Qua đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và
hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trông lĩnh vực giao thông đường bộ
trên địa bàn thị xã Đông Triều nhận thấy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong
công tác xử phạt hành chính cũng như những bất cập trong hệ thống các quy
định hiện hành. Do đó, số lượng các vụ vi phạm pháp luật giao thông đường
bộ trên địa bàn vẫn luôn có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như mức
độ thiệt hại của các vụ việc. Đây là một trong những bài toán làm đau đầu các
nhà chức trách làm thế nào để ngăn chặn, đẩy lùi vi phạm và kiềm chế tai nạn
giao thông đường bộ.
Hệ quả dẫn tới hiệu lực pháp luật giao thông đường bộ không được
đảm bảo, trật tự, kỷ cương không được giữ vững. Trên khắp các con đường
trên địa bàn thị xã vẫn diễn ra tình trạng xây dựng, lấn chiếm và tái lấn chiếm
vỉa hè, lòng đường gây ra tình trạng lộn xộn trong xây dựng, khai thác, sử
dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chính vì vậy, với một số
giải pháp mà học viên đề xuất nhằm hạn chế vi phạm pháp luật giao thông
đường bộ, nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Đông Triều trong luận văn có thể
làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, các nhà quản lý trong việc
tìm ra giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã, cũng
như thực hiện hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông đường bộ
một cách có hiệu quả, đưa pháp luật giao thông đường bộ đi vào đời sống
nhân dân, cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tạo tiền đề cho sự phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã nói riêng và góp phần vào sự phát
triển của toàn tỉnh Quảng Ninh nói chung.
103 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung giáo dục pháp luật còn chưa
phù hợp. Tư tưởng phổ biến vẫn coi giáo dục pháp luật là tuyên truyền các
69
điều khoản của văn bản luật một cách máy móc, giáo điều.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn chưa
sâu, nội dung và hình thức chưa phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng
nhất là khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Hiện nay, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ chỉ
mới được thực hiện ở các thị trấn, xã ven thị trấn, khu vực dân trí cao, kinh tế
phát triển mà chưa thực sự đến được với người dân sống trong núi sâu, dân
tộc ít người trên địa bàn thị xã, Chưa có sự tham gia tích cực và thường xuyên
của các tổ chức xã hội, các cấp chính quyền địa phương nên chưa huy động
được sức mạnh của toàn xã hội tham gia. Nhiều cuộc tuyên truyền mang tính
hình thức, chưa chú ý đi sâu vào các hoạt động thực tế, chuyên nghiệp.
Có thể nói, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục hiện nay ở địa phương
còn phiến diện, chưa đồng đều, hiệu quả chưa cao. Đối tượng gây tai nạn giao
thông không nhỏ là học sinh, sinh viên nhưng rõ ràng việc giáo dục pháp luật
đối với nhóm đối tượng này còn chưa được quan tâm đúng mức. Ở nước ta
những người tham gia giao thông ít được học luật, ngay cả khi đi thi bằng lái
xe các loại cũng rất lơ mơ, trong khi đó công tác tuyên truyền còn hạn chế nên
vi phạm giao thông là điều khó tránh khỏi.
Thứ tám, trách nhiệm và đạo đức công vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền xử phạt. Môt bộ phận công an, cảnh sát, thanh tra giao thông
còn ăn tiền mãi lộ, phạt ẩu, cư xử thô lỗ khiến người vi phạm không phục;
Trong khi đó, nhiều người tham gia giao thông thiếu ý thức, mắt trước mắt
sau không thấy công an là vượt ẩu, thái độ thiếu hợp táclà những lý do
khiến công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ luôn là vấn đề lan giải. Việc một số cảnh sát giao thông chỉ nhăm nhăm
phạt tiền, hoặc gợi ý vòi vĩnh người vi phạm vô hình chung đã khiến người vi
phạm không còn cảm thấy mình có lỗi. Chính vì vậy mà ngoài một số rất
70
đông người cứ bị thổi phạt là xin xỏ còn phổ biến.
Ngoài ra, theo phỏng vấn thực tế một số cá nhân tại một số tuyến
đường trọng điểm thu được rất nhiều ý kiến của người dân cho rằng: Lực
lượng chức năng chỉ “rình” xử phạt những người ở dân trông hiền lành, các
cô bác có tuổi hay học sinh, sinh viên chứ những thành phần liều lĩnh, thực sự
coi thường pháp luật thì lại không bị sờ tới. Có ý kiến cho rằng “cảnh sát giao
thông làm đúng nhiệm vụ thì chẳng ai dám nói gì. Nhưng vấn đề ở chỗ là tôi
gặp đầy đường những thanh niên đèo ba, không đội mũ bảo hiểm, chưa đủ
tuổi lái xe, phóng nhanh vượt ẩu...Vi phạm đầy ra đấy nhưng dường như
chẳng mấy khi bị các chú cảnh sát giao thông dừng xe bao giờ, cái bọn thanh
niên ăn chơi đầu xanh đầu đỏ, ăn mặc thời trang đi xe đẹp thì hình như các
chú không dám sờ tới". Gây ra bức xúc trong nhân dân.
Thứ chín, ô nhiễm khói bụi. Hiện nay trên địa bàn thị xã có rất nhiều
các mỏ khai thác than, công ty vận tải nên mật độ tham gia giao thông là rất
lớn, đặc biệt là tình trạng khai tác và vận chuyển than, đá làm cho địa bàn thị
xã luôn trong tình trạng ngập trong bụi than, bụi đá một số tuyến đường tại
khu vực thị trấn Mạo Khê, xã Hồng Thái Tây...luôn xuất hiện từng đoàn xe
tải, containerchạy ầm ầm chạy dù lòng đường rộng chưa đầy 5-6m, gây mất
an toàn giao thông. Tình trạng bụi mịt mù không chỉ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng mà còn làm ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông
nhất là xe máy, người đi bộ do tầm nhìn bị ảnh hưởngDo lượng xe lưu
thông dày đặc cùng với đường đã xuống cấp lại nhỏ hẹp khiến bụi từ gầm xe
bốc lên bay mù mịt khiến người điều khiển xe máy phải né dạt nhiều khi phải
dừng lại do không thấy đường, lượng đất, đá từ những chiếc xe container chở
vật liệu xây dựng “thản nhiên” gây nên những đợt bụi “mù” như sương.Nhiều
người dân đều phải rất khốn đốn mỗi khi đi qua những nơi này. Khói bụi làm
tầm nhìn phía trước bị ảnh hưởng, dẫn đến tai nạn là điều xảy ra bất cứ lúc
71
nào.
Đặc biệt tại khu vực phường Mạo Khê, xã Hồng Thái Đông và Hồng
Thái Tây, do lượng bụi quá lớn khiến cho hàng quán hai bên đường không
còn nhìn thấy bảng hiệu. Một chủ cửa hàng kinh doanh nước giải khát bên
đường vừa lau lớp đất bám trên bàn nói: Không biết sống sao với khói bụi ở
đây, đường thì nhỏ mà toàn xe lớn chạy thôi. Kiểu này sớm muộn gì tôi cũng
dẹp tiệm mất vì không ai còn đứng trong bụi mà uống nước, Nhất là vào các
khung giờ học sinh tan trường, người và xe ùa nhau đông kín đường rất nguy
hiểm cho các em học sinh. Theo quan sát hai bên đường chỉ có một số ít quán
mở cửa kinh doanh còn lại là đóng im ỉm để né khói bụi và tiếng ồn, các hộ
gia đình sống dọc hai bên đường không có việc gì thì luôn đóng kín cửa
24/24h và bên ngoài cửa và tường nhà thì phủ kín bụi than đen ngòm thậm chí
là các cây xanh được trồng ven đường cũng chịu chung số phận chuyển từ
màu xanh sang màu đen, bụi dày phủ kín.
Theo tìm hiểu, đoạn đường này luôn đông đúc và khói bụi là do khu
vực này có nhiều công công ty, xí nghiệp khai thác và vận chuyển than, đất,
đá, vật liệu xây dựng vì thế các loại xe lớn ra vào thường xuyên khiến tình
trạng xuống cấp và ô nhiễm môi trường từ khói bụi ngày càng trầm trọng. Vì
thế rất nhiều người dân xung quanh đang phải vất vả sống chung với khói bụi
như hiện nay, do đường nhỏ, lượng xe lưu thông lớn cùng với khói bụi nên rất
hay xảy ra va quệt và tai nạn giao thông. Do đó, nhiều người dân phải lưu
thông trên tuyến đường này bằng xe máy hoặc đi bộ cũng khá nguy hiểm.
Theo kết quả phân tích ở các báo cáo đánh giá tác động môi trường của
Phòng tài nguyên – môi trường thị xã cho thấy, hiện trên toàn thị xã đều bị ô
nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng, ở mức báo động. Tại các khu vực
dọc tuyến quốc lộ 18A đoạn đi qua thị trấn Mạo Khê đến giáp thành phố
Uông Bí bụi trong không khí trung bình gấp từ 300 tới 350% lần tiêu chuẩn
72
cho phép. Thống kê năm 2015 cũng cho thấy, ô nhiễm không khí ở thị xã do
các hoạt động giao thông vận tải chiếm tỷ lệ khoảng trên 75%.
Bên cạnh đó, Trong thời gian qua vấn nạn khói bụi mù mịt do đốt rơm
rạ của người dân trong mùa thu hoạch lúa trên địa bàn cũng đang làm đau đầu
các nhà chức trách tại địa phương. Theo thống kê mới nhất, tại các địa
phương dọc quốc lộ 18A trên địa bàn Thị xã người dân thường tập kết tuốt
lúa, đốt rơm rạ ngay sát lòng đường gây khói mù mịt. Tình trạng đốt rơm rạ
tràn lan này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Qua khảo sát trên địa
bàn, người dân tổ chức tập kết lúa, tuốt lúa ngay trên đường quốc lộ gây cản
trở giao thông. Không những vậy, rơm rạ sau khi tuốt lúa không được người
dân mang về nhà mà được chất thành từng đống cao rồi đem đốt ngay sát
đường quốc lộ. Nhiều người dân cho rằng, đốt rơm rạ ngay ngoài đồng là biện
pháp thuận tiện nhất, vừa đỡ mất công vận chuyển về nhà, vừa triệt được
nguồn sâu bệnh và cỏ dại, tăng dinh dưỡng cho đất. Những đám rơm cháy bên
đường gây khói nghi ngút phủ kín đường đi, cản trở tầm nhìn như "bịt mắt"
người điều khiển phương tiện giao thông. Tình trạng đốt rơm rạ, phơi thóc lúa
trên quốc lộ diễn ra khá phổ biến tại nhiều nơi, nhất là vào ngày mùa mà
nguyên nhân do người dân chưa ý thức được việc mình làm sẽ gây hiểm họa
cho người đi đường. Chính vì thế, chính quyền địa phương cần sớm có biện
pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân nhằm giải quyết dứt điểm
tình trạng trên, tránh những tai nạn đáng tiếc.
73
TIỂU KẾT
Qua nghiên cứu thực tiễn, các số liệu vi phạm và công tác xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Đông
Triều, các ngành, các cấp chính quyền đã tìm ra những nguyên nhân cơ bản
dẫn đến vi phạm pháp luật cũng như tai nạn giao thông xảy ra trên các tuyến
đường tại thị xã, từ đó đưa ra được những kế hoạch, giải pháp cơ bản làm
giảm vi phạm hành chính về giao thông đường bộ tạo sự ổn định về xã hội và
phát triển kinh tế địa phương.
Cùng với sự nỗ lực cố gắng của các lực lượng chức năng trong việc giữ
gìn ổn định trật tự an toàn giao thông đường bộ, thì vẫn còn không ít trường
hợp tham gia giao thông đường bộ vẫn cố tình vi phạm, có sự thách thức, trốn
tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, gây mất trật tự an toàn
giao thông, thêm vào đó là ý thức chấp hành pháp luật giao thông của đại đa
số nhân dân vẫn còn kém, phương tiện giao thông gia tăng chóng mặt, sự
thiếu thốn về cơ sở hạ tầng nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương; đồng thời với một hệ thống pháp lý chưa đồng bộ,
nhất quán, chưa đầy đủ đã tác động không nhỏ đến hiệu quả công tác xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã
Đông Triều.
74
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TỪ THỰC
TIỄN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Phương hướng bảo đảm xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ - từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ và pháp luật
trong các lĩnh vực khác có liên quan
Trong những năm tới, trên cơ sở Luật giao thông đường bộ năm 2008
và các văn bản hướng dẫn thi hành, các ban ngành hữu quan cần rà soát lại
toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật giao thông đường bộ và các văn bản
quy phạm pháp luật ở các lĩnh vực khác có liên quan đến giao thông đường bộ
để bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ những văn bản không còn hiệu lực, ban hành
những văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
Luật giao thông đường bộ thực hiện một cách tốt nhất.
Có thể nhận thấy rằng hiện nay khung pháp luật giao thông đường bộ
đã bao quát được trên các vấn đề như quy tắc giao thông đường bộ, kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người
điểu khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, quản
lý nhà nước về giao thông đường bộ. Tuy nhiên, những văn bản quy phạm
pháp luật giao thông đường bộ nên được nghiên cứu xem xét, sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới như là:
- Quy định về quản lý phương tiện vận tải, phân tích quản lý, trách
nhiệm trong kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ và bảo
vệ môi trường;
- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn mở trường đào tạo lái xe;
- Quy định rõ chế độ sử dụng và thời gian lao động của người lái xe;
75
tiêu chuẩn sức khỏe và tâm lý người lái oto;
- Quy định về thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái
xe;
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về hành
lang an toàn đường bộ; vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã.
Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ phải đảm
bảo tính đồng bộ với các ngành luật khác như: Luật Hiến pháp (quy định về tổ
chức, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao
thông đường bộ); Luật Hành chính (quy định các văn bản pháp luật giao
thông đường bộ); Luật Hình sự (quy định tội phạm và hình phạt trong lĩnh
vực giao thông đường bộ); Luật Đất đai (quy định việc quản lý đất dành cho
đường bộ, công trình đường bộ)Chính vì thế, cùng với việc cụ thể hóa Luật
giao thông đường bộ thì cần chú ý sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm
pháp luật có liên quan đến giao thông đường bộ ở các ngành luật khác nhau.
Có như vậy mới phát huy được vai trò của pháp luật giao thông đường bộ
trong hoạt động quản lý nhà nước.
3.1.2. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật
Cần xây dựng văn hóa, ý thức tôn trọng pháp luật giao thông đường bộ
của người dân để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của địa phương. Có cơ
chế khuyến khích, khơi gợi ý thức tự giác tôn trọng pháp luật của mỗi cá
nhân. Bên cạnh đó, cần có cơ chế khen thưởng, động viên kịp thời những tổ
chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật giao thông, tăng cường tuyên truyền,
nhân rộng các điển hình tiên tiến người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật
giao thông. Tiếp tục nhân rộng thêm các mô hình Đội xe ôm tự quản, Hội lái
xe an toàntrên địa bàn thị xã.
76
Bên cạnh đó, cần quan tâm đến người đứng đầu các cơ quan Nhà nước,
tổ chức, doanh nghiệp; mỗi cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức nhà nước
phải nêu cao vai trò gương mẫu, tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật giao
thông nhằm tạo sự lan tỏa, có ý nghĩa giáo dục đối với người dân.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến , giáo dục pháp luật giao
thông đường bộ cho nhân dân thị xã, đưa vào chương trình giảng dạy thành
môn học trong các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân tại địa
phương; thường xuyên phát động và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật
đối với học sinh, sinh viên của thị xã. Các trường học trên địa bàn thị xã cần
đưa ra chương trình học luật giao thông đường bộ, cách ứng xử khi đi đường
trở thành một môn học chính khóa trong chương trình dạy giáo dục công dân
trong các cấp học tiểu học đến THPT để làm nền tảng cho việc xây dựng nền
văn hóa giao thông ở địa phương.
Giáo dục, xây dựng văn hóa, ý thức tôn trọng pháp luật nói chung và
pháp luật giao thông đường bộ nói riêng là một quá trình lâu dài, kiên trì,
thường xuyên và bền bỉ, liên tục với nhiều hình thức, cách làm đa dạng,
phong phú phù hợp với từng lứa tuổi , từng nhóm người trong xã hội.
3.1.3. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao
thông đường bộ
Công tác tuyên truyền pháp luật được coi là một trong những biện pháp
quan trọng giúp người dân hiểu và tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ
một cách nghiêm túc và có tính bền vững. Do vậy, công tác tuyên tuyền pháp
luật giao thông đường bộ được Uỷ ban nhân dân Thị xã đặc biệt quan tâm chỉ
đạo, phát động nhiều chưng trình hành động nhằm đưa pháp luật giao thông
đường bộ vào thực tiễn cuộc sống bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Do đặc thù riêng nên pháp luật giao thông đường bộ ở nước ta thường
xuyên được cập nhật mới như đã nêu ở trên, điển hình là vào ngày 01 tháng 8
77
tới đây Nghị định 46/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chính thức có hiệu lực. Chính vì
vây, các cơ quan chức năng có thẩm quyền của thị xã phải thường xuyên phổ
biến các văn bản pháp luật mới nhất liên quan đến lĩnh vực giao thông đường
bộ đến nhân dân một cách chính xác, kịp thời, để nhân dân cập nhật được
nhanh nhất tình hình, quy định liên quan đến đi lại hàng ngày của ban thân
mình.
Hiện nay, trình độ nhận thức pháp luật nói chung và Luật giao thông
đường bộ nói riêng của cán bộ, nhân dân thị xã còn nhiều hạn chế, nhất là
nhân dân vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số...Một bộ phận không nhỏ người
tham gia giao thông có ý thức kém, thói quen tùy tiện. Công tác tuyên truyền,
hướng dẫn pháp luật an toàn giao thông đường bộ chưa thường xuyên, đồng
bộ nên hiệu quả không cao. Vì vây, rất cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ đến
mọi người, mọi nhà để người dân tự giác chấp hành khi tham gia giao thông.
Cùng với công tác tuyên truyền pháp luật, trình độ dân trí được nâng
cao, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được hoàn thiện, phương tiện tham
gia giao thông giảm thì sẽ giảm được vi phạm pháp luật giao thông đường bộ
cũng như tai nạn giao thông. Do nhận thức, thói quen, lối sống của người dân
nên công tác tuyên truyền phải được quan tâm và tổ chức thường xuyên, đồng
bộ, tuyên truyền có trọng điểm, phân loại đối tượng tuyên truyền để chọn hình
thức phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Các đối tượng cần tập trung tuyên
truyền là học sinh, thanh thiếu niên, người sử dụng moto, xe gắn máy, cán bộ
công nhân viên các xí nghiệp, các hộ dân sống hai bên đường...
Kết hợp giữa giáo dục có tính cộng đồng với giáo dục theo đối tượng,
kết hợp giáo dục gia định với nhà trường và xã hội, kết hợp giữa giáo dục và
cưỡng chế, phải tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình kế hoạch
78
cụ thể, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên có nhiệt huyết, đủ trình độ hiểu
biết pháp luật giao thông đường bộ, gương mẫu trong việc chấp hành pháp
luật giao thông đường bộ. Chỉ khi làm được như vậy thì chủ trương đưa pháp
luật vào đời sống mới thực sự đạt hiệu quả cao.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn
giao thông cả về chiều rộng và chiều sâu, tuyên truyền phải đến được từng gia
đình, từng người tham gia giao thông. Công tác tuyên truyền, giáo dục vừa là
biện pháp trước mắt, vừa là biện pháp lâu dài đòi hỏi các nhà quản lý phải
kiên trì, tiếp tục sáng tạo để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
giao thông đường bộ.
Bằng những hình thức tuyên truyền khác nhau, từ năm 2010 đến năm
2015, ý thức của người dân trong toàn thị xã đã được nâng lên đáng kể, song
nhìn chung việc thực hiện pháp luật giao thông đường bộ của người dân vẫn
còn hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ còn nhiều, một
số người vi phạm do không hiểu biết pháp luật giao thông đường bộ, nhưng
không ít người có hiểu biết nhưng ý thức chấp hành kém, cố tình vi phạm.
Trong những năm tới để thực hiện pháp luật giao thông đường bộ
đường bộ có hiệu quả cao, các cấp, các ngành trong phạm vi nhiệm vụ quyền
hạn của mình cần tiếp tục thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền và
cần tập trung vào một số hình thức tuyên truyền cụ thể về pháp luật giao
thông đường bộ như sau:
Tuyên truyền miệng: Đây là hình thức người nói trực tiếp với
ngườinghe về những nội dung, những quy định của pháp luật giao thông
đường bộ. Mục đích của hình thức tuyên truyền này là nhằm làm cho người
nghe hiểu và hành độngtheo nội dung pháp luật được tuyên truyền. Hiệu quả
của tuyên truyền miệng không chỉ đánh giá tại chỗ khi nghe, thu hoạch sau
khi nghe mà cao hơn làngười nghe giữ được niềm tin lâu dài đối với pháp luật
79
giao thông đường bộ. Do vậy các đơn vị, cơ quan tổ chức khi tổ chức tuyên
truyền cần phải có một nội dung tuyên truyền ngắn gọn, phù hợp với đối
tượng được nghe.
Tuyên truyền qua phương tiện thông tin truyền thông: Báo viết, báo
điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình là những phương tiện thông tin
truyềnthông phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao
thông đường bộ. Về hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông
đường bộ: Tiếp tục đưa tin thời sự, bài viết phản ánh tình hình chấp hành luật
giao thông đường bộ, dành "thời gian vàng" để phát các chuyên mục về an
toàn giao thông, nêu lên các vụ tai nạn giao thông đường bộ, phân tích nguyên
nhân gây tai nạn từ đó đề xuất giải pháp làm giảm thiểu tai nạn và biện pháp
phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ.
Tuyên truyền bằng khẩu hiệu: Cắt dán các khẩu hiệu tuyên truyền, nhắc
nhở chấp hành các quy định pháp luật giao thông đường bộ trên các đường
chính, dọc các tuyến đường có bố trí tín hiệu đèn giao thông, đường đô thị,
trên đoạn đường nguy hiểm có điểm đen về tai nạn giao thông, nhà văn hóa
của khu dân cư, của cấp chính quyền xã, phường, thị trấn, các cơ quan, trường
học các khẩu hiệu như: "An toàn giao thông đường bộ là hạnh phúc cho mỗi
người"; "Nghiêmchỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ"; "Chú ý đoạn
đường thường xảy ra tai nạn", "Văn hóa giao thông là tự giác chấp hành
pháp luật về trật tự an toàn giao thông", "Chung tay xây dựng một xã hội
giao thông an toàn, thân thiện" "Người Quảng Ninh văn minh lịch sự nghiêm
chỉnh chấp hành luật giao thông".
Phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật giao thông đường bộ: Đối
tượng cần tập trung ở đây cần là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, cán bộ,
công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân...
Công tác tuyên truyền, giáo dục vừa là biện pháp trước mắt, vừa là biện
80
pháp lâu dài, phải làm kiên trì, liên tục, sáng tạo để nâng cao nhận thức, ý
thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông, hình thành cho được nếp
sống có văn hóa trong giao thông.
3.1.4. Kiện toàn hệ thống nhân sự ngành giao thông đường bộ
Con người luôn được coi là trung tâm của sự phát triển. Để có được
một hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ hoạt động hiệu quả, Đảng
và Nhà nước ta nói chung và đối với thị xã Đông Triều nói riêng cần phải chú
tâm phát triển hệ thống nhân sự ngành giao thông đường bộ tại địa phương.
Bên cạnh việc cải tổ, sắp xếp lại tổ chức quản lý an toàn giao thông đường bộ,
cần xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có thẩm
quyền trong ngành giao thông đường bộ, cùng với đó cần phải không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của các cán bộ, công chức
ngành giao thông vận tải.
Trên thực tế hiện nay, nhiều cơ quan trong ngành bị chồng chéo trong
thẩm quyền quản lý dẫn đến hiện tượng quản lý còn bỏ sót hoặc đùn đẩy trách
nhiệm làm giảm hiệu quả quản lý của hệ thống nhà nước. Nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng này là do việc quản lý một cách thiếu khoa học cũng như sự
thiếu sót của luật liên quan đến cơ cấu, tổ chức và thẩm quyền của các cơ
quan liên quan. Chính vì vậy, cần phải rà soát lại tổ chức, cơ cấu của các cơ
quan có thẩm quyền, dựa trên thực tế, kinh nhiệm và học hỏi để cải tổ và kiến
nghị lên các cơ quan có chức năng cấp trên có thẩm quyền nhằm quy định rõ
cơ cấu, thẩm quyền của từng cơ quan nhằm giảm thiểu sự chồng chéo, nâng
cao hiệu quả của công tác quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó cần tích cực nâng cao trình độ của đội ngũ công chức
ngành giao thông đường bộ tại cơ sở. Công tác đào tạo thường xuyên cho các
cán bộ ngành giao thông cần được chú trọng. Do lĩnh vực giao thông đường
81
bộ là diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người
dân và thường xuyên thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật nên công tác
đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức là vô cùng quan trọng, cần
phải thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn không chỉ ở địa
phương mà còn phải đưa đi học tập các kinh nhiệm quản lý tại các tỉnh khác.
Thường xuyên cập nhật, tuyên truyền đến đội ngũ công chức các chủ trương,
chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các ngành giao thông,
tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ngành.
Ngoài ra cũng cần phải chú trọng đến công tác tuyển dụng, tinh giảm biên
chế. Cần phải dựa trên tình hình thực tế của địa phương mà có thể tuyển dụng
những cá nhân có tiềm năng và có trình độ chuyên môn cao có thể đáp ứng
yêu cầu công việc. Lãnh đạo thị xã cần phải thực hiện các chính sách cho phù
hợp để có thể thu hút nhân tài cho sự phát triển của địa phương nói riêng cũng
như sự phát triển của cả tỉnh nói chung. Cần xây dựng nên các tiêu chí cho
tuyển dụng cũng như các chính sách ưu đãi để thu hút người tài cho sự phát
triển đất nước, tránh sự chảy máu chất xám. Tuy nhiên, trong xu thế của cả
nước và việc tinh giảm biên chế, Đông Triều cũng cần phải đề cao việc nâng
cao hiệu quả quản lý, thực hiện tinh giảm biên chế, không tuyển dụng tràn lan
mà chỉ dựa trên yêu cầu công việc tìm ra những nhân tài phục vụ sự phát triển
của thị xã.
3.1.5. Áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào quản lý an toàn giao
thông
Cùng với sự bùng nổ của thông tin hiện nay, trình độ khoa học cũng có
những phát triển rất đáng kể. Những năm gần đây, Đảng và nhà nước rất chú
trọng trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quản lý Hành chính nhà
nước nói chung và cho các công tác quản lý tại cơ sở và của từng ngành nói
riêng. Ngành giao thông đường bộ cũng cần phải có những áp dụng tiến bộ
82
trong công tác quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ. Cùng với các áp dụng về khoa học như ứng dụng tin học
trong quản lý, mua, xây dựng các phần mềm quản lý phương tiện, an toàn
giao thông hay mua sắm các trang thiết bị công nghệ cao nhằm phát hiện vi
phạm trong giao thông đường bộ (Máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ)
đồng thời là việc tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn áp dụng khoa học công
nghệ với các cán bộ công chức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tránh hiện
tượng chạy theo thành tích, mua các trang thiết bị công nghệ về nhưng không
sử dụng gây lãng phí.
Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục trong xử phạt hành chính giao
thông đường bộ, làm tăng hiệu quả xử phạt vi phạm, khắc phục tình trạng thủ
tục xử phạt rườm rà như hiện nay. Lãnh đạo thị xã cần xây dựng chiến lược
phát triển giao thông đường bộ dài hơi cho thị xã trong 10 hay 20 năm tới, dự
báo tình hình phát triển của các loại hình giao thông trên địa bàn từ đó có các
biện pháp ứng phó kịp thời nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc và tai nạn giao
thông trên địa bàn thị xã.
3.2. Giải pháp bảo đảm xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, tăng cường
công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Đông Triều
chưa hoàn thiện, đa số các tuyến đường quá nhỏ hẹp, không đáp ứng được
mật độ giao thông hiện nay. Bời vì quỹ đất dành cho đường bộ và hành lang
an toàn đường bộ của thị xã còn ít, công tác mở rộng đường và giải phóng
mặt bằng thực hiện không đồng bộ, manh mún từ dó làm tăng nguy cơ vi
phạm Luật giao thông đường bộ, tăng số lượng các vụ tai nạn giao thông
nghiêm trọng trên địa bàn và luôn tiềm ẩn những nguy cơ ùn tắc giao thông
83
chỉ cần có vụ tai nạn hay va chạm nhỏ là tuyến đường bị ùn tắc hàng giờ. Bởi
vì dân số tăng nhanh, số lượng các phương tiện tham gia giao thông quá lớn,
nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, vật liệu trên các tuyến đường tăng cao,
thậm chí các tuyến đường mới xây đến đâu là dân lại lấn chiếm đến đó gây
mất an toàn giao thông.
Bên cạnh đó, cần chấn chỉnh lại các doang nghiệp khai thác than, đá
trên địa bàn khi số lượng xe trọng tải lớn chở đầy than, đá, vật liệu xây dượng
chạt liên tục, phá nát các tuyến đường, gây ô nhiễm môi trường và mất an
toàn khi tham gia giao thông. Cần yêu cầu các doang nghiệp khai thác và vận
chuyển vào buổi tối khi mật độ phương tiện tham gia giao thông xuống thấp,
che chắn kỹ vật liệu được chở và di chuyển chú ý an toàn. Tiến hành tu bổ
đường xá và rải nước thường xuyên để giảm thiểu bụi, ô nhiễm cũng như sự
xuống cấp của các tuyến đường như hiện nay nhất là tại các xã như Hồng
Thái Tây, phường Mạo Khê...
Kiểm tra, rà soát lại vị trí các biển báo, chỉ dẫn, thông tin tín hiệu để
tiến hành thay mới, cắm biển báo cho phù hợp, đối với những biển chỉ dẫn
không còn phù hợp phải có biện pháp xử lý ngay để phù hợp với tình trạng
cầu, đường tạo thuận lợi cho phương tiện giao thông đường bộ lưu thông
được thuận lợi.
Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, xây
dựng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất
đai, xây dựng nhà ở, lều quán, xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu
kinh tế dọc các tuyến đường bộ, đấu nối đường nhánh trực tiếp vào các tuyến
quốc lộ, phát hiện và xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật
đất đai, pháp luật xây dựng như: Lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, lấn
chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất trái phép, trồng
cây lâu năm trên đất dành cho hành lang an toàn đường bộ, xây các công trình
84
không phép, sai phép, vi phạm quy hoạch đã được công bố. Chấm dứt tình
trạng xử phạt nhưng vẫn cho công trình tồn tại.
Tiếp tục củng cố và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các bộ phận làm
công tác đến bù giải phóng mặt bằng, công tác quản lý đường bộ. Thành lập
các ban giải phóng mặt bằng chuyên trách, các tổ công tác xử lý vi phạm hành
lang an toàn đường bộ tại các địa phương là cơ quan tham mưu giúp việc cho
đoàn công tác liên ngành của thị xã nhằm đảm bảo tính chuyên môn, nâng cao
chất lượng của công tác quản lý, giải tỏa chống lấn chiếm hành lang an toàn
đường bộ. Nâng cao chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự án đền bù giải
phóng mặt bằng trong xây dựng công trình giao thông.
Cùng với đó, cần ưu tiên huy động các nguồn lực đầu tư hoàn chỉnh kết
cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo đồng bộ. Hoàn thành đầu tư, nâng cấp các
cầu yếu trên địa bàn, dự án mở rộng quốc lộ 18A đoạn qua địa phận thị xã
Đông triều. Có như vậy hệ thống giao thông đường bộ của thị xã mới hoàn
thiện phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của địa phương.
Tiếp tục ưu tiên huy động các nguồn lực đầu tư hoàn chỉnh một bước
cơ bản kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo liên hoàn, liên kết giữa các
phương thức vận tải giữa các các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Hoàn
thành đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ: 18A và các tuyến đường khác,
cải tạo, nâng cấp đồng bộ các tuyến đường trong thị xã. Như vậy hệ thống
giao thông đường bộ của thị xã Đông Triều mới hoàn thiện phục vụ tốt cho
phát triển kinh tế - xã hội cùng với cả tỉnh Quảng Ninh.
3.2.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi
phạm pháp luật giao thông đường bộ.
Đi đôi với công tác tuyên truyền, giáo dục , phổ biến pháp luật về trật
tự an toàn giao thông phải nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử
85
phạt vi phạm. Phải coi xử phạt vi phạm hành chính là một biện pháp giáo dục
có tính hiệu quả nhất khi đánh vào kinh tế của mỗi cá nhân. Xử phạt vi phạm
phải kiên quyết, nghiêm minh, công khai, minh bạch. Trong thực hiện tuần
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt đặc biệt
quan trọng; cần huy động tối đa lực lượng tham gia bảo đảm trật tự an toàn
giao thông, huy động cả lực lượng công an xã, tình nguyện viên, dân
phòng...quyết không được để trống địa bàn, dù ở bất cứ khu vực nào của thị
xã, đặc biệt là miền núi, vùng sâu.
Như vậy, để đạt được mục tiêu giáo dục pháp luật giao thông đường bộ
không những chỉ làm tốt công tác giáo dục mà còn phải coi trọng những biện
pháp cưỡng chế thực hiện pháp luật. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định có nhiều lực lượng được
phép tham gia như: lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông vận tải
và cả chính quyền các cấp. Để không chồng chéo, hoặc đùn đẩy, né tránh
trách nhiệm dẫn đến tình trạng bỏ trống thực hiện công tác tuần tra kiểm soát,
thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trước hết cần
xem xét thật kỹ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, xem có chức năng,
nhiệm vụ nào bị trùng lặp thì loại bỏ, sửa đổi cho phù hợp. Riêng đối với lực
lượng cảnh sát giao thông công tác tuần tra, kiểm soát giao thông là một trong
những biện pháp nghiệp vụ cơ bản trong xử lý vi phạm.
Để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát người và phương tiện tham
gia giao thông, cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác tuần tra, kiểm soát
trên địa bàn rất cần xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông trong sạch, vững
mạnh. Trước mắt cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, củng cố và tổ chức lại lực
lượng tuần tra trên toàn thị xã cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình
hình mới tại Đông triều. Đảm bảo việc tuần tra, kiểm soát phải khép kín về
địa bàn và thời gian, đảm bảo bí mật, không để bất cứ địa bàn nào không có
86
lực lượng cảnh sát giao thông phụ trách, cũng như tránh sự chồng chéo hay
dư thừa lực lượng. Đồng thời phải không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ
và phẩm chất đạo đức của những người thực thi công vụ, đảm bảo phát hiện
kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và xử lý nghiêm
minh, triệt để, từ đó hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao
thông đường bộ tại thị xã Đông triều sẽ được nâng cao, các hành vi vi phạm
pháp luật sẽ giảm và đó là yếu tố quan trọng có tác dụng tuyên truyền, giao
dục người tham gia giao thông, đồng thời làm ổn định trật tự an toàn giao
thông, giảm thiểu tai nạn giao thông ở địa phương.
Mặt khác, trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm pháp luật
giao thông đường bộ cũng phải thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm các
chuyên đề, các đợt cao điểm, các chương trình hành động để đề ra các giải
pháp có thể đồng thời phát huy được kết quả đạt được nhưng lại khắc phục
được những thiếu sót trong quá trình thực hiện công vụ. Lực lượng cảnh sát
giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm pháp luật giao
thông đường bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tuần tra, kiểm soát và
xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo luật định. Đồng thời
cũng cần bỏ sung kịp thời các quy định có liên quan đến công tác tuần tra,
kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật giao thông đường bộ cho phù hợp với
yêu cầu thực tế tại thị xã nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ như: quy định chỉ được dừng phương tiện khi có dấu
hiệu vi phạm hay như vấn đề trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ cho việc
cưỡng chế thi hành pháp luật giao thông đường bộ mà trước hết lực lượng
cảnh sát giao thông cần quan tâm đúng mức và đáp ứng đầy đủ các trang thiết
bị, công cụ hỗ trợ chuyên dụng như camera, phương tiện, nhiên liệu phục vụ
tuần tra, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra...
Trong thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì lực lượng công
87
an luôn giữ vai trò nòng cốt quan trọng vì vậy cần huy động tố đa lực lượng
tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, huy động cả lực lượng công an
tại các xã, thị trấn, tình nguyện viên, dân phòng...kiên quyết không để trống
địa bàn. Tiếp tục duy trì kết quả thực hiện bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe
mô tô, xe gắn máy, không được nới lỏng trong xử phạt, bên cạnh đó cần
hướng dẫn người dân thực hiện đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo an
toàn.
Hiện nay trên địa bàn thị xã Đông Triều số lượng xe mô tô, gắn máy
không có giấy tờ, xe lậu, xe trung quốc, xe nhảy, hách rất lớn, đặc biệt là tại
các vùng sâu, vùng xa các loại phương tiện giao thông không rõ nguồn gốc,
xuống cấp nghiêm trọng chỉ còn trơ bộ khung nhưng vẫn lưu hành, thậm chí
là tải than, vật liệu với trọng lượng lớn, gây mất an toàn cho cả người sử dụng
và những người tham gia giao thông khác. Chính vì vậy, yêu cầu các lực
lượng cảnh sát giao thông khi tuần tra phải kiểm soát thật kỹ và xử lý nghiêm
minh các hành vi trên, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
3.2.3. Thanh tra, kiểm tra phòng ngừa tiêu cực từ phía lực lượng thực hiện
hoạt động xử phạt
Hiện nay, thực trạng tiêu cực trong lực lượng làm công tác xử phạt
trong đó có công an, cảnh sát giao thông đã trở thành “quốc nạn”. Vấn đề là
đạo đức của những cán bộ, chiến sĩ này đã xuống cấp nghiêm trọng. Họ
không những không đủ phẩm chất, đạo đức của cảnh sát nhân dân mà vô
hình trung đã làm người dân mất tin vào sự lãnh đạo cũng như duy trì và bảo
vệ pháp luật của nhà nước. Nhà nước cũng cần có chính sách về lương với
những người trực tiếp hằng ngày đối mặt với những tiêu cực ngoài xã hội,
nhưng cũng phải xử lý nghiêm minh, kiên quyết với những cán bộ, chiến sĩ
cảnh sát giao thông vi phạm. Như đuổi ra khỏi ngành, tịch thu tài sản do thu
nhập bất chính hoặc dùng những hình thức kỷ luật cao nhất để làm trong
88
sạch đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Mặt khác cũng phải có hình thức phạt nặng
cho những ai tiếp tay cũng như đưa hối lộ. Có như vậy mới có thể lấy lại
được lòng tin một cách tuyệt đối của nhân dân với lực lượng cảnh sát giao
thông. Lãnh đạo thị xã cũng nên thành lập một bộ phận chuyên trách để dễ
dàng phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, xây dựng hệ
thống đường dây nóng thông báo tình trạng mãi lộ, sai phạm trong xử phạt
của cảnh sát giao thông trên địa bàn.
Cảnh sát giao thông đang làm trong môi trường khá đặc biệt, tham
nhũng rất dễ dàng, do sự thông đồng của đồng nghiệp lẫn người vi phạm. Để
giải quyết tiêu cực của cảnh sát giao thông, cách khả dĩ nhất là tăng lương thật
cao để mỗi cảnh sát thấy rủi ro quá lớn khi nhận hối lộ. Khi đó thu nhập và
quyền lợi hiện có của họ sẽ nặng hơn rất nhiều cám dỗ hối lộ.
Người dân đã nói rất nhiều về hiện tượng tiêu cực của cảnh sát giao
thông. Vì vậy, hãy xử lý thật nghiêm minh các cán bộ, chiến sĩ vi phạm để lấy
lại được lòng tin của nhân dân, để từ đó chính nhân dân sẽ là cánh tay phải hỗ
trợ cho lực lượng công an khi thi hành nhiệm vụ của mình. Đã đến lúc những
người có trách nhiệm của ngành công an cần nhìn thẳng vào sự thật. Hãy xử
lý thật nghiêm để giáo dục những người còn lại, lấy lại niềm tin của dân bởi
vì mất lòng tin là mất tất cả.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, giải pháp đã đề ra. Nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, góp
phần nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, truyền thống cách mạng, trách
nhiệm của lãnh đạo chỉ huy, tạo chuyển biến sâu sắc hơn về nhận thức, bản
lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân
dân, chấp hành quy chế, quy trình, chế độ công tác, điều lệnh Công an nhân
dân trong mỗi cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ; thanh tra, kiểm tra, phát
89
hiện và xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ có sai phạm, tiêu cực và trách nhiệm
liên đới của lãnh đạo, chỉ huy để xảy ra sai phạm, tiêu cực trong đơn vị và xử
lý người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, chủ hàng, người vi phạm
đưa tiền cho Cảnh sát Giao thông để trốn tránh việc kiểm soát và xử lý vi
phạm của Cảnh sát giao thông.
Thường xuyên thực hiện nghiêm túc việc rà soát, đánh giá phân loại,
điều chuyển cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát gắn với yêu cầu
phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm tiêu cực. Kiên quyết không bố trí làm nhiệm
vụ tuần tra kiểm soát đối với cán bộ, chiến sỹ có sai phạm, tiêu cực, kỷ luật
hoặc có đơn thư tố cáo sai phạm.
Tăng cường bổ sung biên chế, trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ
thuật nghiệp vụ để giám sát vi phạm trật tự an toàn giao thông và hoạt động
của Cảnh sát giao thông. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo cho lực lượng
Cảnh sát giao thông đường bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông trong tình hình mới.
Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, thực hiện đầy đủ chế
độ bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ; biểu dương khen thưởng kịp thời các tập
thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, gương sáng liêm khiết,
không nhận hối lộ .
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng, tạo điều kiện để nhân
dân tham gia góp ý kiến xây dựng và kiểm tra, giám sát, phát hiện sai phạm,
ủng hộ giúp đỡ lực lượng Cảnh sát giao thông thi hành nhiệm vụ tuần tra,
kiểm soát giao thông.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong công tác
đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thực hiện công khai, minh bạch các hoạt
động tuần tra kiểm soát giao thông. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, xử lý tin phản
ánh của nhân dân về tiêu cực sai phạm của Cảnh sát giao thông qua đường
90
dây điện thoại nóng. Chỉ đạo giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của
nhân dân, phản ánh của báo chí, phát thanh truyền hình về sai phạm, tiêu cực
của Cảnh sát giao thông.
Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo
trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục
ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là
việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện
làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ
động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai
phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông khi phát hiện
sai phạm. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của
người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia
giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh
đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình
xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng
tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân
chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật
3.2.4. Khắc phục tình trạng ô nhiễm khói bụi tại địa phương
Thời gian vừa qua, tình trạng xe ô tô, xe tải hạng nặng chở than đá, đất,
vật liệu xây dựng không che chắn kỹ, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh,
ảnh hưởng an toàn giao thông trên dọc tuyến đường huyến mạch này. Đặc biệt
là các dạng xe ô tô tải chở đất, vật liệu xây dựng không che chắn kỹ, gây ô
nhiễm môi trường, mất vệ sinh, ảnh hưởng an toàn giao thông trên dọc tuyến
đường. Để chấn chỉnh tình trạng này, lực lượng công an cần khẩn trương vào
cuộc phối hợp đồng bộ với lực lượng Thanh tra giao thông thị xã để kiểm
soát, xử lý triệt để. Ngoài ra, thị xã cần xem xét cấp phép các mỏ than, đá, đất,
mỏ cát tránh tình trạng tập trung một chỗ nhằm giãn lượng xe, giảm thiểu tai
91
nạn, ô nhiễm môi trường cho địa phương. Yêu cầu chủ doanh nghiệp thường
xuyên tu bổ đường xá, thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường trên các
tuyến đường cũng như sắp xếp lịch xe chạy vào các khung giờ ít người qua
lại, nhất là tránh các khung giờ học sinh đi học và tan học giảm thiểu nguy cơ
gây tai nạn và ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Tình trạng đốt rơm rạ, phơi thóc lúa trên quốc lộ diễn ra khá phổ biến
tại nhiều nơi, nhất là vào ngày mùa mà nguyên nhân do người dân chưa ý
thức được việc mình làm sẽ gây hiểm họa cho người đi đường. Đòi hỏi chính
quyền địa phương cần sớm có biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cho
người dân nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng trên, tránh những tai nạn
đáng tiếc. Tại nhiều địa phương, trong các buổi tuyên truyền về giữ gìn vệ
sinh môi trường, đặc biệt là vào đầu vụ thu hoạch, Hội liên hiệp phụ nữ các
xã đã vào cuộc tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ không đốt rơm rạ tại
ruộng và trên đường, hưởng ứng vì môi trường trong sạch. Điển hình như ở
xã Hoàng Quế, Kim Sơn...Tuy nhiên, khi liên hệ nắm tình hình tại địa
phương, được biết đến thời điểm hiện tại, thực trạng này có giảm tại một số
địa phương giảm đáng kể.
92
KẾT LUẬN
Qua đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và
hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trông lĩnh vực giao thông đường bộ
trên địa bàn thị xã Đông Triều nhận thấy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong
công tác xử phạt hành chính cũng như những bất cập trong hệ thống các quy
định hiện hành. Do đó, số lượng các vụ vi phạm pháp luật giao thông đường
bộ trên địa bàn vẫn luôn có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như mức
độ thiệt hại của các vụ việc. Đây là một trong những bài toán làm đau đầu các
nhà chức trách làm thế nào để ngăn chặn, đẩy lùi vi phạm và kiềm chế tai nạn
giao thông đường bộ.
Hệ quả dẫn tới hiệu lực pháp luật giao thông đường bộ không được
đảm bảo, trật tự, kỷ cương không được giữ vững. Trên khắp các con đường
trên địa bàn thị xã vẫn diễn ra tình trạng xây dựng, lấn chiếm và tái lấn chiếm
vỉa hè, lòng đường gây ra tình trạng lộn xộn trong xây dựng, khai thác, sử
dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chính vì vậy, với một số
giải pháp mà học viên đề xuất nhằm hạn chế vi phạm pháp luật giao thông
đường bộ, nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Đông Triều trong luận văn có thể
làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, các nhà quản lý trong việc
tìm ra giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã, cũng
như thực hiện hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông đường bộ
một cách có hiệu quả, đưa pháp luật giao thông đường bộ đi vào đời sống
nhân dân, cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tạo tiền đề cho sự phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã nói riêng và góp phần vào sự phát
triển của toàn tỉnh Quảng Ninh nói chung.
93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban an toàn giao thông thị xã Đông triều (2010), Báo cáo công tác đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, Đông triều
2. Ban an toàn giao thông thị xã Đông triều (2011), Báo cáo công tác đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, Đông triều
3. Ban an toàn giao thông thị xã Đông triều (2012), Báo cáo công tác đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, Đông triều
4. Ban an toàn giao thông thị xã Đông triều (2013), Báo cáo công tác đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, Đông triều
5. Ban an toàn giao thông thị xã Đông triều (2014), Báo cáo công tác đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, Đông triều
6. Ban an toàn giao thông thị xã Đông triều (2015), Báo cáo công tác đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, Đông triều
7. Chính phủ (2001), Nghị định số 36/2001/NĐ-CPquy định về việc đảm
bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông
đô thị, Hà Nội
8. Chính phủ (2001), Nghị định số 39/2001/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an
toàn giao thông đô thị, Hà Nội
9. Chính phủ (2002), Nghị định số 13/2002/NĐ-CP về các giải pháp kiềm
chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạ giao thông và ùn tắc giao thông,
Hà Nội
10. Chính phủ (2002), Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP quy định về các giải
pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn
tắc giao thông, Hà Nội
11. Chính phủ (2003), Nghị định số 14/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật giao thông đường bộ, Hà Nội
94
12. Chính phủ (2003), Nghị định 15/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính về giao thông đường bộ, Hà Nội
13. Chính phủ (2004), Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm
2004 về việc quy định niên hạn sử dụng xe tải và xe chở người, Hà Nội
14. Chính phủ (2004), Nghị định số 136/2004/NĐ-CP quy định về tổ chức
và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải, Hà Nội
15. Chính phủ (2004), Nghị định số 186/2004/NĐ-CP quy định về việc
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Hà Nội
16. Chính phủ (2005), Nghị định 152/2005/NĐ-CP quy dịnh về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội
17. Chính phủ (2007), Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội
18. Chính phủ (2010), Nghị định 34/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội
19. Chính phủ (2012), Nghị định 71/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội
20. Chính phủ (2013), Nghị định 171/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Hà Nội
21. Chính phủ (2013), Chỉ thị số 12/CT-TTg quy định về tăng cường thực
hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông
nghiêm trọng trong hoạt động vận tải, Hà Nội
22. Chính phủ (2014), Nghị định 107/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung Nghị định
171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và đường sắt, Hà Nội
23. Chính phủ (2016), Nghị định 46/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Hà Nội
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
95
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Lê Thị Huyền – Minh Trí, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà
Nội
28. Nguyễn Quang Huy (2007), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm
bảo trật tự an toàn giao thông (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên), Luận
văn thạcsĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Minh (2012), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội
30. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội
31. Quốc hội (2008), Luật giao thông đường bộ, Hà Nội
32. Quốc hội (2012), Luật xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội
33. Quốc hội (2005), Luật dân sự, Hà Nội
34. Quốc hội (2012), Nghị quyết 32/NQ-CP ngày 15/12/2007 quy định bắt
buộc đội mũ bảo hiểm, Hà Nội
35. Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới (2012), Thống kê tham
nhũng trong các ngành lĩnh vực ở Việt Nam, Hà Nội
36. Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (2010), Báo cáo tình trạng tai nạn
giao thông, Hà Nội
37. Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (2011), Báo cáo tình trạng tai nạn
giao thông, Hà Nội
38. Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (2012), Báo cáo tình trạng tai nạn
giao thông, Hà Nội
96
39. Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (2013), Báo cáo tình trạng tai nạn
giao thông, Hà Nội
40. Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (2014), Báo cáo tình trạng tai nạn
giao thông, Hà Nội
41. Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (2015), Báo cáo tình trạng tai nạn
giao thông, Hà Nội
42. Vũ Ngọc Dương (2009), "Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn
giao thôngđường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương", đề tài nghiên cứu
cấp Bộ
43. Vũ Thanh Nhàn (2009), "Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý
luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện", Luận văn thạc sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xu_phat_hanh_chinh_trong_linh_vuc_giao_thong_duong.pdf