Luận văn Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Thông qua các số liệu, biểu bảng, luận văn đã đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn vào phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội thời gian qua. Đồng thời đánh giá những kết quả đạt được cũng như nêu lên những vấn đề còn tồn tại trong quá trình huy động vốn phát triển nông nghiệp, luận giải một số nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả huy động các nguồn vốn vào phát triển lĩnh vực này.

pdf108 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2450 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường. Vấn đề đặt ra là định hướng phát triển nguồn tín dụng để làm sao cho nguồn vốn này trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho nông nghiệp, nông thôn? Trước hết, cần xây dựng chiến lược vốn trên cơ sở nhu cầu, khả năng của thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của Thủ đô trong đó có ngành nông nghiệp ngoại thành. Để thực hiện chiến lược huy động vốn, cần dựa vào các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn Hà Nội. Các tổ chức này có nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ của nhà nước thông qua hoạt động "khơi trong, hút ngoài" của mình nhằm huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư. Các tổ chức tín dụng căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường, điều kiện cụ thể của từng ngân hàng (qui mô hoạt động, năng lực tài chính, năng lực quản lý...); căn cứ vào chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược huy động vốn cho phù hợp, đảm bảo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người gửi tiền. Muốn thành công trong chiến lược huy động vốn, các tổ chức tín dụng phải: + Đổi mới cơ chế huy động tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, nhất là ở các ngân hàng thương mại nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân, các đơn vị kinh tế vay vốn phát triển sản xuất. Đồng thời, mở rộng việc sử dụng các tài khoản, không phân biệt đối xử mở tài khoản giữa các thành phần kinh tế, đơn giản hóa thủ tục, mở rộng phương thức thanh toán... Việc mở rộng huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại là nhằm thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, một mặt, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tín dụng đầu tư sinh lợi, mặt khác tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm khối lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, tiết kiệm chi phí trong quá trình huy động và cho vay vốn. Hai mặt này tác động qua lại lẫn nhau làm tăng tính hiệu quả vận động của vốn tiền tệ, góp phần làm giảm lạm phát [29, 119]. + áp dụng chế độ thưởng, phạt đối với công tác thanh toán và sử dụng tiền mặt; xây dựng chiến lược khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, động viên khuyến khích bằng lợi ích vật chất kịp thời đối với những khách hàng thường xuyên nộp tiền mặt vào ngân hàng với số lượng lớn, áp dụng lãi suất hợp lý trong huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đối với những người gửi dài hạn có thể tăng lãi suất tiền gửi để khuyến khích họ. Hai là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và các dịch vụ của ngân hàng thương mại. + Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn bằng các hình thức tiết kiệm truyền thống loại không kỳ hạn, có kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng trong dân cư để đáp ứng cho nhu cầu vốn ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các hộ, các đơn vị cơ sở với lãi suất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường. Trong các nguồn vốn đa dạng của ngân hàng thì nguồn huy động từ dân cư qua hình thức tiết kiệm bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao, ổn định và không ngừng tăng lên phù hợp với thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, cần có giải pháp về mặt kinh tế thích hợp, uyển chuyển, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của người đi vay và người cho vay. Các ngân hàng thương mại, đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần lập ra bộ phận nghiên cứu thị trường để tiếp tục mở rộng mạng lưới ngân hàng cấp IV, ngân hàng liên xã, ngân hàng lưu động... Đồng thời thành lập các quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng cổ phần, Hợp tác xã tín dụng đến tận cơ sở, nơi tập trung dân cư sản xuất hàng hóa, nơi đầu mối giao thông quan trọng để huy động vốn từ nhiều nguồn, nhiều kỳ hạn khác nhau; thu nhận các món nhỏ, lẻ hình thành nguồn vốn lớn để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. + Chủ động phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với lãi suất và hình thức thích hợp để huy động vốn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ngoại thành. Hoạt động của ngân hàng luôn gắn với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế địa phương. Do đó, các ngân hàng đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng người nghèo trên địa bàn Thủ đô phải thường xuyên nắm chắc các chương trình, dự án phát triển kinh tế trong từng thời kỳ để lên kế hoạch phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn đúng hạn. Hiện nay vốn tín dụng dài hạn đầu tư cho nông nghiệp ngoại thành phát triển chiều sâu còn thiếu nghiêm trọng. Vì vậy ngân hàng cần đẩy mạnh phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Những kỳ phiếu, trái phiếu đó phải được đảm bảo bằng vàng hoặc ngoại tệ (USD), trong thời gian xác định từ 2, 3, 5, 10 năm. Khi thanh toán gốc và lãi của kỳ phiếu, trái phiếu nếu có sự rủi ro về tỷ giá (có sự chênh lệch về tỷ giá) phải có nguồn tài chính cấp bù lỗ. Xây dựng mức lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn. Có như vậy mới huy động được vốn trung và dài hạn cho phát triển nông nghiệp ngoại thành. + Tranh thủ thu hút lượng vốn khá lớn từ các nguồn thu của một số đơn vị trên địa bàn thành phố, như: bưu điện, điện lực, cấp nước sạch thông qua hệ thống ngân hàng thành phố. Bằng cách này sẽ tiết kiệm được chi phí (kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển...), tạo nên tính năng động, hiệu quả và thuận tiện trong khai thác vốn. + Tích cực mở rộng các hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại, như: dịch vụ ủy thác; dịch vụ tư vấn đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp; dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, dịch vụ bảo quản an toàn các vật có giá, dịch vụ môi giới... nhằm thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào ngân hàng. + Tích cực nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn thông qua các đại lý là hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; chủ động tham gia thị trường liên ngân hàng để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. + Tích cực thu hút nguồn vốn của các địa phương khác trong cả nước, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ ủy thác của các tổ chức kinh tế - xã hội ở nước ngoài đầu tư vào Hà Nội; thu hút nguồn tiền của thân nhân nước ngoài hỗ trợ người thân trong nước, kết hợp với việc tiếp nhận có kế hoạch nguồn hỗ trợ của ngân hàng nhà nước (đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng người nghèo); vốn điều hòa trong và ngoài kế hoạch của Ngân hàng thương mại Trung ương. Đồng thời ngân hàng tích cực đảm nhận việc chi trả kiều hối cho nhân dân ngoại thành, các vùng lân cận, thu hút ngoại tệ ngoài địa bàn tạo nguồn vốn ổn định, hấp dẫn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ. Trong điều kiện ứng dụng, trình độ khoa học công nghệ vào ngân hàng, nắm bắt được thông tin nhanh nhạy, ngân hàng có thể áp dụng hình thức gửi tiền ở một nơi nhưng rút được tiền ở nhiều nơi trong cùng hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để kích thích người gửi tiền, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Thủ đô nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng là rất lớn. Huy động tốt nguồn vốn tín dụng sẽ tạo ra kênh huy động vốn chủ yếu để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh việc tổ chức huy động tối đa nguồn vốn tín dụng, Nhà nước, Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố phải xây dựng hộ chính sách hướng tới huy động vốn đầu tư cho nông nghiệp ngoại thành, mở rộng nguồn tín dụng đến tận hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã nông nghiệp; mở rộng tín dụng cho nông dân vay khoản 10 triệu đồng trở xuống theo Quyết định 67 thông qua các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Hội phụ nữ; kiên quyết đi theo con đường mở rộng cho vay đến hộ gia đình thông qua tổ nhóm, giải quyết tình trạng thiếu vốn sản xuất của hộ nông dân. Chỉ có như vậy nông dân mới dễ dàng tiếp cận với ngân hàng và ngược lại, ngân hàng tiếp cận gần hơn với nông dân, nắm bắt được nhu cầu tín dụng của họ để đầu tư vốn an toàn. Đây thực sự là cách làm tốt nhất để "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". - Nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước: vốn của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: một phần vốn lưu động được cấp từ ngân sách, phần vốn vay qua hệ thống tín dụng ngân hàng, phần vốn từ lợi nhuận và tái đầu tư, vốn vay thương mại trong nội bộ doanh nghiệp hoặc trên thị trường... Tuy vậy, do yêu cầu tăng qui mô, mở rộng phát triển sản xuất không ngừng, vốn của doanh nghiệp cần được tiếp tục huy động tổng hợp từ các nguồn vốn để phát triển sản xuất. Đề nghị Nhà nước cho các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước để tạo vốn. Bên cạnh đó, cần có chính sách bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp, khi xét thấy các doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả, có đóng góp nhiều cho ngân sách, có ý nghĩa quan trọng trong việc dẫn dắt tăng trưởng và phát triển kinh tế ngoại thành. (Trên thực tế, số doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả chiếm tỷ trọng còn thấp). Đồng thời hạn chế cấp tín dụng ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ khó đòi cao, làm ăn kém hiệu quả; khuyến khích doanh nghiệp tăng vốn kinh doanh thông qua việc tự huy động vốn trên thị trường theo phương thức tự vay, tự trả, bằng uy tín và khả năng hoạt động của mình để tạo lòng tin với người cho vay vốn, chinh phục thị trường. Đây chính là lối thoát dài hạn, tiềm tàng nhưng có triển vọng, có hiệu quả nhất cho nền kinh tế - xã hội, làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính tiền tệ của cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng. Mặc dù vậy, Nhà nước không thả nổi trong việc kiến tạo vốn của doanh nghiệp mà cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát của chính quyền các cấp để tránh đổ vỡ, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh tế - xã hội. Vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh và tín dụng của thành phố, chuyển cơ chế huy động vốn doanh nghiệp như hiện nay sang cơ chế pháp trị thông qua hợp đồng trách nhiệm giữa nhà nước - doanh nghiệp, ghi rõ quyền lợi, trách nhiệm các bên để đảm bảo quyền lợi cho nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân người lao động. - Nguồn vốn dân cư: cần đánh thức, huy động tối đa nguồn vốn này. Muốn vậy, thành phố phải tạo mọi điều kiện và gỡ bỏ những trở ngại về luật pháp, về tâm lý cho nhân dân, khuyến khích những người có vốn ở nông thôn có cơ hội tự tổ chức hoặc hợp tác với nhau huy động vốn đầu tư thông qua việc hình thành doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh của mình, trong đó, hình thức kinh tế trang trại là điển hình. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho kinh tế trang trại, kể cả cung ứng vốn ưu đãi cho kinh tế trang trại ngoại thành phát triển. Đối với nhóm dân cư không ở khu vực nông thôn, việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của họ để đầu tư vào nông nghiệp ngoại thành phụ thuộc vào nhiều nhân tố: môi trường đầu tư, chính sách đầu tư, chính sách thuế... song nhân tố quyết định nhất là hiệu quả đầu tư tại ngoại thành so với nội thành. Muốn vậy cần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ngoại thành; bố trí các trung tâm thương mại dịch vụ rộng khắp, thuận tiện cho việc tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đồng thời có chính sách thỏa đáng về việc thuê địa điểm kinh doanh, về lãi suất vay vốn, thuế quyền sử dụng đất... tạo điều kiện thu hút vốn của dân cư nội thành vào phát triển nông nghiệp ngoại thành. 3.2.2.2. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính đẩy mạnh huy động vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Chính sách tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các công cụ tài chính cung cấp những phương tiện huy động, phân phối và sử dụng các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, thông qua đó tác động đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, chúng trở thành những phương tiện để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với những mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. Trong bối cảnh hiện nay, nước ta cần phải đổi mới và hoàn thiện đồng bộ hệ thống tài chính từ tổ chức bộ máy đến các chính sách, công cụ tài chính nhằm biến chúng thành bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng và là phương tiện sắc bén trong tổng thể chính sách kinh tế của Nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Nông nghiệp cả nước nói chung, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội nói riêng là khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng và triển vọng nhưng chưa khai thác được sức người, sức của để biến tiềm năng thành những lực lượng vật chất hiện thực phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đổi mới và hoàn thiện các chính sách tài chính, điều tiết hợp lý tài chính khu vực nông nghiệp nhằm đẩy mạnh huy động vốn để phát triển lĩnh vực này. Trước hết, phải đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Chính sách ngân sách nhà nước bao gồm: chính sách thu ngân sách và chính sách chi ngân sách. Chính sách ngân sách nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc huy động vốn để hình thành nên lượng vốn lớn, tập trung phục vụ cho nhu cầu chi, nhất là chi cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Hiện nay chính sách thu - chi ngân sách nhà nước đang vấp phải một số mâu thuẫn lớn cần giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng chi với nguồn thu còn eo hẹp; mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn lớn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với việc phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn lãng phí, hiệu quả thấp... Để giải quyết mâu thuẫn trên phải đổi mới chính sách thu - chi của ngân sách nhà nước. Cụ thể là: - Đối với thu ngân sách nhà nước phải dựa vào kết quả sản xuất - kinh doanh trong nội bộ nền kinh tế nói chung, nội bộ ngành nông nghiệp nói riêng thông qua các nguồn thu (thuế, phí, lệ phí); đảm bảo thu đúng, thu đủ theo luật pháp qui định; quản lý chặt chẽ và tập trung các nguồn thu của nhà nước từ tài sản, đất đai, nhà ở... Đặc biệt, đối với khu vực nông thôn, thu ngân sách nhà nước cần quán triệt tốt quan điểm "khoan sức dân", nới lỏng thuế, phí, lệ phí (đối với vùng đất xấu, mới khai hoang phục hóa; đối với những ngành đẩy mạnh phát triển nông nghiệp như chế biến nông sản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...) tạo điều kiện cho nông dân có thu nhập bằng tiền, bằng sức mua và khả năng thanh toán, góp phần "kích cầu" khu vực nông thôn. - Đối với chi ngân sách nhà nước phải thực hiện thắt chặt trong chi tiêu dùng, cắt giảm khoản chi không hợp lý, kém hiệu quả gắn liền với cải cách bộ máy hành chính nhà nước; đổi mới nội dung chi tiêu thường xuyên để giảm bớt tỷ lệ chi tiêu thường xuyên mà vẫn đảm bảo chi tiêu có hiệu quả; phân bổ hợp lý và hướng lựa chọn hướng ưu tiên đối với các khoản chi cho đầu tư; đổi mới cơ chế cấp phát chi, cơ chế phân bổ vốn đầu tư và tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Đối với chi ngân sách cho phát triển nông nghiệp cần tập trung cho những nhiệm vụ thiết yếu. Trước mắt ưu tiên phát triển thủy lợi (kiên cố hóa kênh mương, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi, cầu cống, đê điều...) và hệ thống các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp. - Bảo đảm cân đối ngân sách theo hướng tích cực, hiện thực, vững chắc. Cân đối vốn đầu tư để phát triển các dự án nông nghiệp theo nguyên tắc dứt điểm, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Đặc biệt là phải đảm bảo mọi nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp, phí và lệ phí khác phải được đầu tư trở lại nông nghiệp, nông thôn, tránh thất thoát hoặc chi dùng vào các mục đích khác. Nâng tỷ trọng vốn trung hạn, dài hạn đầu tư vào phát triển nông nghiệp ngoại thành. Nguồn vốn trung và dài hạn đó phải được huy động từ nội lực trong nước, hạn chế tối đa vốn vay ngắn hạn của nước ngoài vào phát triển nông nghiệp. - Thực hiện quản lý ngân sách theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, dân chủ có phân công, phân cấp quản lý rành mạch, rõ ràng; quản lý chặt chẽ nguồn vay nợ và trả nợ. Thứ hai, phải đổi mới và hoàn thiện chính sách thuế: - Xúc tiến chương trình cải cách thuế giai đoạn II theo hướng sắp xếp lại các sắc thuế cho phù hợp với tính chất của từng sắc thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế, mở rộng diện thu; giảm bớt số lượng thuế suất, qui định thuế suất ở mức chấp nhận được của cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp và dân cư mở rộng đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, thích hợp, trang bị kỹ thuật mới, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. - Chuẩn bị phương án cải cách thuế cho phù hợp với khu vực và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập AFTA, APEC và WTO. - Chuyển mạnh sang cơ chế mới: đối tượng nộp thuế tự kê khai và trực tiếp nộp vào kho bạc nhà nước; cơ quan thuế và cán bộ thuế chỉ tập trung đôn đốc và kiểm tra thuế là chủ yếu. Thành lập cơ quan cưỡng chế thuế, phối hợp với tòa án để đảm bảo thi hành nghiêm Luật thuế [12, 160]. Đặc biệt, đề nghị Nhà nước xem xét giảm thiểu, tiến tới miễn thuế quyền sử dụng ruộng đất trong hạn điền cho nông dân. Trước mắt, miễn thuế quyền sử dụng đất cho những hộ nông dân được xếp vào diện đói nghèo ở ngoại thành. Đồng thời nghiên cứu bỏ thuế giá trị gia tăng đối với máy móc, vật tư nông nghiệp nhằm giảm chi phí sản xuất của nông dân, tạo cơ hội cho nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư và kinh doanh có lãi. Bên cạnh đó, Nhà nước tạm thời hoãn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hộ gia đình và cá nhân sản xuất nông nghiệp (theo Thông tư 96/1996/TT-BTC) đến một thời điểm thích hợp, ít nhất là tới năm 2005, tạo điều kiện cho dân cư yên tâm đầu tư vào sản xuất, làm giàu cho mình, cho xã hội. Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện chính sách tiết kiệm. ở nước ta, tiết kiệm không chỉ là quốc sách để chi dùng có hiệu quả mà còn là giải pháp để tạo vốn, huy động vốn có hiệu quả. Vì vậy, phải đẩy mạnh thực hiện chính sách tiết kiệm (tiết kiệm của chính phủ, tiết kiệm của doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư) để đầu tư vốn cho sản xuất, duy trì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế lâu bền. Trước mắt, Nhà nước phải có nỗ lực lớn để nâng tỷ lệ tiết kiệm trong ngân sách nhà nước, hạn chế tới mức thấp nhất trong chi tiêu thường xuyên, dành vốn mở rộng đầu tư cho các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm; hạn chế thấp nhất việc mua sắm những phương tiện, thiết bị tiêu dùng đắt tiền, không phù hợp với công việc, điều kiện kinh tế của đất nước. Cách có hiệu quả để hạn chế tiêu dùng lãng phí là sử dụng công cụ thuế để điều tiết việc nhập khẩu hàng xa xỉ; ban hành qui chế, giám sát việc trang bị nội thất trong các cơ quan nhà nước. Song, thắt chặt chi tiêu ngân sách nhà nước không phải bằng mọi giá mà phải cân nhắc, tính toán kỹ với khả năng của nguồn thu để xác định mối tương quan thu - chi cho phù hợp. Bởi vì có những khoản chi tiêu dùng thường xuyên chưa thấy hiệu quả trước mắt nhưng lại có tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu bền. Đối với tiết kiệm trong dân: Để khuyến khích tiết kiệm trong dân, Nhà nước phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, động viên khuyến khích nhân dân bỏ vốn vào đầu tư phát triển nông nghiệp, hạn chế tiêu dùng để đầu tư nhiều trong hiện tại, thu nhập lớn trong tương lai. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân nâng cao ý thức tiết kiệm. Thứ tư, đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai. Từng bước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách thuế sử dụng đất cho phù hợp; đảm bảo chính sách thu thuế sử dụng đất phù hợp với chính sách đền bù thiệt hại khi dành đất nông nghiệp ngoại thành cho đô thị hóa. Đối với trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở hoặc sử dụng vào sản xuất kinh doanh không phục vụ phát triển nông nghiệp nên có chế độ đánh thuế (thu) đặc biệt nhằm hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào các mục đích tùy tiện, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của dân cư ven đô. Đồng thời thúc đẩy việc giao đất, giao rừng cũng như cấp sổ đỏ quyền sử dụng đất cho nông dân sử dụng lâu dài để nhân dân yên tâm bỏ vốn đầu tư công tác trên đất được giao. Mặt khác, tạo thuận lợi cho nông dân vay vốn tại ngân hàng. Thứ năm, đổi mới và hoàn thiện hệ thống tài chính: - Cải cách bộ máy, cơ chế chính sách và công nghệ ngân hàng. Đặc biệt là cổ phần hóa và sắp xếp lại một bộ phận ngân hàng quốc doanh để có khả năng tăng vốn, tăng sức mạnh chủ đạo của ngân hàng quốc doanh và tăng độ an toàn cho hệ thống ngân hàng. Đối với các ngân hàng cổ phần cần có giải pháp làm lớn vốn tự có thông qua nhiều biện pháp: hoặc sát nhập, hoặc tăng cường huy động thêm cổ phần [9, 10]. Bên cạnh đó tổ chức lại hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở nông thôn; quản lý tốt hoạt động của các ngân hàng nước ngoài; tiếp tục chuyển các ngân hàng thương mại sang cơ chế kinh doanh đầy đủ. Cùng với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đa năng, gắn chặt khả năng cung ứng vốn và nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn với cơ sở lãi suất tín dụng theo quan hệ cung cầu [17, 78]; tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để giảm chi phí trong giao dịch, và nâng cao chất lượng tín dụng. - Đổi mới tổ chức và hoạt động bảo hiểm để hoạt động này mang tính cạnh tranh, vừa thực hiện kinh doanh bảo hiểm vừa thực sự trở thành một tổ chức tài chính tham gia vào quá trình huy động vốn. Đặc biệt nghiên cứu để hình thành Quỹ bảo hiểm tiền gửi và tiền vay đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; hình thành Quỹ bình ổn giá nhằm đối phó với những biến động của thị trường, rủi ro trong thiên tai và dịch bệnh trong nông nghiệp. - Phát triển thị trường vốn, đặc biệt thị trường vốn ở nông thôn để huy động trực tiếp vốn trên thị trường này vào phát triển nông nghiệp. Đồng thời xây dựng và hoàn thiện các thể chế cho hoạt động và quản lý thị trường chứng khoán bước đầu hình thành ở Việt Nam (đã mở trụ sở giao dịch vào tháng 7/2000 tại thành phố Hồ Chí Minh). - Đổi mới hệ thống thanh tra tài chính cho phù hợp với cơ chế thị trường. Đẩy mạnh công tác kiểm toán đối với các hoạt động của nền kinh tế. Hoàn thiện hệ thống luật pháp tài chính, tạo môi trường lành mạnh khuyến khích huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. 3.2.2.3. Đào tạo nghề cho lực lượng lao động ngoại thành nhằm nâng cao năng lực huy động và sử dụng vốn, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Thông qua công tác đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ, kiến thức kinh nghiệm sản xuất cho nông dân. Qua khảo sát điều tra năm 1996 tại 65 xã (chiếm 40%) ở ngoại thành Hà Nội, cho thấy: Đa số nông dân ngoại thành chưa qua bất kỳ một trường, lớp đào tạo nghề nào mà chỉ đào tạo thông qua phương pháp "cha truyền, con nối" từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, trình độ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh trong nông nghiệp còn kém hiệu quả; tỷ lệ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật nông nghiệp qua đào tạo ở nông thôn còn thấp (xem phụ lục 6). Vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nâng cao về số lượng và chất lượng cho lao động nông thôn. Trước hết, cần quán triệt một số điểm sau: - Các cấp các ngành phải coi đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài và là một giải pháp quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Đào tạo nghề, phải theo sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của khu vực nông thôn cả nước, khu vực ngoại thành Hà Nội; cơ cấu đào tạo nghề phải hợp lý cả về ngành nghề, cấp đào tạo cũng như nội dung đào tạo, chú ý kỹ năng thực hành nghề ngay trên ruộng đồng. - Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề; đa dạng hóa loại hình, hình thức đào tạo nghề phù hợp với đặc thù của lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với chuyển giao công nghệ, phổ biến kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thu hút mọi nguồn lực cho công tác đào tạo nghề. Nhà nước và địa phương các cấp phải có chính sách hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn. Xuất phát từ những quan điểm trên, trong những năm tới, công tác đào tạo nghề cho lao động ngoại thành Hà Nội cần tập trung vào: + Đào tạo bồi dưỡng về quản lý và kỹ thuật sản xuất cho gần 20 vạn hộ nông dân. + Đào tạo cán bộ quản lý và nghiệp vụ quản lý cho gần 500 hợp tác xã chuyển đổi theo Luật hợp tác xã mới, với gần 1.800 cán bộ chủ chốt các xã, bao gồm: 600 chủ nhiệm hợp tác xã và trưởng ban kiểm soát; 900 phó chủ nhiệm hợp tác xã và ủy viên quản trị; 300 kế toán trưởng [46, 34]. + Đào tạo công nhân, kỹ thuật viên cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bảo quản và chế biến nông sản. + Đào tạo công nhân, kỹ thuật viên cho các ngành cơ khí, động lực, điện lạnh, sinh học phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo nghề theo hướng trên phải bao gồm hai loại hình: đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo nghề dài hạn. Cụ thể: Đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 20 vạn hộ nông dân nhằm mục đích nâng cao kiến thức và kỹ năng về trồng từng loại cây, nuôi từng loại con; chế biến từng loại nông, lâm, thủy sản... Những nghề này do cơ sở dạy nghề đào tạo, nòng cốt là các trung tâm dạy nghề huyện, cơ sở dạy nghề của các tổ chức chính trị - xã hội (công đoàn, đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ...), với sự phối hợp của các trường trung học Nông nghiệp Hà Nội, các Trung tâm nghiên cứu khoa học- công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội. Bằng hình thức đào tạo nghề ngắn hạn có thể phổ biến kiến thức cho mọi lứa tuổi, kể cả những người không có điều kiện học tập trung và dài hạn. Đào tạo nghề dài hạn nhằm mục đích thu hút số lao động trẻ có trình độ văn hóa đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học, hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp ngoại thành; chuẩn bị lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt cho các xí nghiệp, nông trường và trang trại. Đào tạo nghề dài hạn được tập trung ở các trường đại học; các trường đào tạo nghề dài hạn. Cần thiết phải phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể giữa các đầu mối, cơ quan có liên quan đến đào tạo nghề. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, cần chỉ đạo tạo điều kiện để trường dạy nghề phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm thực nghiệm... để xây dựng nội dung chương trình đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học (phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn và trại trường...); củng cố, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên. Đối với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, cần thống nhất chương trình, nội dung đào tạo, nắm chắc số lượng và phân loại cán bộ huyện, quận để xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ hàng năm. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên cơ sở hoạch định đầu tư của Sở, giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu tài chính cho các trường dạy nghề. Đối với huyện, quận, xã cần hoạch định chiến lược cán bộ để đưa đi đào tạo; phối hợp với các trường nghề, cơ sở nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội đào tạo các lớp ngắn hạn phổ biến rộng rãi kiến thức quản lý và kiến thức sản xuất cho nông dân. Khi công tác đào tạo nghề thực hiện tốt, trình độ dân trí, tay nghề và kinh nghiệm sản xuất của nông dân nâng lên, khả năng sử dụng vốn của họ có hiệu quả sẽ thúc đẩy việc huy động các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.2.2.4. Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế để đảm bảo huy động ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn vào phát triển nông nghiệp ngoại thành Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối với nông nghiệp bao gồm các nội dung: đổi mới việc thực hiện các chức năng quản lý về kinh tế đối với nông nghiệp; đổi mới, hoàn thiện các công cụ, quản lý kinh tế nông nghiệp và đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp. Thông qua đó sẽ có tác động tích cực đến việc huy động ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đảm bảo đầu tư được tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phát triển. Trước hết, cần phải đổi mới việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đối với nông nghiệp. Về thực chất, quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường đã có sự thay đổi căn bản so với thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Song, đổi mới nói chung, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp nói riêng là một quá trình lâu dài, tuân thủ theo nấc thang của sự phát triển. Do đó cần tiếp tục nhận thức rõ vai trò, chức năng của quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường, phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước với quản lý sản xuất - kinh doanh. Quản lý nhà nước về kinh tế chỉ mang tính chất định hướng, không can thiệp quá sâu vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, luôn quán triệt đặc điểm của sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp để tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có hiệu quả. Đổi mới chức năng quản lý nhà nước đối với ngoại thành cần quán triệt mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành; đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng, quận, huyện để có bước đi thích hợp. Trong thời gian tới, quản lý nhà nước về nông nghiệp ngoại thành cần hướng vào các công trình trọng điểm, quản lý chương trình, dự án phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp: giảm diện tích trồng trọt, đặc biệt là giảm diện tích trồng lúa, chuyển sang trồng hoa cây cảnh, cây gia vị; tăng tỷ trọng chăn nuôi; hướng tới chương trình rau sạch, thịt sạch; bảo đảm vệ sinh môi trường sinh thái trong lành cho Thủ đô. Bên cạnh đó cần đổi mới chức năng điều tiết của nhà nước về giá cả, lãi suất; có sự trợ giá đối với nông sản hàng hóa, sử dụng tổng hợp các công cụ và chính sách kinh tế - xã hội thúc đẩy việc huy động vốn vào phát triển nông nghiệp; coi trọng kỷ cương, phép nước, kịp thời xử lý những sai phạm và phòng ngừa hữu hiệu hiện tượng tham nhũng, chống thất thoát vốn và tài sản trong các chương trình, dự án kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chính quyền các cấp cần đặt trọng tâm kiểm tra, kiểm soát một số lĩnh vực quan trọng, như: việc thực hiện Luật đất đai, việc qui hoạch và xây dựng bảo vệ môi trường, kiểm soát công tác giết mổ gia súc... Thứ hai, đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế. Cần sử dụng tổng hợp các công cụ quản lý, trong đó chú trọng công tác kế hoạch hóa, thực hiện đồng bộ các chính sách và coi pháp luật là một trong những công cụ đóng vai trò quyết định. Thông qua việc đổi mới có hiệu quả công tác kế hoạch sẽ xây dựng và hình thành các vùng kinh tế ngoại thành. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô để xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp ngoại thành; xây dựng các chương trình, dự án kinh tế nông nghiệp cụ thể, sát đúng với xu hướng phát triển của thị trường. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình, kế hoạch huy động tổng lực các nguồn vốn, bố trí, phân bổ vốn huy động được một cách hợp lý để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, các kế hoạch chỉ mang tính chất định hướng. Vấn đề là ở chỗ phải định hướng đúng và sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ để điều tiết kinh tế nông nghiệp phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó tìm nguồn và huy động nguồn vốn để đầu tư phát triển. Thứ ba, phải đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp. Trên cơ sở đổi mới chức năng quản lý; đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý cần phải đổi mới bộ máy quản lý. Đổi mới bộ máy quản lý nông nghiệp phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ quản lý trong cơ chế mới. Đổi mới bộ máy quản lý nông nghiệp tốt sẽ có tác động tích cực trở lại thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trên cơ sở đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương (ở lĩnh vực nông nghiệp), cần tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ngoại thành từ cấp sở, phòng, cơ sở làm cho bộ máy quản lý nông nghiệp gọn, nhẹ, có hiệu quả, mà việc đầu tiên là phải tuân thủ các nguyên tắc của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia; trong đó, khâu then chốt, có tính đột phá là cải cách thủ tục hành chính. Sắp xếp hợp lý cơ cấu bộ máy quản lý nông nghiệp trên cơ sở rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của sở, phòng, ban và cơ sở. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức trên. Qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công rành mạch rõ ràng để phối hợp được chặt chẽ, đồng bộ; đảm bảo sự điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt và kỷ luật cao. Xét đến cùng, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp là nhằm huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực vốn vào phát triển nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp ngoại thành nói riêng, nền kinh tế Thủ đô nói chung. Kết luận Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã trình bày những luận cứ khoa học, các giải pháp cơ bản huy động vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Cụ thể, luận văn đã: - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về vốn, về vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp. - Phân tích khái quát những kinh nghiệm huy động, đầu tư vốn để phát triển nông nghiệp ở một số nước đang phát triển có những nét tương đồng với Việt Nam. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng để huy động vốn phát triển nông nghiệp vùng ven đô. - Thông qua các số liệu, biểu bảng, luận văn đã đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn vào phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội thời gian qua. Đồng thời đánh giá những kết quả đạt được cũng như nêu lên những vấn đề còn tồn tại trong quá trình huy động vốn phát triển nông nghiệp, luận giải một số nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả huy động các nguồn vốn vào phát triển lĩnh vực này. - Khẳng định những quan điểm về tạo lập nguồn vốn trong nước, trên cơ sở phân tích, đánh giá phương thức huy động vốn trong nước để phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng. Đồng thời nêu lên sự cần thiết phải đổi mới, đa dạng hóa các nguồn vốn và phương thức huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng để phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội nói riêng trong cả trước mắt và tương lai. - Trên cơ sở phương hướng huy động vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành, luận văn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh huy động có hiệu quả các nguồn vốn vào phát triển nông nghiệp, khai thác tối đa nguồn vốn địa phương, vùng lân cận cũng như nguồn vốn tài trợ của nước ngoài để phát triển nông nghiệp ngoại thành. Mặc dù luận văn đã cố gắng bám sát đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu, song do năng lực của bản thân có hạn nên một số nội dung luận văn mới dừng lại ở mức nêu lên tính lôgíc, tính hệ thống của vấn đề. Những đề xuất trong các giải pháp cũng chỉ là bước đầu và dừng lại ở một địa phương cụ thể là ngoại thành Hà Nội. Những đề xuất trên cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và cụ thể hóa một cách đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa tính khả thi của chúng. Vì vậy, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả xin chân thành cảm ơn và trân trọng sự chỉ dẫn của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế nhằm nâng cao hơn nữa trình độ nhận thức của bản thân về lĩnh vực huy động vốn để phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội nói riêng. Danh mục tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Tuấn Anh, Chiến lược huy động và sử dụng vốn, tập 1 - Những giải pháp huy động vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, Hà Nội, 1991. [2]. Ban Công nghiệp, thương mại - dịch vụ, Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ kế hoạch và đầu tư, Hà Nội, 1998 [3]. Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2010 của thành phố Hà Nội, 12/1994. [4]. Báo cáo thống kê chi nhánh ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội từ năm 1991 - 1994. [5]. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 1998 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 3/1999. [6]. Báo cáo kinh tế của Ngân hàng thế giới: Việt Nam chuẩn bị cất cánh? Làm thế nào Việt Nam có thể tham gia toàn diện vào quá trình phục hồi của Đông á - Hà Nội, tháng 12/1999. [7]. Phạm Đăng Binh và Nguyễn Văn Lập (dịch), Dictionary of Economic Penguin. Từ điển kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995. [8]. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Chương trình phân tích và lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, Hà Nội, 1994. [9]. Cao Cự Bội, Cải cách triệt để Ngân hàng - Tài chính. Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 100, thứ tư 16/12/1999. [10]. Chu Văn Cấp, Khuyến khích đầu tư trong nước. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1/1994. [11]. Trần Mai Chi, Công nghiệp hóa dựa trên cơ sở hy sinh nông nghiệp - Những bài học kinh nghiệm rút ra từ Đài Loan và Hàn Quốc. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 6/1998. [12]. Trần Văn Chử (chủ biên), Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. [13]. Nguyễn Sinh Cúc và TS Nguyễn Văn Tiêm, Đầu tư trong nông nghiệp - Thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995. [14]. ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành TW, khóa VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội ,1995 [15]. ĐCSVN: Dự thảo văn kiện Hội nghị TW 7, khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. [16]. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. [17]. ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. [18]. ĐCSVN: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. [19]. Dự án điều tra và kiến nghị các chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội: chuyên đề đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, Hà Nội, 2/1999. [20]. Trần Thọ Đạt, Trần Đình Toàn, Tín dụng ở các nước đang phát triển và những bài học cho nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 250, tháng 3/1999. [21]. Nguyễn Điền, (chủ biên), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. [22]. Malcolm Gillis (và các tác giả), Kinh tế học của sự phát triển, tập 1, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 1990. [23]. Malcolm Gillis (và các tác giả), Kinh tế học của sự phát triển, tập 2, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 1990. [24]. Hội nông dân thành phố Hà Nội, Ban chấp hành Hội nông dân huyện Từ Liêm, Báo cáo tổng kết công tác Hội nông dân năm 1996 và phương hướng, nhiệm vụ của Hội nông dân, tháng 12/1996. [25]. Lê Mạnh Hùng (chủ biên), Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998. [26]. Lê Mạnh Hùng (chủ biên), Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm (1996 - 1998) và dự báo năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999. [27]. Lâm Quang Huyên, Cần tiếp tục quán triệt quan điểm "Khoan sức dân". Báo Đầu tư, số ra ngày thứ năm, 4/11/1999. [28]. Kinh tế Việt Nam 1998 - 1999: Việt Nam và thế giới. Thời báo Kinh tế Việt Nam, số chuyên đề tháng 1/2000. [29]. Nguyễn Văn Lai, Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam (luận án TS kinh tế), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. [30]. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993. [31]. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. [32]. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. [33]. Nghị định số 72/CP ngày 26/7/1994 của Chính phủ ban hành qui chế phát hành trái phiếu của Chính phủ. [34]. Nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ ban hành tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước. [35]. Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1995 của Chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. [36]. Niên giám thống kê 1999. Cục Thống kê Hà Nội, Hà Nội 2000. [37]. Nguyễn Minh Phong và Nguyễn Duy Phong, Định hướng chính sách tài chính Thủ đô, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 237, tháng 4/1998. [38]. Nguyễn Minh Phong, Cần làm gì để cải thiện các nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 4/1999. [39]. Vũ Văn Phúc, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hà Nội: Thành tựu - vấn đề nảy sinh và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 5/1999. [40]. Đinh Văn Phượng, Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta (Luận án tiến sĩ kinh tế), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. [41]. Mạnh Quân, Sâu mọt từ cấp phường, xã? Báo Đầu tư, ra ngày 4/3/1999. [42]. Quyết định 211/QĐ/NH1 và Quyết định 212/QĐ/NH1, ngày 22/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. [43]. Đ.I.Rôdenbe, Giới thiệu quyển III bộ "Tư bản" của C.Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1973. [44]. Số liệu thống kê của khối kinh tế - kế hoạch, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội, tháng 6/2000. [45]. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Báo cáo tóm tắt điều tra khảo sát kinh tế trang trại ngoại thành Hà Nội, tháng 11/1999. [46]. Phạm Văn Sơn và Đoàn Xuân Tiến, Nhu cầu đào tạo nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, Tạp chí Giáo dục đại học và chuyên nghiệp, số 8/1999. [47]. Đặng Văn Thanh, Các giải pháp tài chính khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Tạp chí Tài chính số 9/1999. [48]. Phạm Đức Thành, Một số vấn đề về nguồn nhân lực Thủ đô, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 34, Tháng 1 +2/2000. [49]. Lê Đình Thắng (chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1998. [50]. Thông tư 91/TS/KBNN ngày 5/11/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước. [51]. Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 62, ngày 19/11/1999. [52]. Hoàng Việt Trung, Tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội (Luận án TS kinh tế), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. [53]. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Bộ môn kinh tế nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996. [54]. Đỗ Thế Tùng, Tín dụng cho người nghèo ở nông thôn, Tạp chí Ngân hàng, số 6/1991. [55]. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hà Nội, Hà Nội, 1995. [56]. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XII, Nxb Hà Nội, 1996. [57]. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Định hướng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn Hà Nội đến năm 2010, Hà Nội, 1997. [58]. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo tham luận đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, Hà Nội, tháng 12/1998. [59]. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phát triển kinh tế ngoại thành Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2000 - 2005, Hà Nội, tháng 4/2000. [60]. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Báo cáo khoa học đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, sử dụng vốn vay cho sản xuất của Nhà nước đối với hộ nông dân ở Hà Nội", Hà Nội, 2000. [61]. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phương hướng và giải pháp đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành Hà Nội, tháng 4/2000. [62]. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng; Hà Nội - Đà Nẵng, năm 2000. [63]. Bùi Thị Xô, Định hướng phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội. Thông tin nông nghiệp Thủ đô, số 1/2000. [64]. I.Đ.Uđanxốp và F.I.Pôlilanxki, Lịch sử tư tưởng kinh tế, phần thứ nhất, tập II, Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội 1994. [65]. I.Đ.Uđanxốp và F.I.Pôlilanxki, Lịch sử tư tưởng kinh tế, phần thứ nhất, tập III, Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội 1994. Phụ lục 1 Bình quân đất nông nghiệp/ nhân khẩu nông nghiệp một số nước ASEAN, đồng bằng sông Hồng và Hà Nội TT Nước, vùng Bình quân đất nông nghiệp/nhân khẩu (ha) Năm tính toán Hà Nội so với các nước và các vùng (%) 1 2 3 4 5 6 7 Indônêxia Malaixia Philippin Thái Lan Việt Nam Đồng bằng sông Hồng Hà Nội 0,27 2,9 0,27 0,69 0,103 0,056 0,048 1991 1991 1991 1991 1994 1994 1994 17,8 1,65 17,8 6,96 46,4 86,3 Nguồn: Tư liệu kinh tế 7 nước ASEAN, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996; một số tư liệu của cuộc tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn 1994, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996 [2]. Phụ lục 2 Cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội (theo giá thực tế) Chỉ tiêu 1990 1995 1996 1997 1998 Tổng GDP (%) Trong đó: - Nông, lâm nghiệp - Công nghiệp, xây dựng 100 9,0 29,5 61,5 100 5,4 33,0 61,6 100 5,1 34,9 60,0 100 4,7 35,3 60,0 100 3,9 36,5 59,6 - Thương mại, dịch vụ Tổng GDP (triệu đồng) Trong đó: - Nông, lâm nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ 2.285.151 205.664 670.120 1.405.367 14.499.42 5 782.969 4.784.820 8.931.646 17.292.27 1 881.906 6.035.003 10.375.36 2 20.070.83 8 943.329 7.085.009 12.042.50 0 22.948.87 2 986.802 8.307.492 13.654.57 8 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1999, Cục Thống kê Hà Nội [36]. Phụ lục 3 Nông nghiệp Hà Nội so với cả nước năm 1997 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Cả nước (1) Hà Nội (2) So sánh (2/1) 1 2 3 4 5 6 7 8 Giá trị sản xuất nông nghiệp GDP nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha GDP nông nghiệp/ha GDP nông nghiệp/ha Cơ cấu nông nghiệp (%) Trong đó: - Trồng trọt - Chăn nuôi 109 đồng 109 đồng 103 ha 103 đồng USD 103 đồng USD % % 97.812 77.520 7.367,2 13,3 1.209 10,5 955 77,6 19,7 1.459,6 912,7 43,76 33,3 3.027 20,8 1.891 61,3 38,7 1,49 1,18 0,59 250,4 198,0 79,0 196,6 Nguồn: Theo tính toán Ban Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ, Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ kế hoạch và đầu tư [2]. Phụ lục 4 Tình hình sản xuất lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nông nghiệp ngoại thành Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 - Bình quân lương thực kg/người - Bình quân lương thực/nhân khẩu nông nghiệp + Tự túc nhu cầu (%) + Thời hạn tự túc (tháng) 104,5 324,8 48,3 5 97,6 310,6 45,1 5 93,9 289,6 43,4 5 95,0 295,7 440,0 5 Nguồn: [55]. Phụ lục 6 Tình hình đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật ngoại thành Trình độ đào tạo Đơn vị tính Các huyện Gia Lâm Đông Anh Than h Trì Từ Liêm Sóc Sơn - Cán bộ có trình độ đại học - Cán bộ trung học nông nghiệp - Công nhân - Bình quân cán bộ / xã người người người % 11 188 16 15,6 19 251 32 25,1 - 120 - 12 - 256 8 17 16 96 - 8,5 Nguồn: [46] Phụ lục 7 Tổng hợp tình hình huy động vốn của Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng 1996 1997 1998 1999 DK200 0 Tổng số I/ Vốn trong nước 1. Vốn đầu tư của Nhà nước - Vốn ngân sách - Vốn tín dụng đầu tư của NN 2. Vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng huy động trực tiếp 3. Vốn các DNNN tự huy động 4. Vốn huy động của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước 5. Vốn dân đóng góp xây dựng đường làng ngõ xóm 6. Vốn dân tự xây dựng nhà ở II/ Vốn nước ngoài 1. Vốn FDI 2. Vốn ODA 3. Vốn NGO 17334, 3 10357, 3 1907,3 1498,2 409,1 4623 1612 1900 150 165 6977 6655 302 20 20744, 2 11920, 2 2321,2 1736 585,2 5348 1791 2088 200 172 8824 8544 240 40 21481 14250 2255 1574 681 8297 1438 1860 150 250 7231 6786 445 - 22873 17152 2500 1700 800 9984 1500 2668 200 300 5721 4550 1171 - 27100 21800 2850 1850 1000 13200 1800 3200 350 400 5300 4550 750 - Nguồn: [19] Phụ lục 8 Nguồn vốn của trang trại ngoại thành Hà Nội Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng Sóc Sơn Đông Anh Từ Liêm Gia Lâm Thanh Trì I. Thời điểm bắt đầu Trong đó: 1. Vốn tự có 2. Vốn vay + Vay trực tiếp từ ngân hàng + Vay đầu tư ứng trước + Vay dự án + Vay khác 3. Vốn khác 20511,3 4 12275,1 3 5945 2374,9 372,5 134,9 3062,7 1977,4 2066,65 1520,05 415,6 192,9 1,5 21,5 199,7 118 4929,04 3980,14 928,9 376 0 13,4 539,5 0 3111,1 1818,60 1214 336,5 10 3 864,5 91,5 2495,81 7 1827,31 570,5 231,5 71 10 258 154,2 7905,73 3129,03 2816 1238 290 87 1201 1613,7 II. Đến 30-4-1999 40110,3 4 6468,09 7244,83 6667,48 5693,45 14036,4 9 Trong đó: 1. Vốn tự có 2. Vốn vay + Vay trực tiếp từ ngân hàng + Vay đầu tư ứng trước + Vay dự án + Vay khác 3. Vốn khác 29921,8 9 6019,6 2,166 489 258 3,106 3342,49 5600,57 812 347 0 151 313,5 49,82 6318,13 761 154 0 10 597 45 4630,02 1,534 409,7 101 2 1021,57 501,2 4911,68 302 63 28 0 211 362,07 8461,49 2610,6 1192,5 360 95 963,1 2384,4 Nguồn: [45]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (2).pdf
Luận văn liên quan