Từ sự nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu và xây
dựng hệ thống BT thực nghiệm phần hoá học phi kim - chương trình hoá học THPT - khá
hoàn chỉnh và đầy đủ các dạng. Chúng tôi đã xây dựng được 347 bài tập dưới hai hình thức
tự luận và trắc nghiệm, với các dạng thường gặp:
- Bài tập liên quan đến thí nghiệm hoá học (quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí
nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm): 139 bài tập.
- Bài tập nhận biết, tách chất, điều chế chất: 71 bài tập.
- Bài tập liên quan đến thực tiễn: 59 bài tập.
- Bài tập có hình vẽ, sơ đồ, mô hình, mô phỏng hoá học: 55 bài tập.
- Bài tập định lượng: 23 bài tập.
Chúng tôi cũng đề xuất một số phương pháp sử dụng bài tập để rèn luyện kĩ năng thí
nghiệm và rèn luyện tư duy cho HS trong các hoạt động dạy học.
164 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô tả, giải thích hiện tượng thí
nghiệm và hầu như chưa làm dạng BT có hình vẽ, mô hình, mô phỏng thí nghiệm; BT rèn
luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm hoặc BT về sản xuất hoá học. Nên việc sử dụng các BT
thực nghiệm này đã gặp khó khăn vì phải mất thời gian cho các em làm quen dạng bài, suy
nghĩ cách giải và hướng dẫn các em phân tích bài tập.
3.6.2. Kết quả định lượng
3.6.2.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1
Lớp
Số
HS
Điểm xi
Điểm TB ( x ) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 43 0 0 0 0 2 7 4 12 12 3 3 7.07
ĐC1 44 0 0 0 1 4 8 6 10 10 2 3 6.66
TN2 43 0 0 0 0 2 6 6 8 6 9 6 7.42
ĐC2 41 0 0 0 5 10 7 6 5 5 3 0 5.56
TN3 40 0 0 0 0 3 8 6 8 7 4 4 6.90
ĐC3 39 0 0 0 0 4 10 6 8 5 4 2 6.51
TN4 41 0 0 0 1 3 10 4 6 8 6 3 6.80
ĐC4 41 0 0 0 2 2 10 4 6 8 6 3 6.78
ΣTN 167 0 0 0 1 10 31 20 34 33 22 16 7.05
ΣĐC 165 0 0 0 8 20 35 22 29 28 15 8 6.38
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
3 1 8 0.60 4.85 0.60 4.85
4 10 20 5.99 12.12 6.59 16.97
5 31 35 18.56 21.21 25.15 38.18
6 20 22 11.98 13.33 37.13 51.52
7 34 29 20.36 17.58 57.49 69.09
8 33 28 19.76 16.97 77.25 86.06
9 22 15 13.17 9.09 90.42 95.15
10 16 8 9.58 4.85 100.00 100.00
Σ 167 165 100.00 100.00
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 6.59 30.54 62.87
ĐC 16.97 34.55 48.48
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1
Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1
Đối tượng x ± m S V%
TN 7.05±0,11 1.44 20.45
ĐC 6.38±0.12 1.56 24.46
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α =0,01; k
= 2n-2=2.167-2=322. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,ktα =2,58. Ta có t = 4,09 >
,ktα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 1) giữa nhóm thực nghiệm
và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
3.6.2.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2
Lớp
Số
HS
Điểm xi Điểm
TB ( x ) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 43 0 0 0 0 2 7 6 10 10 7 1 7.02
ĐC1 44 0 0 0 1 2 9 7 12 9 4 0 6.59
TN2 43 0 0 0 1 3 7 4 8 9 7 4 7.09
ĐC2 41 0 0 0 1 3 12 7 6 7 4 1 6.37
TN3 40 0 0 0 0 2 9 6 8 8 6 1 6.83
ĐC3 39 0 0 0 2 3 11 6 7 7 3 0 6.18
TN4 41 0 0 0 1 4 5 7 8 8 6 2 6.83
ĐC4 41 0 0 0 1 3 12 7 3 8 6 1 6.49
ΣTN 167 0 0 0 2 11 28 23 34 35 26 8 6.95
ΣĐC 165 0 0 0 5 11 44 27 28 31 17 2 6.41
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
3 2 5 1.20 3.03 1.20 3.03
4 11 11 6.59 6.67 7.78 9.70
5 28 44 16.77 26.67 24.55 36.36
6 23 27 13.77 16.36 38.32 52.73
7 34 28 20.36 16.97 58.68 69.70
8 35 31 20.96 18.79 79.64 88.48
9 26 17 15.57 10.30 95.21 98.79
10 8 2 4.79 1.21 100.00 100.00
Σ 167 165 100.00 100.00
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 7.78 30.54 61.68
ĐC 9.70 43.03 47.27
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2
Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2
Đối tượng x ± m S V%
TN 6.95 ± 0,05 0.68 9.77
ĐC 6.41 ± 0,08 1.15 17.96
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k
= 2n - 2 = 2.167 - 2 = 322. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,ktα = 2,58. Ta có t = 5,16
> ,ktα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 2) giữa nhóm thực nghiệm
và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
3.6.2.3. Kết quả bài kiểm tra lần 3
Bảng 3.10. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3
Lớp Số HS
Điểm xi
Điểm
TB ( x )
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 41 0 0 0 0 1 5 6 7 14 8 2 7.40
ĐC1 44 0 0 0 0 3 7 7 11 10 6 0 6.82
TN2 43 0 0 0 0 3 6 8 7 8 8 3 7.09
ĐC2 41 0 0 0 1 3 11 8 7 6 5 0 6.34
TN3 40 0 0 0 0 1 7 6 10 7 8 1 7.08
ĐC3 39 0 0 0 1 2 11 9 5 7 4 0 6.33
TN4 41 0 0 0 0 2 5 8 10 9 6 1 7.00
ĐC4 41 0 0 0 0 4 9 7 5 9 6 1 6.68
ΣTN 167 0 0 0 0 7 23 28 34 38 30 7 7.14
ΣĐC 165 0 0 0 2 12 38 31 28 32 21 1 6.55
Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi
% HS đạt điểm xi trở
xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0.00 0.00
3 0 2 0 1 0.00 1.21
4 7 12 4 7 4.19 8.48
5 23 38 14 23 17.96 31.52
6 28 31 17 19 34.73 50.30
7 34 28 20 16.97 55.09 67.27
8 38 32 23 19.39 77.84 86.67
9 30 21 18 12.73 95.81 99.39
10 7 1 4 0.61 100.00 100.00
Σ 167 165 100.00 100.00
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 4.19 30.54 65.27
ĐC 8.48 41.82 49.70
Hình 3.6. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 3
Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 3
Đối tượng x ± m S V%
TN 7.14 ± 0,05 0.59 8.30
ĐC 6.55 ± 0,09 1.17 17.81
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k
= 2n - 2 = 2.164 - 2 = 326. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,ktα = 2,58. Ta có t = 5,85
> ,ktα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 3) giữa nhóm thực nghiệm
và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
3.6.2.4. Kết quả tổng hợp 3 bài kiểm tra
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả của 3 bài kiểm tra
Đối
tượng
Số bài
kiểm tra
Điểm xi Điểm
TB( x ) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 492 0 0 0 0 4 14 52 100 156 118 48 7,90
ĐC 519 0 0 1 9 30 60 109 128 125 47 10 6,78
Bảng 3.15. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 3 bài kiểm tra
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00
3 3 15 0.60 3.03 0.60 3.03
4 28 43 5.59 8.69 6.19 11.72
5 82 117 16.37 23.64 22.55 35.35
6 71 80 14.17 16.16 36.73 51.52
7 102 85 20.36 17.17 57.09 68.69
8 106 91 21.16 18.38 78.24 87.07
9 78 53 15.57 10.71 95.21 97.78
10 31 11 6.19 2.22 100.00 100.00
Σ 501 495 100.00 100.00
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích 3 bài kiểm tra
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra
Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi
TN 6.19 30.54 63.27
ĐC 11.72 39.80 48.48
Hình 3.8. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra
Bảng 3.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 3 bài kiểm tra
Đối tượng x ± m S V%
TN 7.03 ± 0,06 1.30 18.48
ĐC 6.45 ± 0,06 1.37 21.27
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k
= 2n - 2 = 2.492 – 2 = 982. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,ktα = 2,58 . Ta có t =
6,89 > ,ktα , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là
có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Từ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
- Điểm trung bình cộng, tỉ lệ % HS khá, giỏi của các lớp thực nghiệm luôn cao hơn
các lớp đối chứng. Tỉ lệ % HS yếu kém, trung bình của các lớp thực nghiệm luôn thấp hơn
các lớp đối chứng.
Chứng tỏ việc nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập của
HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Hệ số biến thiên V của các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn các lớp đối chứng. Điều
này chứng tỏ chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn và kết quả thu được đáng tin cậy.
-Đồ thị đường luỹ tích của các lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới đường lũy
tích của các lớp ĐC, chứng tỏ kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối
chứng.
- Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với α = 0,01 ta đều có t> ,ktα .
Như vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa các lớp đối chứng và thực nghiệm là có ý
nghĩa.
Từ kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc sử dụng thí nghiệm và bài tập thực
nghiệm là cần thiết và khả thi, và có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học ở
trường THPT.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 3 trường THPT ở 3 tỉnh (Bình Thuận, Đồng
Nai, Tp. Hồ Chí Minh), với 4 lớp thực nghiệm (167 học sinh) và 4 lớp đối chứng (165 học
sinh). Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phương pháp
thống kê. Qua kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy việc nắm vững kiến thức và vận dụng
kiến thức vào giải quyết các bài tập của HS lớp thực nghiệm tốt hơn HS lớp đối chứng. Điều
đó chứng tỏ kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Từ đó chúng
tôi nhận thấy rằng việc sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm là cần thiết và khả thi, và
có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học ở trường THPT.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra, qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã cơ bản hoàn
thành và thu được những kết quả khả thi. Cụ thể như sau:
1.1. Về cơ sở lí luận của đề tài
Chúng tôi đã nghiên cứu một cách có hệ thống, chi tiết những cơ sở lí luận quan trọng
của đề tài, như:
- Thí nghiệm hoá học, phân loại TNHH và các kĩ năng thực hành hoá học.
- Bài tập hoá học, phân loại BTHH, tác dụng và ý nghĩa của bài tập hoá học.
- Bài tập hoá học thực nghiệm, các dạng bài tập hoá học thực nghiệm thường gặp trong
chương trình hoá học THPT.
1.2. Về cơ sở thực tiễn
Chúng tôi đã xây dựng 3 phiếu điều tra, tham khảo ý kiến đối với GV (2 phiếu trước và
sau khi thực nghiệm) và HS (1 phiếu). Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực
trạng việc sử dụng TNHH và BTHH thực nghiệm để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. Qua đó,
chúng tôi tìm hiểu được những nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng này. Từ
đó rút kinh nghiệm trong việc sử dụng để phát huy tích cực vai trò của thí nghiệm và bài tập
thực nghiệm trong DHHH.
1.3. Về xây dựng hệ thống bài tập hoá học thực nghiệm
Từ sự nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu và xây
dựng hệ thống BT thực nghiệm phần hoá học phi kim - chương trình hoá học THPT - khá
hoàn chỉnh và đầy đủ các dạng. Chúng tôi đã xây dựng được 347 bài tập dưới hai hình thức
tự luận và trắc nghiệm, với các dạng thường gặp:
- Bài tập liên quan đến thí nghiệm hoá học (quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí
nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm): 139 bài tập.
- Bài tập nhận biết, tách chất, điều chế chất: 71 bài tập.
- Bài tập liên quan đến thực tiễn: 59 bài tập.
- Bài tập có hình vẽ, sơ đồ, mô hình, mô phỏng hoá học: 55 bài tập.
- Bài tập định lượng: 23 bài tập.
Chúng tôi cũng đề xuất một số phương pháp sử dụng bài tập để rèn luyện kĩ năng thí
nghiệm và rèn luyện tư duy cho HS trong các hoạt động dạy học.
1. 4. Về thực nghiệm sư phạm
- Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã bám sát mục tiêu, phân phối chương trình
hoá học THPT hiện hành, đã tiến hành giảng dạy nội dung thực nghiệm theo chuẩn kiến
thức kĩ năng với 6 giáo án minh hoạ có sử dụng thí nghiệm và BTHH thực nghiệm khi
nghiên cứu bài mới, bài thực hành, bài luyện tập, ôn tập.
- Đã xây dựng 12 đề kiểm tra gồm 6 bài kiểm tra 15 phút và 6 bài kiểm tra 45 phút,
trong đó sử dụng 2 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 45 phút tiến hành thực nghiệm sư
phạm.
- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 3 trường của tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và
thành phố Hồ Chí Minh với 332 HS với 6 giáo án đã biên soạn. Sau giờ dạy đã tiến hành
trao đổi, rút kinh nghiệm với GV giảng dạy. Sau đó tiến hành 3 bài kiểm tra, chấm 996 bài
và xử lí thống kê kết quả thu được.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy được một số hạn chế khi giảng dạy
nội dung gắn liền với thí nghiệm và BTHH thực nghiệm, dẫn đến chưa phát huy tích cực vai
trò của thí nghiệm và BTHH thực nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng và tư duy cho HS.
Từ đó, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tăng thêm 1 tiết cho mỗi chương học về chất hoá học để tăng thời gian dành cho sử
dụng TNHH nhằm rèn luyện các kĩ năng thực hành, kĩ năng phân tích thí nghiệm cho HS.
- Tăng cường bài tập thực nghiệm, bài tập có hình vẽ, bài tập thực tiễn trong SGK và
SBT.
- Sử dụng bài tập có hình vẽ, bài tập thực tiễn trong các đề thi tốt nghiệp THPT cũng
như đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
- Tổ chức các lớp học bồi dưỡng, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về thực hành thí
nghiệm và biên soạn, sử dụng bài tập thực nghiệm cho GV ở các địa phương.
2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Kiểm tra định kì việc sử dụng hoá chất và dụng cụ thí nghiệm ở các trường THPT, để
kịp thời bổ sung hoá chất, dụng cụ mới, loại bỏ những hoá chất, dụng cụ đã hư hỏng.
- Sử dụng bài tập có hình vẽ, bài tập thực tiễn khi ra đề kiểm tra định kì, kiểm tra học
kì cho HS.
- Tổ chức các lớp học bồi dưỡng, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về thực hành thí
nghiệm và biên soạn bài tập thực nghiệm cho GV ở các trường THPT trong tỉnh.
- Khuyến khích, khen thưởng những GV có những sáng kiến kinh nghiệm cho môn
học.
2.3. Với các trường THPT
- Xây dựng phòng thí nghiệm và có nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm để giúp đỡ
GV thực hiện tốt công tác giảng dạy.
- Phân công chuyên môn phù hợp để mỗi tổ bộ môn có 1 ngày trong 1 tháng để trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu những vấn đề mới trong chuyên môn.
- Khuyến khích, khen thưởng những GV có những sáng kiến kinh nghiệm cho môn
học.
2.4. Với giáo viên
- Tích cực sử dụng hiệu quả thí nghiệm hoá học trong dạy học phù hợp với điều kiện
cơ sở vật chất của mỗi trường.
- Nghiên cứu và khai thác hiệu quả các hình vẽ, bài tập thực nghiệm trong SGK, SBT.
Từ đó có sự đầu tư chuyên môn trong việc biên soạn bài tập thực nghiệm mới trong dạy học
và trong các đề kiểm tra, đề thi.
- Phát huy tác dụng của bài tập thực nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức, kĩ năng thực hành cho HS.
Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập thực nghiệm trong dạy học phần hoá học phi kim ở trường trung học phổ thông”. Chúng
tôi nhận thấy rằng đây chỉ là kết quả bước đầu khi nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập
hoá học thực nghiệm nhằm rèn luyện kiến thức và kĩ năng thực hành cho HS. Vì thời gian
có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của
quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp về mặc chuyên môn lẫn hình thức. Hi vọng đề tài này sẽ
góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học ở các trường
phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy
học môn hóa học lớp 12 THPT, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
2. Ngô Ngọc An (2006), Nhận biết và tách chất ra khỏi hỗn hợp, NXB Giáo Dục.
3. Nguyễn Cao Biên (2007), “Một số bài tập rèn luyện trí thông minh,năng lực sáng tạo
cho học sinh thông qua bài tập hóa học”, Hóa học và ứng dụng, 67(7), trang 10 – 11.
4. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
5. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP Tp.
Hồ Chí Minh.
7. Trịnh Văn Biều (2009), Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra – đánh giá kết quả học tập,
ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Cương (2006), Phương pháp dạy học hóa học tập 1, NXB ĐHSP.
9. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại học –
Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.
10. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh THPT thông
qua bài tập hóa học, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.
11. Trần Quốc Đắc (2006), Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 10, NXB Giáo Dục.
12. Trần Quốc Đắc (2006), Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 11, NXB Giáo Dục.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB
Chính trị Quốc gia.
14. Cao Cự Giác (2007), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học, tập 1 – hóa học vô cơ,
NXB Giáo Dục.
15. Cao Cự Giác, “Phát triển khả năng tư duy và thực hành thí nghiệm qua các bài tập hóa
học thực nghiệm”, Tạp chí giáo dục, số 88/5-2005 (tr.34-35).
16. Cao Cự Giác, “Sử dụng các hình vẽ mô phỏng thí nghiệm để thiết kế bài tập hóa học
thực nghiệm”, Tạp chí giáo dục, số 139/6-2006 (tr. 37-38).
17. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học,
NXB Giáo dục Việt Nam.
18. Đỗ Thị Thúy Hằng, “Sử dụng bài toán nhận thức trong dạy bài thực hành hóa học”, Tạp
chí giáo dục, số 140/6-2006 (tr. 25-27).
19. Phạm Mai Ngọc Hiền (2007), Một số vấn đề an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học ở
trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.HCM.
20. Nguyễn Hiền Hoàng – Nguyễn Cửu Phúc – Lê Ngọc Tứ (2007), Phương pháp làm bài
tập trắc nghiệm hoá học, NXB Giáo dục.
21. Nguyễn Chí Linh (2009), “Bài tập rèn trí thôngminh cho học sinh”, Dạy và học trong
nhà trường, 1-2(1), trang 34 – 36.
22. Nguyễn Chí Linh (2009), “Dạy cách tư duy cho học sinh thông qua bài tập hóa học”,
Hóa học và ứng dụng 85(1), trang 2 – 3.
23. Nguyễn Chí Linh (2009), Sử dụng bài tập để phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho
học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Tp.Hồ Chí
Minh.
24. Quách Văn Long, “Góp phần phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua
bài tập thực hành hóa học”, Tạp chí hóa học và ứng dụng, số 04 (76)/2008 (tr.9-11).
25. Lê Văn Năm, “Sử dụng bài tập hóa học như một phương pháp dạy học để nâng cao hiệu
quả dạy học ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 190/5-2008 (tr. 40-41).
26. Đỗ Thị Bích Ngọc (2009), Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức, kĩ
năng thí nghiệm trong chương trình hóa nâng cao theo hướng dạy học tích cực, Luận
văn Thạc sĩ, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh.
27. Trần Trung Ninh (2008), “Câu hỏi trắc nghiệm rèn kiến thức kĩ năng thí nghiệm hóa học
cho học sinh lớp 11”, Tạp chí hóa học và ứng dụng, số 02(74)/2008 (tr.7-8).
28. Đặng Thị Oanh – Đặng Xuân Thư – Phạm Đình Hiến – Cao Văn Giang – Phạm Tuấn
Hùng – Phạm Ngọc Bằng (2007), Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hoá học ở trường phổ
thông, NXB Giáo dục.
29. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học, Tập 1, NXB Giáo dục.
30. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lí luận dạy học hoá
học tập 1,NXB Giáo dục.
31. Nguyễn Thị Sửu – Hoàng Văn Côi (2007), Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông,
NXB Khoa học và kĩ thuật.
32. Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với
thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Tp.Hồ
Chí Minh.
33. Trần Kim Tiến (2007), Kĩ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học, NXB Trẻ.
34. Lê Xuân Trọng (2006), Sách giáo khoa hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
35. Lê Xuân Trọng (2006), Sách bài tập hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
36. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.
37. Nguyễn Xuân Trường – Trần Trung Ninh (2007), 555 câu trắc nghiệm hóa học, NXB
ĐHQG Tp.HCM.
38. Nguyễn Xuân Trường (2007), Bài tập nâng cao hóa học 10, NXB Giáo dục.
39. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sách giáo khoa hoá học 10, NXB Giáo dục.
40. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sách bài tập hoá học 10, NXB Giáo dục.
41. Nguyễn Xuân Trường (2007), Sách giáo khoa hoá học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
42. Nguyễn Xuân Trường (2007), Sách giáo khoa hoá học 11, NXB Giáo dục.
43. Nguyễn Xuân Trường (2007), Sách bài tập hoá học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
44. Nguyễn Xuân Trường (2007), Sách bài tập hoá học 11, NXB Giáo dục.
45. Nguyễn Xuân Trường (2007), 1350 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 10, NXB ĐHQG
Tp.HCM.
46. Nguyễn Xuân Trường (2007), Ôn luyện kiến thức hỗn hợp đại cương và vô cơ THPT,
NXB Giáo dục.
47. Nguyễn Phú Tuấn (2009), Thực hành hóa học 8, NXB Đại học Sư phạm.
48. Nguyễn Phú Tuấn (2009), Thực hành hóa học 9, NXB Đại học Sư phạm.
49. Nguyễn Phú Tuấn (2009), “Sử dụng bài tập trắc nghiệm thực nghiệm hoá học trong
giảng dạy”, Sách giáo dục & thư viện trường học.
50. Nguyễn Phú Tuấn (2008), Luyện tập trắc nghiệm hóa học vô cơ, NXB Giáo dục.
51. Nguyễn Phú Tuấn, “Bài tập trắc nghiệm thực nghiệm trong hóa học ở trường phổ
thông”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 7-2008 (tr. 36-37, 43).
52. Nguyễn Phú Tuấn (2009), Thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, Tài
liệu dạy học môn Thực nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.
53. Ngô Thị Kim Tuyến (2004), Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn môn hóa học lớp 11
THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
54. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2004), Phương pháp giải bài tập nhận biết – tách chất trong
giảng dạy hóa học ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Bảng nhận biết các chất vô cơ.................................................................... 1
Phụ lục 2: Đề kiểm tra nhóm halogen ......................................................................... 3
Phụ lục 3: Đề kiểm tra nhóm oxi – lưu huỳnh ............................................................ 8
Phụ lục 4: Mẫu tường trình bài thực hành ................................................................. 12
Phụ lục 5: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên ............................................................ 13
Phụ lục 6: Phiếu điều tra học sinh ............................................................................. 16
Phụ lục 7: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên sau khi thực nghiệm .......................... 19
Phụ lục 1. BẢNG NHẬN BIẾT CÁC CHẤT VÔ CƠ
I. NHẬN BIẾT CHẤT KHÍ
Khí
Thuốc
thử
Hiện
tượng
Phản ứng
SO2
- Quì
tím ẩm
Hóa
hồng
- dd
Br2,
dd
KMnO4
Mất
màu
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
- Nước
vôi
trong
Vẩn
đục SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
NH3
- Quì
tím ẩm
Hóa
xanh
- khí
HCl
Tạo
khói
trắng
NH3 + HCl → NH4Cl
CO2
- nước
vôi
trong
Làm
đục CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
- quì
tím ẩm
Hóa
hồng
- không duy trì sự
cháy
H2S
- Quì
tím ẩm
Hóa
hồng
- O2
Kết tủa
vàng
2H2S + O2 → 2S↓ + 2H2O
Cl2 H2S + Cl2 → S↓ + 2HCl
SO2 2H2S + SO2 → 3S↓ + 2H2O
FeCl3 H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl
KMnO4
3H2S+2KMnO4→2MnO2+3S↓+2KOH+2H2O
5H2S+2KMnO4+3H2SO4→2MnSO4+5S↓+K2SO4+8H2O
- PbCl2
Kết tủa
đen H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓+ 2HNO3
II. NHẬN BIẾT ION TRONG DUNG DỊCH
Ion Thuốc thử Hiện tượng Phản ứng
Cl- AgNO3 ↓ trắng
Cl− + Ag+ → AgCl↓ (hóa đen ngoài ánh
sáng)
CO32-
BaCl2
↓ trắng CO32-+ Ba2+ → BaCO3↓ (tan trong HCl)
SO32- ↓ trắng SO32-+ Ba2+ → BaSO3↓ (tan trong HCl)
SO42- ↓ trắng
SO42-+ Ba2+ → BaSO4↓ (không tan trong
HCl)
S2- Pb(NO3)2 ↓ đen S2− + Pb2+ → PbS↓
CO32-
HCl
Sủi bọt khí CO32-+ 2H+ → CO2↑ + H2O (không mùi)
SO32- Sủi bọt khí SO32-+ 2H+ → SO2↑ + H2O (mùi hắc)
S2- Sủi bọt khí S2-+ 2H+ → H2S↑ (mùi trứng thối)
HCO3-
Đun nóng
Sủi bọt khí 2HSO3-→ CO2↑ + CO32-+ H2O
HSO3- Sủi bọt khí mùi hắc 2HSO3-→ SO2↑ + SO32-+ H2O
NO3-
Vụn Cu,
H2SO4
Dung dịch màu xanh
và khí không màu
hóa nâu trong không
khí
NO3- + H+ → HNO3
3Cu + 8HNO3→ 2Cu(NO3)2 +
2NO+4H2O
2NO + O2 → 2NO2 ↑
NH4+
Dd kiểm
OH-
NH3 ↑ NH4+ + OH− → NH3↑ + H2O
Phụ lục 2. ĐỀ KIỂM TRA NHÓM HALOGEN
I. Đề kiểm tra 15 phút (Đề 2)
Bài 30. Đốt cháy một dây đồng trong khí clo, người ta thường rắc một ít hạt cát vào đáy
bình với mục đích là
A. làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn. B. khống chế tốc độ phản ứng.
C. tránh vỡ bình. D. dễ quan sát hiện tượng.
Bài 31. Dẫn khí clo đi qua dung dịch FeCl2 nhận thấy dung dịch
A. không thay đổi. B. từ màu lục nhạt chuyển sang màu nâu đỏ.
C. có màu vàng nhạt. D. từ không màu chuyển sang màu vàng đậm.
Bài 32. Nước clo có tính tẩy màu là do trong nước clo có
A. HClO có tính tẩy màu. B. Clo có tính tẩy màu.
C. HCl có tính tẩy màu. D. HCl và HClo đều có tính tẩy màu.
Bài 33. Chất oxi hóa thường dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là:
A. KMnO4, KClO3, MnO2. B. H2O2, NaClO, HCl.
C. KMnO4, MnO2, HCl. D. H2SO4 đặc, KClO3, CaOCl2.
Bài 34. Người ta thu khí clo trong phòng thí nghiệm theo mô hình
vì:
A. Khí clo rất độc. B. Khí clo ít tan trong nước.
C. Clo nặng hơn không khí. D. Clo không màu.
Bài 35. Để khử một lượng nhỏ khí clo thoát ra phòng thí nghiệm người ta sử dụng hóa chất
là dung dịch
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. NH3. D. NaCl.
Bài 36. Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí clo sinh ra cho qua 500ml
dung dịch NaOH 4M (điều kiện thường). Nồng độ mol/lít NaCl trong dung dịch thu được là
A. 1,6 M. B. 0,8 M. C. 0,4 M. D. 1,2 M.
Bài 37. Clorua vôi được điều chế từ:
A. KOH + Cl2 dư. B. NaOH + Cl2.
C. Ca(OH)2 + Cl2. D. Ba(OH)2 + Cl2.
Bài 38. Cho phản ứng: MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O. Hệ số của chất khử là:
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Bài 39. Có 3 lọ riêng biệt đựng 3 khí là clo, oxi và cacbonic. Chỉ dùng giấy quì tím ẩm có
thể nhận biết được
A. Khí clo. B. Khí cacbonic.
C. Khí clo và cacbonic. D. Cả 3 khí.
II. Đề kiểm tra 45 phút (Đề 2)
I- Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Sợi dây đồng nóng đỏ cháy sáng trong bình chứa khí A. A là
A. Cacbon(II) oxit. B. Clo. C. Hiđro. D. Nitơ.
Câu 2: Cho PTHH:16HCl + 2KMnO4 →2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 +8H2O. Trong phương
trrình trên, HCl là
A.chất bị oxi hoá. B.chất bị oxi hoá và môi trường.
C.chất bị khử. D.chất bị khử và môi trường.
Câu 3: Phản ứng nào sau đây để điều chế clo trong phòng thí nhiệm?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. B. MnO2 +4HCl →MnCl2+Cl2 +2H2O.
C. 2NaCl + 2H2O → H2 + Cl2 + NaOH. D. H2 + Cl2 → 2HCl.
Câu 4: Để thu khí clo trong phòng thí nghiệm người ta sử dụng dụng cụ theo mô hình sau:
(1) (2) (3)
A. (1). B. (2). C. (3). D. (1) và (2).
Câu 5: Có 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch không màu riêng biệt NaCl, NaBr và NaI. Dẫn
khí clo lần lượt vào 3 ống nghiệm trên. Số dung dịch sẫm màu là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 0.
Câu 6: Axit clohyđric có những tính chất:
1. Làm quỳ tím hóa đỏ. 2. Làm đổi màu phenolphtalein.
3. Phản ứng với nhiều kim loại 4. Hòa tan đồng.
5. Trung hòa canxi hyđroxyt. 6. Hòa tan bạc oxyt.
7. Đẩy được H3PO4 ra khỏi muối PO43- 8. Tác dụng với muối.
Trong những tính chất trên có bao nhiêu tính chất đúng?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 7: Cho các dung dịch: Na2SO4,H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3. Thứ tự dùng thuốc thử để
nhận biết các dung dịch trên là:
A. Phenol phtalein, dung dịch BaCl2, quỳ tím, dung dịch AgNO3.
B. Quỳ tím, dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3.
C. Quỳ tím, dung dịch AgNO3, dung dịch BaCl2, phenol phtalein.
D. A, B đều được.
Câu 8 : Dãy chất nào đều tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. Fe, CuO, Ba(OH)2.
C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. D. AgNO3, MgCO3, BaSO4.
Câu 9: Một học sinh tiến hành điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm như sau:
Cho vào ống nghiệm sạch khoảng 2ml dung dịch NaCl bão hòa (1), sau đó nhỏ thêm 2ml
dung dịch H2SO4 đậm đặc vào ống nghiệm(2). Lắc đều hỗn hợp và lắp ráp như sơ đồ (3)
sau:
Học sinh này làm sai ở giai đoạn
A. (1). B. (2). C. (1) và (2). D. (1), (2) và (3).
Câu 10: Cho sơ đồ sau: KClO3 → A → MgCl2 → B. A, B lần lượt là chất gì biết A là 1
chất khí còn B là 1 chất rắn không tan trong axit và nước ?
A. O2, Mg(OH)2. B. O2, AgCl. C. O2, MgCO3. D. Cl2, AgCl.
Câu 11: Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?
A. NaCl, NaClO
4
, H
2
O. B. HCl, HClO, H
2
O.
C. NaCl, NaClO
3
, H
2
O. D. NaCl, NaClO, H
2
O.
Câu 12: Nhỏ 1 – 2 giọt iot lên 1 lát khoai lang sống thì xuất hiện màu xanh đậm là do trong
khoai lang sống có
A. glucozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. chất tạo màu.
Câu 13: Có hai bình hóa chất mất nhãn đựng hai dung dịch đều không màu. Cho 2 dung
dịch này lần lượt tác dụng với nhau thì thấy tạo kết tủa màu vàng. Lọc bỏ kết tủa thì thu
được dung dịch không màu. Hai dung dịch trên có thể là
A. KI và AgNO3. B. NaCl và H2SO4.
C. KBr và HCl. D. NaCl và AgNO3.
Câu 14: Khi cho axit HCl loãng tác dụng với Fe tạo thành
A. FeCl2 + H2. B.FeCl3 + H2.
C. FeCl2 + H2 + O2. D. FeCl3 + H2O.
Câu 15: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 16: Dẫn khí hidroclorua vào bình nước cất, sau đó thêm 1 ít bột đá vôi vào bình. Hiện
tượng xảy ra là:
A. Bột đá vôi tan tạo ra dung dịch trong suốt.
B. Có khí màu vàng nhạt thoát ra.
C. Bột đá vôi tan tạo dung dịch trong suốt và có khí không màu thoát ra.
D. Bột đá vôi tan tạo dung dịch vàng nhạt và có khí không màu thoát ra.
II- Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các lọ không ghi nhãn đựng
các dung dịch sau: HCl, NaNO3, NaCl, NaBr và NaOH.
Câu 2: (3,5 điểm) Hình vẽ sau mô tả cách lắp dụng cụ điều chế và thu khí clo trong phòng
thí nghiệm
(1)
(2)
(3) (4) (5)
(6)
Cl2
(1) Phễu chứa dd HCl đặc
(2) Bình cầu chứa KMnO4
(3)(4) Bình dung dịch hấp thụ tạp chất
(5) Bình thu khí
(6) Bông tẩm dung dịch
1. Viết phương trình phản ứng hóa học điều chế khí clo trong trường hợp trên. Tính thể tích
khí clo thu được (đktc) khi dùng đúng 7,9g KMnO4.
2. Trong sản phẩm khí thu được thường lẫn những tạp chấp nào (trừ không khí)? Bình (3),
(4) là các bình chứa các dung dịch để hấp thụ tạp chất, những chất chứa trong các bình (3),
(4) thường là những chất nào?
3. Nhúm bông (6) bịt trên miệng bình tam giác (5) thường được tẩm dung dịch gì?
4. Làm các thí nghiệm sau:
- Cho vào bình (5) một mẩu giấy quỳ tím ẩm
- Dẫn khí clo từ bình (5) vào bình chứa dung dịch KI, sau đó nhỏ vào dung dịch trên vài
giọt hồ tinh bột
Hiện tượng quan sát được ở các thí nghiệm trên là gì? Giải thích.
Câu 3: (1,0 điểm) Cho 25,6 gam hỗn hợp Na2CO3, CaCO3 và KHCO3 tác dụng vừa đủ với
dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu
được bao nhiêu gam muối khan?
Phụ lục 3. CÁC ĐỀ KIỂM TRA NHÓM OXI – LƯU HUỲNH
I. Đề kiểm tra 15 phút (Đề 2)
Bài 1. Thủy ngân là chất lỏng dễ bay hơi. Hơi thủy ngân rất độc. trong phòng thí nghiệm
nếu thủy ngân rơi ra ngoài thì ta thường rắc bột lưu huỳnh lên nó, vì:
A. lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ở nhiệt độ thường tạo hợp chất không độc.
B. lưu huỳnh ngăn không cho thủy ngân bay hơi.
C. lưu huỳnh làm cho thủy ngân đông đặc.
D. thủy ngân mất tính độc khi tiếp xúc với lưu huỳnh.
Bài 2. Đốt nóng đỏ một dây sắt quấn lò xo rồi đưa nhanh vào bình đựng đầy khí oxi. Sau
khi dây sắt cháy hết thì nhỏ vào bình một ít dung dịch HCl loãng đủ để hòa tan hết chất rắn
trong bình. Dung dịch trong bình
A. trong suốt. B. xanh lục. C. vàng nâu. D. tím.
Bài 3. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng được với O2?
A. Cl2, Fe, C2H5OH, SO2. B. H2SO4, H2S, SO2, HCl.
C. SO2, H2S, C2H5OH, CH4. D. HCl, H2SO4, NaOH, K2O.
Bài 4. Phản ứng không chứng minh ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi là
A. Ozon tan trong nước nhiều hơn oxi 16 lần. B. 2Ag + O3 → Ag2O + O2.
C. 2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2. D. 2O3 → 3O2.
Bài 5. Hiện tượng quan sát được khi dẫn khí ozon qua dung dịch KI là dung dịch
A. từ không màu chuyển sang sậm màu. B. không đổi màu.
C. không đổi màu nhưng có khí sủi bọt bay lên. D. không có hiện tượng.
Bài 6. Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. O2. B. HCl. C. O3. D. S.
Bài 7. Mô tả thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm như hình vẽ sau:
Các chất A, B, C trong hình vẽ lần lượt là:
A. KMnO4, O2, H2O. B. KClO3, O2, H2O.
C. KMnO4, H2O, O2. D. O2, H2O, KClO3.
Bài 8. Lưu hùynh cháy trong oxi theo phương trình nào?
A. S + O2 →SO2. B. S + ½ O2 →SO.
C. S + O2 →SO + ½ O2. D. 2S + 3 O2 →2SO3.
Bài 9. Người ta đốt lưu hùynh trong 2 lít oxi. Khối lượng SO2 tạo thành là
A. 5,7gam. B. 7,15gam. C. 4,4gam. D. 2,2gam.
Bài 10. Số oxi hóa của oxi trong hợp chất F2O là
A. -2. B. +2. C. 0. D. -1.
II. Đề kiểm tra 45 phút (Đề 2)
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:
Biết khí D làm mất màu dung dịch brom. A, B lần lượt là
A. H2SO4 đặc và NaCl. B. HCl đặc và
KMnO4.
C. H2SO4 và Na. D. H2SO4 đặc và Cu.
Câu 2. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đậm đặc ta tiến hành theo cách:
A. Đổ nhanh nước cất vào axit đặc. B. Đổ từ từ nước cất vào axit đặc.
C. Đổ từ từ axit đặc vào nước cất. D. Đổ nhanh axit đặc vào nước cất.
Câu 3. Khi điều chề H2S trong phòng thí nghiệm để giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra
môi trường ta thường tiến hành bằng cách nút bông tẩm dung dịch để đậy ống nghiệm hoặc
sục ống dẫn khí vào 1 số dung dịch. Dung dịch đó là
A. nước vôi trong. B. ancol etylic. C. giấm ăn. D. nước muối.
Câu 4. Hóa chất dùng để thu gom thủy ngân rơi vãi là
A. khí ozon. B. bột sắt. C. bột lưu huỳnh. D. khí oxi.
Câu 5. Dùng ống đong lấy 100 ml nước cất cho vào cốc thủy tinh sạch và khô. Rót từ từ 10
ml dung dịch H2SO4 đậm đặc 98% (D = 1,96 g/ml) vào cốc nước theo đũa thủy tinh và
khuấy đều. dung dịch thu được có nồng độ mol là
A. 2M. B. 1,5M. C. 1,181M. D. 1,782M.
Câu 6. Hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thu oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. B.
. .
C. D.
. .
Câu 7. Rót từ từ H2SO4 đậm đặc vào một cốc nước và khuấy đều. sờ tay vào thành cốc thì
thấy nóng là do
A. H2SO4 đặc. B. H2SO4 đặc tự tỏa nhiệt.
C. H2SO4 đặc hút nước và tỏa nhiệt. D. H2SO4 đặc hút nước và thu nhiệt.
Câu 8. Cho một mẩu đồng kim loại đã cạo sạch vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4
đặc, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là:
A. Cu tan, dung dịch xanh lam. B. Cu tan, dung dịch xanh lam, có khí thoát lên.
C. dung dịch xanh thẫm. D. Cu tan, dung dịch trong suốt, có khí thoát lên.
Câu 9. Có 3 mẫu chất bột màu đen: CuS, CuO và MnO2. Lấy một ít mỗi chất cho vào 3
ống nghiệm khô. Nhỏ tiếp vào mỗi ống nghiệm một thể tích dung dịch HCl cùng nồng độ.
Số mẫu chất bị hòa tan là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.
Câu 10. Một lọ hóa chất chứa dung dịch muối của kim loại natri. Một học sinh trích các
mẫu thử và thực hiện các thí nghiệm sau:
- TN1: Thêm vào 1 lượng vừa đủ dd BaCl2 thì xuất hiện kết tủa trắng.
- TN2: Thêm vào 1 lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng thì xuất hiện bọt khí.
Dung dịch muối natri là
A. Na2SO4. B. Na2S. C. NaCl . D. Na2SO3.
Câu 11. Hóa chất dùng để làm sạch khí oxi có lẫn một ít ozon và clo là dung dịch
A. KI. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NaOH.
Câu 12. Khi đun nóng ống nghiệm chứa C và H2SO4 đậm đặc. Phản ứng xảy ra là:
A. H2SO4 + C →CO + SO3 + H2. B. 2 H2SO4 +C →2SO2+CO2 +2H2O.
C. H2SO4 + 4C →H2S + 4 CO. D. H2SO4 + 2C →SO2 + 2CO + H2O.
Câu 13. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Cu(NO3)2 + H2S →CuS↓ + 2 HNO3. B. Pb(NO3)2 +H2S →PbS↓+2 HNO3.
C. Fe(NO3)2 + H2S →FeS↓ + 2 HNO3. D. 2 AgNO3 +H2S→Ag2S↓+2HNO3.
Câu 14. Dung dịch H2SO4 tác dụng được với các chất nào sau đây?
A.Fe,Mg(OH)2,CuO,NaCl. B.Zn,Fe2O3,NaOH,BaCl2.
C.Na2O,Ag,Cu(OH)2,BaCl2. D.Cu,ZnO,KOH,Na2SO4.
Câu 15. Chuỗi phản ứng nào sau đây đúng?
A. S →SO3 →H2SO4. B. S →SO2 →S →H2SO4.
C. SO2 →S →SO2 →SO3 →H2SO4. D. S →H2S →S →SO3.
Câu 16. Khí oxi tác dụng trực tiếp được với :1) photpho, 2) lưu huỳn, 3) sắt, 4) clo, 5) đồng.
A. 1, 2, 3, 4, 5. B.1, 2, 3, 5. C. 1, 2, 3. D. 1, 2, 3, 4.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng)
KMnO4 → )1( O2 → )2( SO2 → )3( H2SO4 → )4( SO2 → )5( S
↑(6)
H2S
Câu 2: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hoá học hãy các lọ riêng biệt không ghi nhãn đựng
các khí sau: oxi, ozon và hiđrosunfua.
Câu 3: (3,0 điểm) Cho 21,0 gam hỗn hợp CuO và Zn vào 100ml dung dịch H2SO4 đặc, đun
nóng thu được 4,48 lít khí (đktc).
1. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
2. Tính nồng độ dung dịch axit đã dùng biết đã dùng dư 10% so với lượng cần thiết cho
phản ứng.
3. Cần đốt bao nhiêu gam lưu huỳnh chứa 5% tạp chất trơ để thu được lượng axit như trên?
Phụ lục 4. MẪU TƯỜNG TRÌNH BÀI THỰC HÀNH
BÀI THỰC HÀNH SỐ :
Họ và tên: .
Lớp: .
Nhận xét của giáo viên Điểm
1. Thí nghiệm 1: .
a) Cách tiến hành:
b) Trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1: ..
Câu hỏi 2: ..
2. Thí nghiệm 2:
a) Cách tiến hành:
b) Trả lời câu hỏi:
Câu hỏi : ..
Câu hỏi : ..
.
3. Thí nghiệm 3:
a) Cách tiến hành:
b) Trả lời câu hỏi:
Câu hỏi : ..
Câu hỏi : ..
.
Phụ lục 5. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Trường ĐHSP Tp.HCM
Lớp cao học LL & PPDHHH
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Để góp phần nâng cao khả năng vận dụng kiến thức và rèn luyện tư duy cho học
sinh thông qua bài tập thực nghiệm hóa học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn hóa
học ở trường phổ thông, kính mong quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm
của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn. Các câu trả
lời của quý thầy (cô) chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
Thông tin cá nhân
- Họ và tên: .............................................. Tuổi: .................. Điện thoại:
- Trình độ: Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
- Nơi công tác:Tỉnh (Thành phố): ..
Loại hình trường: ............................................
- Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổ thông: ..năm
Các vấn đề tham khảo ý kiến
1. Theo thầy (cô) việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học
Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết
2. Việc kiểm tra – đánh giá kết quả vận dụng kiến thức của học sinh vào thí nghiệm
hóa học được thầy (cô) thực hiện thông qua hình thức
Giờ thực hành
HS biểu diễn thí nghiệm trên lớp trong bài học mới
HS trả lời câu hỏi của GV trong giờ thực hành
HS trả lời câu hỏi của GV thông qua thí nghiệm biểu diễn của GV
Bài tập thực nghiệm hóa học
Hình thức khác: ..............................................................................................
3. Thầy (cô) quan niệm bài tập thực nghiệm hóa học như thế nào?
Bài tập phải có thí nghiệm
Bài tập có nội dung gắn với thực tế
Bài tập có nội dung liên quan đến vấn đề điều chế, sản xuất
Bài tập có thí nghiệm và phải có kiểm nghiệm thực tế
Quan niệm khác: ..............................................................................................
4. Theo thầy (cô) việc sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học là
Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần
5. Việc sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học trong dạy học và kiểm tra – đánh giá
chiếm tỉ lệ khoảng
10% - 20% 20% - 30% 30 – 40%
trên 40% tùy vào từng kiến thức cụ thể
6. Theo thầy (cô) bài tập thực nghiệm hóa học gồm những dạng nào và mức độ sử
dụng trong dạy học?
Mức độ Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Chưa
bao giờ
Điều chế chất
Sản xuất hóa học
Nhận biết – Phân biệt hóa chất
Tách và tinh chế hóa chất
Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng
hóa học
Ứng dụng thực tế
Pha chế dung dịch
Kĩ năng tiến hành thí nghiệm
Nhận xét hình vẽ, mô hình, mô phỏng
thí nghiệm
Thí nghiệm kiểm chứng tính chất
Thí nghiệm minh họa tính chất
Dạng khác: .........................
................................................
7. Theo thầy (cô) bài tập thực nghiệm hóa học có tác dụng
Mức độ từ 1 đến 5
( 1 là ít tác dụng nhất, 5 là có tác dụng nhất)
1 2 3 4 5
Rèn luyện năng lực tư duy cho HS
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm hóa học
Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích
Rèn luyện phương pháp giải bài tập
Tạo hứng thú
Làm cho HS yêu thích môn học
Rèn luyện trí thông minh cho HS
Tạo sự đa dạng, phong phú trong dạy học
Tác dụng khác: ...............................................................................................................
.............................................................................................................................................
8. Theo thầy (cô) việc sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học gặp những khó khăn:
Có ít dạng
HS không nắm được vấn đề được hỏi
Không có thời gian để HS tiến hành thí nghiệm
HS không đủ kiến thức
GV không có thời gian để biên soạn
Có ít tài liệu viết về bài tập thực nghiệm hóa học
Kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức của HS còn hạn chế
Trong kiểm tra, thi cử, số câu hỏi, bài tập thực nghiệm hóa học còn ít
Khó khăn khác: ................................................................................................
9. Theo thầy (cô), làm thế nào để nâng cao việc biên soạn và sử dụng bài tập thực
nghiệm hóa học?
Mở lớp tập huấn cho GV
Tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học
Phân tích những điều cần chú ý cho HS trong thí nghiệm hóa học và những nội
dung liên quan
Tăng cường kiểm tra – đánh giá nội dung thực nghiệm hóa học
Thường xuyên cho HS bài tập thực nghiệm hóa học theo hướng rèn luyện tư
duy
Biện pháp khác: ................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác của quý thầy (cô) và mong
tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên lạc NGUYỄN THỊ HỒNG QUYÊN, điện thoại:
0988.414.616, email: huongdang85@yahoo.com.
Phụ lục 6. PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
Trường ĐHSP Tp.HCM
Lớp cao học LL & PPDHHH
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
Để góp phần nâng cao khả năng vận dụng kiến thức và rèn luyện tư duy cho
học sinh thông qua bài tập thực nghiệm hóa học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học
môn hóa học ở trường phổ thông, mong các em học sinh vui lòng cho biết ý kiến,
quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô lựa
chọn. Câu trả lời của các em chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
Thông tin cá nhân
- Họ và tên: .............................................. . Hiện đang theo học lớp:
- Trường THPT: ................................................. Tỉnh (Thành phố): . ........................
Các vấn đề tham khảo ý kiến
1. Việc sử dụng thí nghiệm hoá học trong các giờ học môn hoá học
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chỉ khi thực hành Không có
2. Việc sử dụng thí nghiệm hoá học trong giờ học thường thông qua hình thức
Giáo viên biểu diễn thí nghiệm
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu HS biểu diễn thí nghiệm trong bài học mới
HS trả lời câu hỏi của GV trong giờ thực hành
HS trả lời câu hỏi của GV thông qua thí nghiệm biểu diễn của GV
Làm bài tập thực nghiệm hóa học
Làm thí nghiệm theo nhóm trong giờ học thực hành
3. Bài tập thực nghiệm hoá học bao gồm những dạng bài tập liên quan đến kĩ
năng, kết quả thí nghiệm, việc khai thác những kiến thức từ thí nghiệm và thực
tiễn hoá học. Vậy khi làm bài tập thực nghiệm hoá học, em đã từng làm những
dạng bài tập nào và mức độ như thế nào?
Mức độ Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Chưa
bao
giờ
Điều chế các chất
Sản xuất hóa học
Nhận biết – Phân biệt hóa chất
Tách và tinh chế hóa chất
Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng hóa
học
Ứng dụng thực tế
Pha chế dung dịch
Kĩ năng tiến hành thí nghiệm
Nhận xét hình vẽ, mô hình, mô phỏng thí
nghiệm
Thí nghiệm kiểm chứng tính chất
Thí nghiệm minh họa tính chất
Dạng khác: ............................
4. Việc sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học trong giờ học như thế nào?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không có
5. Các em được làm bài tập thực nghiệm hoá học trong trường hợp nào?
Tiết thực hành
Nghiên cứu tính chất mới
Củng cố bài bằng thí nghiệm
Tiết luyện tập, ôn tập
Giáo viên giao bài tập về nhà nghiên cứu tính chất
Tiết kiểm tra
6. Việc sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm hóa học có những tác dụng
với các em như thế nào trong việc tiếp thu kiến thức hóa học?
Sử dụng
thí
nghiệm
hóa học
1. Quan sát được hiện tượng thực tế nên dễ nhớ và nhớ sâu kiến thức
2. Được rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm
3. Được rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc tiến hành, xử lí
thí nghiệm
4. Được rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích thí nghiệm và giải thích,
kết luận rút ra những kiến thức quan trọng
5. Thấy hứng thú với môn học
6. Chủ động hơn trong việc nghiên cứu bài học
7. Tiết học không nhàm chán, không bị áp lực
8. Tác dụng khác: ..
Sử dụng
bài tập
thực
nghiệm
hóa học
1. Được rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học
2. Được tiếp xúc với nhiều dạng bài tập mới, lạ và khó
3. Được rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm
4. Được rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc tiến hành, xử lí
thí nghiệm
5. Được rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích thí nghiệm và giải thích,
kết luận rút ra những kiến thức quan trọng
6. Được rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, phát hiện vấn đề chứ
không chú trọng vào việc tính toán phức tạp
7. Tác dụng khác: ..
7. Theo các em, khi làm bài tập thực nghiệm hóa học thường gặp những khó
khăn gì?
Dạng bài mới, lạ nên không hiểu yêu cầu của bài tập
Không có phương pháp để trình bày vấn đề một cách logic
Không có thời gian để tiến hành thí nghiệm
Không có đủ kiến thức để giải quyết những yêu cầu mang tính tổng quát
Dạng bài tập không quan trọng trong kiểm tra, thi cử nên không chú ý nhiều
Kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức của HS còn hạn chế
Khó khăn khác: ........................................................................................................
8. Theo các em, việc sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ học hóa học trong
thời gian tới được chú ý theo mức độ như thế nào?
Tăng cường những dạng bài tập mang tính vận dụng kiến thức hơn là tính toán
phức tạp
Tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học trong giờ học
Tăng cường kiểm tra – đánh giá nội dung thực nghiệm hóa học
Thường xuyên cho HS bài tập thực nghiệm hóa học theo hướng rèn luyện tư
duy
Biện pháp khác: .......................................................................................................
Phụ lục 7. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN SAU KHI THỰC NGHIỆM
Trường ĐHSP Tp.HCM
Lớp cao học LL & PPDHHH
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
I. Thông tin cá nhân người biên soạn
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Quyên
Điện thoại: 0988.414.616 - Email: huongdang85@yahoo.com
Là học viên cao học K19 – Đại học sư phạm Tp.Hồ Chí Minh - Chuyên ngành: LL
& PPDHHH
Xin chân thành cám ơn quý thầy (cô) đã giúp đỡ chúng tôi tiến hành nội
dung thực nghiệm của luận văn. Sau khi đã tiến hành thực nghiệm, kính mong quý
thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây
bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn. Các câu trả lời của quý thầy (cô) chỉ sử dụng
vào mục đích nghiên cứu.
II. Thông tin cá nhân người góp ý
- Họ và tên: ............................................. Tuổi: .................. Điện thoại: ......................
- Trình độ: Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
- Nơi công tác: ................................................................... Tỉnh (Thành phố): .............
Loại hình trường: ............................................
- Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổ thông: ..năm
Các vấn đề tham khảo ý kiến
1. Dạng bài tập thực nghiệm nào đã được xây dựng thực sự mới, lạ đối với thầy
(cô), cần thiết nghiên cứu và tăng cường sử dụng trong dạy học hay không?
Dạng bài Rất cần
thiết
Cần thiết Không cần
thiết
Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng hóa
học
Nhận biết – Phân biệt hóa chất
Tách và tinh chế hóa chất
Điều chế chất
Sản xuất hoá học
Pha chế dung dịch
BT liên quan đến thực tiễn
BT có hình vẽ, mô hình, mô phỏng thí
nghiệm
BT thực nghiệm định lượng
2. Mức độ nên sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học trong dạy học
Dạng bài Mức độ nên sử dụng
Thường Thỉnh Không
xuyên thoảng cần thiết
BT liên
quan đến thí
nghiệm hoá
học
Quan sát, mô tả, giải thích hiện
tượng hóa học
Pha chế dung dịch
Kĩ năng tiến hành thí nghiệm
Nhận biết – Phân biệt hóa chất
Tách và tinh chế hóa chất
Điều chế chất, sản xuất hoá học
BT liên quan đến thực tiễn
BT có hình vẽ, mô hình, mô phỏng thí nghiệm
BT định lượng
3. Theo thầy (cô), việc sử dụng các dạng bài này trong quá trình dạy học như thế
nào?
Dạng bài Sử dụng trong quá trình dạy học
Nghiên
cứu bài
mới
Củng
cố
Ôn tập,
luyện
tập
Kiểm
tra
Chỉ
tham
khảo
Quan sát, mô tả, giải thích hiện
tượng hóa học
Pha chế dung dịch
Kĩ năng tiến hành thí nghiệm
Nhận biết – Phân biệt hóa chất
Tách và tinh chế hóa chất
Điều chế chất, sản xuất hoá học
BT liên quan đến thực tiễn
BT có hình vẽ, mô hình, mô
phỏng thí nghiệm
BT định lượng
4. Theo thầy (cô), nguyên nhân ít sử dụng một số dạng bài tập thực nghiệm là
Dạng bài lạ
Dạng bài không trọng tâm
Ít gặp trong kiểm tra, thi cử
Không có tác dụng rèn luyện kĩ năng giải BTHH cho HS
Mất thời gian hướng dẫn
Không thực tế
Không biên soạn được bài tập
Không có nhiều tài liệu biên soạn hoặc hướng dẫn biên soạn
5. Theo thầy (cô), bài tập thực nghiệm khi sử dụng đã mang lại những hiệu quả
gì?
Rèn luyện năng lực tư duy cho HS
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm hóa học
Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích
Rèn luyện phương pháp giải bài tập
Tạo hứng thú, giảm bớt căng thẳng trong dạy học
Làm cho HS yêu thích môn học
Rèn luyện trí thông minh cho HS
Tạo sự đa dạng, phong phú trong dạy học
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy (cô) và mong tiếp
tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_va_su_dung_he_thong_bai_tap_thuc_nghiem_trong_day_hoc_phan_hoa_hoc_phi_kim_o_truong_trung_h.pdf