Luận văn Xây dựng phần mềm quản lí điểm thi cho trung tâm giáo dục hợp tác và quản lí quốc tế

Trong luồng phụ xoá quản trị viên sẽ có một danh sách hệ đào tạo được hiển thị tại luồng thêm quản trị viên sẽ lựa chọn thông tin về hệ đào tạo cần xoá, tiếp theo chương trình sẽ hiện ra thông báo yêu cầu xác nhận để yêu cầu có hiệu lực ngược lại nếu không xác nhận thì thao tác sẽ huỷ bỏ và use case này kết thúc

pdf66 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng phần mềm quản lí điểm thi cho trung tâm giáo dục hợp tác và quản lí quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hía cạnh cần nhắc tới là mã lệnh viết trong thời kỳ này thường sẽ bị "bỏ đi”, bởi chúng được viết nhằm mục đích thẩm tra hay trợ giúp các giả thuyết khác nhau, chứ chưa phải thứ mã lệnh được viết theo kết quả phân tích và thiết kế thấu đáo. Trong giai đọan nghiên cứu sơ bộ, nhóm phát triển hệ thống cần xem xét các yêu cầu của doanh nghiệp (cần dùng hệ thống), những nguồn tài nguyên có thể sử dụng, công nghệ cũng như cộng đồng người dùng cùng các ý tưởng của họ đối với hệ thống mới. Có thể thực hiện thảo luận, nghiên cứu, 16 xem xét khía cạnh thương mại, phân tích khả năng lời-lỗ, phân tích các trường hợp sử dụng và tạo các nguyên mẫu để xây dựng nên một khái niệm cho hệ thống đích cùng với các mục đích, quyền ưu tiên và phạm vi của nó. Thường trong giai đoạn này người ta cũng tiến hành tạo một phiên bản thô của lịch trình và kế hoạch sử dụng tài nguyên. Một giai đoạn nghiên cứu sơ bộ thích đáng sẽ lập nên tập hợp các yêu cầu (dù ở mức độ khái quát cao) đối với một hệ thống khả thi và được mong muốn, kể cả về phương diện kỹ thuật lẫn xã hội. Một giai đoạn nghiên cứu sơ bộ không được thực hiện thoả đáng sẽ dẫn tới các hệ thống không được mong muốn, đắt tiền, bất khả thi và được định nghĩa lầm lạc – những hệ thống thường chẳng được hoàn tất hay sử dụng. Kết quả của giai đoạn nghiên cứu sơ bộ là Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu Tính Khả Thi. Khi hệ thống tương lai được chấp nhận dựa trên bản báo cáo này cũng là lúc giai đoạn Phân tích bắt đầu. b) Phân tích yêu cầu Sau khi đã xem xét về tính khả thi của hệ thống cũng như tạo lập một bức tranh sơ bộ của dự án, chúng ta bước sang giai đoạn thường được coi là quan trọng nhất trong các công việc lập trình: hiểu hệ thống cần xây dựng. Người thực hiện công việc này là nhà phân tích. Quá trình phân tích nhìn chung là hệ quả của việc trả lời câu hỏi "Hệ thống cần phải làm gì?". Quá trình phân tích bao gồm việc nghiên cứu chi tiết hệ thống doanh nghiệp hiện thời, tìm cho ra nguyên lý hoạt động của nó và những vị trí có thể được nâng cao, cải thiện. Bên cạnh đó là việc nghiên cứu 17 xem xét các chức năng mà hệ thống cần cung cấp và các mối quan hệ của chúng, bên trong cũng như với phía ngoài hệ thống. Trong toàn bộ giai đoạn này, nhà phân tích và người dùng cần cộng tác mật thiết với nhau để xác định các yêu cầu đối với hệ thống, tức là các tính năng mới cần phải được đưa vào hệ thống. Những mục tiêu cụ thể của giai đoạn phân tích là:  Xác định hệ thống cần phải làm gì.  Nghiên cứu thấu đáo tất cả các chức năng cần cung cấp và những yếu tố liên quan  Xây dựng một mô hình nêu bật bản chất vấn đề từ một hướng nhìn có thực (trong đời sống thực).  Trao định nghĩa vấn đề cho chuyên gia lĩnh vực để nhận sự đánh giá, góp ý.  Kết quả của giai đoạn phân tích là bản Đặc Tả Yêu Cầu c) Thiết kế hệ thống Sau giai đoạn phân tích, khi các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống đã được xác định, giai đoạn tiếp theo là thiết kế cho các yêu cầu mới. Công tác thiết kế xoay quanh câu hỏi chính: Hệ thống làm cách nào để thỏa mãn các yêu cầu đã được nêu trong Đặc Tả Yêu Cầu Một số các công việc thường được thực hiện trong giai đoạn thiết kế:  Nhận biết form nhập liệu tùy theo các thành phần dữ liệu cần nhập. 18  Nhận biết báo cáo và những thông tin ra mà hệ thống mới phải sản sinh  Thiết kế forms (vẽ trên giấy hay máy tính, sử dụng công cụ thiết kế)  Nhận biết các thành phần dữ liệu và bảng để tạo database  Ước tính các thủ tục giải thích quá trình xử lý từ input đến output. Kết quả giai đoạn thiết kế là Đặc Tả Thiết Kế . Bản Đặc Tả Thiết Kế Chi Tiết sẽ được chuyển sang cho các lập trình viên để thực hiện giai đoạn xây dựng phần mềm. d) Xây dựng phần mềm Đây là giai đoạn viết lệnh thực sự, tạo hệ thống. Từng người viết mã lệnh thực hiện những yêu cầu đã được nhà thiết kế định sẵn. Cũng chính người viết mã lệnh chịu trách nhiệm viết tài liệu liên quan đến chương trình, giải thích thủ tục mà anh ta tạo nên được viết như thế nào và lý do cho việc này. Để đảm bảo chương trình được viết nên phải thoả mãn mọi yêu cầu có ghi trước trong bản Đặc Tả Thiết Kế Chi Tiết, người viết dòng lệnh cũng đồng thời phải tiến hành thử nghiệm phần chương trình của mình. Phần thử nghiệm trong giai đoạn này có thể được chia thành hai bước chính: Thử nghiệm đơn vị: Người viết mã lệnh chạy thử các phần chương trình của mình với dữ liệu giả .Việc này được thực hiện theo một kế hoạch thử, cũng do chính người viết mã lệnh soạn ra. Mục đích chính trong giai đoạn thử này là xem chương trình có cho ra những kết quả mong đợi. 19 Thử nghiệm đơn vị độc lập: Công việc này do một thành viên khác trong nhóm đảm trách. Cần chọn người không có liên quan trực tiếp đến việc viết mã lệnh của đơn vị chương trình cần thử nghiệm để đảm bảo tính “độc lập”. Công việc thử đợt này cũng được thực hiện dựa trên kế hoạch thử do người viết mã lệnh soạn nên. e) Thử nghiệm hệ thống Sau khi các thủ tục đã được thử nghiệm riêng, cần phải thử nghiệm toàn bộ hệ thống. Mọi thủ tục được tích hợp và chạy thử, kiểm tra xem mọi chi tiết ghi trong Đặc Tả Yêu Cầu và những mong chờ của người dùng có được thoả mãn. Dữ liệu thử cần được chọn lọc đặc biệt, kết quả cần được phân tích để phát hiện mọi lệch lạc so với mong chờ. f) Thực hiện, triển khai Trong giai đoạn này, hệ thống vừa phát triển sẽ được triển khai sao cho phía người dùng. Trước khi để người dùng thật sự bắt tay vào sử dụng hệ thống, nhóm các nhà phát triển cần tạo các file dữ liệu cần thiết cũng như huấn luyện cho người dùng, để đảm bảo hệ thống được sử dụng hữu hiệu nhất. g) Bảo trì, nâng cấp Tùy theo các biến đổi trong môi trường sử dụng, hệ thống có thể trở nên lỗi thời hay cần phải được sửa đổi nâng cấp để sử dụng có hiệu quả. Hoạt động bảo trì hệ thống có thể rất khác biệt tùy theo mức độ sửa đổi và nâng cấp cần thiết. 20 Sơ đồ tổng quát các giai đoạn của Chu Trình Phát Triển Phần Mềm: 3) PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG: 3.1) Phương pháp hướng chức năng: Đây là lối tiếp cận truyền thống của ngành Công nghệ phần mềm. Theo lối tiếp cận này, chúng ta quan tâm chủ yếu tới những thông tin mà hệ thống sẽ giữ gìn. Chúng ta hỏi người dùng xem họ sẽ cần những thông tin nào, rồi chúng ta thiết kế ngân hàng dữ liệu để chứa những thông tin đó, cung cấp 21 Forms để nhập thông tin và in báo cáo để trình bày các thông tin. Nói một cách khác, chúng ta tập trung vào thông tin và không mấy để ý đến những gì có thể xảy ra với những hệ thống đó và cách hoạt động (ứng xử) của hệ thống là ra sao. Đây là lối tiệm cận xoay quanh dữ liệu và đã được áp dụng để tạo nên hàng ngàn hệ thống trong suốt nhiều năm trời. Lối tiếp cận xoay quanh dữ liệu là phương pháp tốt cho việc thiết kế ngân hàng dữ liệu và nắm bắt thông tin, nhưng nếu áp dụng cho việc thiết kế ứng dụng lại có thể khiến phát sinh nhiều khó khăn. Một trong những thách thức lớn là yêu cầu đối với các hệ thống thường xuyên thay đổi. Một hệ thống xoay quanh dữ liệu có thể dể dàng xử lý việc thay đổi ngân hàng dữ liệu, nhưng lại khó thực thi những thay đổi trong nguyên tắc nghiệp vụ hay cách hoạt động của hệ thống. Phương pháp hướng đối tượng đã được phát triển để trả lời cho vấn đề đó. Với lối tiếp cận hướng đối tượng, chúng ta tập trung vào cả hai mặt của vấn đề : thông tin và cách hoạt động. 3.2) Phương pháp hướng đối tượng: Hướng đối tượng là thuật ngữ thông dụng hiện thời của ngành công nghiệp phần mềm. Các công ty đang nhanh chóng tìm cách áp dụng và tích hợp công nghệ mới này vào các ứng dụng của họ. Thật sự là đa phần các ứng dụng hiện thời đều mang tính hướng đối tượng. Nhưng hướng đối tượng có nghĩa là gì? Lối tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy về vấn đề theo lối ánh xạ các thành phần trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực. Với lối tiếp 22 cận này, chúng ta chia ứng dụng thành các thành phần nhỏ, gọi là các đối tượng, chúng tương đối độc lập với nhau. Sau đó ta có thể xây dựng ứng dụng bằng cách chắp các đối tượng đó lại với nhau 4)Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất 4.1)Mô hình hóa hệ thống phần mềm Như đã trình bày ở phần trước, mục tiêu của giai đoạn phân tích hệ thống là sản xuất ra một mô hình tổng thể của hệ thống cần xây dựng. Mô hình này cần phải được trình bày theo hướng nhìn của khách hàng hay người sử dụng và làm sao để họ hiểu được. Mô hình này cũng có thể được sử dụng để xác định các yêu cầu của người dùng đối với hệ thống và qua đó giúp chúng ta đánh giá tính khả thi của dự án. Tầm quan trọng của mô hình đã được lĩnh hội một cách thấu đáo trong hầu như tất cả các ngành khoa học kỹ thuật từ nhiều thế kỷ nay. Bất kỳ ở đâu, khi muốn xây dựng một vật thể nào đó, đầu tiên người ta đã tạo nên các bản vẽ để quyết định cả ngoại hình lẫn phương thức hoạt động của nó. Chẳng hạn các bản vẽ kỹ thuật thường gặp là một dạng mô hình quen thuộc. Mô hình nhìn chung là một cách mô tả của một vật thể nào đó. Vật đó có thể tồn tại trong một số giai đoạn nhất định, dù đó là giai đoạn thiết kế hay giai đoạn xây dựng hoặc chỉ là một kế hoạch. Nhà thiết kế cần phải tạo ra các mô hình mô tả tất cả các khía cạnh khác nhau của sản phẩm. Ngoài ra, một mô hình có thể được chia thành nhiều hướng nhìn, mỗi hướng nhìn trong số chúng sẽ mô tả một khía cạnh riêng biệt của sản phẩm hay hệ thống cần được xây dựng. Một mô hình cũng có thể được xây dựng trong nhiều giai đoạn và ở mỗi giai đoạn, mô hình sẽ được bổ sung thêm một số chi tiết nhất định. 23 Mô hình thường được mô tả trong ngôn ngữ trực quan, điều đó có nghĩa là đa phần các thông tin được thể hiện bằng các ký hiệu đồ họa và các kết nối giữa chúng, chỉ khi cần thiết một số thông tin mới được biểu diễn ở dạng văn bản; Theo đúng như câu ngạn ngữ "Một bức tranh nói nhiều hơn cả ngàn từ". Tạo mô hình cho các hệ thống phần mềm trước khi thực sự xây dựng nên chúng, đã trở thành một chuẩn mực trong việc phát triển phần mềm và được chấp nhận trong cộng đồng làm phần mềm giống như trong bất kỳ một ngành khoa học kỹ thuật nào khác. Việc biểu diễn mô hình phải thoã mãn các yếu tố sau:  Chính xác: Mô tả đúng hệ thống cần xây dựng.  Đồng nhất: Các hướng nhìn khác nhau không được mâu thuẩn với nhau.  Có thể hiểu được: Cho những người xây dựng lẫn sử dụng  Dễ thay đổi  Dễ dàng liên lạc với các mô hình khác. Có thể nói thêm rằng mô hình là một sự đơn giản hoá hiện thực. Mô hình được xây dựng nên để chúng ta dễ dàng hiểu và hiểu tốt hơn hệ thống cần xây dựng. Tạo mô hình sẽ giúp cho chúng ta hiểu thấu đáo một hệ thống phức tạp trong sự toàn thể của nó. 4.2)Sự ra đời của UML Để khắc phục vấn đề trên, người ta nhận thấy cần thiết phải cung cấp một phương pháp tiệm cận được chuẩn hoá và thống nhất cho việc mô hình hoá hướng đối tượng. Yêu cầu cụ thể là đưa ra một tập hợp chuẩn hoá các ký hiệu (Notation) và các biểu đồ (Diagram) để nắm bắt các quyết định về mặt 24 thiết kế một cách rõ ràng, rành mạch. Đã có ba công trình tiên phong nhắm tới mục tiêu đó, chúng được thực hiện dưới sự lãnh đạo của James Rumbaugh, Grady Booch và Ivar Jacobson. Chính những cố gắng này dẫn đến kết quả là xây dựng được một Ngôn Ngữ Mô Hình Hoá Thống Nhất (Unifield Modeling Language – UML). UML là một ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất có phần chính bao gồm những ký hiệu hình học, được các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống. Nó là một ngôn ngữ để đặc tả, trực quan hoá, xây dựng và làm sưu liệu cho nhiều khía cạnh khác nhau của một hệ thống có nồng độ phần mềm cao. UML có thể được sử dụng làm công cụ giao tiếp giữa người dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm. Trong quá trình phát triển có nhiều công ty đã hỗ trợ và khuyến khích phát triển UML có thể kể tới như : Hewlett Packard, Microsoft, Oracle, IBM, Unisys. 4.3) Phương pháp và các ngôn ngữ mô hình hoá: Phương pháp hay phương thức (method) là một cách trực tiếp cấu trúc hoá sự suy nghĩ và hành động của con người. Phương pháp cho người sử dụng biết phải làm gì, làm như thế nào, khi nào và tại sao (mục đích của hành động). Phương pháp chứa các mô hình (model), các mô hình được dùng để mô tả những gì sử dụng cho việc truyền đạt kết quả trong quá trình sử dụng phương pháp. Điểm khác nhau chính giữa một phương pháp và một ngôn ngữ mô hình hoá (modeling language) là ngôn ngữ mô hình hoá không có một tiến 25 trình (process) hay các câu lệnh (instruction) mô tả những công việc người sử dụng cần làm. Một mô hình được biểu diễn theo một ngôn ngữ mô hình hoá. Ngôn ngữ mô hình hoá bao gồm các ký hiệu – những biểu tượng được dùng trong mô hình – và một tập các quy tắc chỉ cách sử dụng chúng. Các quy tắc này bao gồm:  Cú pháp: cho biết hình dạng các biểu tượng và cách kết hợp chúng trong ngôn ngữ.  Ngữ nghĩa: cho biết ý nghĩa của mỗi biểu tượng, chúng được hiểu thế nào khi nằm trong hoặc không nằm trong ngữ cảnh của các biểu tượng khác.  Pragmatic : định nghĩa ý nghĩa của biểu tượng để sao cho mục đích của mô hình được thể hiện và mọi người có thể hiểu được. 4.4)UML và các giai đoạn phát triển của hệ thống Nghiên cứu sơ bộ hệ thống: use cases thể hiện các yêu cầu của người dùng. Phần miêu tả use case xác định các yêu cầu, phần diagram thể hiện mối quan hệ và giao tiếp với hệ thống. Phân tích: Mục đích chính của giai đọan này là trừu tượng hóa và tìm hiểu các cơ cấu có trong phạm vi bài toán. Class diagrams trên bình diện trừu tượng hóa các thực thể ngoài đời thực được sử dụng để làm rõ sự tồn tại cũng như mối quan hệ của chúng. Chỉ những lớp (class) nằm trong phạm vi bài toán mới đáng quan tâm. 26 Thiết kê: Kết quả phần analysis được phát triển thành giải pháp kỹ thuật. Các lớp được mô hình hóa chi tiết để cung cấp hạ tầng kỹ thuật như giao diện, nền tảng cho cơ sở dữ liệu, … Kết quả phần Thiết kế là các đặc tả chi tiết cho giai đoạn xây dựng phần mềm. Xây dựng: Mô hình Thiết kế được chuyển thành dòng lệnh. Lập trình viên sử dụng các UML diagrams trong giai đoạn Thiết kế để hiểu vấn đề và tạo mã lệnh. Kiểm thử: Sử dụng các UML diagrams trong các giai đoạn trước. Có 4 hình thức kiểm tra hệ thống:  Kiểm tra từng đơn thể : kiểm tra từng đơn thể, được dùng để kiểm tra các lớp hay các nhóm đơn thể.  Kiểm tra tích hợp : kiểm tra tích hợp là kiểm tra kết hợp các component với các lớp để xem chúng hoạt động với nhau có đúng không.  Kiểm tra hệ thống : kiềm tra xem hệ thống có đáp ứng được chức năng mà người sử dụng yêu cầu hay không.  Kiểm tra tính chấp nhận: Kiểm tra tính chấp nhận được của hệ thống, thường được thực hiện bởi khách hàng, việc kiểm tra này thực hiện tương tự như kiểm tra hệ thống. 6)UML và các giai đoạn phát triển phần mềm 6.1) Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: 27 UML đưa ra khái niệm Use Case để nắm bắt các yêu cầu của khách hàng (người sử dụng). UML sử dụng biểu đồ Use case (Use Case Diagram) để nêu bật mối quan hệ cũng như sự giao tiếp với hệ thống. Qua phương pháp mô hình hóa Use case, các tác nhân (Actor) bên ngoài quan tâm đến hệ thống sẽ được mô hình hóa song song với chức năng mà họ đòi hỏi từ phía hệ thống (tức là Use case). Các tác nhân và các Use case được mô hình hóa cùng các mối quan hệ và được miêu tả trong biểu đồ Use case của UML. Mỗi một Use case được mô tả trong tài liệu, và nó sẽ đặc tả các yêu cầu của khách hàng: Anh ta hay chị ta chờ đợi điều gì ở phía hệ thống mà không hề để ý đến việc chức năng này sẽ được thực thi ra sao. 6.2) Giai đoạn phân tích Giai đoạn phân tích quan tâm đến quá trình trừu tượng hóa đầu tiên (các lớp và các đối tượng) cũng như cơ chế hiện hữu trong phạm vi vấn đề. Sau khi nhà phân tích đã nhận biết được các lớp thành phần của mô hình cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau, các lớp cùng các mối quan hệ đó sẽ được miêu tả bằng công cụ biểu đồ lớp (class diagram) của UML. Sự cộng tác giữa các lớp nhằm thực hiện các Use case cũng sẽ được miêu tả nhờ vào các mô hình động (dynamic models) của UML. Trong giai đoạn phân tích, chỉ duy nhất các lớp có tồn tại trong phạm vi vấn đề (các khái niệm đời thực) là được mô hình hóa. Các lớp kỹ thuật định nghĩa chi tiết cũng như giải pháp trong hệ thống phần mềm, ví dụ như các lớp cho giao diện người dùng, cho ngân hàng dữ liệu, cho sự giao tiếp, trùng hợp, v.v..., chưa phải là mối quan tâm của giai đoạn này. 6.3) Giai đoạn thiết kế 28 Trong giai đoạn này, kết quả của giai đoạn phân tích sẽ được mở rộng thành một giải pháp kỹ thuật. Các lớp mới sẽ được bổ sung để tạo thành một hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Giao diện người dùng, các chức năng để lưu trữ các đối tượng trong ngân hàng dữ liệu, giao tiếp với các hệ thống khác, giao diện với các thiết bị ngoại vi và các máy móc khác trong hệ thống, .... Các lớp thuộc phạm vi vấn đề có từ giai đoạn phân tích sẽ được "nhúng" vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật này, tạo ra khả năng thay đổi trong cả hai phương diện: Phạm vi vấn đề và hạ tầng cơ sở. Giai đoạn thiết kế sẽ đưa ra kết quả là bản đặc tả chi tiết cho giai đoạn xây dựng hệ thống. 6.4) Giai đoạn xây dựng: Trong giai đoạn xây dựng (giai đoạn lập trình), các lớp của giai đoạn thiết kế sẽ được biến thành những dòng mã lệnh cụ thể trong một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cụ thể (không nên dùng một ngôn ngữ lập trình hướng chức năng!). Phụ thuộc vào khả năng của ngôn ngữ được sử dụng, đây có thể là một công việc khó khăn hay dễ dàng. Khi tạo ra các mô hình phân tích và thiết kế trong UML, tốt nhất nên cố gắng né tránh việc ngay lập tức biến đổi các mô hình này thành các dòng mã lệnh. Trong những giai đoạn trước, mô hình được sử dụng để dễ hiểu, dễ giao tiếp và tạo nên cấu trúc của hệ thống; vì vậy, vội vàng đưa ra những kết luận về việc viết mã lệnh có thể sẽ thành một trở ngại cho việc tạo ra các mô hình chính xác và đơn giản. Giai đoạn xây dựng là một giai đoạn riêng biệt, nơi các mô hình được chuyển thành mã lệnh. 6.5) Thử nghiệm: 29 Như đã trình bày trong phần Chu Trình Phát Triển Phần Mềm, một hệ thống phần mềm thường được thử nghiệm qua nhiều giai đoạn và với nhiều nhóm thử nghiệm khác nhau. Các nhóm sử dụng nhiều loại biểu đồ UML khác nhau làm nền tảng cho công việc của mình: Thử nghiệm đơn vị sử dụng biểu đồ lớp (class diagram) và đặc tả lớp, thử nghiệm tích hợp thường sử dụng biểu đồ thành phần (component diagram) và biểu đồ cộng tác (collaboration diagram), và giai đoạn thử nghiệm hệ thống sử dụng biểu đồ Use case (use case diagram) để đảm bảo hệ thống có phương thức hoạt động đúng như đã được định nghĩa từ ban đầu trong các biểu đồ này. 7)Các thành phần của ngôn ngữ UML Ngôn ngữ UML bao gồm một loạt các thành phần đồ họa có thể được kết hợp với nhau để tạo ra các biểu đồ.Bởi đây là một ngôn ngữ, nên UML cũng có những qui tắc để kết hợp các phần tử đó lại với nhau Một số những thành phần chủ yếu của ngôn ngữ UML: Hướng nhìn (view): Hướng nhìn chỉ ra những khía cạnh khác nhau của hệ thống cần phải được mô hình hóa. Một hướng nhìn không phải là một bản vẽ, mà là một sự trừu tượng hóa bao gồm một loạt các biểu đồ khác nhau. Chỉ qua việc định nghĩa của một loạt các hướng nhìn khác nhau, mỗi hướng nhìn chỉ ra một khía cạnh riêng biệt của hệ thống, người ta mới có thể tạo dựng nên một bức tranh hoàn thiện về hệ thống. Cũng chính các hướng nhìn này nối kết ngôn ngữ mô hình hóa với quy trình được chọn cho giai đoạn phát triển. Biểu đồ (diagram): Biểu đồ là các hình vẽ miêu tả nội dung trong một hướng nhìn. UML có tất cả 9 loại biểu đồ khác nhau được sử dụng trong 30 những sự kết hợp khác nhau để cung cấp tất cả các hướng nhìn của một hệ thống. Phần tử mô hình hóa: Các khái niệm được sử dụng trong các biểu đồ được gọi là các phần tử mô hình, thể hiện các khái niệm hướng đối tượng quen thuộc. Ví dụ như lớp, đối tượng, thông điệp cũng như các quan hệ giữa các khái niệm này, bao gồm cả liên kết, phụ thuộc, khái quát hóa. Một phần tử mô hình thường được sử dụng trong nhiều biểu đồ khác nhau, nhưng nó luôn luôn có chỉ một ý nghĩa và một kí hiệu. Cơ chế chung: Cơ chế chung cung cấp thêm những lời nhận xét bổ sung, các thông tin cũng như các quy tắc ngữ pháp chung về một phần tử mô hình; chúng còn cung cấp thêm các cơ chế để có thể mở rộng ngôn ngữ UML cho phù hợp với một phương pháp xác định (một quy trình, một tổ chức hoặc một người dùng). 31 Chương III: Phân tích thiết kế phần mềm Đây là giai đoạn phân tích yêu cầu của hệ thống, chúng ta sẽ nhìn hệ thống theo hai hướng nhìn là: Use case View và Logical View  Hướng nhìn Use Case View là hướng nhìn hệ thống dưới dạng chức năng tổng quát, từ đây chúng ta có thể nắm bắt yêu cầu của người sử dụng, sự giao tiếp với hệ thống  Hướng nhìn Logic View là hướng nhìn ta nhìn thấy về mặt hệ thống về mặt cấu trúc, sự liên hệ, sự liên kết về mặt cấu trúc giữa các thành phần, đối tượng trong hệ thống 3.1 Xác định các tác nhân (Actor) Từ yêu cầu của phần mềm hệ thống ta xác định được các tác nhân của hệ thống bao gồm Hệ thống có ba tác nhân chính bao gồm : Khách, Quản lí viên và Quản trị viên Danh sách các tác nhân chính của mô hình STT Tác nhân chính Ý nghĩa 1 Khách Bao gồm Học viên và Sinh viên của trung tâm và chi nhánh 2 Quản lí viên Bao gồm cán bộ phụ trách đào tạo 3 Quản trị viên Bao gồm Giám đốc trung tâm 32 Từ đó ta xây dựng nên mô hình người sử dụng của hệ thống như sau Khach Quanli Quantri ®©y lµ chØ quan hÖ kÕ thõa Hình 1.1 :Mô hình người sử dụng Trong mô hình người sử dụng trên có ba tác nhân tham gia vào hệ thống phần mềm bao gồm tác nhân : Khach(khách), Quanli(Quản lí), Quantri(Quản trị) và ba tác nhân có tính kế thừa với nhau:  Tác nhân Quanli kế thừa quyền của tác nhân Khach  Tác nhân Quantri kế thừa quyền của tác nhân Quanli 33 3.2 Xác định các use case của hệ thống Từ mô hình người sử dụng trên ta sẽ thiết kế mô hình use case như sau: Quantringuoidung (from Quantri) Quantrihedaotao (from Quantri ) Quanlidiemthi (from Quantri) Quanlimonhoc (from Quantri) Quanlisinhvien (from Quantri ) Quanli (from Actor) TracuuSinhvien (from Timkiem) TracuuLop (from Timkiem) Khach (from Actor) Xemdiem (from Timkiem) Quantri (from Actor) Quantrilop (from Quantri) 34 3.3 Bảng danh sách các use case STT Use case Diễn giải 1 Xemdiem Xem điểm theo yêu cầu của người dùng 2 TracuuSinhVien Tra cứu dữ liệu thông tin cá nhân của sinh viên 3 TracuuLop Tra cứu thông tin lớp đang tồn tại 4 Quanlisinhvien Quản lí toàn bộ thông tin cá nhân của Sinh viên học viên 5 Quanlimonhoc Quản lí toàn bộ các môn trong từng kì học của sinh viên và học viên 6 Quanlidiemthi Quản lí toàn bộ điểm thi trong từng kì học của học viên và sinh viên 7 Quantrilop Quản trị các về thời gian học và hoạt động của các lớp trong trung tâm 8 Quantrihedaotao Quản trị hệ đào tạo mà trung tâm đang cung cấp 9 Quantringuoidung Quản lí các đối tương sử dụng của chương trình phần mềm thông quan tên và mật khẩu 35 Tinh chế chức năng quản lí sinh viên Trong nghiệp vụ này chúng ta tự động hóa hai hoạt động sau :  Quản lí thông tin về sinh viên  Tra cứu thông tin về sinh viên Tinh chế chức năng quản lí môn học  Quản lí thông tin về môn học  Tra cứu thông tin về môn học Tinh chế chức năng quản lí điểm thi  Quản lí thông tin điểm thi  Tra cứu thông tin về điểm thi Tinh chế chức năng quản lí lớp  Quản lí thông tin lớp học  Tra cứu thông tin lớp học Tinh chế chức năng quản lí hệ đào tạo  Quản lí thông tin hệ đào tạo  Tra cứu hệ đào tạo Tinh chế chức năng quản lí người dùng  Quản lí thông tin người dùng  Phân quyền của người dùng 36  Tra cứu thông tin người dùng của hệ thống Ngoài ra tất cả người dùng hệ thống trước khi sử dụng hệ thống đều thực hiện chức năng đăng nhập 3.4 Mô hình use case hệ thống như sau: Quyền quản trị Tracuuhedaotao (from Timkiem) TracuuLop Tracuumonhoc (from T imkiem) Tracuusinhvien (from T imkiem) Quanlisinhvien Tracuudiemthi (from Timkiem) Quanlilop Quanlidiemthi Quanlimonhoc Quanlinguoidung Quanlihedaotao Dangnhap (from Use-Case) Quantri (from Actor) Phanquyennguoidung Quyền quản lí 37 Quanlisinhvien Tracuudiemthi (from Timkiem) Quanlidiemthi Quanlimonhoc Dangnhap (from Use-Case) Tracuulop (from T imkiem) Tracuumonhoc (from T imkiem) Quanli (from Actor) Tracuusinhvien (from Timkiem) Quyền Khách Tracuulop (from Timkiem) Tracuusinhvien (from Timkiem) Tracuudiemthi (from Timkiem) Tracuumonhoc (from Timkiem) Khach (from Actor) Dangnhap (from Use-Case) 3.5 Đặc tả các Use case 38 3.5.1 Đặc tả Use case Đăng nhập Tóm tắt :Use case này mô tả cách đăng nhập vào hệ thống quản lí điểm thi của trung tâm Luồng sự kiện:  Use case này bắt đầu khi một tác nhân muốn đăng nhập vào hệ thống .  Hệ thống yêu cầu các tác nhân điền tên và mật khẩu đăng nhập  Tác nhân nhập tên và mật khẩu  Hệ thống kiểm tra tên và mật khẩu mà tác nhân đã đăng nhập và cho phép tác nhân đăng nhập vào hệ thống  Nếu trong luồng sự kiện chính mà một tác nhân đăng nhập sai thì hệ thống sẽ thông báo lỗi.Tác nhân có thể quay trở về đầu dòng sự kiện hoặc hủy bỏ việc đăng nhập lúc này sự kiện use case kết thúc Các yêu cầu đặc biệt Để đảm bảo tính an toàn cho chương trình phần mềm, mỗi tác nhân chỉ được tối đa đăng nhập tên và mật khẩu(trong điều kiện sai ) tối đa là ba lần. Sau đó chương trình sẽ tự động kết thúc use case này Nếu use case thành công thì người đăng nhập sẽ có quyền sử dụng hệ thống chương trình . Ngược lại trạng thái hệ thống chương trình là không đổi 3.5.2 Đặc tả use case quản lí lớp 39 Tóm tắt: Use case này cho phép quản trị viên có thể duy trì thông tin của các lớp thuộc các ngành học trong trung tâm. Bao gồm các thao tác như :Thêm mới, Sửa đổi thông tin về lớp học(như ngày bắt đầu học , lịch học) Luồng sự kiện Use case này bắt đầu khi bộ phận quản lí (phòng đào tạo ) duy trì thông tin về lớp học , chủ yếu ở đây là việc khởi tạo lớp học để tiếp nhận học viên, sinh viên mới cho các hệ học và lớp học theo ngành đào tạo Sau khi người sử dụng lựa chọn chức năng thì một trong số các luồng phụ sau đây được thực hiện  Nếu người sử dụng chọn Thêm : luồng phụ Thêm sẽ được thực hiện  Nếu người sử dụng chọn sửa đổi : luồng phụ cập nhật sẽ được thực hiện  Nếu người sử dụng chọn Xóa : luồng phụ Xóa sẽ được thực hiện Thêm Hệ thống yều cầu quản lí viên nhâp thông tin về lớp bao gồm : Tên lớp(*), Mã lớp(*).Lưu ý : thông tin trong dấu sao là bắt buộc phải có. Sau khi điền đầy đủ các thông tin cần thiết lớp học quản lí viên chọn chức năng Thêm . Chương trình phần mềm kiểm tra tính hợp lệ và kiểm tra mâu thuẫn trong cơ sở dữ liệu 40 Thông tin về lớp học được thêm vào trong hệ thống, và các lớp sẽ được sắp xếp theo một thứ tự .Danh sách được cập nhật sẽ được hiển thị trở lại màn hình Sửa đổi Chương trình phần mềm truy xuất và hiển thị thông tin về hệ thống các lớp học . Quản lí viên có thể thay đổi thông tin về hệ thống lớp học được hiển thịt trong luồng thêm của. Sau khi Sửa đổi một số thông tin cần thay đổi quản lí viên sẽ ấn vào cập nhật.Chương trình kiểm tra tính hợp lệ của thông tin được Sửa đổi và sau đó được cập nhật và hiển thị trở lại màn hình Xóa Nếu quản lí viên chọn chức năng xóa trên màn hình hiển thị thông tin về lớp học của trung tâm thì luồng sự kiện xóa sẽ được thực hiện Chương trình sẽ yêu cầu quản lí viên xác nhận thao tác xóa Quản lí viên sẽ xác nhận thao tác xóa Quy định được chọn sẽ xóa khỏi cơ sở dữ liệu Luồng phụ 41 Yêu cầu là không có Điều kiện tiên quyết Người dùng khi muốn thực hiện chức năng này bắt buộc phải đăng nhập vào chương trình với quyền quản lí 3.5.3 Đặc tả use case quản lí sinh viên Tóm tắt: Use case này cho phép quản lí viên có thể duy trì thông tin của học viên sinh viên đang theo học tại trung tâm . Bao gồm các thao tác như :Thêm mới, Sửa đổi thông tin về học viên sinh viên , xóa thông tin về hoc viên và sinh viên khỏi danh sách của trung tâm Luồng sự kiện Use case được này bắt đầu khi bộ phận quản lí (phòng đào tạo ) thêm mới học viên sinh viên vào trung tâm khi bắt đầu thời gian nhập học của học viên và sinh viên vào trung tâm Chương trình yêu cầu tác nhân thực hiện chức năng muốn thực hiện Sau khi quản lí viên lựa chọn chức năng thì, một trong các luồng phụ tương ứng sau được thực hiện:  Nếu người sử dụng lựa chọn Thêm: luồng phụ Thêm được thực hiện  Nếu người sử dụng lựa chọn Cập nhật: luồng phụ Cập nhật được thực hiên  Nếu người sử dụng lựa chọn Xóa : luồng phụ Xóa được thực hiện 42 Thêm Chương trình phần mềm yêu cầu quản lí viên nhập thông tin của học viên, sinh viên gồm: Họ đệm(*), Tên(*), Ngày sinh(*) ,Mã học viên(*). Lưu ý : Các thông tin có dấu sao là những thông tin bắt buộc phải được nhập vào Trong luồng thêm của quản lí thông tin học viên chương trình phần mềm còn yêu người yêu cầu quản lí viên lựa chọn lớp cho học viên sinh viên theo từng ngành học đã đăng kí. Hệ thống sẽ kiểm tra sự trùng hợp về cả ba thông tin nhập vào gồm Họ tên, ngày sinh và mã học viên để chương trình phần mềm đưa ra thông báo xem có bị trùng lặp với những dữ liệu đã nhập lúc trước Học viên sinh viên sau khi nhập cập nhật vào hệ thống sẽ được tự động sắp xếp theo danh sách tăng dần theo tên và theo tên lớp được lựa chọn theo nhóm ngành học . Danh sách được cập nhật sẽ được hiển thị trở lại màn hình nhập liệu Sửa đổi thông tin học viên sinh viên Chương trình truy xuất và hiển thị thông tin về học viên của các lớp đang theo học tại trung tâm Người dùng có quyền từ quản lí trở lên có quyền thay đổi một số về học viên sinh viên được hiển thị và chỉ ra tại luồng Thêm Sau khi sửa đổi các thông tin cần Sửa đổi, quản lí viên chọn chức năng cập nhật. Chương trình sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thông tin sửa đổi và được cập nhật trở lại màn hình 43 Xóa Người dùng có quyền từ quản lí trở lên có quyền xóa thông tin về học sinh viên đang theo học tại trung tâm Người dùng chọn một học viên sinh viên mà cần xóa Sau đó bấm chọn chức năng xóa. Chương trình sẽ nhắc người dùng bấm nút xác nhận chức năng xóa(được chọn từ thông tin về học viên sinh viên của trung tâm ) Thông tin về học viên sinh viên sẽ được xóa hoàn toàn khỏi chương trình Các luồng sự kiện khác Thông tin về học viên sinh viên không đầy đủ Nếu các thông tin về học viên hoặc sinh viên được người sử dụng nhầp vào trong luồng phụ Thêm và Sửa đổi thông tin không đầy đủ thì chương trình sẽ hiện ra thông báo lỗi: thiếu các thông tin cần thiết và yêu cầu bổ sung đầy đủ các thông tin .Người sử dụng có quyền từ quản lí trở lên có thể bổ sung đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện lúc đó use case sẽ kết thúc Thông tin về học viên sinh viên không hợp lệ Nếu các thông tin về học viên sinh viên được người sử dụng có quyền từ quản lí trở lên nhập vào chương trình theo luồng Thêm hoặc Sửa đổi thông tin không hợp lệ thì chương trình đưa ra thông báo lỗi : thông tin không hợp 44 lệ.Nguời sử dụng có quyền từ quản lí trở lên có thể sửa đổi cho thông tin hợp lệ hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện lúc đó use case sẽ kết thúc Việc xác nhận không được người sử dụng hệ thống chấp nhận Trong các luồng sự kiện Thêm, Sửa đổi thông tin , Xóa học viên sinh viên, nếu việc xác nhận các thao tác không được người sử dụng hệ thống chấp thuận chương trình sẽ trỏ lại trạng thái trước đó của luồng sự kiện tương ứng Các yêu cầu đặc biệt Điều kiện tiên quyết Người sử dụng chương trình phải đăng nhập vào chương trình trước khi use case được thực hiện bắt đầu 3.5.4 Đặc tả use case quản lí điểm thi Tóm tắt: Use case này cho phép người sử dụng có quyền từ quản lí trở lên có khởi tạo và phản ánh kết quả học tập bằng điểm số của học viên và sinh viên của trung tâm về các môn học thông qua kết quả bằng điểm số trong một kì học, thông qua việc thêm, hiệu chình thông tin về điểm(thông qua việc nhập điểm) Luồng sự kiện 45 Use case này bắt đầu khi người sử dụng (thuộc về bộ phận phòng đào tạo ) thêm mới điểm của học viên vào theo từng môn học và theo từng lớp học vào trong chương trình phần mềm Chương trình yêu cầu người quản lí lựa chọn các chức năng muốn thực hiên Sau khi quản lí viên lựa chọn chức năng thì một trong các luồng phụ tương ứng sau đây sẽ được thực hiện  Nếu quản lí viên lựa chọn Thêm: Luồng phụ thêm sẽ được thực hiện  Nếu quản lí viên lựa chọn Cập nhật:Luồng phụ cập nhật sẽ được thực hiên Thêm (hay tạo điểm) Trong luồng khởi tạo điểm người sử dụng đăng nhập với quyền của quản lí trở lên để use case có thể bắt đầu, tiếp theo giao diện chương trình yêu cầu người;lựa chọn khoa cần nhập điểm , lựa chọn môn cần nhập điểm, lựa chọn lớp cần nhập điểm sau khi lựa chọn các thông số trên giao diện sẽ hiển thị danh sách học viên và sinh viên của lớp học, từ đó người quản trị có thể nhập điểm cho từng học viên, màn hình nhập liệu sẽ hiện một danh sách các học viên hoặc sinh viên của trung tâm theo thứ tự từ trên xuống quản lí viên sẽ nhập điểm một theo danh sách đó.Sau khi nhập liệu xong chương trình sẽ hiển thị thông báo yêu cầu quản lí viên xác nhận và danh sách điểm được cập nhật sẽ được hiển thị trở lại màn hình , có những sinh viên không đạt yêu cầu về 46 mặt điểm số của môn học thì chương trình sẽ truy xuất sang một danh sách khác và quá trình nhập liệu lần hai cũng sẽ tương tự như vậy Sửa đổi thông tin về điểm thi Chương trình sẽ hiển thị và truy xuất thông tin về điểm thi của một môn học và lớp học có học viên hoặc sinh viên cần thay đổi Người dùng có quyền từ quản lí trở lên có quyền thay đổi điểm thi của học viên một môn học của học viên, sinh viên được hiển thị và chỉ ra tại luồng Thêm Sau khi sửa đổi về điểm số cần Sửa đổi, quản lí viên chọn chức năng cập nhật. Chương trình sẽ kiểm tra tính hợp lệ của điểm thi cần Sửa đổi và được cập nhật trở lại màn hình 3.5.5 Đặc tả use case quản lí môn học Tóm tắt: Use case này bắt đầu khi người dùng với quyền từ quản lí trở lên muốn tạo lập các môn học cho một khoa hay lớp hoc, use case thường xảy ra khi bắt đầu vào bắt đầu khóa học của một lớp học thông qua việc lập chương trình học cho các lớp học mới hoặc sang kì học tiếp theo của các lớp học, Sửa đổi thông tin môn học xóa môn học Luồng sự kiện Use case này bắt đầu người dùng đăng nhập với quyền của quản lí viên) muốn thêm môn học chương trình học hay xảy ra khi bộ phận phòng đào 47 tạo lập lịch học(bao gồm các môn học) cho một lớp học khi bắt đầu vào năm học hay kì học mới Chương trình yêu cầu quản lí viên lựa chọn các chức năng muốn thực hiên Sau khi quản lí viên lựa chọn chức năng thì một trong các luồng phụ tương ứng sau đây sẽ được thực hiện  Nếu quản lí viên lựa chọn Thêm: Luồng phụ Thêm sẽ được thực hiện  Nếu quản lí viên lựa chọn Cập nhật:Luồng phụ cập nhật sẽ được thực hiên  Nếu quản lí viên lựa chọn Xóa:Luồng phụ xóa sẽ được thực hiện Thêm Trong luồng phụ Thêm môn học, người sử dụng phải đăng nhập với quyền từ cấp quản lí trở lên để use case này có thể bắt đầu, tiếp theo từ giao diện nhập liệu chương trình quản lí viên lựa chọn lớp cần thêm môn học.Trong đó có các thông tin cần nhập liệu như :Mã môn học(*) Tên môn học(*),Mã Lớp,Tên Lớp.Lưu ý : các dấu sao là yêu cầu những thông tin bắt buộc cần nhập liệu. Chương trình phần mềm sẽ kiểm tra thông tin vừa nhập vào có trùng lặp với những thông tin có sẵn trong cơ sở dữ liệu hay không, hay hệ thống sẽ kiểm tra sự không phù hợp về mặt logic với thực tế (như ngành quản trị không thể học môn cơ sở dữ liệu) 48 Sau khi danh sách môn học thêm vào và được kiểm tra không bị sai và trùng lặp thì chương trình phần mềm sẽ đưa ra thông báo yêu cầu người dùng xác nhận thông báo và chương trình sẽ cập nhật danh sách môn học cho lớp học vào, hoặc khi người dùng không xác nhận thông báo thì thao tác sẽ được hủy bỏ khi đó use case sẽ kết thúc Danh sách các môn học cho một lớp học hoặc ngành học đã được cập nhật sẽ được hiển thị trở lại theo thứ tự màn hình nhập liệu Sửa đổi thông tin môn học Chương trình sẽ truy xuất và hiển thị thông tin về các môn học của một hay nhiều lớp học mà cần thay đổi được hiển thị tại luồng thêm của chương trình Người dùng từ cấp quản lí trở lên có quyền thay đổi thứ tự về lịch trình môn học hay thay đổi các môn học cho lớp học Sau khi đã có những thay đổi thông tin về các môn học chương trình sẽ hiển thị ra thông báo yêu cầu xác nhận những thay đổi và Sửa đổi thông tin về các môn học,những thay đổi sẽ có hiệu lực khi quản lí viên xác nhận và cập nhật trở lại màn hình Xóa Trong luồng phụ xóa người dùng phải đăng nhập với quyền từ cấp quản lí trở lên để use case này có thể bắt đầu, tiếp theo từ giao diện của chương trình phần mềm, quản lí viên chọn từ danh mục các môn học cần xóa .Tiếp 49 theo chương trình hiện thông báo yêu cầu xác nhận thông tin môn học cần xóa , quản lí viên không xác nhận thì thao tác sẽ hủy bỏ và use case này sẽ kết thúc 3.5.6 Đặc tả chức năng use case quản lí người dùng Tóm tắt: Use case này bắt đầu khi người dùng đăng nhập vào chương trình với quyền của quản trị viên,use case này bắt đầu khi quản trị viên muốn khởi tạo một tên và mật khẩu cho người dùng đồng thời phân quyền cho người dùng những quyền được sử dụng trong chương trình phần mềm Chương trình yêu cầu quản trị viên lựa chọn các chức năng muốn thực hiện Sau khi quản trị viên lựa chọn chức năng thì một trong luồng phụ sau đây được thực hiện  Nếu quản trị viên lựa chọn Thêm: Luồng phụ Thêm sẽ được thực hiện  Nếu quản trị viên lựa chọn Sửa đổi: Luồng phụ Cập nhật sẽ được thực hiện  Nếu quản trị viên lựa chọn Xóa : Luồng phụ Xóa sẽ được thực hiện Thêm Trong luồng phụ thêm người sử dụng phải đăng nhập với quyền quản trị để use case này có thể bắt đầu, tiếp theo từ giao diện của chương trình quản trị viên thêm thông tin người dùng bao gồm :Tên đăng nhập(*), Mật 50 khẩu(*).Lưu ý :những thông tin trong dấu sao là những thông tin bắt buộc phải có, sau khi quản trị viên thêm người dùng sử dụng hệ thống thì chương trình sẽ kiểm tra xem thông tin vừa nhập vào có phù hợp và có xung đột và trùng lặp với thông tin đã tồn tại trong cở sở dữ liệu hay chưa Sau khi thông tin về tên đăng nhập và mật khẩu đã phù hợp thì có thêm một use case có chức năng mở rộng của use case quản lí người dùng đó là use case phân quyền người dùng, với phân quyền cho mỗi người dùng khi đăng nhập vào đồng với mật khẩu và tên đăng nhập sẽ được phép thao tác những chức năng nào quyền chỉ xem thông tin ,quyền xem thông tin và các thao tác thêm sửa xoá trong chương trình Cuối cùng sau khi khởi tạo và phân quyền cho người dùng màn hình sẽ hiển thị thông báo yêu cầu quản trị viên xác nhận để thao tác này cập nhật danh sách người dùng còn quản trị viên không xác nhận thì thao tác sẽ kết thúc và use case này huỷ bỏ Sửa đổi thông tin người dùng Chương trình sẽ truy xuất và hiển thị thông tin của người dùng được tại luồng thêm mà quản trị viên cần thay đổi Chỉ có những người dùng có quyền quản trị mới có quyền được thay đổi những thông tin về tên người sử dụng và mật khẩu đăng nhập vào hệ thống và kèm theo đó là thay đổi quyền của người dùng Sau khi có những thay đổi thông tin về người dùng chương trình phần mềm sẽ hiện ra thông báo yêu cầu quản trị viên xác nhận để hoàn tất quá trình 51 thông tin có hiệu lực ngược lại khi người dùng không xác nhận thì thông tin sửa đổi không được ghi nhận và thao tác huỷ bỏ use case này kết thúc Xoá bỏ thông tin người dùng Trong luồng phụ xoá quản trị viên sẽ có một danh sách người dùng được hiển thị tại luồng thêm quản trị viên sẽ lựa chọn thông tin về người dùng cần xoá, tiếp theo chương trình sẽ hiện ra thông báo yêu cầu xác nhận để yêu cầu có hiệu lực ngược lại nếu không xác nhận thì thao tác sẽ huỷ bỏ và use case này kết thúc 3.5.7 Đặc tả use case tra cứu điểm thi Tóm tắt: Use case này bắt đầu người dùng muốn tra cứu thông tin về điểm thi của học viên hay sinh viên trong trung tâm được lưu trong hệ thống. Bao gồm các thao tác :tìm kiếm điểm tổng hợp hoặc kết hợp với các yêu cầu khác(điểm theo tên học viên,điểm theo môn học) Dòng sự kiện Use case này bắt đầu khi bắt đầu khi người dùng đăng nhập quyền từ khách trở lên muốn tìm kiếm và tra cứu thông tin liên quan đến điểm thi của học viên sinh viên trong trung tâm  Chương trình yêu cầu người dùng lựa chọn môn cần xem điểm  Chương trình yêu cầu nhập mã sinh viên yêu cầu nhập này chỉ cho ra một giá trị duy nhất 52  Chương trình yêu cầu nhập tên học viên sinh viên kết quả cho ra không phải là duy nhất  Chương trình yêu cầu người dùng lựa chọn điều kiện tìm kiếm theo ý muốn và hỗ trợ Khi chọn xong các điều kiện tìm kiếm người sử dụng lựa chọn chức năng tra cứu Danh sách điểm thi theo các điều kiện tìm kiếm sẽ được hiển thị Các dòng sự kiện khác  Hủy bỏ thao tác tìm kiếm trong khi lựa chọn tìm kiếm theo điều kiện  Chương trình tự động hủy bỏ thao tác đang thực hiện và trở về trạng thái trước đó, lúc này use case kết thúc  Không có kết quả điểm thi nào phù hợp với điều kiện được đưa ra  Chương trình thông báo cho người sử dụng không có kết quả điểm thi nào thỏa mãn điều kiện và chương trình trở về trạng thái cũ.Use case này kết thúc Điều kiện tiên quyết Người dùng phải đăng nhập vào trong chương trình với quyền từ khách trở lên để use case bắt đầu 3.5.8 Đặc tả use case tra cứu sinh viên Tóm tắt 53 Use case này bắt đầu khi người dùng muốn tra cứu thông tin về học viên sinh viên các hệ ngành học trong trung tâm Dòng sự kiện Use case này bắt đầu khi người dùng đăng nhập với quyền là khách trở lên vào trong chương trình muốn tra cứu và tìm kiếm thông tin về học viên  Chương trình yêu cầu người dùng nhập họ tên của học viên và sinh viên cần tìm  Chương trình yêu cầu người dùng nhập mã của học viên sinh viên cần tìm Khi lựa chọn xong các điều kiện cần tìm kiếm người dùng lựa chọn chức năng tra cứu Các dòng sự kiện khác  Hủy bỏ thao tác tìm kiếm trong khi lựa chọn tìm kiếm theo điều kiện  Chương trình tự động hủy bỏ thao tác đang thực hiện và trở về trạng thái trước đó, lúc này use case kết thúc  Không có họ tên sinh viên học viên nào của trung tâm tồn tại trong cơ sở dữ liệu phù hợp với giá trị định tìm kiếm  Chương trình thông báo cho người dùng không có tên học viên sinh viên nào trùng với tên giá trị định tìm kiếm chương trình sẽ hủy bỏ thao tác và trở về trạng thái trước đó lúc này use case kết thúc 54 Điều kiện tiên quyết Người dùng phải đăng nhập từ với quyền từ khách trở lên để use case này bắt đầu 3.5.9 Đặc tả use case tra cứu thông tin môn học Tóm tắt Use case này bắt đầu khi người dùng muốn xem thông tin về môn học cho một ngành học Dòng sự kiện Use case này bắt đầu khi một người dùng đăng nhập vào chương trình với quyền từ khách trở lên để tra cứu thông tin về môn học trong của một ngành học cho một học kì hay cả khóa học  Chương trình yêu cầu người dùng lựa ngành học hoặc khoa cần để xem thông tin các môn học  Chương trình yêu cầu người dùng nhập tến môn học mà các khoa và ngành học có chương trình Khi lựa chọn các chức năng cần tìm kiếm người dùng lựa chọn chức năng tra cứu Các dòng sự kiện khác  Hủy bỏ thao tác tìm kiếm trong khi lựa chọn tìm kiếm theo điều kiện 55  Chương trình tự động hủy bỏ thao tác đang thực hiện và trở về trạng thái trước đó, lúc này use case kết thúc  Không tốn tại môn học trong một chương trình học của một lớp học hay  Chương trình thông báo không có môn học trong hệ thống chương trình học của một lớp học thao tác đang được thực hiện và trở về trạng thái trước đó, lúc này use case kết thúc. 3.5.10 Đặc tả use case quản lí hệ đào tạo Tóm tắt: Use case này bắt đầu khi quản trị viên đăng nhập vào trong hệ thống phần mềm để duy trì thông tin của các hệ ngành đào tạo trong trung tâm , bao gồm các thao tác như :khởi tạo hệ ngành đào tạo , sửa đổi thông tin của hệ ngành đào tạo Đặc điểm Use case này bắt đầu khi người dùng đăng nhập vào trong chương trình với quyền của quản trị viên để khởi tạo thêm hệ đào tạo của trung tâm Chương trình yêu cầu quản trị viên lựa chọn các chức năng muốn thực hiện Sau khi quản trị viên lựa chọn chức năng thì một trong luồng phụ sau đây được thực hiện  Nếu quản trị viên lựa chọn Thêm: Luồng phụ Thêm sẽ được thực hiện 56  Nếu quản trị viên lựa chọn Sửa đổi: Luồng phụ Cập nhật sẽ được thực hiện  Nếu quản trị viên lựa chọn Xóa : Luồng phụ Xóa sẽ được thực hiện Thêm Trong luồng phụ thêm người dùng phải đăng nhập với quyền của quản trị để use case này có thể bắt đầu, tại giao diện của chương trình, quản trị viên thêm mới thông tin về hệ ngành đào tạo của trung tâm :như thông tin hệ đào tạo, các ngành học mà hệ đào tạo đó mở , sau khi đã thêm ngành hệ đào tạo vào trong giao diện chương trình sẽ hiển thị ra thông báo người dùng xác nhận để chương trình cập nhât nếu không thì chương trình sẽ trở lại trạng thái trước đó Sửa đổi thông tin ngành hệ đào tạo Chương trình sẽ hiển thị thông tin về ngành hệ đạo tạo được hiển thị tại luồng thêm mà quản trị viên muốn thay đổi Chỉ có những người dùng đăng nhập vào với quyền của quản trị mới có thể thay đổi thông tin về các ngành hệ đào tạo Sau khi có những thay đổi thông tin về hệ đào tạo chương trình phần mềm sẽ hiện ra thông báo yêu cầu quản trị viên xác nhận để hoàn tất quá trình thông tin có hiệu lực, ngược lại khi người dùng không xác nhận thì thông tin sửa đổi không được ghi nhận và thao tác huỷ bỏ use case này kết thúc 57 Xóa bỏ thông tin hệ đào tạo Trong luồng phụ xoá quản trị viên sẽ có một danh sách hệ đào tạo được hiển thị tại luồng thêm quản trị viên sẽ lựa chọn thông tin về hệ đào tạo cần xoá, tiếp theo chương trình sẽ hiện ra thông báo yêu cầu xác nhận để yêu cầu có hiệu lực ngược lại nếu không xác nhận thì thao tác sẽ huỷ bỏ và use case này kết thúc Điều kiện tiên quyết Để use case này có thể bắt đầu người dùng phải đăng nhập vào chương trình với quyền của quản trị viên để có thể thao tác được use case này 3.6 Đặc tả use case chi tiết của phần hệ thống 58 > Quanlinguoidung Quanlilop QuanlisinhvienQuanli (from Actor) Quanlimonhoc Hieuchinhthongtinnguoidung hieuchinhdiemthi Themdiem Quanlidiemthi Themhedaotao Quanlihedaotao Hieuchinhthongtinlop Themlop hieuchinhmonhoc Phanquyennguoidung > Themnguoidung Xoanguoidung Xoadiem Themmonhoc Tracuumonhoc (from Timkiem) Quantri (from Actor) Xoahedaotao Hieuchinhthongtindaotao Xoalop Themsinhvien > hieuchinhlylichsinhvien Xoasinhvien Xoamon > 3.7 Xây dựng lược đồ lớp 59 Lop (from Use-CaseModel) Diem (from Use-CaseModel) Hedaotao (from Use-CaseModel) 1..* 1 Sinhvien (from Use-CaseModel) 1..* 1 1..* 1 monhoc (from Use-CaseModel) 1..* 1 1 1..* 1 60 Quantri Quanli Khach Nguoisudung 3.8 Biểu đồ lớp Từ mô hình lớp của hiện thực bussiness use case ta có biểu đồ lớp của mức phân tích như sau: 61 Diem Diemthi : Integer Mamon : String Masv : String Hedaotao Mahe : String Tenhe : String Lop Malop : String Tenlop : String Mahe : String1 1..* Monhoc Mamon : String Tenmon : String 1..* 1..* Sinhvien MaSV : String Hodem : String Ten : String Ngaysinh : Date 1..* 1 1..* 1 Nguoisudung Tendangnhap Matkhau Phanquyen Vaitro 0..* 1 Quyen Tenquyen 0..* 1 Một người sử dụng sẽ đóng một vai trò: quản trị , quản lí hay khách, một vai trò sẽ được phân cho một số quyền , một quyền chỉ thuộc 1 nhóm vai trò, các vai trò có quan hệ kế thừa : quản trị kế thừa quản lí, quản lí kế thừa khác 62 3.9 Xây dựng lược đồ tuần tự Đây là xây dựng biểu đồ tuần tự cho các use case thực hiện với use case đăng nhập : Nguoisudung : Giaodien : dieukhien : Tientrinhdangnhap 1: Yeu cau dang nhap 2: Hien giao dien dang nhap 3: Nhap ten va mat khau 4: Gui ten va mat khau 5: kiemtraxacthuc 6: Traloi 7: Traloi Xây dựng lược đồ tuần tự cho use case tạo điểm thi 63 : Quanli : Giaodien : Quitrinhnhapdiem : dieukhien 1: Yeu cau nhap diem 2: Gui yeu cau nhap diem 3: lay he dao tao() 4: Lay lop hoc() 5: Lay Sinh vien 6: Lay mon hoc() 7: Gui thong tin 8: Hien thi giao dien 9: Chon he dao tao 10: Chon lop hoc 11: Chon sinh vien 12: Chon mon hoc 13: Nhap diem 14: Gui thong tin 15: Gui thong tin diem 16: Chung thuc thong tin 17: Luu diem 18: Tra loi 19: Tra loi 3.10 Thiết kế cơ sơ dữ liệu 3.10.1 mô tả các lớp đổi tượng 64 Lớp hệ Tên trường Loại Kiểu Mã hệ Khóa chính Text Tên hệ Text Lớp Tên lớp Tên trường Loại Kiểu Mã lớp Khóa chính Text Mã hệ Khóa ngoại Text Tên lớp Text Lớp Sinh viên Tên Trường Loại Kiểu Mã sinh viên Khóa chình Text Mã lớp Khóa ngoại Text Họ đệm Text Tên Text Ngày sinh Date Lớp Môn học Tên trường Loại Kiểu Mã môn Khóa chính Text Tên môn Text 65 Lớp Điểm Tên trường Loại Kiểu Điểm Integer Mã môn Khóa ngoại Text Mã sinh viên Khóa ngoại Text Lớp người dùng Tên trường Loại Kiểu Tên đăng nhập Text Mật khẩu Text 66 Lời Kết Trong quá trình xây dựng phần mềm quản lí điểm thi cho Trung tâm giáo dục và hợp tác quốc tế do chưa kinh nghiệm thực tế và có thể chưa lường hết được những phát sinh do yêu cầu người dùng trong thực tế yếu cầu nên chắc chắn phần mềm sẽ còn thiếu xót nên em mong thầy chỉ bảo cho em thêm để có thể hoàn thiện phần mềm hơn nữa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2539_4632.pdf
Luận văn liên quan