XD NTM là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm
phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và
bền vững, không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
nông thôn. XD NTM là sự nghiệp to lớn, lâu dài, là một công trình tổng hợp
liên quan đến mọi mặt của lĩnh vực NNNDNT.
XD NTM là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân và
cộng đồng địa phương. Từ đó tạo động lực để người dân tham gia một cách
chủ động vào quá trình phát triển KT-XH, văn hóa và môi trường của địa
phương với sự hỗ trợ phù hợp, hiệu quả của Nhà nước.
Cũng cần phải xác định rằng, XD NTM là một nhiệm vụ có tính lâu
dài, nó không chỉ bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trước mắt
mà cần phải xây dựng một kế hoạch phát triển lâu dài và toàn diện về
NNNDNT cho những giai đoạn tiếp theo. Ở tầm vĩ mô, kế hoạch phải được
xây dựng và thực hiện trên cơ sở khoa học và bối cảnh kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội. Tính khoa học ở đây thể hiện ở tầm nhìn xa, trông rộng, ở tính
hiện thực và tính khả thi của nó, không xa rời thực tế, và luôn luôn tuân thủ
quy luật phát triển KT-XH, văn hóa nông thôn. Ở mỗi địa phương, việc xây
dựng kế hoạch phải dựa trên tình hình thực tế và đặc điểm có tính đặc thù của
mình, xác định rõ bối cảnh, các bước thực hiện và mục tiêu ưu tiên, phải bắt
đầu từ việc giải quyết những nhu cầu bức xúc nhất của người nông dân. Đồng
thời, tiến hành một cách có trật tự, có kế hoạch và có trọng điểm, dựa trên nội
lực cũng như khả năng tham gia, gánh vác của người dân.
Với phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, XD NTM chính
là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị,
sự tham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền116
lợi nhằm chủ động tham gia, tích cực thực hiện XD NTM. Từ thực tế của
huyện Sóc Sơn nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung, có thể rút ra một điều
rằng: chủ trương đúng, cách làm khoa học, ý chí quyết tâm và sự đồng thuận
là những yếu tố quyết định thành công của chương trình XD NTM.
138 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cấp uỷ Đảng các xã căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sóc
Sơn lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Đề án tiếp tục xây dựng nông thôn
99
mới giai đoạn 2016 - 2020 lãnh đạo, chỉ đạo UBND cùng cấp xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội
đã đề ra.
- UBND huyện và UBND các xã xây dựng kế hoạch thực hiện xây
dựng nông thôn mới 5 năm, kế hoạch chi tiết hàng năm, bố trí nguồn lực, giao
nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, đơn vị thuộc cấp mình quản lý tổ chức triển
khai thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội phối hợp
với chính quyền các cấp và các đơn vị liên quan tích cực tuyên truyền, vận
động hội viên, đoàn viên và nhân dân hăng hái, tự giác tham gia công tác xây
dựng nông thôn mới, nhất là việc thực hiện các tiêu chí không cần nhiều kinh
phí đầu tư.
- Ban chỉ huy quân sự, công an huyện phối hợp cùng với chính quyền các
cấp xử lý, giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp phát sinh, hoàn thành tốt các
nhiệm vụ về quốc phòng và an ninh để đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội của khu vực nông thôn trên địa bàn huyện.
- Các chi bộ, các phòng, ban, ngành xây dựng kế hoạch công tác để tổ
chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình xây dựng
nông thôn mới của huyện.
- Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền. Tiếp tục đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ
huyện đến cơ sở. Xây dựng tổ chức vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt
trong tập hợp, đoàn kết nhân dân, thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Chú trọng làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nâng cao hiệu
lực quản lý của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ
chức chính trị. Xây dựng tổ chức vững mạnh, triển khai thực hiện tốt dân chủ
ở cơ sở.
100
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đảng viên các cấp
nhất là người đứng cầu cấp uỷ, cơ quan đơn vị trong công tác chỉ đạo, triển
khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
3.3.3. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, năng lực
lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể
từ huyện đến cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -
2020. Nội dung, thời gian đào tạo, tập huấn của chương trình phải phù hợp
với thực tiễn và trình độ của cán bộ huyện và cơ sở, kết hợp giữa lý thuyết với
tham quan thực tế các điển hình tiên tiến.
Mọi chủ trương, chính sách nói chung, chính sách về nông nghiệp,
nông thôn, nông dân nói riêng dù có đúng đắn đến đâu, khả năng hiện thực
hóa chúng suy cho cùng phụ thuộc trước hết vào những con người cụ thể.
Trong đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở vừa là những người xây dựng, vừa là
người tổ chức triển khai thực hiện những nội dung cụ thể trong chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Nếu cán bộ là người có tri thức, am
hiểu điều kiện thực tiễn, có tâm, sáng tạo thì khả năng triển khai các chương
trình sẽ thành công cao hơn và ngược lại. Do đó, việc thực hiện chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM nhanh hay chậm, thành công hay không
phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở trong việc huy động
các nguồn lực, tuyên truyền, vận động nhân dân và tổ chức thực hiện.
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, trước hết không chỉ
cần quy hoạch cán bộ mà cần tạo cơ hội được đào tạo về quản lý, lãnh đạo,
quan trọng hơn là phải triệt để cải cách nội dung chương trình đào tạo theo
hướng tăng cường kỹ năng thực hành, gắn với những công việc cụ thể trong
thực tiễn lãnh đạo, quản lý cơ sở. Để làm được điều này, cần phải chú ý đến 2
nội dung sau
101
+ Rèn luyện những kỹ năng về việc lập kế hoạch, thiết kế sự phối hợp,
hợp tác giữa các cán bộ cơ sở, giữa các ban ngành tại địa phương sao cho
tránh được sự chồng chéo trách nhiệm, tất cả cùng hướng tới mục tiêu chung.
+ Rèn luyện những kỹ năng liên quan đến việc khơi dậy và kích thích
tính tích cực của người dân. Đây là nhóm kỹ năng còn rất hạn chế ở những cán bộ
cơ sở, song lại là những kỹ năng khó, do việc ứng dụng chúng trong thực tiễn đòi
hỏi sự tinh tế và tính linh hoạt cao tùy thuộc vào những công việc, tình huống cụ
thể cũng như đặc điểm tâm lý của những người được quản lý.
3.3.4. Tập trung huy động kinh phí của Nhà nước và xã hội đầu tư
xây dựng hạ tầng nông thôn
- Tổng nhu cầu kinh phí đầu tư 2.512,59 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách
thành phố 514,58 tỷ đồng, ngân sách huyện 567,34 tỷ đồng, ngân sách xã
352,52 tỷ đồng, vốn lồng ghép 455,78 tỷ đồng, huy động doanh nghiệp, nhân
dân và nguồn xã hội hoá 622,37 tỷ đồng.
- Ngân sách cấp huyện huy động từ nguồn thu ngân sách, nguồn hỗ trợ
của thành phố, nguồn từ đấu giá quyền sử dụng đất, các nguồn thu hợp pháp
khác và nguồn vốn tín dụng (nếu có) đầu tư cho các công trình, dự án do cấp
huyện quản lý, hỗ trợ có mục tiêu cho các xã xây dựng hạ tầng nông thôn.
- Ngân sách cấp xã huy động từ nguồn thu ngân sách, nguồn hỗ trợ của
cấp trên, nguồn từ đấu giá quyền sử dụng đất, các nguồn thu hợp pháp khác
đầu tư cho các công trình, dự án do cấp xã quản lý theo phân cấp.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thủ tục đầu tư xây dựng cơ
bản, đầu tư tập trung hoàn thành dứt điểm từng công trình đảm bảo tiết kiệm
và hiệu quả đầu tư, tăng cường công tác giám sát chất lượng các công trình
xây dựng của các cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư.
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, nhân dân hỗ trợ, đóng
góp bằng tiền, vật tư, công lao động, hiến đất mở rộng đường phù hợp với
điều kiện thực tế của doanh nghiệp và người dân để đầu tư phát triển sản xuất,
102
chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông, thủy
lợi nội đồng, các công trình y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường. Trong điều
kiện kinh phí Nhà nước còn nhiều khó khăn, ngoài các dự án đầu tư xây dựng
từ nguồn ngân sách, BCĐ các xã xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực
xã hội hoá, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp (ngày công, tiền mặt, hiện
vật) trong đó cần nêu rõ nội dung công việc, phương pháp thực hiện để
hoàn thành công tác xây dựng NTM trên địa bàn.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch về công tác đảm bảo an
ninh trật tự tại các xã. Triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường an ninh nông thôn.
Xây dựng, duy trì mô hình tự quản về an ninh trật tự ở khu dân cư. Các thôn,
xóm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các nội quy, quy ước về trật tự, an ninh
tại địa phương.
- Tập trung nguồn lực xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông
nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, điện nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn
hoá, chợ nông thôn, các công trình trạm y tế Phấn đấu đến năm 2020, 100%
đường trục thôn, xóm được cứng hoá, không lầy lội vào mùa mưa, 65% trở
lên tỷ lệ kênh mương chính do xã quản lý được kiên cố hoá, đường trục chính
nội đồng được cứng hoá, đổ nền cấp phối đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện;
tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt 70%.
Cụ thể như sau
Thứ nhất, về giao thông
Đẩy mạnh làm giao thông nông thôn, chỉnh trang, phát quang các tuyến
đường giao thông nông thôn, xây dựng mới và triển khai các dự án đã được
phê duyệt.
- Đối với 13 xã đã hoàn thành tiêu chí: Mai Đình, Phù Lỗ, Phù Linh,
Tiên Dược, Đức Hoà, Trung Giã, Tân Hưng, Đông Xuân, Thanh Xuân, Phú
103
Cường, Phú Minh, Minh Trí, Minh Phú bằng các nguồn vốn hỗ trợ và nguồn
huy động từ nhân dân tiếp tục nâng cấp, tu sửa, chỉnh trang đường làng, ngõ
xóm, khơi thông cống rãnh đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí.
Hoàn thiện các hạng mục của các dự án năm 2015 theo kế hoạch phân bổ vốn
năm 2016.
Đối với 03 xã đăng ký hoàn thành tiêu chí trong năm 2016: Xuân
Giang, Hiền Ninh, Tân Dân
+ Đối với các tuyến đường trục xã, trục thôn: Triển khai thực hiện đầu
tư xây dựng, nâng cấp 9,3 km từ nguồn vốn ngân sách.
+ Đối với các dự án đầu tư xây dựng giao thông ngõ, xóm thực hiện
theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố:
Bằng nguồn hỗ trợ của ngân sách, các nguồn vốn xã hội hoá và huy động các
nguồn vốn ủng hộ của nhân dân tiến hành triển khai xây mới, cải tạo, nâng
cấp các tuyến đường trong dự án đã được phê duyệt.
Đối với các xã còn lại: Tiếp tục thực hiện nâng cấp, cải tạo các tuyến
đường liên xã, liên thôn theo dự án đã được phê duyệt và triển khai thực hiện.
Thứ hai, về thủy lợi
Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi để cơ bản
đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
Thực hiện đầu tư xây dựng 06 trạm bơm; 8,52 km kênh mương tại các
xã Xuân Giang, Hiền Ninh, Tân Dân và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư
xây mới 02 trạm bơm và tuyến kênh dẫn nước kênh hồ Tân Bình, hồ Non
Hơn xã Nam Sơn; cải tạo nâng cấp 6,4 km các tuyến đê bối thuộc các xã
Trung Giã, Xuân Giang, Xuân Thu.
Thực hiện kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các trạm bơm, nạo vét kênh
mương, khơi thông dòng chảy. Thực hiện tốt công tác cấp bù thuỷ lợi phí trên
toàn địa bàn. Đảm bảo công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất và dân sinh.
104
Thứ ba, về điện nông thôn
Thực hiện giữ vững và nâng cao tiêu chí tại 25/25 xã đã đạt. Phối hợp
với Công ty điện lực Sóc Sơn triển khai thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp
lưới điện trên địa bàn huyện.
Hướng dẫn nhân dân thực hiện giữ vững 100% hộ sử dụng điện thường
xuyên, an toàn từ các nguồn theo quy định tại Bộ tiêu chí nông thôn mới.
Thứ tư, về trường học
Thực hiện cải tạo, nâng cấp 05 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 02
trường THCS. Thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp 02 trường
mầm non, 02 trường tiểu học. Phấn đấu đến hết năm 2016 có thêm 03 trường
đạt chuẩn Quốc gia (Tiểu học Bắc Sơn A, Tiểu học Xuân Thu, Mầm non Tiên
Dược A).
Thứ năm, về cơ sở vật chất văn hoá
Thực hiện đầu tư xây dựng 10 nhà văn hóa tại các xã Xuân Giang, Hiền
Ninh, Tân Dân, Bắc Phú. Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện đầu tư xây
dựng các khu thể thao tại các xã, thôn và thực hiện nâng cấp, bổ sung các
trang thiết bị và khuôn viên của các nhà văn hoá đảm bảo duy trì, nâng cao
tiêu chí tại các xã.
Thứ sáu, về chợ nông thôn
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa
bàn. Tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai
thác chợ. Hướng dẫn các chợ sắp xếp ngành hàng, thu gom rác đảm bảo an
ninh trật tự, PCCC, văn minh thương mại. Chuẩn bị các điều kiện tổ chức đấu
giá 02 chợ Quang Tiến, Tân Dân để đưa chợ vào hoạt động, giải toả các điểm
kinh doanh chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn xã.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng chợ tại các xã còn nhiều hộ nghèo
của huyện Sóc Sơn (Tân Hưng, Đức Hoà, Việt Long, Nam Sơn, Xuân Thu):
Phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội đẩy nhanh tiến
105
độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng chợ tại các xã.
Thứ bảy, về bưu điện
25/25 xã đã đạt tiêu chí, 100% các xã có điểm bưu chính viễn thông, có
Internet đến thôn. Tiếp tục thực hiện duy trì tốt và nâng cao chất lượng hoạt
động của các điểm dịch vụ bưu chính viễn thông, truy cập Internet tại các xã,
các thôn, làng, cụm dân cư.
Thứ tám, nhà ở dân cư
25/25 xã đã đạt tiêu chí. Để duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí,
tuyên truyền vận động nhân dân trên toàn huyện thực hiện xây dựng, cải
tạo nâng cấp, chỉnh trang nhà cửa, công trình phụ trợ đảm bảo quy hoạch,
mỹ quan.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu sản xuất tập trung: Trồng trọt, chăn
nuôi, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông sản
3.3.5. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hoá; tăng cường bảo vệ
môi trường khu vực nông thôn
- Tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống trạm y tế,
giáo dục trên địa bàn. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo, trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo viên, đổi mới nội
dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh. Phấn đấu năm 2020, duy trì 100% trạm y tế đạt chuẩn, tỷ lệ người
dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 85%, phấn đấu hoàn thành phổ cập bậc THPT
và tương đương, nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn là 80%.
Cụ thể như sau
Thứ nhất, về giáo dục - đào tạo
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục trọng tâm là đổi mới
công tác quản lý, tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên; đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
106
vào các hoạt động của nhà trường nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập,
quản lý giáo dục.
Triển khai tốt công tác dạy nghề: Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề năm
2016; chú trọng nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội. Tổ chức dạy nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn
mới, đặc biệt ưu tiên các xã đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới và
tập trung giải quyết việc làm cho người lao động nhất là các hộ dân bị thu hồi
đất nông nghiệp, hộ nghèo. Kế hoạch 2016 đào tạo nghề cho 3.000 lao động
trên địa bàn.
Thứ hai, về y tế
Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh,
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chủ động triển khai các biện pháp phòng
chống dịch, không để dịch bệnh xảy ra. Triển khai xây dựng Trung tâm y tế
huyện và phòng khám đa khoa Hồng Kỳ. Phấn đấu tỷ lệ người dân tham gia
bảo hiểm y tế đạt 80%.
Thứ ba, về môi trường
- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các xã thực hiện các chỉ tiêu của tiêu
chí môi trường. Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ
sinh, trong đó số hộ sử dụng nước sạch đạt 36,17%. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt
được thu gom và vận chuyển trong ngày đạt 90%.
- Chỉ đạo các xã tiến hành trồng cây xanh làm hàng rào quanh các nghĩa
trang nhân dân. Triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện hoả táng góp phần thực hiện tang văn minh trên địa bàn huyện.
- Tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá,
thể thao. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển văn hoá, thể thao đặc
biệt ở các xã vùng xa trung tâm, các xã còn nhiều khó khăn. Tiếp tục làm tốt
công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.
Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá.
107
Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 88 - 92%, tỷ lệ thôn,
làng văn hoá đạt 70%.
- Tiếp tục thu hút các nguồn vốn thực hiện đầu tư chương trình nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tổ chức tốt việc thu gom và xử lý rác
thải, nước sinh hoạt và chăn nuôi. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi
trường xanh sạch đẹp. Phấn đấu, duy trì 100% dân số nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh, trong đó 65% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước
sạch theo tiêu chuẩn, 95% rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển
trong ngày.
3.3.6. Tiếp tục củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất
- Tiếp tục thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây
dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh
thái nhằm mục tiêu sản xuất hàng hoá chất lượng, tạo vành đai xanh cho Thủ
đô, lấy nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao làm mục tiêu phấn
đấu, tăng thu nhập/ha canh tác. Gắn phát triển nông nghiệp với du lịch trên
địa bàn. Phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp từ 2,5 - 3%, giá trị sản
xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản/ha đất nông nghiệp đạt 200 triệu đồng; Tỷ
trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế do huyện quản lý
08%.
- Củng cố và đổi mới hoạt động của các HTX, phát triển đa dạng các
hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập
thể, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp phát triển. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các dự án đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên các dự án công nghệ cao, các dự án tạo việc
làm cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 33 triệu
đồng/người/năm.
Thực hiện hoàn thành 3 xã, nâng tổng số 21/25 xã đạt tiêu chí.
108
- Xây dựng Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch
thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020.
Thực hiện rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới. Phấn đấu số hộ
thoát nghèo trong năm theo chuẩn mới 2.000 hộ.
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
- Tiếp tục triển khai bằng nhiều biện pháp, hình thức đào tạo và tạo
công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động; thực hiện giải quyết việc
làm cho 7.000 - 7.600 lao động.
Hình thức tổ chức sản xuất
- Củng cố, nâng cao năng lực, phát huy vai trò kinh tế tập thể đối với
HTX nông nghiệp; mở rộng các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, từng
bước chuyển đổi các HTX theo Luật HTX. Liên kết giữa các trang trại trong
sản xuất, thống nhất hình thành HTX trang trại, khuyến khích các HTX tham
gia thành viên của Liên minh HTX thành phố Hà Nội.
3.3.7. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện Chương trình XD NTM và quản lý XD NTM
Tổ chức tập huấn cho cán bộ, Ban giám sát cộng đồng dân cư tham gia
giám sát thực hiện các chương trình, dự án xây dựng NTM về quy trình kiểm tra,
giám sát và đánh giá, hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá. Cần bố trí kinh phí
cho công tác giám sát ở các xã, thôn, xóm; có cơ chế rõ ràng và minh bạch hơn
để cho HĐND, các tổ chức xã hội và Ban giám sát cộng đồng dân cư trong quá
trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
Xây dựng quy chế, hệ thống thông tin báo cáo cho cấp xã nhằm kịp
thời nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện những khó khăn vướng mắc và có
giải pháp để chỉ đạo, tháo gỡ. Coi việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo là
chỉ tiêu đánh giá, bình xét thi đua của mỗi cơ quan đơn vị hàng năm.
Kiểm soát việc thành lập và giám sát chặt chẽ việc thực nhiệm vụ được
giao của BCĐ xây dựng NTM ở từng cấp. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về
công tác lập quy hoạch nông thôn giúp BCĐ thực hiện tốt chức năng tham
109
mưu và hoàn thành việc tư vấn, giúp đỡ các xã lập và tổ chức thực hiện Đề án
xây dựng NTM cấp xã. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về tiến độ, kiểm
tra, giám sát tiến trình thực hiện từng nội dung trong công tác xây dựng NTM
theo lộ trình đã đặt ra. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý nhà nước đối với
công tác xây dựng NTM.
Cần khắc phục tình trạng “cha chung không ai khóc” trong việc thực
hiện quản lý nhà nước về xây dựng NTM của một số đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức. Nguồn vốn kinh phí trong xây dựng NTM chỉ được nhà nước
hỗ trợ một phần, còn lại là do người dân đóng góp. Vì thế, sử dụng để tránh
thất thoát là một yêu cầu tiên quyết cho vấn đề này. Trong thời gian tới, huyện
Sóc Sơn cần phải có những động thái sau
- Tiếp tục rà soát quy hoạch các xã về việc thực hiện các tiêu chí, xã
nào không cần thiết thực hiện tiêu chí nào thì không cho vào quy hoạch.
Tránh tình trạng chạy theo thành tích để lấy số lượng tiêu chí mà không tính
đến công suất sử dụng.
- Xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội những cán bộ công chức
làm sai, gây thất thoát, lãng phí cho địa phương, có thể xử phạt hành chính,
truy cứu trách nhiệm hình sự, luân chuyển cán bộ, bãi nhiệm, miễn nhiệm các
chức vụ tương ứng
- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời
phát hiện và xử lý các sai phạm, thất thoát lãng phí có thể xảy ra.
Như vậy, quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội thời gian tới cần phải thống nhất các giải pháp phù
hợp, đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau.
Không có giải pháp nào là tối ưu cho mọi vấn đề, quan trọng huyện cần phải
biết kết hợp, vận dụng các giải pháp sao cho linh hoạt, hiệu quả trong quá
trình thực thi. Trên cơ sở kế thừa các cách làm hay, phương pháp tốt đã có,
110
cần tiếp tục học hỏi và bổ sung những giải pháp mới để ứng dụng vào thực
tiễn của huyện.
- BCĐ các cấp thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và
đánh giá hàng năm về tình hình thực hiện chương trình, các Đề án về BCĐ
xây dựng NTM huyện. BCĐ xây dựng NTM tổng hợp, báo cáo định kỳ cho
UBND huyện và thành phố Hà Nội.
- Thực hiện giám sát từ cơ sở của cộng đồng; mỗi xã lập tổ giám sát
nhân dân để giám sát thực hiện kế hoạch xây dựng NTM cấp xã.
- Người dân tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức thực
hiện xây dựng NTM hàng năm (với hình thức thăm quan hộ gia đình thực
hiện xây dựng NTM, chấm điểm cho mỗi tiêu chí để cuối năm bình xét hộ đạt
tiêu chuẩn). Những việc làm chưa đúng với quy ước thôn, làng phải được
công khai để người dân theo dõi việc chính quyền chấn chỉnh, người dân tự
sửa đổi
- Chỉ đạo thống nhất, cụ thể, sâu sát và thu hút được sự tham gia chủ
động, tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn. Cấp ủy
Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở phải xem đây là một
nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên của mình. Các phòng, ban,
ngành có liên quan phải xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của thành
phố về xây dựng NTM, giúp đỡ cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn. BCĐ xây
dựng NTM phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, phát hiện sai
lệch để uốn nắn, cách làm hay để nhân rộng.
- Mọi chính sách, kế hoạch mãi chỉ nằm trên giấy tờ nếu như nó không
được triển khai vào thực tế. Muốn tất cả các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân
dân hiểu biết và nắm vững về nó thì tất yếu phải tập trung công tác tuyên truyền,
phổ biến sâu rộng trong toàn xã hội. Vì vậy, để phát huy được sự tham gia của
toàn dân và để mỗi người dân ý thức được tầm quan trọng của Chương trình xây
111
dựng NTM, nội dung phương pháp và mục tiêu cần đạt của xây dựng NTM thời
kỳ CNH-HĐH, để người dân đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện thì hơn
bao giờ hết công tác tuyên truyền phải đặt lên hàng đầu.
- Tổ chức phát động phong trào toàn dân xây dựng NTM trong thôn,
xã. Trên cơ sở đó giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân phụ trách trong việc
thực hiện các nhiệm vụ của Đề án (sau khi đã được UBND huyện phê duyệt).
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự thống nhất cao về
nhận thức trong Đảng, trong nhân dân các xã về quan điểm, nội dung, phương
pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng NTM, để cả hệ
thống chính trị ở cơ sở và mỗi người dân hiểu rõ Chương trình xây dựng NTM
người nông dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng được hưởng thụ. Từ đó đồng
tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia, không ỷ lại, trông chờ vào đầu tư
của Nhà nước. Để có được điều này cần phải tổ chức hiệu quả việc phổ biến,
quán triệt để cán bộ và nhân dân hiểu đúng, thống nhất nhận thức, tạo được sự
đồng thuận thì công việc triển khai sẽ thuận lợi, sáng tạo, đạt kết quả tốt.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung chỉ đạo và tổ chức
quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về
mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng NTM giai đoạn 2016-
2020. Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị-xã
hội huyện phối hợp chặt chẽ với UBND huyện xây dựng kế hoạch, nội dung
tuyên truyền phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm tạo sự đồng thuận và nâng
cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác hăng hái tham gia xây dựng NTM
cho cán bộ và nhân dân, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị
trong công tác thông tin, giới thiệu các điển hình tiên tiến, phương pháp hay,
sáng kiến, sáng tạo mới trong xây dựng NTM.
Xây dựng lực lượng công an huyện, công an xã, các cơ quan, đơn vị
trong sạch vững mạnh về chính trị tư tưởng, về tổ chức nghiệp vụ, tuyên
truyền giáo dục pháp luật, đảm bảo cung cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất
112
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh chất lượng phong
trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tăng cường các biện pháp phòng
ngừa, nâng cao hiệu quả đấu tranh trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội đảm bảo
giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội.
- Nâng cao trình độ, năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của
lãnh đạo UBND các xã. Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững
vàng, năng động, sáng tạo, đổi mới, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ.
Duy trì, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức trong hệ thống
chính trị cơ sở. Thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ, thường xuyên rà
soát, đánh giá, đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ.
Công tác tổ chức, xây dựng Đảng, củng cố, nâng cao chất lượng và vai
trò của tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở có bước chuyển biến mạnh trên
mọi phương diện và có bước tiến mới về chất. Các tổ chức cơ sở Đảng và
đoàn thể chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố kiện toàn.
3.4. Kiến nghị với thành phố Hà Nội
Để thực hiện tốt Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đảm
bảo đúng mục tiêu, tiến độ đã đề ra. Huyện Sóc Sơn kiến nghị thành phố Hà
Nội một số vấn đề sau
- Sau khi Luật đất đai 2013 được ban hành và có hiệu lực thi hành. Để
nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác và khuyến khích chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp, thành phố cần ban hành, hướng dẫn
quy trình thực hiện thủ tục chuyển đổi chung để huyện làm căn cứ triển khai
thực hiện.
- Huyện Sóc Sơn cơ bản đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa. Để
công tác quản lý đất đai sau chuyển đổi được chặt chẽ, khoa học và đảm bảo
quyền lợi hợp pháp của người dân thành phố cần đẩy nhanh công tác cấp giấy
113
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng NTM còn
nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội và huy động nguồn lực đầu tư cho
xây dựng NTM tại các xã còn không đồng đều, đặc biệt là nguồn lực huy
động từ công tác đấu giá đất, thành phố cần cấp lại phần đấu giá đất của tất cả
các xã (kể cả xã đã hoàn thành NTM và Thị Trấn ), có cơ chế cho UBND
huyện linh động việc sử dụng nguồn kinh phí cấp lại từ công tác đầu giá đất
để cân đối nguồn lực đầu tư hạ tầng cho tất cả các xã trên địa bàn trong công
tác xây dựng NTM.
114
Kết luận Chƣơng 3
Chương 3 của Luận văn từ quan điểm của Đảng, những mục tiêu XD
NTM của Quốc gia đến phương hướng XD NTM của huyện. Luận văn đã đưa
ra các giải pháp chủ yếu quản lý nhà nước về XD NTM, các giải pháp này là
những vấn đề khoa học trong giải quyết những tồn tại trong thực tiễn đó là
các giải pháp về quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch XD NTM đã được
phê duyệt; về nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về XD NTM; về tổ
chức các lớp đào tạo, tập huấn; về huy động kinh phí của nhà nước và xã hội
đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn; về đẩy mạnh phát triển y tế, văn hóa, tăng
cường bảo vệ môi trường khu vực nông thôn; về tiếp tục củng cố, đổi mới các
hình thức tổ chức sản xuất; về tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá
tình hình thực hiện Chương trình XD NTM và quản lý XD NTM trên địa bàn
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Từ đó tác giả đã kiến nghị với UBND
thành phố Hà Nội 3 vấn đề để công tác XD NTM huyện Sóc Sơn đúng với
mục tiêu và tiến độ đề ra.
115
KẾT LUẬN
XD NTM là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm
phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và
bền vững, không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
nông thôn. XD NTM là sự nghiệp to lớn, lâu dài, là một công trình tổng hợp
liên quan đến mọi mặt của lĩnh vực NNNDNT.
XD NTM là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân và
cộng đồng địa phương. Từ đó tạo động lực để người dân tham gia một cách
chủ động vào quá trình phát triển KT-XH, văn hóa và môi trường của địa
phương với sự hỗ trợ phù hợp, hiệu quả của Nhà nước.
Cũng cần phải xác định rằng, XD NTM là một nhiệm vụ có tính lâu
dài, nó không chỉ bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trước mắt
mà cần phải xây dựng một kế hoạch phát triển lâu dài và toàn diện về
NNNDNT cho những giai đoạn tiếp theo. Ở tầm vĩ mô, kế hoạch phải được
xây dựng và thực hiện trên cơ sở khoa học và bối cảnh kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội. Tính khoa học ở đây thể hiện ở tầm nhìn xa, trông rộng, ở tính
hiện thực và tính khả thi của nó, không xa rời thực tế, và luôn luôn tuân thủ
quy luật phát triển KT-XH, văn hóa nông thôn. Ở mỗi địa phương, việc xây
dựng kế hoạch phải dựa trên tình hình thực tế và đặc điểm có tính đặc thù của
mình, xác định rõ bối cảnh, các bước thực hiện và mục tiêu ưu tiên, phải bắt
đầu từ việc giải quyết những nhu cầu bức xúc nhất của người nông dân. Đồng
thời, tiến hành một cách có trật tự, có kế hoạch và có trọng điểm, dựa trên nội
lực cũng như khả năng tham gia, gánh vác của người dân.
Với phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, XD NTM chính
là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị,
sự tham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền
116
lợi nhằm chủ động tham gia, tích cực thực hiện XD NTM. Từ thực tế của
huyện Sóc Sơn nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung, có thể rút ra một điều
rằng: chủ trương đúng, cách làm khoa học, ý chí quyết tâm và sự đồng thuận
là những yếu tố quyết định thành công của chương trình XD NTM.
Tiến trình CNH nông nghiệp và XD NTM phải đặt trong quá trình
CNH-HĐH đất nước, coi trọng mục tiêu đô thị hóa nông thôn. Tuy nhiên, sức
mạnh của quản lý nhà nước về XD NTM thể hiện ở việc thu hút nhân tài,
nguồn lực của xã hội tham gia XD NTM. Nhà nước với vai trò dẫn dắt, định
hướng nông dân hành động theo Bộ tiêu chí XD NTM thông qua chính sách,
triển khai dự án để sức sống của XD NTM ngày càng có chiều sâu và thực
sự hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình. XD NTM phải đặc biệt chú trọng đến kinh
tế nông thôn phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa vùng nhằm
nâng cao đời sống cho nông dân.
Chương trình XD NTM là nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ
trong việc cải tạo, xây dựng nông thôn theo các tiêu chí mới hướng đến hiện
đại, văn minh, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước để nông nghiệp phát
triển bền vững. Các cơ quan quản lý nhà nước phải tổng kết thực tiễn, bám sát
cơ sở, hỗ trợ hướng dẫn nghiệp vụ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và rất khó
khăn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực to lớn và có nguồn lực đầu tư thích đáng, sự
tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, cũng như sự hỗ trợ
của cộng đồng Quốc tế. Đặc biệt, phải tạo ra được phong trào phát huy sự
tham gia tích cực của cả cộng đồng dân cư nông thôn và các tầng lớp nhân
dân trong cả nước, đảm bảo cho sự thành công của chương trình.
Cán bộ, công chức cơ sở là người chịu trách nhiệm trước cấp ủy và
HĐND xã triển khai Nghị quyết của Đảng và chính quyền, nhưng họ chưa có
chế độ đãi ngộ về lương/tháng và công tác phí một cách xứng đáng. Do đó, sự
nhiệt tình của họ cũng có hạn. Trong quá trình triển khai, cán bộ, công chức
117
địa phương phải ghi chép số liệu, báo cáo tình hình biến động của các hạng
mục công trìnhv.v và giám sát nông dân thực hiện sự nghiệp XD NTM.
Nhưng do lịch sử để lại nên trình độ văn hóa của 50% số cán bộ thôn, xóm
mới ở bậc Tiểu học nên chưa đáp ứng được yêu cầu thống kê, kế toán tài
chính.
Do vậy, giải pháp cơ bản của XD NTM chính là truyền thông nâng cao
hiểu biết pháp luật cho cán bộ và nông dân, biểu dương người nông dân tiêu
biểu XD NTM. Đồng thời, Nhà nước cũng cần tăng đầu tư kinh phí cho hoạt
động tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ quản lý kinh tế nông nghiệp,
nông thôn cho đội ngũ cán bộ thôn. Điều cốt lõi của XD NTM chính là dân
chủ với nông dân và xác định vai trò chủ thể của nông dân trong sự nghiệp
phát triển nông nghiệp và XD NTM trong bối cảnh CNH-HĐH đất nước.
118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ X (2010), Nghị quyết số
15 - NQ/HU ban hành về chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010- 2015, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26-
NQ/TW ban hành về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
3. Ban Chỉ đạo Trung ương (2014), Quyết định số 639/QĐ - TTg ngày
05/5/2014 Ban hành Chương trình công tác năm 2014 của Chương trình
mục tiêu quốc gia nông thôn mới.
4. Ban chỉ đạo TW (2013), Công văn số 165 - CV/BCĐ ngày 24/7/2013 về
“Thực hiện sơ kết Nghị quyết Hội nghị TW7 khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn”.
5. Ban Dân vận Trung ương (2012), Công tác Dân vận với chương trình xây
dựng nông thôn mới, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
6. Báo cáo số 196/BC - UBND của UBND huyện Sóc Sơn, ngày 11/7/2016
về kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu
năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm năm 2016.
7. Hoàng Chí Bảo, “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn”, Nxb Chính trị
Quốc gia, HN 2004.
8. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm
đổi mới - Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, 2007.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Hướng dẫn xây dựng
nông thôn mới cấp xã, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số
54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí
Quốc gia.
119
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Thông tư số 07/2010/TT
- BNNPTNT ngày 8/2 hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia.
12. Bộ kế hoạch và đầu tư (2013), Thông tư số 03/2013/TT - BKHĐT ngày
07/8/2013 về “Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ - TTg ngày
21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”.
13. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Xây dựng nông thôn mới,
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
14. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TT -
BNNPTNT ngày 04/10/2013 về “Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới”.
15. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014), Quyết định 309/QĐ –
BNN - TCCB ngày 27/02/2014 Về điều chỉnh, bổ sung Quyết định
2501/QĐ –BNN - TCCB ngày 17/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về “Thành lập văn phòng điều phối Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”.
16. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày 28/10 ban hành
Chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 7 BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
17. Chính phủ (2009), Quyết định số 342/QĐ/TTg về sửa đổi một số điều
trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Hà Nội.
18. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2012/NĐ - CP về quản lý, sử dụng đất
lúa, Hà Nội.
19. Nguyễn Sinh Cúc, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”,
Nxb Thống kê, năm 2003.
20. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2012), “Chương trình nông thôn mới ở
Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị”, Tạp chí Phát triển kinh tế,
số 262, tháng 8.
120
21. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh (2013), Xây dựng nông thôn mới phải
bắt đầu từ nhận thức của mỗi cán bộ và từng người dân, ngày 21/4.
22. Công văn số 3491/UBND - NN ngày 25/5/2010 của UBND thành phố Hà
Nội về việc triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố về xây
dựng nông thôn mới.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
BCHTW Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TƯ của BCHTW
Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
30. Đề án số 03- ĐA/HU của Huyện ủy Sóc Sơn, ngày 12/4/2016 về tiếp tục
xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn giai đoạn 2016 - 2020.
31. Cát Chí Hoa (2009), Từ nông thôn mới đến đất nước mới - From a rural
area to a new country, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị
Quốc gia.
121
33. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Quản lý nhà nước về nông
nghiệp và nông thôn, Nxb Khoa học kỹ thuật.
34. Hỏi đáp và hướng dẫn xây dựng nông thôn mới - Các chính sách Quốc
gia về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và việc làm (2012), Nxb Lao
động, Hà Nội.
35. Hồ Xuân Hùng (2012), “Về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới”, Tạp chí Cộng sản, số 832, tháng 2.
36. Lê Thị Thanh Hương, Một số yếu tố tâm lý của người nông dân ảnh
hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới.
37. Kế hoạch số 57/KH - UBND ngày 22/3/2011, số 61/KH - UBND ngày
23/7/2012, số 03/KH - UBND ngày 04/01/2013 của UBND huyện Sóc
Sơn về thực hiện Chương trình 02- Ctr/TU ngày 28/9/2011 của thành ủy
Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước
nâng cao đời sống nhân dân.
38. Kế hoạch số 46/KH - UBND ngày 27/02/2013, số 106/KH - UBND ngày
06/5/2013 của UBND huyện Sóc Sơn về việc triển khai đưa mạ khay máy
cấy, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện;
39. Chu Khôi (285), “Nông dân làm nhiều nghề mới sống được” (đề xuất
chính sách cho kinh tế nông thôn), Thời báo kinh tế Việt Nam, số 285
ngày 28/11.
40. Hoàng Sỹ Kim (2013), Thực trạng xây dựng nông thôn mới và những vấn
đề đặt ra đối với quản lý nhà nước.
41. Hoàng Sỹ Kim, Nguyễn Quốc Tuấn (2013), Một số vấn đề cơ bản về nông
nghiệp, nông thôn và nông dân, Nxb Lao động.
42. Thùy Linh - Việt Trinh (2014), Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia
về xây dựng nông thôn mới, Nxb Nông nghiệp.
43. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
122
44. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
46. Phạm Xuân Nam (chủ biên), Phát triển nông thôn, Nxb Khoa học Xã hội,
năm 1997.
47. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - Từ chính sách đến thực tiễn (2012),
Nxb Chính trị Quốc gia.
48. Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn có đề ra nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ đô
thị theo quy hoạch xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc
49. Vũ Văn Phúc (chủ biên) (2009), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
50. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia.
51. Quyết định số 1600/QĐ – TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016 - 2020.
52. Quyết định số 2333/QĐ - UBND ngày 25/5/2010 của UBND thành phố
Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Xây dựng nông thôn mới thành phố Hà
Nội giai đoạn 2010 - 2020 , định hướng 2030.
53. Quyết định số 6330/QĐ - UBND ngày 23/12/2010 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, trình
duyệt Đề án xây dựng NTM cấp huyện và Đề án xây dựng NTM cấp xã
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
123
54. Quyết định số 9713/QĐ- UBND ngày 09/12/2011 của UBND huyện
Sóc Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Bắc
Sơn.
55. Quyết định số 9714/QĐ- UBND ngày 09/12/2011 của UBND huyện Sóc
Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nam Sơn.
56. Quyết định số 5015/QĐ-UBND ngày 27/6/2012 của UBND huyện Sóc
Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mai Đình.
57. Quyết định số 7191/QĐ- UBND ngày 09/8/2012 của UBND huyện Sóc
Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hiền Ninh.
58. Quyết định số 7189/QĐ- UBND ngày 09/8/2012 của UBND huyện Sóc
Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Minh Phú.
59. Quyết định số 3782/QĐ- UBND ngày 01/6/2012 của UBND huyện Sóc
Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hồng Kỳ.
60. Cao Thị Sính (2014), “Tâm lý tiểu nông, sức ỳ ngàn năm”, Quân đội nhân
dân điện tử, ngày 2/7.
61. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam -
Hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
62. Đặng Kim Sơn (2010), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông
dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
63. Phan Xuân Sơn, “Các đoàn thể nhân dân trong đảm bảo dân chủ cơ sở”,
Nxb Chính trị Quốc gia. HN 2002.
64. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4 về
ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới.
65. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 4/6 phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 - 2020.
124
66. Trung tâm khuyến nông Quốc gia (2013), Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị
quyết TW 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
67. Trần Ngọc Tuệ (2012), “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới”, Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
68. Lê Đình Thắng (chủ biên): “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị
quyết X của Bộ Chính trị”, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998.
69. Thành ủy Hà Nội (2011), Chương trình số 02 - CTr/TU ngày 29/8/2011 về
“Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao
đời sống nông dân giai đoạn 2011- 2015.
70. Trần Minh Yến (2013), Xây dựng nông thôn mới - Khảo sát và đánh giá,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
71. UBND huyện Sóc Sơn, Kết quả nghiên cứu, đánh giá về xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỤC TIÊU XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO 19 TIÊU CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SÓC SƠN
TT Tiêu chí Mô tả tiêu chí ĐVT
Hiện
trạng
năm
2010
Mục tiêu
2015 2020
I QUY HOẠCH
1 QUY HOẠCH
1.1. Quy hoạch sử dụng đất và
hạ tầng thiết yếu cho phát triển
SX nông nghiệp hàng hoá, công
nghiệp, TTCN, dịch vụ.
Đánh giá
(Đạt/chưa
đạt)
Chưa đạt
100
%
100
%
1.2. Quy hoạch phát triển cơ sở
hạ tầng KT-XH- Môi trường
Đánh giá
(Đạt/chưa
đạt)
Chưa đạt
100
%
100
%
1.3. Quy hoạch phát triển các
khu dân cư mới và chỉnh trang
các khu dân cư hiện có theo
hướng văn minh bảo tồn được
bản sắc văn hoá tốt đẹp.
Đánh giá
(Đạt/chưa
đạt)
Chưa đạt
100
%
100
%
II HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2 GIAO THÔNG
2.1. Tỷ lệ km đường trục xã,
liên xã được nhựa hoá hoặc bê
tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT.
% 77.57 100
2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn,
xóm được cứng hoá đạt chuẩn
theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
( Số km đạt/tổng số).
% 56.2 100
2.3. Tỷ lệ km đường ngõ xóm
sạch và không lầy lội trong mùa
mưa.
% 58.81 100
2.4. Tỷ lệ km đường trục chính
nội đồng được cứng hoá, xe cơ
giới đi lại thuận tiện ( Số km
đạt/tổng số).
% 9.53 100
3 THUỶ LỢI
3.1. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản
đáp ứng yêu cầu SX và dân
sinh.
Đánh giá
(Đạt/chưa
đạt)
70 85 90
3.2. Tỷ lệ kênh mương do xã
quản lý được kiên cố hoá.
% 52.4 80 100
4 ĐIỆN
4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu
cầu kĩ thuật của ngành điện.
Đánh giá
(Đạt/chưa
đạt)
20/25
25/2
5
25/2
5
4.2. Tỷ lệ hộ dùng điện thường
xuyên, an toàn từ các nguồn.
% 100 100 100
5 TRƢỜNG HỌC
Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm
non, mẫu giáo, tiểu học, THCS
có cơ sở vật chất đạt chuẩn
quốc gia.
% 33.33 100 100
6
CƠ SỞ VĂN HOÁ
XÃ
6.1. Tỷ lệ Nhà văn hoá và khu
thể thao xã đạt chuẩn theo tiêu
chí của Bộ VH - TT - DL so với
tổng số nhà văn hoá xã của
huyện).
% 0 60 100
6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá
và khu thể thao thôn đạt chuẩn
theo tiêu chí của Bộ VH - TT -
DL.
% 0 60 100
7 CHỢ NÔNG THÔN
Tỷ lệ chợ đạt chuẩn theo tiêu
chí của Bộ Xây dựng so với
tổng số chợ toàn huyện.
% 20 50 100
8 BƢU ĐIỆN
8.1. Tỷ lệ xã có điểm phục vụ
Bưu chính viễn thông/tổng số
xã của huyện.
% 100 100 100
8.2. Tỷ lệ xã có Internet đến
thôn so với tổng số xã trong
toàn huyện.
% 70 100 100
9 NHÀ Ở DÂN CƢ
9.1.Nhà tạm, dột nát. nhà/xã 7 0 0
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu
chuẩn của Bộ Xây dựng.
% 86.57 90 90
III KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
10 THU NHẬP
Thu nhập bình quân đầu
người/năm so với mức bình
quân chung của thành phố.
Lần 1.3 1.4 1.5
11 TỶ LỆ HỘ NGHÈO Tỷ lệ hộ nghèo. % 15.04 3 3
12
CƠ CẤU LAO
ĐỘNG
Tỷ lệ dao động trong độ tuổi
làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn.
% 55 50 20
13
HÌNH THỨC TỔ
CHỨC SẢN XUẤT
Tỷ lệ tổ hợp tác hoặc HTX hoạt
động có hiệu quả so với tổng số
tổ hợp tác, HTX.
% 65 80 100
IV VĂN HOÁ - XÃ HỘI - MÔI TRƢỜNG
14 GIÁO DỤC
14.1. Phổ câp giáo dục trung
học.
Đánh giá
(Đạt/chưa
đạt)
Đạt Đạt Đạt
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
THCS được tiếp tục học trung
học phổ thông (Phổ thông, bổ
túc, học nghề).
% 70 80 95
15
Y TẾ
15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các
hình thức bảo hiểm Y tế.
% 38 60 80
15.2. Tỷ lệ xã có Y tế xã đạt chuẩn
quốc gia so với tổng số xã trong
huyện.
% 100 100 100
16 VĂN HOÁ
Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn làng
văn hoá theo tiêu chí của Bộ VH -
TT – DL.
% 25 50 85
17
MÔI
TRƢỜNG
17.11 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước
sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
quốc gia.
% 74 85 100
17.2. Tỷ lệ cơ sở SX - KD đạt tiêu
chuẩn về môi trường.
% 30 70 90
17.3. Không có các hoạt động gây
suy giảm môi trường và có các hoạt
động phát triển môi trường xanh,
sạch, đẹp.
Đánh giá
(Đạt/chưa đạt)
Chưa
đạt
75 95
17.4. Tỷ lệ nghĩa trang được xây
dựng theo quy hoạch so với số nghĩa
trang toàn huyện.
Đánh giá
(Đạt/chưa đạt)
Chưa
đạt
Cơ bản
đạt
Đạt
17.5. Chất thải được thu gom và xử
lý theo quy định.
Đánh giá
(Đạt/chưa đạt)
Chưa
đạt
Cơ bản
đạt
Đạt
V HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
18
HỆ THỐNG
TỔ CHỨC
CHÍNH TRỊ
XÃ HỘI
VỮNG MẠNH
18.1. Tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn. %
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống
chính trị cơ sở theo quy định.
Đánh giá
(Đạt/chưa đạt)
Đạt Đạt Đạt
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt
tiêu chuẩn "trong sạch vững mạnh".
Đánh giá
(Đạt/chưa đạt)
Đạt Đạt Đạt
18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị
của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở
lên.
Đánh giá
(Đạt/chưa đạt)
Đạt Đạt Đạt
19
AN NINH
TRẬT TỰ
An ninh trật tự xã hội được giữ vững.
Đánh giá
(Đạt/chưa đạt)
Đạt Đạt Đạt
Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG
và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2020 của UBND huyện Sóc Sơn
PHỤ LỤC 2: BIỂU TỔNG KẾT TIÊU CHÍ ĐẾN HẾT NĂM 2015
STT TÊN XÃ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ĐÊN HẾT NĂM 2015
Tổng TC đạt
và CB đạt
Tên tiêu chí đạt TC cơ bản đạt tiêu chí chƣa đạt
1 Mai Đình 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
2 Phù Lỗ 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
3 Phù Linh 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
4 Tiên Dược 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
5 Đức Hòa 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
6 Trung Giã 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
7 Tân Hưng 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
8 Đông Xuân 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
9 Thanh Xuân 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
10 Phú Minh 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
11 Phú Cường 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
12 Minh Trí 19 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
13 Tân Dân 15 1, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 19, 14,18 5, 17 2, 3, 6
14 Tân Minh 15 1, 4, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 18, 19, 6, 7 2, 17 2, 3, 5, 13, 16, 17
15 Bắc Phú 15 1, 4, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 19, 6, 10, 16, 3 2, 5, 17, 18
STT TÊN XÃ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ĐÊN HẾT NĂM 2015
Tổng TC đạt
và CB đạt
Tên tiêu chí đạt TC cơ bản đạt tiêu chí chƣa đạt
16 Xuân Giang
16
1, 4, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 18, 19, 7, 16
5, 17 2, 3, 6
17 Việt Long
14
1, 4, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19
2, 3, 5, 7, 17
18 Kim Lũ
12
1, 4, 6, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 19
18 2, 3, 5, 7, 10, 16, 17
19 Hiền Ninh
18
1, 4, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 19, 6, 10, 15, 17, 18
2, 5, 16
20 Quang Tiến
15
1, 4, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 18, 19
3, 5, 17 2, 6, 16, 10
21 Xuân Thu
12
1, 4, 6, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 19
7 2, 3, 5, 10, 16, 17, 18
22 Minh Phú
13
1, 2, 4, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 14, 15, 19
17 3, 5, 10, 11, 16, 18
23 Nam Sơn
12
1, 4, 8, 9, 12, 13, 14, 15, 18, 19
6 2, 3, 5, 7, 10, 16, 17
24 Bắc Sơn
12
1, 4, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 18, 19
2, 3, 5, 6, 10, 16, 17
25 Hồng Kỳ
13
1, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19
2, 3, 5, 16, 17, 18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xay_dung_nong_thon_moi_cua_huyen_soc_son_thanh_pho.pdf