bộ, viên chức làm việc mang tính nghiệp vụ cao; Có chế độ khen thƣởng, động viên kịp thời, hợp lý đối với các cán bộ, giảng viên có thành tích trong công tác; Kỷ luật, phê bình cán bộ, giảng viên còn gây khó khăn cho sinh viên trong thực hiện nhiệm vụ. Khi ngƣời cán bộ, giảng viên đƣợc hƣởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng công bằng, họ sẽ yên tâm công tác, sẽ phát huy năng lực và trách nhiệm với công việc. Từ đó văn hóa công sở tại các trƣờng ĐTBD CBCC thuộc các bộ cũng dần đƣợc nâng cao. 92 Bốn là, cần tạo cảm giác thoải mái, giúp cán bộ, giảng viên có thể thực hiện tốt văn hóa công sở đó chính là việc cung cấp các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết hỗ trợ họ trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ đƣợc giao. Do đó, muốn xây dựng thành công môi trƣờng văn hóa công sở, các trƣờng cần quán triệt quan điểm lấy con ngƣời làm gốc. Xây dựng ,mỗi cán bộ, giảng viên có văn hóa giao tiếp để hình thành tổ chức có văn hóa công sở. Muốn thực hiện đƣợc điều này, nhà trƣờng phải thực hiện tốt những vấn đề sau: Một là, bồi dƣỡng tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giảng viên để phát huy tính tích cực, chủ động của họ. Hai là, tuyên truyền, bồi dƣỡng quan điểm giá trị tổ chức, văn hóa tổ chức để nó trở thành nhận thức chung, thấm nhuần trong tƣ tƣởng của mỗi cán bộ, giảng viên trở thành động lực nội tại khích lệ cán bộ, giảng viên phấn đấu trong công tác. Ba là, có chế độ thƣởng phạt hợp lý, cơ chế quản lý dân chủ khiến cho những ngƣời có cống hiện cho sự phát triển của tổ chức đều đƣợc tôn trọng và đƣợc hƣởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Nếu thực hiện tốt đƣợc vấn đề này, cán bộ, giảng viên sẽ hài lòng và sẽ cống hiến toàn tâm, toàn ý cho công việc. Đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công văn hóa công sở. 3.2.7. Giải pháp về tổ chức bộ máy và chế độ chính sách - Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện văn hóa công sở ở từng cơ sở ĐTBD CBCC Để văn hóa công sở đƣợc tập trung triển khai thực hiện sâu rộng, cần thành lập Ban chỉ đạo thực hiện văn hóa công sở ở từng cơ quan. Ban chỉ đạo thực hiện văn hóa công sở ở các trƣờng gồm: Ban Giám hiệu, Văn phòng, Phòng (Ban) Tổ chức, Phòng (Ban) Thanh tra, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 93 Ban chỉ đạo phải lập kế hoạch công việc cụ thể để thanh tra, kiểm tra và định kỳ 6 tháng một lần báo cáo cho Trƣởng ban chỉ đạo về tình hình thực hiện quy chế văn hóa công sở để đề ra biện pháp, nội quy bắt buộc mọi ngƣời phải thực hiện; có hình thức kiểm tra, đánh giá chấm điểm. Công việc này phải thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, không theo kiểu hình thức, phong trào. Cần có chính sách khen thƣởng, biểu dƣơng kịp thời những cá nhân điển hình trong phong trào thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở, đồng thời có những hình thức nhắc nhở, phê bình đối với những cá nhân chƣa thực hiện tốt hoặc vi phạm; coi kết quả thực hiện văn hóa công sở là một trong các tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua hàng năm của cơ quan, đơn vị và của cán bộ, giảng viên - Mỗi cơ sở ĐTBD cần rà soát cơ cấu tổ chức của đơn vị và quan hệ giữa các đơn vị trong nội bộ để có những điều chỉnh phù hợp theo hƣớngđảm bảo chất lƣợng, hiệu quả công việc, tạo sự tự chủ nhiều hơn trong hoạt động xây dựng văn hóa mạnh tại cơ quan, đồng thời xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thỏa đáng. - Cần thống nhất tiêu chí tên gọi của trƣờng: (1) Học viện; (2) Trƣờng; (3) Trung tâm. - Đối với những trƣờng đang trong quá trình sắp xếp về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, các bộ chủ quản cần quan tâm sớm ban hành hoặc trình ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của trƣờng để các cơ sở đào tạo bồi dƣỡng ổn định về tổ chức, tâm lý yên tâm làm việc cho cán bộ, giảng viên. - Xây dựng văn hóa công sở phải dựa trên cơ sở đảm bảo các điều kiện thực hiện. Cán bộ, giảng viên của trƣờng cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm, đồng thời đƣợc hƣởng đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách nhƣ chế độ làm việc của giảng viên, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, xét bổ nhiệm chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ, chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, chế độ 94 đánh giá, phân loại, thi đua khen thƣởng... phù hợp với đặc thù của đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo. 3.2.8. Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện văn hóa công sở trong các phòng, khoa, ban tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức Thực tế cho thấy trong những năm qua, bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt đƣợc thì việc cải cách hành chính chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các cơ sở đào tạo. Cùng với việc xây dựng quy chế và các tiêu chí về văn hóa công sở, các trƣờng cần phổ biến và yêu cầu các đơn vị, bộ phận của từng cán bộ, giảng viên nghiêm túc thực hiện.Tuy nhiên, để việc thực hiện đạt kết quả cao, cơ quan cần có biện pháp kiểm tra và đánh giá. Trong từng đơn vị, vấn đề kiểm tra thực hiện Quy chế văn hóa công sở cần đƣợc thực hiện. Những biện pháp kiểm tra, đánh giá nếu có đƣợc tổ chức thƣờng xuyên chắc chắn sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy văn hóa công sở. Một số nội dung cần kiểm tra: 1. Thanh tra, kiểm tra trong việc xây dựng và phát huy những giá trị văn hóa, công sở, trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng những cán bộ, giảng viên cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại. 2. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các thủ tục hành chính đƣợc rà soát hàng năm đảm bảo thủ tục rõ ràng, đơn giản, công khai, minh bạch. 3. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể đối với công tác thực hiện văn hóa công sở. 4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra cải cách chế độ viên chức theo hƣớng hoàn thiện các quy chế tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, kỷ luật... Chăm lo công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng hành chính, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. 95 Tiểu kết chƣơng 3 Chƣơng 3 nêu lên những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng văn hóa công sở tại các trƣờng ĐTBD CBCC thuộc bộ qua khảo sát thực tiễn về cán bộ, giảng viên trong thi hành nhiệm vụ, phân tích và đánh giá đƣa ra giải pháp hoàn thiện. Văn hóa công sở đóng vai trò quan trọng, ảnh hƣởng đến hiệu lực hiệu quả hoạt động của công sở. Để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đòi hỏi nhà quản lý phải nắm vững những nội dung văn hóa nơi công sở. Quy chế văn hóa công sở tại các trƣờng ĐTBD CBCC thuộc bộ nếu đƣợc xây dựng và thực hiện tốt sẽ góp phần tăng cƣờng giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống; chống các hành vi quan liêu, tham nhũng, hách dịch, trù dập đối với học viên của cán bộ, giảng viên; góp phần xây dựng cơ quan văn hóa và thực hiện tốt chƣơng trình cải cách hành chính. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quy chế đến từng cán bộ, giảng viên các trƣờng mà cần đề cao ý thức gƣơng mẫu chấp hành của cán bộ quản lý ở tất cả các cấp, không thể có trƣờng hợp ngoại lệ. Việc thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở trong các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng sẽ tạo điều kiện bảo đảm thực hiện các mục tiêu cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính, hình thành môi trƣờng văn hóa công sở hƣớng tới việc hoàn thành các nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đây chính là những vấn đề cơ bản quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của mỗi trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trong phạm vi các bộ ở nƣớc ta. 96 KẾT LUẬN Văn hóa công sở là yếu tố quan trọng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của tổ chức. Văn hóa công sở chịu tác động trực tiếp của truyền thống văn hóa, việc du nhập văn hóa nƣớc ngoài, nền kinh tế thị trƣờng và nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, để xây dựng và phát triển văn hóa công sở theo hƣớng hiện đại, chuyên nghiệp, lãnh đạo các trƣờng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa dành cho văn hóa công sở, đồng thời cần ban hành quy chế văn hóa với nội dung cụ thể, rõ ràng mang tính khả thi cao; có kiểm tra, tổng kết, đánh giá định kỳ. Với đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là văn hóa công sở trong các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ. Nội dung nghiên cứu của đề tài đƣợc trình bày thành 3 nội dung chính sau: Qua nghiên cứu các khái niệm: văn hóa, văn hóa công sở trong trƣờng ĐTBD CBCC; tiếp cận các góc độ tìm hiểu những yếu tố tạo nên văn hóa công sở; các văn bản pháp luật liên quan đến văn hóa công sở; các nội dung chính trong các quy định về văn hóa công sở; những yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa công sở. Có thể nói cơ sở lý luận chung của chƣơng 1 là nền tảng về lý thuyết, là cơ sở pháp lý để tiến hành việc thực hiện và kiểm soát quy chế văn hóa công sở trƣờng ĐTBD CBCC. Từ đó, tác giả đã đúc kết, tổng hợp thực trạng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ.Việc đánh giá thực trạng có thể phân tích thông qua các nội dung: Về ban hành quy chế văn hóa công sở, quy chế nội bộ;về thiết kế và bài trí trụ sở làm việc; về giao tiếp, ứng xử của cán bộ, giảng viên; về trang phục và đeo thẻ; về trang bị phƣơng tiện 97 làm việc cho giảng viên. Để phát hiện những ƣu điểm, nhƣợc điểm của việc ban hành và thực hiện quy chế văn hóa công sở và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại các trƣờng ĐTBD CBCC. Trên cơ sở thực trạng văn hóa công sở đã phân tích,nội dung cuối tác giả tập trung phân tích quan điểm, căn cứ xây dựng văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ. Đồng thời đƣa ra một số giải pháp cơ bản hoàn thiện văn hóa công sở tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ ./. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Cẩm nang quy chế văn hóa công sở và cải cách hành chính nhànước, Nxb Văn hóa - Thông tin. 2. Châu Thị Thanh Hà, Văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận văn cao học, năm 2008. 3. Đào Thị Ái Thi, Kỹ năng giao tiếp của công chức trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2010. 4. Đinh Ngọc Hiện chủ biên, Thuật ngữ hành chính, Nxb Viện nghiên cứu khoa học, Hà Nội, năm 2009. 5. Kết quả Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. 6. Lê Nhƣ Hoa, Quản lý văn hóa nơi công sở, Nxb Lao động,Hà Nội, năm 2007 7. Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) của Quốc Hội. 8. Lƣu Kiếm Thanh, Nghi thức nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2001. 9. Mai Hữu Khuê chủ biên, Kỹ năng giao tiếp trong hành chính, Nxb Lao Động, Hà Nội. 10. Nguyễn Duy Việt (2005), Văn minh công sở, Dân trí, ngày 31/3/2005. 11. Nguyễn Khoa Điềm, Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001. 12. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Thực hiện Quy chế văn hóa công sở trong tực thi công vụ, Luận văn cao học, năm 2010. 99 13. Nguyễn Thị Thu Vân, Văn hóa công sở và giải pháp xây dựng văn hóa công sở, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, Học viện hành chính, số 149, tháng 6/ 2008. 14. Nguyễn Thu Linh - Hà Hoa Lý, Văn hóa tổ chức lý thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa tổ chức ở Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, năm 2005. 15. Nguyễn Văn Thâm, Tổ chức điều hành hoạt động của các công sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003 16. Nguyễn Văn Thâm, Kỹ thuật tổ chức công sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2005. 17. Quangbinhtre. Com/index.php, sự khác biệt giữa hai miền Nam – Bắc trong tổ chức sự kiện, ngày 14/02/2011. 18. Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ, kèm theo Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. 19. Quyết định số 03/ 2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nội vụ về Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. 20. Quyết định số 06/2008/QĐ-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2008 cúa Bộ trƣởng Bộ Nội Vụ về việc Quy định mẫu thẻ về việc Quản lý, sử dụng thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức. 21. Quyết định số 169/2003/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đại hóa công sở của hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn I(2003-2005). 100 22. Quyết định số 16/2006/QĐ-BXD ngày 05 thánh 6 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy định thiết kế điển hình, thiết kế mẫu công sở hành chính nhà nước. 23. Quyết định số 229/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về yêu cầu quy hoạch xây dựng công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp. 24. Quyết định số 20/2007/QĐ-BXD ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng về việc ban hành mô hình công sở mẫu cơ quan hành chính nhà nước. 25. Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước. 26. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 10 (199) – 2008. 27. Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 09/2006; số 11/2008. 28. Tạp chí Văn thƣ - Lƣu trữ số 03/2006. 29. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam số 03/2008. 30. Thông tƣ số 10/2007/TT-BXD ngày 22 tháng 11 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn quy hoạch công sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. 31. Thông tƣ số 05/2008/TT-BNV ngày 07 tháng 8 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Nội Vụ về hướng dẫn biển tên cơ quan hành chính nhà nước. 32. Thông tƣ số 01/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ. 33. Thông tƣ số 01/2010/TT-BNG ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao về hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và 101 nghi thức nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. 34. Trần Quốc Vƣợng chủ biên, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục , H.1997. 35. Từ điển Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia. 36. Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách Khoa Hà Nội, 2005. 37. Vũ Gia Hiền,Văn hóa giao tiếp trong quản lý hành chính công, Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2007. 38. Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc: Văn hóa công sở và giao tiếp hành chính: Tài liệu học tập dành cho cán bộ công chức hệ thống Kho bạc Nhà nước, Nxb.Tài chính, H.2007. 39. Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên), Bùi Thị Đào, Nguyễn Văn Năm: Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở, Nxb.Tƣ pháp, H.2011. 40. Trịnh Thanh Hà: Những vấn đề cần giải quyết trong xây dựng văn hóa ứng xử công vụ, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 9-2007. 41. Trịnh Thanh Hà: Xây dựng văn hóa ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay: luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công 62.34.82.01, Học viện Hành chính, H.2009. 42. PGS,TS Nguyễn Hữu Hải: Về tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 9-2008. 43. Học viện Hành chính: Văn hóa hành chính, H.2010. 44. Trần Hoàng, Trần Việt Hoa: Kỹ năng thực hành văn hóa công sở, lễ tân và nghi thức nhà nước ở cơ quan, Nxb.Văn hóa thông tin, H.2011. 45. Trần Kim Phƣợng: Vài nét về văn hóa giao tiếp trong công vụ, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2-2005, tr.93-94. 102 46. Phạm Ngọc Quang (Chủ biên): Văn hóa chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay. Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995. 47. GS, TSKH Nguyễn Văn Thâm: Giáo trình tổ chức và điều hành công sở, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2000. 48. TS Trần Thị Thanh Thủy: Văn hóa tổ chức và một số giải pháp phát triển văn hóa công sở, Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 9-2006. 49. Tổng cục Thuế: Kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa công sở và đạo đức công chức thuế,Nxb.Tài chính,H.2009. 50. Vũ Anh Tuấn: Văn hóa hành chính trong cải cách hành chính hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15-2010,tr 39-41. 103 PHỤ LỤC I ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN Muốn xây dựng thành công, mô hình văn hóa giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các trƣờng ĐTBD CBCC thuộc bộ, chúng ta cần nhìn nhận vào thực tế những ƣu điểm, nhƣợc điểm của văn hóa giao tiếp nhà trƣờng, căn cứ vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta (truyền thống văn hóa dân tộc, các định hƣớng của nhà nƣớc và của ngành về xây dựng văn hóa giao tiếp), căn cứ vào tình hình cụ thể của thế giới đang trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Từ đó, mới có phƣơng án tổng hợp để lựa chọn, chắt lọc từ những mô hình văn hóa giao tiếp cụ thể để xây dựng nên mô hình văn hóa giao tiếp riêng phù hợp với đặc thù giảng dạy tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng. Văn hóa giao tiếp bắt nguồn từ những gì nhỏ nhất, cụ thể, không chung chung. Do đó các trƣờng cần phát hiện ra những giá trị tốt để phát huy và những giá trị chƣa tốt để thay đổi. Để xây dựng thành công văn hóa giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, trƣớc hết phải có ý chí xây dựng văn hóa giao tiếp của ban lãnh đạo nhà trƣờng, sau đó phải qua công tác giáo dục để cán bộ, giảng viên hiểu, chấp nhận, chia sẻ và đi đến sự đồng thuận trong toàn trƣờng, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong tổ chức, cần thành lập thêm một bộ phận quản lý mới trong hệ thống tổ chức đẻ chuyên quản lý về văn hóa giao tiếp. Văn hóa giao tiếp của tổ chức không phải thực hiện trong ngày một ngày hai, nó có thể là một chặng đƣờng kéo dài hàng thập kỷ.Việc xây dựng văn hóa giao tiếp không phải là một khẩu hiệu, nó phải đƣợc vun đắp bởi từng cá nhân trong tổ chức đó. Có thể xây dựng mô hình văn hóa giao tiếp của đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các trƣờng ĐTBD CBCC nhƣ sau: 104 Văn hóa giao tiếp = Thiết lập chuẩn mực + tạo thói quen Thứ nhất, thiết lập chuẩn mực thông qua xây dựng các bƣớc chuẩn để xác lập mô hình văn hóa giao tiếp tổ chức, thông qua việc tiếp thu tinh hoa văn hóa giao tiếp nhân loại để khái quát mô hình văn hóa giao tiếp riêng của tổ chức. Để xây dựng một mô hình văn hóa giao tiếp, trƣớc tiên, các trƣờng cần thực hiện các bƣớc sau: Bƣớc 1: Tìm hiểu môi trƣờng và các yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc của trƣờng trong tƣơng lai Bƣớc 2: Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bƣớc cơ bản nhất để xây dựng văn hóa giao tiếp tổ chức. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của tổ chức. Bƣớc 3: Xây dựng tầm nhìn mà nhà trƣờng sẽ vƣơn tới. Tầm nhìn chính là bức tranh lý tƣởng về tổ chức trong tƣơng lai.Tầm nhìn chính là định hƣớng để xây dựng văn hóa giao tiếp tổ chức. Bƣớc 4: Đánh giá văn hóa giao tiếp hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa giao tiếp nào cần thay đổi. Sự thay đổi hay xây dựng văn hóa giao tiếp tổ chức thƣờng bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hóa giao tiếp hiện tại nhƣ thế nào và kết hợp với chiến lƣợc phát triển tổ chức. Đánh giá văn hóa giao tiếp là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hóa giao tiếp thƣờng khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá. Thƣờng thì con ngƣời hòa mình trong văn hóa và không thấy đƣợc sự tồn tại khách quan của nó. Bƣớc 5: Khi chúng ta đã xác định đƣợc một mô hình văn hóa giao tiếp lý tƣởng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trƣờng và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hóa giao tiếp đang tồn tại, thì sự tập trung tiếp theo là vào việc 105 làm thế nào để thu hẹp khoách cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn. Các khoảng cách này nên đánh giá theo bốn tiêu chí: Phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử. Bƣớc 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa giao tiếp. Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng mô hình văn hóa giao tiếp.Lãnh đạo là ngƣời đề xƣớng và hƣớng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho cán bộ, giảng viên hiểu đúng, tin tƣởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của cán bộ, giảng viên. Bƣớc 7: Khi khoảng cách đã đƣợc xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Bƣớc 8: Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến đời sống cán bộ, giảng viên. Họ cần đƣợc biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi ngƣời đƣợc biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tƣơng lai tổ chức Bƣớc 9: Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lƣợc để đối phó, ngƣời lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi. Bƣớc 10: Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa giao tiếp. Các hành vị, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho cán bộ, viên chức, giảng viên noi theo và phù hợp với mô hình văn hóa giao tiếp đã xây dựng. Trong giai đoạn các hành vị theo mẫu hình lý tƣởng cần đƣợc khuyến khích, động viên. Hệ thống khen thƣởng phải đƣợc thiết kế phù hợp với mô hình văn hóa giao tiếp tổ chức. 106 Bƣớc 11: Tiếp tục đánh giá văn hóa giao tiếp tổ chức và thiết lập các chuẩn mực mới. Văn hóa giao tiếp không phải là bất biến vì vậy khi ta xây dựng đƣợc một mô hình văn hóa giao tiếp phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt, truyền bá những giá trị đó cho cán bộ, giảng viên. Tóm lại, xây dựng mô hình văn hóa giao tiếp tổ chức không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị tổ chức mong muốn mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xƣớng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đán tổng thể về văn hóa giao tiếp và với mƣời một bƣớc cơ bản này sẽ giúp các trƣờng ĐTBD từng bƣớc xây dựng thành công mô hình văn hóa giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Thứ hai, tạo thói quen thông qua học tập và rèn luyện để hình thành kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, giảng viên giúp cán bộ, giảng viên hình thành kỹ năng xử lý tình huống khi giao tiếp. Sơ đồ các giai đoạn học tập kỹ năng giao tiếp và sơ đồ các bƣớc rèn luyện kỹ năng giao tiếp giúp hình thành kỹ năng cho cán bộ, giảng viên nhƣ sau: 107 Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn học tập kỹ năng giao tiếp (Nguồn trích: PGS.TS. Đào Thị Ái Thi (2010) Kỹ năng giao tiếp của công chức trong tiến trình cải cách hành chính, NXB. Chính trị Hành chính, Hà Nội) Giai đoạn đầu là giai đoạn học tập kỹ năng giao tiếp một cách có ý thức. Bởi bì để chiếm lĩnh một kỹ năng giao tiếp, cán bộ, giảng viên phải có trí tuệ sáng suốt để chủ động lựa chọn những thao tác có kỹ năng từ đó bắt đầu làm theo sự chỉ dẫn hay mẫu có sẵn (gọi là giai đoạn chƣa biết, cố gắng hiểu, bắt chƣớc, lĩnh hội). Trong giai đoạn này, kỹ năng giao tiếp của cán bộ, giảng viên còn gặp phải những bỡ ngỡ, lúng túng nhất định. Thực hiện nhƣ một thói quen Thành thạo Vận dụng Chủ động Lĩnh hội Bắt chƣớc Cố gắng hiểu Chƣa hiểu Từ chƣa thành thạo hữu thức Đến thành thạo vô thức 108 Giai đoạn sau là giai đoạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trở nên thành thạo một cách vô thức. Lúc này cán bộ, giảng viên tự ý thức đƣợc kỹ năng giao tiếp và có thái độ tự giác nhất định (chủ động, vận dụng, thành thạo, thực hiện nhƣ một thói quen). Trong giai đoạn này, khi hình thành kỹ năng giao tiếp, cán bộ, giảng viên không cần phải suy nghĩ nhiều mà các kỹ năng đó đã trở nên thành thạo và thực hiện nó nhƣ một kỹ xảo. Sơ đồ 2.2: Các bước rèn luyện kỹ năng giao tiếp (Nguồn trích: PGS.TS. Đào Thị Ái Thi (2010) Kỹ năng giao tiếp của công chức trong tiến trình cải cách hành chính, NXB. Chính trị Hành chính, Hà Nội) Các bƣớc thao tác Các bƣớc đạt đƣợc 1. Làm mẫu 2. Thực hành có hƣớng dẫn 3. Thực hành độc lập 4. Thực hành từng kỹ năng giao tiếp 5. Áp dụng từng kỹ năng vào các giai đoạn của giao tiếp 6. Thực hành lồng ghép các kỹ năng giao tiếp 7. Thực hành vận dụng những kỹ năng vào trong các tình huống giao tiếp Chuẩn mực Rõ ràng Tự tin Chủ động Chính xác Thành thạo Thành thục nhƣ một hệ thống thói quen 109 Trong quá trình rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, cần phải phát huy tổng hợp các giác quan để lĩnh hội và phản hồi thông tin giao tiếp cho chính xác, kịp thời. Ngƣời tham gia rèn luyện kỹ năng giao tiếp cần phải có năng lực và sự nỗ lực cá nhân, tổ chức cần tạo điều kiện về không gian, thời gian để tình huống giao tiếp đƣợc tiến hành thuận lợi. 110 PHỤ LỤC II: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT Về văn hóa công sở trong các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng Cán bộ, công chức thuộc các bộ (Dành cho cán bộ, viên chức, giảng viên công tác tại các trường ) Thƣa các Anh/chị! Việc thực hiện văn hóa công sở tại các trƣờng bồi dƣỡng thuộc Bộ đang là một vấn đề đƣợc mọi ngƣời quan tâm đặc biệt. Để góp phần hoàn thiện văn hóa công sở tại các cơ quan này, xin Anh/chị cho biết quan điểm của mình về một số vấn đề liên quan. Dƣới đây là một số câu hỏi nhằm khảo sát tình hình văn hóa công sở ở một số trƣờng đào tạo bồi dƣỡng CBCC thuộc bộ. Xin Anh/chị hãy đọc kỹ từng câu sau đó lựa chọn đáp án phù hợp nhất cho mỗi câu bằng cách tích vào ô tƣơng ứng: 1. Cơ quan Anh/chị đang làm việc hoặc theo học đã xây dựng quy chế văn hóa công sở riêng của cơ quan chƣa? □ Đã ban hành □ Đang xây dựng □ Chƣa xây dựng □ Không rõ 2. Anh/chị hãy cho nhận xét về quy chế, quy định tại cơ quan Anh/chị đang công tác: □ Quy chế, quy định chi tiết, rõ ràng □ Quy chế, quy địnhquy định phù hợp với thực tiễn □ Quy chế, quy địnhđƣợc tuân thủ tự giác, nghiêm túc 111 3. Theo Anh/chị, việc mặc trang phục và đeo thẻ của cán bộ, viên chức, giảng viên đƣợc đánh giá nhƣ thế nào □ Trang phục gọn gàng, sạch sẽ □ Trang phục luộm thuộm □ Trang phục không phân biệt viên chức, giảng viên với học viên □ Chƣa có trang phục riêng cho CBGV 4A ( Câu hỏi dành riêng cho cán bộ, giảng viên giảng dạy tại trƣờng) Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ viên chức, giảng viên hiện nay? □ Thân thiện, hợp tác □ Biết giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp □ Phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm □ Trung thực, thẳng thắn, chân thành 4B (Câu hỏi dành riêng cho học viên theo học tại trƣờng ĐTBD CBCC) Anh/chị hãy đánh giá về thái độ, phong cách ứng xử của cán bộ, giảng viên đối với anh/chị □ Niềm nở, nhiệt tình □ Thái độ tôn trọng, nhã nhặn, lịch sự □ Biết lắng nghe □ Trả lời, hƣớng dẫn, giải thích đầy đủ, chính xác, chu đáo □ Gây khó khăn, phiền hà □ Phải đi lại nhiều lần mới giải quyết xong công việc □ Phải tự bỏ thêm chi phí mới giải quyết xong công việc 112 5. Anh/chị có hài lòng với các ứng xử giữa cán bộ, giảng viên trong trƣờng với nhau □ Rất hài lòng □ Hài lòng □ Không hài lòng □ Rất không hài lòng Nếu không hài lòng, Anh/chị xin cho biết rõ lý do: ... ... 6. Anh/chị hãy nhận xét về biển tên tại cơ sở Anh/chị đang theo học hoặc làm việc □ Rõ ràng đầy đủ thông tin □ Đƣợc trình bày bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh □ Ngắn gọn, dễ hiểu □ Phông chữ sặc sỡ, lòe loẹt, không cần thiết 7. Anh/chị hãy nhận xét về cơ sở vật chất tại cơ quan Anh/chị đangtheo học hoặc làm việc □ Khang trang, hiện đại, sạch sẽ □ Đáp ứng nhu cầu tối thiểu, một số đơn vị còn chƣa đƣợc trang bị đầy đủ □ Cơ sở vật chất tồi tàn, thiếu thốn, lạc hậu, mất vệ sinh 8. Diện tích trụ sở làm việc đƣợc Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào? □ Rộng rãi, thoáng mát □ Bình thƣờng, đáp ứng đủ nhu cầu □ Diện tích chật hẹp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu trong công tác giảng dạy 113 Ý kiến khác (xin ghi rõ) .. .. 9. Anh/chị hãy đánh giá về phƣơng tiện làm việc tại đơn vị mình đang theo học hoặc làm việc □ Đƣợc trang bị đầy đủ, hiện đại, đáp ứng đủ nhu cầu học tập, làm việc □ Tƣơng đối đầy đủ, còn thiếu một số phƣơng tiện làm việc □ Lạc hậu, tồi tàn, thiếu thốn 10. Để nâng cao văn hóa công sở, theoAnh/chị cần thực hiện giải pháp chủ yếu nào trong những giải pháp sau đây □ Nâng cao nhận thức □ Tuyên truyền giáo dục □ Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về văn hóa công sở □ Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính Những giải pháp khác (xin ghi rõ) .. .. 11. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về việc thực hiện văn hóa công sở tại cơ quan Anh/chị hiện nay? . Xin Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Tuổi:.. Giới tính: Nam / Nữ 114 Chuyên môn đƣợc đào tạo: Chức danh đang đảm nhiệm: Đơn vị công tác: Xin trân trọng ý kiến đóng góp của Anh/chị! 115 BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CBCC THUỘC CÁC BỘ STT NỘI DUNG SỐ PHIẾU TRẢ LỜI Câu 1 Cơ quan Anh/chị đang làm việc hoặc theo học đã xây dựng quy chế văn hóa công sở riêng của cơ quan chƣa Đã ban hành 23 Đang xây dựng 120 Chƣa xây dựng 48 Không rõ 9 Câu 2 Anh/chị hãy cho nhận xét về quy chế, quy định tại cơ quan Anh/chị đang công tác Quy chế chi tiết, rõ ràng 179 Quy chế quy định phù hợp với thực tiễn 160 Quy chế đƣợc tuân thủ tự giác, nghiêm túc 156 Câu 3 Theo Anh/chị, việc mặc trang phụccủa cán bộ, viên chức, giảng viên đƣợc đánh giá nhƣ thế nào Trang phục gọn gàng, sạch sẽ 160 Trang phục luộm thuộm 8 Trang phục không phân biệt viên chức, giảng viên với học viên 13 Chƣa có trang phục riêng cho CBGV 159 Câu 4A Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ viên chức, giảng viên 116 hiện nay Thân thiện, hợp tác 172 Biết giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp 176 Phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm 167 Trung thực, thẳng thắn, chân thành 167 Câu 4B Anh/chị hãy đánh giá về thái độ, phong cách ứng xử của cán bộ, giảng viên đối với anh/chị Niềm nở, nhiệt tình 133 Thái độ tôn trọng, nhã nhặn, lịch sự 147 Biết lắng nghe 124 Trả lời, hƣớng dẫn, giải thích đầy đủ, chính xác, chu đáo 119 Gây khó khăn, phiền hà 52 Phải đi lại nhiều lần mới giải quyết xong công việc 81 Phải tự bỏ thêm chi phí mới giải quyết xong công việc 46 Câu 4 Anh/chị có hài lòng với các ứng xử giữa cán bộ, giảng viên trong trƣờng với nhau Rất hài lòng 132 Hài lòng 54 Không hài lòng 13 Rất không hài lòng 1 Câu 7 Anh/chị hãy nhận xét về biển tên tại cơ sở 117 Anh/chị đang theo học hoặc làm việc Rõ ràng đầy đủ thông tin 187 Đƣợc trình bày bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh 101 Ngắn gọn, dễ hiểu 179 Phông chữ sặc sỡ, lòe loẹt, không cần thiết 10 Câu 6 Anh/chị hãy nhận xét về cơ sở vật chất tại cơ quan Anh/chị đang theo học hoặc làm việc Khang trang, hiện đại, sạch sẽ 144 Đáp ứng nhu cầu tối thiểu, một số đơn vị còn chƣa đƣợc trang bị đầy đủ 42 Cơ sở vật chất tồi tàn, thiếu thốn, lạc hậu, mất vệ sinh 14 Câu 7 Diện tích trụ sở làm việc đƣợc Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào Rộng rãi, thoáng mát 75 Bình thƣờng, đáp ứng đủ nhu cầu 121 Diện tích chật hẹp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu trong công tác giảng dạy 4 Câu 8 Anh/chị hãy đánh giá về phƣơng tiện làm việc tại đơn vị mình đang theo học hoặc làm việc Đƣợc trang bị đầy đủ, hiện đại, đáp ứng đủ nhu cầu học tập, làm việc 130 Tƣơng đối đầy đủ, còn thiếu một số phƣơng tiện làm việc 68 Lạc hậu, tồi tàn, thiếu thốn 2 Câu 9 Để nâng cao văn hóa công sở, theo Anh/chị 118 cần thực hiện giải pháp chủ yếu nào trong những giải pháp sau đây Nâng cao nhận thức 178 Tuyên truyền giáo dục 165 Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về văn hóa công sở 190 Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính 189 119 PHỤ LỤC III PHỤ LỤC ẢNH SỐ 1 120 PHỤ LỤC ẢNH SỐ 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_van_hoa_cong_so_tai_cac_truong_dao_tao_boi_duong_ca.pdf
Luận văn liên quan