Luận văn Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 từ nay đến năm 2020

Lợi ích kinh tế: Giảm bớt chi phí cho công tác quản lý CTNH. Giảm chi phí về nguy ên vật liệu và năng lượng do sử dụng có hiệu quả lớn. Tăng lợi th ế cạnh tranh trên thị trường: cải hiện hình ảnh doanh nghiệp. Lợi ích môi trường và xã hội: Giảm rủi ro đối với cộng đồng. Góp phần đáp ứng tiêu chuẩn môi trường hiện hành, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Góp phần bảo vệ tài nguy ên và năng lượng. Cải thiện mối quan hệ cộng đồng xung quanh khu vực nhà máy.

pdf119 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2574 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 từ nay đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng tạo điều kiện cho việc thực thi các chương trình môi trường bằng cách ghi vào văn bản tất cả các nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm của cơ sở sản xuất. Những lợi thế khác là có thể rút hoặc tạm treo giấy phép tùy theo yêu cầu của nền kinh tế quốc gia hay các lợi ích xã hội khác và thường xuyên yêu cầu phải trả lệ phí để trả chi phí cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại giấy phép thường kéo theo sự giám sát và thường xuyên yêu cầu phải báo cáo về các hoạt động có liên quan đến giấy phép. Các cơ sở có phát sinh CTNH phải đăng kí Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh để được cấp sổ đăng kí quản lý CTNH. Chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH phải xin cấp giấy phép hoạt động. Địa điểm, phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH do Sở TNMT qui định. Các đơn vị xin giấy phép cần phải nêu rõ: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 83  Các kết hoạch dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp  Các phương pháp phân tích chất thải.  Các quy trình vận hành để ngăn ngừa ô nhiễm  Thiết kế bố trí mặt bằng của nơi đổ thải, các công trình kỹ thuật, các biện pháp bảo vệ nước ngầm  Kế hoạch đóng cửa và sau đóng cửa  Các container, thùng chứa và lò đốt được dùng (nếu có) d. Kiểm tra môi trường Kiểm soát môi trường là một biện pháp quan trọng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc loại bỏ chất thải ngay tại nguồn, phục hồi môi trường do ô nhiễm gây ra. Vấn đề cần kiểm soát:  Kiểm soát ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp.  Kiểm soát sử dụng đất.  Kiểm soát sử dụng nước. 4.2.2. Cơ sở thực tiễn a. Dựa trên hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 Từ hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 đã được trình bày ở chương 3, ta có thể tóm tắt một số điểm như sau: Thành phần chủ yếu của chất thải nguy hại là vỏ mực in , giẻ lau dính dầu nhớt, bóng đèn quỳnh quang hư,... Ngoài ra, tùy theo đặc trưng của từng ngành mà sẽ phát sinh ra những loại chất thải nguy hại khác nhau. Việc phân loại chất thải nguy hại và không nguy hại để thực hiện thu gom còn rất manh mún phát sinh từ lợi nhuận của cơ sở sản xuất chứ không phải phát sinh từ vấn đề bảo vệ môi trường. Chất thải nguy hại cũng được các đơn vị thu gom mà không có chức năng về vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại thu gom chung với rác sinh hoạt bình thường vì lợi ích từ nguồn phấ liệu thu được. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 84 b. Dựa trên biện pháp kỹ thuật Hiện nay, công nghệ xử lý của nước ta chủ yếu là đổ bỏ một cách không hợp vệ sinh hoăïc chôn lắp không đúng, cũng có một số cơ sở xử lý tiến hành chôn lắp chung với các hệ thống xử lý rác thải không nguy hại. Bên cạnh đó một số đơn vị có hệ thống xử lý chất thải rất tốt nhưng lại kén loại chất thải đưa vào xử lý. Hầu hết, công nghệ được xử dụng phổ biến là công nghệ đốt đặc biệt là chất thải nguy hại từ ngành y tế . c. Dựa vào sự tham gia của cộng đồng Việc quản lý chất thải nguy hại không chỉ dựa trên các quy định pháp luật mà còn dựa vào sự tham gia của cộng đồng. Đây chính là yếu tố quan trọng, cần tạo điều kiện cho người dân có thể đóng góp xây dựng chương trình quản lý chất thải nguy hại và kêu gọi mọi người tích cực tham gia các chương trình được đề ra. Vì vậy, cần phổ biến những lợi ích về sức khỏe, cảnh quan, xã hội và môi trường từ chương trình mang lại, lợi ích từ chương trình mang lại, các lợi ích mà mọi người đều được hưởng nếu thực hiện thành công chương trình đó. Ngoài ra, để thực hiện tốt chương trình này cần có sự hổ trợ về mặt kinh tế, pháp lý, thực hiện tuyên truyền, giáo dục rộng rãi nhằm nâng cao ý thức cho người dân đặc biệt là cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại đặc biệt như: mực in, hóa chất, dung môi đã qua sử dụng. d. Dựa vào công cụ kinh tế trong quản lý CTNH Các công cụ kinh tế có thể được dùng trong hệ thống quản lí chất thải để gia tăng mức tài chính và hoặc kích thích sự thực hiện một hành vi được dịnh sẵn thông qua các khuyến khích vật chất. Các phí tính thành tiền (phí đối với người sử dụng) đã được sử dụng để tạo thuận lợi cho sự thu gom, chế biến và tồn trữ chất thải, hoặc để phục hồi các vị trí cũ chứa rác thải độc hại. Tiền khích lệ có thể được dùng để đạt nhiều mục tiêu như là giảm thiểu chất thải, giảm thải ở nguồn và gia tăng sự tái sử dụng tái chế. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 85 Thuế nguyên liệu: Là loại thuế đầu vào đánh các nguyên liệu thô. Với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, mức độ thuế cần phải có liên hệ trực tiếp với sự thiệi hại môi trường gây ra do việc sản xuất và tiêu thụ. Phí thu trên sản phẩm: Là loại thuế đầu ra, thuế này liên hệ đến khả năng vứt bỏ chất thải và tác động gây ô nhiễm. Các sản phẩm chế tạo hoàn toàn vật liệu tái chế được miễn thuế và các sản phẩm chế tạo bằng một phần nguyên liệu tái chế cần được giảm thuế. Phí đổ bỏ (phí tiêu hủy cuối cùng) Là loại phí trực tiếp đánh vào các chất thải nguy hại hoặc tại các cơ sở để sản sinh ra hay tại điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính thuế này cung cấp cho công nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải nguy hại như giảm bớt chất thải, tái chế và đốt là phương pháp thân thiện. Hệ thống ký quỹ- hoàn chi: Chính quyền phải can thiệp, và các tiền kí quỹ liên quan đến thiệt hại về môi trường gây ra do sự thải loại của sản phẩm độc hại cần phải được trả cho chính quyền. Chính quyền cũng sẽ chi trả mức hoàn chi tương đương với chi phí thiệt hại môi trường với giá trị sử dụng của các vật thải. Hệ thống này có thể nhắm vào một loại vật chứa nào đó mà không thu gom các vật chất lẫn tạp chất khác. Phương pháp này có thể hướng vào việc tái chế nhưng cũng nhằm vào sự loại thải an toàn nghĩa là bảo đảm nhiều chất thải độc hại thải bỏ an toàn. Giấy phép xả thải (cota xả thải): Đây là giải pháp được đề xuất làm tăng qúa trình tái chế. Hệ thống này không những yêu cầu đạt tiêu chuẩn môi trường của các chất thải mà nó còn tạo ra sự thích ứng linh hoạt cho các hoạt động tái chế cao và nơi có chi phí cho hoạt động tái chế thấp. Những chi phí này bao gồm chi phí cho nguyên liệu đầu vào đã qua tái chế hoặc chi phí tái chế. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 86 Khuyến khích về thuế dưới dạng trợ cấp đầu tư cho các cơ sở sản xuất công nghiệp chấp thuận chuyển đổi hoặc áp dụng công nghệ sản xuất sạch, không phát sinh hoặc phát sinh ít chất thải nguy hại. Khoản trợ cấp này tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí đầu tư để thay đổi quy trình sản xuất hoặc thay đổi công nghệ sạch với các thiết bị kiểm soát ô nhiễm hiệu quả cao. Các khuyến khích cưỡng chế thi hành: Việc quy trách nhiệm pháp lí đối với những tổn hại do ô nhiễm, đã được sử dụng trong quản lí chất thải độc hại. Ở Mỹ luật đáp ứng , đền bù trách nhiệm pháp lí môi trường yêu cầu tất cả “các bên hữu trách tiềm năng” (tức là những người điều hành công trường chất thải, những người tạo ra chất thải, và bất kỳ ai tham gia vào vận chuyển, xử lí hoặc đổ bỏ các chất thải độc hại) phải chịu trách nhiệm những tổn hại do gây ra bởi các vụ xả chất thải độc hại vào môi trường từ các công trường chất thải không hoạt động. Phí được thu bằng với tổn thất gây ra; mức phí có thể được quyết định thông qua dàn xếp hay bởi phán quyết toà án. Theo luật, EPA có thể buộc bên đổ bỏ chất thải tại một địa điểm đặc biệt, phải chịu trách nhiệm về mọi chi phí gắn với việc dọn sạch địa điểm đó, bất kể là chất thải bên bị phát hiện chiếm bao nhiêu trong tổng số chất thải đổ bỏ tại địa điểm đó. Chương trình Siêu Quỹ của EPA cũng đặt ra chiến lược trách nhiệm pháp lí để đối phó với những tổn thất gây ra cho môi trường trước và sau khi một địa điểm bị phát hiện và dọn sạch. Theo các quy định này, các chính quyền liên bang, bang hoặc điạ phương có thể đòi các bên hữu trách, bồi thường bằng đôla cho tài nguyên thiên nhiên bị tổn hại, bị phá hủy bởi các vụ tràn đổ và xả thải chất độc hại. Theo các điều khoản trách nhiệm pháp lí của Siêu Quỹ, EPA hoặc các bang chỉ cần xác định người gây ô nhiễm quan trọng nhất, hoặc rõ ràng nhất, rồi sau đó sẽ lập một vụ án pháp lí, như thể người gây ô nhiễm này phải chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề. Không nhất thiết rằng đương sự phải sở hữu hoặc sử dụng địa điểm ấy, mới bắt buộc phải dọn sạch điạ điểm này. Các cơ quan cho các hãng vay tiền để có thể vận hành hoặc sử dụng công trường chất thải độc hại, cũng có thể phải chịu trách nhiệm. Quy trách nhiệm pháp lí về những tổn thất ô nhiễm được coi là có hiệu qủa. Vì các trường hợp thực tế đã thực hiện được ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 87 khoản đền bù tổn thất lớn, nên hy vọng rằng công cụ này có thể kích thích tạo ra các phương thức quản lý chất thải thích hợp. 4.3. Các nội dung của xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại Xây dựng hệ thống quản lý chất thải nguy hại phát sinh tại quận 6 một cách chặt chẽ thì ta cần thực hiện các công việc thật đồng bộ nhằm hoàn thiện những vấn đề cơ bản trong quản lý chất thải nguy hại Trong giai đoạn từ 2011-2015 Hổ trợ các daonh nghiệp hoàn tất thủ tục đăng ký hồ sơ quản lý CTNH . Bên cạnh đó sẽ hướng dẫn việc phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại tại nguồn theo đúng quy định và hợp vệ sinh. Nhằm mục đích giảm một phần chi phí cho công tác xử lý CTNH thì cần có những bước cải cách trong việc tái chái chế và tái sử dụng lại CTNH công việc này cần sự hợp tác của các doanh nghiệp Đồng thởi, cùng với chương trình hoàn thiện những hồ sơ, thủ tục pháp lý trong công tác quản lý CTNH thì trong vòng 5 năm từ 2011-2015 sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tới vấn đề sản xuất sạch hơn giảm nguồn ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và giảm thiểu chất thải nguy hại. Để đạt được như kế hoạch đề ra thì ngay từ bây giờ phải thực các chương trình sau : a. Chương trình hoàn tất thủ tục đăng ký hồ sơ quản lý CTNH Các cơ sở sản xuất có sản sinh chất thải nguy hại trước ngày Quy chế Quản lý CTNH có hiệu lực (16/07/1999) phải tiến hành đăng ký hoạt động của mình tại Sở KHCN và MT Thành phố trong vòng 60 ngày. Đối với các cơ sở sản xuất mới, thủ tục đăng ký được tiến hành như một điều kiện để xét cấp giấy phép sản xuất kinh doanh. Việc đăng ký được tiến hành miễn phí đối với các chủ nguồn thải CTNH: Khi tiến hành thủ tục đăng ký, các chủ thải CTNH phải điền đầy đủ thông tin theo mẫu đơn đăng ký được đưa ra ở phần phụ lục của cơ chế quản lý chất thải nguy hại, trong đó ghi chi tiết các hoạt động sản xuất, số lượng, chủng loại CTNH sinh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 88 ra, kể cả phương pháp quản lý hiện thời. Đơn xin đăng ký sẽ được chuyển tới Sở KHCN và MT Thành phố cùng các giấy tờ sau:  Công văn đề nghị xin đăng ký  Giấy phép hoạt động kinh doanh sản xuất hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt  Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt  Báo cáo chi tiết liệt kê CTNH  Kế hoạch phòng chống sự cố môi trường b. Chương trình phân loại và lưu giữ CTNH ngay tại nguồn Phân loại chất thải nguy hại chất thải nguy hại Phân loại CTNH tại nguồn là một khâu rất quan trọng trong tất cả mô hình quản lý CTNH. Với mục tiêu phân loại chất thải công nghiệp nguy hại ngay tại nơi phát sinh từ các nhà máy, chất thải công nghiệp được chia thành 5 loại chính sau: - Loại chất thải có thể thu hồi, tái chế, tái sử dụng được như: giấy, các loại bao bì nhựa, kim loại,… - Loại có thể xử lý hóa học – vật lý: sẽ đi thẳng đến nơi xử lý liên hợp; - Loại có thể thiêu đốt: đi đến các lò hay các nhà máy đốt rác công nghiệp - Loại có thể chôn lấp: đi đến các khu vực chôn lấp hoặc làm phân compost - Loại cuối cùng là loại không cần xử lý: loại này thường là các loại không ô nhiễm, nhìn chung là không cần xử lý. Trong rác thải công nghiệp, thành phần này chiếm số lượng không lớn (mà chủ yếu nằm trong đô thị, xà bần xây dựng). Với cách phân loại ở trên, cách thức có thể thực hiện phân loại tại nguồn như sau: trước hết bắt buộc các doanh nghiệp phải tự trang bị cho cơ sở của mình những thùng đựng ứng với từng loại rác ở trên, hướng dẫn họ thực hiện việc phân loại cho đúng với từng loại rác. Đặc biệt phải chú ý đến việc phân loại chất thải trong sản xuất và chất thải trong sinh hoạt. Để thực hiện việc phân loại rác từ nơi phát sinh cho tốt cần bắt buộc các doanh nghiệp có những cam kết về phân loại chất thải cho đúng. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 89 Sau khi chất thải đã được chuyển ra khỏi nơi phát sinh, việc phân loại chất thải vẫn phải tiếp tục được thực hiện. Trong giai đoạn này rác được công ty quản lý rác công nghiệp thực hiện công tác thu gom, vận chuyển thẳng đến khu xử lý hay đến chỗ tập trung rác. Tại đây rác được phân loại kỹ hơn để có thể xử lý dễ dàng hơn. Cách thức phân loại chất thải có thể được thực hiện bằng các cách sau:  Phân loại rác bằng tay  Phân loại bằng luồng khí  Phân loại bằng sàng  Phân loại bằng từ tính Ngoài cách thức phân loại chất thải đã nêu ở trên, chúng ta cũng nên quan tâm đến việc nâng cao ý thức cộng đồng bằng cách mở các lớp huấn luyện cho công nhân. Nâng cao sự hiểu biết về lợi ích của việc phân loại chất thải ngay tại nguồn cho các lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên của các doanh nghiệp để việc triển khai bắt buộc thực hiện phân loại chất thải tại nguồn dễ dàng hơn. Để công tác phân loại ngay tại nguồn được diễn ra thuận lợi, nên chọn một vài doanh nghiệp để triển khai trình diễn về mô hình phân loại tại nguồn. Lấy đó làm cơ sở thí điểm, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm, sau đó mới nhân rộng mô hình này cho toàn địa bàn quận. Lưu giữ tạm thời CTNH tại nguồn Lưu trữ chất thải tại nguồn là công đoạn quan trong quy trình quản lý CTNH. Phân loại, chứa đựng và dán nhãn đối với CTNH là các công tác phải được thực hiện ngay tại nguồn phát sinh. Đây là công đoạn liên quan đến toàn bộ quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý sau này, đồng thời giúp cho việc lưu trữ an toàn CTNH trong suốt giai đoạn trước khi sử lý, tránh xảy ra các sự cố do phản ứng hoá học, sự bay hơi, thăng hoa, lây nhiễm và rơi vãi chất thải. Việc dán nhãn chất thải còn có ý nghĩa khuyến cáo và tránh nhầm lẫn khi đưa chất thải vào trong quy trình xử lý. Việc lưu trữ tạm thời CTNH tại nơi sản xuất cần lưu ý tới phương tiện chứa đựng và điều kiện lưu trữ. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 90 Hiện nay, hoàn thiện dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9002, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trước tình hình cạnh tranh trong và ngoài nước là khuynh hướng chung của các nhà sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát nguyên vật liệu ở đầu vào và sản phẩm ở đầu ra không nằm ngoài phạm vi của khuynh hướng này. Nói cách khác biện pháp phân loại chất thải công nghiệp tại nguồn là đều có thể làm được. Nó không chỉ giúp tiết kiệm được phí cho nhà sản xuất mà còn góp phần giảm thiểu lượng chất thải công nghiệp của Thành phố cũng như là tác động của chất thải đối với môi trường. Phương tiện lưu trữ Các thiết bị chứa đựng chất thải phải đảm bảo các điều kiện: bền cơ học, chịu đựng va đập, có khả năng chịu ăn mòn hoá học, không rơi vãi rò rĩ, dễ di chuyển và phù hợp với các kỹ thuật thu gom và xử lý. Đối với các thùng chứa dùng để lưu giũ CTNH phải phù hợp với mục đích sử dụng, tránh gây các sự cố chất thải đổ tràn hay thất thoát ra ngoài. Thùng chứa phải bền đối với sự tác động của các thành phần có trong CTNH. Tuỳ theo khối lượng và thành phần chất thải của từng cơ sở sản xuất mà xác định dung tích và chế tạo các container chứa rác. Để thuận lợi cho việc lựa chọn xe thu gom, container 0,25m3 và 1m3 được đề nghị chế tạo lắp đặt ở tất cả các cơ sở sản xuất. Dung tích này phù hợp với các nhà máy nhỏ có khối lượng rác dưới 250 kg/ngày đêm. Như vậy, khi khối lượng chật thải công nghịêp tăng thì có thể tăng thêm số đơn nguyên. Container có thể chế tạo bằng nhựa PVC, composite hoặc bằng thép có lớp chống ăn mòn. Đặc biệt lưu ý: - Các loại chất thải dể bay hơi phải đựng trong các thùng kín, các thùng này sẽ được chuyên chở trực tiếp đến nhà máy xử lý, nơi có thiết bị san đổ an toàn. - Các thiết bị chứa đựng một lần: sử dụng các loại chất thải có khả năng lây nhiễm cao. Các thiết bị này thường là các bao plastic bên ngoài là thùng cacbon hoặc thùng nhựa. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 91 - Các container chứa chất thải nguy hại cần được đặt tại nơi phát sinh để hạn chế ảnh hưởng của chúng do rơi vãi hay khuếch tán trong quá trình thu gom từ bên ngoài. Ghi nhãn Việc ghi nhãn cần đặc biệt chú trọng đối với CTNH, cụ thể là: Nếu có một vài loại chất thải khác nhau được phát sinh ra ở trong cùng một địa điểm công nghiệp thì chúng phải được lưu giữ ở trong các thùng chứa khác nhau và được ghi nhãn rõ ràng. Nhãn được ghi bao gồm các thông tin sau:  Tên, địa chỉ cơ sở sinh ra nguồn thải  Loại chất thải  Đặc tính nguy hại chính như: dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn, phản ứng phóng xạ  Đại điểm cần chuyển đến. Điều kiện lưu giữ Khu vực lưu giữ tạm thời và lâu dài chất thải điều cần phải thiết kế đúng cách thức dựa trên bản chất đặc trưng của CTNH. Ví dụ: nếu chất thải có tính chất dễ cháy, thì khu vực lưu giữ phải được thiết kế không gian đủ rộng thuận tiện cho xe phun nước dập cháy tiếp cận và phòng ngừa đám cháy lan toả khi sự cố hoả hoạn xảy ra. Các chất thải khác loại không được lưu giữ cạnh nhau mà phải ngăn cách bằng tường hay khoảng trống… tuỳ thuộc vào tính chất của các chất thải kề nhau đó c. Chương trình thu gom và vận chuyển CTNH Mục đích là 100% các xí nghiệp có hợp đồng cam kết về quản lí CTNH vào năm 2020. Để hợp đồng thu gom đạt hiệu quả, các thiết bị phục vụ hoạt động thu gom phải đặt đúng vi trí. Hợp đồng gồm thu gom, vận chuyển, xử lí, thải bỏ sẽ được ký kết giữa đơn vị có nguồn chất thải và những công ty quản lí môi trường có giấy phép hoạt động. Hợp đồng này phải được tách biệt với hợp đồng về CTR không nguy hại. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 92 Việc thu gom và vận chuyển CTNH đưa đến nơi xử lí cần phải đảm bảo hết sức an toàn, không để ảnh hưởng đên sức khoẻ của công nhân viên thu gom chất thải và nhân dân xung quanh, không để rơi vãi trên đường vận chuyển. Muốn đạt được yêu cầu trên mỗi địa phương cần có tổ chức quản lí thu gom và đổ thải CTNH riêng, chuyên trách công việc này cần được trang bị công cụ và phương tiện thu gom vận chuyển đúng kỹ thuật an toàn, không vận chuyển CTNH chung với chất thải thông thường . Thu gom chất thải Thu gom chất thải là quy trình nhận chất thải tại nguồn chuyển đến trạm xử lý. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xử lứ chất thải rắn. Một quy trình thu gom hiệu quả và hợp lý sẽ giúp thu gom hết chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của chất thải đến môi trường trong quá trình bốc xếp và vận chuyển đồng thơi tạo công đoạn cho việc xử lý sau này. Trong công đoạn thu gom, vạch tuyến thu gom là một khâu quan trọng, và cần lưu ý đến các mục sau: - Thời gian lưu trữ tối đa của chất thải - Chu kì thu gom của mỗi loại chất thải - Phương thức thu gom của mỗi loại chất thải Các phương tiên thu gom chất thải công nghiệp chuyên dụng là: - Xe tải thùng mở có cẩu với công suất khác nhau, để chuyên chở các container hoặc bao đựng chất thải riêng biệt. - Xe đầu kéo để vận chuyển các thùng chứa lớn( container di động) - Xe bồn chuyên chở chất lỏng Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển  Đối với việc vận chuyển CTNH đã đóng gói sẵn, chỉ được sử dụng các phương tiện vận tải sau: xe tải và xe tải nhỏ có thùng, xe tải có thành hoặc xe tải cotainer tiêu chuẩn.  Đối với vận chuyển CTNH dạng rắn, để rời chỉ được sử dụng các phương tiện vận tải sau: xe tải cotainer tiêu chuẩn, xe thu gom chất thải chuyên ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 93 dụng hoặc xe ben.  Đối với việc vận chuyển CTNH dạng lỏng, để rời chỉ sử dụng các loại phương tiện vận tải sau: xe xitec, xe tải có xitec tháo lắp được.  Mọi phương tiện vận tải và các thiết bị phụ trợ kém theo dùng để vận chuyển CTNH phải được thiết kế, bão dưỡng sao cho công tác vận chuyển, bốc dỡ được an toàn, hạn chế được đến mức thấp nhất việc phát sinh sự cố.  Khi vận chuyển CTNH, phương tiện vận tải cần phải gắn dấu hiệu cảnh báo có nội dung và hình thức để thông báo rằng đang chuyên chở CTNH. Đồng thời trên một trong các nơi dễ thấy nhất của các phương tiện vận tải cũng cần phải ghi, dán số điện thoại cần thông báo tới khi có tình huống hay sự cố khẩn cấp. Ước tính nhu cầu xe cho vận chuyển CTNH ở TPHCM giai đoạn từ năm 2010 - 2020 Giả sử tất cả các xe thu gom chất thải đều được trang bị loại xe trọng tải 5 tấn. Dự kiến số lượng xe thu gom cần trang bị để thu gom hết CTNH ở quận 6 giai đoạn 2010 – 2020 được trình bày trong bảng 4.1 như sau: Bảng 4.1: Số lượng xe thu gom CTNH tại quận 6 giai đoạn 2010 – 2020 Nguồn: Thống kê Phòng Tài nguyên Và Môi trường tại Quận 6 Năm Thu gom CTNH ( xe ) 2010 3 2011 3 2012 4 2013 5 2014 5 2015 6 2016 6 2017 6 2018 6 2019 6 2020 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 94 Yêu cầu đối với điều hành phương tiện trong quá trình vận chuyển  Khi chạy trên đường và khi dừng lại Khi trên phương tiện vận tải có chứa CTNH thì phương tiện đó phải được giám sát, theo dõi thường xuyên, kể cả trong khi chạy trên đường hoặc cả khi đỗ lại. Phương tiện vận chuyển CTNH không được dừng xe lại qua đêm trên đường phố hay trong các chỗ công cộng. Khi dừng lại qua đêm phải dừng lại ở các khu vực an ninh, được giám sát tốt.  Khi bốc dỡ CTNH Trước khi rời khỏi địa điểm xếp tải, lái xe là người chịu trách nhiệm đảm bảo CTNH đã được xếp lên phương tiện vận chuyển an toàn, chắc chắn. Sau khi xếp xong CTNH lên phương tiện vận tải, lái xe phải kiểm tra xem phương tiện vận tải có bị nhiễm bẩn hay không, nếu có phải làm vệ sinh sạch sẽ rồi mới cho phương tiện rời khỏi đểm xếp tải . Sau khi dỡ CTNH xuống khỏi phương tiện vận tải, phương tiện vận tải dó phải được kiểm tra xem có bị nhiễm bẩn hay không, nếu có phải làm vệ sinh sạch sẽ trước khi rời khỏi bãi bốc dỡ giao nhận CTNH .  Lộ trình vận chuyển Việc vận chuyển CTNH phải tuân theo một lộ trình và thời gian đã được hoạch định trước cẩn thận và chi tiết sao cho tránh được các sự cố tắc nghẽn giao thông, khó khăn do cầu phà, tránh xa khu dân cư đông đúc hay khu bảo tồn thiên nhiên.  Sự cố khẩn cấp Khi vận chuyển CTNH, nếu xảy ra sự cố hoặc tình huống khẩn cấp thì lái xe phải kiểm tra hàng trên phương tiện vận chuyển xem có an toàn và bị rò rĩ hay không. Nếu bị rò rĩ hay tràn, đổ CTNH thì phải :  Chuyển ngay chứng từ vận chuyển CTNH ra khỏi phương tiện vận chuyển và giữ theo mình  Thông báo ngay cho những người có thểû bị ảnh hưởng do sự cố để biết tránh ra khỏi khu vực đó, và nếu có thể thì yêu cầu cảnh sát cách li khhu vực đó lại ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 95  Tiếp xúc với cơ quan dịch vụ cấp cứu khẩn cấp nếu xét thấy cần thiết  Thông báo cho cơ quan môi trương biết càng nhanh càng tốt  Thực hiện ngay các hành động hợp lí để giảm đến mức ít nhất tác động do chảy đổ CTNH  Ở lại gần bến phương tiện để trợ giúp cho hoạt động ứng cứu khắc phục sự cố d. Chương trình tái sử dụng, tái chế chất thải nguy hại Qua quá trình phân loại ngay tại nguồn, các chất thải nguy hại có thể tái chế, tái sử dụng được tách riêng và chuyển đến nơi sử dụng, xử lý thích hợp: Chất thải dầu Trước tiên, tiến hành thực hiện một báo cáo thống kê để có cái nhìn hoàn chỉnh về các cơ sở tiền xử lý chất thải dầu hiện tại đồng thời cấp phép cho các cơ sở xử lý cũng như nơi sử dụng cuối cùng đạt yêu cầu để có giấy phép vận hành hay sử dụng chất thải dầu dùng làm nhiên liệu đúng quy định. Nếu các biện pháp phục hồi chất thải chứa dầu không khả thi thì xem xét thiết lập một hay nhiều nhà máy thiêu đốt thích hợp. Chất thải có chứa kim loại nặng và dung dịch axit/bazơ Các hoạt động sau cần được thực hiện: Công suất thích đáng và khả năng xử lý và phục hồi chất thải lỏng có chứa kim loại nặng và các dung dịch axit/bazơ nên được đẩy mạnh và thiết lập. Hệ thống tập trung nên được xây dựng để đảm bảo tính kinh tế của quy mô và tăng tiềm năng phục hồi kim loại của một số thành phần chất thải nhất định. Liên tục đánh giá xem các giải pháp phục hồi kim loại như đồng, niken, crôm, v.v… có thể là phương án trong tương lai hay không. Chất thải acquy chì Các hoạt động sau cần được thực hiện: Báo cáo thống kê đưa ra tổng quan về những công ty có liên quan đến việc tái chế acquy chì, bao gồm thu gom, tháo rời, tiền xử lý và xử lý. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 96 Thực hiện một hệ thống cấp phép và kiểm soát các công ty liên quan đến chất thải acquy chì hiện nay và trong tương lai. Soạn thảo một kế hoạch quản lý chất thải acquy chì chi tiết cho các cơ sở. Sau đó, phát triển một hệ thống quản lý acquy chì bền vững và hợp lý, trong đó xem xét các yếu tố môi trường. e. Chương trình xây dựng kho lưu trữ CTNH hợp vệ sinh Cơ sở cần xây dựng kho lưu trữ nhằm mục đích: Tạo nơi lưu trữ an toàn cho môi trường và con người Tránh tình trạng thải bỏ chung với chất thải thông thường. Thiết kế kho lưu trữ * Chọn vị trí  Chọn vị trí xây phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:  Nếu chọn vị trí đặt nhà kho nằm trong khu dân cư, loại hàng hóa cần bảo quản phải không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn và các yếu tố có hại khác không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trường.  Khi định vị nhà kho nằm trên đất xây dựng, phải đảm bảo yêu cầu công nghệ bảo quản hàng hóa;  Đảm bảo khoảng cách cho xe lấy hàng cũng như chữa cháy ra vào dễ dàng; * Nguyên tắc an toàn khi thiết kế kho lưu trữ Kho lưu trữ CTNH phải được thiết kế sao cho nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và phải đảm bảo tách riêng các chất không tương thích. Phòng chống cháy nổ, chảy tràn Theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN thì các nguyên tắc thiết kế nhà kho được ghi trong TCVN 4317-86 và những quy định ở một số TC khác. Ngoài những quy định chung về kết cấu, thiết kế các kho lưu trữ CTNH cần đăïc biệt quan tâm đến tổ chức phòng chống cháy nổ  Tính chịu lửa, nhiệt  Tính ngăn cách cháy;  Các hệ thống thoát hiểm; ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 97  Vật liệu trang trí, hoàn thiện cách nhiệt  Hệ thống chửa cháy;  Hệ thống còi, biển báo động;  Phòng trực chống cháy, nổ, đổ tràn hóa chất…. Vật liệu xây dựng  Vật liệu xây dựng kho phải là vật liệu không dể bắt lửa và khung nhà phải được gia cố chắc chắn bằng bê tông hay cốt thép, bê tông ứng lực trước, cách nhiệt bằng khung thép;  Vật liệu cách nhiệt phải là vật liệu không bắt lửa chẳng hạn như len khoáng hay bông thủy tinh;  Các hệ thống ống dẩn dây điện bắt xuyên qua tường chống cháy phải được đặt trong các nắp chụp chậm bắt lửa; Kết cấu và bố trí kiến trúc công trình  Bất kỳ khu vực kín và rộng nào cũng phải có lối thoát hiểm theo ít nhất hai hướng và phải có sơ đồ bảng hiệu, hệ thống đèn, còi báo…;  Kho chứa phải được thông gió tốt;  Sàn kho không thấm chất lỏng, không trượt, có thể chứa các rò rỉ từ quá trình tràn đổ hóa chất;  Tránh dùng đường cống hở để ngăn ngừa sư phóng thích của các hóa chất không kiểm soát được từ các chất bị đổ hay nước chửa cháy đã nhiễm bẩn;  Tất cả các đường ống cống thoát phải có hố ngăn để loại bỏ sau; Các thiết bị, phương tiện an toàn tại kho lưu trữ  Lắp đặt các phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác tại vị trí cần thiết và bảo trì, phải có thiết bị nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, bảo vệ các thiết bị quá tải;  Nơi lưu trữ dung môi có nhiệt độ bắt cháy hay bụi mịn thì phải sử dụng các thiết bị chịu lửa;  Các thiết bị dụng cụ ứng cứu sự cố được trang bị đầy đủ; ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 98 * Thao tác vận hành an toàn kho lưu trữ Công tác lưu trữ yêu cầu phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho nghiêm ngặt nhằm tránh các sự cố hay giảm tổn hại nếu có sự cố xảy ra Bố trí hàng trong kho  Phải tách biệt hóa chất độc hại với khu vực có người ra vào thường xuyên;  Có khoảng trống giữa tường với các kiện lưu trữ gần tường và chừa lối đi lại bên trong các khối lưu trữ để kiểm tra, chữa cháy và được thông thoáng;  Sắp xếp khối lưu trữ sao cho không cản trở xe nâng và các thiết bị lưu trữ hay thiết bị cứu ứng khác;  Chiều cao khối lưu trữ không vượt quá 3m trừ khi sử dụng hệ thống giá đỡ. Công tác an toàn vệ sinh  Nhập và xuất hàng trong kho theo đúng hướng dẫn an toàn sử dụng đối với từng loại hóa chất. Kiện hàng nào lưu trước phải sử dụng trước;  Kho hàng phải thường xuyên kiểm tra rò rỉ;  Giữ sàn nhà kho sạch sẽ;  Bảo trì máy móc thiết bị, thường xuyên đảm bảo ở tình trạng hoạt động tốt;  Lập hồ sơ kho, nhận dạng, số lượng từng loại hóa chất…. Các hành động bị cấm  Việc sạc bin, ép plastic hay hàn chì không được tiến hành trong kho lưu trữ;  Không để lẩn rác, đặc biệt là các vật liệu dể cháy như giấy , vải, bao bì trống trong kho bãi. Chúng phải được để xa khu lưu trữ f. Chương trình nâng cao ý thức cộng đồng Việc nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương giúp cho người dân quan tâm đến chất lượng môi trường sống hơn, kịp thời báo cho cơ quan quản lý môi trường khi phát hiện có sự đổ bỏ chất thải nguy hại. Việc thực hiện nâng cao nhận thức trước hết được thực hiện với những thành viên của chính quyền địa phương. Trong tương lai những người này nên là lực ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 99 lượng thực hiện việc giám sát môi trường. Việc chọn lựa những cá nhân này cho công tác giám sát có ưu điểm :  Họ là những người đại phương nên am hiểu môi trường địa phương và vì thế dễ dàng nhận ra sự thay đổi nếu có của môi trường.  Tiếp xúc trực tiếp với dân chúng xung quanh- lực lượng cung cấp thông tin trực tiếp và nhanh nhạy. Đối tượng chính của chương trình nâng cao nhận thức là đông đảo quần chúng. Công tác tuyên truyền được thực hiện với những áp phích hay những tờ rơi. Việc thực hiện tờ rơi cần thực hiện đơn giản, dễ hiểu và sát thực tế. Phương tiện truyền thông khác có thể sử dụng là loa phóng thanh, truyền hình, báo chí. Lực lượng thực hiện công tác này là Hội phụ nữ, Hội thanh niên, tổ chức Đoàn của địa phương. Đây là lực lượng chủ chốt do tính gần gũi với đông đảo quần chúng và thể hiện được tính năng động. Các hoạt động được thực hiện là : chiến dịch thông tin, những đợt tập huấn, giáo dục. Việc thực hiện nâng cao nhận thức đối với CTNH còn là lãnh đạo khu công nghiệp và nhân viên môi trường. Lãnh đạo là người quyết định đến chính sách và là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của công tác quản lý CTNH. Việc người lãnh đạo hiểu biết rõ tầm quan trọng của quản lý CTNH và chủ động chỉ đạo nhân viên thực hiện công tác quản lý sẽ đem lại thành công cho công việc. Góp phần làm cho công tác quản lý được thực hiện tốt là những nhân viên môi trường khu công nghiệp bởi họ là người trực tiếp thực hiện kiểm tra giám sát nên là người hiểu rõ nhất tình hình và các vấn đề hiện tại, họ cũng là người mà báo cáo của họ lập nên sẽ cung cấp thông tin chính xác cho Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại Quận 6. Những người tiếp xúc trực tiếp đến CTNH là công nhân trong các nhà máy, việc nâng cao nhận thức về CTNH và các vấn đề xảy ra không những giúp công ty tránh được những tai họa không đáng có, những thiệt hại về nguyên liệu mà còn giúp cho chính bản thân họ tránh được những rủi ro trong quá trình làm việc. Nên ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 100 có chính sách cụ thể trong việc bắt buộc các công ty có kế hoạch hành động cụ thể. Đơn vị thực hiện việc kiểm tra và nâng cao nhận thức phải có uy tín trong lĩnh vực này. Các nhân viên môi trường của khu công nghiệp có thể thực hiện công việc này nếu đủ khả năng, việc làm này giúp giảm chi phí cho công ty đồng thời giúp nhân viên môi trường hiểu rõ hơn công tác quản lý của mình. Các công nhân vệ sinh cũng cần được trang bị các kiến thức cần thiết nhằm tránh được rủi ro do công việc. Họ cũng có thể là đối tượng cung cấp các thônmg tin chính xác về quá trình phân loại tại nguồn. Chi phí cho việc tập huấn sẽ được chi trả bởi các công ty có phát thải như một phần của trách nhiệm. Chi phí nên tính theo tỉ lệ xả thải. Để công tác quản lý có thể thu được thông tin chính xác cần đảm bảo có kênh thông tin liên lạc riêng để người dân cung cấp thông tin nhanh chóng cho cơ quan chức năng. Lập kế hoạch phòng ngừa sự cố xảy ra g. Đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số ngành trong các doanh nghiệp Sản xuất sạch hơn không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các thay đổi được gọi là “giải pháp sản xuất sạch hơn “ có thể áp dụng cho một số ngành điển hình như: dệt nhuộm, xi mạ, giấy, ... có khả năng gây ô nhiễm nặng bao gồm:  Giảm thiểu chất thải tại nguồn;  Tuần hoàn, tái sử dụng các nguyên vật liệu có thể. Đối với ngành dệt nhuộm Trong khuôn khổ nghiên cứu về ngành nghề dệt nhuộm, đề tài xin được trình bày hình 4.1 các quá trình trong quy trình nhuộm gia công gián đoạn ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 101 Hình 4.1: Quy trình tẩy nhuộm vải gia công  Giảm chất thải tại nguồn Về cơ bản , ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm. Để thực hiện giảm chất thải tại nguồn có thể dùng các cách sau : Đốt đầu xơ Giũ hồ Nấu & tẩy Làm bóng Nhuộm Làm trắng Hồ Hoàn tất Vải thành phẩm Vải sau dệt Vải nhuộm lại ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 102 Các giải pháp về quản lý nội vi:  Sửa chữa, bịt những chỗ rò rỉ nước trên đường ống hay van : Kiểm tra định kỳ đường ống cấp nước, van khoá, khi có sự cố rò rỉ phải sửa chữa ngay để tránh nước chảy tràn vào khu vực chứa nguyên liệu, hoá chất. Gây thất thoát nước và nguyên liệu, ảnh hưởng đến vệ sinh nhà xưởng.  Lắp đặt các đồng hồ nước để kiểm soát lượng sử dụng : Lắp đặt các đồng hồ nước để kiểm soát lượng nước cấp cho từng công đoạn sản xuất, nước cấp phải đúng với nhu cầu để giảm lượng nước thải ra, tiết kiệm nước hoặc điện.  Bảo ôn các đường ống dẫn hơi : Các đường ống dẫn hơi cung cấp cho công đoạn sản xuất phải được bảo ôn để tránh thất thoát hơi, nhiệt để tiết kiệm nhiên liệu đốt lò hơi, giảm tải lượng các chất ô nhiễm.  Hướng dẫn công nhân pha chế hoá chất đúng qui định : Pha chế hoá chất phụ vụ sản xuất phải được hướng dẫn thực hiện đúng thao tác, qui cách để tiết kiệm và tránh việc thải bỏ hoá chất chưa sử dụng do pha chế sai.  Các hoá chất được bảo quản lưu kho hợp lý.  Giáo dục ý thức tiết kiệm cho công nhân.  Có chế độ thưởng phạt rõ ràng. Các giải pháp kiểm soát quá trình tốt hơn : Tối ưu hoá qui trình nhuộm : bằng các biện pháp kiểm soát pH, nhiệt độ, thời gian thích hợp đối với mỗi công đoạn, tránh lãng phí nguyên liệu, năng lượng.  Thực hiện kiểm soát tự động các bước công nghệ : tự động và tối ưu hoá quá trình giặt như giặt ngược chiều để giảm lượng nước thải và hoá chất dư thừa trong nước thải.  Các loại hoá chất giặt tẩy thuốc nhuộm phải được cân bằng cân điện tử để tiết kiệm hoá chất và giảm thiểu chất ô nhiễm trong nước thải nhuộm.  Trang bị đồng hồ đo lượng hơi cho các thiết bị sử dụng hơi.  Hợp lý hoá các đường ống dẫn hơi, trang bị bãy hơi tự động để xả nước ngưng tụ trên đường ống. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 103  Có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc theo định kỳ. Các giải pháp thay đổi nguyên liệu :  Dùng enzym trong khâu rũ hồ.  Hạn chế sử dụng các hoá chất trợ, thuốc nhuộm ở dạng độc hay khó phân hủy vi sinh, thay đổi thuốc nhuộm, hoá chất chất trợ ít ảnh hưởng đến môi trường và có độ tân trích cao (sử dụng thuốc nhuộm và hoá chất của các hãng lớn thuộc hiệp ETDA – hiệp hội sinh thái và độc học về công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm và thuốc in).  Thay thế thuốc tẩy có chứa Clo bằng sử dụng H2O2.  Thay Na2S trong nhuộm cuốn bằng dung dịch Glucose là sản phẩm phụ của ngành sản xuất tinh bột có bổ sung thêm NaOH để dung dịch mang tính kiềm, đảm bảo độ bền và độ màu như khi dùng Na2S và nước thải nhuộm mang tính kiềm. Các giải pháp cải tiến thiết bị :  Tính toán và đo đạc lại việc tiêu thụ điện của các động cơ so với tải thực tế để có kế hoạch thay thế cho phù hợp.  Điều chỉnh tốc độ máy  Việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh  Tối ưu hoá kích thước kho chứa  Hạn chế việc chạy không tải của các thiết bị. Các giải pháp công nghệ sản xuất mới :  Lắp đặt nồi hơi có hiệu suất cao  Lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp hơn.  Kết hợp qui trình nấu và tẩy vào một qui trình để tận dụng nhiệt, giảm lượng nước sử dụng.  Giảm số bước giặt : giảm đi 1 bước giặt lạnh.  Giảm tỷ lệ nước sử dụng nước/vải.  Xử lý vải trước khi tẩy, nhuộm. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 104  Tuần hoàn Các giải pháp tận thu và tái sử dụng tại chỗ :  Tận dụng nhịêt khói thải từ lò hơi để đun nóng nước cấp cho lò hơi, nước tẩy, giặt và nhuộm.  Tái sử dụng dịch nhuộm (màu nhạt cho màu đậm) ; sử dụng nhiều lần dịch nhuộm và tối ưu khả năng gắn kết của thuốc nhuộm vào sản phẩm để tiết kiệm hoá chất và giảm được ô nhiễm môi trường.  Thu hồi nước ngưng cấp cho lò hơi.  Tuần hoàn sử dụng lại các dòng nước giặt ít ô nhiễm và nước làm nguội Các giải pháp tạo ra các sản phẩm phụ :  Có thể bán các loại vải bị hư trong khâu nhuộm cho các cơ sở làm các chất đệm trong gối, hoặc có thể làm các vật liệu bảo hộ trong quá trình lao động. Việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tuỳ thuộc nhiều vào qui mô và đặc điểm sản xuất của mỗi đơn vị dệt nhuộm, nên các giải pháp trình bày trên đây là mang tính tổng quát cho toàn ngành. Khi tiến hành thực hiện phải có bước khảo sát nghiên cứu cụ thể và lựa chọn những biện pháp thích hợp nhất cho cơ sở đó. Đối với ngành xi mạ Trong khuôn khổ nghiên cứu về ngành nghề xi mạ, đề tài xin được trình bày các quá trình trong quy trình xi mạ như sau: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 105 Hình 4.2: Sơ đồ qui trình công nghệ xi mạ  Các giải pháp giảm chất thải tại nguồn: Các giải pháp về kiểm soát quá trình tốt hơn:  Lựa chọn vật liệu sử dụng  Tránh giảm giá trị vật liệu  Tránh rơi vãi vật liệu  Kéo dài thời gian sử dụng dung dịch  Sử dụng hệ thống rửa hợp lý  Bố trí lại mặt bằng  Kiểm tra Các giải pháp về quản lý nội vi:  Khống chế nhu cầu xử lý bề mặt Mạ phủ kim loại đồng kẽm niken…. Vật mạ, phôi mạ Tách lớp sơn, lớp mạ cũ Gia công bề mặt Tẩy dầu mỡ Tẩy gỉ Sấy khô Thành phẩm ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 106  Kiểm soát việc sử dụng nước - Các giải pháp về thay đổi nguyên liệu:  Lựa chọn hoạt chất xử lý bề mặt  Lựa chọn sử dụng dung môi  Lựa chọn sử dụng chất mài mòn  Thay thế sử dụng dung dịch mạ  Các Giải Pháp Tuần Hoàn:  Tuần hoàn dung môi  Tuần hoàn dung dịch nước rửa  Thu hồi và tái sử dụng nguyên liệu  Hoá hơi  Thẩm thấu ngược  Trao đổi ion  Điện phân thu hồi  Điện thẩm tích Đối với ngành giấy: Trong khuôn khổ nghiên cứu về ngành giấy, đề tài xin được trình bày các quá trình trong quy trình sản xuất giấy như sau: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 107 Hơi nước Nước sạch, dầu DO Hình 4.3: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất giấy Cặn bã khô và ướt Giấy vệ sinh vụn Chất thải rắn Chất thải rắn Bột nhập khẩu Giấy vụn Nước sạch Nước trắng Nghiền thủy lực Nghiền Hà lan Hầm quậy Thùng phân lượng Sàn rung Lắng cát Pha loãng Sấy Ép Lò lưới Cuộn cắt Nồi hơi Cắt Nước trắng Hơi Nước ngưng Khí thải Nước trắng Nước trắng Hoá chất làm mềm Nước Nước thải Thuốc tẩy Hóa chất Giấy vệ sinh vụn THÀNH PHẨM Nước trắng Nước trắng Nước trắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 108 Các giải pháp quản lý nội vi tốt :  Cần phân loại các loại giấy sau khi thu mua: giấy có chứa nylon, mực in, giấy bẩn, giấy chứa nhiều chất độn…  Dùng vòi phun tốt hơn khi rửa bằng vòi.  Kiểm tra máy cuộn trước khi vận hành.  Phân công người công nhân có tay nghề cao, thả bột trong khâu xeo giấy.  Hạn chế tối thiểu số lần dừng máy.  Nâng cao tay nghề của người công nhân.  Nâng cao ý thức của người công nhân, có chế độ khen thưởng khi năng suất lao động cao.  Bảo quản tốt các cuộn giấy gốc để tránh thất thoát.  Nâng cao, cải thiện nền xưởng vệ sinh công nghiệp. Các giải pháp kiểm soát tốt hơn dây chuyền sản xuất :  Cần định lượng hóa chất thêm vào.  Thiết bị báo độ sệt.  Thiết bị điều chỉnh độ sệt.  Tối ưu hóa thời gian nghiền  Lắp đặt hệ thống kiểm tra chất lượng ngay tại dây chuyền.  Lắp đặt đồng hồ đo lượng nước sử dụng cho mỗi công đoạn có cần đến nước.  Lắp đặt các van nước tự động.  Tối ưu hóa chế độ nghiền.  Kiểm soát chặt chẽ độ cứng của nước trước khi cấp cho lò hơi. Tối ưu hóa năng lượng thích hợp cho các động cơ. Thay thế các động cơ chạy quá công suất và không hiệu quả.  Lập kế hoạch cho việc kiểm soát các chỉ tiêu TSS, TVSS, BOD,… Các giải pháp cải tiến thiết bị, máy móc : ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 109  Cải tiến bể.  Cách nhiệt tốt hệ thống ống cấp hơi.  Thay cánh khuấy mới.  Thay thế các đĩa dao phù hợp Các giải pháp thay đổi công nghệ :  Thay lô lưới máy xeo.  Thay thế các dây đai đã cũ, chữ V bằng các dây đai mới, hiện đại và thường xuyên có chế độ bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Các giải pháp thu hồi và tái sử dụng trong nhà máy :  Tối ưu hóa việc tận dụng nước trắng, dùng nước trắng cấp cho các công đoạn tẩy trắng, pha loãng, phá bọt,… Các giải pháp thay thế nguyên vật liệu :  Thay thế chất màu đang sử dụng bằng chất màu ít độc hoặc không độc.  Dùng tác nhân giữ màu  Dùng các loại hồ dán thích hợp. Lợi ích trong ngăn ngừa phát sinh chất thải nguy hại Lợi ích kinh tế: Giảm bớt chi phí cho công tác quản lý CTNH. Giảm chi phí về nguyên vật liệu và năng lượng do sử dụng có hiệu quả lớn. Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường: cải hiện hình ảnh doanh nghiệp. Lợi ích môi trường và xã hội: Giảm rủi ro đối với cộng đồng. Góp phần đáp ứng tiêu chuẩn môi trường hiện hành, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Góp phần bảo vệ tài nguyên và năng lượng. Cải thiện mối quan hệ cộng đồng xung quanh khu vực nhà máy. Lợi ích trong tái sinh tái chế CTNH Lợi ích kinh tế: Đem lại thu nhập cho người lao động. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 110 Tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Giảm chi phí xử lý CTNH. Lợi ích môi trường và xã hội Giảm lượng CTNH thải ra môi trường phải xử lý. Giảm khai thác tài nguyên quá mức. Giảm rủi ro đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng vì giảm lượng phát sinh CTNH. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 111 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Qua khảo sát thì cho thấy rằng công tác quản lý CTNH trong các cơ sở sản xuất tại Quận 6 chưa có tính thống nhất và thực hiện chặt chẽ từ phân loại rác tại nguồn đến thực hiện sản xuất sạch hơn, tái chế, tái sử dụng CTNH để giảm thiểu đến mức thấp nhất và xử lý an toàn CTNH góp phần bảo vệ môi trường, bảm đảm sức khỏe công đồng tại khu vực. Trước thực tế đó, đồ án xin đề xuất một số kiến nghị giúp cho việc quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất được thực hiện hiệu quả hơn:  Triển khai các chương trình giảm thiểu chất thải, sản xuất sạch hơn, tiết kệm năng lượng cho các cơ sở sản xuất đặc biệt là ngành gây ô nhiễm bị liệt vào danh sách đen của Thành phố.  Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của các chủ đầu tư, các nguồn viện trợ để đầu tư cho các dây chuyền công nghệ sạch xử lý triệt để CTNH.  Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, đặc biệt là quản lý CTNH như phân loại rác tại nguồn, tái chế tái sử dụng, xử lý an toàn…  Cụ thể hóa Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý CTNH, tiêu chuẩn phân loại chất thải nguy hại, tiêu chuẩn an toàn đối với việc lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy.  Kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý chất thải nguy hại của Chính phủ và Quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại đối với các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại và các cơ sở thu gom, xử lý trên địa bàn TP HCM.  Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Nhà nước về bảo vệ môi trường, lưu ý tới việc kiểm soát chặt chẽ chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở, hạn chế các cơ sở có tiềm năng gây ô nhiễm.  Tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý chất thải nguy hại cho các cán bộ quản lý Nhà nước về môi trường cấp thành phố, quận và cán bộ quản lý môi trường tại cơ sở ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Lâm Minh Triết, TS. Nguyễn Thanh Hải. Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng Hà Nội, 2006. 2. Nguyễn Khắc Linh, Trịnh Thị Thanh. Quản lý chất thải nguy hại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Webside: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 113 PHỤ LỤC MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀ MẪU SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH (Ban hành kèm theo Thông tư số /2006/TT-BTNMT ngày tháng năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) A. Mẫu Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH *** ...........(1)........... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ______________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________ (Địa danh), ngày ... tháng ... năm ...... ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI (hoặc Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH) Kính gửi: ................(2).................... 1. Phần khai chung: Tên chủ nguồn thải (tổ chức hoặc cá nhân): Địa chỉ văn phòng: Điện thoại: Fax: E-mail: Tài khoản số: tại: CMTND (nếu là cá nhân) số: Ngày cấp: Nơi cấp: Giấy đăng ký kinh doanh số: Ngày cấp: Nơi cấp: Tên cơ sở phát sinh CTNH: Loại hình cơ sở: Địa chỉ cơ sở: Điện thoại: Fax: E-mail: Tên người liên hệ: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 114 Mã số QLCTNH (trường hợp điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải): 2. Dữ liệu sản xuất: (i) Danh sách nguyên liệu thô/hoá chất và số lượng sử dụng trung bình trong 1 tháng: TT Nguyên liệu thô/hoá chất Số lượng (kg) (ii) Danh sách sản phẩm và sản lượng trung bình trong 1 tháng: TT Tên sản phẩm Sản lượng (kg/tháng) 3. Dữ liệu về chất thải: (i) Chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 1 tháng: TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) Số lượng (kg) Mã CTNH Tổng số lượng (ii) Chất thải khác phát sinh trung bình trong 1 tháng: TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) Số lượng (kg) Tổng số lượng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 115 4. Danh sách các cán bộ, nhân viên tham gia quản lý CTNH: TT Họ và tên Trình độ chuyên môn Chức danh Ghi chú 5. Danh sách các hồ sơ, giấy tờ đi kèm Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Sở cấp (hoặc điều chỉnh) Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. .............(3)............ (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 116 SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI SỐ: 1. Tên chủ nguồn thải: Mã số QLCTNH: Địa chỉ văn phòng: ĐT: Địa chỉ cơ sở: ĐT: 2a. Tên chủ vận chuyển 1: Mã số QLCTNH: Địa chỉ văn phòng: ĐT: Địa chỉ cơ sở: ĐT: 2b. Tên chủ vận chuyển 2: Mã số QLCTNH: Địa chỉ văn phòng: ĐT: Địa chỉ cơ sở: ĐT: 3. Tên chủ xử lý, tiêu hủy: Mã số QLCTNH: Địa chỉ văn phòng: ĐT: Địa chỉ cơ sở: ĐT: 4 Kê khai CTNH chuyển giao STT Tên CTNH Trạng thái tồn tại Mã CTNH Số lượng (kg) Phương pháp xử lý, tiêu hủy Rắn Lỏng Bùn ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG SVTH: HỒNG BẢO CHÂU 117 *Ghi lần lượt (ký hiệu) các phương pháp xử lý, tiêu hủy đối với từng CTNH: Thu hồi/tái chế (TC); Trung hòa (TH); Phân tách/triết/lọc..(PT); Oxy hóa (OH); Kết tủa (KT); Hóa rắn/ổn định hóa/thủy tinh hóa...(HR); Lò xi măng (XM); Lò đốt chuyên dụng (LĐ); Sinh học (SH); Chôn lấp (CL); khác (ghi rõ tên phương pháp) 5 Xuất khẩu CTNH: Có: Không: Nước nhập khẩu: Cảng nhập khẩu: Số phương tiện: Ngày xuất cảng: Cảng xuất khẩu: 6 Xác nhận việc tiếp nhận đủ số lượng và chủng loại CTNH như đã kê khai ở mục 4 6.1. Họ tên người nhận thay mặt chủ vận chuyển 1: Ký: Ngày Tháng Năm 6.2. Họ tên người nhận thay mặt chủ vận chuyển 2: Ký: Ngày Tháng Năm 6.3. Họ tên người nhận thay mặt chủ xử lý, tiêu hủy: Ký: Ngày Tháng Năm 7. Chủ nguồn thải xác nhận đã thống nhất với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu hủy kê khai chính xác các thông tin ở mục 1 - 4 (hoặc 5) 8. Chủ xử lý, tiêu hủy xác nhận đã hoàn thành việc xử lý, tiêu hủy an toàn tất cả CTNH bằng phương pháp như kê khai ở mục 4 Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoidungdoan_1002.pdf
Luận văn liên quan