Những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT là những
nghề kinh doanh đặc biệt phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu về văn hóa, giải
trí, thương mại, y tế. của cộng đồng xã hội nhưng lại có liên quan chặt chẽ đến
công tác đảm bảo ANQG và giữ gìn TTATXH.
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, các cơ sở kinh doanh có điều
kiện về ANTT trên địa bàn toàn quốc trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh cả về
số lượng, quy mô lẫn tính chất hoạt động. Đây vừa là điều kiện thuận lợi để góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, đồng thời cũng tạo ra nguyên nhân để
bọn tội phạm và các phần tử xấu có thể lợi dụng khai thác nhằm thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật. Để có thể phòng ngừa tội phạm cũng như các vi phạm
pháp luật khác trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, đáp ứng yêu
cầu của tình hình thực tiễn, cần thiết phải đổi mới, nâng cao hiệu quả xử phạt vi
phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự.
Với nhận thức đó, luận văn đã tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích
những vấn đề lý luận xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, đặc biệt tập trung làm rõ
những yếu tố chủ yếu, trực tiếp ảnh hưởng, tác động tới hiệu quả công tác xử
phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá một cách khách
quan thực trạng tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trong thời gian vừa
qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử
phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự phục vụ phòng ngừa tội phạm và giữ gìn an ninh, trật
tự trong thời gian tới.109
Tuy nhiên, do bản thân vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác nghiên cứu
khoa học và kinh nghiệm thực tiễn, nên luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. học viên rất mong nhận được sự tham gia, đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học, các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
123 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
88
Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hành chính
nhà nƣớc. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các hành vi
nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác thanh
tra, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Phát hiện,
xử lý nghiêm các vụ tham nhũng, tập trung xử lý các vụ án lớn, xã hội quan
tâm. Nâng cao hiệu quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt công
tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý kiến nghị của ngƣời dân, doanh nghiệp.
Nhƣ vậy có thể thấy đây cũng là điều kiện và là cơ hội để các ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phát triển mạnh mẽ,
nhƣng đây cũng là bài toán đặt ra đối với các cơ quan quản lý.
3.1.2. Nội dung dự báo
Trên cơ sở các quy định của pháp luật ngày càng cụ thể hơn nhƣ quy
định rõ những điều kiện của các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự; các chính sách pháp luật đối với các ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về ANTT ngày càng đƣợc nới rộng hơn theo định
hƣớng tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân thực hiện quyền tự do kinh
doanh. Các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực ngày càng đƣợc tinh gọn,
không còn những bất cập từ phía cơ quan hành chính thì kéo theo đó là sự
tăng trƣởng một cách mạnh mẽ các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về ANTT; số lƣợng các cơ sở kinh doanh của từng
ngành, nghề đâu tƣ kinh doanh cũng dần đƣợc cân đối và đa dạng hơn; các
thành phần kinh tế, đặc biệt là các cơ sở có đầu tƣ của nƣớc ngoài ngày càng
nhiều hơn.
Do đặc điểm của các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự dễ bị tội phạm và các phần tử xấu lợi dụng để thực hiện hành
vi vi phạm phạm pháp luật. Vì vậy, trong thời gian tới các đối tƣợng hoạt
động phạm tội, các đối tƣợng hoạt động vi phạm pháp luật và các đối tƣợng
89
hoạt động tệ nạn xã hội sẽ chú ý lợi dụng triệt để những sơ hở, thiếu sót
trong công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT
để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với những thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt, phƣơng thức phạm tội mới. Tình hình tệ nạn xã hội lợi dụng hoạt
động của cơ sở kinh doanh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhƣ: mại dâm trong
các cơ sở cho thuê lƣu trú, cơ sở xoa bóp; cờ bạc trong casino; sử dụng trái
phép các chất ma túy trong các cơ sở kinh doanh karaoke, nhà nghỉ, khách
sạn...gây khó khăn không nhỏ cho lực lƣợng chức năng, đặc biệt là lực lƣợng
CAND thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Tuy nhiên, công tác quản lý các cơ sở
kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT ngày càng
chặt chẽ hơn, mang tính chất khoa học hơn, hệ thống các văn bản pháp quy
ngày càng hoàn thiện hơn. Có tác dụng làm giảm bớt, bịt kín sơ hở mà tội
phạm và phần tử xấu có thể lợi dụng hoạt động từ đó cũng làm giảm bớt tội
phạm và vi phạm pháp luật xảy ra trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT.
Mặc dù hệ thống pháp luật của nƣớc ta ngày càng ổn định và chặt chẽ,
nhƣng các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự còn nhiều bất
cập, chồng chéo hoặc chƣa rõ ràng. Chính vì thế thời gian tới có thể còn có
nhiều vụ việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự chƣa thực hiện chính xác, kịp
thời, chƣa đảm bảo nâng cao đƣợc tính nghiêm minh của pháp luật, nhiều
hành vi vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có
điều kiện về ANTT có thể chƣa bị phát hiện và xử lý kịp thời.
Trong thời gian tới, công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có
điều kiện về an ninh, trật tự vẫn sẽ luôn đƣợc quan tâm tạo điều kiện đúng
90
mức để nâng cao vai trò quản lý và trách nhiệm của các cơ quan, ngành.
Chính phủ và các Bộ sẽ có những chỉ đạo các cấp, ngành cùng tham gia vào
công tác quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Bồi dƣỡng về kiến thức,
nghiệp vụ, ngoại ngữ, pháp luật, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ làm
công tác xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh
doanh có điều kiện về ANTT đáp ứng yêu cầu của công tác đảm bảo ANTT
trong tình hình mới. Tăng cƣờng các trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ cho
công tác quản lý đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác quản lý các cơ
sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT đạt hiệu
quả cao, đảm bảo ANTT trong toàn quốc.
3.2. Phƣơng hƣớng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong
quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đền xử
phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện.
- Thƣờng xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
nhất là những vƣớng mắc về thủ tục, thẩm quyền xử phạt; đề xuất cơ quan có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các hành vi quy định tại Nghị định
167/2013/NĐ-CP cho phù hợp với quy định của văn bản quy phạm pháp luật
nhƣ: Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện an
ninh, trật tự đối với ngành, nghề đẩu tƣ kinh doanh có điều kiện, nhƣ hành vi:
Hoạt động kinh doanh khi chƣa đƣợc cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự; lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tƣ kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an
91
ninh, trật tự, trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cho mƣợn,
cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, làm giả
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; làm giả hồ sơ, tài liệu để đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; sửa chữa, tẩy xóa
nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; sử dụng
dịch vụ bảo vệ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân, hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thƣờng
của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân, tiến hành đòi nợ khi chƣa có hợp đồng ủy quyền của
chủ nợ; chƣa có văn bản thông báo cho Công an xã, phƣờng, thị trấn nơi tiến
hành đòi nợ trƣớc khi thực hiện đòi nợ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó
khăn để không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
trái với quy định của Nghị định này; cản trở, gây phiền hà, xâm phạm quyền
tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân; bao che các hành vi vi phạm pháp luật
của ngƣời có liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định tại
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP theo hƣớng tăng mức xử phạt đối với một số
hành vi có tính chất nguy hiểm, ảnh hƣởng trực tiếp đến an ninh, trật tự liên
quan đến quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT
nhằm đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, nhƣ tăng mức phạt từ 500
nghìn đồng đến 01 triệu đồng lên mức phạt từ 01 triệu đồng đến 1,5 triệu
đồng đối với hành vi “Sử dụng người không đủ điều kiện tiêu chuẩn vào làm
việc trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự” quy định tại
điểm a, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 167/NĐ-CP. Đồng thời, báo cáo đề
xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ dung quy định của Luật xử lý vi
92
phạm hành chính liên quan đến thẩm quyền xử phạt của các chức danh nhƣ
đã phân tích ở phần trên theo hƣớng ƣu tiên, tập trung vào một đầu mối cho
thẩm quyền xử phạt của ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính ở địa phƣơng,
cụ thể là Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp đối với vụ việc vi phạm hành
chính khi vƣợt quá thẩm quyền xử phạt nhƣ đã nêu trên.
3.2.2. Củng cố, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán
bộ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện về ANTT
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ là một trong những vấn đề
then chốt, quyết định hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong
quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Trƣớc yêu cầu
của công tác quản lý đặt ra ngày càng cao, vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao
trình độ, năng lực cho cán bộ chiến sĩ để đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình
mới, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Đối với ngành Công an nhân dân:
+ Bộ Công an cần thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát về biên chế
cũng nhƣ về chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, chiến sỹ tiến hành công tác quản lý
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT (cán bộ Cục Cảnh sát
QLHC về TTXH và Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH , cán bộ Đội Cảnh sát
QLHC về TTXH Công an cấp huyện và Cảnh sát khu vực thuộc Công an các
phƣờng; Các lực lƣợng có liên quan đến công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về ANTT nhƣ: An ninh, phòng cháy chữa cháy, Cảnh
sát trật tự, Cảnh sát giao thông). Từ kết quả kiểm tra rà soát, căn cứ vào các quy
định có liên quan tiến hành kiện toàn về tổ chức, biên chế cán bộ, đảm bảo đủ
số lƣợng để quán xuyến địa bàn, quản lý hoạt động của các ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về ANTT. Số cán bộ đƣợc phân công xử phạt vi phạm
hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT
93
cần phải đƣợc lựa chọn từ những cán bộ có trình độ, năng lực. Mặt khác cũng
cần điều chuyển công tác khác đối với những cán bộ chiến sỹ không đủ năng
lực, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về ANTT.
+ Cấp uỷ, lãnh đạo Công an các cấp cần thƣờng xuyên quan tâm, giáo
dục chính trị, tƣ tƣởng, nâng cao nhận thức, bản lĩnh nghề nghiệp để mọi cán
bộ chiến sĩ tự tu dƣỡng, rèn luyện, góp phần hình thành tƣ tƣởng, thái độ đúng
đắn trong quá trình công tác; phải xác định công tác xử phạt vi phạm hành
chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT là
một nhiệm vụ quan trọng cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, kiên trì,
bền bỉ, không đƣợc chủ quan, sao nhãng, lơ là, mất cảnh giác, không đƣợc chỉ
coi đó là hoạt động hành chính đơn thuần nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu công
tác phòng ngừa tội phạm trong tình hình mới.
+ Lực lƣợng có liên quan cần chủ động tham mƣu cho Lãnh đạo Công
an các cấp trực tiếp hoặc phối hợp với các trƣờng (Học viện Cảnh sát nhân dân,
Trƣờng Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I) mở các đợt tập huấn, bồi dƣỡng chuyên
đề về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về ANTT cho những cán bộ trực tiếp tiến hành công
tác này. Nội dung tập huấn, bồi dƣỡng tập trung vào phƣơng pháp, cách thức
xử phạt; quy trình xử phạt; thực hiện biện pháp xử phạt. Bên cạnh đó phải áp
dụng các biện pháp nghiệp vụ để trực tiếp phòng ngừa, đấu tranh với các hành
vi vi phạm lợi dụng các cơ sở kinh doanh. Cũng cần chú ý bồi dƣỡng cho lực
lƣợng này các kiến thức pháp luật, ngoại ngữ có liên quan. Mặt khác, tổ chức
xây dựng, thực hiện các chuyên đề chuyên sâu về việc xử phạt vi phạm hành
chính trong quản lý từng loại ngành, nghề. Hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết
rút kinh nghiệm, đánh giá và có biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả các biện
94
pháp tiến hành. Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá tay nghề và có kế hoạch bồi
dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lƣợng đƣợc phân công.
+ Lãnh đạo Công an các cấp cần có kế hoạch trang bị các phƣơng tiện
cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lƣợng tiến hành công tác xử phạt vi
phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự để lực lƣợng này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.
Cần phối hợp với các ban ngành, cơ quan chức năng, Mặt trận tổ quốc, Ủy
ban nhân dân hỗ trợ, tạo điều kiện về kinh phí, phƣơng tiện, các công cụ
cần thiết cho lực lƣợng này thực hiện tốt chức năng quản lý và phòng chống
tội phạm, vi phạm pháp luật trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về ANTT. Trang bị thêm cho lực lƣợng này các thiết
bị chuyên dùng cần thiết, nhất là các phƣơng tiện thông tin, liên lạc, thiết bị
đo cƣờng độ ánh sáng, âm thanh, phƣơng tiện ghi âm, ghi hình, các test kiểm
tra ma túy. Đây là các phƣơng tiện quan trọng hỗ trợ cho lực lƣợng CAND
trong việc nắm tình hình, kiểm tra, phát hiện xử lý tội phạm, xử phạt các vi
phạm pháp luật trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có
điều kiện về ANTT.
+ Công tác cán bộ, xây dựng lực lƣợng, nâng cao trình độ, năng lực cho
lực lƣợng chuyên trách cũng cần gắn với thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý
nhằm nâng cao trách nhiệm cho các lực lƣợng trực tiếp tiến hành, đồng thời
hạn chế tối đa những điều kiện mà các đối tƣợng có thể lợi dụng mua chuộc
làm tha hóa cán bộ quản lý.
+ Kiên quyết xử lý đúng quy định của pháp luật, của ngành với những
cán bộ lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để thực hiện các hành vi vi phạm
trong quá trình quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
ANTT; luân chuyển đối với những cán bộ có năng lực chuyên môn yếu trong
thực hiện nhiệm vụ.
95
- Đối với các Cơ quan, ngành khác
Để thực hiện tốt chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý
ngành, nghề đâu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thì đòi hỏi các
cơ quan, ngành liên quan phải tập trung nâng cao chất lƣợng hệ thống cán bộ
làm công tác này từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
Rà soát biên chế cán bộ, lựa chọn những ngƣời đã đƣợc đào tạo chuyên
sâu hoặc những ngƣời đã đƣợc đào tạo chuyên ngành luật, nếu cán bộ chƣa
đƣợc đào tạo thì các bộ, ngành, cơ quan phải tiến hành có kế hoạch bồi
dƣỡng, tập huấn cho cán bộ về chuyên môn xử phạt vi phạm hành chính trong
quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Quan tâm hơn nữa về chế độ chính sách đối với lực lƣợng này, bên
cạnh đó tiếp tục đầu tƣ các trang thiết bị chuyên dùng cho lực lƣợng này trong
khi tiến hành các nhiệm vụ có thể sử dụng đƣợc.
Thƣờng xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng đối với
những cán bộ làm công tác này, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi tiêu
cực trong công tác này.
Tham mƣu cho lãnh đạo cấp trên xây dựng quy chế phối hợp giữa lực
lƣợng xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của các Bộ, ngành, cơ quan với lực
lƣợng CAND một cách rõ ràng, tránh chồng chéo hạn chế những sơ hở, thiếu
sót xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có
điều kiện về ANTT.
3.2.3. Tăng cường công tác nắm tình hình để phát hiện, xử phạt vi
phạm của các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện về ANTT
Nắm tình hình là biện pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất
lƣợng, hiệu quả công tác quản lý, phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp
96
luật có thể xảy ra trong các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
ANTT. Dựa trên kết quả của công tác nắm tình hình mới có thể đề ra kế hoạch,
những biện pháp quản lý cho phù hợp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác
nắm tình hình, cần tập trung vào một số vấn đề chính sau:
- Theo phạm vi trách nhiệm đã đƣợc phân công, lực lƣợng Công an các
cấp cần đẩy mạnh công tác nắm tình hình các cơ sở kinh doanh ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT, thu thập, bổ sung tài liệu, tập hợp
xây dựng hồ sơ phục vụ việc quản lý và xây dựng, triển khai các kế hoạch
phòng chống vi phạm pháp luật trong các cơ sở kinh doanh. Trong đó, tập
trung vào các tài liệu phản ánh về: cơ cấu, tính chất loại hình kinh doanh; thành
phần, đặc điểm đối với từng cơ sở kinh doanh; sơ đồ, cấu trúc, mô hình cơ sở
kinh doanh; đặc điểm chủ cơ sở, các thành viên hoạt động trong cơ sở, thông
tin về điều kiện ANTT của cơ sở. Đặc biệt cần nắm đƣợc các điều kiện mà tội
phạm, các phần tử xấu có thể khai thác, lợi dụng. Quá trình tiến hành nắm tình
hình phải vẽ đƣợc sơ đồ, cấu trúc của từng cơ sở kinh doanh. Trong hồ sơ quản
lý phải có đầy đủ những thông tin về hoạt động của cơ sở, những bộ phận dễ bị
lợi dụng vi phạm pháp luật; những biểu hiện nghi vấn của chủ cơ sở và các
thành viên; những điều kiện, khả năng mà tội phạm có thể khai thác, lợi dụng.
- Thƣờng xuyên thu thập tài liệu, củng cố, bổ sung hồ sơ về cơ sở kianh
doanh phục vụ tốt yêu cầu phòng chống vi phạm pháp luật. Đồng thời thông
qua các hoạt động nghiệp vụ khác, kết hợp với tài liệu hồ sơ nắm tình hình về
cơ sở kinh doanh để phát hiện tội phạm, vi phạm pháp luật. Quá trình thực
hiện cần có sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo các cấp. Định kỳ phải
tổ chức rút kinh nghiệm, phát hiện và điều chỉnh, khắc phục kịp thời những
vấn đề bất cập nảy sinh.
- Cần thông qua nhiều nguồn tin khác nhau, tiến hành đa dạng, linh
hoạt nhiều biện pháp để nắm tình hình về các cơ sở kinh doanh ngành, nghề
97
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT: Thông qua kết quả công tác quản
lý địa bàn, qua việc thực hiện các nội dung khác của các cơ quan chức năng,
qua công tác vận động quần chúng để thu thập thông tin, nắm tình hình; thông
qua việc phối hợp, trao đổi với cơ quan chủ quản cấp giấy phép kinh doanh để
nắm thông tin, tài liệu về hoạt động của cơ sở; phối hợp với các đơn vị, lực
lƣợng nghiệp vụ khác để xác minh các điều kiện kinh doanh hoặc những biểu
hiện nghi vấn vi phạm pháp luật, phạm tội của các cá nhân, tổ chức hoặc cơ
sở có biểu hiện nghi vấn. Hoạt động nắm tình hình phải đƣợc tiến hành một
cách thƣờng xuyên, liên tục. Thông tin, tài liệu thu thập phải đƣợc kiểm tra,
xác minh đảm bảo tính khách quan, chính xác phục vụ khai thác, sử dụng.
- Thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT, thông qua đó nắm đƣợc tình hình
hoạt động thƣờng xuyên của cơ sở cũng nhƣ những thay đổi trong cơ sở
(thay đổi về nhân viên phục vụ, thay đổi biển hiệu, loại hình, mở rộng
phạm vi kinh doanh).
- Lực lƣợng chức năng cần yêu cầu và nhắc nhở chủ các cơ sở kinh
doanh thƣờng xuyên báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động có liên quan
đến ANTT (theo mẫu) hoặc báo cáo đột xuất những nghi vấn hay vụ việc vi
phạm pháp luật xảy ra trong cơ sở của mình đến cơ quan Công an. Nhắc
nhở, xử lý những cơ sở không thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo
cáo theo quy định.
- Thực hiện đúng chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất giữa các
cấp, các lực lƣợng CAND về tình hình hoạt động của các ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cũng nhƣ kết quả công tác quản lý
các cơ sở kinh doanh theo sự phân công, phân cấp.
98
3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức,
trách nhiệm trong việc phòng ngừa, đấu tranh với những vi phạm pháp
luật trong các cơ sở ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, giữ gìn ANTT là một bộ
phận quan trọng của cuộc cách mạng nên cần phải đƣợc tiến hành bởi chính
quần chúng nhân dân và đƣợc thể hiện một cách đầy sinh động, sáng tạo
thông qua phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc. Quản lý, phòng
ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về
ANTT xảy ra trong các cơ sở kinh doanh là một bộ phận quan trọng của
phong trào này, vì vậy cũng cần huy động sức mạnh của đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia. Quá trình tuyên truyền, vận động cần chú ý:
- Về đối tƣợng tuyên truyền: Không chỉ dừng lại ở đội ngũ cán bộ, công
nhân viên, cán bộ chính quyền địa phƣơng mà phải tuyên truyền sâu rộng đến
tất cả các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt cần tuyên truyền đối với chủ cơ sở và
những nhân viên hoạt động trong cơ sở, những ngƣời có trách nhiệm trong
quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng nhƣ đối với những ngƣời có
trách nhiệm trong phòng chống vi phạm, các tổ chức quần chúng thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở.
- Về nội dung tuyên truyền: Bao gồm các quy định pháp luật về quản lý
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT nhƣ Nghị định
96/2016/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan; nội dung, yêu cầu phòng
ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức
trong việc chấp hành quy định, điều kiện kinh doanh; quyền lợi và nghĩa vụ
của mọi ngƣời dân trong việc tham gia giám sát, quản lý các cơ sở. Cần tuyên
truyền cả về các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phƣơng thức thủ đoạn hoạt
động của bọn tội phạm, vi phạm pháp luật lợi dụng các ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về ANTT. Mặt khác cũng cần hƣớng dẫn các cá
99
nhân, tổ chức kinh doanh kí cam kết thực hiện các quy định, điều kiện đảm
bảo ANTT, chấp hành đúng quy định của pháp luật, xây dựng và thực hiện
các nội quy đảm bảo ANTT, có biện pháp cụ thể phù hợp phòng chống vi
phạm xảy ra trong cơ sở. Hƣớng dẫn nhân dân, các tổ chức quần chúng về
phƣơng pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các vi phạm pháp luật. Xã
hội hóa công tác phát hiện, tố giác tội phạm, xây dựng các hộp thƣ tố giác ở
từng cụm dân cƣ, vận động nhân dân tham gia cùng phát hiện tố giác tội phạm
trong các cơ sở.
- Về hình thức tuyên truyền: Cần đa dạng hóa các hình thức khác nhau,
kết hợp giữa tuyên truyền vận động tập trung với tuyên truyền, vận động cá
biệt, gắn với đặc điểm đối tƣợng và nội dung, yêu cầu cần tuyên truyền.
Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ hệ thống truyền thanh của
các phƣờng, tổ chức kẻ vẽ khẩu hiệu, panô áp phích đặt tại những nơi dễ thấy,
phối hợp với các cơ quan, trƣờng học để tuyên truyền vận động tập trung đến
đông đảo mọi ngƣời dân trên địa bàn. Thông qua hoạt động kiểm tra, nhắc
nhở, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh của lực lƣợng CAND tác
động trực tiếp đến từng cá nhân để tuyên truyền cá biệt. Lực lƣợng CAND
cần phối hợp với các lực lƣợng cơ sở, tổ chức họp tổ dân phố và thông qua
công tác thăm hỏi để tuyên truyền. Mặt khác, lồng ghép đƣa các nội dung
quản lý các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
ANTT và phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm vào các cuộc vận động lớn ở
địa phƣơng.
Để thực hiện nội dung trên, biện pháp tiến hành cần tập trung vào
những biện pháp cụ thể sau :
- Lực lƣợng CAND cần tham mƣu cho lãnh đạo các cấp xây dựng kế
hoạch hƣớng dẫn, chỉ đạo lực lƣợng xây dựng các chuyên đề vận động quần
chúng tham gia quản lý, giám sát, phát hiện và tố giác các vi phạm của các cơ
100
sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT phù hợp
với tình hình, đặc điểm địa bàn mình phụ trách và tổ chức thực hiện các chuyên
đề đó một cách có hiệu quả. Kết quả đạt đƣợc của phong trào có thể đƣợc sử
dụng để làm căn cứ đánh giá thi đua và gắn trách nhiệm của các cán bộ, chiến
sỹ Công an với hoạt động quản lý các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều
kiện về ANTT. Trƣớc mắt, có thể tập trung vào việc thực hiện các chuyên đề
vận động quần chúng chấp hành các quy định về kinh doanh lƣu trú; phát hiện,
tố giác những vi phạm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, các dịch vụ
nhạy cảm, phức tạp v.v
- Lực lƣợng Công an cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cá biệt thông
qua các hoạt động nhƣ thăm hỏi, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, họp tổ dân
phố Cần thông qua các lực lƣợng quần chúng nòng cốt (bảo vệ dân phố, dân
phòng) để tuyên truyền, vận động mọi ngƣời dân tham gia quản lý, giám sát và
phát hiện những nghi vấn trong hoạt động của các cơ sở.
- Tăng cƣờng công tác tuyên tuyền, vận động các cơ sở kinh doanh
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT cũng nhƣ các cơ sở kinh
doanh dịch vụ “nhạy cảm” (gội đầu, cắt tóc thƣ giãn, ngâm chân thuốc bắc, hỗ
trợ tài chính) khác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật có liên
quan. Công an các cấp cần thƣờng xuyên, định kỳ tổ chức họp đại diện các cơ
sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Thông
qua đó tuyên truyền, phổ biến các quy định về ANTT cũng nhƣ cung cấp các
thông tin, tình hình về ANTT có liên quan đến hoạt động của các cơ sở.
- Vận động, hƣớng dẫn nhân dân phát hiện các vi phạm trong hoạt động
của các cơ sở kinh doanh, tích cực tố giác cho cơ quan công an, giúp đỡ lực
lƣợng Công an phát hiện và khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Tăng cƣờng, đổi mới
và nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm.
101
- Thƣờng xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về các biện
pháp vận động, hƣớng dẫn quần chúng nhân dân tham gia phát hiện, phòng
chống vi phạm pháp luật. Tham mƣu, đề xuất với chính quyền địa phƣơng có
chính sách đãi ngộ, động viên khuyến khích đối với cá nhân, tổ chức tích cực
cung cấp thông tin, tài liệu, tố giác và hỗ trợ lực lƣợng chuyên trách trong
phòng chống vi phạm pháp luật, VPHC trong các cơ sở kinh doanh ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Tập trung xây dựng củng cố
các lực lƣợng quần chúng nòng cốt làm chỗ dựa, tạo điều kiện cho việc tuyên
truyền vận động nhân dân tham gia vào công tác quản lý các cơ sở kinh doanh
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT tại địa bàn.
3.2.5. Xây dựng, hoàn thiện mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng
Công an với các lực lượng chức năng khác trong công tác quản lý các cơ
sở kinh doanh có điều kiện về ANTT
Quản lý các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều
kiện về ANTT là một hoạt động phức tạp, có sự tham gia của nhiều chủ thể với
phạm vi trách nhiệm khác nhau. Do đó, trong quá trình tiến hành cần có sự phối
hợp chặt chẽ, đảm bảo đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các lực lƣợng. Vì vậy,
để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý các cơ sở kinh doanh ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT, tôi đề xuất cần phải:
- Tham mƣu Lãnh đạo các cấp xây dựng quy chế phối hợp, phân công
nhiệm vụ giữa các lực lƣợng cả trong ngành Công an và giữa ngành Công an
với các lực lƣợng khác tiến hành công tác xử phạt vi phạm hành chính trong
quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT một cách cụ
thể, hợp lý dựa trên cơ sở phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và khả năng của
từng lực lƣợng theo luật định. Trong đó, lực lƣợng chủ công, nòng cốt là lực
lƣợng Công an nhân dân. Những lực lƣợng khác cần phối hợp chặt chẽ,
thƣờng xuyên trong quá trình quản lý các cơ sở gồm: các lực lƣợng trong
102
ngành Công an nhân dân trực tiếp có chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống
tội phạm có liên quan đến hoạt động của các cơ sở, đó là: Lực lƣợng Cảnh sát
QLHC về TTXH; lực lƣợng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH; Cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy; Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và
chức vụ; lực lƣợng An ninh nhân dân; Các cơ quan, ban ngành khác có chức
năng quản lý nhà nƣớc về mặt chuyên môn hoặc có liên quan đến hoạt động
quản lý các nghề nhƣ: Công thƣơng, Văn hóa thông tin, Thƣơng mại, Y tế, Du
lịch, các đoàn thể Nội dung phối hợp tập trung vào việc xác minh làm rõ
điều kiện đảm bảo ANTT đối với các tổ chức kinh doanh. Phối hợp trong nắm
tình hình, thu thập thông tin về hoạt động của từng cơ sở, kịp thời phát hiện
những nghi vấn vi phạm pháp luật. Phối hợp trong tuyên truyền, hƣớng dẫn
nhân dân phát hiện, đấu tranh đối với những hành vi vi phạm. Phối hợp trong
giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình tiến hành phòng chống
vi phạm pháp luật. Phối hợp trong trao đổi thông tin về tình hình vi phạm, các
kế hoạch, biện pháp phòng chống vi phạm, xây dựng và thực hiện các phƣơng
án phòng chống vi phạm pháp luật. Phối hợp trong việc xử lý vi phạm và giải
quyết những khó khăn, vƣớng mắc nảy sinh, việc thực hiện các chính sách có
liên quan. Thống nhất việc phân công trách nhiệm của từng lực lƣợng, cơ chế
lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức thực hiện. Đồng thời, quy định việc thanh tra,
kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm, khắc phục những tồn tại, thiếu sót
trong công tác quản lý.
- Tham mƣu cho lãnh đạo các cấp tổ chức mở hội nghị liên tịch bàn và
thống nhất việc phối hợp. Thông qua hội nghị thống nhất về nhận thức, tránh
việc cho rằng việc quản lý các cơ sở là việc của riêng cơ quan Công an, thống
nhất về quy chế phối hợp, xác định rõ phạm vi trách nhiệm của từng ngành,
từng cấp, từng lực lƣợng; nội dung phối hợp và các kế hoạch, biện pháp cần
tiến hành trong từng thời gian.
103
- Trong quá trình tiến hành, lực lƣợng Công an phải chủ động, thƣờng
xuyên phối hợp, trao đổi thông tin và hỗ trợ việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mỗi cấp, mỗi bộ phận, trong phòng chống vi phạm pháp luật lợi dụng
các cơ sở kinh doanh để hoạt động. Với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, lực
lƣợng Công an cần tập trung thực hiện tốt quan hệ phối hợp theo hƣớng:
+ Giữa cấp Bộ với cấp Tỉnh, với cấp quận huyện và với cấp đội nghiệp vụ:
Cần phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động: xác minh các điều kiện,
quy định về ANTT để cho các cơ sở làm ngành nghề theo quy định; nắm tình
hình, trao đổi thông tin về hoạt động cũng nhƣ trong hoạt động kiểm tra và
xử lý vi phạm của các cơ sở. Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh quy chế “Kiểm
tra xử lý có thông báo 3 bên” nhƣng đồng thời phải tăng cƣờng công tác nắm
tình tình hình, giám sát các cơ sở sau khi xử lý, kiên quyết nhắc nhở, yêu cầu
các cơ sở nhanh chóng khắc phục những tồn tại, thiếu sót, vi phạm các quy
định, điều kiện về ANTT, tránh để tình trạng vi phạm tái diễn kéo dài, gắn
yêu cầu này với trách nhiệm của lực lƣợng Công an cơ sở.
+ Giữa lực lƣợng nghiệp vụ của Công an:
Phối hợp trao đổi thông tin để mở hồ sơ nghiệp vụ đối với các cơ sở
kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT và các cơ
sở kinh doanh “nhạy cảm” khác, phục vụ cho việc nắm tình hình, phát hiện
các biểu hiện nghi vấn trong các cơ sở; trao đổi thông tin về tình hình hoạt
động, các nghi vấn vi phạm pháp luật đối với các cơ sở, phát hiện và xử phạt
kịp thời đối với những vụ việc xảy ra trong cơ sở có liên quan đến tội phạm,
vi phạm pháp luật, nhất là trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cho
thuê lƣu trú, kinh doanh karaoke, massage.
Phối hợp trong việc thu thập các thông tin, tài liệu cần thiết, nhất là
thông tin về tình hình, phƣơng thức thủ đoạn của các loại tội phạm, vi phạm
104
pháp luật trong cơ sở kinh doanh để xây dựng và triển khai kế hoạch, biện
pháp phòng ngừa, phát hiện đấu tranh có hiệu quả.
+ Phối giữa lực lƣợng Công an với các cơ quan có chức năng quản lý
về mặt chuyên môn các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
ANTT (Y tế, thƣơng mại, văn hóa thông tin, thuế) trong việc nắm tình
hình, thu thập các thông tin, biểu hiện nghi vấn về tội phạm, tệ nạn xã hội có
thể xảy ra trong các cơ sở. Phối hợp với các lực lƣợng có liên quan trong việc
tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, xử phạt nghiêm các
vi phạm của các cơ sở. Trong trƣờng hợp các cơ quan chức năng khác kiểm
tra độc lập, phát hiện vi phạm của các cơ sở và xử lý, cần thông báo cho cơ
quan Công an, kể cả khi những vi phạm thuộc các lĩnh vực khác không phải
là ANTT, để từ đó giúp cho lực lƣợng Công an có thể nắm tình hình một
cách sâu sắc và triệt để hơn đối với cơ sở cũng nhƣ đánh giá đƣợc thái độ, ý
thức chấp hành pháp luật của cơ sở.
Phối hợp với ngành Văn hóa thông tin, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể
quần chúng tiến hành công tác giáo dục, tuyên truyền để góp phần nâng cao
nhận thức cho các cá nhân, tổ chức về phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp
luật trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện
về ANTT. Đối tƣợng tuyên truyền là tất cả mọi quần chúng nhân trên địa bàn,
tập trung vào các chủ cơ sở, những ngƣời là nhân viên của các cơ sở. Nội
dung tuyên truyền giáo dục chủ yếu là các quy định pháp luật về hoạt động
của các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT, các quy định
khác có liên quan đến công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm có thể
xảy ra trong các cơ sở. Tiến hành tuyên truyền, tổ chức, vận động nhân dân
xây dựng và thực hiện các mô hình tự quản để kịp thời phát hiện, tố giác
những vi phạm có liên quan đến hoạt động của các cơ sở kinh doanh ngành,
105
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT cũng nhƣ các cơ sở kinh
doanh dịch vụ nhạy cảm khác.
3.2.6. Đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính đối với các ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT
Kiểm tra, xử lý vi phạm là hoạt động hành chính công khai nhằm thực
hiện quyền lực nhà nƣớc, có tác dụng rất to lớn đối với công tác quản lý
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT cũng nhƣ trong phòng
ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm. Thông qua kiểm tra, lực lƣợng
Công an nhân dân có điều kiện đi sâu nắm tình hình, phát hiện kịp thời những
vi phạm của các cơ sở, xử lý nghiêm theo quy định, đảm bảo sự nghiêm minh
của pháp luật, từ đó có thể ngăn ngừa những vi phạm nghiêm trọng hơn. Từ
kết quả của hoạt động kiểm tra, có thể phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong
công tác quản lý cũng nhƣ những bất cập trong các quy định pháp luật có liên
quan đến hoạt động của các cơ sở ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều
kiện về ANTT để bổ sung, điều chỉnh, khắc phục kịp thời. Qua đó, lực lƣợng
Công an nhân dân cũng có điều kiện để đôn đốc, nhắc nhở, hƣớng dẫn các cơ
sở chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT.
Vì vậy, để đảm bảo công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ
sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT, lực
lƣợng Công an nhân dân cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Trong công tác quản lý, xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở kinh
doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT, lực lƣợng
Công an nhân dân cần tiến hành thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên. Việc kiểm
tra không chỉ áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh mà còn cả đối
với các lực lƣợng có trách nhiệm quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
106
- Quá trình tiến hành kiểm tra phải có sự linh hoạt, sáng tạo, phối kết hợp
giữa nhiều lực lƣợng, nhiều hình thức kiểm tra, trong đó lực lƣợng Công an nhân
dân giữ vai trò nòng cốt. Việc kiểm tra phải đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu
pháp luật, nghiệp vụ và đúng phạm vi, trách nhiệm đƣợc phân công.
- Kiểm tra phải phát hiện, chỉ rõ những vi phạm và kiên quyết xử phạt
các hành vi vi phạm hành chính trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT. Thông qua kiểm tra kịp thời điều chỉnh
các biện pháp quản lý, phòng chống vi phạm pháp luật đảm bảo sát hợp, có
hiệu quả. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trƣờng hợp vi phạm.
Để thực hiện tốt các nội dung trên, cần tập trung vào một số biện pháp sau:
- Định kỳ, thƣờng xuyên lực lƣợng chức năng tiến hành kiểm tra đối với
các cơ sở kinh doanh trong phạm vi quản lý. Quá trình kiểm tra tập trung xem
xét tình hình chấp hành pháp luật, các quy định về hoạt động kinh doanh, quy
định, điều kiện về ANTT của cơ sở cũng nhƣ của khách hàng. Thông qua kiểm
tra đảm bảo sự hoạt động kinh doanh của từng cơ sở theo đúng quy định, kịp
thời phát hiện, đề nghị xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp vi phạm.
- Tham mƣu cho lãnh đạo các cấp xây dựng và tổ chức các đoàn kiểm
tra liên ngành. Lực lƣợng CAND phải phối hợp với các cơ quan chức năng,
các đơn vị kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ
sở kinh doanh để phát hiện và xử lý vi phạm, giải quyết những vấn đề phức
tạp nảy sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ.
- Ngoài việc phối hợp với các lực lƣợng có liên quan, các đội liên
ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh, lực
lƣợng Công an cần duy trì hoạt động kiểm tra thƣờng xuyên theo phạm vi
chức năng, nhiệm vụ. Tập trung kiểm tra đối với các cơ sở có nhiều biểu hiện
nghi vấn, đƣợc xác định là các tụ điểm phức tạp, nhạy cảm.
107
- Cần vận dụng, phối hợp linh hoạt giữa các hình thức kiểm tra định kỳ
với đột xuất. Đặc biệt cần chú trọng biện pháp kiểm tra đột xuất để thực hiện
các yêu cầu nghiệp vụ đặt ra trong công tác phòng ngừa tội phạm. Trƣớc khi
tiến hành kiểm tra cần làm tốt công tác nắm tình hình về các cở kinh doanh,
từ đó xây dựng kế hoạch, xác định rõ yêu cầu, nội dung, biện pháp, lực lƣợng
và phƣơng tiện, điều kiện cần thiết. Quá trình kiểm tra phải tuân thủ các quy
định của pháp luật, phối kết hợp sử dụng nhiều hình thức, đảm bảo yếu tố bí
mật, bất ngờ, đề phòng các cơ sở có kế hoạch đối phó. Thông qua kiểm tra
phải chú ý phát hiện vi phạm pháp luật, tập trung biện pháp xác minh làm rõ
và kiên quyết đấu tranh xử lý.
- Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp “kiểm tra, xử lý có thông báo
3 bên” nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa các cơ sở, ngăn ngừa tình trạng vi
phạm tiếp tục tái diễn, từ đó có thể dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng hơn
của các cơ sở.
- Đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng hoặc những cơ sở tái vi
phạm nhiều lần, lực lƣợng chức năng khi kiểm tra, phát hiện vi phạm cần lập
hồ sơ xử lý theo quy định, đồng thời báo cáo, đề xuất với lãnh đạo cấp có thẩm
quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh, rút giấy phép kinh doanh.
Đối với những cơ sở chƣa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT nhƣng
vẫn hoạt động, cần ngăn chặn, xử phạt nghiêm khắc và đình chỉ hoạt động kinh
doanh, đồng thời giao cho Công an phƣờng nhắc nhở các cơ sở nhanh chóng
làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, nắm tình hình,
kiên quyết ngăn chặn không để cho các cơ sở hoạt động sai quy định.
Đi đôi với việc kiểm tra, phát hiện xử lý đối với vi phạm trong hoạt động
kinh doanh, cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của
các lực lƣợng tiến hành, kịp thời phát hiện những yếu kém, sai phạm trong
công tác kiểm tra, xử lý của cán bộ để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh.
108
KẾT LUẬN
Những ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT là những
nghề kinh doanh đặc biệt phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu về văn hóa, giải
trí, thƣơng mại, y tế... của cộng đồng xã hội nhƣng lại có liên quan chặt chẽ đến
công tác đảm bảo ANQG và giữ gìn TTATXH.
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, các cơ sở kinh doanh có điều
kiện về ANTT trên địa bàn toàn quốc trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh cả về
số lƣợng, quy mô lẫn tính chất hoạt động. Đây vừa là điều kiện thuận lợi để góp
phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế xã hội, đồng thời cũng tạo ra nguyên nhân để
bọn tội phạm và các phần tử xấu có thể lợi dụng khai thác nhằm thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật. Để có thể phòng ngừa tội phạm cũng nhƣ các vi phạm
pháp luật khác trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, đáp ứng yêu
cầu của tình hình thực tiễn, cần thiết phải đổi mới, nâng cao hiệu quả xử phạt vi
phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự.
Với nhận thức đó, luận văn đã tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích
những vấn đề lý luận xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, đặc biệt tập trung làm rõ
những yếu tố chủ yếu, trực tiếp ảnh hƣởng, tác động tới hiệu quả công tác xử
phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá một cách khách
quan thực trạng tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trong thời gian vừa
qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử
phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự phục vụ phòng ngừa tội phạm và giữ gìn an ninh, trật
tự trong thời gian tới.
109
Tuy nhiên, do bản thân vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác nghiên cứu
khoa học và kinh nghiệm thực tiễn, nên luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. học viên rất mong nhận đƣợc sự tham gia, đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học, các độc giả để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hải Âu (2004), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của lực
lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phòng chống vi
phạm pháp luật lợi dụng kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke, massage”, đề
tài khoa học cấp Bộ (Bộ Công an), Hà Nội
2. Bộ Công an (2005), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Bộ Công an, Bộ thông tin và truyền thông(2009), Thông tư liên tịch
số 16/2009/TTLT- BTTTT- BCA ngày 12/5/2009 của Bộ thông tin và truyền
thông- Bộ Công anvề phối hợp phòng, chống in lậu, Hà Nội.
4. Bộ Công an (2009), Thông tư số 45/2009/TT- BCA ngày 14/7/2009 của
Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều cuả Nghị định số 52/2008/NĐ- CP,
ngày 22/4/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Hà Nội.
5. Bộ Công an (2010), Thông tư số 33/2010/TT- BCA ngày 05/10/2010
của Bộ Công anquy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Hà Nội.
6. Bộ Công an (2012), Thông tư số 78/2012/TT- BCA ngày 28/12/2012
của Bộ Công anquy định trình tự thực hiện công tác cơ bản của Cảnh sát khu
vực, Hà Nội.
7. Bộ Công an (2015), Điều lệnh Cảnh sát khu vực ban hành theo
Thông tư số 09/2015/TT - BCA (C11) ngày 10/02/2015, Hà Nội.
8. Chính phủ(2008),Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của
Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Hà Nội.
9. Chính phủ (2009), Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của
Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện, Hà Nội.
111
10. Chính phủ(2009), Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009
của Chính phủ về kinh doanh dầu mỏ hóa lỏng, Hà Nội.
11. Chính phủ(2009), Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 01/12/2009
của Chính phủ quy định về tín hiệu cuả xe được quyền ưu tiên, Hà Nội.
12. Chính phủ(2009), Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009
của Chính phủ quy định về quản lý sử dụng pháo, Hà Nội.
13. Chính phủ(2009), Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009
của Chính phủ quy định về vật liệu nổ công nghiệp, Hà Nội.
14. Chính phủ (2013),Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 cảu
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội.
15. Chính phủ (2015), Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của
Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.
16. Chính phủ (2015), Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
17. Chính phủ (2016), Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Hà Nội.
18. Chính phủ (2016), Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016
của Chính phủ quy định kinh doanh khí, Hà Nội.
19. Chính phủ (2017), Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017
của Chính phủ quy định về kinh daonh casino, Hà Nội.
20. Đặng Văn Hải (2010), “Cơ sở lý luận và thực tiễn quy định biện
pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
Luật kiểm toán nhà nước”, đề tài khoa học cấp cơ sở - Vụ Pháp chế, Tổng
kiểm toán Nhà nƣớc, Hà Nội.
112
21. Học viện Cảnh sát nhân dân (2015), Giáo trình Quản lý ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, Hà Nội.
22. Nguyễn Đức Huy (2017), "Một số khó khăn, vướng mắc trong thực
hiện Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và kiến nghị đề xuất", Tạp chí Công an
nhân dân, kỳ 2, Hà Nội.
23. An Quốc Hùng (2012), “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Hải quan”, Luận văn thạc sĩ luật, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
24. Quốc hội (2001), Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ
sung năm 2013), Hà Nội.
25. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư ngày 26/11/2014, Hà Nội.
26. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Thảo (2014), “Thành phố Hà Nội: Quản lý cơ sở kinh
doanh dịch vụ cầm đồ”, Tạp chí An ninh và xã hội, Hà Nội.
28. Thủ tƣớng Chính phủ (2008), Quyết định số 151/QĐ-TTg ngày
28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế áp dụng biện
pháp công tác nghiệp vụ trong phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
29. Nguyễn Vinh Thúy (2015), "Khó khăn, vướng mắc từ việc thực hiện
quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính" , Tạp chí An ninh và xã
hội, Hà Nội.
30. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2011), Pháp lệnh số
16/2011/UBTVQH12, ngày 30/6/2011 quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ, sửa đổi năm 2013, Hà Nội.
113
Biểu mẫu số 01 THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH CÓ
ĐIỀU KIỆN VÀ NGƢỜI LÀM NGHỀ
STT Thời gian Tổng số cơ sở Tổng số ngƣời làm nghề
1 Năm 2010 148.953 462.240
2 Năm 2011 156.754 502.111
3 Năm 2012 164.121 511.321
4 Năm 2013 155.178 497.863
5 Năm 2014 147.506 467.981
6 Đến 01/7/2015 142.416 431.557
7 Đến 01/7/2016 126.265 411.869
8 Tháng 12/2016 126.695 512.201
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an)
Biểu mẫu số 02 THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ
ĐIỀU KIỆN VỀ ANTT
STT Ngành, nghề kinh doanh Năm 2010 Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Sản xuất con dấu 351 364 364 364 214 214 358
2
Sản xuất, kinh doanh VLNCN
và nitrat amon hàm lƣợng cao
(từ 98,5% trở lên)
26 26 26 26 16 16 17
3
HĐ sản xuất, kinh doanh có
sử dụng VLNCN, nitrat amon
hàm lƣợng cao (từ 98,5% trở
lên)
2.643 2.743 2.823 2.323 1.820 1.722 2.058
4
Sản xuất, kinh doanh, sửa
chữa công cụ hỗ trợ
16 16 16 16 19 19 28
5 Sản xuất pháo hoa 01 01 01 01 01 01 01
6 Cho thuê lƣu trú 59.591 61.810 62.810 57.810 55.810 55.310 49.394
7
Cho tổ chức, cá nhân ngƣời
nƣớc ngoài thuê nhà để ở hoặc
làm văn phòng
13.676 14.981 17.581 16.878 15.878 12.878 0
8 Hoạt động in 9.152 9.715 9.736 9.736 9.236 8.036 8.135
STT Ngành, nghề kinh doanh Năm 2010 Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
9 Kinh doanh dịch vụ cầm đồ 26.526 27.618 30.256 28.756 27.756 26.756 28.456
10 Kinh doanh Karaoke 11.917 12.904 13.905 13.385 12.385 13.385 17.181
11 Kinh doanh vũ trƣờng 62 62 107 110 101 101 77
12
Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
(massage, tẩm quất)
3.292 4.413 4.413 4.020 3.520 3.220 2.723
13
Kinh doanh trò chơi điện tử
có thƣởng dành cho ngƣời
nƣớc ngoài
31 31 41 45 35 35 39
14 Kinh doanh Casino 01 01 01 04 04 04 01
15 Kinh doanh dịch vụ đòi nợ 15 17 50 70 61 61 20
16
Kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng LPG (gas)
21.587 22.083 22.085 21.748 20.748 19.761 18.175
17
Sản xuất, kinh doanh thiết bị
phát tín hiệu của xe đƣợc
quyền ƣu tiên
36 38 38 32 35 30 32
18 Sửa chữa súng săn 0 01 01 01 01 01 0
Tổng số 148.953 156.754 164.121 155.178 147.506 142.416 126.695
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an)
Biểu mẫu số 03 THỐNG KÊ VI PHẠM CỦA CÁC CƠ SỞ VÀ NGƢỜI LÀM NGHỀ KINH DOANH
CÓ ĐIỀU KIỆN
STT Thời gian
Truy Tố
Thu hồi giấy phép
ANTT
Phạt tiền
Hình thức xử lý khác
Vụ Ngƣời Vụ
Số tiền
(triệu đồng)
1 2010 80 129 200 535 12.612 293
2 2011 90 139 210 527 12.598 292
3 2012 105 154 225 533 12.663 287
4 2013 114 163 234 534 12.633 240
5 2014 121 170 241 540 12.739,9 291
6 2015 103 152 223 536 12.654 277
7 2016 77 129 206 530 12.635 272
Tổng 690 1.036 1.539 3.735 75.919,9 1.952
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an)
Biểu mẫu số 04 THỐNG KÊ SỐ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH CÓ ĐIỀU
KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ
STT Ngành, nghề kinh doanh Năm 2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Sản xuất con dấu 24 14 10 15 10 14 16
2
SX, KD VLNCN và nitrat
amon hàm lƣợng cao (từ
98,5% trở lên)
01 01 02 04 03 01 01
3
HĐ SX, KD có sử dụng
VLNCN, nitrat amon hàm lƣợng
cao (từ 98,5% trở lên)
14 06 07 05 06 06 14
4
Sản xuất, kinh doanh, sửa
chữa công cụ hỗ trợ
06 0 01 05 02 0 06
5 Sản xuất pháo hoa 0 0 01 01 0 0 0
6 Cho thuê lƣu trú 282 315 330 332 347 322 290
7
Cho TC, CN ngƣời nƣớc
ngoài thuê nhà để ở hoặc làm
văn phòng
15 13 20 36 29 13 15
8 Hoạt động in 30 28 32 35 37 28 30
9 Kinh doanh dịch vụ cầm đồ 185 179 211 201 211 179 184
STT Ngành, nghề kinh doanh Năm 2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
10 Kinh doanh Karaoke 201 219 179 178 184 219 201
11 Kinh doanh vũ trƣờng 04 06 15 15 10 06 04
12
Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
(massage, tẩm quất)
235 214 224 239 215 214 216
13
Kinh doanh trò chơi điện tử có
thƣởng dành cho ngƣời nƣớc
ngoài
0 0 01 01 01 0 0
14 Kinh doanh Casino 0 0 01 01 01 0 0
15 Kinh doanh dịch vụ đòi nợ 04 07 02 05 02 07 04
16
Kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng LPG (gas)
17 16 19 16 29 16 17
17
Sản xuất, kinh doanh thiết bị
phát tín hiệu của xe đƣợc
quyền ƣu tiên
0 01 0 0 0 01 0
18 Sửa chữa súng săn 0 0 0 01 0 0 0
Tổng số 1.038 1.029 1.045 1.008 1.072 1.036 1.008
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_quan_ly_nganh_nghe.pdf