Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới doanh nghiệp Nhà nƣớc đặc biệt là
đổi mới cơ cấu tổ chức của các Tổng công ty đƣợc coi là một trong những
nhiệm vụ cấp bách trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.
Mô hình tổ chức của công ty cấu trúc mạng là một trong những hệ
thống tổ chức quản lý tiên tiến đã đƣợc áp dụng thành công ở nhiều nƣớc trê n
thế giới, trong khi đó ở Việt Nam mô hình tổ chức này vẫn còn tƣơng đối mới
mẻ cả trên lý luận và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô
hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa Tổng
công ty Sông Đà” có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Trong phạm vi hạn hẹp của luận văn thạc sỹ, tác giả đã hoàn thành
đƣợc các nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức
doanh nghiệp và về mô hình công ty cấu trúc mạng với tƣ cách là một kiểu tổ
chức quản lý tiên tiến nói chung. Phân tích các điều kiện áp dụng và các nhâ n
tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và phát triển của công ty cấu trúc mạng.
Giới thiệu sơ lƣợc về Tổng công ty Sông Đà, m ột doanh nghiệp hàng
đầu trong lĩnh vực xây dƣng, trên con đƣờng trở thành một tập đoàn kinh tế
vững mạnh.
96 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21.
Trƣớc hết phải kể đến việc Nhà nƣớc ta chủ trƣơng đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới sẽ
tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Theo
đó Nhà nƣớc khuyến khích kinh doanh và cạnh tranh theo pháp luật, tôn vinh
những doanh nghiệp sản xuất giỏi. Những năm qua, Tổng công ty luôn nhận
đƣợc sự chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Xây dựng, các bộ, ngành Trung
58
ƣơng, sự giúp đỡ tạo mọi điều kiện của lãnh đạo và chính quyền các địa
phƣơng. Bên cạnh đó Tổng công ty có một truyền thống đoàn kết nhất trí cao
trong nhận thức và các hành động của mọi cán bộ, đảng viên, công nhân viên,
có nền tài chính lành mạnh từ nhiều năm nay. Về nhân lực, Tổng công ty đã
xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, kỹ sƣ, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân kỹ
thuật có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm trong công việc và gắn bó lâu
dài, ổn định với đơn vị.
Đến thời điểm hiện nay, các công trình đầu tƣ Tổng công ty đang triển
khai xây dựng, đã có đủ điều kiện để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao sản lƣợng
xây lắp nhƣ thuỷ điện Sê San 3A, thuỷ điện Tuyên Quang, Nhà máy Xi măng
Hạ Long, Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì và một số dự án khác. Cùng lúc, các
cơ sở công nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định và có xu hƣớng phát triển.
Một yếu tố hết sức quan trọng là Tổng công ty hiện đã có sẵn một số dự
án cho giai đoạn tới. Khối lƣợng hợp đồng đã ký đảm bảo đủ việc làm cho
cán bộ công nhân viên và lực lƣợng xe máy thi công.
Đặc biệt, khi nền kinh tế nƣớc nhà đang phát triển mạnh mẽ với công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề năng lƣợng đƣợc quan tâm hàng
đầu. Chính phủ hết sức quan tâm đến các dự án thuỷ điện bởi tính đa chức
năng: chống lũ, cấp điện, thuỷ lợi, thuỷ sản, bảo vệ môi trƣờng…Với nghề
nghiệp truyền thống là xây dựng thuỷ điện, Tổng công ty Sông Đà có nhiều
ƣu thế và thuận lợi. Tiềm năng việc làm của Tổng công ty Sông Đà có thể
đƣợc nhận thấy qua quy hoạch bậc thang các công trình thuỷ điện chƣa xây
dựng thuộc các hệ thống sông trên lãnh thổ Việt Nam.
59
Bảng 3.1: Tổng hợp quy hoạch thuỷ điện theo bậc thang
trên các hệ thống sông Việt Nam.
TT Hệ thống sông Địa bàn
Số công
trình
Tổng công suất
ƣớc tính (MW)
1 Hệ thống sông Đà Phía Bắc 13 5762
2
Hệ thống sông Lô -
Gâm - Chảy
Phía Bắc 7 1024
3 Hệ thống sông Cả Nghệ An 8 531
4 Hệ thống sông Sê San Tây Nguyên 4 718
5
Hệ thống sông
Srepok
Đắc Lắc 6 621
6
Hệ thống sông Đồng
Nai
Phía Nam 12 1063
7
Hệ thống sông Vu
Gia - Thu Bồn
Quảng Nam 8 1220
8
Hệ thống sông Trà
Khúc - Trà Bồng-
Sông Vệ
Quảng Ngãi 7 185
9
Hệ thống sông
Hƣơng
Thừa Thiên
Huế
4 321
10 Hệ thống sông Ba Phú Yên 5 488
11
Hệ thống sông Thạch
Hãn
Quảng Trị 1 70
12 Hệ thống sông Chu Thanh Hóa 2 292
13 Hệ thống sông Mã Thanh Hóa 1 250
(Nguồn: Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2020)
60
Cộng gộp toàn bộ công suất của các công trình tiềm năng là 13085 MW.
Suất đầu tƣ trung bình cho 1 MW công suất trong các dự án năng lƣợng tại
Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới là 1,2 triệu USD. Một phép tính đơn giản
cho thấy giá trị đầu tƣ tiềm năng của các dự án này khoảng trên 250.000 tỷ
đồng. Có thể nói nếu biết phát huy tốt thế mạnh và uy tín của doanh nghiệp để
có thể đƣợc giao thầu tối đa số lƣợng công việc tiềm năng trên, Tổng công ty
Sông Đà sẽ đảm bảo đƣợc công ăn việc làm ít nhất đến những năm 2050. Qua
đó việc phát triển bền vững trong thời gian dài chắc chắn sẽ giúp Tổng công
ty thực hiện đƣợc mục tiêu xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh.
3.1.2.2. Khó khăn và thách thức
Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, Tổng công ty Sông Đà cũng đứng
trƣớc những khó khăn thách thức. Một mặt do trình độ phát triển kinh tế của
nƣớc ta thấp, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém, quy mô sản
xuất nhỏ bé, mức thu nhập và tiêu dùng của dân cƣ chƣa cao nên không đủ
tạo sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trƣờng. Mặt khác do cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ thông
tin thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn và công nghệ đòi hỏi các
doanh nghiệp phải luôn có sự thay đổi để thích ứng, nếu không sẽ bị tụt hậu
và phá sản.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng sức ép
cạnh tranh, đẩy mạnh sự hình thành các tập đoàn kinh tế khổng lồ chi phối
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế. Trong khi đó,
cũng nhƣ các doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng, Tổng công ty chƣa
chuẩn bị và chƣa sẵn sàng cho sự hội nhập khu vực, châu lục và quốc tế.
Nhiều cơ chế chính sách nhất là lĩnh vực tài chính tiền tệ, chính sách lao động,
tiền lƣơng, thủ tục hành chính và hệ thống quản lý hành chính chậm đổi mới
gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.
61
Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chƣa thích hợp
để quản lý công nghiệp và sản xuất công nghiệp. Công nghệ sản xuất công
nghiệp với một số ngành nghề còn lạc hậu, năng suất thấp do vậy khả năng
cạnh tranh của sản phẩm kém. Thêm nữa, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc
liệt trong lĩnh vực đầu tƣ và xây lắp thuỷ điện, đặc biệt quy định trong công
tác đầu tƣ còn nhiều bất cập làm ảnh hƣởng đến công tác triển khai thực hiện
dự án nhƣ duyệt quy hoạch, giải phóng mặt bằng…
Yếu tố quan trọng vẫn là vốn đầu tƣ, tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn
sản xuất kinh doanh quá lớn (gần 80%) gây bất lợi cho công tác sản xuất kinh
doanh, khả năng cạnh tranh và chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty. Bên
cạnh đó, công tác quản lý và trình độ tay nghề của công nhân chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới.
3.2. Những giải pháp áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng tại Tổng
công ty Sông Đà
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô:
Hệ thống pháp luật và môi trƣờng pháp lý về kinh tế- thƣơng mại của
Việt Nam chƣa hoàn chỉnh, chƣa hệ thống, chƣa đồng bộ, chƣa phù hợp thực
tiễn hoạt động của nền kinh tế. Nhiều chính sách cơ bản chƣa đƣợc thể chế
hoá trong luật hoặc chƣa đƣợc cụ thể hoá trong các văn bản dƣới luật để
hƣớng dẫn thi hành nhƣ luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh...
Một điểm yếu nữa là tình trạng “thừa mà thiếu” trong hệ thống pháp
luật kinh tế- thƣơng mại của Việt Nam hiện nay. Trong những năm qua, để
khắc phục tình trạng thiếu văn bản pháp luật điều chỉnh đời sống kinh tế- xã
hội đất nƣớc nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng, cơ quan lập pháp Việt
Nam đã tích cực ban hành, bổ sung nhiều bộ luật, luật và pháp lệnh quan
trọng. Trong tình hình đó, cơ quan hành pháp cũng có nhiều cố gắng ban hành
các văn bản pháp quy, một mặt hƣớng dẫn thi hành các văn bản luật, mặt khác
62
góp phần bổ sung và chi tiết hoá các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, tính khả
thi của những quy định trong các văn bản luật đƣợc ban hành nhiều khi chƣa
cao, thậm chí còn không thực hiện đƣợc bởi chúng chƣa hợp lý và thiếu tính
thực tiễn.
Thực tế còn có những điểm không đồng bộ so với nội dung của văn bản
gốc khi các văn bản hƣớng dẫn thực hiện đƣợc soạn thảo. Thêm vào đó, số
lƣợng và tần số ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều đến chóng mặt, làm văn bản
mang tính đối phó tình huống không mang tính ổn định. Ngoài ra, chênh lệch
thời gian từ lúc ra quyết định điều chỉnh hệ thống chính sách pháp luật tới khi
thực thi, hay ban hành văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành luật,… cũng là
những thiếu sót làm cản trở không nhỏ hoạt động của cả nền kinh tế nói
chung và của các doanh nghiệp nói riêng.
Từ những bất cập trong hệ thống pháp luật đã nêu ở trên, ta thấy Việt
Nam cần phải xây dựng, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp luật và
các chính sách kinh tế của mình cho phù hợp hơn nữa với những yêu cầu, đòi
hỏi cấp bách của nền kinh tế, với thông lệ quốc tế. Hệ thống chính sách, pháp
luật cần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng phát huy tối đa nội lực và tiềm năng của
đất nƣớc, của tất cả các thành phần kinh tế; tạo điều kiện thúc đẩy quá trình
tích tụ, liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh; thu hút đầu tƣ nƣớc
ngoài; khuyến khích môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các
doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế; đi đôi với việc nâng cao
hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc.
Các chính sách kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức, quản
lý, khả năng phát triển, cũng nhƣ hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có hệ thống doanh nghiệp Nhà
nƣớc hiện nay đang là bộ phận lớn nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong cơ
cấu kinh tế nƣớc ta hiện nay. Những chính sách chủ yếu cần hoàn thiện nhƣ
63
chính sách thuế, chính sách phát triển thị trƣờng tài chính, chính sách khuyến
khích cạnh tranh, cải cách hành chính...
Chính sách thuế:
Các doanh nghiệp đang chờ đợi sự tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế,
khắc phục tình trạng đã không khuyến khích mà còn cản trở cho việc hình
thành, tích tụ và tích luỹ của các doanh nghiệp bằng chính lợi nhuận sau thuế
của họ. Chính sách thuế
Chính sách tín dụng và lãi suất tín dụng:
Hệ thống ngân hàng là một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính
quốc gia, đóng vai trò “bà đỡ” cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Trong
điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá, vai trò của ngành ngân hàng lại càng trở
nên quan trọng. Việc chấn chỉnh và củng cố hệ thống ngân hàng là một việc
hết sức cần thiết. Chính sách tín dụng và lãi suất tín dụng của các ngân hàng
ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
bởi vì hiện nay không một doanh nghiệp nào có thể mở rộng quy mô sản xuất,
kinh doanh mà vốn đầu tƣ là hoàn toàn bằng vốn tự có. Bƣớc qua giai đoạn
mới trong cuộc cải cách ngân hàng ở nƣớc ta, trọng tâm trong quan hệ ngân
hàng- doanh nghiệp là các định chế thực hiện luật mới về ngân hàng nhằm
thúc đẩy cả doanh nghiệp và ngân hàng chuyển qua cơ chế thị trƣờng ở giai
đoạn cao hơn, khắc phục những tồn tại yếu kém về cơ chế tổ chức và hoạt
động của hai loại doanh nghiệp.
Do vậy, chính sách tín dụng và lãi suất tín dụng cần phải đƣợc điều
chỉnh để thực sự hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp.
Chính sách phát triển thị trƣờng vốn trung và dài hạn:
Cần phải tạo hành lang pháp lý về thế chấp, bảo lãnh, thị trƣờng mua
bán nợ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Phải có quy chế khuyến khích các
64
doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng chứng khoán để thức đẩy nhanh chóng
thị trƣờng vốn trung và dài hạn ở nƣớc ta.
Chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
Cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc ở nƣớc ta đã khuyến
khích đƣợc các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh,
đúng pháp luật. Nhƣng một đòi hỏi chính đáng và hết sức cấp bách của các
doanh nghiệp là Nhà nƣớc sớm ban hành luật hạn chế độc quyền, khuyến
khích cạnh tranh.
Kiên quyết thực hiện thành công cải cách hành chính
Các doanh nghiệp đang mong đợi chƣơng trình cải cách hành chính của
Nhà nƣớc cần sớm có những bƣớc tiến mới trong thực tiễn để quan hệ giữa
các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ở trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng với các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sẽ ngày càng thông thoáng, giảm
mạnh các phiền hà về thủ tục hành chính, về hải quan, về đăng ký kinh doanh,
về các loại giấy phép hoạt động, về thanh tra, kiểm tra.
Công cụ thực hiện quản lý Nhà nƣớc quan trọng nhất là hệ thống pháp
luật. Cơ chế thị trƣờng đòi hỏi phải có luật chơi rõ ràng, đầy đủ, có hệ thống
và cơ chế tài phán thích hợp. Hệ thống pháp luật của nƣớc ta đã từng bƣớc
đƣợc xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh trong các năm qua, đặc biệt là hệ
thống pháp luật tạo dựng môi trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp. Luật
doanh nghiệp Nhà nƣớc và Luật doanh nghiệp đã bƣớc đầu tạo ra cở sở pháp
lý cho sự hình thành và phát triển các công ty và Tổng công ty. Mô hình công
ty cấu trúc mạng là mô hình bậc cao trong nền kinh tế thị trƣờng. Hoạt động
liên kết mạng của nó gắn với những thiết chế và các mối quan hệ kinh tế phức
tạp trong nền kinh tế thị trƣờng, việc điều tiết hoạt động kinh tế trong mô hình
tập đoàn kinh tế nói chung và tổng công ty theo mô hình mạng nói riêng đòi
hỏi phải giải quyết các mối quan hệ về sở hữu, tài chính, chứng khoán, cạnh
tranh. Do vậy, hệ thống pháp luật cần phải đảm bảo kết hợp hài hoà giữa tính
65
ổn định lâu dài về nguyên tắc pháp luật với tính đổi mới càan thiết về chế
định cụthể để tạo ra tƣ tƣởng yên tâm cho việc đầu tƣ lớn và dài hạn của các
Tổng công ty, đồng thời thích ứng từng bƣớc với sự thay đổi của môi trƣờng
kinh tế.
Ngoài ra, các Tổng công ty do tính đặc thù của mình thƣờng có quy mô
hoạt động rộng, có thể kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, cả trong và ngoài
nƣớc. Vì vậy, trong việc xây dựng và ban hành các đạo luật điều tiết hoạt
động của các Tổng công ty, các tập đoàn kinh tế sau này, cần nghiên cứu
thích ứng với các quy định pháp luật kinh tế của khu vực và quốc tế.
Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, kinh tế Nhà nƣớc đóng vai trò chủ
đạo, là đầu tàu của nền kinh tế. Vai trò này đƣợc thể hiện trƣớc hết là thông
qua các Tổng công ty mạnh của Nhà nƣớc. Vì vậy, Nhà nƣớc phải giữ vai trò
định hƣớng cho sự phát triển của các tập đoàn này. Việc phát triển các Tổng
công ty Nhà nƣớc theo cấu trúc mạng phải đảm bảo các công ty thành viên
đƣợc tổ chức và liên kết tự nguyện, trong đó sở hữu Nhà nƣớc có thể giữ vai
trò nòng cốt, song không phải bằng sự khống chế về mặt hành chính mà bằng
kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của mình.
Nhà nƣớc cần tạo điều kiện cho các Tổng công ty có thể trực tiếp tham
gia vào phân công và hợp tác quốc tế, vào thị trƣờng thế giới thông qua việc
mở rộng quyền tự chủ về kinh tế, mậu dịch, đối ngoại cho các Tổng công ty.
Tuy nhiên, để củng cố hơn nữa các thể chế của kinh tế thị trƣờng tạo
điều kiện cho công ty cấu trúc mạng vận hành hiệu quả đòi hỏi phải hoàn
thiện:
+ Hệ thống thể chế pháp lý: các luật rõ ràng, hệ thống tổ chức thực hiện
và áp dụng các nguyên tắc của luật lệ phải cụ thể.
+ Hệ thống các tổ chức tài chính: cùng với chủ sở hữu các tổ chức tài
chính đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các nhà quản trị doanh
66
nghiệp bằng cách áp đặt kỷ luật tài chính và giám sát hoạt động của ngƣời đi
vay.
+ Hệ thống các cơ quan chính phủ: Chính phủ có vai trò quan trọng
trong kinh tế thị trƣờng nhƣng trong các nền kinh tế chuyển đổi phải định
hƣớng lại vai trò của mình theo hƣớng chỉ tập trung vào một số chức năng có
lựa chọn để hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động của các doanh nghiệp
Từ kinh nghiệm của các nƣớc phát triển và đang phát triển cũng nhƣ
trong nền kinh tế chuyển đổi, việc áp dụng mô hình tổ chức mới này cần có
sự tạo điều kiện giúp đỡ mạnh mẽ của Nhà nƣớc; cụ thể Nhà nƣớc phải có
định hƣớng và tập trung nỗ lực trên các mặt sau:
Thứ nhất: tìm ra và xác định các ngành có lợi thế nhất để ƣu tiên tập
trung nguồn lực phát triển, áp dụng các phƣơng thức quản lý hợp lý và hệ
thống tổ chức quản lý tiên tiến sau đó mở rộng dần sang các ngành khác. Các
ngành năng lƣợng, dệt may thời trang, công nghiệp nƣớc giải khát có thể áp
dụng mô hình công ty cấu trúc mạng.
Thứ hai, các doanh nghiệp có triển vọng phát triển theo hƣớng đổi mới
hệ thống tổ chức quản lý mới cần đƣợc Nhà nƣớc tập trung hỗ trợ đầu tƣ và
khuyến khích rõ ràng trong đó có Tổng công ty Sông Đà và các Tổng công ty
khác.
Thứ ba, lợi dụng ƣu thế và khai thác các kinh nghiệm về mô hình quản
lý theo cấu trúc mạng và các cấu trúc hiện đại khác của các công ty đa quốc
gia thông qua các chi nhánh và các công ty con của chúng hoạt động tại Việt
Nam để từng bƣớc hình thành và phát triển mô hình của riêng mình.
Thứ tƣ, khơi dậy các yếu tố truyền thống nhƣ tinh thần tự cƣờng, ý thức
dân tộc cao, phong tục tập quán,... để phát huy sức mạng tổng hợp qua đó xây
dựng văn hoá doanh nghiệp mang màu sắc riêng.
67
Cuối cùng luôn xác định sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nƣớc là nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia, từ đó có chính sách cụ thể khuyến
khích phát triển các mô hình áp dụng hệ thống tổ chức quản lý mới.
3.2.1.2. Xác định phương hướng phát triển khoa học công nghệ
Để tạo điều kiện cho việc áp dụng công ty cấu trúc mạng trong thời
gian tới, Nhà nƣớc và các doanh nghiệp cần phải đề ra những phƣơng hƣớng
cho sự phát triển khoa học công nghệ cùng với việc phát triển và ổn định kinh
tế theo đó:
- Một là, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế
quốc dân nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lao động thủ công, lạc
hậu, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh
của nền kinh tế, gia tăng nhanh hàm lƣợng khoa học công nghệ trong các
ngành kinh tế.
- Hai là, thông qua giải pháp chủ yếu là chú trọng phát triển công nghệ
thông tin và viễn thông, đƣa ngành này làm nền tảng trong việc hiện đại
hoá các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh,
quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.
3.2.1.3. Đổi mới về tổ chức và quản lý Nhà nước:
Tổng công ty là một đơn vị của nền kinh tế, hoạt động của nó không
thể độc lập tách riêng với sự chỉ đạo chung của tổ chức bộ máy quản lý Nhà
nƣớc, với các đơn vị khác trong nền kinh tế. Vì vậy, khi Tổng công ty Sông
Đà thay đổi tổ chức theo cấu trúc mạng thì rất cần thiết sự hoạt động của tổ
chức phải phù hợp với thực tiễn tổ chức chung của nền kinh tế. Xuất phát từ
các phân tích về bản chất của công ty cấu trúc mạng đã trình bày ở các phần
trên và thực tế tổ chức quản lý của Nhà nƣớc, tác giả kiến nghị một số giải
pháp nhƣ sau:
68
- Thứ nhất: Tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nƣớc (ban hành pháp
luật chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn, kiểm tra, giám sát,...) với chức
năng của chở sở hữu (quyền thành lập, giải thể, chuyển sở hữu, giám sát
đầu tƣ và phân phối lợi nhuận, tổ chức cán bộ,...) đối với những doanh
nghiệp do mình thành lập.
- Thứ hai: Xác định cơ chế đảm bảo quyền sở hữu tại các doanh nghiệp.
Phân biệt quyền sở hữu vốn với quyền quản lý sử dụng vốn để phân cấp
trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp Nhà nƣớc.
- Thứ ba: Có hệ thống chính sách quản lý xoay quanh trọng tâm tạo đƣợc
động lực phát triển từ nội lực của doanh nghiệp Nhà nƣớc để tạo nguồn
thu lâu dài.
- Thứ tƣ: Tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp thay đổi hệ thống tổ chức
quản lý tiên tiến theo hƣớng:
+ Quản lý nhằm tăng khả năng thích ứng với thông lệ quốc tế về kinh
nghiệm giao dịch trong cạnh tranh quốc tế, tăng hiệu lực của các phƣơng
tiện, tổ chức và nghiệp vụ quản lý, duy trì kỷ cƣơng và tác phong công
nghiệp trong lao động và hoạt động quản lý.
+ Cung cấp các thông tin cần thiết và tạo điều kiện phát triển mạnh công
nghệ thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Chính phủ có lợi thế trong việc thu thập và phổ biết một số loại
thông tin nhất định nhƣ những thông tin thống kê cơ bản, tình hình kinh tế,
triển vọng kinh tế trong nƣớc, dự báo biến động tình hình kinh tế trên thế
giới, dự báo thị trƣờng, công nghệ tỏng và ngoài nƣớc. Theo dõi tình hình
cạnh tranh và đầu tƣ của tƣ bản nƣớc ngoài, có chính sách bảo vệ sản xuất
trong nƣớc.
+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết
với các công ty nƣớc ngoài để tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm
69
quản lý và kinh doanh của nƣớc ngoài. Cho phép và khuyến khích từng
bƣớc mở rộng đầu tƣ ra nƣớc ngoài với phƣơng hƣớng thích hợp.
3.2.1.4 Quy hoạch lại các ngành kinh tế kỹ thuật
Đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc, từ lâu, chúng ta buông lỏng việc
cơ cấu lại ngành kinh tế- kỹ thuật, gây nên những đáng tiếc trong khâu sắp
xếp và tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nƣớc. Các Bộ, Ngành kinh tế - kỹ thuật
ra đời do sự phân công chuyên môn hoá, sự xuất hiện các tiến bộ mới về khoa
học, công nghệ và nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng xã hội.
Trƣớc đây, chúng ta thành lập các Bộ, Ngành đồng thời thực hiện sự
quản lý của Nhà nƣớc theo Bộ, Ngành (Bộ chủ quản). Thực tiễn vận động làm
mất dần vai trò quản lý ngành kinh tế kỹ thuật mà lại tăng cƣờng quản lý về
hành chính, nên dẫn đến đòi hỏi phải xoá bỏ bộ chủ quản và thực tiễn cũng
cho thấy sự quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật cũng đang mất dần. Tình trạng
này làm cho sự quản lý ngành manh mún, vô chủ và đánh mất sự cân đối
ngành.
Sự phân chia ngành kinh tế – kỹ thuật càng hẹp, càng có điều kiện để:
+ Xây dựng các quy phạm, quy trình kỹ thuật và công nghệ.
+ Tăng khả năng thống kê, phân tích hiệu quả kinh doanh (các số liệu
về các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế – kỹ thuật để phân tích so sánh, đánh
giá từ đó xây dựng các phƣơng pháp kinh doanh hợp lý).
+ Cơ cấu lại các ngành kinh tế – kỹ thuật còn là tiền đề quan trọng để
thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nƣớc theo mô hình Tổng
công ty hay theo các mô hình khác (ngành nào cần có Tổng công ty mạnh,
thuộc các ngành kinh tế – kỹ thuật nào).
+ Cơ cấu lại theo ngành kinh tế – kỹ thuật còn là căn cứ quan trọng để
thực hiện kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, để có đủ điều kiện cấp phép đầu
tƣ nƣớc ngoài bảo đảm không ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp kinh doanh
trong nƣớc.
70
Khi cơ cấu lại ngành kinh tế – kỹ thuật, cần phải xem xét trong điều
kiện quy mô doanh nghiệp, cần phải chuẩn hoá các chỉ tiêu dựa vào thực tại
kinh tế đất nƣớc và các thông lệ của các nƣớc trong khu vực nhất là khối
ASEAN để xếp loại doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ để ra các chính
sách vĩ mô thích hợp theo hƣớng doanh nghiệp chỉ nên là các doanh nghiệp
có quy mô lớn, giữ vai trò:
+ Vai trò kiểm soát: thể hiện sự nắm giữ tuyệt đối các ngành kinh tế –
kỹ thuật mà các thành phần kinh tế khác không đƣợc phép tham gia nhằm
đảm bảo các mục tiêu chính trị – xã hội.
+ Vai trò điều tiết: các doanh nghiệp Nhà nƣớc là công cụ để Nhà nƣớc
điều tiết cơ cấu nền kinh tế quốc dân về ngành kinh tế – kỹ thuật và về vùng
kinh tế, đảm bảo mục tiêu phát triển đồng đều, chẳng hạn nhƣ xây dựng cơ sở
hạ tầng, bƣu chính – viễn thông, dầu khí – xăng dầu.
+ Vai trò định hƣớng: doanh nghiệp Nhà nƣớc đảm nhận các ngành,
các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không làm đƣợc ngay.
+ Vai trò đóng góp ngân sách: các doanh nghiệp Nhà nƣớc có quy mô
lớn khống chế các ngành có lợi nhuận bình quân cao, đảm bảo tích lỹ cho
ngân sách để thực hiện các mục tiêu và chính sách xã hội.
3.2.2. Các giải pháp vi mô
Với việc nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn thách thức cũng nhƣ
các ƣu điểm và yếu kém của Tổng công ty, để đổi mới cơ cấu tổ chức và áp
dụng thành công mô hình công ty cấu trúc mạng, Tổng công ty cần xây dựng
những biện pháp hữu hiệu cả về tổ chức quản lý, công tác cán bộ, cả về cơ chế
hoạt động và cơ chế chính sách…, mặt khác phải hiện đại hóa công nghệ sản
xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, từng bƣớc nâng cao sức cạnh tranh, chiếm
lĩnh thị trƣờng vƣơn ra khu vực và quốc tế.
3.2.2.1. Phân biệt và tích hợp cơ cấu cơ bản và cơ chế vận hành
71
Khi nói đến cơ cấu cơ bản của một doanh nghiệp, phải xét đến những
vấn đề chủ yếu nhƣ sự phân công trong nội bộ tổ chức, việc sắp xếp nhiệm vụ
công tác cho các phòng ban khác nhau, làm thế nào để thực hiện đƣợc mục
tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thƣờng dùng hƣờng thức
biểu đồ để thể hiện cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, nếu cơ cấu cơ bản thì không đủ
mà cần phải thông qua cơ chế vận hành để tăng cƣờng cơ cấu, đảm bảo thực
hiện đƣợc mục đích của cơ cấu.
Cơ chế vận hành có thể hiểu là những nguyên tắc, cách thức điều hành
bộ máy tổ chức của doanh nghiệp trên cơ sở cơ cấu cơ bản đã đƣợc xác lập.
Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp có thể có một cơ chế vận hành riêng phù hợp
với trình độ, tập quán, truyền thống và nền văn hoá trong doanh nghiệp.
Việc xác lập và tăng cƣờng cơ chế vận hành sẽ làm cho công nhân viên
hiểu rõ ràng: cái mà doanh nghiệp yêu cầu và mong muốn ở họ là cái gì? Một
cơ chế vận hành tốt sẽ khích lệ công nhân viên đồng tâm, hiệp lực, gắng sức
thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa cơ chế vận hành
đem lại nội dung và sức sống cơ bản của doanh nghiệp. Do vậy để xây dựng
đƣợc mô hình cấu trúc mạng thì phải phân biệt rõ cơ cấu và cơ chế vận hành
bởi vì thực chất của việc xây dựng công ty cấu trúc mạng khong nhấn mạnh
đến một sơ đồ tổ chức cứng nhắc mà thông qua cơ chế vận hành để làm nổi
bật sự liên kết và phối hợp giữa các yếu tố của cơ cấu tổ chức.
Đối với Tổng công ty Sông Đà, việc tích hợp cơ cấu và cơ chế vận
hành có thể thực hiện theo 3 bƣớc sau đây:
- Bƣớc 1: Xây dựng sơ đồ cơ cấu tổng quát của Tổng công ty căn cứ vào
lĩnh vực hoạt động chủ yếu, chiến lƣợc và nhiệm vụ, ... của Tổng công ty.
- Bƣớc 2: Xác định các thành phần cho các bộ phận cơ cấu và mối liên hệ
giữa các bộ phận.
- Bƣớc 3: Xác định những đặc trƣng của các bộ phận (quyền hạn, chức năng,
quy chế hoạt động,...).
72
3.2.2.2. Xây dựng liên kết mạng trên cơ sở cấu trúc truyền thống dựa theo
hoạt động chủ yếu của Tổng công ty
Để thực hiện đƣợc giải pháp này đòi hỏi chúng ta phải xác định đƣợc
hoạt động chủ yếu của Tổng công ty. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, hoạt động
chủ yếu của tổng công ty là thi công xây lắp các công trình thuỷ điện, hạ tầng,
giao thông, ... , do vậy có thể khái quát hoá thành quy trình nhƣ sau:
Hình 3.1: Sơ đồ các quá trình cơ bản trong hoạt động chính
của Tổng công ty Sông Đà
Tổng công ty sẽ phải xem xét nghiên cứu để xác định lại mặt mạnh
nhất của mỗi đơn vị thành viên và sắp xếp các đơn vị vào các quá trình phù
hợp. Trên cơ sở đó, Tổng công ty tiến hành đầu tƣ bổ sung nguồn lực cho các
đơn vị thành để phát huy tốt nhất ƣu thế đó của mình. Điều đó không có nghĩa
là các đơn vị thành viên chỉ hoạt động trên mỗi lĩnh vực đã đƣợc chuyên môn
hoá mà các đơn vị thành viên có thể đa dạng hoá ngành nghề, ngoài các công
trình do Tổng công ty đầu tƣ hoặc trúng thầu, các đơn vị thành viên hoàn toàn
có thể chủ động tìm kiếm thị trƣờng.
Tuy nhiên để gắn kết đƣợc các đơn vị thành viên với Tổng công ty và
tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên, Văn phòng Tổng công ty
phải có vai trò điều phối thật sự linh hoạt và hợp lý, phải thực hiện đƣợc chức
năng đầu tàu của mình trong mọi hoạt động.
Từ phân tích trên, trong giai đoạn đầu Tổng công ty Sông Đà nên tổ
chức theo hình thức mạng nội bộ, sau đó thực hiện theo mô hình mạng ổn
định, theo đó các đơn vị thành viên vẫn áp dụng hình thức tổ chức công ty
Quá trình cung
cấp nguyên vật
liệu đầu vào
Quá trình
chuyên chở
nguyên vật liệu
Quá trình thi
công và hoàn
thiện
73
vốn có của mình, còn vai trò của cơ quan văn phòng Tổng công ty là liên kết
vận hành mạng nhƣng đƣợc tổ chức lại theo 3 quá trình cơ bản nhƣ sau:
Hình 3.2: Mô hình cơ cấu tổ chức mạng nội bộ của Tổng công ty Sông Đà
Trong giai đoạn xây dựng theo mô hình mạng nội bộ, Tổng công ty sau
khi nghiên cứu và sắp xếp phân loại các đơn vị thành viên theo các lĩnh vực
chuyên ngành mà các đơn vị điểm mạnh, thì Tổng công ty cần thực hiện chức
năng liên kết các đơn vị thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh
chung. Để thực hiện đƣợc điều đó, các phòng ban chức năng Tổng công ty
cần phải đƣợc đổi mới chức năng và sắp xếp bổ sung nhân lực phù hợp hơn
nữa. Các phòng ban chức năng phải thực sự trở thành đội ngũ tham mƣu đắc
lực cho ban lãnh đạo Tổng công ty để điều phối và tạo mối liên kết giữa các
đơn vị thành viên, tránh gây ra tình trạng độc quyền trong chính nội bộ Tổng
công ty. Tổng công ty cũng cần phải xây dựng các cơ chế hoạt động hết sức
Các công ty sản
xuất vật liệu
Công ty chuyên
cung cấp dịch
vụ vận tải
Các công ty thi
công chuyên
ngành
Cơ quan văn phòng
Tổng công ty
74
linh hoạt và chặt chẽ dựa trên hợp đồng kinh tế để gắn kết lợi ích và nghĩa vụ
của các đơn vị thành viên với các đơn vị thành viên khác và với Tổng công ty.
Trong giai đoạn xây dựng mô hình mạng ổn định, Tổng công ty sẽ chỉ
giữ lại các hoạt động cốt lõi, có ảnh hƣởng rất chủ yếu đến quá trình sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty bao gồm hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng
chính nhƣ xi măng, thép, bê tông cấu kiện; hoạt động gia công và chế tạo cơ
khí; hoạt động thi công xây lắp chuyên ngành nhƣ đào xúc, khoan nổ, ... Còn
các hoạt động khác nhƣ hoạt động vận tải chuyên chở phục vụ thi công, sản
xuất các vật liệu xây dựng khác, ... Tổng công ty sẽ liên kết với các đơn vị
bên ngoài Sông Đà hoặc giao cho các đơn vị thành viên không có cổ phần chi
phối để thực hiện (nếu năng lực, sở trƣờng của các đơn vị phù hợp).
Các công ty sản
xuất vật liệu
Công ty chuyên
cung cấp dịch
vụ vận tải
Các công ty thi
công chuyên
ngành
Cơ quan văn phòng
Tổng công ty
Các công
ty ngoài
Sông Đà
Các công
ty ngoài
Sông Đà
ác CT sản xuất
xi măng, thép, ...
Các công ty
huyên về gia
công chế tạo
xây lắp
chuyên gành
Công ty chuyên
cung cấp dịch
vụ vận tải
Các công ty
cung cấp vật
liệu
75
Hình 3.3: Sơ đồ cấu trúc mạng ổn định của Tổng công ty Sông Đà
3.2.2.3- Đổi mới cơ chế hoạt động và phương thức tổ chức
Dựa trên các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nƣớc để sửa đổi
điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính và các văn bản quy định nội
bộ khác cho phù hợp, tạo sự thông thoáng, năng động trong hoạt động kinh
doanh.
Tổ chức lại các đơn vị xây lắp đủ mạnh và hoàn chỉnh để có thể tự
mình tổ chức các công trình riêng biệt và hạch toán độc lập, tự chịu trách
nhiệm trƣớc Pháp luật và Tổng công ty. Bên cạnh đó, tổ chức các đơn vị
chuyên ngành: sản xuất vật liệu cơ bản, sản xuất điện năng và cơ quan thƣơng
mại dịch vụ...Đặc biệt, tổ chức, sắp xếp đồng đều lại các phòng để mỗi phòng
đều tham gia quản lý toàn diện lĩnh vực chuyên môn của mình bởi các ban
nghiệp vụ kế hoạch, đầu tƣ, thiết bị, công nghệ, vật tƣ, pháp lý…Nhƣng việc
sắp xếp tổ chức bộ máy của Tổng công ty phải đảm bảo nguyên tắc giữ vững
sự ổn định để phát triển, không làm đồng loạt ngay một lúc mà chỉ làm từng
bƣớc, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu của công tác quản lý sản xuất
kinh doanh, từ đó tập huấn cán bộ công nhân viên theo cơ cấu tổ chức mới,
biên soạn giáo trình học tập cho từng cấp quản lý để tiến tới xây dựng hệ
thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO9000 trong toàn Tổng công ty.
Sắp xếp lại hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo hiệu lực kiểm tra
giám sát các đơn vị thành viên nhƣng những chức năng không đƣợc chồng
chéo, bộ máy phải gọn nhẹ. Phải có sự thống nhất, đồng bộ về chƣơng trình
giữa hệ thống kiểm soát của chuyên môn với hệ thống kiểm tra các cấp của
Đảng và các tổ chức quần chúng. Tăng cƣờng sự kiểm tra, giám sát nhƣng
không đƣợc gây khó khăn, ách tắc cho sản xuất kinh doanh của đơn vị, lấy
ngăn ngừa, khuyến cáo làm mục đích chính. Sai phạm phát hiện trong quá
trình kiểm tra phải đƣợc xử lý kịp thời.
3.2.2.4 - Tiếp tục xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
76
Xây dựng kế hoạch chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đội
ngũ cán bộ quản lý, kỹ sƣ, kỹ thuật giỏi, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành
nghề,..., kế hoạch này gắn liền với kế hoạch chiến lƣợc phát triển Tổng công
ty.
Thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và
quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Xây dựng và làm
tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, vừa
đáp ứng yêu cầu lâu dài. Đồng thời, chăm lo và bồi dƣỡng đào tạo đội ngũ
cán bộ điều hành dự án, cán bộ quản lý cơ sở công nghiệp.
Thực hiện đa dạng hóa hình thức và phƣơng thức đào tạo: vừa đào tạo
mới, vừa đào tạo lại; vừa tự đào tạo, vừa tuyển dụng mới; vừa đào tạo trong
nƣớc, vừa đào tạo nƣớc ngoài. Gắn việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với
việc đào tạo trình độ chính trị và trình độ ngoại ngữ, đồng thời phải đào tạo lý
thuyết với thực tế hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Tạo mọi điều kiện
và khuyến khích tinh thần tự học để nâng cao trình độ.
Cần ban hành chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần cho những
nhà quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao để thu hút họ gắn bó làm
việc lâu dài cho Tổng công ty. Thu nhập phải tƣơng xứng với cống hiến của
họ.
3.2.2.5 - Tăng cường chiếm lĩnh thị trường, sẵn sàng hội nhập kinh tế khu vực,
châu lục và thế giới
Đầu tƣ phát triển công ty tƣ vấn mạnh, có khả năng làm các hồ sơ đấu
thầu, mời thầu trọn gói các công trình trong nƣớc và quốc tế với chất lƣợng
cao. Ngoài ngành nghề chính xây dựng thuỷ điện, phải tăng cƣờng tham gia
dự thầu và làm thầu chính các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị vốn vay
ODA và từng bƣớc vƣơn ra xây dựng công trình tại nƣớc ngoài. Chính vì vậy,
phải thúc đẩy việc củng cố và phát triển lực lƣợng làm công tác tiếp thị đấu
thầu, đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành dự án từ Tổng công ty đến các đơn
77
vị thành viên, đảm bảo đủ về số lƣợng và mạnh về chất lƣợng, có khả năng
hoạt động ở tầm quốc tế.
Tăng cƣờng mọi khả năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin nhanh nhạy
về thị trƣờng. Từ đó, định hƣớng, phân chia thị trƣờng cho các đơn vị thành
viên trên cơ sở sở trƣờng và khả năng của từng đơn vị, tránh sự dàn trải, phân
tán, lãng phí, khó quản lý chi phí và doanh thu. Từng bƣớc chiếm lĩnh thị
trƣờng phía Nam nhƣng phải hết sức thận trọng vì đây là khu vực kinh tế
năng động nhất cả nƣớc nhƣng lại tiềm ẩn nhiều bất trắc, rủi ro. Tăng cƣờng
liên danh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nƣớc để tạo thêm sức mạnh
trong cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, các bên cùng có lợi.
Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý, thi công và công nhân phù hợp
với khu vực và thế giới; đào tạo hệ thống ngành nghề có đủ trình độ và bằng
cấp, chứng chỉ theo thông lệ quốc tế.
Thực hiện quản lý chất lƣợng theo ISO 9000 trong xây lắp công trình
và ISO 1400 về môi trƣờng…
3.2.2.6. Hoàn chỉnh chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty giai đoạn đến năm 2010, có tính đến năm 2020
Dƣới sự hƣớng dẫn về nghiệp vụ của các Bộ tổng hợp và chuyên ngành
(Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Thƣơng mại, Khoa học, Công nghệ và Môi
trƣờng...), tranh thủ ý kiến của Ban lãnh đạo, dựa trên tình hình phát triển,
hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm gần đây,
khẩn trƣơng xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển của Tổng công ty
(hoặc điều chỉnh các bản chiến lƣợc, quy hoạch đã có cho phù hợp với tình
hình mới). Trong khi xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển cần dựa
trên cơ sở dự báo kinh tế thế giới và khu vực, xu hƣớng phát triển của các
Tổng công ty Nhà nƣớc, điều kiện thƣơng mại quốc tế, yêu cầu hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới...Từ đó xác định đƣợc hƣớng phát triển, lập ra
kế hoạch để phát triển nhanh, vững chắc. Bên cạnh đó, phải lựa chọn các
78
hƣớng kinh doanh đa dạng hóa ngành nghề với phƣơng châm chuyên môn
hóa sâu, hợp tác hóa rộng.
3.2.2.7. Tăng cường hạch toán kinh doanh
Trong nền kinh tế tri thức và xu thế thị trƣờng toàn cầu hóa thì hạch
toán kinh doanh với thƣớc đo chủ yêú là hiệu quả kinh tế xã hội là nhân tố
quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Đẩy mạnh hạch
toán kinh doanh mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trƣờng ngày nay. Vì vậy, phải nâng cao chất lƣợng công tác kế
hoạch tiến tới kế hoạch hoá mọi hoạt động kinh doanh. Đồng thời xây dựng
kế hoach thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, kiên quyết
xử lý những trƣờng hợp vi phạm.
Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá nội bộ tiên tiến dựa
trên các định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá của Nhà nƣớc và thực tiễn sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty làm cơ sở cho việc hạch toán. Cũng nhƣ
phải xây dựng và chuẩn hóa các mô hình khoán đội, xƣởng, mô hình chủ công
trình áp dụng thống nhất trong Tổng công ty.
Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác kinh
tế, kế hoạch, tài chính, kỹ thuật. Bồi dƣỡng và hƣớng dẫn những kiến thức tối
thiểu cho tất cả cán bộ, kỹ sƣ, kỹ thuật và cán bộ công nhân viên có liên quan
đến công tác hạch toán kinh doanh. Kết hợp với việc Tổng công ty phải xây
dựng và ban hành quy chế khen thƣởng bằng vật chất và tinh thần đối với
những đơn vị, cá nhân làm ăn hiệu quả; quy chế phạt khi làm ăn thua lỗ. Đặc
biệt là quy định cụ thể đối với ngƣời đứng đầu doanh nghiệp.
3.2.2.8. Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp gắn với niêm yết trên thị trường
chứng khoán
Tăng cƣờng hoạt động Ban đổi mới doanh nghiệp để đẩy mạnh tiến
trình cổ phần hóa các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp và thành lập mới các công ty
cổ phần tiến tới thống nhất cổ phần hóa toàn doanh nghiệp. Các đơn vị, xí
79
nghiệp, nhà máy đã cổ phần hóa sẽ tạo động lực thúc đẩy các đơn vị khác,
huy động thêm các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Chuẩn bị các điều kiện để thành lập Công ty tài chính huy động vốn
trong nội bộ Tổng công ty và các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát
triển và nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.
Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trƣờng chứng khoán để tham gia
hoặc thành lập công ty chứng khoán cổ phần. Đây là điều kiện tối cần thiết để
hình thành tập đoàn kinh tế đối với Tổng công ty trong nền kinh tế thị trƣờng
hiện nay. Nó tạo điều kiện cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán ,
qua đó khuyến khích việc huy động vốn và đƣa cổ phiếu của các công ty cổ
phần thành viên vào giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán khi điều kiện phù
hợp, đặc biệt khi đã có những bƣớc đi của Chính phủ để đẩy mạnh hoạt động
chứng khoán bằng “Chiến lƣợc phát triển Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
đến năm 2010”.
3.2.2.9 Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn
Với một nền tảng vững chắc ngành nghề truyền thống là xây dựng thuỷ
điện, thuỷ lợi, nhƣng lại hạn chế về lƣợng vốn, Tổng công ty Sông Đà cần
phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn - đây chính là khởi đầu cho
sự hình thành tập đoàn kinh tế. Để thúc đẩy quá trình này, một mặt Tổng công
ty phải tích luỹ vốn từ chính lợi nhuận đem lại, mặt khác phải tăng thêm
nguồn vốn để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh với quy mô lớn theo
một số giải pháp sau:
* Tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách Nhà nƣớc vì ngân sách Nhà
nƣớc là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc, là nguồn vốn quan trọng để đầu tƣ
vào các lĩnh vực kinh tế mà Nhà nƣớc ƣu tiên phát triển.
* Tích tụ và tập trung vốn qua thị trƣờng chứng khoán vì Thị trƣờng
chứng khoán là một thể chế tài chính hữu hiệu để khuyến khích dân chúng tiết
kiệm và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi cho đầu tƣ phát triển kinh tế và đây
80
chính là nơi cung cấp các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để phát triển sản
xuất kinh doanh.
81
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới doanh nghiệp Nhà nƣớc đặc biệt là
đổi mới cơ cấu tổ chức của các Tổng công ty đƣợc coi là một trong những
nhiệm vụ cấp bách trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.
Mô hình tổ chức của công ty cấu trúc mạng là một trong những hệ
thống tổ chức quản lý tiên tiến đã đƣợc áp dụng thành công ở nhiều nƣớc trên
thế giới, trong khi đó ở Việt Nam mô hình tổ chức này vẫn còn tƣơng đối mới
mẻ cả trên lý luận và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô
hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty Sông Đà” có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Trong phạm vi hạn hẹp của luận văn thạc sỹ, tác giả đã hoàn thành
đƣợc các nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức
doanh nghiệp và về mô hình công ty cấu trúc mạng với tƣ cách là một kiểu tổ
chức quản lý tiên tiến nói chung. Phân tích các điều kiện áp dụng và các nhân
tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và phát triển của công ty cấu trúc mạng.
Giới thiệu sơ lƣợc về Tổng công ty Sông Đà, một doanh nghiệp hàng
đầu trong lĩnh vực xây dƣng, trên con đƣờng trở thành một tập đoàn kinh tế
vững mạnh.
Tổng quát hoá về mô hình cơ cấu tổ chức hiện nay của Tổng công ty.
Đi sâu phân tích những ƣu điểm và hạn chế của mô hình hiện nay đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Luận văn cũng phân tích các
điều kiện áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng của Tổng công ty Sông Đà
trên cả hai phƣơng diện vĩ mô (các điều kiện pháp lý, các điều kiện về môi
trƣờng kinh tế, công nghệ,...) và điều kiện nội lực của Tổng công ty
Đề xuất một số biện pháp nhằm áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà. Cụ thể là:
82
Qua những vấn đề nghiên cứu của luận văn này, tác giả hy vọng mô hình
và những giải pháp đƣa ra sẽ đƣợc áp dụng trong quá trình đổi mới cơ cấu tổ
chức tại Tổng công ty Sông Đà. Tác giả mong muốn những nghiên cứu này sẽ
góp phần giúp cho các nhà lãnh đạo của Tổng công ty Sông Đà xác định đƣợc
một mô hình tiên tiến hiện đại phù hợp với các điều kiện riêng có của Tổng
công ty, giúp các cán bộ quản trị có đƣợc một tài liệu bổ ích, khoa học và hệ
thống để sử dụng trong quá trình thiết kế lại mô hình cho Tổng công ty.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thông qua việc đƣa ra mô hình và
một số giải pháp nhằm áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà, do kinh nghiệm và thời
gian hạn chế nên kết quả nghiên cứu đƣợc đƣa ra trong luận văn không khỏi
có những khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận đƣợc sự góp ý của các thầy
cô giáo và các bạn để tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài.
83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba
Khoá IX về việc tiếp tục, sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Tƣ tƣởng văn hoá Trung ƣơng, Ban Khoa giáo Trung Ƣơng, Ban Tổ
chức Trung Ƣơng (2002), Tài liệu phục vụ nghiên cứu các kết luận hội
nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 75/2005/TT-BTC ngày 01/09/2005 về
hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước hoạt
động theo mô hình công ty mẹ công ty con, NXB Tài chính, Hà Nội
4. Chính phủ (2004), Nghị định 153/2004/NĐ- CP ngày 09/8/2004 về tổ chức,
quản lý Tổng công ty Nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty Nhà nước,
công ty Nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
5. Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), Quản trị học, Nhà xuất bản Thống kế.
6. TS Lê Đăng Doanh, Hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô
thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
7. Nguyễn Anh Dũng (6/2001), “Công ty cấu trúc mạng- Một kinh nghiệm
hữu ích cho đổi mới các doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam”, Tạp chí
Những vấn đề kinh tế thế giới, (số 3).
8. Nguyễn Anh Dũng (6/2001), “Công ty cấu trúc mạng- Công ty của thế kỷ
21”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 6/2001.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
84
10. TS Nguyễn Thanh Hội, TS Phan Thăng (1999), Quản trị học, Nhà xuất
bản Thống kê.
11. Hồ Xuân Hùng, Đổi mới doanh nghiệp Nhà nƣớc tích cực góp phần vào
thắng lợi sự nghiệp đổi mới, Tạp chí Tƣ tƣởng – Văn hoá số 11/2005
12. PTS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (1998), Lý thuyết quản trị kinh doanh, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
13. GS.TS Phạm Vũ Luận (1997), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Trƣờng
Đại học Thƣơng mại, Hà Nội
14. PGS.TS Ngô Quang Minh (2001), Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới
doanh nghiệp Nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. GS.PTS Nguyễn Đình Phan (1996), Quản trị kinh doanh và những vấn đề
lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc hội (1999), Luật doanh nghiệp Nhà nước, Hà Nội
17. PTT. Trƣơng Tấn Sang, Tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả doanh nghiệp Nhà nƣớc. Tạp chí cộng sản số 10/2002
18. Lê Văn Sang – Trần Quang Lâm (1996), Các công ty xuyên quốc gia trước
ngưỡng cửa thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Nguyễn Hải Sản (1998), Quản trị học, Nhà xuất bản Thống kê
20. TS Phan Đăng Tuất (2000), Doanh nghiệp Nhà nước trong thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Chủ biên Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản
Văn hoá - Thông tin
22. Tổng công ty Sông Đà (2003), Âm vang Sông Đà, Nhà xuất bản Hội nhà văn.
Hà Nội.
23. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo tổng kết năm 2001.
24. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo tổng kết năm 2002.
25. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo tổng kết năm 2003.
26. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo tổng kết năm 2004.
85
27. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo tổng kết năm 2005.
28. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính năm 2001.
29. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính năm 2002.
30. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính năm 2003.
31. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính năm 2004.
32. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính năm 2005.
33. Tổng công ty Sông Đà, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công
ty Sông Đà nhiệm kỳ VIII (2001-2005).
34. GS.TS Vũ Huy Từ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp
hoá - hiện đại hoá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
35. http:// www.songda.com.vn
36.
37.
38.
39.
40. doanh/Quocte/2003.
Tiếng Anh
41. A joint project by Booz, Allen anh Hamilton (May 1999), Competing in
the Digital Age and How the Internet will transform Business.
42. Charles Sabel, Horst Kern and Gary Herrigel (1989) Collaborative
Manufactoring: New Supplier in the Automobile Industry and Redefinition
of the Industrial Corporation, Working paper, Massachusetts Institute of
Technology.
43. G.D Huber anh W.M. Glick (1993), Organizational Change For Improving
Performance, Oxford University Press.
44. Gregory G.Dess, Abdul M.A.Rasheed, Kevin.J.McLaughlin and Richard
L.Prien (1995), “The New Architecture, Academy of Management
Excutive”, no 3.
86
45. Raymond E. Miles and Charles C.Snow (1992), Causes of Failure in
Network Organisation, California Management Review.
87
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
* Các công ty thành viên hạch toán độc lập
1. Công ty Sông Đà 1
2. Công ty Sông Đà 2
3. Công ty Sông Đà 3
4. Công ty Sông Đà 4
5. Công ty Sông Đà 5
6. Công ty Sông Đà 6
7. Công ty Sông Đà 7
8. Công ty Sông Đà 8
9. Công ty Sông Đà 9
10. Công ty Sông Đà 10
11. Công ty Sông Đà 11
12. Công ty Sông Đà 12
* Các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc:
13. Ban điều hành dự án đƣờng Hồ Chí Minh
14. Ban điều hành dự án thuỷ điện Sê San 3
15. Ban điều hành dự án thuỷ điện Sê San 4
16. Ban điều hành dự án thuỷ điện Tuyên Quang
17. Ban điều hành dự án thuỷ điện Sơn La
18. Ban điều hành dự án thuỷ điện Bản Vẽ
19. Ban điều hành dự án thuỷ điện Pleikrong
20. Ban điều hành dự án đƣờng Vành đai 3
* Các đơn vị sự nghiệp
88
21. Trƣờng CNKT Việt Xô
22. Bệnh viện Sông Đà
23. Bệnh viện Yaly
* Các công ty liên doanh với nƣớc ngoài
24. Công ty liên doanh Sông Đà - Ukrin
25. Công ty liên doanh Sông Đà - Jurong
26. Công ty liên doanh Sông Đà - SMS (Canada)
* Các đơn vị thành viên là các công ty cổ phần do Tổng công ty giữ cổ
phần chi phối
27. Công ty cổ phần Sông Đà 11
28. Công ty cổ phần Sông Đà 17
29. Công ty cổ phần Sông Đà 19
30. Công ty cổ phần ĐTPT Đô thị và KCN Sông Đà
31. Công ty cổ phần CUNLQT&TM Sông Đà
32. Công ty cổ phần May xuất khẩu Sông Đà
33. Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà - Yaly
34. Công ty cổ phần thuỷ điện Cần Đơn
35. Công ty cổ phần thuỷ điện Ryninh II
36. Công ty cổ phần thép Việt Ý
37. Công ty cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Sông Đà
38. Công ty cổ phần Thƣơng mại và vận tải Sông Đà
39. Công ty cổ phần Thanh Hoa - Sông Đà
40. Công ty cổ phần công nghệ thông tin Sông Đà
41. Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long
42. Công ty cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Điện Sê San 3A
43. Công ty cổ phần Phát triển Điện Việt Lào
44. Công ty cổ phần thuỷ điện Nậm Chiến
* Các công ty cổ phần do các đơn vị thành giữ cổ phần chi phối
89
45. Công ty cổ phần Sông Đà 1.01
46. Công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà
47. Công ty cổ phần Đầu tƣ và Xây lắp Sông Đà
48. Công ty cổ phần Sông Đà 505
49. Công ty cổ phần Sông Đà 604
50. Công ty cổ phần Sông Đà 606
51. Công ty cổ phần sản xuất vật liệu Sông Đà
52. Công ty cổ phần Sông Đà 901
53. Công ty cổ phần Sông Đà 906
54. Công ty cổ phần Sông Đà 909
55. Công ty cổ phần ĐTPT Hạ tầng và xây dựng Sông Đà
56. Công ty cổ phần thuỷ điện Nậm Mu
57. Công ty cổ phần thuỷ điện Nà Lơi
58. Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà - Hoà Bình
59. Công ty cổ phần sản xuất bao bì
60. Công ty cổ phần xây lắp và đầu tƣ Sông Đà
* Các công ty cổ phần không chi phối
61. Công ty cổ phần ĐT&PT Điện Miền Trung
62. Công ty cổ phần ĐT&PT Điện Miền Bắc
63. Công ty cổ phần thuỷ điện Trà Xom
64. Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 2
65. Công ty cổ phần BĐS Thừa Thiên Huế
66. Công ty cổ phần xây dựng số II Hà Tĩnh
67. Công ty cổ phần Bảo Minh
* Các Văn phòng đại diện:
68. Văn phòng đại diện tại Sơn La
69. Văn phòng đại diện tại Miền Trung
70. Văn phòng đại diện tại CANADA
90
71. Văn phòng đại diện tại Hàn quốc
72. Văn phòng đại diện tại Đài Loan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3080_6389.pdf