Luận văn Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước

FDI có vai trò quan trọng đối việc phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nó góp phần nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia thông qua cung cấp về vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng và trình độ quản lý, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên sự tác động của FDI không chỉ là chiều thuận với sự phát triển KT-XH mà đôi khi nó còn có tác động nghịch.

pdf104 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình và nhu cầu của nhà đầu tư. Các tỉnh duyên hải miền Trung có lợi thế về cảng biển, sân bay, thủy sản, du lịch và các tỉnh Tây Nguyên với thế mạnh về tài nguyên rừng, cây công nghiệp. Các tỉnh cần có sự liên kết, hỗ trợ nhau, phát huy và tạo ra những ưu thế trong phát triển kinh tế và hợp tác đầu tư với nước ngoài. Mặt khác sớm xây dựng quy chế phối hợp liên vùng khu vực miền Trung - Tây Nguyên nhằm triển khai thực hiện các chủ trương phát triển KT-XH cho cả vùng theo đúng định hướng, đúng quy hoạch chung, đảm bảo nâng cao tính hiệu lực pháp lý của các quy hoạch đã công bố. 3.3.1.2. Các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài Chính phủ cần có được những chính sách ưu đãi hấp dẫn các nhà đầu tư vào khu vực miền Trung – Tây nguyên để đảm bảo cho các nhà đầu tư có được lợi nhuận tối thiểu bằng với hai vùng phía Bắc và phía Nam ở hai đầu đất nước. Các chính sách ưu đãi riêng, nhưng thống nhất trong tổng thể chung của đất nước, tránh tình trạng mỗi địa phương tự ban hành các chính sách đi ngược lại qui định của Trung ương, trong đó:  Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của vùng và địa phương, xác định những lĩnh vực khuyến khích ĐTNN và chính sách ưu đãi riêng biệt cho từng lĩnh vực; mở rộng ngành nghề và lĩnh vực khuyến khích ĐTNN vào khu vực, tạo những tiền đề cần thiết cho khu vực phát triển những tiềm năng và lợi thế.  Xác định một cách tổng quát toàn bộ khu vực miền Trung - Tây Nguyên đều nằm trong vùng có điều kiện KT-XH khó khăn. Từ đó, cho phép từng địa phương xác định và trình Chính phủ phê duyệt những vùng nào của địa phương mình thuộc địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu tư.  Dành nhiều ưu đãi hơn về thuế, tiền thuê đất tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên so với khu vực miền Bắc và miền Nam. 3.3.1.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư Để đẩy mạnh công tác thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong công tác vận động và xúc tiến đầu tư. Hình ảnh miền Trung - Tây Nguyên dưới con mắt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn là một vùng có nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Những lợi thế và tiềm năng của khu vực chưa được đánh giá đúng mức. Công tác quảng bá hình ảnh của mỗi địa phương cần gắn liền với việc quảng bá hình ảnh của các khu vực và trong mối liên hệ với các nước trong vùng. Trong tương lai không xa, tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây là một trong những cơ hội cho miền Trung - Tây Nguyên phát triển. Đề cập đến thị trường của từng địa phương là đề cập đến thị trường cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên và thị trường mở rộng của các vùng Trung Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia và Myanma. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai kế hoạch xúc tiến đầu tư cho từng khu vực thông qua việc thành lập các cơ quan xúc tiến đầu tư ở mỗi khu vực phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Cơ quan xúc tiến đầu tư của vùng cần soạn thảo một chiến lược xúc tiến đầu tư chung, trong đó xác định rõ những ngành cần ưu tiên thu hút vốn FDI, điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư của các địa phương, loại bỏ những cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm và dự án đầu tư. 3.3.1.4 Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với miền Trung - Tây Nguyên Trước hết, Chính phủ cần đầu tư mạnh để phát triển cơ sở hạ tầng các thành phố có vị trí quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các KCN, các trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và dịch vụ, vừa phục vụ cho yêu cầu khai thác tiềm năng kinh tế của vùng, vừa phục vụ cho việc phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó ưu tiên phát triển giao thông đường biển, tạo điều kiện để Đà Nẵng trở thành “đầu mối trung chuyển, quá cảnh và giao lưu hàng hóa - dịch vụ của miền Trung - Tây Nguyên”; chú ý phát triển đường hàng không, đường biển, mở thêm các tuyến bay quốc tế trực tiếp từ Đà Nẵng đến các sân bay quốc tế ở khu vực, nâng cấp các sân bay lớn như Đà Nẵng và Chu Lai và các cảng biển Tiên Sa, Dung Quất để tăng khả năng vận chuyển hành khách và hàng hóa, mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Cơ sở hạ tầng viễn thông hiện nay đã được xây dựng cơ bản nhưng cần được mở rộng, tăng thêm dung lượng số để các kênh thông tin được truyền tải nhanh chóng và hiệu quả hơn. Về hệ thống điện, nước, sản lượng cung cấp cho vùng này được gia tăng, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản cho sản xuất và đời sống, nhưng cần có chiến lược phát triển mạnh các ngành này nhằm đáp ứng cho phát triển bền vững vùng kinh tế này trong tương lai. Thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á hoặc vốn ODA, Chính phủ cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho miền Trung - Tây Nguyên, nhất là các công trình hạ tầng có tính then chốt, có tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp phát triển KT-XH của vùng. Trung ương cũng như các địa phương cần có kế hoạch cung ứng vốn kịp thời, bảo đảm thi công nhanh, hoàn thành dứt điểm các công trình để nguồn vốn đầu tư phát huy tác dụng tốt, không lãng phí và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với việc khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hiệu quả sự nghiệp phát triển KT-XH. Tóm lại, Chính phủ cần có quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên, ban hành các cơ chế, chính sách cho các địa phương trong vùng hợp tác và liên kết. Cần có sự phân công hợp tác trong tất cả các lĩnh vực giữa các địa phương để sử dụng hợp lý và có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của mỗi địa phương, tạo ra những thế mạnh cạnh tranh với các vùng và thế giới bên ngoài, đồng thời tránh tình trạng chia cắt nền kinh tế thành những khu vực khép kín theo địa giới hành chính. 3.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch thu hút và quản lý FDI; tăng cường xúc tiến thu hút và thu hút có chọn lọc FDI 3.3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch thu hút và quản lý FDI Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng đã được chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, xác định dự án cần thiết gọi vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên về ngành nghề, thời gian và địa điểm cụ thể. Trên cơ sở quy hoạch, đề ra các điều kiện ưu đãi (trong khuôn khổ pháp luật quy định), hình thức đầu tư, xác định những thông tin cơ bản ban đầu như giá thuê đất, quy mô đầu tư, nguồn nguyên liệu.... Trong quá trình chuẩn bị dự án đầu tư trực tiếp phải hết sức chú ý nghiên cứu sự cần thiết gọi vốn đầu tư nước ngoài của từng loại dự án, phải tính toán khả năng tham gia của các doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở tận dụng tối đa nhà xưởng, thiết bị cũng như kêu gọi các nhà đầu tư trong nước góp vốn liên doanh nhằm phát huy hơn nữa nguồn lực từ bên trong. Chủ động xây dựng quy hoạch ngành, vùng và các sản phẩm chủ yếu để làm rõ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, làm cơ sở cho việc định kỳ công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư: - Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng và thế mạnh của từng vùng thông qua điều tra khảo sát về nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên... - Lập danh mục các dự án cần gọi đầu tư nước ngoài trên cơ sở dự báo chuẩn xác nhu cầu thị trường, dự kiến quy mô, công suất, đối tác nước ngoài, địa điểm, tiến độ thực hiện... để làm cơ sở xúc tiến đầu tư. - Nghiên cứu đánh giá để có quy hoạch phát triển các KCN và KCX, đặc khu kinh tế mang tính khả thi, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương và vùng lãnh thổ với quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật. - Khuyến khích và ưu đãi hơn nữa các dự án đầu tư vào lĩnh vực phần mềm, công nghệ cao, “công nghệ sạch“. Quan tâm huy động nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài trong việc thu hút và đầu tư FDI. Cộng đồng NVNONN nói chung và cộng đồng NVNONN quê Đà Nẵng nói riêng tuy có những khác biệt về: hoàn cảnh ra đi, thái độ chính trị, hoàn cảnh kinh tế, địa vị xã hội… song đa số đều có điểm tương đồng là lòng yêu đất nước, luôn hướng về quê hương. Việc NVNONN đầu tư vào Đà Nẵng là cách bà con góp sức xây dựng quê hương. Các dự án FDI do người Việt làm chủ thường có hiệu quả cao do tương đồng về phong tục, tập quán, văn hoá Việt Nam, rất thuận lợi khi làm ăn trong nước. Những năm qua, đã có nhiều NVNONN (trong đó có kiều bào quê hương Quảng Nam, Đà Nẵng) đầu tư sản xuất kinh doanh và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển KT-XH thành phố (xem thêm phụ lục 12, trang xx). Tuy nhiên, những đóng góp của họ mang tính tự phát và ở quy mô nhỏ, chưa có phương hướng, chiến lược rõ ràng. Vì vậy, để đạt hiệu quả trong thu hút đầu tư trực tiếp của NVNONN, cần có những biện pháp sau:  Chính quyền, UBMT Tổ quốc các cấp cần gặp gỡ thân nhân NVNONN và kiều bào để thông báo tình hình KT-XH của thành phố, kêu gọi bà con đầu tư xây dựng quê hương. Xây dựng đội ngũ công tác viên làm công tác kiều bào và tuyên truyền những lợi thế cạnh tranh của Đà Nẵng. Thường xuyên giữ mối liên lạc và trao đổi thông tin với những kiều bào có chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh để tuyên truyền, vận động bà con và các nhà đầu tư để thu hút FDI cũng như tư vấn cho thành phố trong quản lý và thu hút nguồn vốn này.  Có chính sách khuyến khích, ưu đãi, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để kiều bào thấy được lợi ích thực sự cũng như sự quan tâm của chính quyền thành phố để họ thật sự yên tâm khi đầu tư vào thành phố; tổ chức những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa chính quyền thành phố với kiều bào và thân nhân kiều bào. Ban hành những chủ trương, chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục, mặt bằng, môi trường đầu tư, kinh doanh,... đối với NVNONN khi đầu tư vào thành phố; ban hành tiêu chuẩn khen thưởng rõ ràng đối với NVNONN có những đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển KT-XH của thành phố để động viên, khích lệ tinh thần, tạo động lực hướng về Tổ quốc. 3.3.2.2. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, nhằm thu hút và thu hút có chọn lọc FDI Từ quan điểm đa phương hóa và đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, thành phố cần phải chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư để đầu tư vào những dự án đã được quy hoạch. Thông các kênh: các quan hệ đối ngoại của thành phố, các diễn đàn đầu tư, các hội thảo quốc tế, thông qua các ngành trung ương, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế để có thể tìm kiếm và xác định đối tác đầu tư đúng đắn. Chú ý việc thu thập thông tin một cách chính xác về: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, tầm hoạt động, uy tín trên thương trường quốc tế của đối tác để tránh sự nhầm lẫn. Đây là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công trong việc triển khai và hoạt động sau này của dự án. Trong tình hình thực tế hiện nay, việc tìm kiếm và thu hút FDI không phải là vấn đề đơn giản, hướng vận động trong giai đoạn sắp tới vẫn sẽ là các nước thuộc khu vực Châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản và một số nhà đầu tư thực sự có tiềm lực kinh tế trong khu vực. Để xúc tiến có hiệu quả cao, UBND thành phố cần phải giành một phần ngân sách đáp ứng cho nhu cầu xúc tiến hằng năm. Cùng với việc quy hoạch chung, cần lập đề án gọi vốn đầu tư cho từng lĩnh vực cụ thể, nêu rõ những lợi thế và lợi ích của việc đầu tư cho lĩnh vực đó trên địa bàn thành phố, trên cơ sở mỗi đề án, tập trung vận động đầu tư vào từng nhóm các nhà đầu tư thích ứng, tránh việc vận động tràn lan, không hiệu quả. Ngoài việc củng cố và nâng cao hiệu quả của Văn phòng Đại điện thành phố Đà Nẵng tại Tokyo, mở tiếp một số Văn phòng đại diện tại một số trung tâm kinh tế ở EU, Bắc Mỹ. Năm 2000, UBND thành phố Đà Nẵng cho phép thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Từ khi thành lập cho đến nay, trung tâm đã góp phần quảng bá và tiếp thị về cơ hội đầu tư ở thành phố Đà Nẵng, tìm kiếm được nhiều dự án quan trọng. Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa xây dựng được chiến lược đầu tư hoàn chỉnh, do đó công tác đầu tư còn mang tính dàn trải, chưa tập trung xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực. Vì vậy, thành phố vừa tiến hành củng cố và nâng cấp Trung tâm Xúc tiến đầu tư từ Sở Kế hoạch - Đầu tư về trực thuộc UBND thành phố vừa tiếp tục quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của trung tâm; đồng thời tăng cường thêm cán bộ có năng lực và kinh phí hoạt động để hoạt động xúc tiến đầu tư có hiệu quả. Trong thời gian đến cần tăng cường xây dựng các chiến lược xúc tiến đầu tư vào các ngành lĩnh vực và đối tác cụ thể. Phân loại và chú trọng lựa chọn đối tác đầu tư, đặc biệt quan tâm đến các nước đầu tư như Nhật, Mỹ, các nước từ EU, những nước có trình độ công nghệ cao và có thể chuyển giao công nghệ tiên tiến. Cần tổ chức các hội nghị, hội thảo, các văn phòng đại diện Đà Nẵng tại nước ngoài, gặp gỡ giao lưu với các thành phố kết nghĩa với Đà Nẵng (30 tỉnh, thành phố kết nghĩa) và để tiếp xúc các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, thông qua các doanh nghiệp có FDI đang kinh doanh tại thành phố để quảng bá hình ảnh Đà Nẵng nước ngoài, đây chính là một kênh xúc tiến đầu tư có hiệu quả. Ngoài việc mở Website, thành phố cần phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ về lợi ích của FDI bằng các phương tiện thông tin đại chúng (đặc biệt là báo uy tín trên thế giới); in và phát miễn phí giới thiệu tóm tắt về quy hoạch phát triển, chính sách thu hút FDI cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 3.3.3. Hoàn thiện môi trường đầu tư 3.3.3.1 Hoàn thiện điều kiện vật chất cấu thành hạ tầng cơ sở của nền kinh tế Việc hoàn thiện hạ tầng cơ sở của thành phố sẽ quyết định hiệu quả công tác thu hút FDI và tạo điều kiện để doanh nghiệp FDI có thể hoạt động thuận lợi trên thị trường với những chi phí hợp lý. Và doanh nghiệp có điều kiện tối thiểu hoá chi phí để tối đa hoá lợi nhuận, bao gồm điều kiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và các kết cấu hạ tầng vật chất khác của nền kinh tế... Thành phố cần triển khai các biện pháp cụ thể dưới đây: - Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ nhiều nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu, khuyến khích tư nhân đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; - Khuyến khích vốn FDI đầu tư vào các dự án BOT, BT, BTO để phát triển hạ tầng theo quy hoạch thống nhất, bảo đảm tính liên tục, đồng bộ và hiện đại của hệ thống kết cấu hạ tầng. Nhà nước cần giữ vai trò chủ yếu và chủ động hơn trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, bởi lẽ đầu tư vào lĩnh vực này rủi ro cao, yêu cầu vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn chậm; - Trong giai đoạn trước mắt, cần tập trung vào phát triển và hoàn thiện các cơ sở vật chất tại 5 KCN và KCX của thành phố, bảo đảm các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, nước...) đến tận hàng rào KCN và KCX; ưu đãi các dự án phát triển hạ tầng xã hội, đồng bộ với các KCN và KCX, nhằm đảm bảo vấn đề an sinh xã hội (nhà ở cho công nhân, trường học, bệnh viện...); - Có quy chế ưu đãi rõ ràng, cụ thể đối với các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO vào các địa bàn trọng điểm; - Phối hợp với các bộ, ban, ngành của Trung ương trong việc nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ hiện tại và phát triển một hệ thống dịch vụ rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao như: bưu điện, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, giải trí, tài chính, ngân hàng; Trong đó triển khai ngay các dự án về Trường Phổ thông quốc tế và Bệnh viện Quốc tế. 3.3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong tiến trình phát triển và sử dụng khu vực FDI. “Khu vực FDI không chỉ chịu ảnh hưởng của tính chất kinh tế nội địa, mà còn mang nhiều yếu tố quốc tế, do đó khi hoàn thiện chính sách, pháp luật, nước chủ nhà cần xuất phát từ yêu cầu và khả năng thực tế của mình trong từng thời kỳ; đồng thời, phải hiểu rõ yêu cầu của các nhà đầu tư, nhất là tập quán và thông lệ quốc tế” [16, tr.330]. Do vậy, luật pháp Việt Nam vừa phản ánh được bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa và truyền thống dân tộc, mà còn cả những thông lệ quốc tế đã được tất cả các dân tộc, quốc gia, các vùng kinh tế chấp nhận như một quy tắc điều chỉnh hành vi chung cho mọi doanh nghiệp, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Cần hoàn thiện và xây dựng đồng bộ, nhất quán các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật phải có tính hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật chung như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Lụât Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Chống độc quyền, Luật đất đai, Luật Lao động....tạo lập một môi trường kinh doanh thật sự ổn định, bình đẳng. Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh luật phải coi yếu tố pháp lý vừa là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vừa là cơ sở để giữ vững quyền tự chủ về kinh tế, chính trị của đất nước. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để đảm có thể phát huy tác động tích cực của FDI đối với việc phát triển KT-XH. Trước mắt, cần hoàn thiện các đạo luật sau: - Luật Lao động: mặc dù đã cho phép doanh nghiệp FDI trực tiếp tuyển dụng lao động, nhưng phía Việt Nam vẫn cần can thiệp mềm dẻo vào vấn đề tuyển dụng lao động của họ. Trong đó, cần khắc phục tình trạng các doanh nghiệp FDI buộc phải sử dụng lao động qua các tổ chức cung ứng của Việt Nam như diễn ra hiện nay. Xác định thang, bậc lương cụ thể phù hợp với cơ chế thị trường vừa bảo đảm được lợi ích cho người lao động, vừa tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, Chính phủ phải kịp thời điều chỉnh mức lương tối thiểu theo định kỳ, phù hợp với chỉ số tăng giá; ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về xây dựng và áp dụng quy chế tiền thưởng cho các doanh nghiệp FDI căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành của người lao động phù hợp với truyền thống và pháp luật của nước ta. - Luật Đất Đai: hiện nay thời hạn cho thuê đất đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thường là 50 năm, có thể kéo dài đến 70 năm trong trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, trong thực tế có những dự án, các doanh nghiệp đầu tư phát triển KCN và KCX thời gian đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng thường chiếm rất nhiều, có khi đến 5-10 năm. Do đó, nên cho phép gia hạn thời gian thuê đất, có như vậy mới bảo đảm thời gian thực sự kinh doanh, đem lại hiệu quả cho cả hai bên. Cần tiến tới có các văn bản pháp lý cho phép các tổ chức cho vay nước ngoài được nhận thế chấp quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho các nguồn vốn vào Việt Nam. Ngoài ra, đối với chính sách đất đai cần tiếp tục hoàn chỉnh: về giá thuê đất, đền bù, giải phóng mặt bằng; loại bỏ hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Việt Nam, chuyển sang chế độ nhà nước cho thuê đất; nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho thuê đất dài hạn đến 99 năm theo thông lệ quốc tế, thu tiền một lần, các nhà ĐTNN có quyền sử dụng, cho thuê, thế chấp... trong thời hạn thuê đất; nghiên cứu giảm mức tiền thuê đất cho phù hợp với định hướng thu hút đầu tư ở các địa phương, bảo đảm mức tiền thuê đất không cao hơn các nước trong khu vực. Giảm giá thuê đất trong các KCN và KCX (phù hợp với chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng). b) Hoàn thiện các chính sách về đầu tư nước ngoài. Trong đó cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các nghiệp vụ liên quan đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn chính đáng ở Việt Nam. Quy định rõ ràng, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; Rà soát và bãi bỏ các quy định về thủ tục đang cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài. Việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư phải theo đúng quy định của nhà nước, tránh phiền hà, gây trở ngại cho các nhà đầu tư, khắc phục ngay tình trạng thanh tra, kiểm tra không cần thiết gây phiền nhiễu của một số cơ quan chức năng. c) Hoàn thiện chính sách thuế, ưu đãi đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. - Tiếp tục hoàn thiện Luật thuế giá trị gia tăng và thuế lợi nhuận công ty. Đây là hai loại thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đi vào hoạt động ổn định (các ưu đãi về thuế lợi tức, thuế giá trị gia tăng của Việt Nam chưa thật hấp dẫn so với các nước trong khu vực và còn nhiều vướng mắc, bất cập). - Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp ưu đãi tài chính đối với nhà ĐTNN như: vấn đề hoàn thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển lợi nhuận về nước. Không hạn chế hoặc không đưa ra quy định bắt buộc các nhà ĐTNN phải góp vốn bằng tiền mặt khi họ đang gặp khó khăn. - Xoá bỏ ấn định tỷ lệ nguồn vốn trong các dự án và lĩnh vực cần phát triển mà vốn trong nước không đủ, không có khả năng đầu tư. - Cần tiếp tục đề ra và thực hiện các cam kết về ưu đãi thuế trong khuôn khổ AFTA, WTO. Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để xử lý nghiêm theo luật định những hành vi trốn thuế, lậu thuế. - Rà soát, củng cố lại các công cụ tài chính - kế toán để tăng cường giám sát kiểm tra hoạt động tài chính của doanh nghiệp FDI nhằm khắc phục những sơ hở gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia (đặc biệt là vấn đề chuyển giá). d) Hoàn thiện chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm: - Hoàn thiện các quy định về mua bán, bảo đảm cân đối ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN; quy định về kiểm tra chứng từ khi doanh nghiệp chuyển thu nhập, vốn vay, lãi và phí ra nước ngoài; quy định về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở Ngân hàng nước ngoài; tiến tới tự do hoá chuyển đổi ngoại tế đối với các giao dịch vãng lai. - Phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, nhất là thị trường vốn. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được tiếp cận rộng rãi với các thị trường này, được vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. - Khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm chế biến tinh chế, các sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt những sản phẩm thương hiệu Việt Nam. - Định hướng tiêu thụ sản phẩm theo khuôn khổ pháp lý thích hợp để tránh tình trạng bán phá giá, bán hàng kém chất lượng ra thị trường; khẩn trương triển khai đầy đủ các biện pháp để thực hiện các Luật Cạnh tranh, Luật Chống độc quyền, chống bán phá giá hàng hoá, chống gian lận thương mại và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu... nhằm bảo đảm thực thi có hiệu quả các điều khoản trong những luật đã ban hành. - Ngăn chặn có hiệu quả nạn buôn lậu, làm hàng giả, làm ăn phi pháp; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước. - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tư vấn, môi giới cho các hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. 3.3.4. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI cần tuân theo các nguyên lý sau: Tổ chức hợp lý hoá trong các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, sự quản lý tập trung thống nhất của UBND thành phố, phân cấp, phân quyền cho các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ trong việc quản lý doanh nghiệp FDI trên địa bàn; đơn giản hoá thủ tục hành chính, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành trong việc quản lý nhà nước về FDI. Có biện pháp ngăn chặn ngay tình trạng kiểm tra tuỳ tiện, hình sự hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp, đồng thời vẫn quản lý được các doanh nghiệp và có chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ quan quản lý các doanh nghiệp FDI ở thành phố chủ động đối thoại với nhà đầu tư để hướng dẫn về luật pháp, chính sách, giải quyết kịp thời các kiến nghị của họ, tháo gỡ các ách tắc, điều chỉnh và bổ sung các chính sách, biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước mắt, cần tập trung xử lý những ách tắc, phiền hà trong lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu, đất đai, xây dựng... mở rộng diện thực hiện đăng ký đầu tư đối với những lĩnh vực đã có chủ trương khuyến khích tự do đầu tư. Rà soát và cải tiến mạnh mẽ hơn nữa tất cả các thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài theo định hướng tinh giảm đầu mối, công khai rõ ràng, minh bạch các quy định thời hạn và người có trách nhiệm xử lý, các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp; giảm bớt các thủ tục không cần thiết; thực hiện chế độ một cửa; cam kết và thực hiện việc giải toả mặt bằng, bàn giao mặt bằng đúng thời hạn như cam kết với nhà đầu tư nước ngoài; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư và xử lý kịp thời các vướng mắc, phát sinh theo quy định. Để nâng cao hiệu lực của các cơ quan nhà nước, cần xác định rõ chức năng, quy định cụ thể phạm vi, quyền hạn của cơ quan, mỗi việc chỉ nên do một đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề đầu tư, hậu kiểm đầu tư FDI, giảm thiểu tình trạng ách tắc gây trở ngại hoặc buông lỏng trong hoạt động đầu tư, và quản lý FDI. Nâng cao phẩm chất và năng lực của công chức nhà nước nói chung và công chức trực tiếp tham gia quản lý FDI; kiên quyết loại bỏ những công chức nhà nước không đủ phẩm chất, thiếu kiến thức và năng lực chuyên môn, thiếu tinh thần hợp tác. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, trước mắt, cần tập trung một số vấn đề sau: a) Đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ về pháp luật, chính sách, chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác đầu tư với nước ngoài, hướng tới đáp ứng yêu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế. Có kế hoạch đào tạo thường xuyên, liên tục cán bộ đối ngoại, cán bộ làm công tác quản lý ĐTNN, cán bộ trực tiếp tham gia vào các liên doanh không chỉ giỏi về kinh tế, quản lý mà phải am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế, trong đó chú ý cán bộ chủ chốt hoạt động kinh tế đối ngoại: có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, giàu về kiến thức, thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật và có khả năng đàm phán quốc tế để có thể đảm bảo làm việc tốt, có hiệu quả trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trên cơ sở từng ngành đã có quy hoạch chi tiết cho việc gọi vốn FDI theo từng dự án cụ thể, phải có quy hoạch cán bộ dự kiến tham gia các dự án liên doanh, qua đó có các kế hoạch đào tạo cụ thể nhằm chuẩn bị cán bộ đủ điều kiện cử vào tham gia các chức vụ chủ chốt trong liên doanh. Đối với đội ngũ cán bộ đang tham gia ở các liên doanh cần có kế hoạch biện pháp quản lý, giúp đỡ, bồi dưỡng thông qua các cuộc sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, hội nghị, hội thảo để nâng cao trình độ. Kiên quyết xử lý các cán bộ công chức nhà nước ở bất cứ cương vị nào có thái độ và hành động sách nhiễu, gây khó khăn cản trở nhà ĐTNN; có chế độ phụ cấp, khen thưởng cho những người có nhiêu thành tích trong công tác đầu tư nước ngoài; Biểu dương các nhà ĐTNN làm ăn có hiệu quả và có nhiều đóng góp cho Việt Nam. Về lâu dài, thành phố cần có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó tập trung triển khai một số chương trình sau: - Xây dựng Trường phổ thông trung học chất lượng cao Lê Qúy Đôn* Đây là là nguồn để thành phố đào tạo nhân lực chất lượng cao của thành phố trong 10-20 năm tới. - “Đề án 151”’ (theo Quyết định 151/QĐ-UB ngày 06-9-2004 của thành phố) đào tạo bậc đại học trong và ngoài nước cho học sinh Trường Lê Qúy Đôn bằng ngân sách nhà nước; đối tượng là những học sinh có kết quả học tập cao, trúng tuyển đại học vào những ngành đào tạo mà thành phố có nhu cầu, tự nguyện tham gia chương trình đào tạo và sau khi tốt nghiệp về phục vụ thành phố 7 năm trở lên **. * Học sinh giỏi được tuyển vào học tại trường sẽ thành phố chịu toàn bộ chi phí ăn học, với điều kiện các em sau khi tốt nghiệp các trường đại học sẽ công tác tại thành phố ít nhất 5 năm. ** Hiện nay đã có 107 em được tuyển chọn cử đi đào tạo theo đề án, trong đó có 28 em được cử đi học đại học tại nước ngoài, chủ yếu là các nước: Mỹ, Pháp, Anh, úc, ấn Độ, Thuỵ Sĩ và Singapo. - “Đề án 84” thu hút, tiếp nhận những cán bộ, quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, công chức, viên chức có học hàm, học vị, có trình độ chuyên môn cao, có năng lực thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của thành phố. - “Đề án 393” với mục tiêu là đào tạo 100 cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia tại nước ngoài trong giai đoạn 2006 đến năm 2010. b) Thực hiện tốt quản lý nhà nước về công nghệ: - Tập trung đổi mới công nghệ cho một số ngành mũi nhọn; khuyến khích, hỗ trợ hình thành các khu công nghệ cao, công nghệ sạch của thành phố. Mở rộng hợp tác, quan hệ quốc tế nhằm phát triển công nghệ. Thực hiện tốt việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. - Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ; Hoàn thiện các quy định, tổ chức và thực hiện giám định đối với các công nghệ được chuyển giao; có chế tài, biện pháp xử nghiêm khắc những vi phạm các tiêu chuẩn công nghệ đã được đăng ký. - Tổ chức mạng lưới thông tin công nghệ và hỗ trợ hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ. Trước mặt, xây dựng ngay một số các trung tâm dịch vụ tư vấn và thẩm định công nghệ để giúp các nhà quản lý và đối tác Việt Nam thực hiện giám định chất lượng, giá cả công nghệ. c) Quản lý nhà nước về lao động, giải quyết vấn đề lao động Trước hết thành phố cần triển khai một số việc sau: Phối hợp với các cơ quan, ngành tổ chức tốt đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong qua trình đào tạo cần chú ý giáo dục cho công nhân ý thức làm chủ, thái độ lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, tính công nghiệp trong lao động là nội dung song hành cùng với tay nghề được đào tạo. Đảm bảo tốt vấn đề an sinh xã hội đối với người lao động. Đặc biệt, trước sự gia tăng nhanh lao động (nhất lao động ngoại tỉnh) vào thành phố, Đà Nẵng cần giải quyết tốt việc xây dựng nhà ở, hệ thống giáo dục, y tế, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở các KCN, KCX. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành pháp về quản lý lao động trong các doanh nghiệp FDI (trong đó chú ý đến chức năng của từng đơn vị, đồng thời có quy chế phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức). Trên cơ sở hệ thống Luật Lao động hiện hành, thành phố cần cụ thể hoá bằng các quy định cụ thể và thực hiện nghiêm túc quy định về: tuyển chọn lao động, chức năng của các cơ quan quản lý lao động, vấn đề đào tạo, sa thải, đề bạt, xử lý tranh chấp về tiền lương, thu nhập; ký kết hợp đồng lao động thoả ước lao động tập thể...; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế….. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật lao động trong các doanh nghiệp FDI; có biện pháp xử lý nghiêm đối với những vi phạm về luật lao động; giải quyết tốt mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động… Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động cho cả người lao động và người sử dụng lao động; thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho người lao động khi xảy ra tranh chấp lao động*; có biện pháp xử lý nhanh và hiệu quả trong việc hoà giải tranh chấp lao động tập thể, tránh để xảy ra các vụ xung đột, đình công tập thể không đúng pháp luật và đặc biệt không để xảy ra điểm nóng về trật tự, an toàn xã hội. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị trong doanh nghiệp, đặc biệt là tổ chức công đòan. Có cơ chế tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn vào việc phản ánh nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của người lao động đối với chủ doanh nghiệp. Liên đoàn Lao động thành phố cần giành biên chế thích đáng để tăng cường cán bộ công đoàn vào làm việc tại các doanh nghiệp FDI có nhiều lao động** (trước mắt là 9 doanh nghiệp sản xuất đồ chơi, may mặc và giày da, có * Người lao động ở Đà Nẵng có tâm lý e ngại ra toà giải quyết tranh chấp lao động. Số vụ đưa ra toà án giải quyết tranh chấp lao động rất ít (xem phụ lục 9). ** Hiện nay, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng giành 15 biên chế tăng cường cho doanh nghiệp, nhưng đều là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phối. Không có doanh nghịêp FDI nào có biên chế Công đòan chuyên trách. chủ đầu tư Đài Loan). Đây là biên chế công đòan chuyên trách tại doanh nghiệp, hưởng lương từ Liên đòan Lao động thành phố, ngoài ra còn hưởng lương từ doanh nghiệp. Ngoài việc thực hiện tốt các chính sách an sinh đối với lao động ở các KCN, KCX, thành phố cần có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng làm tốt công tác chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. d) Quản lý tốt môi trường, thực hiện “FDI bền vững môi trường”. Những năm qua, ở thành phố Đà Nẵng, sự tác động tiêu cực của FDI đối với môi trường không lớn, luồng vốn FDI trong các ngành công nghiệp nhạy cảm về ô nhiễm môi trường không nhiều. Tuy nhiên, trong những năm sắp tới, cùng với việc gia tăng luồng FDI vào thành phố là sự gia tăng những nguy cơ huỷ hoại môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và các di sản văn hoá. Do vậy, thành phố cần chú ý đến quản lý nhà nước đảm bảo thực hiện FDI bền vững môi trường. Để thực hiện được FDI bền vững* cần chú ý các yếu tố sau: chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách bảo vệ môi trường; cơ hội và sức ép của thị trường thế giới, thị trường nội địa; triết lý và tầm nhìn của nhà đầu tư FDI; cơ hội và sức ép về tài chính (của nhà đầu tư); các chính sách khác có liên quan của nhà nước. Như vậy, FDI đòi hỏi từ nhiều phía: ngoài yếu tố khách quan, thì vai trò của các nhà đầu tư và chính quyền sở tại rất lớn. Một mặt, thành phố cần đề ra những quy định cụ thể trong việc đảm bảo bền vững môi trường; khuyến cáo và thu hút chọn lọc những dự án có công nghệ sạch, những giải pháp và công nghệ thân thiện môi trường, đi đôi với phương án đầu tư phải kèm theo những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm. Ngoài ra, thành phố cần tăng cường công tác * Một dự án FDI bền vững môi trường khi: tạo được tính cạnh tranh về tài chính cho các nhà đầu tư; đóng góp cho nền kinh tế, đem lại lợi ích xã hội và giảm nghèo cho nước, địa phương chủ nhà; có kết quả đúng đắn về môi trường, hướng thân thiện môi trường. kiểm tra việc chấp hành Luật Môi trường, xử lý các trường hợp vi phạm, kể cả việc thu hồi giấy phép kinh doanh, đầu tư; chủ động tiến hành việc gặp gỡ, bàn thảo để nâng cao tính cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện được FDI bền vững giữa nhà đầu tư (đặc biệt là các TNCs), người tiêu dùng, các hội nghề nghiệp, các tổ chức tài chính, bảo hiểm…. 3.3.5. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp FDI Các tổ chức chính trị - xã hội ở các doanh nghiệp FDI có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, hạn chế tác động tiêu cực của FDI đối với KT-XH; làm tốt công tác tổ chức Đảng, các đoàn thể ở đây không chỉ bảo vệ quyền lợi của người công nhân mà còn đấu tranh làm lành mạnh môi trường đầu tư, hạn chế sai phạm của chủ đầu tư, tránh các vụ đình công tự phát vô tổ chức... 3.3.5.1. Giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  Tuyên truyền vận động giới chủ và người lao động hiểu được: khi tổ chức này hình thành và hoạt động có hiệu quả thì cả giới chủ lẫn người lao động cùng được, cùng có lợi; giáo dục đoàn viên công đoàn biết chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, có ý thức rèn luyện tác phong công nghiệp, có tinh thần sáng tạo trong lao động, tăng cường giáo dục hơn nữa về lẽ sống và về lý tưởng sống cho đoàn viên; tìm được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và tổ chức đoàn thể.  Ở những nơi chưa có tổ chức đảng và đoàn thể, thì Liên đoàn lao động thành phố và Thành Đòan phải chủ động thâm nhập vào công nhân, người lao động trong doanh nghiệp, cũng như chủ động tiếp cận với giới chủ doanh nghiệp thuyết phục họ tạo điều kiện để hình thành tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên; bố trí cán bộ chuyên trách có đủ phẩm chất, năng lực, trách nhiệm đến làm nhiệm vụ tại những doanh nghiệp có đông lao động và đặc biệt là trong lúc các doanh nghiệp ấy chưa có tổ chức đảng lãnh đạo.  Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.  Quan tâm đào tạo và bồi dưỡng cho đoàn viên công đoàn, đoàn thanh niên có trình độ về mọi mặt. Xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn, đoàn thanh niên phải thật thật sự có năng lực, nhiệt tình với phong trào. Cán bộ công đoàn có bản lĩnh chính trị, có kiến thức, giỏi chuyên môn, biết ngoại ngữ mới đủ khả năng đàm phán, đấu tranh, thuyết phục giới chủ.  Liên đòan Lao động và Thành Đoàn phân công cán bộ chuyên quản tại các KCX, KCN, giành trên 20 biên chế xuống làm cán bộ chuyên trách Công đòan, Đòan Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh tại doanh nghiệp CVĐTNN có nhiều đòan viên, thanh niên.  Các tổ chức chính trị này cũng cần phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan trong việc nắm bắt tình hình, lắng nghe ý kiến của quần chúng ở doanh nghiệp FDI và nơi doanh nghiệp họat động, phán ánh kịp thời tình hình, để giúp các cấp chính quyền có thể động viên, khen thưởng việc chấp hành pháp luật của Nhà nước, đồng thời điều chỉnh, sử lý những sai phạm của các doanh nghiệp FDI. 3.3.5.2. Xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Để khu vực FDI phát triển lành mạnh cần phải có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Việc xây dựng, phát huy vai trò hạt nhân chính trị, chức năng lãnh đạo của tổ chức đảng trong doanh nghiệp là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Nhưng hiện nay chỉ có 4% doanh nghiệp FDI có tổ chức đảng, cần khẩn trương tiến hành các các giải pháp nhằm xây dựng và củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp này như sau: a) Đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng: Trước mắt, tập trung thành lập chi bộ ở những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ổn định, có đông người lao động, có đủ đảng viên và doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của thành phố. Đảm bảo yếu tố hình thành tổ chức đảng: doanh nghiệp có đủ 3 đảng viên chính thức trở lên thì tiến hành thành lập chi bộ, những nơi chưa có đủ số lượng đảng viên thì thành lập chi bộ ghép trực thuộc xã, phường hoặc quận, huyện. Để hình thành thành tổ chức đảng: chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể quần chúng trong doanh nghiệp, nhất là tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên. Tổ chức đoàn thể vững mạnh tạo điều kiện thuận lợi để hình thành tổ chức đảng; làm tốt công tác phát triển đảng viên (nơi có tổ chức đảng), nơi chưa có thì tổ chức đảng ở địa phương (nơi quần chúng cư trú), thì chịu trách nhiệm theo dõi kết nạp đảng viên mới những quần chúng ưu tú đang làm việc tại doanh nghiệp; doanh nghiệp có 3 đảng viên chính thức trở lên mà đang sinh hoạt ở địa phương, thì làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng về doanh nghiệp và thành lập chi bộ; đối với các dự án chuẩn bị thành lập doanh nghiệp có vốn Nhà nước liên doanh với nước ngoài, các cấp uỷ và chính quyền chuẩn bị điều kiện để thành lập ngay tổ chức đảng khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, trong đó chú ý lựa chọn cán bộ để đưa vào liên doanh phải gắn với công tác thành lập tổ chức đảng, trước hết là những cán bộ chủ chốt doanh nghiệp. b) Củng cố tổ chức đảng: Đối với cấp uỷ, đảng viên của tổ chức đảng trong doanh nghiệp FDI cần: Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nâng cao chất lượng đảng viên, đảng viên gương mẫu và có uy tín trong doanh nghiệp. Tổ chức đảng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thể hiện vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo người lao động và vận động, thuyết phục nhà đầu tư thực hiện tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các thoả ước lao động đã ký kết, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển ổn định. Chủ động và tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình; quan tâm, chỉ đạo xây dựng các đoàn thể công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh; xây dựng được quy chế hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp, đồng thời chủ động xây dựng thoả ước với chủ doanh nghiệp (thể chế hoá được hoạt động của tổ chức đảng). Đối với các cấp uỷ cấp trên: tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, tạo điều kiện để tổ chức đảng hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ; cử đảng viên là cán bộ có trình độ, năng lực, am hiểu và tâm huyết với công tác đảng, giỏi về quản lý, thông thạo ngoại ngữ, luật pháp tham gia cấp uỷ ở khu vực này, bồi dưỡng phát triển đảng viên mới tại doanh nghiệp FDI, đồng thời chuyển những đảng viên sinh hoạt đảng nơi cư trú, về sinh hoạt đảng tại tổ chức đảng nơi làm việc. Nâng cao vai trò của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp để làm tốt chức năng lãnh đạo các đòan thể và quần chúng trong việc đảm bảo doanh nghiệp họat động đúng pháp lụât Việt Nam và các thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, của đối tác nước ngoài và phía Việt Nam. Trên đây là hệ thống các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tác động tích cực FDI đối với phát triển KT-XH ở Đà Nẵng. Trong đó, bao gồm cả những giải pháp thu hút, thu hút có chọn lọc FDI, bởi đó chính là tiền đề để FDI phát huy tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định và phát triển xã hội, giữ vững môi trường sinh thái trong sạch, bền vững. Triển khai tốt các giải pháp nâng cao tính tích cực của FDI, cũng là cách để giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động tiêu cực, tối đa hóa lợi ích mà FDI có thể đem lại cho phát triển KT-XH của Đà Nẵng. KẾT LUẬN FDI có vai trò quan trọng đối việc phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nó góp phần nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia thông qua cung cấp về vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng và trình độ quản lý, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên sự tác động của FDI không chỉ là chiều thuận với sự phát triển KT-XH mà đôi khi nó còn có tác động nghịch. Việc sử dụng có hiệu quả FDI, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thu hút và năng lực quản lý, điều hành nền KT-XH của nước tiếp nhận đầu tư. Gần 10 năm qua từ khi được chia tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, thành phố Đà Nẵng đã từng bước đạt được những thành công nhất định trong quá trình thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI, phục vụ cho quá trình phát triển KT-XH. FDI đã có những tác động tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển KT-XH; bổ sung nguồn vốn cho phát triển KT-XH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với đóng góp vào GDP với tỷ lệ cao hơn 7%; thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực. Tuy FDI có một số tác động tiêu cực đối với KT-XH là điều khó tránh khỏi, song tác động tích cực là cơ bản, là nguồn lực hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển của thành phố, nhằm đưa Đà Nẵng thành đô thị hiện đại văn minh, giàu bản sắc. Trong thời gian tới, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI là chủ trương và mục tiêu có tính chiến lược lâu dài của thành phố. Hội nhập và hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và khu vực (đặc biệt khi Việt Nam tham gia WTO, Đà Nẵng cũng như cả nước đang đứng trước những cơ hội lớn, đồng thời phải đối đầu với thách thức không nhỏ, trong đó có lĩnh vực thu hút FDI. Tuy nhiên, “cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta“ [10, tr.2]. Thành phố Đà Nẵng với nhiều lợi thế, nếu tận dụng tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH, huy động nhiều, sử dụng hiệu quả, quản lý tốt nguồn ngoại lực này sẽ kích thích mặt tích cực, hạn chế tiêu cực của FDI, góp phần tích cực đẩy nhanh quá trình phát triển của thành phố, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đưa thành phố Đà Nẵng trở thành “một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ…. phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020”. Danh mỤc LIÖU THAM KH¶O 1. Ban ChÊp hµnh §¶ng bé thµnh phè §µ N½ng (2001), V¨n kiÖn §¹i héi lÇn thø XVIII §¶ng bé thµnh phè §µ N½ng, §µ N½ng. 2. Ban ChÊp hµnh §¶ng bé thµnh phè §µ N½ng (2006), V¨n kiÖn §¹i héi lÇn thø XIX §¶ng bé thµnh phè §µ N½ng, §µ N½ng. 3. NguyÔn H÷u ChiÕn (1999), Thu hót ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi ë thµnh phè §µ N½ng, LuËn v¨n th¹c sÜ Kinh tÕ, Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh, Hµ Néi. 4. CIEM SIDA (2006), T¸c ®éng cña ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi tíi t¨ng tr­ëng kinh tÕ ë ViÖt Nam, Nxb Khoa häc kü thuËt, Hµ Néi. 5. C¬ quan Ph¸t triÓn quèc tÕ Thuþ §iÓn, ViÖn Nghiªn cøu Qu¶n lý kinh tÕ Trung ­¬ng (2003), Héi nhËp kinh tÕ - ¸p lùc c¹nh tranh trªn thÞ tr­êng vµ ®èi s¸ch cña mét sè n­íc, Nxb Giao th«ng vËn t¶i, Hµ Néi. 6. Côc Thèng kª §µ N½ng (2006), Niªn Gi¸m thèng kª §µ N½ng, §µ N½ng. 7. Côc Thèng kª §µ N½ng (2006), Thµnh phè §µ N½ng 30 n¨m x©y dùng vµ ph¸t triÓn, §µ N½ng. 8. NguyÔn §×nh Cung (2006), “Ngµy mai, LuËt Doanh nghiÖp vµ LuËt §Çu t­ cã hiÖu lùc”, B¸o ®iÖn tö Thêi b¸o kinh tÕ ViÖt Nam, ( ram=article&catid=01&id=7917494c84201a). 9. Ph¹m M¹nh Dòng (2002), “§Þnh h­íng hoµn thiÖn ph¸p luËt, chÝnh s¸ch vÒ ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi t¹i ViÖt Nam tr­íc yªu cÇu héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ”, Website Uû ban Quèc Gia vÒ hîp t¸c Quèc tÕ, ( 10. NguyÔn TÊn Dòng (2006), “Gia nhËp Tæ chøc Th­¬ng m¹i thÕ giíi, c¬ héi, th¸ch thøc vµ hµnh ®éng cña chóng ta”, Tuæi trÎ (293/2006), (phô tr­¬ng; 1-4). 11. NguyÔn V¨n §¹m (2003), Tõ ®iÓn TiÕng ViÖt t­êng gi¶i vµ liªn t­ëng, Nxb V¨n ho¸ th«ng tin, Hµ Néi. 12. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2001), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø IX, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 13. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2006), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø X, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 14. Hoµng H¶i (2004), “Nh÷ng vÊn ®Ò vÒ ph¸t triÓn khu vùc kinh tÕ cã vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi”, T¹p chÝ Céng s¶n ®iÖn tö, (56), ( .pl?ID=2001). 15. Ph¹m H¶o, Vâ Xu©n TiÕn (2004), Toµn CÇu ho¸ kinh tÕ, nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc ®èi víi miÒn Trung, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 16. TrÇn Quang L©m, An Nh­ H¶i (2006), Kinh tÕ cã vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi ë ViÖt Nam hiÖn nay, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 17. V.I.Lªnin (2005), Toµn tËp, TËp 27, Trang web §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam ®¨ng t¶i l¹i Ên phÈm cña Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 18. Liªn ®oµn Lao ®éng thµnh phè §µ N½ng (2006), B¸o c¸o t×nh h×nh ®×nh c«ng vµ gi¶i quyÕt ®×nh c«ng tõ 1997 ®Õn nay, §µ N½ng. 19. Hå Quang Minh (2006), “nguån lùc ®Çu t­ bªn ngoµi trong sù nghiÖp ®æi míi vµ ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë viÖt nam”, T¹p chÝ Céng s¶n ®iÖn tö, (101), ( l?ID=3563). 20. Ph¹m Duy NghÜa vµ Vò Thµnh Tù Anh (2006), “Chê h­íng dÉn thi hµnh LuËt §Çu t­”, B¸o ®iÖn tö Thêi b¸o kinh tÕ ViÖt Nam, ( ram=article&catid=05&id=7a14e2a82cf29b). 21. Nhãm t­ vÊn c¸c nhµ tµi trî ViÖt Nam (2005), B¸o c¸o ph¸t triÓn ViÖt Nam 2006, Trang web Ng©n hµng ThÕ giíi, Hµ Néi. 22. Silem.A (2002), B¸ch khoa toµn th­ vÒ kinh tÕ häc vµ khoa häc qu¶n lý, Nxb Lao ®éng x· héi, Hµ Néi. 23. Së Tµi nguyªn – M«i tr­êng thµnh phè §µ N½ng (2006) B¸o c¸o vÒ t×nh h×nh m«i tr­êng t¹i c¸c KCN, côm c«ng nghiÖp trªn ®Þa bµn thµnh phè §µ N½ng, §µ N½ng. 24. NguyÔn Huy Th¸m (1999), Kinh nghiÖm thu hót vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi ë c¸c n­íc ASEAN vµ vËn dông vµo ViÖt Nam, Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh, LuËn v¨n tiÕn sü kinh tÕ, Hµ Néi. 25. Mai Thµnh (2003), “§Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi víi sù ph¸t triÓn kinh tÕ cña ViÖt Nam”, T¹p chÝ Céng s¶n ®iÖn tö, (38), ( show_content.pl?ID=1079). 26. Trung t©m kü thuËt 3 - Tæng côc tiªu chuÈn ®o l­êng chÊt l­îng (2006), B¸o c¸o kÕt qu¶ ®iÒu tra, ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng c«ng nghÖ cña 15 ngµnh kinh tÕ - kü thuËt trªn ®Þa bµn thµnh phè §µ N½ng, §µ N½ng. 27. Trung t©m xóc tiÕn ®Çu t­ §µ N½ng (2003), Mét sè gi¶i ph¸p c¬ b¶n nh»m thu hót vµ qu¶n lý ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi trªn ®Þa bµn thµnh phè §µ N½ng, B¸o c¸o khoa häc, §µ N½ng. 28. NguyÔn Anh TuÊn (2005), §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi víi ph¸t triÓn kinh tÕ ë ViÖt Nam, Nxb T­ ph¸p, Hµ Néi. 29. TrÇn Xu©n Tïng (2005), §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi ë ViÖt Nam, thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 30. Uû ban nh©n d©n thµnh §µ N½ng (2005), §Ò ¸n Gi¶i quyÕt viÖc lµm cho ng­êi trong ®é tuæi lao ®éng cña thµnh phè, §µ N½ng. 31. Uû ban nh©n d©n thµnh phè §µ N½ng (2000), Quy ho¹ch ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi thµnh phè §µ N½ng giai ®o¹n 2001-2010, §µ N½ng. 32. ViÖn kinh tÕ thµnh phè Hå ChÝ Minh (2005), B¸o c¸o tæng hîp §¸nh gi¸ vai trß cña ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi trong ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi trªn ®Þa bµn TP.HCM, Trang web ViÖn Kinh tÕ thµnh phè Hå ChÝ Minh, Thµnh phè Hå ChÝ Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.pdf
Luận văn liên quan