Luận văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. “ Thủy, hỏa, đạo tặc” vốn là một câu nói truyền miệng của ông cha ta từ ngày xưa và đến nay dường như vẫn đúng bởi nguy cơ cháy, nổ luôn tiềm ẩn trong sinh hoạt, sản xuất thường ngày, luôn là sự đe dọa lớn thứ hai đến an toàn cuộc sống của người dân và dễ đem đến những hậu quả khó lường [24]. Khu công nghiệp, khu chế xuất, công trình, cơ sở, nhà cao tầng, khu dân cư được xây dựng ngày càng nhiều, dây chuyền sản xuất hiện đại có giá trị lớn được lắp đặt phục vụ cho sản xuất, nguồn điện sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt ngày càng tăng .là những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ lớn có thể xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng tính mạng về người và tài sản. Do đó, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC ngày càng phải được tăng cường bởi đây chính là một trong những công cụ hứu hiệu thể hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, hiện nay công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân khác nhau: hệ thống pháp luật về PCCC chưa thống nhất, hoàn thiện, vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định gây khó khăn trong công tác xử lý VPHC, ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, các tổ chức chưa cao, cán bộ làm công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC thiếu kiên quyết, mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC chưa chặt chẽ Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau đây: - Về mặt lý luận: Luận văn đã nêu lên được khái niệm, đặc điểm, cấu thành vi phạm hành chính; khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; các quy định của pháp105 luật hiện hành về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; trình tự, thủ tục xử phạt VPHC; - Về thực tiễn trên cơ sở phân tích các số liệu và khảo sát thực tế tác giả đã đánh giá thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Từ những tồn tại của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong thực tiễn, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như: + Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; + Nâng cao nhận thức pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cho các tổ chức và cá nhân; + Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong quản lý, thực hiện các quy định của pháp luật trong xử lý VPHC về PCCC tại cơ sở; + Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC đối với lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi; + Nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC của Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi; + Xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng tham gia phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

pdf119 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các loại hàng hóa dễ cháy như xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, nguyên liệu dễ cháy ngày càng nhiều, đa phần tàu khai thác cá có vỏ đều bằng gỗ, đặc biệt là tàu chở dầu nên tình hình cháy, nổ trên mặt nước có nguy cơ tăng cao do nhiều nguyên nhân như: vi phạm các quy định an toàn về PCCC; sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đúng quy định; chủ tàu, lái tàu, người phục vụ trên tàu chưa qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; tàu không được trang bị các phương tiện chữa cháy theo quy địnhdo đó nguy cơ cháy, nổ trên mặt nước sẽ diễn ra hết sức phức tạp, khó lường. - Tình hình vi phạm về PCCC: Như đã phân tích ở trên, việc phát triển nhanh các khu công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh sẽ kéo theo số lượng cơ sở thuộc diện quản lý ngày càng nhiều, đa dạng về ngành nghề sản xuất, kinh doanh và các hoạt động có liên quan đến công tác PCCC, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, tình hình vi phạm các quy định về PCCC cũng sẽ có chiều hướng gia tăng như: các hành vi vi phạm về PCCC trong thiết kế, thi công xây dựng công trình; trong thực hiện các quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; hành vi vi phạm liên quan đến bảo quản, kinh doanh, vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm để xảy ra cháy, nổ; Các hành vi vi phạm về PCCC sẽ xảy ra chủ yếu tại khu vực kinh tế tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể, tại các chợ và trung tâm thương mại, các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, các khu dân cư tập trung đã đưa vào sử dụng lâu ngày, nhìn chung trong thời gian tới 84 tình hình vi phạm về PCCC tại các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC sẽ xảy ra nhiều và phức tạp hơn. 3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh những điển hình tiên tiến trong việc chấp hành các quy định về PCCC, vẫn có những hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về PCCC. Có thể nói, trong thời gian vừa qua, vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC diễn ra tương đối phổ biến. Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện trên những quan điểm sau đây: Một là, xác định công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an toàn PCCC và hoạt động quản lý nhà nước về PCCC đúng mục đích, đúng nội dung và đạt hiệu quả cao. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường giải quyết, xử lý tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là nhiệm vụ phức tạp, cấp bách, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, cần có sự tăng cường, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp chính quyền; sự tham gia tích cực của các ngành, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và sự đồng thuận trong nhân dân. Hai là, kiên quyết xử lý kịp thời, triệt để, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm hành chính về PCCC; trong đó yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là đối với chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, chợ, rừng, cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, quán bar, karaoke, kinh doanh gas trên địa bàn tỉnh; khắc phục dứt điểm vi phạm, sơ hở về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra an toàn PCCC. Qua công tác kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ 85 sở thuộc diện quản lý về PCCC, nhất là các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ kiên quyết xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Chú trọng tăng cường năng lực, hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chưa đảm bảo thủ tục theo quy định và các cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn về PCCC đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo khắc phục những tồn tại, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực PCCC Ba là, công tác quản lý và bảo đảm an toàn PCCC là việc làm thường xuyên, lâu dài, trong đó cần chú trọng ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm. Nếu phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC không tốt, sẽ làm phá vỡ trật tự, kỷ cương, làm giảm hoặc làm mất hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC, dẫn đến thiếu công bằng, mâu thuẫn, bất bình trong nội bộ nhân dân, có thể sẽ có diễn biến phức tạp, khó lường; thường xuyên nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, toàn xã hội và của mỗi người dân trong thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Muốn nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cân phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, các giải pháp đó phải đáp ứng được các yêu cầu gồm: Thứ nhất, hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn. Khi hoàn thiện hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cần phải thống nhất với Hiến pháp 2013, Luật XLVPHC năm 2012, Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.Ngoài rac, các quy phạm pháp luật về xử lý VPHC cần phải thống nhất với nhau, cân nhắc mức xử phạt sao cho tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. 86 Thứ hai, trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải đáp ứng yêu cầu xử phạt. Thứ ba, nâng cao trình độ nhận thức của người dân, doanh nghiệp về vai trò pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và nghĩa vụ chấp hành các quyết định xử phạt. Thứ tư, phải có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC có hiệu quả. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy bao gồm hệ thống các quy phạm có nguồn gốc từ nhiều văn bản quy phạm pháp luật do nhiều cấp có thẩm quyền ban hành. Nên cần có sự thống nhất nhằm đáp ứng yêu cầu của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc áp dụng đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích vật chất, tinh thần của cá nhân, tổ chức. Vì vậy, việc quy định một cách thống nhất và rõ ràng trong một đạo luật có tính pháp lý cao là một đòi hỏi tất yếu. Vì vậy, cần thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, đánh giá hiệu quả, tính khả thi của các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC để tiến hành sửa đổi, bổ sung những quy định, những văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không phù hợp với thực tiễn, chồng chéo, mâu thuẫn, ban hành mới những văn bản quy định những vấn đề còn thiếu luôn được đặt ra. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC ở nước ta nói chung, ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, cần thiết phải kiến nghị hoàn thiện một số các quy định sau: 87 - Thay đổi chức danh “Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC” theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Luật XLVPHC năm 2012 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thành “Giám đốc Cảnh sát PCCC” để phù hợp với tên gọi thực tế. - Sửa lại Khoản 1 Điều 38 đối với hành vi “không lắp gương trong cầu thang thoát nạn” thành “lắp gương trong cầu thang thoát nạn”, để đảm bảo theo quy định tại Điều 3.3.7 QCVN 06:2010/BXD “trên đường thoát nạn không được bố trí gương soi gây ra sự nhầm lẫn về đường thoát nạn”. - Quy định rõ ràng, cụ thể hơn như các hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy, quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộcViệc xử phạt chú trọng nhiều hơn đến các hành vi vi phạm về chất lượng của hoạt động phòng cháy chữa cháy như: chất lượng hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy cơ sở. - Nâng thẩm quyền của cấp Đội trưởng trong các trường hợp ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Vì qua thực tế cho thấy các Phòng Cảnh sát PCCC khu vực ở các địa bàn xa trung tâm, khu vực vùng sâu, vùng xa không thuận tiện cho việc đi lại và liên lạc, việc chờ các quyết định hành chính của các cấp có thẩm quyền cao hơn là mất rất nhiều thời gian điều đó sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng vi phạm tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm dẫn đến việc xử phạt sẽ gặp khó khăn và không hiệu quả. - Hiện nay quy định mức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được quy định trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ còn quá thấp nên không đảm bảo được tính răn đe và phòng ngừa chung, dẫn đến tình trạng tuy không phổ biến nhưng nhiều tổ chức, công ty, doanh nghiệp hiện đang tồn tại tâm lý chung chấp nhận nộp phạt vi phạm hành chính, vẫn có lợi hơn so với chấp hành các quy định pháp luật về PCCC. Đặc biệt là vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng được 88 quy định tại Điều 36 của Nghị định. Nhìn chung các công trình, dự án trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng đêu phải đáp ứng các thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy, trang bị các phương tiện PCCCNhưng thực tế cho thấy, các chủ đầu tư xây dựng công trình chấp nhận nộp phạt hơn là phải bỏ ra số tiền lớn để trang bị các phương tiện đảm bảo an toàn PCCC. Do đó kiến nghị nâng mức phạt tiền đối với những hành vi như không thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc thi công, lắp đặt không đúng thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt. Thay vì quy định mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 15.000.000 đồng như hiện nay, kiến nghị thay đổi mức phạt tiền theo tỷ lệ ít nhất từ 2%- 5% số vốn đầu tư đối với dự án, công trình xây dựng thuộc diện phải có thiết kế, thẩm duyệt về PCCC. - Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho 02 chức danh là Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy, Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy thuộc Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vì theo quy định Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy được giao nhiệm vụ quản lý và kiểm tra an toàn PCCC đối với một số cơ sở trọng điểm về PCCC; còn Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy được quyền xử phạt các vi phạm quy định về công tác chữa cháy theo Điều 42 Nghị định 167/2013/NĐ-CP trong một số trường hợp. - Bổ sung thêm một số hành vi nguy hiểm có khả năng dẫn đến cháy, nổ nhưng chưa được quy định trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP như: + Bổ sung hành vi mang hàng, chất nguy hiểm cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người vào Điều 30 vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ. + Bổ sung hành vi xây dựng, bố trí kho bãi chứa bình gas, kho chứa chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ tại địa bàn khu dân cư đông người tại Điều 31 vi 89 phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ. + Bổ sung hành vi tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu của phương tiện giao thông tại Điều 34 vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, lắp đặt, quản lý, sử dụng điện. Trên thực tế rất nhiều trường hợp xe chở khách, xe du lịch...bị cháy xuất phát từ nguyên nhân chập điện do lắp đặt các thiết bị điện ngoài thiết kế ban đầu của xe như màn hình tivi, hệ thống đèn led, dàn âm thanh...nhưng vẫn chưa được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP để làm căn cứ xử phạt hành vi vi phạm này. + Bổ sung hành vi tư vấn thiết kế, thẩm định về PCCC, kiểm định kỹ thuật PCCC mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ thiết kế, thẩm định về PCCC hoặc chưa bổ sung chức năng tư vấn thiết kế, thẩm định về PCCC trong giấy phép đăng ký kinh doanh tại Điều 45 vi phạm quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy và thiết kế về PCCC. + Bổ sung hành vi vi phạm về huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC mà chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ PCCC vào Điều 45. - Thời gian qua, địa bàn tỉnh xảy ra rất nhiều vụ cháy trên các phương tiện tàu khai thác cá. Hiện nay quy định về công tác phòng cháy và chữa cháy cũng như thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với tàu thủy chưa chặt chẽ, dẫn đến công tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với tàu thủy còn vướng mắc, bất cập. Tại Phụ lục I của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (quy định Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy) không đưa tàu thủy vào danh mục thuộc diện quản lý về phòng 90 cháy và chữa cháy; Do đó, kiến nghị bổ sung tàu thủy và các cơ sở: nhà hàng, cửa hàng ăn uống; cửa hàng, quán tạp hóa; cửa hàng buôn bán đồ gỗ; cửa hàng vật liệu xây dựng; phòng trưng bày sản phẩm; các cơ sở in, quảng cáo; salon ôtô; nhà sách; các cơ sở thờ tự của tôn giáo, đình làng, lăng mộđây là những cơ sở dễ dẫn đến nguy cơ cháy, nổ nhưng thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, đồng thời quy định khi thiết kế tàu thủy phải được thẩm duyệt về PCCC quy định trong Phụ lục I về Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy và Phụ lục IV về Danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát PCCC thẩm duyệt, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của Nghị định số 79/2014/NĐ- CP; Những quy định mới này tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn để lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật như thẩm duyệt, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự giác và chủ động thực hiện các quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy. - Kiến nghị gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: theo quy định tại Điều 66 Luật XLVPHC thì người có thẩm quyền xử phạt VPHC phải ra quyết định xử phạt VPHC trong thời gian 07 ngày. Với thời hạn này, việc hoàn chỉnh hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy gửi đến Chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh để ra quyết định xử phạt nhiều lúc không đảm bảo thời gian. Do đó kiến nghị quy định thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong thời gian từ 07 đến 10 ngày là phù hợp với thực tiễn. 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Phòng cháy và chữa cháy là hoạt động mang tính cộng đồng hết sức sâu sắc và tính xã hội hóa cao. Do đó, mỗi người phải có nhận thức đúng để làm tốt công 91 tác tuyên truyền pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cho tổ chức và cá nhân. Đối tượng tuyên truyền quan trọng chính là người dân trong khu dân cư, chủ cơ sở, doanh nghiệp tại địa phương, người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh Đổi mới nội dung tuyên truyền, tạo sự phong phú, đa dạng về hình thức tuyên truyền; xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng thành phần, đối tượng được tuyên truyền, tập trung vào văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; quy định an toàn về PCCC; chú trọng đến các hành vi được xem là vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt Các sở, ban, ngành, mặt trận, các hội, đoàn thể, chính quyền các cấp, trường học, các cơ sở trên địa bàn tỉnh chủ động phối hợp, thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy với nội dung phong phú và đa dạng hình thức. Vận động cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, người lao động và người dân tự giác chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Gắn với thực hiện các quy định phòng cháy, chhữa cháy với nội dung cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Bên cạnh đó, cần thành lập các website, tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, treo các băng rôn, áp phích với khẩu hiệu tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật xử lý xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC Chủ động xây dựng Kế hoạch phối hợp tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC hằng năm hoặc dài hạn bằng cách tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyên trang, chuyên mục trên báo, đài, website của Cảnh sát PCCC tỉnh; xây dựng các phóng sự, tin bài ảnh, thu âm tuyên truyền công tác xử lý vi phạm về PCCC, trong đó nêu rõ nguyên nhân xử lý vi phạm, hình thức xử phạt, cách khắc 92 phục, sửa chửa vi phạm, hậu quả có thể xảy ra do vi phạm gây ra; đồng thời nghiêm khắc phê phán những hành vi vi phạm hành chính có tính chất nghiêm trọng, biểu dương những cá nhân, tổ chức có hành vi tích cực trong việc tố cáo các vi phạm hành chính. Tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở thông qua công tác kiểm tra an toàn PCCC; trong đó yêu cầu nội dung phải phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực; đồng thời công khai biểu dương các cá nhân, tổ chức có báo cáo sai phạm về PCCC cho cơ quan quản lý nhà nước về PCCC và phê phán các hành vi vi phạm hành chính về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung. Đặc biệt, cần nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của chủ cơ sở trong quản lý, thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Theo Điểm c Khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: “Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thể hiện vai trò của người đứng đầu cơ sở đối với hoạt động PCCC nói chung và thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng. Người đứng đầu cơ sở là người quyết định kết quả của tổ chức hoạt động PCCC ở tại cơ quan, tổ chức, nơi sản xuất, kinh doanhThực tế, nơi nào, người đứng đầu cơ sở tích cực, có trách nhiệm, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh quy định xử phạt và khắc phục, sửa chữa hành vi vi phạm thì hạn chế được thiệt hại, rủi ro do cháy, nổ xảy ra. Ngược lại chủ cơ sở thường xuyên vi phạm, thiếu quan tâm, thiếu trách nhiệm thì nguy cơ cháy, nổ xảy ra cao hơn, thiệt hại gây ra cũng nặng nề, nghiêm trọng hơn. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ sở, điều quan trọng muốn người đứng đầu cơ sở nhận thức đầy đủ trách nhiệm cần thực hiện những vấn đề sau: 93 - Người đứng đầu cơ sở phải có nhận thức đúng, đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề PCCC. Bằng cách thực hiện tốt chế độ tự kiểm tra, tích cực tìm hiểu, nắm rõ những kiến thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC từ đó chủ động khộng để vi phạm đó xảy ra, ban hành các nội quy, quy định, quy trình rõ ràng để làm căn cứ trong phân công, phân việc cũng như có chế độ khen thưởng, chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân, người lao động trong cơ sở phù hợp với quy định pháp luật. - Người đứng đầu cơ sở có chương trình, kế hoạch tổ chức thường xuyên, liên tục hoạt động PCCC, hoạch định kinh phí và đầu tư tương xứng cho hoạt động PCCC, hình thành bộ phận giúp việc đắc lực cho người đứng đầu cơ sở trong việc tổ chức thực hiện quy định về an toàn PCCC như: thành lập lực lượng PCCC cơ sở, xây dựng phương án chữa cháy, thực hiện diễn tập phương án này theo quy định, trang bị các phương tiện, dụng cụ PCCC cần thiết, thường xuyên bảo quản, bảo dưỡng đối với các phương tiện này - Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc và chỉ đạo hoạt động PCCC, đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện liên tục và có hiệu quả, đúng định hướng; Quan tâm đến việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động PCCC nhằm phát huy những mặt làm được; kịp thời khắc phục những thiếu sót, hạn chế phát sinh trong thực tiễn để có định hướng đúng đắn hơn trong giai đoạn tiếp theo. - Phối hợp với cơ quan cảnh sát PCCC có thẩm quyền trong kiểm tra an toàn PCCC, kịp thời phát hiện sơ hở, thay đổi liên quan đến bảo đảm an toàn PCCC. Khi xảy ra cháy nổ, phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, cung cấp tài liệu, chứng cứ để xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 3.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ hiệu quả, bên cạnh yêu cầu chung như: Trình độ chuyên môn, lý luận và bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất 94 đạo đức tốt, có năng lực thực tế, khả năng lãnh đạo, quản lý, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trước hết phải là người gắn bó và am hiểu sâu về tình hình, đặc điểm địa phương, đơn vị. Đồng thời có kỹ năng, phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng, phải tạo dựng được uy tín đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn nắm vững về pháp luật, giỏi về chuyên môn, có tư cách, tác phong, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Bởi vì hơn hết, cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn chính là đội ngũ đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp kiểm tra và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính. Để tăng cường hiệu quả việc xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới, Cảnh sát PCCC tỉnh cần phải thực hiện một số các biện pháp sau: Một là, áp dụng và duy trì nghiêm túc chế độ luân chuyển, điều động cán bộ làm công tác kiểm tra, xử lý nhằm tránh tình trạng cán bộ phụ trách quản lý địa bàn, các cơ sở trong thời gian quá lâu; không phân công công tác cho những cán bộ làm việc cầm chừng, thiếu tinh thần trách nhiệm, kém hiệu quả, năng lực và trình độ chuyên môn yếu kém, thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý VPHC phụ trách những cơ sở trọng điểm về PCCC, có tính chất nguy hiểm về PCCC phức tạp. Bên cạnh đó, cũng thường xuyên tổ chức đợt kiểm tra, đánh giá nghiêp̣ vu ̣cán bô ̣kiểm tra an toàn PCCC điṇh kỳ hàng năm với muc̣ đích nâng cao trình đô ̣chuyên môn cho cán bô ̣làm công tác kiểm tra an toàn PCCC, để cán bộ kiểm tra vâṇ duṇg thành thaọ trình tư,̣ thủ tuc̣ các văn bản quy phaṃ pháp luâṭ về PCCC đồng thời đánh giá, phân loaị trình đô ̣cán bô ̣để có chủ trương, biêṇ pháp đào taọ, bố trí cán bô ̣hơp̣ lý, hiêụ quả,đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cũng như có chế độ, chính sách đãi ngộ, phù hợp cho cán bộ quản lý địa bàn cơ sở trọng điểm. 95 Hai là, tập trung chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác PCCC. Thường xuyên cử cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng, huấn luyện chuyên sâu về nghiệp vụ pháp luật và kỹ năng xử lý vi phạm hành chính về PCCC, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Thực tiễn công tác cho thấy, cán bộ làm công tác kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định về PCCC, yêu cầu không chỉ nắm vững kiến thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà còn am hiểu các lĩnh vực chuyên ngành liên quan về thiết kế xây dựng, kỹ thuật điện – điện tử, cơ khí, hóa họcDo đó nếu cán bộ có trình độ chuyển môn càng cao, quản lý cơ sở giỏi việc áp dụng sao cho phù hợp và đúng theo quy định pháp luật thì xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC sẽ bảo đảm tính chính xác, nghiêm minh, hiệu quả. Ngược lại, cán bộ không nắm vững chuyển môn, năng lực quản lý yếu kém sẽ dẫn đến tình trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC kém hiệu quả. Ba là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn trong xử lý xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Điều này được thể hiện ở chỗ, các cấp Lãnh đạo, chỉ huy Đội, cấp Phòng trong lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh phải thường xuyên sâu sát, chỉ đạo, lãnh đạo cán bộ quản lý cơ sở kiên quyết, khách quan xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử phạt VPHC của cán bộ dưới quyền, không để xảy ra tình trạng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, nể nang, xuề xòa, thiếu kiên quyết trong việc xử lý VPHC. Bốn là, cán bộ làm công tác kiểm tra an toàn PCCC thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin, tài liệu có liên quan theo chế độ công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ Cảnh sát quy định tại Thông tư số 32/2013/TT-BCA-C41 ngày 12/6/2013 của Bộ Công an và các loại biểu mẫu, giấy tờ trong xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ tốt cho công tác nắm tình 96 hình, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo, chỉ đạo công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Tập trung làm tốt công tác điều tra cơ bản, phân loại cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, từ đó xây dựng kế hoạch kiểm tra, mở hồ sơ quản lý; rà soát lại những hồ sơ xử lý đã lập biên bản nhưng chưa xử lý để kịp thời báo cáo Ban Giám đốc có hướng giải quyết, tránh tình trạng tồn đọng hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian dài dẫn đến hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, tổ chức đánh giá quy trình xử lý vi phạm hành chính, đối với những hồ sơ nào chưa đảm bảo đúng theo quy định phải bổ sung hoặc làm lại. Ngoài ra chỉ huy Đội cần trực tiếp nghiên cứu hồ sơ xử lý và chỉ đạo cán bộ chiến sĩ khi tham mưu ra quyết định xử phạt phải chú ý đến các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ để trình lãnh đạo ra quyết định xử phạt phù hợp theo từng đối tượng và đúng quy định của pháp luật. Qua đó, rút ra những mặt tốt để tiếp tục phát huy hoặc chấn chỉnh kịp thời những mặt còn hạn chế và đề ra yêu cầu để cán bộ chiến sĩ thực hiện. Năm là, cấp ủy, lãnh đạo Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh và các Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khu vực cần tăng cường công tác quản lý, giáo dục cán bộ, chiến sĩ; phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống; khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, vi phạm điều lệnh, quy trình xử lý, kỷ luật công tác và các biểu hiện tiêu cực khác trong công tác, sinh hoạt. Cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy, trước hết là bí thư cấp ủy và Trưởng các Phòng khu vực thuộc Cảnh sát PCCC tỉnh thực hiện tốt việc nêu gương. Tích cực tổ chức thực hiện các cuộc vận động xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, nhất là cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống vì nhân dân phục vụ”, xây dựng văn hóa ứng xử trong lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh theo khẩu hiệu hành động “Chủ động - Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả”. Hàng năm, tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực tiễn tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 97 phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh để đề ra các phương hướng, giải pháp trong thời gian tới. Qua đó kịp thời khen thưởng biểu dương cán bộ chiến sĩ có thành tích tốt trong công tác xử lý vi phạm để khích lệ động viên cán bộ chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ, khắc phục kịp thời những hạn chế về năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Cơ quan có thẩm quyền thanh tra cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Thanh tra, kiểm tra hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng Cảnh sát PCCC là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phòng ngừa và phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nàh nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ qua, tổ chức trong lĩnh vực PCCC. Các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử phạt VPHC gồm: - Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất của Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đối với Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chuyên ngành, chuyên đề các cơ sở thuộc diện quản lý công tác PCCC; Cảnh sát PCCC tỉnh cũng cử cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành thường xuyên giám sát, thanh tra, kiểm tra các Phòng Cảnh sát PCCC khu vực và cán bộ trực tiếp được phân công kiểm tra, xử phạt VPHC đối với cơ sở phụ trách quản lý qua đó kịp thời phát hiện xử lý vi phạm và chấn chỉnh sai sót trong công tác thực hiện xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC đảm bảo việc xử phạt VPHC của Cảnh sát PCCC tỉnh là kịp thời, đúng người, 98 đúng hành vi vi phạm, đúng mức và đảm bảo chủ thể bị xử phạt tuân thủ nghiêm minh các quyết định xử phạt.. - Để ngăn ngừa các trường hợp cá nhân, tổ chức có khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động xử phạt VPHC của lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh, cơ quan thanh tra cấp trên xây dựng các chương trình kế hoạch thanh tra chuyên ngành, việc thanh tra hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC ngoài theo chương trình kế hoạch còn có thể được tiến hành đột xuất, thanh tra độc lậpCần linh hoạt các hình thức thanh tra, các cấp lãnh đạo cần nhận thức nâng cao chất lượng thanh tra cũng chính là nâng cao năng lực lãnh đạo. - Công tác lập hồ sơ thanh tra cần phải được tiến hành chặt chẽ, đúng thủ tục theo quy định, đồng thời bảo đảm bí mật cho người cung cấp thông tin. Đảm bảo mọi vi phạm pháp luật trong thực thi nhiệm vụ xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC đều bị xử lý nghiêm minh. Tránh tình trạng nể nang, dung túng cho vi phạm, bị chi phối bởi cá nhân, quyền thế. Kết luận thanh tra phải được công khai, minh bạch, đồng thời có tác dụng răn đe, phòng ngừa các hành vi tương tự hoặc đang diễn ra, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, bài học kinh nghiệm cho cán bộ làm công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. 3.2.5. Nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy với chính quyền địa phương Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, điều này cần được thể hiện thông qua việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác xử lý vi phạm hành chính. Lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh tích cực tham mưu Tỉnh ủy, UBND Tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo về công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực 99 PCCC; xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng ban ngành trong các mặt công tác như: phối hợp các cấp, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn và kiểm tra chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn PCCC. Phát huy vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo PCCC tỉnh, lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh cần tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương, cơ quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy nói riêng. Hàng năm, lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng phong trào Toàn dân tham gia PCCC gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chủ động đưa tin, bài, phóng sự liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính, phê phán công khai các hành vi vi phạm nghiêm trọng về PCCC của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục phòng ngừa chung. Cảnh sát PCCC tỉnh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ngoài ngành trên địa bàn tỉnh như: UBND các huyện, Sở Công thương, Sở Lao động Thương Binh và xã hội, Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi, Ban Quản lý KKT Dung Quất do UBND huyện chủ trì tổ chức các đợt kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành có sự phối hợp của nhiều bên liên quan để kiểm tra an toàn PCCC theo các chuyên ngành, chuyên đề thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán và “Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ” hàng năm . Qua kiểm tra, phát hiện những đơn vị, cơ sở vi phạm; xử phạt hành chính kịp thời những vi phạm đó và yêu cầu khắc phục những sơ hở, thiếu sót của các cơ sở trong việc thực hiện các quy định về PCCC. 100 Khi tiến hành kiểm tra, phát hiện sai phạm, khi tiến hành xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về PCCC, cơ quan cảnh sát PCCC tỉnh tiến hành gửi thông báo cho các đơn vị có liên quan, đảm bảo phối hợp trong thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được hiệu quả, đúng pháp luật. Ngoài ra Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đảm bảo an toàn PCCC cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát PCCC xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thiết kế, thi công xây dựng không đảm bảo an toàn về PCCC trên địa bàn tỉnh, hoặc các trường hợp công trình đang thi công, xây dựng mà chưa được cấp giấy chứng nhận về PCCC. Tóm lại, chỉ có nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng thì công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC mới đạt hiệu quả cao, nghiêm minh, đúng pháp luật. 3.2.6. Xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng tham gia phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành của UBND các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy đã đạt được những kết quả nhất định, trong đó có sự tham gia của các tổ chức quần chúng nhân dân tự quản, tự phòng ở cơ sở. Xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng dân phòng là việc cụ thể hóa thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy về nội dung: “Tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sâu rộng; gắn với xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, với phương châm bốn tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực 101 lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành”. Trước tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy ngày càng gia tăng, công tác quản lý nhà nước về PCCC tại các khu dân cư của Cảnh sát PCCC tỉnh chưa đủ số lượng và chất lượng về biên chế như hiện nay, cán bộ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phụ trách địa bàn quản lý quá rộng, do đó việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đến từng Thôn, Tổ Dân phố hiện nay vẫn chưa có cán bộ kiểm tra chuyên trách phụ trách địa bàn. Từ lý luận và thực tiễn đặt ra cho thấy việc xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng dân phòng thuộc UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mang tính cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy nói riêng và công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy nói riêng là góp phần đắc lực, hiệu quả cho quản lý nhà nước về PCCC cũng như đảm bảo việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh – quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Lực lượng dân phòng tại các thôn, tổ dân phố sẽ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy ở thôn, tổ dân phố, xóm, làng, khu dân cư. Qua công tác kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, Đội trưởng Đội dân phòng có trách nhiệm kiến nghị, tham mưu cho UBND các cấp hoặc phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh kịp thời xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn mình phụ trách; đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chấp hành quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cho quần chúng nhân dân trong các khu dân cư, bảo đảm từng hộ gia đình, từng cá nhân đều thực hiện tốt về PCCC. Do đó, việc xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng tại các tổ dân phố, thôn trên địa bàn tỉnh thực sự trở thành là tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng của cộng đồng dân cư, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở, tổ chức vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác phòng 102 cháy, chữa cháy trên địa bàn thôn, tổ dân phố, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đồng thời giúp cho các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đồng thời giáo dục, hạn chế quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân vi phạm; giáo dục công dân tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và phòng ngừa không để cháy nổ xảy ra. 103 Tiểu kết Chương 3 Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, đồng thời dựa trên các quan điểm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Chương 3 của Luận văn đã đưa ra dự báo tình hình cháy nổ và vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy trong thời gian đến. Qua đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như bổ sung, kiến nghị hoàn thiện những cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; nâng cao nhận thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong quản lý, thực hiện các quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát PCCC; nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và cần thiết xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 104 KẾT LUẬN Lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. “ Thủy, hỏa, đạo tặc” vốn là một câu nói truyền miệng của ông cha ta từ ngày xưa và đến nay dường như vẫn đúng bởi nguy cơ cháy, nổ luôn tiềm ẩn trong sinh hoạt, sản xuất thường ngày, luôn là sự đe dọa lớn thứ hai đến an toàn cuộc sống của người dân và dễ đem đến những hậu quả khó lường [24]. Khu công nghiệp, khu chế xuất, công trình, cơ sở, nhà cao tầng, khu dân cư được xây dựng ngày càng nhiều, dây chuyền sản xuất hiện đại có giá trị lớn được lắp đặt phục vụ cho sản xuất, nguồn điện sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt ngày càng tăng.là những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ lớn có thể xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng tính mạng về người và tài sản. Do đó, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC ngày càng phải được tăng cường bởi đây chính là một trong những công cụ hứu hiệu thể hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, hiện nay công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân khác nhau: hệ thống pháp luật về PCCC chưa thống nhất, hoàn thiện, vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định gây khó khăn trong công tác xử lý VPHC, ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, các tổ chức chưa cao, cán bộ làm công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC thiếu kiên quyết, mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC chưa chặt chẽ Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau đây: - Về mặt lý luận: Luận văn đã nêu lên được khái niệm, đặc điểm, cấu thành vi phạm hành chính; khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; các quy định của pháp 105 luật hiện hành về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; trình tự, thủ tục xử phạt VPHC; - Về thực tiễn trên cơ sở phân tích các số liệu và khảo sát thực tế tác giả đã đánh giá thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Từ những tồn tại của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong thực tiễn, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như: + Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; + Nâng cao nhận thức pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cho các tổ chức và cá nhân; + Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong quản lý, thực hiện các quy định của pháp luật trong xử lý VPHC về PCCC tại cơ sở; + Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC đối với lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi; + Nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC của Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi; + Xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng tham gia phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2015), Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, Hà Nội. 2. Bộ Công an (2010), Quyết định số 586/QĐ-BCA ngày 23/02/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Hà Nội. 3. Bộ Công an (2013), Thông tư số 63/2013/TT-BCA ngày 21/11/2013 quy định điều lệnh Cảnh sát kiểm tra an toàn PCCC, Hà Nội. 4. Bộ Công an (2013), Thông tư số 214/2013/TT-BCA ngày 31/12/2013 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 và Nghị định số 46/2012 ngày 22/5/2012 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, Hà Nội. 5. Bộ Công an (2014), Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12/3/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Hà Nội. 6. Bộ Công an (2014), Thông tư số 34/2014/TT-BCA ngày 15/8/2014 quy định về các biểu mẫu sử dụng khi xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền Công an nhân dân, Hà Nội. 7. Bộ Công an (2014), Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Hà Nội. 8. Bộ Công an (2014), Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26/10/2015 hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Hà Nội. 9. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội. 10. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 quy định về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, Hà Nội. 11. Bộ Tư pháp (2012), “Đặc san Luật Xử lý vi phạm hành chính”, moj.gov.vn, ngày truy cập: 26/5/2015. 12. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo Tình hình và kết quả công tác năm 2015, Quảng Ngãi. 13. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi (2016), Báo cáo Tình hình và kết quả công tác năm 2016, Quảng Ngãi. 14. Chính phủ (2006), Nghị định số 130/2006/NĐ - CP ngày 08/11/2006, quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, Hà Nội. 15. Chính phủ (2012), Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, Hà Nội. 16. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội. 17. Chính phủ (2013), Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội. 18. Chính phủ (2013), Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội. 19. Chính phủ (2014), Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Hà Nội. 20. Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (2014), Báo cáo tổng kết công tác các năm 2010 - 2014, Hà Nội. 21. Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (2014), Một số vấn đề cơ bản về công tác phòng cháy và chữa cháy, Hà Nội. 22. Đảng ủy Công an Trung ương (2015), Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 47- CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy trong Công an nhân dân, Hà Nội. 23. Lê Lan (2015), “Xử lý vi phạm hành chính phòng cháy chữa cháy: còn nhiều bất cập”, baogialai.com.vn, ngày truy cập: 05/6/2015. 24. Mai Phương Lan (2013), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 25. Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Quảng Ngãi (2012), Báo cáo tình hình, kết quả công tác PCCC và CNCH năm 2012, Quảng Ngãi. 26. Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Quảng Ngãi (2013), Báo cáo tình hình, kết quả công tác PCCC và CNCH năm 2013, Quảng Ngãi. 27. Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Quảng Ngãi (2014), Báo cáo tình hình, kết quả công tác PCCC và CNCH năm 2014, Quảng Ngãi. 28. Đặng Thanh Sơn (2015), “Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính”, luatminhkhue.vn, ngày truy cập: 26/5/2015. 29. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Hà Nội. 30. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, Hà Nội. 31. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17/8/2012 phê duyệt Đề án “Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội. 32. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/92015 về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy trong Công an nhân dân, Hà Nội. 33. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2014), Quyết định số 5973/QĐ-X11 ngày 10/6/2014, quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, Hà Nội. 34. Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2016), Công văn về việc tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh năm 2017 , Quảng Ngãi. 35. Nguyễn Thế Toàn (2015), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy –qua thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội. 36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 38. Trường Đại học PCCC (2004), Giáo trình Xử lý vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 39. Trường Đại học PCCC (2014), Giáo trình Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 40. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2012), Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, Quảng Ngãi. 41. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2015), Kế hoạch số 5234/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương đảng, Quảng Ngãi. 42. Viện Khoa học pháp lý (2005), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 43. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 44. Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_phong_chay.pdf
Luận văn liên quan