Truyền kì là một thể loại quan trọng của văn học trung đại, có sự đóng góp đáng
kể trong quá trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam cả về nội dung lẫn
nghệ thuật. Thể loại này một mặt tiếp nối những truyền thống văn học dân gian,
đóng vai trò là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết, một mặt đánh dấu sự
phát triển của văn xuôi tự sự trung đại, đưa văn học viết từ chỗ đơn thuần ghi chép
sự việc hay sưu tầm tác phẩm dân gian đến chỗ sáng tác nghệ thuật thật sự. Mặt
khác, thể loại này cũng ảnh hưởng lâu dài đến cả văn học hiện đại trong tiến trình
phát triển của văn học dân tộc.
Với vai trò là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết, truyền kì khai thác
đề tài từ các truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn của dân gian, đồng thời chịu
ảnh hưởng của truyện dân gian trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kết cấu, nghệ
thuật khắc họa nhân vật, bên cạnh đó truyền kì cũng sử dụng nhiều môtip quen
thuộc của truyện dân gian.
- Những tác phẩm truyền kì, đặc biệt là những tác phẩm thuộc giai đoạn phát
triển rực rỡ nhất của thể loại này (thế kỉ XV, XVI) thật sự là những sáng tác nghệ
thuật độc đáo với rất nhiều sự dụng công của các tác giả, thể hiện được cá tính của
người viết. Các truyện truyền kì phản ánh chân thực đời sống xã hội phong kiến với
những nỗi thống khổ của nhân dân, khẳng định những tình cảm, tính cách đáng quý
của con người, thể hiện sự đồng cảm của các tác giả với số phận và khao khát chính
đáng của những con người bất hạnh trong một xã hội bất công
150 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4039 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nàng hỏi cưới. Cha cô chê chàng nghèo, không
chịu gả, cô sai người đưa vàng tặng chàng để chàng dùng làm đồ sính lễ. Hai chi tiết
ấy có ý nghĩa nhấn mạnh sự chủ động của cô gái trong tình yêu và cũng cho thấy
tình cảm sâu nặng của nàng. Diễn biến truyện tiếp tục với việc chàng trai vì phẫn
chí nên bỏ xứ đi nơi khác lập thân, cô gái âm thầm đau khổ đến sinh bệnh rồi mất,
trước khi mất còn dặn lại cha mình: “Trong ngực con chắc có một vật lạ. Sau khi
con mất, xin cha cho hỏa táng để xem đó là vật gì.” [25,tr.425] Những câu chuyện
tình kết thúc bằng cái chết của một trong hai người thật ra không hề xa lạ trong văn
học, nhất là văn học thời trung đại, khi tự do yêu đương vẫn là điều cấm kị và cũng
là khao khát của bao chàng trai cô gái. Nhưng Chuyện tình ở Thanh Trì quả thật rất
giàu xúc cảm khi kể lại câu chuyện có vẻ quen thuộc đó. Chi tiết sau khi hỏa thiêu
cô gái, “trong nắm xương tàn, sót lại một vật, to bằng cái đấu, sắc đỏ như son,
không phải ngọc cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ, nhìn
kĩ thì thấy trong khối ấy có hình một con đò, trên đò có một chàng trẻ tuổi đang ngả
đầu tựa mái chèo nằm hát” [25,tr.426] là chi tiết giàu ý nghĩa, đầy sức ám ảnh. Nó
minh chứng cho tình yêu mãnh liệt, đậm sâu, bất biến với thời gian của cô gái dành
cho chàng trai. Nó cũng minh chứng cho nỗi đau khổ u uẩn sâu sắc của nàng. Nỗi
niềm u uẩn ấy chỉ có thể hóa giải bằng sự cảm thông, thấu hiểu với tình yêu chân
thành của chàng trai. Vậy nên, dù khối đá ấy “búa đập không vỡ” nhưng lại có thể
tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi khi nước mắt chàng trai nhỏ
123
vào. Quả là những chi tiết thật đắt. Nhờ vậy, truyện dù được kể khá ngắn gọn nhưng
đọng rất sâu trong lòng người.
Như trên có nói, truyện ngắn truyền kì tuy thường có kết cấu theo trật tự tuyến
tính nhưng cũng có những lúc trật tự này bị phá vỡ. Với đặc trưng là dùng nhiều
yếu tố hoang đường kì ảo, truyện truyền kì có thể đưa người đọc từ hiện tại của
nhân vật trở về quá khứ kiếp trước hay tương lai kiếp sau của họ, có thể dồn mấy
trăm năm thành một vài ngày, có thể đưa người đọc từ trần gian xuống địa phủ hay
lên cung tiên Truyện Hai gái thần của Thánh Tông di thảo đưa chúng ta từ câu
chuyện đang kể ở những năm đầu thời vua Lê Thái Tổ trở về thời xưa khi giặc
Minh còn thôn tính nước ta với tiền thân kiếp trước của hai nhân vật: cháu dâu
Long Vương và vợ sơn thần Đông Ngu. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên trong Truyền kì
mạn lục kết lại với chi tiết chàng Từ Thức vì nhớ nhà, chia tay Giáng Hương mà trở
về quê cũ. Ngờ đâu, về đến nói chỉ thấy “vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết
thảy đều không như trước nữa.” Hóa ra, từ lúc chàng đến cõi tiên, chỉ một năm thôi,
mà đã là tám mươi năm ở cõi trần. Quả thật, thời gian trong truyện truyền kì có thể
co dãn như vậy đấy. Trong truyện Hải khẩu linh từ (Truyền kì tân phả), tác giả đang
kể với chúng ta về cái chết của cung phi Bích Châu đời Trần Duệ Tông lại đưa
người đọc đến hàng chục năm sau, thời vua Lê Thánh Tông với việc oan hồn của
Bích Châu đến gặp vua xin vua “ra tay tế độ, vớt kẻ trầm luân”. Truyện Nhớ được
ba kiếp (Lan Trì kiến văn lục) có kết cấu truyệnba phần lần lượt kể về ba kiếp trước
của nhân vật. Hay truyện Biết chuyện kiếp trước cũng vậy, tác giả đưa người đọc
đến kiếp trước của cậu bé con người đàn bà họ Trần, từ đó lí giải cho chúng ta biết
nguyên do vì sao đứa trẻ “vừa lọt lòng mẹ đã biết nói”, cứ khóc mãi không nín đòi
về nhà bố mẹ cũ.
Có thể khẳng định rằng, dẫu chưa có được những kiểu kết cấu hiện đại như
truyện ngắn sau thế kỉ XIX, kết cấu các truyện thuộc thể loại truyền kì vẫn mang
tính nghệ thuật, tạo được sự hấp dẫn và góp phần đắt lực cho việc thể hiện tư tưởng
chủ đề của tác phẩm. Từ đó, ta có thể khẳng định những đóng góp về mặt nghệ
thuật của thể loại này trong tiến trình phát triển của văn học trung đại.
124
3.2.2.3. Nhân vật trong truyền kì: đa dạng, giàu giá trị phản ánh hiện thực
Ta bắt gặp trong truyền kì một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú: từ con
người trần thế với đủ giai cấp, thành phần đến nhân vật trong thế giới siêu nhiên
như ma, quỷ, tinh vật, thần tiên Sự đa dạng của thế giới nhân vật phản ánh sự
phong phú, phức tạp của hiện thực cuộc sống xã hội. Nhân vật là người trần thế
trong thế giới truyền kì có thể là vua quan, có thể là nho sinh, có thể là lái buôn, tiều
phu, ca nữ, hành khất Mỗi nhân vật đều có tính cách, số phận riêng được xây
dựng một cách khéo léo, sinh động, phản ánh được hiện thực nhiều mặt của xã hội
với đầy đủ tốt, xấu; thiện, ác Có vị vua là vị vua anh minh lo cho dân nước như
vua Lê Thánh Tông (Tinh chuột – Thánh Tông di thảo; Hải khẩu linh từ - Truyền kì
tân phả), cũng có vị vua là hôn quân chỉ biết bóc lột tiền của, công sức của dân,
ham thích săn bắn, chẳng bận tâm đến đời sống nhân dân (vua Hồ Quý Li trong Câu
chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na; vua Trần Phế Đế trong Chuyện bữa tiệc
đêm ở Đà Giang – đều thuộc Truyền kì mạn lục). Quan có người thanh liêm, thương
dân như Dương Đức Công (Chuyện gã trà đồng giáng sinh – Truyền kì mạn lục)
cũng có những kẻ tham nhũng, tàn ác (như Lí Hữu Chi trong Chuyện Lí tướng
quân, Thân Trụ quốc trong Chuyện nàng Túy Tiêu – Truyền kì mạn lục). Những
chàng nho sinh thì có người chuyên tâm học hành (như người chồng trong Tinh
chuột – Thánh Tông di thảo), khẳng khái, cương trực (như Tử Văn trong Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên – Truyền kì mạn lục), si tình như Phật Sinh (Chuyện Lệ
Nương – Truyền kì mạn lục); cũng có kẻ dâm ô, trụy lạc, không lo học hành (như
Hà Nhân trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây – Truyền kì mạn lục; hay ham mê bài bạc,
phá gia chi tử như Trọng Quỳ trong Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu – Truyền
kì mạn lục)
Nhân vật trong thế giới siêu nhiên cũng đa dạng không kém. Họ tham gia vào
câu chuyện với vai trò là nhân vật chính của truyện, có cuộc sống, số phận, tính
cách riêng, cũng suy nghĩ, hành động và mang những tình cảm như con người trần
thế. Đó có thể là hồn ma của người chết như hồn ma Nhị Khanh trong Chuyện cây
gạo, hồn ma Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang), có thể là các tinh vật (con
125
vật hay cây lâu năm thành người) như con chuột thành tinh trong Tinh chuột, Liễu
Nhu Nương và Đào Hồng Nương (Chuyện kì ngộ ở trại Tây), có thể là tiên bướm
(nàng Mộng Trang – Duyên lạ xứ Hoa), hải tiên (nàng Ngọa Vân - Chuyện lạ nhà
thuyền chài), thần Thuồng luồng dưới thủy cung (Câu chuyện đối tụng ở Long cung
– Truyền kì mạn lục ; Hải khẩu linh từ - Truyền kì tân phả), là tiên cõi trời như
Giáng Hương (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên – Truyền kì mạn lục; Giáng Tiên – Vân
Cát thần nữ, Giáng Kiều – Bích câu kì ngộ trong Truyền kì tân phả).
Dẫu chưa đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật, diễn biến tâm lí nhân vật chưa
được khắc họa sắt nét như các tác phẩm tự sự hiện đại sau này nhưng những nhân
vật trong truyền kì, dù là nhân vật trần tục hay nhân vật siêu nhiên, vẫn hiện lên
chân thật, sinh động, phản ánh được tư tưởng chủ đề của tác phẩm và quan niệm
của tác giả. Ta hãy xem xét vài ví dụ trong một số truyện từ Thánh Tông di thảo ,
Truyền kì mạn lục đến Truyền kì tân phả, Lan Trì kiến văn lục. Trong Chuyện lạ
nhà thuyền chài, bằng một vài chi tiết, tác giả đã vẽ nên trước mắt chúng ta một
nàng hải tiên hiền thảo, hết lòng vì chồng và gia đình chồng, dẫu phải hi sinh cả
mạng sống của mình cũng không hề từ nan. Lời nàng dặn dò hai kình ngư khi nhờ
họ đưa cha mẹ chồng về nhà thể hiện sự quan tâm lo lắng chân thành của một nàng
dâu đối với cha mẹ chồng, hành động quên thân mình bảo vệ cả gia đình chồng khỏi
trận hồng thủy là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng hiếu thuận của người con dâu,
tấm lòng vị tha trong sáng. Lời hát cuối truyện khi từ tạ chất chứa bao tình cảm xót
xa và nhớ nhung vì xa cách. Mỗi chi tiết đều được xây dựng khéo léo thể hiện sinh
động phẩm chất của Ngọa Vân. Đặc biệt, không thể không kể đến nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong Truyền kì mạn lục, có thể xem là một thành công mẫu mực
trong việc khắc họa nhân vật của loại hình tự sự trung đại. Bằng những tình tiết
chọn lọc, từ những nhân vật trong truyện dân gian, Nguyễn Dữ xây dựng nên những
nhân vật mang diện mạo tính cách riêng, có cuộc sống riêng và có những nhân vật
được khắc họa rất ấn tượng, trở thành nhân vật điển hình của văn học trung đại. Câu
chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na ít tình tiết, không nhiều sự kiện nhưng
tính cách nhân vật tiều phu vẫn được khắc họa sắc sảo chỉ qua một vài chi tiết: qua
126
lời hát trong hai bài ca Thích ngủ và Thích cờ, qua những lời tranh luận hùng hồn
với Trương Công. Nàng Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu
được xây dựng như hình mẫu của một nghĩa phụ theo quan niệm xã hội xưa bằng
nhiều chi tiết chọn lọc tinh tế. Khi Trọng Quỳ phải theo cha đi trấn thủ nơi xa, thấy
chàng có ý bịn rịn, quyến luyến, nàng lấy đạo cha con, nghĩa vợ chồng để khuyên
nhủ; chồng ra đi nhiều năm trời không tin tức, nhiều kẻ mang vàng bạc đến cầu
thân, cô nàng khuyên nàng “bạn lành kén lựa, duyên mới vương xe”, nàng sợ hãi
quên ăn mất ngủ. Vì lòng chung thủy với chồng, nàng chủ động nhờ người bõ già
lặn lội đường xa dò hỏi tin chồng, nhờ vậy gia đình đoàn tụ. Nhưng chồng nàng vì
thua bạc mà bán nàng cho Đỗ Tam. Nhị Khanh có thể chờ chồng trong cảnh bơ vơ
trơ trọi, giữa những lời “giăng gió cợt trêu” nhưng không thể chị đượng được sự
phụ bạc của chồng vì vậy mà chọn cho mình cái chết như một lẽ tất yếu. Thế nhưng,
dẫu chết rồi tình yêu thương chồng con vẫn vẹn nguyên, vậy nên khi chồng có ý hối
hận, nàng lại trở về tha thứ cho chồng, hướng chí cho con. Quả thật, Nhị Khanh đã
được tác giả xây dựng như một điển hình của tính cách trung hậu, tiết nghĩa, đảm
đang bằng những chi tiết, sự việc đã kể. Nàng Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con
gái Nam Xương cũng là một tính cách và số phận điển hình cho người phụ nữ trong
xã hội phong kiến. Vũ Thị Thiết vốn con nhà kẻ khó, được Trương Sinh mến vì
dung hạnh cưới về. Dù Trương Sinh có tính đa nghi nhưng Vũ Nương khéo léo cư
xử nên vợ chồng chưa từng thất hòa. Không bao lâu sau ngày cưới, Trương Sinh
phải đầu quân đi lính. Bằng lời lẽ của Vũ Nương lúc tiễn chồng, Nguyễn Dữ đã
chứng minh nhân cách của nàng như đã giới thiệu từ trước: tính đã thùy mị nết na,
lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong lời tiễn, nàng thể hiện lòng quan tâm lo lắng chân
thành cho sự an nguy của chồng, “không mong ngày về được đeo ấn phong hầu, chỉ
xin hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Mẹ chồng bệnh, Vũ Nương hết lời khôn khéo
khuyên lơn, lễ bái thần phật; mẹ chồng mất nàng lại lo liệu ma chay chu đáo Tất
cả những chi tiết ấy đều không hề thừa thãi khi xây dựng tính cách nhân vật.
Nguyễn Dữ để cho người mẹ chồng trăng trối lại: “Xanh kia quyết chẳng phụ con
cũng như con đã không phụ mẹ” càng nhấn mạnh phẩm chất tốt đẹp của nàng. Lời
127
phân trần của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan vừa khẳng định tiết hạnh của nàng
đồng thời cũng nhấn mạnh số phận bi kịch của người phụ nữ thủy chung đoan chính
trong xã hội nam quyền. Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền tản Viên
được xây dựng với tính cách một con người vị nghĩa vong thân, cứng cỏi, thẳng
ngay, sẵn sàng vì dân trừ hại. Và chỉ cần một đoạn văn ngắn ở đầu truyện, tác giả đã
vừa gợi ra được tình huống truyện, vừa miêu tả được tính cách nhân vật: “Cuối đời
nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng
của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái
trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi
châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi lo sợ thay cho Tử Văn nhưng
chàng vẫn vung tay không cần gì cả” [11, tr.115]. Sự việc châm lửa đốt đền
không chút e sợ và thái độ “ngất ngưởng tự nhiên” khi hồn ma Bách hộ đến đe dọa,
thái độ “không chịu chùn nhụt chút nào” khi đối chất trước Diêm Vương đã
khẳng định bản tính cương trực, dám làm việc “hơn cả thần và người” của Tử Văn.
Nhiều nhân vật siêu nhiên trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ rất gần gũi với
chúng ta vì tình cảm, số phận của họ không khác nào con người trần thế. Có thể lấy
nhân vật Nhị Khanh, một hồn ma, trong Chuyện cây gạo, Thị Nghi, cũng là một hồn
ma, trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang làm ví dụ. Là những hồn ma nhưng hai
nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm với vai trò là nhân vật chính thể hiện chủ đề
về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa chứ không phải như những nhân vật chức
năng thường xuất hiện để nhân vật chính bộc lộ phẩm chất, tính cách của mình như
trong truyện dân gian. Nhị Khanh và Thị Nghi đều là những cô gái chết trẻ và khi
còn sống cũng chịu đựng nỗi đau khổ. Nhị Khanh chết khi tuổi chỉ mới đôi mươi,
còn Thị Nghi từ nhỏ đã bị bán vào nhà phú thương họ Phạm, lớn lên lại bị vợ của
Phạm ghen tuông đánh chết. Cả hai nàng dù chết mà vẫn khát khao tình yêu, khát
khao hạnh phúc tuổi trẻ - những niềm khát khao rất đời thường mà người trần tục
nào cũng có. Vì mang nặng khát khao đó, họ nhập vào cuộc sống dương gian để tìm
bạn. Nguyễn Dữ, bằng một vài chi tiết đã khắc họa rõ nét chân dung hai người phụ
nữ mạnh mẽ, táo bạo, với khát vọng sống mãnh liệt. Nhị Khanh ngay từ buổi đầu
128
gặp Trình Trung Ngộ đã bộc lộ không chút e dè quan niệm sống, khát vọng hưởng
thụ tuổi trẻ của mình: “Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi
bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ
thành người dưới suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể
được nữa.” Tính cách táo bạo, bướng bỉnh, phá cách của Nhị Khanh càng được thể
hiện rõ qua chi tiết sau khi Trung Ngộ biết nàng là hồn ma, nàng “vẫn thường qua
lại, có lúc đứng trên bãi sông gọi eo éo, có lúc đến bên cửa sổ nói thì thào”, trên hết
là hình ảnh nàng cùng hồn ma Trung Ngộ tìm đến nương hồn trên cây gạo và
thường xuất hiện với thân thể lõa lồ. Hình ảnh đó như tung hê tất cả trật tự, lề thói
của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nàng Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương
Giang cũng cùng một tính cách mạnh mẽ, dữ dội như thế. Dường như để trả thù
trước cái chết oan uổng của mình, hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ
vẻ, ngay cả khi bị đào mả vứt hài cốt rồi, hồn nàng vẫn tìm về cõi trần, kết duyên vợ
chồng với viên quan họ Hoàng. Khi hạnh phúc đời thường nàng đang có có nguy cơ
lung lay trước người thuật sĩ, nàng cố công bảo vệ bằng việc lấy gậy đập vỡ chai
thuốc, mắng người ấy “Anh chàng huyễn thuật này ở đâu đến đây ly gián vợ chồng
ta, chia rẽ nhà cửa ta”. Quả thật, dẫu là những hồn ma nhưng Thị Nghi, Nhị Khanh
không hề xa lạ với chúng ta khi họ cũng có cùng những khát vọng đời thường như
bao con người trần thế. Số phận của họ cũng là số phận của những con người “liễu
yếu đào tơ”, thấp cổ bé họng trong một xã hội mà họ không có tiếng nói riêng,
không được quyền hưởng hạnh phúc. Cả Nhị Khanh lẫn Thị Nghi đều phải nhận lấy
kết cục đau đớn: Nhị Khanh thì bị sáu bảy trăm lính đầu trâu mặt ngựa gông trói đi,
Thị Nghi bị thiên binh thần tướng bắt xuống âm cung. Bằng tài năng xây dựng nhân
vật của Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục đã để lại trong lòng người đọc những dấu
ấn khó quên về các kiểu nhân vật khác nhau, những con người với tính cách, số
phận rất gần gũi. Đoàn Thị Điểm cũng khiến người đọc không thể quên được nàng
Giáng Tiên mà bà đã dụng công xây dựng trong Vân Cát thần nữ. Từ nhân vật trong
truyền thuyết dân gian là bà chúa Liễu Hạnh, qua ngòi bút khắc họa nhân vật khéo
léo của Hồng Hà nữ sĩ, nàng Giáng Tiên hiện lên sinh động và chân thật với tài
129
phép huyền ảo, kì lạ mà cũng rất đời thường với khát vọng được thỏa nguyện ước
ba sinh cùng người mình yêu thương, khát vọng được sống tự do, không ràng
buộc
Khi xây dựng nhân vật, các tác giả truyền kì đã chú ý thể hiện tính cách nhân vật
qua những đoạn đối thoại hoặc đôi khi là lời độc thoại. Lời người con gái trong
truyện Chồng dê (Thánh Tông di thảo ) khi nói với chàng trai do dê hóa thành thì
đoan chính, lời nàng Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương) khi phân trần
cùng chồng rõ ràng là lời của một phụ nữ coi trọng phẩm tiết, hết lòng thủy chung,
lời của Nhị Khanh (Chuyện cây gạo) thì táo bạo, phóng túng, lời cung phi Bích
Châu (Hải khẩu linh từ) thì sắc sảo, thể hiện mình là con người có học thức Bên
cạnh đó, truyền kì đã bắt đầu chú ý đến việc miêu tả nội tâm nhân vật, rõ nhất là
trong Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả. Nội tâm nhân vật có khi được thể hiện
qua lời miêu tả trực tiếp của tác giả, có khi được thể hiện qua những bài thơ, bài
ca do nhân vật ngâm đọc. Nỗi niềm thương nhớ gia hương của Từ Thức (Chuyện
Từ Thức lấy vợ tiên) khi đang sống ở cõi tiên đã được Nguyễn Dữ khắc họa bằng
những câu văn nhiều hình ảnh và gợi cảm: “Từ khi bỏ nhà đi, thấm thoát đã được
một năm, ao sen đã thay màu biếc. Những đêm sương sa gió thổi, bóng trăng sáng
dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một
nỗi buồn bâng khuâng, quấy nhiễu không sao ngủ được”[11,tr.139] Nỗi nhớ
nhung của người vợ xa chồng ở Đinh phu nhân trong An Ấp liệt nữ (Truyền kì tân
phả) khiến người đọc cảm động qua đoạn văn miêu tả tâm trạng của Đoàn Thị
Điểm: “Mỗi khi gặp cảnh xuân quang, thời tiết thay đổi, mưa trôi hoa lạnh, khói
ngậm quất hồng, đó là những lúc phu nhân đau từng khúc ruột vậy. Có khi nghe ve
kêu buổi tối, chim hót buổi sáng đó là lúc phu nhân buồn não nuột vậy. Mưa Sở
mây Tần, cảnh từng ngao ngán, trông mặt trăng thêm than thở, hứng gió mát luống
ngại ngùng. Mối u sầu phát ra thơ văn, kể có đến hơn ba mươi bài” [25,tr.347].
Dẫu rằng tác giả chưa thoát khỏi việc dùng những hình ảnh ước lệ quen thuộc của
thơ văn trung đại khi miêu tả nỗi buồn nhớ nhưng đoạn văn trên vẫn giúp người đọc
hình dung được tâm sự của nhân vật và cảm thông với nỗi niềm tâm sự đó.
130
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện truyền kì thật sự đã đạt đến một trình
độ cao hơn so với những thể loại thuộc loại hình truyện kí trước đó. Các truyện kí
trước đó vì nặng về ghi chép nên thường ít chú ý đến tính cách và cuộc sống riêng
của nhân vật. Truyện truyền kì đã khắc phục được điều này và bước đầu đã quan
tâm đến việc miêu tả nội tâm nhân vật. Đây là một giá trị cần ghi nhận khi nghiên
cứu về vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam.
3.3. Dấu vết của truyền kì trong văn học hiện đại
Thời đại của thể loại truyền kì đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với những tác
phẩm Tân truyền kì lục, Lan Trì kiến văn lục, nhưng điều đó không có nghĩa những
đặc điểm của thể loại này hoàn toàn bị triệt tiêu trong văn học hiện đại. Dư ba của
kiểu truyện truyền kì vẫn còn vang động trong nhiều sáng tác truyện ngắn và tiểu
thuyết giai đoạn 1930 – 1945 mà Nguyễn Huệ Chi gọi là truyện “phỏng truyền kì”
và dấu ấn của thể loại này cũng được thể hiện rất đậm nét trong những truyện ngắn
sau 1975 với sự tham gia của các yếu tố kì ảo.
3.3.1. Dấu vết của truyền kì trong văn học 1930 – 1945
Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX đến khoảng năm 1945, bên cạnh sự phát
triển của truyện ngắn hiện thực phê phán, truyện ngắn lãng mạn, truyện ngắn hiện
thực cách mạng, văn học Việt Nam còn ghi nhận sự xuất hiện của các truyện ngắn
mang nhiều yếu tố kì ảo, ghê rợn với sự góp mặt của các nhân vật ma, quỷ, thần
như những sáng tác của Nhất Linh, Thế Lữ, Tchya (Đới Đức Tuấn), Nguyễn Tuân,
Thanh Tịnh Giới nghiên cứu phê bình gọi loại truyện này bằng những cái tên
“truyện kì ảo”, “truyện kinh dị”, “truyện đường rừng” Ở đây, chúng tôi sử dụng
cách gọi của Nguyễn Huệ Chi trong tuyển tập Truyện truyền kì Việt Nam là “phỏng
truyền kì”. Quả thật, khảo sát một số truyện ngắn loại này như Lan rừng (Nhất
Linh), Tiếng hú ban đêm, Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ), Thần hổ, Ai hát giữa rừng
khuya (Tchya), Xác ngọc lam, Lửa nến trong tranh (Nguyễn Tuân), Chiều sương,
Một trận bão cuối năm (Bùi Hiển), Ngậm ngải tìm trầm (Thanh Tịnh) chúng ta sẽ
thấy một vài đặc điểm của thể loại truyền kì thời trung đại ghi dấu trong những tác
phẩm này. Hẳn nhiên, không vì vậy mà ta gọi đây là những tác phẩm thuộc thể
131
truyền kì, vì dẫu mang trong mình một số đặc điểm của thể loại này, những sáng tác
này về mục đích sáng tác, nội dung, nghệ thuật, có nhiều điểm khác biệt so với
những sáng tác truyền kì mà ta khảo sát ở trên.
Nếu như những sáng tác truyền kì trung đại sử dụng những yếu tố kì ảo, kì lạ để
chủ yếu, thông qua đó phơi bày hiện thực xã hội phong kiến cùng những số phận cụ
thể của những con người trong xã hội đó, đồng thời gửi gắm một bài học đạo đức
hay lí tưởng sống thì với những tác phẩm phỏng truyền kì của văn học Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945, những yếu tố kì ảo, huyễn hoặc, ma quái lại được sử dụng
với nhiều mục đích, chức năng khác nhau. Có khi, yếu tố kì ảo, huyễn hoặc trong
các truyện này được dùng để tạo không khí rùng rợn, li kì cho câu chuyện; có khi để
thể hiện những trăn trở của con người trước cuộc sống; có khi lại được dùng để thể
hiện những quan niệm của người viết về con người, cuộc đời; có lúc yếu tố kì ảo lại
là phương tiện để các tác giả đi vào thế giới tâm linh của con người, hay để gửi gắm
những khát khao về tình yêu đôi lứa và cũng có trường hợp, các sáng tác 1930 –
1945 kể lại những câu chuyện mang màu sắc huyền ảo nhưng những hiện tượng
huyền ảo, kì bí lại được giải thích một cách khoa học. Các truyện truyền kì trung đại
khai thác đề tài từ văn học dân gian với những câu chuyện có thể rất quen thuộc
trong kho tàng cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn. Các truyện phỏng truyền kì của văn
học hiện đại Việt Nam 1930 – 1945 cũng mang sắc màu dân gian nhưng đậm nét về
tín ngưỡng dân gian hơn là về văn học dân gian. Khẳng định điều này bởi lẽ chúng
tôi nhận thấy rằng nhiều truyện truyền kì trung đại khai thác từ các truyện dân gian
có sẵn thì ở truyện phỏng truyền kì giai đoạn này lại chủ yếu khai thác yếu tố kì ảo
dựa trên niềm tin của nhân dân ta từ xưa đến nay (tin rằng có ma quỷ, thần thánh)
mà sáng tạo ra những câu chuyện mang màu sắc huyền ảo, hoang đường. Ta rất dễ
tìm thấy trong truyện phỏng truyền kì giai đoạn này đủ các loại ma: ma xó, ma
trành, ma giữ của, ma cụt đầu, ma thuyền chài, ma khách Điều đó phản ánh tín
ngưỡng tâm linh của dân gian: tin rằng có sự tồn tại của thế giới cõi âm, thế giới sau
khi con người mất đi. Thế giới ma ấy tạo nên một không khí rùng rợn, ảo huyền bao
trùm nhiều tác phẩm tác phẩm giai đoạn 1930 – 1945. Nhưng đó không phải là chức
132
năng chủ yếu duy nhất của các yếu tố kì ảo trong truyện phỏng truyền kì. Sử dụng
các yêu tố kì ảo trong sáng tác của mình, các nhà văn viết truyện ngắn kì ảo thời
hiện đại còn thể hiện nỗi niềm trăn trở, suy tư về về cuộc đời, về con người. Mượn
câu chuyện về người hóa hổ (Ngậm ngải tìm trầm) Thanh Tịnh gợi lên trong người
đọc những suy nghĩ về hai chữ “con người”. Con người khác với con vật ở chỗ dù
có biến đổi về nhân hình, nhân tính trong họ vẫn không hề mất đi hoàn toàn. Thế
nên, dù đã hóa hổ, bác Diệm trai vẫn cố gắng trở về nhà thăm con, thăm vợ bởi tình
yêu thương vẫn nặng trong lòng. Hình ảnh “Trong bầu sáng nhạt, nhuộm sương
khuya, bác Diệm thấy một bóng người – không, một con vật thì đúng hơn – chụm
mạnh bốn chân xuống đất, ngẩng đầu lên cao, đang đăm đăm nhìn về phía bác
Bác ôm mặt khóc rất thê thảm. Con hổ cũng rú lên một hơi dài như để đáp lại tiếng
lòng của vợ. Tiếng hú nghe lạnh và buồn”[9,tr.530] khiến ta thương cảm cho đôi vợ
chồng từ nay phải chia cắt vĩnh viễn và đọng lại trong ta nhiều nghĩ suy về tình
người trong cuộc đời. Tiếng hú ban đêm (Thế Lữ), Thần hổ (Tchya) lại mang đến
cho ta những trăn trở về sự hận thù. Sức mạnh của sự thù hận thật ghê gớm, nó cho
con người những khả năng phi thường nhưng cũng có thể khiến con người suốt đời
đau khổ và liệu hận thù có phải chỉ được hóa giải bằng việc trả thù? Yếu tố kì ảo
trong truyện ngắn hiện đại giai đoạn này có lúc được sử dụng để giúp người đọc
thâm nhập, tìm hiểu thế giới tâm linh của con người. Bóng người trên sương mù
(Nhất Linh) là câu chuyện vừa hư vừa thực, không khiến ta cảm thấy ghê sợ mà xúc
động thấm thía với niềm tin giữa những người thân yêu có cái gọi là “thần giao cách
cảm”, khả năng đó có thể cứu rỗi con người. Câu chuyện vì vậy còn là sự khẳng
định về sức mạnh của tình cảm vợ chồng. Những truyện ngắn Chiều sương, Một
trận bão cuối năm như thừa nhận có một thế giới của những hồn oan, những người
đã chết. Những con người ấy dẫu chết rồi vẫn có khi gặp gỡ, chuyện trò với người
sống như tìm chút hơi ấm. Một số tác phẩm, đặc biệt là những sáng tác của Nguyễn
Tuân, lại dùng yếu tố kì ảo để khẳng định, ca ngợi cái đẹp, ca ngợi giá trị vật chất
và giá trị tinh thần do con người tạo ra. Cái đẹp ấy ở trong những bức tranh cổ (Lửa
nến trong tranh), cái đẹp ấy trong những trang giấy dó nhà họ Chu (Xác ngọc lam),
133
cái đẹp ấy cũng có thể hiện thân trong những hồn ma phụ nữ như Hoàng Lan
Hương (Trại Bồ Tùng Linh), nàng Peng Slao (Thần hổ), nàng Sao (Lan rừng)
(Giống như truyện truyền kì thời trung đại, các nhân vật nữ trong các sáng tác kì ảo
giai đoạn này đều rất đẹp). Đi liền với cái đẹp là tình yêu. Nhiều truyện phỏng
truyền kì thể hiện niềm khát khao hạnh phúc tình yêu, hạnh phúc trần thế của con
người. Về điểm này truyện phỏng truyền kì giai đoạn 30 – 45 khá tương đồng với
truyện truyền kì trung đại. Người đọc có thể tìm thấy mối tình đắm đuối như mối
tình của Tuấn và cô gái kì bí, không rõ người hay ma Hoàng Lan Hương (Trại Bồ
Tùng Linh), một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt như tình yêu giữa Đèo Lầm Khẳng và
nàng ma trành Peng Slao (Thần hổ), hay một tình yêu tha thiết, trong trẻo như tình
yêu của Quang và Sao - tinh hoa lan (Lan rừng) Một điều khác biệt khá rõ giữa
truyện truyền kì trung đại và truyện phỏng truyền kì giai đoạn này đó là các tác giả
văn học trung đại không hề dùng yếu tố kì ảo để lí giải một cách khoa học về các
hiện tượng kì bí trong đời sống, trong khi đó ở truyện ngắn 1930 – 1945 điều này lại
có. Ví như truyện Vàng và máu (Thế Lữ) hay truyện Lửa nến trong tranh (Nguyễn
Tuân) chẳng hạn. Truyện của Thế Lữ đưa người đọc từ chỗ ghê sợ trước lời nguyền
của thần linh đến chỗ thấy được sức mạnh của lí trí con người khi để cho quan Châu
khám phá ra bí mật: những người vào hang tìm vàng không chết vì sự trừng phạt
của thần linh mà chết vì những hòn đá cuội có trát thuốc độc. Nguyễn Tuân lí giải
hiện tượng kì bí: bức tranh sáng bừng lên và ông tướng Hàn Kì hiện lên trên bức
tranh như thật, như thể “là người của cuộc đời này và đang là một vị khách ngoài
thời gian của ấp chủ đây” bằng những hiểu biết rất khoa học thông qua lời của công
sứ Lê Bích Xa. Đó là nhờ bức tranh được tạo từ chất liệu đặc biệt: “lấy chất lân trộn
vào thuốc để điểm ngọn lửa tranh, lấy thạch nhung để làm nến tranh” Bằng cách
đó lí giải các hiện tượng kì bí một cách khoa học, các tác giả đã thể hiện niềm tin
tưởng vào khoa học và con người.
Dấu ấn rõ nhất của thể loại truyền kì trong các sáng tác mà chúng tôi đang đề
cập có lẽ chính là sự góp mặt của các nhân vật ma, thần, những tinh vật trong
truyện. Nhân vật kì ảo là ma ta có thể tìm thấy trong các truyện: Thần hổ, Ai hát
134
giữa rừng khuya của Tchya, Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ), Chiều sương, Một trận
bão cuối năm (Bùi Hiển); có nhân vật kì ảo là thần có thể kể đến các truyện Thần
hổ, Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân); ta gặp nhân vật kì ảo là tinh vật trong những
truyện Lan rừng (Nhất Linh), Xác ngọc lam (Nguyễn Tuân) Và môtip thường gặp
nhất của thể loại truyền kì trong văn học trung đại được tìm thấy trong những sáng
tác này chính là môtip về sự gặp gỡ, yêu đương và ân ái giữa ma và người, giữa
người và tinh vật như trong các truyện Lan rừng, Trại Bồ Tùng Linh, Thần hổ, Ai
hát giữa rừng khuya Có điều, trong nhiều sáng tác truyền kì thời trung đại, bên
cạnh thái độ cảm thông với khát vọng tình yêu của nhân vật trong truyện, tác giả có
khi phê phán những tình cảm này là trái với luân thường, là đồi phong bại tục, nhất
là ở những chàng nho sinh chỉ đắm đuối trong tình dục. Còn ở truyện phỏng truyền
kì mà chúng ta đang nói, có thể nói, chỉ thấy tinh thần ngợi ca tình yêu, đồng cảm
với những khát khao yêu thương của con người. Ngoài ra, những môtip khác như sự
thụ thai, ra đời kì lạ, chết kì lạ, thưởng – phạt mà ta vẫn hay gặp ở truyện truyền
kì lại ít thấy ở truyện phỏng truyền kì. Ta cũng sẽ không thấy kiểu câu văn biền
ngẫu hay văn xuôi nhưng xen thơ phú trong những truyện kì ảo của văn học 1930 –
1945. Ngôn ngữ của truyện phỏng truyền kì giai đoạn này vẫn là ngôn ngữ giàu
hình ảnh nhưng không phải là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong truyện kì.
Không gian của truyện phỏng truyền kì có thể là không gian siêu nhiên như không
gian núi tiên, nơi ở của thần Tản Viên (Trên đỉnh non Tản), không gian tiên cảnh
trong Trên Bồng Lai nhưng vẫn có điểm khác biệt so với truyện truyền kì trung
đại. Nếu không gian siêu nhiên trong truyện trung đại là không gian tưởng tượng
như tiên cảnh, thủy phủ, âm ti thì không gian trong truyện phỏng truyền kì không
hoàn toàn là không gian tưởng tượng mà vừa hư, vừa thực, mang sắc màu rùng rợn
hoặc kì bí hoặc huyễn hoặc phù hợp với diễn biến nội dung truyện và cũng phù hợp
với thời gian truyện: ban đêm. Không gian ấy tràn ngập trong các truyện như Bóng
người trên sương mù, Lan rừng, Trại Bồ Tùng Linh, Một đêm trăng, Thần hổ, Ai hát
giữa rừng khuya như một yếu tố nghệ thuật tạo nên sự hấp dẫn cho truyện. Chính
những điểm này đã đưa chúng tôi đến kết luận: dấu ấn thể loại truyền kì vẫn còn ghi
135
dấu trong các sáng tác văn xuôi 1930 – 1945 nhưng không thể xem những truyện
này là truyện truyền kì như các sáng tác Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục,
Truyền kì tân phảcủa thời trung đại vì có rất nhiều điểm khác biệt. Những truyện
kì ảo của văn học Việt Nam 1930 – 1945 kế thừa những đặc điểm của truyện truyền
kì trung đại nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của kiểu truyện kinh dị phương
Tây như một số truyện Vàng và máu, Một truyện ghê gớm
3.3.2. Dấu vết của truyền kì trong văn học Việt nam hiện đại sau 1975
Từ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986 trở đi, văn học Việt Nam chứng kiến sự
ra đời của nhiều tác phẩm mang nhiều yếu tố kì ảo và sắc màu huyền thoại, tạo
thành một xu hướng quan trọng của văn học đương đại: xu hướng văn học kì ảo.
Những yếu tố kì ảo gợi chúng ta nhớ đến thể loại truyền kì trung đại xuất hiện đậm
đặc trong nhiều sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết của các cây bút đương thời như
Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Hòa Vang, Lê Minh Hà Những
yếu tố kì ảo trong văn học giai đoạn này khá phong phú và mang những điểm khác
so với truyện phỏng truyền kì văn học giai đoạn 1930 – 1945 và cũng khác truyện
truyền kì trung đại.
Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam sau 1975 xuất hiện trong nhiều truyện
ngắn “viết lại” từ truyền thuyết, cổ tích dân gian như Gióng (Lê Minh Hà), Sự tích
những ngày đẹp trời (Hòa Vang), Trương Chi (Nguyễn Huy Thiệp), trong những
truyện ngắn “giả cổ tích” của Nguyễn Huy Thiệp với Những ngọn gió Hua tát, và
trong nhiều truyện viết về cuộc sống, con người hiện đại yếu tố kì ảo cũng góp mặt
khi thì thoáng qua, khi thì đậm đặc như Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ),
Dây neo trần gian (Võ Thị Hảo), Gió lẻ (Nguyễn Ngọc Tư), Bướm trắng (Thái Bá
Tân), Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt (Nguyễn Huy Thiệp), Cõi người rung chuông
tận thế (Hồ Anh Thái)
Nếu trong truyền kì trung đại, yếu tố kì ảo là phương thức phản ánh hiện thực và
chuyển tải quan niệm “văn dĩ tải đạo”, và trong những tác phẩm phỏng truyền kì
nhằm tạo không khí rùng rợn, kì bí hay để đi vào thế giới tâm linh, hoặc thể hiện
những quan niệm của người viết về cuộc đời, con người thì những yếu tố kì ảo,
136
mang sắc màu huyền thoại trong văn học hiện đại lại được dùng với những chức
năng khác. Khi “viết lại” những huyền thoại xưa trong văn hóa dân gian của dân
tộc, các tác giả hiện đại đã “nhận thức lại” con người và cuộc sống trong truyện cổ,
gắn những nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích với cuộc đời thường, với những suy
tư, tình cảm rất “người”. Vì vậy, dẫu mượn yếu tố kì ảo, hoang đường của truyện
cổ, của huyền thoại, những truyện Gióng, Sự tích những ngày đẹp trời, Trương
Chi vẫn là những câu chuyện của hiện tại, mang hơi thở của cuộc sống đương
thời. Những nhân vật từ truyền thuyết, cổ tích trở về với chúng ta, qua ngòi bút của
các tác giả văn học hiện đại rất gần gũi. Một mặt, ở họ vẫn có những cái cao cả
đáng ngưỡng mộ, mặt khác họ vẫn mang những tính cách, suy nghĩ như con người
bình thường. Bằng những chi tiết hoang đường kì ảo ta vẫn gặp trong truyền kì, các
tác giả mang đến cho người đọc những câu chuyện sinh động, hấp dẫn đồng thời
cũng khiến người đọc “phản tỉnh”, “nghĩ lại” về những con người trong huyền
thoại, cổ tích xa xưa. Trong truyện dân gian, Gióng là nhân vật chính được khắc họa
bằng những chi tiết miêu tả về ngoại hình, hành động thì trong truyện của Lê
Minh Hà, hình ảnh Gióng được xây dựng chủ yếu bằng những nghĩ suy, bằng
những dòng tâm trạng nối nhau của người mẹ sinh ra Gióng. Truyền thuyết dân gian
kết thúc với chi tiết Gióng bay về trời sau khi đánh tan giặc Ân để trở thành bất tử,
Lê Minh Hà mang Gióng trở về với cuộc đời trần thế cùng bao tâm trạng ngỡ
ngàng, sững sờ và xót xa của người mẹ khi con trở về trong sự cô đơn, trong những
đổi thay của nhân tình thế thái. Sự tích những ngày đẹp trời của Hòa Vang cũng là
một cách nhìn lại, một cuộc “đối thoại” lại về truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, thể
hiện sự táo bạo của tác giả khi “đi ngược” lại với những gì truyền thuyết đã kể và
người Việt Nam từ bao đời nay vẫn nghĩ, cách nghĩ một chiều. Tác giả đã nhìn thấy
ở Mị Nương nỗi nhớ quê nhà tha thiết, đã thấu suốt ở Thủy Tinh một tình yêu mãnh
liệt, say đắm và thủy chung. Tình yêu ấy Thủy Tinh biến thành những giọt mưa thu
để có thể gặp mặt người yêu. Qua ngòi bút của Hòa Vang, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị
Nương là những con người bình thường trong cuộc đời này chứ không phải chỉ là
những nhân vật huyền thoại, những thần tiên xa lạ nữa. Viết Trương Chi, Nguyễn
137
Huy Thiệp vẫn giữ nguyên hình ảnh một Trương Chi xấu xí nhưng hát cực hay và
có một tâm hồn thật đẹp. Nhưng chàng Trương Chi ấy vẫn là con người bình
thường với những hành động, cử chi bình thường. Và Trương Chi còn là một người
rất đỗi si tình chứ không phải Mị Nương như trong truyện dân gian. Mị Nương của
Nguyễn Huy Thiệp cũng có những lúc “rỗng tuếch và tẻ nhạt”, cũng đầy hoài nghi.
Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp cố vượt qua những giới hạn bình thường của
cuộc đời dung tục để tình yêu mình hướng vào cái tuyệt đối. Những truyện như Sói
trả thù, Nàng Sinh, Chiếc tù và bị bỏ quên, trong chùm truyện Những ngọn gió
Hua Tát lung linh sắc màu cổ tích dân tộc Tây Bắc từ ngôn ngữ, giọng điệu kể
chuyện đến nội dung truyện. Và bằng những câu chuyện mang sắc màu kì ảo ấy, tác
giả hướng người đọc vào những vấn đề luôn day dứt, ám ảnh con người từ bao đời.
Sói trả thù là câu chuyện về một gia đình tưởng đã có thể bước qua được lời nguyền
của những người đi rừng thế nhưng cuối cùng đứa con trai duy nhất của gia đình nổi
tiếng về săn bắt thú rừng ấy lại chết đau đớn dưới họng con sói dữ. Những người đi
rừng đã từng khuyên người cha “hãy biết sợ rừng”, nhưng người cha ấy chỉ “cười
khẩy” và cho con mình vào rừng săn thú từ lúc mới năm tuổi thay vì mười ba tuổi
như tục lệ. Một lần, hai cho con vào rừng săn sói, giết được sói đầu đàn và bắt
những con sói con mang về. Đúng ngày người cha cúng ma cho con để bước qua lời
nguyền, đứa bé sảy chân té, máu trào ra từ miệng đứa bé đã thức tỉnh tiềm thức mơ
hồ của con sói con ngày xưa bị mất mẹ, nó chồm lên táp vào cổ đứa bé. Cái chết của
đứa bé thật khủng khiếp. Trong nỗi đau mất con, người cha cầm rìu tiến về phía con
sói, tưởng rằng ông sẽ bổ xuống đầu nó những đòn trí mạng, nhưng không, ông chặt
đứt dây xích cho nó chạy vào rừng. Câu chuyện khiến người đọc bị ám ảnh, không
phải chỉ vì cái chết của thằng bé San mà còn vì những điều kì bí không thể giải
thích hết được trong cuộc đời. Sói trả thù cũng là lời nhắc nhở con người phải biết
sống hài hòa với tự nhiên, tự nhiên cũng cần được tôn trọng, được sống bình đẳng
như con người. Nàng Sinh là một câu chuyện đầy dư vị sâu xa, ngắn nhưng chất
chứa tính nhân văn thông qua chi tiết hư cấu kì ảo ở cuối truyện. Hòn đá thiêng tích
tụ bao nhiêu nỗi đau khổ và những lời cầu xin của người trong bản Hua Tát. Hòn đá
138
ấy, tuy nhỏ, nhưng không ai nhấc lên nổi. Thế mà, nàng Sinh, người con gái thân
phận con hươn, sống thui thủi như con chim cút, bị dân làng lãng quên lại nhấc lên
thật dễ dàng. Trên tay nàng Sinh, hòn đá ấy bỗng tan thành nước, những giọt nước
trong như nước mắt, chảy qua kẽ tay nàng, đôi bàn tay chai sạn, ngón không ra
ngón. Phải chăng Nguyễn Huy Thiệp muốn nói với chúng ta: chỉ những con người
thật sự chịu đựng những đau khổ đắng cay trong sự cô đơn, ghẻ lạnh mà không oán
thán, những con người có tâm hồn hoàn troàn thánh thiện mới có khả năng hóa giải
những khổ đau? Chiếc tù và bị bỏ quên cũng là một lời nhắc nhở con người đừng
quên đi nguồn cội, tổ tiên. Sự lãng quên những giá trị thiêng liêng từ quá khứ chính
là mối nguy cho cuộc sống hiện tại chứ không phải là loại sâu mọt; hay nói cách
khác, sâu mọt, hiểu theo hàm nghĩa, chính là sự lãng quên truyền thống, tổ tiên, quá
khứ của con người. Yếu tố kì ảo ở phần cuối truyện Hậu thiên đường của Nguyễn
Thị Thu Huệ như nhấn mạnh sự bất lực của người mẹ nhìn con mình đang bước vào
địa ngục mà tưởng là đang ở thiên đường. Yếu tố kì ảo ấy còn là một sự thức tỉnh
đối với người đọc: đừng để sự quan tâm của mình dành cho những người thân yêu
trở thành quá muộn. Câu chuyện, dù mang sắc màu kì ảo ở cuối truyện, lại đề cập
đến những vấn đề của hiện thực nóng hổi: những gia đình không trọn vẹn, con cái
sẽ thế nào, ở tuổi mười sáu, tuổi mới lớn, người con gái cần gì ở người mẹ, và
những sai lầm thế hệ trước đã trải qua, liện thế hệ sau có tránh được, nhất là khi
giữa họ là khoảng cách về tình cảm; thiếu sự thấu hiểu, quan tâm?... Dây neo trần
gian của Võ Thị Hảo lại mượn yếu tố kì ảo để khẳng định một chân lí: tình yêu
thương chân thành có sức mạnh kì diệu. Cái đã “neo” được người đàn ông trong
truyện phải đâu là 999 bím tóc quấn quanh tấm ảnh mà chính là khát khao mãnh liệt
của nhân vật “tôi” trong truyện, khát khao người yêu mình sống lạc quan, vượt qua
bệnh tật và khát khao gieo vào lòng anh niềm tin đó.
Điểm qua một vài truyện có yếu tố kì ảo trong văn học hiện đại sau 1975, có thể
thấy những yếu tố kì ảo được vận dụng để chuyển tải nhiều nội dung phong phú chứ
không chỉ đơn thuần phản ánh hiện thực và thể hiện quan niệm đạo đức như trong
truyền kì trung đại. Một số tác phẩm tự sự còn khai thác yếu tố kì ảo để đề cập đến
139
những vấn đề được cho là “nhạy cảm”, là khó nói như mặt trái của chiến tranh,
chuyện tính dụcnhư các tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, Mảnh đất lắm người
nhiều ma Thế giới nhân vật trong truyện hiện đại mang dấu vết của truyền kì
cũng đa dạng phong phú như thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại. Ở
những tác phẩm tự sự hiện đại có yếu tố kì ảo ngoài nhân vật là những con người
bình thường trong trần thế, còn có nhân vật là thần (Gióng, Sự tích những ngày đẹp
trời), là ma (Bướm trắng, Gió lẻ), là con người lạ thường với diện mạo kì quái
(Trương Chi), lại có cả nhân vật có thể biến hình như người họa sĩ trong Hạc vừa
bay vừa kêu thảng thốt biến thành cánh hạc khi biết người con gái mình hẹn không
còn nữa Nếu truyện truyền kì trung đại mượn chuyện ma quỷ, thần linh để nói
chuyện người, chuyện đời trong xã hội phong kiến thì ở các truyện mang âm vang
truyền kì cũng mượn các nhân vật kì ảo ấy để phản ánh hiện thực, nhưng mặt khác,
những nhân vật này còn thể hiện nhu cầu nhận thức mới, một quan niệm nghệ thuật
mới về con người trong xã hội đương đại, hướng con người đến với cái đẹp nhân
bản. Nếu phần nhiều các truyện kì ảo trung đại có kết thúc có hậu, kết cấu chặt chẽ
và khá nhất quán thì các truyện mang yếu tố kì ảo của văn học hiện đại sau 1975 lại
thường có kết cấu mở. Kiểu kết cấu này tạo ra tính đa nghĩa, để lại nhiều suy tư cho
người đọc, trao cho người đọc quyền khám phá, quyết định. Nếu truyện truyền kì
trung đại chịu ảnh hưởng của văn học cổ Trung Quốc, truyện phỏng truyền kì giai
đoạn 1930 – 1945 chịu ảnh hưởng của truyện kinh dị phương Tây thì các truyện có
yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam sau 1975 lại tiếp nhận ảnh hưởng của loại
truyện kì ảo phương Tây thế kỉ XX.
Sự hồi sinh của những yếu tố hoang đường, kì ảo trong các truyện hiện đại sau
1975 cũng như trong các truyện phỏng truyền kì giai đoạn 1930 – 1945 đã cho thấy
dư ba của thể loại truyền kì trung đại lên văn học hiện đại Việt Nam. Điều này cũng
chứng tỏ, dù thể loại truyền kì của loại hình tự sự trung đại không còn nữa trong
văn học hiện đại, nhưng sức sống của thể loại này là rất lớn, sức ảnh hưởng và cuốn
hút cũng không hề nhỏ, dẫu thời gian có qua đi. Qua đó, phần nào ta thấy được vị trí
quan trọng của thể loại truyền kì trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của văn học
140
Việt Nam. Theo ý kiến của người viết, dù đã có một số bài viết và công trình nghiên
cứu về yếu tố kì ảo trong văn học hiện đại Việt Nam nhưng xem xét sự ảnh hưởng
của thể loại truyền kì lên văn học hiện đại cũng vẫn là một vấn đề đáng quan tâm và
còn có thể khai thác thêm nhiều phương diện.
141
KẾT LUẬN
Truyền kì là một thể loại quan trọng của văn học trung đại, có sự đóng góp đáng
kể trong quá trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam cả về nội dung lẫn
nghệ thuật. Thể loại này một mặt tiếp nối những truyền thống văn học dân gian,
đóng vai trò là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết, một mặt đánh dấu sự
phát triển của văn xuôi tự sự trung đại, đưa văn học viết từ chỗ đơn thuần ghi chép
sự việc hay sưu tầm tác phẩm dân gian đến chỗ sáng tác nghệ thuật thật sự. Mặt
khác, thể loại này cũng ảnh hưởng lâu dài đến cả văn học hiện đại trong tiến trình
phát triển của văn học dân tộc.
Với vai trò là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết, truyền kì khai thác
đề tài từ các truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn của dân gian, đồng thời chịu
ảnh hưởng của truyện dân gian trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kết cấu, nghệ
thuật khắc họa nhân vật, bên cạnh đó truyền kì cũng sử dụng nhiều môtip quen
thuộc của truyện dân gian.
- Những tác phẩm truyền kì, đặc biệt là những tác phẩm thuộc giai đoạn phát
triển rực rỡ nhất của thể loại này (thế kỉ XV, XVI) thật sự là những sáng tác nghệ
thuật độc đáo với rất nhiều sự dụng công của các tác giả, thể hiện được cá tính của
người viết. Các truyện truyền kì phản ánh chân thực đời sống xã hội phong kiến với
những nỗi thống khổ của nhân dân, khẳng định những tình cảm, tính cách đáng quý
của con người, thể hiện sự đồng cảm của các tác giả với số phận và khao khát chính
đáng của những con người bất hạnh trong một xã hội bất công. Truyền kì vì vậy vừa
có giá trị hiện thực, giá trị yêu nước lại giàu giá trị nhân văn, nhân bản. Nghệ thuật
tự sự của truyền kì đánh dấu một bước tiến mới so với những tác phẩm tự sự trước
khi thể loại này ra đời thể hiện ở các mặt xây dựng kết cấu, khắc họa nhân vật, ngôn
ngữ kể chuyện
- Những yếu tố hoang đường, kì ảo – điểm nổi bật của truyện truyền kì trung
đại vẫn được tìm thấy trong những sáng tác của văn học hiện đại. Tuy nhiên, các tác
giả hiện đại sử dụng các yếu tố kì ảo trong những tác phẩm của mình với những
142
mục đích, chức năng phong phú hơn là phản ánh hiện thực cuộc sống và chuyển tải
đạo lí như truyền kì trong trung đại. Bên cạnh đó, dù mang trong mình nhiều yếu tố
hoang đường, kì ảo nhưng các sáng tác hiện đại vẫn mang nhiều điểm khác biệt về
nội dung chủ đề, nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống, con người so với truyền
kì trung đại.
Nghiên cứu vị trí thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học Việt
Nam là một cách khẳng định giá trị của thể loại, thể hiện cái nhìn khách quan, công
bằng hơn đối với đóng góp của thể loại này trong lịch sử văn học. Luận văn Vị trí
của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam hi vọng có thể
thực hiện được phần nào yêu cầu này.
143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, Từ điển Văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
2. Trần Lê Bảo, “Liêu trai” hiện đại Việt Nam, Văn học Việt Nam sau 1975 –
Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, 2009
3. Ngữ văn 6, Bộ Giáo dụ và đào tạo, NXB Giáo dục,
4. Ngữ văn 9, tập 1, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, 2005
5. Ngữ văn 10, tập 2, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006
6. Lê Nguyên Cẩn, Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, NXB Đại học Sư phạm,
2003
7. Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,
http//wwwe.thuvien.com
8. Nguyễn Huệ Chi, Truyện truyền kì Việt Nam, Tập 2, NXB Giáo dục, 2009
9. Nguyễn Huệ Chi, Truyện truyền kì Việt Nam, Tập 3, NXB Giáo dục, 2009
10.
11. Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục, NXB Trẻ, NXB Hồng Bàng, 2011
12. Kỉ yếu Hội thảo khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh năm
2010, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Đặng Anh Đào, Vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt
Nam,
14. Lê Đạt, Lê Minh Hà, Truyện cổ viết lại, NXB trẻ, 2006
15. Phan Cự Đệ, Truyện ngắn Việt Nam - Lịch sử, Thi pháp, Chân dung, NXB
Giáo dục, 2007
16. Phan Cự Đệ (Chủ biên), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Giáo dục,
2010
17. Đoàn Lê Giang, Vũ nguyệt vật ngữ của Ued Akanari và Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ, Trang điện tử trường ĐHKHXHNV, Khoa Văn học và
Ngon ngữ, 2010
144
18. Phùng Hữu Hải, Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại sau 1975,
19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật
ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2010
20. Lại Văn Hùng, Bàn thêm về tác giả, tác phẩm Truyền kì mạn lục, Tạp chí
văn học 10/2002
21. Lê Văn Hùng, Bước tiến của thể loại truyện ngắn truyền kì Việt Nam qua
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Báo cáo nghiên cứu khoa học trường Cao
đẳng Sư phạm Bà Rịa Vũng Tàu, 2007
22. Nguyễn Thị Thu Huệ, 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, NXB Văn học,
2010
23. Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ
XIX, NXB Giáo dục, 2006
24. Nguyễn Văn Long, Lã Nhân Thìn, Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, 2009
25. Sương Nguyệt Minh (tuyển chọn), Truyện ngắn 5 tác giả nữ, NXB Thời đại,
2011
26. Nguyễn Đăng Na, Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại – Những vấn đề văn
xuôi tự sự, NXB Giáo dục, 2007
27. Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại, tập 1 – Truyện ngắn,
NXB Giáo dục, 1999
28. Nguyễn Đăng Na, Truyền kì mạn lục dưới góc độ so sánh văn học, Con
đường giải mã văn học trung đại, NXB Giáo dục, 2006
29. Hoài Nam, Thơ, văn xuôi và những kết hợp nghệ thuật, CAND.com.vn
30. Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái, NXB trẻ - NXB Hồng Bàng, 2011
31. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (2 tập), NXB Khoa học Xã hội, 1989
32. Nguyễn Hữu Sơn, Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và sáng tạo
trong truyền kì mạn lục, Trang điện tử trường KHXHVNV, Khoa Văn học và
Ngôn ngữ, 2006
33. Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXBĐHQGHN, 2005
145
34. Đại Việt sử kí toàn thư (2 tập), Viện Sử học, NXB Văn hóa Thông tin, 2004
35. Bùi Duy Tân, Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam, Tập 1, NXB Giáo dục,
2004
36. Bùi Duy Tân, Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam, Tập 2, NXB Giáo dục,
2004
37. Bùi Duy Tân, Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam, Tập 3, NXB Giáo dục,
2004
38. Trần Thị Băng Thanh, Đi tìm nguyên mẫu Chế thắng phu nhân, Trang điện
tử Báo Văn hóa Nghệ An, tháng 3/ 2012
39. Trần Thị Băng Thanh, Mối liên hệ giữa Truyền kì tân phả và lễ hội văn hóa
dân gian, Trang điện tử của Viện Văn học, 2011
40. Vũ Thanh, Đóng góp của Nguyễn Dữ cho thể loại truyền kì Đông Á, Trang
điện tử của Viện Văn học, 2006
41. Vũ Thanh, Thể loại truyện kì ảo Việt Nam thời trung đại – quá trình nảy sinh
và phát triển đến đỉnh điểm, in trong Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX –
Những vấn đề lí luận và lịch sử, NXB Giáo dục, 2007
42. Vũ Thị Phương Thanh, Thánh Tông di thảo – nhìn từ truyền thống truyện
dân gian Việt Nam và từ đặc điểm truyện truyền kì, Báo cáo nghiên cứu khoa
học trường Đại học Vinh, 2008
43. Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,
NXBGD, 2008
44. Trần Viết Thiện, Huyền thoại trong truyện ngắn đương đại Việt Nam, , 2011
45. Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội Nhà Văn, 1995
46. Nguyễn Thanh Trường, Một vài đặc điểm truyện ngắn miền núi 1930 – 1945,
Tạp chí khoa học ĐHSPHN, số 5/ 2006
47. Bùi Thanh Truyền, Sự hồi sinh của những yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương
đại Việt Nam,
48. Bùi Thanh Truyền, Truyện kì ảo trong đời sống văn học đương đại,
146
49. Trần Văn Tùng, Yếu tố kì ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 -1945,
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn trường ĐHSP TPHCM
50. Nguyễn Ngọc Tư, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, NXB Trẻ, 2009
51. Lê Trí Viễn (Chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam, Giáo trình khoa Ngữ
văn trường ĐHSP TPHCM, 1999
52. Trần Ngọc Vương, Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX – Những vấn đề lí luận
và lịch sử, NXB Giáo dục, 2007
53. Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, NXB Văn học, 1960
54. Nghiên cứu số phận người phụ nữ Việt Nam trong Truyền kì mạn lục, Luận
văn Thạc sĩ, nguồn: tailieu100.com
55. Từ điển Văn học Việt Nam (Bộ mới), NXB Thế giới, 2004.
56. Truyện ngắn Hòa Vang, Thư viện ebook,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_tri_cua_the_loai_truyen_ki_trong_tien_trinh_phat_trien_cua_van_hoc_viet_nam_5519.pdf