Luận văn Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

Lịch sử xã hội loài người nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng đã chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của phụ nữ. Trong bất kỳ cương vị nào, phụ nữ cũng luôn tỏ rõ năng lực của mình. Thấy rõ vai trò, vị trí của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, Đảng và Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới cũng khẳng định: "Phụ nữ Việt Nam có truyền thống vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển, kinh tế, xã hội. Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người." Đây không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và đánh giá đúng vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam. Do đó, việc bảo vệ người phụ nữ, tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát triển, lôi cuốn phụ nữ Việt Nam tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội là cần thiết và không thể thiếu được, là yêu cầu của một xã hội hiện đại, văn minh và phát triển.

pdf126 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hường cần có một phòng tư vấn để tiến hành công tác tư vấn nhằm giải quyết vấn đề bạo lực cho địa phương. Các thành viên trong nhóm ngăn chặn bạo lực có trách nhiệm tìm cách tiếp cận phù hợp để tư vấn, hoà giải và giải quyết mâu thuẫn. Bên cạnh đó cũng khuyến khích sự can thiệp, hoà giải ở gia đình, dòng họ. - Xử lý theo pháp luật: Chính quyền phải xử lý một cách nghiêm minh những người có hành vi bạo lực đối với phụ nữ tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm để không bỏ lọt, bao che, dung túng cho hành vi bạo lực từ đó dẫn đến tình trạng có tâm lý coi thường pháp luật. Việc xử lý kịp thời, nghiêm khắc có tác dụng giáo dục và răn đe đối với người vi phạm đồng thời với những người khác trong cộng đồng. - Theo dõi, giám sát để hành vi bạo lực gia đình không tái diễn: Đối với các đối tượng đã từng có hành vi bạo lực với phụ nữ thì mạng lưới ngăn chặn bạo lực cần thực hiện những hoạt động có tính giáo dục trực tiếp để họ không tái diễn. 1.2.2.2. Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở tư vấn, cơ sở hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình Bên cạnh việc xây dựng mạng lưới chuyên trách ngăn chặn bạo lực gia đình, để hoàn thiện cơ chế xã hội phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, cần mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở tư vấn và hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời thực hiện xã hội hoá trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, dạy nghề, văn hoá, văn nghệ, thể thao. Số lượng và chất lượng hoạt động của các cơ sở tư vấn và hỗ trợ phải được tăng cường. Các cơ sở tư vấn và hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập và giải thể theo sự hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Các cơ sở tư vấn, hỗ trợ sẽ giúp người phụ nữ nâng cao nhận thức của mình về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, thấy được mình là đối tượng được pháp luật bảo vệ, biết cách bảo vệ mình trước bạo lực gia đình đồng thời bảo vệ, hỗ trợ người phụ nữ khi họ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Các cơ sở tư vấn và hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình còn có vai trò tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình. . 1.2.2.3. Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực hoạt động của cả xã hội trong sự phối kết hợp chặt chẽ Trong thực tế xã hội, ở nhiều địa phương, khi nạn nhân cần sự giúp đỡ của chính quyền thì nhiều cơ quan chức năng vẫn chỉ muốn "bình thường hoá" những xung đột trong gia đình, không quan tâm giải quyết đơn thư, lơ là công tác giám sát, giải quyết các vụ bạo lực gia đình. Đã đến lúc cần xã hội hoá vấn đề phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, tổ chức trong xã hội, cần xác định được trách nhiệm của mình đối với vấn đề vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình không còn là vấn đề riêng của mỗi gia đình để mỗi gia đình tự đóng cửa bảo nhau mà là vấn đề chung của xã hội, cần sự chung tay của cả xã hội. Có như vậy, việc phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình mới đạt được hiệu quả thiết thực. Mỗi cá nhân trong xã hội sẽ là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phòng, chống vi phạm pháp luật mà hổng mắt xích nào trong mạng lưới đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc đấu tranh chống lại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Vì thế phải nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan nhà nước, mỗi tổ chức xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Mỗi cá nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức , người có thẩm quyền. Mỗi gia đình phải giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới...; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ chấm dứt hành vi bạo lực, chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. Các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình: Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ, cơ quan ngang bộ; uỷ ban nhân dân các cấp cần làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình để đạt được hiệu lực và hiệu quả. Đặc biệt, các cơ quan bảo vệ pháp luật: cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát cần phát huy vai trò tích cực, chủ động của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình để mỗi hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được phát hiện sớm và bị xử lý theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; không bao che, dung túng, xử lý không nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình để tránh tình trạng coi thường pháp luật, tiếp diễn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Cần nâng cao và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội nhất là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và phòng,chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng. Đối với Hội phụ nữ, cần đề cao vị trí, vai trò của các cấp Hội trong việc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền về tác hại, ảnh hưởng của bạo lực gia đình cho cán bộ phụ nữ tại các cấp Hội, nhất là chị em phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa... Hội phụ nữ phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các khoá tập huấn nâng cao cho chị em phụ nữ các cấp về kỹ năng tư vấn, hoà giải và kỹ năng tự bảo vệ mình và gia đình mình trong các tình huống bạo lực gia đình đồng thời tổ chức các chương trình nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho các gia đình ở mỗi địa phương; xoá bỏ tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư. Đối với Mặt trận Tổ quốc: tổ chức tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, về bình đẳng giới...; kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tham gia giám sát việ thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Đối với Đoàn thanh niên, cùng phối hợp với cơ quan quản lý, cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền về chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong thế hệ trẻ về kỹ năng tư vấn, xử lý và phòng ngừa bạo lực gia đình, tránh để xảy ra bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ khi xây dựng gia đình. 1.2.2.4. Nhà nước cần quy định chế độ khen thưởng, khuyến khích người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình Thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần kích thích tinh thần tích cực của cộng đồng trong việc góp sức mình vào cuộc đấu tranh loại bỏ vi phạm pháp luật đặc biệt là vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong xã hội. Bên cạnh việc xử lý kiên quyết, nghiêm minh những hành vi vi phạm thì việc khen thưởng kịp thời, đúng mức sẽ làm trong xã hội giấy lên một phong trào phòng, chống bạo lực gia đình mạnh mẽ và điều này sẽ làm hoàn thiện hơn cơ chế xã hội phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Như vậy, để hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ đạt được hiệu quả cao, ngày càng giảm về số lượng, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật, cần có sự góp sức, chung tay, đồng lòng của cả xã hội. Mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội cần nâng cao nhận thức và thấy được trách nhiệm của mình đối với vấn đề phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng, từ đó góp sức lực của mình vào cuộc đấu tranh chung đó. Cách thức hoạt động của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, đặt trong một chỉnh thể thống nhất, một mục đích chung là tạo điều kiện để xã hội phát triển. Xã hội cần có sự hoàn thiện cách thức tổ chức, hoạt động phù hợp, kịp thời để làm đường hướng, làm cơ sở cho việc phòng, chống bạo lực gia đình đạt được kết quả cao, thiết thực. Đó chính là nội dung của giải pháp hoàn thiện cơ chế xã hội phòng, chống bạo lực gia đình trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần giảm thiểu số vụ vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhất là các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ. 1.2.3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, thông tin về bình đẳng giới, về bạo lực gia đình đối với phụ nữ, quyền của phụ nữ cho cộng đồng và nâng cao khả năng tự bảo vệ của phụ nữ trước bạo lực gia đình Để pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đi vào thực tiễn đời sống, được nhân dân chấp hành nghiêm minh là một công việc cực kỳ khó khăn bao gồm nhiều hoạt động, nhiều giai đoạn và do nhiều chủ thể thực hiện. Đây là những hoạt động mang tính khoa học, đòi hỏi có kinh nghiệm, năng lực và nghệ thuật. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là rất quan trọng và không thể thiếu được nhưng cũng chỉ là bước đầu. Khó khăn lớn nhất là việc tổ chức thực hiện, đưa pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình vào cuộc sống, biến pháp luật thành hoạt dộng thực tiễn của nhân dân. Đây là hoạt động mang tính quyết định thành công của việc điều chỉnh hành vi của con người bằng pháp luật, để pháp luật do Nhà nước ban hành được chấp hành. Vì vậy, tổ chức thực hiện tốt pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình sẽ là một trong những biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả. Để tổ chức thực hiện tốt pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thì một trong những biện pháp có ý nghĩa quyết định là giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật, năng lực thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng. Giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình sẽ giúp cho các chủ thể trong xã hội có kiến thức về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, có lòng tin vào sự điều chỉnh của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó hình thành thói quen xử sự theo pháp luật, có ý thức pháp luật cao từ đó thực hiện những hành vi hợp pháp, phù hợp với những quy định mà pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đặt ra.Thực tiễn cho thấy, ở nước ta hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật trong đó có vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, công chức cũng như trong các tầng lớp nhân dân. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc hiểu không sâu sắc, không thấu đáo về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Có chủ thể hiểu biết pháp luật nhưng thiếu tình cảm, lòng tin vào pháp luật, không tôn trọng pháp luật, thiếu trách nhiệm đối với nhà nước và xã hội đồng thời các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật không nghiêm, dẫn đến tâm lý coi thường và vi phạm pháp luật phòng chống bạo lực gia đình trong đó có phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Vì vậy, việc giáo dục pháp luật có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn việc hình thành vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Để tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả thiết thực cần: - Xây dựng một chương trình giáo dục truyền thông mạnh mẽ, rộng khắp thông qua nhiều phương thức khác nhau: xã hội, nhà trường, y tế, đoàn thể quần chúng, các phương tiện thông tin đại chúng (vô tuyến, đài truyền thanh, báo chí, các tài liệu truyền thông , các hình thức truyền thông khác như: tờ rơi, áp phích, sách bỏ túi, tổ chức câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng, hội thi...) nhằm phổ biến kiến thức, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình, huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc ngăn chặn vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Khi có điều kiện, cần đưa các nội dung này vào chương trình giảng dạy, học tập ở các cấp học, đồng thời cần nghiên cứu sớm để hình thành một số chuyên đề về phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình để đưa vào giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng, đào tạo tại các trường chính trị tỉnh, thành phố và các lớp bồi dưỡng chính trị tổ chức tại huyện, thị xã để đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở có kiến thức đầy đủ về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó làm tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Nội dung giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phải nhất quán, có hệ thống. - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ để họ có kiến thức xây dựng một gia đình hạnh phúc không có bạo lực gia đình. Tại các địa phương, cần đảm bảo thực hiện 100% các gia đình được học tập nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đặc biệt cần có sự tham gia của nam giới. - Tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo các cấp, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở; tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, kỹ năng tư vấn, kỹ năng thương thuyết, hoà giải, kỹ năng công tác xã hội với gia đình cho Ban chỉ đạo cấp xã, trưởng thôn, ấp, cán bộ tổ hoà giải cấp cơ sở, tổ trưởng, tổ phó Tổ nhân dân tự quản, cán bộ tác nghiệp tại Trung tâm tư vấn- dịch vụ Dân số KHHGĐ; tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể trong cộng đồng với nhiều hình thức khác nhau có nội dung tuyên truyền về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt có sự tham gia của nam giới nhằm tạo ra một phong trào, một môi trường mới làm thay đổi quan niệm của người dân địa phương, phụ nữ về bạo lực gia . - Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cần đảm bảo về số lượng, chất lượng các chuyên mục được đăng tải để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay. - Kiểm tra việc thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở các cơ quan, đơn vị. - Xây dựng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc không có bạo lực gia đình ở các địa phương. Các Câu lạc bộ này sẽ tiến hành xây dựng quy chế hoạt động, chương trình hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng thành viên. Câu lạc bộ được tập huấn, bồi dưỡng các chuyên đề về xây dựng gia đình bền vững, phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Chính quyền, các đoàn thể địa phương cần phối hợp với chương trình xây dựng gia đình văn hoá mới và phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương để xây dựng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc không có bạo lực gia đình với các biện pháp cụ thể: + Đưa vấn đề bạo lực gia đình vào Hương ước và giám sát việc thực hiện hương ước tại địa phương. Cần đưa những người vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình vào Hương ước để xử lý. Phát huy vai trò tích cực, chủ động của gia đình, dòng họ trong việc giáo dục, ngăn chặn bạo lực gia đình; đề nghị các thành viên gia đình cam kết, ký vào văn bản về lối sống văn hoá, không để xảy ra bạo lực gia đình. Một thực tế xảy ra là những kẻ vũ phu thường đánh vợ con khi còn nhỏ, khi con lớn thì họ ít đánh hoặc ngừng đánh. Nguyên nhân một phần là do con cái ngăn cản, mặt khác họ không muốn biểu lộ những hành vi tàn bạo trước mặt con cái. Do đó, trong chương trình giáo dục những người này, có thể chúng ta nên sử dụng áp lực từ phía con cái. + Các Câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt với nội dung liên quan đến pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, tạo điều kiện cho nam giới tham gia. Đây chính là một hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh việc giáo dục kiến thức pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng, việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, thông tin về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ cho cộng đồng và nâng cao khả năng tự bảo vệ của phụ nữ trước bạo lực gia đình là việc làm rất cần thiết, cấp bách và quan trọng bởi vì làm như vậy, chính là đã tạo điều kiện cho họ có sức mạnh để tự bảo vệ mình, sự bảo vệ này có tác dụng hơn bất kỳ sự bảo vệ nào để giúp họ tránh được bạo hành gia đình. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và có nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ bất bình đẳng giới, bảo vệ và tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển nhưng cho đến nay, ở nước ta, nông thôn cũng như thành thị, vấn đề giáo dục về bạo lực gia đình, bình đẳng giới, về quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em... chưa được mạnh mẽ và rộng khắp. Do vậy, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình đối với phụ nữ, bình đẳng giới và quyền của phụ nữ phải được tiến hành nhanh trong thời gian tới và tiến hành một cách toàn diện mà trước hết đó là việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho chính phụ nữ- những người dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Hơn ai hết, chính người phụ nữ phải có kiến thức về bình đẳng giới, về bạo lực gia đình, về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và quyền của con người cũng như quyền của họ để biết cách bảo vệ mình trước sự tấn công của bạo lực gia đình. Thực tế, do không hiểu biết, không có kiến thức về bình đẳng giới, quyền của mình mà người phụ nữ đã mặc nhiên thừa nhận và chấp nhận sống với bạo lực gia đình mà không hề có sự phản kháng hoặc phản kháng nhưng rất yếu ớt. Để đạt được hiệu quả trong việc nâng cao hiểu biết của phụ nữ cũng như của cộng đồng về vấn đề bình đẳng giới, quyền của phụ nữ, cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền. Có như vậy, mới nâng cao được khả năng tự vệ của phụ nữ trước sự tấn công của bạo hành gia đình, từ đó hạn chế được vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. 1.2.4. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ Pháp chế là chế độ thực hiện pháp luật nghiêm minh, thống nhất và tự giác của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, các cán bộ, công chức nhà nước và mọi công dân. Pháp chế trong lĩnh vực phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là chế độ thực hiện các quy định pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình một cách nghiêm minh, thống nhất, tự giác của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hôi, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, các cán bộ, công chức nhà nước và mọi công dân. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng ngày càng thu được nhiều kết quả tốt đẹp thì không thể không tiếp tục xây dựng nhà nước, hoàn chỉnh pháp luật, tăng cường pháp chế để giúp đỡ và hướng dẫn kinh tế thị trường phát huy đầy đủ tác dụng tích cực và hạn chế, ngăn ngừa được các mặt trái của nó. Trong nền kinh tế thị trường, để phòng chống vi phạm pháp luật có hiệu quả thì việc tăng cường pháp chế trong lĩnh vực này là một điều kiện quan trọng, không thể thiếu nhằm hạn chế, đẩy lùi vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là một trong những loại vi phạm pháp luật và ngày càng gia tăng về số lượng, tính chất và mức độ nguy hiểm. Chính vì vậy, tăng cường pháp chế càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết, đây chính là nhân tố quyết định hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Một hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hoàn thiện, đầy đủ, là cơ sở pháp lý điều chỉnh hành vi của con người trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình là rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để có thể hạn chế, ngăn chặn được tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong đó có bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Hệ thống pháp luật mới chỉ là điều kiện tạo ra khả năng, tiền đề cần thiết tác động đến hành vi của con người. Hiệu lực của những văn bản pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình có được phát huy hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, các cán bộ, công chức nhà nước và mọi công dân tuân theo và chấp hành pháp luật là yếu tố cơ bản, biến khả năng trở thành hiện thực. Điều đó quyết định ảnh hưởng của pháp luật đối với xã hội. Vai trò đó thuộc về pháp chế. Vì thế không thể không tăng cường pháp chế nếu như chúng ta muốn các quy định pháp luật trong các văn bản pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được đi vào thực tiễn đời sống, được chấp hành, tuân thủ nghiêm minh và công tác phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả. Tăng cường pháp chế trong phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ chính là việc làm cho mỗi công dân trong xã hội đều tự giác chấp hành các quy định của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình với ý thức trách nhiệm của mình - người chủ đất nước - trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để tăng cường pháp chế trong lĩnh vực phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, tổ chức thực hiện tốt pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, kịp thời đấu tranh kiên quyết với những hành vi vi phạm phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhất là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên để pháp chế được đảm bảo, từ đó hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Pháp chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường trên cơ sở của một hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày càng hoàn thiện và phát triển, kịp thời thể chế hoá các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, phản ánh đúng những đặc điểm của kinh tế xã hội trong mỗi giai đoạn cụ thể. Để có được một hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đáp ứng các tiêu chuẩn như vậy phải thực hiện nhiều biện pháp như: phải thường xuyên hệ thống hoá pháp luật để phát hiện và loại bỏ những quy định pháp luật trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, bổ sung những thiếu sót trong hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; có kế hoạch xây dựng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong mỗi giai đoạn cụ thể; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, kỹ thuật xây dựng pháp luật, để đảm bảo cho hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được mang tính khoa học và đạt trình độ kỹ thuật cao, mở rộng các hình thức nhân dân lao động tham gia vào việc xây dựng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình . Mỗi văn bản pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phải đảm bảo chất lượng thể hiện khi nó được ban hành, mọi người hiểu đúng và chính xác những điều quy định trong những văn bản đó. Nghĩa là pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó không dừng lại ở những quy định chung chung, có tính nguyên tắc mà phải quy định các mối quan hệ cụ thể giữa những chủ thể trong một hoàn cảnh cụ thể. Do đó, các yêu cầu rõ ràng, cụ thể, chính xác, một nghĩa luôn luôn là những thuộc tính không thể thiếu được của các quy phạm pháp luật nói chung cũng như quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Thiếu những thuộc tính này, pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình không thể đi vào cuộc sống. Nhấn mạnh vấn đề này,Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp Hành Trung ương đảng khoá VIII viết: : "các luật ban hành cần bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, quy định cụ thể để giảm bớt tình trạng phải chờ đợi quá nhiều văn bản hướng dẫn mới thi hành được". Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật là rất quan trọng, nhưng cũng chỉ là bước đầu, khó khăn lớn nhất là việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, biến pháp luật thành hoạt động thực tiễn của nhân dân. Vì vậy, khi đã có hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hoàn thiện chưa đủ để tăng cường pháp chế trong lĩnh vực phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình từ đó sẽ không hạn chế được vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Để củng cố, tăng cường pháp chế trong phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, việc tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Pháp luật được chấp hành và thực hiện ở mức độ nào tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định về mặt chủ quan, đó là ý thức pháp luật. Vì vậy, để tổ chức thực hiện tốt pháp luật, biện pháp có ý nghĩa quyết định là giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật, năng lực thực hiện pháp luật cho cán bộ, công chức nhà nước, đồng thời "tích cực tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong nhân dân". Không có ý thức pháp luật thì không thể tự giác tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh, cũng như không thể áp dụng đúng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Để tổ chức thực hiện tốt pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình cụ thể là giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người có hiệu quả cao, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: - Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, tăng cường công tác giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các quy định pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình làm cơ sở cho việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả. - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhằm làm cho nhân dân hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân - Đưa việc giảng dạy pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong các trường phổ thông, đại học, trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao,ngăn chặn và xử lý tốt các vụ bạo lực gia đình cũng như các trường hợp vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. - Trong từng thời kỳ, cần có sự tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời những thiếu sót, những nhược điểm trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó đề ra những phương hướng và biện pháp tăng cường hiệu lực công tác này. Việc thực hiện đầy đủ và đồng bộ các biện pháp trên sẽ góp phần không nhỏ và thiết thực vào việc tăng cường pháp chế trong phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ đó góp phần hạn chế, ngăn chặn và đẩy lùi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nói chung đặc biệt là vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình mà nạn nhân là người phụ nữ. Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức thực hiện tốt pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, để tăng cường pháp chế trong phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ thì việc đấu tranh kiên quyết, kịp thời với những hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là biện pháp không thể thiếu được. Để đấu tranh chống và phòng ngừa những vi phạm pháp luật đặc biệt là tội phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ thì cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết kịp thời mọi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ từ những vụ việc nhỏ cho đến những vụ việc lớn, gây nguy hiểm cho xã hội. Điều quan trọng là các cơ quan bảo vệ pháp luật không được vì bất cứ lý do gì mà bỏ qua, không xử lý các vụ vi phạm dù sự vi phạm đó là nặng hay nhẹ. Cần kiên quyết chống mọi biểu hiện nương nhẹ, nể nang, bao che hành vi phạm pháp cũng như người vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu không xử lý kịp thời hoặc xử lý nhưng không đúng mức sẽ tạo ra tâm lý coi thường pháp luật và mất lòng tin trong nhân dân. Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, các cơ quan chức năng đã xử lý chưa kiên quyết, nghiêm minh đối với các vụ bạo lực gia đình thậm chí còn coi đó là việc riêng của mỗi gia đình, mỗi gia đình tự giải quyết. đây chính là một trong những nguyên nhân làm số vụ vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ gia tăng, tạo ra tâm lý coi thường pháp luật, người gây ra bạo hành gia đình đối với phụ nữ cứ thế mà vi phạm vì họ nghĩ rằng vi phạm cúng không bị xử lý hoặc có sử lý thì cũng qua loa. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay là một trong những quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc, chỉ đạo trong việc tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhằm bảo đảm thắng lợi quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tăng cường pháp chế trong phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một phần trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm làm cho các quy định của hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được chấp hành một cách tự giác, nghiêm minh, từ đó hạn chế, ngăn chặn được các vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Để pháp chế được tăng cường trong lĩnh vực phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, không chỉ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, mà quan trọng hơn là tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, bảo đảm cho pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh đồng thời phải kiên quyết đấu tranh với những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình không được tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh thì pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình không có hiệu lực, pháp chế không được củng cố và tăng cường từ đó dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Việc chấp hành thường xuyên, những đòi hỏi của pháp chế, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật tất yếu dẫn đến thiết lập trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa bền vững. 1.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ Trên thế giới đã hình thành phong trào quốc tế phòng, chống bạo lực gia đình cũng như phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chóng bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đối với mỗi quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng luôn đề cao vai trò của chính sách và pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa, phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả. Chính vì vậy, hợp tác sâu rộng với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các cơ quan đồng nghiệp các nước để học tập kinh nghiệm và tạo ra một phong trào đấu tranh mạnh mẽ trên thế giới đối với nạn bạo lực gia đình, tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là hết sức cần thiết. Sự hợp tác trên lĩnh vực này cần duy trì và mở rộng không chỉ ở các quốc gia khu vực mà cả cộng đồng quốc tế. Là thành viên của Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ đồng thời là thành viên của ASEAN, Việt Nam cần thực hiện theo tinh thần của Tuyên bố về xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố xoá bỏ bạo lực chống lại phụ nữ khu vực ASEAN, đó là: - Khuyến khích hợp tác song phương và khu vực trong lĩnh vực nghiên cứu, thu thập, phân tích và tuyên truyền một cách có hệ thống các số liệu và các thông tin có liên quan khác về các dạng bạo lực gia đình, hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tuyên truyền về tác động và hiệu quả của các chính sách, chương trình chống lại bạo lực gia đình đối với phụ nữ, hạn chế , ngăn chặn , đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. - Thúc đẩy việc lồng ghép về xoá bỏ bạo lực gia đình đối với phụ nữ thông qua việc xây dựng các cơ chế, chính sách tập trung vào 4 lĩnh vực liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ bao gồm: cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của nạn nhân; xây dựng và triển khai các biện pháp xử lý thích đáng đối với thủ phạm gây ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ; nắm rõ bản chất và nguyên nhân gây ra bạo lực đối với phụ nữ và thay đổi thái độ , hành vi của xã hội. - Khuyến khích lồng bình đẳng giới vào trong các chương trình, chính sách, thể chế hay quy trình nhằm xoá bỏ mọi hình thức bạo lực chống lại phụ nữ. - Trong trường hợp cần thiết có thể ban hành, bổ sung, sửa đổi luật pháp quốc gia để ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ; tăng cường bảo vệ, chữa trị, phục hồi và tái hoà nhập nạn nhân; đưa ra các biện pháp điều tra, khởi tố, xử phạt và cải tạo phạm nhân; ngăn ngừa việc phụ nữ, trẻ em tiếp tục trở thành nạn nhân của bất kỳ hình thức bạo lực nào, kể cả bạo lực gia đình cũng như bạo lực công sở hay bạo lực xã hội. - Tiến hành mọi biện pháp cần thiết nhằm xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, tạo quyền, tăng khả năng độc lập về kinh tế, bảo vệ, thúc đẩy việc thực thi đầy đủ quyền con người và sự tự do cơ bản của phụ nữ nhằm giúp phụ nữ và trẻ em gái có thể tự bảo vệ mình. - Nỗ lực xây dựng và tăng cường các biện pháp giáo dục pháp luật, biện pháp ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ, kể cả việc thông qua và giám sát việc thực hiện pháp luật, thông tin tuyên truyền, thu hút sự tham gia tích cực của các nhà hoạt động ax hội, tiến hành tập huấn cho cán bộ hành pháp, tư pháp, người làm công tác xã hội và cán bộ y tế. - Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế nhằm huy động các nguồn lực và chương trình trao đổi kỹ thuật bao gồm trao đổi kinh nghiệm và biểu dương điển hình trong việc nâng cao nhận thức, xây dựng các chương trình vận động phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. - Hỗ trợ các sáng kiến về xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ của các tổ chức phụ nữ; tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức xã hội; hình thành hoặc củng cố mạng lưới, các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức này cũng như các cơ quan nhà nước và tư nhân trong phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. 1.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật phòng chống bạo lực gia đình Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là nhân tố quyết định tới việc nâng cao hiệu quả pháp luật, kết quả của công tác phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đảng cần có những chủ trương đường lối kịp thời, phù hợp, thiết thực trong việc bảo vệ người phụ nữ thoát khỏi bạo lực gia đình, giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình. Quan trọng hơn, Đảng cần có cách thức chỉ đạo để các chủ trương, chính sách đó được cụ thể hoá thành pháp luật, tạo điều kiện cũng như tổ chức để pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đặc biệt là Luật phòng, chống bạo lực gia đình được thực thi trong thực tiễn xã hội, được nhân dân hưởng ứng, tích cực học tập, nghiêm chỉnh chấp hành. Mỗi đảng viên phải thực sự là những tấm gương sáng trong việc xây dựng gia đình, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạn phúc; trong việc thực hiện nghiêm minh những quy định pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; tích cực chủ động phòng ngừa, phát hiện; xử lý vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; Đảng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của mình để từ đó kịp thời điều chỉnh và có các cách thức cần thiết nhằm tăng hiệu quả của hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Như vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình chính là việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong việc đấu tranh phòng, chống hiện tượng tiêu cực trong xã hội- vi phạm pháp luật. Mỗi đảng viên là một chiến sỹ ưu tú trên mặt trận chống bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Kết luận chương 3 ở Chương 3, luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ yêu cầu khách quan cũng như quan điểm và một số giải pháp cơ bản của việc phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Những giải pháp mà luận văn đưa ra được dựa trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; đặc điểm, nội dung vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong việc phòng, chống bạo lực gia đình với mong muốn Việt Nam sẽ có những hành động kịp thời, cụ thể, tích cực, phù hợp để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình trên thế giới, đấu tranh vì sự phát triển của phụ nữ. Các giải pháp trên được nghiên cứu trong một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau nên cần được tiến hành đồng bộ, nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp để kiên quyết đấu tranh và đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, tạo các bảo đảm cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của người phụ nữ - làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. kết luận Lịch sử xã hội loài người nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng đã chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của phụ nữ. Trong bất kỳ cương vị nào, phụ nữ cũng luôn tỏ rõ năng lực của mình. Thấy rõ vai trò, vị trí của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, Đảng và Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới cũng khẳng định: "Phụ nữ Việt Nam có truyền thống vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển, kinh tế, xã hội. Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người..." Đây không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và đánh giá đúng vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam. Do đó, việc bảo vệ người phụ nữ, tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát triển, lôi cuốn phụ nữ Việt Nam tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội là cần thiết và không thể thiếu được, là yêu cầu của một xã hội hiện đại, văn minh và phát triển. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội còn rất nhiều người phụ nữ còn gặp phải nhiều khó khăn trong đó có tình trạng bạo lực gia đình. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, hiện nay, bạo hành gia đình đã được luật hoá, do đó, hành vi bạo hành gia đình bị coi là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ làm mất đi điều kiện được cống hiến cho xã hội, được phát triển của phụ nữ đồng thời là lực cản đối với sự phát triển của xã hội. Chình vì vậy, hơn bao giờ hết, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ cần được hạn chế và triệt tiêu trong xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, luận văn bước đầu đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần vào việc phòng ngừa, hạn chế tiến tới đẩy lùi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong xã hội. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi vì Việt Nam hiện là thành viên của các Công ước quốc tế và các Nghị định thư về quyền con người nói chung, quyền của phụ nữ nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, khi bạo lực gia đình nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang ồ ạt tấn công vào mỗi quốc gia, từng vùng miền và đang len lỏi vào mỗi gia đình thì giường như mỗi cá nhân, cả cộng đồng vẫn thờ ơ, bàng quan và khoanh tay đứng nhìn nó phát triển, kéo theo các hành vi vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Đã đến lúc, cả xã hội phải góp sức, chung tay, đồng lòng triệt tiêu hiện tượng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình để đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đem lại hạnh phúc cho con người nói chung và người phụ nữ nói riêng đồng thời cũng là loại bỏ yếu tố là lực cản trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam. Bên cạnh sự quan tâm, góp sức, chung tay, đồng lòng của cả xã hội, Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình hoàn thiện, là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ người phụ nữ, đem lại trật tự và ổn định xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện nền kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ hoá xã hội và hội nhập mọi mặt trong khu vực và toàn cầu, xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Luận văn đã phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về bạo lực gia đình, pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình để từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ đạt được hiệu quả cao hơn nữa; mong muốn đóng góp một chút hiểu biết của mình vào công cuộc xây dựng đất nước, đem lại trật tự, ổn định xã hội, vào sự nghiệp bảo vệ, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển. danh mục tài liệu tham khảo 1. Bạo lực đối với phụ nữ: Gánh nặng sức khoẻ tiềm ẩn, Các tài liệu thảo luận của Ngân hàng thế giới. 2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1984), Chỉ thị số 44/CT-TW, 07/6/1984 về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ. 3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1993), Chỉ thị số 28/CT-TW ngày 29/9/1993 về thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị về đổi mới, tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới 4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị số 37/CT-TW ngày 16/5/1994 về một số vấn đề cán bộ nữ trong tình hình mới 5. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2005), Chỉ thị số 49/CT-TW ngày 21/12/2005 "vế xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" 6. Bộ Chính trị(1967), Nghị quyết số 153-NQ/TW, 10/01/1967 về công tác cán bộ nữ. 7. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết số 04-NQ/TW, 12/7/1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. 8. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW, 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. 9. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2006), kết quả điều tra Gia đình ở Việt Nam năm 2006 10. Bun-ga-ri (2005), Luật bảo vệ chống bạo lực gia đình 11. Các Văn kiện quốc tế về quyền con người, H.1998, tr235, tr260 12. Các Văn kiện quốc tế về quyền con người, H.2000, tr129. 13. Các yếu tố rủi ro với bạo lực gia đình đối với phụ nữ Mỹ (các vấn đề về sức khoẻ sinh sản), Tập 8, Số 16 tháng 11 năm 2000. 14. Chính Phủ nước CHXHCNVN (2004), tr26 và 36, Nxb HN. Chiến lược Toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. 15. Đại từ điển tiếng việt (1998), tr 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Greaves, Lorraine (1995), "Seleted Estimates of the Costs of Violence against Women". London, Ontario: Centre for Research on Violence Against Ưomen and Children. 20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hội đồng Kinh tế và Xã hội (1992). Báo cáo của nhóm công tác về Bạo lực đối với phụ nữ 22. Hội LHPNVN (2001), Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt nam: Nhũng điều rút ra từ những nghiên cứu tại Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang. 23. Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng (2006), Báo cáo 5 năm (2001-2005) về tình hình bạo lực gia đình và các hoạt động pgòn, chống bạo lực gia đình của các cấp Hội phụ nữ. 24. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2007), Báo cáo về kết quả khảo sát về bạo lực gia đình ở tám tỉnh, thành phố Việt Nam 25. Krug, E. et al. eds. 2002. World Report on Violence and Health. Geneva: WHO. 26. Lê Phương Mai (1997). Bạo lực đối với phụ nữ: Những hậu quả đối với sức khoé sinh sản... Hà Nội. 27. Lê Thi. Viện khoa học xã hội Việt Nam. Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hoá và sự phát triển bền vững. Nxb KHXH. 28. Laurence L. and Spalter-Roth R. (1996) "Measuring the costs of domestic violence against ưomen and the cost-effectiveness of interventions: an initial assessment and propóals for further research". Washington DC: Institute for Women's Policy Research. 29. Liên Hiệp Quốc (1979), Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). 30. Quốc hội nước CHXHCHVN (1946), Hiến pháp 1946 31. Quốc hội nước CHXHCHVN (1959), Hiến pháp 1959 32. Quốc hội nước CHXHCHVN (1980), Hiến pháp 1980 33. Quốc hội nước CHXHCHVN (1992), Hiến pháp 1992. 34. Quốc hội nước CHXHCHVN (1999), Bộ Luật hình sự 1999 35. Quốc hội nước CHXHCHVN (2000), Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. 36. Quốc hội nước CHXHCHVN (2005), Bộ luật dân sự 2005 37. Quốc hội nước CHXHCHVN (2007), Luật bình đẳng giới 2007. 38. Quốc hội nước CHXHCHVN (2007), Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 39. Quỹ Dân số LHQ (1998). Tác động của bạo lực trên cơ sở Giới đối với sức khoẻ sinh sản: Chính sách và việc thực hiện các chương trình. Ghi chép của cố vấn chương trình. 40. Quỹ Dân số LHQ, Báo cáo về bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam. 41. Report of the World Conference of the United Nations Decade for Women: Equality, Development and Peace, Copenhagen, July 1980, U.N. Doc A/CONF.94/35 (80.IV.30). 42. Tổ chức y tế thế giới 2002, Báo cáo về bạo lực và sức khoẻ, Geneva, tr12. 43. Tổ chức Y tế Thế giới WHO (2002): Báo cáo thế giới về Bạo lực và Sức khoẻ. 44. Thái Lan, Luật phòng ngừa và điều chỉnh bạo lực gia đình 45. The Beijing Platform for Action: 46. The Vienna Declảation and Programme of Action (A/CONF.157/23), 12 July 1993. Nguồn: 47. Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006), Báo cáo 5 năm (2001-2005) về tình hình bạo lực gia đình thông qua hoạt động xét xử, 48. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (2005), Báo cáo về tình hình xét xử năm 2005 49. Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên (2001-2005), Báo cáo về bạo lực gia đình thông qua hoạt động xét xử (2001-2005), 50. Toà án nhân dân tỉnh Long An (2008), Báo cáo về tình hình xét xử năm 2008, 51. Toà án nhân tỉnh Nghệ An (2006-2007), Báo cáo về tình hình xét xử năm 2006- 2007, 52. Tỉnh Bến Tre (2005), Báo cáo nghiên cứu tình hình bạo lực gia đình năm 2005. 53. Từ điển tiếng việt (2003),tr 54. Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (2006), Báo cáo về điều tra bạo lực gia đình 55. UNFPA/SDC (2006), Bạo lực gia đình: Sự thay đổi ở việt Nam - Hà Nội 2006. 56. Uỷ ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc (1996), Luật mẫu về bạo lực gia đình. 57. Uỷ ban về CVĐXH (2006), kết quả khảo sát tại 8 tỉnh ở 8 vùng trên cả nước về bạo lực gia đình, 58. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2005), Kết quả của cuộc điều tra do VASS tiến hành năm 2005 và Trần thị Vân Anh đã trình bày tại hội thảo ngày 14/4- 12/5 năm 2006 tại Hà Nội 59. Viện nghiên cứu quyền con người - Học viện Chính Trị - Hành Chính quốc gia HCM (2008), Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nước ta hiện nay - thực trạng, vấn đề và giải pháp. 60. Vũ Mạnh Lợi 1999. Bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam.HN. 61. WHO ( 2005 ) Báo cáo tổng hợp, Nghiên cứu Đa quốc gia của WHO về sức khoẻ của phụ nữ và Bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Những kết quả ban đầu về Sự phổ biến, sức khoẻ, thu thập và các trách nhiệm của phụ nữ. 62. WHO (1997) Bạo lực đối với phụ nữ: một vấn đề ưu tiên về sức khoẻ. WHO, Phòng Phát triển và Sức khoẻ của phụ nữ, Geneva. 63. WHO,Violence Against Women Fachtsheet No. 239. 64. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11/NQ-TW, ngày 27/7/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. NC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_3245.pdf
Luận văn liên quan