Luận văn Về chương trình phát thanh tiếng Thái VOV4

ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. L ý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội hiện nay, báo chí chiếm mội vị trí quan trọng và to lớn. Nó thực sự đã trở thành một món an tinh thần tình cảm và tri thức hàng ngày không thể thiếu được của toàn xã hôị. Chương trình phát thanh tiếng dân tộc có mộ ý nghĩa lớn trong sự nghiệp cách mạng của đảng ở miền núi, nhằm phát huy tiềm năng nội lực to lớn của đồng bào các dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, củng cố niềm tin yêu của đồng bào dân tộc với Đảng, góp phần chiến thắng đập tan âm mưu luận điệu phản động, lừa bịp của bọn đế quốc và các thế lực thù địch. Ngày 21-1-2000 Chính phủ có quyết định số 11/2000/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai Thông báo số 255/TB-TW của bộ Chính trị, thực hiện trong 3 năm(2000-2002) giao nhiệm vị cho các bộ ngành địa phương xấy dựng kế hoạch cụ thể. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh: cần tăng cường phủ sóng PT-TH bằng tiếng dân tộc ở địa phương, nhất là : Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới ở nước ta hiện nay, một yêu cầu bức thiết với báo chí nói chung và phát thanh nói riêng đó là: Cần khẩn trưong cải tiến nâng cao chất lượng nội dung chương trình sao cho phong phú. Chương trình phát thanh tiếng Thái ra đời từ ngày 07/05/02, đã có quá trình phát triển nhất định. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về chương trình này. Do đó, tôi đã chọn đề tài : “ Về chương trình phát thanh tiếng Thái VOV4”. Nhiệm vụ chính của đề tài là khảo sát nghiên cứu tình hình hoạt động của chương trình phát thanh tiếng Thái của Đài tiếng nói Việt nam về tất cả các phương diện: nội dung, hình thức, thời gian phát sóng, thời lượng phát sóng, kết cấu cũng như các chuyên mục được xây dựng trong chương trình . và những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nội dung, chất lượng chương trình trên cơ sở phân tích khái quát đặc điểm tính cách cũng như sở thích thị hiếu của dân tộc Thái ở Sơn la và một số tỉnh lân cận, từ đó có thể đúc rút đựơc những biện pháp cách thức cụ thể để chương trình phát thanh tiếng Thái có chất lượng cao hơn, thiết thực với đồng bào dân tộc Thái nhất. Khi các chương trình phát sóng bằng tiếng Thái được cải tiến nâng cao mọi mặt sẽ mang một ý nghĩa chính trị to lớn: khơi dậy và phát huy cao độ niềm tin tự hào chính đáng của dân tộc Thái, củng cố niềm tin sắt đá của đồng bào dân tộc với Bác Hồ, với Đảng. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng hiệu quả các chương trình phát són tiếng Thái chính là góp phần thúc đẩy đưa đồng bào có điều kiện tiếp cận ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết cách phát huy nội lực, làm giàu bằng chính bàn tay khối óc trên mảnh đất quê hương của mình. Đây thực sự là một công việc hữu ích nhiều mặt và hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Đảng đặc biệt quan tâm: Phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi, giúp đồng bào các dân tộc- nhất là anh em dân tộc thiểu số xoá đói giảm nghèo, vươn lên giàu có. 2. Nhiệm vụ, mục đích và ph¹m vi nghiªn cứu của đề tài. - Nhiệm vục chính của đề tài: Khảo sát thực trạng chương trình phát thanh tiếng Thái trên tất cả các phương diện: nội dung, hình thức, thời lượng phát sóng, hình thức kết cấu cũng như các chuyên mục thực hiện trong chương trình và những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nội dung và hình thức chương trình trên cơ sở phân tích, khái quát hoá đặc điểm sở thích thị hiếu đồng bào dân tộc Thái ở khu vực Tây Bắc. Từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm của chương trình. Qua đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng chương trình phát thanh. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Chương trình phát thanh tiếng Thái Đài TNVN VOV4, bao gồm chương trình thời sự tổng hợp và chương trình ca nhạc. 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài Tính đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về chương trình phát thanh tiếng Thái của VOV4. Tuy nhiên, hiện đã có những đề tài liên quan như: Cao Minh Châu: “Đổi mới và nâng cao chất lượng, nội dung chương trình phát thanh tiếng Mông ở tỉnh Sơn La”. Báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học: “ KX- 03-2001” . 2002 Đặng Thị Huệ: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả truyên truyền về dân tộc trên song phát thanh quốc gia”. Đề tài nghiên cứu khoa học. Ban phát thanh dân tộc Đài tiếng nói Việt nam. 2006 Tô Ngọc Trân:“Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng Khơme Nam Bộ”. Đề tài nghiên cứu khoa học- Đài Tiếng nói Việt Nam. 2004. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có 3 chương: Chương I: Đặc điểm dân tộc Thái và nhu cầu tiếp nhận thông tin của dân tộc Thái. Chương II: Hiện trạng chương trình phát thanh tiếng Thái. Chương III: Các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng Thái. (70 trang)

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2703 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Về chương trình phát thanh tiếng Thái VOV4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với một nước nông nghiệp, vấn đề ruộng đất bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu. Từ thời xa xưa, khi con người phát minh ra nghề nông trồng lúa, họ cũng tìm được nguồn lương thực chính nuôi sống họ và làm cơ sở cho sự phát triển xã hội. Nói đến nghề nông trồng lúa, tức là nói đến ruộng đất. Vì vậy, quản lý và không ngừng mở rộng ruộng đất là những vấn đề sống còn của con người. Nhưng quản lý như thế nào, mở rộng như thế nào, tùy thuộc những quan hệ xã hội đương thời chi phối. Nước Việt Nam vốn có những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông trồng lúa. Vùng đồng bằng châu thổ các con sông lớn có diện tích rộng (đồng bằng Bắc Bộ rộng 15.000km2, đồng bằng Nam Bộ rộng 22.000km2…), đất đai mầu mỡ, khí hậu phù hợp… thực sự là những tặng phẩm quý giá của thiên nhiên, làm nền cho sự hình thành của đất nước Việt Nam ngày nay. Khai thác và bảo vệ tài sản quý giá đó, từ xa xưa đã trở thành vấn đề sống còn của người Việt Nam chúng ta. Nói đến “khai thác” tức là nói đến sự thuần hóa đất dai, biến nó thành ruộng đồng, vườn tược. Còn nói đến “bảo vệ” tức là nói đến vấn đề “làm chủ”. Ai làm chủ tài sản quý giá đó và làm như thế nào? Đây là một vấn đề lớn không chỉ liên quan đến quốc gia, đến dân tộc, mà còn liên quan đến giai cấp, đến chế độ xã hội; không phải đặt ra một lần cho mãi mãi về sau mà được thay đổi qua các thời kỳ lịch sử. Lịch sử Việt Nam đã chứng tỏ rằng để đi đến luận điểm “người cày có ruộng” trong chính cương của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải có một nhận thức sâu sắc và chính xác về diễn biến của chế độ ruộng đất ở nước ta qua mấy ngàn năm. Hiểu được chế độ ruộng đất ở nước ta trong lịch sử tức là hiểu được cách quản lý, phân tích, sử dụng và bảo vệ ruộng đất của tổ tiên, điều thực sự đối với những người làm nghiệp vụ hành chính, vì dù đó là ló, chúng ta vẫn có thể rút ra được những bài học bố ích cho ngày hôm nay. Nói đến chế độ ruộng đất tức là nói đến các hình thức sở hữu, chiếm hữu và sử dụng ruộng đất khác nhau về những biểu hiện cụ thể của nó ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, vị trí và vai trò của nó. Tìm hiểu chế độ ruộng đất trong lịch sử nước ta cần nắm được nội hàm của các khái niệm nói trên. I. CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT Ở CÁC THẾ KỶ X-XIV (Dưới các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần - Hồ) Phải từ thế kỷ X, khi nhân dân ta giành lại được độc lập và bắt tay xây dựng đất nước tự chủ lâu dài, chế độ ruộng đất mới có được một bộ mặt ổn định thống nhất. Tuy nhiên, chế độ ruộng đất đó đã kế thừ một số hình thức hoặc yếu tố xuất hiện trước, trong thời đại Văn lang. Âu Lạc và Bắc thuộc. Vì vậy, cần phải nhìn lại tình hình ruộng đất trong những thế kỷ trước. 1. Thời Văn Lang - Âu lạc Nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cây và sức kéo của trâu bò đã xuất hiện khá sớm trên lãnh thổ nước ta. Cuộc sống định cư trên các vùng đồng bằng ven sông đã tạo nên những cộng đồng nông nghiệp, những “làng” hay “chạ” của những cư dân có cùng nguồn gốc, tiếng nói. Đất đai do các thành viên của cộng đồng hợp tác khai phá, do đó, theo truyền thống của thời nguyên thủy, thuộc sở hữu chung của cả cộng đồng. Hình thành một khái niệm ruộng chung, ruộng làng hay ruộng công nào đó. Mọi thành viên của cộng đồng đều có trách nhiệm bảo vệ ruộng chung đó, không cho phép các làng, chạ láng giềng lấn chiếm. Trách nhiệm đó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các thành viên nên đồng thời họ cũng tự nguyện cày cấy, trồng trọt và thu hoạch vào ngày mùa. Không ai có quyền chiếm giữ lâu dài một bộ phận ruộng đất nào đó làm của riêng mình. Tuy nhiên, sự phát triển của công cụ sản xuất và kinh nghiệm trồng trọt, cho phép người đứng đầu làng (bộ chính) cùng các “già làng” tiến hành việc phân chia ruộng đất (theo một lệ nào đó) cho các thành viên của làng, để cày cấy và hưởng thụ. Người được chia ruộng chỉ có quyền sử dụng. Ruộng đất vẫn là của làng. Tất nhiên, được chia ruộng thì phải có nghĩa vụ đối với làng: làm thủy lợi, chống ngập lụt, cứu giúp nhau khi có thiên tai, mất mùa, đóng góp phục vụ các việc cần chung v.v… Tuy nhiên, khi nhà nước và quốc gia (Văn Lang - Âu lạc) tồn tại thì cũng hình thành một quan niệm nhất định về lãnh thổ quốc gia do nhà nước quản lý chung, về những công việc chung do Nhà nước điều hành. Đó là cơ sở của cái gọi là sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước, đứng đầu là Vua Hùng hay Vua Thục. Đương thời quan niệm này chưa được xác định. Tóm lại, ở thời Hùng Vương - An Dương Vương, chế độ sở hữu ruộng đất đầu tiên hình thành là sở hữu tập thể làng. Tương ứng với nó là sự tồn tại của hình thức sử dụng ruộng đất theo hồ, bình đẳng và có điều kiện. 2. Thời Bắc thuộc Hơn 1000 năm Bắc thuộc đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong chế độ ruộng đất của người Việt. Làng xã với chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất của nó được duy trì. Nhưng giờ đây, bên trên nó là một chính quyền đã thành thục, có nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề ruộng đất. Quyền sở hữu làng, chạ chịu sự khống chế của chính quyền đô hộ. Nhiều viên quan đô hộ (như Sĩ Nhiếp, Chu Phù, Đào Khản, Đỗ Tuệ Độ, Khâu Hòa, Đựng Hữu v.v…) đã cướp đất của người Việt xây dựng trang trại, bắt nô tỳ người Việt cày cấy. Các triều đại phương Bắc cũng du nhập chế độ ban cấp ruộng đất của Trung Quốc vào nước ta. Hình thành một số điền trang lớn của các viên quan đô hộ. Đồng thời, hàng vạn người Hán được phép di cư sang nước ta cũng họp nhau khai phá đất hoang, xây dựng xóm làng và phân phối ruộng đất theo quan niệm riêng của mình. Tình hình nói trên đã ảnh hưởng đến chế độ ruộng đất ở nước ta, đặc biệt là ở các vùng gần trung tâm của chính quyền đô hộ. Một số quan lang trở thành người giàu có, nhiều thóc lúa, ruộng đất. Sử cũ cho biết Phùng Hưng (lãnh tụ cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa sau thế kỷ VIII) là một nhà hào phú ở đất Đường Lâm (Tùng Thiện - Hà Tây); những năm mất mùa, đói kém, ông thường đem thóc lúa chuẩn cấp cho dân nghèo. Khúc Thừa Dụ (lãnh tụ cuộc khởi nghĩa lớn, giải phóng đất nước đầu thế kỷ X) thuộc một dòng họ lớn lâu đời ở Châu Hồng (Hải Hưng). Làng Dương Xá ở Thanh Hóa vốn là một trang trại của chủ tướng Dương Đình Nghệ (ở thế kỷ X) v.v… Sử cũ cũng cho biết là, sau khi củng cố được chính quyền tự chủ ở đầu thế kỷ X, Tiết độ sứ Khúc Khạo đã thi hành những chính sách tiến bộ về tài chính nhằm “tha bỏ lực dịch và quân bình thuế ruộng”. Như vậy, có thể nói rằng, thời Bắc thuộc đã làm xuất hiện ở nước ta một số hình thức sở hữu ruộng đất mới, sở hữu tối cao của nhà nước, sở hữu tư nhân, dù rằng chưa có tính phổ biến. Trên bước đường phân hóa và phát triển xã hội, những hình thức sở hữu đó sẽ được thừ kế và phát huy. 3. Chế độ ruộng đất thời Lý - Trần (thế kỷ XI, XIV) Các hình thức sở hữu và chiếm hữu ruộng đất chính ở các thế kỷ X - XIV đã hình thành và xác lập chủ yếu dưới thời Lý - Trần (1010-1400). a. Chế độ sở hữu nhà nước: Công cuộc xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế theo hướng phong kiến hóa đã kéo theo sự hình thành và xác lập chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Theo quan niệm chung, tất cả ruộng đất trong nước đều thuộc quyền sở hữu tối cao của vua, thể hiện trong thực tế bằng chế độ thuế. Năm 1011, sau khi định đô ở Thăng Long, vua Lý Thái Tổ hạ lệnh “ đại xá các thuế khóa cho thiên hạ 3 năm”; sau đó năm 1013, định lại phép thu thuế các loại: - Chằm hồ, ruộng đất - Tiền và thóc về bãi dâu - Sản vật ở núi, nguồn v.v… Năm 1242, dưới thời Trần, nhà nước quy định: “nhân đinh có ruộng đất thì nộp tiền, thóc, không có ruộng đất thì miễn cả”. Chế độ thuế là: Có 1-2 mẫu hộp 1 quan tiền. 3-4 mẫu nộp 2 quan tiền 5 mẫu trở lên nộp 3 quan tiền. Thuế ruộng thống nhất 100 thang mẫu (khoảng 160kg). - Trong quá trình phát triển của nhà nước, giai cấp thống trị đã chiếm một số ruộng đất, đạt thành các loại khác nhau. - Ruộng tịch điền: ruộng nghi lễ nhằm khoa học kỹ thuật nhân dân sản xuất và lấy thu hoạch phục vụ các ngày lễ, tết. Loại ruộng này đã có từ thời Lê. - Ruộng sơn lăng: ruộng phục vụ việc xây dựng, sửa chữa và bảo vệ các lăng miếu các vua. - Ruộng quốc khố: ruộng thuộc sở hữu trực tiếp của nhà vua, thu hoạch phục vụ việc chi dùng của dòng họ thống trị. - Ruộng đồn điền: ruộng đất do khai hoang của nhà nước mà có. Địa tô thu được, nộp vào kho công. Ngoài ra, nhà nước có thể dành một số ruộng (do khai hoang) để ban cấp cho những người có công hay cho người thân cận. Nhìn chung: bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước không nhiều. b) Ruộng đất công làng xã: Dưới thời Lý - Trần, ruộng đất công làng xã còn giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống của nhân dân và nhà nước. Nó vẫn thuộc quyền sở hữu của làng xã. Hàng năm, làng xã chịu trách nhiệm thu thuế theo diện tích ruộng đất đã báo cáo và nộp lên cấp trên. Việc phân chia ruộng đất công do làng xã tiến hành theo tục lệ. Tuy nhiên, để duy trì bộ máy quan lại, ngoài việc chi cấp một số tiền, thóc ít ỏi, nhà Lý cũng như nhà Trần đã thực hiện một số hình thức phòng hộ: Thực ấp (hay thực hội): thường ban cho quan lại, gồm một số hộ nhất định theo chức tước để viên quan lại đó thu thuế chi dùng riêng. Các hộ được ban đều là hộ nông dân được chia ruộng công. Thái ấp: một khu vực gồm một hay 2, 3 làng, ban cho một quý tộc có dự quan chức của triều đình. Người quý tọc này trở thành người chủ của thái ấp có quyền thu thuế, tăng giảm thuế ruộng đất và nhân đinh trong thái ấp mình, khi có chiến tranh, chủ thái ấp có thể mộ dân trong vùng để phiên chế thành đạo quân riêng, tự vệ hay tham chiến. Khi chết, nhà nước thường cắt một bộ phận ruộng đất của thái ấp để làm ruộng thờ người chủ. Như vậy, người chủ thái ấp có được ít nhiều quyền chiếm hữu ruộng đất ở thái ấp của mình. Làng xã vẫn là người sở hữu toàn bộ ruộng đất công của làng. c) Ruộng đất tư hữu: Chế độ tư hữu về ruộng đất đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc. Đến thời ký- Trần, nó đã phát triển đáng kể dưới rất nhiều hình thức. Ở nửa đầu thế kỷ XII, nhà Lý đã phải ban hành nhiều điều luật quy định chặt chẽ việc mua bán ruộng đất. Đầu thời Trần, nhà nước khẳng định lại thể lệ làm văn khế ước bán ruộng. Đến thế kỷ XIV thì việc mua bàn ruộng đất đã phổ biến khắp nơi. Hình thức tư hưu phổ biến là tư hữu nhỏ về ruộng đất của nông dân. Loại ruộng đất này thường bắt nguồn từ khai hoang hay mua bán vào những năm đói kém, mất mùa. Hình thức thứ hai là sở hữu địa chủ. Bằng con đường khai hoang, mua bán hay được phong cấp, nhiều nhà giàu, quan lại đã trở thành địa chủ. Bia chùa Báo Ân (Hà Bắc) ghi công một người họ Nguyễn mua 126 mẫu ruộng cúng cho nhà chùa. Bia chùa Quỳnh Lâm (Hải Hưng) ghi tên Hoa Lưu cư sĩ cúng cho nhà chùa 20 mẫu ruộng. Bia chùa Keo (Thái Bình) ghi tên công chúa Tiểu Auan (nhà Trần) cúng cho chùa 100 mẫu ruộng v.v… Sử cũ ghi, một viên quan thời Trần là Đặng Táo được vua ban 20 mẫu ruộng, một vị tướng có công là Dương Ngang được thưởng 30 mẫu ruộng, nhiều cung phi được vua ban ruộng đất ở quê nhà v.v.. Sử và tài liệu địa phương cũng nói đến nhiều địa chủ đã góp thóc lúa nuôi quân trong thời kháng chiến chống Nguyên - Mông. Hình thức thứ ba là sở hữu điền trang: Từ cuối thời Bắc thuộc, một số điền trang đã hình thành trên đất Bắc, nhưng rồi dần dần bị xóa bỏ. Chế độ sở hữu điền trang được tái lập vào cuối thời nhà Lý (đầu thế kỷ XIII) và phát triển ở thời Trần, chủ yếu trong bộ phận quý tộc. Điền trang ra đời trên cơ sở khai hoang, thường là một vùng đất rộng từ 100 - 300 mẫu. Sử cũ chép: năm 1266, vua Trần cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã được mộ dân phiêu tán làm nô tỳ đi khai hoang lập làm tư trang. Như vậy, khác với ruộng đất của địa chủ (chủ yếu phát canh thu tô), điền trang quý tộc thường do nông no cày cấy, gặt hái. Tuy nhiên, sản xuất ở điền trang thời Trần vẫn là sản xuất nhỏ của các hộ nông nô. Một hình thức sở hữu ruộng đất khác, mang tính tư hữu là ruộng đất nhà chùa. Bấy giờ các nhà chủa lớn như chùa Quỳnh lâm, chùa Keo, chùa Phật Tích v.v… đều là các chủ ruộng lớn. Diện tích ruộng đất thuộc sở hữu của các chùa đó len đến 2 - 3000 mẫu. Ruộng chùa cũng do nông nô cày cấy. Tóm lại, ở thời Lý - Trần, các hình thức sở hữu và chiếm hữu khác nhau, từ sở hữu làng xã cổ truỳn cho đến chế độ tư hữu điền trang đều tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại của các hình thức quan hệ sản xuất khác nhau. II. CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT Ở THẾ KỶ XV-XVIII 1. Sự biến chuyển của tình hình xã hội Từ giữa thế kỷ XIV, chế độ sở hữu lớn, tư nhân ngày càng phát triển. Mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Nhân dân cùng khổ, nhiều người phải bán mình, bán con làm nô tỳ cho các thế gia. Nông dân nhiều nơi nổi dậy, giương cao khẩu hiệu “chẩn cứu dân nghèo”. Trước tình hình đó, tể tướng nhà Trần là Hồ Quý Ly đã thực hiện một cuộc cải cách về chế độ ruộng đất: hạn điền và Hạn nô. Hàng loạt điền trang bị xóa bỏ. Hàng loạt địa chủ lớn bị xén bớt ruộng đất. Số lượng nô tỳ giảm xuống. Tuy nhiên, cuộc cải cachs của Hồ Quý Ly chưa kịp phát huy tác dụng thì Đại Việt bị quân Minh xâm chiếm và đô hộ. Một lần nữa, chế độ ruộng đất ở nước ta bị xáo trộn. Bằng cuộc chiến đấu hàng chục năm trời, năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn cùng nhân dân ta mới đánh đuổi được quân xâm lược, giải phóng Tổ quốc. Lãnh tụ tối cao của nghĩa quân là Lê Lợi lên làm vua, thành lập nhà Lê (năm 1428). 2. Chế độ ruộng đất ở thế kỷ XV Sự thay đổi của tình hình xã hội đã dẫn đến sự hình thành của một giai đoạn mới tỏng chế độ ruộng đất, mở đầu với thế kỷ XV. Ngay sau khi thành lập, nhà Lê ban hành lệnh đo đạc ruộng đất và lập sổ ruộng ở các làng (địa bạ). Công cuộc khẩn hóa cũng được tiến hành khẩn trương. Trên cơ sở những kết quả đạt được, nhà Lê đã thi hành một loạt chính sách về ruộng đất. Những chính sách này đến các năm 70 của thế kỷ XV thì hoàn thiện. a) Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước. Giờ đây, nhà nước đã có trong tay rất nhiều ruộng đất hoang hóa đã sung công. Với số ruộng đất đó, nhà nước mở rộng việc phong cấp các công thần, quan lại, thân thuọc dưới các hình thức: - Ruộng công thần: Ruộng phong cho những người có công lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn (khoảng hơn 200) với diện tích từ 300 - 500 mẫu. Phần lớn ruộng công thần ban đầu là ruộng bỏ hóa, không chủ. Sau khi mộ người phục hóa xong, số ruộng này gần như thuộc sở hữu của vị công thần. - Ruộng lộc: ngoài số tiền lương, các quan lại, quý tộc được ban số ruộng, gọi là ruộng lộc. Ruộng lộc chia làm hai loại: loaj thế nghiệp, nghĩa là được truyền lại cho con cháu, chủ yếu ban cho các quý tộc con cháu nhà vua hoặc các công thần được phong tước (công, hầu, bá). Người được ban nhiều nhất là Thân vương (Hoàng tử): 640 mẫu; người được ít nhất là qun Tòng tứ phẩm: 39 mẫu, Loại thứ hai là ruộng ân từ, được hưởng khi đương chức: Thân vương được cấp 1000 mẫu; Tòng tứ phẩm 15 mẫu. Ngoài ra còn có đất thế nghiệp và đất bãi. Ruộng lộc cấp cho cả công chúa, các bà phi, các cung nữ. Như vậy lộc điền là một loại ruộng thuộc chiếm hữu tư nhân có thời hạn hoặc không có thời hạn. Hết thời hạn đó, người được hưởng phải giao tả cho nàh nước và nhận một diện tích ruộng tế. - Ruộng đồn điền: từ năm 1462, nhà Lê đã cho thành lập một số sở đồn điền ở các địa phương, mộ dân khai hoang lập thành những khu ruộng của nhà nước. Cho đến năm 1481, nhà nước đã có 43 sở đồn điền. - Ruông cơ quan: ngoài các loại ruộng kể trên, nhà nước cũng để lại một số ruộng cho các cơ quan ở trung ương cũng như ở địa phương. Như vậy, ở thế kỷ XV, nhà nước đã trở thành người chủ thực sự một diện tích ruộng đất khá lớn, hàng chục vạn mẫu. b. Ruộng đất làng xã: Ở thế kỷ XV, nhà nước tiến một bước tấn công và chế độ sở hữu ruộng đất làng xã. Chính sách quân điền được ban hành và thực hiện thống nhất trong cả nước. Theo chính sách đó, cứ 6 năm một kỳ, các quan phủ, châu, huyện phải thân hành xuống các xã kiểm xét lại việc đo đạc, phân loại ruộng đất, tính số người và tiến hành việc phân chia ruộng công. Tất cả mọi người trong xã, từ phụ nữ góa chồng, người bị tàn phế, con mồ côi, vợ chống người bị tù tội cho đến quan lại tam, tứ phẩm đều được chia ruộng. Đối với quan từ tứ phẩm trở lên, nếu đã có lộc điền rồi thì thôi cấp ruộng khẩu phần ở xã. Ruộng công xã nào, dân xã ấy hưởng, ở những xã có ít ruộng công chỉ những người không có hay ít ruộng mới được chia. Như vậy, nói chung, các làng, xã có ruộng đất công không được quyền phân chia theo tục lệ riêng nữa. Quyền sở hữu ruộng đất công của làng xã bị tước đoạt. Ruộng đất công giờ đây đã thuộc sở hữu nhà nước và các chức quan cấp phủ, huyện phải có trách nhiệm theo dõi, đo đạ vàthực hiện chính sách quân điền của nhà nước. Mất quyền sở hữu ruộng đất công, làng xã tìm cách mở rộng bộ phận ruộng đất ít ỏi do người làng cúng để được tế giỗ hàng năm cũng như tranh thủ đảm nhận việc quản lý ruộng đất của nhà chùa. Hình thành các loại ruộng hậu (hậu thần, hậu phật) do làng quản lý, sử dụng mà không phải nộp thuế cho nhà nước. c. Chế độ tư hữu và ruộng đất: Hình thức sở hữu điền trang tàn dần cùng với chế độ nô tỳ. Trong lúc đó, chế độ tư hữu của địa chủ ngày càng phát triển. Các vương hầu, các công thần, các quan cao cấp nhờ sự phong cấp của nhà nước mà trở thành địa chủ. Nhiều người mộ dân nghèo khai hoang và xin phép nhà nước biến ruộng đất khai phá được thành ruộng tư. Bằng cách đó, nhiều địa chủ quan lại có đến 2000 - 5000 mẫu ruộng. Tuy nhiên, số ruộng đất đó thưởng rải ra ở nhiều huyện, xã, đôi lúc rất xa nhau. Đồng thời, thông qua việc mau bán ruộng đất, chiếm đoạt ruộng công, khai hoang, số địa chủ thường cũng tăng lên. Pháp luật nhà Lê đã nêu lên hàng loạt hiện tượng “nhà quyền quý chiếm đoạt ao hồ, ruộng đất của lương dân, nhận càn ruộng đất”, “cưỡng tranh ruộng đất của người khác”, “lạm chiếm ruộng công không theo điều chế” v.v…. Sang đầu thế kỷ XVI, chế độ tư hữu ruộng đất phát triển mạnh mẽ gây nên cả một loạt khó khăn cho nhà nước cũng như nhân dân, trở thành một trong những nguyên nhân suy sụp của nhà Lê. 3. Tình hình ruộng đất ở các thế kỷ XVI - XVIII Nhà Lê sơ đổ, đất nước rơi vào tình trạng chiến tranh giữa các phe phái phong kiến. Cuối cùng, vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, việc cắt đất nước làm hai miền: Đàng ngoài và Đàng trong, hoàn thành. Các hình thức sở hữu và chiếm hữu ruộng đất tồn tại ở giai đoạn trước tiếp tục phát triển dưới những dạng khác nhau ở hai miền. - ở Đàng Ngoài (từ bắc Quảng Bình trở ra), vùng đất cũ của nhà Lê, ruộng đất công của nhà nước ngày càng bị thu hẹp. Chúa Trịnh phải bỏ phép Lộc điền và giảm bớt ruộng đất của các công thần, các cơ quan. Một số thôn xóm hay bô phận ruộng đất công làng xã bị biến thành đất tạo lệ của nhà nước. Dân ở đây cày ruộng nộp thuế trực tiếp cho cơ quan địa phương. Đã có lúc nhà nước bỏ mặc cho dân các xã hực hiện việc phân chia ruộng đất công theo tục lệ riêng. Nhưng do bọn cường hào địa phương hoành hành quá, dân nghèo nhiều nơi nổi dậy chống đối, năm 1711,v chúa Trịnh lại phải ban hành phép quân điền mới. Theo phép quân điền này, nhà nước cho phép dân hoặc xã cầm cố ruộng công khi có việc cần. Điều này tạo cơ sở pháp lý cho việc “biến công vi tư”: “Trống chùa ai đánh thì thụng Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng” Mặt khác để nuôi một đạo quân thường trực 4 - 5 vạn người, chúa Trịnh đã thi hành chế độ ruộng lính. Mỗi người lính thường được cấp 5 - 7 mẫu ruộng công. Ruộng đất công càng bị thu hẹp. Trong lúc đó ruộng đất tư hữu liên tục phát triển. Đến đầu thế kỷ XVIII, tình trạng tập trung ruộng đất vào tay địa chủ đã đạt mức cao. Nhà bác học thế kỷ XVIII là Lê Quý Đôn đã nhận thấy: “Bà Bổi ở Tứ Kỳ (Hải Hưng) Hương Trật ở Đường An (Hải Hưng), Huyện Lân ở Thien Bản (Nam Hà), Cống Trung ở Thanh Quan (Thái Bình). Năm Chính Hòa 20 (1699) người nào cũng khởi gia giầu dữ, vàng bạc, tiền thóc kể có ức vạn, đất nhiều ruộng tốt ở khắp một phương”. Chúa Trịnh Cương cũng từng nhận định: “Hồi gần đây, chỉ có ruộng công phải đánh thuế, nên lâu dần, ruộng tư lọt hết vào nhà hào phú đến nỗi những người nghèo ở xóm làng đều không có đất cắm dùi”. Trước tình hình đó, chúa Trịnh ban hành chính sách thuế ruộng tư vào năm 1723. Mức thuế thấp, chỉ bằng 1/4 hay 1/3 thuế ruộng công. Tác dụng của chính sách đó không đáng là bao vì thuế mà ít hay nhiều đều do tá điền nộp. Vào cuối thế kỷ XVIII, viên quan địa phương là Ngô Thời Sĩ đã tâu lên triều đình: “Những nhà hào mục và dân giàu có khi lợi dụng ruộng bỏ hoang của dân phiêu tán, phá liền bờ đi mà khai khẩn làm ruộng tư… Ruộng công thì lâu năm không còn vết tích gì cũng bị họ đem bán đi, có khi họ còn ẩn giấu ruộng đất công… cày cấy làm giàu” và theo chính quyền Nguyễn thông báo, “đến cuối đời Lê thì bọn cường hào kiêm tính ruộng đất mỗi ngày một quá”. Để giành lại một phần ruộng đất, các làng xã đua nhau phát triển lệ nhận ruộng cúng (hậu thần) của các nhà giàu. Bằng cách đó, nhiều làng nhận được khá nhiều ruộng đất: - Xã Lại An (Đan Phượng - Hà Tây)1 47 mẫu 6 sào - Xã Xuân Tảo (Từ Liêm - Hà Nội) 44 mẫu 4 sào - Xã Phù Ninh (Từ Sơn - Hà Bắc) 67 mẫu 8 sào - Xã Xuân Lai (Thọ Xuân - Thanh Hóa) 43 mẫu 8 sào - Xã Đông Ngạc (Từ Liêm - Hà Nội) 41 mẫu 8 sào Loại ruộng này thuộc sở hữu làng, xã, tuy phải nộp một khoản thế nhỏ. Nhiều dòng họ cũng nhân đó lập đền thờ họ và để ruộng họ, đôi khi bao gồm cả ruộng tế, ruộng mộ của viên quan được nhà nước ban cấp. Nhìn chung, ở các thế kỷ XVI - XVIII, chế độ công hữu ngày càng suy giảm và chịu sự chi phối của bọn cường hào, địa chủ làng xa; trong đó có ruộng đất tư ngày càng mở rộng. Nhưng phần lớn ruộng đất tư nằm trong tay các quan lại và mang tính phân tán. - ở Đàng trong: Lãnh thổ mở rộng dânhà văn vào đất Nam Bộ ngày nay. Hình thành hai khu vực lớn có chế độ ruộng đất khác nhau: khu vực bắc (vùng đất từ Khánh Hòa, Phú Yên Quảng Bình) tồn tại các hình thức sở hữu ruộng đất: Ruộng công làng xã do làng xã quản lý và phân phối theo lệ riêng, nộp thuế cho nhà nước (chúa Nguyễn). Ruộng của chúa: quan điền trang và quan đồn điền với tổng diện tích là 8.018 mẫu, rải ra ở hai dinh Thuận Hóa và Quàng Nam. Ruộng tư của nhân dân. Khu vực nam (từ Khánh Hòa vào Nam) là vùng đất mới. Để khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long ruộng lớn, chúa Nguyễn cho phép biến tất cả ruộng đất khai phá được thành ruộng tư. Do đó, bên cạnh chế độ tư hữu nhỏ của nông dân tự canh (chủ yếu là dân lưu tán) là hàng trăm hộ địa chủ giàu có, “mỗi nhà có 50, 60 điền tô, 300 - 400 con trầu bò, cày bừa, cất gặt không lúc nào rỗi”, nhờ đó mà “từ cửa biển đến đầu nguồn, đi sâu, bảy ngày, hết thảy đều là ruộng đồng bát ngát”. Theo tính toán của nhà nước đầu thế kỷ XIX, ở đây có đến 26.750 khoảnh ruộng, tương đương khoảng 600.000 mẫu. III. CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT Ở THẾ KỶ XIX DƯỚI THỜI NGUYỄN Phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra vào năm 1771 ở Đàng Trong, lần lượt đánh đổ các chính quyền đang thống trị, thống nhất đất nước. Triều đại nhà Nguyễn (Tây Sơn) được thành lập, nhưng trấn trị chủ yếu ở vùng Bắc Việt Nam, từ Quảng Nam ra Bắc. Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi, triều đại Tây Sơn (chủ yếu là thời quang Trung) chỉ có thể góp phần khôi phục sản xuất, đo đạc lại ruộng đất. Chế độ ruộng đất chưa có gì thay đổi đáng kể. Năm 1802, quân Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn (Gia Long) thống trị trên toàn bộ đất nước. Vấn đề ruộng đất được đặt ra cấp thiết vì nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ yếu. Năm 1805, nhà Nguyễn cho các xã lập lại địa bạ. Tiếp đó các năm 1832 - 1836 nhà Nguyễn lại mở rộng hơn nữa việc lập địa bạ ở các làng xã. Bằng cách đó, nhà nước đã thống kê được toàn bộ ruộng đất đang cày cấy trong cả nước. Tổng diện tích ruộng đất: 3.949.255 mẫu (khoảng năm 1836) trong đó, tổng diện tích ruộng: 3.396.584 mẫu. Tổng diện tích đất: 552.671 mẫu. Riêng về ruộng, tổng diện tích ruộng công chỉ còn: 580.363 mẫu, tức là khoảng 17%, ngoài ra còn hơn 1 triệu mẫu ruộng đất bỏ hóa. Vào giữa thế kỷ XIX, tuy có phục hóa và khẩn hoang thêm được một số ruộng đất, nhưng tình hình vẫn khó khăn. Theo Thượng thư Bộ hộ là Hà Duy Phiên: “Thừa Thiên, Quảng Trị ruộng công nhiều hơn ruộng tư, Quảng Bình thì ruộng công ruộng tư bằng nhau. Còn các hạt khác thì ruộng tư nhiều mà cuộng công ít, tỉnh Bình Định lại càng ít hơn…”. 1. Chế độ công hữu về ruộng đất Đối với bộ phận ruộng công làng xã ít ỏi còn lại, nhà nước cố gắng duy trì bằng cách “cấm ngặt việc bán ruộng công”, “lập đồn điền khai hoang và cho lập thành làng”, chuyển ruộng đồn điền trước đây thành ruộng công làng xã”. Trên cơ sở đó đạc lại ruộng đất, nhà nước ban hành chính sách quân điền mới. Ruộng đất công được chia cho tất cả, từ quan lại cao cấp đến dân thường. Tuy nhiên đến năm 1840, do phản ứng của xã dân, nhà nước buộc phải chia đều ruộng đất công làng xã cho mọi dân đinh và quan lại. Nhà nước cũng lấy một số ruộng để ban cấp cho binh lính (từ 7 sào - 9 sào). Đất hoang do dân khẩn được, cho phép biến một nửa thành tư, số còn lại là ruộng công. Dồn điền được thành lập nhiều nơi, chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Một biện pháp mạnh dạn được thực hiện: cuộc cải cách ruộng đất ở Bình Định, Nhà nước đã tịch thu 50% ruộng đất tư để biến thành ruộng đất công. Tuy nhiên, do kết quả hạn chế, nên, sau khi cải cách xong, Nhà Nguyễn không tiếp tục làm ở các tỉnh khác. Sự thực thì việc duy trì ruộng đất công nói trên của nhà nước Nguyễn chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề thuế và nhân lực. Diện tích ruộng đất công ít ỏi, không còn có tác dụng mấy đối với việc giải quyết đời sống cho nhân dân. 2. Ruộng đất tư hữu Những cuộc đấu tranh của nông dân liên tục từ cuối những năm 30 của thế kỷ XVIII đầu những năm 30 của thế kỷ XIX đã làm thay đổi quan niệm của giai cấp địa chủ. Theo những địa bạn Minh Mạng (làm khoảng năm 1831- 1832) còn lại, mục đầu tổng diện tích ruộng đất tư hữu tăng lên so với trước (chủ yếu ở vùng đất từ Hà Tĩnh trở vào, hầu như không có nhưng đại địa chủ cỡ ngàn mẫu ruộng. Phần lớn địa chủ chỉ sở hữu từ 10 - 30 mẫu, rải rác có một số người chiếm trên 100 mẫu. Người giàu ruộng đất nhất, như một địa chủ ở làng Đại Hữu (Gia Viễn -Ninh Bình) có gân 400 mẫu ruộng. Cũng như ở giai đoạn trước, ruộng đất tư hữu địa chủ không tập trung, thậm chí ở một làng. Như vậy, phần lớn chủ ruộng là nông dân tư hữu nhỏ. Tình hình ở Bình Thuận - Nam bộ (được đo đạc một cách chung chung) có khác ít nhiều. Năm 1839, Minh Mạng ra dụ khuyến khích các địa chủ lớn hiến bớt ruộng đất cho nhà nước làm ruộng công. Từ đó ở đất Nam Bộ mới có ruộng công (trừ các đồn điền binh cũ). Tuy nhiên, theo một số trường hợp cụ thể còn ghi lại, số địa chủ lớn ở đây cũng không nhiều, diện tích sở hữu không quá 300 mẫu (người nhiều nhất). Đặc điểm của chế độ ruộng đất ở đây là sự hình thành của hệ thống miệt vườn với diện tích khá lớn. Tóm lại, trong những thế kỷ X-XIX, trên đất nước ta diễn ra một quá trình phát triển của chế độ ruộng đất mà hướng chung của nó là phong kiến hóa, chế độ sở hữu làng xã cổ truyền từng bước bị xâm phạm và cuối cùng bị xóa bỏ trước sự tấn công của chế độ tư hữu và chế độ sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, do tình chất lâu đời và bền vững của mình, làng xã liên tục đấu tranh để bảo vệ ít nhiều quyền chi phối và quản lý ruộng đất công, duy trì một bộ phận của nó dưới một dạng khác. Chế độ sở hữu nhà nước xuất hiện muộn hơn, đã vươn lên với quyền làm chủ đất nước của nhà nước quân chủ, có lúc giành được quyền chi phối toàn bộ ruộng đất trong nước, một điều kiện cơ bản của sự thống nhất đất nước. Nhưng rồi, do thiếu khả năng bảo vệ diện tích ruộng đát công ngày càng giảm thiểu nghiêm tọng mà quền của nhà nước cũng bị thu hẹp lại trong phạm vi thuế khóa. Trong lúc đó, chế độ tư hữu ruộng đất phát triển mạnh mẽ liên tục. Đã có lúc hình thành hình thức sở hữu tập trung, cũng đã có thời hình thành chế độ sở hữu rất lớn về ruộng đất, nhưng cuối cùng do sự chi phối của tính phân tán, của làng xã, của các cuộc khởi nghĩa nông dân…, nhưng hình thức nói trên đều bị xóa bỏ, hình thức sở hữu riêng Bắc Kỳ đã có 155 đồn điền Pháp. Số đồn điền này ngày càng tăng và mở rộng. Một vài ví dụ: - Gobe (Gobert) chiếm 11.720 ha ở Bắc Ninh. - B.Mepphơrơ (Meiffre) chiếm 9000 ha ở vùng sông Đa.f - Macti (Marty) chiếm 4000 ha ruộng đất của 22 làng ở Gia Lậ, Văn Giang, Văn Lâm. Trong số 155 đồn điền ở Bắc Kỳ có đồn điền rộng 6.900ha, 7.500ha và thậm chí 8.515 ha. Tuy nhiên, cho đến năm 1931, tổng diện tích đồn điền (đất nhượng) và đất chiếm đoạt của thực dân Pháp (bao gồm giáo sĩ Thiên chúa giáo, vô quan, quan thực dân) được cày cấy, trồng trọt chỉ chiếm 439.767 ha. Trong số này có 285.900 ha ruộng lúa, 99.678 ha trồng cao su, 10.700 ha trồng cà phê v.v… 3. Chế độ sở hữu lớn, tư nhân về ruộng đất Để tạo nên nguồn thóc gạo lớn cần cho xuất khẩu, bên cạnh chế độ đồn điền hay đất cướp đoạt của người Pháp, chính quyền thực dân còn ra sức ban cấp ruộng đất cho số tay sai hay địa chủ người Việt. Chế độ sở hữu tư sản về ruộng đất được du nhập; nhà nước đô hộ bảo vệ quyên sở hữu đó của cá nhân. Năm 1909, chính quyền thực dân đã cấp cho địa chủ Nam Kỳ 18.000 ha ruộng đất (trong đó riêng Đỗ Hữu Phương được cấp 2223 ha) để hình thành 265 đồn điền. Năm 1911, số địa chủ này chiếm thêm được 20.000 ha. Nhiều địa chủ, viên chức của chính quyền thực dân mộ người khai hoăng hoặc mua lại với giá rẻ đất khai hoang của những nông dân nghèo, để mở rộng ruộng đất chấp chiếm của mình. Do đó, vào khoảng 1930 - 1931, riêng Nam Kỳ đã có 244 địa chủ có trên 500 ha ruộng đất (trong đó Rạch Giá có 50 người, Bạc Liệu có 47, Cần Thơ có 23 v.v…) Về mặt diện tích, số địa chủ chiếm trên 100 ha chiếm 31,8% ruộng đất ở Tân An, 37,2% ở Cần Thơ và 52,5% ở Bạc Liêu. Năm 1943, tổng diện tích ruộng đất của địa chủ Nam Kỳ lên đến 1.253.773 ha (khoảng 60% tổng diện tích cày cấy). Có thể điểm một vài đại địa chủ: - Hội đồng Hồng Chợ lớn 11.000ha - Huỳnh Thiên Lộc Rạch Giá 12.000 ha - Trần Trình Trạch Bạc Liêu 17.000 ha - Nguyến Hữu Nghĩa Long Xuyên 18.000 ha - Những địa chủ này duy trì lâu dài hình thức bóc lột địa tô kiểu phong kiến - hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, và rất nặng, khoảng từ 60 - 80% thu hoạch. - Với mức bóc lột đó, có địa chủ bán ra thị trường từ 5000 - 30.000 giạ lúa/năm, có địa chủ ở Châu Đốc bán ra 70.000 giạ lúa/năm, trường hợp đặc biệt có địa chủ ở Long Xuyên bán đến 300.000 giạ lúa/năm (1 giạ lúa = 20kg). Chính người Pháp, chủ các đồn điền trồng lúa cũng cho rằng phương thức bóc lột địa tô phong kiến là thích hợp và họ đã làm như vậy, ở Trung và Bắc Kỳ, số địa chủ lớn ít hơn, mặc dầu được thực dân Pháp khuyến khích, ở Trung Kỳ trong số 655.014 chủ ruộng, có 51 chủ trên 100 mẫu (gần 50ha), ở Bắc Kỳ trong số 964.490 chủ ruộng có 262 chủ trên 100 mẫu (36 ha). Nếu giả định rằng một hộ có 10 mẫu ruộng trở lên là địa chủ thì, trong số chủ ruộng nói trên, ở Bắc Kỳ có 21.795 người, ở Trung Kỳ có 8.932 người (theo thống kê năm 1930 của một nhà kinh tế học Pháp: Y.Henry). Tuy nhiên không phải tất cả đều phát canh thu tô. Chẳng hạn ở Bắc Kỳ, khoảng 12.000 chủ cho lĩnh canh ruộng đất. Trên cơ sở điều tra thực địa ở một vài nơi, một tác giả khác (P.Gourou) phát hiện rằng: ở Bắc Ninh (Hà Bắc) có người khai ở địa bạ 933 mẫu, nhưng trong thực tế lại làm chủ thêm 2000 mẫu; hoặc nhân một trận lụt năm 1929, một địa chủ thầu việc sửa đê ở Bắc Ninh đã mau được 2000 mẫu ruộng v.v… Mặc dầu vậy, có thể thấy sự diễn biến của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở Nam Kỳ vàTrung - Bắc Kỳ tuy đều mang tính phong kiến, song không giống nhau. 4. Ruộng đất công làng xã Theo thống kê của các nhà kinh tế nói trên, có thể thấy rằng, không phải mọi người dân nông thôn đều có ruộng đất tư hữu. Năm 1930, ở Bắc Kỳ có khoảng 8 triệu dân nhưng chỉ có 960.000 người có ruộng tư (từ 1; 2 sào trở lên), ở Nam Kỳ với 4,5 triệu dân chỉ có 255.000 người có ruộng v.v… vấn đề ruộng đất công làng xã tất nhiên rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng theo thống kê đương thời, tổng diện tích ruộng đất công còn khoảng 10% tổng diện tích toàn bộ ruộng đất, trong đó: - Ở Bắc kỳ , ruộng công khoảng 20% - Ở Trung Kỳ, ruộng công chiếm khoảng 25,5%. - Ở Nam Kỳ, ruộng công chiếm khoảng 2,7% Việc phân chia ruộng đất công giờ đây gần như do kỳ hào làng xã quyết định. Có làng còn giữ được cách phân chia truyền thống, nhưng có làng, do ruộng công còn quá ít hoặc ít, kỳ mục đem đấu thầu thu tiền, thóc và chi tiêu vào “việc công”, dân đinh không được hưởng tý gì; có làng chi hẳn cho dân đinh sau khi đã khấu bớt một phần đáng kể v.v… Như vậy, trong khoảng 80 năm thuộc Pháp, chế độ ruộng đất có nhiều thay đổi đáng kể. 1/5 ruộng đất trồng trọt rơi vào tay người Pháp, chủ yếu dưới hình thức đồn điền. Chế độ tư hữu lớn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở Nam Kỳ, những hình thức sở hữu vẫn chủ yếu là phong kiến (phát canh thu rô). Hình thức này vừa phù hợp với nhu cầu thu mua thóc gạo xuất khẩu, vừa phù hợp với ý đồ kìm giữ Việt Nam lại trong vòng phong kiến lạc hậu của thực dân Pháp. Trong lúc đó, chế độ sở hữu công cộng của làng xã bị cường hào, địa chủ làng xã chi phối, không còn có tác dụng gì quan trọng như các thời xa xưa nữa. KẾT LUẬN Lược qua lịch sử chế độ ruộng đất ở nước ta trước 1945, chúng ta có thể rút ra một số kết luận chính sau đây: - Cùng với sự xác lập làng, chạ và sự ra đời cảu nhà nước đầu tiên trên đất Việt Nam, chế độ sở hữu ruộng đất làng xã cũng hình thành. Đó là hình thức sở hữu ruộng đất đầu tiên trong lịch sử, tiếp tục được duy trì lâu dài cho đến trước cải cách ruộng đất 1953-1956. - Sự duy yếu và thu hẹp dần của chế độ sở hữu làng xã về ruộng đất là một tất yếu lịch sử. Xã hội càng phát triển thì các hình thức khác nhau của chế độ sở hữu nhà nước và tư nhân ngày càng được củng cố và mở rộng. Có một thời, do mong muốn tập trung quyền lực vào tay nhà nước trung ương, giai cấp thống trị đã cố gắng nâng chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất lên vị trí chi phối. Tuy nhiên, sự lấn dần tất yếu của chế độ tư hữu và sự đấu tranh của làng xã đã làm phá sản mong muốn nói trên. Không chỉ nhà nước quân chủ phong kiến chịu bó tay trước cuộc đấu tranh đó mà chính quyền thực dân cũng chỉ sử dụng quyền tuyệt đối của mình để cướp ruộng đất chứ không can thiệp vào các chế độ sở hữu nói trên. - Trong những thế kỷ hùng mạnh của chính quyền trung ương, đã có nhiều chính sách ruộng đất đáng lưu ý, có tác dụng nhất định trong sự nghiệp củng cố thống nhất đất nước. Đó là những bfi học bổ ích cần suy nghĩ. - Chế độ tư hữu về ruộng đất ra đời muộn, nhưng đã chiến thắng tất cả. Cho đến đầu thế kỷ XX, gần 90% ruộng đất đã thuộc phạm trù tư hữu. Cần thấy rõ sự khác nhau về quy mô sở hữu giữa thời kỳ độc lập, tự chủ và thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, để từ đây có thể hiểu nguyện vọng “người cày có ruông” mà Đảng ta đã nêu lên cũng như ý nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất sau này. - Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công rực rỡ, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Trên bước đường xây dựng xã hội mới, dvc ta đã lần lượt xóa bỏ các hình thức sở hữu ruộng đất cũ để sau đó tiến hành cuộc cải cách ruộng đất. Trên miền Bắc (cũ) 81 vạn ha ruộng đất được chia cho nông dân (2.104.100 hộ) với tính cách mạng ruộng đất tư hữu. Không lâu sau đó, từ các năm 1958 - 1959, công cuộc hợp tác hóa lại bắt đầu, nhằm nhanh chóng hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn (chủ yếu về quan hệ sản xuất); phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ; giải phóng miền Nam ,thống nhất Tổ quốc. Chế độ sở hữu tập thể (hợp tác xã) ra đời, tồn tại song song với chế độ sở hữu nhà nước. Và giờ đây, với “Luật đất đai” (1993), vấn đề ruộng đất tiếp tục đặt cho chúng ta những điều suy nghĩ mới. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn- Về chương trình phát thanh tiếng Thái VOV4.doc
Luận văn liên quan