Việc làm cho người lao động là một vấn đề quan
trọng vì nó đem lại sự phát triển ổn định và bền
vững của một đất nước. Với những quốc gia trong
giai đoạn đầu của công cuộc CNH,HĐH thì vấn đề này
càng cấp bách. Với đặc thù của một quốc gia có
trên 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, ngoại
thành như Việt Nam thì nhiệm vụ này lại càng quan
trọng hơn bao giờ hết.
188 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ yếu chỉ còn hình thức
chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung,
xa khu dân cư, được đầu tư hạ tầng và kỹ thuật
chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hiện đại. Khuyến
khích đầu tư kết hợp chăn nuôi với giết mổ, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm.
Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đến năm
2010 tập trung ở Thanh Trì và các xã vùng trũng
140
của huyện Sóc Sơn. Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản
với phát triển du lịch sinh thái. Phát triển lâm
nghiệp cùng với du lịch sinh thái tại vùng Sóc
Sơn theo nhiều mô hình như: mô hình vườn quả du
lịch; mô hình nuôi thả cả- cây ăn quả - dịch vụ
câu cá giải trí; mô hình cây ăn quả - cây lâu
năm- nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp kết
hợp chăn thả sinh thái ở vùng đồi núi...
* Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT), chú
trọng công nghiệp chế biến để tạo việc làm
Trong lĩnh vực công nghiệp, với đặc thù của khu
vực ngoại thành thì giải pháp phải đề cập đến một
nội dung quan trọng đó là phát triển công nghiệp
nông thôn (CNNT), trong đó trú trọng phát triển
công nghiệp chế biến để giải quyết việc làm cũng
như tạo ra những chỗ làm mới, gắn với nền sản xuất
nông nghiệp và đặc biệt gắn với lực lượng lao động
chưa qua đào tạo về trình độ tay nghề, lao động
giản đơn ở khu vực ngoại thành, khu vực chuyển đổi
mục đích sử dụng đất. Đây còn là một giải pháp để
giảm sức ép di dân từ nông thôn, ngoại thành vào
khu vực thành thị, là giải pháp phù hợp cho điều
kiện của những nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam
CNNT thường gồm nhiều hoạt động với những hình
thức chủ yếu sau:Sản xuất công nghiệp; Chế biến
nông sản; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Thương
mại và dịch vụ
141
Các hoạt động công nghiệp trên có thể trong
khuôn khổ hộ gia đình hoặc là các doanh nghiệp có
địa bàn tại khu vực nông thôn, ngoại thành. Với
việc phát triển công nghiệp nông thôn là một trong
nhiều chính sách để phát triển các hoạt động phi
nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu: tạo công ăn
việc làm; giảm đói nghèo; đóng góp vào tăng tưởng
kinh tế; đa dạng hoá thu nhập tăng dự phòng rủi
ro; giảm sức ép di cư thành thị. Nhờ việc phát
triển CNNT nó có thể thu hút một lượng lớn lao
động ở khu vực này vào làm việc, giải quyết được
vấn đề lao động dôi dư.
Trong điều kiện chúng ta khẳng định CNH,HĐH
nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ
trung tâm trước mắt trong toàn bộ nội dung CNH,HĐH
đất nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn sang theo
hướng sản xuất hàng hoá lớn và lao động nông
nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp, tạo việc
làm, tăng thu nhập cho người dân. Chính điều này
đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đầu tư máy móc,
kỹ thuật để từng bước hiện đại hoá sản xuất nông
nghiệp, phát triển ở khu vực ngoại thành những nhà
máy chế biến các loại sản phẩm từ nông nghiệp qua
đó góp phần mở ra một hướng phát triển sản xuất
vừa nâng cao giá trị sản phẩm và tạo thêm việc làm
cho người lao động. Với lợi thế về các sản phẩm
nông nghiệp, ngoại thành Hà Nội cần tiếp tục phát
142
triển, xây dựng một số cơ sở giết mổ, chế biến gia
súc, gia cầm tập trung, hình thành những cơ sở sơ
chế, chế biến rau, hoa quả tập trung với quy mô
hiện đại. Nguồn vốn cho vay để xây dựng, đổi mới
thiết bị công nghệ từ Quỹ hỗ trợ phát triển với
lãi suất ưu đãi.
* Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) ở
nông thôn
Trong giải pháp này cũng còn một nội dung cần
được đề cập đến đó là với đặc thù ở nông thôn, do
cơ sở vật chất chưa thực sự phát triển cao và quy
mô sản xuất chủ yếu là quy mô nhỏ vì vậy việc
chúng ta phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNN&V) ở khu vực này cũng là một giải pháp quan
trọng để tạo thêm việc làm.
Theo một số tác giả thì đây thực sự là một giải
pháp phù hợp với nông thôn, ngoại thành của đất
nước trong giai đoạn hiện nay. Chỉ tính từ khi đổi
mới đến nay, đội ngũ DNN&V ở nông thôn có khoảng
40.500 cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó doanh
nghiệp nhà nước 14,6%, hợp tác xã là 5.76%, doanh
nghiệp tư nhân là 80,08%; theo lĩnh vực hoạt động
có 18,62% doanh nghiệp chế biến nông - lâm- thuỷ
sản, 32,5% sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng, 49,8% doanh nghiệp dịch vụ. Hiện nay, theo
số liệu thống kê thì bình quân một DNN&V ở nông
thôn sử dụng khoảng 30 lao động, tuy số lượng
143
không lớn nhưng do có số lượng lớn doanh nghiệp
nên khả năng giải quyết việc làm cho nguời lao
động là rất khả quan (khoảng 97%). DNN&V ở nông
thôn đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,215 triệu
người chiếm khoảng 3,85% tổng số lao động làm việc
của nông thôn, trong đó số lao động thường xuyên
là 71,43% và 28,57% lao động thời vụ. Ngoài ra,
DNN&V còn là khu vực năng động và thích ứng nhanh
với những thay đổi của thị trường, góp phần giữ
gìn và phát triển các làng nghề truyền thống.
Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khu vực
này để góp phần tạo việc làm cho người lao động,
đặc biệt là lao động ngoại thành theo chúng tôi
Nhà nước cần:
- Tiếp tục có sự hỗ trợ về kinh tế, pháp lý và
ưu đãi: cho vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ lãi
suất đầu tư thông qua Quỹ trợ giúp DNN&V, luật
khuyến khích đầu tư trong nước,
- Ưu đãi về cung cấp mặt bằng phục vụ cho sản
xuất. Qua đó, doanh nghiệp có thể mở rộng sản
xuất, đầu tư đổi mới về kỹ thuật - công nghệ. Đối
với khu vực ngoại thành Hà Nội, để thực hiện giải
pháp này thành phố phải đẩy mạnh sự phát triển hơn
nữa của khu công nghiệp vừa và nhỏ: Vĩnh Tuy, Từ
Liêm, Cầu Giấy, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh để
thu hút các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh
doanh những sản phẩm gắn với quy mô nhỏ nhờ đó có
144
những điều kiện để thu hút lao động, tạo thêm việc
làm.
- Tạo điều kiện cho các DNN&V tiếp cận được
nhiều nguồn vốn và sự trợ giúp từ trong nước và
nước ngoài.
* Phát triển ngành nghề thủ công truyền thống
So với các địa phương khác trong cả nước, Hà
Nội có những nét đặc trưng văn hoá đồng thời có
các nghề truyền thống với các sản phẩm cổ truyền
nổi tiêng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sinh
hoạt như: Dệt Yên Thái, Vàng Định Công, đúc đồng
Ngũ Xã…Trong lịch sử phát triển của Thủ đô những
ngành, nghề truyền thống đã có nhiều đóng góp cho
sự phát triển kinh tế cũng như tạo nhiều việc làm
người lao động. Việc khôi phục và phát triển những
làng nghề thủ công truyền thống, cụm sản xuất làng
nghề tập trung như: gốm sứ Bát Tràng; đồ gỗ cao
cấp Vân Hà, Liên Hà, dự án xây dựng cụm sản xuất
làng nghề tập trung Kiêu Kỵ… đây là những sản phẩm
có giá trị kinh tế cao để cung ứng sản phẩm cho
thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Nhờ
có sự phát triển các làng nghề đã góp phần hình
thành những thị trấn, thị tứ bao quanh khu vực nội
thành, trở thành nơi đáp ứng cầu về lao động ở
đây. Tuy nhiên, do còn mang tính nhỏ lẻ, hoạt động
sản xuất còn manh mún, công nghệ lạc hậu vì thế để
tiếp tục duy trì sự tồn tại và phát triển hơn nữa
145
đòi hỏi những làng nghề này phải được đổi mới nên
Thành phố cần:
+ Tập trung phát triển một cách hiệu quả những
cụm công nghiệp làng nghề để thu hút các hộ kinh
doanh gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở làng
nghề; mở rộng mặt bằng cho sản xuất từ đó tăng
cường áp dụng tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ trong
một số khâu để mở rộng quy mô sản xuất... nhờ đó
nó sẽ góp phần biến đổi cơ cấu lao động, tạo ra
một đội ngũ lao động có trình độ thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phi nông nghiệp và
hơn hết là giải quyết được nhiều việc làm cho lao
động nông thôn. Theo một số thống kê, thì việc
phát triển các cụm công nghiệp làng nghề ngoài tạo
việc làm cho lao động địa phương còn thu hút
khoảng 1/3 lao động từ các địa phương khác tới.
+ Tạo dựng những cơ sở, điều kiện qua đó thiết
lập mối quan hệ và phát triển mối quan hệ sản xuất
gia công công nghiệp giữa khu sản xuất tiểu công
nghiệp với khu sản xuất đại công nghiệp. Qua đó,
tạo ra sự bổ xung cho nhau giữa hai khu vực này,
góp phần để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao
động, nhất là lao động ở khu vực ngoại thành.
+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bình đẳng
tiếp cận mọi nguồn lực và cơ hội đầu tư: công khai
quy hoạch sử dụng đất cho các khu công nghiệp vừa
và nhỏ, danh mục các dự án đầu tư theo hướng xã
146
hội hoá; tạo điều kiện để các doanh nghiệp được
tiếp cận nguồn vốn vay từ các quỹ, ngân hàng.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và
đào tạo để nâng cao nhận thức cho người lao động
về an toàn, vệ sinh lao động. Làm cho người lao
động nhận thức rõ tác hại của sự ô nhiêm môi
trường đến sức khoẻ con người và chất lượng cuộc
sống. Đi cùng với đó là công tác kiểm tra, đánh
giá tác hại và những hình thức xử lý nghiêm minh
đối với những cơ sở sản xuất không tuân thủ nghiêm
túc về an toàn và vệ sinh lao động.
+ Khuyến khích, ưu đãi về thuế, pháp lý.. với
các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn, ký hợp đồng
bao thầu các sản phẩm từ các làng nghề.
3.3.4. Mở rộng sự liên kết giữa doanh nghiệp và
hộ nông dân
Công nghiệp hoá, đô thị hoá không có nghĩa là
không còn sản xuất nông nghiệp nữa, không còn đất
đai cho sản xuất nông nghiệp nữa. Chính vì vậy,
ngành nông nghiệp vẫn phải tiếp tục tồn tại những
trên cơ sở hiện đại hơn, năng suất lao động cao
hơn, hướng vào sản xuất nông nghiệp sạch, gắn với
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do trong điều kiện
nền kinh tế thị trường với sự phát triển của sự
phân công lao động xã hội nên hoạt động sản xuất
nông nghiệp đang được phát triển theo hướng sản
xuất hàng hoá lớn, tập trung vì vậy cần thiết phải
có sự cam kết, liên kết giữa doanh nghiệp với hộ
147
nông dân, giữa nhà sản xuất lớn với các nhà cung
cấp vệ tinh để đảm bảo các khâu của quá trình phân
công này.
Sự liên kết này cho phép thống nhất phối hợp
giữa lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế
nông thôn với các ngành sản xuất khác có có năng
suất lao động, công nghệ cao hơn thuộc các lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ để khai thác hết năng
lực nguyên liệu, lao động nhờ đó mà những việc làm
mới được tạo ra.
Đây là một mô hình cần thiết để phát huy tính
kết dính giữa khu vực sản xuất, nơi cung cấp
nguyên liệu với tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Lúc này những hộ nông dân là những vệ tinh có mối
quan hệ gắn bó với các doanh nghiệp sản xuất các
sản phẩm, có nhiệm vụ trở thành nơi cung cấp
nguyên liệu, lao động phục vụ cho quá trình sản
xuất sản phẩm.
Trong sự liên kết này, doanh nghiệp đầu tư vốn,
hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân trong việc canh
tác hoặc nuôi trồng một số cây, con nào đấy. Sau
đó, tổ chức thu mua sản phẩm ở một mức giá hợp lý
để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Còn hộ nông dân
chính là nơi cung cấp sản phẩm cũng như đảm bảo cả
về số lượng lao động làm việc cho mô hình liên kết
này. Sự liên kết này thực chất là phương thức “hợp
đồng” thoả mãn ba điều kiện về cung cấp vốn, công
nghệ và tạo lập thị trường cho hộ nông dân sản
148
xuất nhỏ nhờ đó mà tạo ra và duy trì được khả năng
tái sản xuất mở rộng của nông hộ và đóng góp tái
sản xuất mở rộng cho cả doanh nghiệp.
Như vậy, khi lợi ích của hai bên được thoả mãn
sẽ góp phần tạo việc làm cả trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp và cả lực lượng lao động làm việc
trong các xí nghiệp chế biến sản phẩm.
Đây chính là sự thể hiện của mô hình liên kết
giữa bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà nước và
nhà doanh nghiệp để đảm bảo làm sao có những sản
phẩm nông nghiệp phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng, có chất lượng nhằm cung cấp cho các đơn
vị chế biến. Quan hệ liên kết này tạo thêm việc
làm mới trong lĩnh vực nông nghiệp, những chỗ làm
mới được tạo ra từ các doanh nghiệp chế biến các
sản phẩm từ nông nghiệp, nông thôn. Muốn có được
điều này, đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu xem thị
trường cần những loại sản phẩm nào, số lượng, chất
lượng và giá cả như thế nào, trên cơ sở đó đưa ra
những quy hoạch phát triển vùng sản xuất và quy
hoạch kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời
sống. Tuy nhiên, muốn phát triển được mô hình liên
kết này thì ngoài sự chủ động trong việc tìm tòi
về thị trường, về xây dựng vùng nguyên liệu của
những doanh nghiệp cũng như sự đảm bảo là một cơ
sở cung cấp sản phẩm của hộ nông dân thì cần thiết
phải có những chính sách vĩ mô của Nhà nước.
149
Thành phố cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối
với những doanh nghiệp làm ăn và có ký kết hợp
đồng với hộ nông dân về tiêu thụ sản phẩm. Khi đó,
sẽ kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào khu
vực này qua đó vừa thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế ngoại thành vừa tạo được nhiều việc làm cho
người lao động.
Như vậy, nếu phát huy được giải pháp này một
cách hiệu quả nó sẽ góp phần làm cho người lao
động ở khu vực ngoại thành vẫn có thể sản xuất
nông nghiệp nhưng với những yêu cầu cao hơn về quy
mô sản xuất, về trình độ tay nghề… hay cũng có thể
chuyển đổi sang làm việc trong lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ, nhưng với tư cách là vệ tinh,
là những chân rết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên,
điều quan trọng nhất chính là nó vẫn góp phần to
lớn vào tạo việc làm tại chỗ, làm cho người lao
động có việc làm đầy đủ trong khi họ vẫn sống ở
khu vực ngoại thành không phải di chuyển vào khu
vực nội thành để tìm kiếm việc làm mới. Hơn nữa nó
còn phù hợp với điều kiện, đặc điểm của quy mô sản
xuất nhỏ ở khu vực ngoại thành.
3.3.5. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước
ngoài và tại chỗ
Đây là một giải pháp để tạo việc làm mới được
nhắc đến nhiều trong những năm gần đây. Do đặc
điểm, một số quốc gia thiếu một đỗi ngũ lao động
150
vì vậy họ có nhu cầu nhập khẩu lao động từ các
quốc gia khác để tham gia làm việc trong nhiều
lĩnh vực của nền kinh tế: công nghiệp xây dựng,
điện tử, cơ khí…và bao gồm cả những công việc giản
đơn và cả những công việc đòi hỏi lao động trí
tuệ. Vì vậy, căn cứ và nhu cầu và đặc điểm công
việc mà chúng ta thực hiện xuất khẩu lao động để
đáp ứng yêu cầu của họ.
Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu lao
động đã thu được những thành tựu đáng quan trọng.
Chỉ tính riêng từ năm 2001- 2005 ta đã đưa trên
295.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, gấp 3
lần so với giai đoạn 1996- 2000 (95.000 người).
Hiện nay, đã có trên 400.000 lao động Việt Nam
đang làm việc ở hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với
hơn 30 nhóm ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực, với
nguồn thu nhập của người lao động gửi về nước bình
quân khoảng 1,5 tỷ USD/năm [27, tr.9-10]. Trong
đó, những thị trường đang thu hút nhiều lao động
sang làm việc là Đài Loan, Malaixia, Hàn Quốc,
Nhật Bản…và một số thị trường khác. Tuy nhiên, so
với yêu cầu chúng ta vẫn chưa thực sự đáp ứng được
cả về số lượng cũng như chất lượng của lực lượng
lao động được đưa ra làm việc ở nước ngoài.
Hà Nội xác định xuất khẩu lao động cũng là một
hướng mới quan trọng để tạo việc làm cho lực lượng
lao động, trong đó có hướng tới lao động ở địa bàn
nông thôn, ngoại thành bị tác động của quá trình
151
đô thị hoá, với phương châm: “ chú trọng các vấn
đề liên quan đến chuyển đổi nghề nghiệp, giảm thất
nghiệp, tạo việc làm”. Tuy nhiên, để đạt được mục
tiêu này Hà Nội và các tỉnh đều nhận thấy lực
lượng lao động ở ngoại thành đa phần là lực lượng
lao động chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn,
tay nghề cũng như chưa có tác phong công nghiệp.
Do đó trong thời gian tới, để thực sự tạo ra
nhiều chỗ làm mới thông qua con đường xuất khẩu
lao động Thành phố cần phải:
+ Tích cực tìm kiếm những thị trường mới để
tăng số lượng lao động lao động được xuất khẩu,
phù hợp với đặc điểm của lao động ngoại thành.
+ Tiếp tục ban hành những chính sách hỗ trợ,
khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu lao động tập
trung vào đào tạo tay nghề, ngoại ngữ cho người
lao động ở ngoại thành. Có như vậy, mới làm tăng
về số lượng và chất lượng lao động, đảm bảo giải
quyết được nhiều việc làm cho người lao động qua
con đường này; cũng cần hỗ trợ đối với bản thân
người lao động, để họ có một phần kinh phí đáp ứng
cho yêu cầu học tập nhằm đạt được ở mức nhất định
về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, đáp ứng được
yêu cầu của nhà tuyển dụng
+ Đối với các xã, phường giới thiệu được nhiều
lao động xuất khẩu thì cũng phải có những chính
sách khuyến khích.
Những giải pháp cụ thể là:
152
+ Thành phố hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp
khi tuyển chọn lao động Hà Nội đi xuất khẩu lao
động với mức phù hợp. Tuỳ từng thị trường xuất
khẩu và yêu cầu về chất lượng lao động mà Hà Nội
đưa ra những mức hỗ trợ khác nhau. Thông qua đó,
khuyến khích doanh nghiệp dành các thị trường có
ngành, nghề phù hợp và thu nhập cao cho lao động
Hà Nội, đặc biệt là ở các xã, phường. Nhờ đó, tạo
thêm nhiều việc làm cho người lao động. Nguồn kinh
phí này do quỹ hỗ trợ việc làm địa phương thanh
toán trên cơ sở hợp đồng đào tạo và danh sách lao
động Hà Nội đã được xuất khẩu của các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động
Trong thời gian tới Thành phố phải tiến hành
chấn chỉnh, sắp xếp, qui hoạch các doanh nghiệp
làm công tác xuất khẩu lao động, tiến hành xây
dựng và phát triển từ 3 đến 4 doanh nghiệp mạnh
trong lĩnh vực này. Đặc biệt là cung cấp mặt bằng,
để các doanh nghiệp tiến hành công tác đào tạo,
định hướng cho đội ngũ lao động từ 3 đến 4 tháng
trước khi xuất cảnh theo qui định.
+ Đối với người lao động Thành phố cũng phải có
những chính sách khuyến khích hỗ trợ cho người lao
động, trong đó chủ yếu là lao động ở các huyện
ngoại thành Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm... về một
số mặt như tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục họ
được vay vốn đi xuất khẩu lao động với mức vay đáp
ứng phần lớn số chi phí đối với từng thị trường và
153
đơn vị đứng ra bảo lãnh, tín chấp trực tiếp là
UBND xã nơi người lao động cư trú.
Đối với những người lao động nghèo của Thành
phố có chủ trương là: Hỗ trợ kinh phí đào tạo,
giáo dục định hướng với mức tương xứng để đảm bảo
cho người lao động nghèo có thể đi xuất khẩu lao
động hoặc hỗ trợ một phần kinh phí để họ làm hộ
chiếu. Nguồn kinh phí này được cấp từ quỹ hỗ trợ
việc làm địa phương của Thành phố và chuyển cho Sở
Lao động Thương binh và Xã hội để quyết toán theo
danh sách lao động nghèo thực tế tham gia xuất
khẩu lao động của các quận, huyện cũng như danh
sách của các doanh nghiệp.
+ Chính sách khuyến khích về tài chính đối với
những xã, phường giới thiệu được nhiều lao động đi
xuất khẩu theo nhiều phương án khác nhau, tuỳ thuộc
vào số lượng người lao động mà các địa phương này
đã đưa đi được.
Ngoài ra, Thành phố còn có phương án thưởng về
tài chính cho các xã, phường khi họ giới thiệu
được một người lao động Hà Nội đi xuất khẩu lao
động cho các doanh nghiệp tuyển dụng.
Thông qua những chính sách khuyến khích, cho
tất cả các đơn vị và cho cả bản thân người lao
động thể hiện chủ trương của thành phố là tập
trung tất cả các nguồn lực để đẩy mạnh công tác
xuất khẩu lao động với mục tiêu: tạo ngày càng
nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao
154
động ngoại thành. Chủ trương này, góp phần tạo ra
sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, ổn định và bền
vững trên các lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị
và xã hội của thủ đô trong những năm tới
Ngoài ra, Thành phố cần phải chú trọng xuất
khẩu lao động tại chỗ. Thông qua việc tăng cường
thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài các khu công
nghiệp đã có: Thăng Long, Sài Đồng B, Nội Bài...
và hình thành những KCN, khu chế xuất mới qua đó
góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh và thu
hút nhiều lao động vào làm việc. Giai đoạn 2006-
2010, theo tính toán sẽ có khoảng 20.000 lao động
làm việc tại khu vực này[ 13, tr.95]. Trong đó,
thành phố cần chú trọng tới tạo việc làm cho lao
động tại những nơi bị thu hồi đất để xây dựng các
khu công nghiệp, khu chế xuất. Đây cũng là một bước
đi quan trọng, để đảm bảo giải quyết việc làm tại
chỗ cho người lao động bị thất nghiệp do tác động
của quá trình đô thị hoá. Muốn vậy cần:
- Khuyến khích người lao động tự nâng cao trình
độ tay nghề của mình trên cơ sở có sự đảm bảo sẽ
được nhận vào làm việc thông qua thoả thuận giữa
UBND xã, phường với các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp, khu chế xuất. Nếu đảm bảo được điều
này thì người lao động sẽ có động cơ để học tập.
Qua đó góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lực
lượng lao động, đặc biệt là người lao động ngoại
thành.
155
- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao
động bằng cách tự tổ chức hoặc hợp đồng đào tạo kỹ
năng nghề. Doanh nghiệp phải đảm bảo đóng góp kinh
phí đối với quỹ hỗ trợ đào tạo nghề của nhà nước
và thành phố. Ngược lại, doanh nghiệp được thu
kinh phí của cở dạy nghề theo hợp đồng đưa học
sinh vào thực tập.
Kinh nghiệm của một số tỉnh và thực tiễn ở các
địa phương ở khu vực ngoại thành Hà Nội đã làm đó
là mỗi 1 ha đất thu hồi phục vụ cho dự án, chủ dự
án phải đào tạo tại chỗ và tuyển dụng ít nhất 10
lao động địa phương. Với doanh nghiệp thuê 100m2
đất phải nhận một lao động địa phương. Thành phố
cũng cần phải có những cơ chế để làm sao tạo dựng
được mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ giữa doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các vùng đất
quy hoạch với địa phương nơi doanh nghiệp đặt cơ
sở và người lao động để từng bước giải quyết vấn
đề lao động và việc làm tại đây một cách hiệu qủa
nhất.
Trên cơ sở thực hiện chủ trương này và đảm bảo
tính hiện thực của những cam kết trên, thì thành
phố cần có những chế tài để xử lý những doanh
nghiệp không thực hiện các cam kết trên một cách
đúng đắn tránh tính trạng ký để đấy, ký để xong
việc của mình. Vì giải quyết việc làm là trách
156
nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp, của toàn
xã hội.
Ngoài những nội dung đã được trình bày của giải
pháp trên thì chúng tôi kiến nghị thêm: Thành phố
cần có chiến lược để phân bổ, sử dụng và sắp xếp
hoặc định hướng những doanh nghiệp nên sử dụng
những lao động đã hoàn thành thời hạn xuất khẩu về
nước vì họ là những lao động đã được đào tạo, có
trình độ và đã được làm việc trong môi trường có
tác phong công nghiệp, được sử dụng và vận hành
những máy móc kỹ thuật hiện đại. Do đó. nếu không
tận dụng lợi thế này thì là một sự lãng phí về
nguồn lực lao động có chất lượng.
3.3.6. Tăng cường đào tạo nghề cho người lao
động
Để đảm bảo cho người lao động đáp ứng được yêu
cầu của nhà tuyển dụng cả trong và ngoài nước từ
đó tạo thêm nhiều việc làm thì cần thiết phải nâng
cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật
cho lực lượng lao động, đặc biệt là lao động ngoại
thành. Điều này chỉ có thể có được khi chúng ta
phải không ngừng tập trung phát triển hệ thống
giáo dục đào tạo, trong đó nhấn mạnh đến việc phát
triển hệ thống trường dạy nghề cho người lao động.
Hà Nội có lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế
và văn hoá của cả nước. Vì vậy, nơi đây tập trung
dày đặc các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề có chất lượng, có thể
157
đáp ứng nhu cầu học tập cho hàng vạn sinh viên
trong một năm, nơi cung cấp một số lượng lớn về
lao động có trình độ cao cho đất nước. Hiện nay,
với tổng số khoảng 49 trường Đại học và Cao đẳng
trên địa bàn cùng với 22 trường CNKT và 42 trường
trung học chuyên nghiệp chưa kể đến môt hệ thống
các trung tâm dạy nghề trực thuộc Sở LĐ -TBXH cho
phép chúng ta có điều kiện để đào tạo, xây dựng
được một đội ngũ lao động thủ đô có trình độ. Bên
cạnh việc tập trung phát triển hệ thống giáo dục
và đào tạo để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân
lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội
của Thủ đô và cả nước cũng như là nòng cốt để xây
dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng
xã hội học tập và tạo tiền đề phát triển kinh tế
tri thức thì việc phát triển hệ thống các trường
nghề của thủ đô cũng là một yêu cầu cấp thiết. Chủ
trương của Thành phố là: Mở rộng quy mô và nâng
cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề
dài hạn có địa chỉ, đào tạo theo nhu cầu thị
trường, đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động, nâng
cao tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2010 đạt
55- 65% [23, tr 88]
Để thực hiện được những chỉ tiêu trên trong
thời gian tới cần thiết phải có sự đầu tư của Nhà
nước cũng như sự hỗ trợ của các doanh nghiệp:
* Yêu cầu đối với phía nhà nước:
158
- Quy hoạch lại mạng lưới đào tạo nghề theo
hướng xã hội hoá. Nhà nước sẽ chỉ tập trung đầu tư
xây dựng những trường CNKT cao đáp ứng nhu cầu lao
động kỹ thuật cho những ngành kinh tế mũi nhọn.
Còn sẽ thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức,
cá nhân tham gia đào tạo nghề. Dự kiến đến năm
2010, có 240 cơ sở dạy nghề với 03 cấp độ đào tạo.
- Đa dạng hoá các hình thức, nội dung và chương
trình dạy nghề, tăng đào tạo nghề có địa chỉ và
liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh
nghiệp để nâng cấp chất lượng đào tạo và giải
quyết việc làm cho lao động sau khi học nghề.
- Đầu tư cho xây dựng mới trung tâm dạy nghề
tại các huyện nông thôn ngoại thành trong giai
đoạn 2006- 2010. Do hiện nay hầu hết các trung tâm
dạy nghề vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành
còn ở khu vực ngoại thành vẫn chưa có nhiều các
trung tâm dạy nghề
- Đầu tư cho củng cố, nâng cấp và mở rộng các
cơ sở dạy nghề hiện có theo mục tiêu nâng cao chất
lượng hoạt động dạy nghề.
- Đa dạng hoá nguồn vốn đào tạo nghề, đặc biệt
trong đào tạo nghề cho lao động vùng chuyển đổi mục
đích sử dụng đất. Cấp thẻ học nghề cho người lao
động trong diện này trên cơ sở mức hỗ trợ từ thu
hồi đất nông nghiệp.
* Về phía doanh nghiệp:
159
Hiện nay, khu vực ngoại thành có tỷ lệ lao động
qua đào tạo rất thấp, chính vì thế hoạt động dạy
nghề, hướng nghiệp cho người lao động nhất là lao
động ngoại thành được đánh giá là một giải pháp
quan trọng. Thực tế là doanh nghiệp nào thu hút
được lao động có trình độ thì người lao động đã
tìm được việc làm cho mình theo đúng ngành đào
tạo, khi đó họ sẽ có thu nhập tương xứng. Và điều
này sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động ngoại thành theo hướng hiện
đại.
Trong thời gian tới đây, hoạt động dạy nghề
phải tạo được sự gắn kết với doanh nghiệp, chúng
tôi cho rằng đào tạo nghề chính là cung cấp một
loại hàng hoá đặc biệt đó là sức lao động của con
người. Hàng hoá đó có chất lượng tức là người lao
động được đào tạo bài bản nhưng nếu mua về không
sử dụng được hay không đáp ứng được yêu cầu về
nghề nghiệp do đào tạo không “trúng” với nhu cầu
tuyển dụng của doanh nghiệp thì sẽ gây ra sự lãng
phí, càng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Vì vậy, đòi
hỏi các trung tâm dạy nghề phải nghiên cứu về nhu
cầu của thị trường hoặc tăng cường liên kết đào
tạo theo địa chỉ.
* Về phía người lao động:
- Người lao động phải nhận thức đầy đủ về trách
nhiệm của mình trong vấn đề việc làm của bản thân
160
mình, tự tìm kiếm việc làm, nuôi sống được bản
thân và giảm gánh nặng đối với xã hội.
- Bản thân người lao động phải tích cực, năng
động tự tìm kiếm công việc phù hợp, không ngừng
học hỏi, tự nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật
cho mình. Nhờ đó nắm bắt lấy cơ hội việc làm ở
trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi
thành phần kinh tế hoặc cũng có thể tự tạo việc
làm cho mình thông qua những công việc trong khu
vực phi chính thức.
3.3.7. Đa đạng nguồn vốn để huy động sức mạnh
của tất cả mọi người dân thành phố đầu tư cho sự
phát triển của khu vực ngoại thành, qua đó tạo
thêm được nhiều việc làm cho người lao động tại
đây
Trong thời gian qua nguồn vốn đầu tư cho khu
vực ngoại thành nói chung và cho vấn đề tạo việc
làm cho người lao động ở này đây vẫn còn thiếu.
Đây là một trong những lý do làm cho số lượng
người lao động được tạo việc làm ở đây có tăng
lên, nhưng vẫn chưa tương xứng với nhu cầu. Theo
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố, giai đoạn 2006- 2010, diện tích đất nông
nghiệp giảm xuống, trung bình sẽ có 20.000 người
bị mất việc/ năm buộc phải chuyển sang các ngành
khác. Đây thực sự là trở ngại lớn đối với thành
phố. Vì thế để phát huy sức mạnh, thu hút tập
trung mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào sự
161
phát triển của khu vực ngoại thành cũng như tạo
thêm nhiều việc làm cho lao động ở đây, đòi hỏi
thành phố phải có những chính sách ưu đãi, khuyến
khích, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu
tư yên tâm đầu tư vào đây.
Để làm được điều đó, trước tiên Thành phố phải
không ngừng đầu tư về mọi mặt để làm cho bộ mặt
nông thôn ngoại thành có sự chuyển biến. Trong đó,
tập trung vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội ở đây một cách hoàn chỉnh. Nâng
cấp hệ thống trường, lớp các cấp, tăng nhanh lực
lượng lao động qua đào tạo trình độ chuyên môn,
đáp ứng cho yêu cầu của thị trường lao động nông
thôn.
Ngoài nguồn vốn đầu tư trên thì để huy động
được một cách rộng rãi nguồn vốn từ nhân dân,
thành phố có thể phát hành công trái xây dựng thủ
đô. Qua đó, tập trung thêm được nguồn vốn lớn để
đầu tư, tạo bước phát triển cho khu vực ngoại
thành. Nhờ đó, tạo thêm được việc làm cho người
lao động ở đây.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về
khuyến khích đầu tư nước ngoài cũng như trong
nước. Qua đó, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham
gia xây dựng nhà máy, xí nghiệp hoặc đầu tư vào
những công trình phục vụ du lịch, dịch vụ ở khu
vực ngoại thành. Từ đó thu hút thêm lao động tại
chỗ, tạo việc làm cho họ.
162
3.3.8. Hoàn thiện hệ thống chính sách sử dụng
đất
Theo tác giả, để cho khu vực ngoại thành có sự
phát triển ổn định rất cần thiết phải có một quy
hoạch thống nhất về số lượng diện tích sử dụng đất
để sản xuất và đất thu hồi giữa các ban, ngành của
thành phố. Có vậy, thì chúng ta mới có những tính
toán một cách tương đối hoàn chỉnh về số lượng đất
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
thuỷ sản hay đất để phục vụ cho phát triển đô thị,
hình thành các khu công nghiệp. Từ đó, để có kế
hoạch sử dụng đúng mục đích. Vì đất đai là một yếu
tố quan trọng của quá trình lao động, nó là tư
liệu sản xuất quan trọng của sản xuất nông nghiệp
và việc mở rộng hay thu hẹp diện tích đất đều làm
ảnh hưởng đến số lượng việc làm. Do đó, để hoàn
thiện hệ thống chính sách sử dụng đất cần phải:
+ Đẩy nhanh việc xây dựng một quy hoạch sử dụng
đất thống nhất và lâu dài giữa các ngành có liên
quan. Từ đó, có chính sách phân bổ đất một cách hợp
lý cho phát triển kinh tế để tăng chất lượng việc
làm hoặc số lượng việc làm.
+ Đẩy nhanh việc giao quyền sử dụng đất lâu dài
cho người nông dân để họ yên tâm canh tác, tăng
cường đầu tư chăm sóc cho đất để tăng độ màu mỡ và
cũng là đảm bảo ổn định về việc làm.
+ Thực hiện chuyển đổi những diện tích đất bạc
màu, đất xấu theo hướng làm tăng giá trị của đất,
163
tạo thêm việc làm bằng cách chuyển đổi sang các
nông sản, lâm sản, hoặc thuỷ sản kết hợp với du
lịch sạnh thái.
+ Phát triển kinh tế trạng trại như ở Đông Anh,
Sóc Sơn, qua đó để vừa đảm bảo môi trường sinh thái
và tạo thêm việc làm cho người lao động tại chỗ.
+ Thực hiện dồn điền, đổi thửa để phát triển
nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá lớn. Tăng cường áp dụng máy móc kỹ thuật vào
những khâu nặng nhọc còn những khâu khác vẫn có
thể sử dụng nhiều lao động nông nghiệp. Nhờ đó mà
tạo thêm việc làm cho người lao động. Chương trình
05 của Thành uỷ đã nêu lên: Có giải pháp, chính
sách thúc đẩy nhanh quá trình dồn điền, đổi thửa,
tổ chức sản xuất tập trung trong nông nghiệp, áp
dụng công nghệ cao, bảovệ môi trường sinh thái
[43, tr.5]
3.3.9. Phát triển mạnh các trung tâm dịch vụ
việc làm theo hướng nâng cao chất lượng để thu hút
người lao động
Sự ra đời và phát triển của các trung tâm dịch
vụ việc làm (TTDVVL) là hết sức cần thiết. Người
lao động có nhu cầu làm việc và người sử dụng lao
động có nhu cầu tuyển dụng không thể gặp nhau nếu
như thiếu các trung tâm này. Vì vậy TTDVVL có vai
trò là cầu nối, là trung gian để cho cung lao động
và cầu lao động gặp nhau, nhờ đó mà việc làm được
164
xuất hiện nhiều hơn và thường xuyên hơn khi doanh
nghiệp tự đăng ký tuyển dụng.
Với phương châm giải quyết việc làm là trách
nhiệm của tất cả mọi người. Thấy được vị trí quan
trọng của TTDVVL nên thành phố đã cung cấp những
cơ sở pháp lý để tồn tại song song hai hệ thống
cung cấp dịch vụ việc làm: trung tâm dịch vụ việc
làm của Nhà nước bao gồm các đoàn thể, hội và của
tư nhân. Nhờ vậy, các trung tâm này đã thu hút một
lượng không nhỏ lao động đi học nghề, trang bị về
trình độ chuyên môn kỹ thuật cho họ; đảm bảo hoạt
động tư vấn hướng nghiệp và cung cấp thông tin cho
người lao động và người sử dụng lao động về những
yêu cầu của nhau như với bên cầu: yêu cầu về chất
lượng, độ tuổi, số lượng và mức lương đối với bên
cung, với bên cung về lao động: là điều kiện làm
việc, mức lương, công việc, các chế độ khác... nếu
khi họ thống nhất được thì có nghĩa là việc làm đã
xuất hiện. Thành phố cần có những giải pháp cụ thể
là:
- Với các TTDVVL được thành lập theo Nghị định
72/CP mà đại diện quản lý là thành phố đang tiếp
tục được cơ cấu lại về các mặt theo hướng tập trung
vào chất lượng DVVL, tăng cường đầu tư về cơ sở vật
chất kỹ thuật để đáp ứng được tốt nhất mọi yêu cầu
về tư vấn, dạy nghề và cung cấp lao động vào làm
việc theo yêu cầu của các doanh nghiệp từ các thành
phần kinh tế.
- Đối với các TTDVVL của các thành phần kinh tế
khác thì thành phố cần tiếp tục nâng cao chất
165
lượng công tác quản lý nhà nước về hoạt động, tập
trung nâng cao chất lượng chứ không phải là số
lượng và đưa ra những tiêu chuẩn để cấp phép hoạt
động cho các trung tâm này như phải đảm bảo về địa
điểm, trụ sở, diện tích và các trang thiết bị cùng
với đội ngũ nhân viên.
- Tăng cường hoạt động tổ chức các hội chợ việc
làm trên cơ sở có sự kết hợp của các cơ quan có
thẩm quyền của thành phố, của quận, huyện với
cácdoanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động qua
đó có thể tiếp nhận và thu hút được nhiều lao động
vào làm việc, trong đó có quan tâm đến lao động ở
khu vực ngoại thành
Đối với các doanh nghiệp cần phải:
- Coi các trung tâm này là một cầu nối quan
trọng để cung cấp lao động yêu cầu của công việc
cả về mặt chất lượng và số lượng.
- Tạo mối liên kết chặt chẽ với các trung tâm,
trong việc đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp,
đào tạo theo địa chỉ để từ đó tạo thêm nhiều việc
làm cho người lao động.
- Có chính sách tự đào tạo lao động làm việc
cho mình, trên cơ sở thông qua sự tư vấn, hướng
dẫn của các trung tâm dịch vụ việc làm.
3.3.10. Liên kết với các tỉnh khác để tạo việc
làm cho người lao động nhằm giảm di dân vào Hà
Nội
Đây là một giải pháp cần thiết, vì Hà Nội là
một trong những địa bàn có tốc độ đô thị hoá cao,
166
đi cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc
làm của lao động cả nội thành và ngoại thành là
hết sức gay gắt. Trong khi khả năng giải quyết
việc làm của Thành phố còn hạn chế. Do đó, nếu lực
lượng lao động ở các địa phương khác lại di chuyển
vào Hà Nội để tìm việc làm thì vô hình chung, sẽ
làm cho tình trạng thất nghiệp của lực lượng lao
động của Thành phố không giảm đi mà còn có chiều
hướng tăng lên.( ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập
đến khía cạnh lực lượng lao động giản đơn vì lao
động của khu vực ngoại thành Hà Nội chiếm phần lớn
là lao động chưa qua đào tạo, do đó cần nhiều việc
làm sử dụng lao động giản đơn). Vì thế, để hạn chế
số lượng lao động giản đơn ở các tỉnh khác di
chuyển vào Hà Nội, chúng ta không thể sử dụng biện
pháp hành chính mà hiệu quả nhất chính là tạo sự
liên kết với các tỉnh có nhiều lao động di cư để
tạo việc làm tại chỗ cho họ. Bằng biện pháp:
+ Hỗ trợ các tỉnh lân cận phát triển kinh tế-
xã hội tạo thêm việc làm cho người lao động ở tại
địa phương .
+ Liên kết đào tạo nghề cho người lao động ở
ngay tại địa phương đó, để họ có thể tìm được công
việc ngay tại quê hương.
+ Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan về
lao động- việc làm của Hà Nội với các địa phương
lân cận để có thể cung cấp thông tin lao động một
cách kịp thời. Qua đó, Thành phố có thể truyền tải
167
những thông tin trên, cho các lao động di cư để họ
di chuyển đến những địa phương đang có nhu cầu
tuyển dụng để tìm kiếm việc làm phù hợp.
168
Kết luận
Việc làm cho người lao động là một vấn đề quan
trọng vì nó đem lại sự phát triển ổn định và bền
vững của một đất nước. Với những quốc gia trong
giai đoạn đầu của công cuộc CNH,HĐH thì vấn đề này
càng cấp bách. Với đặc thù của một quốc gia có
trên 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, ngoại
thành như Việt Nam thì nhiệm vụ này lại càng quan
trọng hơn bao giờ hết. Khi người lao động ở khu
vực ngoại thành bị mất việc làm do tác động của
quá trình đô thị hoá thì Nhà nước, các tổ chức
kinh tế và bản thân người lao động sẽ phải làm gì
để tạo việc làm cho họ, đào tạo nghề gì để họ có
thể chuyển sang những ngành nghề mới và sẽ tạo
việc làm như thế nào? Đây là những câu hỏi cần
phải được quan tâm và giải đáp một cách hợp lý, để
vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo ổn định
xã hội.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, nơi quá trình đô
thị hóa đang diễn ra với tốc độ cao. Những tích
cực mà nó đem lại là rất lớn nhưng những tác động
tiêu cực cũng không ít, trong đó mất việc làm của
người lao động ở khu vực ngoại thành khi bị thu
hồi đất hoặc do chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa là mặt tiêu cực nổi bật. Đây
169
là một nhiệm vụ rất quan trọng của Thành phố vì
chỉ khi nào khu vực ngoại thành có sự phát triển
ổn định, bền vững thì khi đó thành phố mới thực sự
đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững.
Trên cơ sở những phân tích về thực trạng tạo
việc làm cho người lao động ở khu vực ngoại thành
đã chỉ ra rằng: khu vực này hiện nay bên cạnh tỷ
lệ thất nghiệp cao thì tình trạng thiếu việc làm
cũng đang ngày càng gia tăng mặc dù đã có nhiều
chương trình, giải pháp được đưa ra để giải quyết.
Luận văn cũng cố gắng luận giải những điều kiện
thuận lợi và những khó khăn mà Hà Nội sẽ gặp phải
khi tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như
tăng thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao
động ở đây. Trên cơ sở đó tác giả mạnh dạn đưa ra
một số giải pháp mà theo tác giả là có tính khả
thi cao trong thực tiễn, góp phần vào sự phát
triển chung của thành phố trên nhiều lĩnh vực
trong đó có lĩnh vực lao động - việc làm.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bùi Xuân An (2005), Giải quyết việc làm ở Thái
Bình: thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc
sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
2. Ban Chỉ đạo điều tra lao động - việc làm Trung
ương (2005), Báo cáo kết quả điều tra Lao
động - Việc làm 1/7/2005, Hà Nội.
3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2002), Số liệu
Thống kê Lao động - Việc làm ở Việt Nam 2001,
Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2003), Số liệu
Thống kê Lao động - Việc làm ở Việt Nam 2002,
Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2004), Số
liệu Thống kê Lao động - Việc làm ở Việt Nam
2003, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2004), Niên
giám thống kê Lao động thương binh và xã
hội, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2004), Đánh
giá việc thực hiện chiến lược việc làm giai
đoạn 2001- 2005 và xây dựng chiến lược việc
làm trong thời kỳ Đại hội X (2006 - 2010),
Đề tài khoa học cấp Bộ.
8. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2005), Số
liệu Thống kê Lao động - Việc làm ở Việt Nam
2004, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
9. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu
Thống kê Lao động - Việc làm ở Việt Nam 2005,
Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
10. Bộ Luật lao động - Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
11. Trần Đình Chín (2003), "Giải quyết việc làm cho
người lao động ở các tỉnh duyên hải trung bộ
và một số vấn đề đặt ra", Tạp chí Khoa học
chính trị, (4), tr.26-31.
12. Nguyễn Sinh Cúc (2003), "Giải quyết việc làm ở
nông thôn và những vấn đề đặt ra", Tạp chí
Con số và Sự kiện, (8).
13. Cục Thống kê Hà Nội (2005), Niên giám thống kê
2005.
14. Nguyễn Hữu Dũng - Trần Hữu Trung (1997), Về
chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam,
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Hữu Dũng (2004), "Giải quyết vấn đề lao
động - việc làm trong quá trình đô thị hoá
nông nghiệp nông thôn", Tạp chí Lao động -
xã hội, (246, 247), tr 32-35.
16. Nguyễn Hữu Dũng (2005), "Thị trường lao động:
Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Lý luận
chính trị, (8), tr 79- 83, 90.
17. Phạm Bảo Dương (2004), "Xây dựng các hình thức
tổ chức sản xuất phù hợp trong nông nghiệp,
nông thôn", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (96),
tr.12- 14.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội
nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá
VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ Thành phố Hà
Nội (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần
thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam -Đảng bộ Thành phố Hà
Nội (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần
thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội.
24. Mỹ Hạnh (2003), "Bài toán việc làm cho nông dân
trước cơn lốc đô thị hoá", Tạp chí Lao động
- xã hội (224 + 225), tr 33-34.
25. Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng
các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hoàng Văn Hoa (2006), "Tác động của đô thị hoá
đối với lao động, việc làm của người có đất
bị thu hồi ở nước ta hiện nay", Tạp chí Kinh
tế và phát triển (106), tr 3- 5.
27. Nguyễn Thanh Hoà (2006), "Xuất khẩu lao động 5
năm qua và định hướng giai đoạn 2006 -
2010", Tạp chí Lao động - xã hội, (278), tr
9-10.
28. Phạm Văn Hồng (2004), "Nhận định về việc phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ từ một số kết
quả điều tra ban đầu của Phòng thương mại và
Công nghiệp Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, (90), tr 43- 45.
29. Lê Mạnh Hùng (2005), "Kinh nghiệm phát triển
ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn ở
một số nước Châu á và bài học đối với Việt
Nam", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (91),
tr 43 - 45.
30. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), “Công tác Lao động –
Thương binh và Xã hội góp phần thúc đẩy sự
phát triển của TP Đà Nẵng”, Tạp chí Lao động
– xã hội (259), tr 13, 14.
31. Nguyễn Hoàng Long (2003), "Giải quyết việc làm
trong thời kỳ đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá ở
Đà Nẵng", Tạp chí Lao động - xã hội, (218),
tr 16-17.
32. Đinh Mẫn (1999), Tạo việc làm cho người lao
động ở Thừa Thiên Huế từ nay đến 2010, Luận
văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân.
33. Hồng Minh (2005), "Hà Nội giải quyết việc làm
cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử
dụng đất", Tạp chí Lao động - xã hội, (270),
tr.22- 23, 39.
34. Lê Du Phong, Nguyễn Văn áng, Hoàng Văn Hoa
(2002), ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông
thôn ngoại thành Hà Nội. Thực trạng và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Trương Văn Phúc (2004), "Thực trạng Lao động -
việc làm qua kết quả điều tra 1/7/2004, Tạp
chí Lao động - Xã hội, (251), tr 36- 40.
36. Phạm Thị Thu Phương (2004), "Vấn đề việc làm -
thất nghiệp ở khu vực thành thị thực trạng
và giải pháp", Tạp chí Kinh tế và dự báo, tr
6-7.
37. Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị
trường sức lao động, giải quyết việc làm
(Qua thực tế Hà Nội), Luận án Tiến sỹ Kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
38. Nguyễn Thế Quang (2006), "Hà Nội với các biện
pháp trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ", Tạp
chí Lao động - xã hội, (283), tr 23-25.
39. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội,
Phòng Lao động – Việc làm (2006): Báo cáo
tổng hợp kết quả giải quyết việc làm của
Thành phố Hà Nội 2001- 2005.
40. Phạm Đức Thành (2002), "Vấn đề giải quyết việc
làm ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, (64).
41. Thành uỷ Hà Nội (2001), Chương trình 09 về giải
quyết một số vấn đề xã hội bức xúc giai đoạn
2001 - 2005.
42. Thành uỷ Hà Nội (2001), Chương trình 12 về phát
triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện
đại hoá nông thôn (2001- 2005).
43. Thành uỷ Hà Nội (2006), Chương trình 05 về phát
triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện
đại hoá nông thôn (2006- 2010).
44. Vũ Đình Thắng (2002), "Vấn đề việc làm cho lao
động ở nông thôn", Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, (3).
45. Phạm Quý Thọ (2003), Thị trường lao động ở Việt
Nam - Thực trạng và các giải pháp phát
triển, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
46. Trần Thị Thu (2002), Tạo việc làm cho lao động
nữ Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
47. Bùi Thanh Thuỷ (2005), Việc làm và chính sách
tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay, Luận văn
thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
48. Nguyễn Tiệp (2004), "Phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở nông thôn: Các giải pháp tạo
thêm việc làm", Tạp chí Lao động và Công
đoàn, (309), tr 6-7.
49. Nguyễn Tiệp (2005), "Tạo việc làm ở nước ta -
Từ chính sách đến thực tiễn", Tạp chí Kinh
tế và phát triển, (94).
50. Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực nông thôn
ngoại thành trong quá trình đô thị hoá trên
địa bàn Hà Nội, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
51. Nguyễn Tiệp (2006), "Một số giải pháp tạo việc
làm gắn với giải quyết các vấn đề xã hội tại
Hà Nội", Tạp chí Lao động - xã hội, (289), tr
39-41.
52. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Thực
trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người
có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế-xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích
quốc gia, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước, Hà Nội.
53. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (1999), Giáo
trình Luật Lao động, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
54. Bùi Anh Tuấn (1999), Tạo việc làm cho người lao
động qua vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân.
55. Đỗ Thế Tùng (2002), "ảnh hưởng của nền kinh tế
tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở
Việt Nam", Tạp chí Lao động và Công đoàn,
(261).
56. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2002), Đề án
giải quyết việc làm Thành phố Hà Nội giai
đoạn 2003- 2005.
57. Nguyễn Thị Hải Vân (2006), "Những giải pháp đột
phá trong chương trình việc làm giai đoạn
2006 - 2010", Tạp chí Lao động - xã hội,
(282), tr 13- 14, 17.
58. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
(2003), Một số vấn đề về phát triển thị
trường lao động ở Việt Nam, Nxb Khoa học -
Kỹ thuật, Hà Nội.
Phụ lục
Phụ lục1
Vai trò và tác động tích cực của phát triển đô
thị
Phát
triển
Đô thị
Phát triển và phân bố
các ngành công
nghiệp mới
Tăng việc làm và dân
số trong vùng
Tạo ra các ngoại ứng
tới các hoạt động kinh
tế
Cung cấp
kết cấu hạ
tầng tốt hơn
cho sản
xuất và đời
sống Nâng cao trình
độ của lao động
công nghiệp
Phát triển các ngành
sản xuất đáp ứng nhu
cầu đầu vào của công
nghiệp
Thu hút thêm vốn đầu
tư và sự phân bổ các
doanh nghiệp mới
Tăng nguồn thu
cho ngân sách
Mở rộng quy mô và phát
triển các ngành dịch vụ
đáp ứng nhu cầu sản xuất
và đời sống
Nâng cao
phúc lợi xã hội
cho các vùng
Phụ lục 2
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của cả nước và các đô thị lớn năm
2004
Chỉ tiêu Cả nước Hà Nội TP HCM Hải Phòng
Đà
Nẵng
Phần còn
lại
Dân số (1.000 người) 82069,8 3082,8 6063,0 1772,5 763,3 70388,2
Tỷ trọng dân số (%) 100,0 3,75 7,38 2,15 0,93 85,79
GDP (Tỷ đồng) 362092 30526,7 79121 12521,5 9564,4 230358,4
Tỷ trọng GDP (%) 100,0 8,43 21,85 3,45 2,64 63,63
Tốc độ tăng GDP (%) 7,69 11,12 11,6 11,39 13,26 ……
GDP bình quân(Tr. Đ) 8,69 18,2 21,7 10,01 12,5 …….
Hệ số GDP bình quân so
với cả nước (lần)
1,0 2,09 2,49 1,15 1,43 …….
GTSX công nghiệp (Tỷ
đồng) 354030 35365,8 102063 18269,9 7059,5 191271,8
Tỷ trọngGTSXCN (%) 100,0 9,9 28,8 5,1 1,9 54,3
Giá trị xuất khẩu (Tr. 26003 2164,2 9816,0 700,5 310,4 13011,9
USD)
Tỷ trọng GTXK (%) 100,0 8,3 37,7 2,7 1,2 50,1
Giải quyết việc làm
(người) …… 78000 221600 39100 24400 …….
Nguồn: Tính từ số liệu của Niên giám thống kê Hà Nội 2004, Cục Thống kê Hà
Nội.
Phục lục 3
Trình độ chuyên môn kỹ thuật lực lượng lao động
của thành phố
[5, tr.126, 144]; [9, tr.160]
Đơn vị tính: %
2003 2005
Tổng số Nữ Tổng số Nữ
Toàn thành phố 100,00 ----- 100,00 100.00
Chưa qua đào tạo 49,53 ---- 38,58 43.09
CNKT không có
bằng
3,98 --- 17,04 16,39
CNKT có
bằng\chứng chỉ
7,91 --- 9,77 5,20
Sơ cấp 7,61 -- 1,23 1,34
Trung học chuyên
nghiệp
9,05 -- 9,37 10,38
Cao đẳng, đại học 21,93 -- 24,01 23,61
Thành thị
Chưa qua đào tạo 31,77 -- 25,22 26,86
CNKT không có
bằng
4,85 -- 15,69 16,09
CNKT có
bằng\chứng chỉ
10,14 -- 12,00 7,26
Sơ cấp 6,54 -- 1,45 1,50
Trung học chuyên
nghiệp
12,16 -- 10,25 12,19
Cao đẳng, đại học 34,54 -- 35,39 35,38
Ngoại thành
Chưa qua đào tạo 72,77 -- 59,69 66,82
CNKT không có
bằng
2,84 -- 19,18 16,82
CNKT có
bằng\chứng chỉ
4,99 -- 6,23 2,18
Sơ cấp 9,00 -- 0,88 1,09
Trung học chuyên
nghiệp
4,99 -- 7,98 6,07
Cao đẳng, đại học 5,41 -- 6,04 6,39
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG QUÁ TRèNH ĐÔ THỊ HOÁ.pdf