Trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, đi cùng với nó
là sự xuất hiện của nhiều ngành nghề kinh doanh. Để đứng vững trong môi trường
cạnh tranh khắc nghiệt này, mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình chỗ đứng và tìm ra
hướng phát triển cho mình. Xu thế chung khắp mọi nơi là mọi người đều đổ dồn vào
những lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Sản xuất và xuất khẩu giầy dép là
một trong số những lĩnh vực đó. Do tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp cần phải
tận dụng những ưu thế của mình thì mới có thể tồn tại và phát triển.
47 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu giầy dép Việt Namthực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với tư cách
là một bên của hợp đồng phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Nó đòi hỏi phải tuân
thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo được quyền lợi quốc gia và uy tín
kinh doanh của doanh nghiệp.
V. Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong số đó có thể liệt kê ra
một số nhân tố sau đây.
1. Tình hình kinh tế trong nước và định hướng xuất khẩu của chính phủ.
Hoạt động xuất khẩu đương nhiên phụ thuộc nhiều vào tiềm lực sản xuất trong nước
và định hướng của chính phủ: coi trọng sản xuất tiêu dùng trong nước hay hướng về
xuất khẩu. Nếu chính phủ coi trọng chính sách hướng về xuất khẩu thì khi đó hoạt
động xuất khẩu mới phát triển.
2. Quy chế xuất nhập khẩu.
2.1. Thuế quan xuất khẩu.
Thuế quan xuất khẩu làm tăng thu cho ngân sách nhưng nó lại làm cho giá cả quốc tế
của hàng hoá bị đánh thuế cao hơn mức giá cả trong nước. Tác động của thuế quan
xuất khẩu nhiều khi mang đến bất lợi cho khả năng xuất khẩu do quy mô xuất khẩu
của một nước là nhỏ so với dung lượng của thị trường thế giới, thuế xuất khẩu là hạ
thấp tương đối mức giá cả trong nước của hàng hoá có thể xuất khẩu xuống so với
mức giá cả quốc tế và sẽ làm giảm sản lượng trong nước của mặt hàng có thể xuất
khẩu, sản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợi đối với mặt hàng xuất khẩu. Mặt khác
việc duy trì một mức thuế xuất khẩu cao trong một thời gian dài sẽ làm lợi cho
những đối thủ cạnh tranh. Tóm lại, thuế xuất khẩu cao sẽ làm hạn chế hoạt động xuất
khẩu và ngược lại thuế xuất khẩu thấp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu.
2.2. Các nhân tố phi thuế quan.
+ Hạn ngạch: là quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay
một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu hay nhập khẩu từ một thị trường trong một
thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. Hạn ngạch nhập khẩu của
một nước sẽ ảnh hưởng đến số lượng hàng hoá xuất khẩu của nước khác.
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là hình thức quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia
xuất khẩu phải hạn chế bớt số lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự
nguyện, nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết. Khi một mặt hàng
xuất khẩu gặp phải hạn chế xuất khẩu tự nguyện sẽ gặp khó khăn trong số lượng
hàng được xuất khẩu tương tự như hạn ngạch
+ Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: bao gồm những quy định về về sinh, đo
lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh thực
phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái đối với máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ.
+ Trợ cấp xuất khẩu: chính phủ có thể áp dụng những biện pháp trợ cấp trực tiếp
hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu hoặc có thể thực hiện một
khoản vay ưu đãi cho các bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm
do nước mình sản xuất. Khi đó hoạt động xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn, kim ngạch xuất
khẩu sẽ tăng lên đáng kể.
+ Chính sách tỷ giá: trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng lên nghĩa là đồng nội tệ
mất giá thì giá cả hàng hoá xuất khẩu rẻ tương đối so với các hàng hoá của những
nước xuất khẩu cùng loại hàng hoá đó từ đó số lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ tăng lên
nhưng lúc đó giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đó
(nếu có) sẽ tăng lên không có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Ngược lại khi tỷ giá hối
đoái giảm xuống nghĩa là đồng nội tệ lên giá thì giá cả hàng hoá xuất khẩu trở nên
đắt tương đối so với mức giá chung thế giới dẫn đến số lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ
giảm đi. Lúc này sẽ cần đến sự điều chỉnh của chính phủ.
3. Quan hệ kinh tế quốc tế.
Rõ ràng là quan hệ kinh tế quốc tế ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Ta có thể
lấy ví dụ Iraq khi bị cấm vận về kinh tế, không có một mối liên hệ kinh tế nào với thế
giới bên ngoài do đó cũng không có hoạt động xuất khẩu gì, dẫn đến tình hình kinh
tế trong nước vô cùng khó khăn. Một nước có mối quan hệ tốt với thế giới bên ngoài
thì hoạt động xuất khẩu sẽ phát triển.
4. Yếu tố chính trị.
Chế độ chính trị là khá quan trọng trong mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước.
Từ yếu tố chính trị mà chính phủ một nước sẽ có những định hướng khuyến khích
hay ngăn cấm giao lưu thương mại với một nước khác. Điều này cũng ảnh hưởng
đến hoạt động xuất khẩu.
5. Thực trạng khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất
và chất lượng sản phẩm. Khoa học công nghệ càng hiện đại thì chất lượng sản phẩm
và hiệu quả sản xuất càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất
khẩu.
Chương II
Thực trạng xuất khẩu giầy dép của
Việt Nam trong thời gian qua
I. Kim ngạch xuất khẩu.
Giầy dép là mặt hàng có sự khác biệt so với những hàng hoá tiêu dùng khác ví dụ
như thực phẩm . Mặt hàng này chỉ phát triển được khi đời sống của nhân dân đã đạt
được một mức nhất định. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, những năm
gần đây nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo kinh tế thị
trường. Nhờ sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế này mà đời sống nhân dân được nâng cao
rõ rệt . Do đó, phát triển và mở rộng sản xuất hàng tiêu dùng có chất lượng cao là
vấn đề được quan tâm hàng đầu để đáp ứng nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất
khẩu.
Sau khi nước ta tiến hành chính sách mở cửa vào năm 1992, ngành da giầy nước ta
đã có bước phát triển mạnh và trở thành một trong số những ngành có triển vọng
xuất khẩu cao. Thời kỳ 1991-1993 xuất khẩu giầy dép đứng hàng thứ 10 trong số các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 1994 giầy dép đã vươn lên hàng thứ 6
và hiện nay giầy dép đứng hàng thứ 3 trong số những mặt hàng xuất khẩu chỉ sau dầu
khí và dệt may. Quy mô xuất khẩu của ngành giầy dép là rất lớn. Bảng 1 sẽ cho ta
thấy điều đó.
Bảng 1. Giá trị xuất khẩu giầy dép Việt Nam.
Đơn vị: triệu USD.
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Giá trị xuất khẩu 118 244,14 388,04 528,5 964,5 1168 1400
trong đó
Giầy thể thao 55,5 130,6 193,04 326,2 666,5 - -
Giầy nữ 30 63,84 72,46 90,1 155,2 - -
Giầy vải 20,5 35,5 51,54 87,2 105,7 - -
Dép và các loại khác 12 14,2 21 25 37,1 - -
Nguồn: bộ Thương Mại và Ngân hàng thế giới Việt Nam.
Bảng số liệu trên không đầy đủ do điều kiện thu thập số liệu khó khăn nhưng qua đó
ta cũng thấy một điều rõ ràng là lĩnh vực xuất khẩu giày dép hiện nay đang chiếm
một phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Theo số liệu của tổng
công ty da giầy Việt Nam, năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1,4 tỷ USD,
tăng 30% so với năm 1998. Góp phần vào sự tăng trưởng này là một hệ thống các
doanh nghiệp, công ty hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất giày dép nói
chung và xuất khẩu giày dép nói riêng bao gồm:
+ Doanh nghiệp quốc doanh trung ương chiếm 25% số lượng sản phẩm và 18,8%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
+ Doanh nghiệp quốc doanh địa phương chiếm 19,5% số lượng sản phẩm và 14,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 37,5% số lượng sản phẩm và
52,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong hệ thống doanh nghiệp sản xuất giày dép thì tổng công ty giầy da Việt Nam là
đơn vị dẫn đầu trong vấn đề định hướng phát triển sản phẩm và tìm kiếm thị trường
xuất khẩu. Trực thuộc tổng công ty hiện nay là một hệ thống các công ty con sản
xuất giày và thuộc da khá quy mô. Thị trường xuất khẩu của ta là khá rộng lớn nhưng
do nguồn đầu vào còn thiếu nên đầu năm 1999, tổng công ty đã triển khai thực hiện
dự án sắp xếp lại những cơ sở sản xuất da ở phía bắc bao gồm:
+ Tiếp nhận nhà máy thuộc da Nghệ An (đã ngừng sản xuất 10 năm nay).
+ Tiến hành giải thể một số đơn vị sản xuất thuộc da ở phía Bắc, chuyển toàn bộ
trang thiết bị vào nhà máy thuộc da Vinh để tập trung sản xuất đồng thời tiến hành
nhập khẩu bốn dây chuyền sản xuất da cao cấp của Italia, trang bị thêm cho nhà máy
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất của nhà máy.
+ Cải tạo lại nhà xưởng, trang bị thêm một số thiết bị máy móc mới.
Ngành giầy dép của ta đã có từ lâu đời nhưng trước đây chỉ chú trọng đến gia công
giầy vải và giầy thể thao, giầy da chỉ được sản xuất với kỹ thuật lạc hậu để tiêu thụ
nội địa với số lượng không nhiều.
Bên cạnh những công ty thuộc tổng công ty da giầy Việt Nam hiện đang hoạt động
rất có hiệu quả, trong thời gian gần đây các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang
phát triển với quy mô lớn, số lượng và giá trị xuất khẩu ngày càng cao. Hiện nay ở
nước ta có khoảng 100 nhà máy sản xuất giầy trong đó một nửa là xí nghiệp liên
doanh, 18 nhà máy tư nhân, 34 xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 21 xí nghiệp
100% vốn nước ngoài với số vốn đầu tư trên 33 triệu USD và hàng loạt những cơ sở
sản xuất tư nhân khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp quốc doanh sản xuất giầy dép xuất
khẩu vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam,
thể hiện dưới bảng sau.
Bảng 2. Xuất khẩu giầy dép theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: triệu USD.
1996
Tỷ trọng
(%)
1997
Tỷ trọng
(%)
Các doanh nghiệp quốc doanh 356,994 67,54 550,4 57,06
Các doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài
79,576 15,06 262,12 27,18
Các doanh nghiệp liên doanh 91,978 17,4 152,01 15,76
Tổng số 528,748 100 964,53 100
Nguồn: tổng công ty da giầy Việt Nam.
Trong năm 1996 và 1997, các doanh nghiệp quốc doanh là những đơn vị kinh tế có
giá trị xuất khẩu giầy dép lớn nhất trong các thành phần kinh tế. Năm 1996 doanh
nghiệp quốc doanh chiếm 67,54% và năm 1997 chiếm 57,06% tỷ trọng xuất khẩu.
Điều này chứng tỏ rằng thành phần kinh tế quốc doanh vẫn chiếm vị trí quan trọng
trong sản xuất nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng. Đây có lẽ là một điều dễ
hiểu vì ngành giầy dép có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta nên được
đầu tư nhiều và được nhà nước coi trọng. Mặt khác đây cũng là ngành đòi hỏi kỹ
thuật công nghệ cao nên thành phần kinh tế cá thể không thể có đủ vốn, kinh nghiệm
cũng như trình độ để tham gia vào lĩnh vực này.
II. Thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.
Kể từ những năm 1980, đồ da Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh do có sự hợp
tác giữa Việt Nam với Liên Xô và một số nước Đông Âu cũ trong hội đồng tương trợ
kinh tế. Các sản phẩm giầy dép theo sự hợp tác này không có sự đảm bảo về chất
lượng cũng như tính cạnh tranh cao do thói quen làm ăn xã hội chủ nghĩa. Kể từ khi
hiệp định này bị cắt bỏ thì ngành giầy da nước ta mới có bước tiến bộ nhất từ sau khi
nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường vào năm 1992. Ngành giầy dép trở thành
một ngành kinh tế kỹ thuật độc lập mang lại cho đất nước những khoản tiền không
nhỏ.
Hiện nay, các sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Việt Nam bao gồm giầy thể thao,
giầy nữ, giầy da, dép đi trong nhà, sandal.. chất lượng khá tốt. Sản phẩm của chúng
ta thường được xuất khẩu sang thị trường những nước tư bản như Tây Âu và Bắc
Mỹ. Thị trường chủ yếu của giầy dép xuất khẩu là các nước thuộc liên minh châu âu
do sản xuất giầy dép tại châu âu đang ngày càng giảm sút đồng thời hàng xuất khẩu
giày dép của Việt Nam được hưởng ưu đãi theo hệ thống ưu đãi phổ cập GSP. Ngoài
ra Việt Nam còn đang nhìn thấy Mỹ là một thị trường tiềm năng cho dù hiện nay Mỹ
và Việt Nam mới ký hiệp định thương mại các điều kiện còn chưa ổn định nhưng hai
hãng giầy thể thao danh tiếng là Nike và Reebok đã thành công trong việc sản xuất
giầy thể thao tại Việt Nam.
Ngoài ra, một khối lượng lớn sản phẩm giầy dép của Việt Nam còn được xuất khẩu
sang một số nước châu á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông tuy nhiên
phần lớn những số này được sử dụng để tái xuất khẩu.
Tóm lại, thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam là một thị trường rộng lớn
(xem bảng 3) với đủ các thị hiếu nhưng đều có chung một yêu cầu chất lượng cao,
mẫu mã đẹp và đa dạng.
Bảng 3. Tỷ lệ xuất khẩu giầy dép Việt Nam theo khu vực.
Năm 1999
Các khu vực Tỷ lệ %
Các nước ASEAN 1,3
Các nước châu á không thuộc ASEAN 10,3
Châu Âu 68,9
Mỹ và Canada 9,6
úc và New Zealand 1,6
Các nước khác 8,3
Tổng cộng 100
Nguồn: báo cáo giữa năm 2000 của Ngân hàng thế giới.
Bảng 4 minh họa tình tình xuất khẩu giầy dép Việt Nam năm 1999 vào một số nước
trên thế giới.
Bảng 4. Xuất khẩu giầy dép Việt Nam vào một số nước (1999).
Đơn vị: triệu USD.
Quốc gia KNXK Quốc gia KNXK
Các nước ASEAN 1998 1999 Châu Âu 1998 1999
Singapo 4,2 9,3 Italia 60,3 66,8
Philipin 1,0 1,0 Nga 10,7 7,2
Indonesia 0,8 2,5 Tây Ban Nha 24,5 36,9
Malaysia 0,8 1,7 Đức 112,4 192,3
Campuchia 0 0,2 Vương quốc Anh 141 194,5
Thái Lan 1,5 0,7 Pháp 77,3 132,7
Lào 0,2 2,7 Hà Lan 65,3 125,6
Các nước châu á khác 1998 1999 Thụy Sĩ 4,7 6,4
Đài loan 87,5 46,7 Bỉ 119,6 146,4
Trung Quốc 1,9 2,1 Thụy Điển 10,9 16,7
Nhật 27,4 32,6 Đan Mạch 4,9 9,9
Hồng Kông 23,6 11,3 Ba lan 2,4 6,2
Hàn Quốc 23 50,5 Phần Lan 6 7,4
ấn Độ 0,4 0,3 Na Uy 4,4 5,2
Iran 0,1 0,4 áo 2,1 2,6
Mỹ và Canada 1998 1999 úc và NewZealand 1998 1999
Mỹ 99,3 102,7 úc 14,4 16,6
Canada 24,2 30,5 New Zealand 5,2 5,8
Nguồn: Tổng cục hải quan.
Qua các bảng trên ta có thể thấy thị trường châu âu (bao gồm các nước Anh, Hà Lan,
Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ba Lan, Tây Ban Nha, Phần Lan, Na Uy...) là thị
trường lâu đời nhất và cũng là thị trường lớn nhất của giầy dép xuất khẩu Việt Nam.
Tính từ năm 1993 đến 1997, giầy dép Việt Nam được đưa vào châu âu mỗi năm tăng
từ 1,4 đến 1,5 lần về tổng giá trị. Hiện nay, Việt Nam là một trong 5 nước có lượng
giầy dép được tiêu thụ nhiều nhất tại châu âu không chỉ vì giá rẻ mà còn là vì chất
lượng và mẫu mã chấp nhận được. Năm 1996, Việt Nam là nước xuất khẩu giầy dép
thứ ba sau Indonesia và Trung Quốc vào thị trường châu âu. Năm 1997, tổng kim
ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam đạt đến 851 triệu USD. Năm 1998 do cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực giá trị xuất khẩu của ta có giảm đi nhưng đến
năm 1999 giá trị xuất khẩu đã khôi phục lại và đạt mức 870 triệu USD. Các sản
phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam là giầy thể thao, giầy vải, giầy nữ, giầy da và da
thuộc. Bảng số liệu sau đây sẽ cho ta thấy tình hình tổng quan xuất khẩu giầy dép
của Việt Nam vào châu Âu.
Bảng 5. Tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào châu Âu.
Đơn vị: triệu USD.
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Tổng kim ngạch 26 119 271 380 520 851 630 870
Nguồn: tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới.
Trong đó bốn nước sau là những nước có giá trị nhập khẩu giầy dép của Việt Nam
năm 1999 lớn nhất.
Đơn vị: triệu USD.
Quốc gia 1999
Tăng so với
1998
Đức 192,3 79,9
Hà lan 125,6 60,3
Pháp 132,7 55,4
Anh 194,5 53,5
Nguồn: Báo cáo giữa năm 2000 của Ngân hàng thế giới Việt Nam.
Từ thị trường châu âu, nhờ vào giá rẻ và độ tin cậy cao trong thực hiện hợp đồng của
phía Việt Nam mà giầy dép Việt Nam xuất khẩu đã dần xâm chiếm được một số thị
trường tiềm năng khác như thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...
III. Cơ cấu xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, ngành giầy-đồ da Việt Nam đã có sự tăng trưởng khá
nhanh. Sản phẩm của ngành công nghiệp này đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim
ngạch xuất khẩu, lý do chủ yếu là chất lượng hàng hoá nhưng một khía cạnh không
kém phần quan trọng là mẫu mã và chủng loại đa dạng và phong phú. Sau nhiều năm
phát triển, hiện nay sản phẩm giầy dép đã tăng lên khá nhiều về số lượng với hình
thức mẫu mã đẹp và chất lượng tốt. Có thể nói một cách khái quát rằng trong những
năm gần đây, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của giầy dép Việt Nam là giầy thể thao,
giầy nam nữ, giầy vải, cặp túi các loại. Theo như dự báo của tổng công ty da giầy
Việt Nam thì năm 2000 các loại giầy thể thao sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu là 104 triệu
USD, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các loại sản phẩm giầy dép. Tiếp theo đó là
giầy vải, dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu là 45 triệu USD. Các loại sản phẩm trên là
các loại hàng hoá có khả năng phát triển cao trong những năm tới.
Trên đây là một số nét cơ bản về tình hình xuất khẩu giầy dép của nước ta. Để có
được những thành quả đáng khích lệ trên là do ngành da giầy đã chú trọng tới việc
đầu tư trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất. Các nhà đầu tư đã trang bị mới gần
200 dây chuyền sản xuất giầy hoàn chỉnh và gần 1.600 thiết bị chuyên làm túi, cặp,
va li.. Trong vòng 4 năm, từ năm 1993 đến năm 1997, ngành công nghiệp da giầy
Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đã đầu tư trên 2.000 tỉ đồng trong đó khoảng
một nửa dùng mua sắm máy móc thiết bị. Hơn 55% vốn đầu tư huy động từ nước
ngoài thông qua góp vốn liên doanh, vay trả chậm.
IV. Tình hình xuất khẩu giầy dép của tổng công ty da giầy Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của ngành giầy da nói chung và sự phát triển của xuất khẩu
giầy dép nói riêng, số lượng cũng như chất lượng sản phẩm của các công ty sản xuất
giầy dép đã tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây do Việt Nam được hưởng
khá nhiều các ưu đãi về xuất khẩu của các đối tác nước ngoài nên thị trường xuất
khẩu giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam là rất rộng. Các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau về mẫu mã, giá cả, uy tín vì thế có thể nói rằng sự cạnh tranh hiện nay
trong nội bộ ngành giầy dép nội địa là khá quyết liệt. Trong số những công ty đang
ngày càng phát triển đó, tổng công ty da giầy Việt Nam là đơn vị dẫn đầu trong hoạt
động xuất khẩu của toàn bộ ngành da giầy Việt Nam.
Tổng công ty da giầy Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất 15 đơn vị của
ngành da giầy Việt Nam trong đó có 9 đơn vị hạch toán độc lập là công ty da Sài
Gòn, công ty giầy An Lạc, công ty giầy Hiệp Hưng, công ty giầy Phú Lâm, công ty
giầy Yên Viên, công ty giầy Sài Gòn, công ty giầy Thăng Long, công ty da giầy Hà
Nội, công ty XNK da giầy Hà Nội và 7 đơn vị hạch toán phụ thuộc bao gồm nhà máy
thuộc da Vinh, nhà máy da giầy Huế, nhà máy giầy Bạch Đằng, nhà máy giầy Phúc
Yên, công ty sản xuất thương mại dịch vụ, xí nghiệp cặp túi Đà Nẵng. Nhiệm vụ
chính của tổng công ty là sản xuất và xuất khẩu giầy dép
Đối với những thị trường xuất khẩu, tổng công ty da giầy Việt Nam đã có một chỗ
đững vững chắc. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên thị trường nhiều nước thuộc
liên minh châu Âu, các nước SNG, Đông Âu, Đông á. Gần đây, tổng công ty đã và
đang mở rộng thị trường của mình sang một số nước Bắc Mỹ trong khi các thị trường
truyền thống vẫn được giữ vững. (Mọi số liệu được lấy theo báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh 1996-1999 của tổng công ty).
Bảng 6. Cơ cấu thị trường của tổng công ty da giầy Việt Nam.
Khu vực thị
trường
Tỷ lệ %
Đông á 8
Châu âu 75
Bắc Mỹ 8
SNG-Đông Âu 9
Tổng số 100
Qua bảng 6 ta thấy thị trường châu Âu chiếm tỷ lệ lớn trong số các thị trường xuất
khẩu của tổng công ty (75%). Bởi vì đây là thị trường mà tổng công ty có quan hệ từ
lâu, các sản phẩm đã trở nên quen thuộc, người tiêu dùng đã hình thành thói quen
trong tiêu dùng đối với sản phẩm. Mặt khác, sản phẩm của tổng công ty xuất sang
các nước châu Âu được hưởng chính sách ưu đãi phổ cập thuế quan (GSP).
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu của tổng công ty sang thị
trường này có phần suy giảm do một vài lý do khách quan và chủ quan, ví dụ như
công ty đang tiến hành mở rộng một số thị trường mới nên không tập trung được
hoàn toàn vào thị trường này và Trung Quốc, Inđonêsia đã xâm nhập thị trường này
một cách mạnh mẽ. Điều này được thể hiện qua số liệu trong bảng 7.
Bảng 7. Kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu của tổng công ty.
1996 1997 1998 1999
Số lượng (triệu sản
phẩm)
212,192 252,512 216,336 219,696
Giá trị (triệu USD) 112,5136 134,2095 124,9818 120,90625
Qua bảng 7 ta thấy số lượng cũng như giá trị xuất khẩu của tổng công ty tăng mạnh
từ năm 1996 đến 1997 song vì những lý do kể trên đã giảm đáng kể vào hai năm tiếp
theo 1998 và 1999. Năm 1998 giảm 3,6176 triệu sản phẩm tương đương 9,2277 triệu
USD so với năm 1997. Năm 1999 số lượng sản phẩm có tăng lên chút ít (0,336 triệu
sản phẩm) song về giá trị lại giảm đi đáng kể (4,07555 triệu USD). Đây là những khó
khăn thách thức đặt ra cho tổng công ty trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, tổng công ty cũng đã chú trọng thích đáng đến một số thị trường mới
như Đông á. Do những đặc thù riêng của khu vực và sự cạnh tranh của Trung Quốc
và Inđônêsia, Đông á mới chỉ chiếm tỷ lệ 8% trong cơ cấu thị trường của tổng công
ty.
Bảng 8. Kim ngạch xuất khẩu sang Đông á của tổng công ty.
1996 1997 1998 1999
Số lượng (triệu sản
phẩm)
2,1289 2,5251 2,16336 2,1969
Giá trị (triệu USD) 11,6705 13,9438 12,9851 12,5616
Còn thị trường Đông Âu và các nước SNG là thị trường có quan hệ buôn bán lâu đời
với tổng công ty song sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp
đổ thì việc buôn bán của tổng công ty với thị trường này là rất ít do sự mất ổn định
về chính trì. Vài năm trở lại đây, sự ổn định dần về chính trị và phát triển kinh tế
trong khu vực này đã tạo ra sự hứa hẹn về một thị trường mới với dung lượng lớn và
sự đa dạng về nhu cầu. Chính vì vậy tổng công ty da giầy Việt Nam đã đặt mối quan
hệ buôn bán với những nước này nhằm giới thiệu sản phẩm trên cơ sở tìm kiếm và
mở rộng phạm vi tiêu thụ. Đây mới chỉ là bước đầu của tổng công ty do vậy tỷ trọng
của hàng xuất khẩu sang thị trường này còn thấp (9%).
Về hình thức xuất khẩu, do tổng công ty chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, việc tiêu
thụ chủ yếu diễn ra tại thị trường nước ngoài nên các hình thức kinh doanh của tổng
công ty cũng rất khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Các hình thức xuất khẩu
của tổng công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 9. Các hình thức xuất khẩu của tổng công ty.
Đơn vị: triệu USD.
Hình thức xuất khẩu 1996 1997 1998 1999
Xuất khẩu trực tiếp 29,5 29,78 30,05 31,98
Gia công xuất khẩu 75,4 79,19 80,3 81,7
Uỷ thác xuất khẩu 14,28 19,35 13,4 8,6
Liên doanh xuất khẩu 5,945 10,578 9,8 2,591
Đổi hàng 9,537 10,1 6,564 7,55
Xuất trả nợ 11,22 25,3 22,2 23,15
Tổng số 145,882 174,298 162,314 157,021
Qua bảng 9 ta thấy hình thức gia công xuất khẩu là hình thức gia công xuất khẩu là
hình thức xuất khẩu chính của tổng công ty da giầy Việt Nam. Hình thức này luôn
chiếm tỷ trọng lớn từ 45,43% năm 1997 đến 52,03% năm 1999 trong tổng kim ngạch
xuất khẩu. Với hình thức này tổng công ty có ưu thế là không phải quan tâm đến
nguồn nguyên vật liệu, mẫu mã sản phẩm, thị trường tiêu thụ đồng thời tổng công ty
khó có thể nắm bắt được nhu cầu thị trường và thụ động trong việc cải tiến mẫu mã
và đặc biệt là thu nhập thấp. Nhận thức được điều này nên tổng công ty đã cố gắng
phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp. Các hình thức xuất khẩu khác đã và đang
được hạn chế để phục vụ cho xuất khẩu trực tiếp.
Mặt hàng chính của tổng công ty là giầy nữ, giầy vải và giầy thể thao, thời gian gần
đây tổng công ty có thêm sản phẩm dép các loại. Điều đó được thể hiện qua bảng
sau.
Bảng 10. Các sản phẩm chủ yếu của tổng công ty.
Mặt hàng 1996 1997 1998 1999
Giầy vải (1000 đôi) 5.984 8.154 7.450 6.471
Giầy thể thao (1000 đôi) 5.059 6.928 4.860 5.485
Giầy nữ (1000 đôi) 13.315 12.942 11.216 11.426
Dép các loại (1000 đôi) 1.955 4.274 3.516 4.303
Giầy da (1000 đôi) - - - 305
Cặp, túi (1000 sản phẩm) 873 655 2.442 6.719
Bảng trên cho ta thấy sản lượng tiêu thụ các mặt hàng chính của tổng công ty tuy có
giảm bớt song vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Mặt hàng giầy nữ giảm liên tục vào năm 1997
và 1998 (năm 1997 giảm 391.000 đôi so với năm 1996, năm 1998 giảm 1.726.000
đôi so với năm 1997) nhưng năm 1999 lại bắt đầu tăng 210.000 đôi so với năm 1998.
Đặc biệt mặt hàng cặp túi sau khi giảm mạnh vào năm 1997 (218.000 sản phẩm so
với năm 1996) đã liên tục tăng với khối lượng lớn vào những năm 1998 (tăng 3,73
lần so với năm 1997), 1999 (tăng 10,26 lần so với 1997) cho thấy việc tổng công ty
đi vào sản xuất mặt hàng cặp túi da là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng nên đã đạt được những kết quả tốt. Các mặt hàng khác cũng có những
thay đổi nhất định vào các năm nhất là hai mặt hàng chủ lực là giầy vải và giầy thể
thao. Điều này thể hiện cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của tổng công ty đang có sự thay
đổi, mặc dù chưa rõ nét nhưng là một dấu hiệu báo trước để tổng công ty chuẩn bị
cho việc chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty da giầy Việt Nam, ta xem
xét kết quả xuất khẩu của các đơn vị thành viên trong vài năm gần đây.
Bảng 11. Kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty theo các đơn vị.
Đơn vị: triệu USD.
Đơn vị 1996 1997 1998 1999
Công ty da giầy Hà Nội - - 0,023 0,540
Công ty da Sài Gòn 23,100 24,550 18,212 22,534
Công ty giầy An Lạc 9,539 18,2 16,837 15,500
Công ty giầy Hiệp Hưng 40 44,785 35,668 25,713
Công ty giầy Phú Lâm 19,350 31,200 35,405 40,397
Công ty giầy Sài Gòn 22,199 22,285 18,996 18,455
Công ty giầy Thăng
Long
2,593 4,380 6,347 4,725
Công ty giầy Yên Viên 7,097 5,980 6,311 6,625
Công ty XNK da giầy
Sài Gòn
- - 7,462 7,150
Các đơn vị phụ thuộc 11,965 15,898 18,990 13,806
Qua bảng trên ta thấy tình hình xuất khẩu của các đơn vị thuộc tổng công ty từ năm
1996 đến năm 1999 có nhiều biến động lớn. Sau khi kim ngạch xuất khẩu tăng vào
năm 1997 thì hầu hết các đơn vị đều có kim ngạch xuất khẩu giảm vào hai năm tiếp
theo 1998 và 1999. Mức giảm cao nhất của năm 1998 so với năm 1997 là của công
ty da Sài Gòn (giảm tới 25,82%). Bước sang năm 1999, mức giảm kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất thuộc về các đơn vị phụ thuộc (giảm đến 27,28% so với năm 1998. Có
thể giải thích hiện tượng này bằng một số lý do sau:
+ Việc giảm kim ngạch xuất khẩu của các đơn vị thành viên vào hai năm 1998 và
1999 dẫn tới tổng kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty giảm 2,97% (1998/1997) và
4,23% (1999/1998) là do tổng công ty thực hiện kế hoạch 1997-1998 trong bối cảnh
của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới. Tổng công ty phải vay vốn ngân
hàng với lãi suất cao để đầu tư sản xuất mà không có hiệu quả. Một số nước cung
cấp nguyên vật liệu cho tổng công ty chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên
tình hình nguyên vật liệu của công ty là khá khó khăn, dẫn tới khối lượng sản phẩm
giảm. Mặt khác do khủng hoảng kinh tế nên sức mua trên thị trường xuất khẩu của
tổng công ty cũng giảm.
+ Bước vào năm 1999, mặc dù tình hình thị trường của ngành da giầy Việt Nam có
chiều hướng khả quan hơn năm 1998 nhưng trong năm 1999 nước ta vẫn còn gặp
nhiều khó khăn, thiên tai. Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
vẫn còn có tác động đến nền kinh tế nước ta, đầu tư nước ngoài giảm sút. Thêm vào
đó tình hình kinh tế châu Âu có nhiều biến động, tốc độ tăng trưởng chậm, giá trị
đồng EURO giảm so với đồng đô la Mỹ. Tất cả những điều này đã tác động trực tiếp
đến ngành da giầy Việt Nam, đơn hàng giảm, thị trường không ổn định, giá gia công
cũng như giá xuất khẩu giảm.
+ Xu hướng của khách hàng là tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng cao và đa
dạng về mẫu mã do đó đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị máy móc đồng
bộ và quy mô, trình độ quản lý thích hợp. Trong khi đó cơ sở vật chất của tổng công
ty đã có phần lạc hậu, các cơ sở được đầu tư mới nhất đến nay cũng đã được 5-7
năm.
VI. Đánh giá kết quả của hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam trong thời
gian qua.
1. Những kết quả đạt được.
Xuất khẩu giầy dép mở ra một thị trường quốc tế rộng lớn cho nước ta, kim ngạch
xuất khẩu giầy dép ngày càng cao, năm 1993 mới chỉ là 118 triệu USD, năm 1994 là
244 triệu USD, năm 1995 là 388 triệu USD và đến năm 1999 đã là 1400 triệu USD.
Xuất khẩu giầy dép phát triển đã góp phần tăng tích luỹ ngoại tệ cho đất nước, giải
quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Có được thành quả này là do chúng ta đã tận
dụng được những lợi thế của các nước đang phát triển, có tiềm năng về lực lượng lao
động và nguồn tài nguyên thiên nhiên nên các đối tác nước ngoài rất ưa thích trong
việc hợp tác với nước ta trong lĩnh vực này. Mặt khác nước ta đã có uy tín khá lớn
trong lĩnh vực xuất khẩu giầy dép. Dưới đây là một số yếu tố đã tạo điều kiện cho
hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam phát triển.
1.1. Chính sách và công cụ vĩ mô.
+ Thuế quan.
Cũng như đối với những doanh nghiệp xuất khẩu khác, các doanh nghiệp xuất khẩu
giầy dép được hưởng mức thuế suất là 0%. Đây là nhân tố thúc đẩy việc xuất khẩu
giầy dép. Mặt khác các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy dép còn có động lực
chính từ phía đối tác. Theo GSP, mức thuế suất nhập khẩu khá thấp, tuỳ theo những
sản phẩm cụ thể trong lĩnh vực giầy dép thì từ dưới 5% đến cao nhất là 19% trong
khi Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia không được hưởng ưu đãi GSP đối với mặt
hàng giầy dép. Có thể nói rằng thuế quan là công cụ tác động tích cực đến sự tiến bộ
trong xuất khẩu giầy dép của nước ta.
+ Hạn ngạch.
Liên minh châu Âu không áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng giầy dép của nước ta
trong khi Indonesia, Trung Quốc thì bị khống chế khối lượng hàng hoá xuất khẩu
bằng hạn ngạch. Đây là một thuận lợi nữa của nước ta.
+ Chính sách đòn bẩy.
Giầy-đồ da là một trong những sản phẩm được nhà nước ưu tiên khuyến khích xuất
khẩu bởi vậy chính sách trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong những nguyên nhân
thúc đẩy xuất khẩu.
1.2. Thị trường.
Thị trường là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đối với việc xuất khẩu giầy
dép.
+ Thị trường hàng hoá.
Với những thị trường khác nhau thì khả năng xuất khẩu giầy của các quốc gia khác
nhau là khác nhau. Chẳng hạn đối với liên minh châu Âu, họ áp dụng mức thuế suất
khác nhau cho những thị trường khác nhau. Lào được hưởng thuế suất là 0% trong
khi ta chỉ được hưởng mức thuế suất khoảng trên 10%. Vì vậy khi ta xuất khẩu giầy
dép sang thị trường liên minh châu Âu sẽ gặp phải sự cạnh tranh của những quốc gia
được hưởng ưu đãi hơn. Hơn nữa giầy dép là hàng hoá có tính chất mùa vụ và yêu
cầu của thị trường phương tây rất khe khắt cho nên việc tìm hiểu và khai thác thêm
những thị trường mới có lợi hơn là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu
giầy ở Việt Nam.
+ Thị trường lao động.
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào góp phần quan trọng đáng kể trong việc
sản xuất nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng. Hiện nay, Việt Nam, Lào,
Myanmar có giá nhân công rẻ tương đối so với Thái Lan. Do vậy giá thành giầy xuất
khẩu của Việt Nam rẻ tương đối so với Thái Lan cộng với việc được hưởng GSP thì
việc xuất khẩu sẽ có lợi hơn.
+ Thị trường nguyên vật liệu đầu vào.
Việt Nam chỉ tự túc được vải và cao su nhưng nguyên vật liệu phải nhập khẩu để sản
xuất hàng xuất khẩu cũng không bị đánh thuế. Đây cũng là một lợi thế cho xuất
khẩu.
1.3. Các yếu tố khoa học công nghệ.
Mọi sản phẩm khi được áp dụng công nghệ mới đều được nâng cao chất lượng, hợp
thị hiếu người tiêu dùng và giá thành lại thấp hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu giầy
dép nước ta khi nhập khẩu máy móc công nghệ phục vụ sản xuất không phải chịu
thuế nhập khẩu cũng như thuế giá trị gia tăng. Đây cũng tạo ra một ảnh hưởng tích
cực khuyến khích xuất khẩu.
1.4. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Để có thể xuất khẩu thì hàng hoá của doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như công nghệ, vốn, lao động và
các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp giầy có tốc độ
phát triển cao nhưng nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Gần đây, nhà nước đã giải quyết
bằng cách cho chuyển từ nguồn vốn trung hạn sang dài hạn. Trong những yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu thì đây chính là nhân tố gây cho doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn nhất.
2. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam và nguyên
nhân.
Trong hoạt động xuất khẩu giầy dép, bên cạnh những ưu điểm chúng ta cũng có
những hạn chế. Về phía khách quan có thể nói rằng hoạt động xuất khẩu giầy dép
nước ta đang gặp những khó khăn sau:
+ Trong những năm trước đây, khi thị trường Liên Xô chưa tan vỡ và thị trường
Đông âu còn ổn định thì hình thức gia công để xuất khẩu phát triển cao. Song những
năm gần đây do sự phát triển của những hình thức xuất nhập khẩu khác, các khách
hàng của ta tại Đông Âu đã chuyển dần từ hình thức đặt gia công sang nhập khẩu
trực tiếp nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp nước ta vẫn chưa khôi phục lại được
thị trường Đông Âu.
+ Không chỉ riêng nước ta mà các nước khác trong khu vực có điều kiện tương tự
như chúng ta cũng phát triển ngành giầy dép để tận dụng những điều kiện thuận lợi
của họ. Do đó chúng ta phải cạnh tranh rất gay gắt với những nước đó về mọi mặt:
mẫu mã, giá cả, chất lượng.
+ Khó khăn về nguồn nguyên liệu. Hiện nay đây là một khó khăn cho toàn bộ ngành
xuất khẩu giầy dép của nước ta. Các đối tác nước ngoài dù liên doanh với chúng ta
hay đặt hàng gia công xuất khẩu đều rất hiếm khi cung cấp nguyên vật liệu cho các
doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất. Hầu như phía Việt Nam đều phải tự lo về phần
nguyên vật liệu. Và khó khăn của chúng ta chính là khó khăn trong thu mua nguyên
vật liệu hoặc nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng. Lượng da trâu, da bò trong
nước chỉ mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu của ngành da giầy, lượng còn lại phải
nhập khẩu là chủ yếu.
Về phía chủ quan mà nói thì có những hạn chế sau:
+ Thứ nhất là sự thiếu vốn và công nghệ: Theo tính toán của tổng công ty da giầy
Việt Nam, từ năm 1991 đến nay, bình quân mỗi doanh nghiệp nhà nước chỉ mới đầu
tư khoảng 8 triệu USD. Đây là số vốn đầu tư hết sức nhỏ nhoi so với các công ty
nước ngoài và để đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD vào năm 2000, ngành giầy da
cần phải đầu tư 565 triệu USD thế nhưng hiện nay chưa thấy nguồn vốn nào khả
quan. Tình trạng thiếu vốn ngặt nghèo khiến cho không ít doanh nghiệp buộc lòng
phải mua thiết bị với công nghệ lỗi thời nên ngay cả khi khách hàng đặt hàng cao cấp
có lợi nhuận cao, chúng ta cũng không đủ khả năng thực hiện. Hơn thế nữa, ngành
công nghiệp da giầy còn đang bỏ trống khâu chế tạo mẫu mã.
+ Thứ hai là không có hệ thống phân phối trực tiếp tại các thị trường nước ngoài và
lãng quên thị trường trong nước: Cái yếu cơ bản của các doanh nghiệp da-giầy Việt
Nam là không có hệ thống phân phối trực tiếp tại các thị trường tiêu thụ, nên thường
xuyên phải bán sản phẩm của mình cho các công ty trung gian với giá rẻ. Bên cạnh
đó, hướng đầu tư cho sản xuất của ngành da-giầy Việt Nam là xuất khẩu và gia công
sản phẩm cho nước ngoài cho nên thị trường nội địa hầu như bị quên lãng. Mặt hàng
giầy đang chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam là giầy Trung Quốc được nhập vào
qua nhiều đường khác nhau (cả hợp pháp lẫn phi pháp). Một điều khá quan trọng là
để hoạt động xuất khẩu một mặt hàng có hiệu quả và tạo được uy tín thì mặt hàng đó
cần phải chiếm lĩnh được thị trường trong nước.
+ Thứ ba là tính chất nội hoá trong từng đôi giầy vẫn còn quá ít: Nguyên liệu da, giả
da.. và các phụ liệu khác như dao cắt, keo dán, khoá chủ yếu phải nhập ngoại. Da nội
địa chỉ để sản xuất giầy cấp thấp hoặc chỉ được dùng làm da lát hoặc da đế. Phụ liệu
của giầy thể thao phải nhập gần hết và để sản xuất những đôi giầy da cao cấp thì phải
nhập cả da mũ, da đế.
Qua các phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng xuất khẩu giầy dép của nước ta là một
lĩnh vực tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã là một lĩnh vực có tiềm năng. Vì vậy để
phát huy hết những thuận lợi và hạn chế những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu
giầy dép, nỗ lực tự hoàn thiện mình song song với sự hỗ trợ của nhà nước là cần
thiết. Một số những biện pháp thực hiện mục tiêu này sẽ được trình bày ở chương 3.
Chương III
Triển vọng xuất khẩu và một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
giầy dép của Việt Nam.
I. Định hướng phát triển ngành giầy dép Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, ngành giầy da đã xác định mục tiêu
“hướng ra xuất khẩu” để thu hút ngoại tệ, tự cân đối các điều kiện để sản xuất và
phát triển. Với mục tiêu đó ngành giầy da sẽ tập trung vào những quan điểm sau
1. Quan điểm hướng ra xuất khẩu và chuyển từ gia công sang mua nguyên vật liệu,
bán thành phẩm đảm bảo nâng cao hiệu quả, tăng nhanh tích luỹ, nâng cao chất
lượng và đa dạng hoá những mặt hàng xuất khẩu.
2. Ưu tiên phát triển những cơ sở sản xuất nguyên liệu phụ, hoá chất phục vụ cho
ngành nhằm tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế sự phụ thuộc và tạo thế chủ động trong
sản xuất kinh doanh.
3. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với bộ phận thuộc da.
4. Coi trọng thị trường nội địa, khai thác tối đa năng lực nhằm khai thác nhu cầu
ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước lẫn tiêu dùng quốc tế.
5. Chú trọng khâu thiết kế và triển khai những mẫu mã mới đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của thị trường nội địa cũng như quốc tế.
6. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề để
đảm bảo sự tiếp thu nhanh chóng chuyển giao công nghệ, phấn đấu làm chủ trong
sản xuất và không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.
7. Chú trọng đầu tư chiều sâu để đồng bộ hoá các dây chuyền sản xuất, bổ sung các
thiết bị lẻ, thay thế những thiết bị lạc hậu, đổi mới công nghệ làm tăng sản lượng,
tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và hạn chế ô
nhiễm môi trường.
Trong giai đoạn tới, ngành giầy da Việt Nam tiếp tục tham gia vào quá trình quốc tế
hoá lực lượng sản xuất, chịu sự phân công lao động quốc tế góp phần tạo nên một thị
trường rộng lớn. Đồng thời các thành phần kinh tế trong ngành nên chú trọng làm
cho nhãn hiệu của những mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam có chất lượng cao (ứng
dụng theo tiêu chuẩn ISO 9000, 9002) nhằm tạo cho ngành giầy da Việt Nam có vị
trí cao trên thị trường quốc tế.
Với quan điểm định hướng trên, ngành giầy da Việt Nam cần có chiến lược phát
triển tập trung mọi nguồn lực về khoa học công nghệ và nhân lực để có thể thực hiện
được những mục tiêu đề ra.
II. Dự báo về xuất khẩu giầy dép trong những năm tới ở nước ta.
1. Dự báo về thị trường.
Mỹ, châu Âu và Nhật Bản là ba thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất thế giới. Chỉ
tính riêng trong năm 1996, tổng giá trị nhập khẩu giày dép của Mỹ là trên 12 tỉ USD.
Trong thời gian tới, nhất là sau khi hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ được
hoàn chỉnh, Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc thì lúc đó hàng hoá Việt
Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc xâm nhập thị trường Mỹ, kim ngạch buôn bán giữa
hai nước sẽ tăng lên nhiều và triển vọng của giầy dép xuất khẩu của Việt Nam sang
Mỹ là sáng lạn.
Do xu hướng tiêu dùng trên các thị trường cùng với sự phát triển của xã hội nên nhu
cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao. Xu hướng tiêu dùng đồ giầy da sẽ nhằm vào các
chủng loại giầy dép phong phú về mẫu mã và chất lượng bảo đảm, giá cả phù hợp .
Các khu vực kinh tế khác nhau có thị hiếu tiêu dùng giầy dép khác nhau.
+ Thị trường châu Âu: đây là thị trường lớn với dân số hàng trăm triệu người và có
sức tiêu dùng giầy dép cao (khoảng 6-7 đôi/ người/ năm. Hàng năm toàn bộ châu Âu
nhập khẩu một khối lượng lớn giầy dép nhưng nhu cầu giầy dép mẫu mốt thời trang
chiếm tỷ lệ khá cao (trên 65%) và yêu cầu về chất lượng cao. Châu Âu có xu hướng
tiêu dùng giầy da do đời sống kinh tế phát triển, vì vậy đây cũng là thị trường có tiềm
năng cho ngành thuộc da phát triển.
Tuy nhiên, ngành da giầy nước ta cần phải chú ý đến hiện tượng một số nước khác
làm giả giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam để được hưởng quy chế ưu đãi
+ Thị trường SNG và Đông Âu: Đây là thị trường có số dân đông, mức tiêu thụ bình
quân là 5-6 đôi/ người/ năm nhưng có xu hướng tiêu dùng các loại giầy dép phổ
thông với chất lượng không quá cao.
+ Thị trường Nhật Bản: có xu hướng tiêu dùng những loại hàng hoá có tính quốc tế
cao, nhãn mác chuẩn. Trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ giành cho chúng ta quy chế
tối huệ quốc, do đó tiềm năng phát triển của thị trường Nhật Bản là khá lớn.
+ Thị trường Bắc Mỹ: Đây là thị trường có mức tiêu thụ 6-7 đôi/người năm và ưa
thích tiêu dùng những loại giầy dép có mang nhãn mác của những hãng nổi tiếng,
kiểu dáng đẹp và có tính quốc tế cao. Nhu cầu tại Bắc Mỹ cho giầy da thời trang là
khá cao (khoảng 70%).
+ Thị trường các nước trong khu vực: Khu vực Đông Nam á là khu vực sản xuất giầy
dép chủ yếu của thế giới nên mức tiêu dùng chỉ ở mức dư thừa của hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng các loại giầy dép thời trang đã trở nên ổn định với
kiểu dáng đa dạng và chất lượng cao.
2. Dự báo về nhu cầu giầy dép xuất khẩu giai đoạn 2000-2010.
Căn cứ vào tình hình xuất khẩu hiện nay, dự báo thị trường và xu hướng tiêu dùng
trên các thị trường, tổng công ty da giầy Việt Nam đã dự báo mục tiêu xuất khẩu
giầy trong bảng sau:
Bảng 12. Dự báo xuất khẩu giầy dép giai đoạn 2000-2010.
Các sản phẩm Đơn vị tính Dự kiến 2000 Dự kiến 2010
Giầy thể thao 1000 đôi 110.000 258.086
Giầy vải 1000 đôi 51.250 110.458
Giầy nữ 1000 đôi 43.937 107.611
Giầy da nam nữ 1000 đôi 2.000 10.000
Giầy dép khác 1000 đôi 28.063 74.845
Cặp túi các loại 1000 cái 30.098 77.470
Tổng kim ngạch xuất
khẩu
1000 USD 964.000 4.700.000
Nguồn: tổng công ty da giầy Việt Nam.
Mặt khác, trong những năm tới, nhiều quốc gia sẽ trở thành quốc gia phát triển, nhu
cầu tiêu dùng da-giầy ở những nơi đó sẽ gia tăng. Những nước này sẽ mất đi lợi thế
giá nhân công rẻ và các lợi thế khác do phải đưa nền kinh tế hướng theo nền công
nghiệp hiện đại. Các nước này sẽ mất đi những ưu đãi về thuế quan dành cho những
nước đang phát triển và Việt Nam nên tận dụng ưu thế của mình. Luật đầu tư nước
ngoài liên tục được sửa đổi sẽ là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn vào lĩnh
vực da-giầy vốn được xem là một trong những ngành kinh doanh bỏ vốn thấp mà dễ
thu lợi.
Hiện nay khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam là to lớn
cùng với vị trí ngày càng cao của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế,
sự ưu đãi của nhà nước, triển vọng cho ngành xuất khẩu giầy dép của nước ta là rất
to lớn.
III. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.
Cho dù kim ngạch xuất khẩu giầy dép chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước, ngành sản xuất giầy dép vẫn là một ngành mới và vẫn đang gặp
khó khăn. Vì vậy, nó cần được bảo vệ và quản lý bằng những biện pháp, chính sách
tích cực của nhà nước. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành là lớn, thị trường tiêu thụ
cũng tương đối rộng nhưng như đã phân tích ở trên, ngành sản xuất giầy dép của Việt
Nam nói chung và xuất khẩu giầy dép Việt Nam nói riêng còn gặp rất nhiều khó
khăn. Dưới đây là một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của
hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam.
1. Về phía doanh nghiệp.
+ Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ: sự tồn tại của doanh
nghiệp là do thị trường quyết định vì vậy các doanh nghiệp cần xác định rõ:
- Nhu cầu thị trường hiện tại.
- Dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai.
- Khả năng chiếm lĩnh thị trường.
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm.
Trên cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường, doanh nghiệp dần xác định được quy mô
sản xuất hàng năm. Đồng thời doanh nghiệp cần tính đến những yếu tố
- ảnh hưởng của thu nhập đến nhu cầu thị trường.
- ảnh hưởng của giá cả đến nhu cầu thị trường.
- Các ảnh hưởng khác đột biến đối với nhu cầu thị trường.
Quá trình nghiên cứu đó giúp cho doanh nghiệp biết được khả năng tiêu thụ. Nhưng
để tiêu thụ được trong thực tế thì các doanh nghiệp cần phải làm sao cho người tiêu
thụ biết đến sản phẩm của mình bằng cách tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm
hợp lý. Trong lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải tính đến khả năng sản xuất
của nước nhập khẩu và cả khả năng của những nước xuất khẩu khác xâm nhập vào
thị trường đó. Tất cả những việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có bộ phận nghiên
cứu có hiệu quả.
+ Tạo sự tín nhiệm của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm của mình.
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến uy tín của mình trên thị
trường quốc tế. Giai đoạn hiện nay là giai đoạn cạnh tranh quyết liệt vì vậy chữ tín
cũng là một lợi thế. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tránh tình trạng xuất khẩu
những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn dẫn đến bên đối tác phải huỷ hợp đồng như
trường hợp công ty Thăng Long trước năm 1993.
+ Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh đặc biệt là nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nghiệp vụ kinh doanh là toàn bộ những biện pháp và phương pháp nhằm kích thích
nhu cầu thị trường, vì vậy nếu áp dụng những biện pháp hợp lý trong nghiệp vụ kinh
doanh thì sẽ đạt hiệu quả cao trong tiêu thụ sản phẩm. Đối với mặt hàng giầy dép có
thể sử dụng những biện pháp sau:
- Sử dụng hệ thống cửa hàng để tiêu thụ sản phẩm.
- Nâng cao khả năng tiêu thụ thông qua quảng cáo, trưng bày mẫu.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng thông qua hệ thống đại lý
- Tăng cường mở rộng các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài.
Mặt hàng giầy dép là loại tiêu dùng rộng rãi dưới nhiều hình thức: trang bị hàng loạt
hay chỉ là nhu cầu cá nhân. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tăng cường mở rộng hơn
nữa các quan hệ với những đối tác nước ngoài để tìm hiểu nhu cầu nhập khẩu của
những tổ chức cũng như nhu cầu của từng cá nhân, đặc trưng tiêu dùng của những
khu vực nhập khẩu khác nhau.
+ Sử dụng tối ưu năng lực sản xuất của mình.
2. Về phía nhà nước.
+ Nhà nước cần có một số chính sách khuyến khích đầu tư, giành một số vốn ưu đãi
đầu tư vào ngành giầy dép và có biện pháp bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp
hoặc giành những khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành giầy dép nhằm tạo
điều kiện cho họ có khả năng về vốn từ đó hoạt động có hiệu quả hơn.
+ Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các doanh nghiệp trong ngành da giầy đang hoạt
động trong tình trạng thiếu vốn và công nghệ thì ngày càng có nhiều những doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài xuất hiện nhằm khai thác nguồn lao động dồi dào của
chúng ta đồng thời hưởng những ưu đãi cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam
mới gượng dậy được sau sự sụp đổ của những thị trường truyền thống nên gặp nhiều
khó khăn trong quá trình cạnh tranh với họ. Vì vậy nhà nước nên có biện pháp bảo vệ
quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam.
+ Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động linh hoạt, các cơ quan
nhà nước cần có sự thống nhất phối hợp khi đưa ra các quyết định liên quan để tránh
gây phiền hà chậm chễ, tốn kém không cần thiết ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Kết Luận
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, đi cùng với nó
là sự xuất hiện của nhiều ngành nghề kinh doanh. Để đứng vững trong môi trường
cạnh tranh khắc nghiệt này, mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình chỗ đứng và tìm ra
hướng phát triển cho mình. Xu thế chung khắp mọi nơi là mọi người đều đổ dồn vào
những lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Sản xuất và xuất khẩu giầy dép là
một trong số những lĩnh vực đó. Do tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp cần phải
tận dụng những ưu thế của mình thì mới có thể tồn tại và phát triển.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có điều kiện thích hợp cho sản xuất và
xuất khẩu những sản phẩm khai thác được lợi thế cạnh tranh là giá nhân công rẻ.
Ngành da giầy Việt Nam nói chung và xuất khẩu giầy dép của Việt Nam nói riêng là
một ngành có cơ hội phát triển mạnh. Tuy có chúng ta có gặp một số khó khăn
nhưng thuận lợi đối với chúng ta cũng không ít: thị trường rộng lớn, mối quan hệ hợp
tác lâu dài với những đối tác nước ngoài , sự khuyến khích của chính phủ. Vấn đề
hiện nay chỉ là sự phấn đấu của bản thân chúng ta, khắc phục những điểm hạn chế,
phát huy những ưu điểm để đưa ngành giầy dép xuất khẩu Việt Nam lên một mức
phát triển cao hơn, chung sức cùng cả nước hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá
hiện đại hoá.
Mục lục
Phần mở đầu.
Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu trong thương mại quốc tế.
I. Thương mại quốc tế.
1. Lý thuyết thương mại quốc tế.
2. Đặc trưng của thương mại quốc tế.
II. Xuất khẩu hàng hoá và vai trò của xuất khẩu hàng hoá.
1. Khái niệm xuất khẩu.
2. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu.
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
III. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.
IV. Nội dung của hoạt động xuất khẩu.
V. Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam trong thời gian qua.
I. Kim ngạch xuất khẩu.
II. Thị trường xuất khẩu.
III. Mặt hàng xuất khẩu.
IV. Tình hình xuất khẩu giầy dép của tổng công ty da giầy Việt Nam.
V. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam trong
thời gian qua.
1. Những kết quả đạt được.
2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Chương III: Triển vọng xuất khẩu và một số biện pháp nhằm thúc đầy hoạt động
xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.
I. Định hướng phát triển.
II. Dự báo về xuất khẩu giầy dép trong những năm tới của nước ta.
1. Dự báo về thị trường.
2. Dự báo về nhu cầu giầy dép xuất khẩu.
III. Một số biện pháp thúc đầy hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt
Nam.
1. Về phía doanh nghiệp.
2. Về phía nhà nước.
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế quốc tế-trường đại học Kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương-trường đại học Ngoại thương.
3. Giáo trình Thương mại doanh nghiệp-trường đại học Kinh tế quốc dân-NXB
Thống kê 1998.
4. Giáo trình Kinh tế thương mại-trường đại học Kinh tế quốc dân-NXB giáo dục 1997.
5. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất của tổng công ty da giầy Việt Nam 1996-1999.
6. Báo cáo giữa năm của Ngân hàng thế giới Việt Nam (tháng 6.2000).
7. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới.
8. Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
9. Tạp chí Ngoại thương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61200_1411.pdf