Ai cũng biết rằng kinh doanh để tạo ra lợi nhuận nhưng những việc kinh
doanh bất hợp pháp mờ ám tại các quốc gia trên thế giới đang làm suy sụp
nền kinh tế toàn cầu bằng việc ăn cắp bản quyền các phần mềm chương trình
máy tính, trò chơi, phim ảnh hay các dạng thức kỹ thuật số khác của sở hữu trí
tuệ thông qua mạng Internet. Sự phát triển của mạng lưới world wide web đã
thực sự làm thay đổi thế giới với nhiều cơ hội cũng như thách thức về vấn đề
bản quyền.
84 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3534 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xâm phạm bản quyền qua Internet- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 16,926,015 và chiếm 79.6% dân số theo số liệu
thống kê của Nielsen. Con số này tăng gần gấp ba lần số người dùng Internet
tại Úc trong năm 2000.
Bảng 2.5. Thống kê số người sử dụng Internet so với tổng dân số Úc
Năm Số người sử dụng Internet Dân số Chiếm % dân số
2000 6,600,000 19,521,900 33.8 %
2007 14,729,191 20,434,176 70.2 %
2009 16,926,015 21,262,641 79.6 %
Nguồn: Nielsen/Netrating và ITU , theo thống kê thế giới về Internet
Ngoài ra, theo thống kê của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD,
vào tháng 9 năm 2007, có 4,700,200 nhà cung cấp các đường truyền Internet
băng rộng tại Úc, chiếm 22.8% dân số [20]. Đây là một con số rất lớn thể hiện
mức độ phổ biến của Internet tại quốc gia này.
Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Úc:
Tại Úc, có khoảng 18% dân số liên quan đến việc trao đổi bất hợp pháp
các bài hát qua email hoặc các phương thức chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp.
Những đối tượng xâm phạm bản quyền này chủ yếu từ 14 đến 17 tuổi và cứ
54
ba người lại có một người thừa nhận chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp trên mạng
Internet thường xuyên. Hầu hết các bài hát đều bị download bất hợp pháp
thông qua mạng chia sẻ dữ liệu như Limewire, Bearshare và Kazaa. Theo số
liệu thống kê mới đây ở Úc, với mỗi một trường hợp download hợp pháp lại
có 20 trường hợp download bất hợp pháp. Các số liệu còn cho biết rằng có
đến 70% giao thông trực tuyến tại Úc liên quan đến chia sẻ dữ liệu bất hợp
pháp. [ 42].
b) Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Úc:
Từ thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet nghiêm trọng, các nhà
làm luật đã thực hiện sửa đổi luật rất nhiều lần. Và lần sửa đổi gần đây nhất
được quốc hội liên bang Úc thông qua vào năm 2006. Luật được sửa đổi theo
yêu cầu của Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Úc và được sửa đổi những điều
khoản chủ yếu về luật chống vô hiệu hóa các tác phẩm bản quyền trên mạng
Internet. Luật sửa đổi tương tự như DMCA của Mỹ mặc dù các điều khoản
không giống hệt nhau. Đây là một động thái tích cực góp phần khuyến khích
các tác giả thực hiện các biện pháp tự bảo vệ bằng biện pháp công nghệ.
Ngoài ra, luật sửa đổi cũng thêm những điều khoản đối với tội xâm phạm
bản quyền qua Internet như trách nhiệm nặng nề hơn đối với xâm phạm bản
quyền và hệ thống cảnh báo xâm phạm bản quyền qua Internet. Mức phạt đối
với mỗi xâm phạm bản quyền qua Internet khác nhau tùy theo mức độ xâm
phạm, thiệt hại và có thể lên tới 60,500$ đối với các cá nhân xâm phạm và
302,500$ đối với các tổ chức hoặc hình phạt tù 5 năm hoặc cả hai hình phạt
một lúc. Ngoài ra, cảnh sát là cơ quan chức năng có thể xử phạt tại chỗ 1,320
$ đối với một xâm phạm bản quyền qua Internet được phát hiện. [ibid.].
Ví dụ về một trường hợp xử lý xâm phạm bản quyền của một quán cà phê
Internet tại Sydney với mức phạt 82,000$ và tịch thu các thiết bị máy tính
của quán. Quán cà phê này bị tòa án Úc buộc tội ăn cắp bản quyền các tác
phẩm âm nhạc và chương trình truyền hình thậm chí là tải xuống để bán với
55
60 GB ổ cứng tại máy để khách hàng có thể chuyển tải và mang đi nội dung
các tác phẩm bị xâm phạm. Vụ việc này bị liên đoàn phòng chống xâm phạm
bản quyền tại Úc ( AFACT), Cục điều tra xâm phạm bản quyền âm nhạc tại
Úc (MIPI) phối hợp cùng với cảnh sát liên bang Úc (AFP) phát hiện từ ngày
18 tháng 12 năm 2007 tại một quán Internet cà phê tại số 391, phố Pitt,
Sydney. AFACT và MIPI đã điều tra và xác nhận rằng quán cà phê này đã thu
phí theo giờ đối với những khách hàng xem những bộ phim và nhạc đã được
download bất hợp pháp về máy tính của quánvà đặc biệt là bán các thiết bị
lưu trữ có dung lượng lên tới 60 Gb, tương đương với hơn 40 bộ phim và
hàng trăm các file nhạc trong đó có cả những bộ phim và bản nhạc chưa được
công bố. [38].
56
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
TRONG VIỆC XỬ LÝ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA
INTERNET
1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam
1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam:
Việt Nam là đất nước tiếp cận Internet khá muộn với dịch vụ Internet lần
đầu tiên xuất hiện vào năm 1997. Khi đó do mức phí sử dụng Internet cao và
đường truyền kết nối chậm làm cho tổng số người sử dụng Internet thời kỳ đó
rất thấp. Tuy nhiên chỉ không lâu sau đó, con số 10,000 người sử dụng năm
1998 đã tăng thành hơn 10 triệu người vào đầu năm 2006. Và theo số liệu
thống kê vào năm 2009, con số này đã lên đến 23 triệu người, chiếm 25.7%
dân số. [22] . Việt Nam là nước đứng thứ 19 trong số 20 quốc gia đứng đầu
thế giới về số người sử dụng Internet. [21]
Bảng 3.1. Thống kê số người sử dụng Internet tại Việt Nam qua các năm
Năm Số người sử dụng Internet Dân số Chiếm % dân số
2000 200,000 78,964,700 0.3%
2005 10,711, 000 83,944,402 12.8%
2007 16, 739,129 85,031,436 19.7%
2008 20,669,285 86,116,559 24.0%
2009 22,779,887 88,576,758 25.7%
Nguồn: ITU và VNNIC,
57
Theo báo cáo của AFP, sự tăng trưởng vượt bậc trong số lượng người sử
dụng Internet tại Việt Nam là do nỗ lực của Chính phủ trong mục tiêu đặt ra
là sự xâm nhập Internet đạt 35% trước năm 2010. Để thực hiện được điều này,
Chính phủ đã đầu tư 100.5 nghìn tỷ đồng vào thị trường phát triển Internet
trước năm 2010. Chính phủ cũng cho phép Bộ thông tin và truyền thông thực
hiện các chức năng liên quan để thúc đẩy sự phát triển của Internet trong đó
việc thành lập VNNIC. VNNIC là Trung tâm thông tin mạng Internet Việt
Nam, một bộ phận phi lợi nhuận của của Bộ thông tin và truyền thông (MPT),
được thành lập ngày 28 tháng 2 năm 2000. Tổ chức này ra đời để thực hiện
chức năng quản lý, phân phối, giám sát và xúc tiến việc sử dụng tên miền trên
Internet, địa chỉ web và hệ thống quản lý số ASN ở Việt Nam. Tổ chức này
còn cung cấp những hướng dẫn liên quan đến Internet, tập hợp số liệu thống
kê và đại diện Việt Nam tham gia vào các hoạt động quốc tế về Internet. Theo
tổ chức máy tính thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2006, kết quả là tỷ lệ
xâm nhập Internet tại Việt Nam đạt 16%, cao hơn tỷ lệ sử dụng trung bình
toàn cầu là 15,7%.
Theo số liệu thống kê mới nhất gần đây của Cimigo, một tổ chức nghiên
cứu nhãn hiệu và thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, số người sử
dụng Internet tại Việt Nam có tốc độ tăng khá nhanh, gần 10,9% qua hơn 10
năm. Cho đến thời điểm hiện tại, có khoảng 26% dân số Việt Nam đã tiếp cận
Internet, ngang với con số ước tính tại Philipin và Thái Lan. Một phần ba
người sử dụng Internet tại Việt Nam là sinh viên và 40% người sử dụng là
nhân viên văn phòng. Cũng theo điều tra của Cimigo với 3,000 người sử
dụng Internet từ 6 thành phố và tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội đã cho thấy rằng hai phần ba trong số đó sử dụng Internet một ngày
khoảng 2 tiếng 2o phút đối với ngày thường và ít thời gian sử dụng hơn vào
cuối tuần. Hầu hết những người được điều tra đều nói rằng họ lướt mạng để
đọc tin tức, tìm kiếm thông tin, nghe nhạc, dùng cho công việc và học tập, tán
58
gẫu hoặc để kiểm tra hòm thư. Cimigo cũng chú ý về sự phát triển của mua
sắm trực tuyến và đặc biệt là sự phát triển của các trang mạng xã hội như
Facebook, yahoo blog... tại Việt Nam trong thời gian vài năm trở lại đây.
Facebook là mạng xã hội được yêu thích nhất và Yahoo 360 Plus là trang viết
blog được cư dân mạng sử dụng nhiều nhất. [46]
1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam:
1.2.1. Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện kỹ thuật số hiện
đại, việc xâm phạm bản quyền qua Internet trở nên hết sức dễ dàng đối với
một người sử dụng Internet thông thường. Năm 2000, Việt Nam đứng đầu
trong danh sách các quốc gia xâm phạm bản quyền phần mềm toàn cầu theo
báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Mỹ. Theo thống kê, đến 97%
bản quyền phần mềm bị sao chép tại Việt Nam trong khi đó tại Trung Quốc là
90% và tại Mỹ là 30%. Các phần mềm thông thường bị bẻ khóa và cung cấp
trên mạng Internet miễn phí cho người sử dụng. Việc mở rộng khả năng truy
cập Internet sẽ làm tăng việc cung ứng các phần mềm lậu. Theo báo cáo
thường niên lần thứ 6 của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) và Tập
đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) 12/5/2009, trong vòng 5 năm tới, 460 triệu người
ở các quốc gia mới nổi sẽ được kết nối mạng. Tốc độ tăng trưởng về sử dụng
Internet sẽ cao nhất đối với người sử dụng Internet là người tiêu dùng và
những doanh nghiệp nhỏ. Đây cũng là hai bộ phận có tỷ lệ xâm phạm bản
quyền cao hơn so với bộ phận các doanh nghiệp lớn và các cơ quan Chính
phủ. Theo thông tin từ Vụ Công nghệ - Bộ thông tin và truyền thông thì tính
tại thời điểm năm 2009 tại Việt Nam có trên 400 doanh nghiệp làm việc trong
môi trường kỹ thuật số, thu hút 21,000 lao động tham gia trong đó có 65%
doanh nghiệp tư nhân trong nước và 3% doanh nghiệp nước ngoài. Bốn lĩnh
59
vực mà Việt Nam đạt được doanh thu lớn nhất là mạng di động, Internet,
game và thương mại điện tử. [47]
Hiện nay, đang có rất nhiều trang web, blog cá nhân, diễn đàn thực hiện
việc sử dụng, sao chép và phát tán các sản phẩm trí tuệ khác nhau trên mạng
Internet mà không thực hiện việc trả bản quyền. Các tác phẩm ghi âm, ghi
hình thuộc quyền quản lý của Hiệp hội ghi âm Việt Nam RIAV cũng ngang
nhiên bị xâm phạm. Đặc biệt là vấn đề nhạc số trên mạng Internet với khoảng
80% đến 90% bản ghi lưu hành trên các website đều không hề xin phép. Các
trang nhạc số hoạt động dự trên thu phí đăng quảng cáo của các doanh nghiệp
khác và đó là thực tiễn kinh doanh của thị trường âm nhạc Việt Nam. Các
trang nhạc này sẽ phải trả một mức phí tương ứng cho quyền tác giả và quyền
liên quan. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trang nhạc số không thực hiện quy định
này và thực hiện cho phép download hàng nghìn tác phẩm âm nhạc bất hợp
pháp miễn phí gây tổn thất vô cùng lớn cho ngành công nghiệp âm nhạc Việt
Nam. Theo thống kê năm 2009, có khoảng 10,000 bản nhạc trên hơn 100
website nhưng chỉ có khoảng 60 website đang thực hiện việc trả tiền bản
quyền cho Hiệp hội ghi âm Việt Nam. Ông Đinh Trung Cẩn, giám đốc khu
vực phía nam của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam
VCPMC cho biết chỉ có 19 trang web âm nhạc trực tuyến có đăng ký sử dụng
các tác phẩm âm nhạc với VCPMC, còn lại hơn 100 trang web khác chưa hề
có sự cho phép vẫn hoạt động trong đó có khoảng 50 trang web có máy chủ
đặt tại nước ngoài nên các cơ quan quản lý không thể kiểm soát được. Hơn
nữa, một số trang web đăng ký sử dụng 100 tác phẩm âm nhạc với VCPMC
nhưng thực tế lại tải lên 3,000 đến 4,000 tác phẩm nhạc số. Hai trường hợp
đặc biệt được đoàn kiểm tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao
và Du lịch phối hợp cùng với Phòng 8 (C15, Bộ Công An) và Cục Bản quyền
tác giả đã phát hiện ra trên trang web sahara.com.vn của công ty Tân Trí
Tuấn và trang web songhuong.com.vn của Sông Hương ngoài những tác
60
phẩm văn học bất hợp pháp được sao chép 100% vả về nội dung và hình thức
còn hàng loạt các tác phẩm âm nhạc cũng bị vi phạm bản quyền một cách
nghiêm trọng. Ví dụ như trên trang sahara.com.vn phát hiện được 8,576 bản
nhạc, ca khúc được đăng tải và chưa có sự cho phép của các tác giả cũng như
các cơ quan chuyên môn liên quan.
Ngoài ra, thực trạng chia sẻ dữ liệu không có bản quyền qua hệ thống chia
sẻ dữ liệu trực tuyến P2P tại Việt Nam cũng là một vấn đề đáng lưu tâm.
Người sử dụng Internet tại Việt Nam thường sử dụng các hệ thống chia sẻ dữ
liệu trực tuyến của nước ngoài. Các hệ thống chia sẻ trực tuyến này bao gồm
các phần mềm cho phép chia sẻ dữ liệu như yahoo messenger, skype,... và các
website chia sẻ file như mediafire.com, megaupload.com, ugotfile.com,
rapidshare.com và hàng loạt các trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến miễn phí
khác.
1.2.2. Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Việt Nam:
Một năm Việt Nam đạt doanh thu các sản phẩm lĩnh vực công nghệ số chỉ
từ 5 đến 10 triệu USD trong khi đó phải nhập khẩu gấp 10 lần, tức khoảng 30
đến 50 triệu USD.
Xâm phạm bản quyền qua Internet không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi tác
giả và chủ sở hữu bản quyền, sự phát triển kinh tế của quốc gia mà còn ảnh
hưởng đến cái nhìn của bạn bè thế giới về hình ảnh đất nước Việt Nam. Điển
hình là việc tổ chức New Open World từng gạt tên Việt Nam ra khoi danh
sách bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới do một số trang web tại Việt Nam
vi phạm bản quyền logo, giao diện và nội dung của trang web chính thức của
họ. Bên cạnh đó là việc công ty TNHH Net Result do liên đoàn bóng đá Anh
ủy quyền để bảo vệ tất cả những vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ của
giải bóng đá này trên mạng Internet đã khiếu nại việc các trang web
bongdaso.com, tamtay.vn, zing.vn, webthethao.vn, vnmedia.vn, clip.vn và
61
baobongda.com.vn đã đăng tải những đoạn video clip các trận bóng đá mà
không được sự đồng ý của Liên đoàn bóng đá giải ngoại hạng Anh Premier
League. Đặc biệt nhất là việc cuối tháng 12 năm 2008, VTV đã không thể
truyền hình trực tiếp đêm chung kết Hoa hậu thế giới vì các trang web
vietnamitv.com, vtc.com.vn. PDA.vn, clip.vn đã tự ý thu lại các phần thi Hoa
hậu thời trang, Hoa hậu biển từ VTV3 để phát trực tiếp trên trang web của
mình. Tổ chức Hoa hậu thế giới cho rằng đây là hành động xâm phạm bản
quyền và quyết định ngừng cung cấp sóng cho RAAS, đơn vị cung cấp bản
quyền phát sóng cho VTV. Rõ ràng, những sự việc đáng tiếc như vậy sẽ khó
xảy ra nếu Việt Nam làm tốt khâu thực thi bản quyền trên mạng Internet.
2. Thực trạng xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và canh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối
quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế. Việt Nam hiện đang nỗ lực
cùng với các quốc gia trên thế giới thực thi nhiều biện pháp khác nhau nhằm
bảo vệ quyền tác giả chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet. Tuy nhiên
việc xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet còn gặp nhiều khó khăn và bất
cập đặc biệt khi mà các cách thức xâm phạm bản quyền qua Internet ngày
càng tinh vi và khó phát hiện hơn.
2.1. Biện pháp tự bảo vệ chưa phù hợp
Tại Việt Nam, các hiệp hội bảo vệ quyền cho các tác giả chưa có các biện
pháp tự bảo vệ thực sự hiệu quả cho vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet.
Các biện pháp nỗ lực của các Hiệp hội chưa hợp lý nên thường vấp phải sự
phản đối của hầu hết các đơn vị cũng như cá nhân trong xã hội. Ví dụ như
trong năm 2009, theo công văn số 22/BQTG của Cục Bản quyền tác giả và
công văn số 02/RIAV/08 của Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam, Thanh
tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã yêu cầu mức phí bản quyền trên
62
Internet cho một bài hát trên một website là 1 triệu đồng một năm. Đây được
coi là mức phí cắt cổ cho các website nhạc trực tuyến hiện nay. Theo nhạc sĩ
Hạ Long - Trưởng phòng cấp phép của Trung tâm quyền tác giả âm nhạc Việt
Nam VCPMC cho biết:
" Hiện nay mức thu trung bình về quyền tác giả một bài hát được đưa lên
website mà không cho phép tải về là 16,000 đồng một bài hát một tháng.
Nghĩa là trong một năm, tác giả ca khúc sẽ nhận được khoảng 192,000 đồng.
Nếu cho download thì cộng thêm 300 đồng một bài một tháng". [3]
Trên thế giới hiện nay, theo biểu giá của Hiệp hội quy tắc - Hiệp hội bảo
vệ quyền tác giả âm nhạc cả nhạc và lời bài hát thì tại bất kỳ một nước nào, tỷ
lệ phần trăm trong vấn đề bản quyền bao giờ tác giả tác phẩm cũng phải là đối
tượng được thu tiền bản quyền lớn nhất. Tỷ lệ giữa mức bản quyền trả cho tác
giả so với mức phí bản quyền trả cho bên liên quan thường là 6.5 và 3.5. Điều
này có nghĩa là nếu tác giả chỉ được trả khoảng 192,000 đồng một bài một
năm thì bên liên quan có thể được trả mức tương ứng, khoảng 104,000 đồng
một năm. Như vậy, nếu RIAV quyết định thu phí một triệu đồng một bài hát
một năm thì mức phí này sẽ chênh cao gấp 5 lần so với mức giá thực tế mà
tác giả tác phẩm nhận được. Đây là mức giá không phù hợp với thông lệ quốc
tế cũng như thông lệ hiện hành tại Việt Nam. Căn cứ trên cơ sở luật pháp hiện
hành, luật sư Nguyễn Thanh Hà, một luật sư về sở hữu trí tuệ thuộc đoàn luật
sư Hà Nội đã nhận định:
" Hiện tại, cách xây dựng bảng phí bản quyền của RIAV không dựa trên
bất cứ một văn bản pháp luật có liên quan nào của Việt Nam. Đây là cách xây
dựng hoàn toàn dựa trên ý chí chủ quan của RIAV và không dựa trên bất cứ
một văn bản pháp luật có liên quan nào của Việt Nam". [ibid.]
Hơn nữa, các tác giả và các bên liên quan chưa sử dụng hiệu quả các biện
pháp công nghệ để bảo vệ tác phẩm của mình. Cũng có nhiều trang web thực
63
hiện biện pháp sử dụng thông tin quản lý quyền hay tạo ra các điều khoản
nhằm ngăn cấm việc download, sao chép các tác phẩm bất hợp pháp tuy nhiên
các biện pháp này không ngăn được người sử dụng Internet thực hiện các
hành vi nhằm kiếm lợi của mình.
2.2. Biện pháp dân sự và hình sự chưa được áp dụng triệt để
Hầu hết các xâm phạm bản quyền qua Internet khi bị phát hiện hầu hết
đều được xử lý bằng biện pháp xử phạt hành chính. Mức phạt tiền trong xử
phạt hành chính là từ 10,000 đồng đến 500 triệu đồng tùy theo mức độ và lĩnh
vực xâm phạm bản quyền. [Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12]. Đây là mức phạt
hợp lý nhằm răn đe đối với các hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet tại
Việt Nam. Tuy nhiên một điều bất cập là tác giả, người có công lớn nhất trong
việc sáng tạo ra tác phẩm, lại không được hưởng mức bồi thường nào từ việc
phạt hành chính các đối tượng trên.
Các vụ án dân sự và hình sự rất ít khi được áp dụng đối với các vụ việc
liên quan đến xâm phạm bản quyền qua Internet mặc dù pháp luật có quy định
trường hợp áp dụng các biện pháp này. Ví dụ như Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 2000 quy định hình phạt đối với xâm phạm bản quyền có tính chất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, hành vi có tổ chức và hành vi phạm
tội nhiều lần sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. [ Bộ luật Hình sự Việt Nam
2000, Điều 131, Khoản 2]. Ngoài ra người có hành vi phạm tội còn có thể bị
phạt từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. [ Bộ luật Hình sự Việt
Nam 2000, Điều 131, Khoản 3]. Điều này cho thấy, các biện pháp dân sự và
hình sự chưa được áp dụng triệt để nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm bản
quyền qua Internet.
64
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề xâm phạm bản quyền
qua Internet
3.1. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại
Việt Nam
Việt Nam sau nhiều năm nỗ lực chống xâm phạm bản quyền qua Internet
cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Ví dụ như một số lượng đáng kể
vi phạm bản quyền Internet đã giảm đặc biệt là ngành công nghiệp phần mềm.
Còn riêng đối với vấn đề xâm phạm bản quyền nhạc số, trong năm 2008,
VCPMC đã thu được 15 tỷ đồng tiền hợp đồng trả phí bản quyền và hợp đồng
trả phí bản quyền giữa RIAV với các website nhạc số có giá trị trung bình 1 tỷ
đồng một năm. Đây là những con số đáng khích lệ tuy nhiên từ tình hình xâm
phạm bản quyền vẫn diễn ra hiện nay và thực trạng xử lý xâm phạm bản
quyền ở nước ta cho thấy vẫn còn rất nhiều chúng ta phải làm trong tương lai.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo ra môi trường
cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh, tạo sự hấp dẫn, thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần bảo vệ người tiêu dùng và quan trọng
hơn là quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bản quyền, ngoài sự nỗ lực
của chính phủ cần có sự nỗ lực của tất cả các cơ quan ban ngành liên quan.
Từ thực tế trên, một số kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam trong thời gian
tới như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề xâm phạm
bản quyền qua Internet cho phù hợp với thông lệ, điều ước quốc tế và phù
hợp với tình hình thực tiễn trong nước.
Hiện nay, các quy định về xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam
vẫn còn mập mờ và nhiều điểm yếu dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và
chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ. Các
nhà làm luật cần tiếp tục tổng kết thực tiễn thi hành trong những năm qua để
65
bổ sung quy định đầy đủ, cụ thể và phù hợp hơn, tạo điều kiện cho chủ sở hữu
tham gia bảo hộ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ.
Thứ hai, các tác giả hay chủ sở hữu bản quyền cần có biện pháp tự
bảo vệ hiệu quả tài sản trí tuệ của mình.
Chủ sở hữu bản quyền cần xác định rõ rằng bản chất của quyền sở hữu trí
tuệ là quyền dân sự. Vì vậy, cũng giống như tài sản vật chất, việc bảo vệ các
tài sản trí tuệ trước tiên là thuộc trách nhiệm mỗi cá nhân, tổ chức sở hữu bản
quyền. Các tác giả hay các bên liên quan có quyền tự bảo vệ theo Điều 198
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 mà không nên trông chờ, ỷ lại vào việc xử
lý hay thực thi của các cơ quan có thẩm quyền. Kinh nghiệm của các nước
trên thế giới cho thấy, ngay từ khi nghiên cứu, thiết kế vào tạo dựng các đối
tượng sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu bản quyền đã phải tính đến các biện pháp
công nghệ nhằm bảo vệ các đối tượng này.
Thứ ba, tăng cường công tác giáo dục, đưa nội dung giáo dục vào
trong nhà trường, tổ chức hoặc đến các hộ dân cư bằng cách tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu pháp luật, truyền thông qua các phương tiện truyền thông
đại chúng...
Tại Việt Nam, người sử dụng Internet đặc biệt là giới trẻ vẫn chưa nhận
thức được tầm quan trọng cũng như tác hại của xâm phạm bản quyền qua
Internet. Vì thế đa số người sử dụng Internet tại Việt Nam đều thờ ơ với vấn
đề này và không xem trọng công tác chống xâm phạm bản quyền qua Internet.
Trong công cuộc chống xâm phạm bản quyền qua Internet, ý thức của mỗi cá
nhân ảnh hưởng rất lớn. Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục bản quyền tác
giả đã phát biểu:
" Mỗi cá nhân phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật. Khuyến cáo tốt nhất
của tôi là phải hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật." [47]
66
Thứ tư, nâng cao vai trò của các cơ quan thực thi chống xâm phạm
bản quyền qua Internet.
Các cơ quan tham gia bảo vệ bản quyền chống lại xâm phạm bản quyền
qua Internet cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình. Ví dụ như cần tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp cùng nhau và đặc biệt là phối
hợp cùng chủ sở hữu bản quyền thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát
hiện tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương
tiện truyền thông đại chúng để toàn dân được biết. Cần nâng cao hơn nữa vai
trò của Tòa án trong việc xét xử nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm
trọng bản quyền qua Internet. Đồng thời cần tổ chức xây dựng lực lượng
chuyên trách về các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu
cầu nhiệm vụ.
Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong vấn đề xâm phạm bản
quyền qua Internet.
Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc tham gia xây dựng lực
lượng cảnh sát chuyên trách chống tội phạm xâm phạm bản quyền đặt máy
chủ tại một số quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới nhằm phát hiện kịp
thời các hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm về xâm phạm bản quyền qua Internet phạm vi toàn cầu. Việc này
nhằm ngăn chặn những hành động lách luật của các đối tượng xâm phạm bản
quyền liên quốc gia, một loại tôi phạm xâm phạm bản quyền qua Internet vô
cùng tinh vi và thường có quy mô lớn.
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm một số quốc gia
Dựa trên kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc bảo vệ chống lại
xâm phạm bản quyền qua Internet, chúng ra rút ra được một số bài học kinh
nghiệm quý báu cho Việt Nam.
67
Sử dụng biện pháp tự bảo vệ hiệu quả:
Biện pháp tự bảo vệ bằng công nghệ và thông tin quản lý quyền được áp
dụng khá thành công tại Mỹ. Tại Việt Nam, các tác giả cũng như các tổ chức
quản lý tập thể chưa có biện pháp tự bảo vệ phù hợp để bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của mình. Các biện pháp tự bảo vệ thành công tại Mỹ có thể áp dụng tại
Việt Nam như:
- Tác động trực tiếp đến các nhà cung cấp dịch vụ mạng:
Biện pháp này nhằm quy trách nhiệm các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã
hội hoặc chủ website trong vấn đề quản lý khách hàng của họ. Các mạng xã
hội, diễn đàn thảo luận... là môi trường lý tưởng cho việc chia sẻ thông tin
cũng như xâm phạm bản quyền qua Internet lớn nhất. Các nội dung chia sẻ
trên các trang xã hội thông thường thuộc quyền kiểm soát của các thành viên
sở hữu trang web, thường được gọi là admin. Các admin có quyền yêu cầu
thành viên chứng minh quyền sở hữu trước khi đăng tải cho công chúng tiếp
cận hoặc có quyền dỡ bỏ các nội dung chia sẻ bất hợp pháp khi phát hiện xâm
phạm bản quyền. Dù thông tin là do các thành viên trang web chia sẻ nhưng
chính các trang web tạo ra môi trường cho thông tin đó lưu thông. Vì thế các
chủ website phải liên đới chịu trách nhiệm nếu không kiểm soát được hành vi
xâm phạm bản quyền của khách hàng của họ.
- Sử dụng các công cụ tìm kiếm để điều tra các website cung cấp một
cách bất hợp pháp các tác phẩm bản quyền:
Các tác giả, chủ sở hữu bản quyền cũng như các tổ chức quản lý quyền
tập thể nên sử dụng phương pháp này để điều tra các hành vi xâm phạm bản
quyền tác phẩm của mình từ đó sẽ có những biện pháp xử lý riêng bảo vệ
quyền hợp pháp đối với tác phẩm. Ví dụ như gửi các bức thư cảnh báo liên
tục tới các đối tượng cũng như các website mà phát hiện ra có hành vi xâm
68
phạm bản quyền hoặc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng ngắt đường
truyền Internet đối với các đối tượng trên.
- Sử dụng các biện pháp thông tin quản lý quyền hiệu quả:
Các tác giả, chủ sở hữu bản quyền cần gắn các thông tin quyền của mình
lên tác phẩm trên mạng Internet. Hành động này có tính chất cảnh báo đối với
người sử dụng trước khi họ có ý định thực hiện hành vi sao chép, download
hay chia sẻ mà chưa có sự đồng ý của tác giả. Ngoài ra, các tác giả, chủ sở
hữu bản quyền cần có các biện pháp hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ
mạng Internet để tìm ra các địa chỉ máy tính cá nhân của những người sử
dụng có hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet. Thông thường chỉ có các
nhà cung cấp dịch vụ Internet tương ứng mới có thể cung cấp thông tin cần
thiết để xác định một người xâm phạm bản quyền trực tuyến. Nhà cung ứng
có thể dựa vào địa chỉ IP của một máy tính được sử dụng trên Internet để tìm
ra một thuê bao cá nhân.
Thực hiện biện pháp dân sự chặt chẽ :
Kinh nghiệm này được rút ra từ kinh nghiệm của cả Anh, Pháp và Mỹ
trong việc xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet. Tại Việt Nam, các biện
pháp dân sự chưa được áp dụng nhiều và thường xuyên đối với vấn đề xâm
phạm bản quyền qua Internet. Chủ yếu các xâm phạm này đều được áp dụng
biện pháp hành chính, trong khi đó các tác giả lại không nhận được tiền bồi
thường thiệt hại từ việc xâm phạm bản quyền của mình. Tại các nước phương
tây, hầu hết các vụ xâm phạm bản quyền qua Internet đều được thực hiện bởi
Tòa án dân sự. Theo đó, bên bị vi phạm bản quyền thường được bồi thường
một mức lớn hơn mức thiệt hại bởi vì luật các nước phương tây rất đề cao
quyền tác giả, những người có công trực tiếp trong việc sáng tạo ra tác phẩm.
Biện pháp giáo dục:
69
Các biện pháp giáo dục được áp dụng thành công tại các Anh, Pháp và
Mỹ với các hình thức giáo dục khác nhau. Giới trẻ từ độ tuổi từ 12 đến 25
chiếm tỷ lệ phần lớn xâm phạm bản quyền qua Internet. Vì thế việc giáo dục
giới trẻ là việc hết sức cần thiết. Hầu hết giới trẻ thực hiện việc download
phần mềm, trò chơi, phim ảnh, nhạc số, truyện tranh, tiểu thuyết,... trên các
trang web bất hợp pháp mà không hề ý thức hậu quả nghiêm trọng do hành vi
đó gây ra. Vì thế, Việt Nam cần triển khai áp dụng các biện pháp giáo dục
trong nhà trường, trong các cơ quan đoàn thể và đặc biệt là giáo dục ý thức
các bậc phụ huynh về hành vi của con cái họ. Vấn đề giáo dục các bậc phụ
huynh là vấn đề được các nước phương tây hết sức xem trọng. Ví dụ tổ chức
bản quyền tập thể tại Mỹ, đặc biệt là RIAA đã thực hiện việc giáo dục ý thức
các bậc phụ huynh với chương trình riêng mang tên Parental Advisory Label,
viết tắt là PAL nhằm hướng việc giáo dục đến các bậc phụ huynh.
Ngoài ra, còn rất nhiều các biện pháp xử lý xâm phạm bản quyền khác mà
Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài ví dụ như cùng đàm thoại
với người sử dụng Internet để hiểu được cách suy nghĩ của họ cũng như tham
khảo ý kiến của họ trong công cuộc chống xâm phạm bản quyền qua Internet...
Tóm lại, tại Việt Nam, vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet chưa
được xem trọng đúng mức. Các tác giả, chủ sở hữu bản quyền cũng như các
cơ quan ban ngành liên quan cần đưa ra nhiều biện pháp sáng kiến phù hợp
với tình hình thực tiễn và dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới
để ngăn chặn và hạn chế hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet đang ngày
càng trở nên phổ biến hiện nay. Các cơ quan chức năng Việt Nam cần phải
xác định rằng xâm phạm bản quyền qua Internet không phải vấn đề riêng của
từng quốc gia mà là vấn đề chung của toàn thế giới.
70
C. KẾT LUẬN
Ai cũng biết rằng kinh doanh để tạo ra lợi nhuận nhưng những việc kinh
doanh bất hợp pháp mờ ám tại các quốc gia trên thế giới đang làm suy sụp
nền kinh tế toàn cầu bằng việc ăn cắp bản quyền các phần mềm chương trình
máy tính, trò chơi, phim ảnh hay các dạng thức kỹ thuật số khác của sở hữu trí
tuệ thông qua mạng Internet. Sự phát triển của mạng lưới world wide web đã
thực sự làm thay đổi thế giới với nhiều cơ hội cũng như thách thức về vấn đề
bản quyền.
Thông qua nghiên cứu về xâm phạm bản quyền qua Internet và kinh
nghiệm thực thi tại một số quốc gia trên thế giới có thể thấy rõ những nỗ lực
không ngừng nghỉ của toàn thế giới trong công cuộc đấu tranh chống nạn xâm
phạm bản quyền trong thời đại bùng nổ công nghệ kỹ thuật số như hiện nay.
Hiện nay, 39 quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Canada và EU đang bí
mật đàm phán về một Hiệp ước cho phép tăng cường quản lý tác quyền,
quyền sở hữu trí tuệ trên Internet. Hiệp ước này được gọi là ACTA ( Anti -
Counterfeiting Trade Agreement) tạm dịch là Hiệp ước thương mại chống làm
giả. ACTA đơn giản là nhằm áp đặt một Hiệp ước giữa các nhà cung cấp dịc
vụ Internet và những người nắm quyền bản quyền bằng cách chặn, lọc hoặc
thậm chí tự động xóa các nội dung xâm phạm bản quyền trên các trang web.
ACTA được cư dân mạng khắp nơi trên thế giới gọi là " Điều luật Hadopi
toàn cầu" hay "Hiệp ước bí mật sẽ thay đổi diện mạo của Internet thế giới.
Đây là động thái tích cực từ phía các quốc gia trong thời điểm hiện tại khi mà
vấn đề bảo vệ bản quyền trên Internet đang thực sự là một vấn đề cấp thiết
trên toàn thế giới. [17]
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang nỗ lực trong công tác bảo
vệ chống xâm phạm bản quyền qua Internet. Tuy nhiên, những nỗ lực của
Việt Nam vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Vì thế, Việt
71
Nam cần tích cực hơn trong công tác thực thi bảo vệ bản quyền trong môi
trường Internet dựa trên tình hình thực tiễn tại chính quốc gia mình kết hợp
với những kinh nghiệm quý báu tiếp thu từ thực tiễn xử lý xâm phạm bản
quyền qua Internet tại các quốc gia trên thế giới. Thực thi xử lý xâm phạm
bản quyền qua Internet hiệu quả sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi danh sách
những nước có tỷ lệ xâm phạm bản quyền lớn nhất thế giới và đẩy mạnh kinh
tế, hợp tác lâu dài và tạo uy tín đối với các quốc gia trên thế giới trong thời
buổi hội nhập hiện nay.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson, Nate (2009), "Thomas verdict: willful infringement, $1.92
million penalty", truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2010, từ
retrial-verdict.ars
2. Australian Bureau of Statistic (2006), Patterns of Internet Access in
Australia, truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2010, từ
52ECCA2573A1007EE8DA/$File/8146055001_2006.pdf
3. Bảo Phương (2008), " Một triệu đồng một bài hát: Bảo vệ bản quyền hay
độc quyền?", truy cập ngày 29 tháng 04 năm 2010, từ
4. BBC ( British Broadcasting Corporation) (2009), "Court jails Pirate Bay
founders". Truy cập 25 tháng 04 năm 2010, từ
5. BBC (British Broadcasting Corporation) (2005), "Swedes curb rampant
downloading", truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2010, từ
6. BBC(British Broadcasting Corporation) (2010) , "Doanh thu âm nhạc
'không quá tệ'", truy cập ngày 12 tháng 03 năm 2010, từ
.shtml
7. Benzoni, Laurent; Geofron, Patrice; Hardouin, Philippe (2008), The
Economic Impact of Illegal Copyright in France when economic
chaos infiltrates the technological revolution, truy cập ngày
24/4/2010, từ
8. BIS( Department for Bussiness Innovation and Skill) (2009), Digital
Britain Final Report, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2010, từ http://
www.culture.gov.uk/images/.../digitalbritain-finalreport-jun09.pdf
9. Business Wire (2010), Scandinavia B2C E-Commerce Report 2010, truy
cập ngày 24 tháng 04 năm 2010, từ
2c_e
10. Dacey, Jessica (2008), "Tens of thousands addicted to the Internet", truy
cập ngày 23 tháng 04 năm 2010, từ
nternet.html?cid=6988064
73
11. Day, Corinne (2010), "International Chamber of Commerce's latest report
on illegal downloading", truy cập ngày 22 tháng 04 năm 2010 , từ
=../articles/7194-ICC-report-illegal-downloading.htm
12. Doland, Angela (2010), "French panel suggests taxing Google to boost
music industry, cultural endeavors" , truy cập ngày 23 tháng 04 năm
2010, từ
suggests-taxing-google-to-boost-music-industry-cultural-endeavors/
13. Ecommerce Jounal (2010), "Internet and e-commerce industry in Sweden",
truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2010, từ
journal.com/articles/26577_internet-and-e-commerce-industry-
sweden
14. Engelman, Linda J. (1996), Interacting on the Internet, nhà xuất bản
McGraw Hill Higher Education.
15. Fightmaster, Mark (2009), "Google Convicted of Copyright Infringement
in France", truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2010, từ
16. Gewirtz, David (2010), "French solution to illegal download and
copyright infringement - tax Google and Yahoo", truy cập ngày 23
tháng 4 năm 2010, từ
17. Giang Khuê (2010), "ACTA- Hiệp ước bí mật về quản lý Internet trên thế
giới", truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2010, từ
18. Goldman, Jeff (2010), "Illegal P2P Downloads Down by 25 Percent", truy
cập ngày 25 tháng 04 năm 2010, từ
wn_by_25_percent.php
19. Hamilton, David (2009), "France To Cut Illegal Download Connections",
truy cập ngày 22 tháng 04 năm 2010, từ http://
www.thewhir.com/web-hosting
news/051309_France_To_Cut_Illegal_Download_Connections
copyright-infringement-in-france/
20. Internet World Stats (2008), Sweden Internet Usage Stats and Telecom
Reports, truy cập ngày 26 tháng 04 năm 2010, từ
21. Internet World Stats (2009), Top 20 countries with the highest number of
Internet Users, truy cập ngày 30 tháng 04 năm 2010, từ
22. Internet World Stats (2009), Vietnam Internet Usuage Stats and
Marketing Report, truy cập ngày 26 tháng 04 năm 2010, từ
74
23. Internet World Stats (2010), France Internet Usage Stats and Telecom
Reports, truy cập ngày 22/04/2010, từ
24. IPO ( Intellectual Property Office) (2009), " Education, enforcement and
new business models essential to tackling unlawful filesharing", truy
cập ngày 22 tháng 3 năm 2010, từ
2009/press-release-20091028.htm
25. IPO ( Intellectual Property Office) (2009), "Net named number one", truy
cập ngày 10 tháng 04 năm 2010, từ
2009/press-release-20090324.htm
26. IPO ( Intellectual Property Office), "History of Copyright", truy cập ngày
18 tháng 04 năm 2010, từ
about/c-history.htm
27. IPO( Intellectual Property Office) (2009), "Copyright debate goes online",
truy cập ngày 22 tháng 03 năm 2010, từ
2009/press-release-20090515
28. Kiluba, Anna (2010)," "Pirate" Has A Whole New Meaning", truy cập
ngày 23 tháng 04 năm 2010 từ
5763a007cd241/729b7f26210ee67f862576f00061a777?OpenDocu
ment
29. Kyodo News (2010), "Sweden retains top spot in Internet and computer
use; Japan 8th", truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2010, từ
retains-top-spot-in-internet-and-computer-use-japan-8th
30. Madine, Austin (2009), "France passes three-strikes bill", truy cập ngày
20 tháng 04 năm 2010, từ
er_house/
31. Marshal, Rosalie (2009), "Pirate Bay trial begins in Sweden", truy cập
ngày 25 tháng 04 năm 2010, từ
32. Meyer, David (2009) , "Pub 'fined £8k' for Wi-Fi copyright infringement",
truy cập ngày 22 tháng 03 năm 2010, từ
for-wi-fi-copyright-infringement-39909136/
33. Moya, Jared (2008), "Anti-P2P Higher Education Act May Cost Some
Colleges $500,000 Annually", truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2010,
từ
75
_may_cost_some_colleges_500000_annually
34. Moya, Jared (2009), "IFPI: P2P Does Not Increase Music Sales", truy cập
ngày 24 tháng 04 năm 2010, từ
sales
35. Nguyễn, Văn Hân (2008), "Mircrosoft phát động " Ngày chống vi phạm
bản quyền toàn cầu", truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2010, từ
36. OFCOM ( Federal Office of Communication) (2010), The Swiss
information society in figures, truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2010, từ
ang=en
37. Phong Vân (2009), "95% nhạc số trực tuyến vi phạm bản quyền", truy
cập ngày 20 tháng 04 năm 2010, từ
2&ChannelID=16
38. Reutt, Alex Zaharov (2008), "Australian Internet cafe pleads guilty to
copyright infringement", truy cập ngày 26 tháng 04 năm 2010, từ
internet-cafe-pleads-guilty-to-copyright-infringement
39. RIAA ( Recording Industry Association of America) (2006), Parental
Advisory, truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2010, từ
40. Ross, Caity (2009), "Flash Digest: News in Brief", truy cập ngày 25 tháng
04 năm 2010, từ
peer/page/2
41. Sheffner, Ben (2009), "Oy Tenenbaum! RIAA wins $675,000, or $22,500
per song", truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2010, từ
wins-675000-or-22500-per-song.ars
42. Sikora, Natalie Tkaczuk (2008), "Australia a nation of music pirates", truy
cập ngày 26 tháng 04 năm 2010, từ
rock-oz/story-e6frf7l6-1111115695744
43. Siwek, Stephen E. (2007), Policy Report 189: The True Cost of Copyright
Industry Piracy to the US Economy, truy cập ngày 28/4/2010, từ
t/23F5FF3E9D8AA79786257369005B0C79
44. Sroussi, Grégory (2009), "France - The Hadopi Law and France’s
Controversial Fight Against Piracy", truy cập ngày 12 tháng 04 năm
76
2010,
từ
er/20091016/Pages/FranceTheHadopiLaw.aspx
45. Swiss Federal Institute of Intellectual Property (2010), Amendment of the
Copyright Act, truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2010, từ
https://www.ige.ch/en/copyright/frequently-asked-questions.html
46. T.Phuoc (2010), "Vietnam sets scorching pace in Internet use", truy
cập ngày 27 tháng 04 năm 2010, từ
409102616.aspx
47. Trung tâm thông tin thư viện Đại học khoa học xã hội và Nhân văn TP.
Hồ Chí Minh (2009), "Những thách thức trong vấn đề bản quyền
nhạc "số", truy cập ngày 24tháng 4 năm 2010, từ
m=1255483845
48. UK Intellectual Property Office (2008), Penalties for Copyright
Infringement, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2010, từ http://
www.ppa.co.uk/legal-and-public.../consult-gowers36.ashx
49. Wiederhorn, Jon (2010), "Artists, Industry React to Rapidshare's Action
Against Illegal Filesharing", truy cập ngày 23 tháng 04 năm 2010, từ
rapidshare-illegal-filesharing/
50. WRS ( World Radio Switzerland) (2008), "Internet downloaders brace for
legal crackdown", truy cập ngày 27 tháng 04 năm 2010, từ
brace-for-legal-crackdown.shtml
77
MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
B. NỘI DUNG ............................................................................................... 5
CHƯƠNG I ................................................................................................... 5
TỔNG QUAN VỀ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA INTERNET .......... 5
1. Một số vấn đề liên quan xâm phạm bản quyền qua Internet: ............ 5
1.1. Khái niệm về bản quyền qua Internet ................................................ 5
1.2. Nội dung bản quyền trên mạng Internet: ........................................... 6
1.2.1. Quyền nhân thân: .............................................................................. 6
1.2.2. Quyền tài sản:.................................................................................... 7
2. Xâm phạm bản quyền qua Internet ................................................... 10
2.1. Các hình thức xâm phạm bản quyền qua Internet ........................... 10
2.1.1. Hình thức sao chép bất hợp pháp các bài báo, bản tin, tranh ảnh,
đồ họa ........................................................................................................ 10
2.1.2. Hình thức tải xuống và phân phối bất hợp pháp các tác phẩm âm
nhạc, điện ảnh, phần mềm chương trình máy tính. ................................... 11
2.1.3. Hình thức cắt xén, sửa chữa, làm sai lệch tác phẩm văn học ......... 13
2. 2. Bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet ...................... 14
2.2.1. Tự bảo vệ ......................................................................................... 14
2.2.2. Biện pháp dân sự ............................................................................. 18
2.2.3. Biện pháp xử phạt hành chính: ....................................................... 20
2.2.4. Biện pháp hình sự:........................................................................... 21
2.2.5. Các biện pháp bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet
khác: .......................................................................................................... 21
2.3. Các cơ quan tham gia bảo vệ chống xâm phạm bản quyền qua
Internet .................................................................................................. 22
CHƯƠNG II ............................................................................................... 27
78
THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM XỬ LÝ XÂM PHẠM BẢN
QUYỀN QUA INTERNET CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ......................... 27
1. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ: ......................................... 27
1.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ ..................... 27
1.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Mỹ ................................................... 27
1.1.2. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ .................... 28
1.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền tại Mỹ .............................. 29
1.2.1. Biện pháp tự bảo vệ đa dạng: ......................................................... 30
1.2.3. Biện pháp giáo dục hoàn thiện: ....................................................... 33
2. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp ....................................... 35
2.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp .................. 35
2.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Pháp ............................................... 35
2.1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp ................... 36
2.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp ...... 38
2.2.1. Biện pháp dân sự mạnh tay: ............................................................ 38
2.2.2. Biện pháp khuyến khích hiệu quả: .................................................. 41
3. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh ...................................... 41
3.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh .................... 41
3.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Anh ................................................. 41
3.1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh ..................... 42
3.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh ........ 44
3.2.1. Biện pháp dân sự chặt chẽ: ............................................................. 44
3.2.2. Biện pháp giáo dục thiết thực: ........................................................ 45
3.2.3. Biện pháp khuyến khích hợp lý: ...................................................... 46
4. Xâm phạm bản quyền tại các quốc gia khác: ...................................... 47
4.1. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Thụy Sĩ ................................ 47
4.2. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Thụy Điển: .......................... 50
4.3. Xâm phạm bản quyền tại Úc ........................................................... 53
79
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG
VIỆC XỬ LÝ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA INTERNET ................ 56
1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam .......... 56
1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam: ........................................ 56
1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam:............. 58
1.2.1. Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam .. 58
1.2.2. Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Việt Nam 60
2. Thực trạng xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam ..... 61
2.1. Biện pháp tự bảo vệ chưa phù hợp ................................................. 61
2.2. Biện pháp dân sự và hình sự chưa được áp dụng triệt để ................ 63
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề xâm phạm bản quyền
qua Internet .............................................................................................. 64
3.1. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet
tại Việt Nam ........................................................................................... 64
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm một số quốc gia 66
C. KẾT LUẬN ........................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 72
80
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số liệu thống kê số người sử dụng Internet và dân số nước Mỹ ...... 28
Bảng 2.2. Thống kê việc sử dụng Internet và dân số của Pháp ............................. 35
Sơ đồ 2.1. Sự biến đổi trong số lượng download phim nửa đầu 2008 tại Pháp .. 38
Sơ đồ 2.2. Số lượng hộ gia đình tiếp cận Internet tại Anh .................................... 42
Bảng 2.3. Thống kê số lượng người dùng Internet tại Thụy Sĩ ............................. 47
Bảng 2.4. Thống kê số người sử dụng Internet so với dân số tại Thụy Điển ...... 50
Bảng 2.5. Thống kê số người sử dụng Internet so với tổng dân số Úc ................. 53
Bảng 3.1. Thống kê số người sử dụng Internet tại Việt Nam qua các năm ......... 56
81
DANH MỤC VIẾT TẮT
AFACT
Liên đoàn phòng chống xâm phạm bản quyền tại Úc
Australian Federation Against Copyright Theft
ACTA
Hiệp ước thương mại chống làm giả
Anti - Counterfeiting Trade Agreement
Art.
Điều khoản
Article
BLDS Bộ Luật Dân Sự
BQTG Bản quyền tác giả
BPL
Đường truyền băng thông rộng tốc độc cao
Broadband over power line
BPI
Hiệp hội công nghiệp ghi âm của Anh
Bristish Phonographic Industry
BSA
Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp
Bussiness Software Alliance
DMCA
Đạo luật bản quyền trong thời đại kỹ thuật số
Digital Milennium Copyright Act
DSL
Kênh thuê bao số
Digital Subcriber Line
ERA
Hiệp hội các nhà bán lẻ giải trí
Entertainment Retailers Association
EU
Liên minh Châu Âu
European Union
Hadopi
Quyền tác giả đối với công bố tác phẩm nghệ thuật và bảo
vệ bản quyền trên Internet
82
High Authority of Diffusion of the Art Works and
Protection of the Copyrights on Internet
GBP
Bảng Anh
Great Britain Pound
ICC
Phòng thương mại Internet
Internet Chamber of Commerce
IP
Giao thức Liên mạng
Internet Protocol
IPI
Viện đổi mới chính sách
Institute for Policy Innovation
IPRED
Văn bản hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ Thụy Điển
Intellectual Property Rights Enforcement Directive
ISP
Nhà cung cấp dịch vụ mạng
Internet Service Provider
ITU
Liên minh viễn thông quốc tế
International Telecommunication Union
MIPI
Cục điều tra xâm phạm bản quyền âm nhạc tại Úc
Music Industry Piracy Investigations
MPAA
Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ
Motion Picture Association of America
NPD
Công ty nghiên cứu thị trường quôc gia
National Purchase Diary
OECD
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
Organisation for Economic Co-operation and
Development
OFCOM Văn phòng truyền thông liên bang Thụy Sĩ
83
Federal Office of Communication
P2P
Mạng đồng đẳng
Peer to Peer
PAL
Chương trình tư vấn phụ huynh
Parental Advisory Label
PLTTGQCVADS Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
RIAA
Hiệp hội công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ
Recording Industry Association of America
RIAV
Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam
Recording Industry Association of Vietnam
SACD
Hiệp hội tác giả và các nhà soạn kịch tại Pháp
Société des Auteurs et Compositeurs Dramatiques
USD
Đô la Mỹ
United States Dollar
VCPMC
Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam
Vietnam Center of Protection Music Copyright
VLCC
Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam
Vietnam Literary Copyright Centre
VINASA
Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
Vietnam Software Association
VNNIC
Trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam
Vietnam Internet Network Information Centre
WCT
Công ước về bản quyền của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
The Wipo Copyright Treaty
WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
84
World Intellectual Property Organization
WLAN
Mạng cục bộ không dây
Wireless Local Area Network
WPPT
Công ước quốc tế về buổi biểu diễn và ghi âm
The WIPO Performances and Phonograms Treaty
UBTVQH
Ủy ban thường vụ Quốc hội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Xâm phạm bản quyền qua Internet- nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ.pdf