Luận văn Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt

Phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải để thống nhất điều hành chạy tàu trong các trường hợp bất khả kháng như mưa bão, tai nạn,. gây tắc đường, đảm bảo hạn chế thấp nhất các thiệt hại và nhanh chóng khôi phục Biểu đồ chạy tàu. 7. Quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ, tiêu chuẩn và quy chuẩn. 7.1. Hướng dẫn thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến công tác tổ chức chạy tàu nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình điều hành giao thông vận tải đường sắt. 7.2. Xây dựng ban hành các văn bản liên quan đến sự thống nhất trong công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt và đảm bảo an toàn chạy tàu, gồm: - Công lệnh sức kéo, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ - Chỉ thị, biệt lệ chạy tàu. - Qui tắc quản lý kỹ thuật ga, qui định chuyên chở hàng quá khổ giới hạn, hàng có yêu cầu chuyên chở đặc biệt

pdf176 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o từng bộ phận của hệ thống thông tin. - Việc thu thập, xử lý thông tin chưa chuẩn xác. Theo tác giả Nguyễn Hữu Hà [22], để đảm bảo tính khoa học thì việc xây dựng hệ thống thông tin phải được phân thành các bước cụ thể với những quy định chặt chẽ về quy trình như sau: 138 Hình 3.5: Quy trình xây dựng hệ thống thông tin Để xây dựng hệ thống thông tin cho Công ty CP VTĐS Hà Nội đòi hỏi trước mắt phải giải quyết được những vấn đề như sau: - Xây dựng mô hình bộ máy thông tin trong toàn ngành ĐS. - Xác định các mối quan hệ thông tin giữa các bộ phận trong TCT ĐSVN. - Quy định về nội dung, chế độ báo cáo và cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong toàn ngành ĐS. - Xây dựng các bảng mẫu báo cáo, thu thập, tổng hợp thông tin, sử dụng chung cho toàn ngành ĐS. - Tổ chức nhân sự cho bộ máy làm công tác thông tin trong toàn ngành ĐS. Để giải quyết thấu đáo các vấn đề trên khi xây dựng hệ thống thông tin ta tiến hành nghiên cứu và xây dựng các yếu tố cần thiết như sau: Thứ nhất, Xây dựng mô hình bộ máy thông tin trong toàn ngành ĐS. Việc xây dựng mô hình bộ máy thông tin trong toàn ngành ĐS hoàn toàn phải dựa vào cơ cấu tổ chức của ngành, từ cấp cao nhất đến các đơn vị cơ sở. Nếu dựa theo mô hình hiện tại của TCT ĐSVN hiện nay thì Bộ máy thông tin nên có 3 cấp. Đứng đầu là Ban Công nghệ thông tin thuộc TCT ĐSVN. Đây là nơi xây dựng mục tiêu, chức năng cho cả hệ thống thông tin đáp ứng với mục tiêu xây dựng và phát triển của toàn ngành ĐS. Tiếp theo là các Phòng Công nghệ thông tin trực thuộc tại các Công ty vận tải, có nhiệm vụ phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin và báo cáo kịp thời cho các cấp quản lý ngang cấp tương Xác định mục tiêu, chức năng Xác định nhu cầu thông tin Xác định nguồn thông tin tổng quát Xác định nguồn thông tin riêng biệt Xây dựng hệ thống thông tin Thực hiện thu thập thông tin Dự báo diễn biến Lập bảng tổng hợp thông tin Phân tích cơ hội và nguy cơ, thuận lợi và khó khăn Đề ra phản ứng chiến lược Theo dõi và cập nhật thông tin 139 ứng. Và cuối cùng là các Bộ phận thu thập thông tin tại các Chi nhánh VTĐS chuyên làm nhiệm vụ thu thập thông tin và cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời cho HK và chủ hàng khi họ cần. Thứ hai, Phải xác định được các mối quan hệ giữa các bộ phận làm thông tin trong TCT ĐSVN. Việc xác định các mối quan hệ giữa các bộ phận làm công tác thông tin trong TCT ĐSVN. Bao gồm mối quan hệ giữa Ban Công nghệ thông tin, Phòng Công nghệ thông tin và các Bộ phận thu thập thông tin sẽ có 3 dạng như sau: - Mối quan hệ dọc: Thông tin giữa các Ban, Phòng và các Bộ phận thu thập thông tin phải được chuyển từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. - Mối quan hệ ngang: Thông tin giữa Ban, Phòng và các Bộ phận thu thập thông tin phải được chuyển tới các Ban, Phòng và các Bộ phận ngang cấp trong cơ cấu tổ chức. - Báo cáo thông tin cho cấp lãnh đạo trực tiếp của từng bộ phận. Thứ ba, Quy định về nội dung, chế độ báo cáo và cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong toàn ngành ĐS. Nội dung báo cáo có thể thay đổi theo các thời kỳ tùy theo mục tiêu nghiên cứu và mức độ hoàn thiện của hệ thống thông tin đã được xác lập. Khi bộ máy thông tin chưa hoàn thiện thì các thông tin thu thập được cũng chưa đầy đủ. Do vậy mà các chế độ báo cáo, thông tin giữa các bộ phận cũng phải được xác lập theo từng bước phát triển của cả hệ thống thông tin. Và đặc biệt phải được triển khai rộng cho toàn ngành ĐS để thực hiện mục tiêu SXKD của toàn ngành. Thứ tư, Xây dựng các bảng mẫu báo cáo, thu thập, tổng hợp thông tin, sử dụng chung cho toàn ngành ĐS. Khi xây dựng các bảng mẫu báo cáo, thu thập, tổng hợp thông tin, sử dụng chung cho toàn ngành ĐS, đòi hỏi phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Các mẫu biểu báo cáo, thu thập, tổng hợp, phải được quy định thống nhất theo một mẫu chung của toàn ngành ĐS. - Các mẫu biểu phải đơn giản, dễ hiểu, dễ lập và trên đó phải thể hiện được các thông tin cần thiết. - Trên các mẫu biểu cần lưu ý tránh những thông tin không cần thiết hoặc các mục không có thông tin gì, Thứ năm, Tổ chức nhân sự cho bộ máy làm công tác thông tin trong toàn ngành ĐS. 140 Các nhân viên của hệ thống thông tin từ Ban Công nghệ thông tin, Phòng Công nghệ thông tin và Bộ phận thu thập thông tin phải được đào tạo chuyên sâu và yêu cầu phải có những hiểu biết nhất định về các lĩnh vực như: VTĐS, các kiến thức về kinh tế, marketing và công nghệ thông tin, Từ đó mới có thể xây dựng được một hệ thống thông tin đáp ứng với xu thế phát triển của ngành ĐS hiện nay cũng như trong tương lai. Việc xây dựng hệ thống thông tin có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của các Công ty vận tải cũng như của toàn ngành ĐS. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong công tác quản trị đang là vấn đề cần thiết và cấp bách đối với ngành ĐS, nhất là trong giai đoạn các Công ty vận tải đang trong lộ trình cổ phần hóa thì vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin lại càng có ý nghĩa sâu sắc hơn. Chính vì điều này mà Công ty CP VTĐS Hà Nội cần ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực như: - Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ SXKD như xây dựng hệ thống công nghệ thông tin quản trị về lĩnh vực VCHH. - Ứng dụng CNTT trong công tác bán vé, chăm sóc khách hàng, các khâu thanh toán, đối chiếu và thống kê kiểm đếm trong công tác VCHK. - Xây dựng phần mềm quản lý TX hàng, phần mềm quản lý sửa chữa TX các cấp. - Xây dựng phần mềm quản trị HH, HK, quản trị văn phòng, quản trị nguồn nhân lực, - Ký hợp đồng trên mạng điện tử internet, truyền tải các văn bản, tổ chức các cuộc họp, cuộc hội thảo bằng công nghệ thông tin trực tuyến. 3.9.10. Đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Trên cơ sở đặc điểm và tình hình thực tế của Công ty CP VTĐS Hà Nội tại thời điểm cổ phần hóa, hình thức CP hóa và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN được Bộ GTVT phê duyệt. Từ đó Công ty có kế hoạch để phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường. Các loại cổ phần mà Công ty sẽ hướng tới bao gồm: - Cổ phần bán ưu đãi cho CBCNV: bao gồm cổ phần bán ưu đãi cho CBCNV theo thời gian làm việc thực tế tại khu vực Nhà nước theo Khoản 1 Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP [5]. - Cổ phần bán ưu đãi cho CBCNV theo thời gian cam kết làm việc lâu dài tại Công ty Cổ phần trong thời hạn ít nhất 3 năm (kể từ ngày DN được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu) theo khoản 2 điều 48, Nghị định 59/2011/NĐ-CP [5]. 141 Đối với loại cổ phần này có thể tách riêng cho các đối tượng: là chuyên gia giỏi và người lao động. - Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược: là cổ phần bán cho các nhà đầu tư trong nước hoạt động trong lĩnh vực về đầu tư tài chính, chuyển giao công nghệ, thương mại dịch vụ, kinh doanh VTHK, VTHH. - Cổ phần bán ưu đãi cho công đoàn: là cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn không có nguồn để mua cổ phần. - Cổ phần bán đấu giá ra bên ngoài: là cổ phần bán cho nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong nước theo đúng quy định của Pháp luật. Căn cứ vào các loại cổ phần trên để Công ty đưa ra các phương án kế hoạch nhằm lựa chọn thời điểm phù hợp để nhanh chóng đưa ra niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích ngày càng nâng cao hơn nữa vị thế của công ty trên thị trường. 3.9.11. Các giải pháp khác 3.9.11.1. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực - Công ty CP VTĐS Hà Nội phải biết sắp xếp tổ chức lại lực lượng lao động cho phù hợp với công nghệ và điều kiện sản xuất thực tế hiện nay của đơn vị. Chú trọng lực lượng lao động cao, sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý nhằm cải thiện môi trường làm việc, tăng năng suất lao động. - Xây dựng đội ngũ CBCNV có đủ trình độ quản lý, năng lực lãnh đạo và hội nhập quốc tế. - Tổ chức đào tạo và đào tạo lại, tuyển dụng thông qua thi cử, thông qua hợp đồng thời vụ, hợp đồng ngắn hạn để chọn lựa. - Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ CBCNV, tăng cường chất lượng lao động. Mở rộng các hình thức đào tạo: ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài, đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo; đảm bảo đủ nguồn nhân lực để phát triển ĐS hiện đại, tiên tiến. - Có chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài cũng như gắn kết người lao động làm việc trong điều kiện đặc thù của ngành ĐS, đặc biệt là tại đường sắt ở các vùng sâu vùng xa, lao động nặng nhọc nguy hiểm. Có như thế mới đem lại hiệu quả sản xuất cao cho toàn Công ty và tăng thêm thu nhập cho các cổ đông, cho người lao động. Đảm bảo đời sống cũng như thu nhập của CBCNV trong Công ty ở mức tiến tiến so với toàn ngành GTVT. 142 - Tăng cường đầu tư, hợp tác quốc tế trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho đường sắt về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung, chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên phù hợp với yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa, công nghiệp hóa đường sắt. - Dành chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài trình độ đại học và sau đại học chuyên ngành về đường sắt. 3.9.11.2. Giải pháp về hợp tác và phát triển thị trường Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, ngành ĐSVN nói chung và Công ty CP VTĐS Hà Nội nói riêng cần chuẩn bị cho mình những hành trang và điều kiện tốt nhất để có thể hoà nhập, phát triển và có vị thế trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Đó là sự chuẩn bị về các yếu tố: vốn, nhân lực, phương tiện và cơ sở vật chất kĩ thuật,... là cơ sở để đưa ra các giải pháp về mở rộng hợp tác và phát triển thị trường. Bao gồm: - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị thành viên, tạo khối liên kết vững mạnh, đủ sức tham gia đảm nhận các dự án, các hợp đồng kinh tế với giá trị lớn. - Đầu tư hoặc phối hợp với phương thức vận tải đường bộ trong việc vận chuyển trọn gói cho chủ hàng và HK. - Kết nối với các phương thức VT khác trong việc VCHH và HK liên tuyến. - Tập trung phát triển và mở rộng một số ngành nghề chính có tiềm năng và lợi thế, bao gồm: Dịch vụ bốc xếp, dịch vụ VCHH bằng đường sắt, giao nhận, bảo quản HH, sữa chữa TX, đầu máy và thiết bị cho các đơn vị bạn. - Duy trì, phát huy mối quan hệ hợp tác với các khách hàng truyền thống, tạo thị trường ổn định SXKD. - Trong LVQT cần giảm giá cước, giảm các thủ tục phiền hà trong công tác vận chuyển. - Tìm hiểu thị trường trong nước, ngoài nước để tìm ra hướng phát triển. - Phối hợp với các hãng, các công ty du lịch, các nhà sản xuất, nhà tiêu thụ để phân khúc thị trường. - Tuyên truyền, tạo nguồn hàng mới, chân hàng mới, phát triển thị trường. - Có chính sách khuyến mại trong công tác VCHH, HK để thu hút ngày càng cao khách hàng có nhu cầu vận chuyển bằng ĐS. - Phối hợp với các phương thức vận tải khác nhằm phát triển dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức. 143 Ngoài ra, đối với các phương tiện của ĐSVN khi tham gia vận chuyển liên vận ĐS quốc tế sang các nước trong tổ chức ĐS OSZD cần có quy định thống nhất về chuyển tải ĐM, TX cho phù hợp với yêu cầu của từng nước nhằm mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là những nước có ngành ĐS phát triển, các nước trong tổ chức ĐS OSZD. Đặc biệt, trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải, gắn kết trên thực tế chứ không chỉ bằng hình thức văn bản như hiện nay. Tranh thủ tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến trong quá trình phát triển ĐS, hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân lực để tiếp nhận, chuyển giao những công nghệ mới tiên tiến hiện đại trước mắt đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước, mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới trong tương lai. Sau khi xây dựng các phương án cũng như các giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược thì phải tiến hành bước kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược nhằm mục đích xây dựng được một chiến lược tốt nhất và phù hợp nhất cho sự phát triển của Công ty CP VTĐS Hà Nội. 3.10. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược Đây là phần nội dung của bước cập nhật chiến lược, tác giả đề xuất cứ sau 5 năm thì chiến lược phải được kiểm tra, đánh giá và có kế hoạch cập nhật để điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược thì cần phải xác định rõ nội dung kiểm tra là gì trong số tất cả các nội dung của bản chiến lược đã xây dựng, tiếp đó phải xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm tra. Dựa trên những tiêu chuẩn đã xây dựng đó để đánh giá chiến lược. Thực hiện việc đánh giá chiến lược đã xây dựng thì nhất thiết phải định lượng được kết quả đạt được của bản chiến lược đó để làm cơ sở so sánh kết quả đạt được với tiêu chuẩn đề ra. Từ đó DN điều chỉnh chiến lược căn cứ vào cơ sở đánh giá đó. Có như thế chiến lược mới đạt được hiệu quả cao nhất và phù hợp theo đúng tinh thần của các nhà quản trị trong giai đoạn chiến lược của Công ty. Kết luận Chương 3 Qua phân tích chương 3, có thể thấy được các cơ hội, thách thức cũng như các điểm mạnh, điểm yếu đối với Công ty CP VTĐS Hà Nội nói riêng và ngành VTĐS nói chung. Từ đó bằng ma trận SWOT ta lựa chọn được các chiến lược nhằm phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội, khai thác điểm mạnh để vượt qua thách thức; khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội, khắc phục điểm yếu để né tránh thách thức. Các chiến lược này nhằm đưa Công ty CP VTĐS Hà Nội phát triển lâu dài và bền vững. 144 Dựa vào những kết quả phân tích nói trên, Luận án xác định các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của Công ty CP VTĐS Hà Nội phù hợp trong từng thời kỳ chiến lược. Luận án cũng đưa ra các cách trong lựa chọn chiến lược. Từ đó, đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện các chiến lược tối ưu đã lựa chọn đó. Đóng góp mới của luận án ở Chương 3: Trong chương này, tác giả xây dựng được giải pháp về nội dung của quy chế phối hợp giữa các Công ty VTĐS với nhau và cùng phối hợp với TCT ĐSVN trong tổ chức VTĐS nhằm tạo ra sức mạnh cho mỗi Công ty và cho toàn ngành ĐS. Đây là điểm khác biệt trong công tác xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS so với công tác xây dựng CLSXKD cho các DNVT thông thường khác. Đây cũng là đóng góp mới của luận án khi nghiên cứu đề tài này. Cũng trong chương này, Tác giả đã đề xuất mô hình xác định mức trợ giá của Nhà nước cho chạy tàu khách công ích bằng mô hình bài toán xây dựng kế hoạch chạy tàu khách tối ưu. Đây cũng là một đề xuất mới của luận án. Trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và làm đề tài luận án, bắt đầu từ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận xây dựng CLSXKD trong ngành VTĐS. Tiếp đó, thông qua cơ sở lý luận hình thành, tác giả đã soi vào thực trạng công tác xây dựng CLSXKD và môi trường SXKD của ngành VTĐS nhằm mục đích tìm ra những nguyên nhân, hạn chế và đưa ra các biện pháp làm giảm những nguyên nhân, hạn chế đó. Sau đó tiến hành xây dựng CLSXKD phù hợp cho một DN VTĐS cụ thể trong ngành VTĐS. Qua quá trình nghiên cứu trên, tác giả rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau: 145 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trước những sự thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức và môi trường SXKD trong ngành VTĐS như hiện nay thì việc xây dựng một CLSXKD phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của ngành đang là vấn đề cần thiết, cấp bách hơn bao giờ hết đối với toàn ngành ĐS. Việc xây dựng CLSXKD trong ngành VTĐS là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và có tính cấp thiết hiện nay đối với ngành VTĐS nói chung và các DN VTĐS nói riêng. Nó đóng vai trò then chốt đảm bảo cho các DN VTĐS tồn tại, phát triển lâu dài và bền vững trong nền kinh tế thị trường cũng như hợp tác quốc tế. Từ đó, ngày càng nâng cao hơn nữa vị thế của ngành VTĐS trên thị trường vận tải trong nước, khu vực và trên thế giới. Đề tài luận án được nghiên cứu trong giai đoạn ngành VTĐS đang có sự thay đổi về hoạt động, về cơ cấu tổ chức. Do vậy, tác giả tập trung ưu tiên cho việc nghiên cứu hoàn thiện lý luận cũng như khung lý thuyết về việc xây dựng CLSXKD cho các DN VTĐS trong ngành VTĐS Việt Nam hiện nay. Phần minh họa đã xây dựng CLSXKD cho một DN cụ thể trong ngành VTĐS là Công ty CP VTĐS Hà Nội. Trong phần thuyết minh của luận án, tác giả đã có những đóng góp mới cả về mặt khoa học và thực tiễn. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: - Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú, sâu sắc hơn cơ sở lý luận về xây dựng CLSXKD cho các DN VTĐS. + Luận án đã phân tích được các đặc thù của công tác xây dựng CLSXKD trong ngành VTĐS so với các ngành khác để từ đó làm căn cứ trong quá trình xây dựng chiến lược. + Luận án tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS. + Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng, luận án đề xuất xây dựng các nguyên tắc trong xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS. + Luận án còn góp phần xây dựng các căn cứ, yêu cầu khi xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS. + Luận án xây dựng quy trình và nội dung xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS. - Nhận thấy nhiệm vụ vận tải công ích của ngành ĐS chưa có tài liệu nào 146 nghiên cứu. Do vậy, trong luận án này tác giả đã tập trung nghiên cứu về tính công ích của vận tải ĐS. Đây chính là phần nội dung trọng tâm mà tác giả đã có những đóng góp, đề xuất mới trong luận án. + Luận án đã phân tích tại sao phải duy trì tính công ích của VTĐS. Đồng thời, phân tích được sự bức thiết phải có cách xác định mức trợ giá của Nhà nước cho những yêu cầu vận tải công ích đó của ngành đường sắt. + Luận án đề xuất phương án giải quyết khi duy trì tính công ích cho VTĐS bằng việc xây dựng các nguyên tắc và phương pháp xác định phần chi phí trợ giá cho vận tải công ích của ngành đường sắt. + Luận án xây dựng mô hình bài toán nhằm xác định được mức chi phí trợ giá cho vận tải công ích trên ĐS. - Luận án xây dựng các tiêu chí trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp cho ngành ĐS. - Luận án xây dựng CLSXKD cho Công ty CP VTĐS Hà Nội: luận án đưa ra các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của DN và đề xuất các giải pháp hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu đó. Thực tế hiện nay cho thấy nhiệm vụ vận tải công ích chưa có tài liệu nào nghiên cứu. Nó phụ thuộc vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây là một vấn đề lớn, liên quan tới nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Để mở rộng phạm vi ứng dụng của bài toán kế hoạch lập tàu khách cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, tác giả đã mạnh dạn đề xuất mô hình toán tính được chi phí trợ giá cho vận tải công ích. Mô hình này xác định được phương án chạy tàu khách tối ưu, thoả mãn cả yêu cầu vận tải công ích lẫn yêu cầu vận tải tối ưu. Sử dụng mô hình này, ngành đường sắt có thể xác lập được phạm vi tự chủ trong kế hoạch SXKD của mình khi hoạt động trong thị trường VTHK. Với bài toán đề xuất, ta có thể lựa chọn được phương án chạy tàu khách tối ưu phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước về tàu công ích. Biểu hiện của sự điều tiết của Nhà nước trong bài toán này chính là việc quy định các đoàn tàu khách chạy theo các nhiệm vụ công ích. Biểu hiện đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường chính là việc đưa được kế hoạch lập tàu khách có chi phí nhỏ nhất. Bài toán này đã kế thừa phương pháp tìm phương án tối ưu của bài toán đã biết nhưng đồng thời giải quyết được vấn đề có tính lý luận là: Đưa được yếu tố vận tải công ích vào bài toán tối ưu kế hoạch VTHK trên ĐS. 147 Với những hướng phân tích nêu trên, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện đó là: - Tiếp tục nghiên cứu thêm các vấn đề về an sinh xã hội trong vận tải hành khách bằng đường sắt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác vận chuyển hành khách của Đường sắt. - Nghiên cứu sâu thêm về học thuật của tính công ích trong vận tải đường sắt. Từ đó có thêm cơ sở khoa học trong việc đánh giá sâu sắc tính công ích trong vận tải đường sắt. 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị với Nhà nước. - Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành VTĐS phù hợp với định hướng quy hoạch chung về GTVT và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. - Nghiên cứu bổ xung, xây dựng, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức đơn giá,... để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên quan bảo đảm cho sự phát triển ngành VTĐS. - Nhà nước sử dụng chính sách thuế và chính sách tài chính vĩ mô để điều tiết hoạt động của ngành VTĐS. - Trợ giá cho các nhu cầu vận tải công ích của Đường sắt. - Rà soát sửa đổi và bổ sung hệ thống pháp luật, thể chế chính sách cho phù hợp với các quy định của WTO và các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam tham gia. - Tăng cường công tác liên kết, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương với Tổng Công ty ĐSVN. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, giữ gìn quỹ đất cho phát triển đường sắt và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt. - Xây dựng chính sách hỗ trợ để các cơ sở công nghiệp chủ đạo của ngành đường sắt đầu tư nhập khẩu, tiếp nhận công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ cũng như kinh nghiệm trong điều hành quản lý, từng bước nội địa hoá sản phẩm công nghiệp ngành ĐS. Đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp Đường sắt như: đầu máy, TX, thiết bị phụ tùng,... sang các nước trong khu vực và trên thế giới. 2.2. Kiến nghị với TCT ĐSVN và Công ty CP VTĐS Hà Nội. * Kiến nghị đối với TCT ĐSVN: - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hợp lý, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và tăng cường hoạt động Marketting để tổ chức thực hiện chiến lược của TCT ĐSVN. 148 - Do đặc điểm của ĐSVN hiện nay giữa các tuyến có đặc điểm rất khác nhau về điều kiện địa lý khí hậu thời tiết, cơ sở hạ tầng ĐS, khối lượng và mật độ vận chuyển đã dẫn đến điều kiện SXKD giữa các Công ty rất khác nhau. Theo luật DN đối với Công ty CP tiến hành hạch toán độc lập. Vì vậy để tạo điều kiện bình đẳng giữa các Công ty trong hạch toán, TCT ĐSVN cần có cơ chế để điều tiết ngay từ đầu giữa các Công ty thông qua đơn giá khi thanh toán. Tránh tình trạng không để Công ty này lãi, Công ty kia lỗ chỉ vì điều kiện sản xuất không như nhau giữa các Công ty. - Nếu có thể được TCT ĐSVN xem xét điều tiết thông qua tỷ lệ % nộp lệ phí sử dụng cơ sở hạ tầng đối với mỗi loại loại chạy tàu trên từng tuyến là khác nhau. Tất nhiên đối với ĐSVN vẫn phải đảm bảo thu đủ 8% tổng doanh thu của các Công ty cộng lại theo đúng quy định của Nhà Nước về sử dụng kết cấu cơ sở hạ tầng. - Đề nghị TCT ĐSVN tiếp tục có biện pháp giảm giá điều hành giao thông ĐS và các dịch vụ hỗ trợ vận tải liên quan. - Trong điều kiện kinh doanh hiện nay rất khó khăn, đề nghị TCT ĐSVN kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm giá thuê đối với kho bãi và phòng bán vé. - Đề nghị TCT ĐSVN chỉ đạo Trung tâm điều hành nâng cao chất lượng chỉ huy điều hành VT và có thỏa thuận cụ thể mức bồi thường trong hợp đồng điều hành GTĐS trong các trường hợp sau: + Tổ chức chạy tàu để xảy ra sự cố, tai nạn do chủ quan gây thiệt hại cho các Công ty VT, lập tàu không đúng yêu cầu của các Công ty VT. + Tàu chậm giờ so với quy định nguyên nhân không do các Công ty VT gây ra. + Điều xe rỗng không đúng yêu cầu và thỏa thuận của các Công ty VT. - Nâng cao chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn phục vụ, giảm giá thành vận tải, đảm bảo mức cước cạnh tranh với thị trường khu vực và thế giới. Sử dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý trong sản xuất. - Việc trông coi, bảo vệ và đảm bảo an toàn đối với toa xe, hàng hóa đề nghị TCT ĐSVN đảm nhận trên tàu, dưới ga và tính vào giá cung cấp dịch vụ vì toàn bộ lao động liên quan (lái tàu, trưởng ga, bảo vệ ga) đã chuyển về TCT ĐSVN. - Về chi phí cứu viện: đề nghị TCT ĐSVN duyệt bộ định mức chi phí cứu viện để có cơ sở thanh toán với các đơn vị khi xảy ra sự cố, tai nạn GTĐS mà Công ty CP VTĐS Hà Nội phải thực hiện cứu viện. 149 - Hiện nay khung giá trần về VTHH ba chặng đầu cao so với thị trường, đề nghị TCT ĐSVN xem xét ban hành lại để các Công ty thực hiện cho sát với giá cả thị trường. - Đề nghị TCT ĐSVN xây dựng biểu đồ chạy tàu theo phương án sử dụng hết năng lực của các tuyến để các Công ty chủ động tính toán đăng ký chạy tàu và tổ chức kinh doanh phù hợp với từng thời điểm. * Kiến nghị đối với Công ty CP VTĐS Hà Nội: - Công ty cần đổi mới công nghệ VTĐS, đảm nhận khâu xếp dỡ, khâu chuyển tiếp từ ga hai đầu đến địa chỉ của chủ hàng với một lần làm thủ tục, một lần trả trước cước phí; việc kéo dài trách nhiệm vận tải này đặc biệt cần thiết cho những cự ly vận tải đường ngắn. - Cần tiếp tục đổi mới khâu tổ chức, quản lý và cơ chế quản lý của Công ty làm sao những quyết định tức thời trong SXKD được triển khai nhanh mà không phải qua nhiều cấp trung gian; phấn đấu để khách hàng sau khi giao dịch với các chi nhánh kinh doanh VTĐS trong công tác vận chuyển phải đi tới quyết định dứt khoát là chọn hay không phương thức VTĐS. - Giá cước VTĐS tuy không thể linh hoạt như vận tải ôtô (nó đạt được trên cơ sở thoả thuận giữa tài xế và chủ hàng) nhưng cũng phải có một độ mềm nhất định; cước trong cơ chế thị trường luôn có sự biến động. Tuy nhiên, giá cước ổn định cần áp dụng cho những luồng hàng, luồng khách ổn định có cự ly vận tải dài; các tàu có đẳng cấp cao. Còn đối với các loại hàng có khối lượng vận tải nhỏ, thường biến động, cự ly gần thì nên áp dụng loại cước có sự thoả thuận giữa đường sắt và khách hàng. - Thu thập số liệu hoàn chỉnh để xây dựng kế hoạch VTHK tối ưu có các tàu khách công ích trên các tuyến. Trên cơ sở tính toán của phương án này, làm văn bản đề nghị Nhà nước trợ giá cho vận tải công ích. - Cơ chế quản lý và điều hành vận tải cần được không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Một mặt, sẽ có đủ sức cạnh tranh với các phương thức vận tải khác; mặt khác cần thương mại hoá các mối quan hệ giữa các đơn vị trong toàn Công ty tới mức tối đa, hạn chế quan hệ xin cho và quyền lợi kinh tế của mỗi đơn vị gắn liền với số lượng và chất lượng sản phẩm. - Công ty kiến nghị cần phải có ĐM để chủ động hơn trong SXKD. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt 1. Bộ Giao thông vận tải (2011), Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/07/2011. 2. Bộ Giao thông vận tải (2011), Quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển số 1,2,3,4,5,6, Tháng 08/2011. 3. Bộ GTVT, Quyết định số 3412/QĐ-BGTVT ngày 22/09/2015. 4. Bộ GTVT (2015), Quyết định số 1512/QĐ-BGTVT ngày 27/04/2015. 5. Chính phủ (2011), Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011. 6. Chính phủ (2013), Nghị định 175/2013/NĐ-CP, về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. 7. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016. 8. Nguyễn Thanh Chương (2008), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý chất lượng cho doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô trong xu thế hội nhập, Đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội. 9. ĐCSVN (2016), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. 10. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (1997), Giáo trình Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội. 11. Dương Ngọc Dũng (2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E. Porter, Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh. 12. Lê Tiến Dũng (2014), “Nghiên cứu các giải pháp marketing áp dụng vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt”. Luận án Tiến sĩ kinh tế Trường ĐH GTVT, Hà Nội. 13. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 14. Hoàng Thị Hà, Nguyễn Hữu Bình (2015), “Xây dựng hệ thống thông tin cho doanh nghiệp vận tải đường sắt”, Tạp chí GTVT T6/2015. 15. Hoàng Thị Hà, Nguyễn Hữu Hà (2015), “Chính sách sản phẩm cho doanh nghiệp vận tải đường sắt”, Tạp chí GTVT T3/2015. 16. Hoàng Thị Hà (2008), “Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải”, Luận văn thạc sĩ Trường ĐH GTVT, Hà Nội. 151 17. Hoàng Thị Hà (2012), “Thực trạng về công tác xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt ở nước ta”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kinh tế và vận tải đường sắt - Tổng Công ty ĐSVN T12/2012. 18. Hoàng Thị Hà (2013), “Nghiên cứu các yếu tố môi trường sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt”, Tạp chí GTVT T5/2013. 19. Hoàng Thị Hà (2014), “Thiết kế các sản phẩm mới cho ngành Vận tải đường sắt”, Tạp chí GTVT T5/2014. 20. Hoàng Thị Hà (2015), “Nghiên cứu môi trường kinh doanh và đề xuất một số giải pháp nâng cao thị phần vận tải hành khách của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam”, Đề tài NCKH Cấp trường T2015-VTKT-48, Trường ĐH GTVT 21. Nguyễn Hữu Hà (2007), Đề tài cấp Bộ: “Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam”, Kỉ yếu nghiên cứu khoa học - Trường Đại học GTVT. 22. Nguyễn Hữu Hà (2008), Giáo trình Marketing với doanh nghiệp vận tải, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội 23. Đào Duy Huân (2004), Chiến lược kinh doanh trong toàn cầu hóa kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 24. Nguyễn Ngọc Huyền (2013), Giáo trình Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 25. Trần Hoàng Kiên (2001), Chiến lược kinh doanh của các nhà doanh nghiệp nổi tiếng Việt Nam và trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội. 26. Trần Ngọc Minh (2001), Phương pháp lựa chọn loại tàu khách chạy trên tuyến trong nền kinh tế thị trường, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật, Trường ĐH GTVT. 27. Quốc hội (2005), Luật Đường sắt số 35/2005/QH 11 ngày 14/06/2005. 28. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH 13 ngày 26/11/2014. 29. Lê Thu Sao (2012), “Đổi mới công tác sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt theo hướng gắn với thị trường và hội nhập quốc tế”. Luận án Tiến sĩ kinh tế Trường ĐH GTVT, Hà Nội. 30. Từ Sỹ Sùa (2013), Giáo trình Marketing dịch vụ vận tải, Nxb Giao thông vận tải. 152 31. Lê Văn Tâm (2000), Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, Hà Nội. 32. Nguyễn Văn Thái (1996), Giáo trình Tổ chức chạy tàu trong vận tải đường sắt, Nxb Trường Đại học GTVT, Hà Nội. 33. Ngô Kim Thanh (2011, 2012, 2013, 2014), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Thụ (2007), Bài giảng Chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải, Trường Đại học GTVT, Hà Nội. 35. Cục ĐSVN - Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT (2014), Quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến Đường sắt Bắc - Nam. 36. Thủ tướng (2009), Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/09/2009. 37. Thủ tướng (2009), Điều chỉnh Chiến lược phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/03/2009. 38. Thủ tướng (2009), Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009. 39. Thủ tướng (2009), Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009. 40. Thủ tướng (2009), Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009. 41. Thủ tướng (2010), Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển Việt Nam, Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010. 42. Thủ tướng (2011), Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 05/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011. 43. Thủ tướng (2011), Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25/01/2011. 44. Thủ tướng (2011), Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011. 153 45. Thủ tướng (2012), Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1586/QĐ-TTG ngày 24/10/2012. 46. Thủ tướng (2012), Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh, Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/2012. 47. Thủ tướng (2012), Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012. 48. Thủ tướng (2014), Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/07/2014. 49. Thủ tướng (2015), Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 08/07/2015. 50. Thủ tướng (2015), Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015. 51. Thủ tướng (2015), Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/08/2015. 52. Tổng Công ty ĐSVN, Phê duyệt phương án chuyển 2 Công ty VTHK đường sắt: Hà Nội, Sài Gòn thành các Công ty TNHH MTV do Tổng công ty ĐSVN nắm giữ 100% vốn điều lệ, Tờ trình số 340/TTr-ĐS. 53. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (2010-2015), Các báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ĐSVN giai đoạn 2010-2015. 54. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (2014), Quyết định 198 về Đề án tái cơ cấu Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. 55. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (2014), Nghị quyết số 12-NQ/ĐU ngày 22/07/2014. 56. Tổng cục thống kê (2015), Niên giám thống kê 2010-2015. 57. Trương Anh Tuấn (1999), Nghiên cứu những ảnh hưởng của tính mùa tới việc lập kế hoạch vận tải hành khách trên đường sắt Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật, Trường ĐH GTVT. 58. Lý Thần Tùng, Cố Từ Dương (2003), Hoạch định sách lược phân tích SWOT, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. 154 B. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh. 59. Chandler, A. (1962). Strategy anh Structure. Cambrige, Massacchusettes. MIT Press. 60. Dr Dimitrios Buhalis (2002), Tourism Management: Strategic use of information technologies in the tourism industry, Financial Times/ Prentice Hall. 61. Dr. Oh Ji Taek (2115), Policy and Planning for Rail Development Lesson Learnt from Korea for Vietnam, KRRI. 62. Fred R David (2007, 2009, 2011), Strategic Management Concepts, Prentice Hall. 63. Halsius, Fredric, Lochen, Christoffer (1997), Molecular technologies for Biodiversity Evaluation: Opporturnities and Challenges, Nature Biotechnology. 64. James Cadle, Debra Paul and Paul Turner (2010), Business analysis techniques 72 Essential Tools for Success. 65. Johnson, G., Scholes, K. (1999). Exploring Corporate Strategy, 5th Ed. Prentice Hall Europe. 66. Majid Rasouli, Sohrab Ramezani Malabad (2014), Analysis of factors impacting on the competition of Iran’s air transport industry based on Porter’s Five Forces Model. ISSN (Paper) 2224-5766 ISSN (Online) 2225-0484, Vol 4, No 21 (2014). 67. Mary Ijeoma Marire (2014), Managing The Strategies Adopted by Commerical Road Transportation Companies in Nigieria, Volume 4, Issue 5 68. Nnaemeka E. Ononiwu, Diana J. Mosquer (2008), Strategic Factors Affecting the Transformation of Business, Harvard Business Review Press. 69. Paul Caster và Carl A. Scheraga (2013), An Analysis of a Strategic Transformation Plan: The Case of Alaska Airlines, Journal of the Transportation Research Forum. 70. Quinn, J., B. (1980). Strategies for Change: Logical Incrementalism. Homewood, Illinois, Irwin. 155 71. Robert S. Kaplan and David P. Norton (2000), The Strategy - Focused Organization: How Balanced Scorecard Companies Thrive in the New Business Environment, Harvard Business Review Press. 72. Robert S. Kaplan and David P. Norton (2008), Strategy to Operations for Competitive Advantage. Harvard Business Press. 73. Rupert Murdoch (2008), International strategic management, International Sociology, Vol. 23. 74. Shannon E. Fitzgerald, Estela Luck, Anne L.Morgan (2007), Strategies for Sustainable Supply Chain Management. C. Các trang mạng. 75. 76. 77. 78. 4746-1243944302638/22213053/3_Mar25_Zhang_Jianping_prsntn.pdf 79. 80. 81. 82. 83. 84. 85. 86. 87. 88. 89. 156 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ I. Các bài báo đăng trên tạp chí trong nước. 1. Hoàng Thị Hà (2012), “Thực trạng về công tác xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt ở nước ta”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kinh tế và vận tải đường sắt - Tổng Công ty ĐSVN T12/2012. 2. Hoàng Thị Hà (2013), “Nghiên cứu các yếu tố môi trường sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt”, Tạp chí GTVT T5/2013. 3. Hoàng Thị Hà (2014), “Thiết kế các sản phẩm mới cho ngành Vận tải đường sắt”, Tạp chí GTVT T5/2014. 4. Hoàng Thị Hà, Nguyễn Hữu Hà (2015), “Chính sách sản phẩm cho doanh nghiệp vận tải đường sắt”, Tạp chí GTVT T3/2015. 5. Hoàng Thị Hà, Nguyễn Hữu Bình (2015), “Xây dựng hệ thống thông tin cho doanh nghiệp vận tải đường sắt”, Tạp chí GTVT T6/2015. II. Các đề tài NCKH cấp trường. 1. Hoàng Thị Hà (2008), “Xây dựng hệ thống Marketing - Mix cho Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội”, Đề tài NCKH Cấp trường T2007- VTKT-35, Trường ĐH GTVT. 2. Hoàng Thị Hà (2015), “Nghiên cứu môi trường kinh doanh và đề xuất một số giải pháp nâng cao thị phần vận tải hành khách của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam”, Đề tài NCKH Cấp trường T2015-VTKT-48, Trường ĐH GTVT. 157 PHỤ LỤC I: Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. 1. Thực hiện quyền chủ sở hữu theo qui định của pháp luật. 2. Chủ trì tham gia các hội nghị đường sắt quốc tế, ký kết các văn bản liên quan đến chương trình hội nghị và các văn bản hợp tác của Tổng Công ty với đường sắt các nước và các tổ chức đường sắt thế giới như: tổ chức đường sắt OSZD, ASEAN,... 3. Thực hiện quyền của Thủ trưởng cơ quan điều hành giao thông vận tải theo các văn bản qui phạm pháp luật. 4. Khai thác kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ vận tải đường sắt. 4.1. Xây dựng Biểu đồ chạy tàu. Căn cứ nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, năng lực phương tiện vận tải xây dựng Biểu đồ chạy tàu hàng năm, Biểu đồ chạy tàu theo mùa vụ (hè, tết), hành trình chạy tàu bất thường, gồm: - Biểu đồ chạy tàu LVQT; - Biểu đồ chạy tàu khách: Tàu suốt, tàu khu đoạn, tàu ngắn đường, - Biểu đồ chạy tàu hàng: Tàu suốt, tàu khu đoạn. Xây dựng hành trình chạy tàu bất thường: Tàu chạy bất thường phục vụ yêu cầu an ninh, quốc phòng; phòng chống và khắc phục bão lũ; Tàu chạy theo yêu cầu đột xuất của khách hàng,... 4.2. Kinh doanh dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt. - Xây dựng giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt cho từng hành trình chạy tàu có trong Biểu đồ chạy tàu, bao gồm các chi phí: Chỉ huy điều hành chạy tàu, công tác đón gửi tàu, dồn cắt, lấy xe, giải thể lập tàu, dồn đưa xe xếp dỡ, - Tổ chức phân bổ hoặc đấu giá hành trình chạy tàu cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo đúng các qui định hiện hành đảm bảo công khai, công bằng. - Thương thảo ký hợp đồng với các khách hàng về các hành trình có trong Biểu đồ chạy tàu và các hành trình khi khách hàng có các yêu cầu chạy tàu đột xuất, chạy tàu theo yêu cầu đặc biệt. 158 4.3. Quản lý và chỉ đạo thực hiện Biểu đồ chạy tàu. - Quản lý các yếu tố làm ảnh hưởng đến BĐCT như: công lệnh tốc độ, Công lệnh sức kéo, công lệnh tải trọng, các điểm chạy chậm, phong toả khu gian để thi công,... - Phân tích tìm nguyên nhân, qui kết trách nhiệm đến tập thể, cá nhân ở từng công đoạn như: Công tác chỉ huy điều hành chạy tàu, công tác xếp, dỡ, dồn giải thể lập tàu và dồn đưa xe xếp dỡ, tốc độ chạy tàu, sự cố, trở ngại,... làm ảnh hưởng đến Biểu đồ chạy tàu; yêu cầu bồi thường thiệt hại; Tìm các biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả của Biểu đồ chạy tàu. 5. Khai thác kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt. 5.1. Kinh doanh hoặc liên doanh liên kết kinh doanh hệ thống nhà ga, kho, ke, bãi hàng, mặt bằng trong phạm vi nhà ga quản lý. 5.2. Cho thuê mặt bằng, kho, ke, bãi hàng, nhà ga, địa điểm bán hàng, phương tiện vận tải, 5.3. Kinh doanh trông coi bảo quản, giao nhận, kiểm đếm, lưu kho, lưu bãi, 5.4. Kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hoá, hành lý, bao gửi. 5.5. Kinh doanh đại lý vận tải. 5.6. Kinh doanh quảng cáo. 6. Điều hành giao thông vận tải đường sắt. 6.1. Tổ chức chỉ huy, điều hành chạy tàu theo đúng Biểu đồ chạy tàu, theo kế hoạch và hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đảm bảo an toàn tuyệt đối. 6.2. Tổ chức cắt lấy xe, đưa xe vào địa điểm xếp dỡ theo hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. 6.3. Tổ chức giải thể, lập tàu theo đúng kế hoạch và Biểu đồ chạy tàu. 6.4. Tổ chức dồn đưa, lấy xe sửa chữa và xe sửa chữa xong theo đúng hợp đồng đã ký và kế hoạch của chủ phương tiện. 6.5. Tổ chức huy động, điều hành phương tiện, thiết bị phục vụ công tác cứu chữa tai nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ và phục vụ các yêu cầu đặc biệt của cấp có thẩm quyền. 159 6.6. Phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải để thống nhất điều hành chạy tàu trong các trường hợp bất khả kháng như mưa bão, tai nạn,... gây tắc đường, đảm bảo hạn chế thấp nhất các thiệt hại và nhanh chóng khôi phục Biểu đồ chạy tàu. 7. Quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ, tiêu chuẩn và quy chuẩn. 7.1. Hướng dẫn thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến công tác tổ chức chạy tàu nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình điều hành giao thông vận tải đường sắt. 7.2. Xây dựng ban hành các văn bản liên quan đến sự thống nhất trong công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt và đảm bảo an toàn chạy tàu, gồm: - Công lệnh sức kéo, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ - Chỉ thị, biệt lệ chạy tàu. - Qui tắc quản lý kỹ thuật ga, qui định chuyên chở hàng quá khổ giới hạn, hàng có yêu cầu chuyên chở đặc biệt. - Các văn bản qui định về quản lý kỹ thuật phương tiện giao thông vận tải đường sắt, thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan điều hành giao thông vận tải đường sắt, được qui định trong QCVN 08:2011/BGTVT ban hành ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 8. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường sắt. 8.1. Kiểm tra, chỉ đạo đảm bảo tốt an ninh trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi quản lý. 8.2. Phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông đường sắt. 160 PHỤ LỤC II Ngành nghề kinh doanh của Công ty CP VTĐS Hà Nội TT Ngành nghề kinh doanh Mã ngành 1 VTHK đường sắt: Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức và LVQT; 2 Vận tải HH đường sắt: Đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không; 3 Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí; 4 Các dịch khác liên quan đến việc tổ chức và thực hiện chuyên chở hành khách, hành lý, bao gửi và HH đường sắt; 5 Cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, kho hàng, bãi hàng, bãi đỗ xe, ki-ốt, các cơ sở hạ tầng phục vụ VH, thể thao 6 Kho bãi và lưu giữ HH: xếp dỡ, giao nhận HH; Lưu kho, bảo quản HH; 7 Kinh doanh xăng, dầu, mỡ bôi trơn của ngành đường sắt; Đại lý bảo hiểm các loại; 8 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác; Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác; 9 Sản xuất, chế tạo phụ tùng, cấu kiện kim loại, conteiner và gia công cơ khí; 10 Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn; 11 Xuất khẩu vật tư thiết bị chuyên dùng ngành đường sắt; 12 Sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm; 13 Kinh doanh khách sạn, du lịch (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, quán hát karaoke); 14 Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác; 15 Hoạt động thể thao, hoạt động vui chơi và giải trí; 16 Dịch vụ quảng cáo (không bao gồm quảng cáo thuốc lá); 161 PHỤ LỤC III Tình hình An toàn giao thông vận tải đường sắt năm 2015 (Số liệu tính đến 20/12/2015) TT Kỳ báo cáo So cùng kỳ năm trước Năm 2015 Năm 2014 T.Đối Tỷ lệ % I Tai nạn GTĐS Tổng số vụ: 487 388 99 25.5 Tính chất Tai nạn chạy tàu 93 69 24 34.8 Tai nạn khác 394 319 75 23.5 Mức độ thiệt hại ĐB nghiêm trọng 1 2 -1 -50.0 Rất nghiêm trọng 13 3 10 333.3 Nghiêm trọng 190 154 36 23.4 Ít nghiêm trọng 283 229 54 23.6 Nguyên nhân Chưa rõ NN 0 1 -1 - K h ác h q u an Tổng số 454 362 92 25.4 Ngoài ngành 454 362 92 25.4 Thiên tai 0 0 0 - C h ủ qu an Tổng số 33 25 8 32.0 Vận tải 14 4 10 250.0 Đầu máy 1 1 0 Toa xe 5 6 -1 -16.7 Cầu đường 10 7 3 42.9 Công trình 1 7 -6 -85.7 TTTH 0 0 0 - ĐHVT 0 0 0 - Chưa rõ 2 0 2 - II Sự cố chạy tàu Tổng số vụ 1397 1076 321 29.8 K h ác h q ua n Tổng số 601 471 130 27.6 Ngoài ngành 505 387 118 30.5 Thiên tai 96 84 12 14.3 C h ủ qu an Tổng số 796 605 191 31.6 Vận tải 34 14 20 142.9 Đầu máy 232 190 42 22.1 Toa xe 445 350 95 27.1 Cầu đường 43 37 6 16.2 Công trình 10 7 3 42.9 TTTH 31 7 24 342.9 ĐHVT 1 0 1 - Chưa rõ 0 0 0 - III Thiệt hại Chết (người) 213 161 52 32.3 Bị thương (người) 297 256 41 16.0 Thời gian chậm tàu (h) 3168.6 2 423.9 744.7 30.7 Thời gian bế tắc CT(h) 774.2 680.7 93.5 13.7 Số mét ĐS bị hỏng 8875 5668 3207 56.6 Số ĐM bị hỏng 8 16 -8 -50.0 Số TX bị hỏng 12 7 5 71.4 Số ÔTô, xe máy BH 291 216 75 34.7 162 PHỤ LỤC IV Biểu kế hoạch sử dụng toa xe trong đoàn tàu khách 12/2015 Số hiệu đôi tàu A 2 t ầ n g Số lượng TX thường Số lượng TX ĐHKK Cộng An Bn A B80 B64 Cd HL HC CV-PĐ Ghl An Bn A B80 HC CV-PĐ SE1/2 4 3 3 1 1 1 13 SE5/6 3 1 1 3 2 1 1 1 13 TN1/2 5 1 1 1 2 1 1 12 SE19/20 1 1 1 1 3 1 1 9 NA1/2 1 1 1 6 1 1 11 VD31/32 2 1 2 5 DH41/42 2 2 1 5 SP1/2 6 4 1 1 12 SP3/4 1 9 1 1 12 SP7/8 1 1 4 1 1 8 LC3/4 5 1 1 1 8 YB1/2 4 1 1 1 7 HP1/2 4 0 1 1 2 2 10 LP3/2 3 1 1 3 2 10 LP5/6 4 1 1 2 2 10 LP7/8 3 1 1 3 2 10 HDr1/2 2 1 3 DD3/4 2 1 1 1 5 QT1/2 1 1 1 2 5 QT3/4 1 1 1 2 5 R157/158 1 1 3 163 PHỤ LỤC V Biểu so sánh doanh thu và chi phí theo đoàn tàu năm 2015 Số hiệu đôi tàu Số liệu 1 vòng quay Số lượng đoàn tàu Số liệu cả năm 2015 Ghi chú Doanh thu thuần BQ (1000đ) Tổng chi phí (1000đ) Chênh lệch thu - chi (1000đ) Doanh thu thuần BQ (1000đ) Tổng chi phí (1000đ) Chênh lệch thu - chi (1000đ) SE1/2 949 000 750 960 198 040 712 337 844 000 267 341 765 70 502 235 SE5/6 792 000 736 416 55 584 695 275 220 000 255 904 545 19 315 455 TN1/2 483 000 675 096 - 192 096 333 80 419 500 112 403 564 - 31 984 064 SE19/20 225 000 303 006 - 78 066 674 75 825 000 103 113 046 - 26 288 046 NA1/2 174 000 136 313 37 687 695 60 465 000 47 368 623 13 096 377 VD31/32 7 000 70 057 - 63 057 732 2 562 000 25 641 009 - 23 079 009 DH41/42 10 000 56 393 - 46 393 728 3 640 000 20 527 021 - 16 887 021 SP1/2 241 000 144 106 96 894 730 87 965 000 52 598 748 35 366 252 SP3/4 223 000 145 180 77 820 730 81 395 000 52 990 828 28 404 172 SP7/8 83 000 110 553 - 27 553 730 30 295 000 40 351 905 - 10 056 905 LC3/4 49 000 116 541 - 67 541 730 17 885 000 42 537 600 - 24 652 600 YB1/2 39 000 60 284 - 21 284 732 14 274 000 22 063 845 - 7 789 845 HP1/2 25 000 44 655 - 19 655 733 9 162 500 16 366 160 - 7 203 660 LP3/2 27 000 45 496 - 18 496 732 9 882 000 16 651 611 - 6 769 611 LP5/6 42 000 46 996 - 4 996 732 15 372 000 17 200 611 - 1 828 611 LP7/8 37 000 46 496 - 9 496 729 13 486 500 16 947 866 - 3 461 366 HDr1/2 6 000 39 888 - 33 888 377 1 131 000 7 518 963 - 6 387 963 DD3/4 7 000 38 170 - 31 170 295 1 320 500 5 630 098 - 4 597 598 QT1/2 10 000 30 783 - 20 783 410 2 050 000 6 310 423 - 4 260 423 QT3/4 13 000 31 083 - 18 083 410 2 665 000 6 371 923 - 3 706 923 R157/158 3 000 29 749 - 26 749 729 1 093 500 10 843 691 - 9 750 191 Tổng cộng 16 443 1 430 677 238 1 409 593 923 21 083 314 164 PHỤ LỤC VI MẬT ĐỘ HÀNH KHÁCH - 2015 Hành khách BQ /Ngày qua KĐ theo hai chiều KHU ĐOẠN Lên Xuống Cộng (Khách/ngày) (Khách/ngày) (Khách/ngày) Hà Nội - Nam Định 2.587 2.841 5.428 Nam Định - Thanh Hóa 2.782 3.055 5.837 Thanh Hóa - Vinh 2.845 3.104 5.949 Vinh - Đồng Hới 2.262 2.515 4.777 Phủ Lý - Bút Sơn Bỉm Sơn - Bỉm Sơn CN Cầu Giát - Nghĩa Đàn Đồng Hới - Huế 2.402 2.642 5.044 Huế - Đà Nẵng 2.545 2.613 5.158 Đà Nẵng - Quảng Ngãi 2.495 2.558 5.053 Quảng Ngãi - Diêu Trì 2.551 2.654 5.205 Diêu Trì - Quy Nhơn 96 99 195 Diêu trì - Nha Trang 2.938 3.019 5.957 Nha Trang - Tháp Chàm 3.233 3.279 6.512 Tháp Chàm - Mương Mán 3.306 3.359 6.665 Mương Mán - Sài Gòn 3.658 3.731 7.389 Mương Mán - Phan Thiết 431 404 835 Tháp Chàm - Đà Lạt 180 22 202 Hà Nội - Gia Lâm 3.610 3.208 6.818 Gia Lâm - Yên Viên 2.240 2.276 4.516 Yên Viên - Đông Anh 2.635 2.679 5.314 Văn Điển - Bắc Hồng Gia Lâm - Hải Phòng 1.572 1.410 2.982 165 PHỤ LỤC VII Về vốn của Công ty CP VTĐS Hà Nội - Thời điểm 31/3/2015 trước khi cổ phần: - Vốn chủ sở hữu: 628.796.306.590 đồng. Trong đó: + Vốn cố định: 590.824.267.997 đồng. + Vốn lưu động: 32.253.315.670 đồng. + Nguồn quỹ khác: 5.718.722.923 đồng. - Thời điểm 31/3/2015 sau khi định giá cổ phần: + Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp: 1.197.941.050.373 đồng + Nợ phải trả: 397.351.416.231 đồng + Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: 800.589.634.142 đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_chien_luoc_san_xuat_kinh_doanh_trong_nganh_van_tai_duong_sat_7084.pdf
Luận văn liên quan