Qua thực trạng vi phạm pháp luật GTĐB tại huyện Hữu Lũng có thể
thấy được số lượng các vụ vi phạm pháp luật GTĐB trên địa bàn luôn có
chiều hướng gia tăng về số vụ vi phạm, tính nguy hiểm của tai nạn GTĐB,
được tổng hợp qua số người chết và bị thương hàng năm do vi phạm GTĐB.
Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý nhà
nước trong lĩnh vực này. Những hạn chế đó cũng đã làm cho hiệu lực pháp
luật GTĐB không được đảm bảo, trật tự, kỷ cương không được giữ vững.
Trên khắp những nẻo đường, tuyến phố trong huyện vẫn phổ biến diễn ra
tình trạng xây dựng, lấn chiếm và tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây tình
trạng lộn xộn trong xây dựng, khai thác và sử dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng
GTĐB. Do vậy, với một số giải pháp hoàn thiện công tác xử phạt vi phạm
pháp luật GTĐB, nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm trong luận văn
có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, cơ quan chức năng trong
việc tìm giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB cũng như việc tuyên
truyền giáo dục phạm pháp luật GTĐB một cách có hiệu quả, đồng thời đưa
pháp luật GTĐB đi vào đời sống nhân dân, cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng
GTĐB tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như có
cơ sở hạ tầng GTĐB thuận lợi đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển đất
nước. Trong những nội dung đã được trình bày trong luận văn, hy vọng rằng
những luận chứng, giải pháp đề cập trong luận văn sẽ có những giá trị tham
khảo đối với các cấp ủy, chính quyền huyện Hữu Lũng trong việc đưa ra
giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông một cách ổn định, giữ vững
TTATGT, phát triển kết cấu hạ tầng GTĐB bền vững phục vụ cho công cuộc
phát triển kinh tế trong toàn huyện và thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng các huyện trong tỉnh và cả nước.
117 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Từ thực tiễn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản
quy phạm pháp luật quy định về bảo đảm TTATGT đƣờng bộ và phòng ngừa
tai nạn giao thông đƣờng bộ càng hoàn thiện bao nhiêu thì càng có cơ sở
đảm bảo để công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực GTĐB đạt hiệu quả
bấy nhiêu.
Hiện nay, hệ thống pháp luật về giao thông vận tải, đặc biệt là pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này tƣơng đối đầy đủ
nhƣ: Luật giao thông đƣờng bộ, Luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị
định, các Thông tƣ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành về xử phạt vi
phạm hành chính về TTATGT đƣờng bộ...
87
Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; các quy
định về chế độ, chính sách đối với những ngƣời có công, bị thƣơng, hi sinh
khi làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự, an toàn giao thông chƣa đầy đủ; việc xây
dựng, triển khai các đề án, dự án đầu tƣ mua sắm trang thiết bị kỹ thuật,
giám định phục vụ công tác còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đã ảnh hƣởng
phần nào đến hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông quá
rộng, bao gồm cả các quy định về quy tắc giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy,
đƣờng sắt; kết cấu, xây dựng hạ tầng giao thông, vận tải và doanh nghiệp
giao thông vận tải; dịch vụ hỗ trợ vận tải và quản lý nhà nƣớc về giao thông
dẫn đến chồng chéo với các quy định của các luật khác (Luật doanh nghiệp,
Luật xây dựng, Luật đầu tƣ công..). Việc coi trọng quy định về quản lý giao
thông mà không coi trọng quy định về quy tắc an toàn giao thông dẫn đến
khó khăn trong việc vận dụng, thực hiện các quy tắc tham gia giao thông.
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông vẫn còn một số quy định chƣa khả thi, khó thực hiện do chƣa
đƣợc nghiên cứu, bám sát thực tiễn đời sống xã hội, việc ban hành các văn
bản quy phạm này còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc tình hình phát triển của
giao thông hiện nay.
Cơ chế trao đổi, phối hợp trong công tác xây dựng pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông chƣa nhịp nhàng, thông suốt do tình trạng chỉ
quan tâm đến lợi ích bộ, ngành mình khi xây dựng pháp luật, hoặc khi có
những nội dung chƣa thống nhất trong quá trình xây dựng văn bản chƣa có
cơ chế cụ thể, hiệu quả để giải quyết vƣớng mắc; vì vậy, đã ảnh hƣởng đến
tiến độ và chất lƣợng các văn bản quy phạm pháp luật và trật tự, an toàn giao
thông. Việc nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an
toàn giao thông là công việc khó khăn, phức tạp, bên cạnh việc đầu tƣ cơ sở
88
vật chất, thời gian còn cần có sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên
gia có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên, hiện nay vẫn chƣa có cơ chế thu hút đội
ngũ chuyên gia giỏi, các nhà khoa học tham gia vào quá trình xây dựng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là kinh phí phục vụ công tác xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông chƣa đáp
ứng yêu cầu thực tiễn. Quá trình nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm
quyền xem xét, ban hành một văn bản quy phạm pháp luật phải trải qua
nhiều quy trình, giai đoạn phức tạp, nhƣ tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực
tiễn, tổng kết thực tiễn thi hành Chi phí phục vụ những công việc này là
lớn; tuy nhiên kinh phí đƣợc nhà nƣớc cấp cho việc xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật nói chung còn ít, các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản
thƣờng phải sử dụng kinh phí đƣợc cấp cho công tác thƣờng xuyên để phục
vụ xây dựng văn bản nên gây nhiều khó khăn cho công tác xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về giao thông và trật tự,
an toàn giao thông chƣa phù hợp, nhiều quy định chồng chéo nên trách
nhiệm quản lý của nhà nƣớc về trật tự, an toàn giao thông đƣợc cho là trách
nhiệm chung, không có ngành nào chịu trách nhiệm chính, xuất hiện tình
trạng đùn đẩy việc, né tránh trách nhiệm. Công tác quản lý hoạt động vận tải,
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho ngƣời tham gia giao thông, chất lƣợng
đào tạo, sát hạch cấp giấy phép điều khiển phƣơng tiện giao thông còn nhiều
bất cập, bị buông lỏng quản lý. Một số địa phƣơng, cấp, ngành chƣa thực sự
quan tâm đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, còn phó mặc cho
lực lƣợng Công an. Công tác phối hợp giữa các ngành, cấp trong tổ chức
thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và sự tham gia
góp sức của các tổ chức, đoàn thể xã hội chƣa thƣờng xuyên, chƣa phát huy
hiệu quả.
89
Trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 là Cục Cảnh sát giao
thông cần phối hợp với Công an đơn vị, địa phƣơng có liên quan tham mƣu
với Bộ Công an xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc
Chƣơng trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an, gồm
04 văn bản thuộc Chƣơng trình chính thức là: Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ
Công an quy định về phân cấp trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công
tác bảo đảm trật tự và trật tự an toàn giao thông trên tuyến đƣờng cao tốc;
Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số
17/2014/TT-BCA ngày 24/4/2014 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về
vận hành, quản lý, bảo trì, bảo vệ hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an
toàn giao thông đƣờng bộ; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an sửa đổi, bổ
sung Thông tƣ số 53/2015/TT-BCA ngày 20/10/2015 của Bộ trƣởng Bộ
Công an về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong Công an nhân dân;
Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về lắp đặt, sử dụng và cấp
giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe đƣợc quyền ƣu tiên; và 05 văn
bản thuộc Chƣơng trình chuẩn bị gồm: Nghị định về công tác thống kê, báo
cáo, chia sẻ dữ liệu tai nạn giao thông; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an
sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 73/2012/TT-BCA ngày 05/12/2012 của Bộ
trƣởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
đƣờng thủy của lực lƣợng Cảnh sát đƣờng thủy; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ
Công an sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 77/2012/TT-BCA ngày 28/12/2012
của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao
thông đƣờng bộ của Cảnh sát giao thông đƣờng bộ; Thông tƣ của Bộ trƣởng
Bộ Công an quy định về đăng ký xe; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an
quy định tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn
giao thông đƣờng bộ.
90
Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông, cần chú ý làm tốt công tác tổ chức, hƣớng
dẫn nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật. Kinh nghiệm cho thấy, đối với các quy định của pháp luật có phạm vi
điều chỉnh, đối tƣợng tác động rộng nhƣ pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông thì quá trình xây dựng phải có sự đóng góp ý kiến của đông
đảo các tầng lớp nhân dân, nhƣ vậy, pháp luật mới phát huy hiệu quả cao
nhất.
Trên cơ sở Luật giao thông đƣờng bộ năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật giao thông đƣờng thủy nội địa năm 2014 và các văn
bản quy phạm pháp luật khác, Bộ Công an cần phối hợp với các bộ, ngành
hữu quan rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông và các lĩnh vực khác có liên quan. Qua đó, cần nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về hành lang an toàn giao thông, giao
thông tĩnh, về đƣờng ngang đƣờng sắt, quản lý tăng cƣờng giao thông công
cộng, tổ chức giao thông và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã
cũng nhƣ kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông lâu dài; trong định
hƣớng sửa đổi, bổ sung pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nên chú trọng
đến vấn đề hợp tác quốc tế nhƣ chuyển giao công nghệ trong sản xuất, lắp
ráp phƣơng tiện, xây dựng hạ tầng phục vụ giao thông; đào tạo đội ngũ nhân
viên hƣớng dẫn, cƣỡng chế giao thông.
Về lâu dài, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải cần nghiên cứu, đề
xuất với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi Luật giao thông đƣờng bộ năm 2008
theo hƣớng: tách Luật này thành Luật đƣờng bộ và Luật bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông đƣờng bộ. Luật đƣờng bộ chỉ điều chỉnh các quy định về kết
cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ, vận tải đƣờng bộ và dịch vụ vận tải đƣờng
bộ; Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ điều chỉnh các quy
định về quy tắc tham gia giao thông đƣờng bộ và các biện pháp bảo đảm trật
91
tự, an toàn giao thông đƣờng bộ. Quy tắc giao thông đƣờng bộ là hệ thống
các điều luật quy định trạng thái hoạt động, các thức xử sự của các đối tƣợng
tham gia hoạt động giao thông trên đƣờng bộ, nhằm đảm bảo an toàn, đây là
xƣơng sống của pháp luật về giao thông đƣờng bộ. Vì vậy, hệ thống các quy
tắc giao thông đƣờng bộ cần đƣợc định hƣớng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung
hoàn thiện và tách ra khỏi Luật giao thông đƣờng bộ thành một đạo Luật
mới.
Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cần đƣợc tiến hành song song với hoạt
động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kết hợp thực hiện thƣờng
xuyên, sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm từng bƣớc nâng cao
dân trí pháp lý, nâng cao năng lực thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp
luật, xác lập kỷ cƣơng, phát huy dân chủ, ổn định chính trị xã hội. Việc tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
cần phải nghiên cứu cho phù hợp với từng đối tƣợng, cần tập trung vào các
đối tƣợng học sinh, thiếu niên, thanh niên; ngƣời sử dụng môtô, xe máy;
ngƣời điều khiển xe thô sơ; ngƣời lái ôtô, phƣơng tiện thủy; cán bộ công
nhân viên chức ở các quan xí nghiệp, nhân dân sống ven hành lang giao
thông; nội dung, hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú, thiết thực.
Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, nhất là các trang mạng xã
hội hiện nay, nên nghiên cứu, tăng cƣờng hình thức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên mạng xã hội, để bất cứ
ngƣời nào sử dụng điện thoại di động thông minh, các thiết bị kết nối mạng
Internet đều có thể tìm hiểu và tra cứu dễ dàng.
Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà
nƣớc trong lĩnh vực giao thông để tránh tình trạng quản lý chồng chéo lên
nhau hoặc đùn đẩy, né tránh làm giảm hiệu quả bảo đảm trật tự, an toàn giao
92
thông bằng pháp luật. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa Bộ
Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thƣơng, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thƣơng binh
và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ủy ban nhân dân các cấp trong giải
quyết các vấn đề nhƣ xây dựng công trình giao thông, phân luồng, phân
tuyến, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông; phối hợp chặt chẽ trong việc
quản lý nhập khẩu phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ, chủng loại phƣơng tiện
đƣợc nhập khẩu trên cơ sở tiêu chuẩn, kỹ thuật và tình hình cầu đƣờng; đào
tạo, dạy nghề, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn
giao thông
3.2. Cải cách thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đƣờng bộ
Cải cách thủ tục hành chính trong công tác xử phạt vi phạm hành
chính về TTATGT đƣờng bộ của lực lƣợng cảnh sát giao thông. Đây cũng là
nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm xây dựng nền hành chính
đáp ứng đƣợc đòi hỏi của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững với các
mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Kiên quyết loại bỏ những thủ tục không cần thiết trong quy trình xử
phạt vi phạm hành chính đồng thời xây dựng và hoàn thiện quy trình xử phạt
đơn giản, cụ thể, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu xử phạt, nâng cao ý thức tự giác
của ngƣời vi phạm. Quy trình xử phạt hiện nay chƣa khoa học, nhiều thủ tục
không cần thiết, chƣa mang lại hiệu quả cho công tác xử phạt. Do vậy, cần
xây dựng quy trình phù hợp, khoa học, đồng thời giúp ngƣời vi phạm nhận
thức đƣợc hành vi vi phạm của mình, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
nhƣ rút gọn các thủ tục hành chính song vẫn đảm bảo hiệu quả tạo điều kiện
thuận lợi cho ngƣời vi phạm khi phải chấp hành các biện pháp cƣỡng chế.
Thực hiện triệt để hình thức xử phạt tại chỗ để tiết kiệm thời gian, giảm bớt
93
phiền hà cho cá nhân, tổ chức vi phạm; tăng cƣờng lắp đặt hệ thống camera
giám sát giao thông tại các tuyến đƣờng trọng điểm để hỗ trợ xử lý các vi
phạm TTATGT bằng hình ảnh. Kiến nghị Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc,
Chi Cục thuế các tỉnh, thành phố thống nhất các mẫu biên lai thu tiền phạt
với nhiều mệnh giá khác nhau để sử dụng trong quá trình xử phạt nhanh
chóng, thuận tiện hoặc có thể linh hoạt hơn (nhất là đối với các cá nhân, tổ
chức ở các tỉnh khác vi phạm).
Đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính. Triển khai thực hiện Quyết
định số 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ
liệu liên quan đến quản lý dân cƣ giai đoạn 2013- 2020, Cục CSGT chủ động
phối hợp với cơ quan pháp chế của Bộ Công an tiến hành rà soát hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật, số lƣợng TTHC trong lĩnh vực công tác bảo
đảm TTATGT của lực lƣợng CSGT.
Tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo chƣơng
trình công tác của Chính phủ và Bộ Công an. Trên cơ sở kết quả rà soát hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, ban hành chƣơng trình xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật phù hợp với chủ trƣơng cải cách hành chính.
Trƣớc mắt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 150/QĐ-
BCA-C67 ngày 12/01/2016 của Bộ trƣởng về việc công bố thủ tục hành
chính mới ban hành trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phƣơng tiện giao thông
cơ giới đƣờng bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an; tổ chức thực
hiện có hiệu quả Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Công an về việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong lĩnh
vực đăng ký, quản lý phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ, tiếp tục
nghiên cứu, tổ chức triển khai việc khai báo thông tin và tổ chức đăng ký
phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ trên mạng internet.
94
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày
04/02/2016 của Chính phủ về thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi
phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho ngƣời bị xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua hệ thống bƣu điện; nghiên
cứu triển khai việc thu, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT
qua hệ thống tài khoản ngân hàng;
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất công bố thủ tục hành chính trong các lĩnh
vực công tác của lực lƣợng CSGT có liên quan trực tiếp đến ngƣời dân nhằm
phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời dân.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các đơn vị, bảo đảm yêu cầu tinh giản biên chế, giảm các đầu mối tiếp
dân nhằm đạt yêu cầu “một cửa”, tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ nhân
dân và các tổ chức, doanh nghiệp, bảo đảm thời gian và tránh chồng chéo.
Hiện đại hóa nền hành chính, tăng cƣờng điều kiện cơ sở vật chất tập
trung trang bị, ứng dụng các thiết bị khoa học, công nghệ nhằm hiện đại hóa
các mặt công tác của lực lƣợng CSGT. Trong đó chú trọng công tác đăng ký
phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ, công tác tuần tra kiểm soát, xử lý
vi phạm TTATGT, công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông và một số
công tác khác.
Duy trì trang thông tin điện tử của Cục CSGT về công khai các yêu
cầu, điều kiện, quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao
thông để ngƣời dân và tổ chức chấp hành; áp dụng phần mềm quản lý
phƣơng tiện giao thông giúp cho việc tra cứu và sử dụng có hiệu quả.
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an, Cục CSGT tiếp tục
xác định việc cải cách hành chính trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT phải gắn
với cải cách thủ tục hành chính trong công tác của CSGT. Hằng năm có sơ
kết, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những yếu kém, tồn tại và nguyên
nhân của những yếu kém để khắc phục và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp
95
cải cách hành chính tối ƣu nhất, minh bạch và dân chủ đáp ứng yêu cầu bảo
đảm TTATGT và xây dựng lực lƣợng CSGT chính quy, hiện đại.
3.3. Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao
thông
Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông,
đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả chế độ công tác, tiếp
xúc với nhân dân. Kiên quyết đấu tranh, lên án và loại bỏ hành vi tiêu cực
của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông khi làm công tác xử lý vi phạm hành
chính về TTATGT đƣờng bộ. Hiện nay tình trạng làm việc chậm chạp, quan
liêu còn biểu hiện ở một bộ phận cán bộ, chiến sỹ làm công tác xử lý, gây
chất lƣợng hiệu quả công việc kém, thậm chí không ít trƣờng hợp còn gây
bức xúc trong nhân dân. Vì vậy, cần xây dựng rõ quy trình làm việc thông
báo công khai rộng rãi để nhân dân cùng biết, đồng thời tiến hành giám sát,
hoặc lập đƣờng dây nóng để nhân dân phản ánh các tiêu cực trong công tác
xử lý, phát huy tính dân chủ. Xây dựng kỹ năng giao tiếp với nhân dân, thái
độ giao tiếp lịch sự, niềm nở, vì nhân dân phục vụ.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm đối
với những cấp ủy - đơn vị, cá nhân yếu kém trong lãnh đạo, điều hành; làm
việc cầm chừng, kém hiệu quả, tìm ra nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong các
mặt công tác cán bộ, xây dựng lực luợng, đào tạo. Từ đó có biện pháp khắc
phục nâng chất, luân chuyển cán bộ phù hợp với tình hình thực tế.
Tất cả mọi biện pháp, đều nhằm góp phần xây dựng lực lƣợng Công an nhân
dân đạt mục tiêu “C ạng, chính quy, tinh nhu và từ g ước hi n đạ ”;
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn tốt TTATXH, đồng thời
đảm bảo TTATGTĐB. Và, để đạt đƣợc mục tiêu đó thì đòi hỏi phải có đội
ngũ cán bộ chiến sĩ, trong đó có CSGT phải: “Có Tâ ứng Tầ được
đ ạo bài bả ”.
96
3.4. Một số giải pháp mang tính tổ chức và kỹ thuật
Một là, tăng cƣờng đào tạo, nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát
và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng
bộ trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Thƣờng xuyên mở lớp tập huấn nhằm nâng
cao trình độ kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho lực lƣợng cảnh sát giao
thông trong hoạt động thanh tra kiểm soát và xử phạt vi hành chính trong
lĩnh vực TTATGT. Nâng cao ý thức tự giác của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát
giao thông làm nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính là rất cần thiết. Củng
cố lại việc tuyển chọn, đào tạo, bố trí cán bộ cảnh sát giao thông.
Hai là, sử dụng linh hoạt các hình thức tuần tra kiểm soát nhằm phát
hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và hoạt động của bọn tội phạm
trên lĩnh vực giao thông đƣờng bộ thuộc địa bàn huyện Hữu Lũng. Cán bộ,
chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra cần kết hợp hình thức tuần tra công khai
với hóa trang. Đội Cảnh sát giao thông huyện Hữu Lũng cần sử dụng kết hợp
với hình thức kiểm soát thông qua hệ thống giám sát, xử lý vi phạm
TTATGT đƣờng bộ. Chủ động nắm tình hình để linh hoạt có kế hoạch huy
động lực lực lƣợng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với cảnh sát giao
thông tham gia công tác xử phạt vi phạm trên các tuyên đƣờng huyện, đƣờng
xã.
Ba là, tăng cƣờng trang bị phƣơng tiện, công cụ hỗ trợ và ứng dụng
khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động tuần tra và xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện
Hữu Lũng. Đầu tƣ đổi mới các trang thiết bị kỹ thuật, phƣơng tiện, thông tin
liên lạc để nâng cao khả năng phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm. Tăng
cƣờng, đầu tƣ mới các phƣơng tiện giao thông phục vụ hoạt động tuần tra có
tốc độ cao, vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết cho việc thực hiện các biện pháp
97
cƣỡng chế hành chính trong xử lý vi phạm. Ứng dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ viễn thông, tin học vào công tác tuần tra giao thông.
Việc sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện,
ghi lại các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB, lấy đó làm tài liệu cơ sở để
ra quyết định xử phạt thƣờng gọi là “phạt nguội”.
Vấn đề sử dụng phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện,
truy tìm và xử lý đối tƣợng VPHC trong lĩnh vực GTĐB đã đƣợc nhiều nƣớc
trên thế giới thực hiện từ lâu nhƣ ở Nhật Bản, Anh, Mỹ... Phƣơng pháp này
thể hiện trình độ văn minh giao thông rất cao vì nó nhanh chóng phát hiện và
xác định chính xác đối tƣợng vi phạm; giảm thiểu nguồn nhân lực CSGT có
mặt trên đƣờng cùng với những thiệt hại, rủi ro có thể mang đến cho chính
họ; hạn chế đến mức thấp nhất tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm của cá
nhân, tổ chức vi phạm và cả phía những nhân viên thừa hành nhiệm vụ. Tác
nghiệp phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật không những thể hiện tính hơn hẳn
trong giám sát dòng giao thông hiện đại với các thông số kỹ thuật hoàn hảo;
chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm và tội phạm hoạt động
trên mặt đƣờng mà còn nâng cao tính vũ trang, biểu dƣơng lực lƣợng, thể
hiện quyền uy của nhân viên công quyền trong bảo vệ chính thể quốc gia.
Chính vì vậy, nó đã và đang trở thành xu thế tất yếu khách quan trong quản
lý TTATGT của nhân loại.
Nhìn chung hình thức “xử phạt nguội” mới đang đƣợc thí điểm song
đã đem lại hiệu quả cao trong công tác giữ gìn TTATGT, góp phần nâng cao
ý thức của ngƣời tham gia giao thông. Qua quá trình triển khai hình thức xử
phạt này thấy nổi lên một số tồn tại, khó khăn nhƣ:
Nhận thức về hình thức “xử phạt nguội” của ngƣời dân hiện nay còn
hạn chế, chƣa đầy đủ nên chƣa tạo ra sự đồng thuận cao khi triển khai trên
thực tế;
98
Việc xác minh chính xác ngƣời điều khiển phƣơng tiện vi phạm rất
khó khăn. Do thực tế hiện nay ở Việt Nam, tình trạng mua bán phƣơng tiện
giao thông cơ giới, chủ phƣơng tiện chỉ làm thủ tục mua bán mà không làm
thủ tục sang tên, di chuyển xe theo quy định hiện hành vẫn còn khá phổ biến
gây khó khăn cho hoạt động quản lý của cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, có
trƣờng hợp xe chính chủ nhƣng thƣờng xuyên thay đổi địa điểm, nơi ở, nơi
làm việc mà chƣa thay đổi thông tin trong đăng ký cũng là một trong những
khó khăn để truy nguyên ngƣời điều khiển phƣơng tiện vi phạm;
Vấn đề trang bị, lắp đặt hệ thống giám sát giao thông chƣa đƣợc đồng
bộ, nhiều tuyến đƣờng trọng điểm, nhiều tuyến phố tập trung nhiều hành vi
vi phạm Luật GTĐB chƣa đƣợc lắp đặt; hoặc đã lắp đặt những kỹ thuật máy
móc do nhiều nƣớc, nhiều cơ sở sản xuất không đồng bộ, do các tác động
của thời tiết nhƣ: mƣa, nắng, bão dẫn đến hỏng hóc nhiều; chế độ bảo trì,
bảo dƣỡng hệ thống chƣa đƣợc thƣờng xuyên; đƣờng truyền bị gián đoạn
ảnh hƣởng tới quá trình giám sát;
Cơ chế khai thác và xử lý vi phạm qua hệ thống giám sát giao thông
hiện nay chƣa rõ ràng và triệt để dẫn đến việc nhiều hành vi vi phạm đƣợc hệ
thống phát hiện và ghi nhận nhƣng kết quả xử lý thực tế chƣa cao. Vấn đề
cƣỡng chế trong xử lý VPHC về TTATGT qua hệ thống giám sát giao thông
còn khó khăn do các chủ phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ không có tài khoản
giao thông nhƣ các nƣớc phát triển trên thế giới nên không thể thực hiện các
chế tài cƣỡng chế đƣợc.
Để có thể nghiên cứu triển khai áp dụng trên phạm vi toàn quốc hình
thức xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐ bằng phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ, tác giả mạnh dạn đề xuất:
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của toàn xã
hội đối với việc sử dụng phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong bảo
đảm TTATGT của lực lƣợng CSGT.
99
Quản lý TTATGT là một lĩnh vực mang tính xã hội rất sâu sắc. Quá trình
tổ chức thực hiện các mặt công tác cơ bản của lực lƣợng CSGT đều tác động
trực tiếp tới tâm tƣ, tình cảm và các quyền, lợi ích cơ bản của công dân (quyền
tự do đi lại, quyền sở hữu tài sản, lợi ích kinh tế). Chính vì vậy, ngƣời tham gia
giao thông thƣờng có tâm lý “ngại” tiếp xúc với lực lƣợng chức năng. Nhiều
trƣờng hợp, ngƣời tham gia giao thông thừa nhận vi phạm của mình nhƣng ở
góc độ tâm lý cá nhân lại không muốn bị xử lý. Thậm chí, không ít ngƣời còn
có suy nghĩ lệch lạc, cho rằng CSGT “cố tình” phạt tiền họ là để “tăng thêm thu
nhập” hoặc gây khó khăn, làm mất thì giờ của họ... từ đó có ấn tƣợng và thái độ
không tốt về lực lƣợng CSGT. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến hình thành tâm thế phản ứng, không chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát và ý
thức chống đối lực lƣợng CSGT hiện nay. Bên cạnh đó, hình thức “xử phạt
nguội” là hình thức xử phạt còn khá mới mẻ tại nƣớc ta nên hiểu biết của ngƣời
dân về vấn đề này còn hạn chế, cần đƣợc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong
quần chúng nhân dân.
Vì lẽ đó, Cục CSGT và Công an các địa phƣơng trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của mình cần chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo
chí, phát thanh, truyền hình tuyên truyền nội dung quy định về việc sử dụng
phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong bảo đảm TTATGT. Cần làm cho
ngƣời dân hiểu rõ và nắm chắc những quy định của pháp luật về vấn đề này, tạo
sự đồng thuận cao trong xã hội; tin cậy vào sự chính xác, khách quan của
phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện vi phạm. Từ đó sẽ làm cho
đông đảo ngƣời tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấp hành, đồng tình ủng hộ
lực lƣợng cảnh sát và giám sát chặt chẽ việc sử dụng phƣơng tiện, thiết bị kỹ
thuật nghiệp vụ bảo đảm TTATGT của nhân viên thi hành công vụ.
Trang bị phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm TTATGT
phải đƣợc tiến hành đồng thời với việc nâng cao kỹ năng sử dụng, quy chế
quản lý của cán bộ, chiến sĩ CSGT.
100
Sử dụng phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ luôn đồng nghĩa với
việc tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại. Hiểu biết đặc tính kỹ thuật,
nguyên lý cấu tạo và tính năng tác dụng của phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ là yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với ngƣời sử dụng. Làm thế nào
để phát huy hết tính năng tác dụng của phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp
vụ đƣợc trang bị vào việc phát hiện, truy tìm và xử lý đối tƣợng VPHC về
TTATGT? Đây là vấn đề không dễ đối với cán bộ, chiến sĩ CSGT. Thực tế
đã cho thấy, việc sử dụng sai quy trình, thao tác, tính năng của phƣơng tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không những làm hạn chế hiệu quả khai thác và
yêu cầu nghiệp vụ đề ra; gây lãng phí thời gian, công suất và giá trị sử dụng;
giảm tuổi thọ thiết bị kỹ thuật... mà thậm chí còn ảnh hƣởng đến cả sức khỏe,
tâm sinh lý của chính bản thân ngƣời sử dụng nó.
Do vậy, cán bộ chiến CSGT đƣợc giao sử dụng phƣơng tiện, thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ phải đƣợc huấn luyện thành thạo; thực hiện nghiêm túc
quy trình thao tác, sử dụng, bảo quản, bảo dƣỡng, kiểm tra thƣờng xuyên
chất lƣợng sử dụng; bảo đảm an toàn đối với phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ và phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng chế độ quy
định. Ngƣời sử dụng cần đƣợc tổ chức hƣớng dẫn, kiểm tra và thƣờng xuyên
tập huấn, cập nhật kiến thức mới về phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
đƣợc trang cấp; nắm vững các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; nắm vững quy trình, thao tác sử dụng nó.
Các đơn vị, cá nhân đƣợc giao quản lý, sử dụng phƣơng tiện, thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ không đƣợc tự ý cho mƣợn, đổi hoặc sử dụng trái quy
định hiện hành. Những trƣờng hợp sử dụng sai mục đích hoặc vi phạm quy
định quản lý, sử dụng cần phải đƣợc xử lý nghiêm; trƣờng hợp làm mất hoặc
hƣ hỏng phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải chịu trách nhiệm bồi
thƣờng theo quy định của pháp luật.
101
Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong sản xuất, lắp ráp chuyển giao công
nghệ phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và tập huấn nâng cao kỹ năng
sử dụng cho cán bộ CSGT.
Việt Nam là quốc gia đã và đang chịu sự chi phối, ảnh hƣởng sâu sắc
các thành tựu khoa học công nghệ về bảo đảm TTATGT của nhân loại.
Không chỉ riêng phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ CSGT mà hầu hết
các phƣơng tiện giao thông, phƣơng tiện sử dụng trong chỉ huy điều khiển
giao thông, các nguyên tắc cơ bản trong quản lý, điều hành hoạt động GTVT
ở Việt Nam đều đƣợc nhập từ nƣớc ngoài hoặc kế thừa khai thác, sử dụng
kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến. Do đó, về lâu dài cần tăng cƣờng hợp tác
quốc tế trong sản xuất, lắp ráp và chuyển giao công nghệ phƣơng tiện, thiết
bị kỹ thuật nghiệp vụ CSGT. Tranh thủ và mở rộng hơn nữa các nguồn tài
trợ từ ngoài nƣớc dƣới những hình thức, phƣơng pháp khác nhau để tập
trung đầu tƣ mua sắm phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Mặt khác, cần chú trọng hợp tác tập huấn nâng cao trình độ sử dụng
phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ CSGT. Thực trạng trình
độ chuyên môn thấp của không ít cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý
TTATGT hiện nay đã và đang gây ra sự lãng phí không nhỏ trong việc sử
dụng, vận hành hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác chuyên môn
mà ta chƣa sản xuất, lắp đặt đƣợc, phải nhập khẩu bằng một lƣợng ngoại tệ
không nhỏ. Chính vì vậy, cần thiết phải có sự hợp tác tập huấn cho đội ngũ
cán bộ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo CSGT và cán bộ hoạt động thực
tiễn với các quốc gia có nền GTVT tiên tiến. Hình thức cần đa dạng hoá nhƣ
tập huấn ngắn hạn (đối với số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy CSGT đã đƣợc đào
tạo cơ bản trong nƣớc), thƣờng xuyên tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ
trực tiếp công tác (các khoá học ngắn hạn, các hội nghị quốc tế về GTVT;
các chuyên đề giới thiệu công nghệ mới, vật liệu mới...). Bên cạnh đó, cần
khẩn trƣơng xúc tiến thực hiện các dự án, ƣu tiên giải quyết những vấn đề
102
bức xúc, nổi cộm về TTATGT; mời chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực quan
tâm sang Việt Nam giảng dạy, huấn luyện, tập huấn cán bộ CSGT.
Trong thời gian tới lực lƣợng CSGT tham mƣu cho lãnh đạo Bộ Công an báo
cáo Chính phủ lộ trình áp dụng, mở rộng và triển khai mô hình “xử phạt
nguội”, quy trình hóa hoạt động xử phạt; đƣa quy định bắt buộc các chủ
phƣơng tiện phải mở và duy trì một “tài khoản giao thông” khi đăng ký xe để
trong trƣờng hợp có vi phạm Luật GTĐB, lực lƣợng chức năng căn cứ theo
tài khoản ra quyết định xử phạt khấu trừ vào tài khoản giao thông của chủ
phƣơng tiện. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về quy định bắt buộc chủ
phƣơng tiện giao thông cơ giới khi mua bán, cho tặng phải sang tên chính
chủ sở hữu phƣơng tiện và phải đƣợc quản lý nghiêm túc chặt chẽ. Nếu các
trƣờng hợp vi phạm xác minh phƣơng tiện chƣa sang tên chính chủ áp dụng
hình thức xử phạt cao theo hình thức tăng nặng nhằm có sức răn đe.
Bốn là, lực lƣợng cảnh sát giao thông cần phối hợp chặt chẽ với các
lực lƣợng, các ngành có liên quan: các đơn vị nghiệp vụ trong ngành Công
an, Bộ giao thông vận tải, các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong đấu
tranh, xử lý vi phạm hành chính về TTATGT đƣờng bộ cũng nhƣ trong các
mặt công tác khác để hoạt động này luôn diễn ra đồng bộ và hiệu quả, góp
phần đảm bảo TTATGT trên địa bàn. Tăng cƣờng sự phối hợp của lực lƣợng
công an, cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh,
triệt để, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật GTĐB Trong thực hiện tuần
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lƣợng công an giữ vai trò nòng cốt quan
trọng; cần huy động tối đa lực lƣợng tham gia bảo đảm trật tự ATGT, huy
động cả lực lƣợng công an xã, tình nguyện viên, dân phòng không để
trống địa bàn, dù ở nông thôn hay vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục duy trì kết quả
thực hiện bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, không đƣợc
lơi lỏng trong xử lý; cần hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện đội mũ bảo hiểm
đúng cách để đảm bảo an toàn . Nhƣ vậy để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục
103
pháp luật GTĐB không những chỉ làm tốt công tác giáo dục, mà phải coi
trọng những biện pháp cƣỡng chế thực hiện pháp luật. Để tăng cƣờng công
tác tuần tra, kiểm soát ngƣời và phƣơng tiện và cũng nhƣ nâng cao hiệu quả
công tác này cần xây dựng lực lƣợng Cảnh sát giao thông trong sạch vững
mạnh. Mặt khác, trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật
GTĐB cũng phải thƣờng xuyên tổ chức rút kinh nghiệm các chuyên đề, các
đợt cao điểm để đề ra các biện pháp, giải pháp đồng thời phát huy kết quả
đạt đƣợc và khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện công vụ.
Cùng với việc tăng cƣờng trang thiết bị cho các lực lƣợng chức năng, thì
biên chế cho các đơn vị cũng phải luôn đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với tình
hình phát triển chung đặc biệt là với lực lƣợng Thanh tra giao thông vận tải
tại huyện Hữu Lũng.
Năm là, nâng cao chất lƣợng công tác điều tra cơ bản, xây dựng và sử
dụng có hiệu quả cơ sở bí mật trên các tuyến, địa bàn giao thông đƣờng bộ
địa bàn huyện Hữu Lũng để chủ động tiến hành công tác tuần tra, kiểm soát.
Giao trực tiếp cho lực lƣợng tuần tra giao thông đƣờng bộ phải tiến hành
điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở bí mật trên các tuyến, địa bàn giao thông
đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành tuần tra. Chú trọng xây dựng mạng lƣới cơ sở
bí mật phục vụ yêu cầu công tác tuần tra, xử lý vi phạm và nắm tình hình về
đối tƣợng, phƣơng tiện có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội trên các
tuyến giao thông đƣờng bộ. Bên cạnh công tác điều tra cơ bản và xây dựng
cơ sở bí mật cần phải thực hiện tốt các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản khác
theo chức năng, nhiệm vụ của lực lƣợng cảnh sát giao thông do Bộ Công an
quy định nhằm phục vụ có hiệu quả hoạt động tuần tra và xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực TTATGT đƣơng bộ của lực lƣợng cảnh sát giao
thông.
Sáu là, chú trọng thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, chiến sĩ làm
nhiệm vụ tuần tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn
104
giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Để nâng cao hiệu quả
hoạt động xử phạt vi phạm hành chính của lực lƣợng cảnh sát giao thông,
góp phần nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn TTATGT, phải từng bƣớc cải
thiện đời sống của cán bộ, chiến sĩ, quan tâm tổ chức triển khai thực hiện các
quy định của Nhà nƣớc và của Bộ công an về chính sách tiền lƣơng, chế độ
phụ cấp; sửa đổi, bổ sung và hƣớng dẫn thực hiện các quy định về chế độ,
chính sách thăng cấp, nâng lƣơng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân
dân. Ngoài ra, cần có chế độ chính sách phù hợp với cán bộ, chiến sĩ trực
tiếp làm công tác xử phạt vi phạm hành chính, nhất là trong điều kiện cảnh
sát giao thông hiện nay họ phải làm việc trong môi trƣờng độc hại.
Bảy là, Đổi mới phƣơng pháp phát hiện vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông nhƣ:
Phƣơng pháp phát hiện, dừng xe vi phạm để xử phạt; phƣơng pháp truy đuổi
lái xe vi phạm; phƣơng pháp phát hiện vi phạm về tốc độ; phƣơng pháp phát
hiện, xử lý hành vi lái xe trong trạng thái say rƣợu; phƣơng pháp đối phó với
hành vi cản trở, chống lại sự kiểm tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông;
chiến thuật chống đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; phƣơng pháp,
chiến thuật phát hiện, đấu tranh, bắt giữ tội phạm thông qua công tác tuần tra
trên các tuyến giao thông.
Tám là, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật của ngƣời tham gia giao thông, góp phần hạn chế vi phạm hành
chính về TTATGT đƣờng bộ. Để Luật giao thông đƣờng bộ thật sự đi vào
đời sống của nhân dân và trở thành “văn hóa giao thông” thì cần tăng cƣờng
công tác tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đƣờng bộ cho ngƣời tham gia
giao thông, dƣới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề tuyên truyền cho các cá
nhân, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an
toàn giao thông có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp giảm số vụ việc vi phạm
hành chính về TTATGT đƣờng bộ.
105
Đổi mới và duy trì thƣờng xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật giao thông đƣờng bộ Công tác tuyên truyền pháp luật
đƣợc coi là một trong những biện pháp quan trọng giúp ngƣời dân hiểu và
tuân thủ pháp luật GTĐB một cách nghiêm túc và có ảnh hƣởng lâu dài. Do
vậy công tác tuyên truyền pháp luật GTĐB, UBND huyện cần quan tâm chỉ
đạo, đồng thời các cấp, các ngành trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của
đơn vị cũng đã có nhiều hoạt động nhằm đƣa pháp luật GTĐB vào cuộc sống
bằng nhiều hình thức phong phú. Những hình thức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật muốn đạt kết quả cao phải kết hợp giáo dục có tính cộng
đồng với giáo dục theo đối tƣợng; kết hợp giáo dục gia đình với nhà trƣờng
và xã hội; kết hợp với giáo dục và cƣỡng chế; phải tiến hành thƣờng xuyên,
liên tục, có chƣơng trình kế hoạch cụ thể, phải xây dựng đội ngũ tuyên
truyền viên có đủ nhiệt huyết, đủ trình độ hiểu biết pháp luật GTĐB, gƣơng
mẫu trong việc chấp hành pháp luật GTĐB.
106
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nhận thức về nguyên nhân của vấn đề đang tồn tại trong
công tác xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đƣờng bộ ở Hữu
Lũng, cũng nhƣ những nhiệm vụ trong thời gian tới của chính quyền huyện
Hữu Lũng về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã đƣa ra những
khuyến nghị về giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ đƣợc tốt hơn. Các khuyến nghị
này không chỉ đối với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính, mà còn hƣớng tới nhiều chủ thể, cơ quan nhà nƣớc khác có mỗi quan
hệ về công việc. Điều này hƣớng tới việc dân chủ hóa, công khai hóa, minh
bạch hóa hoạt động xử phạt vi phạm hành chính để đảm bảo tính răn đe và
sự nghiêm minh của pháp luật, góp phần ổn định đời sống xã hội
107
PHẦN KẾT LUẬN
Qua thực trạng vi phạm pháp luật GTĐB tại huyện Hữu Lũng có thể
thấy đƣợc số lƣợng các vụ vi phạm pháp luật GTĐB trên địa bàn luôn có
chiều hƣớng gia tăng về số vụ vi phạm, tính nguy hiểm của tai nạn GTĐB,
đƣợc tổng hợp qua số ngƣời chết và bị thƣơng hàng năm do vi phạm GTĐB.
Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý nhà
nƣớc trong lĩnh vực này. Những hạn chế đó cũng đã làm cho hiệu lực pháp
luật GTĐB không đƣợc đảm bảo, trật tự, kỷ cƣơng không đƣợc giữ vững.
Trên khắp những nẻo đƣờng, tuyến phố trong huyện vẫn phổ biến diễn ra
tình trạng xây dựng, lấn chiếm và tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng gây tình
trạng lộn xộn trong xây dựng, khai thác và sử dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng
GTĐB. Do vậy, với một số giải pháp hoàn thiện công tác xử phạt vi phạm
pháp luật GTĐB, nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm trong luận văn
có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, cơ quan chức năng trong
việc tìm giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB cũng nhƣ việc tuyên
truyền giáo dục phạm pháp luật GTĐB một cách có hiệu quả, đồng thời đƣa
pháp luật GTĐB đi vào đời sống nhân dân, cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng
GTĐB tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng nhƣ có
cơ sở hạ tầng GTĐB thuận lợi đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển đất
nƣớc. Trong những nội dung đã đƣợc trình bày trong luận văn, hy vọng rằng
những luận chứng, giải pháp đề cập trong luận văn sẽ có những giá trị tham
khảo đối với các cấp ủy, chính quyền huyện Hữu Lũng trong việc đƣa ra
giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông một cách ổn định, giữ vững
TTATGT, phát triển kết cấu hạ tầng GTĐB bền vững phục vụ cho công cuộc
phát triển kinh tế trong toàn huyện và thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc cùng các huyện trong tỉnh và cả nƣớc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban an toàn giao thông tỉnh Lạng Sơn (2014) Báo cáo s 08/BC-
BATGT ngày 25/01/2014 báo cáo tổng kế ô g đảm bảo trật tự an
g a ô g ă 2013 ươ g ướng, nhi m vụ những tháng
đầu ă 2014, Lạng Sơn.
2 Ban an toàn giao thông tỉnh Lạng Sơn (2014), Kế hoạch s 56/KH-
BATGT g y 21 g 4 ă 2014 Kế hoạch thực hi n Chiế ược
đảm bảo trật tự a g a ô g đường bộ đế ă 2020 ầm
ì đế ă 2030 địa bàn tỉnh Lạ g Sơ .
3 Ban an toàn giao thông tỉnh Lạng Sơn (2015), Báo cáo s 93/BC-
BATGT ngày 19/10/2015 Báo cáo tổng kế 5 ă ực hi n công tác
bả đảm trật tự ATGT 4 ă ực hi n Nghị quyết s 88/NQ-CP
ngày 24/8/2011 của CP v ă g ường thực hi n các giải pháp trọng
tâm bả đảm trật tự, an toàn giao thông.
4 Ban an toàn giao thông tỉnh Lạng Sơn (2016), Kế hoạch s 59/KH-
BATGT ngày 25/4/2016v Kế hoạch bả đảm an toàn giao thông xây
dự g " ă óa g a ô g" Lạng Sơn.
5 Ban an toàn giao thông tỉnh Lạng Sơn (2017), Báo cáo s 09/BC-
BATGT ngày 03/02/2017 Báo cáo kết quả bả đảm trật tự an toàn giao
ô g ă 2016 m vụ và giải pháp nhữ g g đầu ă 2017,
Lạng Sơn.
6 Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2012), Chỉ thị s 18/CT-TW ngày 04
g 9 ă 2012 ă g ường sự ã đạo của Đả g đ i với công
đảm bảo trật tự a g a ô g đường bộ đường sắ đường
thủy nộ địa, Hà Nội.
7 Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy (2016), Kế hoạch s 123/KH-UBND thực hi n
Chỉ thị s 06-CT/TU ngày 18/7/2016 v vi ă g ường công tác quản
lý và bảo v a g ATĐB địa bàn tỉ g a đ ạn 2016-2020,
Lạng Sơn.
8 Bộ Công an (2007), T ô g ư 11/2007/TT-BCA(C11) ngày 31 tháng 08
ă 2007 ướng dẫ quy định vi c sử dụ g ươ g n, thiết
bị kỹ thuật nghi p vụ của lự ượng CSND trong hoạ động tuần tra,
kiểm soát v trật tự, ATGT kèm theo quyế đị 238/2006/QĐ-TTg, Hà
Nội
9 Bộ Công an (2012), T ô g ư 65/2012/TT-BCA ngày 30 tháng 10 ă
2012 quy định nhi m vụ, quy n hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm
soát của CSGT đường bộ, Hà Nội
10 Bộ Công an (2012), T ô g ư 77/2012/TT-BCA ngày 05/12/2012 quy
đị quy ì đ u tra giải quyết tai nạ g a ô g đường bộ, Hà Nội
11 Bộ Công an, Viện Chiến lƣợc và khoa học công an (2005), Từ đ ển
Công an nhân dân Vi t Nam, Nxb CAND Hà Nội.
12 Bộ Chính trị BCH TW Đảng CSVN khóa XI (2011), Chỉ thị s 03-
CT/TW g y 14 g 5 ă 2011 đẩy mạnh vi c học tập và làm
theo t gươ g đạ đức Hồ Chí Minh, Hà Nội.
13 Bộ Giao thông vận tải (2014), T ô g ư 85/2014/TT-BGTVT ngày
31 g 12 ă 2014 cải tạ ươ g g a ô g ơ g ới
đường bộ, Hà Nội
14 Bộ Giao thông vận tải (2015), T ô g ư 46/2015/TT-BGTVT ngày
07 g 09 ă 2015quy định tải trọng, khổ giới hạ đường bộ; ưu
hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạ e đường
bộ; vận chuyể g u ường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa
ươ g k a g a g a ô g đường bộ, Hà Nội
15 Bộ Giao thông vận tải (2013), T ô g ư 55/2013/TT-BGTVT ngày
26 g 12 ă 2013 quy định trách nhi m và xử lý vi phạm trong tổ
chức, quản lý hoạ động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ
trợ vận tả đường bộ, Hà Nội.
16 Bộ Giao thông vận tải (2014), T ô g ư 02/2014/TT-BGTVT ngày
25/02/2014 quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi
phạm hành chính, công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý
nội bộ của thanh tra ngành Giao thông Vận tải, Hà Nội.
17 Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải (2015), T ô g ư 60/2015/TT-
BGTVT ngày 02/11/2015 sửa đổi, bổ sung một s đ u của T ô g ư
63/2014/TT-BGT T g y 07 g 11 ă 2014 ủa Bộ ư ng Bộ
Giao thông vận tả quy định v tổ chức, quản lý hoạ động kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tả đường bộ, Hà Nội.
18 Bộ Tài chính (2013), T ô g ư 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 quy
định thủ tục thu, nộp ti n phạt, biên lai thu ti n phạt và kinh phí từ
gâ ước bả đảm hoạ động của lự ượng xử phạt vi
phạm hành chính, Hà Nội
19 Bộ Tài chính (2014), T ô g ư 105/2014/TT-BTC ngày7/8/2014 sửa
đổ T ô g ư 153/2013/TT-BTC v thủ tục thu, nộp ti n phạt, biên lai
thu ti n phạt và kinh phí từ gâ ước bả đảm hoạ động
của lự ượng xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội
20 Bộ Y tế và Bộ Công an (2014), T ô g ư ịch s 26/2014/TTLT-
BYT-BCA g y 23 g 07 ă 2014 quy định v xét nghi m nồ g độ
cồn trong máu của gườ đ u khiể ươ g g a ô g ơ g ới
đường bộv xét nghi m nồ g độ cồn trong máu của gườ đ u khiển
ươ g g a ô g ơ g ớ đường bộ, Hà Nội.
21 Công an huyện Hữu Lũng (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015,
2016), Báo cáo v Tổng kết bả đảm trật tự a g a ô g ă
2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016.
Chính phủ (2007), Nghị quyết s 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 06
ă 2007 một s giải pháp c p bách nhằm ki m chế tai nạn giao
thông và ùn tắc giao thông, Hà Nội.
22 Chính phủ (2010), Nghị đị 27/2010/NĐ-C g y 24 g 03 ă
2010 quy định vi uy động các lự ượng cảnh sát khác và CA xã
ph i hợp CSGT tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự a GTĐB,
Hà Nội.
23 Chính phủ (2011), Nghị quyết s 88/2011/NQ-CP ngày 24 tháng 08
ă 2011 v ă g ường thực hi n giải pháp trọng tâm bả đảm trật
tự an toàn giao thông, Hà Nội.
24 Chính Phủ (2013), Nghị định s 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng
07 ă 2013 quy định chi tiết một s đ u và bi n pháp thi hành Luật
xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.
25 Chính Phủ (2010), Nghị định s 34/2010/NĐ-C g y 02 g 4 ă
2010 quy định xử phạt vi phạ g ực giao thông
đường bộ, Hà Nội.
26 Chính Phủ (2011) Nghị định s 33/2011/NĐ-C g y 16 g 5 ă
2011 sửa đổi, bổ sung một s đ u của Nghị định s 34/2010/NĐ-CP
g y 02 g 4 ă 2010 ủa Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm
g ự g a ô g đường bộ, Hà Nội.
27 Chính phủ (2013), Nghị định s 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11
ă 2013 quy định xử phạt vi phạm hành g ực giao
ô g đường bộ đường sắt, Hà Nội.
28 Chính phủ (2014), Nghị định S 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11
ă 2014 ửa đổi, bổ sung một s đ u của Nghị định
s 171/2013/NĐ-CP g y 13 g 11 ă 2013 ủa Chính phủ quy
định xử phạt vi phạ g ự g a ô g đường bộ
đường sắt, Hà Nội.
29 Chính phủ (2016), Nghị định s 46/2016/NĐ-C g y 26 g 5 ă
2016 quy định xử phạt vi phạ g ực giao thông
đường bộ đường sắt, Hà Nội.
30 Chính phủ (2010), Nghị định s 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02
ă 2010, Hà Nội
31 Chính phủ (2016), Nghị định s 64/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa
đổi, bổ sung một s đ u của Nghị định s 11/2010/NĐ-CP ngày 24
g 02 ă 2010 ủa Chính phủ quy định v quản lý và bảo v kết
c u hạ tầ g g a ô g đường bộ, Hà Nội
32 Nguyễn Văn Đô (2007), Xử lý vi phạm hành chính tr g ực trật
tự a g a ô g đường bộ Vi t Nam hi n nay, Luận văn thạc
sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành Chính quốc gia.
33 Bùi Xuân Đức (2006), V vi phạm hành chính và hình thức xử phạt vi
phạm hành chính: Những hạn chế và giải đổi mới, Tạp chí Nhà
nƣớc và pháp luật.
34 Học viện Hành chính quốc gia (1996), Cƣỡng chế hành chính, Nxb
Thế giới.
35 Trần Sơn Hà (2011), Cải cách thủ tục hành chính trong xử lý vi phạm
hành chính v trật tự a g a ô g đường bộ Vi t Nam đến
ă 2020, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành
chính quốc gia.
36 Hồ Thanh Hiền (2012), Xử lý vi phạ g ực giao
ô g đường bộ - Qua thực tiễ T . Đ Nẵng, Luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại học QG Hà Nội.
37 Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2001.
38 Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 (luật hiện hành).
39 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
40 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989.
41 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
43 Phòng Cảnh sát Giao thông tỉnh Lạng Sơn (2010, 2011, 2012, 2013,
2014, 2015, 2016), Báo cáo v Tổng kết tình hình kết quả công tác
Công an v đảm bảo trật tự a g a ô g ă 2010 2011 2012
2013, 2014, 2015, 2016
44 Nguyễn Thị Thảo (2012), Xử lý vi phạ g ực
g a ô g đường bộ tỉnh Bắc Ninh, HVHC.
45 Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyế định s 05/2011/QĐ-TTG ngày
24/01/2011 Phê duy t Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng
kinh tế trọ g đ ểm Bắc Bộ đế ă 2020 đị ướ g đế ă
2030, Hà Nội.
46 Thủ tƣớng Chính phủ (2010), Quyế định s 321/2010/QĐ-TTg ngày
05 g 03 ă 2010 vi c phê duy Đ Tă g ường biên chế,
trang thiết bị cho lự ượng Thanh tra giao thông vận tải, Hà Nội.
47 Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 2034/2013/QĐ-TTg ngày
05/11/2013 về phê duyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông
giai đoạn 2013-2015, Hà Nội.
48 Thủ tƣớng Chính phủ (2014) Quyế định s 994/QĐ-TTg ngày 19
g 6 ă 2014Quyế định v vi c Phê duy t Kế hoạch lập lại trật tự
a g a đường bộ đường sắ g a đ ạn 2014 – 2020, Hà
Nội.
49 Thủ tƣớng Chính phủ (2016), Chỉ thị s 29/CT-TTg ngày 05/10/2016
v xử ươ g g a ô g đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá
niên hạn kiể định, Hà Nội.
50 Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân (2006),
Nxb Bộ Tƣ pháp.
51 Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luậ N ước và Pháp
luật, Nxb Công an nhân dân.
52 UBND tỉnh Lạng Sơn (2014), Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày
21 g 4 ă 2014 quản lý và bảo v kết c u hạ tầng giao thông
đường bộ địa ươ g địa bàn tỉnh Lạ g Sơ , Lạng Sơn
53 UBND tỉnh Lạng Sơn (2014), Quyế định s 05/2014/QĐ-UBND ngày
21 g 4 ă 2014 Quyế đị a quy định v quản lý và bảo
v kết c u hạ tầ g g a ô g đường bộ địa ươ g địa bàn tỉnh
Lạ g Sơ Lạng Sơn.
54 UBND tỉnh Lạng Sơn (2016), Kế hoạch s 123/KH-UBND ngày
31/10/2016 v Kế hoạch thực hi n Chỉ thị s 06-CT/TU ngày
18/7/2016 của Ba T ường vụ Tỉnh ủy v ă g ường công tác quản lý
và bảo v a g a đường bộ địa bàn tỉ g a đ ạn
2016-2020, Lạng Sơn.
55 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011), Nxb
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
56 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2016), Nxb
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội .
57 Văn phòng Chính phủ (2014), Thông báo s 305/TB-VPCP ngày
31/7/2014 Thông báo kết luận của Phó Thủ ướng Nguyễn Xuân Phúc -
Chủ tịch Uỷ ban ATGT Qu c gia tại cuộc họp xử lý tình trạng tiêu cực
tại các trạm cân và hi ượng"xã hộ đe " thao túng, bảo kê hoạt
động xe quá tải, quá khổ trên một s tuyế đường bộ, Hà Nội.
58 Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015), Hoàn thi n Quả NN đ i với giao
ô g địa bàn tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sỹ Quản lý Hành
chính công, HVHCQG.
59 Nguyễn Cửu Việt (2005), Giáo trình Luật Hành chính Vi t Nam, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_giao_thon.pdf