Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội giảm nghèo tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Tân Sơn là một huyện mới thuộc tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh 68.858 ha diện tích tự nhiên và 75.680 nhân khẩu (2007) của huyện Thanh Sơn. Là một huyện có địa hình đồi núi nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam và Tây Nam của tỉnh Phú Thọ trên vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Sơn La. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Thanh Sơn, phía Nam giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình, phía Tây Bắc giáp huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và phía Tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Trung tâm huyện lỵ Tân Sơn nằm tại xã Tân Phú có trục đường quốc lộ 32A chạy qua, cách thành phố Việt Trì 75km, cách thủ đô Hà Nội 117km. Với vị trí nằm trên vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, và Sơn La và nhiều lợi thế do thiên nhiên ban tặng, Tân Sơn được xác định là điểm sáng kinh tế vùng Tây Nam tỉnh Phú Thọ trong tương lai.

pdf106 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội giảm nghèo tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 82 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  Về Giao thông: Phát triển hệ thống giao thông đi trước một bước nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Phát triển hệ thống giao thông một các đồng bộ, hợp lý, vững chắc và có những tuyến đường huyết mạch gồm đường đến trung tâm các xã, đường liên xã, đường nối với tuyến đường hành lễ Xuân Sơn - Đền Hùng, Đường đối ngoại đi các huyện giáp gianh (xã Xuân Sơn đi Hòa Bình, Xã Đồng Sơn đi Phù Yên, xã Thu Ngạc Đi Yên Lập để Tân Sơn sớm trở thành một huyện có mạng lưới giao thông hợp lý của tỉnh Phú Thọ. Mặt khác, tạo sức thu hút và đột phá cho phát triển kinh tế, trước hết là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ du lịch. Xây dựng phải đi đôi với cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện có. Nghiên cứu đầu tư tuyến giao thông đường thủy trên dòng sông bứa, sớm đi vào khai thác sử dụng nhằm giảm chi phí cho quá trình vận chuyển gỗ nguyên liệu cho nhà máy giấy bãi bằng 3.3.3. Quy hoạch và phát triển các ngành kinh tế Nông, Lâm nghiệp 3.3.3.1. Quy hoạch và phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Căn cứ vào các khả năng, nguồn lực, điều kiện cụ thể của huyện và phương hướng phát triển, dự tính quy mô và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, thuỷ sản theo theo giá trị sản xuất của huyện Tân Sơn giai đoạn 2013-2020 tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giai đoạn 2013-2015 đạt bình quân 11,17% và giai đoạn 2016-2020 là 10,40%. Các tốc độ tăng trưởng trên của phương án nếu xem xét chung của cả nhóm ngành thấp hơn chỉ tiêu chung của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, trong điều kiện xuất phát điểm của các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của huyện Tân Sơn ở mức độ thấp. Tiềm năng chủ yếu dựa vào lâm nghiệp và chăn nuôi để tạo sự tăng trưởng nhanh. Đất cho sự phát triển của lâm nghiệp tuy vẫn còn, nhưng là những vùng đất khó khăn về địa hình, phân tán nhỏ bé về quy mo. Tốc độ tăng trưởng trên là phù hợp. Từ tốc độ tăng trưởng trên, giá trị sản xuất các ngành của huyện đạt khoảng 1000 tỷ vào năm 2015 và khoảng 1600 tỷ vào năm 2020. Nhờ đó, tỷ trọng của các Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 83 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  ngành nông, lâm, thuỷ sản của Tân Sơn chiểm khoảng 10% giá trị gia tăng của các ngành này trong tổng giá trị gia tăng của tỉnh Phú Thọ. 3.3.3.2 Xác định cơ cấu sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản như sau: Tỷ trọng giá trị sản xuất của nông nghiệp có xu hướng giảm trong nhóm ngành do tốc độ tăng của nông nghiệp chậm hơn tốc độ tăng của ngành lâm nghiệp. Trong nông nghiệp, tỷ trọng của chăn nuôi tăng khá nhanh; tỷ trọng của trồng trọt có xu hướng giảm do quỹ đất chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp, nhất là xây dựng các công trình thuộc Trung tâm huyện, khu đô thị và khu công nghiệp; tỷ trọng của các hoạt động dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng nhanh do nguồn thu của lâm nghiệp tăng ở khâu khai thác, trồng mới. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng lên do mở rộng các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản với du lịch giải trí: câu cá ở các khu nhà nghỉ cuối tuần ở hồ Xuân Sơn và việc khai thác các hồ nhỏ, kết hợp nuôi cỏ ruộng với trồng lúa... 3.3.3.3. Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt Quy hoạch trồng lúa, màu Hiện diện tích đất lúa, lúa màu là 5.215,2 ha, trong đó đất trồng lúa là 2.217 ha (4.083,9 ha đất gieo trồng), đất màu là 1.131,3 ha. Đến 2020 cơ bản giữ nguyên diện tích lúa nước theo nghị định 42 của chính phủ Diện tích đất trồng lúa vẫn bố trí ở cả tất cả xã, nhưng triển khai xây dựng vựa lúa có chất lượng cao ở Xuân Đài, Kim Thượng phục vụ cho nhu cầu của dân cư và nhu cầu các khách du lịch ở khu bảo tồn quốc gia Xuân Sơn. Khả năng tăng năng suất lúa vẫn còn nhưng ở mức thấp và khi chuyển sang chất lượng cao mức năng suất sẽ giảm. Vì vậy, mức tăng trưởng của trồng lúa chủ yếu nhờ trồng lúa có chất lượng cao làm tăng giá trị của sản xuất lúa. Bố trí đất trồng ngô, sắn đến năm 2015 đạt khoảng 2.100 ha và tiếp tục tăng quy mô ở những năm sau. Cây màu chủ yếu tập trung đất bãi, đất cây vụ đông ở đất 2 vụ lúa với cây ngô và đất địa hình dốc với cây sắn. Phấn đấu đến năm 2015 lương thực đạt 30 ngàn tấn, năm 2020 là 33.000 tấn. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 84 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  Quy hoạch trồng cây thực phẩm và cây hàng năm khác Quy hoạch vùng trồng cây thực phẩm như đậu tương, lạc và cây rau ở các xã Tân Phú, Mỹ Thuận, Văn Luông, Thu Ngạc từ 450 ha năm 2011 lên 800 ha năm 2015 và 1000 ha năm 2020. Quy hoạch trồng cây công nghiệp dài ngày Chè là cây công nghiệp được coi là thế mạnh của Tân Sơn. Chương trình phát triển cây Chè với việc mở rộng diện tích ở 8 xã và nâng cao chất lượng sản phẩm Chè đó được xây dựng. Vì vậy, trong những năm quy hoạch, cây Chè sẽ tăng cả về diện tích, sản lượng và giá trị kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích cây Chè đạt 2.900 - 3.100 ha, sản lượng từ 25.000 - 30.000 tấn Chè búp tươi. Diên tích Chè chất lượng cao chiếm 15-20%. Quy hoạch trồng cây ăn quả Cây ăn quả là cây trồng có khả năng mở rộng ở Tân Sơn trong những năm thực hiện quy hoạch. Hiện tại, cây ăn quả được trồng ở vườn nhà trên cơ sở cải tạo vườn tạp trước đây, nhưng diện tích vườn tạp vẫn còn. Dự tính diện tích cây ăn quả và cây dược liệu sẽ từ 350 ha vào năm 2013 và 550 ha năm 2020. 3.3.3.4. Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi Quy hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc: Chăn nuôi trâu, bò là thế mạnh trong chăn nuôi của Tân Sơn. Năm 2012, đàn trâu, bò của Tân Sơn đã lên đến 18.715 con, trong đó trâu là 12585 con, bò là 6130 con. Tiềm năng cho chăn nuôi trâu, bò vẫn còn lớn bởi nguồn thức ăn và diện tích chăn thả và tập quán chăn nuôi của nhân dân trong huyện. Hiện chăn nuôi trâu, bò thịt chất lượng cao đã được xác định là 1 trong 6 chương trình kinh tế nông, lâm nghiệp trọng điểm của Tân Sơn. Vì vậy, đến 2015 quy mô đàn trâu, bò có thể đạt 29.750 con (mức tăng 7,6%/năm về số lượng), trong đó trâu là 16.550 con và bò là 13.200 con. Đến năm 2020, quy mô đàn trâu, bò sẽ đạt 52.500 con (mức tăng số lượng 5,8%/năm). Ngoài ra, Tân Sơn còn có thể phát triển đàn dê, ngựa, nhất là dê ở hầu hết các xã trong huyện, trong đó tập trung vào các xã có diện tích đất có khả năng lâm nghiệp, nhất là các xã có nhiều núi đá. Dự kiến đàn dê đạt 2.500 con vào năm 2015 và 15.500 con vào năm 2020. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 85 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  Quy hoạch chăn nuôi gia cầm và thuỷ cầm: Đây cũng là vật nuôi có tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện Tân Sơn. Việc phát triển chăn nuôi gia cầm và thuỷ cầm cũng chú trọng cả về quy mô đàn và chất lượng đàn. Năm 2012, đàn gia cầm và thuỷ cầm của huyện đã đạt mức 463.000 con. Tân Sơn là một trong các huyện ít chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, vì vậy phát triển gia cầm có nhiều thuận lợi và khả năng tăng đàn gia cầm và thuỷ cầm lên 523.500 con vào năm 2015, tăng 936.000 con vào 2020 (tăng 6% về số lượng) là hiện thực. Tuy nhiên, phát triển gia cầm cũng như các vật nuôi khác cần đặt trong mối quan hệ với phát triển dịch vụ du lịch để có hình thức chăn nuôi phù hợp. 3.3.3.5. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp Quy hoạch xây dựng rừng sản xuất và khai thác vùng nguyên liệu giấy Đẩy mạnh phát triển rừng nguyên liệu giấy ở 2 Công ty Xuân Đài và Tam Sơn theo chức năng của Tổng Công ty giấy Việt Nam giao. Phần vốn rừng huyện quản lý và chỉ đạo xây dựng 36590 ha, trong đó trồng rừng nguyên liệu tập trung là 8.544 ha. Phấn đấu có quỹ rừng nguyên liệu giấy vào khoảng 21.157 ha giai đoạn 2012- 2020, mỗi năm có thể khai thác 1.800 - 2.000 ha, sản lượng 320.000 - 350.000 m3 gỗ, doanh thu khoảng 168 tỷ đồng. Quy hoạch phát triển rừng phòng hộ Hiện tại vườn Quốc gia Xuân Sơn quản lý 15.048 ha rừng, 100% là rừng đặc dụng, vùng đệm 6.000 ha, vùng lõi 9.000 ha. Những năm gần đây, vườn Quốc gia Xuân Sơn đã tiến hành nhiều dự án phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ trên cơ sở cộng đồng, thông qua đó nhằm đồng thời hai mục tiêu, là tăng nguồn thu kinh tế cho người dân sống trong vùng và làm tốt công tác bảo tồn rừng. Đây là hướng cần tiếp tục được phát huy trong những năm quy hoạch. Cụ thể: - Cần chú ý đến các khu rừng nguyên sinh, các khu rừng trên núi đá vôi, nơi cư trú thích hợp của nhiều loại lâm sản ngoài gỗ cho sản phẩm giá trị cao, nhưng khai thác không gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của rừng. - Đẩy mạnh dự án trồng rừng bằng cây chè Shan, dành cho người dân sống trong vùng đệm của vườn Quốc gia để tạo nguồn sống ổn định cho họ. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 86 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  - Xúc tiến triển khai dự án trồng các loại cây rau, quả rừng có chất lượng cao như rau sắng, rau hiến, chè đắng, trám trắng, các loài tre lấy măng, hoặc trồng các cây đa tác dụng như dổi, sẻn, xoan nhừ... là những cây vừa cho gỗ, vừa cho quả, hạt ăn được. Đây chính là cách để tạo nguồn thu nhập thay thế, xóa đói giảm nghèo cho người dân, từ đó giảm bớt việc người dân vào phá rừng. Quy hoạch phát triển rừng nghèo Áp dụng các biện pháp khoanh nuôi, tái sinh và trồng cây bản địa kết hợp với khoanh nuôi tái sinh khoảng 2.300 ha rừng có hiệu quả trong số rừng do huyện quản lý cho mục tiêu lẫy gỗ. Trong số 9.034 ha đất chưa sử dụng, đất có thể trồng cây lâm nghiệp lấy gỗ khoảng 30%, tương đương 2.700 ha. 3.3.3.6. Quy hoạch phát triển thủy sản Thuỷ sản là ngành của huyện không có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện có một số ao, hồ quy mô nhỏ. Trong những năm tới, khi hồ đập của vường quốc gia Xuân Sơn được xây dựng, diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản tăng lên chút ít. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nhằm khai thác các nguồn lực tạo thêm tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông, lâm thuỷ sản trên địa bàn huyện cả ở ao hồ ở các xã và vườn Quốc gia Xuân Sơn. Nghiên cứu kinh nghiệm nuôi cá Hồi của tỉnh bạn để phát triển trên các vùng có điều kiện của Tân Sơn. 3.3.4. Quy hoạch và phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng 3.3.4.1. Xác định quy mô, tốc độ phát triển công nghiệp, TTCN và xây dựng Giai đoạn 2008- 2012 công nghiệp, TTCN và xây dựng trên địa bàn huyện phát triển rất chậm, trong đó công nghiệp, TTCN đạt mức rất thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, sức ép của sự phát triển công nghiệp, TTCN và xây dựng trong những năm tới là rất lớn. Một mặt do sức ép về sự tăng nhanh giá trị sản xuất để tăng thu nhập bình quân đầu người không thấp nhiều so với mức bình quân chung của tỉnh Phú Thọ. Mặt khác, do nhu cầu xây dựng những năm tới rất cao, sự gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến cũng rất lớn. Tuy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa được chú trọng ở Tân Sơn theo quy hoạch của tỉnh Phú Thọ. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 87 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  Giai đoạn 2013 - 2015 là tốc độ tăng trưởng là 4.16, Đối với giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng là 8,33%, Đây là phương án tạo ra bước chuyển biến trong sự phát triển các ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng cũng như các ngành kinh tế khác trong huyện. Trong nhóm ngành, xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với việc khai thác khá tốt khối lượng xây dựng theo yêu cầu đô thị hoá và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy, phương án này có tính khả thi khá cao. Bởi vì, thực chất về quy mô giá trị sản xuất của nhóm ngành này giai đoạn 2013-2015 vẫn ở mức nhỏ so với nông nghiệp. 3.3.4.2. Quy hoạch phát triển một số lĩnh vực công nghiệp cụ thể Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Phú Thọ thời kỳ 2006- 2020, Tân Sơn tuy không phải là trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ, nhưng với tiềm năng và lợi thế hiện có; với nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống; với sức ép phải đẩy mạnh phát triển các ngành tăng thu nhập, tránh tụt hậu, nờn các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng cần chú trọng phát triển và được quy hoạch theo các ngành cụ thể sau: Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản Đây là một trong các ngành có tiềm năng phát triển về nguồn nguyên liệu, về nguồn nhân lực và thị trường ở huyện Tan Sơn, nhất là nông sản và lâm sản. Đối với nông sản và lâm sản, nguồn nguyên liệu khá phong phú và gần nơi cung cấp nên chế biến nông, lâm sản có những thuận lợi. Trong những năm qua, lâm sản của Tân Sơn chủ yếu phục vụ cho nguyên liệu giấy của Công ty giấy Bãi Bằng. Trong những năm tới, nhiệm vụ này vẫn được duy trì, nhưng cần tính tới việc sơ chế để giảm chi phí vận chuyển, vì cự ly từ huyện đến Công ty giấy Bãi Bằng khá xa. Ngoài ra, chế biến lâm sản dân dụng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu cần được đẩy mạnh, nhất là chế biến mây, tre đan, gỗ dân dụng và gỗ ván ép... Đối với chế biến nông sản: Hoạt động của các ngành chế biến nông sản là những ngành làm tăng giá trị nông, lâm, thuỷ sản, là hướng giải quyết đầu ra cho nông nghiệp và lâm nghiệp của Tân Sơn vì vậy cần chủ động và ưu tiên phát triển. Những năm qua, các ngành này cũng đã có sự phát triển, nhất là chế biến chố. Tuy Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 88 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  nhiên, chế biến Chè chỉ là bộ phân trong hoạt động chế biến của các nhà máy Chè trên địa bàn Thanh Sơn (cũ). Vì vậy, cần có sự quy hoạch ngành này trong sự quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Cần phải tăng nhanh tốc độ phát triển của các ngành chế biến nông, lâm sản trên cơ sở phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, trước hết là chế biến thủ công, nhất là thủ công truyền thống... Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của các ngành này đạt từ 32% - 35% về giá trị sản xuất. Đưa quy mô các ngành chế biến từ 75% - 80% trong tổng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện. Để các ngành này phát triển cần lưu ý đến vấn đề mặt bằng sản xuất, nhất là với chế biến gỗ, với Tân Sơn đây vẫn còn là thế mạnh. Đối với các hoạt động chế biến nông sản cần lưu ý tới vấn đề môi trường và vệ sinh thực phẩm, vấn đề công nghệ để đảm bảo độ an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm. Quy hoạch sản xuất may mặc, cơ khí dân dụng Đây là nhóm ngành huyện có điều kiện phát triển ở quy mô phục vụ nhu cầu tại chỗ và dự kiến cũng mang lại thu nhập đáng kể cho bộ phận dân cư trong huyện. Các hoạt động này được đầu tư phát triển ở các trung tâm xã, huyện, ven các lộ giao thông. Quy hoạch các ngành khai thác khoáng sản Tiềm năng khoáng sản của Tân Sơn chưa được đánh giá đầy đủ, nhưng những hoạt động khai thác khoáng sản đã được triển khai quy mô nhỏ. Trong những năm quy hoạch các tiềm năng khoáng sản cần được đánh giá, xây dựng quy hoạch khai thác. Hoạt động khai thác tiến hành tại các mỏ ở các xã, nhưng hoạt động làm giàu quặng có thể tập trung tại cụm công nghiệp tại Trung tâm huyện lỵ. Quy hoạch ngành sản xuất điện Tân Sơn có hệ thống sông, ngòi với tiềm năng phát triển các cơ sở thuỷ điện quy mô nhỏ. Hiện tại đó cú dự án tiền khả thi xây dựng nhà máy thuỷ điện trên địa bàn huyện. Ngoài ra, ở các xã cãc trạm thuỷ điện nhỏ đã được xây dựng ở những vùng điện lưới quốc gia chưa đến hoặc đến gặp những khó khăn. Cần khuyến khích các cơ sở này để khai thác các tiếm năng của thuỷ điện và giải quyết nhu cầu điện tại chỗ. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 89 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  Quy hoạch phát triển ngành xây dựng Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng của các tuyến đường liên xã và thôn, bản xuống cấp trầm trọng sẽ được xây dựng theo yêu cầu của Tân Sơn - một huyện mới được thành lập, nhu cầu xây dựng lớn. Trong thời kỳ triển khai quy hoạch, đời sống dân cư không ngừng tăng, các công trình xây dựng dân dụng ở khắp các xã, Bản trong huyện cũng được đầu tư xây dựng. Đây là cơ hội cho các hoạt động xây dựng của Tân Sơn phát triển và cũng là tiềm năng để hoạt động xây dựng trên địa bàn tiếp tục có mức tăng trưởng cao. Nhất là các hoạt động xây dựng của các hộ, tổ hợp tácNếu các cơ sở xây dựng của Tân Sơn khai thác được 30% khối lượng các công việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và 80% các công việc xây dựng dân dụng, mục tiêu tăng trưởng của ngành. Để giữ được việc làm, một mặt cần tổ chức các đơn vị xây dựng với tính chuyên nghiệp cao, có thể đảm nhận các công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Mặt khác huyện cần có cơ chế tạo việc làm cho các đơn vị xây dựng của mình qua đào tạo nghề, hỗ trợ đổi mới công nghệ, ưu tiên trong đấu thầu hoặc thực hiện cơ chế chỉ định thầu đối với một số cơ sở xây dựng có uy tín của huyện. 3.3.4.3. Tổ chức các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề Tổ chức các cụm công nghiệp Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Phú Thọ, Tân Sơn sẽ xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tân Phú nằm kề với Trung tâm huyện lỵ Tân Sơn. Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp này có diện tích 85 ha, được xây dựng theo 2 giai đoạn tập trung phát triển các công nghiệp sau: - Công nghiệp khai thác và làm giàu khoang sản, chủ yếu làm giàu khoáng sản phục vụ cho luyện quặng sắt, Tan, chì, barit - Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: Chế biến nông sản thực phẩm như bánh đa, bún, đồ uống Chế biến gỗ như bóc gỗ xuất khẩu, sản xuất đồ gỗ dân dụng và xuất khẩu; sản xuất các mặt hàng mây, tre đan xuất khẩu - Công nghiệp chế biến và sửa chữa nông cụ phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp. - Công nghiệp cơ khí dân dụng: sản xuất và sửa chữa các hàng dân dụng, cơ Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 90 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  khí xây dựng cửa sắt và các thiết bị xây dựng - Công nghiệp lắp ráp và sửa chữa điện và điện tử dân dụng Để tổ chức cụm công nghiệp Tân Phú cần triển khai quy hoạch chi tiết; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ chế khuyến khích, kêu gọi, thu hút đầu tư và phấn đấu lấp đầy vào năm 2015. Bên cạnh đó, việc quy hoạch mở rộng các cơ sở chế biến Chè cũng sẽ được tiến hành ở các xã vùng đệm thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn, đảm bảo cân đối giữa nguồn nguyên liệu tại chỗ với các cơ sở chế biến. Tổ chức các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề Thị tứ Thu Cúc, các xã Minh Đài, Xuân Đài, Văn Luông tổ chức thành các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào các năm 2015-2020 với quy mô từ 10 đến 30 ha. Khôi phục và phát triển nghề trồng bông, dệt vải ở các xã Tân Phú, Mỹ Thuận, Lai Đồng, Xuân Đài, Kim Thượng; nghề trồng dâu nuôi tằm ở các xã Xuân Đài, Văn Luông, Tân Phú, Mỹ ThuậnCác làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm ở Kim Thượng, Xuân Đài, Xuân Sơn, Lai Đồng, Văn Luông cần được đầu tư khôi phục và phát triển. Chú ý cải tạo môi trường, tạo điều kiện gắn kết giữa phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống với du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Chú trọng xây dựng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới khai thác nguyên liệu lâm nghiệp như các ngành mây tre đan, các nghề chế biến gỗ, sản xuất hàng dân dụng và xuất khẩu, cỏc nghề chế biến nông sản. 3.3.5. Quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ 3.3.5.1. Xác định quy mô và tốc độ phát triển các ngành dịch vụ Dịch vụ của Tân Sơn những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá cao, quy mô và tỷ trọng khá lớn. tỉnh Phú Thọ không kỳ vọng nhiều vào sự phát triển dịch vụ của Tân Sơn, nhưng với tư cách là đầu mối về thương mại, là một trong các tuyến quy hoạch về du lịch của tỉnh tốc độ tăng trưởng và quy mô của các ngành dịch vụ trong huyện sẽ tiếp tục tăng. Dự tính tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 - 2015 là 12.64%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 17.27%/năm. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 91 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  Phương án này được xác định trong trường hợp các đầu tư cho dịch vụ ở mức khá, các chương trình chuyển đổi sản xuất của các ngành này đạt được ở mức độ cao hơn tốc độ trong các năm vừa qua. Việc khai thác lợi thế của các ngành dịch vụ do các điều kiện mới mang lại ở mức độ khá hơn. Sự phát triển của nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành công nghiệp phát huy tác dụng. Phương án này sẽ tạo ra sự chuyển biến đáng kể trong ngành dịch vụ. Tính khả thi của chúng khá cao. Bởi vì, xuất phát điểm của ngành dịch vụ còn thấp, tốc độ phát triển trên tuy ở mức cao đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của huyện và sự hỗ trợ có hiệu quả của tỉnh Phú Thọ đối với huyện. Nhưng về quy mô, giá trị sản xuất của ngành dịch vụ cũng giống như ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Vì vậy, lựa chọn phương án này là có thể thực hiện được. 3.3.5.2. Quy hoạch và phát triển một số ngành dịch vụ cụ thể Quy hoạch phát triển thương mại Thương mại là ngành dịch vụ có những tiềm năng và lợi thế nhất định của huyện Tân Sơn (từ vị trí địa lý, hệ thống giao thông bộ, từ thực trạng phát triển,...). Vì vậy trong những năm tới, hoạt động thương mại của huyện vẫn được chú trọng đầu tư phát triển và là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, quy mô lớn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành trong huyện. Dịch vụ thương mại cần tập trung vào mở rộng giao lưu hàng hoá với 2 chức năng chính: khai thác thế mạnh về vai trò trung chuyển của chợ Trung tâm huyện và chợ đầu mối của thị trấn Thu Cúc và các chợ ở các xã trong huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu các sản phẩm trước hết là các nông sản của Tân Sơn ra các địa phương khác, tạo điều kiện cho các ngành trong huyện phát triển. Xây dựng chợ trung tâm huyện trong quần thể và tạo sự gắn kết với các cơ sở dịch vụ khác trong Trung tâm huyện, biến trung tâm huyện tại thành trung tâm thương mại đẩy mạnh giao lưu hàng hoá và điểm du lịch thu hút khách tham quan và mua bán hàng hoá. Trung tâm thương mại huyện khi xây dựng cần tính tới xu hướng chuyển đổi hoạt động kinh doanh thương mại và nhu cầu của khách hàng để thiết kế cho phù hợp. Bởi vì, thương mại trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có nhiều hình thức giao dịch Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 92 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  mới như mua, bán hàng qua mạng, các siêu thị, trung tâm thương mại vừa là nơi giao lưu hàng hoá nhưng cũng là điểm tham quan, vui chơi của những người du lịch có thú mua hàng... Vì vậy, trung tâm thương mại cần gắn với dịch vụ trở thành Trung tâm thương mại và dịch vụ. Xây dựng và mở rộng các chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn các xã trong huyện. Những năm từ 2012 đến 2020, mở rộng các cơ sở dịch vụ thương mại ở các xã, xuống tận các bản hình thành các cơ sở kinh doanh thương mại nhỏ, phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân. Quy hoạch phát triển du lịch Du lịch sẽ được phát triển thành những ngành có sự đóng góp vào quy mô và tốc độ tăng trưởng của dịch vụ cũng như các ngành kinh tế của Tân Sơn. Bởi vì, Tân Sơn với Vườn quốc gia Xuân Sơn được tỉnh Phú Thọ xác định trong tuyến du lịch đường bộ Việt Trì - Tân Sơn - Xuân Sơn, trong đó Xuân Sơn là điểm lưu trú chính. Tuyến du lịch quốc tế: Hà Nội - Tân Sơn - Thanh Thuỷ Tân Sơn - Sơn La - Điện Biên - Lào (và ngược lại). Tỉnh Phú Thọ cũng đã xác định, giai đoạn 2010- 2015 tập trung đầu tư cho các dự án khu du lịch quốc gia Đền Hùng, khu du lịch Văn Lang, khu du lịch nước khoáng Thanh Thuỷ và Khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn. Đây là một trong những thuận lợi đối với dịch vụ du lịch của Tân Sơn. Tuy nhiên, phát huy các đầu tư cho dịch vụ du lịch sẽ tập trung vào giai đoạn sau 2012. Ngoài ra, các hoạt động du lịch còn tập trung tâm khai thác các điểm du lịch ở các làng nghề, các hoạt động lễ hội gắn với tín ngưỡng của đồng bào dân tộc trong huyện. Quy hoạch dịch vụ vận tải Dịch vụ vận tải là dịch vụ có tiềm năng phát triển ở Tân Sơn, bởi vì Tân Sơn nằm trong tuyến giao lưu hàng hoá Tây Bắc về Hà Nội, là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Sơn La. Hơn nữa, các hoạt động xây dựng Trung tâm huyện lỵ, các hoạt động vận chuyển nguyên liệu gỗ từ Tân Sơn về Bãi Bằng cũng là những điều kiện để phát triển dịch vụ vận tải. Quy hoạch dịch vụ tài chính - ngân hàng Đây là hoạt động dịch vụ tuy đã xuất hiện đã lâu, nhưng vẫn còn là những Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 93 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  hoạt động còn khá mới đối với Tân Sơn, nhất là các dịch vụ mang tính tư nhân như: Cho thuê tài chính, thuê tài sản cố định; các hoạt động gắn với kinh tế thị trường như đấu giá quyền sử dụng đất,... Vì vậy, trong những năm tới cần đẩy mạnh hoạt động của các dịch vụ tài chính ngân hàng theo xu hướng của kinh tế thị trường để phục vụ cho các nhu cầu mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống trong huyện, nhất là phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ bản của huyện. Trên thực tế, khi các hoạt động quy hoạch được triển khai các nhu cầu về tài chính ngân hàng sẽ tăng nhanh, mức lưu chuyển vốn lớn. Hệ thống ngân hàng, kho bạc cần được mở rộng và đổi mới phương thức hoạt động tạo sức thu hút đầu tư và thực hiện các giao dịch tài chính thuận lợi. Ngành ngân hàng cần mở thêm các đại lý, các điểm giao dịch mới ở các xã và khu dân cư. Cần có sự đầu tư hiện đại hoá hệ thống ngân hàng hiện có để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập với hệ thong ngân hàng thế giới. Cần đẩy mạnh các hình thức huy động vốn như vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm, mua kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc nhà nước, xây dựng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Mở rộng các loại dịch vụ bảo hiểm trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống tạo sức phát triển mới của dịch vụ trên địa bàn huyện. Quy hoạch các hoạt động dịch vụ khác Dịch vụ ăn uống, dịch vụ bưu chính - viễn thông, dịch vụ y tế, dịch vụ văn hoá cũng cần được khuyến khích phát triển. Quy hoạch hệ thống bưu chính viễn thông đến các xã trong huyện. Đặc biệt, mở rộng các hình thức kinh doanh tư nhân đối với các hoạt động bưu chính, viễn thông như dịch vụ điện thoại, dịch vụ internet,trong đó phát triển mạnh các dịch vụ có tiềm năng như: Internet tốc độ cao, điện thoại đường dài VOIP giá rẻ. Mở rộng các hoạt động dịch vụ y tế, dịch vụ văn hoá tư nhân bên cạnh các trung tâm y tế, văn hoá nhà nước. Dịch vụ y tế tư nhân cần được phát triển bên cạnh y tế Nhà nước ở ngay từng xã trong huyện. Đối với cấp xã, cần tạo lập cơ chế để có sự kết hợp hoạt động tư nhân và hoạt động ở xã của cán bộ y tế xã ở từng Bản, cũng Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 94 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  như hoạt động của các y tế tư nhân độc lập. Tạo các điều kiện để mở các phòng khám chữa bệnh, phòng dược tư nhân ở các xã trong huyện. Đây là hướng chia sẻ trách nhiệm đối với nhà nước và thực hiện xã hội hoá y tế, văn hoá, giáo dục... cần được khuyến khích. Có các biện pháp quản lý chất lượng hoạt động của các loại hình dịch vụ tư nhân để vừa phát huy tính xã hội hoá của các hoạt động dịch vụ, vừa hạn chế những tác động tiêu cực của các loại hình này trong nền kinh tế thị trường. 3.3.6 Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật 3.3.6.1. Phát triển mạng lưới giao thông Giao thông là lĩnh vực cần tập trung xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện miền núi Tân Sơn. Phương hướng chung của phát triển giao thông Tân Sơn là: Tập trung phát triển các tuyến giao thông đối ngoại, các tuyến đầu mối giao thông, mạng lưới giao thông nội bộ huyện theo yêu cầu của huyện đầu mối giao thông của tỉnh Phú Thọ. Giao thông của Tân Sơn chủ yếu là giao thông đường bộ 3.3.6.2. Đối với giao thông bộ do tỉnh và Trung ương quản lý Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh chạy qua địa bàn huyện (theo quy hoạch chung của Trung ương và tỉnh Phú Thọ). Cụ thể: Đường Quốc lộ 32 chạy từ Hà Nội đến Sơn La Đoạn qua địa bàn huyện sẽ tiếp tục nâng cấp theo quy hoạch chung của Trung ương. Riêng đoạn trên địa phận huyện Tân Sơn sẽ trở thành đường nội thị được nâng cấp cụ thể như sau: - Tuyến đi qua Trung tâm huyện lỵ sẽ xây dựng mới 5 km, mặt cắt 36-32 m (lòng đường 9,0 mx2, dải phân cách 6 m, vỉa hè 6,0 mx2). - Đoạn nối từ Trung tâm huyện lỵ về phía Tây Bắc (Thu Cúc - Phù Yên) nâng cấp mặt cắt 26,0 m (lòng đường 14 m, vỉa hè 6,0 x2). - Đoạn Trung tâm nối về phía Nam bố trí mặt cát 36,0 m (lòng đường 9,0 x 2, dải phân cách 6 m, vỉa hè 6,0 m x2) Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 95 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  Đường Quốc lộ 32 A+B địa phân xã Thu Cúc Xây dựng đoạn Mỹ Á - Thu Cúc 7 km, xây dựng theo quy mô cấp 4 đường bộ. Nâng cấp đường tỉnh 316 C nối Quốc lộ 32 - Đồng Sơn 3.3.6.3. Đối với đường giao thông huyện quản lý • Hệ thống đường huyện quản gồm đường cấp 4, tuyến đường liên xã, liên thôn. Hệ thống đường huyện quản cần được nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng yêu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của dân cư. Cụ thể: • - Xây dựng và nâng cấp tuyến đường cấp IV Tân Phú đi Xuân Đài. • - Xây dựng tuyến cấp IV xóm Hoàng Hà đi xóm Láng xã Văn Luông. • - Xây dựng tuyến cấp IV xóm Trò (Tân Phú) – xóm Cọ (Thu Ngạc). • - Đường cấp IV xóm Láng xã Văn Luông đi xóm Bông xã Long Cốc, xóm Vai, xóm Giát xã Tam Thanh. • - Xây dựng tuyến đường cấp IV miền núi Tân Phú đi Minh Đài. • - Xây dựng tuyến Xóm Đường đi xóm Lực, xóm Mịn xã Mỹ Thuận; đường cấp 4 miền núi. • - Xây dựng tuyến đường tỉnh Thu Cúc - Đồng Sơn. 3.3.6.4. Quy hoạch hệ thống giao thông nội bộ các xã • Địa hình Tân Sơn khá hiểm trở, vì vậy vẫn còn thôn bản chưa có đường xe máy đến; xã Minh Đài còn 2 xóm chưa có cầu treo; các thôn bản chủ yếu đường giao thông là đường đất. • Trước mắt, từ 2012-2015 đầu tư xây dựng 2 cầu treo đến 2 xóm của Minh Đài; xây dựng 8 km đường cấp phối đến các thôn, bản chưa có đường xe máy đến. • Từng bước nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trong nội bộ các xã và liên xã theo hướng mở rộng và nâng cấp từ đường đất thành các đường cấp phối. Chú ý tới các tuyến liên xã và nội bộ các xã như: • - Đồng Than (Kiệt Sơn) - Đồng Sơn. • - Xóm Chiềng (Thạch Kiệt) - xóm Vèo (Kiệt Sơn). • - Tân Phú - Cầu Minh Thuận (Mỹ Thuận). • - Xóm Lực - xóm Đường; tuyến nằm trong xã Mỹ Thuận nối với tuyến Tân Phú - cầu Minh Thuận. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 96 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  • - Đường huyện đi Thu Ngạc. • - Đường nối đường huyện đến xóm Còn và Đèo Mương xã Thu Ngạc. • - Đường nối Quốc lộ 32A đi xóm Côm (Thu Ngạc). • - Đường nối quốc lộ 32 A đi Minh Nga xã Thạnh Kiệt. • - Xóm Chiềng - xóm Lóng. • Đặc biệt tập trung cho giao thông theo Chương trình 135 dự kiến và đã được phê duyệt (sẽ có danh mục riêng). Tổng kinh phí cho các công trình giao thông dự kiến 502,5 tỷ, trong đó các công trình theo các dự án đã đề xuất là 330,9 tỷ đồng. 3.3.7. Triển thông tin và truyền thông Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ thông tin truyền thụng, phát thanh truyền hình cấp huyện. Cụ thể tại Trung tâm huyện lỵ Nâng cấp Đài phát thanh và truyền hình huyện, diện tích 5.000 m2, giai đoạn 2012-2015. Đảm bảo phủ sóng phát thanh và truyền hình đến 100% xã trong huyện, 100% số hộ có thể thu được sóng phát thanh và truyền hình huyện. Xây dựng Bưu điện huyện Tân Sơn tại Trung tâm huyện lỵ, diện tích đất 5.000 m2, giai đoạn 2012-2015. Xây dựng cụm dịch vụ truyền thông, viễn thông tại Trung tâm huyện lỵ, diện tích 6.780 m2, giai đoạn 2012-2015. Xây dựng cơ sở bưu chính tại thị tứ Thu Cúc đảm nhiệm chức năng bưu cục trung tâm. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ mục tiêu phủ sóng phát thanh, truyền hình, sóng thông tin di động, Internet thị tứ Thu Cúc và các điểm dân cư trên toàn huyện; đưa cáp thông tin vào phục vụ các trung tâm văn hoá xã, đặc biệt khu vực vườm quốc gia Xuân Sơn. Phát triển mạng lưới bưu chính thông thường kết hợp các loại hình chuyển phát nhanh trong hệ thống bưu chính trên địa bàn. 3.3.8. Phát triển mạng lưới điện Điện là một trong các vấn đề cần tập trung phát triển ở Tân Sơn kể cả ở Trung tâm huyện lỵ, thị trấn Thu Cúc và các xã thuộc Chương trình 135. Hiện tại, điện sử Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 97 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  dụng được lấy từ trạm Thanh Sơn. Vì vậy, xây dựng hệ thống điện cho các hoạt động kinh tế xã hội là yêu cầu cấp bách. Đối với hệ thống điện tại Trung tâm huyện lỵ Tân Sơn: Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho ngành điện đảm bảo tiêu chuẩn đô thị cho cư dân huyện lỵ và các vùng phụ cận. Để đáp ứng yêu cầu đó tỉnh và huyện cần tập trung xây dựng các đường điện 35 KV, các trạm biến áp, hệ thống dẫn điện và hệ thống chiếu sáng công cộng. - Về đường dây 35 KV: Xây dựng đường 35 KV để đáp ứng nhu cầu điện và đấu nối từ nguồn điện chạy qua địa bàn huyện lỵ với các trạm biến áp sẽ xây dựng, chiều dài 14,8 km. Đường dây 35 KV dùng dây dẫn AC70, các cột có chiều cao 12- 18m, tuỳ theo vị trí cột và chiều cao mặt đất chôn cột. Kinh phí 1,344 tỷ. - Về trạm biến áp: Trước mắt từ nay đến 2014, xây dựng thêm 8 trạm biến áp 250KVA-35(22)/0,4 KV, nâng cấp trạm biến áp Tân Phú 2 trong khu vực lên 250 KVA-35/0.4 KV. Giai đoạn sau 2015 nâng cấp các trạm theo yêu cầu mở rộng sản xuất và tăng nhu cầu các hoạt động đời sống. Kinh phí 2,24 tỷ đồng. - Đường dây 0,4 KV đi ngầm, chiều dài 2,4 km, kinh phí 1,92 tỷ đồng. - Đường dây 0,4 KV cáp vặn soắn, chiều dài 20,6 km, kinh phí 5,974 tỷ đồng. - Hệ thống đèn đường cột thép, 2,6 km, kinh phí 1,43 tỷ đồng. - Hệ thống đèn đường, cột bê tông, chiều dài 14,8 km, kinh phí 3,7 tỷ đồng. Tổng kinh phí đầu tư ngành điện tại Trung tâm huyện lỵ là 18,268 tỷ đồng. Đối với thị trấn Thu Cúc Dự kiến xây dựng mới 4 trạm biến áp 35KV, xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng, đường dây dẫn. Kinh phí 11,5 tỷ đồng (sẽ quy hoạch chi tiết cùng với quy hoạch nâng cấp thị trấn). Đối với hệ thống điện đến các xã Xây dựng trạm biến áp phục vụ cho khai thác dịch vụ khu vườn quốc gia Xuân Sơn, phục vụ sản xuất công nghiệp của nhà máy Chè Văn Luông. Tổng số công trình điện các xã là 33 công trình, tổng vốn đầu tư khoảng 70,35 tỷ đồng. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 98 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  Ngoài ra, ở một số bản dân cư thưa hệ thống điện lưới khó đến cần chú ý xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ quy mô hộ và nhóm hộ gia đình. Tổng kinh phí các công trình điện khoảng 250 tỷ đồng. 3.3.9. Phát triển các công trình thuỷ lợi, cấp và thoát nước 3.3.9.1. Phát triển các công trình thuỷ lợi Tân Sơn là huyện miền núi, địa hình không bằng phẳng, nguồn nước thuỷ lợi chủ yếu là nước trời và nước từ hệ thống sông suối. Trên địa bàn huyện hiện có 92 công trình, nhưng chủ yếu là công trình nhỏ, năng lực tưới tiêu thấp, diện tích tưới mới đạt 2.137 ha, trong tổng số 5.643 ha cây hàng năm. Vì vậy, những năm tới tập trung đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, bao gồm hệ thống đạp, phai chắn, các trạm bơm thuỷ luân... Với diện tích cần tưới tiêu, số các công trình thuỷ lợi nhỏ dự kiến sẽ đầu tư xây dựng mới và nâng cấp của các xã đặc biệt khó khăn lên đến 97 công trình (có danh mục đầu tư riêng). Tổng nhu cầu vốn đầu tư lên đến 63,934 tỷ đồng. Số các công trình đầu tư của các xã còn lại nằm ngoài Chương trình 135 cũng cần đầu tư xây dựng (3 xã), tổng kinh phí dự kiến 25 tỷ đồng, vốn khác 20 tỷ nâng tổng kinh phí đầu tư cho thuỷ lợi là 108,934 tỷ đồng. 3.3.9.2. Phát triển các công trình cấp, thoát nước Đối với cấp nước Hiện Tân Sơn chưa có công trình cấp nước sạch cho sinh hoạt. Vì vậy, quy hoạch hệ thống cấp nước sạch, nhất là hệ thống cấp nước cho 2 thị trấn Tân Phú và Thu Cúc trong thời kỳ quy hoạch là cấp bách. Trong Quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm huyện Tân Sơn không có công trình sản xuất và cung cấp nước sạch. Cần bổ sung hạng mục công trình vào quy hoạch. Đối với các xã, trước mắt việc cấp nước sinh hoạt được xây dựng theo hướng xây dựng hệ thống cấp nước tự chảy theo quy mô từng xóm, bản. Hiện tại, huyện đã có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tự chảy theo nguồn vốn đầu tư của Chương trình 135 ở 12 xóm của 8 xã; số còn lại sẽ đầu tư vào các năm tiếp theo. Dự kiến đến 2013 sẽ giải quyết vấn đề nước sạch theo hình thức cấp nước tự chảy ở 14 Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 99 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  xã thuộc Chương trình 135. Đối với tiêu nước Việc tiêu nước chủ yếu là nước sản xuất ở một số nhà máy chè và nước sinh hoạt. Hiện tại, tiêu nước chưa đặt ra những vấn đề cấp bách như các huyện khác. Tuy nhiên, ở một số khu vực sản xuất và đông dân cư vấn đề tiêu nước cũng đã cần đầu tư giải quyết. Đối với nước thải của khu sản xuất thuộc cụm công nghiệp và khu dân cư thuộc Trung tâm huyện lỵ, thị trấn Thu Cúc cần có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải. Trong quy hoạch Trung tâm huyện lỵ, phần đất cho mương thoát nước cũng đã tính đến. Tuy nhiên, vấn đề xử lý nước thải và quy hoạch hệ thống mương thoát nước thải cần quan tâm xây dựng. Tổng kinh phí cho cấp, thoát nước khoảng 227,5 tỷ đồng. 3.3.10. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý môi trường 3.3.10.1. Xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng Tân Sơn là huyện không có các cơ sở công nghiệp lớn hoạt động, độ che phủ của rừng lớn. Vì vậy, trên địa bàn huyện không có vùng bị ô nhiễm trầm trọng. Tuy nhiên, ở một số vùng lâm nghiệp tình trạng phá rừng như Đồng Sơn sẽ gây lên những hậu quả lớn về môi trường. 3.3.10.2. Xác định những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường Trên địa bàn huyện Tân Sơn những vùng lãnh thổ nhạy cảm về môi trường là những vùng có các hoạt động sản xuất và đời sống. cụ thể: - Vùng các thị trấn Tân Phú và Thu Cúc: đây là những vùng tập trung đông dân cư, vùng có các hoạt động kinh tế diễn ra tập trung. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm về môi trường xảy ra là rất lớn. Nhất là Trung tâm huyện lỵ Tân Sơn có cả hoạt động của cụm công nghiệp với các hoạt động chế biến nông, lâm sản, làm giàu quặng - những hoạt động rất ô nhiễm đối với môi trường. - Vùng trồng cây nguyên liệu giấy và lấy gỗ: Đây là vùng thuộc các lâm trường Tam Sơn, Xuân Đài theo quy hoạch của ngành giấy và của huyện. Trên thực tế khi vùng ở thời kỳ chăm sóc, đây là vùng có độ che phủ lớn. Tuy nhiên khi vùng bước vào giai đoạn khai thác, hàng loạt cây sẽ bị chặt hạ độ che phủ đất hầu như không còn. Vì vậy, đây cũng được coi là vùng nhạy cảm về môi trường. Để đảm Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 100 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  bảo kế hoạch cung cấp nguyên liệu cho ngành giấy, nhưng cũng đảm bảo yêu cầu về môi trường, cần có kế hoạch và phương pháp khai thác khoa học theo hướng kết hợp khai thác với trồng mới, bảo vệ thảm thực vật để bảo vệ đất. - Vùng rừng quốc gia Xuân Sơn (cả vùng đệm): đây là vùng có độ che phủ cao, nhưng cũng rất nhạy cảm vì tình trạng người dân trong vùng không có nguồn thu từ rừng sẽ là những người phá rừng. Đối với vùng này, cần có kế hoạch khai thác rừng nhưng vẫn bảo tồn được rừng. - Đối với các vùng có quặng khai thác: Đây là vùng có nguy cơ ô nhiễm cao. Hiện tại, việc khai thác chưa tiến hành hoặc tiến hành ở quy mô nhỏ, ô nhiễm chưa nhiều. Nhưng, khi hoạt động khai thác được tổ chức quy mô lớn cần có các biện pháp bảo vệ môi trường như bảo vệ nguồn nước trong các hoạt động làm giàu quặng, bảo vệ đất ở các vùng đã khai thác. Các giải pháp xử lý vấn đề môi trường: Tương ứng với các vùng có nguy cơ ô nhiễm về môi trường, cần có các biện pháp xử lý sau: - Đối với vùng các thị trấn Tân Phú, Thu Cúc và các khu dân cư tập trung: Cần chú ý ngay từ đầu việc quy hoạch hệ thống nước thải sinh hoạt, các bãi thu gom và xử lý rác quy mô cụm xã, thị trấn. Thành lập các tổ chức thu gom rác, các quy ước về vấn đề môi trường trong các khu dân cư. - Đối với vùng rừng khai thác gỗ: cần phối hợp tốt kế hoạch trồng và khai thác rừng để đảm bảo độ che phủ chung và chống xói mòn trên các diện tích khai thác. - Đối với Vườn Quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm cần có chế độ gắn kết giữa quyền lợi với trách nhiệm của người dân trong vùng với việc bảo vệ rừng. Xây dựng chế độ khai thác rừng trong Vườn quốc gia, quy hoạch tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp trong khu vực đệm. Có chế độ bảo vệ môi trường trong khai thác các hoạt động du lịch ở khu vực Vườn quốc gia Xuân sơn. - Đối với cụm công nghiệp và các khu vực khai thác khoáng sản: Quy hoạch cụm công nghiệp trung tâm nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu về môi trường, có chế độ xử lý ô nhiễm chung của cụm và trong từng cơ sở sản xuất. Đối với các cơ sở khai thác khoáng sản cần kết hợp xử lý vấn đề môi trường trong khai thác và hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 101 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  Kết luận chương 3 Trong chương 3, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích PEST, phân tích SWOT, kinh nghiệm của một số vùng lân cận trong tỉnh và trong nước, phương pháp chuyên gia để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giảm nghèo tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020: Từ việc phân tích về tiềm năng lợi thế, cơ hội, thách thức (nội lực của huyện và nguồn lực huy động bên ngoài); kinh tế- xã hội của huyện từ nay đến 2020 cần phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh về nguồn lực tự nhiên; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh khai thác về du lịch; ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng; tiếp tục phát triển nông lâm nghiệp để Tân Sơn có bước phát triển nhanh về kinh tế, sớm thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Đến năm 2020 là một huyện phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh vững mạnh; có cơ cấu kinh tế: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng- dịch vụ, du lịch- nông , lâm nghiệp hợp lý, Đời sống và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng cao, đi dôi với giảm nghèo bền vững, sớm đưa Tân Sơn hòa nhập với mặt bằng trung kinh tế - xã hội của Tỉnh và vùng lân cận. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng huyện Tân Sơn vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng và an ninh. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Khai thác tối đa các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tập trung chỉ đạo thực hiện ba khâu đột phá: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; phát triển kinh tế phục vụ du lịch, đưa Tân Sơn tiến nhanh, vững chắc, sớm hòa nhập vào nền kinh tế trung cả nước Trong chương 3 cũng đề ra các giải pháp chiến lược: - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. - Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 102 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  - Quy hoạch và thực hiện quy hoạch các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật - Quản lý bền vững môi trường Với chiến lược được lựa chọn và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chiến lược cần thực hiện để phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Sơn trong thời gian tới, dự báo kết quả kinh tế xã hội huyện Tân Sơn sẽ thoát khỏi huyện nghèo và hòa nhập với kinh tế chung của các vùng lân cận và cả nước. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 103 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  KẾT LUẬN Với những kiến thức đã học trong chương trình Cao học Quản trị kinh doanh và những kiến thức thực tiễn trong quá trình làm việc tại UBND huyện Tân Sơn, tôi đã đưa ra những quan điểm của mình trong việc xây dựng một số giải pháp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giảm nghèo tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Việc hoạch định một chiến lược đầy đủ các bước sẽ mang lại cho các cấp lãnh đạo Huyện ủy, HĐND và UBND huyện có được cái nhìn rõ nét hơn về định hướng phát triển và chọn được giải pháp phù hợp với mục chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn theo quy họach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ đã được phê duyệt. Nội dung bài Luận văn tập trung vào những vấn đề chính như sau: - Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội. - Vận dụng những lý thuyết cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược kinh doanh, để phân tích toàn cảnh về môi trường kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn, những điểm mạnh, điểm yếu của các ngành kinh tế tại huyện và các mô hình phân tích chiến lược để nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. - Dựa vào những lý luận khoa học để xây dựng chiến lược và những giải pháp thực hiện chiến lược. - Đánh giá và dự đoán kết quả khi thực thi chiến lược. Tóm lại, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hay bất kỳ chiến lược kinh doanh, đều không thể bất biến về mặt thời gian, môi trường xã hội và cơ hội cũng như nguy cơ luôn thay đổi theo thời gian với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở tại bất kỳ một vùng miền hay tỉnh lỵ nào đều mang tính cấp bách và đòi hỏi độ chính xác cao, việc tiếp tục nghiên cứu, đúc kết và đánh giá so sánh kết quả đạt được với việc xây dựng chiến lược là rất cần thiết trong việc điều chỉnh các định hướng, việc này không chỉ cần Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 104 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  sự tham gia tích cực của các ban nghành địa phương mà còn đòi hỏi hơn nữa của các chuyên gia hoạch định chiến lược tầm vĩ mô. Từ đó mới có được những chính sách phát triển cho từng vùng miền một cách tốt nhất. Với những giới hạn về kiến thức lý thuyết cũng như thực tiễn của bản thân, bản luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô và các đồng nghiệp. Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn thân thành của mình đối với TS. Đặng Vũ Tùng, Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi, xin cảm ơn các thầy cô giáo của Viện Kinh Tế và Quản Lý, Viện sau đại học của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Đề xuất giải pháp XD chiến lược phát triển KTXH giảm nghèo tại huyện Tân Sơn – Phú Thọ đến năm 2020  Hồ Thị Phương Thủy Trang 105 CH QTKD – ĐH BK HN – 2011-2013  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. QĐ-Ttg, Quy họach phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 2. VK-TU, Văn kiện Đại Hội lần thứ XVII của Tỉnh ủy Phú Thọ 2010 3. VK-HU, Văn kiện Đại Hội lần thứ II của Huyện ủy Tân Sơn năm 2010. 4. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007), Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới 2011-2020. 5. Thống kê Phú Thọ, Niên giám Thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2006-2011, Nhà xuất bản tỉnh Phú Thọ, 2007. 6. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược và Chính sách kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội, 2006. 7. Nguyễn Thành Độ, Ngô Kim Thanh, Chiến lược và chính sách kinh doanh, Giáo trình đào tạo sau đại học, 1999. 8. Nguyễn Văn Nghiến, Quản lý chiến lược, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2005. 9. Nguyễn Hữu Lam, Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục, 1998. 10. Nguyễn Tấn Phước, Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, 1996. 11. Đỗ Văn Phức, Khoa học quản lý hoạt động kinh doanh, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005. 12. Lê Văn Tâm, Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Thống kê, 2000. 13. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế - Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Ngô Doãn Vịnh (2007), Chiến lược phát triển bàn về tư duy và hành động có tính chiến lược, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 15. Charrles W.L.Hill và Gareth R.Jones, Quản trị chiến lược; Nhà xuất bản Houghton Miflin Company, 1995. 16. Garr D.Smith, Danny Putti, Chiến lược và sách lược kinh doanh Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1996. 17. Fred R.David, Khái luận về quản trị chiến lược; Nhà xuất bản thống kê, 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thac_si_xay_dung_chien_luoc_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_giam_ngheo_tai_huyen_tan_son_tinh_phu.pdf
Luận văn liên quan