- Vị trí địa lý: Hòn Tằm cách Thành phố Nha Trang về phía ĐôngNam 5km. nơi
này tập trung rất nhiều đảo đẹp và được coi là một khu vực thuận lợi cho việc
thu hút du khách
- Địa hình: biển bao bọc xung quanh, đảo được hình thành từ núi đá vôi chạy
dài dọc theo biển thuận lợi cho việc du lịch của du khách.
- Khí hậu: được coi là “lá phổi xanh” của Thành phố.
- Động vật: có nhiều chủng loại động vật rừng, biển rất khác nhau như:
Thỏ, Sóc, Cá, Tôm nơi này cũng được coi là khu bảo tồn biển phong phú
và đa dạng.
- Thực vật: nhiều cây thuốc quý, cây cảnh, cây cho bóng mát
90 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tiêu cực để hoạt động du lịch ngày càng phát triển bền vững.
3.1.1 Tác động lên môi trường sống của người dân trong vùng
3.1.1.1 Thuận lợi
- Tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong vùng, giảm số hộ nghèo
khó xuống mức thấp, thay đổi cơ cấu ngành nghề của địa phương.
- Đóng một khoản tiền lớn cho ngân sách tỉnh và nâng cao phúc lợi xã hội.
- Trao đổi thông tin và văn hoá giữa người dân trong vùng với khách du lịch
làm tăng thêm sự hiểu biết giữa mọi người, tăng thêm sự đoàn kết của các
vùng lân cận.
- Tạo ra nhiều đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại của người dân trong
vùng.
(Nguồn: Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại “ Khánh Hoà thế và lực
mới trong thế kỷ XXI”, 2004).
3.1.1.2 Khó Khăn
- Gây ra nhiều mâu thuẫn trong khai thác tài nguyên với các ngành khác như:
khai thác nghề cá của dân trong vùng với nhiều hoạt động sóng nước của
khu du lịch, khai thác hải sản, san hô...
- Anh hưởng nhiều mặt tới các ngành công nghiệp và phục vụ khác (thị trường
thủ công nghiệp, phụ vụ taxi, phục vụ ăn uống…) tăng sức ép lên tài nguyên
thiên nhiên góp phần gây nên các tai biến tự nhiên, ảnh hưởng đến cơ sở hạ
tầng, làm giảm lợi ích lâu dài.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 56
- Hoạt động du lịch giới hạn sự phát triển ở ven trục đường, gây tắc nghẽn
giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm không khí địa phương, quá tải trong dịch vụ
giao thông …
- Hoạt động du lịch phát triển với tốc độ nhanh gấp nhiều lần tốc độ đầu tư cơ
sở hạ tầng. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay hoạt động du lịch phát triển
trên bình diện rộng. Điều này mâu thuẫn với việc bố trí dân cư theo kiểu
quần cư làng xã xen ghép dàn trải hiện nay, nhất là bố trí quần cư theo trục
lộ, vì vậy hoạt động phát triển du lịch mâu thuẫn với hiện trạng bố trí cơ sở
hạ tầng.
(Kết quả nghiên cứu tại Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà).
3.1.2 Tác động yếu tố sinh thái tự nhiên
3.1.2.1 Thuận lợi
Bảo tồn thiên nhiên
Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần rất lớn vào việc bảo
tồn các diện tích tự nhiên quan trọng. Cùng với khai thác các khu bảo tồn
sinh thái biển là việc phải bảo tồn các loài động - thực vật biển một cách tốt
nhất, dành cho du khách chiêm ngưỡng, học tập, nghiên cứu là một trong
những thành công về mặt kinh tế của ngành du lịch hiện nay.
Tăng cường chất lượng môi trường
Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường
thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác
thải và các vấn đề môi trường khác. Cải thiện các tiện nghi môi trường
thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy
tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
Đề cao môi trường
Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt, tạo ra nhiều cảnh
quan sinh thái sạch đẹp, đề cao việc bảo tồn sinh thái, tránh các hoạt động
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 57
gây ra ô nhiễm môi trường nơi khai thác du lịch và nơi bảo tồn là có thể đề
cao giá trị cảnh quan tài nguyên môi trường.
Cải thiện hạ tầng cơ sở
Các cơ sở hạ tầng của địa phương như đường xá, hệ thống cấp thoát
nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt
động du lịch.
Tăng cường hiểu biết về môi trường
Cộng đồng địa phương được hiểu biết rộng hơn thông qua việc trao đổi
và học tập với du khách về các phong tục tập quán, bản sắc của nhiều dân
tộc khác nhau ở nhiều nơi nhiều nước trên thế giới, từ đó họ mới nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường nơi sinh sống cũng như cách nơi khai thác du lịch để
tránh gây ra sự suy thoái tài nguyên môi trường.
3.1.2.2 Khó khăn:
Nước thải
Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao
nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Nước
thải là đường lan truyền nhiều loại dịch bệnh như: Giun Sán, bệnh đường
ruột, bệnh ngoài da do nấm ký sinh, bệnh mắt. Do các hoạt động như sau:
- Việc thải bừa bãi vật liệu xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là
nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây bến tàu, làm cho chất lượng nước
giảm đi rất nhiều.
- Giải phóng mặt bằng, san ủi đất để xây dựng các nhà hàng, khu vui
chơi… gây ra xói mòn và sạc lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
nước mặt khu này.
- Các hoạt động trong quá trình xây dựng làm ô nhiễm nguồn nước, do
việc vứt rác và đổ nước thải bừa bãi vào các nguồn nước, cũng như thải
một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị máy
móc.
Có 2 điểm cần chú ý khi xử lý nước thải ở đây, nhất là nơi cắm trại:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 58
- Ít nước sinh hoạt sẽ càng làm cho nước thải bị bẩn hơn (nồng độ chất ô
nhiễm cao, nhiều cặn lắng, NH3, pH cao…).
- Các thói quen ẩm thực khác nhau tạo ra các chất bẩn có nồng độ khác
nhau trong nước thải.
Rác thải
- Nhiều tàu thuyền đưa khách qua đảo, trên tàu không có sọt rác hoặc có
chỉ là hình thức, du khách bỏ rác rất khó khăn, đa phần là du khách vứt
rác xuống biển. Vào những ngày mùa rác nổi lên trông rất mất thẩm mỹ
cho khu du lịch.
- Thu gom rác chưa có kế hoạch nên thu không hết rác, đa phần là thu gom
theo ý muốn, chưa có kế hoạch làm việc cụ thể, rõ ràng.
- Rác không được phân loại, chưa có biện pháp tái sử dụng, mang rác khó
xử lý về thành phố tập trung xử lý, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện.
- Thùng chứa rác đặt thiếu thẩm mỹ, hình thức thùng không gây được sự
chú ý cho du khách bỏ rác vào thùng.
- Không có chương trình giáo dục ý thức du khách “không được bỏ rác
xuống biển”, hoặc các nơi công cộng khác.
- Chưa có biện pháp xử lý rác thích hợp, chỉ dùng biện pháp đốt gây ô
nhiễm không khí.
Hình 12: Bãi đốt rác Hòn Tằm
Ô nhiễm không khí
Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói”, tuy nhiên nơi
này có thể gây ô nhiễm không khí do:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 59
- Từ các phương tiện giao thông phục vụ xây dựng, du lịch.
- Quá trình đốt (củi, than, dầu, ga) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của
các cơ sở dịch vụ du lịch (dịch vụ lửa trại cho du khách).
Ô nhiễm phong cảnh
- Khách sạn, nhà hàng có kiến trúc chưa hợp lý, xa lạ với cảnh quan địa
phương.
- Xử dụng vật liệu ốp lát không phù hợp.
- Bố trí công trình dịch vụ kém khoa học.
- Xây dựng, san ủi mặt bằng, cải tạo cảnh quan kém.
- Dây điện, cột điện tràn lan.
- Bảo dưỡng kém đối với công trình xây dựng và cảnh quan.
Làm nhiễu loạn sinh thái
Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát tạo ra những vấn đề
sinh thái nghiêm trọng:
- Tác động lên đất gây xói mòn: do quá trình xây dựng nhà hàng khách sạn
hoặc công trình vui chơi giải trí phục vụ du khách.
- Xây dựng đường đi tham quan, khu cắm trại gây cản trở hoạt động của
động vật hoang dã di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản.
- Phá hoại rạn san hô do nguyên nhân: khai thác làm vật lưu niệm, dịch vụ
bơi lặn, lặn biển, bắt cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền, nhiều du khách vô
tình hay không có ý thức (dù đã giáo dục bảo vệ sinh vật biển trước khi
bơi), đã làm chết nhiều cá con, những hoạt động trên gây ô nhiễm môi
trường sống, cùng với việc mất đi những cảnh quan tự nhiên, là nguyên
nhân làm cho một số loài động - thực vật dần dần mất nơi cu trú.
- Du lịch thuyền buồm cũng là hoạt động ảnh hưởng đến môi trường sống
của sinh vật trên biển như: Thuyền buồm lướt nhanh trên biển gây sự sợ
hãi cho đàn cá. Rong rêu sẽ chết dần, có nhiều du khách dùng dịch vụ
thuyền máy chạy trên biển gây ra những mối nguy hiểm cho người dân
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 60
vùng này trong lúc đánh bắt cá bằng thuyền nhỏ, làm người dân rất phẩn
nộ, … Rừng ngập mặn bị xâm hại để xây bến bãi cho thuyền du lịch.
- Nhu cầu của du khách về hải sản được coi là nguyên nhân tác động mạnh
đến môi trường của các hải sản có giá trị: Tôm Hùm, Cua biển, Cá Mú…
bị đánh bắt quá mức để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.
- Một số hành động không tốt của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắn
chim thú tại khu rừng phòng hộ là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng
và chất lượng sinh vật trong khu du lịch.
3.1.3 Văn hoá - xã hội
3.1.3.1 Thuận lợi
Tăng mức thu nhập cho người dân địa phương
Người dân vùng này được tạo việc làm nhờ vào phục vụ cho khách du
lịch như nhân viên phục vụ du lịch, hướng dẫn viên, lái thuyền đưa khách du
lịch …
Theo số liệu điều tra của tỉnh Khánh Hoà: Năm 2006 tạo việc làm cho
người lao động trong ngành du lịch là 4.120 người. Tăng 1.250 người so
với năm 2005. Và ướt tính đến năm 2010 số người lao động trong ngành du
lịch là 7.250 người.
Giá trị đất đai gia tăng do thay đổi mục đích sử dụng đất
Trước đây giá đất nơi này vẫn còn rẻ nhưng từ khi khu du lịch này phát
triển mạnh thì giá đất đồng thời cũng nâng lên rất cao, dùng cho việc xây
dựng nhà hàng khách sạn, khu vui chơi, bán hàng lưu niệm… phục vụ du
khách tốt hơn.
Thay đổi cơ cấu và trình độ lao động
Đây là một bước rất quan trọng của vùng, người dân vùng này trước kia
chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá dựa vào thời tiết nên rất vất vả, trình độ
học vấn của họ rất thấp, từ khi khu du lịch này phát triển thì họ nhận thức
được tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao trình độ để có trí thức, có
điều kiện thuận lợi phục vụ du khách hơn, tạo công ăn việc làm ổn định,
không những tiếp xúc với du khách trong nước mà còn với nhiều du khách
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 61
nước ngoài, mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình và phát triển kinh tế xã
hội.
Tăng cường vị trí và khả năng phát triển du lịch dựa trên cơ sở phối
hợp với các ngành có liên quan
Như ngành du lịch phải liên kết với ngành giao thông trong việc đưa đón
khách, liên kết với ngành thông tin biết được tình hình thời tiết để du khách
an tâm hơn khi đi du lịch…
Tạo hình ảnh mới
Khi khách nước ngoài tới vùng này thì họ thấy được những phong tục
tập quán, sinh hoạt của người dân trong vùng, làm tăng thêm sự phong phú
hiểu biết của họ. Văn hoá của người dân trong vùng cùng với những hình
thức du lịch đã để lại một hình ảnh mới, một hình ảnh tốt đẹp trong lòng mỗi
du khách phương xa.
Cải thiện được y tế
Khi khu du lịch thu hút được nhiều du khách thì chất lượng phục vụ cũng
được cải thiện về nhiều mặt. Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn vệ sinh được
nâng cao, hệ thống xử lý rác, nước thải được mở rộng và cải thiện, dịch vụ
môi trường được nâng lên
Góp phần bảo tồn các di tích lịch sử, di sản văn hoá
Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo
cổ đang có nguy cơ bị lụi tàn, góp phần đắc lực cho bảo tồn hay khôi phục.
- Nghệ thuật, văn hoá, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền
thống.
- Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp (thông qua ngân sách) cho việc
phát triển các hoạt động văn hoá truyền thống, kể cả văn hoá ẩm thực.
- Góp phần khôi phục niềm tự tin và tự hào dân tộc, bảo vệ tính đa dạng
văn hoá.
Giao lưu, trao đổi văn hoá giữa du khách và người địa phương
Sự hiểu biết lẫn nhau sẽ tăng lên, xoá bỏ hàng rào ngôn ngữ, hàng rào
về xã hội, về tôn giáo và chủng tộc. Nảy sinh những khả năng mới, tiếp xúc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 62
với những tư tưởng mới, những lối sống và nền văn hoá mới. Góp phần làm
phong phú thêm bản sắc văn hoá của cả hai phía cũng như sự hiểu biết và
hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác (kinh tế, chính trị, xã hội, văn minh…).
3.1.3.2 Khó khăn
Dịch bệnh
Nhiều loại dịch bệnh lan truyền nhờ nước như: thương hàn, phó thương
hàn, lỵ, tả, viêm ruột, viêm gan, giun sán kí sinh, bệnh ngoài da, bệnh xã hội
và những bệnh khác lan truyền do đông người (bệnh hô hấp, lao, cúm…).
Suy giảm các nguồn lợi kinh tế tiềm năng của địa phương
Do sự cạnh tranh của hoạt động du lịch được đầu tư và điều hành của
các chủ doanh nghiệp ở vùng khác. Ví dụ: Ngân hàng thế giới (1992) tính
rằng, các nước phát triển thu khoảng 55% doanh thu du lịch từ tổng doanh
thu du lịch tại các nước đang phát triển.
Gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm
Sự nhiễu loạn kinh tế có thể xuất hiện nếu hoạt động du lịch chỉ tập
trung vào một hoặc một vài khu riêng biệt, điều đó có thể dẫn đến sự bùng
phát tăng giá đất đai, hàng hoá, dịch vụ trong du lịch có thể làm mất giá
đồng tiền, gây sức ép tài chính lên dân cư trong vùng. Cư dân trong vùng
biến thành lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa.
Quá tải dân số và mất các tiện nghi môi trường dành cho người địa
phương
Khi khách du lịch quá đông, dân cư địa phương bị tranh giành tiện
nghi giao thông, nhà hàng, chợ búa và xuất hiện cảm giác bực bội vì mất
chủ quyền.
Tác động văn hoá
Trong một số trường hợp có thể có sự xói mòn bản sắc văn hoá, lòng tự
tin do sự vượt trội hơn của các đặc trưng văn hoá ngoại lai do du khách
mang tới so với văn hoá bản địa. Hiểu lầm và xung đột có thể nảy sinh giữa
khách và người dân nơi này vì những khác biệt về ngôn ngữ, thói quen, tôn
giáo và cách ứng xử.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 63
Người ta chú ý quá nhiều đến việc quảng cáo để bán sản phẩm du lịch
văn hoá và chi phí cho phát triển và bảo vệ sản phẩm. Khả năng chịu đựng
của địa phương nhanh chóng bị vượt quá, lối sống đẹp bị ảnh hưởng, bị
thoái hoá…
Việc thể hiện văn hoá có thể bị ảnh hưởng qua việc biến truyền thống
địa phương, các ngày lễ thiêng liêng và nơi làm lễ thành hàng hoá mất đi các
giá trị của nó.
Bảng 10: Kiểu du lịch và sự thay đổi lối sống của người địa phương
( Nguồn: Smith, V. L. (France, 1997)).
Các vấn đề xã hội
Ma tuý, nghiện rượu, tội phạm… Có thể bùng phát liên quan đến phát
triển du lịch.
Kiểu du lịch Tần suất du khách
tại địa phương
Lối sống địa phương
1. Thám hiểm Hiếm hoi Không gì thay đổi
2. Tình cờ Lác đác Hầu như không thay đổi gì
3. Đôi khi có tour du lịch Rải rác Mong chờ du khách
4. Tour định kỳ Địng kỳ gặp Bắt đầu học theo du khách
5. Tour thường xuyên Thường xuyên gặp Tiềm kiếm tiện nghi Phương Tây
6. Tour hàng ngày Lúc nào cũng gặp Ngưỡng mộ tiện nghi Phương Tây
7. Ồ ạt Lúc nào cũng gặp rất
đông du khách
Đòi hỏi tiện nghi Phương Tây
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 64
- Du khách giàu tới nơi này sẽ gây nên sự căng thẳng, chênh lệch giữa
người có và người không, gây nên sự ghen tị, ghét nhau và hận thù.
- Chính những người dân địa phương là sản phẩm cho nhà phát triển du
lịch “Đem bán”. Những người dân bản xứ rời bỏ mảnh đất, những phong
tục truyền thống của mình mà phải mỉm cười và làm cho những vị khách
du lịch vui vẻ.
- Những chờ đợi vô vọng thường được đưa ra cho người dân địa phương.
Họ được hứa hẹn là sự có mặt của du khách sẽ đem lại một sự giàu có
mới cho cộng đồng nhưng thực tế những thứ mà nền kinh tế thu lại từ du
lịch lại đi đến chỗ các nhà tổ chức và thương nhân.
- Việc mặc cả cạnh tranh về công ăn việc làm đã thay thế tinh thần hợp tác,
từng là yếu tố cốt yếu cho sự tồn tại của những cộng đồng chuyên sống
bằng nghề đánh cá.
- Cách sống lãng phí và chủ trương tiêu thụ của khách du lịch hoàn toàn
trái ngược với cách sống căn cơ của một ngôi làng truyền thống. Nhiều
thanh niên trở nên bị thu hút bởi những hình ảnh quyến rũ của khách du
lịch và cố gắng bắt chước cách cư xử của họ. Mâu thuẫn giữa những bậc
cao tuổi và tầng lớp trẻ nảy sinh và sự chia rẽ trong cộng đồng cũng bắt
đầu xuất hiện.
(Kết quả điều tra nghiên cứu thực tế tại khu vực khai thác du lịch Hòn Tằm
Nha Trang Khánh Hoà).
Luật pháp và trật tự
Tăng thêm xung đột xã hội, tăng mâu thuẫn đối kháng giữa các nhóm có
lợi ích khác nhau, tăng tội phạm, căng thẳng và bất an xã hội. Cần nhiều
cảnh sát hơn,dân quân dịa phương và nhiều biện pháp kiểm soát hơn.
3.1.4 Tác động vùng biển
3.1.4.1 Thuận lợi
Nhờ vào hoạt động du lịch mà cảng biển được xây dựng nhằm phục vụ cho
công tác neo đậu của tàu thuyền. Mọi người biết nhiều tới vùng biển nơi này
hơn.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 65
Hoạt động đánh bắt gần bờ giảm vì gần bờ phục vụ cho việc vui chơi giải trí
của khu du lịch biển. Nên chủ yếu là đánh bắt xa bờ.
Năm 2002 tổng số tàu cá có gắn máy là 3.394 chiếc với tổng công suất
123.900CV, trong đó thuyền nhỏ khai thác gần bờ chiếm 75%. Nhưng trong
2 năm 1997 - 1998 tỉnh đã giải ngân 34 tỷ đồng cho ngư dân đóng mới 37
tàu, thuyền đánh bắt xa bờ.
Các sản phẩm của biển bán được giá cao vì sản phẩm này sử dụng làm quà
lưu niệm, mang lại nguồn thu lớn cho ngư dân khai thác trong vùng.
Vùng biển được khai thác du lịch nên công tác bảo tồn sinh thái biển thực
hiện một cách rất nghiêm túc và chặt chẽ.
Năm 2000 - 2003 kim ngạch xuất khẩu nhảy vọt , bình quân đạy
31%/năm. Trong đó, ngành chế biến hàng thủ công mỹ nghệ làm quà lưu
niệm chiếm 10% - 20%.
(Nguồn: Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại – Khánh Hoà thế và
lực mới trong thế kỷ XXI, 2004).
3.1.4.2 Khó khăn
Việc xây dựng khách sạn ở vị trí gần các cửa sông cũng gây ra nhiều vấn đề
đối với quá trình phát triển tự nhiên ở nhiều trường hợp sẽ dẫn đến việc xói
lở bờ biển.
Việc khai thác cát với quy mô lớn trong xây dựng cũng là một nguyên nhân
gây xói lở bờ biển.
Mâu thuẫn trong phát triển nghề biển truyền thống tại khu du lịch, hoạt động
du lịch ảnh hưởng đến sinh hoạt và việc làm truyền thống của ngư dân,
nhiều thanh niên bị cuốn hút vào ngành du lịch, sẽ làm mất đi một số lao
động trong nghề biển truyền thống ở khu vực.
Trong nhiều trường hợp, các chất thải không được xử lý và trực tiếp đưa
xuống biển gây ô nhiễm nước biển ven bờ, làm hạn chế các hoạt động tiếp
xúc với nước biển. Tình trạng ô nhiễm này còn ảnh hưởng đến các bãi ngầm
san hô và các sinh vật dưới biển, làm giảm chất lượng của môi trường ven
biển.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 66
Hình 2: Quy trình hoạt động của khu du lịch hiên nay
Cảnh quan
Bảo tồn
Điều hoà khí
hậu
Chiếu sáng
Vận hành máy
móc
Nuôi, trồng
Sinh hoạt
Vui chơi giải trí
Nấu nướng
Vận chuyển
Nhân sự
Khách du lịch
Dịch vụ
Vốn đầu tư
Đất
Nước
Không khí
Con người
Động vật
Thực vật
Chất thải rắn
Nước thải
Khí thải (SOx,
NOx, CO2)
Tiếng ồn, độ
rung
Cháy nổ
Lợi nhuận kinh tế
Cơ sở hạ tầng
Hạng mục công
trình
Phúc lợi xã hội
Giải trí
Ý thức bảo tồn
Tổ chức quản lý
Động vật
Thực vật
Năng lượng
Điện
Nước
Khí đốt
Nhiên liệu
Con người
Kinh tế
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 67
Hình 3:Mô hình khai thác du lịch ở Hòn Tằm hiện nay
Chòi nghỉ Nơi đón khách
Khách Sạn
Bãi Biển Bãi Biển
Nhà tắm nước ngọt
Chòi nghỉ Chòi nghỉ
Chòi nghỉ Chòi nghỉ
Trạm
thông tin
Nhà hàng
Tràu Cau
Bãi đốt rác
Nhà tắm
nước ngọt
Quà lưu niệm
Nhà bảo trì
Biểu tượng Hòn Tằm
Cây xanh
Khu vui chơi giải trí
: Đường thu rác
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 68
3.2 TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG DLBV
3.2.1 Tiêu chuẩn xây dựng chương trình DLBV
Điển hình cho một khu du lịch tự nhiên, với nhiều cảnh quan còn lưu giữ lại
nét hoang sơ cùng với một hệ sinh thái đặc thù của vùng ven biển.
Kiến trúc: Các công trình văn hoá, khu vực quản lý và nhà hàng đều mang nét đặc
trưng văn hoá truyền thống của dân tộc.
3.2.1.1 Tiêu chuẩn sinh thái
Cảnh quan tự nhiên
Hàng năm phải có kế hoạch chăm sóc và trồng mới cây xanh, tạo cảnh
quan thẩm mỹ trong mắt du khách, luôn luôn duy trì được mảng cây xanh
thích hợp trong khu du lịch. Diện tích mảng cây xanh chiếm 15% tổng diện
tích toàn khu du lịch.
Sử dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm:
Nhằm tăng cường chiến lược tiếp thị định hướng vào bảo vệ chất lượng
môi trường. Bất kỳ một ngành nào, sản phẩm nào cũng cần có tiếp thị nhất
là trong ngành du lịch. Cần phải quảng bá hình ảnh khu du lịch theo hướng
bảo vệ môi trường để du khách thấy được việc đi du lịch là góp phần gián
tiếp vào công cuộc bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn.
Sử dụng chính sách tiêu thụ xanh
Để vừa mang lại lợi ích cho kinh doanh du lịch, cho nền kinh tế địa
phương, cụ thể là:
- Tránh các sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu gây nguy hại cho môi
trường.
- Tránh các hàng hoá quá nhiều bao bì.
- Mua các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái chế đựơc.
- Sử dụng nguyên liệu địa phương sẵn có, thuận tiện, dễ tiêu thụ, dễ
phân huỷ…
Đối với năng lượng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 69
Các tổ chức du lịch, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn, thường sử dụng
nhiều năng lượng. Cần kiểm toán để phát hiện những điều kiện có thể tiết
kiệm năng lượng.
- Thay cửa tự động mở bằng cửa mở tay, có hệ thống tự ngắt điện khi
khách ra khỏi phòng và tự đóng điện khi khách vào phòng.
- Sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nước nóng, nhất là chỗ cắm
trại…
- Với khí hậu mát mẻ phần lớn nhà hàng được xây dựng theo kiến trúc
vùng quê chỉ có quạt máy là chủ yếu, không có máy điều hoà hay máy
lạnh … vì vậy vấn đề tiêu hao năng lượng không đáng kể.
- Những thiết bị này chủ yếu chỉ có trong khu trung tâm và những nơi
cần thiết, vì thế trong quá trình cải tạo lại nhà hàng cần sử dụng tối đa
kỹ thuật thông khí và cách nhiệt tự nhiên.
Đối với vấn đề nước
Sử dụng hiệu quả nước sinh hoạt, vừa có ý nghĩa môi trường vừa có lợi
cho kinh doanh, vì nhu cầu sử dụng nước ở khu du lịch thường là rất cao.
Nơi có khả năng tiết kiệm nước nhiều nhất là phòng nghỉ của khách, chỗ
giặt giũ…
Chất lượng không khí và tiếng ồn
Khu du lịch khi quy hoạch hay xây dựng phải cách xa đường cao tốc
50m. Để đảm bảo không khí được trong lành và mức độ ồn thích hợp.
Hàng hoá và chất thải
Thực hiện chiến lược 3R
- Reuse (tái sử dụng).
- Reduce (giảm xả thải)xây dựng chương trình hành động “ít xả
thải”, “cái gì mang vào sẽ được mang ra”.
- Recycle (tái chế) tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì
không cần thiết.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 70
Giao thông vận tải
Tăng cường vận tải công cộng và các phương tiện vận tải mới đáp ứng
nhu cầu du khách (tàu, thuyền chèo tay…) nhưng tiết kiệm năng lượng và
giảm tác động xấu tới môi trường.
Bảo tồn
Thực hiện tốt công tác bảo tồn hệ động - thực vật và các công trình văn
hoá. Hàng năm nên duy trì kinh phí cho việc bảo tồn các khu đa dạng sinh
học biển, rừng và các di tích lịch sử văn hoá có giá trị khác. Tránh việc gây
hại cho khu bảo tồn bằng nhiều hình thức như: không khai thác du lịch khu
này, có chương trình bảo vệ thích hợp, tạo việc làm cho người dân trong
vùng để họ thấy được lợi ích của việc bảo tồn… có như vậy công việc bảo
tồn mới có hiệu quả.
Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng
Xây dựng hoà hợp với môi trường, phù hợp với đời sống của dân địa
phương, phù hợp với thị hiếu của mọi tầng lớp nhân dân.
3.2.1.2 Tiêu chuẩn xã hội
Tránh xây nhà hàng khách sạn lớn: xây dựng nhà hàng khách sạn trong
khu du lịch phải phù hợp với kiến trúc địa phương, hợp với phong tục tập
quán bản địa, tạo ra được nhiều nét đẹp thẫm mỹ trong kiến trúc.
Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển
du lịch: khi muốn quyết định một điều gì đó thì cần phải có sự tham gia
đóng góp ý kiến của người dân bản xứ, vì họ sinh ra và lớn lên ở đây nên họ
có những hiểu biết rõ về nơi đây. Và để người dân trong vùng cùng tham gia
quản lý thì sẽ tạo ra những thuận lợi cần thiết hơn.
Đào tạo cán bộ
Đào tạo cán bộ nhân viên du lịch là cốt yếu của sự thành công DLBV,
trong đó quan trọng nhất là chương trình lồng ghép mục tiêu môi trường vào
hoạt động kinh doanh du lịch.
Tạo việc làm cho dân địa phương, tăng cường các công tác phúc lợi xã
hội: khu du lịch muốn được hoạt động tốt thì nhất thiết phải tạo việc làm
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 71
cho người dân trong vùng, mang lại thu nhập cho họ để họ thấy được lợi ích
phải bảo vệ khu du lịch. Không những giúp người dân trong vùng mà còn
mở rộng ra các vùng lân cận, liên kết tạo điều kiện giúp nhau cùng phát triển
và mang lại nhiều phúc lợi cho xã hội.
3.2.2 Phân khu vùng
3.2.2.1 Khu trung tâm
Hình 13: Khu trung tâm Hòn Tằm
Là khu vực đầu tiên đập vào mắt du khách một cái nhìn bao quát về khung
cảnh của một khu du lịch mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc, với những
kiến trúc văn hoá tạo ấn tượng sâu đậm từ chiếc cổng đến sân khấu sẽ đưa
du khách từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Xây dựng nhà văn hoá, bên trong có các mô hình, hình ảnh, những hoạt
động vui chơi giải trí ở Hòn Tằm.
Tổ chức ẩm thực miền hải đảo, trưng bày những vật lưu niệm của khu du
lịch Hòn Tằm.
Xây dựng những chòi nghỉ, nhà vệ sinh phù hợp cho từng khu.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 72
Hình 14: Căn nhà trưng bày sản phẩm văn hoá
3.2.2.2 Khu vực dọc theo ven đảo
Khu này tổ chức các môn thể thao sông nước như: lướt ván, lắc thúng, bóng
chuyền bãi biển, lặn… các bộ môn thể dục thể thao và các trò chơi nhân
gian truyền thống thường tổ chức trong các dịp lễ như cầu Ông, đua
thuyền… mọi người có thể trực tiếp tham gia vào cuộc chứ không chỉ tham
quan. Khi tổ chức trong các khu vui chơi giải trí nó càng có tính phổ thông
và lôi cuốn hơn đối với mọi tầng lớp và nhất là giới trẻ. Đây là loại hình có
khả năng hấp dẫn cao đối với khách quốc tế.
Xây dựng các chòi nghỉ mát dọc theo bãi biển, để du khách được ngắm nhìn
bãi biển trong xanh, nên thơ trong lành, du khách quên đi những ngày lao
động vất vả.
Du khách có thể du ngoạn bằng thuyền buồm trên biển để ngắm nhìn những
đàn cá nơi đây và toàn bộ vùng sông nước hải đảo này.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 73
Hình 15: Các lều nghỉ dọc Bề Biển
3.2.2.3 Khu bảo tồn hệ động thực vật
Khu du lịch sinh thái Hòn Tằm có hệ động thực vật rất phong phú và đa
dạng. Đã tạo nên nhiều loại hình giải trí rất thú vị cho du khách như: Lặn biển,
câu cá, khám phá rừng phòng hộ… nơi này cũng là một khu nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí với không khí trong lành rất thích hợp cho nhiều người sống ở khu
vực đô thị.
Đặc biệt nhất là rừng phòng hộ, khu rừng chiếm diện tích rất lớn trên đảo.
Trong rừng đa phần là cây lá thấp mọc trên núi đá, tán không cao, nơi này cũng
có rất nhiều chủng loại cây như: Bạch Đàn, Phi Lao, Cây Bụi… cùng với những
loài hoa dại trong rất đẹp, làm cho du khách càng thấy thích thú hơn khi đi
khám phá rừng. Không những thế trong rừng còn có nhiều động vật phong phú
như: Chồn, Sóc, Khỉ… cũng góp phần sinh động cho rừng.
Khai thác thiên nhiên bảo vệ sinh thái môi trường, làm thư giãn tinh thần
khách tham quan đó là mục tiêu của khu vực này.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 74
3.3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DLBV Ở HÒN TẰM
3.3.1 Xây dựng môi trường DLST đặc thù
Khu du lịch sinh thái Hòn Tằm đại diện cho sinh thái đảo ven biển đủ sức hấp
dẫn thu hút du khách, thế nhưng nó cũng có tính chất đặc thù và nhạy cảm với một
thay đổi nhỏ của môi trường bên ngoài tác động vào.
khi thiết lập mạng lưới đường nội bộ cho du khách chỉ được lót Đan hoặc sử
dụng những hòn đá cuội theo tuyến đi bộ đã được vạch sẵn.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 75
Hình 16: Đường đi lót Đan trong khu du lịch Hòn Tằm
Trồng những giống cỏ mềm dễ sống để tạo cảnh quan tự nhiên.
Trong khách sạn ta dùng những vật liệu không gây hại môi trường để ghi những
bảng chú thích như: bàn ăn uống, bàn tiếp tân… những nguyên liệu này có thể
sử dụng nguyên liệu địa phương như vỏ dừa, sơ dừa…
3.3.2 Về thẩm mỹ
Ta biết rằng thiên nhiên có đặc tính vô cùng quý giá là có thể tự phục hồi nếu
mức tác động của con người tới nó nằm trong giới hạn cho phép, không phải chỉ có
du khách là tác nhân xả thải mà còn phải kể đến nhân viên phục vụ và số lượng
công trình xây dựng (như cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch).
Nên giới hạn mật độ du khách, giới hạn về số lượng khách tối đa mà Hòn Tằm
có thể chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất định không làm cho hệ sinh thái
nơi đây bị phá vỡ thế cân bằng. Hiện nay vào những tháng cao điểm (tháng 6 - 8)
Hòn Tằm đón 2500 - 3000 khách. Theo dự kiến của tỉnh và ban quản lý Hòn tằm
thì đến năm 2010 lượng khách này sẽ lên đến 4500 khách, vượt quá sức chứa của
Hòn Tằm. Do đó Hòn Tằm cần có kế hoạch kéo dãn khách cho thích hợp bằng
cách:
Xây dựng trạm điều hành và phát tích kê cho khách tham quan để kiểm soát số
lượng khách.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 76
Hình 17: Trạm điều hành khách du lịch Hòn Tằm
Đóng cửa hoàn toàn một điểm tham quan.
Đóng cửa một phần điểm tham quan (Rừng sinh thái, một số phòng, một số
diện tích) - mở cửa luân phiên các phần cần đóng cửa tạm thời.
Marketing: giảm giá vào ngày vắng khách, tổ chức các hình thức hoạt động đặc
biệt để dãn khách.
Làm lệch kì nghỉ của các trường học.
Xây dựng lối đi quy định (có mũi tên chỉ hướng) để kiểm soát hành vi du khách
và đỡ mất thời gian của khách.
Hỗ trợ một phần vốn cho người dân trong vùng trong việc chăm sóc môi trường
ven biển để có thể phục vụ du khách ngoài ra còn làm sạch những vùng lân cận
vùng.
Luôn treo những băng ron khẩu hiệu bảo vệ môi trường, hướng dẫn viên luôn
nói với mọi du khách không nên xả rác bừa bãi biển… Để cho việc giáo dục
môi trường tại đây có hiệu quả cao nhất ta nên:
- Có một đội ngũ chuyên nghiệp am hiểu về môi trường địa phương đội ngũ
này có thể là người dân ngoài vùng hay trong vùng thì hiệu quả càng cao.
- Tổ chức các cuộc dạo chơi đến các cây có tuổi đời lâu năm và nói về tầm
quan trọng của nó.
- Thành lập trường ngoài trời cho trẻ.
3.3.3 Về kinh tế
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 77
Nếu chúng ta muốn bảo vệ môi trường thiên nhiên, chúng ta cũng cần phải bảo
vệ lợi ích kinh tế của cư dân địa phương.
Hỗ trợ cư dân ổn định cuộc sống: kết hợp với lãnh đạo địa phương giúp người
dân về các ngành nghề như: ngư nghiệp, thủ công và công nghiệp dịch vụ phục
vụ cho ngành du lịch nơi này mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.
Mời gọi sự tham gia của người dân trong các dịch vụ du lịch sinh thái. Vì cư
dân địa phương có nguồn thông tin địa phương rất rộng lớn, do họ lớn lên trong
khu vực, cần phải tận dụng các kiến thức rộng lớn của họ và đề cao tầm quan
trọng của họ trong công tác hướng dẫn du lịch sinh thái.
3.3.4 Về xã hội
Du lịch sinh thái chính là môi trường giúp trao đổi và giao lưu văn hoá, bên
cạnh tiếp thu những văn hoá hiện đại phương Tây thì việc phát huy và bổ sung những
kiến thức về văn hoá dân tộc mình là điều không thể thiếu.
Khai thác và phát huy một cách có hiệu quả nền văn hoá địa phương chắc chắn
sẽ thu hút được một lượng du khách rất lớn.
Quảng bá du lịch sinh thái Hòn Tằm bằng những phương tiện thông tin đại
chúng.
Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch: tăng chất lượng dịch vụ
trên các góc độ: thái độ phục vụ, tính đa dạng, tính tiện nghi của hàng hoá dịch
vụ… trong chiến lược phát triển du lịch, giá cả của sản phẩm du lịch cũng phải
cần quan tâm gần như là một yếu tố quyết định mức độ của tính hấp dẫn.
3.3.5 Khí thải
Tuy được coi là ngành “Công nghiệp không khói”, nhưng khu du lịch Hòn
Tằm có thể gây ô nhiễm khí thông qua việc xả khí thải của động cơ tàu thuyền,
canô… đồng thời việc đốt rác cũng gây ra một lượng khí ô nhiễm đối với khu du
lịch. Do đó việc cần làm đối với môi trường không khí là:
Các nhân viên trong ban quản lý nên hạn chế việc đi lại bằng canô nhiều lần
trong khu du lịch.
Thiết lập lối đi riêng dành cho các phương tiện vận chuyển hàng hoá và vật tư
ra đảo, để hạn chế lượng khói và bụi.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 78
Không xử lý rác thải bằng phương pháp đốt để hạn chế tối đa một lượng lớn
khói bụi, các khí thải độc hại như: SOX, NOX, CO2,… để tránh ảnh hưởng đến
sức khoẻ của dân địa phương và của nhân viên làm việc tại bãi rác.
3.3.6 Rác thải
Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Thu gom và tập kết
chất thải rắn không phù hợp có thể gây những vấn đề nghiêm trọng về cảnh quan,
vệ sinh môi trường, sức khoẻ công đồng và xung đột xã hội.Nhưng đối với khu du
lịch sinh thái Hòn Tằm thì vấn đề vứt rác thải bừa bãi được quản lý rất chặt, tạo nên
một môi trường sạch sẽ, thẫm mỹ trong mắt du khách.
Hình 18: Hoạt động thu gom rác tại Hòn Tằm
Để thực hiện nguyên tắc trên, hoạt động du lịch cần phải áp dụng tiêu chí
3R (Reuse, Reduce, Recycle) của phát triển bền vững:
- Quản lý tốt để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên, có giải pháp
nhằm giám sát và ngăn chặn việc tiêu thụ quá mức tài nguyên của khách
hàng.
- Khuyến khích sử dụng công nghệ mới nhằm giảm mức tiêu thụ tài nguyên
và hạn chế chất thải.
- Ơ những nơi không thể giảm bớt lượng rác thải thì khuyến khích việc tái sử
dụng rác thải nhằm phục vụ lợi ích của ngành du lịch và cộng đồng địa
phương. Điều này sẽ làm giảm sức ép đối với việc sử dụng tài nguyên cũng
như tác động đến môi trường.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 79
- Có trách nhiệm phục hồi đối với những tổn thất về tài nguyên và môi trường.
- Phát triển trên cơ sở quy hoạch và tuân thủ các quy định nhằm hạn chế chất
thải ra môi trường.
Nhưng bên cạnh đó cũng cần áp dụng thêm một biện pháp sau:
- Kiểm kê chất thải trong khu du lịch, xem xét chi phí thu gom, lượng thải
hàng năm, kiểu loại các chất thải độc hại cần phải xử lý riêng.
- Tìm cách giảm phát xả riêng cho từng loại: giảm lượng sử dụng, tăng cường
tái sử dụng, tái chế, xử lý rác hợp vệ sinh.
- Bố trí các sọt rác một cách thẩm mỹ dọc theo tuyến đường đi của du khách.
- Không đặt sọt rác nằm phía trong những bãi cỏ công viên khu trung tâm để
tránh không cho du khách bước vào dẫm lên thảm cỏ.
- Hạn chế tối đa thức ăn và vật dụng của du khách mang vào từ bên ngoài
bằng cách ban quản lý nên điều chỉnh giá cả bên trong khu du lịch hợp lý.
- Bố trí đội ngũ thu gom rác ngay cả nhà dân, giáo dục người dân nơi đây ý
thức không được đổ rác xuống biển, rạch…
- Xây dựng một chương trình hành động “ít xả thải”, “cái gì mang vào sẽ
được mang ra”.
Hình 4: Quy trình xử lý rác
Rác Xe chuyên chở
Phân loại
Bãi xử lý
Sử dụng vào
mục đích khác Tái sử dụng
Không tái sử
dụng được
Đốt
Bãi rác
Thành phố
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 80
Rác thải được nhận từ các thùng chứa rác dọc khu du lịch, bằng xe kéo vận
chuyển rác đến bãi xử lý của khu du lịch này, khu này có trách nhiệm phân loại,
loại rác không tái sử dụng được thì xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp và phần
rác nào khó xử lý thì chuyển về thành phố xử lý còn loại rác nào có thể tái sử dụng
được thì khu du lịch sẽ sử dụng nó vào nhiều mục đích khác
Hình 19: Xe thu gom rác ở Hòn Tằm
3.3.7 Nước thải
Hệ thống cấp nước ở Hòn Tằm tương đối đầy đủ. Hiện nay, Hòn Tằm sử dụng
nguồn nước chính từ đất liền được chở qua đảo. Nhưng đến nay Hòn Tằm vẫn chưa
có một hệ thống xử lý nước thải chung cho cả khu du lịch, hầu hết du khách, cả ban
quản lý đều thải trực tiếp ra biển hoặc thấm xuống đất. Vì vậy đã tạo ra một nguồn
ô nhiễm lớn. Để môi trường nước nơi này tránh bị ô nhiễm, ban lãnh đạo nên:
Thiết lập hệ thống xử lý nước thải cho khu du lịch Hòn Tằm trước khi đổ ra
biển tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Hệ thống thoát nước của nhà hàng nên xử lý sơ bộ trước, hiện nay vấn đề chủ
yếu của nhà hàng là tẩy rửa vật dụng như chén, bát, giặt giũ,… thường tạo ra rất
nhiều dầu mỡ gây nên độ bám cục rất lớn, thường thì những hoá chất tẩy rửa là
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 81
những hoá chất rất độc, khi thải vào nguồn nước dễ làm cho nguồn nước bị ô
nhiễm. Do đó, nhà hàng nên sử dụng hoá chất tẩy rửa mà không làm tổn hại đến
môi trường, đó là hoá chất ENCHOICE để có lợi ích sau:
- Nhà hàng tiến tới đạt chứng chỉ sinh thái.
- Dễ sử dụng.
- Đa năng.
- Chiếm diện tích ít, gọn nhỏ.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
Với sức chứa từ 2000 – 3000 người. Và theo tiêu chuẩn sử dụng nước trung
bình (l/người, ngàyđêm) là 200 – 300l/người, ngày đêm. Em xây dựng cho Hòn
Tằm một nhà máy xử lý nước thải với công suất 900000l/ngđêm (900m3/ngđêm).
(Nguồn: Đỗ Trọng Miên, Vũ Đình Dịu - Giáo trình cấp thoát nước, NXB. Bộ Xây
Dựng, 2000).
Hình 5: Quy trình xử lý nước thải
3.3.8 Tiếng ồn
Trong khu du lịch Hòn Tằm các nhân viên trong ban quản lý sử dụng phương
tiện đi lại bằng thuyền máy, mặc dù tiếng ồn không đáng kể nhưng cũng ảnh
hưởng ít nhiều đến hệ sinh thái ở đây. Do đó, không nên sử dụng thuyền máy
một cách lạm phát, mà chỉ nên sử dụng một cách có hiệu quả tốt nhất.
Xây dựng một lối đi riêng cho đoàn tàu thuyền vận chuyển vật liệu, hàng hoá,
thực phẩm… nhằm tránh gây tiếng ồn lớn.
Nên xây dựng khu vui chơi giải trí bằng thuyền buồm theo đúng quy hoạch,
dành một khu nào đó cho hoạt động này, tránh để cho du khách chạy thuyền
Bể đều hoà
Nhà hàng
khách sạn
Bể lắng
Nhà tắm
nước ngọt
Nhà vệ sinh
Nguồn tiếp nhận Song chắn rác
Bể sinh học Bể khử trùng
Biển
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 82
buồm tuỳ ý trên biển, gây cản trở giao thông, gây tai nạn và ảnh hưởng tới sinh
vật dưới nước.
Xây dựng một số phương pháp nhằm điều tiết lượng du khách lớn vào những
ngày Hè, lễ… nhằm hạn chế tình trạng quá tải của khu du lịch và chủ yếu là
giảm bớt tiếng ồn do du khách gây ra.
3.3.9 Năng lượng
Khu du lịch Hòn Tằm đựơc thiên nhiên ưu đãi đặc biệt với một hệ thực vật
rộng lớn, cùng với làng nước biển trong lành đã tạo nên một khí hậu thật mát mẻ.
Vì vậy, vấn đề tiêu hao năng lượng là không đáng kể.
Ta có thể kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng qua công thức sau:
Mức tiêu thụ thực tế
Dựa trên các hoá đơn:
- Tiêu thụ điện hàng năm theo hoá đơn Kwh (1)
- Tiêu thụ khí đốt hàng năm theo hoá đơn Kwh (2)
- Các loại năng lượng khác Kwh (3)
- Tổng năng lượng = (1) +0.5 x (2) + 0.5 x (3) (4)
- Tổng diện tích mặt bằng: m2 (5)
Tính toán suất tiêu thụ năng lượng trên 1 m2
R1 = (4)/(5) Kwh/m2
Tính toán mức tiêu thụ năng lượng lý thuyết, sử dụng các hệ số trong bảng
tham khảo các kết quả sau đây
C1 = hệ số suất tiêu thụ năng lượng
C2 = hệ số điều hoà không khí
C3 = hệ số đối với thực phẩm, rau quả
R2 = C1 + C2 + C3 = Kwh/m2
Đánh giá mức tiêu thụ năng lượng
- Nếu R1 < R2: mức tiêu thụ là rất tốt.
- Nếu R1 > R2: mức tiêu thụ năng lượng vượt mức.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 83
Tất cả 4 yếu tố (chất thải, nước thải, tiếng ồn, năng lượng) này sẽ làm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo cho du khách có một môi trường trong
lành.
3.3.10 Công tác tuyên truyền giáo dục môi trường du lịch
Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về môi trường được tiến hành dưới
nhiều hình thức khác nhau thích hợp cho từng đối tượng.
Tăng cường các chương trình thông tin đại chúng bằng các phương tiện truyền
thông: Phát thanh truyền hình, báo chí, tập san, bản in… thông qua các chuyên
mục “Khoa học và đời sống”, “Rừng và môi trường sống”,”Tạp chí du lịch
xanh”…
Tổ chức các cuộc thi, các buổi sinh hoạt cho các lứa tuổi thanh thiếu niên: thi
tìm hiểu về môi trường du lịch, thi đố em với chủ đề thiếu nhi và môi trường,thi
vẽ tranh mang chủ đề bảo vệ môi trường, lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường
vào chương trình “Du lịch bền vững”.
Đối với các thành phần xã hội khác, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị
- xã hội, các hội đoàn, các đơn vị giáo dục đào tạo tổ chức các hội nghị tập
huấn, hội thảo khoa học, các lớp chuyên đề ngắn ngày… nhằm cung cấp thông
tin, kiến thức và hành động của toàn xã hội về bảo vệ môi trường tại các điểm
du lịch.
3.3.11 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Ưu tiên hợp tác khu vực để có được các điều kiện đầu tư và liên kết thị trường.
Trước mắt cần đẩy mạnh hợp tác thực hiện dự án phát triển du lịch nhằm tranh
thủ các nguồn lực, kinh nghiệm trong phát triển du lịch bền vững để phát triển
những khu vực đã xác định trong quy hoạch trở thành những điểm du lịch hấp
dẫn, góp phần tích cực duy trì và phát triển các giá trị tự nhiên, văn hoá đặc sắc
ở những khu vực này.
Tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế để có được các dự án đào tạo phát
triển nguồn nhân lực, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực du lịch, chú trọng ưu tiên các dự án bảo
tồn, kết hợp phát triển du lịch.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 84
3.4 TÍNH HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
3.4.1 Về mặt kinh tế
Phát triển mạnh các dịch vụ tăng thu nhập cho các cơ sở kinh doanh, quan trọng
hơn chính là nâng cao đời sống của dân địa phương, đồng thời cũng phát triển
nuôi trồng và đánh bắt hải sản tăng thu nhập cho người dân trong vùng.
Tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc với người tiêu dùng, nên trồng những cây
gì, nuôi con gì, để đáp ứng nhu cầu của du khách. Tạo phúc lợi cho xã hội.
Tạo cơ hội phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của địa phương, giải quyết
được lượng lao động đáng kể.
Giữ lành mạnh môi trường sản xuất và sinh hoạt trong vùng.
3.4.2 Về văn hoá xã hội
Thúc đẩy phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, phát triển nét văn
hoá đặc trưng.
Tiếp cận với nét sinh hoạt tập quán của địa phương khác thông qua du khách để
làm bổ sung và phong phú thêm cho văn hoá tại chỗ.
Đẩy mạnh quá trình giao lưu văn hoá, tiếp thu nền văn minh của các nước trên
thế giới, mặt dù vẫn giữ nét đặc trưng riêng của vùng quê nhưng không đẩy lùi
sự tụt hậu.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 85
Ngăn chặn mạnh các tệ nạn xã hội, giáo dục thanh thiếu niên trong vùng có
cuộc sống lành mạnh, yên vui.
3.4.3 Về môi trường
Góp phần giảm thiểu và bảo vệ môi trường một cách tự nguyện không gượng
ép.
Giúp cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của môi trường sống.
Các nhân viên trong ban quản lý được huấn luyện chặt chẽ về giáo dục môi
trường, điều này không chỉ mang đến cho khu du lịch một cảnh quan đẹp mà
còn giúp cho du khách có ý thức hơn về môi trường.
Đẩy mạnh giáo dục môi trường đến từng người dân và cho cả cộng đồng dân
cư.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN
SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 86
Trạm
thông tin
Nhà hàng
Tràu Cau
Bảo tồn
cây xanh
Nhà tắm nước ngọt
Chòi
nghỉ
Chòi
nghỉ
Chòi
nghỉ
Chòi
nghỉ Trạm trung chuyển Nhà tắm nước ngọt
Chòi nghỉ Chòi nghỉ Chòi nghỉ Chòi nghỉ Chòi nghỉ Chòi nghỉ Chòi nghỉ Chòi nghỉ
Chòi nghỉ Chòi nghỉ Chòi nghỉ
Khách sạn Nhà tắm nước ngọt Khu giáo dục
môi trường
i ỉ Nơi đón khách Quà lưu niệm Khu hoạt động vui chơi giải trí biển
Chòi nghỉ Chòi nghỉ
Nhà tắm
nước
ngọt
Khu xử lý nước thải
Khu xử lý
rác
Khu
bảo trì
Khu phân loại
rác
Chòi
nghỉ
Chòi
nghỉ
Chòi
nghỉ
Trồng cây xanh
: Đường thu rác Công trình cũ
: Đường thu nước thải Công trình mới
Hình 6: Mô hình hoạt động khi áp dụng chương trình DLBV ở Hòn Tằm
ÑOÀ AÙN TOÁT NGHIEÄP KHOAÙ 2002 GVHD: Th.S LEÂ THÒ VU
LAN
SVTH : TRAÀN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 87
4.1 KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra nghiên cứu thực trạng và đưa ra chương trình xây dựng
phát triển bền vững cho Hòn Tằm có thể rút ra kết luận như sau:
4.1.1 Du lịch sinh thái Hòn Tằm hiện nay đang trên đà phát triển
Điều đó đã thể hiện rõ qua các số liệu hiện trạng du khách đến tham quan
trong những năm qua. Năm 1998 (năm thành lập trung tâm) số du khách trong
nước là 250 khách, năm 2002 đã là 1.500 và dự kiến khoảng 2.500 - 3.000 năm
nay, tăng mạnh lượng khách du lịch và doanh thu. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch cũng tăng lên đáng kể.
Mang lại hiệu quả kinh tế, mà sự phát triển đó cũng đem lại hiệu quả về mặt
xã hội, thể hiện qua sự tăng trưởng lực lượng lao động tham gia ngày càng nhiều
vào hoạt động kinh doanh du lịch. Góp phần tích cực vào hiệu quả kinh tế - xã hội
của tỉnh, mang lại sự cải thiện thu nhập cho tầng lớp dân cư.
4.1.2 Tài nguyên du lịch Hòn Tằm tương đối phong phú, đa dạng
- Tài nguyên động - thực vật với nhiều chủng loại khác nhau.
- Các công trình văn hoá đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Các khu vui chơi, giải trí hiện đại.
- Tổ chức nhiều trò chơi nhân gian như: đua thuyền, lắc thúng…
- Tổ chức làng ẩm thực với nhiều món ăn đặc trưng khu vực Trung Bộ.
- Tạo nhiều khu vực cắm trại lý tưởng vào các ngày cuối tuần, ngày nghỉ,
ngày lễ tết.
Tài nguyên du lịch ở Hòn Tằm chỉ cần tăng cường khai thác, đầu tư đúng mức
sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Tuy nhiên,
thời gian qua những tài nguyên ấy chưa được khai thác hợp lý và một số còn ở
dạng tiềm năng. Ơ đây có nhiều nguyên do, trong đó có nguyên do về vốn đầu tư.
Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống các điểm du
lịch, các điểm tham quan vui chơi giải trí, khu vực dành cho thể thao còn thiếu,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch tại đây.
4.1.3 Những nền tảng sẵn có cho một khu DLBV ở Hòn Tằm
Tài nguyên tự nhiên
ÑOÀ AÙN TOÁT NGHIEÄP KHOAÙ 2002 GVHD: Th.S LEÂ THÒ VU
LAN
SVTH : TRAÀN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 88
- Vị trí địa lý: Hòn Tằm cách Thành phố Nha Trang về phía ĐôngNam 5km. nơi
này tập trung rất nhiều đảo đẹp và được coi là một khu vực thuận lợi cho việc
thu hút du khách
- Địa hình: biển bao bọc xung quanh, đảo được hình thành từ núi đá vôi chạy
dài dọc theo biển thuận lợi cho việc du lịch của du khách.
- Khí hậu: được coi là “lá phổi xanh” của Thành phố.
- Động vật: có nhiều chủng loại động vật rừng, biển rất khác nhau như:
Thỏ, Sóc, Cá, Tôm… nơi này cũng được coi là khu bảo tồn biển phong phú
và đa dạng.
- Thực vật: nhiều cây thuốc quý, cây cảnh, cây cho bóng mát…
Tài nguyên nhân văn
- Công trình văn hoá: có nhiều công trình văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá
dân tộc như: Viện Hải Dương Học, Dingh Bảo Đại…
- Lễ: cầu Ngư Ông, lễ Thanh Minh, lễ Thượng Điền…
- Hội: hội đua thuyền, hội Lân…
4.1.4 Những đề xuất bổ sung để khu DLST Hòn Tằm trở thành khu DLBV
Muốn cho du lịch Hòn Tằm phát triển bền vững, không cần tụt hậu thì: tích
cực đẩy mạnh việc xây dựng chương trình phát triển bền vững bằng cách:
- Quan tâm xúc tiến đào tạo cán bộ và lực lượng lao động trong ngành du lịch.
- Nên xây dựng cho khu du lịch Hòn Tằm một hệ thống xử lý nước thải với công
suất 900 m3/ngày đêm.
- Xây dựng một bãi xử lý rác thải, có một trạm trung chuyển rác và cách thu gôm
rác hợp lý nhất.
- Nên có bảng giáo dục môi trường du lịch giúp du khách nhận thức rõ ý thức
trong việc xả rác.
- Có kế hoạch kéo giãn du khách ra trong những ngày khách tới nơi này quá
đông.
- Xây dựng thêm nhiều chòi nghỉ để đón được nhiều du khách tránh tập trung một
chỗ quá đông.
- Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân trong vùng.
ÑOÀ AÙN TOÁT NGHIEÄP KHOAÙ 2002 GVHD: Th.S LEÂ THÒ VU
LAN
SVTH : TRAÀN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 89
- Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển tham gia
hoạt động du lịch.
- Tăng cường công tác quản lý mềm dẻo nhưng chặt chẽ.
- Xây dựng hệ thống an ninh, an toàn du lịch có hiệu quả, quan tâm công
tác giữ gìn tôn tạo các giá trị văn hoá địa phương, các tài nguyên nhân
văn khác và bảo vệ môi trường sinh thái… thì chắc chắn du lịch sinh
thái tại Hòn Tằm là ngành kinh tế quan trọng sẽ góp phần lớn vào sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương và cho cả
tỉnh nhà.
4.2 KIẾN NGHỊ
Hiện nay ngành du lịch ở Nha Trang nói riêng và cả nước nói chung đang rất
được quan tâm, du lịch bền vững càng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, có một số
kiến nghị như sau để phát triển nhiều khu du lịch thành khu DLBV:
- Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho nhân dân, nhằm tạo ra nhiều cơ hội
để ngành du lịch phát triển mạnh mẽ.
- Nâng cao nguồn thu từ du lịch và tạo nhiều công ăn việc làm cho tầng lớp
nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo quản lý và nhận thức sâu sắc về môi trường để đáp
ứng công cuộc công nghiệp hoá ngành du lịch hiện nay.
- Ba tiêu chí kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường phải được phát triển một
cách đồng đều.
ÑOÀ AÙN TOÁT NGHIEÄP KHOAÙ 2002 GVHD: Th.S LEÂ THÒ VU
LAN
SVTH : TRAÀN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 90
Hình 7: PTBV cần phải cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_8725.pdf