Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với
nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, Quận Cầu Giấy có
tốc độ phát triển đô thị diễn ra nhanh chóng. Các khu đô thị không chỉ phát
triển về quy mô, diện tích mà còn được nâng cao về chất lượng các công trình
hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, từng bước hình thành hệ thống các khu đô thị
hiện đại, văn minh, bên cạnh sự phát triển của các khu vực dân cư. Quá trình
phát trển đô thị đang đặt ra yêu cầu rất lớn về công tác quản lý trật tự xây
dựng đô thị.
Trong những năm qua chính quyền Quận Cầu Giấy đã có nhiều cố gắng
trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và quản lý
trật tự xây dựng đô thị, đảm bảo đúng các mục tiêu, nhiệm vụ và quy hoạch
đề ra. Công tác quản lý xây dựng đã đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng được yêu
cầu. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt khó khăn, tồn tại cần khắc phục để đáp
ứng yêu cầu phát triển nhanh của Quận.
Từ những năm đầu thành lập Quận, công tác quản lý xây dựng đô thị còn
bị buông lỏng, số lượng hồ sơ xin phép xây dựng rất ít. Đến nay qua quá trình
phát triển; tổ chức, bộ máy các cơ quan chức năng được kiện toàn, củng cố; đội
ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; thêm vào đó thẩm
quyền được phân cấp ngày càng nhiều nên công tác xây dựng, phát triển và quản
lý đô thị nói chung và công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị nói riêng của
Quận đã có bước phát triển vượt bậc. Số lượng Giấy phép xây dựng được cấp
ngày càng nhiều, tỷ lệ kiểm soát công trình xây dựng ngày càng tăng cao.
Nội dung luận văn đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công
tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên địa bàn
Quận Cầu Giấy, trên cơ sở đó đã đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt
công tác quản lý xây dựng đô thị trong giai đoạn tới.
101 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị – Từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tục, tập quán chọn ngày khởi
công, đổ trần, nên xảy ra tình trạng nhiều công trình thi công trƣớc khi có
giấy phép xây dựng. Vẫn còn hiện tƣợng nể nang, đùn đẩy, né tránh trong thực
hiện nhiệm vu hoặc chƣa quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tham gia
quản lý TTXD; một số cán bộ làm công tác quản lý TTXD hạn chế về nghiệp
vụ; một bộ phận ngƣời dân không tự giác chấp hành cách quy định về TTXD.
Thứ hai, một số chủ thầu sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng (đối với trƣờng hợp sai phép) đã đóng tiền phạt về lỗi vi
phạm hành chính, tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả
nhƣ tự tháo dỡ công trình sai phép còn thực hiện chậm hoặc chƣa thực hiện.
Việc xây dựng không phép, trái phép, sai phép còn xảy ra trên địa bàn
còn nhiều trƣờng hợp phải đến khi có thông tin từ ngƣời dân, báo chí, truyền
thông thì Đội Thanh tra xây dựng, UBND quận mới vào cuộc.
Thứ ba, việc xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng còn thiếu
cƣơng quyết, việc tổ chức thực hiện Quyết định đình chỉ (gửi Quyết định đến
các cơ quan Công an, đơn vị cung cấp dịch vụ nƣớc; có trƣờng hợp lực lƣợng
công an phƣờng chƣa thực hiện đúng quy định cấm thợ, xe vận chuyển vật
liệu vào công trình vi phạm) chƣa đƣợc thực hiện nghiêm.
Những công trình siêu mỏng, siêu méo tồn tại giải quyết vì phấn lớn đã
có từ nhiều năm trƣớc, khi chƣa có quy định cụ thể về thu hồi những thửa đất
không đủ điều kiện xây dựng. Khi phát triển đô thị, thành phố tập trung thu
hồi đất theo chỉ giới, chƣa quan tâm đến những thửa đất còn lại sau thu hồi.
64
Nguyên nhân của những hạn chế trên:
Thứ nhất, công tác lập quy hoạch còn chậm, chƣa có thiết kế đô thị, các
văn bản quy định về đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng còn chồng chéo,
chƣa kịp thời. Đến thời điểm tháng 10/2013 tức là 03 tháng kể từ khi Luật xử
lý vi phạm hành chính có hiệu lực, Chính phủ mới ban hành đƣợc 09 Nghị
định, còn hầu hết các Nghị định chƣa đƣợc ban hành theo kế hoạch, mặc dù
để tháo gỡ tình trạng “Luật chờ Nghị định”, tại phiên họp thƣờng kỳ tháng
6/2013, Chính phủ đã đƣa ra giải pháp đối với các Nghị định quy định chi tiết
Luật xử lý vi phạm hành chính chƣa đƣợc ban hành trong khi Luật có hiệu lực
từ 01/7/2013, cho phép tiếp tục áp dụng quy định tại các Nghị định hiện hành
và các biểu mẫu quyết định, biên bản kèm theo các nghị định này nếu không
trái với tinh thần của Luật xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, ở nhiều địa
phƣơng đã xuất hiện những lúng túng về áp dụng luật, trong khi phải hiểu
“không trái với tinh thần của Luật xử lý vi phạm hành chính” là nhƣ thế
nào.[12, tr.75-80]
Ngoài ra, chế độ, chính sách liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng
không đồng bộ gây khó khăn cho công tác thực hiện các dự án đầu tƣ (nhất là
đối với các dự án hạ tầng kỹ thuật). Năng lực, trình độ của một số ít cán bộ chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu chất lƣợng, tiến độ dự án; ý thức chấp hành pháp luật nhà
nƣớc, chủ trƣơng của Đảng của một bộ phận ngƣời dân còn hạn chế. Một số đơn
vị, UBND các phƣờng chƣa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của mình
trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đô thị, thiếu kiên quyết trong xử
lý vi phạm, xử lý không kịp thời. Một số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực xây
dựng ở một số phƣờng chậm đƣợc phát hiện, chƣa đƣợc xử lý dứt điểm ngay từ
đầu, làm phức tạp, khó khăn cho xử lý, gây bức xúc trong dƣ luận xã hội.
Thứ hai, lực lƣợng tham gia công tác kiểm tra, giám sát về xây dựng
thuộc Đội Thanh tra xây dựng có nghiệp vụ về xây dựng còn chiếm tỷ lệ khiêm
65
tốn. Do vậy, việc kiểm tra, phát hiện vi phạm đối với các dự án lớn nhƣ: khu đô
thị, tòa nhà hỗn hợp, chung cƣ còn khó khăn.
Ngoài ra, sau khi thực hiện Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày
29/03/2013 của Chính phủ (đến ngày 15/5/2013 bắt đầu có hiệu lực) về kiện toàn
cơ cấu tổ chức nhân sự ngành thanh tra xây dựng thì tình hình vi phạm trật tự
xây dựng trong các tháng cuối năm 2013 và 5 tháng đầu năm 2014 tăng lên chủ
yếu là sự gia tăng các trƣờng hợp xây dựng sai phép do lực lƣợng Thanh tra xây
dựng phƣờng, quận đƣợc sắp xếp lại, một số cán bộ, công chức đƣợc luân
chuyển về Thanh tra Sở Xây dựng nên nảy sinh tâm lý không ổn định. Trong
thời gian giao thời chuyển đổi, kiện toàn Thanh tra Xây dựng, một số cán bộ
công chức của Thanh tra Xây dựng phƣờng, quận đã buông lỏng quản lý địa bàn.
Sự phối hợp giữa Thanh tra Xây dựng với UBND quận, huyện, phƣờng trong
thời điểm này có sự thay đổi và không chặt chẽ nhƣ trƣớc do chƣa có quy định
trách nhiệm cụ thể gây ra chồng chéo trong quản lý và chƣa có quy chế phối hợp
quản lý trật tự xây dựng cho đến khi có Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày
14/02/2014 của UBND Thành phồ Hà Nội về việc Ban hành Quy chế phối hợp
quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã,
UBND xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội. [34], [35]
Thứ ba, việc tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về quản lý đô
thị đã đƣợc chú trọng song một số ngƣời dân chƣa có nhận thức đúng mực;
mặt khác cũng có những ngƣời đã đƣợc tuyên truyền, vận động nhƣng vì lợi
ích cá nhân nên cố tình vi phạm.
Đối với các dự án phát triển nhà ở, tòa nhà hỗn hợp, chung cƣ, việc
kiểm tra, phát hiện vi phạm còn gặp nhiều khó khăn, do chủ đầu tƣ quây hàng
rào kín, không phối hợp với Tổ công tác cung cấp hồ sơ. Các hạng mục xây
dựng khi đƣợc thi công bên trong công trình khó khăn cho Tổ công tác xác
định hành vi vi phạm để xử lý kịp thời.
66
Các khu đô thị, khu nhà ở hiện nay một số đã đi vào hoạt động vẫn
chƣa đƣợc bàn giao cho chính quyền địa phƣơng nên việc quản lý hạ tầng kỹ
thuật, quản lý hành chính còn khó khăn. Tại một số khu đô thị mới, các chủ
đầu tƣ buông lỏng quản lý dẫn đến việc sử dụng sai mục đích tại các ô đất
chƣa triển khai thực hiện dự án. [28], [38]
Đối với các khu đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch các dự án nhƣng
chƣa giải phóng mặt bằng hiện do các hộ dân quản lý sử dụng nhƣ phần còn lại
Khu đô thị mới Cầu Giấy (ô đất E1, E2, CV,) hai bên tuyến đƣờng Lê Đức
Thọ kéo dài; ngƣời dân tự ý xây dựng lều lán tạm để cho thuê, kinh doanh
buôn bán vật liệu xây dựng, việc quản lý trật tự xây dựng, xử lý vi phạm của
lực lƣợng chức năng còn rất khó khăn do một số hộ dân tiếp tục tái phạm.
Thứ tư, về trình tự xử lý công trình vi phạm. Theo quy định, thì công
trình vi phạm trật tự xây dựng vừa có thể lập biên bản xử lý vi phạm ngừng
thi công xây dựng công trình, ra quyết định đình chỉ, ra quyết định cƣỡng chế.
Song song với việc lập biên bản thì ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Có nghĩa là công trình vừa phải đình chỉ thi công, có thể phải tháo dỡ vi
phạm, vừa bị phạt tiền. Nhƣng thực tế không áp dụng đƣợc song song hai
hình thức vừa tháo dỡ vừa phạt tiền, phạt tiền liệu có thu đƣợc của ngƣời vi
phạm không nên chỉ tiến hành lập biên bản ngừng thi công, ra quyết định đình
chỉ. Nếu xử lý nghiêm thì ra quyết định cƣỡng chế phá dỡ vi phạm, quận
không cƣơng quyết thì để đấy. Có ra quyết định phạt nhƣng phạt là để đấy, có
khi vẫn còn áp dụng biện pháp phạt cảnh cáo.
Đối với những công trình tái vi phạm, đã bị xử phạt, đƣa ra quyết định
cƣỡng chế giải quyết xong nhƣng chính quyền không đủ khả năng quản lý, để
dân ra lại xây dựng, lấn chiếm đất tập thể để làm quán bán hàng, nhà ở. Việc
tổ chức cƣỡng chế phá dỡ công trình vi phạm phải huy động rất nhiều lực
lƣợng, phƣơng tiện, kinh phí. Tuy nhiên, đôi khi quận không có đủ lực lƣợng
cũng nhƣ kinh phí để thực hiện.
67
Tiểu kết chƣơng 2
Những năm qua, quận Cầu Giấy đã quan tâm và chú trọng nhiều hơn
đến công tác quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo theo quy hoạc đƣợc duyệt.
Nhờ vậy, đã tạo đƣợc những chuyển biến tích cực. Ý thức chấp hành của phần
lớn ngƣời dân đã đƣợc nâng cao, các hành vi vi phạm của chủ thầu đã giảm.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, đặc biệt là ở những địa bàn
mà công tác quản lý còn khiếm khuyết vẫn còn diễn ra.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vẫn chƣa thực sự đƣợc quan
tâm, còn mang tính hình thức. Một bộ phận không nhỏ ngƣời dân thiếu ý
thức, cố tình vi phạm các quy định của pháp luật, xây dựng trái phép vào ban
đêm, ngày lễ, ngày nghỉ.
Công tác quản lý chƣa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Việc kiểm soát các
công trình xây dựng tuy có tiến bộ nhƣng số công trình xây dựng vi phạm sai
phép, không phép, trái phép vẫn còn tồn tại mà chƣa khắc phục đƣợc hậu quả.
Việc phát hiện, xử lý các công trình xây dựng vi phạm còn chƣa đƣợc kịp
thời, chƣa ngăn chặn triệt để đƣợc các trƣờng hợp vi phạm
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị còn chƣa thống
nhất làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, thời gian của hồ sơ cấp phép.
Từ thực trạng trên cho thấy những hạn chế cần phải khắc phục, đƣa ra
những mục tiêu, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc
về trật tự xây dựng nói chung, về xử lý vi phạm hành chính nói riêng.
68
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở ĐÔ THỊ
3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng ở quận Cầu giấy, Hà Nội
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng
định nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, coi đó là cốt lõi để
xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm
công dân, kỷ luật, kỷ cƣơng xã hội và nâng cao năng lực quản lý và điều hành
của Nhà nƣớc theo pháp luật, tăng cƣờng pháp chế XHCN và kỷ luật, kỷ
cƣơng. Trong quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, do đó việc tăng cƣờng đấu tranh
phòng, chống vi phạm pháp luật, coi đó là cốt lõi để xây dựng Nhà nƣớc,
pháp quyền XHCN, phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật,
kỷ cƣơng xã hội. Trong quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tốc độ đô thị hóa cũng ngày
một tăng cao, do đó, việc tăng cƣờng đấu tranh phòng chống vi phạm pháp
luật trong giai đoạn cách mạng hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm lập lại
lại trật tự xã hội, là tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện
đại hóa thắng lợi. [1, tr.2]
Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói riêng là biện pháp quan trọng trong hoạt
động quản lý nhà nƣớc nhằm duy trì trật tự, kỷ cƣơng trong quản lý hành
chính của Nhà nƣớc, liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của ngƣời
dân. Có thể nói, xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp cƣỡng chế quan
trọng nhằm đảm bảo duy trì trật tự quản lý hành chính, góp phần ổn định và
69
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Những định hƣớng chính nhằm nâng
cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
gồm có:
Thứ nhất, kết hợp đồng bộ giữa quản lý trật tự xây dựng với quản lý
đất đai, quy hoạch đô thị, cấp phép xây dựng.
Quản lý trật tự xây dựng bằng pháp luật. Kiên quyết thực hiện chỉ đạo
xây dựng đô thị theo quy hoạch, theo giấy phép xây dựng, tuân thủ các quy
định của pháp luật về an toàn cộng đồng, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống
cháy nổ, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị. Bằng cách pháp luật hóa, quy
chế hóa đƣa công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị từng bƣớc đi vào nề nếp.
Trong quản lý trật tự xây dựng đô thị, các chính sách trong cơ chế quản
lý phải phù hợp, thuận chiều với quy luật đô thị hóa. Tránh chủ quan duy ý
chí, tránh thực thi cảc giải pháp dẫn đến những tác động tiêu cực của dânlàm
cản trở các bƣớc phát triển của đô thị.
Thực hiện đổi mới phân cấp công tác quản lý đô thị, đồng thời có sự
phối hợp chặt chẽ ăn khớp giữa các ngành với nhau, giữa ngành và cấp giữa
các cơ quan chức năng đồng cấp... Sự phối hợp đồng bộ trong hành động của
các ngành, các cấp là một yêu cầu khách quan trong tổ chức, quản lý xây
dựng đô thị.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, phân rõ trách nhiệm và tăng
cƣờng công tác quản lý để có cơ sở triển khai các dự án phát triển đô thị theo
quy hoạch đƣợc duyệt. Tiếp tục hoàn thiện lập, thẩm định và phê duyệt quy
hoạch chi tiết các phƣờng để có cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật
tự xây dựng theo giấy phép xây dựng. [47, tr.80-82]
Tăng cƣờng công tác quy hoạch và chất lƣợng các đồ án quy hoạch, hạn
chế việc điều chình quy hoạch, “quy hoạch treo” làm ảnh hƣởng đến quá trình xây
70
dựng và quản lý phát triển đô thị, dần hoàn thiện thiết kế đô thị, cắm mốc quy
hoạch để có căn cứ cấp giấy phép xây dựng và quản lý sau cấp phép xây dựng.
Bảo đảm công trình xây dựng tuân thủ các quy định về chỉ giới đƣờng
đỏ, chỉ giới xây dựng, thiết kế đô thị, các yêu cầu về an toàn đối với công
trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, di tích
lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của
pháp luật; đảm bảo để quá trình thi công xây dựng, cộng trình thi công xây
dựng không làm ô nhiễm môi trƣờng, tuân thủ các yêu cầu vê an toàn lao
động, phòng chống cháy nổ.
Thứ hai, tích cực chủ động tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật
vào đời sống xã hội.
Tìm hiểu pháp luật để nâng cao hiểu biết về pháp luật nhằm nâng cao ý
thức pháp luật là bổn phận, nghĩa vụ của mỗi công dân và cũng là nhu cẩu
thiết thực của mỗi cán bộ, công chức, của mỗi ngƣời dân. Trách nhiêm đƣa
pháp luật đến với nhân dân trƣớc tiên thuộc về nhà nƣớc nói chung và các cơ
quan quản lý hành chính nói riêng. Vì vậy, các cơ quan nhà nƣớc phải có kế
hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân. Trong đó có sự
phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc các cấp, các ngành và các tổ chức
chính trị xã hội.
Thứ ba, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, dứt điểm vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị.
Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực thi pháp luật
nhằm phòng ngừa và xử phạt các vi phạm pháp luật. Tăng cƣờng kiểm tra
giám sát là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình quản lý, là để khắc phục
việc tuyên truyền, phổ biến một chiều, “phát” mà không “động”, hoặc “đầu
voi đuôi chuột”.
71
Hoạt động xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ, là hoạt động có tính
chất phức tạp. Do đó, việc phát hiện kịp thời những vi phạm sẽ giúp ngăn
chặn tối đa hậu quả do những vi phạm đó gây ra, góp phần nâng cao hiệu quả
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nói riêng và quản lý trật
tự xây dựng nói chung.
Để phát hiện kịp thời những vi phạm về xây dựng, thì cần phải có nhiều
biện pháp kết hợp với nhau nhƣng trong đó, yếu tố con ngƣời là quan trọng
nhất. Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng đô thị của Quận tinh gọn, sát
dân, xử lý công việc nhanh, kịp thời với nguyên tắc tập trung, thống nhất,
phân cấp rõ ràng, trách nhiệm cá nhân. Nâng cao trình độ chuyên môn cho
cán bộ quản lý đô thị. Từng bƣớc trang bị hiện đại phục vụ cho công tác xây
dựng đô thị. Đồng thời, coi trọng việc tuyên truyền tính tự giác, tôn trọng
pháp luật cho ngƣời dân đô thị. [28, tr.4-5]
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng ở đô thị
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đất đai, quy hoạch, cấp
phép xây dựng, xử lý vi phạm hành chính,... tạo cơ sở cho việc xác định vi
phạm và xử lý nghiêm minh
Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc về đô thị, bao gồm hoàn
thiện pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau: đất đai, xây dựng đô thị, môi
trƣờng, cấp phép xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị.
- Đồng bộ trong văn bản pháp luật thể hiện ở sự nhất quán trong việc ra
các văn bản pháp quy liên quan, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện kèm theo.
Ví dụ nhƣ muốn cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng, giảm
bớt phiền hà cho ngƣời dân nhƣng việc đẩy nhanh cấp Giấy chứng nhận
72
quyền sử dụng đất chƣa thực hiện đƣợc thì việc cải cách thủ tục hành chính
không hiệu quả.
- Văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự đầy đủ chi tiết. Phải có từng điều
khoản, quy định với từng đối tƣợng, từng trƣờng hợp khác nhau có thể xảy ra
trong quá trình thực hiện. Nhƣ đối với các khu nhà tập thể, những khu nằm
trong quy hoạch hay với những khu tiếp giáp theo tuyến phố. Nhƣ thế cán bộ
chuyên môn mới có đầy đủ cơ sở pháp lý để giải quyết và việc thực hiện mới
tiến hành dễ dàng. [11], [12], [47]
- Tính khả thi là yếu tố không thể thiếu trong mỗi văn bản pháp luật.
Một văn bản pháp luật thiếu yếu tố này sẽ không đƣợc ứng dụng trên thực tế
mà chỉ mang tính hình thức. Nhƣ thế gây ra sự lãng phí lớn và thể hiện một cơ
sở pháp lý không chặt chẽ. Cần có thăm dò phản hồi từ phía ngƣời dân, lấy ý
kiến tham khảo xác đáng để hoàn thiện văn bản pháp quy trƣớc khi ban hành.
Nhƣ thế, việc ra quyết định sẽ chậm do việc tổng hợp thông tin sẽ rất phức
tạp, và không giải quyết kịp thời những vấn đề “nóng”. Tuy nhiên, cần tối đa
hoá sự đóng góp của ngƣời dân trong mỗi văn bản pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến việc cấp phép xây dựng
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng là yếu tố
quan trọng, là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tác động vào hành vi,
hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân; là căn cứ pháp lý trong suốt quá
trình thực hiện công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.
Sự thiếu hụt, không đồng bộ và chậm ban hành các văn bản hƣớng dẫn
thi hành đã gây ra nhiều bất cập trong việc thực hiện các TTHC về cấp phép
xây dựng. Để việc thực hiện các TTHC trong cấp phép xây dựng đƣợc nhanh
chóng, kịp thời, cần phải:
73
- Đồng bộ trong văn bản pháp luật thể hiện ở sự nhất quán trong việc ra
các văn bản pháp quy liên quan, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện kèm theo.
Ví dụ nhƣ: muốn cải cách TTHC trong cấp phép xây dựng, giảm bớt phiền hà
cho ngƣời dân nhƣng việc đẩy nhanh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
chƣa thực hiện đƣợc thì việc cải cách TTHC không hiệu quả.
Hiện nay, vẫn còn nhiều loại giấy tờ hành chính phức tạp trong thủ tục
cấp phép xây dựng. Tùy thuộc vào từng loại công trình mà thành phần hồ sơ
đề nghị cấp GPXD cũng bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau. Trong đó, có
nhiều giấy tờ mang tính kỹ thuật cho nên những ngƣời có nhu cầu cấp giấy
phép xây dựng phải đi lại rất nhiều lần, gặp khó khăn, mất nhiều thời gian.
Theo quy định mới, để đƣợc cấp GPXD, ngƣời dân phải nộp bản vẽ thể
hiện tổng mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng các tầng điển hình và mặt bằng, mặt
cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính nhƣ: móng, khung, tƣờng, mái
chịu lực Đồng thời, bản vẽ này phải đƣợc những cá nhân, đơn vị có năng
lực đo vẽ thực hiện và phải qua khâu thẩm định, phê duyệt của cơ quan
chuyên môn.
Về các loại giấy tờ kèm theo bộ hồ sơ, quy định mới cũng đòi hỏi khá
chặt chẽ. Cụ thể là phải có giấy tờ nhà, đất hợp pháp nằm trong khu vực đã
đƣợc quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500. Trƣờng hợp xây dựng mới nhà ở
riêng lẻ nằm trong các dự án nhà ở đã đƣợc quy hoạch chi tiết, cũng không
thuộc diện đƣợc miễn GPXD nhƣ trƣớc.
Thêm vào đó, mức phi đối với những bản vẽ thiết kế cũng không nhỏ.
Trƣớc kia, với bản vẽ xin GPXD cũ, mức phí của các công ty đo vẽ chỉ trên
dƣới 15 ngàn đồng/m2 sàn xây dựng. Ví dụ: Với căn nhà chừng 300m2, chi
phí công vẽ cũng chỉ tốn không quá 5 triệu đồng. Nhƣng nay, với bản vẽ kiểu
vẽ thiết kiến trúc nhƣ vậy thì ngƣời dân sẽ phải trả mức khoảng trên dƣới 100
74
ngàn đồng/m2 sàn hoặc 2-3% tổng giá trị đầu tƣ cho công trình, tức là số tiền
thuê vẽ sẽ lên vài chục triệu đồng.
- Văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự đầy đủ chi tiết. Phải có từng điều
khoản, quy định với từng đối tƣợng, từng trƣờng hợp khác nhau có thể xảy ra
trong quá trình thực hiện. Nhƣ đối với các khu nhà tập thể, những khu nằm
trong quy hoạch hay với những khu tiếp giáp theo tuyến phố. Nhƣ thế cán bộ
chuyên môn mới có đầy đủ cơ sở pháp lý để giải quyết và việc thực hiện mới
tiến hành dễ dàng.
- Tính khả thi là yếu tố không thể thiếu trong mỗi văn bản pháp luật.
Một văn bản pháp luật thiếu yếu tố này sẽ không đƣợc ứng dụng trên thực tế
mà chỉ mang tính hình thức. Nhƣ thế gây ra sự lãng phí lớn và thể hiện một cơ
sở pháp lý không chặt chẽ. Cần có thăm dò phản hồi từ phía ngƣời dân, lấy ý
kiến tham khảo xác đáng để hoàn thiện văn bản pháp quy trƣớc khi ban hành.
Nhƣ thế, việc ra quyết định sẽ chậm do việc tổng hợp thông tin sẽ rất phức
tạp, và không giải quyết kịp thời những vấn đề “nóng”. Tuy nhiên, cần tối đa
hoá sự đóng góp của ngƣời dân trong mỗi văn bản pháp luật.
Cụ thể nhƣ: Bổ sung thêm quy định của Nghị định 64/2012/NĐ-CP
ngày 04/9/2012 về diện tích cấp phép xây dựng áp dụng cho các hộ gia đình
có diện tích nhỏ, hẹp. Cần quy định cụ thể, có tính tháo gỡ nhưng vẫn đảm
bảo đô thị không tồn tại những nhà cao tầng siêu mỏng, siêu hẹp. UBND
quận Cầu Giấy cần thƣờng xuyên tiến hành rà soát, cập nhật những văn bản
pháp luật của Nhà nƣớc có liên quan đến cấp phép xây dựng. trình các cấp có
thẩm quyền xem xét, sửa đổi, hoặc xóa bỏ những nội dung không phù hợp với
yêu cầu cải CCHC. Đồng thời, UBND quận cũng cần thƣờng xuyên rà soát,
cập nhật những văn bản mới, văn bản hết hiệu lực để tạo cơ sở cho việc quản
lý tại địa phƣơng.
75
Thứ hai, tăng cường quản lý về quy hoạch xây dựng đô thị
Trên cơ sở những vƣớng mắc về quy hoạch hiện nay, để giải quyết tồn
tại này điều chính yếu là có sự phối kết hợp của các cơ quan chuyên ngành
nhƣ Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội... với
các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng. Những khó khăn này không chỉ
riêng của Quận Cầu Giấy mà là khó khăn chung của cả hệ thống đô thị Việt
Nam trong điều kiện hiện nay. Muốn làm đƣợc điều này thì chúng ta có một
số giải pháp tổng thể sau:
- Tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch
chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu chức năng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội cần huy động các nguồn vốn đầu tƣ cho công
tác khảo sát, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu dân cƣ đô thị hóa để
quy hoạch có thể đi trƣớc, làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tƣ, thiết
kế xây dựng, giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, giao đất hoặc cho
thuê đất và cấp phép xây dựng. Do khối lƣợng lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ
1/500 các khu dân cƣ đô thị hóa trên địa bàn rất lớn, không thể hoàn thành
cùng lúc trong thời gian ngắn nên cần lựa chọn các vùng có nhu cầu đầu tƣ
xây dựng và quản lý phát triển trƣớc mắt để tập trung vốn ƣu tiên cho công
tác khảo sát, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Việc lập, thẩm định, phê duyệt
quy hoạch chi tiết các khu dân cƣ có liên quan đến lợi ích trực tiếp của mỗi
ngƣời dân nên trong quá trình thực hiện, UBND thành phố Hà Nội cần chỉ
đạo theo nguyên tắc kết hợp hài hoà lợi ích cộng đồng và dân cƣ, công bố
công khai cho dân biết, tham gia góp ý kiến và kiểm tra trong quá trình thực
hiện quy hoạch chi tiết.
- Tham gia tích cực vào việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, kiến nghị những khó khăn,
76
vƣớng mắc trong quá trình thực hiện. Đồng thời tăng cƣờng công tác quản lý
xây dựng theo quy hoạch
Các đồ án quy hoạch xây dựng sau khi đƣợc duyệt cần đƣợc tổ chức
thực hiện trên cơ sở các quy chế quản lý; tổ chức công bố và công khai các đồ
án quy hoạch xây dựng để dân biết, dân kiểm tra và thực hiện; đƣa các chỉ
giới quy hoạch và cắm mốc ở ngoài thực địa. Xét duyệt địa điểm xây dựng
theo yêu cầu của các chủ đầu tƣ; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
thông qua việc cấp chứng chỉ quy hoạch và cấp phép xây dựng, tạo điều kiện
để các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình phù hợp với quy hoạch, đảm bảo
chất lƣợng kiến trúc cảnh quan và môi trƣờng đô thị.
Cơ quan chức năng cần tăng cƣờng công tác kiểm tra trật tự xây dựng,
có biện pháp xử lý kiên quyết các trƣờng hợp xây dựng không phép, sai phép,
không đúng với quy hoạch đƣợc duyệt. Trƣớc mắt, cần có biện pháp chấm dứt
việc giao đất, cấp giấy phép xây dựng không theo quy hoạch xây dựng dọc
theo các tuyến đƣờng giao thông và hành lang kỹ thuật.
- Tăng cƣờng thu hút các nguồn vốn đầu tƣ phát triển đô thị theo các dự án
Căn cứ vào quy hoạch đƣợc duyệt, UBND thành phố Hà Nội lập đề án
đầu tƣ và nâng cấp đô thị để làm cơ sở triển khai các dự án đầu tƣ phát triển
kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các dự án bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là
các dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh của các khu công nghiệp, khu đô thị
mới, các khu nhà ở xây dựng tập trung hoặc theo tuyến đối với các trƣờng
hợp có thể thu hồi đất hai bên đƣờng để hình thành một dự án sử dụng quỹ
đất, tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm đầu tƣ xây dựng đồng bộ theo hình
thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Đảm bảo các chỉ tiêu
về chức năng, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ
tầng, quy mô dân số và mật độ xây dựng theo quy định.
77
- Thực hiện phân công, phân cấp và làm rõ trách nhiệm của các đầu
mối trong quản lý quy hoạch xây dựng.
UBND Thành phố cần nghiên cứu sắp xếp bộ máy tổ chức, quy định rõ
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho các cơ sở và tăng cƣờng vai trò của
UBND cấp Quận.
3.2.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý đô
thị nói chung và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị nói riêng
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn đƣợc đặt lên
hàng đầu nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật. Tuy
nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hạn
chế về phạm vi, đối tƣợng, do đó khi có vi phạm xảy ra, nhiều trƣờng hợp đối
tƣợng vi phạm không nhận thức rõ đƣợc hành vi của mình; thậm chí còn có
hành vi chống đối hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh, gây hạn chế cho công
tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị.
Mục đích của giáo dục, đó là hình thành một hệ thống các hiểu biết,
niềm tin, các động cơ và thói quen của hành vi tích cực, các kiến thức pháp
luật đã thu đƣợc giúp cho cá nhân hình thành các định hƣớng giá trị, các mục
đích xã hội khác nhau, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc trật tự hóa
hoạt động có ý thức của cá nhân, thể hiện nòng cốt của ý thức pháp luật.
Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động cùng với đổi mới hình thức
tuyên truyền, vận đồng việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
là yêu cầu bức thuyết hiện nay. Các cấp, các ngành cần quan tâm tuyên
truyền, phổ biến pháp luật hơn nữa. Cần công bố rõ và chi tiết quy trình, thủ
tục cấp phép xây dựng, quy định xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Chính quyền
địa phƣơng cần thƣờng xuyên tuyên truyền các quy định về quản lý trật tự xây
dựng trên hệ thống truyền thanh của phƣờng, cung cấp tài liệu cho các Tổ
78
trƣởng tổ dân phố để tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân. Thanh tra xây
dựng phát văn bản đến các chủ đầu tƣ khi có hoạt động xây dựng.
3.2.1.3. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
Vấn đề quản lý trật tự đô thị, đất đai, quy hoạch, trên địa bàn thành
phố Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian gần đây. Việc tăng cƣờng
vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đặc biệt là ở cơ sở trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật nói chung và trong lĩnh vực trật tự xây dựng ở đô thị nói
riêng cần đƣợc cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết, quy định phù hợp với
đặc điểm tình hình của địa phƣơng để chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng
viên và toàn thể nhân dân thực hiện.
Thực tế cho thấy, khi các cấp các ngành rầm rộ triển khai các chủ
trƣơng, pháp luật của nhà nƣớc thì tình trạng vi phạm pháp luật giảm hẳn.
Nhƣng chỉ một thời gian ngắn buông lỏng quản lý, tình trạng cũ đâu lại
vào đấy. Vì vậy việc thanh tra kiểm tra phải thực hiện thƣờng xuyên , liên
tục, có kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó phải tập trung tăng
cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm
về trật tự xây dựng đô thị, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên,
môi trƣờng.
Cơ quan quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị phải thƣờng
xuyên phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, với Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội, các quận, các phƣờng trong công tác kiểm tra, giám
sát, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng, ngăn ngừa kịp thời hiện
tƣợng cơi nới, lấn chiếm đất đai, lòng đƣờng vỉa hè, chủ động giải quyết
và xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm về trật tự xây dựng, tập kết vật liệu
trái phép, sai quy định.
79
Một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm pháp
luật nói chung và vi phạm trật tự xây dựng nói riêng tại nƣớc ta là việc xử
phạt các hành vi vi phạm chƣa nghiêm. Cũng có thể là do các mối quan hệ
xã hội, cũng có thể do các hành vi tiêu cực của một bộ phận cán bộ công
chức làm công tác quản lý, nên các hành vi sai phạm đƣợc bỏ qua, hoặc
đƣợc xử “nhẹ” so với hành vi sai phạm, dẫn đến là kỷ cƣơng, pháp luật bị
xem nhẹ [48, tr.135]. Trong hoạt động xây dựng, hiện tƣợng phạt cho tồn tại
còn phổ biến, nên ngƣời dân chấp nhận nộp phạt để đạt đƣợc mục đích của
mình. Thực tế còn tồn tại nghịch lý là: Các công trình xây dựng không có giấy
phép xây dựng thì tiền nộp phạt ít hơn chi phí xin cấp giấy phép xây dựng nên
ngƣời dân sẵn sàng nộp phạt thay vì làm thủ tục xin cấp phép xây dựng để
giảm thiểu chi phí và tiết kiệm đƣợc thời gian xin cấp phép xây dựng.
Do vậy, trƣớc hết, Lãnh đạo HĐND và UBND thành phố cần phải
thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo việc triển khai thực hiện hoạt động liên quan
đến quản lý trật tự xây dựng ở đô thị: cấp phép xây dựng, xử lý vi phạm, quy
hoạch đô thị, Tăng cƣờng trách nhiệm, vai trò của ngƣời đứng đầu cơ quan
hành chính các cấp trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện, lựa chọn, bố trí cán
bộ, công chức, kiểm tra chất lƣợng hiệu quả hoạt động quản lý trật tự xây
dựng nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng ở đô thị nói
riêng.
Kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo cho các cơ quan,
đơn vị, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng quy trình,
thủ tục luật định. Xử lý kịp thời những trƣờng gây nhũng nhiều cho ngƣời
dân, làm sai quy định của phát luật.
Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên định kỳ mở những cuộc trao đổi, tiếp
xúc giữa lãnh đạo và công dân, tổ chức để tiếp thu, ghi nhận những ý kiến,
80
phản ảnh kịp thời của ngƣời dân về công tác quản lý trật tự xây dựng, quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị,
3.2.1.4. Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho công chức,
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây
dựng ở đô thị
Thứ nhất, nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức cho công chức thực thi
công vụ.
Một trong những vấn đề mấu chốt trong công tác xử phạt vi phạm hành
chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô
thị nói riêng là vấn đề con ngƣời. Tất cả mọi hoạt động đều phụ thuộc vào con
ngƣời. Vì vậy, hiệu quả hoạt động một phần cơ bản phụ thuộc vào trình độ
của cán bộ thực hiện nhiệm vụ.
Một ý kiến đánh giá khá xác đáng rằng: đội ngũ cán bộ các cấp hiện
nay tuy có tiến bộ về số lƣợng và chất lƣợng, nhƣng vẫn thiếu và còn nhiều
hạn chế về năng lực, trình độ so với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phần lớn cán bộ quản lý Nhà nƣớc đƣợc đào tạo tại
chức, một tỷ lệ khá lớn chƣa đạt chuẩn các chức danh theo quy định; tuổi cao,
lực lƣợng dự bị hạn chế về kiến thức và năng lực. [11], [12]
Để nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBCC hiện nay, cần tiến
hành đồng bộ những biện pháp thiết thực. Chẳng hạn, từng bƣớc nâng cao
chất lựợng tuyển dụng cán bộ; thực hiện định hƣớng đào tạo; bồi dƣỡng cán
bộ dài hạn theo quy hoạch; chú ý các đối tƣợng là lực lƣợng trẻ trong công
nhân, lực lƣợng vũ trang, viên chức trẻ, sinh viên, học sinh ƣu tú. Phát hiện và
lựa chọn cán bộ cấp cơ sở có thành tích xuất sắc, có phẩm chất đạo đức tốt để
tiếp tục đào tạo, tạo nguồn cán bộ cho quận. Cần xây dựng chƣơng trình đào
tạo cán bộ ngắn hạn và dài hạn theo các chuẩn chức danh; tăng cƣờng đầu tƣ
đổi mới nội dung, phƣơng pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học. Thực hiện
81
biện pháp sàng lọc, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ bằng cách kiểm tra,
đánh giá, thay thế những cán bộ yếu kém, sa sút phẩm chất đạo đức; kiểm tra
chặt chẽ việc nâng ngạch, bậc, chuyển ngạch; bố trí công việc phù hợp với
trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ. Cần thực hiện công tác
luân chuyển cán bộ, bổ nhiệm cán bộ có thời hạn, hình thành quy chế điều
phối, luân chuyển cán bộ trong phạm vi toàn thành phố.
Đồng thời, cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân
dân của đội ngũ CBCC hành chính. TTHC, các quy định pháp luật có hoàn thiện
đến đâu, nhƣng nếu tinh thần trách nhiệm, ý thức của con ngƣời chƣa đƣợc cải
cách thì hiệu quả thực thi công vụ cũng sẽ không cao. Hay nói cách khác, cái gốc
của hoạt động pháp luật là cải cách con ngƣời. Bởi vậy, trong thời gian tới, cần
phải thực hiện một số giải pháp nhƣ:
- Tăng cƣờng công tác giáo dục, bồi dƣỡng phẩm chất và năng lực cho
CBCC, đề cao trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công, vô tƣ, giữ gìn lối sống giản dị, trong sạch, vững mạnh, tôn trọng
và tận tụy phục vụ nhân dân.
- Đổi mới và nâng cao chất lƣợng đánh giá, phân loại CBCC (có sự tham
gia nhận xét của các cơ quan, đơn vị cấp trên và cơ quan đơn vị cùng cấp đối với
đánh giá CBCC tại quận); xây dựng kế hoạch, quy hoạch, làm tốt công tác quy
hoạch CBCC; kiên quyết xử lý đối với CBCC trì trệ, không hoàn thành nhiệm vụ,
kịp thời thay thế, luân chuyển và mạnh dạn đề bạt công chức trẻ có năng lực, đủ
sức đảm đƣơng nhiệm vụ theo yêu cầu mới;
- Làm rõ chức trách, phận sự của từng cán bộ, công chức, viên chức tại
UBND quận Cầu Giấy, đặc biệt là làm rõ trách nhiệm ngƣời đứng đầu. Trên cơ sở
đó xây dựng lại tiêu chuẩn cán bộ công chức, viên chức, xác định lại cơ cấu cán
bộ, công chức, quy định chuẩn chế độ công vụ, trách nhiệm và đạo đức công vụ,
thực hiện việc đào tạo, bồi dƣỡng CBCC thực chất hơn, đáp ứng yêu cầu của sự
82
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập. Phải tăng cƣờng kỷ luật, kỷ
cƣơng hành chính và trách nhiệm ngƣời đứng đầu.
- Cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra về công vụ; mạnh dạn xử lý
CBCC nhũng nhiễu, hách dịch, gây khó khăn cho công dân. Theo dõi hòm thƣ
góp ý để tiếp thu ý kiến nhân dân tham gia đóng góp nhằm nâng cao chất lƣợng
phục vụ, cũng nhƣ từng cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từng bƣớc
xây dựng nền hành chính Nhà nƣớc dân chủ, hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ CBCC có
năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý vi phạm trong
lĩnh vực xây dựng ở đô thị
- Với trình độ khoa học công nghệ phát triển nhƣ hiện nay chúng ta hoàn
toàn có thể hƣớng tới việc trả lời trực tiếp mọi vƣớng mắc của nhân dân qua
mạng. Để làm đƣợc điều này trƣớc hết cần có những cán bộ chuyên môn giỏi.
Việc số hoá bản đồ sử dụng đất, đƣa bản đồ quy hoạch, quy định về xử phạt vi
phạm lên hệ thống thông tin, giúp giảm bớt tối đa phiền hà cho ngƣời dân, làm
cho việc quản lý trở nên chính xác và hiệu quả.
Tuy nhiên, những chƣơng trình phần mềm này vẫn còn mới mẻ với các cán
bộ quản lý đô thị. Vì vậy, cần có sự đầu tƣ tích cực cho những khoá học đào tạo
về công nghệ ứng dụng, nâng cao khả năng quản lý của các cán bộ chuyên môn.
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể
Thứ nhất, thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát các văn bản trên địa
bàn. Đối với các văn bản đã hết hiệu lực cần phải hủy bỏ. Đồng thời, cần phải có
những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật, Nghị định, Thông tƣ của
cơ quan nhà nƣớc cấp trên cho phù hợp với thực tiễn. Cụ thể nhƣ về hệ thống quy
phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, nhƣ
đã phân tích ở chƣơng 2 đã có một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên,
trƣớc tình trạng một số tổ chức cá nhân cố tình vi phạm pháp luật, lẩn tránh trách
83
nhiệm, tác giả cho rằng cần phải bổ sung một số quy định và nâng mức xử phạt
của một số quy định nhằm tăng hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể:
- Kiến nghị tăng mức xử phạt quy định tại Khoản 1, Điều 13 Nghị định
121/2013/NĐ-CP (đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình
không che chắn hoặc có che chắn nhƣng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống
các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định
đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ) tăng từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng lên
thành từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Dễ nhận thấy rằng những hành vi này dễ gây thiệt hại, nguy hiểm cho
ngƣời xung quanh, tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trƣờng, và cũng dễ bị
phát hiện. Trong thời gian qua, những hành vi vi phạm thuộc nhóm này tại
quận Cầu Giấy xảy ra thƣờng xuyên nhƣng thƣờng chỉ áp dụng biện pháp
nhắc nhở, chính việc xử lý chƣa nghiêm khiến cho tình trạng này vẫn thƣờng
xuyên xảy ra.
- Kiến nghị bổ sung quy định xử phạt đối với các điểm kinh doanh vật
liệu xây dựng để vật liệu xây dựng trên vỉa hè không đúng quy định; mức
phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Kiến nghị bổng sung Khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP
cần quy định cụ thể cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền định giá, xác định
“giá trị phần xây dựng sai phép” của công trình. [39], [40], [41]
Thứ hai, UBND quận thành lập Tổ công tác liên ngành thƣờng xuyên
đi kiểm tra các công trình xây dựng (1 tuần/ 1 lần), trong quá trình kiểm tra
nếu phát hiện vi pham sẽ trực tiếp liên hệ với UBND các phƣờng, Đội Thanh
tra xây dựng để kịp thời xử lý vi phạm.
84
Tập trung giải quyết đơn thƣ khiếu nại của nhân dân, về trật tự xây
dựng, không để các vụ việc tồn đọng gây bức xúc trong khu dân cƣ, tổ dân
phố, không để phát sinh các điểm nóng trên địa bàn.
Tăng cƣờng sự phối hợp giữa lực lƣợng Đội Thanh tra xây dựng quận
với UBND các phƣờng: thƣờng xuyên kiểm tra các trƣờng hợp xây dựng trên
địa bàn, đặc biệt là đối với dự án đầu tƣ xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở
cao tầng, các dự án độc lập trên địa bàn quận; phát hiện và tham mƣu xử lý
kịp thời, dứt điểm các vi phạm về trật tự xây dựng; không để tình trạng phản
ánh của báo chí gây bức xúc dƣ luận.
Thứ ba, thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, cử cán bộ chuyên môn đi học
các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng để tham mƣu xử phạt đúng thẩm quyền, trách nhiệm, nghiêm minh
và kịp thời. Đồng thời, cần định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực
hiện công tác này trên địa bàn quận Cầu Giấy, kịp thời động viên khen thƣởng
tập thể, cá nhân có thành tích tốt. Đặc biệt, cần thƣờng xuyên tổ chức kiểm
điểm, rút kinh nghiệm, kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức chƣa hoàn
thành nhiệm vụ đƣợc giao; vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng hoặc có biểu hiện tiêu cực trong quản lý xây
dựng nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nói
riêng.
85
Tiểu kết chƣơng 3
Từ những nguyên nhân tồn tại, vƣớng mắc đã đƣợc đề cập ở chƣơng 2
và phƣơng hƣớng nêu ở chƣơng 3. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà về trật tự xây dựng nói
chung và đặc biệt là hoạt động xử phạt vi phạm hanh chính trong lĩnh vực xây
dựng ở đô thị.
Các giải pháp ở chƣơng 3 nhằm hƣớng đến giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, rà soát đảm bảo tính đồng bộ của phát luật trong xử phạt vi
phạm hành chính, pháp luật về đất đai, quy hoạch, cấp phép xây dựng, tạo cơ
sở cho việc xác định vi phạm và xử lý nghiêm minh
Thứ hai, tuyên truyền chính sách pháp luật trong xử phạt vi phạm trong
lĩnh vực xây dựng đô thị .
Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất cho cán bộ chuyên
môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử phạt vi phạm trong lĩnh
vực xây dựng đô thị.
Thứ tư,tăng cƣờng công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị.
Ngoài ra còn đề xuất một số giải pháp bổ sung một số quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, nhằm nâng cao tính răn đe.
Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị
luôn là vấn đề nóng đối với các địa phƣơng, các cấp, các ngành trong quá
trình đô thị hóa. Để hoạt động xây dựng đi vào nề nếp, cần có nhiều giải pháp
đồng bộ, trƣớc mắt cần tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng nói
chung và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng nói riêng. Thực hiện tốt
đƣợc vấn đề này sẽ góp phần giảm hệ lụy đáng kể do cá hành vi vi phạm trật
tự xây dựng gây ra, lập lại kỷ cƣơng hành chính.
86
KẾT LUẬN
Thực hiện chủ trƣơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cùng với
nhịp độ tăng trƣởng kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, Quận Cầu Giấy có
tốc độ phát triển đô thị diễn ra nhanh chóng. Các khu đô thị không chỉ phát
triển về quy mô, diện tích mà còn đƣợc nâng cao về chất lƣợng các công trình
hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, từng bƣớc hình thành hệ thống các khu đô thị
hiện đại, văn minh, bên cạnh sự phát triển của các khu vực dân cƣ. Quá trình
phát trển đô thị đang đặt ra yêu cầu rất lớn về công tác quản lý trật tự xây
dựng đô thị.
Trong những năm qua chính quyền Quận Cầu Giấy đã có nhiều cố gắng
trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và quản lý
trật tự xây dựng đô thị, đảm bảo đúng các mục tiêu, nhiệm vụ và quy hoạch
đề ra. Công tác quản lý xây dựng đã đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu
cầu. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt khó khăn, tồn tại cần khắc phục để đáp
ứng yêu cầu phát triển nhanh của Quận.
Từ những năm đầu thành lập Quận, công tác quản lý xây dựng đô thị còn
bị buông lỏng, số lƣợng hồ sơ xin phép xây dựng rất ít. Đến nay qua quá trình
phát triển; tổ chức, bộ máy các cơ quan chức năng đƣợc kiện toàn, củng cố; đội
ngũ cán bộ đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ; thêm vào đó thẩm
quyền đƣợc phân cấp ngày càng nhiều nên công tác xây dựng, phát triển và quản
lý đô thị nói chung và công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị nói riêng của
Quận đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Số lƣợng Giấy phép xây dựng đƣợc cấp
ngày càng nhiều, tỷ lệ kiểm soát công trình xây dựng ngày càng tăng cao.
Nội dung luận văn đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công
tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị trên địa bàn
Quận Cầu Giấy, trên cơ sở đó đã đƣa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt
công tác quản lý xây dựng đô thị trong giai đoạn tới.
87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám
Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII;
2. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày
03/4/2008 của Bộ Xây dựng ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy
hoạch xây dựng”;
3. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư liên tịch 04/2009/TT-BXD ngày
10/4/2009 thi hành Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng; kinh doanh, bất động sản; quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
4. Bộ Xây dựng (2012), Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012
của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số
64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng;
5. Chính phủ (2007), Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007
chủa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
6. Chính phủ (2008), Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 về hướng
dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
7. Chính phủ (2012), Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của
Chính phủ về cấp phép xây dựng;
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 về
rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 15/02/2013 về
tổ chức hoạt động Thanh tra ngành xây dựng;
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013
của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây
88
dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
11. Nguyễn Thanh Hải (2014), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị từ thực tiễn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc
sĩ Luật Hành Chính, Học viện Khoa học xã hội;
12. Nguyễn Kim Hoàng (2009), Quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở đô
thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính
công, Học viện Hành chính Quốc gia;
13. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước
về đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;
14. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Luật Hành chính
và tài phán hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội;
15. Phòng Kinh tế quận Cầu Giấy (2005), Báo cáo về tình hình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế tại quận Cầu Giấy;
16. Phòng Kinh tế quận Cầu Giấy (2010), Báo cáo tình hình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tại quận Cầu Giấy;
17. Phòng Kinh tế quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo tình hình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tại quận Cầu Giấy;
18. Phòng Nội vụ quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo tổng hợp cán bộ, công
nhân, viên chức lao động tại Phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy năm 2016;
19. Phòng Nội vụ quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo tổng hợp nhân sự
Thanh tra xây dựng quận Tây Hồ giai đoạn 2013 – 2016;
20. Phòng Tài nguyên môi trƣờng quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo về
tình hình biến động đất của Quận Cầu Giấy giai đoạn 2005 – 2016;
21. Phòng Thanh tra quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo số vụ vi phạm trật
tự xây dựng giai đoạn 2011 – 2016;
89
22. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2011), Báo cáo tổng kết năm 2011
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012;
23. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013;
24. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014;
25. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015;
26. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016;
27. Phòng Thống kê quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo tổng kết năm 2016
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017;
28. Quận ủy Cầu Giấy (2008), Thông tri số 22-TT/QU về việc tăng
cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, bảo vệ môi trường, sử dụng
đất đai, khai thác các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ môi trường, đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, thực hiện nếp sống văn
minh đô thị theo quy định của pháp luật trên địa bàn quận Cầu Giấy;
29. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính;
30. Quốc hội (2013), Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
31. Quốc hội (2014), Luật xây dựng;
32. Quốc hội (2015), Luật Quy hoạch đô thị;
33. Đặng Thanh Sơn (2010), Cơ chế bảo đảm thi hành Luật xử lý vi
phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội;
34. Thanh tra xây dựng quận Cầu Giấy, Báo cáo tổng kết các năm;
35. Thành ủy (2010), Nghị quyết 06-NQ/Th.U, ngày 18/02/2010 về tăng
cường, chấn chỉnh công tác quản lý đô thị;
90
36. Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày
18/6/2007 thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng Quận, Huyện và Thanh tra
xây dựng xã, phường, thị trấn;
37. UBND quận Cầu Giấy (2010), Kế hoạch số 09/KH-UBND, ngày
18/12/2010 cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 06, Chương trình 09 của
Quận Ủy, chỉ đạo UBND các phường, các phòng ban chức năng tăng cường
công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh
vực xây dựng ở đô thị;
38. UBND quận Cầu Giấy (2011), Kế hoạch số 01/KH-UBND về việc
triển khai thực hiện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn
quận Cầu Giấy năm 2011;
39. UBND quận Cầu Giấy (2013), Báo cáo số 260/BC-UBND của về kết
quả thực hiện Cải cách hành chính năm 2013;
40. UBND quận Cầu Giấy (2014), Báo cáo số 198/BC-UBND về kết quả
thực hiện Cải cách hành chính năm 2014;
41. UBND quận Cầu Giấy(2015), Báo cáo số 188/BC-UBND về kết quả
thực hiện Cải cách hành chính năm 2015;
42. UBND quận Cầu Giấy (2015), Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính số 214/QĐ-XPVPHC năm 2015 đối với Công ty Cổ phần Đầu tư
Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy đối với hành vi Cản trở chống lại việc thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
43. UBND quận Cầu Giấy (2016), Báo cáo số 208/BC-UBND về kết quả
thực hiện Cải cách hành chính năm 2016;
44. UBND quận Cầu Giấy (2017), Báo cáo số 254/BC-UBND về kết quả
thực hiện Cải cách hành chính năm 2017;
45. UBND Thành phố Hà Nội (2007), Quyết định số 99/2007/QĐ-UBND
ngày 05/9/2007 của UBND Thành phố Hà Nội Kiện toàn, củng cố về tổ chức
91
Thanh tra xây dựng Quận, Huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn
tại Thành phố Hà Nội;
46. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một
số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
47. Nguyễn Ngọc Vân (2013), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng ở quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành
chính công, Học viện Hành chính Quốc gia;
48. Võ Khánh Vinh (2012), Xã hội học pháp luật. Những vấn đề cơ bản.
NXB khoa học xã hội;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_xay_dung.pdf